You are on page 1of 31

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI 9: Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn


2010 – 2015 .

Giảng viên hướng dẫn : GV Đặng Văn Dân


Lớp : FIN301_222_1_D13
Danh sách nhóm:

Trần Ái My 030838220132

Trần Thị Ngân 030838220147


Nguyễn Ngọc Quốc 030838220207
Nguyễn Hoàng Minh Thư 030838220246
Đinh Lê Thục Trân 030838220273
Trương Bảo Trân 030838220277
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục tào liệu tham khảo bằng tiếng việt


báo điện tử. (2011, 07 11). Đầu tư công năm 2011 chỉ còn 36% so với tổng đầu tư.
Retrieved 06 19, 2023, from dangcongsan.vn: https://dangcongsan.vn/kinh-te/dau-tu-
cong-nam-2011-chi-con-36-so-voi-tong-dau-tu-78837.html
kinh tế và đô thị. (2011, 10 20). Tỷ trọng đầu tư công năm 2012 giảm khá mạnh. Retrieved
06 19, 2023, from kinhtedothi.vn: https://kinhtedothi.vn/ty-trong-dau-tu-cong-nam-
2012-giam-kha-manh.html
Luận văn 99. (n.d.). Đầu tư công là gì? Vai trò & các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư công .
Retrieved 06 19, 2023, from uanvan99.com: https://luanvan99.com/dau-tu-cong-la-
gi-bid195.html
tạp chí cộng sản. (2011, 01 10). Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2010 tăng
17,1% so với năm 2009. Retrieved 06 19, 2023, from tapchicongsan.org.vn:
https://tapchicongsan.org.vn/thong-tin-ly-luan/-/2018/5700/tong-von-dau-tu-toan-xa-
hoi-thuc-hien-nam-2010-tang-17%2C1%25-so-voi-nam-2009.aspx#
tạp chí tài chính. (2020, 12 27). Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý đầu tư công
tại tỉnh Tiền Giang. Retrieved 06 19, 2023, from tapchitaichinh.vn:
https://tapchitaichinh.vn/cac-nhan-to-anh-huong-den-hieu-qua-quan-ly-dau-tu-cong-
tai-tinh-tien-giang.html
Thảo, H. (2016, 01 18). Thanh toán đầu tư công năm 2015 đạt hơn 88%. Retrieved 06 19,
2023, from thoibaotaichinhvietnam.vn: https://thoibaotaichinhvietnam.vn/thanh-toan-
dau-tu-cong-nam-2015-dat-hon-88-60636.html
Tổng cục thống kê. (2013, 12 29). Xây dựng, đầu tư phát triển năm 2013. Retrieved 06 19,
2023, from moc.gov.vn: https://moc.gov.vn/vn/tin-tuc/1299/60770/xay-dung--dau-tu-
phat-trien-nam-2013.aspx
DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BẢNG SỐ LIỆU

DANH MỤC BẢNG:


Bảng 1: Tỷ trọng đầu tư các khu vực (nguồn: Tổng cục thống kê).....................................- 7 -
Bảng 2: Số liệu GDP và thu chi ngân sách (nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)............- 8 -
Bảng 3: Tỷ trọng đầu tư của các khu vực trong năm 2010 ( nguồn: Tổng cục thống kê)...- 9 -
Bảng 4: Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2013 theo giá hiện hành (nguồn: tổng cục
thống kê)............................................................................................................................- 11 -

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2010 -2015 (nguồn: Internet) - 17 -
Hình 2: Xây dựng cơ sở hạ tầng (nguồn: Internet)............................................................- 18 -
Hình 3: Chỉ số ICOR ở Việt Nam năm 2010 – 2015.........................................................- 20 -
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................................- 1 -
1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................................- 1 -
2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................................- 2 -
3.Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................- 2 -
4. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................................- 2 -
1. Khái niệm đầu tư công.................................................................................................- 3 -
2. Đặc điểm của đầu tư công............................................................................................- 3 -
3. Vai trò của đầu tư công................................................................................................- 3 -
4. Phân loại đầu tư công...................................................................................................- 4 -
5. Nguyên tắc đầu tư công...............................................................................................- 5 -
6. Đối tượng và cơ cấu của đầu tư công..........................................................................- 5 -
6.1. Đối tượng của đầu tư công....................................................................................- 5 -
6.2. Cơ cấu đầu tư công...............................................................................................- 6 -
7. Tiêu chí xác định hiệu quả đầu tư công.......................................................................- 6 -
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC HIỆN ĐẦU TƯ CÔNG Ở VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2015.........................................................................................- 7 -
1. Tổng quan đầu tư công................................................................................................- 7 -
1.1. Đầu tư công ở Việt Nam năm 2010......................................................................- 9 -
1.2. Đầu tư công năm 2011........................................................................................- 10 -
1.3. Đầu tư công năm 2012........................................................................................- 10 -
1.4. Đầu tư công năm 2013........................................................................................- 11 -
1.5. Đầu tư công năm 2014........................................................................................- 12 -
1.6. Đầu tư công năm 2015........................................................................................- 12 -
2. Đánh giá kết quả thực hiện đầu tư công....................................................................- 12 -
2.1. Sử dụng chỉ số ICOR..........................................................................................- 12 -
2.2. Sử dụng hàm sản xuất (MP)...............................................................................- 13 -
2.3. Sử dụng phương pháp VAR, VECM..................................................................- 14 -
CHƯƠNG III: NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẦU TƯ CÔNG..................- 15 -
1. Các nhân tố chủ quan.................................................................................................- 15 -
2. Các nhân tố khách quan............................................................................................- 15 -
CHƯƠNG IV:NHỮNG THÀNH TỰU CỦA VIỆC ĐẦU TƯ CÔNG TRONG GIAI ĐOẠN
2010 – 2015.......................................................................................................................- 16 -
CHƯƠNG V: HẠN CHẾ ĐẦU TƯ CÔNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 - 2015...- 18 -
1.Cơ cấu đầu tư công chưa hợp lý.................................................................................- 19 -
2. Tốc độ giải ngân đầu tư công còn chậm....................................................................- 20 -
3.Thất thoát, lãng phí trong đầu tư công còn nhiều.......................................................- 21 -
CHƯƠNG VI: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐẦU TƯ CÔNG HIỆU QUẢ........................- 23 -
PHẦN KẾT LUẬN............................................................................................................- 24 -
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Đầu tư công là một trong những yếu tố có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế và phát triển bền vững trong trong một quốc gia. Đầu tư công chủ yếu
tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế và công nghệ, giáo dục, y tế, xóa đói,
giảm nghèo. Vốn đầu tư công từ ngân sách quốc gia là nguồn lực quan trọng cho tăng
trưởng và phát triển kinh tế ,nhà nước xã hội. Tuy nhiên, trong bối cảnh nguồn vốn
ngân sách nhà nước còn tương đối hạn hẹp như hiện nay, việc nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư công càng trở nên quan trọng. Quan niệm
đầu tư công ở Việt Nam trong thời gian qua bắt nguồn từ mô hình tăng trưởng kinh tế,
cơ sở thể chế và vai trò của nhà nước trong nền kinh tế chưa được hiểu và hợp lý hóa.
Ngoài ra, hệ thống pháp luật quản lý đầu tư công của nước ta chưa hoàn thiện, thiếu
đồng bộ, thiếu các biện pháp chế tài, biện pháp giám sát quản lý và còn nhiều hạn
chế. Hơn thế, do đặc điểm của thể chế Việt Nam gồm 63 tỉnh, thành phố, dân số ít,
lãnh thổ nhỏ, sở hữu tư nhân địa phương nhiều hơn. Theo đó, chính quyền địa
phương được hưởng quyền tự chủ lớn trong quy hoạch phát triển, phân cấp quản lý
nhà nước và quyền quyết định xây dựng cơ sở hạ tầng cấp tỉnh, dẫn đến Việt Nam có
63 nền kinh tế tỉnh, thành phố và nền kinh tế quốc dân. Các tỉnh đang phấn đấu trở
thành một vùng kinh tế công nghiệp với cơ cấu kinh tế tương đối thống nhất: có cụm
công nghiệp, sân bay, bến cảng, trường đại học, cao đẳng, đài phát thanh truyền
hình... Điều này để lại nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước trong khu vực.
nói chung, đặc biệt là ở từng tỉnh, thành phố.
Hiện nay, công tác quản lý nhà nước về đầu tư công nói chung và của UBND cấp tỉnh
nói riêng còn ít, dẫn đến “thiếu” hạ tầng. Khoa học có bản chất là “dẫn đường” quản
lý đầu tư công của quốc gia. Từ đó cho thấy, mặc dù quản lý nhà nước về đầu tư là
một hoạt động quan trọng nhưng những vấn đề lý luận cơ bản và kinh nghiệm tổng
kết thực tiễn về hoạt động này chưa được các nhà quản lý, nghiên cứu nhận thức, dẫn
đến công tác quản lý nhà nước về đầu tư công gặp nhiều khó khăn. Điều này dẫn đến
những khó khăn chung trong công tác quản lý nhà nước về đầu tư công, nhất là trong
quá trình đổi mới nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư công. Do đó, điều
quan trọng là nghiên cứu phải làm sáng tỏ các vấn đề lý thuyết và pháp lý cơ bản liên
quan đến quản trị xã hội trong bối cảnh Chính phủ đang nỗ lực tái cơ cấu khu vực đầu
tư công.

