You are on page 1of 209

Bài giảng

Quản trị dự án đầu tư


trong giao thông vận tải

Giao Thông vận


tải

kinh tế Quản lý

Trường đại học giao thông vận tải


ii
Lời giới thiệu

Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đã có nhiều biến chuyển
mạnh mẽ. Các dự án đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, đặc biệt dự án
đầu tư trong giao thông vận tải ngày càng phát triển.Trong tương lai, sẽ
có nhiều hơn nữa các dự án trong lĩnh vực này. Đánh giá và quản lý dự
án đầu tư trong giao thông vận tải là một yêu cầu quan trọng, có vai trò
nâng cao hiệu quả đầu tư. Điều này càng trở nên quan trọng hơn trong
điều kiện nền kinh tế còn hạn chế về nguồn tài lực, còn yếu về trình độ
và khả năng quản lý. Nâng cao hiệu quả đầu tư, ở cả hai góc độ vĩ mô và
vi mô, đòi hỏi phải quản lý tốt quá trình đầu tư bao gồm tất cả các giai
đoạn từ nghiên cứu cơ hội đầu tư đến giai đoạn vận hành các kết quả
đầu tư.
Bài giảng “Quản trị dự án đầu tư trong giao thông vận tải ” là một trong
những tài liệu giảng dạy chính của môn học :”Quản trị dự án đầu tư” cho
sinh viên chuyên ngành Quản trị Kinh doanh trong Giao thông Vận tải tại
trường Đại học Giao thông Vận tải. Tài liệu bao gồm 3 phần như sau:
Phần 1: Tổng quan chung về dự án đầu tư. Phần này nhằm giới
thiệu các khái niệm cơ bản về đầu tư, dự án đầu tư, đặc điểm của
dự án đầu tư, cách phân loại dự án đầu tư, các giai đoạn của dự
án, các văn bản pháp lý có liên quan về việc quản lý và thực hiện
dự án đầu tư, đặc điểm của dự án đầu tư trong giao thông vận tải,
đặc điểm của các dự án đầu tư trong giao thông vận tải, dự án
BOT, dự án FDI …
Phần 2: Phân tích, đánh giá dự án đầu tư. Trong phần này, các
quan điểm phân tích đánh giá cũng như kỹ thuật đánh giá dự án
đầu tư được trình bầy. Các nội dung và chỉ tiêu đánh giá về mặt
tài chính và kinh tế - xã hội được chú trọng trong phần này.
Phần 3: Quản trị dự án đầu tư. Phần này giới thiệu các khái niệm
cơ bản về quản trị dự án, đặc điểm của công tác quản trị dự án
đầu tư, yêu cầu về quản trị dự án ở các góc độ vĩ mô và vi mô,
quản trị dự án theo lĩnh vực như quản trị tiến độ, quản trị chi phí,
chất lượng dự án, quản trị rủi ro trong dự án đầu tư…
Bài giảng “Quản trị dự án đầu tư trong giao thông vận tải” là một tài liệu
mới được biên soạn lần đầu nên không tránh khỏi các thiếu sót, rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các đồng nghiệp, các
nhà khoa học để tài liệu này được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm
ơn.

Các tác giả.

iii
iv
Mục lục
Phần 1: tổng quan về dự án đầu tư
Chương 1: Giới thiệu chung về đầu tư ..................................... 2
1.1 Khái niệm về đầu tư ................................................................. 2
1.2 Phân loại đầu tư ........................................................................ 3
1.3 Đối tượng tham gia vào quá trình thực hiện đầu tư ............... 8
1.3.1 Chủ đầu tư............................................................................. 8
1.3.2 Tổ chức tư vấn ...................................................................... 8
1.3.3 Các doanh nghiệp xây dựng ................................................ 9
1.3.4 Các tổ chức cung ứng vật tư, thiết bị .................................. 9
1.3.5 Các tổ chức tài trợ vốn......................................................... 9
1.3.6 Các khách hàng tiêu thụ sản phẩm ..................................... 9
1.3.7 Nhà Nước và các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan đến
đầu tư ............................................................................................. 10
1.4 Vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư ........................................... 11
1.4.1 Khái niệm và vai trò của vốn đầu tư trong lĩnh vực đầu tư
11
1.4.2 Các nguồn vốn và nguyên tắc sử dụng ............................. 12
Chương 2: dự án đầu
tư................................................................................................
.......15
2.1 Khái niệm và đặc điểm của dự án đầu tư ............................. 15
2.1.1 Khái niệm ............................................................................ 15
2.1.2 Đặc điểm của dự án ........................................................... 16
2.1.3 Các yếu tố cơ bản của dự án ............................................. 17
2.2 Phân loại dự án đầu tư ........................................................... 17
2.3 Vai trò và yêu cầu của dự án đầu tư 19
2.3.1 Vai trò của dự án đầu tư .................................................... 19
2.3.2 Yêu cầu đối với một dự án đầu tư ...................................... 19
2.4 Chu trình dự án đầu tư ........................................................... 20
2.5 Chuẩn bị dự án: giai đoạn 1................................................... 22
2.5.1 Nghiên cứu phát hiện và đánh giá các cơ hội đầu tư ...... 22
2.5.2 Nghiên cứu tiền khả thi ...................................................... 24
2.5.3 Nghiên cứu khả thi ............................................................. 25
2.5.4 Thẩm định dự án đầu tư ..................................................... 27
2.6 Thực hiện dự án: Giai đoạn 2 ................................................ 33
2.6.1 Thực hiện đầu tư ................................................................. 34

v
2.6.2 Vận hành khai thác dự án .................................................. 35
2.7 Kết thúc dự án: giai đoạn 3 ................................................... 36
Chương 3. Nghiên cứu một số loại hình dự án đầu tư...... 37
3.1 Dự án xây dựng công trình giao thông vận tải ..................... 37
3.1.1 Các đặc trưng cơ bản của dự án xây dựng công trình giao
thông 37
3.1.2 Các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông vận tải
39
3.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án đầu
tư xây dựng giao thông vận tải ..................................................... 39
3.2 Dự án đầu tư trong lĩnh vực vận tải ...................................... 43
3.2.1 Đặc điểm của dự án đầu tư vận tải ................................... 43
3.2.2 Các loại dự án đầu tư vận tải ............................................ 43
3.2.3 Yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án vận tải .. 44
3.3 Dự án BOT ............................................................................. 45
3.3.1 Khái niệm ............................................................................ 45
3.3.2 ưu điểm của dự án BOT .................................................... 46
3.3.3 Các giai đoạn của dự án BOT ........................................... 47
3.3.4 Các yếu tố tạo nên thành công của dự án BOT ................ 49
3.4 Dự án FDI ............................................................................... 51
3.4.1 Khái niệm ............................................................................ 51
3.4.2 Các đặc trưng cơ bản của dự án FDI ............................... 52
3.4.3 Các giai đoạn hình thành dự án FDI ................................ 52
3.4.4 Quản trị dự án FDI ............................................................ 56

Phần 2: Phân tích đánh giá dự án đầu tư


Chương 4. Tổng quan về phân tích đánh giá dự án đầu tư
58
4.1 Khái niệm và ý nghĩa của phân tích đánh giá dự án đầu tư. 58
4.1.1 Khái niệm ............................................................................ 58
4.1.2 ý nghĩa................................................................................. 58
4.2 Nội dung phân tích dự án đầu tư ........................................... 59
4.2.1 Nghiên cứu các khía cạnh kinh tế -xã hội tổng quát và thị
trường của dự án ........................................................................... 59
4.2.2 Phân tích dự án về mặt kỹ thuật ........................................ 60
4.2.3 Phân tích dự án về mặt tài chính ....................................... 61
4.2.4 Phân tích dự án về mặt kinh tế - xã hội ............................ 61
4.2.5 Phân tích dự án về mặt môi trường ................................... 62

vi
4.2.6 Phân tích dự án về mặt chính trị, pháp lý ......................... 62
4.3 Quan điểm phân tích dự án .................................................... 63
4.3.1 Quan điểm tổng đầu tư....................................................... 63
4.3.2 Quan điểm chủ sở hữu ....................................................... 63
4.3.3 Quan điểm của nền kinh tế ................................................ 64
4.3.4 Quan điểm ngân sách ......................................................... 64
4.3.5 Quan điểm phân phối lại thu nhập .................................... 64
4.3.6 Quan điểm nhu cầu cơ bản ................................................ 64
Chương 5. Phân tích đánh giá tài chính dự án đầu tư ..... 66
5.1 Giá trị thời gian của tiền ........................................................ 66
5.1.1 ý nghĩa về mặt thời gian của tiền tệ .................................. 66
5.1.2 Khái niệm về giá trị của đồng tiền theo thời gian ............ 66
5.1.3 Một số yếu tố liên quan đến giá trị đồng tiền theo thời
gian 67
5.2 Lý luận chung về dòng tiền tệ ............................................... 70
5.2.1 Dòng tiền tệ......................................................................... 70
5.2.2 Tính toán suất chiết khấu ................................................... 72
5.2.3 Xác định các giá trị thu, chi tiền mặt ................................ 74
5.3 Nội dung phân tích tài chính dự án đầu tư ........................... 76
5.3.1 Vai trò và mục tiêu phân tích tài chính trong dự án đầu tư
76
5.3.2 Nội dung phân tích tài chính dự án đầu tư ....................... 77
5.4 Đánh giá tài chính dự án đầu tư ............................................ 85
5.4.1 Nhóm các chỉ tiêu tĩnh........................................................ 85
5.4.2 Nhóm các chỉ tiêu động ...................................................... 91
5.5 Phân tích, đánh giá dự án trong điều kiện rủi ro .................. 99
5.5.1 Tại sao phải phân tích, đánh giá dự án trong điều kiện rủi
ro 99
5.5.2 Phương pháp tỷ suất chiết khấu điều chỉnh theo độ rủi ro
100
5.5.3 Phương pháp phân tích độ nhậy...................................... 101
5.5.4 Phương pháp xác suất ...................................................... 106
5.5.5 Phương pháp phân tích cây quyết định........................... 108
Chương 6. phân tích đánh giá kinh tế – xã hội dự án đầu
tư 114
6.1 Nguyên tắc phân tích đánh giá kinh tế - xã hội dự án đầu tư
114

vii
6.1.1 Khái niệm và sự cần thiết phải xem xét khía cạnh kinh tế -
xã hội các dự án đầu tư .............................................................. 114
6.1.2 Mục tiêu và tiêu chuẩn đánh giá khía cạnh kinh tế - xã hội
của dự án đầu tư.......................................................................... 115
6.1.3 Nguyên tắc phân tích đánh giá kinh tế – xã hội dự án đầu
tư 116
6.2 Nội dung phân tích đánh giá kinh tế – xã hội dự án đầu tư119
6.2.1 Xác định các chi phí và lợi ích của dự án ....................... 119
6.2.2 Đo lường chi phí và lợi ích .............................................. 120
6.2.3 Xác định tỉ suất chiết khấu xã hội ................................... 122
6.3 Các chỉ tiêu đánh giá kinh tế – xã hội dự án đầu tư ........... 123
6.3.1 Nhóm các chỉ tiêu chung .................................................. 123
6.3.2 Nhóm các chỉ tiêu sử dụng đối với các dự án giao thông
vận tải .......................................................................................... 127

Phần 3: Quản trị dự án đầu tư


Chương 7. Tổng quan về quản trị dự án đầu tư ................ 133
7.1 Giới thiệu chung ................................................................... 133
7.1.1 Khái niệm về quản lý dự án ............................................. 133
7.1.2 Tác dụng của quản trị dự án............................................ 135
7.1.3 Đặc điểm của quản trị dự án ........................................... 136
7.2 Nội dung quản lý dự án ....................................................... 138
7.2.1 Quản lý vĩ mô và vi mô đối với các dự án ...................... 138
7.2.2 Lĩnh vực quản trị dự án.................................................... 138
7.2.3 Quản lý theo chu kỳ của dự án ........................................ 140
7.3 Mô hình tổ chức quản lý dự án ........................................... 142
7.3.1 Các mô hình quản lý dự án .............................................. 143
7.3.2 Các mô hình tổ chức thực hiện dự án ............................. 145
7.3.3 Căn cứ lựa chọn mô hình tổ chức dự án ......................... 148
7.4 Nhà quản trị dự án 149
7.4.1 Chức năng của nhà quản trị dự án 149
7.4.2 Trách nhiệm của chủ nhiệm dự án .................................. 150
7.4.3 Yêu cầu đối với nhà quản trị dự án ................................. 151

Chương 8. Quản lý thời gian dự


án...............................................................................153
8.1 Lập kế hoạch dự án .............................................................. 154
8.1.1 Xác định mục tiêu và chiến lược ..................................... 154

viii
8.1.2 Thời hạn hoàn thành và thời hạn mục tiêu ..................... 154
8.1.3 Trình tự của kế hoạch dự án ............................................ 155
8.2 Kỹ thuật lập kế hoạch .......................................................... 156
8.2.1 Cơ cấu phân chia công việc ............................................. 156
8.2.2 Lập kế hoạch nguồn lực ................................................... 157
8.3 Phương pháp sơ đồ ngang (sơ đồ Gantt) ............................ 158
8.3.1 Khái niệm về phương pháp sơ đồ ngang ........................ 158
8.3.2 Các loại sơ đồ ngang ....................................................... 158
8.3.3 Nội dung phương pháp sơ đồ ngang ............................... 159
8.3.4 Ưu nhược điểm của phương pháp sơ đồ ngang ............. 159
8.4 Phương pháp sơ đồ mạng .................................................... 160
8.4.1 Khái niệm chung về sơ đồ mạng...................................... 160
8.4.2 Một số định nghĩa ............................................................. 161
8.4.3 Quy tắc lập sơ đồ mạng ................................................... 163
8.4.4 Sơ đồ mạng theo phương pháp AON (Activities on Node)
164
8.4.5 Sơ đồ mạng theo phương pháp AOA (Activities on Arrow)
165
8.4.6 Trình tự lập sơ đồ mạng ................................................... 165
8.4.7 Phương pháp sơ đồ ngang so với phương pháp phân tích
mạng. 166
8.5 Sơ đồ mạng CPM ................................................................. 166
8.5.1 Các thông số trong sơ đồ mạng CPM ............................. 166
8.5.2 Lập sơ đồ mạng CPM....................................................... 168
8.6 Sơ đồ mạng PERT................................................................ 172
8.6.1 Tính các thông số thời gian trong sơ đồ mạng PERT .... 173
8.6.2 Các bước thực hiện của phương pháp PERT ................. 175

Chương 9. Quản lý chi phí dự án ............................................ 176


9.1 Một số vấn đề liên quan đến việc quản lý chi phí .......... Error!
Bookmark not defined.
9.1.1 Dự toán ngân sách ........................................................... 176
9.1.2 Quan hệ giữa thời gian và chi phí ................................... 177
9.2 Quản lý chi phí ..................................................................... 181
9.2.1 Khái niệm chung ............................................................... 181
9.2.2 Nội dung quản lý chi phí dự án ....................................... 181
9.3 Kiểm soát chi phí ................................................................. 183
Chương 10. Quản lý chất lượng dự án ................................. 184

ix
10.1 Khái niệm về quản lý chất lượng dự án .............................. 184
10.1.1 ........................................................................ Các khái niệm
184
10.1.2 .................................. Vai trò của quản lý chất lượng dự án
184
10.1.3 .................................. Nguyên tắc quản lý chất lượng dự án
185
10.2 Nội dung quản lý chất lượng dự án..................................... 185
10.3 Hệ thống tổ chức đảm bảo chất lượng ở Việt Nam .......... 186
10.4 Biện pháp đảm bảo chất lượng áp dụng vào công tác quản lý
chất lượng dự án xây dựng ....................................................... 186187
10.5 Các quy trình cho việc đảm bảo chất lượng ....................... 187
10.5.1 .......................................... Quản lý chất lượng ở văn phòng
187
10.5.2 ..................................... Quản lý chất lượng tại công trường
188

Chương 11. Quản lý rủi ro dự án đầu tư .............................. 189


11.1 Tổng quan về quản lý rủi ro ................................................ 189
11.1.1 .................................................................... Khái niệm rủi ro
189
11.1.2 ..................................................................... Phân loại rủi ro
190
11.2 Rủi ro trong các dự án xây dựng công trình giao thông .... 192
11.2.1 ..... Những rủi ro chính mà chủ đầu tư phải hứng chịu bao
gồm 192
11.2.2 ...................... Những rủi ro thường xảy ra cho nhà thiết kế
192
11.2.3 ...................... Những rủi ro có thể xảy ra cho các nhà thầu
192
11.3 Quản lý rủi ro ....................................................................... 193
11.3.1 ....................................................................... Xác định rủi ro
193
11.3.2 ....................................... Phân tích, đánh giá mức độ rủi ro
194
11.3.3 ............................................... Kiểm soát, phòng ngừa rủi ro
194
11.3.4 .......................................................................... Tài trợ rủi ro
196

x
danh mục các bảng biểu
Bảng 1.1: Phân loại dự án đầu tư theo Quy chế Quản lý đầu tư và xây
dựng ................................................................................................. 6
Bảng 3.1: Các rủi ro của dự án BOT................................................... 50
Bảng 3.2: So sánh lợi ích của dự án từ các quan điểm thẩm định khác
nhau ................................................................................................ 64
Bảng 5.1: Nội dung các khoản chi phí và thu nhập của dự án .......... 75
Bảng 5.2: Chi phí và doanh thu hàng năm của dự án xe buýt ........... 80
Bảng5.3: Bảng dự tính cân đối thu chi (cân đối dòng tiền) ............... 85
Bảng 6.1: Cơ sở đánh giá kinh tế đầu ra và đầu vào của dự án....... 117
Bảng 7.1: Những khác nhau căn bản giữa quá trình sản xuất liên tục
và hoạt động phát triển dự án ..................................................... 137
Bảng 7.2: Sự khác nhau cơ bản giữa nhà quản lý dự án và quản lý
chức năng ..................................................................................... 153
Bảng 8.1 : Chú giải thuật ngữ của PERT .......................................... 173

xi
danh mục các hình vẽ
Hình 1.1: Chu trình luân chuyển vốn trong hoạt động đầu tư ............. 3
Hình 2.1: Chu trình dự án đầu tư......................................................... 21
Hình 3.1: Các giai đoạn của dự án BOT ............................................. 47
Hình 3.2: Sơ đồ cơ cấu của dự án BOT .............................................. 49
Hình 3.3: Luồng tiền của dự án BOT.................................................. 50
Hình 4.1: Khung phân tích dự án ........................................................ 59
Hình 5.1: Dòng thu chi tiền mặt .......................................................... 71
Hình 5.2: Chuyển khoản tiền mặt theo các mốc thời gian ................. 72
Hình 5.3: Phân tích điểm hoà vốn ....................................................... 90
Hình 5.4: Sơ đồ quá trình phân tích độ nhậy .................................... 101
Hình 6.1: Quan hệ giữa chi phí vận tải và giá cả hàng hoá ........... 130
Hình 7.1: Chu trình quản lý dự án ..................................................... 134
Hình 7.2: Mối quan hệ giữa thời gian, chi phí và kết quả .............. 135
Hình 7.3: Các lĩnh vực quản lý dự án ............................................... 139
Hình 7.4: Các giai đoạn phát triển của chu kỳ dự án ...................... 141
Hình7.5: Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án ...................... 143
Hình 7.6: Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án ............................... 144
Hình 7.7: Mô hình tổ chức chìa khoá trao tay .................................. 145
Hình 7.8: Tổ chức dự án theo chức năng .......................................... 146
Hình 7.9: Mô hình tổ chức chuyên trách quản lý dự án ................. 147
Hình 7.10: Mô hình tổ chức dạng ma trận ........................................ 148
Hình 7.11: Mối quan hệ phức tạp giữa nhà quản lý dự án và các bên
liên quan....................................................................................... 152
Hình 8.1 : Các phương pháp tổ chức thi công .................................. 159
Hình 9.1: Sơ đồ đường chi phí cơ sở ................................................ 183
Hình 10.1: Sơ đồ tổ chức quản lý chất lượng dự án. ...................... 187

xii
Phần 1:
Tổng quan chung về
dự án đầu tư

Chương 1: Giới thiệu chung về


đầu tư
Chương 2: Tổng quan về dự án
đầu tư
Chương 3: Nghiên cứu một số
loại hình dự án đầu tư

