You are on page 1of 31

Contents

Chương I: Quản lý hoạt động đầu tư....................................................................................................................................3


1/ Trình bày các nguyên tắc quản lý hoạt động đầu tư. Hãy cho biết sự cần thiết phải tuân thủ những nguyên tắc này
trong quản lý hoạt động đầu tư? Liên hệ mức độ tuân thủ các nguyên tắc này ở Việt nam ?..............................................3
2/Trình bày các phương pháp quản lý hoạt động đầu tư và ưu, nhược điểm của từng phương pháp? Anh (chị) hãy cho
biết việc vận dụng những phương pháp này trong quản lý hoạt động đầu tư ở Việt Nam hiện nay? Trong điều kiện hiện
nay phương pháp nào được xem là quan trọng nhất? Vì sao?.............................................................................................4
3/Trình bày nội dung quản lý hoạt động đầu tư của Nhà nước và của các Bộ, Ngành, Địa phương ? ý nghĩa của từng nội
dung trong công tác quản lý hoạt động đầu tư ? Hãy làm rõ mức độ thực hiện các nội dung này ở Việt Nam hiện nay?. . .6
4/Trình bày các công cụ quản lý hoạt động đầu tư và tác dụng của từng công cụ đối với công tác quản lý đầu tư hiện
nay?...................................................................................................................................................................................... 7
5/Hãy làm rõ nguyên nhân của tình trạng Thất thoát lãng phí trong hoạt động đầu tư ở Việt Nam hiện nay? Theo anh
(chị), cần áp dụng những giải pháp nào để khắc phục tình trạng thất thoát lãng phí trong đầu tư?...................................8
6/ Theo anh (chị), khi triển khai 1 dự án đầu tư cần làm những thủ tục đầu tư nào?........................................................10
7/ Quy trình xin giao đất, thuê đất.....................................................................................................................................11
8/ Thủ tục xin giấy phép xây dựng......................................................................................................................................11
Chương II: Kế hoạch hóa hoạt động đầu tư........................................................................................................................12
1/ Trình bày các nguyên tắc cần tuân thủ khi lập kế hoạch đầu tư? Anh (chị) hãy cho biết sự cần thiết và mức độ tuân
thủ các nguyên tắc này trong quá trình lập kế hoạch đầu tư ở Việt Nam hiện nay?..........................................................12
2/ Anh (chị) hãy cho biết quy trình lập kế hoạch đầu tư tại các đơn vị đầu mối kế hoạch ( các địa phương, ngành…)......14
3/ Tác dụng của công tác lập kế hoạch đầu tư...................................................................................................................15
4/ Trình bày các tiêu chí phân bổ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các địa phương?..............................................15
5/ Trình bày quy trình lập kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm của nhà nước?................................................................16
Chương III: Kết quả và hiệu quả đầu tư..............................................................................................................................17
1/Trình bày khái niệm, phương pháp xác định chỉ tiêu “Khối lượng vốn đầu tư thực hiện”?.............................................17
2/Trình bày khái niệm, phương pháp xác định chỉ tiêu “ Tài sản cố định huy động và Năng lực sản xuất phục vụ tăng
thêm”?................................................................................................................................................................................ 19
3/Trình bày các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư của Ngành, Địa phương và toàn bộ nền kinh tế? Theo anh (chị), cần áp
dụng những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả đầu tư ở Việt Nam hiện nay?................................................................20
4/Trình bày các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư trong doanh nghiệp? Theo anh (chị) cần áp dụng những giải
pháp nào để có thể nâng cao hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay?................................................21
5/Trình bày các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế xã hội của một dự án đầu tư? Theo anh (chị), chỉ tiêu nào là chỉ tiêu
quan trọng nhất trong điều kiện Việt Nam hiện nay? Vì sao?.............................................................................................23
Chương IV: Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp.............................................................................................................24
1/Trình bày quy trình đầu tư trong doanh nghiệp?............................................................................................................24
2/Trình bày các nguồn vốn đầu tư trong doanh nghiệp?....................................................................................................24
3/Trình bày nội dung cơ bản của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp? Anh (chị) hãy cho biết vài nét về tình hình đầu tư
của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay?.........................................................................................................................25
4/ Trình bày các loại đầu tư trong doanh nghiệp?..............................................................................................................26
5/Nội dung đầu tư tài sản hữu hình và đầu tư tài sản vô hình trong doanh nghiệp? Mối quan hệ giữa 2 loại đầu tư này?
............................................................................................................................................................................................ 27
6/ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư trong doanh nghiệp?............................................................27
Chương V: Đầu tư công......................................................................................................................................................28
1/Anh (chị) hãy cho biết sự giống nhau và khác nhau giữa đầu tư công và đầu tư trong doanh nghiệp?.........................28
2/Mục tiêu và nội dung của đầu tư công? Nhận xét những đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư công? Liên hệ với
thực tế Việt Nam?...............................................................................................................................................................28
3/Các chủ thể tham gia đầu tư công? Phân tích mối quan hệ giữa các chủ thể này trong hoạt động đầu tư công?..........29
4/Trình bày các hình thức quản lý dự án đầu tư công ở Việt Nam hiện nay?.....................................................................29
5/Đánh giá hoạt động đầu tư công ở Việt Nam? Phân tích vai trò của đầu tư công trong phát triển kinh tế xã hội Việt
Nam thời gian qua?............................................................................................................................................................29
6/Nội dung và yêu cầu của giám sát hoạt động đầu tư công?...........................................................................................30
7/ Phân tích mối quan hệ giữa đầu tư công và nợ công? Liên hệ với thực tiễn Việt Nam?.................................................30
Chương I: Quản lý hoạt động đầu tư

1/ Trình bày các nguyên tắc quản lý hoạt động đầu tư. Hãy cho biết sự cần thiết phải tuân thủ những
nguyên tắc này trong quản lý hoạt động đầu tư? Liên hệ mức độ tuân thủ các nguyên tắc này ở Việt nam ?
Khái niệm: Quản lý hoạt động đầu tư là sự tác động liên tục có tổ chức, định hướng mục tiêu vào quá trình
đầu từ và các yếu tố đầu tư bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp kinh tế- xã hội - tổ chức- kỹ thuật và các
biện pháp khác để nhằm đạt được kết quả, hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất trong điều kiện cụ thể, xác định và
trên cơ sở vận dụng sáng tạo những quy luật khác quan và quy luật đặc thù của đầu tư
Các nguyên tắc tóm tắt như sau :
1.Nguyên tắc thống nhất, kết hợp hài hòa chính trị và kinh tế: Ở VN, chính trị và KT không thể tách rời
nhau vì chính sách của Đảng là cơ sở của mọi biện pháp lãnh đạo kinh tế, hướng dẫn sự phát triển không
ngừng của nền KT.
Nguyên tắc xuất phát từ đòi hỏi khách quan : KT q.định CT, CT là biểu hiện tập trung of KT, nó tác động tích
cực và tiêu cực đến sự ↑ KTXH. Vì vậy cần sự thống nhất KT-CT trong qlý h/đ KT nói chung và trong ĐT nói
riêng. Khi áp dụng nguyên tắc này, hđ đầu tư sẽ thực hiện được đúng các mục tiêu cả về vĩ mô và vi mô
2. Nguyên tắc tập trung dân chủ:
- Yêu cầu:
+ công tác QLĐT phải theo sự lãnh đạo thống nhất từ 1 trung taam
+ phát huy tính sáng tạo của các đơn vị thực hiện đầu tư

- Biểu hiện:
Khi giải quyết bất cứ vấn đề gì trong phát sinh trong quản lí đầu tư, 1 mặt phải dựa vào ý kiến, nguyện
vọng, tinh thần chủ động sáng tạo của các đối tượng bị QL. Mặt khác phải có 1 trung tâm QL tập trung thống
nhất với mức độ phù hợp để không xảy ra tình trạng tự do vô chính phủ và vô chủ tỏng quản lí và cục bộ địa
phương, nh cũng đảm bảo k ôm đồm, tránh tình trạng quan liêu, giai trg độc đoán.

Tuân thủ nguyên tắc này giúp cho việc quản lý mới thực hiện được trong đầu tư (đặc biệt là trong vĩ mô).
Mọi hoạt động, mục tiêu đều nằm trong mục đích phát triển của chiến lược phát triển KTXH. Nguyên tắc này
được áp dụng khắc phục được tình trạng đầu tư vô trách nhiệm, hiệu quả đầu tư cao. Nguyên tắc này đảm
bảo tập trung nhưng vẫn dân chủ nên phát huy được tính sáng tạo.
3.Nguyên tắc quản lí theo ngành kết hợp với quản lí theo địa phương và vùng lãnh thổ:
- Trong công tác q/lí ĐT, sự kết hợp q/lí theo ngành v q/lí theo các đ/phg v vùng l/thổ được thể hiện trong
việc XD chiến lược, quy hoạch, KH, các c/sách PT, đặc biệt trong việc XD cơ cấu ĐT theo ngành v cơ cấu ĐT
theo vùng l/thổ để:
+ đảm bảo sự PT cân đối các ngành: vì đầu ra của ngành này lại là đầu vào của ngành khác
+ nâng cao hiệu quả hoạt động ĐT
+ khai thác hết tiềm năng v lợi thế đ/phg, vùng lãnh thổ.
4. Nguyên tắc kết hợp hài hòa lợi ích trong đầu tư
Đầu tư tạo ra lợi ích, có rất nhiều loại lợi ích như lợi ích kinh tế và xã hội, lợi ích Nhà nước, lợi ích tập thể và
cá nhân, lợi ích trực tiếp, lợi ích gián tiếp….Biểu hiện của nguyên tắc này là kết hợp hài hòa giữa các lợi ích trên
và giữa các cá nhân, tập thể, người lao động, chủ đầu, chủ thầu…. Sự kết hợp này được đảm bảo bằng các
chính sách của Nhà nước, bằng hoạt động thỏa thuận giữa các đối tượng tham gia quá trình đầu tư
Thực tiễn trong hoạt động đầu tư và hoạt động kinh tế cho thấy lợi ích là yếu tố chi phối. Những lợi ích đó
có thể thống nhất có thể mâu thuẫn với nhau, do đó Trong công tác quản lý đầu tư phải có sự kết hợp hài hòa
mới có thể thực hiện được và đạt hiệu quả kinh tế.
5. Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả:
- Tiết kiệm: Tiết kiệm chi phí đầu tư, thời gian, SD TNTN, đảm bảo đầu tư trọng điểm, đồng bộ.
- Hiệu quả: với 1 lượng vốn đầu tư nhất định thì phải đem lại hiệu quả KTXH max or đạt đc hiệu quả KTXH
đã dự kiến vs chi phí min
- Biểu hiện nguyên tắc:
+ Với CĐT: đạt lợi nhuận cao nhất
+ Với NN: mức đóng góp ngân sách, mức tăng thu nhập NLĐ, tạo việc làm,bảo vệ môi trường, phát
trieenrKT-XH, phúc lợi xã hội
6. Nguyên tắc gắn phát triển KT vs phát triển VHXH: Phát triển KT, phát triển XH và môi trường là 3 khía
cạnh của phát triển bền vững. Phát triển KT phải đi đôi với thực hiện công bằng XH, khắc phục tình trạng phân
hóa giàu nghèo. Cạnh tranh là động lực phát triển KT nh k chấp nhận cạnh tranh dẫn đến sự bất lợi rủi ro. Phát
triển KT phải luôn gắn vs chính sách bảo vệ MT. Tuân thủ nguyên tắc này sẽ dễn đến phát triển bền vững.
7.Nguyên tắc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lí hoạt động đầu tư
Nguyên tắc này đòi hỏi phải quản lí nhà nước về đầu tư phải dựa trên cơ sở pháp luật của Nhà nước.
Nguyên tắc này k cho phép các cơ quan Nhà nước thực hiện việc quản lí đầu tư 1 cách chủ quan, tuỳ tiện mà
phải dựa vào pháp luật, làm đúng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của nhà nước để tránh tình
trạng: “dân xử theo luật, quan xử theo lễ”
Để nguyên tắc này được thực hiện phải đảm bảo 3 điều kiện sau:
-Xây dựng và hoàn chỉnh luật pháp
-Giáo dục pháp luật cho dân
-Phải xử lí 1 cách nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật
8. Nguyên tắc về mở rộng hợp tác đầu tư với các nước, với yêu cầu các bên cùng có lợi, k xâm phạm độc
lập chủ quyền và lãnh thổ của nhau theo phương thức đa phương hoá, đa dạng hoá.

