You are on page 1of 24

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP NHÓM


HỌC PHẦN: KINH TẾ ĐÔ THỊ

Lớp học phần: MTDT1115(223)_03


Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Bùi Thị Hoàng Lan

ĐỀ TÀI: Phân tích tăng trưởng kinh tế đô thị của Đà Nẵng

NHÓM 5
Phan Trung Kiên : 11223171
Âu Trần Huyền Lan : 11218021
Nguyễn Hoàng Lâm : 11223224
Bùi Phương Linh : 11223338
Trịnh Thị Linh : 11216881

Hà Nội, tháng 2/2024


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 3
I. TỔNG QUAN VỀ ĐÀ NẴNG............................................................................. 4
II. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ĐÔ THỊ CỦA ĐÀ NẴNG................................. 4
1. Đặc điểm về kinh tế........................................................................................ 4
1.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế....................................................................... 4
1.2. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.......................................................6
1.3. Các ngành nghề phát triển tập trung tại Đà Nẵng.................................... 7
1.3.1. Du lịch..............................................................................................7
1.3.2.Công nghệ thông tin.......................................................................... 7
1.3.3. Xây dựng.......................................................................................... 8
1.3.4. Sản xuất công nghiệp....................................................................... 8
2. Đặc điểm xã hội...............................................................................................9
2.1. Tỷ trọng dân số đô thị trong tổng dân số..................................................9
2.2. Chất lượng nguồn nhân lực...................................................................... 9
3. Đặc điểm công nghệ......................................................................................10
3.1. Đặc điểm khoa học - công nghệ............................................................. 10
3.2. Đặc điểm cơ sở hạ tầng.......................................................................... 13
3.2.1 Hạ tầng giao thông.......................................................................... 13
3.2.2. Hạ tầng kỹ thuật............................................................................. 14
3.2.3. Hạ tầng CNTT...............................................................................15
3.2.4. Hạ tầng các khu công nghiệp......................................................... 15
4. Đặc điểm pháp lý - chính trị........................................................................ 16
4.1. Những chính sách phát triển thu hút vốn đầu tư của Đà Nẵng.............. 16
4.2. Một số dự án thu hút vốn đầu tư tại thành phố Đà Nẵng....................... 18
III. ĐÁNH GIÁ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ĐÔ THỊ Ở ĐÀ NẴNG..............20
1. Thành tựu......................................................................................................20
2. Hạn chế.......................................................................................................... 21
3. Triển vọng tăng trưởng kinh tế đô thị Đà Nẵng thời gian tới.................. 22
KẾT LUẬN............................................................................................................ 24

2
LỜI MỞ ĐẦU

Đà Nẵng, với vị thế là một trong những trung tâm kinh tế, công nghiệp hàng
đầu của Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao và du lịch, tuy Đà
Nẵng trong những năm gần đây phát triển một cách mạnh mẽ nhưng vẫn đang đối
mặt với nhiều thách thức và cơ hội trong quá trình phát triển kinh tế. Chính vì vậy,
nhóm chúng em lựa chọn đề tài “Phân tích tốc độ tăng trưởng kinh tế đô thị của Đà
Nẵng” nhằm mục đích phân tích tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đà Nẵng dựa trên
thành phần cơ cấu kinh tế hiện tại và đề xuất những giải pháp hoàn thiện để hướng
đến sự phát triển bền vững và đa dạng hóa cơ cấu kinh tế.
Bài tiểu luận sẽ tập trung vào việc phân tích cấu trúc cơ cấu kinh tế hiện tại
của Đà Nẵng theo thành phần kinh tế, qua đó đánh giá các ưu điểm, hạn chế và
tiềm năng của mỗi thành phần kinh tế. Từ việc phân tích này, nhóm chúng em sẽ
đề xuất những giải pháp cụ thể để hoàn thiện thành phần kinh tế, nhằm tạo ra môi
trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế đô thị và tạo ra những
cơ hội phát triển bền vững cho Đà Nẵng trong tương lai.

3
I. TỔNG QUAN VỀ ĐÀ NẴNG
Đà Nẵng là thành phố lớn thứ 4 của Việt Nam, đứng sau thành phố Hồ Chí
Minh, Hà Nội, Hải Phòng. Đây là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương
của Việt Nam, nằm tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, là thành phố trung tâm và
lớn nhất của toàn bộ khu vực Miền Trung, đóng vai trò là hạt nhân quan trọng của
Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung. Thành phố Đà Nẵng hiện là đô thị loại 1, là
thành phố trung tâm cấp vùng và cấp quốc gia.
Về mặt địa lý, Đà Nẵng nằm ở trung độ của Việt Nam, có địa hình ven biển
với nhiều nét độc đáo, tài nguyên thiên nhiên đa dạng cũng như có khí hậu nhiệt
đới gió mùa, quanh năm nắng ấm, ít bão, thuận lợi cho phát triển các ngành kinh
tế, đặc biệt là du lịch. Đà Nẵng vị trí trọng yếu cả về kinh tế – xã hội và quốc
phòng – an ninh với vai trò là trung tâm công nghiệp, tài chính, du lịch, dịch vụ,
văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của
khu vực Miền Trung, Tây Nguyên và cả nước; trung tâm tổ chức các sự kiện tầm
khu vực và quốc tế. Đà Nẵng cũng là đô thị biển và đầu mối giao thông rất quan
trọng về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không.
Trong những năm gần đây, Đà Nẵng tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng,
cải thiện môi trường, nâng cao an sinh xã hội và được đánh giá là thành phố đáng
sống nhất Việt Nam. Năm 2018, Đà Nẵng được chọn đại diện cho Việt Nam lọt
vào danh sách 10 địa điểm tốt nhất để sống ở nước ngoài do tạp chí du lịch Live
and Invest Overseas (LIO) bình chọn.
II. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ĐÔ THỊ CỦA ĐÀ NẴNG
1. Đặc điểm về kinh tế
1.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Đà Nẵng đã tập trung đầu tư phát triển, đồng bộ hóa hệ thống cơ sở hạ tầng,
đào tạo nguồn nhân lực và không ngừng cải thiện môi trường đầu tư. Quy mô và
trình độ của nền kinh tế Đà Nẵng thuộc nhóm phát triển hàng đầu Việt Nam, kinh
tế tăng trưởng tương đối nhanh và ổn định, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân
giai đoạn 1997 – 2021 đạt 9%/ năm. Trong 15 năm công bố chỉ số năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh ( PCI ), Đà Nẵng liên tiếp giữ vị trí quán quân 5 năm liền và luôn
nằm trong Top 5 dẫn đầu cả nước.
Đà Nẵng còn xứng danh là thủ phủ du lịch của miền trung khi tốc độ tăng
trưởng bình quân hàng năm đạt 25.8% từ 1997 đến 2019. Năm 2019, thành phố đã
đón tới 8.6 triệu lượt khách và tạo nên những đóng góp có tỷ trọng rất lớn cho sự
phát triển của thành phố. Thông qua đó, cuộc sống của người dân cũng đã có sự

4
thay đổi hoàn toàn khi GRDP tăng gấp 15 lần, đạt mức khoảng 87.87 triệu trong
năm 2019.
Năm 2023, Đà Nẵng tập trung tháo gỡ các vướng mắc, khơi thông các nguồn
lực, hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó, phát triển. Nhờ đó, trong bối cảnh kinh tế thế
giới và trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, kinh tế Đà Nẵng năm 2023 tiếp tục
phục hồi, duy trì và tăng nhẹ trên nền tăng trưởng bứt phá của năm 2022.