1
1 Chương 1: Giới thiệu chung về đầu tư
1.1 Khái niệm về đầu tư
Khái niệm về đầu tư được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau và mỗi khái
niệm đều có những ưu nhược điểm khác nhau phản ánh từng lĩnh vực
đầu tư. Sau đây là một số khái niệm về đầu tư:

Đầu tư: quá trình sử dụng nguồn  Trên quan điểm chung, đầu tư được hiểu
lực nhằm đạt được mục đích của như sau:
các đối tượng liên quan
Đầu tư là việc bỏ vốn vào hoạt động trong
các lĩnh vực xã hội để thu được lợi ích
hình thức khác nhau sau một thời gian nhất định. Hay nói cách khác: đầu tư là quá
dưới các
trình bỏ vốn để tạo ra một tài sản (tài sản vật chất như nhà cửa, cầu đường... hay tài
chính, tín phiếu, cổ phiếu v.v...) cũng như để khai thác nó. Các tài sản này có khả năng
sinh lời hoặc thoả mãn một nhu cầu nào đó của người bỏ vốn trong thời gian tương lai
nhất định.
 Trên quan điểm về mặt kinh tế:
Đầu tư là hoạt động sử dụng nguồn tài lực (tiền tệ, nhân lực, tài sản, tài
nguyên thiên nhiên…) để tạo nên các kết quả đầu ra, bao gồm các sản
phẩm, dịch vụ, tiềm lực và mức dự trữ cho sản xuất kinh doanh và sinh
hoạt. Các đầu ra này tham gia nhiều vào chu kỳ sản xuất kinh doanh nối
tiếp, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của đối tượng nào đó. Đầu tư
trên quan điểm kinh tế được đặt trên cơ sở tối đa hoá lợi ích kinh tế xã
hội.

 Trên quan điểm về mặt tài chính:


Đầu tư là chuỗi tiền mặt chi tiêu cho một mục đích nhất định để chủ đầu
tư nhận được một khoản thu bằng tiền đảm bảo hoàn vốn và có lãi.
Thông thường khái niệm này rất quan trọng trong việc đi đến phương
pháp tính toán hiệu quả kinh tế tài chính của một dự án đầu tư, để từ đó
chủ đầu tư ra quyết định tăng vốn đầu tư hoặc rút bỏ vốn đầu tư theo lĩnh
vực và đối tượng đầu tư nhằm đạt được mục đích cuối cùng là đầu tư
vào lĩnh vực nào có lợi nhất. Đầu tư trên quan điểm tài chính đặt trên cơ
sở tối đa hoá lợi nhuận của chủ đầu tư.
Mặt khác, khi đánh giá bất kỳ một dự án đầu tư ở lĩnh vực nào cũng cần
phải có số liệu tính toán về mặt tài chính cụ thể. Các số liệu này thể hiện
ở các khoản thu chi và các số liệu hữu ích khác. Thông thường trong quá
trình thực hiện một dự án đầu tư, số liệu tài chính thường phát sinh. Nó
phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố chủ quan, khách quan và vào đặc
điểm của nền kinh tế xã hội tại các thời kỳ khác nhau.

Theo quan điểm hệ thống:


2
Đầu tư được xem như sự tác động có hướng của các yếu tố đầu vào để
đạt được các yếu tố đầu ra mong muốn nhất định. Các yếu tố đầu vào
có thể được hiểu là những nguồn lực sử dụng nhằm thực hiện mục đích
đầu tư, bao gồm:
- Tiền tệ các loại
- Các nguồn tài nguyên: đất đai, mặt nước, không gian, nguồn
nước, hầm mỏ, rừng, …
- Tài sản hữu hình: tư liệu sản xuất, máy móc trang thiết bị, mặt
bằng nhà xưởng,..
- Tài sản vô hình: sức lao động, công nghệ, bí quyết công nghệ,
bằng phát minh, sáng chế, thương hiệu, uy tín, …
- Các tài sản khác: cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, vàng bạc, đá quý,

 Theo quan điểm kế toán: Đầu tư theo quan điểm này được gắn liền với
một số khoản chi động sản hoặc bất động sản.
 Theo góc độ quản lý: Đầu tư là quá trình tổng hợp kinh doanh cơ cấu
tái sản xuất nhằm mục đích sinh lời.
Tóm lại : Các khái niệm đầu tư đã nêu ở trên đều đúng trên từng góc độ
nhìn nhận về nó. Qúa trình đầu tư gắn chặt với thời gian và không gian
rộng, do đó thường khó lường trước được các sự việc sẽ xẩy ra.
Chu trình luân chuyển vốn trong hoạt động đầu tư được mô tả như hình
1.1

Đầu
Người đầu Vốn SXKD

tư Người thực Người sản xuất
hiện đầu tư kinh doanh
Thu hồi
Người cho Thu hồi Thu hồi từ
Hình
vay 1.1: Chu
từ vốn trình luân chuyển vốn
từ trong
đầu hoạt động đầu tư
SXKD

1.2 Phân loại đầu tư
Tuỳ theo mục đích yêu cầu của đầu tư cũng như hình thức quản lý đầu
tư ta có thể phân loại đầu tư như sau:

1.2.1 Phân loại theo chủ đầu tư


Chủ đầu tư là Nhà Nước: đây là trường hợp đầu tư các công trình
có quy mô lớn (các công trình phát triển cơ sở hạ tầng, các công
trình phát triển an ninh quốc phòng, kinh tế xã hội...). Thường các
công trình này được đầu tư từ các nguồn ngân sách Nhà Nước
nên chủ đầu tư là Nhà Nước.

3
Chủ đầu tư là các doanh nghiệp: gồm các doanh nghiệp hạch toán
độc lập, doanh nghiệp Nhà Nước hoặc liên doanh liên kết.
Chủ đầu tư là các tư nhân có đủ tư cách pháp nhân và hoạt động
trên cơ sở luật pháp quy định.

1.2.2 Phân theo mối quan hệ giữa người bỏ vốn và người


sử dụng vốn
Đầu tư trực tiếp: đây là hình thức đầu tư mà người đầu tư (người
sử dụng vốn) và nhà sản xuất kinh doanh khai thác là một chủ thể.
Nếu đầu tư trong nước thì chủ đầu tư có thể là chính phủ, tổ chức
trong nước (doanh nghiệp, hợp tác xã), cá nhân là người Việt
Nam đầu tư và trực tiếp thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh
để tạo ra sản phẩm dịch vụ. Nếu đầu tư trực tiếp bằng vốn nước
ngoài thì phải tuân theo “Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bao
gồm các hình thức như: doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, liên
doanh, liên danh, …
Đầu tư gián tiếp: là hình thức đầu tư mà người đầu tư và người
sản xuất kinh doanh, khai thác là hai chủ thể khác biệt. Nói cách
khác chủ đầu tư không trực tiếp tham gia quản trị vốn đầu tư đã
bỏ ra. Trong trường hợp này, người đầu tư và người sở hữu vốn
có thể là một hoặc cũng có thể là hai chủ thể khác nhau.
Đặc điểm của hình thức đầu tư gián tiếp là người bỏ vốn (thường
là tổ chức hoặc cá nhân cho vay vốn …) luôn có lợi nhuận do thu
lãi suất cho vay. Trong mọi trường hợp dù lãi hay lỗ cúng không
chịu trách nhiệm về mặt pháp lý. Chỉ có nhà quản trị và sử dụng
vốn mới là pháp nhân chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư. Hoạt
động của các tổ chức như: ngân hàng, quỹ tín dụng, quỹ tiền tệ,
… là một dạng của đầu tư gián tiếp.

1.2.3 Phân theo tính chất của đối tượng đầu tư


Đầu tư vật chất: đầu tư nhằm tạo thêm cơ sở vật chất cho toàn xã
hội, bao gồm:
o Đầu tư cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh: đây là hình thức
đầu tư nhằm tạo ra cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình
sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi nhuận, bao gồm đầu tư
vào tài sản cố định, tài sản lưu động của doanh nghiệp, đầu
tư phát triển lực lượng lao động.
o Đầu tư cho lĩnh vực phúc lợi xã hội: đây là hình thức đầu tư
để tạo ra cơ sở vật chất phục vụ cho lợi ích công cộng, cho
các nhu cầu toàn xã hội như: đầu tư xây dựng và phát triển

4
cơ sở hạ tầng, đầu tư nhằm bảo vệ, phục hồi môi trường
sinh thái, đầu tư cho y tế, văn hoá, giáo dục...
Đầu tư tài chính: hình thức đầu tư này không tạo thêm tài sản
hoặc cơ sở vật chất cho xã hội nhưng có giá trị gia tăng rất cao,
bao gồm đầu tư mua cổ phần, cho vay, cho thuê tài chính ...
Đầu tư phi vật chất, phi tài chính: đây là hoạt động đầu tư nhằm
nghiên cứu khám phá những sản phẩm hay dịch vụ mới (lý thuyết
mới, khái niệm mới) hoặc một loại hàng hoá mới

1.2.4 Phân loại theo vốn


Các công trình đầu tư theo nguồn vốn gồm:
Vốn ngân sách Nhà Nước
Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
Vốn tín dụng thương mại
Vốn huy động từ các DNNN
Vốn hợp tác liên doanh với nước ngoài của các doanh nghiệp
Vốn tự đóng góp của nhân dân vào các công trình phúc lợi.
Vốn của các tổ chức ngoài quốc doanh.
Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
Phân loại theo cơ cấu vốn
Đầu tư phát triển ngành kinh tế:
o Đầu tư cơ sở hạ tầng: đầu tư nhằm phát triển cơ sở hạ
tầng kỹ thuật (giao thông vận tải, thông tin liên lạc, điện, cấp
thoát nước, chiếu sáng công cộng …) và cơ sở hạ tầng xã
hội (trường học, bệnh viện, nhà trẻ, trung tâm văn hoá, vui
chơi giải trí…)
o Đầu tư phát triển công nghiệp
o Đầu tư phát triển nông nghiệp
o Đầu tư phát triển dịch vụ: khách sạn, du lịch, thương mại,
các dịch vụ khác…
Đầu tư theo vùng lãnh thổ.
Đầu tư theo các thành phần kinh tế: gồm các thành phần kinh tế
nhà nước, tư nhân, liên doanh, góp vốn nước ngoài, …

5
1.2.5 Phân loại theo tính chất và quy mô đầu tư
Thông thường quy mô của dự án được phân thành 3 nhóm : A, B, C
theo Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng. Nghị Định 52/NĐ-CP ngày
8/7/1999 của Chính Phủ quy định như sau:

Bảng 1.1: Phân loại dự án đầu tư theo Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng
(ban hành kèm nghị định 52 / 1999 / NĐ-CP ngày 08 - 7 - 1999 của Chính phủ)

STT Mức vốn


Loại dự án đầu tư đầu tư

Nhóm A

1 Các dự án thuộc phạm vi bảo vệ an ninh, quốc phòng có Không kể


tính bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị- xã hội quan mức vốn
trọng, thành lập và xây dựng hạ tầng khu công nghiệp
mới.

2 Các dự án: sản xuất chất độc hại, chất nổ không phụ Không kể
thuộc vào quy mô vốn đầu tư mức vốn

3 Các dự án : Công nghiệp điện, khai thác dầu khí, chế Trên 400
biến dầu khí, hoá chất phân bón, chế tạo máy (bao gồm tỷ đồng
cả mua và đóng tàu, lắp ráp ô tô), xi măng, luyện kim, khai
thác chế biến khoáng sản; các dự án giao thông: cầu,
cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc
lộ.

4 Các dự án: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm I-3), cấp Trên 200
thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, tỷ đồng
sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết
bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật chất, bưu
chính viễn thông, BOT trong nước, xây dựng khu nhà ở,
đường giao thông nội thị thuộc các khu đô thị đã có quy
hoạch chi tiết đựơc duyệt.
5 Các dự án: hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị mới; các dự Trên 100
án: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in; vườn quốc tỷ đồng
gia, khu bảo tồn thiên nhiên, mua sắm thiết bị xây dựng,
sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến
nông lâm sản.

6 Các dự án: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền Trên 75 tỷ
hình, xây dựng, kho tàng, du lịch thể dục thể thao, nghiên đồng
cứu khoa học và các dự án khác.

Nhóm B

6
1 Các dự án: công nghiệp điện, dầu khí, hoá chất, phân Từ 30 đến
bón, chế tạo máy(bao gồm cả mua và đóng tàu, lắp ráp ô 400 tỷ
tô), xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản; đồng
các dự án giao thông: cầu, cảng biển, sân bay, đường sắt,
đường quốc lộ
2 Các dự án: thuỷ lợi, giao thông, cấp thoát nước và công Từ 20 đến
trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông 200 tỷ
tin điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ đồng
khí khác, sản xuất vật chất, bưu chính viễn thông, BOT
trong nước, xây dựng khu nhà ở, đường giao thông nội thị
thuộc các khu đô thị đã có quy hoạch chi tiết được duyệt.
3 Các dự án hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị mới; các dự án: Từ 15 đến
công nghiệp nhẹ, sành, sứ, thuỷ tinh, in; vườn quốc gia, 100 tỷ
khu bảo tồn thiên nhiên, thiết bị xây dựng, sản xuất nông đồng
lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm sản.

4 Các dự án: y tế, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây Từ 7 đến
dựng dân dụng, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên 75 tỷ đồng
cứu khoa học và các dự án khác.

Nhóm C
1 Các dự án: công nghiệp điện, dầu khí, hoá chất, phân Dưới 30 tỷ
bón, chế tạo máy (gồm cả mua và đóng mới tàu, lắp ráp ô đồng
tô), xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản;
các dự án giao thông: cầu, cảng biển, sân bay, đường sắt,
đường quốc lộ, các trường phổ thông nằm trong quy
hoạch (không kể mức vốn).
2 Các dự án: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm III-1), cấp Dưới 20 tỷ
thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, đồng
sản xuất thiết bị thông tin điện tử, tin học, hoá dược, thiết
bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật chất, bưu
chính viễn thông, BOT trong nước xây dựng khu nhà ở, đ-
ường giao thông nội thị thuộc các khu đô thị đã có quy
hoạch chi tiết được duyệt.
3 Các dự án hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị mới; các dự án: Dưới 15 tỷ
công nghiệp nhẹ, sành, sứ, thuỷ tinh, in; vườn quốc gia, đồng
khu bảo tồn thiên nhiên, thiết bị xây dựng, sản xuất nông
lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm sản.
4 Các dự án: y tế, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây Dưới 7 tỷ
dựng dân dụng, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên đồng
cứu khoa học và các dự án khác.

Ghi chú
Các dự án nhóm A về đường sắt, đường bộ phải được phân đoạn theo chiều dài
đường, cấp đường, cầu, theo hướng dẫn của Bộ giao thông vận tải sau khi thống
nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Các dự án xây dựng trụ sở, nhà làm việc của cơ quan Nhà nước phải thực hiện theo
quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

7
1.3 Đối tượng tham gia vào quá trình thực hiện đầu tư
Một quá trình đầu tư thường có nhiều đối tượng tham gia thực hiện. Mỗi
đối tượng có vai trò và vị trí ảnh hưởng, quyền và nghĩa vụ nhất định,
đồng thời cũng chịu ảnh hưởng về mặt pháp lý. Quyền và nghĩa vụ của
các đối tượng này được quy định rõ trong Nghị định 52/NĐ-CP ngày
8/7/1999 của Chính phủ. Sau đây ta tiến hành xem xét cụ thể các đối
tượng tham gia đầu tư:

1.3.1 Chủ đầu tư


Chủ đầu tư là cá nhân hay tổ chức có tư cách pháp nhân được
giao trách nhiệm trực tiếp quản lý sử dụng vốn đầu tư theo quy
định của pháp luật. Đây là chủ thể đóng vai trò quyết định mọi vấn
đề liên quan đến đầu tư.
Đối với các dự án đầu tư của nhà nước : chủ đầu tư là là các
doanh nghiệp như tổng công ty, công ty, cơ quan nhà nước, các
tổ chức xã hội... Quản lý dự án được người có thẩm quyền quyết
định đầu tư giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý và sử dụng vốn đầu
tư.
Đối với các đầu tư của công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH),
công ty cổ phần, hợp tác xã thì chủ đầu tư là công ty hoặc hợp tác
xã.
Đối với các đầu tư của tư nhân thì chủ đầu tư là chủ sở hữu.
Đối với các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài thì chủ đầu tư
là các bên hợp doanh (đối với hình thức hợp đồng kinh doanh),
Hội đồng quản trị (đối với xí nghiệp liên doanh) hoặc các tổ chức
hay các nhân nước ngoài bỏ vốn ở mức 100% (thường thuộc các
dự án BOT).
Trách nhiệm cụ thể của chủ đầu tư được quy định chi tiết tại điều
14 Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 - 7 - 1999 của Chính
phủ.