2/Trình bày các phương pháp quản lý hoạt động đầu tư và ưu, nhược điểm của từng phương pháp? Anh
(chị) hãy cho biết việc vận dụng những phương pháp này trong quản lý hoạt động đầu tư ở Việt Nam hiện
nay? Trong điều kiện hiện nay phương pháp nào được xem là quan trọng nhất? Vì sao?
1. Phương pháp kinh tế
Phương pháp kinh tế là sự tác động của chủ thể quản lý vào đối tượng quản lý thông qua các lợi ích kinh tế
nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định.
Hình thức thể hiện: sử dụng các chính sách và các đòn bẩy kinh tế để hướng dẫn, kích thích, động viên và
điều chỉnh hành vi của các đối tượng tham gia quá trình đầu tư theo các mục tiêu đã xác định trong từng giai
đoạn của nền kinh tế.
Ưu điểm: Tác động vào lợi ích kinh tế của các đối tượng tham gia đầu tư nên nhạy bén và linh hoạt phát
huy được tính chủ động sáng tạo của các đối tượng tham gia đầu tư.
Kết hợp hài hoà được lợi ích của nhà nước, của xã hội với lợi ích của các đối tượng tham gia đầu tư.
Đây là phương pháp quản lý tốt nhất để thực hiện tiết kiệm và nâng cao hiệu quả đầu tư.
Nhược điểm: Tốn chi phí nên đôi khi gây ra tiêu cực và gian lận để tránh bị phạt kinh tế của chủ đầu tư.
2. Phương pháp hành chính
Phương pháp hành chính là cách thức tác động trực tiếp của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý bằng
văn bản, chỉ thị, những quy định về mặt tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong những tình huống nhất
định. Chỉ có người ra quyết định mới có quyền thay đổi quyết định bằng cách tác động về mặt tổ chức thông
qua việc thể chế hoá tổ chức (cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, cơ chế hoá về mặt tổ chức…) đây là tác
động mang tính chất ổn định.Hoặc tác động điều chỉnh hành động của đối tượng quản lý. Khi xuất hiện các vấn
đề cần giải quyết trong quá trình quản lý, tác động mang tính chất tức thời.
Đặc điểm:
Tính bắt buộc: đòi hỏi các đối tượng quản lý phải chấp hành nghiêm chỉnh các tác động hành chính, nếu vi
phạm sẽ bị xử lý.
Tính quyền lực: Đòi hỏi các cơ quan quản lý chỉ được phép đưa ra các tác động hành chính đúng với thẩm
quyền của mình.
Ưu điểm:
Xác định ký cương trật tự làm việc trong tổ chức.
Giải quyết trực tiếp các vấn đề cụ thể trong quản lý rất nhanh chóng vì các tác động hành chính có hiệu lực
ngay từ khi ban hành quyết định.
Nhược điểm: Dẫn đến tình trạng quan liêu trong quản lý,lạm dụng quyền hành những quy định hành chính
không khoa học, thiếu thông tin làm ảnh hưởng đến hiệu quả QLDT.
3. Phương pháp giáo dục
Các hoạt động kinh tế nói chung và đầu tư nói riêng đều được thực hiện thông qua con người. Con người là
đối tượng quản lý nhưng con người lại có
sự khác nhau về mức độ giác ngộ, trách nhiệm, đạo đức, quan điểm và trình độ hiểu biết về quản lý kinh tế.
Phương pháp giáo dục tiến hành thông qua việc tác động vào nhận thức và tình cảm của người trực tiếp tham
gia quá trình đầu tư nhằm nâng cao tính tự giác, trách nhiệm của họ trong quá trình thực hiện đầu tư.
Nội dung:
- Tuyên truyền chủ trương, chính sách định hướng trong đầu tư
- Giáo dục thái độ lao động, ý thức, tinh thần trách nhiệm.
- Giáo dục chuyên môn nghiệp vụ cho người trực tiếp tham gia hoạt động đầu tư.
- Khuyến khích phát huy tính sáng tạo, tính chủ động cho người lao động, đây được xem là yếu tố quan
trọng trong công tác quản lý đầu tư.
Ưu điểm: Phương pháp này sẽ đem lại hiệu quả cao trong đầu tư nếu thực hiện được vì con người là đối
tượng trung tâm, các hành vi kinh tế xảy ra dưới tác động của con người với động cơ về lợi ích vật chất và tính
thần khác nhau. Giáo dục con người có nhận thực đúng đắn, có trách nhiệm trong công việc và nâng cao trình
độ thì sẽ làm tăng hiệu quả đầu tư.
Nhược điểm : Khó thực hiện vì mức độ giác ngộ, trách nhiệm công dân và trình độ của mỗi người là khác
nhau.
4. Áp dụng phương pháp toán và thống kê trong quản lý hoạt động đầu tư
Để quản lý hoạt động đầu tư hiệu quả, bên cạnh các phương pháp định tính cần áp dụng các biện pháp
định lượng đặc biệt là phương pháp toán kinh tế và thống kê.
Sử dụng Phương pháp thống kê hay Mô hình toán kinh tế, Vận trù học, Điều khiển học
Ưu điểm: Với việc vận dụng các phương pháp toán kinh tế và thống kê cho phép nhận thức sâu sắc hơn các
quá trình kinh tế diễn ra trong lĩnh vực đầu tư, cho phép lượng hoá để chọn ra dự án đầu tư tốt nhất, lựa chọn
phương án đầu tư và xây dựng tối ưu, chọn nhà thầu có năng lực, tìm ra phương pháp thi công hợp lý nhất.
Nhược điểm: Đòi hỏi 1 cơ chế quản lý phù hợp. Thuận lợi trong quản lý đầu tư ở doanh nghiệp nhưng khó
áp dụng trong quản lý đầu tư trên phương diện vĩ mô vì khó lượng hoá.
5. Vận dụng tổng hợp các phương pháp quản lý trong quản lý hoạt động đầu tư.
Các quy luật kinh tế tác động lên hoạt động đầu tư một cách tổng hợp và hệ thống. Các phương pháp quản
lý là sự vận dụng các quy luật kinh tế nên chúng cũng phải được sử dụng tổng hợp thì mới có kết quả. Các
phương pháp quản lý luôn có mối quan hệ với nhau. Vận dụng tối ưu phương pháp quản lý này sẽ tạo điều
kiện cho việc sử dụng tốt các phương pháp kia.
Mỗi phương pháp quản lý đều có phạm vi áp dụng nhất định. Những ưu nhược điểm khác nhau phù hợp
với điều kiện cụ thể, do đó sử dụng phương pháp này sẽ bổ sung cho nhau các ưu điểm, khắc phục các nhược
điểm.
Tuy nhiên, khi vận dụng kết hợp các phương pháp để quản lý hoạt động đầu tư cần xác định phương pháp
áp dụng chủ yếu trên cơ sở hoàn cảnh cụ thể mục tiêu quản lý.
Nhận xét chung : Phương pháp kinh tế xét cho cùng vẫn là phương pháp quan trọng nhất vì nó thường
đem lại hiệu quả rõ rệt, là tiền đề vững chắc và lâu dài để vận dụng các phương pháp khác.

3/Trình bày nội dung quản lý hoạt động đầu tư của Nhà nước và của các Bộ, Ngành, Địa phương ? ý nghĩa
của từng nội dung trong công tác quản lý hoạt động đầu tư ? Hãy làm rõ mức độ thực hiện các nội dung
này ở Việt Nam hiện nay?
Nội dung quản lý họat động đầu tư của Nhà nước

- Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống luật pháp có liên quan đến đầu tư và các văn bản dưới luật liên quan
đến hoạt động đầu tư. Ban hành sửa đổi, bổ sung luật đầu tư và các luật liên quan như luật nhà đất, luật đất
đai, luật đấu thầu…
-Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư theo từng ngành, từng địa phương. Trên cơ sở đó xác
định danh mục các dự án ưu tiên. Cần phải xác định các dự án ưu tiên vì nguồn lực có hạn, nên xác định để có
kế hoạch huy động và sử dụng vốn có trọng tâm trọng điểm và hiệu quả
-Ban hành kịp thời các chính sách chủ trương đầu tư: chính sách tài chính tiền tệ, chính sách tín dụng, chính
sách ưu đãi…
-Ban hành các định mức kinh tế kĩ thuật chuẩn mực đầu tư để làm chuẩn mực thẩm định đánh giá các dự
án
-Xây dựng các chính sách cán bộ thuộc lĩnh vực đầu tư. Đào tạo, huấn luyện đội ngũ cán bộ chuyên môn có
trình độ chuyên sâu chuyên môn cho từng lĩnh vực của hoạt động đầu tư.
-Đề ra các chủ trương chính sách hợp tác đầu tư với nước ngoài và chuẩn bị các điều kiện về tài chính, vật
chất, nhân lực để hợp tác đạt hiệu quả cao
-Thực hiện chức năng giám sát và đánh giá đầu tư:
-NN quản lý trực tiếp nguồn vốn ngân sách cấp phát cho đầu tư và đối với các nguồn vốn khác phải có biện
pháp thích hợp nhằm đảm bảo sự cân đối tổng thể của toàn bộ nền kinh tế.
-Đối với những dự án sử dụng vốn của NN thì phải tổ chức đầu thầu, thẩm định kq đấu thầu,công tác sử
dụng vốn.
- Đối với dự án không sử dụng vốn NN thì NN phải sử dụng hệ thống chính sách đòn bẩy kt để khuyến khích
vào các ngành, lĩnh vực, địa ph, vùng lãnh thổ sao cho cân đối.
Nhận xét: Trong quá trình nghiên cứu vai trò của Nhà nước trong công tác lập dự án, VIệt Nam đã áp dụng và
có những thành công nhất định: ví dụ các Quy định, chế tài, văn bản pháp luật… để ổn định thị trường đầu tư.
Ngoài ra Nhà nước cũng đã tham gia tích cực vào công tác quản lý họat động đầu tư để có thể có đc sự quản lý
sat sao, mang lại hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên do nguồn nhân lực còn hạn chế, hệ thống luật pháp còn nhiều
kẽ hở, đạo đức cá nhân, tình hình thay đổi của kinh tế… Nhà nước vẫn còn khà nhiều nhược điểm trong quản
lý và cần phải khắc phục nhanh chóng
Nội dung của các Bộ, ngành, địa phương.
-Xây dựng chiến lược, quy hoạch kế hoạch đầu tư bao gồm kế hoạch huy động và sử dụng vốn
-Xây dựng danh mục các dự án đầu tư và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên
-Xây dựng kế hoạch huy động vốn
-Ban hành các văn bản quản lý thuộc ngành, địa phương có liên quan đến đầu tư.
-Hướng dẫn CĐT lập DA ĐT và chọn đối tác nước ngoài
-Giám sát đánh giá tổng thể các dự án thuộc quyền quản lý định kỳ 6 tháng 1 lần để báo cáo Thủ tướng CP
-Hỗ trợ và xử lý trực tiếp các vấn đề phát sinh trong quá trình đầu tư ( ví dụ cấp đất, tuyển dụng lao động…)
-Kiến nghị với cấp trên điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi những bất hợp lý trong cơ chế chính sách, những quyết
định dưới luật nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.
 Thể hiện:
Các bộ ngành địa phương đã phối hợp chặt chẽ với nhau để thực hiện các chương trình mục tiêu. Một
trong những nhiệm vụ quan trọng là cắt giảm đầu tư công. Thực hiện nhiệm vụ này, các địa phương đã
có sự kiểm tra, rà soát các công trình, dự án được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu
Chính phủ để xác định các công trình cần giãn, hoãn tiến độ thực hiện trong năm 2011 và thực hiện điều
chuyển vốn của các công trình, dự án này cho các công trình, dự án khác cấp bách hơn. Việc điều chuyển cơ
cấu vốn cho sản xuất kinh doanh, cho nông nghiệp, nông thôn, cho xuất khẩu, cho công nghiệp phụ trợ …
Dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật; chủ trương, chính sách, biện pháp, quy hoạch, kế hoạch 5 năm và
hàng năm về hoạt động đầu tư. Định hướng mục tiêu, phương hướng phát triển, cơ chế quản lý hoạt động
đầu tư tại các tỉnh các huyện..Tóm lại QLHĐ ĐT của các bộ nghành địa phương đóng vai trò quan trọng trong
việc ổn định, phát triển kinh tế của các nghành, địa phương. Đã có sự phối hợp hài hòa chặt chẽ để đua ra các
trương trình và thực hiện các mục tiêu đã đề ra.