5
Hình 1: Bức tranh kinh tế - xã hội Đà Nẵng 2023
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Thành phố Đà Nẵng
1.2. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Giai đoạn 2012 - 2022, Ðà Nẵng đã bắt đầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng ổn định về dịch vụ thương mại, tăng dần tỷ trọng sản xuất công nghiệp và
nông nghiệp. Tuy nhiên, dịch Covid-19 lan rộng đã ảnh hưởng nghiêm trọng, kéo
lùi tốc độ tăng trưởng của thành phố. Bên cạnh đó, dịch Covid-19 còn ảnh hưởng
nặng nề đến chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến các ngành sản xuất ưu tiên của thành
phố và các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trước tình
hình đó, Ðà Nẵng đã xem xét, điều chỉnh, đặt mục tiêu cơ cấu kinh tế đến năm
2025: Dịch vụ 63-65%; công nghiệp - xây dựng 23-25%; nông nghiệp 1-2%; thuế
sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 11-12%.
Sở hữu vị trí chiến lược cùng nhiều lợi thế cho việc phát triển vận tải,
logistics, du lịch,..cơ cấu kinh tế Đà Nẵng đang dịch chuyển theo hướng “Dịch vụ
– công nghiệp – nông, lâm, thủy sản”. Dịch vụ vẫn đóng vai trò chính, quan trọng
trong cơ cấu kinh tế, tuy nhiên Ðà Nẵng cũng đặt ra các mục tiêu, giải pháp để tăng
cơ cấu của lĩnh vực công nghiệp - xây dựng. Trong năm lĩnh vực mũi nhọn, thành
phố xác định ưu tiên nguồn lực, chú trọng phát triển trong thời gian tới theo Nghị
quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị là công nghiệp CNC gắn với xây dựng đô thị
6
sáng tạo, khởi nghiệp; công nghiệp CNTT, điện tử, viễn thông gắn với nền kinh tế
số; là sản phẩm nông nghiệp CNC và ngư nghiệp.

Chỉ tiêu 2012 2022 Thay đổi


Nông nghiệp 2.52% 1.95% - 0.57%
Công nghiệp 53.94% 25.67% - 28.27%
Dịch vụ 43.53% 72.38% 28.85%
Bảng 1: Tình hình cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành
của thành phố Đà Nẵng
Nguồn: Xử lý từ Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2022
1.3. Các ngành nghề phát triển tập trung tại Đà Nẵng
Đà Nẵng là một thành phố năng động, có tốc độ phát triển kinh tế nhanh.
Thành phố có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển các ngành nghề, đặc biệt là
các ngành nghề có hàm lượng tri thức và công nghệ cao.
1.3.1. Du lịch
Du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố Đà Nẵng.
Thành phố sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và văn hóa nổi tiếng,
thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Ngành du lịch đã tạo ra nhiều việc
làm cho lao động phổ thông và lao động có trình độ cao. Ngành du lịch Đà Nẵng
đã có những bước phát triển vượt bậc trong những năm gần đây. Năm 2022, Đà
Nẵng đón hơn 6,5 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế đạt 1,1 triệu
lượt. Đây là một con số ấn tượng, cho thấy tiềm năng và sức hút của ngành du lịch
Đà Nẵng.
1.3.2.Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Đà
Nẵng. Thành phố đã thu hút được nhiều dự án đầu tư về công nghệ thông tin của
các tập đoàn lớn trong và ngoài nước. Ngành công nghệ thông tin đã tạo ra nhiều
việc làm cho lao động có trình độ cao.
➢ Tiềm năng phát triển ngành công nghệ thông tin tại Đà Nẵng
Đà Nẵng có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển ngành công nghệ thông
tin, bao gồm:
- Vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở trung tâm miền Trung, kết nối thuận lợi với các
tỉnh, thành phố trong cả nước và quốc tế.
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng công nghệ thông tin phát triển, hiện đại.
- Nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao.
7
- Chính sách ưu đãi của thành phố đối với các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh
vực công nghệ thông tin.
➢ Hiện trạng ngành công nghệ thông tin tại Đà Nẵng
Ngành công nghệ thông tin tại Đà Nẵng đang có tốc độ phát triển nhanh
chóng. Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng, tính đến tháng
12 năm 2023, thành phố có khoảng 20.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
công nghệ thông tin, với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 100.000 tỷ đồng.
Ngành công nghệ thông tin tại Đà Nẵng đã tạo ra nhiều việc làm cho lao
động có trình độ cao. Tính đến tháng 12 năm 2023, thành phố có khoảng 100.000
lao động đang làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, trong đó có khoảng
50.000 lao động có trình độ đại học trở lên.
Ngành công nghệ thông tin tại Đà Nẵng đang tập trung phát triển các lĩnh vực sau:
Công nghệ phần mềm; Công nghệ phần cứng; Công nghệ truyền thông và giải trí;
Công nghệ an ninh mạng; Công nghệ trí tuệ nhân tạo
1.3.3. Xây dựng
Ngành xây dựng Đà Nẵng là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của
thành phố. Trong những năm gần đây, ngành xây dựng Đà Nẵng đã có những bước
phát triển mạnh mẽ, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 15-20%/năm.
Một số dự án xây dựng lớn tại Đà Nẵng: Dự án Cảng hàng không quốc tế Đà
Nẵng mở rộng; Dự án đường sắt đô thị Đà Nẵng; Dự án xây dựng tuyến đường ven
biển Đà Nẵng; Dự án xây dựng Khu đô thị mới Hòa Xuân,... Những dự án này sẽ
góp phần thay đổi diện mạo đô thị Đà Nẵng, nâng cao chất lượng cuộc sống của
người dân và thúc đẩy kinh tế - xã hội của thành phố.
Xây dựng là một ngành quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
của Đà Nẵng. Thành phố đang đẩy mạnh đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng,
các khu đô thị mới, các khu công nghiệp,... Ngành xây dựng đã tạo ra nhiều việc
làm cho lao động phổ thông và lao động có trình độ cao.
1.3.4. Sản xuất công nghiệp
Sản xuất công nghiệp là một ngành kinh tế trọng điểm của Đà Nẵng. Thành
phố đã thu hút được nhiều dự án đầu tư về sản xuất công nghiệp của các tập đoàn
lớn trong và ngoài nước. Ngành sản xuất công nghiệp đã tạo ra nhiều việc làm cho
lao động phổ thông và lao động có trình độ cao. Trong những năm gần đây, ngành
sản xuất công nghiệp Đà Nẵng đã có những bước phát triển tích cực, với tốc độ
tăng trưởng bình quân đạt 9-10%/năm.

8
Cơ cấu ngành sản xuất công nghiệp Đà Nẵng có sự chuyển dịch tích cực
theo hướng giảm dần tỷ trọng các ngành công nghiệp truyền thống, tăng dần tỷ
trọng các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch.
Ngoài ra, Đà Nẵng còn có tiềm năng phát triển các ngành nghề khác như:
giáo dục, y tế, tài chính - ngân hàng, logistics,...