1.3.2 Tổ chức tư vấn


Các tổ chức tư vấn là các tổ chức chuyên môn về khảo sát, thiết kế,
lập dự toán giám sát công trình về mặt kỹ thuật và nghiệm thu chất
lượng của dự án. Các tổ chức này cũng đồng thời tham gia vào việc
quản lý quá trình đầu tư, cung cấp các dịch vụ tư vấn về kỹ thuật
hoặc các loại hợp đồng với chủ đầu tư.
Nội dung tư vấn: cung cấp thông tin về văn bản quy phạm pháp luật,
về cơ chế chính sách đầu tư và xây dựng, lập các dự án đầu tư, quản

8
lý dự án đầu tư, thiết kế, soạn thảo hồ sơ mời thầu, giảm sát và quản
lý quá trình thi công xây lắp, quản lý chi phí xây dung, nhiệm thu công
trình.
Trách nhiệm của các tổ chức tư vấn: tổ chức tư vấn phải đăng ký
hoạt động tư vấn tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp
luật. Các tổ chức tư vấn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ
đầu tư về các nội dung đã cam kết trong hợp đồng. Tổ chức tư vấn
phải thực hiện chế độ bảo hiểm nghề nghiệp tư vấn đầu tư và xây
dựng theo quy định của pháp luật

1.3.3 Các doanh nghiệp xây dựng


Doanh nghiệp xây dựng là doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh. Đây
là các doanh nghiệp thực hiện công việc chủ yếu trong quá trình xây
dựng và lắp đặt theo chỉ dẫn thiết kế hoặc các điều khoản thoả thuận đã
ghi trong Hợp đồng. Doanh nghiệp xây dựng phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật và chủ đầu tư về các nội dung đã cam kết trong hợp đồng,
thực hiện chế độ bảo hành công trình, chịu trách nhiệm về an toàn công
trình xây dựng và các công trình lân cận, thực hiện an toàn lao động, bảo
vệ môi trường sinh thái.

1.3.4 Các tổ chức cung ứng vật tư, thiết bị


Các tổ chức này chịu trách nhiệm cung ứng các loại vật tư, thiết bị chủ
yếu cho dự án, thực hiện mọi điều khoản đã thoả thuận trong Hợp đồng
theo nguyên tắc:
Đảm bảo về mặt chất lượng, số lượng, chủng loại và đồng bộ
Đảm bảo về tiến độ (phù hợp về thời gian và hình thức giao
nhận).

1.3.5 Các tổ chức tài trợ vốn


Để đầu tư vào một công trình có thể huy động vốn từ nhiều nguồn khác
nhau, mỗi nguồn vốn chiếm một tỷ trọng và vai trò nhất định. Các nguồn
vốn này có thể là: vốn ngân sách, vốn đầu tư phát triển, vốn huy động
đóng góp.

1.3.6 Các khách hàng tiêu thụ sản phẩm


Đối tượng này cần được xác định ngay từ khi có ý định đầu tư. Đây là
một đối tượng có ý nghĩa rất quan trọng đến việc hình thành đầu tư,
đồng thời mức độ tham gia của đối tượng này ảnh hưởng ảnh hưởng
trực tiếp đến quy mô của quá trình đầu tư. Quan hệ đầu tư và khách
hàng tiêu thụ sản phẩm của dự án thường tuân theo quy luật cung cầu

9
trong quá trình sản xuất vật chất. Thường thì nhà nước là người đại diện
cho khách hàng tiêu thụ sản phẩm của dự án.

1.3.7 Nhà Nước và các cơ quan quản lý Nhà Nước liên


quan đến đầu tư
Để thống nhất qúa trình đầu tư, đầu tư có mục đích, mang ý nghĩa kinh
tế xã hội thiết thực, phù hợp với quy mô, với sự phát triển của đất nước,
đồng thời nhằm đảm bảo việc đầu tư được quản lý, giám sát một cách
toàn diện và có khoa học, Chính phủ đã quy định trách nhiệm quản lý
nhà nước đối với các cơ quan, tổ chức, các ngành, các bộ như sau:
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Chịu trách nhiệm xây dựng cơ chế chính sách quản lý kinh tế,
quản lý nhà nước về lĩnh vực đầu tư.
Xây dựng kế hoạch chiến lược đầu tư theo hướng phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước.
Xác định cơ cấu đầu tư, quy mô đầu tư, khuyến khích đầu tư trong
và ngoài nước.
Cấp giấy phép đầu tư. Tổ chức thẩm định các dự án đầu tư thuộc
nhóm A trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đầu tư
(hoặc đồng ý để bộ cấp phép cho các dự án nhóm A không dùng
vốn nhà nước).
Tổng hợp và trình Thủ tướng Chính phủ kế hoạch đầu tư phát
triển hàng năm và 5 năm. Kết hợp với Bộ Tài chính giám sát và
thực hiện kế hoạch vốn đầu tư.
Chủ trì công tác đấu thầu. Chủ trì và phối hợp với bộ, ban, ngành,
địa phương hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy chế đấu
thầu.
Bộ Xây Dựng
Có trách nhiệm xây dựng cơ chế, chính sách về quản lý xây dựng,
quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn trình.
Ban hành các văn bản hướng dẫn tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy
trình, quy phạm, hệ thống định mức, các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật
xây dựng, định mức chi phí tư vấn đầu tư và xây dựng …
Chủ trì cùng các bộ chuyên ngành kỹ thuật tổ chức thẩm định thiết
kế kỹ thuật và tổng dự toán các dự án nhóm A để cấp có thẩm
quyền phê duyệt. Thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng
công trình xây dựng, theo dõi, kiểm tra, kiến nghị xử lý chất lượng
các công trình xây dựng, đặc biệt đối với các dự án nhóm A.
Chủ trì và phối hợp với các bộ, ban, ngành có liên quan trong việc
thực hiện Quy chế đấu thầu.
10
Bộ Tài Chính
Nghiên cứu các chế độ, chính sách về huy động và quản lý vốn
đầu tư, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về mặt tài chính
trong lĩnh vực đầu tư phát triển.
Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc phân bổ kế hoạch
cấp phát vốn đầu tư cho các bộ, địa phương, và các dự án quan
trọng quốc gia sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
Thanh tra, kiểm tra đối với các đơn vị, tổ chức sử dụng vốn đầu tư
của nhà nước. Hướng dẫn, kiểm tra việc quyết toán vốn đầu tư
các dự án sử dụng vốn nhà nước.
Ngân Hàng nhà nước
Có trách nhiệm nghiên cứu chế độ, chính sách quản lý nhà nước
về tiền tệ, tín dụng ngân hàng trong đầu tư xây dựng.
Thực hiện chế độ bảo lãnh cho các đối tượng dự thầu và bảo lãnh
thực hiện hợp đồng kinh tế.
Các Bộ, các ngành quản lý có liên quan
Các tổ chức này được phép tham gia các ý kiến đóng góp, đấu tranh bảo
vệ các vấn đề như an ninh, môi trường, lợi ích của nhân dân hoặc bảo
vệ các cảnh quan, mỹ quan, các di tích lịch sử, văn hoá, du lịch...
Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Thành phố
Uỷ ban nhân dân các Tỉnh, Thành phố có trách nhiệm thực hiện quản lý
nhà nước đối với tất cả các tổ chức nhà nước và cá nhân thực hiện dự
án đầu tư trên địa bàn quản lý theo đúng quy định của pháp luật.

1.4 Vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư

1.4.1 Khái niệm và vai trò của vốn đầu tư trong lĩnh vực
đầu tư
 Khái niệm vốn đầu tư
Trong bất kỳ một lĩnh vực sản xuất kinh doanh nào, yếu tố quyết định cả
về quy mô, chất lượng, thị hiếu phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn đầu tư.
Vậy vốn đầu tư được huy động từ đâu, số lượng là bao nhiêu? Đây là
một vấn đề khá phức tạp. Hơn nữa, các hoạt động đầu tư thường cần
một lượng vốn rất lớn. Nếu số vốn này được trích ra từ các cơ sở kinh
doanh dịch vụ trong xã hội cùng một lúc thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
hoạt động kinh doanh và sinh hoạt xã hội. Do đó, tiền vốn đầu tư chỉ có
thể được huy động nhờ nguồn tích luỹ của xã hội, của các cơ sở sản
xuất kinh doanh, tiền tiết kiệm được của nhân dân hoặc nguồn vốn huy
động của nước ngoài, vốn đi vay... Vì vậy nguồn vốn đầu tư phát triển
được khái niệm như sau:
11
Vốn đầu tư là tiền tích luỹ của xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh
doanh và dịch vụ , là tiền tiết kiệm và vốn huy động của các nguồn
khác được đưa vào sử dụng trong qúa trình tái sản xuất xã hội
nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo tiềm lực lớn hơn cho sản xuất
kinh doanh dịch vụ, sinh hoạt xã hội và sinh hoạt trong mỗi gia
đình.
Vốn trong xã hội phục vụ phần lớn vào việc xây dựng cơ sở hạ
tầng, cơ sở phúc lợi, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, nâng cao
chất lượng và quy mô cả về bề rộng lẫn chiều sâu của các cơ sở
sản xuất kinh doanh dịch vụ trong xã hội.
Tóm lại : Vốn phần lớn được chi dùng vào việc tái sản xuất mở rộng,
nhằm mục đích phát triển và tăng trưởng nền kinh tế - xã hội của đất
nước.
 Vai trò của vốn và nguyên tắc quản lý sử dụng
Hoạt động đầu tư là một trong những lĩnh vực chuyển hoá của nền kinh
tế và được coi là một bộ phận vận hành của nền sản xuất vật chất xã hội,
để từ đó tạo nên tiền đề cơ sở vật chất và điều kiện sản xuất kinh doanh
sinh lợi.
Về mục tiêu đầu tư thường được xét trên 2 góc độ cơ bản sau :
o Xét theo góc độ vĩ mô : Quyết định đầu tư phải gắn liền với tầm
phát triển chung của nền kinh tế đất nước về các mặt kinh tế - xã
hội, an ninh quốc phòng, văn hoá xã hội, môi trường sinh thái...
o Xét theo góc độ vi mô : Quyết định đầu tư cần xuất phát từ những
mục tiêu cụ thể, nhất là về mặt tài chính với mụch đích cơ bản là
mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.
Xuất phát từ những góc độ trên đây khi xem xét đầu tư nguồn vốn vào
các dự án, chủ đầu tư cần căn cứ vào mục tiêu cơ bản hay vì lợi ích kinh
tế để có những quyết định đầu tư nguồn vốn cho phù hợp.

1.4.2 Các nguồn vốn và nguyên tắc sử dụng


Mục đích hoạt động đầu tư là nhằm phát triển kinh tế - xã hội. Muốn hoạt
động đầu tư có hiệu quả thì cần phải có nguồn vốn đầu tư ban đầu. Vậy
nguồn vốn cho lĩnh vực đầu tư được huy động và hình thành từ đâu và
đầu tư các nguồn vốn đó vào lĩnh vực nào để đạt được hiệu quả cao
nhất? Chính phủ đã ban hành nguyên tắc quản lý và sử dụng các nguồn
vốn đầu tư phát triển như sau:
 Vốn ngân sách nhà nước
Nguồn vốn này sử dụng đầu tư phát triển theo kế hoạch của nhà nước,
bao gồm:

12
Các dự án xây dựng, các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội, an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, đầu tư vào lĩnh vực này
thường không có khả năng thu hồi vốn.
Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhà nước, góp vốn cổ
phần liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết, có
sự tham gia của nhà nước theo quy định của pháp luật.
Chi phí cho quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia và các quỹ hỗ trợ phát triển
đối với các chương trình, dự án phát triển kinh tế thuộc ngân sách
Trung ương.
 Vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước dùng để đầu tư: Đối với các dự
án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, các cơ sở sản xuất tạo việc làm, các
dự án đầu tư quan trọng của Nhà Nước trong từng thời kỳ (điện, xi
măng, sắt thép...) và một số dự án khác của các ngành có khả năng thu
hồi vốn đã được xác định trong cơ cấu kế hoạch của nhà nước. Việc bố
trí đầu tư cho dự án này do Chính phủ quyết định cho từng đối tượng
theo từng kỳ kế hoạch.
 Vốn thuộc các khoản vay nước ngoài của Chính phủ và các nguồn
viện trợ quốc tế dành cho đầu tư phát triển kể cả ODA: Nguồn vốn
này được bổ sung vào ngân sách Nhà nước để quản lý và sử dụng đúng
mục đích như luật định đối với việc sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà
nước.
 Nguồn thuộc quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia và các quỹ khác của Nhà
nước
Nguồn vốn này dùng cho các lĩnh vực đầu tư và phát triển theo đúng kế
hoạch.
 Vốn tín dụng thương mại: Dùng để đầu tư thương mại mới để cải
tạo, mở rộng đối với kỹ thật công nghệ của các dự án sản xuất kinh
doanh, dịch vụ có hiệu quả, có khả năng thu hồi vốn và có điều kiện vay
vốn theo quy định hiện hành. Vốn này được áp dụng theo cơ chế tự vay,
tự trả và được thực hiện đầy đủ các thủ tục đầu tư và vay trả vốn.
 Vốn đầu tư của các doanh nghiệp Nhà Nước : Vốn này được thu từ
các nguồn khấu hao cơ bản, vốn tích luỹ từ lợi nhuận sau thuế và vốn tự
huy động. Nó được dùng để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, nâng
cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Nhà Nước đã có
quy định cho các doanh nghiệp phải sử dụng đúng các quy chế, chế độ
quản lý vốn đầu tư hiện hành. Các tổ chức đại diện cho Nhà nước như
Ngân hàng có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra chặt chẽ đảm bảo việc
sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả.
 Vốn hợp tác liên doanh: Trong quá trình đổi mới nền kinh tế, Việt
Nam đã ban hành Luật đầu tư. Nguồn vốn hợp tác liên doanh được hình
thành do các bên tham gia đàm phán, góp vốn đầu tư tại Việt Nam.
Trong trường hợp các dự án có sử dụng mặt đất, mặt nước thì phải
13
được Nhà nước Việt Nam chấp thuận để làm các thủ tục hoàn trả vốn
cho Nhà nước theo quy định hiện hành.
 Vốn do chính quyền cấp tỉnh và cấp huyện huy động: Nguồn vốn
này được huy động do sự đóng góp của các tổ chức hoặc cá nhân trên
tinh thần tự nguyện dùng để xây dựng các kết cấu hạ tầng công trình
phúc lợi. Việc quản lý nguồn vốn này phải được công khai, có kiểm tra,
kiểm soát đảm bảo sử dụng đúng nội dung, mục đích và thực hiện việc
sử dụng đầu tư theo quy định hiện hành.
 Vốn đầu tư của các tổ chức kinh tế không thuộc các doanh nghiệp
nhà nước hoặc của nhân dân: Trong trường hợp này chủ đầu tư phải
lập thủ tục trình cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp giấy phép kinh
doanh, giấy phép xây dựng và giấy phép sử dụng mặt bằng xây dựng.
 Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt nam: Việc
đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài phải được thực hiện theo quy
định của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và được đầu tư dưới các
hình thức khác nhau, đồng thời được quản lý theo Luật đầu tư nước
ngoại tại Việt Nam. Hiện nay nước ta đang khuyến khích ưu tiên vào các
lĩnh vực sau :
Chế biến hàng xuất khẩu.
Đầu tư phát triển vào các khu vực miền núi, nông thôn.
Sử dụng công nghệ cao, hiện đại và bảo vệ môi trường sinh thái.
Sử dụng và thu hút lao động.
Xây dựng các công trình phát triển cơ sở hạ tầng.
 Vốn đầu tư của các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế:
Nguồn vốn này được quản lý theo Hiệp định hoặc thoả thuận đã ký kết
giữa Chính phủ Việt nam và các tổ chức nước ngoài. Việc đầu tư nguồn
vốn này phải tuân thủ theo đúng pháp luật Việt Nam.

14
2 Chương 2: dự án đầu tư
2.1 Khái niệm và đặc điểm của dự án đầu tư

2.1.1 Khái niệm


Dự án đầu tư có thể được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau.

Dự án bao gồm nhiều hoạt Về mặt hình thức: dự án đầu tư là một tập hồ
sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ
động nhằm đạt được mục tiêu
thống các hoạt động và chi phí theo một kế
và mục đích cụ thể hoạch để đạt được những kết quả và thực
hiện được những mục tiêu nhất định trong
tương lai.
Theo góc độ quản lý: dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử
dụng vốn, vật tư lao động để tạo ra các kết quả kinh tế, tài chính trong
một thời gian dài.
Theo góc độ kế hoạch hoá: dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế
hoạch chi tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát
triển kinh tế - xã hội, làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ.
Dự án đầu tư là một hoạt động kinh tế riêng biệt nhỏ nhất trong công
tác kế hoạch hoá nền kinh tế nói chung.
Xét về mặt nội dung: dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có
liên quan với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt được các mục tiêu
đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất
định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực.
Theo nghị định 52/1999/NĐ-CP của chính phủ ban hành ngày 8 tháng 7
năm 1999 về ban hành “Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng” thì:
Dự án đầu tư là một tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ
vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cảI tạo những cơ sở vật chất nhất
định nhằm đạt được sự tăng trường về số lượng hoặc duy trì, cải
tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng
thời gian xác định (chỉ bao gồm hoạt động đầu tư trực tiếp)
Theo Ngân Hàng Thế giới (WB): dự án là tổng thể những chính sách
hoạt động và các khoản mục chi phí có liên quan với nhau được thiết kế
nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể nhất định trong một khoảng thời
gian xác định. Dự án đầu tư được coi là phảI nhằm vào việc sử dụng các

15
đầu vào một cách có hiệu quả để được các đầu ra vì những mục tiêu cụ
thể.
Theo nhà kinh tế học Lyn Squire: dự án là tổng thể các giải pháp nhằm
sử dụng các nguồn hữu hạn vốn có (tài nguyên thiện nhiên, đất đai, lao
động, tài chính …) nhằm đem lại lợi ích tối đa cho xã hội.
Meredith J.R và Maltel S.J đưa ra một định nghĩa tổng quát hơn về dự án
như sau: dự án là một tập hợp các nhiệm vụ cụ thể cần phải hoàn thành
trong một thời hạn nhất định.
o Nhiệm vụ: để thực hiện một dự án nào đó người ta có thể
phân chia thành những phần nhỏ hơn, cụ thể hơn, và các
phần này được gọi là nhiệm vụ
o Nhóm công việc: để thực hiện một nhiệm vụ nào đó trong
dự án người ta phân chia nhiệm vụ đó thành những nhóm
công việc bao gồm những công việc có cùng tính chất.