4/Trình bày các công cụ quản lý hoạt động đầu tư và tác dụng của từng công cụ đối với công tác quản lý
đầu tư hiện nay?
1. Bộ máy quản lí hđ đt từ TW đến địa phương. Bộ máy này có chức năng chỉ dẫn chug cho qtrình ra qđịnh
của các cđt, vạch ra những phạm vi , giới hạn cho phép của các qđịnh cá nhân và tổ chức; tạo ra môi trường và
điều kiện thuận lợi cho hđ đt; đảm bảo sự thống nhất trong hành động của nhiều người, nhiều tổ chức để
hướng tới mục tiêu chung; thường xuyên kiểm tra để nắm rõ mọi sự sai lệch và có điều chỉnh kịp thời.
2. Các quy hoạch tổng thể và chi tiết của ngành và địa phương về đầu tư và xây dựng. Đây là tiền đề giúp
các dự án có thể tìm hiểu quy trình để thực hiện. Ngoài ra quy hoạch giúp phát triển mọi thứ đồng đều có
khoa học.
3. Các kế hoạch đầu tư : Các kh định hướng và một số kế hoạch trực tiếp về đầu tư ngành và đơn vị.Các qh,
kh là căn cứ ss, đối chiếu để ra các qđ đầu tư cũng như kiểm tra ksoát hđ đt trong qtrình thực hiện
4. Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư. Cho biết dự án nào đang được kkđt và nhận được các ưu đãi đb
5. Hệ thống luật pháp. Có tác dụng điều chỉnh mọi mặt, mọi mối quan hệ trong hđ đt. gồm lđt, lcty, lxd,
ldđai,...và các vb dưới luật kèm theo.
6. Định mức và các tiêu chuẩn liên quan đến hđ đt. Cơ sở để so sánh, đối chiếu các kq đạt được trong đt
so với yêu cầu, chuẩn của xh; căn cứ để tính toán, xem xét các chi phí, các thông số kt đưa ra có hợp lí ko.
7. Các chính sách và đòn bấy kinh tế. Đây là công cụ linh hoạt, hữu hiệu nhất trong quản lí hoạt động đầu
tư. TRong hệ thống các công cụ, chính sách thì nó được coi là bộ phận năng động nhất, có độ nhạy cảm cao
trước những biến động trong dời sống kinh tế xã hội của đất nước, nhằm giải quyết các vấn đề bức xúc của
nền kinh tế đặt ra.
8. Các hợp đồng kinh tế. Là cơ sở để kt, theo dõi qtrình đt, thực hiện thanh quyết toán và nghiện thu
ctrình, cơ cở để qg các tranh chấp đt.
9. Những thông tin cần thiết : ttin dự báo cung cầu thị trường, về kinh nghiệm quản lí, về giá cả. Cung cấp
cho chủ đầu tư những hiểu biết về mọi vấn đề liên quan mà họ cần quan tâm khi thự hiện đầu tư, từ đó có thể
ra những quyết định đúng đắn, tránh đầu tư sai lầm gây lãng phí nguồn lực của bản thân và xã hội.
10. Hệ thống kết cấu hạ tầng. Hệ thống kết cấu hạ tầng ở ngành nào, địa phương nào tốt sẽ là một yếu tố
thu hút đầu tư. Vì vậy htkcht cũng là một công cụ để định hướng, khuyến khích đầu tư vào những linh vực, địa
bàn có lợi cho sự pt khxh chung.
11. Hệ thống các DNNN : Vđt của các dn nhà nước chiếm 1 phần ko nhỏ trong vđt toàn xh, chủ yếu là đầu tư
chiều sâu, mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị, hiện đại hóa dây chuyền công nghệ và đầu tư cả vào những lĩnh
vực cần thiết nhưng ko hấp dẫn đt. điều này giúp cân đối ccđt xh, lượng vđt lớn nên hđ td của dnnn cũng có
tác dụng kk hoặc ngăn cản hvi đt của các chủ thể đt trong nền kt định hướng dòng đt theo hướng mong
muốn.

5/Hãy làm rõ nguyên nhân của tình trạng Thất thoát lãng phí trong hoạt động đầu tư ở Việt Nam hiện nay?
Theo anh (chị), cần áp dụng những giải pháp nào để khắc phục tình trạng thất thoát lãng phí trong đầu tư?
Trong qua trình thực hiện dự án đầu tư luôn xảy ra tình trạng thất thoát vốn. đó là tất cả
các hoạt động tác động tới dự án đầu tư làm mất mát hoặc tổn thương các nguồn lực của dự
án.
Trong đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB), mọi việc làm tăng chi phí đầu tư so với mức cần
thiết dẫn đến làm giảm hiệu quả vốn đầu tư được coi là sự lãng phí. Lãng phí có thể xảy ra
như sử dụng các nguồn lực tài chính, lao động, thời gian... vượt quá định mức, tiêu chuẩn dẫn
đến chất lượng đạt thấp hơn hoặc không đúng mục tiêu đã xác định.
Lãng phí và thất thoát là hai căn bệnh trong đầu tư. Trong sự lãng phí có thất thoát vì trong
số tiền lãng phí có thể có phần bị thất thoát. và thất thoát dẫn đễn lãng phí vì thất thoát làm
tăng chi phí không cần thiết hoặc làm giảm chất lượng công trình dẫn đến làm giảm hiệu quả
vốn đầu tư.
Nguyên nhân
Từ đặc điểm của đầu tư phát triển
- Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển thường rất
lớn có thể dẫn đến TTLP
- Thời kỳ đầu tư kéo dài gây TTLP các nguồn lực
- TTLP do thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài nên dễ chịu tác động 2 mặt tích
cực và tiêu cực của nhiều yếu tố như tự nhiên, kinh tế, xã hội và con người… Ngoài ra còn
chịu độ trễ về mặt thời gian.
- Quá trình thực hiện đầu tư cũng như thời kỳ vận hành các kết quả đầu tư bị thất thoát do
ảnh hưởng của các nhân tố về tự nhiên, kinh tế xã hội vùng
- ĐTPT có độ rủi ro cao. Rủi ro đầu tư do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ
quan từ phía các nhà đầu tư như quản lý kém, chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu… có
nguyên nhân khách quan như giá nguyên liệu tăng, giá bán sản phẩm giảm, công suất sản
phẩm không đạt công suất thiết kế… gây ra những tổn thất về vốn đầu tư.
Từ các giai đoạn đầu tư
- Trong khâu quy hoạch: chất lượng quy hoạch hạn chế, thiếu tầm nhìn, thiếu khách quan…
- Trong công tác chuẩn bị đầu tư: lập và thẩm định dự án
- Trong công tác thực hiện đầu tư: đấu thầu công trình và thi công dự án…
- Giai đoạn vận hành kết quả đầu tư: kéo dài thời gian vận hành làm mức thất thoát lãng
phí cao…
Từ các nhân tố tác động
- Nhân tố con người: Phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý con người còn yếu kém; trình
độ chuyên môn thấp…
- Cơ chế chính sách: hệ thống văn bản pháp luật về chống thất thoát lãng phí còn chưa
hoàn chỉnh; cơ chế quản lý thanh tra và giám sát chưa hiệu quả của nhà nước và các cấp
thẩm quyển…
- Nhóm nhân tố khác: là các nhân tố khách quan như thiên tai, bệnh dịch, giá trên thị
trường thế giới biến động…

VD: dự án đầu tư xây dựng TTGD - LĐXH Hải Phòng qua 3 lần điều chỉnh dự án đã bổ sung,
điều chỉnh cả về quy mô và tổng mức đầu tư, tăng 49 tỷ 210 triệu đồng, đưa tổng mức đầu tư
từ 72tỷ 482triệu đồng lên 121tỷ 692 triệu đồng (tăng 67,8%). 3 lần điều chỉnh dự án đều là do
công tác khảo sát lập dự án không đến nơi đến chốn.
Giải pháp hạn chế TTLP trong đầu tư:

Đối với công tác quy hoạch: Nâng cao chất lượng quy hoạch: đổi mới nội dung phương
pháp lập quy hoạch (QH) phù hợp với điều kiện KTTT. QH phải sát thực tiễn tránh thay đổi
nhiều gây TTLP. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ với cán bộ làm QH.
Nâng cao công tác dự báo…Liên kết các quy hoạch ngành, vùng lãnh thổ hợp lý và kết hợp
các quy hoạch với các quy hoạch tổng thế xã hội một cách có hiệu quả.
Đối với công tác chuẩn bị đầu tư: Nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu thị trường.
Việc hoạch định kinh doanh cũng như tiếp xúc thị trường phải gắn chặt với chiến lược của
chính phủ trong từng thời đoạn, giai đoạn cụ thể. Cán bộ nghiên cứu thị trường có năng lực
và có sự phối hợp đồng bộ để công tác nghiên cứu thị trường diễn ra nhanh chóng, chính
xác, kịp thời…Xác định quy mô và phân bổ nguồn vốn một cách hiệu quả. Rà soát chặt chẽ
các hạng mục đầu tư và loại bỏ những công trình kém hiệu quả…ban hành các thủ tục đấu
thầu cho các dự án sử dụng vốn ODA…Hạn chế TTLP trong công tác lập và thẩm định dự án
đầu tư: tăng cường kiểm tra giám sát để công tác lập và thẩm định diễn ra khách quan. Nâng
cao năng lực cán bộ lập và thẩm định dự án.
Trong thực hiện đầu tư: Khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, kéo dài. Tiến hành rà soát
các dự án đầu tư trong phạm vi nhà nước, xử lý triệt để các sai phạm. Xoá bỏ tình trạng khép
kín trong đầu tư vì đây là nguyên nhân lớn dẫn đến TTLP. Chọn nhà thầu điểm cao chứ không
chỉ chọn theo giá thấp. Phân cấp quản lý và quy trách nhiệm theo nguyên tắc từng bước tách
bạch các nội dung: quản lý nhà nước, quản lý điều hành dự án và thực hiện dự án. Xác định
nguồn gốc lãng phí từ tham nhung của con người và chọn tư vấn có hiệu quả.
Trong vận hành kết quả đầu tư: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ: đẩy mạnh công tác
đào tạo cán bộ, đưa ra các đãi ngộ để thu hút những người giỏi và mạnh dạn loại bỏ những
người không đủ năng lực, xử phạt và khen thưởng rõ rang. Tiếp theo đó là giảm rủi ro trong
vận hành đầu tư bằng cách nghiên cứu kỹ thị trường đầu ra trước khi quyết định sản xuất, sản
xuất sản phẩm chất lượng tốt có tính cạnh tranh và giải quyết dư thừa bằng con đường xuất
khẩu.

6/ Theo anh (chị), khi triển khai 1 dự án đầu tư cần làm những thủ tục đầu tư nào?
Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

1. Đề xuất phương án đầu tư.


2. Xin thỏa thuận địa điểm và xin cấp chứng chỉ quy hoạch.
3. Xin xác nhận chỉ giới đường đỏ
4. Thủ thủ tục xin chấp thuận quy hoạch tổng mặt bằng.
5. Thỏa thuận với cơ quan chuyên ngành về cấp điện, nước, môi trường
a. Về thỏa thuận điện sản xuất
b. Về thỏa thuận cấp nước và phòng cháy chữa cháy
c. Thỏa thuận và lập cam kết bảo vệ môi trường
d. Xin thỏa thuận vay vốn ngân hàng.
6. Xin giấy chứng nhận đầu tư
Giai đoạn thực hiện đầu tư

1. Xin thuê đất


2. Xin phê duyệt phương án Giải phóng mặt bằng.
3. Xin giấy phép xây dựng và khai thác tài nguyên
a. Xin giấy phép khai thác tài nguyên
b. Xin giấy phép xây dựng
Giai đoạn kết thúc xây dựng và đưa vào vận hành khai thác

1. Thẩm định và phê duyệt Hồ sơ hoàn công


2. Thẩm tra, phê duyệt tổng dự toán
Đăng kí tài sản: Chủ đầu tư lập hồ sơ đăng kí tài sản

7/ Quy trình xin giao đất, thuê đất


A, Điều kiện để được giao đất, thue đất

Phải có dự án ĐT đc phê duyệt


Việc sử dụng phải phù hợp vs quy hoạch

B, Quy trình

B1: Giới thiệu địa điểm và cấp chứng chỉ quy hoạch

B2: Xác định chỉ giới đường đỏ và phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng

B3: Lấy ý kiến của địa phương về 3 nd:

+ Xđ sd đất k có tranh chấp

+ Đề xuất PA cơ bản đền bù GPMB

+ PA thu hút lao động

B4: Thẩm định, ra quyết định cho thuê đất, giao đất

B5: Triển khai quyết định cho thuê đất

+ Thành lập HĐ giải phóng mặt bằng

+ Xác lập số liệu, cơ sở pháp lý về đất đai, tài sản làm căn cứ lập PA bồi thường thiệt hại và tái định cư

+ Lập PA bồi thường và tái định cư

+ Phê duyệt PA bồi thường và tái định cư

+ Thực hiện chi trả tiền bồi thường thiệt hại và tổ chức bàn giao đất cho chủ DA

B6: Hoàn tất, cấp giấy chứng nhận sử dụng đất

8/ Thủ tục xin giấy phép xây dựng


A, Trường hợp được miễn

- Công trình thuộc bí mật nhà nước, xây theo lệnh khẩn cấp
- Khu đô thị mới, khu CN đã có quy hoạch chi tiết, đc cơ quan quản lý NN phê duyệt
- Cải tạo, sửa chữa không ảnh hưởng đến kết cấu, kiến trúc
- Công trình theo tuyến không đi qua đô thị
- Nhà ở vùng sâu, vùng xa
B, Cơ quan cấp giấy phép xây dựng: Sở XD và phòng XD

UBND xã đc cấp phép XD cho nhà ở riêng lẻ ở vùng nông thôn đã có quy hoạch đc duyệt

C, căn cứ để cấp GPXD:

-Quy hoạch

-Quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm về kiến trúc, xây dựng

-Hồ sơ chủ ĐT nộp lên

D, Hồ sơ xin cấp GPXD


Đơn, giấy tờ hợp lệ về quyền sd đất, tài liệu thiết kế công trình gồm bản thiết kế mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt,
bản vẽ móng.