2. Đặc điểm xã hội


2.1. Tỷ trọng dân số đô thị trong tổng dân số
Hiện nay, địa phương có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất cả nước là Đà Nẵng đạt
khoảng 87,45%. Theo đó, Đà Nẵng hiện là địa phương có tỷ lệ dân cư sống trong
khu vực thành thị cao nhất nước.
Theo Niên giám Thống kê, dân số của Đà Nẵng năm 2021 là khoảng
1.195.500 người, trong đó dân số nam là 591.400 người (chiếm 49,47%) và dân số
nữ là hơn 604.100 người (chiếm 50,53%), tăng thêm hơn 250.000 người, tốc độ
tăng trưởng bình quân khoảng 2,4% so với năm 2010. Mật độ dân số của Đà Nẵng
khoảng 931 người/km2. Dân số đô thị thường tập trung trong trung tâm thành phố,
trong khi mật độ dân số càng xa trung tâm càng thấp.
Dân số thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 2010-2021 tăng từ 937.217
người năm 2010 lên 1.195.500 người năm 2021. Trong đó, dân số thành thị tăng
khoảng 2,3%/năm, nông thôn tăng khoảng 2%/năm.
Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng cho biết, với tốc độ phát triển
kinh tế của thành phố Đà Nẵng tăng bình quân 7,89% GRDP giai đoạn 2010 –
2019 làm cho tốc độ tăng dân số cơ học của thành phố Đà Nẵng tăng bình quân từ
1,0%-1,2%/năm. Đặc biệt, những năm gần đây tốc độ một số ngành kinh tế phát
triển nhanh như du lịch, công nghệ thông tin... nên tốc độ tăng dân số, lao động
cũng tăng nhanh.
2.2. Chất lượng nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự phát
triển kinh tế đô thị của Đà Nẵng. Với tốc độ đô thị hóa nhanh, Đà Nẵng cần nguồn
nhân lực có chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế
mũi nhọn như du lịch, công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ logistics,...
➢ Đặc điểm nguồn nhân lực phát triển kinh tế đô thị tại Đà Nẵng:
● Cơ cấu nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực tại Đà Nẵng có cơ cấu khá cân đối
giữa các thành phần kinh tế, trong đó khu vực dịch vụ chiếm tỷ lệ cao nhất,
tiếp theo là khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực nông - lâm - ngư
nghiệp. Lao động Đà Nẵng phân bố khá đa dạng, với 60% lao động làm việc
9
trong khu vực dịch vụ, 30% lao động làm việc trong khu vực công nghiệp -
xây dựng và 10% lao động làm việc trong khu vực nông - lâm - thủy sản.
● Trình độ học vấn: Trình độ học vấn của nguồn nhân lực Đà Nẵng đang được
nâng cao. Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, năm 2022, tỷ lệ lao động
có trình độ trung học phổ thông trở lên của Đà Nẵng đạt 56,1%,25% lao
động có trình độ đại học trở lên, cao hơn mức bình quân chung của cả nước.
Đây là một lợi thế lớn của Đà Nẵng trong thu hút đầu tư và phát triển kinh tế
- xã hội.
● Chất lượng nguồn nhân lực:Đà Nẵng có đội ngũ cán bộ, người lao động có
trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Đây là chính những đội ngũ đã đóng
góp làm thay đổi diện mạo hành chính của Đà Nẵng, tạo tiền đề cho sự phát
triển. Chất lượng nguồn nhân lực Đà Nẵng còn có một số hạn chế như: tỷ lệ
lao động có kỹ năng nghề nghiệp chưa cao; trình độ ngoại ngữ còn hạn chế;
thiếu lao động có tay nghề cao, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao,
công nghệ thông tin, du lịch, dịch vụ; Lao động chưa đáp ứng được yêu cầu
của thị trường lao động trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; Lao động di
cư tự do đến Đà Nẵng chưa được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp,
dẫn đến tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm cao.
3. Đặc điểm công nghệ
3.1. Đặc điểm khoa học - công nghệ
Đà Nẵng đã thu hút 515 dự án trong nước và ngoài nước đầu tư. Trong đó,
có 509 dự án đầu tư vào khu công nghệ cao, công nghệ thông tin. Ngoài ra, Đà
Nẵng đã phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nhằm tạo liên kết, kết
nối cung - cầu công nghệ với 06 vườn ươm, 02 không gian sáng tạo và 09 không
gian làm việc chung. Cùng với đó, Đà nẵng đã có 10 Câu lạc bộ khởi nghiệp, ươm
tạo 147 dự án thành lập khoảng 57 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Thành phố Đà Nẵng đã được nhiều cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế ghi
nhận và đánh giá cao trong quá trình chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông
minh. Đặc biệt trong 2 năm liên tiếp (2020 và 2021), thành phố Đà Nẵng được xếp
hạng nhất chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh và dẫn đầu cả 3 trụ cột chính quyền số,
kinh tế số, xã hội số.
● Ngành công nghiệp ICT phát triển mạnh
Đà Nẵng lấy ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền đô thị,
thành phố thông minh làm nền tảng để phát triển công nghiệp Công nghệ thông tin
và truyền thông ICT. Đánh giá hoạt động của ICT Đà Nẵng cho thấy, ngành công
nghiệp ICT có tốc độ tăng trưởng cao, từng bước khẳng định là một trong những
10
lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của thành phố. Doanh thu ngành công nghiệp công nghệ
thông tin giai đoạn 2015-2020 tăng trưởng bình quân 20%/năm. Năm 2020, tuy bị
ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, ngành công nghiệp ICT thành phố vẫn đạt tăng
trưởng 5,24%; đóng góp vào 7,5% GRDP thành phố. Trong giai đoạn 2016-2020,
tốc độ tăng trưởng của ngành ICT là 8,03%/năm (cao hơn tốc độ tăng trưởng
GRDP toàn thành phố là 3,96%/năm). Tính đến cuối năm 2020, số lượng doanh
nghiệp đăng ký ngành nghề hoạt động chính trong lĩnh vực CNTT trên địa bàn
thành phố khoảng 2.000 doanh nghiệp (nếu tính cả ngành nghề phụ là 7.000 doanh
nghiệp, chiếm tỷ lệ 20% tổng số doanh nghiệp toàn thành phố); số lượng doanh
nghiệp tăng trung bình 35%/năm. Theo số liệu khảo sát trong Quý III/2020 của Bộ
Thông tin và Truyền thông, số lượng doanh nghiệp ICT/1.000 dân tại Đà Nẵng là
khoảng 02 doanh nghiệp/1.000 dân, (đứng thứ 2 sau thành phố Hồ Chí Minh);
chiếm gần 5% tổng doanh nghiệp ICT toàn quốc; vượt kế hoạch, chỉ tiêu đến năm
2030 Việt Nam có 01 doanh nghiệp/1.000 dân theo Chỉ thị số 01/CT-TTg của Thủ
tướng Chính phủ.
Các doanh nghiệp ICT thành phố hoạt động trong các lĩnh vực chính như:
sản xuất, gia công phần mềm; thiết kế vi mạch (IC Design); phần mềm nhúng
(Embedded System); tích hợp, tự động hóa; kiểm thử phần mềm (Testing); thiết kế
game (Game Design); gia công quy trình doanh nghiệp (BPO); Chính phủ điện tử
(Egov); thương mại và dịch vụ CNTT. Trong lĩnh vực phần cứng, điện tử, trên địa
bàn thành phố hiện nay có một số doanh nghiệp tiêu biểu (chủ yếu là doanh nghiệp
FDI) như: Công ty Foster (Nhật Bản), Công ty Mabuchi Motor (Nhật Bản), Công
ty Việt Hoa, Công ty T.T.T.I Đà Nẵng,… sản xuất các sản phẩm điện tử công nghệ
cao như: động cơ điện siêu nhỏ, tai nghe, linh kiện điện thoại di động,... Một số
doanh nghiệp phần mềm như eSilicon, Global CyberSoft, Acronics, Uniquify,…
cũng dần hình thành các nhóm nghiên cứu, thiết kế các sản phẩm điện tử, vi mạch.
● Hệ thống thông tin chính quyền điện tử
Thành phố Đà Nẵng đã đầu tư xây dựng Hệ thống thông tin chính quyền
điện tử dựa trên công nghệ nguồn mở, góp phần nâng cao năng lực của các doanh
nghiệp sản xuất phần mềm nguồn mở; tạo thị trường cho doanh nghiệp địa phương
phát triển. Tính đến nay, đã xây dựng và phát triển 500 sản phẩm phần mềm nguồn
mở, nội dung số trong các cơ quan thành phố.
● Các khu công nghệ cao
Đà Nẵng đã đầu tư hạ tầng một khu công nghệ cao và hai khu công nghệ
thông tin tập trung; có nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của
các nhà đầu tư trong, ngoài nước. Tại Khu Công nghệ cao thành phố Đà Nẵng,
11
Công ty Cổ phần Trung Nam EMS là doanh nghiệp chuyên sản xuất thiết bị điện
tử, bo mạch, sản phẩm công nghệ cao, hợp tác với nhiều đối tác quốc tế.
Tuy nhiên, thực trạng áp dụng KHCN của Đà Nẵng vẫn còn những hạn chế
như:
● Thiếu tổ chức trung gian, xúc tiến
Nhu cầu và năng lực tiếp cận, hấp thụ và làm chủ công nghệ mới, công nghệ
tiên tiến của các doanh nghiệp thành phố Đà Nẵng thời gian qua đang ngày càng
tăng cao. Những năm gần đây, thị trường khoa học công nghệ thành phố đang từng
bước hình thành và phát triển. Tuy nhiên, ông Nguyễn Viết Toàn - Giám đốc Trung
tâm Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP Đà Nẵng - cho rằng, thành phố vẫn
còn thiếu vắng các tổ chức trung gian mạnh, nhất là các tổ chức có năng lực về tư
vấn, định giá, xúc tiến, kết nối chuyển giao công nghệ cũng như các tư vấn viên,
môi giới chuyên nghiệp để hỗ trợ giao dịch trong mua bán hàng hóa khoa học công
nghệ. Lượng giao dịch hàng hóa công nghệ còn hạn chế, tốc độ phát triển còn
chậm và thị trường còn nhỏ lẻ. Việc hình thành các doanh nghiệp khoa học công
nghệ trong các trường đại học, viện nghiên cứu cũng như thương mại hóa các kết
quả nghiên cứu khoa học vẫn còn hạn chế. Bên cạnh đó, cơ chế quản lý và vận
hành thị trường khoa học công nghệ còn chưa rõ nét và chuẩn hóa.
● Khó khăn về thể chế
Nghị định số 154/2013/NĐ-CP ngày 08/11/2013 của Chính phủ quy định về
khu công nghệ thông tin tập trung; trong đó quy định chủ đầu tư xây dựng hạ tầng
CNTT tập trung được giảm 50% tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp ngân sách
nhà nước tùy theo hình thức lựa chọn giao đất hoặc thuê đất. Tuy nhiên, chính sách
ưu đãi tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với khu CNTT tập trung vẫn chưa được
áp dụng thực hiện, các nhà đầu tư xây dựng khu CNTT và doanh nghiệp làm việc
trong khu CNTT hiện nay chưa được hưởng các chính sách ưu đãi. Các văn bản
hướng dẫn Luật Đất đai năm 2013 (ban hành sau thời điểm của Nghị định số
154/2013/NĐ-CP) đã không đồng bộ, thiếu các quy định về khu CNTT tập trung.
● Hàm lượng kỹ thuật - công nghệ chưa cao
Các doanh nghiệp công nghiệp điện tử chủ yếu là gia công, lắp ráp sản
phẩm, hàm lượng công nghệ chưa cao, trình độ cơ khí hóa - tự động hóa thấp, do
chủ yếu sử dụng lao động phổ thông để thực hiện các công đoạn gia công, lắp ráp
đơn giản. Tỷ lệ gần 65% doanh thu của các doanh nghiệp phần mềm chủ yếu vẫn
là gia công sản phẩm cho thị trường nước ngoài; một số các dịch vụ CNTT như
phát triển các nền tảng lớn (Core Banking, sàn thương mại điện tử,...), phân tích dữ