2.1.2 Đặc điểm của dự án


Các dự án đầu tư có những đặc điểm cơ bản như sau:
Dự án là một hoạt động có mục đích
Mục đích, hay còn gọi mục tiêu tổng thể của dự án là kết quả cuối
cùng mà người đầu tư mong đợi. Để đạt được mục đích, có thể phân
chia kết quả mong muốn thành các mục tiêu cụ thể cần đạt được
trong trong giai đoạn của dự án. Các mục tiêu này cần được xác lập
nhằm đảm bảo nguyên tắc: cụ thể, đo lường được, khả thi, cân đối về
nguồn lực, có thời hạn
Dự án có chu kỳ sống
Một dự án có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc, việc kết thúc
của một dự án thường sẽ là thời điểm để người ta bắt đầu tiến hành
nghiên cứu cơ hội đầu tư cho một dự án mới.
Tính tương hỗ của dự án
Một dự án thường có quan hệ với một dự án khác đang được thực hiện
hay vận hành bởi cùng một chủ đầu tư và bản thân dự án quan hệ tương
hỗ với chủ đầu tư thông qua các tiêu chuẩn, các quy định và các hoạt
động hàng ngày của chủ đầu tư.
Tính đặc thù
Mỗi dự án đều có những yếu tố đặc thù so với các dự án khác, không có
dự án nghiên cứu phát triển hay dự án xây dựng, dự án sản xuất nào
hoàn toàn giống nhau. Mỗi dự án đều ơhái được tiến hành nghiên cứu tỉ
mỉ, thiết kế kỹ thuật cụ thể, việc quản lý và khai thác vận hành cũng có
những đặc thù khác nhau.
Tính mâu thuẫn
16
Một dự án luôn mâu thuẫn với các yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như mâu
thuẫn với các dự án khác về nguồn lực, và chứa đựng bên trong những
mâu thuẫn, mâu thuẫn giữa các bộ phận thực hiện dự án, mâu thuẫn
giữa các nhiệm vụ về nguồn lực thực hiện, … Khi xem xét cá bên hữu
quan của dự án, ta thấy tồn tại hàng loạt các mâu thuẫn: chủ đầu tư
muốn thay đổi một điểm nào đó, nhà thầu muốn loại nhuận và việc thay
đổi có thể ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận, việc thay đổi có thể làm Ban
quản lý dự án khó hoàn thành nhiệm vụ đúng thời gian, …

2.1.3 Các yếu tố cơ bản của dự án


Để hình thành dự án cần có các yếu tố sau:
Các yêu cầu cơ bản: ý tưởng, mục đích, mục tiêu của dự án,
thời hạn nhất định để thực hiện (ngày bắt đầu và ngày kết
thúc).
Các yếu tố đầu vào: các nguồn lực cần được cung ứng đúng
thời điểm, bao gồm nhân lực, vật tư, trang thiết bị, nguồn vốn
huy động, đất đai, tài nguyên thiên nhiên…
Các giải pháp thiết kế kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công,
công nghệ triển khai thực hiện dự án, các quy trình vận hành
theo các tiêu chuẩn và quy định mang tính pháp lý
Các yếu tố đầu ra: các sản phẩm vật chất hoặc dịch vụ các loại
của dự án.

2.2 Phân loại dự án đầu tư


Cũng như việc phân loại đầu tư, các dự án đầu tư có thể được phân ra
nhiều loại khác nhau. Ta thường gặp các cách phân loại sau đây:
Phân loại theo hình thức đầu tư
Theo góc độ tái sản xuất tài sản cố định (TSCĐ), bao gồm đầu tư
mới : xây mới, mua sắm các TSCĐ... và đầu tư lại : Cải tạo phục
hồi các tài sản hiện có.
Theo chiều rộng và chiều sâu : phân loại đầu tư theo cách này ta
có: đầu tư theo tỷ trọng vốn của các thành phần : mua sắm thiết
bị, xây lắp và các chi phí đầu tư khác.
- Đầu tư theo chiều rộng: mở rộng quy mô sản xuất, tăng
khối lượng sản phẩm trên các cơ sở hiện có
- Đầu tư theo chiều sâu: áp dụng khoa học kỹ thuật, công
nghệ tiên tiến vào lĩnh vực đầu tư, nhằm không ngừng
nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí lao động
Phân loại theo lĩnh vực hoạt động trong xã hội của dự án đầu tư:
o Các dự án đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
17
o Các dự án đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật
o Các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (hạ tầng kỹ thuật và
xã hội).
Hoạt động của các dự án này có mối quan hệ tương hỗ với nhau, chẳng
hạn các dự án đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật và cơ sở hạ tầng tạo
điều kiện cho các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh đạt hiệu
quả cao; đến lượt mình các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh
lại tạo tiềm lực cho các dự án đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, cơ sở
hạ tầng và các dự án đầu tư khác phát triển.
 Phân loại theo giai đoạn hoạt động của các dự án đầu tư trong
quá trình tái sản xuất xã hội:
o Dự án đầu tư thương mại: có thời gian thực hiện đầu tư và khai
thác các kết quả đầu tư nhanh, như vậy khả năng thu hồi vốn đầu
tư ngắn, tính chất bất định không cao, dễ dự đoán, dễ đạt độ
chính xác cao.
o Dự án đầu tư sản xuất: có thời hạn hoạt động dài hạn (5, 10, 20
năm hoặc lâu hơn) với vốn đầu tư lớn, thu hồi chậm., thời gian
thực hiện đầu tư lâu, độ mạo hiểm cao, tính chất kỹ thuật phức
tạp, chịu tác động của nhiều yếu tố bất định trong tương lai không
thể dự đoán hết và chính xác được, ví dụ như nhu cầu, giá cả
đầu vào và đầu ra, cơ chế chính sách, tốc độ phát triển khoa học
kỹ thuật, thiên tai, sự ổn định về chính trị…
Trong thực tế người ta thường thích đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh
thương mại. Tuy nhiên trên giác độ xã hội, hoạt động của loại dự án
này không tạo ra của cải vật chất cụ thể một cách trực tiếp, những giá
trị tăng thêm do hoạt động của dự án đầu tư thương mại đem lại chỉ
là sự phân phối lại thu nhập giữa các ngành, các địa phương, các
tầng lớp dân cư trong xã hội.
Phân loại theo thời gian hoạt động và phát huy tác dụng
o Đầu tư ngắn hạn: phần lớn đối với các dự án đầu tư thương mại,
dịch vụ
o Đầu tư trung hạn: đầu tư sản xuất, đầu tư phát triển khoa học kỹ
thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng
o Đầu tư dài hạn: đầu tư sản xuất và phần lớn đầu tư cho cơ sở hạ
tầng.
Phân loại theo ngành và theo đối tượng:
o Các dự án giao thông vận tải (GTVT) thuộc nhiều lĩnh vực cụ thể
khác nhau (công trình, cơ khí, vận tải...) trong đó bao gồm các dự
án phát triển vận tải hành khách công cộng, dự án xây dựng
đường bộ, dự án xây dựng cảng, dự án xây dựng sân bay, nhà ga

18
o Các dự án công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản v.v...
Phân theo cấp quản lý: theo quy định của Nhà nước Việt Nam
(52/NĐ-CP ngày 8/7/1999), các dự án đầu tư được chia thành 3
nhóm A, B, C và chịu sự điều tiết của Nhà nước theo quy tắc, luật lệ
khác nhau:
o Dự án nhóm A: do Thủ tướng Chính phủ quyết định
o Dự án nhóm B và nhóm C: do Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan
ngang bộ, cơ quan trực thuộc chính phủ, UBND cấp tỉnh (và thành
phố trực thuộc trung ương) quyết định.

2.3 Vai trò và yêu cầu của dự án đầu tư

2.3.1 Vai trò của dự án đầu tư


Dự án đầu tư xác định quyền lợi, nghĩa vụ của chủ đầu tư đối với Nhà
nước và xã hội. Bởi vậy dự án đầu tư có vai trò rất quan trọng như sau:
o Dự án đầu tư là căn cứ quan trọng để các nhà đầu tư quyết định
bỏ vốn đầu tư
o Dự án đầu tư là cơ sở để tìm đối tác trong và ngoài nước
o Dự án đầu tư là phương tiện để thuyết phục các tổ chức tàI chính
trong và ngoàI nước, các cá nhân tàI trợ và cho vay vốn
o Dự án đầu tư là văn kiện cơ bản để các cơ quan quản lý nhà
nước xem xét, phê duyệt, cấp giấy phép đầu tư đồng thời cũng là
căn cứ để giải quyết các mối quan hệ nảy sinh trong quá trình
thực hiện dự án.
o Dự án đầu tư là căn cứ quan trọng để xây dựng các hợp đồng liên
doanh, soạn thảo điều lệ, quy chế hoạt động của doanh nghiệp

2.3.2 Yêu cầu đối với một dự án đầu tư


Xuất phát từ vai trò quan trọng của dự án đầu tư như trên, bất cứ một dự
án nào khi được lập cũng đòi hỏi phải thoả mãn các yêu cầu sau:
Tính khoa học và tính hệ thống
Để đảm bảo yêu cầu này thì bất cứ một dự án đầu tư nào cũng phảI có
một quá trình nghiên cứu tỉ mỉ, tính toán chính xác từng nội dung của dự
án trên cơ sở hệ thống các định mức kinh tế – kỹ thuật hợp lý và có sự
tham khảo ý kiến của các chuyên gia
Tính pháp lý
Dự án đầu tư được lập ra phải phù hợp với pháp luật và chính sách đầu
tư do Nhà nước ban hành thì mới được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy

19
phép. Muốn vậy, trước tiên nhà đầu tư phải nghiên cứu tỉ mỉ những vấn
đề mang tính chất pháp lý có liên quan.
Tính khả thi
Một dự án đầu tư mang tính thực tiễn cho phép giảm được những yếu tố
mang tính chủ quan của người lập dự án cũng như những yếu tố có khả
năng phát sinh ngoài dự kiến của họ. Muốn vậy, một dự án phải được
xây dựng trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể về mặt bằng, về khả
năng huy động vốn, giải ngân, về điều kiện cung ứng vật tư, trang thiết
bị, về trình độ và khả năng áp dụng các kỹ thuật và công nghệ mới trong
quá trình triển khai thực hiện dự án…
Tính chuẩn mực
Dự án đầu tư phải tuân thủ theo quy định chung do Nhà nước ban hành
từ việc nghiên cứu nội dung cho đến cách thức trình bày dự án. Nghĩa là
dự án đầu tư cần phải được thành lập theo chuẩn mực quy định, yêu cầu
này nhằm tạo điều kiện hiểu biết và quyết định lựa chọn cũng như tàI trợ
cho dự án giữa các bên liên quan. Ngoài ra, dự án còn lại phải đảm bảo
sự thống nhất giữa các yếu tố cấu thành nên dự án và sự hoạt động của
cơ sở vật chất sau khi đầu tư.
Tính giả định
Một dự án dù được tính toán chuẩn bị kỹ lưỡng đến mức nào thì nó cũng
chỉ là một văn bản có tính chất dự trù, dự báo về nguồn kinh phí, về giá
cả sản phẩm, về chi phí và về quy mô sản xuất. Nó không thể phản ánh
đầy đủ các yếu tố sẽ chi phối hoạt động của dự án trong thực tế. Vì vậy
người ta thường tìm cách xác định, lượng hoá và đưa ra các giải pháp
khắc phục các yếu tố bất trắc có khả năng xảy ra trong quá trình thực
hiện dự án. Mặt khác, một dự án được chuẩn bị kỹ càng và mang tính
khoa học sẽ giúp thực hiện có hiệu quả và thiểu hoá những rủi ro cũng
như những yếu tố phát sinh không lường hết được.

2.4 Chu trình dự án đầu tư


Chu trình của một dự án đầu tư là các thời kỳ và các giai đoạn mà một
dự án đầu tư cần phải trải qua, bắt đầu từ thời điểm có ý định đầu tư cho
đến thời điểm kết thúc dự án. Chu trình của một dự án đầu tư có thể
phân làm 3 giai đoạn (xem hình 2.1):
o Chuẩn bị dự án đầu tư
o Thực hiện dự án đầu tư
o Kết thúc dự án đầu tư
Trong 3 giai đoạn đó, giai đoạn chuẩn bị đầu tư tạo tiền đề và quyết
định sự thành công hay thất bại ở hai giai đoạn tiếp theo. Đôí với giai
đoạn chuẩn bị đầu tư, việc nghiên cứu và đưa ra các tính toán, dự đoán,
kết luận chính xác đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Quá trình lập dự án

20
phải tiến hành các nghiên cứu điều tra khảo sát đảm bảo chất lượng.
Tổng chi phí cho giai đoạn chuẩn bị đầu tư chiếm từ 0,15 – 15% vốn đầu
tư của dự án. Làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư sẽ tạo tiền đề cho việc sử
dụng tốt 85 – 99,5% vốn đầu tư của dự án ở giai đoạn thực hiện đầu tư,
thể hiện thông qua công tác lập kế hoạch tốt, đảm bảo dự án có khả
năng thực hiện đúng tiến độ, khảo sát thiết kế tốt tránh hiện tượng phá đi
làm lại, tránh thất thoát các chi phí không cần thiết khác. Điều này cũng
tạo điều kiện cho quá trình hoạt động của dự án được thuận lợi, nhanh
chóng, thu hồi vốn đầu tư và có lãi.

Cơ Tiền
hội khả
đầu thi
Than tư Khả
h lý thi
DA

Đánh Kết thúc Chuẩn bị dự TĐ,


giá lại dự án án ra
DA QĐ

Thực hiện dự
Công
án
Hợp
suất
Vận hành và khai đầu tư đồng
giảm
thác

Khai Thiết
thác kế chi
dự án tiết
Vận XD,
hành lắp
thử đặt

Hình 2.1: Chu trình dự án đầu tư


Trong giai đoạn thứ hai, giai đoạn thực hiện đầu tư, vấn đề thời gian là
quan trọng hơn cả. ở giai đoạn này, 85 – 99,5% vốn đầu tư của dự án
(chính xác hơn là vốn cố định) bị ứ đọng trong suốt những năm thực hiện
đầu tư, đây là khoảng thời gian vốn không sinh lời. Thời gian thực hiện
đầu tư càng dài, vốn ứ đọng càng lớn, tốn thất càng nhiều. Ngoài ra còn
có các tổn thất khác do thời tiết khí hậu gây ra đối với vật tư thiết bị chưa
hoặc đang được thi công, đối với các công trình đang được xây dựng dở
21
dang. Thời gian thực hiện đầu tư phụ thuộc nhiều vào chất lượng công
tác chuẩn bị đầu tư, vào việc quản lý quá trình thực hiện đầu tư, quản lý
việc thực hiện những hoạt động khác có liên quan trực tiếp đến các kết
quả của quá trình thực hiện đầu tư đã được xem xét trong dự án đầu tư.
Trong giai đoạn vận hành và khai thác, vấn đề đặt ra là quản lý sao
cho có hiệu quả nhằm thu hồi đủ vốn đầu tư và có lãi. Nếu các kết quả
do giai đoạn thực hiện đầu tư tạo ra đảm bảo tính đồng bộ, giá thành
thấp, chất lượng tốt, đúng tiến độ, tại địa điểm thích hợp, với quy mô tối
ưu thì hiệu quả trong hoạt động của các kết quả này và mục tiêu của dự
án rõ ràng chỉ còn phụ thuộc trực tiếp vào quá trình tổ chức quản lý khai
thác các kết quả đầu tư. Thời gian phát huy tác dụng của các kết quả
đầu tư chính là đời (kinh tế) của dự án, nó gắn với đời sống của sản
phẩm (do dự án tạo ra) trên thị trường. Phần lớn vốn trong giai đoạn khai
thác vận hành là vốn lưu động.
Giai đoạn kết thúc dự án bao gồm công việc đánh giá lại dự án sau quá
trình hoạt động và từ đó tiến hành thanh lý dự án. Thực chất việc đánh
giá dự án lúc này mới là chính xác nhất, bởi lúc này dự án được kiểm
nghiệm lại tính hiệu quả trên cơ sở các chi phí thực tế đã bỏ ra, các kết
quả thực tế đã thu được chứ không phải các con số ước đoán như bước
đánh giá dự án trong giai đoạn 1. Mặt khác, đánh giá dự án sau hoạt
động cũng hé mở cơ hội đầu tư tiếp theo. Toàn bộ các giai đoạn và các
bước của dự án đầu tư là một chu trình khép kín và có tính tương hỗ với
nhau

2.5 Chuẩn bị dự án: giai đoạn 1


Chuẩn bị dự án đầu tư là một giai đoạn quan trọng của chu trình đầu tư.
Giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư bao gồm các bước cụ thể sau :
Nghiên cứu cơ hội đầu tư.
Nghiên cứu tiền khả thi.
Nghiên cứu khả thi.
Thẩm định và ra quyết định

2.5.1 Nghiên cứu phát hiện và đánh giá các cơ hội đầu tư
Mục đích của bước này là phát hiện những cơ hội đầu tư và xác định sơ
bộ khả năng khai thác, thực hiện từng cơ hội, làm cơ sở lựa chọn những
cơ hội có triển vọng và phù hợp để tiến hành các bước nghiên cứu xây
dựng dự án tiếp theo.
Yêu cầu đặt ra đối với bước nghiên cứu phát hiện và đánh giá cơ hội đầu
tư là phải đưa ra những thông tin cơ bản phản ánh một cách sơ bộ khả
năng thực thi và triển vọng của từng cơ hội đầu tư. Sản phẩm của từng
bước nghiên cứu phát hiện và đánh giá cơ hội đầu tư là các báo cáo kỹ
thuật về các cơ hội đầu tư.
22
Đây là giai đoạn hình thành dự án và là bước nghiên cứu sơ bộ nhằm
đem lại hiệu quả và phù hợp với thứ tự ưu tiên trong chiến lược sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, của ngành trong chiến lược phát triển kinh
tế chung của vùng, đất nước.
Việc hình thành dự án phải đảm bảo tính khách quan và khoa học. Việc
xuất hiện các ý tưởng hình thành dự án là do thực tế khách quan và có
thể là do :
Nghiên cứu hệ thống chính sách, văn bản pháp quy, luật đầu tư do
nhà nước ban hành.
Phân tích các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Điều tra thị trường, tiếp xúc với khách hàng (nghiên cứu nhu cầu
thị trường).
Tiềm năng sẵn có về tài nguyên thiên nhiên, về lao động và tài
chính, cơ sở vật chất kỹ thuật.
Kinh nghiệm và trình độ của đội ngũ quản lý, lực lượng lao động.
Thông tin về tiến bộ khoa học công nghệ, khả năng và trình độ áp
dụng công nghệ tiên tiến.
Một số tổ chức tài trợ quốc tế.
Sau khi nghiên cứu phát hiện và đánh giá cơ hội đầu tư, những thông tin
cơ bản về từng cơ hội đầu tư được hệ thống hoá trong báo cáo kinh tế -
kỹ thuật về cơ hội đầu tư. Các thông số này thường được trình bày theo
kết cấu sau:
 Sự cần thiết và mục tiêu của đầu tư :
o Tên dự án đầu tư
o Sự cần thiết đầu tư.
o Mục tiêu, nhiệm vụ đầu tư.
o Vị trí ưu tiên của hoạt động đầu tư.
 Tổng vốn đầu tư dự tính :
o Vốn đầu tư vào TSCĐ.
o Vốn đầu tư vào tài sản lưu động.
 Nguồn vốn dự tính :
o Vốn tự có.
o Vốn vay.
o Vốn khác.
 Ước tính hiệu quả kinh tế :
o Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính.
o Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội.

23
 Kết luận về cơ hội đầu tư :
Bản chất của việc nghiên cứu cơ hội đầu tư là khá sơ sài. Việc xác định
đầu vào, đầu ra và hiệu quả kinh tế - xã hội của cơ hội đầu tư thường
dựa vào các ước tính tổng hợp hoặc các dự án tương tự đang hoạt
động trong nước hoặc ở nước ngoài.
Việc nghiên cứu và phát hiện các cơ hội đầu tư ở mợi mức độ phải được
tiến hành thường xuyên để cung cấp các dự án sơ bộ cho nghiên cứu
tiền khả thi, từ đó xác định được danh mục các dự án đầu tư cần thiết
trong từng thời kỳ kế hoạch.