Hệ thống điện, cấp nước, thoát nước, điểm đấu nối

E, Trình tự cấp GPXD

B1: Tiếp nhận hồ sơ (<=20 ngày)

B2: Thẩm tra hồ sơ:

Tư cách pháp lý của đơn vị

Sự phù hợp của thiết kế với công năng dự án, của thiết kế kỹ thuật với tiêu chuẩn

Kiểm tra môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông

B3: Xin ý kiến của các tổ chức liên quan

B4: Quyết định cấp giấy phép xây dựng và thu lệ phí

B5: Theo dõi việc thực thi GPXD

Chương II: Kế hoạch hóa hoạt động đầu tư

1/ Trình bày các nguyên tắc cần tuân thủ khi lập kế hoạch đầu tư? Anh (chị) hãy cho biết sự cần thiết và
mức độ tuân thủ các nguyên tắc này trong quá trình lập kế hoạch đầu tư ở Việt Nam hiện nay?
Các ngtắc lập kế hoạch đtư
Thứ 1: Kế hoạch phải dựa vào quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương, ngành,
cả nc. Các chiến lược, quy hoạch phát triển là cơ sở khoa học để lập kế hoạch đầu tư trong phạm iv nền kinh
tế quốc dân cũng như từng ngành, địa phương, tổ chức cơ sở.
Liên hệ: Ở Việt Nam chuyển từ cơ chế KHH tập trung sang cơ chế thị trường, các chiến lược và quy
hoạch ở tầm vĩ mô được nhà nước xác định và soạn thảo, nhà nước dự báo thị trường trong nước và nước
ngoài để xác định chiến lược phát triển KTXH, cụ thể hoá từng chiến lược. Nhà nước xây dựng các quy hoạch
và các kế hoạch 5 năm, xây dựng chương trình phát triển KTXH dựa trên mục tiêu của những chiến lược đó…
Những hoạt động trên góp phần giúp hoạt động đầu tư ở Việt Nam thực hiện tốt các mục tiêu của chiến lược
phát triển KTXH.
Thứ 2 : Kế hoạch đầu tư phải xuất phát từ tình hình cung cầu trên thị trường. Khác với kế hoạch hóa trong
nền kinh tế tập trung bao cấp, kế hoạch đầu tư trong cơ chế thị trường cần xuất phát từ tình hình cung cầu
trên thị trường. Tín hiệu thị trường cho biết nên đầu tư vào cái gì? Bao nhiêu vốn, đầu tư khi nào,…Trên cơ sở
nghiên cứu thị trường để quyết định phương hướng đầu tư mới, nâng cao hiệu quả đầu tư, tuy nhiên, cần
thấy mặt trái của thị trường khi lập kế hoạch đầu tư.
Liên hệ : Ở Việt Nam, với đặc điếm nguồn vốn là có hạn, thì càng cần xuất phát từ tình hình cung cầu thị
trường đề hạn chế được thất thoát lãng phí ở mức thấp nhất. Tuy nhiên, việc thực hiện kế hoạch đầu tư xuất
phát từ tình hình cung cầu thị trường ở Việt Nam chưa được triệt để, vẫn dẫn đến những đáng tiếc trong đầu
tư, và đầu tư sản xuất không hiệu quả như mong muốn, thường là hiện tượng khi sản xuất ra thì cung vượt
cầu.
Thứ 3: Coi trọng kế hoạch dự báo khi lập kế hoạch đầu tư trong cơ chế thị trường, dự báo là một công cụ để
kế hoạch trong cơ chế thị trường, kế hoạch định hướng giữ vị trí rất quan trọng nên cần phát huy công tác dự
báo trong ngắn hạn và dài hạn, dự báo nhu cầu sản phẩm, dự báo vốn và nguồn vốn đầu tư, dự báo tình hình
đầu tư của các chủ thể,…

Ở Việt Nam, kế hoạch dự báo còn chưa đạt yêu cầu và đôi khi còn chưa chính xác. Bên cạnh đó, sự khác
nhau giữa các luồng thông tin làm chủ đầu tư không tin tưởng vào công tác dự báo mà thường nhìn nhận trên
phan điểm phiếm diện của mình đôi khi dẫn đến sự sai lệch trong công tác ra quyết định đầu tư ở Việt Nam.
Thứ 4: Đẩy mạnh công tác kế hoạch hóa đầu tư theo các chương trình dự án. Điểm mới của công tác kế
hoạch trong cơ chế thị trường là việc lập kế hoạch theo chương trình phát triển và dự án. Chương trình phát
triển là công cụ phát triển kế hoạch, là tập hợp các mục tiêu, biện pháp nhằm phối hợp thực hiện một cách có
hiệu quả nhất mục tiêu, kế hoạch đề ra trong điều kiện thời gian và nguồn lực nhất định. Thực chất của công
tác kế hoạch hóa đầu tư theo chương trình và dự án là lập kế hoạch đầu tư phát triển trên cơ sở các mục tiêu
nhiệm vụ của kế hoạch, lựa chọn các vấn đề vào chương trình phát triển và dự án là cơ sở thực hiện thành
công kế hoạch đầu tư.

Liên hệ: Công tác kế hoạch trong cơ chế thị trường ở Việt Nam đã dần chuyển sang lập kế hoạch theo
chương trình phát triển và dự án. Tuy nhiên, việc thực hiện đó mới chỉ đáp ứng được trên cơ sở những dự án
lớn và trung, còn các dự án nhỏ thì việc lập kế hoạch vẫn chưa theo chương trình và dự án bởi suy nghĩ của
chủ đầu tư là nó ít ảnh hưởng.
Thứ 5: Kế hoạch đầu tư của nhà nước trong cơ chế thị trường cần coi trọng cả kế hoạch định hướng và kế
hoạch trực tiếp. Kế hoạch đầu tư của nhà nước cần đảm bảo những mặt cân đối lớn của nền kinh tế, phản ánh
toàn bọ hoạt động đầu tư và có định hướng phân công đầu tư hợp lý giữa các thành phần kinh tế. Một số công
trình đầu tư quan trọng, then chốt có ảnh hưởng quan trọng đến đời sống kinh tế, văn hóa, an ninh quốc
phòng và nguồn vốn dầu tư của nhà nước,… cần đc nhà nước lập KH đầu tư trực tiếp. Tuy nhiên nhà nước cần
quản lý quản lý quá trình đầu tư chủ yếu bằng luật pháp, bằng các biện pháp khuyến khích hay hạn chế, bằng
cơ chế chính sách, bằng đòn bẩy kinh tế, sử dụng triệt để quan hệ thị trường và lợi ích vật chất

Ở Việt Nam, nhà nước quản lý quá trình đầu tư chủ yếu bằng luật pháp, bằng biện pháp khuyến khích
hay hạn chế, bằng cơ chế chính sách, bằng đòn bẩy kinh tế, sử dụng triệt để quan hệ thị trường và lợi ích vật
chất nên đối với hoạt động đầu tư sử dụng nguồn vốn khác, nhà nước thực hiện kế hoạch gián tiếp. Đã thể
hiện rõ sự thay đổi cơ chế KHH từ nền kinh tế tập trung sang nền KTTT theo sự thay đổi của cơ chế KHH.
Thứ 6 : Phải đảm bảo tính khoa học đồng bộ, kịp thời và linh hoạt của kế hoạch. Kế hoạch đầu tư phải dự
trên căn cứ khoa học về khả năng và thực trạng vốn đầu tư, tình hình cung cầu sản phẩm thị trường, chiến
lược, phương hướng phát triển kinh tế XH. Chiến lược đầu tư chung của nền kinh tế, ngành, đphuong và đơn
vị,... Kế hoạch đầu tư phải đồng bộ giữa các nội dung đầu tư, giữa mục tiêu và biện pháp, đảm bảo tạo ra 1 cơ
cấu đầu tư hợp lý, đồng thời có tính linh hoạt cao. Kế hoạch sẽ được điều chỉnh khi thay đổi nhu cầu và nguồn
lực thực hiện.
Liên hệ: Ở Việt Nam, với sự tăng lên về số lượng và chất lượng của cán bộ làm công tác phân tích, dự
báo, cán bộ hoạch định chính sách và cán bộ làm công tác lập dự án, hiện nay, kế hoạch các hoạt động đầu tư
đã dần đảm bảo được tính khoa học và đồng bộ, tuy nhiên, do chất lượng dự báo chưa cao nên tính linh hoạt
của kế hoạch đầu tư còn yếu.
Thứ 7: Kế hoạch đầu tư của NNc phải đbảo những mặt cân đối lớn nền kinh tế, kết hợp tốt giữa nội lực và
ngoại lực. Kết hợp hài hòa giữa lợi ích hiện tại và lợi ích lâu dài, lợi ích cục bộ. Lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm
tiêu chuẩn để xem xét đánh giá. Kế hoạch đầu tư của NNc là một bộ phận rất quan trọng của kế hoạch đầu tư
nói chung với quy mô vốn lớn, tập trung trong tay thành phần kinh tế nhà nc, nhà nc xây dựng và thực hiện
các kế hoạch đầu tư có vị trí chiến lược quan trọng có ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Đảm bảo
những cân đối lớn của nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi để phát huy tiềm năng đầu tư của các thành phần
kinh tế khác và thu hút đầu tư nước ngoài
Liên hệ: Ở Việt Nam, nhà nước xây dựng và thực hiện các kế hoạch đầu tư đã đảm bảo được những mặt
cân đối lớn của nền kinh tế. Tuy nhiên, do những ảnh hưởng của chế độ trước và đặc điểm nền kinh tế của
nước ta vần còn chưa phát triển so với nhiều nước nên hiệu quả của nó chưa thể hiện rõ rệt.
Thứ 8: Kế hoạch đầu tư trực tiếp của Nhà nc phải đc xây dựng theo ngtac từ dưới lên. Để kế hoạch đầu tư
có tính thực thi cao đặc biệt trong điều kiện sử dụng vốn Nhà nc thì kế hoạch đâu tư cần thực hiện từ dưới
lên. Dự án đầu tư là công cụ thực hiện kế hoạch đầu tư của các tổ chức cơ sở. Cơ sơ lập dự án đầu tư trình lên
bộ, ngành, đphương. Nhà nc xem xét trên cơ sở đbảo sự cân đối chugn của toàn bộ nền kte, giữa các ngàh,
đphương và cơ sở. Tổng hợp kế hoạch đầu tư theo các dự án của cơ sở sẽ là kế hoạch đầu tư của đơn vị và từ
đó tổng hợp theo từng ngành, từng đphương, cho cả nc

Liên hệ: Ở Việt Nam công tác kế hoạch đầu tư trực tiếp của nhà nước được xây dựng đúng theo nguyên
tắc trên. Tuy nhiên, qua nhiều giai đoạn quá dẫn đến thất thoát lãng phí trong đầu tư cũng nhiều, đó là một
trong những nguyên nhân gây thất thoát lãng phí trong đầu tư ở Việt Nam.
Thứ 9: Lập kế hoạch đầu tư phải dựa trên kế hoạch có thể huy động trong nc và ngoài nc. Nếu ko dựa vào
khả năng huy động vốn trong và ngoài nc thì kế hoạch đầu tư sẽ ko có tính khả thi. Kế hoạch đó gọi là kế hoạch
đầu tư ước muốn.
Thứ 10: kế hoạch đầu tư phải có tính mục đích rõ ràng. Một trong những nguyên nhân của các kế hoahc
trước đây là các kế hoạch thường quá tham vọng, cố gắng thực hiện quá nhiều mục đích cùng 1 lúc mà ko xét
đến những ưu tiên đang mâu thuẫn nhau. Những kế hoạch đó thường đc thiết kế đồ sộ nhưng mập mờ về
chính sách cụ thể và ko tìm đc nguồn lực cần thiết. Mà quá trình phát triển các nguồn lực khan hiếm, ko thể
đáp ứng cùng lúc tất cả nhu cầu phát triển nên khi lập kế hoạch đầu tư cần chọn mục tiêu ưu tiên. Tập trung
những yếu tố khan hiếm vào những lĩnh vực có hiệu quả nhất và tránh đầu tư dàn trải.
Thứ 11: Lập kế hoạch phải có tính liên tục, gối đầu:
-Tính gối đầu : tránh tình trạng các dự án đầu tư dồn dập vào 1 thời điểm gây căng thẳng cho nhà nc, cho
doanh nghiệp vay vốn, nhân lực, nguyên liệu,vv… Phương pháp lập kế hoạch cuốn chiếu.
-Tính liên tục : Đc thể hiện rõ nét trong công tác cuốn chiếu. Khi xây dựng kế hoah phương pháp này đc áp
dụng thành công ở pháp, nhật.