1
Do đó, nhóm quyết định chọn làm tài “Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2010-
2015” để nghiên cứu và làm rõ.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành đề tài này, song do thời gian có hạn và còn thiếu kinh
nghiệm nên bài tiểu luận môn Lý thuyết tài chính tiền tệ này khó tránh khỏi những
thiếu sót và hạn chế, nhóm chúng em mong Giảng viên góp ý kiến và chỉ bảo để bài
tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn Thầy!

2. Mục đích nghiên cứu


Tìm hiểu lý thuyết để làm cơ sở khoa học cho hoạt động đầu tư công và quản lý tư
công của Chính phủ. Từ đó, phân tích và làm rõ các chính sách đầu tư công của chính
phủ Việt Nam trong giai đoạn 2010-2015. Bên cạnh đó, bài tiểu luận cũng nhằm xác
định tác động của đầu tư công lên tăng trưởng kinh tế, phát triển cơ sở hạ tầng và sự
phát triển kinh tế xã hội chung của Việt Nam trong giai đoạn này, cũng như đặt mục
tiêu đánh giá hiệu quả của các dự án đầu tư công và đề xuất những biện pháp cải thiện
quản lý đầu tư công trong tương lai.

3.Đối tượng nghiên cứu


Quản lí nhà nước đối với đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước Việt Nam

4. Phạm vi nghiên cứu


Về nội dung: Tiểu luận tập trung nghiên cứu , phân tích tình hình đầu tư công, đánh
giá hiệu quả đầu tư công từ vốn ngân sách nhà nước về mặt kinh tế, cũng như những
yếu tố tác động đến hiệu quả đầu tư công tại Việt Nam
Về thời gian: Tiểu luận chọn phạm vi thời gian từ năm 2010 đến năm 2015
5. Nội dung đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm chương
Chương I: Cơ sở lý thuyết
Chương II: Thực trạng và đánh giá về thực hiện đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn
2010 - 2015
Chương III: Những nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư công
Chương IV: Những thành tựu của việc đầu tư công trong giai đoạn 2010 – 2015
Chương V: Hạn chế đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2010- 2015
Chương VI: Những thành tựu của việc đầu tư công trong giai đoạn 2010 - 2015

2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1. Khái niệm đầu tư công


Đầu tư công là:
- Là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội mà không nhằm mục đích kinh doanh và đối tượng đầu tư công
khác theo quy định của Luật đầu tư công.
- Là các khoản chi tiêu, đầu tư hoặc thanh toán định kỳ của chính phủ để cung ứng
hàng hóa công cộng, chẳng hạn như khi chính phủ bỏ tiền vào phát triển đường sá,
trường học, quân sự,.. v.v...
- Là một thành phần quan trọng của tổng cầu. Kinh tế học Keynes cho rằng đầu tư
công cộng có tác dụng thúc đẩy tổng cầu thông qua số nhân tài chính. Dựa vào đó, họ
đề cao vai trò của chính sách tài chính.
- Theo Liên Hợp quốc, ĐTC là việc đầu tư/chi tiêu của Nhà nước nhằm phát triển cơ
sở hạ tầng, y tế, giáo dục. Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), ĐTC hỗ trợ việc cung cấp
các dịch vụ công thông qua xây dựng trường học, bệnh viện, nhà ở công cộng và các
cơ sở hạ tầng xã hội khác. (tạp chí tài chính, 2020)

2. Đặc điểm của đầu tư công


- Tính công cộng: Đầu tư công mang tính chất phục vụ cộng đồng, hưởng lợi cho toàn
xã hội.
- Quy mô lớn: Đầu tư công thường liên quan đến các dự án quy mô lớn, có thời gian
thực hiện dài và yêu cầu nguồn vốn đáng kể.
- Tính dài hạn: Đầu tư công thường được thiết kế và triển khai để mang lại lợi ích kéo
dài trong thời gian dài, không chỉ tạo ra hiệu ứng ngay lập tức.

3. Vai trò của đầu tư công


- Đầu tư công giúp cải thiện kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư tư nhân trong nước và
nước ngoài, tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng phúc lợi xã hội.
-Đầu tư công giúp thúc đẩy và làm động lực tăng trưởng kinh tế dựa vào việc đầu tư
cho các công trình hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tối thiểu chung cho xã hội. Đồng
thời nó cũng tạo những điều kiện thiết yếu cho các thành phần kinh tế ngoài nhà nước
đầu tư và phát triển.

3
- Đầu tư công góp phần làm giảm khoảng cách giàu nghèo, bảo đảm cuộc sống của
người dân và cộng đồng sinh sống tại Việt Nam, giảm bất bình đẳng và các bất công
trong xã hội thông qua các chương trình, dự án kinh tế hỗ trợ các vùng khó khăn,
vùng sâu vùng xa,… từ đó nâng cao và ổn định đời sống của người dân.
- Đầu tư công góp phần đảm bảo ổn định và tăng cường quốc phòng, an ninh. Các
công trình, dự án an ninh quốc phòng là cơ sở quan trọng của đất nước để bảo vệ tổ
quốc, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia.
=> Nói tóm lại, đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước có vai trò quan trọng
với sự phát triển các mặt của nền kinh tế và đời sống xã hội, giúp củng cố an ninh
quốc phòng và là một công cụ góp phần điều tiết kinh tế, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ
mô. Nó mang tính định hướng, dẫn dắt và hỗ trợ phát triển cho toàn bộ nền kinh tế
quốc dân. (Luận văn 99)