2.5.2 Nghiên cứu tiền khả thi


Đây là bước tiếp tục nghiên cứu các cơ hội đầu tư được phát hiện và
đánh giá ở trên, nhằm sàng lọc và lựa chọn những cơ hội đầu tư có triển
vọng và phù hợp nhất để tiến hành nghiên cứu sâu hơn, chi tiết và kỹ
lưỡng hơn. Thực chất của giai đoạn này là thông qua các nghiên cứu,
các báo cáo kinh tế - kỹ thuật về các cơ hội đầu tư để chọn những cơ hội
đầu tư có triển vọng nhất.
Những tiêu chuẩn chủ yếu để lựa chọn cơ hội đầu tư :
Có thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, nghĩa là có nhu cầu về sản
phẩm của dự án.
Có hiệu quả kinh tế.
Phù hợp với khả năng kinh tế của chủ đầu tư.
Có khả năng thực thi.
Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và với
luật pháp hiện hành.
Bước nghiên cứu tiền khả thi chỉ đặt ra những cơ hội đầu tư có tầm quan
trọng và có quy mô lớn. Đối với các cơ hội đầu tư quy mô nhỏ, giải pháp
đầu tư đơn giản và triển vọng về hiệu quả kinh tế khá rõ ràng thì có thể
bỏ qua bước tiền khả thi để tiến hành ngay các bước khả thi.

Các vấn đề chính của Nghiên cứu tiền khả thi


Nghiên cứu bối cảnh đầu tư: sự cần thiết phải đầu tư, các điều kiện
thuận lợi và khó khăn
Nghiên cứu thị trường sản phẩm, dịch vụ có liên quan đến cơ hội đầu
tư.
Dự kiến quy mô đầu tư, hình thức đầu tư
Chọn khu vực địa điểm đự án, đự kiến nhu cầu diện tích đất sử dụng
trên cơ sở giảm thiểu tối đa việc sử dụng đất và các ảnh hưởng bất
lợi tới môi trường, xã hội, tái định cư.

24
Phân tích sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật và xây dựng các điều kiện về
cung cấp vật tư, thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng.
Phân tích, lựa chọn sơ bộ các phương án xây dựng
Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn, khả năng
hoàn trả nợ, thu lãi.
Phân tích về mặt kinh tế – xã hội của quá trình đầu tư.
Nghiên cứu về mặt tổ chức quản lý đối tượng đầu tư. Xác định tính
độc lập khi vận hành, khai thác các dự án thành phần (nếu có).
Các nội dung trên đây được xem xét ở trạng thái tĩnh, sơ bộ và chưa chi
tiết, tức là chưa đề cập đến tác động của các yếu tố bất định và các kết
quả tính toán mới chỉ là những ước tính sơ bộ.
Sản phẩm của bước nghiên cứu tiền khả thi là Báo cáo nghiên cứu tiền
khả thi (dự án tiền khả thi). Đây là một bộ hồ sơ trình bày kết quả nghiên
cứu tiền khả thi về cơ hội đầu tư.

2.5.3 Nghiên cứu khả thi


Đây là bước nghiên cứu chi tiết và sâu sắc nhằm sàng lọc lần cuối cùng
để lựa chọn được dự án tối ưu. Nội dung nghiên cứu ở bước này cũng
bao gồm những vấn đề như ở bước nghiên cứu tiền khả thi, nhưng khác
nhau ở mức độ và chi tiết hơn. Đồng thời các nội dung này được nghiên
cứu ở trạng thái động, nghĩa là có xét tới ảnh hưởng của các yếu tố bất
định có thể diễn ra theo từng nội dung nghiên cứu.
Sản phẩm của bước nghiên cứu khả thi là Báo cáo nghiên cứu khả thi
(dự án khả thi).

A. Bản chất, ý nghĩa của Báo cáo nghiên cứu khả thi
Bản chất của Báo cáo nghiên cứu khả
Về mặt hình thức, Báo cáo nghiên cứu khả thi là một tập hồ sơ trình bày
một cách chi tiết, có hệ thống và có tính vững chắc hiện thực của hoạt
động sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội theo các khía cạnh
thị trường, kỹ thuật, tài chính, tổ chức quản lý và kinh tế - xã hội.
Báo cáo nghiên cứu khả thi được soạn thảo dựa trên kết quả của Báo
cáo nghiên cứu tiền khả thi. Nội dung của Báo cáo nghiên cứu khả thi
cũng bao gồm các phần như trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi ,
nhưng được trình bày một cách cụ thể, chi tiết hơn với những căn cứ
khoa học đáng tin cậy.
ý nghĩa & tác dụng của Báo cáo nghiên cứu khả thi
Đối với Nhà nước và các định chế tài chính thì Báo cáo nghiên cứu
khả thi là cơ sở để thẩm định và ra quyết định đầu tư, quyết định tài
trợ cho dự án.
25
Đối với chủ đầu tư thì Báo cáo nghiên cứu khả thi là cơ sở để :
o Xin phép được đầu tư (hoặc ghi vào kế hoạch đầu tư) và xin giấy
phép hoạt động.
o Xin giấy phép nhập khẩu vật tư, thiết bị, máy móc.
o Xin hưởng các khoản ưu đãi, nếu dự án thuộc dạng ưu tiên về
đầu tư.
o Xin gia nhập các khu công nghiệp, các khu chế xuất.
o Xin vay vốn của các định chế tài chính trong và ngoài nước.
o Kêu gọi góp vốn hoặc phát hành cổ phiếu, trái phiếu.

B. Nội dung chủ yếu của Báo cáo nghiên cứu khả thi
Nội dung này được quy định trong Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng
ban hành kèm theo Nghị định 52/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính Phủ
như sau :
o Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư.
o Lựa chọn hình thức đầu tư.
o Chương trình sản xuất và các yếu tố cần đáp ứng. Đối với các dự
án giao thông vận tải, cần phải xác định nhu cầu giao thông, khả
năng và yêu cầu khai thác dự án sau quá trình xây dựng.
o Các phương án lựa chọn địa điểm cụ thể (hoặc tuyến công trình)
phù hợp với quy hoạch xây dựng, đề suất các giải pháp hạn chế
tới mức tối thiểu ảnh hưởng đối với môi trường và xã hội.
o Phương án giải phóng mặt bằng, kế hoạch tái định cư (nếu có).
o Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ.
o Các phương án kiến trúc và giải pháp xây dung, thiết kế sơ bộ các
phương án đề nghị lựa chọn, giải pháp quản lý và bảo vệ môi
trường.
o Xác định rõ nguồn vốn (hoặc loại nguồn vốn), khả năng tài chính,
tổng mức đầu tư và nhu cầu vốn theo tiến độ, phương án hoàn trả
vốn đầu tư (đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn đầu tư).
o Tổ chức quản lý, khai thác và sử dụng lao động.
o Phân tích hiệu quả đầu tư xét trên các mặt tài chính và kinh tế - xã
hội.
o Các mốc thời gian chính thực hiện đầu tư như thời gian khởi công,
thời hạn hoàn thành đưa công trình vào khai thác sử dụng... Đối
với các dự án thuộc nhóm C có thể lập ngay kế hoạch đấu thầu.
Dự án nhóm A và B có thể lập kế hoạch đấu thầu sau khi có quyết
định đầu tư.

26
o Kiến nghị hình thức quản lý thực hiện dự án. Xác định chủ đầu tư.
Mối quan hệ và trách nhiệm của các bên liên quan đến dự án.

2.5.4 Thẩm định dự án đầu tư

A. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của thẩm định dự án đầu tư


Khái niệm:
Thẩm định dự án đầu tư là việc thẩm tra, so sánh, đánh giá một cách
khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung của dự án hoặc so
sánh, đánh giá các phương án của một hay nhiều dự án. Cần được hiểu
đánh giá ở đây là đánh giá tính hiệu quả và tính khả thi của dự án, để từ
đó có những quyết định được và cho phép được.
Mục đích:
Đánh giá tính hợp lý của dự án: tính hợp lý được biểu hiện một
cách tổng hợp (biểu hiện trong tính hiệu quả và tính khả thi) và
được biểu hiện ở từng nội dung cũng như cách thức tính toán của
dự án. Tính hợp lý được hiểu ở đây chính là tính hợp lý trong xác
định mục tiêu và nội dung của dự án cũng như trong việc xác định
khối lượng công việc cần tiến hành, các chi phí cần thiết và các
kết quả cần đạt được.
Đánh giá tính hiệu quả của dự án: bao gồm hiệu quả tài chính và
hiệu quả kinh tế - xã hội.
Đánh giá tính khả thi của dự án: đây là mục đích hết sức quan
trọng trong thẩm định dự án đầu tư. Một dự án hợp lý và hiệu quả
cần phải có tính khả thi cao. Tính hợp lý và hiệu quả là hai điều
kiện quan trọng để dự án có tính khả thi, nhưng tính khả thi còn
phải được xem xét với nội dung và phạm vi rộng lớn hơn của dự
án (như xem xét các kế koạch tổ chức thực hiện, môi trường pháp
lý của dự án...).
Ba mục tiêu trên cũng đồng thời là những yêu cầu chung đối với mọi dự
án đầu tư. Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của thẩm định dự án đầu tư
phụ thuộc chủ thể thẩm định dự án. Cụ thể là:
Chủ đầu tư thẩm định dự án nhằm đưa ra quyết định đầu
tư.
Các định chế tài chính thẩm định dự án để quyết định cho
vay vốn.
Cơ quan Nhà Nước thẩm định dự án khả thi để xét duyệt,
cấp giấy phép đầu tư.
ý nghĩa

27
Giúp các cơ quan quản lý Nhà Nước đánh giá được tính hợp lý
của dự án trên góc độ hiệu quả kinh tế - xã hội.
Giúp cho các chủ đầu tư lựa chọn phương án đầu tư tốt nhất theo
quan điểm hiệu quả tài chính và tính khả thi của dự án.
Giúp cho các định chế tài chính ra quyết định chính xác về cho vay
hoặc tài trợ cho dự án theo các quan điểm khác nhau.
Giúp cho mọi người nhận thức và xác định rõ những điều lợi, điều
hại của dự án trên các mặt để có biện pháp khai thác và khống
chế.
Để xác định rõ tư cách pháp nhân của các bên tham gia đầu tư.

B. Quy định về phân cấp xét duyệt DAĐT


Việc phân cấp xét duyệt DAĐT được quy định như sau:
Chủ đầu tư có trách nhiệm lập nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu
khả thi để trình trực tiếp người có thẩm quyền quyết định đầu tư xét
duyệt.
Nghiên cứu tiền khả thi được người có thẩm quyền quyết định đầu tư
thông qua bằng văn bản là cơ sở để tiến hành lập nghiên cứu khả thi,
hoặc để tiếp tục thăm dò, đàm phán, thoả thuận giữa các đối tác
trước khi lập nghiên cứu khả thi. Đối với các dự án nhóm A, Thủ
tướng Chính Phủ xem xét quyết định theo đề nghị của Bộ Kế Hoạch
& Đầu Tư và Bộ quản lý trong thời hạn không quá 20 ngày, kể từ
ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối với các dự án nghiên cứu khả thi được quy định như sau:
Các dự án nhóm A
Nhóm này do Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư thẩm định, trên cơ sở lấy ý kiến
của các Bộ, Ngành, địa phương có liên quan và dự thảo quyết định để
trình Thủ tướng Chính Phủ xem xét, quyết định. Tuỳ theo tính chất và sự
cần thiết của từng dự án, Thủ tướng Chính Phủ yêu cầu Hội đồng thẩm
định Nhà Nước về các dự án dự án đầu tư nghiên cứu và tư vấn trước
khi quyết định đầu tư. Hội đồng thẩm định cấp Nhà nước bao gồm:
o Chủ tịch Hội đồng do Chủ nhiệm UB Kế hoạch Nhà Nước đảm
nhiệm.
o Các thành viên thường trực : Bộ Xây Dựng, Bộ Tài Chính, Bộ
Khoa Học CN & Môi trường, Ngân Hàng Đầu Tư & Phát Triển và
Văn Phòng Chính Phủ.
o Các thành viên khác: Bộ chủ quản, Thứ trưởng và các ngành địa
phương.
Các dự án nhóm B và C

28
Người có thẩm quyền quyết định đầu tư có thể sử dụng các cơ quan
chuyên môn trực thuộc đủ năng lực hoặc có thể lưạ chọn tổ chức tư vấn
để thẩm định dự án trước khi quyết định đầu tư. Riêng các dự án nhóm
B phải có ý kiến thống nhất của Bộ Trưởng Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư về
quy hoạch phát triển ngành và nội dung kinh tế - kỹ thuật của dự án.
Các dự án nước ngoài
Việc thẩm định các dự án này được thực hiện theo các quy định riêng.

C. Quy trình chung thực hiện thẩm định các dự án đầu tư


Quy trình chung thực hiện thẩm định các DAĐT (trường hợp các dự án
sử dụng vốn Nhà Nước) bao gồm các bước sau:
Bước 1: Nộp Hồ sơ xét duyệt
Hồ sơ nghiên cứu tiền khả thi bao gồm:
Tờ trình xin thông qua nghiên cứu tiền khả thi do chủ đầu tư trình.
ý kiến của cơ quan quản lý Nhà Nước trực tiếp (Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, UBND Tỉnh, Thành phố
trực thuộc TW) hoặc Hội đồng quản trị các cổng công ty thành lập
theo quyết định 97/TTg.
Bản nghiên cứu tiền khả thi, các báo cáo chuyên đề, các bản vẽ,
bản đồ.
ý kiến thẩm định của Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư và Bộ quản lý ngành
(đối với dự án nhóm A)
Hồ sơ nghiên cứu khả thi bao gồm :
Tờ trình xin xét duyệt nghiên cứu tiền khả thi do chủ đầu tư trực
tiếp gửi lên cấp quyết định đầu tư. Đối với các dự án nhóm B cần
có thêm văn bản xin ý kiến của Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư, Bộ quản
lý ngành về dự án.
ý kiến của cấp trực tiếp quản lý chủ đầu tư (Bộ, cơ quan ngang
Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, UBND Tỉnh, Thành phố trực
thuộc TW ) hoặc Hội đồng quản trị các Tổng Công ty thành lập
theo quyết định 97/TTg.
Bản nghiên cứu khả thi, các báo cáo chuyên đề, các bản vẽ, bản
đồ theo đúng quy định hiện hành, có tên, chữ ký của người lập và
đóng dấu của chủ đầu tư. Trường hợp Hồ sơ do nước ngoài lập
cũng phải đáp ứng yêu cầu trên, bao gồm cả bản dịch ra tiếng Việt
Nam và nguyên bản tiếng nước ngoài.
ý kiến của Bộ quản lý ngành, UBND Tỉnh, Thành phố quản lý lãnh
thổ và các ngành có liên quan.

29
Các căn cứ có giá trị pháp lý về khả năng huy động các nguồn lực
(như cung cấp vốn đầu tư, cung cấp nguyên liệu, vật liệu, tiêu thụ
sản phẩm...), tình hình tài chính của chủ đầu tư 2 năm liên tiếp.
Các căn cứ pháp lý khác (tư cách pháp nhân của chủ đầu tư và
các thành viên, các văn bản về quyền sử dụng đất đai, thoả thuận
về địa điểm quy hoạch, kiến trúc, đề án về đền bù giải toả, bảo vệ
môi trường...)
Các giải trình bổ sung theo yêu cầu của cơ quan thẩm định.
Báo cáo thẩm định của cơ quan thẩm định, cơ quan thoả thuận
với các công trình trên hạng ngạch.
Lệ phí thẩm định theo quy định tại thông tư của Bộ Xây Dựng.
Trường hợp các dự án không sử dụng vốn Nhà Nước: hồ sơ xin
xét duyệt bao gồm :
Đơn xin xét duyệt của chủ đầu tư.
Báo cáo nghiên cứu khả thi.
Các căn cứ pháp lý gồm:
o Giấy phép thành lập doanh nghiệp.
o Giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp đã thành lập.
o Khả năng huy động vốn, năng lực về tài sản.
o Giấy chứng nhận về sử dụng hợp pháp địa điểm.
o Hợp đồng liên doanh và các điều lệ liên doanh đối với các
dự án liên ngành.
ý kiến của chính quyền địa phương và ngành quản lý.
Lệ phí thẩm định theo quy định.

Bước 2: Lập Hội đồng thẩm định và tổ chức thẩm định


Đối với các hồ sơ nghiên cứu tiền khả thi
Những vấn đề cần xem xét trong quá trình thẩm định hồ sơ nghiên cứu
tiền khả thi bao gồm :
Cơ sở pháp lý của dự án.
Vai trò của dự án đóng góp vào chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội toàn quốc, khu vực như quan hệ phát triển liên ngành, liên khu
vực và khả năng huy động vốn, tiềm lực đóng góp trong và ngoài
nước.
Kiểm tra, đánh giá, kết luận về hệ thống số liệu điều tra cơ bản và
các thông tin cơ bản về phân tích định hướng thị trường, từ đó xác
định mục tiêu và quy mô dự án.
Kết luận về khả năng đáp ứng các yếu tố đầu vào.

30
Lựa chọn công nghệ.
Kết luận về năng lực, khả năng huy động tài chính, lao động trong
nước và hướng tìm kiếm thị trường bổ sung.
Các vấn đề khác liên quan đến việc huy động tài lực.
Các lợi ích kinh tế - xã hội và các hậu quả có thể phát sinh do
thực hiện dự án và hướng khắc phục chúng.
Đối với các hồ sơ nghiên cứu khả thi:
Những vấn đề cần xem xét trong quá trình thẩm định hồ sơ nghiên cứu
khả thi bao gồm :
Trước hết cơ quan thẩm định DAĐT tiến hành thẩm định kết luận về từng
phần cũng như toàn bộ hồ sơ nghiên cứu khả thi. Tuỳ theo quy mô đầu
tư, hình thức và nguồn vốn đầu tư mà yêu cầu về nội dung quản lý Nhà
Nước đối với nghiên cứu khả thi sẽ khác nhau, dẫn tới yêu cầu công tác
thẩm định cũng khác nhau. Đối với nghiên cứu khả thi các dự án xây
dựng thuộc vốn Nhà Nước, vì vậy báo cáo thẩm định cần đi sâu phân
tích, kết luận các mặt sau đây:
Các điều kiện pháp lý của dự án.
Vai trò và sự phù hợp của dự án đối với mục tiêu phát triển của
Nhà Nước: Kế họch, quy hoạch, chương trình phát triển kinh tế -
xã hội toàn quốc và của khu vực (mối quan hệ liên ngành, liên khu
vực), đồng thời xét khả năng huy động tiềm lực và các đóng góp ở
trong và ngoài nước.
Kiểm tra, đánh giá chất lượng các phân tích hệ thống số liệu về
điều tra cơ bản, thông tin thị trường, khả năng thâm nhập thị
trường, các quy định của Nhà Nước liên quan đến việc khuyến
khích hoặc hạn chế sản xuất, tiêu dùng loại sản phẩm này.
Kết luận về thị trường, khẳng định mục tiêu đầu tư, khả năng quản
lý kinh doanh của chủ đầu tư.
Kết luận về sản phẩm, quy mô công suất.
Kết luận về tính khả thi của phương án giải quyết các yế tố đầu
vào, nhằm đảm bảo điều kiện cho công trình hoạt động.
Vấn đề giải quyết việc làm.
Kết luận về công nghệ và thiết bị lựa chọn.
Đánh giá tác động môi trường và các giải pháp bảo vệ môi trường
sinh thái.
Kết luận về phương án địa điểm trên cơ sở kiểm tra, đánh giá các
chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của địa điểm đề cập trong dự án.
Kết luận về giải pháp xây dựng, kiến trúc và tiến độ đầu tư.