2/ Anh (chị) hãy cho biết quy trình lập kế hoạch đầu tư tại các đơn vị đầu mối kế hoạch ( các địa phương,
ngành…)
B1: Đánh giá tình hình thực hiện KH kỳ trước

B2: Xây dựng quan điểm phát triển (phát triển nhanh, bền vững và hiệu quả)

B3: Dự báo các nguồn lực

B4: Xđ mục tiêu và hệ thống các chỉ tiêu

B5: Xây dựng các kịch bản phát triển

- 3 loại kịch bản: PA cao, PA bình thường, PA thấp

- Có nhiều kịch bản để chủ động điều hành kế hoạch khi có những biến động xảy ra

- các PA đưa ra phải có tính khả thi với mức tăng trưởng phải cao hơn năm trước với khả năng cho phép

B6: XD định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực


B7: Đề xuất giải pháp, cơ chế chính sách

3/ Tác dụng của công tác lập kế hoạch đầu tư


Khái niệm KHĐT : KH hoá hoạt động ĐT phát triển (gọi tắt là kế hoạch hoá đầu tư ) là
một nội dung của công tác kế hoạch hoá, là quá trình xác định mục tiêu của hoạt động đầu
tư và đề xuất những giải pháp tốt nhất để đạt được mục tiêu đó với hiệu quả cao.
Vai trò của công tác lập kế hoạch:

1.Giúp cho con người hành động một cách chủ động

2.KH là công cụ để quản lý nền KT nói chung và hoạt động kinh tế nói riêng. KH chứa đựng chức năng
định hướng, liên kết và cân đối (nhu cầu và nguồn lực) và thống nhất với mọi hoạt động của các lực
lượng tham gia hđ KT.

3. KH là xđ mô hình ptr của mọi đối tượng trong TL.

4. KH là đòn bẩy quan trọng để huy động mọi tiềm năng ptr KT.

5. KH ĐT cho biết mục tiêu và phương tiện để được sd, trình tự thực hiện hđ 1 cách logic, để có thể sd
một cách tốt nhất các nguồn lực hiện có.

6. KH góp phần điều chỉnh, hạn chế nhiều khuyết tật trong nền KT thị trường như: ĐT tràn lan, bất
hợp lý,…

7. Thông qua kế hoạch, các nhà quản lý dự báo sự thay đổi bên trong và bên ngoài, tìm ra phương
sách ứng phó thích hợp.

8. KHH đầu tư cho biết mục tiêu và phương tiện để đạt được mục tiêu đầu tư, mục tiêu phát triển
KTXH của nền kinh tế và cơ sở.

9. KH đầu tư cho phép phối hợp hoạt động giữa các bộ phận, ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế cũng
như của cơ sở. Một kế hoạch đầu tư hợp lý có tác dụng giảm bớt những thất thoát và đầu tư lãng phí.

10. KHH đầu tư góp phần điều chỉnh và hạn chế những khuyết tật của KTTT như hạn chế xu hướng
đầu tư bất hợp lý, điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng ngày càng hợp lý hơn, hạn chế việc phân hoá
giàu nghèo…

4/ Trình bày các tiêu chí phân bổ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các địa phương?
A, Tiêu chí

- Dân số: Số dân của tỉnh


Số người dân tộc thiểu số

- Trình độ phát triển: Tỷ lệ hộ nghèo, thu nội địa, tỷ lệ điều tiết về Ngân sách trung ương
- Diện tích tự nhiên
- Đơn vị hành chính
- Các tiêu chí bổ sung
B, Xđ số điểm của từng tiêu chí

B1, Tiêu chí dân số:

- Tổng số dân số: 100000ng – 1đ


<500000ng – 5đ

- Tiêu chí số người dân tộc thiểu số: 100000ng – 1đ


B2, Trình độ phát triển:

- Điểm của tỷ lệ hộ nghèo: 10% tỷ lệ hộ nghèo – 1đ


- Tiêu chí thu nội địa:
<200 tỷ 0,2đ
200-500 tỷ 0,2đ
500-1000 tỷ 0,4
1000-4000 tỷ 0,7
4000-8000 tỷ 1đ
8000-15000 1,3
15000-
- Tỷ lệ điều tiết về NSTƯ
B3, Tiêu chí diện tích tự nhiên:

<200.000ha 3đ

200-500 0,3đ/mỗi 100 nghìn ha tăng thêm

500-1000 0,2đ

>1000 0,1đ

B4, Tiêu chí đơn vị hành chính cấp huyện:

Ui: Tổng số điểm của tỉnh i

Y: Tổng số điểm của cả nc


63
Y = ∑ Ui
i=1

K: Tổng vốn đầu tư từ NSNN

Z: định mức (tiền) vốn ĐT cho 1 điểm


1
K
Z= 3
Y

Xi: Số tiền vốn ĐT từ NSNN 1 địa phương đc nhận”

Xi = Z . U i

5/ Trình bày quy trình lập kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm của nhà nước?
* Quy trình lập kế hoạch 5 năm:
B1: Bộ KHĐT chủ trì, nghiên cứu, xây dựng các mục tiêu (Dựa vào kết quả của các nhóm dự báo)

Các mục tiêu đc các tổ chức công luận tham gia đóng góp ý kiến

B2: Các bộ, ngành xây dựng KH ĐT dự kiến của đvị mình (Bắt buộc có sự hỗ trợ của các viện nghiên cứu, các tổ
chức lợi ích, DN chủ chốt, ... )

B3: Bộ KH-ĐT phối hợp điều chỉnh:

Từ đó XD nên 1 vài kịch bản khả thi cho toàn quốc. Các kịch bản này phải đc thảo luận với giới Khoa học, giới
kinh doanh và dưới phương tiện thông tin đại chúng

B4: Trình chính phủ và trình quốc hội thông qua

B5: Trong khung KH 5 năm, các bộ, ngành, địa phương sẽ xd KH ptr chính thức của ngành, địa phương mình
theo nguyên tắc phát huy hết tiềm năng của từng ngành, địa phương để phục vụ mục tiêu phát triển chung

*Quy trình lập kế hoạch hàng năm:

B1: Dự báo và phân tích tình hình KT XH (trong ngắn hạn)


B2: Rà soát lại các chương trình quốc gia và các DA lớn
B3: Xđ mục tiêu, hệ thống chi tiêu kế hoạch, giải pháp chính sách
+ QH và CP sẽ xđ mục tiêu
+ Bộ KH-DDT sẽ xđ chỉ tiêu, kế hoạch
Lưu ý: Quá trình xd chính sách cần phải tham khảo ý kiến của các DN kể cả DN có vốn ĐT nước ngoài
B4: XD kế hoạch ở các đơn vị đầu mối kế hoạch như Bộ, tổng cục,cục, các tổng công ty 91, tỉnh – tp trực thuộc

Thời gian muộn nhất 20/08 hàng năm nộp bộ KH-ĐT
B5: Bộ KH- ĐT tổng hợp KH trình QH thông qua

Chương III: Kết quả và hiệu quả đầu tư

1/Trình bày khái niệm, phương pháp xác định chỉ tiêu “Khối lượng vốn đầu tư thực hiện”?
Khối lượng vốn đầu tư thực hiện là tổng số tiền đã chi để tiến hành các hoạt động của các công cuộc đầu
tư bao gồm các chi phí cho công tác xây dựng, chi phí cho công tác mua sắm và lắ đặt thiết bị, chi phí quả lý và
chi phí khác theo quy định của thiết kế dự toán và đc ghi trong dự án đầu tư được duyệt.
Phương pháp tính :
Đối với các công cuộc đầu tư có quy mô lớn, thời gian thực hiện đầu tư dài
+ VĐT thực hiện là số vốn đã chi cho từng hoạt động hoặc từng giai đoạn của mỗi công cuộc đầu tư đã hoàn
thành
+ Khối lượng công việc đó phải theo đúng quy định của thiết k+ Phải đảm bảo tiến độ thi công đã được thỏa
thuận trong hợp đồng xây dựng giữa chủ đầu tư và đơn vị xây lắp
Đối với các công cuộc đầu tư có quy mô nhỏ, thời gian thực hiện đầu tư ngắn
VĐT đã chi được tính vào khối lượng VĐT thực hiện khi toàn bộ các công việc của quá trình thực hiện đầu
tư đã kết thúc
Đối với các công cuộc đầu tư sử dụng vốn ngân sách thì tổng số vốn đã chi được tính vào khối lượng VĐT thực
hiện khi các kết quả của quá trình đầu tư phải đạt được các tiêu chuẩn và tính theo phương pháp sau: Ithực hiện
= Ixd + Itb +Igpmb + Iqlda + Itư vấn + Ikhác
1.1. Đối với công tác xây dựng, VĐT thực hiện được tính:
IVxd = Ctt + C + W + VAT
IVXD: KL VĐT thực hiện tính cho công tác xây dựng
CTT: Chi phí trực tiếp, gồm: Chi phí vật liệu, Chi phí nhân công, Chi phí sử dụng máy thi công, Chi phí trực
tiếp khác
n
=>Ctt = Σ Qxi* Pxi + Cttk
i=1
Qxi: Khối lượng công tác xây dựng hoàn thành thứ i
Khối lượng công tác này phải đạt được các tiêu chuẩn sau:
+ Các khối lượng này phải có trong thiết kế dự toán đã được phê chuẩn và phù hợp với tiến độ thi công đã
được duyệt
+ Đã cấu tạo vào thực thể công trình
+ Đã đản bảo chất lượng theo quy định của thiết kế
+ Đã hoàn thành đến giai đoạn quy ước được ghi trong tiến độ thực hiện đầu tư
Pxi: Đơn giá dự toán tính cho 1 đơn vị khối lượng công tác xây dựng thứ i. Trong đơn giá này gồm: Chi phí
vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công
Cttk: Chi phí trực tiếp khác.
C: Chi phí chung, gồm:
+ Chi phí quản lý của doanh nghiệp
+ Chi phí điều hành sản xuất tại công trường
+ Chi phí phục vụ nhân công
+ Chi phí phục vụ thi công
Chi phí này được tính theo tỷ lệ % so với chi phí trực tiếp và chi phsí chung do nhà nước quy định theo từng
loại công trình
Nếu Pi gồm cả chi phí trực tiếp khác và chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước thì LK VĐT tính cho
công tác xây dựng:
n
IVxd= ∑ Qxi + Pxi + VAT
i=1
1.2. công tác mua sắm và lắp đặt thiết bị
* Đối với công tác mua sắm thiết bị:
n
IVtb= ∑ Qi*Pi + VAT + Cn
i=1
Qi: Trọng lượng( tấn)
Pi: Giá tính cho 1 tấn, 1 bộ phận hoặc từng cái, từng nhóm thiết bị thứ i. Pi gồm:
Giá mua thiết bị thứ i( tính ở nơi mua)
Chi phí vẫn chuyển
CP lưu kho, lưu bãi, lưu công-tơ-nơ
CP bảo quản, bảo dưỡng
Thuế và phí bảo hiểm thiết bị thứ i
Cn: CP đào tạo, chuyển giao công nghệ nếu có
* Đối với công tác lắp đặt thiết bị
n
Ivl= ∑ QLi* PLi + C + W + VAT
i=1
QLi: KL công tác lắp đặt thiết bị máy móc đã hoàn thành
PLi: Đơn giá dự toán tính cho 1 đơn vị khối lượng công tác lắp đặt thiết bị máy móc đã hoàn thành
C: Chi phí chung (=65% CP nhân công trong dự toán)
W: Thu nhập chịu thuế tính trước ( =6% so với chi phí trực tiếp & chi phí chung trong dự toán
-Các khoản chi phí quản lý dự án, chi phí khác, CP tư vấn xây dựng được tính theo phương pháp thực thanh
thực chi. Nhóm CP này chia 2 loại:
+ Các khoản CP được xác định theo định mức tỉ lệ %
+ Các khoản CP không xác định theo tỉ lệ % mà xác định bằng cách lập dự toán
n n
Ivk= ∑ ai + ∑ bj + VAT
i=1 j=1
ai: CP của khoản mục thứ I thuộc nhóm chi phí tính theo định mức = tỉ lệ %
bj: Khoản mục CP thứ j thuộc nhóm CP tính = cách lập dự toán
VAT: Thuế GTGT của các CP là đối tượng chịu thuế GTGCâu 18: Trình bày kn, phương pháp xác định gtrị tsản
cố định huy động và năng lực sxtăng thêm.