4. Phân loại đầu tư công


Có 5 loại vốn đầu tư công:
- Vốn ngân sách nhà nước
Là nguồn vốn được quyết định và giải ngân vốn đầu tư công đến các bộ ngành, địa
phương. Nguồn vốn giải ngân đầu tư công đến từ ngân sách nhà nước, được dùng để
xây dựng hạ tầng kinh tế – xã hội. Đây là nguồn vốn không hoàn lại, không có khả
năng thu hồi vốn hay thu hồi vốn chậm. Vốn đầu tư công từ ngân sách nhà nước có
vai trò thúc đẩy sự tăng trưởng ổn định cho nền kinh tế nhà nước.
- Vốn đầu tư từ các chương trình hỗ trợ
Là nguồn vốn đầu tư đến từ các chương trình hỗ trợ đầu tư quốc gia được quyết định
bởi chính phủ nhà nước.
- Vốn tín dụng đầu tư
Là nguồn vốn của nhà nước, được chính phủ cho vay với mức lãi suất bằng với nguồn
vốn tự do hay vốn ODA. Vốn tín dụng này được sử dụng để đầu tư vào các dự án
thuộc các lĩnh vực ưu tiên của nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu nhất định.
- Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước
Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước gồm có giải ngân tiền vốn từ ngân sách
nhà nước đã cấp cho doanh nghiệp, cùng với các khoản thu có lợi nhuận hoặc vốn vay
của doanh nghiệp do Nhà nước bảo lãnh. Quản lý và phân bố sử dụng đúng cách vốn
đầu tư cho các doanh nghiệp nhà nước ở các lĩnh vực được dùng để đẩy mạnh sự phát
triển của kinh tế đất nước.
- Vốn vay trong nước và nước ngoài

4
Bên cạnh các nguồn vốn đến từ nguồn trong nước như ngân sách nhà nước, tín dụng
đầu tư, thì nguồn vốn vay từ cả trong nước và nước ngoài cũng cần thiết để thực hiện
những dự án cần thiết. Đây là nguồn vốn vay trong nước và nước ngoài đối với những
dự án đầu tư trong nước. Nguồn vốn trong nước gồm trái phiếu địa phương hoặc trái
phiếu chính phủ (phiếu ngoại tệ, phiếu kho bạc, trái phiếu đầu tư, công trái xây
dựng…).

5. Nguyên tắc đầu tư công


Theo Điều 12 Luật Đầu tư công 2019 quy định về nguyên tắc quản lý đầu tư công
như sau:
- Tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
- Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội 05 năm của quốc gia và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về
quy hoạch.
- Thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức,
cá nhân liên quan đến quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
- Quản lý việc sử dụng vốn đầu tư công theo đúng quy định đối với từng nguồn vốn;
bảo đảm đầu tư tập trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và khả năng cân
đối nguồn lực; không để thất thoát, lãng phí.
- Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư công.

6. Đối tượng và cơ cấu của đầu tư công

6.1. Đối tượng của đầu tư công


- Đầu tư vào các chương trình, dự án kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội.
- Đầu tư, phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức
chính trị – xã hội.
- Đầu tư, hỗ trợ các hoạt động cung cấp dịch vụ, sản phẩm, công ích, phúc lợi xã hội.
- Đầu tư, tham gia thực hiện các dự án theo phương án đối tác công tư.
- Đầu tư lập, thẩm định, quyết định, phê duyệt, công bố, điều chỉnh các quy hoạch
theo quy định pháp luật về việc quy hoạch.
- Cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, vốn điều lệ cho ngân hàng chính sách, phí quản lý;
quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.

5
6.2. Cơ cấu đầu tư công
- Cơ cấu nguồn vốn: Bao gồm nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, vay nợ nội và ngoại,
cũng như các nguồn vốn khác như đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
- Cơ cấu dự án: Bao gồm các lĩnh vực đầu tư như giao thông, năng lượng, nước, công
trình xã hội, y tế, giáo dục, và các ngành khác.

7. Tiêu chí xác định hiệu quả đầu tư công


Có rất nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá tác động của đầu tư công và mỗi
phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Bài viết sử dụng kết hợp 3
phương pháp phổ biến nhất đó là phương pháp sử dụng chỉ số ICOR để xem xét mối
tương quan giữa đầu tư công và tăng trưởng; phương pháp tiếp cận theo hàm sản
xuất (MP) để xem xét tác động của đầu tư công đối với tăng trưởng cũng như hiệu
quả của đầu tư công và phương pháp VAR, VECM xem xét mối tương quan đầu tư
công với tăng trưởng cũng như với đầu tư của các thành phần kinh tế khác trong nền
kinh tế.

- Phương pháp sử dụng chỉ số ICOR: Chỉ số ICOR (Investment Capital Output Ratio)
được sử dụng để đánh giá sự hiệu quả của các dự án đầu tư, dựa trên việc tính toán số
vốn đầu tư cần để tạo ra một đơn vị sản phẩm. Nếu chỉ số này cao, đó có thể cho thấy
đầu tư không hiệu quả và ngược lại.

ICOR = (Kt-Kt-1)/(Yt-Yt-1)

Trong đó: K là vốn sản xuất, Y là sản lượng, t là kỳ báo cáo, t-1 là kỳ trước.

Như vậy, với cùng một trình độ công nghệ và các yếu tố tác động khác, hệ số ICOR
càng nhỏ chứng tỏ lượng vốn cần bỏ ra ít hơn để đạt cùng một mức tăng trưởng,
nghĩa là khoản đầu tư này đạt hiệu quả tốt hơn.

- Phương pháp tiếp cận theo hàm sản xuất (MP): Là phương pháp đánh giá tác động
của đầu tư công đến tăng trưởng và hiệu quả kinh tế, bằng cách sử dụng hàm sản xuất
để đánh giá tác động của các yếu tố khác nhau đến sản lượng kinh tế của Việt Nam.

- Phương pháp VAR, VECM: Phương pháp VAR (Vector Autoregression) và VECM
(Vector Error Correction Model) là các phương pháp phân tích mối quan hệ giữa các
biến thời gian và thông qua đó đánh giá tác động của đầu tư công đến tăng trưởng và
hiệu quả kinh tế.

6
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC HIỆN ĐẦU TƯ
CÔNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2015

1. Tổng quan đầu tư công


Ở Việt Nam, đầu tư công đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tổng vốn đầu tư toàn xã
hội cũng như tăng trưởng kinh tế. Đầu tư công luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
tổng vốn đầu tư, cao hơn phần đóng góp của khu vực FDI và khu vực ngoài nhà nước.
Do chiếm tỷ trọng lớn nên bất kỳ sự thay đổi về tốc độ tăng trưởng đầu tư công đều
ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tổng vốn đầu tư. Tuy nhiên, từ mức đỉnh điểm
59,8% năm 2001, tỷ trọng đầu tư công trên tổng vốn đầu tư có xu hướng giảm dần do
sự gia tăng mạnh mẽ của đầu tư ngoài nhà nước, chạm xuống mức thấp nhất 33,9%
vào năm 2008; sau đó tăng nhẹ và đạt 38% vào năm 2015. Với chủ trương của Chính
phủ giảm tỷ trọng đầu tư công nhằm khuyến khích và đa dạng hóa các nguồn vốn đầu
tư trong nền kinh tế, năm 2015, tỷ trọng đầu tư tư nhân đã vượt tỷ trọng đầu tư của
khu vực nhà nước.

Bảng 1: Tỷ trọng đầu tư các khu vực (nguồn: Tổng cục thống kê)

- Số liệu thống kê cho thấy tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên GDP theo giá cố định
năm 2010 tăng đều qua các giai đoạn, từ 27,2% GDP (1990 - 1995) lên 39,3% GDP
(2006 - 2010), giảm xuống 31,7% GDP (2011 - 2015) và tăng nhẹ lên 33,0% GDP
(2016 - 2019).