31
Đánh giá về mặt tài chính: bao gồm các vấn đề sau:
o Mức độ chính xác trong tính toán nhu cầu về vốn đầu tư, dự
tính các yếu tố tác động có thể làm thay đổi tổng mức đầu tư.
o Nguồn tài trợ huy động có thể chấp nhận và những đặc trưng
liên quan'
o Độ tin cậy của việc tính toán các khoản thu nhập, các chi phí
tài chính có xét tới các yêu tố tác động.
o Những ảnh hưởng về tài chính do cơ chế chính sách hoặc thị
trường.
o Mức lãi suất và các chỉ tiêu về mặt tài chính của dự án .
o Phương án vay và trả nợ đối với dự án vay vốn.
Đánh giá lợi ích về mặt kinh tế - xã hội: bao gồm vấn đề sau:
o Vai trò của dự án trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội;
các kết quả về mặt xã hội mà dự án mang lại (những mối lợi,
các đối tượng được hưởng những hiệu quả dự tính, các đối
tượng phải gánh chịu, biện pháp giải quyết, các tác động xã
hội)
o Những điều kiện để Chính Phủ kiểm soát lợi ích.
o Đề nghị các khoản ưu đãi mà công trình đầu tư có thể được
hưởng phù hợp với quy định chung.
o Những vấn đề phát sinh ngoài các quy định của luật pháp và
chính sách của Nhà Nước. Những kiến nghị xử lý.
o Những khả năng rủi ro có thể xẩy ra.
 Trường hợp các dự án không sử dụng vốn Nhà Nước: những vấn
đề cần xem xét trong quá trình thẩm định bao gồm:
o Các điều kiện pháp lý.
o Những cơ sở đảm bảo tính khả thi của dự án, như thị trường, địa
điểm, điều kiện vật chất, khả năng tính toán.
o Chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia.
o Tính chắc chắn về lợi ích xã hội.
o Vấn đề môi trường, sinh thái do hoạt động của công trình đầu tư
tạo ra và cac giải pháp.
o Các vấn đề xã hội nảy sinh.
o Đề nghị ưu đãi và mức độ ưu đãi.
o Khuôn khổ hoạt động, các vấn đề nảy sinh khi thực hiện dự án .
o Các vấn đề khác ngoài quy định chung.
Bước 3: Ra quyết định đầu tư
 Nội dung quyết định thông qua đối với dự án nghiên cứu tiền khả thi
32
Tên dự án, chủ đầu tư.
Mục tiêu, quy mô dự kiến của dự án.
Khu vực địa điểm thực hiện dự án.
Các yêu cầu và hướng nghiên cứu khi lập báo cáo khả thi về
chương trình sản xuất công nghệ môi trường.
Hướng giải quyết nguồn vốn.
Trách nhiệm của các ngành liên quan và chủ đầu tư.
 Nội dung quyết định thông qua đối với dự án nghiên cứu khả thi
Mục tiêu đầu tư.
Xác định chủ đầu tư.
Hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án.
Địa điểm và diện tích đất sử dụng, phương án bảo vệ môi trường
và kế hoạch tái định cư và phục hồi (nếu có).
Công nghệ, năng lực thiết kế, phương án kiến trúc, tiêu chuẩn kỹ
thuật và cấp công trình.
Chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia (nếu có)
Khối lượng các hạng mục đầu tư chủ yếu.
Tổng mức đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư, chi tiết vốn đầu tư theo
các hạng mục, nguồn vốn và điều kiện huy động, kế hoạch vốn
cảu dự án.
Các ưu đãi hỗ trợ của nhà nước mà dự án có thể được hưởng.
Phương thức tổ chức thực hiện dự án, nguyên tắc phân chia gói
thầu và hình thức lựa chọn nhà thầu. Dự án nhóm C phải lập ngay
kế hoạch đấu thầu, dự án nhóm A, B có thể lập kế hoạch đấu thầu
sau khi có quyết định đầu tư.
Thời gian xây dựng và các mốc tiến độ triển khai chính của dự án.
Thời hạn khởi công (chậm nhất), thời hạn hoàn thành đưa công
trình vào khai thác sử dụng (chậm nhất).
Mối quan hệ và trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương có
liên quan. Trách nhiệm của chủ đầu tư.
Các điều khoản thi hành.

2.6 Thực hiện dự án: Giai đoạn 2


Đây là giai đoạn biến các phương án đầu tư ở dạng văn bản, tài liệu
thành các thực thể vật chất, và khai thác sử dụng chúng, đây là giai đoạn
bỏ vốn để tạo ra năng lực sản xuất mới.

33
Giai đoạn này có thể phân thành hai bước là thực hiện đầu tư và vận
hành khai thác dự án.

2.6.1 Thực hiện đầu tư


Giai đoạn thực hiện đầu tư giữ vai trò quyết định trong việc thực hiện quá
trình đâu tư nhằm vật chất hoá vốn đầu tư thành TSCĐ cho nền kinh tế
quốc dân. Các chi phí trong giai đoạn này thường thuộc chi phí cố định
(vốn cố định). Các công việc trong bước này bao gồm:
o Xin giao đất hoặc thuê đất (đối với các dự án có sử dụng đất)
o Xin giấy phép xây dựng và giấy phép khai thác tài nguyên (nếu có)
o Thực hiện việc đền bù, giải phóng mặt bằng, kế hoạch tái định cư
và phục hồi
o Hợp đồng mua sắm thiết bị và công nghệ.
o Thực hiện việc khảo sát thiết kế kỹ thuật
o Thẩm định, phê duyệt thiết kế và tổng dự toán, dự toán công trình.
o Tiến hành thi công xây lắp
o Quản lý kỹ thuật, chất lượng thiết bị và xây dựng.
o Vận hành thử, nghiệm thu, quyết toán vốn đầu tư, bàn giao và
thực hiện bảo hành sản phẩm.
Trong bước thực hiện đầu tư thuộc giai đoạn 2, các cơ quan, các bên đối
tác có liên quan đến việc xây lắp công trình phải thực hiện đầy đủ trách
nhiệm của mình, cụ thể như sau:
Trách nhiệm của chủ đầu tư:
o Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây
dựng từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư cho đến khi
kết thúc xây dựng đưa vào khai thác sử dụng
o Chủ đầu tư phải tổ chức tuyển chọn tư vấn, tổ chức đấu thầu,
tuyển chọn nhà thầu, ký hợp đồng và liên hệ với các bên liên quan
đến dự án.
o Chủ đầu tư có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các hợp
đồng.
Trách nhiệm của các nhà tư vấn
Các tư vấn có trách nhiệm giám định kỹ thuật và chất lượng công trình
theo đúng chức năng và Hợp đồng đã ký kết.
Trách nhiệm của các tổ chức xây lắp:
o Chuẩn bị các điều kiện cho thi công, xây lắp : San lấp mặt bằng
xây dựng, điện nước, công xưởng, kho tàng, bến cảng, đường xá,

34
lán trại và công trình tạm phục vụ thi công, chuẩn bị vật liệu xây
dựng.
o Chuẩn bị xây dựng những công trình liên quan trực tiếp.
o Tiến hành xây lắp theo đúng thiết kế, dự toán và tiến độ được
duyệt, đảm bảo an toàn trong xây lắp, đảm bảo chất lượng công
trình như đã ghi trong hợp đồng
Yêu cầu quan trọng nhất đối với công tác thi công xây lắp là đưa công
trình vào khai thác,sử dụng đồng bộ, đảm bảo chất lượng và hạ giá
thành xây lắp.
Giai đoạn này chiếm đại bộ phận chi phí đầu tư của dự án, đồng thời
cũng là giai đoạn tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự hoạt động của
dự án sau này. Các công việc và hoạt động của giai đoạn này phải được
thực hiện theo một lịch trình chặt chẽ và tuân thủ theo những yêu cầu về
chất lượng và chi phí mà giai đoạn chuẩn bị đầu tư đã xem xét. Do vậy
mục tiêu quản lý ở giai đoạn này là phối hợp, điều chỉnh các đối tượng
quản lý (thời gian, chi phi và chất lượng), tổ chức triển khai thực hiện các
công việc, các hoạt động của dự án đã được kế hoạch hoá khi soạn thảo
dự án, giám sát các hoạt động này về các mặt thời gian, chất lượng và
chi phí.

2.6.2 Vận hành khai thác dự án


Đây là giai đoạn khai thác dự án sử dụng các đối tượng đầu tư nhằm đạt
được các mục tiêu của dự án. Các chi phí sử dụng trong giai đoạn này
chủ yếu thuộc vốn lưu động
Nội dung của bước này bao gồm:
o Chạy đạt công suất, thoả mãn các yêu cầu chất lượng và số
lượng
o Bàn giao công trình
o Bảo hành công trình. bảo dưỡng, sửa chữa, tiến hành đầu tư
chiều sâu (nếu có)
o Tổ chức khai thác vận hành dự án.
Công trình chỉ được bàn giao toàn bộ cho chủ đầu tư sau khi đã xây lắp
hoàn chỉnh theo thiết kế được duyệt và nghiệm thu đạt chất lượng. Hồ sơ
bàn giao phải đầy đủ theo quy định và phải được nộp lưu trữ theo các
quy định pháp luật của Nhà Nước.
Nghĩa vụ thực hiện Hợp đồng xây dựng chỉ được chấm dứt hoàn toàn
sau khi hết thời hạn bảo hành công trình.
Sau khi nhận bàn giao công trình, chủ đầu tư có trách nhiệm khai thác,
sử dụng đầy đủ năng lực công trình, hoàn thiện tổ chức và công tác quản

35
lý nhằm phát huy đầy đủ các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đã đề ra trong dự
án .
Mục tiêu quản quản lý chủ yếu ở giai đoạn này là thu hồi đủ vốn đầu tư
và có lãi theo đúng thời gian và số lượng đã dự kiến trong dự án. Nội
dung quản lý trong giai đoạn này là tổ chức và điều phối mọi hoạt đông
kinh doanh của dự án nhằm đạt được mục tiêu của quản lý đã đề ra cho
giai đoạn này.

2.7 Kết thúc dự án: giai đoạn 3


Các bước công việc chủ yếu trong giai đoạn này là:
o Đánh giá dự án sau quá trình hoạt động
o Làm các thủ tục cần thiết để thanh lý dự án theo quy định của
pháp luật
Thông thường sau khi kết thúc vòng đời của dự án có thể phát triển chu
trình dự án mới.

36
4 Chương 3. Nghiên cứu một số loại hình
dự án đầu tư
Dự án đầu tư giao thông vận tải bao gồm dự án xây dựng công trình giao
thông (xây dựng cầu, đường, các cơ sở hạ tầng giao thông khác như
bến cảng, nhà ga, sân bay…) và dự án vận tải (đầu tư vận tải hàng hoá,
vận tải hàng khách, vận tải đường biển, sông, hàng không…). Sau đây ta
xem xét từng loại dự án giao thông và dự án vận tải đó.

4.1 Dự án xây dựng công trình giao thông vận tải

4.1.1 Các đặc trưng cơ bản của dự án xây dựng công


trình giao thông
Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông có những đặc điểm riêng
biệt so với các ngành sản xuất khác. Có thể khái quát những đặc điểm

Thời gian xây dựng công trình giao


Dự án công trình giao thông đòi hỏi thông thường kéo dài
vốn lớn, thời gian kéo dài, chịu
Đặc điểm này thường dẫn đến tình trạng ứ
nhiều rủi ro, nên ở Việt Nam chỉ có
đọng vốn sản xuất trong các khối lượng thi
Nhà nước đứng ra đảm trách
công dở dang của các doanh nghiệp xây
dựng. Công tác tổ chức sản xuất của các
doanh nghiệp phải chặt chẽ, phải luôn tìm cách lựa chọn trình tự thi công hợp lý.
Việcphân chia các giai đoạn thi công cho từng công trình nhằm tạo khả năng sử dụng
và điều phối hợp lý năng lực sản xuất, thanh toán từng phần khối lượng công tác xây
lắp thực hiện được và bàn giao kịp thời để đưa vào sử dụng.

khác biệt đó như sau:


Quá trình sản xuất luôn di động, mức độ biến động lớn
Do sản phẩm gắn liền với nơi thiêu thụ, nên địa điểm sản xuất không ổn
định, thậm chí mang tính lưu động, lực lượng lao động và các phương
tiện vật chất thường phải di chuyển từ công trình này tới công trình khác.
Các phương án tổ chức thi công trong cùng một công trình ở các địa

điểm khác nhau cũng luôn phải thay đổi theo các điều kiện cụ thể của nơi
xây dựng và theo giai đoạn xây dựng. Đặc điểm này gây khó khăn không
nhỏ cho công tác tổ chức sản xuất, chỉ đạo thi công đồng thời đòi hỏi
phải luôn chú ý tăng cường tính cơ động trong việc trang bị tài sản cố
định, lựa chọn loại hình tổ chức quản lý và chỉ đạo kế hoạch tác nghiệp.
lựa chọn địa điểm kho trung chuyển vật tư hợp lý.
Sản xuất tiến hành chủ yếu ngoài trời

37
Do đặc điểm này mà quá trình xây dựng chịu ảnh nhiều của điều kiện
thiên nhiên, làm cho doanh nghiệp xây dựng giao thông không thể lường
trước hết những khó khăn có thể xẩy ra trong quá trình thực hiện dự án.
Từ đó dẫn đến tình trạng giảm sút năng suất và hiệu quả lao động, một
số giai đoạn của quá trình sản xuất có thể bị gián đoạn, ảnh hưởng đến
tiến độ thi công và giá thành xây lắp của toàn bộ công trình. Vì vậy đòi
hỏi các doanh nghiệp xây dựng giao thông phải tìm biện pháp phối hợp
các công việc thi công trong nhà và ngoài trời nhằm khắc phục ảnh
hưoửng của thời tiết khí hậu, kịp thời điều chỉnh tiến độ thi công bằng
các phương pháp kỹ thuật hiện đại, cải thiện điều kiện làm việc ngoài trời
cho người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất những lãng phí về lao
động và về nguyên vật liệu do ảnh hưởng của thời tiết gây ra.
Vốn đầu tư cho các dự án xây dựng giao thông thường rất lớn
Vì đặc điểm vốn lớn, các dự án xây dựng công trình giao thông ở Việt
Nam do sự đảm trách của Chính phủ. Trong điều kiện cơ sở hạ tầng còn
lạc lậu, kém phát triển như nước ta, nguồn vốn đầu tư cho dự án xây
dựng giao thông thường phải đi vay của nước ngoài, đầu tư một lần
trong thời gian ngắn, thời gian thu hồi vốn lâu và dễ gặp rủi ro. Việc vay
vốn nước ngoài vì vậy cần tuân thủ theo phương châm: vay phải có biện
pháp quản lý tốt, sử dụng có hiệu quả và có khả năng hoàn trả. Trong
thực tế nước ta, các công trình xây dựng giao thông lớn đều được Bộ
Giao thông Vận tải, Bộ Tài Chính, Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư, Ngân Hàng
Thương Mại huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có một
phần vốn vay nước ngoài thường từ các quỹ tiền tệ quốc tế, vốn ODA
với các hình thức đầu tư linh hoạt BOT hoặc BT.
Kỹ thuật thi công phức tạp, trang thiết bị kỹ thuật tốn kém
Vấn đề trang thiết bị kỹ thuật cho sản xuất xây dựng các công trình giao
thông thường đòi hỏi các máy móc hiện đại đắt tiền, yêu cầu cao về tính
năng kỹ thuật. Trong trường hợp như vậy, doanh nghiệp xây dựng giao
thông có thể lựa chọn một trong hai phương án:
- Doanh nghiệp tự bỏ ra một số vốn lớn để đầu tư mua sắm máy
móc thiết bị thi công.
- Hoặc là doanh nghiệp đi thuê máy móc thiết bị của các đơn vị khác
để sử dụng.
Doanh nghiệp cần căn cứ vào tình hình cụ thể của đơn vị mình để tính
toán, so sánh, lựa chọn phương án hợp lý, đảm bảo máy móc thiết bị có
thể phục vụ kịp thời, đầy đủ đồng thời mang lại hiệu quả cao trong sản
xuất kinh doanh.
Tính công cộng xã hội gắn liền với tính hiệu quả kinh tế
Hệ thống GTVT là tài sản chính và cần thiết cho việc sử dụng có hiệu
quả mọi cơ sở của nền kinh tế quốc dân ( KTQD). Bên cạnh đó, hệ thống

38
GTVT lại thuộc quyền sở hữu toàn dân. Do đó, ngoài ý nghĩa về mặt kinh
tế, nó còn có ý nghĩa xã hội sâu sắc, thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
o Nâng cao mức sống của người dân : thể hiện gián tiếp qua mức
tăng quốc dân, mức gia tăng tích luỹ vốn, mức gia tăng đầu tư, tốc
độ phát triển và tốc độ tăng lương...
o Phân phối lại thu nhập: thể hiện qua việc đóng góp vào dự án vào
việc phát triển các vùng kinh tế còn yếu kém, nâng cao đời sống
của các tầng lớp dân cư nghèo.
o Gia tăng số lao động có việc làm: thể hiện qua số lao động có việc
làm tại các công ty xây dựng và ở các địa phương, nơi công trình
được xây dựng.
o Tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ.
o Ngoài ra, dự án xây dựng GTVT còn có một số tác động tốt cho
nền kinh tế quốc dân như: giúp cho việc khai thác tài nguyên được
thuận lợi, tiết kiệm chi phí hơn, nâng cao năng suất lao động, phát
triển các ngành kinh tế chủ đạo, phát triển các vùng xa, vùng
nghèo, hạn chế tai nạn về giao thông...
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên, dự án xây dựng giao thông
cũng đưa lại một thực tế là: làm giảm lượng đất nông nghiệp khi xây
dựng các công trình giao thông, tăng mức độ ô nhiễm cho môi trường (
như gây bụi, khói, tiếng ồn, rung động nền địa chất...)