liệu, dịch vụ lưu trữ chưa được đầu tư để cung cấp cho các doanh nghiệp, tập đoàn
12
đa quốc gia. Thành phố chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ cũng như chưa có nhóm
doanh nghiệp chủ lực về chuyển đổi số hỗ trợ, dẫn dắt.
3.2. Đặc điểm cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng của tỉnh Đà Nẵng hiện nay được đánh giá là tương đối đồng
bộ và hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Cụ thể,
các lĩnh vực cơ sở hạ tầng quan trọng của Đà Nẵng như giao thông, điện, nước,
viễn thông,... đều được đầu tư phát triển mạnh mẽ trong những năm qua.
3.2.1 Hạ tầng giao thông
Nếu Hà Nội và TP. HCM là đầu tàu về chính trị, kinh tế của cả nước, thì Đà
Nẵng lại là địa phương hiếm hoi sở hữu hệ thống hạ tầng giao thông đa dạng:
không - thủy - bộ - sắt. Trong đó, nhiều công trình giao thông lớn đã trở thành biểu
tượng, mang dấu ấn về sự phát triển năng động, sáng tạo của thành phố.
● Giao thông đường bộ
Cơ sở hạ tầng Đà Nẵng phát triển nhanh chóng về hệ thống đường giao
thông với 1.303,574km đường bộ, trong đó Quốc lộ chiếm 119,276km, đường tỉnh
75,210 km, đường đô thị 954,348km, đường chuyên dùng 43,996km, đường
huyện, xã 110,744 km. Hệ thống các tuyến đường giao thông ở trong và ngoài
thành phố hiện nay không ngừng được mở rộng cùng xây mới. Không chỉ tạo điều
kiện thuận lợi cho sự phát triển giao thông và du lịch mà còn tạo được cảnh quan
đẹp. Từ đó làm thay đổi cơ bản diện mạo của một khu đô thị sầm uất bậc nhất tại
khu vực miền Trung Việt Nam.
Ngoài cơ sở hạ tầng đường bộ với các tuyến đường dẫn vào khu vực trung
tâm thành phố, thì nơi đây còn có nhiều tuyến đường mới để có thể kết nối được
với các khu vực vùng ven như: Tuyến đường vành đai Hòa Phước - Hòa Khương
có chiều dài gần 7km để kết nối với tuyến Nam Kỳ Khởi Nghĩa nhằm tạo ra một
cung đường vành đai hoàn chỉnh tại khu vực phía nam của thành phố.
● Giao thông đường thủy
Cảng Đà Nẵng là cảng chính ở miền Trung Việt Nam và là một trong những
cảng thương mại lớn nhất tại Việt Nam. Cảng Đà Nẵng nằm trong vịnh Đà Nẵng
với diện tích 12km2 cùng hệ thống giao thông thuận lợi, Cảng Đà Nẵng hiện là
một khâu quan trọng trong chuỗi dịch vụ logistics của khu vực miền Trung Việt
Nam. Cảng Đà Nẵng cũng được chọn là điểm cuối cùng của tuyến hành lang kinh
tế Đông Tây, nối liền 4 nước Myanmar, Thailand, Lào và Việt Nam, là cửa ngõ
chính ra Biển Đông cho toàn khu vực. Từ Cảng Đà Nẵng hiện có các tuyến tàu
biển quốc tế trực tiếp đến Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc,
Châu Âu và châu Mỹ. Cảng Đà Nẵng còn là điểm đến lý tưởng cho các tàu du lịch.
13
Cảng Đà Nẵng hiện bao gồm: Cảng Đà Nẵng (khu Sông Hàn và khu Tiên Sa, 26
Bạch Đằng), Cảng Nguyễn Văn Trỗi (đường 2/9), Cảng Xi măng Hải Vân (66
Nguyễn Văn Cừ), Cảng Sông Hàn 9 (156 Bạch Đằng)
Hệ thống cảng biển gắn với dịch vụ logistics được xác định là một trong 5
mũi nhọn kinh tế đã được nêu trong Nghị quyết 43-NQ/TW của Bộ Chính trị về
xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2045. Cảng Liên Chiểu là dự án nằm trong Đề án Quy hoạch chung thành phố Đà
Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Cảng Liên Chiểu có tổng vốn đầu tư (dự kiến)
là 7.378,1 tỷ đồng. Trong đó, nhà nước đầu tư 3.426,3 tỷ đồng, tư nhân đầu tư
3.951,8 tỷ đồng. Dự án có phân kỳ đầu tư từ 2020 – 2025.
● Giao thông đường sắt
Tuyến đường sắt huyết mạch Bắc - Nam chạy dọc thành phố với tổng chiều
dài khoảng 30 km. Trên địa bàn thành phố hiện nay có 5 ga: Ga Đà Nẵng, Ga
Thanh Khê, Ga Kim Liên, Ga Hải Vân Nam và Ga Lệ Trạch. Ga Đà Nẵng là một
trong những ga trọng yếu nhất trên tuyến đường sắt Bắc - Nam, là ga liên vận quốc
tế, kết nối với các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế, tất cả các chuyến tàu đều
đỗ tại ga để đón và trả khách.
● Giao thông đường hàng không
Sân bay quốc tế Đà Nẵng là một trong ba sân bay lớn nhất và hiện đại nhất
Việt Nam, khai thác hơn 890 chuyến bay quốc tế mỗi tuần trước đại dịch. Hiện Đà
Nẵng đã khôi phục 33 đường bay, trong đó có 25 đường bay quốc tế, 8 đường bay
nội địa. Hệ thống sân bay đang được đầu tư nâng cấp, đáp ứng công suất 25 triệu
khách/năm, khối lượng hàng hóa thông qua cảng hàng không đạt 200.000 tấn/năm
vào năm 2030.
Để hỗ trợ lưu lượng hàng không ngày càng tăng, nhà ga T2 tại sân bay quốc
tế Đà Nẵng đã đi vào hoạt động vào năm 2017. Ngoài ra, một nhà ga T3 đã được
đề xuất để tăng cường hơn năng lực khai thác của sân bay. Sân bay Đà Nẵng còn
có tiềm năng hợp tác với các sân bay khác tại khu vực Đà Nẵng mở rộng để tăng
thêm năng lực khai thác. Đặc biệt, sân bay Phú Bài và sân bay Chu Lai nằm cách
sân bay Đà Nẵng lần lượt là 64 km về phía Bắc và 86 km về phía Nam.
3.2.2. Hạ tầng kỹ thuật
Điện, nước cũng là những lĩnh vực cơ sở hạ tầng quan trọng của Đà Nẵng.
Thành phố hiện có hệ thống điện, nước phát triển, đáp ứng nhu cầu sử dụng của
người dân và doanh nghiệp.
· Điện: Đà Nẵng có tổng công suất lắp đặt điện khoảng 2.400 MW, đáp ứng
nhu cầu sử dụng điện của thành phố. Tính đến năm 2023, tổng chiều dài đường dây
14
điện trung thế trên địa bàn Đà Nẵng là 1.239 km, đường dây điện hạ thế là 13.281
km. Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện đạt 99,99%.
· Nước: Đà Nẵng có hệ thống cấp nước sạch với tổng công suất 1,5 triệu
m3/ngày, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của người dân và doanh nghiệp. Tính đến
năm 2023, tổng chiều dài đường ống cấp nước trên địa bàn Đà Nẵng là 4.200 km.
Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch đạt 99,98%. Thành phố Đà Nẵng đang triển khai
dự án mở rộng mạng lưới điện nước đến năm 2040 với tổng mức đầu tư khoảng
10.000 tỷ đồng
3.2.3. Hạ tầng CNTT
Đà Nẵng là đầu mối viễn thông hiện đại của cả nước với cơ sở hạ tầng phát
triển đồng bộ đáp ứng nhu cầu kết nối quốc tế. Thành phố là nơi đầu tiên trên cả
nước vận hành hệ thống mạng không dây Da Nang Wifi toàn thành phố, với
khoảng 430 điểm kết nối, cung cấp hệ thống thông tin liên lạc an toàn và thuận tiện
cho các tổ chức và cá nhân. Đà Nẵng là một trong ba điểm kết cuối quan trọng nhất
của mạng trung kế đường trục quốc gia và điểm kết nối trực tiếp quốc tế.
Hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông của thành phố Đà Nẵng được
xây dựng với quy mô khá lớn và hiện đại. Hạ tầng Công nghệ thông tin truyền
thông đạt tiêu chuẩn quốc tế, gồm Mạng đô thị thành phố (MAN) (300km); Trung
tâm dữ liệu (Data Centre) (170 TB); Hệ thống kết nối không dây (Wifi) trên toàn
thành phố; Call Center. Cho đến thời điểm hiện nay, tại thành phố đã có những
bước phát triển nhanh chóng và được mở rộng theo hướng dịch vụ đa ngành với
chất lượng ngày càng cao nhằm đáp ứng được nhu cầu của cư dân, doanh nghiệp
và sẵn sàng để triển khai xây dựng một thành phố thông minh.
3.2.4. Hạ tầng các khu công nghiệp.
Cơ sở hạ tầng tại các khu công nghiệp hiện nay ngày càng hoàn chỉnh nhằm
đáp ứng những điều kiện cơ bản của những nhà đầu tư trong và ngoài nước. Khu
công nghệ cao tại Đà Nẵng chính là một trong số 3 khu công nghệ cao đa chức
năng thuộc cấp Quốc gia của Việt Nam và là một khu công nghệ cao Quốc gia duy
nhất tại khu vực miền Trung.
Thành phố Đà Nẵng hiện nay có đến 6 khu công nghiệp bao gồm: KCN Hòa
Khánh, KCN Liên Chiểu, KCN Đà Nẵng, KCN Hòa Cầm, KCN Hòa Khánh mở
rộng, Khu dịch vụ Thủy sản Đà Nẵng với tổng diện tích đất hơn 1.160,18ha nằm
tại khu vực có vị trí thuận lợi.
Ngoài ra còn có 3 khu công nghiệp mới đang kêu gọi đầu tư: KCN Hòa Ninh
(400 ha), KCN Hòa Nhơn (360 ha) và KCN Hòa Cầm mở rộng (120 ha) và đang
đầu tư Khu Công nghiệp hỗ trợ Khu công nghệ cao Đà Nẵng (58,53 ha)
15
4. Đặc điểm pháp lý - chính trị
Trong hệ thống chính trị của Đà Nẵng trực thuộc Trung ương trong một
phần tư thế kỷ qua thì hệ thống chính trị cấp thành phố là ổn định hơn cả về mặt
mô hình, chẳng hạn trong khi các quận và các phường đã hai lần thí điểm không tổ
chức hội đồng nhân dân theo mô hình chính quyền đô thị thì hội đồng nhân dân
thành phố vẫn luôn là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương. Nhiều năm qua,
hệ thống chính trị cấp thành phố luôn phấn đấu để đạt được mục tiêu: Đảng nói dân
tin, Mặt trận và đoàn thể vận động dân theo, Chính quyền làm dân ủng hộ, và trên
thực tế phụng sự nhân dân, hệ thống chính trị cấp thành phố và hệ thống chính trị
toàn thành phố Đà Nẵng không ít lần từng đạt đến mục tiêu này.
4.1. Những chính sách phát triển thu hút vốn đầu tư của Đà Nẵng
Đà Nẵng là một thành phố năng động, có nhiều tiềm năng và lợi thế để thu
hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Trong những năm qua, Đà Nẵng đã triển khai
nhiều chính sách thu hút FDI, đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Các chính sách thu hút FDI của Đà Nẵng tập trung vào các nội dung sau:
● Tạo môi trường đầu tư thuận lợi
Đà Nẵng đã có nhiều nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo
điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Thành phố đã đơn giản hóa thủ
tục hành chính, giảm thời gian giải quyết thủ tục đầu tư, kinh doanh. Đồng thời, Đà
Nẵng cũng tăng cường phòng chống tham nhũng, bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu
tư.
● Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh
Đà Nẵng đã ban hành nhiều chính sách cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh,
như: Đơn giản hóa thủ tục hành chính; Cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh (PCI); Tăng cường phòng chống tham nhũng… Các chính sách cải thiện môi
trường đầu tư, kinh doanh đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư,
doanh nghiệp hoạt động tại Đà Nẵng.
● Hỗ trợ nhà đầu tư
Đà Nẵng đã triển khai nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ nhà đầu tư,
như: hỗ trợ về thuế, đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại,... Các chương
trình, chính sách này đã góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu
tư, giúp họ nhanh chóng triển khai dự án.
+ Hỗ trợ về thuế
Đà Nẵng đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ về thuế cho các doanh nghiệp
đầu tư vào thành phố, như:

16
- Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp đầu tư vào
các lĩnh vực ưu tiên, như công nghệ cao, công nghiệp chế biến, chế tạo, du
lịch,...
- Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp đầu tư vào
các khu công nghiệp, khu kinh tế,...
- Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp thực hiện dự
án đầu tư mới trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên.
+ Hỗ trợ về đất đai
Đà Nẵng đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ về đất đai cho các doanh
nghiệp đầu tư vào thành phố, như:
- Thuê đất trả tiền hàng năm với giá ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư vào
các lĩnh vực ưu tiên.
- Giảm giá tiền thuê đất cho các doanh nghiệp đầu tư vào các khu công
nghiệp, khu kinh tế,...
- Cho thuê đất trả tiền một lần với giá ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư vào
các lĩnh vực ưu tiên.
+ Hỗ trợ về tín dụng
Đà Nẵng đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ về tín dụng cho các doanh
nghiệp đầu tư vào thành phố, như:
- Hỗ trợ vay vốn ưu đãi từ các ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp
đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn tín dụng từ các tổ chức tài
chính quốc tế.
+ Hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực
Đà Nẵng đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực cho
các doanh nghiệp đầu tư vào thành phố, như:
- Hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động theo nhu cầu của doanh nghiệp.
- Hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao
động.
+ Hỗ trợ về xúc tiến thương mại
Đà Nẵng đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ về xúc tiến thương mại cho
các doanh nghiệp đầu tư vào thành phố, như:
- Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước.
- Hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, hàng hóa trên các phương tiện
truyền thông đại chúng.