7
Bảng 2: Số liệu GDP và thu chi ngân sách (nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)

- Tốc độ tăng tổng vốn đầu tư qua các giai đoạn cao hơn nhiều so với tốc độ tăng
trưởng kinh tế. Điều này cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế dựa nhiều vào nhân tố
vốn đầu tư. Tốc độ tăng vốn cao hơn tốc độ tăng GDP nhưng cùng xu hướng chậm
dần theo thời gian.
- Cụ thể tăng bình quân vốn là 20,1%/năm, tăng GDP bình quân 8,2%/năm giai đoạn
(1990-1995); vốn tăng 17,4%/năm và GDP tăng 6,4%/năm giai đoạn (1996 - 2000);
vốn tăng 12,3%/năm và GDP tăng 7,4%/năm giai đoạn (2001-2005); vốn tăng
13,2%/năm và GDP tăng 6,2%/năm giai đoạn (2006 - 2010); vốn tăng 7,9%/năm và
GDP tăng 5,8%/năm giai đoạn (2011 - 2015); vốn tăng 9,2%/năm và GDP tăng
7,0%/năm giai đoạn (2016 - 2019).
- Nguồn vốn đầu tư công hiện nay ở Việt Nam chủ yếu vẫn từ NSNN, huy động
nguồn vốn từ khu vực tư nhân cho đầu tư công qua các hình thức hợp tác công tư còn
khá khiêm tốn.

8
1.1. Đầu tư công ở Việt Nam năm 2010
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2010 theo giá thực tế ước tính đạt 830,3
nghìn tỉ đồng, tăng 17,1% so với năm 2009 và bằng 41,9% GDP, trong đó có 1980 tỉ
đồng từ nguồn ngân sách trung ương và 4487,5 tỉ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính
phủ được Thủ tướng cho phép ứng trước để bổ sung và đẩy nhanh tiến độ thực hiện
một số dự án quan trọng hoàn thành trong năm 2010. Trong tổng vốn đầu tư toàn xã
hội thực hiện năm nay, vốn khu vực Nhà nước là 316,3 nghìn tỉ đồng, chiếm 38,1%
tổng vốn và tăng 10%; khu vực ngoài Nhà nước 299,5 nghìn tỉ đồng, chiếm 36,1% và
tăng 24,7%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 214,5 nghìn tỉ đồng, chiếm
25,8% và tăng 18,4%.

Nghìn Cơ cấu (%) So với năm 2009


tỷ đồng (%)

TỔNG SỐ 830,3 100,0 117,1

Khu vực Nhà nước 316,3 38,1 110,0

Khu vực ngoài Nhà nước 299,5 36,1 124,7

Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước


ngoài 214,5 25,8 118,4

Bảng 3: Tỷ trọng đầu tư của các khu vực trong năm 2010 ( nguồn: Tổng cục
thống kê)
Trong số các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép trong năm 2010, các
dự án lớn đáng chú ý là: Dự án Công ty TNHH phát triển Nam Hội An (Khu nghỉ
dưỡng Nam Hội An) do nhà đầu tư Xin-ga-po đầu tư tại Quảng Nam với số vốn đăng
ký 4 tỉ USD; Công ty TNHH điện lực AES-TKV Mông Dương (BOT nhiệt điện
Mông Dương 2) xây dựng nhà máy nhiệt điện tại Quảng Ninh 2,1 tỉ USD; Dự án
Công ty Sắt xốp Kobelco Việt Nam sản xuất phôi thép tại Nghệ An 1 tỉ USD,… (tạp
chí cộng sản, 2011)

9
1.2. Đầu tư công năm 2011
Từ năm 2011, Việt Nam đã nỗ lực thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó trọng tâm
là tái cấu trúc đầu tư công. Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 về tăng cường
quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu chính phủ, Chỉ thị số
27/CT-TTg ngày 10/10/2012 về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ
đọng xây dựng cơ bản ở các địa phương... là những văn bản quan trọng trong tái cơ
cấu đầu tư công. Bên cạnh đó, nhiều thể chế quan trọng khác cũng được ban hành liên
quan tới việc định hướng đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư, chuẩn bị đầu tư, phê
duyệt đầu tư và thực hiện, giám sát đầu tư. Bên cạnh việc quản lý chặt chẽ đầu tư
công, nhiều giải pháp khuyến khích mở rộng đầu tư của khu vực tư nhân cũng được
thực hiện.
Theo số liệu tổng hợp, tổng số vốn đầu tư của nhà nước đã cắt giảm, điều chuyển
trong năm 2011 là 80.550 tỷ đồng, bằng khoảng 9% tổng đầu tư toàn xã hội năm
2011; số vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ kế hoạch năm 2011 cắt giảm
để điều chuyển cho các dự án hoàn thành, các dự án cấp bách cần đẩy nhanh tiến độ
là 8.333 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước giảm 5.556 tỷ đồng (tương ứng với
2.048 dự án), trái phiếu chính phủ giảm 2.777 tỷ đồng (tương ứng 126 dự án); số vốn
các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước cắt giảm là 39.212 tỷ đồng (tương ứng
với 907 dự án); số vốn tín dụng kế hoạch năm 2011 giảm 10% là 3.000 tỷ đồng. Như
vậy, đầu tư công năm 2011 chỉ còn 36% so với tổng đầu tư. (báo điện tử, 2011)

1.3. Đầu tư công năm 2012


Tỷ trọng đầu tư công năm sau được đánh giá là sẽ sụt giảm khá mạnh, theo báo cáo
về kế hoạch đầu tư phát triển năm 2012, vừa được gửi tới đại biểu Quốc hội tại kỳ
họp thứ hai, khai mạc sáng (20/10).
Ở mức tăng trưởng dự kiến đạt từ 6 - 6,5%, dự kiến năm 2012, tổng vốn đầu tư toàn
xã hội huy động vào khoảng 980 - 1.000 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 33,5 - 34%
GDP, tăng 12,8 - 15,5% so với ước thực hiện năm 2011. Cụ thể, nguồn vốn đầu tư từ
ngân sách khoảng 180 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 2,9%. Vốn trái phiếu Chính phủ 45
nghìn tỷ đồng, bằng năm nay. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước khoảng 55
- 56 nghìn tỷ đồng, chiếm 5,6% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, tăng 10 -
12%.Tăng cao nhất, từ khoảng 20 - 26,5% và chiếm đến 41,8 - 43%, là nguồn vốn
đầu tư của dân cư và doanh nghiệp tư nhân. Dự kiến khoảng 175 nghìn tỷ đồng là
nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng 6,1% và chiếm 17,5 - 18% tổng nguồn
vốn. Như vậy, với dự kiến huy động trên đây, tỷ trọng đầu tư công năm 2012 sẽ

10
chiếm khoảng 39,5 - 40,3% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, trong khi năm 2011 chiếm
41,7% và giai đoạn 2006 - 2010 lên tới 44,3%. Về khả năng cân đối vốn, bản báo cáo
đã đưa ra thông tin đáng chú ý. Đó là, tổng hợp nhu cầu vốn của các bộ, ngành, địa
phương từ ngân sách nhà nước năm 2012 khoảng 400 tỷ đồng, bằng 2,6 lần so với kế
hoạch năm nay. Và sau khi rà soát kỹ thì nhu cầu cần thiết là khoảng trên 300 nghìn
tỷ đồng. (kinh tế và đô thị, 2011)

1.4. Đầu tư công năm 2013


Trong công tác đầu tư, các ngành và các địa phương tiếp tục thực hiện Chỉ thị
1792/CT-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu
quan trọng là bảo đảm đầu tư công hiệu quả, nhất là nguồn vốn ngân sách Nhà nước
và vốn trái phiếu Chính phủ. Do đó, công tác quản lý nhà nước về đầu tư được tăng
cường, tập trung vào quản lý tiến độ, chất lượng công trình, thanh quyết toán vốn đầu
tư, xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản... nên đầu tư khu vực Nhà nước từng bước đạt hiệu
quả hơn.
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2013 theo giá hiện hành ước tính đạt 1091,1
nghìn tỷ đồng, tăng 8% so với năm trước và bằng 30,4% GDP. Trong vốn đầu tư toàn
xã hội thực hiện năm 2013, vốn khu vực Nhà nước đạt 440,5 nghìn tỷ đồng, chiếm
40,4% tổng vốn và tăng 8,4% so với năm trước; khu vực ngoài Nhà nước 410,5 nghìn
tỷ đồng, chiếm 37,6% và tăng 6,6%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
240,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 22% và tăng 9,9%.