4.1.2 Các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông


vận tải
Dự án đầu tư trong xây dựng công trình giao thông vận tải bao gồm các
loại sau:
Công trình cầu cống và các thiết bị giao thông.
Mạng lưới đường bộ và bến xe.
Mạng lưới đường sắt và ga đường sắt
Cảng biển và luồng vào cảng
Cảng sông và các tuyến vận tải nội địa
Sân bay và ga hàng không.

4.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự


án đầu tư xây dựng giao thông vận tải
Muốn đảm bảo thành công và nâng cao hiệu quả kinh tế cho các dự án
đầu tư xây dựng công trình giao thông, cần thiết phải xác định các nhân
tố ảnh hưởng đến sự thành công và tính hiệu quả kinh tế của loại dự án
này. Bao gồm các nhân tố chủ quan và khách quan. Các nhân tố chủ
39
quan chủ yếu là trình độ lập, trình độ thực hiện và kỹ năng quản lý các
phương án đầu tư kể từ khi xây dựng đường lối chiến lược đầu tư cho
đến khâu sử dụng các công trình đã được xây dựng. Các nhân tố khách
quan như tình hình tài nguyên, điều kiện khí hậu và dân số, trình độ phát
triển kinh tế và kỹ thuật của đất nước, khả năng cung cấp vốn, các nhân
tố kinh tế đối ngoại, các nhân tố phi kinh tế và ngẫu nhiên khác.
Các nhân tố trực tiếp như giải pháp thiết kế thi công công trình đã được
đầu tư xây dựng, mức giá cả để tính toán mức đầu tư cơ bản và giá
thành sản phẩm của công trình, trình độ sử dụng thực tế công trình đã
được xây dựng xong, cơ cấu đầu tư xây dựng cơ bản, năng suất lao
động xã hội được biểu hiện thông qua giá cả để xác định vốn đầu tư cơ
bản và giá thành sản phẩm công trình. Các nhân tố gián tiếp như cơ chế
quản lý kinh tế tác động lên quá trình xây dựng và sử dụng công trình
sau khi xây dựng xong cơ chế đầu tư tác động lên quá trình đầu tư.
Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư trong xây dựng công trình
giao thông vận tải này chính là các rủi ro của dự án xây dựng công trình
giao thông vận tải. Chúng xuất hiện trong quá trình hình thành và thực
hiện dự án đầu tư.
Sau đây chúng ta xét một số trường hợp rủi ro có thể xẩy ra:
A. Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Thiếu thông tin
Rủi ro chủ yếu xẩy ra trong giai đoạn này xuất phát từ khâu thu nhập và
xử lý thông tin. Nó liên quan chủ yếu tới lượng thông tin thu thập được
không chính xác, đầy đủ và đồng bộ về quy mô, chất lượng của dự án
cũng như về địa điểm xây dựng dự án, thời gian vận hành dự án, giá cả
nguyên, nhiên, vật liệu, nhân công, công nghệ và giải pháp thi công...Tất
cả những rủi ro đó dẫn tới sự không phù hợp so với yêu cầu thực tế của
công trình.
Chính vì tầm quan trọng của việc thu thập và xử lý thông tin này mà hiện
nay các công ty xây dựng công trình GTVT đã thực hiện tính chính xác
hoá hệ thống cung cấp và xử lý thông tin của mình bằng cách đặt quan
hệ với UB Kế hoạch Nhà Nước, Cục Quản lý vốn, Bộ Chủ quản, các Ban
quản lý dự án và các cơ sở địa phương...để luôn luôn có lượng thông tin
chính xác, đầy đủ và đồng bộ cần thiết cho quá trình tồn tại và phát triển
của mình.
Lãng phí và thất thoát
Thiếu thận trọng trong khâu lập thiết kế, dự toán, thẩm định thiết kế và
duyệt tổng dự toán. Đây là công việc rất phức tạp, nếu thiếu thận trọng
sẽ trực tiếp gây lãng phí, thất thoát và tiêu cực nhất, vì người thiết kế,
tính toán thi công thường mang nặng tư tưởng an toàn cho thi công nên
không tôn trọng đúng mức các định mức và tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật

40
trong quá trình thiết kế. Nguyên nhân này có thể chiếm tới 50 - 60% giá
trị thất thoát của toàn bộ công trình.
B. Trong giai đoạn đầu tư
Rủi ro xẩy ra trong giai đoạn này có thể là do :
ách tắc vốn
Như trên đã nêu, dự án đầu tư của ngành GTVT cần số lượng vốn đầu
tư rất lớn. Đối với các nước đang và chậm phát triển như Việt Nam thì
mặc dầu xây dựng hệ thống GTVT là nhiệm vụ quan trọng và được quan
tâm hàng đầu, nhưng khả năng cấp vốn cho các dự án này vẫn rất hạn
chế. Lượng vốn này thường được huy động từ nhiều nguồn khác nhau
như: vay nước ngoài từ các quỹ tiền tệ quốc tế, vốn ODA...nên hay xảy
ra tình trạng vốn không được cung cấp thường xuyên và kịp thời.
Giải phóng mặt bằng chậm
Nguyên nhân này là do sự giải quyết thiếu dứt khoát, triệt để việc tháo
gỡ các công trình, vi phạm quy hoạch và các điều khoản về bồi thường,
di chuyển dân cư...
Chất lượng công trình không đảm bảo
Do sai sót trong công tác khảo sát, thiết kế; hoặc thiếu trách nhiệm, bớt
xén trong quá trình thi công; cũng như giám sát, đốc thúc thi công.
Tiến độ thi công chậm
Nguyên nhân này là kết hợp của 3 nguyên nhân đã nêu ở trên, nó dẫn
tới việc tăng chi phí, tăng thời gian ứ đọng vốn.
Trình độ quản lý kém hoặc nhiều biểu hiện tiêu cực
Do thiếu năng lực kiểm tra, sám sát của chủ đầu tư nên bên thi công
(bên B) cố tình gian lận khối lượng và chất lượng thi công, dẫn đến tình
trạng lãng phí và thất thoát. Không ít trường hợp chủ đầu tư (bên A) và
bên thi công (bên B) thông đồng, thoả thuận với nhau để ăn gian khối
lượng và chất lượng dẫn đến thất thoát, lãng phí và tiêu cực trong đầu tư
xây dựng.
Lãng phí và thất thoát
Giá cả vật tư và đơn giá xây dựng cơ bản trong cơ chế thị trường hiện
nay cũng là nguyên nhân gây lãng phí, thất thoát và tiêu cực không nhỏ,
kể cả việc mua bán, gia công trang thiết bị trong cũng như ngoài nước.
Thường khi lập dự toán, cơ quan tính dự toán theo đơn giá khu vực,
nhưng khi thi công lại thường tính giá vật tư ở thời điểm thi công. Mặt
khác, chủng loại vật tư thường rất đa dạng, dễ gây sơ hở trong khâu
phân loại để định đơn giá, dẫn đến tình trạng tiêu cực, lãng phí và thất
thoát.
Ngoài ra, do một số quy định về chi phí dự toán công trình chưa được
sửa đổi kịp thời, cũng là một nguyên nhân gây lãng phí, như thuế doanh
41
thu và lãi định mức được quy định là 9, 10, 11, 12 % trên giá thành dự
toán, trong đó thuế là 4%, nhưng trong thực tế nhiều nhà thầu nhận tiền
để nộp thuế lại không nộp hoặc không nộp đủ cho Nhà Nước.
C. Trong giai đoạn khai thác
Đây là giai đoạn vận hành các kết quả của dự án. Nguyên nhân rủi ro
trong giai đoạn này có thể là:
Việc quản lý công tác thu phí không được quan tâm một cách chặt chẽ
và có hiệu quả.
Hiện tưọng vi phạm định mức về tải trọng sử dụng trong các công trình
giao thông
Công tác duy tu, bảo dưỡng các công trình giao thông không được
thực hiện một cách chặt chẽ.
Ngoài ra, một số yếu sau đây cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả
của hoạt động đầu tư trong xây dựng GTVT:
Môi trường tự nhiên
Do dự án xây dựng GTVT được tiến hành chủ yếu ngoài trời, nên nó bị
tác động rất nhiều vào điều kiện tự nhiên như mưa, bão, động đất...trong
suốt quá trình hình thành và thực hiện dự án đầu tư, ảnh hưởng tới tiến
độ thi công và chất lượng công trình, làm hư hỏng các máy móc thiết bị.
Môi trường kinh tế
Nguyên nhân này thể hiện chủ yếu trên các mặt sau:
o Khủng hoảng kinh tế, tài chính và tiền tệ: Về phía nước ngoài,
do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan, đặc biệt là do
khủng hoảng tiền tệ mà việc góp vốn đầu tư tài trợ cho dự án
nhiều khi không đáp ứng kịp thời như đã được thoả thuận
trong các hiệp định tín dụng, gây ra rủi ro không thể lường
trước được.Về phía nước sở tại thì do mức độ tăng trưởng
kinh tế chậm, để kiềm chế lạm phát, Nhà Nước thường chủ
trương thắt chặt tín dụng. Do dó một số dự án đầu tư nếu
không thuộc loại "trọng điểm" đều buộc phải điều chỉnh lại cơ
cấu vốn, số lượng vốn cấp cho dự án, thời gian thi công hoặc
hoàn thành dự án. Chính vì vậy mà phần vốn đối ứng cũng bị
giảm đi đáng kể.
o Sự biến động của tỷ giá hối đoái: thực tế cho thấy tỷ giá hối
đoái thường không được ổn định và sự biến động của nó dẫn
đến tình trạng không đủ ngoại tệ để mua sắm trang thiết bị thi
công hiện đại cho công trình.
Môi trường xã hội
Do người quản lý các công trình GTVT sau khi các công trình được xây
dựng là Nhà Nước, nhưng các công trình này lại thuộc sở hữu toàn dân,

42
nên sẽ không tránh khỏi tình trạng vô ý thức và phá hoại của một số cá
nhân như: đặt vật cản trên bề mặt công trình, xây dựng các công trình
trái phép hoặc phá huỷ các kết cấu công trình...

4.2 Dự án đầu tư trong lĩnh vực vận tải

4.2.1 Đặc điểm của dự án đầu tư vận tải


Dự án đầu tư trong lĩnh vực vận tải có một số đặc trưng cơ bản khác với
các dự án khác như sau:
Dự án xây dựng công trình giao thông đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu, và
chi phí mua sắm trang thiết bị máy móc hiện đại lớn hơn rất nhiều so
với vốn lưu động phục vụ cho quá trình bảo dưỡng, khai thác, sử
dụng. Tuy nhiên, với dự án vận tải, vốn lưu động cho quá trình vận
hành và bảo dưỡng có tỉ trọng khá cao so với vốn đầu tư ban đầu.
Trong đó chi phí sửa chữa lớn và bảo dưỡng sửa chữa thường
xuyên đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc vận hành kinh tế
và hiệu quả hệ thống vận tải, chi phí này thường khá cao.
Dự án vận tải có quá trình sản xuất sản phẩm vận tải đồng nghĩa với
quá trình tiêu thụ sản phẩm vận tải. Mục tiêu của các dự án vận tải là
cung cấp đủ năng lực vận tải phù hợp với nhu cầu của người dân
với chi phí hạ, thời gian ngắn, chất lượng cao. Điều này lại tuỳ thuộc
vào điều kiện thời tiết khí hậu (mưa gió, bão, lũ, khô hanh…), địa
điểm và khu vực thực hiện, công nghệ vận tải và yếu tố khoa học,
con người…
Khác với dự án xây dựng công trình giao thông, dự án vận tải không
đòi hỏi quá nhiều thời gian thực hiện xây dựng, lắp đặt, tuy nhiên
sản phẩm vận tải lại hoàn toàn phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng giao
thông có sẵn.
Mục tiêu của việc đầu tư vận tải không đơn thuần tìm kiếm lợi nhuận
mà còn nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội và tạo tiền đề cho việc
phát triển kinh tế – xã hội. Có thể nói, đầu tư vận tải gây nhiều ngoại
ứng tích cực cho việc phát triển kinh tế – xã hội, vì vậy việc đánh giá
hiệu quả đầu tư phát triển vận tải phải được nhìn nhận trên góc độ
hiệu quả kinh tế – xã hội và môi trường tổng hợp.
Cũng chính vì lý do trên mà với các dự án vận tải hành khách công
cộng như hệ thống xe buýt, tàu điện …, nhà nước thường phải trợ
giá dù là ở các quốc gia phát triển hay đang phát triển. Thiếu sự hỗ
trợ của nhà nước, các dự án này, đặc biệt là tàu điện, khó có thể tồn
tại được.

4.2.2 Các loại dự án đầu tư vận tải


Đầu tư trong lĩnh vực vận tải bao gồm các loại dự án như sau:
43
Dự án đầu tư cho hệ thống vận tải hành khách quốc tế, quốc gia, liên
tỉnh: gồm các hình thức vận tải ôtô, vận tải sắt, vận tải đường sông,
vận tải đường biển, vận tải hàng không.
Dự án đầu tư vận tải hành khách công cộng: xe buýt, troley buýt,
metro, vận tải taxi, các phương tiện vận tải hành khách công cộng
khác.
Dự án đầu tư phát triển hệ thống vận tải hàng hoá: bao gồm vận tải
hàng hoá đường ôtô, đường sắt, đường sông, đường biển, vận tải
hàng không, vận tải đường ống.

4.2.3 Yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án vận


tải
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công và tính hiệu quả kinh tế của
dự án vận tải bao gồm các nhân tố chủ quan và khách quan. Các nhân tố
chủ quan là trình độ lập, trình độ thực hiện và kỹ năng quản lý các
phương án vận tải. Các nhân tố khách quan như điều kiện nguồn lực,
khả năng phát triển của nền kinh tế, khả năng áp dụng khoa học công
nghệ của đất nước, điều kiện khí hậu, quy mô và đặc điểm của dân cư,
các nhân tố kinh tế đối ngoại, các nhân tố phi kinh tế và ngẫu nhiên khác.
Các nhân tố trực tiếp như giải pháp tổ chức khai thác vận tải, chi phí đầu
tư phương tiện và các chi phí khai thác để xác định giá dịch vụ vận tải,
công suất thực tế của phương án vận tải trong quá trình khai thác, cơ
cấu đầu tư xây dựng cơ bản, năng suất lao động xã hội. Các nhân tố
gián tiếp như cơ chế quản lý kinh tế tác động lên quá trình xây dựng và
sử dụng dự án vận tải, cơ chế đầu tư tác động lên quá trình đầu tư…
Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực vận tải xét
trong từng giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc dự án
như sau:

A. Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư


Tương tự như với dự án xây dựng công trình giao thông, rủi ro của dự
án vận tải trong giai đoạn 1 bao gồm việc thiếu thông tin và lãng phí thất
thoát.
Thiếu thông tin
Để thực hiện thành công dự án vận tải, đòi hỏi các thông tin sau phải
được thu thập và phân tích: nhu cầu vận tải của người dân, thu nhập,
khả năng chi trả cho giao thông của họ, điều kiện kinh tế xã hội và tự
nhiên của khu vực, thói quen và sự ưa chuộng các phương thức vận tải,
thời gian vận hành dự án vận tải, khả năng huy động vốn, tiềm năng
nhân công, công nghệ và giải pháp thực hiện...Thiếu đi các thông tin này,
dự án khó lòng đáp ứng được nhu cầu thực tế và các điều kiện đặt ra.
Lãng phí và thất thoát
44
Do khả năng quản lý kém nên còn xảy ra nhiều lãng phí và thất thoát
trong khâu lập thiết kế, dự toán, thẩm định thiết kế và duyệt tổng dự toán.
Tuy vậy do đặc điểm chi phí đầu tư trong dự án vận tải không chiếm tỉ
trọng cao và quy mô lớn như đối với dự án xây dựng, nên chưa phải là
hiện tượng báo động hết sức nghiêm trọng như đối với dự án xây dựng.
Tuy nhiên, các cấp quản lý cần làm hết sức để tránh cá tiêu cực này.

B. Trong giai đoạn đầu tư


Rủi ro xẩy ra trong giai đoạn 2 thường bao gồm:
ách tắc vốn
Giải phóng mặt bằng chậm
Chất lượng phương tiện vận tải không đảm bảo: do sai sót trong công
tác khảo sát, thiết kế; hoặc thiếu trách nhiệm, bớt xén trong quá trình
sản xuất chế tạo phương tiện vận tải.
Tiến độ thực hiện dự án chậm
Trình độ quản lý kém hoặc nhiều biểu hiện tiêu cực
Lãng phí và thất thoát

C. Trong giai đoạn khai thác


Các rủi ro trong giai đoạn 3 này có thể bao gồm:
Việc quản lý công tác bán vé và marketing không được quan tâm một
cách chặt chẽ và có hiệu quả.
Công tác sửa chữa lớn, bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên các
phương tiện vận tải không được thực hiện một cách chặt chẽ, làm
giảm chất lượng dịch vụ vận tải.
Ngoài ra, những thay đổi của môi trường kinh tế và xã hội có thể ảnh
hưởng tới hiệu quả khai thác dự án vận tải, chẳng hạn như thu nhập
người dân gia tăng, hoặc một trào lưu nào đó khiến ngày càng nhiều
người dân thích đi ôtô con hơn là xe máy hoặc xe buýt. Mặt khác,
thay đổi của môi trường tự nhiên cũng có thể làm ảnh hưởng đến các
dịch vụ và phương thức vận tải (mưa, bão, động đất…).

4.3 Dự án BOT

4.3.1 Khái niệm


Dự án BOT (Build – Operation and Transfer) là mô hình dự án mà công
ty tư nhân được Nhà nước cho phép xây dựng cơ sở hạ tầng như điện,
nước, sân bay, bến cảng… những đối tượng mà thông thường thuộc
phạm vi xây dựng và vận hành của Nhà nước. Công ty tư nhân cũng có
trách nhiệm trong việc thiết kế và tài chính cho dự án. Khi hết giai đoạn

45
khai thác vận hành, công ty chuyển quyền sở hữu dự án cho chính phủ.
Giai đoạn khai thác vận hành được quyết định bằng sự thoả thuận giữa
Nhà nước và công ty, thông thường là khoảng thời gian đủ dài để công
ty thu hồi vốn và có một mức lãi suất hợp lý có tính đến nỗ lực và các
yếu tố rủi ro.