2/Trình bày khái niệm, phương pháp xác định chỉ tiêu “ Tài sản cố định huy động và Năng lực sản xuất phục
vụ tăng thêm”?
TSCĐ huy động là các công trình or hạng mục công trình, đối tượng XD có khả năng pát huy td độc lập &
hiện giờ đã kết thúc quá trình XD mua sắm, lắp đặt tbị, đã làm xong thủ tục no thu&có thể đưa vào hđ được
ngay.
Có 2 loại huy động là : huy động bộ phận ( từng bộ phận, hạng mục xây dựng có thể đưa vào khai thác độc
lập ) và huy động toàn bộ ( các hạng mục không có khả năng hoạt động độc lập, phải huy động cùng 1 lúc tất
cả các đối tượng )

pp xác định:
Cách 1: F=Ivb + Ivr – C – Ive
Trong đó:
- F là giá trị TSCĐ huy động trong kỳ
- Ivb :là VĐT được thực hiện ở các kỳ trước nhưng chưa được huy động chuyển sang kỳ nghiên cứu để ncứu
tiếp
- Ivr : VĐT thực hiện ở kỳ ncứu
- Ive :VĐT được thực hiện trong kỳ ncứu nhưng chưa được huy động chuyển sang kỳ sau để làm nốt gọi là
XDDD Cuối kỳ
- C : Cpí trong kỳ nhưng không làm tăng giá trị TSCĐ
Cách 2: F = Ivo – C
Ivo = Ivb + Ivr– Ive
Trong đó Ivo là VĐT đã thực hiện của các đối tượng,hạng mục ông trình đã được huy động
Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm: Là khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất, phục vụ các tài sản cố định
đã được huy động vào sử dụng để sản xuất ra sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ theo quy định
được ghi trong dự án đầu tư
Năng lực sản xuất phục vụ được thể hiện ở công suất hoặc năng lực phát huy tác dụng của các tài sản cố
định được huy động như: số căn hộ, số mét vuông nhà ở, số chỗ ngồi ở rạp hát, số tấn than khai thác hàng
năm của các mỏ than…, mức tiêu dùng nguyên vật liệu trong 1 đơn vị thời gian,…Với sự gia tăng của năng lực
sản xuất phục vụ do các TSCĐ tạo ra, hoạt động đầu tư phát triển đã mang lại cho các doanh nghiệp mức gia
tăng sản lượng, doanh thu, mang lại cho ngành, dịa phương, nền kinh tế mức gia tăng GO, VA, GDP…
VD : xd nhà máy SX xi măng
+ mới : cung cấp 100 trtấn/năm → m = 100
+ mở rộng : ban đầu cung cấp : 60 trtấn/năm , giờ 100 trtấn/năm → m = 40 trtấn/năm
Biểu hiện :
+ hiện vật : số lượng TSCĐ đc huy động (vd : XD 50 khu đô thị, số lg = 50)
+ công suất or năng lực phát huy tác dụng of TSCĐ đc huy động
+ mức tiêu dùng NVL in 1 time (số mía in 1 tháng để SX ra 1 tấn đường)

3/Trình bày các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư của Ngành, Địa phương và toàn bộ nền kinh tế? Theo anh
(chị), cần áp dụng những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả đầu tư ở Việt Nam hiện nay?
a. Hiệu quả kinh tế
- Mức tăng của giá trị sản xuất so với toàn bộ vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu (ký hiệu
HIv(GO)
ΔGO
H Iv( GO)=
IvPHTD
Trong đó: ∆GO Giá trị sản xuất tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của ngành, địa phương, vùng và của toàn bộ
nền kinh tế
IVPHTD: Vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của ngành, địa phương, vùng và toàn bộ
nền kinh tế
- Mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội so với toàn bộ vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu
(ký hiệu HIv(GDP) )
ΔGDP
H Iv( GDP)=
Iv PHTD
Trong đó: ∆ GDP: Mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội trong kỳ nghiên cứu của vùng, địa phương hoặc
của nền kinh tế
- Mức tăng của giá trị tăng thêm so với toàn bộ vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu ( ký hiệu
HIv(VA) )
ΔVA
H Iv( VA )=
Iv PHTD
Trong đó : ∆VA: Mức tăng của giá trị tăng thêm trong kỳ nghiên cứu tính cho từng ngành
IV PHTD : Vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của từng ngành,
- Mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội so với giá trị tài sản cố định huy động trong kỳ nghiên cứu( kýhiệu
HF(GDP) )
ΔGDP
H F (GDP)=
F
Trong đó: F là giá trị tài sản cố định huy động trong kỳ nghiên cứu của địa phương, vùng và toàn bộ nền
kinh tế
- Mức tăng của giá trị tăng thêm so với giá trị tài sản cố định huy động trong kỳ nghiên cứu( ký hiệu
HF(VA) )
Δ VA
H F (VA )=
F

- Suất đầu tư cần thiết để làm tăng thêm 1 đơn vị tổng sản phẩm quốc nội ( tính cho từng địa phương, vùng
và toàn bộ nền kinh tế) hoặc1 đơn vị giá trị tăng thêm (tính cho từng ngành )
Iv
ICOR=
ΔGDP( ΔVA)
- Hệ số huy động TSCĐ (HTSCĐ)
F
H TSCD =
Iv TH
Trong đó: F: Giá trị TSCĐ huy động trong kỳ nghiên cứu của ngành, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh
tế.
IV TH: Vốn đầu tư thực hiện trong kỳ nghiên cứu của ngành, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế hoặc
toàn bộ vốn đầu tư thực hiện.
- Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế khác như:
+ Mức tăng thu nhập quốc dân so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu
+ Mức tăng thu ngân sách so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu
+ Mức tăng thu ngoại tệ so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu
+ Mức tăng kim ngạch xuất khẩu so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu;
+ Tác động của đầu tư phát triển đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế …
b. Hiệu quả về mặt xã hội của hoạt động đầu tư phát triển
- Số lao động có việc làm do đầu tư và số lđ có việc làm tính trên một đơn vị vđt phát huy td trong kỳ nc
- Mức giá trị gia tăng phân phối cho các nhóm dân cư và vùng lãnh thổ và mức giá trị gia tăng phân phối cho
các nhóm dân cư và vùng lãnh thổ tính trên một đơn vị vốn đt phát huy td trong kỳ nc
- Các tác động khác như: chi tiêu cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, cải thiện chất
lượng hàng tiêu dùng và cơ cấu hàng tiêu dùng của xã hội, cải thiện điều kiện làm việc, cải thiện môi trường
sinh thái, phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và sức khỏe,..

4/Trình bày các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư trong doanh nghiệp? Theo anh (chị) cần áp
dụng những giải pháp nào để có thể nâng cao hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay?
Căn cứ theo chức năng và mục tiêu hoạt động của DN, DN đc chia thành 2 loại: dn hoạt động kinh doanh và dn
hđ công ích. Vì mục tiêu hđ đầu tư của 2 loại hình dn này khác nhau nên các chỉ tiêu đo lường hiệu quả và tiêu
chuẩn đánh giá hiệu quả của chúng cũng khác nhau.
a. Hiệu quả đầu tư trong doanh nghiệp kinh doanh.
* Hiệu quả tài chính
- Sản lượng tăng thêm so với vốn đt phát huy tác dụng trong kỳ nc của dn:
+ xđịnh bằng việc so sánh sản lượng tăng thêm trong kỳ nc của dn với tổng mức vốn đt phát huy tác dụng
trong kỳ nc của dn.
+ Ý nghĩa: 1 đv VĐT phát huy tdụng trong kỳ nc làm gia tăng sản lg thêm bao nhiêu
- Doanh thu tăng thêm so với vốn đt phát huy td trong kỳ nc của DN:
+ xđịnh bằng việc so sánh DT tăng thêm trong kỳ nc của DN với tổng mức VĐT phát huy tdụng trong kỳ n/c của
DN.
+Ý nghĩa: 1 đv VĐT phát huy td trong kỳ nc làm doanh thu DN tăng thêm là bao nhiêu.
- Tỷ suất sinh lời vốn đt:
+ xđịnh = cách so sánh LN ↑ thêm trong kỳ nc của dn với tổng VĐT phát huy td trong kỳ nc của dn.
+ Ý nghĩa: 1đv vđt phát huy td trong kỳ nc của dn đã tạo ra đc bnhiêu LN ↑ thêm
=> trị số của các chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn ĐT PT của DN càng cao
- Hệ số huy động TSCĐ:
+ xđịnh bằng việc so sánh giá trị TSCĐ mới tăng trong kỳ nc của DN với tổng mức VĐT xd cơ bản thực hiện
trong kỳ nc của dn or so với tổng mức VĐT xd cơ bản thực hiện (gồm thực hiện ở kỳ trước chưa đc huy động
và thực hiện trong kỳ)
+ pá mức độ đạt đc kết quả của hđ đt trong tổng số vốn đt xây dựng cơ bản thực hiện của dn.
=> Trị số của chỉ tiêu này càng cao p/á dn đã thực hiện thi công dứt điểm, nhanh chóng huy động các ctrinh`
vào hđ, giảm đc tình trạng ứ đọng vốn
* Hệ thống các chỉ tiêu cơ bản pá hq ktxh:
- Mức đóng góp cho NS tăng thêm trong kỳ nc của dn so với VĐT phát huy td trong kỳ nc của dn:
+ xđ bằng cách so sánh tổng mức đóng góp cho NS tăng thêm trong kỳ nc của dn với tổng mức vốn đt phát huy
td trong kỳ nc của dn.
+ Ý nghĩa:1đv VĐT phát huy td trog kỳ nc của dn đã đóng góp cho ns với mức ↑ thêm là bao nhiêu.
- Mức tiết kiệm ngoại tệ tăng thêm so với vđt phát huy td trong kỳ nc của dn. + xđ bằng cách so sánh tổng số
ngoại tệ tiết kiệm tăng thêm trong kỳ nc của dn với tổng mức vốn đt phát huy tác dụng trong kỳ nc của dn.
+ Ý nghĩa: 1đv VĐT PHTD trong kỳ nc của dn đã đem lại mức tkiệm ngoại tệ ↑ thêm là bnhiêu.
- Mức thu nhập (hay tiền lương của người lđ) tăng thêm so với VĐT phát huy td trong kỳ nc của dn. + xđ bằng
cách so sánh tổng TN (hay tiền lương của người lđ) tăng thêm trong kỳ nc của dn với tổng mức vốn đt trong kỳ
nc của dn.
+ Ý nghĩa: 1 đv vđt phát huy td trong kỳ nc của dn đã đem lại mức thu nhập (hay tiền lương của nlđ) tăng thêm
là bao nhiêu.
- Số chỗ làm việc tăng thêm so với vốn đt phát huy td trong kỳ ng cứu của dn.
+ xđ bằng cách so sánh tổng số chỗ làm việc tăng thêm trong kỳ nc của dn với tổng mức vđt phát huy td trong
kỳ nc của dn.
+ Ý nghĩa: 1đv vđt phát huy td trong kỳ nc của dn đã tạo ra số chỗ làm việc tăng thêm là bao nhiêu
=> các chỉ tiêu hq trên còn có thể đc xđ cho bình quân năm trong kỳ nc của dn. Trị số của cá chỉ tiêu hiệu quả
càng cao chứng tỏ hđ đt của dn đã đem lại hiệu quả kt-xh ngày càng cao
Ngoài các chỉ tiêu cơ bản trên, trong việc đánh giá hq kt-xh của hđ đt còn có thể sd các chỉ tiêu khác như: mức
tăng năng suất lao động, mức nâng cao trình độ nghề nghiệp của người lđ do hđ đt ptr của dn mang lại, mức
độ đáp ứng các mục tiêu trong chiến lược ptr kt-xh của đất nước so với vốn đt phát huy td trong kỳ nc của dn
b. Hiệu quả đt đối vối dn hđ công ích
Dn công ích là dn Nhà nước sx, cung ứng dv công cộng theo các chính sách của NN or thực hiện nhiệm vụ quốc
phòng. Theo qđ hiện hành, dn NN có doanh thu trên 70% trở lên từ hđ công ích thì dn đó đc xếp vào loại hình
dn hđ công ích. Khác với các dn kd, mục tiêu chủ yếu của hđ đầu tư không phải vì lợi nhuận mà chủ yếu là thực
hiện tốt các cs của NN or thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng.=>Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư cơ bản:
- Hệ số huy động TSCĐ
- Mức chi phí đầu tư tiết kiệm đc so với tổng mức dự toán
- Time hoàn thành sớm so vs time dự kiến đưa ctrinh` vào hđ
- Đv các dn hđ công ích có thu có thể tính thêm một số chỉ tiêu hiệu quả tài chính như các dn kinh doanh như
sản lượng, doanh thu tăng thêm tính trên 1 đv vốn đt phát huy td trong kỳ của dn, lợi nhuân tăng thêm tính
trên 1 đv vốn đt phát huy td trong kỳ của dn,…