17
4.2. Một số dự án thu hút vốn đầu tư tại thành phố Đà Nẵng
Quan điểm thu hút đầu tư giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2030 của Đà
Nẵng chỉ ra đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài là hai động lực quan
trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, đảm bảo thu hút đầu tư có
hiệu quả, bền vững, kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa hiệu quả kinh tế với
trách nhiệm xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường
Chuyển hoạt động thu hút đầu tư từ thế bị động sang chủ động, đặc biệt là
đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thu hút có chọn lọc các dự án, gắn thu hút với đảm
bảo quốc phòng an ninh, đề ra các giải pháp mang tính chiến lược nhằm đón đầu
dòng vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài dịch chuyển cho tác động
từ dịch bệnh COVID-19 và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, Nga - Ukraina
Mục tiêu giai đoạn 2021-2025, thành phố thu hút vốn đầu tư đăng ký đạt
khoảng 3 tỷ USD; đến năm 2030 đạt khoảng 4 tỷ USD; tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng
công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại mà đảm bảo bảo vệ môi trường, hướng đến
công nghệ cao tăng 50% vào năm 2025 và tăng gấp đôi vào năm 2030 so với năm
2018. Tỷ lệ nội địa hóa tăng lên mức 30% năm 2025 và 40% vào năm 2030. Tỷ
trọng lao động qua đào tạo trong cơ cấu sử dụng lao động đạt 75% vào năm 2025
và lên 80% trong 5 năm sau đó.
Đà Nẵng cũng định hướng không chấp thuận, tiếp nhận các dự án có sử
dụng công nghệ lạc hậu, tiêu tốn năng lượng và lãng phí tài nguyên môi trường
cũng như thâm dụng lao động, đặc biệt là các dự án ảnh hưởng đến an ninh quốc
phòng. Bên cạnh đó, thành phố tập trung thu hút đầu tư và lựa chọn các dự án dịch
chuyển thuộc các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, tiên tiến, công nghệ thân thiện
với môi trường, dần triển khai sử dụng năng lượng tái tạo.
➢ CẢNG LIÊN CHIỂU
- Vị trí và quy mô dự án: dự án được xây dựng tại phường Hòa Hiệp Bắc,
quận Liên Chiểu với tổng diện tích quy hoạch 450 ha, bao gồm cả phần mặt
nước. Dự án gồm các hạng mục chính như kè chắn sóng, đê chắn sống,
luồng tàu, hạ tầng kỹ thuật kết nối, có khả năng tiếp nhận tàu tổng hợp, hàng
rời tải trọng đến 100,000 tấn, tàu container có sức chở từ 6,000 đến 8,000
Teus (Twenty-foot equivalent unit).
- Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn: Tổng mức đầu tư dự án dự kiến hơn 3,400 tỷ
đồng. Trong đó nguồn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 hỗ
trợ dự án là hơn 2,900 tỉ đồng; phần còn lại sử dụng ngân sách địa phương
của thành phố. Ngoài ra, dự án cũng nhận được sự quan tâm và tài trợ từ