Nghìn tỷ Cơ So với
đồng cấu (%) cùng kỳ
năm trước
(%)
TỔNG SỐ 1091,1 100,0 108,0
Khu vực Nhà nước 440,5 40,4 108,4
Khu vực ngoài Nhà nước 410,5 37,6 106,6
Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp 240,1 22,0 109,9
nước ngoài
Bảng 4: Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2013 theo giá hiện hành (nguồn:
tổng cục thống kê)

11
Trong vốn đầu tư thực hiện khu vực Nhà nước năm nay, vốn từ ngân sách Nhà nước
ước tính đạt 205,7 nghìn tỷ đồng, bằng 101,5% kế hoạch năm và tăng 0,3% so với
năm 2012. (Tổng cục thống kê, 2013)

1.5. Đầu tư công năm 2014


Một trong những văn bản quan trọng nhất của việc thể chế hóa đầu tư công thời gian
qua là Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày
18/6/2014 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015. Đây là văn bản pháp lý
quan trọng được coi là tạo điều kiện cho việc thực hiện quá trình tổng thể tái cơ cấu
đầu tư công và tái cơ cấu nền kinh tế.

1.6. Đầu tư công năm 2015


Vụ phó Vụ Đầu tư Lê Tuấn Anh cho biết, tổng kế hoạch đầu tư năm 2015 (cả vốn
ngân sách và vốn trái phiếu chính phủ) khoảng 266.000 tỷ đồng; ước thanh toán đến
31/12/2015 đạt khoảng 88,2% (trong đó NSNN 96,4% và trái phiếu chính phủ khoảng
69,4%).
Cụ thể, Vụ đã thực hiện kịp thời có chất lượng việc thẩm tra phân bổ vốn đầu tư năm
(cả phần của trung ương và phần của địa phương). Bên cạnh đó đã hoàn thành việc
thẩm định nguồn vốn và phần vốn ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho
khoảng 1.500 dự án trung ương và 1.300 dự án địa phương quản lý; trong đó, đã kiên
quyết kiến nghị loại bỏ nhiều dự án không đúng đối tượng, không đủ thủ tục, chỉ ra
nhiều bất hợp lý trong đề xuất đầu tư của các đơn vị.
Đặc biệt, năm 2015 là năm chuyển đổi các cơ chế khi hàng loạt các thông tư, nghị
định thay đổi, theo đó toàn bộ cơ chế quản lý tài chính đầu tư của ngành Tài chính
được sửa đổi, cập nhật theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng với các
quy định mới (thanh toán, quyết toán vốn, quản lý chi phí ban, tài chính dự án đầu tư
công- tư PPP, quản lý chi phí trong đấu thầu...). (Thảo, 2016)

2. Đánh giá kết quả thực hiện đầu tư công

2.1. Sử dụng chỉ số ICOR


- Trong giai đoạn 2010-2015, Việt Nam đã đầu tư mạnh mẽ vào đầu tư công, đặc biệt
là vào các dự án giao thông, năng lượng, cơ sở hạ tầng, giáo dục và y tế, v.v. Chính
sách đầu tư công đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế và hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế của đất nước.

12
- Để đánh giá sự hiệu quả của đầu tư công trong giai đoạn này, chỉ số ICOR được sử dụng
để đo lường sự hiệu quả của vốn đầu tư. Theo báo cáo của Tổ chức Kinh tế và Hợp tác Phát
triển (OECD), chỉ số ICOR của Việt Nam giảm đáng kể trong giai đoạn này, từ khoảng 5,5
vào năm 2010 xuống còn 4,8 vào năm 2015. Điều này cho thấy đầu tư công đã được thực
hiện một cách hiệu quả hơn để tạo ra cùng một sản lượng sản phẩm.
- Tuy nhiên, việc sử dụng chỉ số ICOR để đánh giá hiệu quả của đầu tư công cũng có một số
hạn chế. Chỉ số này có thể không phản ánh tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến sự hiệu quả của
đầu tư công, chẳng hạn như tác động của các yếu tố bên ngoài như biến đổi khí hậu, địa
chất, v.v. Do đó, bên cạnh chỉ số ICOR, cần kết hợp với các phương pháp đánh giá khác như
phương pháp tiếp cận theo hàm sản xuất (MP) và phương pháp VAR, VECM để đánh giá
toàn diện hơn và xác định được tính hiệu quả và khả năng tăng trưởng của đầu tư công.

2.2. Sử dụng hàm sản xuất (MP)


- Theo một nghiên cứu của Đại học Quốc gia Hà Nội, đầu tư công tại Việt Nam đã có
tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế và hiệu quả kinh tế trong giai đoạn 2010-
2015.
- Cụ thể, trong phương pháp tiếp cận theo hàm sản xuất (MP), nghiên cứu đã dùng hai
loại hàm sản xuất: hàm sản xuất Cobb-Douglas và hàm sản xuất translog để tính toán
hiệu quả của đầu tư công trong giai đoạn 2010-2015. Hàm sản xuất Cobb-Douglas
được sử dụng để đo lường tác động của các yếu tố sản xuất như lao động, vốn và
năng suất, trong khi hàm sản xuất translog cho phép đánh giá tác động của các yếu tố
sản xuất phức tạp hơn. Những kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng đầu tư công đã
có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Tất cả các mô hình mp- Cobb-Douglas
và mp-Translog, đều cho thấy rằng đầu tư công đã có tác động dương tích cực đến
sản lượng kinh tế thực ở Việt Nam trong năm 2010-2015.
- Thực tế, tăng trưởng kinh tế đã tăng lên rất nhanh sau khi các chính sách và kế
hoạch đầu tư công mới được giới thiệu. Điều này có thể được giải thích bởi sự kết
hợp giữa đầu tư công và tư nhân, khi tư nhân thường đầu tư vào lĩnh vực nhân lực,
công nghệ và dịch vụ, trong khi đầu tư công tập trung vào các ngành công nghiệp
hàng đầu và hạ tầng cơ sở. Các lĩnh vực này có thể tạo ra một tác động dương tích
cực và bền vững cho nền kinh tế trong tương lai. Kết quả cho thấy rằng đầu tư công
tại Việt Nam đã có tác động tích cực và đáng kể đến tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, đầu

13
tư công đã giúp cải thiện năng suất lao động và giá trị sản xuất trong nhiều ngành
kinh tế, bao gồm cả các ngành sản xuất, công nghiệp và dịch vụ.
*Tuy nhiên, việc đánh giá hiệu quả của đầu tư công bằng phương pháp MP cũng có
một số hạn chế. Phương pháp này không thể đánh giá tất cả các yếu tố tác động đến
tăng trưởng và hiệu quả kinh tế, và không phản ánh được tác động của các yếu tố phi
tài sản như trình độ quản lý, chính sách hỗ trợ, v.v.

2.3. Sử dụng phương pháp VAR, VECM


- Theo một số nghiên cứu thực hiện với phương pháp VAR và VECM, các kết quả
cho thấy rằng đầu tư công đã có tác động tích cực đến tăng trưởng và hiệu quả kinh tế
trong giai đoạn 2010-2015.

- Cụ thể, một nghiên cứu của P.D. Thang và các cộng sự đã sử dụng phương pháp
VAR và VECM để đánh giá tác động của đầu tư công đến sản lượng kinh tế tại Việt
Nam. Kết quả cho thấy rằng các yếu tố về đầu tư công đã có tác động đáng kể đến
năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Ngoài ra, các yếu tố khác như
xuất khẩu và tín dụng cũng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

- Một nghiên cứu khác của T.K. Truong và các cộng sự cũng sử dụng phương pháp
VAR và VECM để đánh giá mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế tại
Việt Nam trong giai đoạn 2010-2015. Kết quả cho thấy rằng đầu tư công đã tác động
tích cực đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, tuy nhiên tác động này có thể bị giới
hạn bởi các vấn đề về quản lý, quy hoạch và tính bền vững của các dự án đầu tư công.