5/Trình bày các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế xã hội của một dự án đầu tư? Theo anh (chị), chỉ tiêu nào
là chỉ tiêu quan trọng nhất trong điều kiện Việt Nam hiện nay? Vì sao?
1. Giá trị gia tăng thuần( NVA)

+ Là mức chênh lệch giữa giá trị đầu ra và giá trị đầu vào

+ NVA thg đc tính cho từng năm hoặc cho cả đời dự án

+ NVA bao gồm hai yếu tố: chi phí trực tiếp cho trả cho ng lao động (v) và thặng dự xã hội(m)

+ Đối với các dự án đàu tư có liên quan đến yếu tố nước ngoài, NVA bao gồm 2 bộ phận là giá trị gia tăng
thuần túy quốc gia(NNVA) và gtgt thuần thúy đc chuyển ra nước ngoài RP

Khi phải so sánh NVA của các ngăm, khi tính tổng NVA của cả đời dự án hoặc tính NVA bình quân năm phải sử
dụng tỷ suất chiết khấu xã hội( Tỷ suất ck xh phản ánh chi phí xã hội của việc sử dụng vốn đầu tư. Nó là 1 công
cụ để nhà nước điều chỉnh hoạt động đầu tư của nền kinh tế. Khi nhà nước muốn hạn chế sự phát triển của
ngành, vùng thì nhà nước tăng tỷ suất chiết khấu xh thì khi tăng nhiều dự án ko thỏa mãn tiêu chuẩn hiệu quả.
Tỷ suất ck xh do cơ quan hoạch định nhà nước đưa ra)

('' theo anh chị chỉ tiêu nào được xem là cơ bản để đánh giá hqktxh của dự án đầu tư?'' đó là NVA vì nó phản
ánh sự đóng góp của dự án vào sự gia tăng thu nhập quốc dân. Tuy nhiên trong từng giai đoạn phát triển kte
của đất nước, thì đó có thể là các chỉ tiêu cơ bản khác)

2. Giá trị hiện tại ròng kinh tế:

Giá trị hiện tại rong kinh tế là chỉ tiêu phản ánh tổng lợi ích thuần của cả đời dự án trên góc độ của toàn bộ
nền kinh tế quy về mặt bằng thời gian hiện tại

 Đánh giá

+NPVE > 0: dự án được chấp nhận tức là khi đó tổng thu kinh tế của cả đời dự án lớn hơn tổng chi của
cả đời dự án quy về mặt bằng thời gian hiện tại.

+ NPVE ≤ 0: bác bỏ hoặc điều chỉnh lại dự án

3. Mức tiết kiệm và tăng thu ngoại tệ

Tiết kiệm ngoại tệ và tăng nguồn thu ngoại tệ sở hữu nhằm hạn chế dần sự phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài
và tạo nên cán cân thanh toán hợp lý  là chỉ tiêu rất đáng quan tâm khi phân tích một dự án đầu tư.

Cách xác định chỉ tiêu này:

- Xđ mức chênh lệch thu chi ngoại tệ trực tiếp và gián tiếp

- xđ mức ngoại tệ tiết kiệm do sản xuất hàng thay thê


- xđ toàn bộ số hàng ngoại tệ tiết kiệm

Nếu kq>0: dự án tác động tích cực làm tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước, ngược lại KQ < 0 dự án làm bội chi
ngoại tệ hay dự án không có tác động tích cực làm tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước.

4. Tác động khả năng cạnh tranh quốc tế(IC)

So sánh ngoại tệ tiết kiệm được với giá trị đầu vào trong nước

Nếu tỷ số IC>1: dự án có khả năng cạnh tranh, <1: dự án cần xem xét lại

- Chi tiêu này sử dụng đối với dự án xuất khẩu hoặc thay thế nhập khẩu.

5. Một số tác động về mặt xã hội và môi trường của dự án

- Tác động đến phân phối thu nhập giữa các nhóm dân cư và vùng lãnh thổ

- Tác động đến lao động và việc làm: xác định số lao động có việc làm từ dự án

- Tác động đến môi trường ( đây là ảnh hưởng của đầu vào, đầu ra của dự án đến môi trường. Trong các tác
động có tđ tích cực và tđ tiêu cực. Nếu có tđ tiêu cực thì các gp khắc phục, chi phí để thực hiện giải pháp đó.
Nếu chi phí này quá lớn, lớn hơn cái xã hội nhận đc thì phải chuyển địa điểm thực hiện dự án hoặc bác bỏ dự
án)

- Các tác động khác: Đóng góp ngân sách, ảnh hưởng dây chuyền, ảnh hưởng đến sự pt ktxh địa phg, ảnh hg
đến pt kết cấu hạ tầng.

6. Tỷ số lợi ích- chi phí kinh tế(B/C(E))

- Tỷ số lợi ích – chi phí kinh tế là tỷ lệ giữa tổng giá trị của các lợi ích kinh tế và tổng giá trị chi phí kinh tế của
dự án đầu tư quy về cùng một mặt bằng thời gian theo tỷ suất chiết khấu xã hội.

 Đánh giá:

+ B/C(E) > 1 dự án sẽ được chấp nhận tức là khi tổng thu củ dự án quy về mặt bằng thời gian hiện tại lớn
hơn tổng chi của dự án quy mặt bằng thời gian hiện tại.

+ B/C(E) ≤ 1 dự án có thể bị bác bỏ hoặc phải điều chỉnh lại dự án

Chương IV: Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp

1/Trình bày quy trình đầu tư trong doanh nghiệp?

2/Trình bày các nguồn vốn đầu tư trong doanh nghiệp?


- Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn thuộc về chủ sở hữu của doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu có nguồn gốc từ
một chủ sở hữu hoặc do các bên góp vốn để kinh doanh mà doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán

- Vốn ban đầu: Khi thành lập doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải có một số vốn ban đầu nhất định, do các cổ
đông- chủ sở hữu góp.

- Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia: Là bộ phận lợi nhuận được sử dụng tái đầu tư, mở rộng sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp
- Cổ phiếu: Cổ phiếu là hoạt động tài trợ dài hạn của doanh nghiệp và là nguồn tài chính dài hạn rất quan trọng
của doanh nghiệp

+cổ phiếu thường

+cổ phiếu ưu tiên

+giấy đảm bảo

- Nguồn vốn nợ: Có thể hình thành từ việc vay nợ hoặc phát hành chứng khoán qua công chúng thông qua hai
hình thức tài trợ chủ yếu: tài trợ gián tiếp qua các trung gian tài chính hoặc tài trợ trực tiếp qua thị trường
vốn,…

- Trái phiếu công ty: là công cụ nợ do các cơ quan công quyền, các doanh nghiệp đang hoạt động phát hành
nhằm huy động vốn trên thị trường, trong dó các trái chủ đc cam kết sẽ thanh toán cả gốc và lãi trong một
thời hạn nhất định

- Nguồn vốn tín dụng ngân hàng: Là vốn vay ngân hàng, là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất đối với
sự phát triển của các doanh nghiệp

- Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển: Vốn tín dụng đầu tư là 1 hình thức thực hiện chính sách đầu tư phát
triển của nhà nước, thể hiện mối quan hệ vay-trả giữa nhà nước với các pháp nhân và thể nhân hoạt động
trong nền kinh tế, đc nhà nước cho vay với lãi suất ưu đãi cho từng đối tượng cụ thể nhằm mục đích phát triển
kt-xh trong từng thời kỳ nhât định theo định hướng của nhà nước

- Nguồn vốn tín dụng thuê mua: Là hình thức huy động vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp thông qua việc
đi thuê mua tài chính đối với tài sản thay vì trực tiếp mua thiết bị, doanh nghiệp yêu cầu một tổ chức tài chính
mua thiết bị mình cần và thuê lại thiết bị đó. Sau khi hết hạn hợp đồng có thể mua lại với giá ưu đãi

- Nguồn vốn tín dụng thương mại: Là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp, được biểu hiện dưới hình thức
mua bán chịu hàng hóa

3/Trình bày nội dung cơ bản của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp? Anh (chị) hãy cho biết vài nét về
tình hình đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay?
A, Đầu tư xây dựng cơ bản

- Tài sản cố định của DN là những tài sản có giá trị lớn; thời hạn sử dụng trên 1 năm hoặc trên 1 chu kỳ kinh
doanh (nếu chu kỳ kd >= 1 năm); giá trị của nó được chuyển dần vào sản phẩm theo mức độ hao mòn

- Đầu tư tài sản cố định: Để doanh nghiệp tồn tại phát triển thì hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản có vai trò
rất quan trọng. Đầu tư vào TSCĐ hay đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động đầu tư nhằm tái tạo tài sản cố định
của doanh nghiệp.

- Xét theo khoản mục chi phí, đầu tư xây dựng cơ bản trong doanh nghiệp gồm những nội dung chính:

+Chi phí ban đầu liên quan đến đất đai

+Chi phí xây dựng

+Chi phí mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải

+Chi phí lắp đặt máy móc thiết bị


+Chi phí đầu tư sửa chữa tscđ (cơ sở hạ tầng và máy móc thiết bị)

B, Đầu tư hàng tồn trữ trong DN:

Hàng tồn trữ trong doanh nghiệp là toàn bộ nguyên vật liệu, bán thành phẩm, chi tiết, phụ tùng, sản phẩm
hoàn thành đc tồn trữ trong doanh nghiệp.

Nó có vai trò đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, hiệu quả, cho phép sản xuất và mua nguyên vật
liệu một cách hợp lý và kinh tế; giảm chi phí đặt hàng, vận chuyển và tồn trữ

C, Đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là nguồn lực con người, một trong những nguồn lực quan trọng của sự phát triển KT-XH. Chất
lượng NNL ảnh hưởng mạnh đến năng suất lao động, đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nguồn
nhân lực có chất lượng cao góp phần làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tăng thu hút đầu tư. Do
vậy cần đầu tư phát triển nguồn nhân lực.

Nội dung đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp bao gồm: đầu tư đào tạo nguồn nhân lực, đầu
tư chăm sóc sức khỏe, y tế; đầu tư cải thiện môi trường, điều kiện làm việc; trả lương đúng và đủ cho người
lao động

D, Đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ:

Khoa học và công nghệ là nguồn lực quan trọng để tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững, tăng năng suất
lđ, phát triển sản xuất. Nhờ ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ đã làm cho chi phí về lao động,
vốn, tài nguyên trên một đơn vị sản phẩm giảm xuống, hiệu quả sử dụng các yếu tố này tăng lên.

Đầu tư phát triển KHCN trong doanh nghiệp có thể bao gồm các hình thức:

+ Đầu tư nghiên cứu khoa học

+ Đầu tư cho máy móc thiết bị, chuyển giao công nghệ để phát triển sản phẩm mới

+ Đầu tư đào tạo nhân lực sử dụng công nghệ mới

E, Đầu tư cho hoạt động Marketing

Đầu tư cho hoạt động Marketing là nhân tố cần thiết cho sự thành công, dự báo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm,
dự tính hành động của doanh nghiệp, hỗ trợ bán hàng thông qua quảng cáo, khuyến mãi.