18
nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài như Cơ quan Hợp tác quốc tế
Nhật Bản JICA, Tập đoàn Cảng Singapore PSA,...
- Mục tiêu và tác động của dự án: Mục tiêu của dự án nhằm xây dựng cơ sở
hạ tầng dùng chung Bến cảng Liên Chiểu tạo cơ sở phát triển cảng biển tại
khu vực Liên Chiểu. Giai đoạn đầu đáp ứng thông qua lượng hàng đến 5
triệu tấn/năm và phát triển các bến giai đoạn tiếp theo theo giai đoạn quy
hoạch nhằm giảm tải cho khu bến Tiên Sa và bến Sơn Trà, giảm áp lực giao
thông đường bộ đi qua nội đô TP. Đà Nẵng; tăng cường kết nối vùng và liên
vùng, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội của thành phố và trong
khu vực. Dự án cũng có tác động tích cực đến việc tạo công ăn việc làm, thu
hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh và hợp tác quốc tế, bảo vệ môi
trường và an ninh quốc phòng
- Tiến độ và định hướng phát triển của dự án: Dự án được công bố vào năm
2017 và được phê duyệt quy hoạch chi tiết vào năm 2021. Dự án khởi công
vào cuối năm 2022 đầu năm 2023 và dự kiến hoàn thành trước năm 2025.
Định hướng phát triển là xây dựng một khu cảng đặc biệt, có vai trò trung
tâm Logistics quốc tế, có khả năng tiếp nhận các tàu hàng lớn nhất trong khu
vực và trở thành cửa ngõ kết nối Đông Nam Á với thế giới.
⇒ Đối với dự án Cảng Liên Chiểu, một trong những vấn đề còn tồn đọng là
nguồn vật liệu xây dựng. Theo báo cáo của Ban Quản lý các dự án đầu tư cơ
sở hạ tầng ưu tiên TP. Đà Nẵng, khối lượng đá cần cho dự án là gần 3 triệu
khối, nhưng nguồn cung từ các mỏ đá ở Đà Nẵng và các tỉnh lân cận không
đủ để đáp ứng. Đây là một vấn đề nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tiến
độ và chất lượng của dự án. Một số giải pháp có thể đề xuất cho vấn đề này:
tăng cường hợp tác với các địa phương khác để huy động nguồn vật liệu;
kiến nghị Thành phố nâng công suất của các mỏ đá đủ điều kiện khai thác;
tìm kiếm các nguồn vật liệu thay thế có chất lượng tương đương; tăng cường
kiểm tra, giám sát chặt và quản lý chặt chẽ việc sử dụng vật liệu xây dựng.
➢ KHU PHỨC HỢP TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH
- Vị trí và quy mô: Dự án định hướng phát triển tại 4 lô đất đường Võ Văn
Kiệt và 1 lô đất giáp đường Võ Nguyên Giáp và dường Võ Văn Kiệt, thuộc
quận Sơn Trà của Đà Nẵng. Đây sẽ là khu lõi trung tâm tài chính với tổng
diện tích 8,4 ha, bao gồm các hạng mục chính như trung tâm tài chính,
thương mại, vui chơi giải trí, casino, khách sạn, chung cư cao cấp, công viên
và hạ tầng kỹ thuật số đồng bộ.