* Tuy nhiên, cần lưu ý rằng những nghiên cứu sử dụng phương pháp VAR và VECM
để đánh giá tác động của đầu tư công đến tăng trưởng và hiệu quả kinh tế cũng có
một số hạn chế. Phương pháp này chỉ phân tích mối quan hệ đơn chiều giữa các biến
thời gian, không phản ánh được sự tương tác phức tạp giữa các yếu tố kinh tế khác
nhau. Vì vậy, cần kết hợp sử dụng phương pháp VAR và VECM với các phương
pháp khác như phân tích hồi quy, phương pháp mô hình hóa và các phương pháp
đánh giá tổng thể để đánh giá toàn diện hơn về tác động của đầu tư công đến tăng
trưởng và hiệu quả kinh tế tại Việt Nam.

14
CHƯƠNG III: NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẦU TƯ CÔNG

1. Các nhân tố chủ quan


- Năng lực của cơ quan nhà nước: năng lực của cơ quan nhà nước (cơ quan quản lý
đầu tư công) là yếu tố quan trọng mang tính quyết định đối với sự thành công của dự
án đầu tư công. Để dự án đạt được kết quả như mong đợi các cơ quan thực hiện đầu
tư công và cơ quan quản lý đầu tư công cần phải phối hợp một cách hiệu quả, đảm
bảo nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng. Đặc biệt, những người phụ trách chính
trong dự án phải đảm bảo họ là những người có năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu
của dự án.
- Kinh phí: vấn đề kinh phí là một nhân tố không thể thiếu trong quá trình thực hiện
các dự án đầu tư công bởi đầu tư công chủ yếu là các hoạt động đầu tư xây dựng cơ
bản quy mô lớn. Do đó, trước khi tiến hành thực hiện hoạt động đầu tư công cần phải
lên kế hoạch chuẩn bị đảm bảo đáp ứng đầy đủ kinh phí một cách chặt chẽ. Nguồn
kinh phí phục vụ cho các hoạt động đầu tư công chủ yếu đến từ ngân sách nhà nước.
Trên thực tế, nguồn ngân sách nhà nước cần phải chi đồng thời cho nhiều dự án khác
nhau, nhiều khoản chi khác nhau nữa do đó việc bảo đảm đủ kinh phí cho hoạt động
đầu tư diễn ra đúng tiến độ là vô cùng quan trọng.
- Môi trường pháp lý: mọi hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động đầu tư công nói
riêng đều chịu tác động của quy luật kinh tế thị trường và cần tuân thủ luật pháp và
hoạt động trong khuôn khổ luật pháp. Do vậy, hệ thống pháp luật hiện hành của Nhà
nước và các quy định riêng của từng ngành, từng địa phương,… là chuẩn mực pháp lý
và là khung pháp lý trong quá trình quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà
nước. Hệ thống pháp luật càng hoàn thiện sẽ tạo hành lang pháp lý rõ ràng , đầy đủ sẽ
tạo điều kiện cho quá trình quản lý đầu tư công.
- Quan điểm chính trị và xã hội: sự ủng hộ hoặc phản đối của các nhóm chính trị và
xã hội đối với đầu tư công có thể tác động đến quyết định đầu tư và sự tiếp nhận của
dự án. Sự đồng thuận và sự phản đối từ phía công chúng có thể tạo ra áp lực cho
chính phủ và có thể thay đổi khả năng triển khai các dự án đầu tư công.

2. Các nhân tố khách quan


- Tình hình kinh tế: tình hình kinh tế, bao gồm tăng trưởng GDP, lạm phát, tỷ giá hối
đoái và khả năng tài chính của quốc gia, có thể ảnh hưởng đến quy mô và tiến độ đầu
tư công

15
- Môi trường đầu tư: Môi trường kinh doanh tổng quát và môi trường đầu tư cụ thể
trong quốc gia, bao gồm sự ổn định chính trị, quy định pháp lý, quyền sở hữu tài sản
và sự minh bạch, cũng có thể ảnh hưởng đến quyết định đầu tư công.
- Sự phát triển cơ sở hạ tầng: sẵn có cơ sở hạ tầng giao thông, năng lượng, nước,
viễn thông và các cơ sở hạ tầng khác có thể ảnh hưởng đến khả năng triển khai và
hiệu quả của đầu tư công. Một cơ sở hạ tầng tốt có thể tạo điều kiện thuận lợi cho
việc thực hiện dự án đầu tư công.
- Môi trường tự nhiên: đặc điểm địa hình, điều kiện thổ nhưỡng,..
- Trình độ đất nước: trình độ phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật, công nghệ của
quốc gia; trình độ và tay nghề của người lao động.
Quá trình quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước phụ thuộc vào các
nhân tố khách quan và chủ quan như trên. Ngoài ra, quá trình quản lý còn chịu ảnh
hưởng không nhỏ bởi các yếu tố không lường trước được như thiên tai, rủi ro hệ từ
biến động kinh tế thế giới,…Các nhân tố này có thể xảy ra đối với bất kỳ một địa
phương nào. Do đó, cần tính toán, lường trước các rủi ro để giảm thiệt hại xảy ra
trong quá trình thực hiện.

CHƯƠNG IV:NHỮNG THÀNH TỰU CỦA VIỆC ĐẦU TƯ CÔNG TRONG


GIAI ĐOẠN 2010 – 2015
- Trong giai đoạn 2010-2015, Việt Nam đã có nhiều kết quả đáng ghi nhận, bao gồm:

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế: trong giai đoạn 2010-2015, Việt Nam đã duy trì được
tốc độ tăng trưởng kinh tế với mức trung bình 6,4% trong các năm này, vượt qua
nhiều động lực truyền thống và các yếu tố khó khăn như khủng hoảng kinh tế và tài
chính toàn cầu.

16
Hình 1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2010 -2015 (nguồn:
Internet)
+ Thu hút đầu tư nước ngoài: trong giai đoạn này, Việt Nam được xem là một trong
những điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Số lượng dự án đầu tư nước
ngoài tăng từ 382 vào năm 2010 lên 1.050 vào năm 2015, với tổng vốn đầu tư đạt hơn
87 tỷ USD, tăng khoảng 30% so với năm 2010.

+ Giảm nghèo và nâng cao mức sống của người dân: trong giai đoạn này, chính sách
giảm nghèo đã được thực hiện khá hiệu quả, giúp giảm tỷ lệ nghèo từ 14,2% vào năm
2010 xuống còn 9,8% vào năm 2015. Đồng thời, mức sống của người dân được nâng
cao đáng kể, đặc biệt là ở các đô thị lớn.

+ Phát triển hạ tầng: trong giai đoạn này, Việt Nam đã đẩy mạnh đầu tư vào phát
triển hạ tầng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị. Hầu hết các dự án hạ tầng lớn
được triển khai với một số thành tựu nhất định như hệ thống giao thông đường bộ
thống nhất, đường sắt, sân bay, cảng biển, … tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
kinh tế.

17
Hình 2: Xây dựng cơ sở hạ tầng (nguồn: Internet)
+ Cải cách hành chính: trong giai đoạn 2010-2015, Việt Nam đã bắt đầu triển khai
chương trình cải cách hành chính thực sự. Các chính sách liên quan đến đầu tư, kinh
doanh, thuế và hải quan đã được cải cách dần dần, giúp tăng tính minh bạch, hiệu quả
và giảm chi phí cho các hoạt động của cơ quan nhà nước.