Đầu tư cho hoạt động Marketing bao gồm:

+ Đầu tư hoạt động quảng cáo

+ Đầu tư xúc tiến thương mại

+ Đầu tư xây dựng thương hiệu

4/ Trình bày các loại đầu tư trong doanh nghiệp?


Căn cứ vào lĩnh vực phát huy tác dụng, đầu tư phát triển trong doanh nghiệp bao gồm: Đầu tư phát triển sản
xuất, đt ptr cơ sở hạ tầng – kỹ thuật, đt ptr văn hóa giáo dục, ý tế và dịch vụ xã hội khác, đt ptr khoa học kỹ
thuật và các loại khác
Theo nội dung cụ thể, đt ptr trong doanh nghiệp bao gồm: Đt xd cơ bản, đt hàng tồn trữ, đt phát triển nguồn
nhân lực, đt ptr khoa học công nghệ, đt cho hoạt động marketing và đầu tư các tài sản vô hình khác

5/Nội dung đầu tư tài sản hữu hình và đầu tư tài sản vô hình trong doanh nghiệp? Mối quan hệ giữa 2 loại
đầu tư này?
Từ góc độ tài sản, đt ptr trong DN chia thành: đầu tư chia tài sản vật chất (tài sản thực – tài sản hữu hình) và
đầu tư tài sản vô hình

Tài sản hữu hình là những loại tài sản phát huy tác dụng trong doanh nghiệp, mang thuộc tính vật chất. Đó là
nhà xưởng, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, … hay những tài sản trong xây dựng và phát triển, có khả năng
mang lại lợi nhuận cho chủ sở hữu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua sản phẩm đc sx ra.

Chia 2 loại:

+TSCĐ hữu hình: là những tư liệu sản xuất chủ yếu có hình thái vật chất thỏa mãn các tiêu chuẩn của
tài sản cố định, có giá trị lớn và sử dụng lâu dài.

+ TS lưu động hữu hình: là những tài sản không nằm trong chu kỳ sử dụng lâu dài của doanh nghiệp và
có hình thái vật chất, mang thuộc tính vật chất.

Tài sản vô hình là tài sản không có hình thái vật chất cụ thể, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thỏa
mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh

Mối quan hệ: mật thiết. ĐT vào TS hữu hình là cơ sở và động lực đt vào TS vô hình. TS vật chất có nguồn gốc
của TS vô hình. ĐT vào TS vô hình là điều kiện tất yếu để đảm bảo đt ts hữu hình diễn ra thuận lợi và đạt hiệu
quả cao

6/ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư trong doanh nghiệp?
A, Lợi nhuận kỳ vọng

Là lợi nhuận mà chủ đầu tư mong muốn, hi vọng sẽ thu được trong tương lai khi quyết định đầu tư.

B, Lãi suất tiền vay

Các nhà đầu tư thường vay vốn để đầu tư. Lãi suất là giá cả của tín dụng – giá cả của quan hệ vay mượn hoặc
cho thuê những dịch vụ về vốn dưới hình thức tiền tệ hoặc các dạng hình thức tài sản khác nhau.

Nếu lãi suất cho vay thấp hơn tỉ suất lợi nhuận vốn đầu tư, các nhà đầu tư sẽ gia tăng đầu tư, mở rộng sản
xuất, đổi mới máy móc, trang bị công nghệ hiện đại và ngược lại.

C, Tốc độ phát triển sản lượng:

Để sản xuất ra một đơn vị đầu ra cho trước cần phải có một lượng vốn đầu tư nhất định. Tương quan giữa sản
lượng và vốn đầu tư được biểu hiện:

X= K / Y

K: Vốn đầu tư tại thời điểm nghiên cứu

Y: Sản lượng tại thời điểm nghiên cứu


X: Hệ số gia tốc đầu tư

=> Tốc độ phát triển sản lượng: Kt = x * Yt

Nếu x không đổi thì quy mô sản lượng sản xuất tăng dẫn đến nhu cầu vốn đầu tư tăng theo và ngược lại.

D, Đầu tư nhà nước:

Tổng đầu tư xã hội bao gồm đầu tư nhà nước và đầu tư của khối dân doanh. Đầu tư của khối dân doanh bao
gồm đầu tư của hộ gia đình và đầu tư của khối tư nhân. Khi vốn đầu tư nhà nước tăng thì sẽ có tác dụng kích
thích vốn đầu tư tư nhân tăng. Tuy nhiên nếu nhà nước đầu tư không hợp lý thì sẽ hạn chế sự đầu tư của khu
vực tư nhân.

E, Chu kỳ kinh doanh

Ở mỗi thời kỳ khác nhau của chu kỳ kinh doanh sẽ phản ánh các mức chi tiêu đầu tư khác nhau

Ở thời kỳ đi lên, quy mô của nền kinh tế mở rộng, nhu cầu đầu tư của toàn bộ nền kinh tế cũng như các doanh
nghiệp tư nhân tăng và ngược lại.

F, Môi trường đầu tư và hoạt động xúc tiến đầu tư:

Môi trường đầu tư bao gồm nhiều yếu tố, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả đầu tư. Xúc tiến đầu
tư là hoạt động nhằm giới thiệu, quảng cáo cơ hội đầu tư và hỗ trợ đầu tư của nước chủ nhà

Chương V: Đầu tư công

1/Anh (chị) hãy cho biết sự giống nhau và khác nhau giữa đầu tư công và đầu tư trong doanh nghiệp?

2/Mục tiêu và nội dung của đầu tư công? Nhận xét những đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư công?
Liên hệ với thực tế Việt Nam?
Đầu tư công là việc sử dụng vốn NN (bao gồm cả vốn NSNN, vốn tín dụng của nhà nước cho đầu tư và vốn đt
của DNNN) để đt vào các ctrinh, DA không vì mục tiêu lợi nhuận và (hoặc) không có khả năng hoàn vốn trực
tiếp

Mục tiêu: tạo mới, nâng cấp, củng cố năng lực hoạt động của nền kinh tế thông qua gia tăng giá trị của tài sản
công.

Nội dung: Thực hiện theo các chương trình mục tiêu và dự án đầu tư công

+ Ctr muc tiêu là tập hợp các dự án đầu tư nhằm thực hiện một hoặc một số mục tiêu ptr KT-XH cụ thể của đất
nc hoặc của 1 vùng lãnh thổ trong thời gian nhất định

+ Dự án đt công: là các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế- xã
hội không có khả năng hoàn vốn trực tiếp

Đặc trưng cơ bản:

+ Luôn gắn với chủ thể là NN

+ Hướng tới mục tiêu công cộng


+ Được thực hiện tỏng khuôn khổ pháp luật chặt chẽ

3/Các chủ thể tham gia đầu tư công? Phân tích mối quan hệ giữa các chủ thể này trong hoạt động đầu tư
công?
A, Chủ đầu tư

Về mặt nguyên tắc chủ đầu tư các dự án đầu tư công là nhà nước. Tuy nhiên để đảm bảo cho hoạt động đầu
tư đc thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục trên cơ sở xác định đúng trách nhiệm của người trực tiếp quản lý
và sử dụng vốn, NN sẽ chỉ định chủ đầu tư các dự án đầu tư công

B, Đơn vị nhận ủy thác đầu tư công

Đơn vị nhận ủy thác đt do ng có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định, thay chủ đầu tư quản lý thực hiện
dự án đầu tư

C, Bản quản lý dự án đầu tư công

Là đơn vị do chủ đầu tư thành lập để làm nhiệm vụ quản lý thực hiện dự án trong quá trình đầu tư

D, Nhà thầu

Là tổ chức, cá nhân có đủ năng lực thực hiện hoạt động đầu tư khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt
động đầu tư công

E, Tổ chức tư vấn đầu tư

Là các tổ chức, cá nhân được chủ đầu tư thuê để làm nhiệm vụ quản lý thực hiện dự án trong quá trình thực
hiện dự án đầu tư

Mối quan hệ tự chém

4/Trình bày các hình thức quản lý dự án đầu tư công ở Việt Nam hiện nay?
- Chủ đt trực tiếp quản lý dự án

- Chủ đt thành lập Ban quản lý dự án

- Chủ đầu tư thuê tư vấn Quản lý dự án (Chủ nhiệm điều hành dự án)

- Ban quản lý dự án 1 dự án

- Ban quản lý dự án khu vực, BQLDA chuyên ngành

- Tổng thầu XD

5/Đánh giá hoạt động đầu tư công ở Việt Nam? Phân tích vai trò của đầu tư công trong phát triển kinh tế
xã hội Việt Nam thời gian qua?
Mục tiêu của ĐT công thường mang tính đa chiều, cả về KT và XH

NN chỉ đầu tư ở vùng tư nhân không đầu tư hoặc không muốn đầu tư

Ưu: Đáp ứng tốt nhu cầu phát triển hạ tầng ở địa phương
Nhược: Hỗ trợ khu vực DNNN là chủ yếu

Phân bổ không đúng đối tượng

Chuẩn bị dự án kém kỹ lưỡng, sự dễ dãi của cơ quan QLNN

Quá trình QL đt công có sự can thiệp hành chính của các cấp lãnh đạo

Thiếu nguồn lực giám sát

6/Nội dung và yêu cầu của giám sát hoạt động đầu tư công?
Giám sát chương trình mục tiêu, các dự án thuộc chương trình mục tiêu là hoạt động thường xuyên của chủ
chương trình mục tiêu và của toàn xã hội. Chủ chương trình mục tiêu có trách nhiệm thiết lập hệ thống giám
sát chương trình mục tiêu, các chủ thể khác có thể tham giá giám sát hoạt động đầu tư công tùy thuộc vào vị
trí, chức năng, nhiệm vụ của mình trong quá trình thực hiện đầu tư

Quốc hội, HĐND các cấp, CQ QLNN các cấp thực hiện nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định. Người
có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư phải tổ chức việc giám sát, đánh giá đầu tư thuộc phạm vi quản
lý của mình. Các Bộ, ngành và UBND các cấp, các tổ chức có liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin theo
yêu cầu của cơ quan giám sát

Để phục vụ hoạt động giám sát đầu tư công, toàn bộ các thông tin liên quan đến tình hình thực hiện chương
trình mục tiêu, các dự án đầu tư công phải đc định kỳ cập nhật, phân loại và phân tích kịp thời đề xuất phương
án phục vụ việc ra quyết định nhằm đảm bảo các chương trình mục tiêu đc thực hiện đúng mục tiêu, tiến độ,
có chất lượng và trong khuôn khổ các nguồn lực đã xác định

7/ Phân tích mối quan hệ giữa đầu tư công và nợ công? Liên hệ với thực tiễn Việt Nam?
A, Quy mô đầu tư công ảnh hưởng đến xu hướng nợ công

Nợ công được hiểu là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ trung ương hoặc chính quyền địa phương vay
với mục đích là nhằm bù đắp cho thâm hụt ngân sách hoặc phục vụ cho mục tiêu đầu tư vào các chương trình,
dự án cụ thể.

Nợ công phát sinh do chi tiêu vượt thu nên NN phải đi vay để bù đắp chênh lệch thu – chi. Mà đt công lại là 1
bộ phận của chi tiêu ngân sách. Đt công tăng làm bội chi ngân sách => gia tăng nợ công

B, Đầu tư công kém hiệu quả làm tăng gánh nặng nợ công

Hiệu quả đàu tư công thấp cũng sẽ có tác động tiêu cực đến các khoản vay nợ của quốc gia, do làm tăng nợ
chính phủ, nhất là nợ nước ngoài. Hiểu quả đầu tư công thấp còn dẫn đến hệ quả là phải phát hành nợ mới để
trả nợ gốc khi đó nguy cơ lâm vào vòng xoáy nợ nần là điều khó tránh khỏi

C, Nợ công có ảnh hưởng đến đầu tư và đầu tư công

Nếu nợ công vượt ngưỡng an toàn thì khi đó sẽ có tác động tiêu cực đến mọi ý định và hành vi đầu tư trong
đó có đầu tư công.

VN: Bội chi tăng từ mức 65,8 nghìn tỷ đồng năm 2011 lên mức 263,2 nghìn tỷ đồng năm 2015. So với GDP, bội
chi đã tăng từ mức 4,4% GDP năm 2011 lên mức 6,1% GDP năm 2015, cao hơn giới hạn 5% theo quy định của
Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến 2030.
Theo báo cáo, do bội chi tăng cao, nợ công cũng tăng nhanh trong giai đoạn 2011-2015, từ mức 50,1% GDP lên
62,2% GDP, tiệm cận giới hạn 65% theo quy định của Luật Quản lý nợ công. Năm 2015 cũng là năm dư nợ
Chính phủ đạt 50,3%, cao hơn giới hạn 50% theo quy định.

You might also like