19
- Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn: Tổng mức đầu tư dự kiến hơn 2 tỷ USD,
được huy động theo hình thức BOT hoặc BT. Dự án đã nhận được nhiều sự
quan tâm đến từ các tập đoàn Silver Shores (Hong Kong), Sun Group (Việt
Nam), Vingroup (Việt Nam), Lotte (Hàn Quốc), Las Vegas Sands (Mỹ),...
- Mục tiêu và tác động của dự án: Mục tiêu dự án nhằm xây dựng một khu
phức hợp đa chức năng, mang tính biểu tượng cho thành phố Đà Nẵng, góp
phần phát triển thành phố thành một trung tâm tài chính quốc tế và du lịch
cao cấp.
- Tiến độ và định hướng phát triển của dự án: Dự án lần đầu tiên công bố vào
năm 2017 và được phê duyệt quy hoạch chi tiết vào năm 2021. Dự kiến khởi
công trong năm 2022 và hoàn thành trong năm 2025. Định hướng phát triển
của dự án xây dựng một khu phức hợp hiện đại, sang trọng có vai trò là
trung tâm tài chính, thương mại, văn hóa, giải trí và đảm bảo được cả lĩnh
vực đời sống cho người dân cũng như khách du lịch, thu hút các nhà đầu tư
và các khách du lịch đến Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng, đáp ứng
nhu cầu đa dạng của tất cả mọi người.
⇒ Đối với dự án Khu phức hợp trung tâm thì việc lựa chọn nhà đầu tư đang
là vấn đề lớn. Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư của thành phố, dự án
đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước
nhưng chưa có nhà đầu tư nào chính thức đăng ký tham gia. Đây là một vấn
đề khó khăn, ảnh hưởng đến hiệu quả xây dựng và khả năng thu hồi vốn của
dự án. Không chỉ vậy ở thời điểm hiện tại việc giải ngân vốn chậm cũng
đang là một trở ngại có thể ảnh hưởng đến tiến độ của dự án. Để khắc phục
thì có thể xây dựng các tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư phù hợp với quy mô và
tính chất của dự án hơn; tăng cường quảng bá và tuyên truyền về dự án để
thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư tiềm năng; tạo điều kiện thuận lợi cho
các nhà đầu tư tham gia khảo sát, nghiên cứu và đề xuất dự án; luôn đảm bảo
tính minh bạch và công bằng trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư và từ đó
khắc phục được thêm vấn đề giải ngân vốn và thu hồi vốn chậm.
III. ĐÁNH GIÁ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ĐÔ THỊ Ở ĐÀ NẴNG
1. Thành tựu
Đà Nẵng là một trong 12 tỉnh, TP có tỷ lệ đô thị hóa và tỷ lệ dân số đô thị
cao nhất cả nước; với tính chất là đô thị trọng điểm vùng miền Trung và Tây
Nguyên, là nơi tập trung lực lượng lao động lớn và có xu hướng cư trú lâu dài.
Trong đó, dân cư đô thị tập trung chủ yếu ở 6 quận trung tâm và mật độ cao nhất
tại quận Thanh Khê với 19.712 người/km2, quận Hải Châu là 8.746 người/km2.
20
Cấu trúc đô thị hiện trạng TP Đà Nẵng theo dạng đơn tâm với lõi trung tâm
đô thị, trung tâm thương mại - dịch vụ tập trung quanh trung tâm phố cũ thuộc
quận Thanh Khê và Hải Châu và trải dọc theo bờ biển và Quốc lộ 1 theo hướng
Bắc - Nam. Theo đó, lấy hạt nhân là khu vực quận Thanh Khê và Hải Châu làm
trung tâm văn hóa, hành chính, thương mại dịch vụ, từ đó phát triển ra các vùng
xung quanh với những chức năng được tổ chức hợp lý dựa trên điều kiện tự nhiên
và liên kết về giao thông.
“Các chức năng đô thị được định hình tương đối phù hợp với quy hoạch lãnh
thổ, mang đặc trưng một đô thị ven biển. Việc hình thành các khu công nghiệp,
cảng biển và logistics bám xung quanh các đầu mối giao thông đường bộ, đường
thủy. Các khu du lịch hình thành trên cơ sở khai thác thế mạnh về điều kiện tự
nhiên, cảnh quan khu vực. Khu dân cư và các trung tâm thương mại, dịch vụ được
hình thành trên cơ sở kế thừa, kết nối những đặc trưng văn hóa, con người khu
vực” – hồ sơ nêu.
Trong khi đó, phân bố dân cư đô thị TP Đà Nẵng là đặc trưng cho sự phát
triển thế mạnh về điều kiện tự nhiên, với việc hình thành đô thị tập trung, tạo động
lực cho sự phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh đó cũng bảo tồn được những cảnh
quan tự nhiên khu vực phía Tây, tạo điều kiện thuận lợi cho hình thành những hoạt
động du lịch và các chức năng khác của đô thị.
2. Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu thì trong quá trình phát triển đô thị Đà Nẵng cũng
bộc lộ nhiều tồn tại. Cụ thể, về hệ thống đô thị: các khu vực phát triển đô thị vùng
ven trung tâm TP đang hình thành và phát triển nhanh chóng, tuy nhiên chưa có sự
liên kết về mặt phát triển kinh tế-xã hội, dẫn đến hình thành nên các điểm rời rạc,
không tập trung.
Ngoài ra còn bị thách thức bởi những hạn chế phát triển do địa hình đồi núi
ở phía Tây và các khu vực tự nhiên bị chia cắt, và sự tập trung phát triển đô thị dọc
theo bờ biển, nơi có nhiều cụm khách sạn và khu nghỉ dưỡng nằm dọc ven biển.
Điều này dẫn đến việc sử dụng không hiệu quả, tối ưu được hệ thống hạ tầng cơ
sở.
Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa sẽ gia tăng áp lực đến điều kiện cơ sở hạ
tầng, đặc biệt là giao thông bộ hành, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải. “Nếu
không có được quy hoạch hợp lý và giải pháp hữu hiệu, sự ùn tắc giao thông, ô
nhiễm nước mặt và biển ven bờ sẽ có các tác động tiêu cực đến chất lượng môi
trường cũng như sự phát triển của Đà Nẵng.
21
Việc phát triển đô thị của TP Đà Nẵng có tốc độ cao nhưng không đồng bộ.
Sự phát triển đô thị sẽ diễn ra về hướng Tây theo hướng tuyến tính dọc theo các
con sông và con đường chính, điều này đưa đến kết quả là một đô thị dàn trải và
không bền vững.
3. Triển vọng tăng trưởng kinh tế đô thị Đà Nẵng thời gian tới
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến sự phát triển
của Đà Nẵng. Nhiều Nghị quyết và chính sách đặc thù về Đà Nẵng được ban hành,
tạo động lực to lớn cho thành phố biển tăng tốc phát triển. Định hướng chiến lược
trong Nghị quyết 43-NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 26-NQ/TW về “Phát triển kinh
tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải
Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”… tiếp tục đặt mục tiêu cao hơn,
xa hơn cho Đà Nẵng.
Theo bà Lê Thanh Tùng, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Đà
Nẵng, Quy hoạch Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là bản quy
hoạch tích hợp tất cả các ngành và lĩnh vực. Khi làm quy hoạch, tất cả các ngành
cùng chung tay, vì vậy các vấn đề đan xen được giải quyết. “Quy hoạch cũng làm
rõ hơn những Nghị quyết của Trung ương dành cho Đà Nẵng. Từ đó, cung cấp
“bức tranh” tổng thể cho nhà đầu tư, doanh nghiệp về các định hướng và lĩnh vực
phát triển, cũng như các dự án cụ thể. Trên cơ sở đó, cân đối về quỹ đất, bố trí sẵn
quỹ đất cho các dự án. Sau khi có quy hoạch sẽ có cơ sở pháp lý để đồng bộ những
quy hoạch khác… Quy hoạch tạo nên động lực to lớn, mở cánh cửa đến tương lai
cho thành phố”, bà Tùng chia sẻ.
Quy hoạch đặt mục tiêu đến năm 2030 xây dựng Đà Nẵng trở thành một
trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á
với vai trò trung tâm về khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo, du lịch, thương mại, tài
chính, logistics, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ
trợ; một trong những trung tâm văn hóa - thể thao, giáo dục - đào tạo, y tế chất
lượng cao, khoa học - công nghệ phát triển của cả nước; Trung tâm tổ chức các sự
kiện tầm khu vực và quốc tế; Thành phố cảng biển, đô thị biển quốc tế với vị trí là
hạt nhân của chuỗi đô thị và cực tăng trưởng của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải
miền Trung, khu vực Bắc Tây Nguyên và đạt đẳng cấp khu vực châu Á; Đô thị
sinh thái, hiện đại và thông minh, thành phố “đáng sống”... Đến năm 2050, Đà
Nẵng trở thành đô thị lớn, sinh thái, thông minh, bản sắc, bền vững, ngang tầm
quốc tế, giữ vai trò là đầu mối kết nối và phát triển với mạng lưới đô thị khu vực và
quốc tế…
22
Với những mục tiêu quan trọng như thế, Quy hoạch mở ra một chương mới
đầy triển vọng cho Đà Nẵng. Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh khẳng
định: “Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị có ý nghĩa hết sức quan trọng
đối với sự phát triển của thành phố; Quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến
năm 2050 đã định hình rõ quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của
thành phố trong hơn 20 năm tới và giải quyết hài hòa giữa “bài toán” phát triển
kinh tế, đô thị với bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
Với quyết tâm cao nhất, Đà Nẵng nỗ lực, phấn đấu để xây dựng thành phố
trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và Đông
Nam Á. Và đường hướng của Đảng và Nhà nước đã mở ra trang sử mới, đưa Đà
Nẵng bước vào chặng đường chinh phục mục tiêu vươn tầm quốc tế”.

23
KẾT LUẬN
Đà Nẵng xác định đổi mới sáng tạo, kinh tế tri thức và chuyển đổi số toàn
diện là nhân tố đóng góp chủ yếu cho nâng cao chất lượng tăng trưởng. Phát huy
vai trò của các thành phần kinh tế gồm: kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài; huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực xã hội để tạo
đột phá trong xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại.
Thành phố tập trung nâng cao chất lượng cải cách hành chính, cải thiện môi trường
đầu tư kinh doanh nhằm tận dụng và phát huy cơ hội của xu thế phát triển khu vực
và quốc tế, sự dịch chuyển các luồng đầu tư, làn sóng đầu tư theo hướng có lợi cho
Việt Nam và Đà Nẵng. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo sẽ phát triển toàn diện, nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực, phát huy tối đa nhân tố văn hóa, con người làm nền
tảng cho phát triển bền vững.

24

You might also like