CHƯƠNG V: HẠN CHẾ ĐẦU TƯ CÔNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 -
2015
Bên cạnh không ngừng nỗ lực trong việc hoàn thiện các cơ chế, chủ trương chính
sách đối với đầu tư công cũng như có những nỗ lực tái cơ cấu đầu tư công theo hướng
nâng cao hiệu quả quản lý, tăng cường phân cấp đầu tư và nâng cao hiệu quả thực
hiện vốn đầu tư, , hoạt động đầu tư công vẫn tồn tại một số các hạn chế như sau:

18
1.Cơ cấu đầu tư công chưa hợp lý

Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển


Vốn đầu tư khu vực nhà nước (nghìn tỷ
toàn xã hội thực hiện phân theo
đồng)
thành phần kinh tế (%)

Kinh tế Kinh Khu vực có 600



nhà tế tư vốn đầu tư
m 519.8
nước nhân nước ngoài 500 486.8
201 441.9
38.1 36.1 25.8 406.5
0 400
201 341.5
36.9 38.5 24.5 316.2
1
300
201
40.2 38.1 21.6
2
200
201
40.4 37.7 21.9
3
201 100
39.9 38.4 21.7
4
201 0
38 38.7 23.3 2010 2011 2012 2013 2014 2015
5

- Nhận xét: Quy mô vốn đầu tư công giai đoạn 2010-2015 tăng liên tục qua các năm
từ 316,2 nghìn tỷ đồng năm 2010 tăng lên 519.8 nghìn tỷ đồng năm 2015 (tăng
64.4%). Tuy nhiên, tỷ trọng vốn đầu tư công trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã
hội giai đoạn này lại có xu hướng giảm xuống từ 38,1% năm 2010 và 40,4 % năm
2013 xuống còn 38% năm 2015 và có xu hướng tiếp tục gảm trong những năm tiếp
theo.

-Trong cơ cấu đầu tư phát triển toàn xã hội, vốn đầu tư khu vực nhà nước mặc dù có
xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao (trung bình giai đoạn 2010-2015 khoảng
38.92%). Trong một số ngành như Giáo dục Đào tạo, ngành Y tế, vốn đầu tư nhà
nước vẫn chiếm tỷ lệ quá lớn trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

19
- Riêng năm 2015, tỷ trọng đầu tư cho giáo dục là 78.7%, y tế: 67.2%, thông tin và
truyền thông: 63,5%; hoạt động chuyên môn và khoa học công nghệ: 61,2%;…và
chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa chi đầu tư và chi thường xuyên (đảm bảo trang thiết
bị, vận hành, duy tu, bảo dưỡng), dẫn tới chưa tạo ra được hệ thống hạ tầng hiệu quả
hỗ trợ đầu tư tư nhân. Điều này khiến cho hiệu quả đầu tư chưa có nhiều cải thiện, chỉ
số ICOR của nền kinh tế dù đã giảm nhưng vẫn ở mức cao so với các nước trong khu
vực.

Chỉ số Icor Việt Nam 2010-2015


7

0
2010 2011 2012 2013 2014 2015

Hình 3: Chỉ số ICOR ở Việt Nam năm 2010 – 2015

Đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp vào tăng trưởng kinh tế còn hạn chế.
Đầu tư vốn ngân sách nhà nước vẫn dựa chủ yếu vào nguồn bội chi ngân sách (vay nợ
trong nước và nước ngoài) do cân đối ngân sách gặp khó khăn. Trong phân bổ vốn
đầu tư phát triển từ Ngân sách Nhà nước, vẫn còn tình trạng giao vốn nhiều lần chưa
đúng quy định, giao vốn cho dự án không có trong danh mục đầu tư công trung hạn.

2. Tốc độ giải ngân đầu tư công còn chậm


-Công tác giải ngân vốn đầu tư công đóng vai trò quan trọng, phản ánh tiến độ thực
hiện các dự án đầu tư, quyết định trực tiếp đến hiệu quả đầu tư dự án, nhưng thực tế
cho thấy, luôn diễn ra tình trạng dự án nằm chờ vốn, làm ảnh hưởng lớn tới hiệu quả
tăng trưởng.

-Ngoài ra, không kéo dài thời gian giải ngân đầu tư công giúp tiết kiệm được số vốn,
sử dụng hiệu quả đồng vốn nhà nước, bố trí cho các dự án mới. Năm 2011, tiết kiệm

20
được 97 tỷ đồng nhờ thực hiện các giải pháp không kéo dài thời gian giải ngân kế
hoạch, không ứng trước vốn kế hoạch năm 2012.

-Các nguyên nhân chủ quan có thể nhắc đến như sau: năng lực của đơn vị tư vấn thiết
kế còn hạn chế, phải chỉnh sửa nhiều lần, mất thời gian; một số chủ đầu tư còn thiếu
quyết liệt, chưa hiểu hết văn bản chỉ đạo của các bộ, ngành; nhà thầu thi công còn
chậm, chưa đáp ứng yêu cầu; giá cả vật tư tăng; công tác giải phóng mặt bằng, bố trí
tái định cư chậm; phối hợp giữa các sở, ngành, chủ đầu tư còn chậm…

3.Thất thoát, lãng phí trong đầu tư công còn nhiều


-Phân bổ vốn đầu tư chưa thực hiện đúng các quy định như: phân bổ vốn cho dự án
không đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chí, và phân bổ vốn còn dàn trải, thời gian phân
bổ kéo dài so với quy định.

- Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả, cụ thể là nhiều đại dự án
thua lỗ, thất thoát lớn của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. Do vậy, tỷ
trọng vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước trong tổng vốn đầu tư công đáng ra
cần cắt giảm, tuy nhiên, trong thời kỳ qua, tỷ trọng này chưa có xu hướng giảm. Điều
này cho thấy, quá trình tái cơ cấu đầu tư công diễn ra rất chậm.

- Có sự phân cấp đầu tư công: Các tỷ trọng đầu tư cao được quyết định bởi cấp địa
phương ở Việt Nam dẫn đến rủi ro đầu tư dàn trải và giảm hiệu suất đầu tư. Để thay
đổi cơ bản tình trạng này, về lâu dài cần xem xét lại phân cấp kinh tế - xã hội nhằm
tăng cường hiệu quả tổng thể.

- Tình trạng lãng phí, thất thoát, chất lượng công trình thấp trong đầu tư và xây dựng
chưa được xử lý triệt để.

- Tình trạng tham nhũng là thực trạng cần có cái nhìn thẳn thắn để tìm giải pháp.

*Nguyên nhân:

- Vẫn còn tồn tại các quy định chồng chéo giữa các văn bản pháp luật có liên quan
đến đầu tư công, như: quy định về đất đai, về môi trường, xây dựng… Ví dụ: Theo
những dự thảo quy định trên của dự Luật PPP (Dự thảo Luật Đầu tư theo phương thức
công tư) thì các dự án PPP cho phép thế chấp tài sản tại ngân hàng nước ngoài. Tuy
nhiên, Luật Đất đai, Bộ Luật Dân sự lại không quy định rõ việc chi nhánh ngân hàng
nước ngoài tại Việt Nam được phép nhận thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn

21
liền với đất. Sự chưa thống nhất của các quy định này đang khiến nhà đầu tư và doanh
nghiệp gặp khó khăn trong việc huy động vốn.

- Lúng túng trong việc triển khai Văn bản, Nghị quyết công và văn bản hướng dẫn,
đặc biệt lúng túng trong quá trình chuẩn bị và hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án.

- Chất lượng chuẩn bị dự án chưa tốt, một số bộ, cơ quan và trung ương và địa
phương phê duyệt dự án chưa bảo đảm đầy đủ các quy định hiện hành. Trong công
tác lập dự án, vẫn còn tình trạng một số dự án chuẩn bị đầu tư và phê duyệt dự án
mang tính hình thức để có điều kiện ghi vốn.

- Chất lượng quy hoạch còn thấp, tính dự báo còn hạn chế, thiếu tính liên kết, đồng bộ
gây lãng phí và kém hiệu quả đầu tư đặc biệt là các dự án hạ tầng. Công tác giải
phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, mất nhiều thời gian, làm chậm tiến
độ của hầu hết các dự án.

- Kỷ luật đầu tư công không nghiêm, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương
không chấp hành nghiêm các nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn đầu tư công, dẫn đến
phải điều chỉnh phương án phân bổ nhiều lần, ảnh hưởng tiến độ giao kế hoạch của cả
nước, lập kế hoạch đầu tư công không sát với khả năng thực hiện dẫn đến phải điều
chỉnh kế hoạch trong quá trình thực hiện. Tham nhũng trên một số lĩnh vực, địa bàn
vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp, với biểu hiện ngày càng tinh vi; tình trạng nhũng
nhiễu người dân, doanh nghiệp vẫn còn khá phổ biến, gây bức xúc trong xã hội.

- Chất lượng cán bộ, trách nhiệm người đứng đầu, năng lực quản lý của một số chủ
đầu tư ở một số nơi còn hạn chế, ảnh hưởng rất lớn đến việc hoàn thiện thủ tục đầu tư,
thi công triển khai thực hiện dự án. Công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra chưa được
quan tâm đúng mức... Việc này dẫn đến nhiều dự án bị vỡ thầu, chậm tiến độ, vượt
chi phí, gây thất thoát lãng phí vốn đầu tư do năng lực của chủ đầu tư và tư vấn yếu
kém. Chế tài của pháp luật đối với các vi phạm trong quản lý dự án, quản lý chi phí
đầu tư xây dựng chưa đủ mạnh để hạn chế tiêu cực trong lĩnh vực này.

- Công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều trở ngại, vướng mắc, mất nhiều thời gian
nên làm chậm tiến độ của hầu hết các dự án. Nhiều dự án phải điều chỉnh tăng tổng
mức đầu tư do chi phí giải phóng mặt bằng tăng cao, gây khó khăn trong việc cân đối
vốn và hoàn thành dự án theo đúng tiến độ. Nguyên nhân chủ yếu do không đạt được
mức đền bù thỏa đáng.

22
CHƯƠNG VI: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐẦU TƯ CÔNG HIỆU QUẢ
Để đầu tư công hiệu quả, có một số giải pháp quan trọng cần được áp dụng. Dưới đây
là một số giải pháp đầu tư công hiệu quả:

- Tăng cường quản lý và giám sát các dự án đầu tư công: Chính phủ cần tăng cường
sự tham gia và hướng dẫn của các chuyên gia trong quản lý và giám sát các dự án đầu
tư công. Ngoài ra, chính phủ cần xem xét cải thiện hệ thống pháp luật để tối ưu hóa
quản lý và giám sát dự án đầu tư công.

- Xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi: Chính phủ cần đưa ra các chính sách và
cơ chế hỗ trợ, tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi để thu hút đầu tư tư nhân
vào các dự án đầu tư công. Điều này có thể bao gồm ưu đãi thuế, cơ hội hợp tác công
tư trong cơ sở hạ tầng, và kết nối các doanh nghiệp với các nguồn lực tài chính.

- Tăng cường đầu tư vào sản xuất và công nghiệp: Đây là một trong các lĩnh vực đầu
tư công quan trọng ở Việt Nam. Chính phủ cần tăng cường đầu tư vào các ngành công
nghiệp để tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao và đáp ứng nhu cầu của thị
trường.

- Đổi mới công nghệ và phát triển năng lượng tái tạo: Đầu tư công cần tập trung vào
việc phát triển các công nghệ mới và đổi mới để tăng cường tính cạnh tranh của Việt
Nam trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, chính phủ cần thúc đẩy phát triển các nguồn
năng lượng tái tạo, như điện gió, năng lượng mặt trời và điện từ rác để giảm thiểu ô
nhiễm môi trường và đảm bảo an ninh năng lượng.

- Phát triển hạ tầng giao thông: Đầu tư công cần tập trung vào việc cải thiện hạ tầng
giao thông, bao gồm đường cao tốc, đường bộ, đường sắt và đường thủy để tạo điều
kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất và kinh doanh.

- Tích cực tương tác và hợp tác với các đối tác quốc tế: Việt Nam cần tương tác và
hợp tác chặt chẽ với các đối tác quốc tế để tạo ra một môi trường đầu tư thu hút đầu
tư từ các quốc gia khác và đưa vào sử dụng các công nghệ mới và tiên tiến.

Tổng thể, để nâng cao hiệu quả của đầu tư công ở Việt Nam, chính phủ cần thúc đẩy
sự cộng tác giữa các bên liên quan,thiết lập chính sách và cơ chế thúc đẩy, chuyển đổi
công nghệ và tăng cường quản lý các dự án đầu tư công.

23
PHẦN KẾT LUẬN

Trong giai đoạn 2010-2015, đầu tư công đã đóng vai trò quan trọng trong sự phát
triển kinh tế và xã hội của Việt Nam. Chính sách và các biện pháp thúc đẩy đầu tư
công đã được chính phủ và các cơ quan liên quan triển khai một cách tích cực, nhằm
tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế và cải thiện điều kiện sống của người dân.
Trong thời gian này, việc tăng cường đầu tư công đã đóng góp quan trọng vào việc
xây dựng cơ sở hạ tầng, bao gồm các dự án giao thông, điện lực, thủy lợi và xây dựng
công trình công cộng. Các dự án này không chỉ giúp nâng cao năng lực sản xuất, tạo
việc làm và thu hút đầu tư nước ngoài, mà còn góp phần quan trọng vào việc cải thiện
điều kiện sống, đời sống văn hóa và phát triển bền vững của cộng đồng.
Đầu tư công cũng đã tạo động lực cho sự phát triển của các ngành kinh tế, đặc biệt là
trong lĩnh vực xây dựng và công nghiệp chế biến. Việc tăng cường đầu tư vào các cơ
sở hạ tầng đã tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển và mở rộng hoạt
động sản xuất, từ đó tăng cường năng lực cạnh tranh và xuất khẩu của Việt Nam trên
thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng trong quá trình triển khai đầu tư công, cần có sự quản
lý chặt chẽ, minh bạch và hiệu quả để đảm bảo sự sử dụng nguồn lực công và tài
nguyên một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất. Ngoài ra, cần phải đảm bảo sự tham gia
và giám sát của công chúng, tạo điều kiện cho việc xử lý các vấn đề gây tranh cãi và
kiểm soát rủi ro trong quá trình đầu tư.
Trong tương lai, việc tiếp tục đẩy mạnh đầu tư công vẫn là một yếu tố quan trọng để
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của Việt Nam. Cần tập trung vào
việc phát triển các nguồn lực, nâng cao năng lực quản lý và tăng cường hiệu quả sử
dụng vốn đầu tư công. Đồng thời, cần đặc biệt chú trọng đến việc bảo đảm sự phát
triển công bằng và bền vững, đảm bảo lợi ích của cộng đồng và sự tham gia của
người dân trong quyết định và quản lý đầu tư công.
Tổng kết lại, giai đoạn 2010-2015 đã chứng kiến sự đẩy mạnh đầu tư công ở Việt
Nam, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. Tuy
nhiên, để đạt được những thành tựu bền vững và tối ưu hóa lợi ích từ đầu tư công, cần
tiếp tục nỗ lực cải tiến quy trình quản lý và đảm bảo sự tham gia của các bên liên
quan trong quá trình đầu tư công.

24
25

You might also like