4.3.2 ưu điểm của dự án BOT


Vai trò của chính phủ trong dự án BOT
Chính phủ đặt ra mục tiêu là cung cấp môi trường ổn định cho chủ đầu
tư trong khi cố gắng để hạn chế lợi nhuận của họ. Chính phủ có những
vai trò sau đối với dự án BOT:
Quyết định cho phép thực hiện đầu tư, vận hành và khai thác dự
án
Chính phủ có thể trợ giúp về vốn như cho vay vốn.
Chính phủ quản lý việc khai thác của chủ đầu tư, hạn chế thu nhập
trong quá trình khai thác và đảm bảo chất lượng công trình đến
thời gian chuyểnn giao.
Chính phủ phải đảm bảo tự do về thương mại. Cần đảm bảo tỉ lệ
hối đoái, đảm bảo tỷ lệ lãi suất.
Chính phủ phải đảm bảo không có dự án thứ hai tương tự như vậy
được đầu tư ở cùng một địa điểm hoặc khu vực, nói cách khác
đây là điều kiện để đảm bảo thu nhập cho chủ đầu tư.
Dự án BOT trong phát triển cơ sở hạ tầng
Thực hiện dự án BOT, chính phủ được lợi những gì? Đây là ưu điểm
được xem xét trên góc độ của chính phủ, bao gồm:
Tạo điều kiện thu hút và sử dụng nguồn tài chính của tư nhân, như
vậy nguồn tài chính dành cho công cộng của chính phủ sẽ được
sử dụng cho những mục đích khác có hiệu quả hơn.
Nhờ có dự án BOT, nhiều dự án được đầu tư phát triển thay vì chờ
đợi tài chính.
Sử dụng nguồn tài chính tư nhân nên chi phí xây dựng, thời gian
xây dựng sẽ giảm, hiệu quả tăng.
Chính phủ tránh được rủi ro và gánh nặng của các dự án công
cộng.
Tạo điều kiện chuyển giao công nghệ, đào tạo khả năng cho nhân
viên và phát triển thị trường tài chính khu vực.
Ngược lại với tư nhân hoá, chính phủ cũng có thể kiểm soát dự án
và khai thác khi kết thúc dự án, đến thời hạn chuyển giao.

46
4.3.3 Các giai đoạn của dự án BOT
Các giai đoạn của dự án BOT được trình bầy trong hình 3.1, bao gồm
các giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kinh doanh khai thác
vận hành kết quả đầu tư, và cuối cùng là giai đoạn chuyển giao. Khác với
hình thức dự án khác, hợp đồng chuyển giao và các điều khoản ràng
buộc của nó đóng vai trò rất quan trọng, chi phối quá trình đầu tư và hiệu
quả kinh doanh của chủ đầu tư.

Trước đầu tư Thực hiện đầu tư Xây dựng Vận hành


Chuyển giao

Thiết kế Thu thuế


kỹ thuật đường

Nghiên HĐ chuyển Xây dựng Vận hành và Chuyển giao


cứu khả giao bảo dưỡng quyền sở
thi hữu

Tài chính dự
án Trả tiền vay
Hình 3.1: Các giai đoạn của dự án BOT
Cơ cấu của dự án BOT
Trong quá trình thực hiện dự án BOT, ngoài chủ đầu tư ra còn có sự
tham gia của rất nhiều bên liên quan như chính phủ nước sở tại, chính
quyền địa phương, tổ chức tài trợ, các nhà thầu xây dựng, các công ty
cung ứng vật tư trang thiết bị máy móc phục vụ thi công, các công ty bảo
hiểm, công ty đứng ra chịu trách nhiệm vận hành, khai thác do chủ đầu
tư thuê (nếu có). Các bên liên quan này có mối quan hệ ràng buộc với
nhau thông qua các bản hợp đồng, thoả thuận, khế ước ... Cơ cấu của
dự án BOT được trình bầy trong hình 3.2.

47
Luồng tiền của dự án BOT
Hình 3.3 trình bầy sơ đồ luồng tiền trong dự án BOT.

Chính phủ nước sở tại

Thoả thuận
dự án

chính quyền Thoả Hợp đồng Các nhà thầu


địa phương thuận cụ xây dựng
thể

chủ dự án
Công ty tư nhân

Người cho vay Thoả Hợp đồng Nhà cung ứng


vốn thuận cho cung ứng
vay

Người vận hành


Người bảo hiểm Chính HĐ vận
khai thác
sách bảo hành bảo
hiểm dưỡng

Thoả thuận
cổ phần

Nhà tài trợ

48
Hình 3.2: Sơ đồ cơ cấu của dự án BOT

4.3.4 Các yếu tố tạo nên thành công của dự án BOT


Việc quyết định áp dụng dự án BOT ở các nước đang phát triển phụ
thuộc bản thân dự án và điều kiện cụ thể của các quốc gia. Tuy nhiên,
chính phủ, nhà tài trợ và người vay cần xem xét các yếu tố quan trọng
dẫn đến thành công dự án.
Dự án cần có tài chính, khả thi và chấp nhận được.

Người đầu tư

Người cho Vốn (cho vay) Tiền lãi cổ phần


vay Cổ phần
Người vận
Vốn
hành
(góp)
Chi phí vận
hành

Dịch vụ Tiền lãi cổ


Công ty phần
nợ
thực hiện dự án
Trả tiền Cổ phần

Người bảo % bảo lãnh


lãnh Chi phí xây dựng
Nhà thầu
Phí sử dụng

Người sử
dụng dự án

49
Hình 3.3: Luồng tiền của dự án BOT

Rủi ro từ phía chính phủ được quản lý. Đòi hỏi môi trường luật
pháp và kinh tế ổn định. Dù các dự án có khả thi và có lãi nhiều
nhưng không hấp dẫn nhà tài trợ nếu rủi ro tại quốc gia đó lớn, đe
doạ mọi chủ đầu tư tư nhân, do đó bảo hiểm rủi ro và bảo hiểm
của chính phủ cần được thực hiện.
Dự án BOT cần được sự ủng hộ mạnh mẽ của chính phủ. Sự ủng
hộ của chính phủ là cơ bản và cực kỳ cần thiết đối với mọi dự án
BOT, do hoạt động trong lĩnh vực công cộng khó khăn và phức
tạp.
Dự án BOT cần được xếp hạng ưu tiên cao trong các dự án cơ sở
hạ tầng.
Khung pháp lý phải ổn định, rõ ràng, luật lệ đồng nhất.
Quản lý dự án có hiệu quả.
Đấu thầu
Dự án cần được xây dựng trên cơ sở thời gian và chi phí hợp lý.
Nhà tài trợ phải có kinh nghiệm thực tế, có tiềm năng về tài chính.
Tổng thầu, công ty xây dựng có kinh nghiệm và nguồn tài lực phù
hợp.
Rủi ro của dự án cần được phân chia rõ ràng cho các đối tượng.
Dự án cần thực hiện bảo hiểm về tài chính.
Không bị phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát và tỷ giá hối đoái.
Khung hợp đồng dự án BOT cần kết hợp và phải được phản ánh
các yếu tố KT cơ bản của dự án
Cần có sự phối hợp làm việc của tư nhân và chính phủ để dự án
đạt hiệu quả cao.
Rủi ro trong dự án BOT
Sự phát triển và hoàn thành bất cứ một dự án lớn nào có thể có các
quan hệ bất trắc và rủi ro trong các hợp đồng BOT giữa chính phủ, các
bên cho vay, các nhà đầu tư và các nhà thầu và họ chính là trung tâm
của sự thành công. Dưới đây mô tả một vài rủi ro trong quá trình xây
dựng và vận hành theo hình thức BOT và các cách giải quyết.
Bảng 3.1: Các rủi ro của dự án BOT

50
Các rủi ro Các giải pháp
Giai đoạn xây dựng
Nhà thầu hợp đồng chìa khoá trao tay có kinh
Chậm hoàn thành nghiệm.
Các hình thức phạt chậm tiến độ khuyến khích
trong thi công.
Bảo lãnh hoàn thành / thực hiện.
Công nghệ đã được minh chứng.
Các hợp đồng: đơn giá/ trọn gói.
Chi trội Tín dụng dự phòng.
Tăng vốn cổ phần
Bất khả kháng Bảo hiểm
Chính phủ bù lỗ
Rủi ro chính trị Bảo hiểm
Cơ quan tín dụng xuất khẩu bảo hiểm
Cơ sở hạ tầng Bảo đảm của chính phủ
Giai đoạn vận hành
Dòng thu nhập Khảo sát thị trường / xác định nhu cầu vận tải
Thực hiện/ kỹ thuật Công nghệ được minh chứng
Các bảo lãnh thực hiện.
Vốn cổ phần của các nhà thầu.
Hợp đồng (thoả thuận) về hư hỏng
Vận hành/bảo trì Tham dự của nhà thầu / người cấp chứng chỉ.
Đảm bảo của ngân hàng Trung ương
Các phát sinh khác Hỗ trợ của chính phủ

4.4 Dự án FDI
Dự án FDI (foreing Direct Investment) hiểu một cách đơn giản là dự án
đầu tư trực tiếp vốn nước ngoài. Dự án FDI ngày nay đã trở thành một
bộ phận quan trọng trong chiến lược đầu tư phát triển của nhiều nước,
đặc biệt là đối với nước ta khi nguồn vốn trong nước còn rất hạn hẹp.
Thực tế này đòi hỏi Việt Nam phải quản lý tốt các dự án FDI đã và sẽ
hoạt động trong nền kinh tế của mình.
Dự án FDI có những đặc điểm, cách phân loại, các giai đoạn và quản lý
như đối với một dự án thông thường. Tuy nhiên, cũng có một số những
vấn đề khác biệt cần quan tâm.

4.4.1 Khái niệm


Dự án FDI là những dự án đầu tư do các tổ chức kinh tế và cá nhân
nước ngoài tự mình hoặc với các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân ở nước
tiếp nhận đầu tư (nước sở tại) bỏ vốn đầu tư, trực tiếp quản lý và điều
hành để thu lợi trong kinh doanh.

51
Dự án FDI là dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đó là những dự án có
sự khác nhau về quốc tịch của các nhà đầu tư nước ngoài, hoặc có sự
góp vốn của các nhà đầu tư nước ngoài đến 100% vốn pháp định và có
sự phân chia kết quả kinh doanh.
Mọi dự án FDI đều diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định. Một chu
trình của dự án FDI cũng được tính từ thời điểm nghiên cứu cơ hội đầu
tư cho đến khi kết thúc hoạt động của dự án và thanh lý xong dự án.

4.4.2 Các đặc trưng cơ bản của dự án FDI


Dự án FDI cũng là một dự án đầu tư nên cũng có đầy đủ các đặc trưng
cơ bản của một dự án đầu tư nói chung. Ngoài ra còn có một số đặc
trưng đặc thù của một dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, bao gồm:
Nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc tự mình quản lý, điều
hành đối tượng bỏ vốn. Các bên tham gia vào dự án FDI có quốc tịch
khác nhau, đồng thời thường sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Dự án FDI chịu sự chi phối đồng thời của nhiều hệ thống pháp luật:
luật pháp của quốc gia xuất thân của các bên và luật pháp quốc tế.
Có sự gặp gỡ, cọ xát giữa các nền văn hoá khác nhau trong quá trình
hoạt động của dự án.
Các dự án FDI được thực hiện thông qua nhiều hình thức đầu tư có
tính đặc thù. Đó là việc hình thành các pháp nhân mới có yếu tố nước
ngoài, hoặc là sự hợp tác có tính đa quốc gia trong các hình thức hợp
đồng hợp tác kinh doanh hoặc BOT, hoặc tạo ra những khu vực tập
trung có yếu tố nước ngoài.
Hầu hết các dự án FDI đều gắn liền với quá trình chuyển giao công
nghệ với nhiều hình thức và mức độ khác nhau.
“Cùng có lợi” được các bên coi là phương châm chủ đạo, là nguyên
tắc cơ bản để giải quyết mối quan hệ giữa các bên trong mọi giai
đoạn của dự án FDI.

4.4.3 Các giai đoạn hình thành dự án FDI


Tương tự như các dự án khác, dự án FDI cũng bao gồm các giai đoạn
sau:
Giai đoạn hình thành dự án FDI
Giai đoạn triển khai thực hiện dự án FDI
Giai đoạn vận hành khai thác dự án FDI
Giai đoạn kết thúc hoạt động của dự án FDI

A. Giai đoạn hình thành dự án FDI

52
Giai đoạn này được tính từ khi hình thành ý đồ đầu tư (nghiên cứu và lựa
chọn cơ hội đầu tư trực tiếp nước ngoài – cơ hội FDI) cho đến khi dự án
FDI được cấp giấy phép đầu tư. Trong các dự án FDI, độ dài thời gian
của các giai đoạn hình thành dự án là không bằng nhau, tuỳ thuộc vào
nhiều yếu tố như quy mô, tính chất của dự án FDI và đặc biệt là môi
trường đầu tư của nước tiếp nhận.
Để hình thành một dự án FDI, các chủ đầu tư thường phải dựa vào các
căn cứ cơ bản sau đây:
Căn cứ vào luật đầu tư của nước tiếp nhận, luật và các quy định về
đầu tư ra nước ngoài của nước chủ nhà.
Căn cứ vào kết quả của quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội chung của ngành và địa phương để lựa chọn mục tiêu cụ thể
đối với từng dự án FDI, trên cơ sở các chủ trương và chính sách
của Nhà nước trong từng giai đoạn.
Căn cứ vào danh mục các công trình cần thực hiện đầu tư để thực
hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia.
Căn cứ vào chiến lược phát triển quốc tế của các công ty chủ đầu
tư.
Căn cứ vào khả năng tự thực hiện đầu tư của bên tiếp nhận, đặc
biệt là năng lực về vốn, kỹ thuật và quản lý của bên tiếp nhận.
Căn cứ vào quan hệ cung - cầu trên thị trường, mức độ cạnh tranh
ở thị trường nước tiếp nhận.

53
Tương tự như các dự án khác, trong giai đoạn hình thành dự án cần phải thực hiện
qua các khâu:

Xây dựng dự án FDI cơ hội: bao gồm xác định mục tiêu dự án, thị trường,
địa điểm thực hiện dự án, ước tính nhu cầu các yếu tố đầu vào và vận tải,
công nghệ áp dụng đối với các dự án FDI, vốn đầu tư, nguồn vốn, hiệu quả
kinh tế và hình thức thực hiện.
Xây dựng dự án FDI tiền khả thi.
Tìm chọn đối tác nước ngoài và xúc tiến ký kết các hợp đồng đầu tư.
Lập hồ sơ dự án FDI gửi lên cơ quan cấp giấy phép có thẩm quyền.
Thẩm định dự án FDI hoặc đăng ký đầu tư.
Vì các khâu trên cũng bao gồm các nội dung cơ bản như phần trình bầy
chung vềCấpdựgiấy
ánphép
đầu đầu tư hoặc
tư, nên gửi thông
ở đầy khôngbáo bãi bỏ
trình bầydựlại
án nữa,
cho chủ đầu tìm
phần tư. chọn
đối tác nước ngoài và xúc tiến ký kết các hợp đồng đầu tư sẽ được trình
bầy chi tiết trong phần sau đây.

Tìm chọn đối tác nước ngoài


Bên tiếp nhận (nước sở tại) cần phải luôn luôn chủ động trong việc đi tìm
đối tác nước ngoài cho dự án mới đầu tư.
Nhiệm vụ đặt ra cho bên tiếp nhận là phải tìm ra nhiều kênh thông tin
trong nước, quốc tế và phải có kế hoạch phân phối thông tin trên tất cả
các kênh, nhằm đưa được các dự án FDI tiền khả thi đến với nhiều nhà
kinh doanh nước ngoài nhất. Qua các kênh thông tin về cơ hội đầu tư
này, bên tiếp nhận cung cấp được hầu hết những thông tin ban đầu mà
các nhà đầu tư thường quan tâm khi tìm kiếm các cơ hội đầu tư ở nước
ngoài.
Việc thực hiện quá trình vận động đầu tư đối với các nhà đầu tư kinh
doanh nước ngoài là vấn đề quan trọng mang tính tích cực trong quá
trình tìm chọn đối tác cho dự án FDI. Bằng nhiều biện pháp chủ động,
bên sở tại cần có một kế hoạch vận động đầu tư có chọn lựa và có cân
nhắc, có thể thông qua việc tổ chức các cuộc gặp gỡ chính thức với các
nhà đầu tư nước ngoài để thuyết trình các cơ hội đầu tư, hoặc mở các
trang Web để giới thiệu các cơ hội đầu tư, hoặc thông qua các cơ quan
thương vụ và đại diện của các tổ chức của nước sở tại ở nước ngoài…

Đàm phán và ký kết hợp đồng đầu tư


Sau khi nắm bắt được các thông tin cơ bản về các đối tác nước ngoài
đang quan tâm tới dự án FDI thì vấn đề thăm dò hoặc đàm phán thăm
dò với các đối tác là một vấn đề cần được quan tâm đúng mức thông
qua các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp hoặc thông qua một người thứ
ba. Đây là bước quyết định của các chủ đầu tư nhằm chọn ra đối tác để
đàm phán chính thức hoặc có thể tổ chức các cuộc đàm phán sơ bộ với
một số đối tác nước ngoài để chọn đối tác cho dự án FDI.

54
Để chuẩn bị cho cuộc đàm phán chính thức có thể đạt được kết quả tốt,
cán bộ đàm phán cần tìm hiểu một số phong tục tập quán để tránh
những hiểu lầm đáng tiếc có thể xảy ra vì phong tục tập quán của từng
nước gắn liền với nền văn hoá của họ.

B. Giai đoạn triển khai thực hiện dự án FDI (giai đoạn thực hiện đầu
tư trực tiếp)
Giai đoạn này được tính từ khi dự án FDI được cấp giấy phép đầu tư
đến khi bàn giao công trình đưa vào sản xuất kinh doanh. Mục đích của
giai đoạn triển khai thực hiện dự án là nhằm đảm bảo tiến độ và quỹ thời
gian cho phép nhằm đưa dự án FDI vào khai thác đúng dự kiến trong hồ
sơ dự án FDI.

Về nguyên tắc giai đoạn triển khai dự án bao gồm các công việc sau:

Xúc tiến các thủ tục nhận đất hoặc thuê đất.
Hình thành bộ máy quản trị doanh nghiệp và thực hiện các thủ tục hành
chính của pháp nhân mới.
Chuẩn bị mặt bằng thi công công trình.
Tổ chức tuyển chọn tư vấn khảo sát thiết kế, giám định kỹ thuật và chất
lượng công trình.
Tổ chức đấu thầu xây dựng, mua sắm thiết bị.
Tiến hành góp vốn theo tiến độ thoả thuận.
Ký kết hợp đồng với các nhà thầu để thực hiện dự án.
Xin duyệt kế hoạch nhập khẩu để xây dựng cơ bản tạo tài sản cố định.
C. Giai Theo
đoạndõivận hành
và kiểm travà
việckhai
thựcthác dựhợp
hiện các án đồng.
FDI
Giai đoạn
Tuyểnnày
dụngđược
và đàotính từ động
tạo lao khi dự án được bàn giao để đưa vào sản
xuất, kinh doanh chính thức cho đến khi thanh lý dự án. Đây chính là
giai đoạn các doanh nghiệp có vốn FDI hoạt động kinh doanh dưới sự
quản lý điều hành của bộ máy quản trị doanh nghiệp.

Các vấn đề thực hiện quản trị trong các doanh nghiệp có vốn FDI bao gồm:

Tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp có vốn FDI.


Hoạch định chương trình kinh doanh của doanh nghiệp có vốn FDI.
Quản trị sản xuất trong doanh nghiệp có vốn FDI.
Quản trị nhân sự trong doanh nghiệp có vốn FI.
Quản trị tài chính trong doanh nghiệp có vốn FDI.
Quản trị hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp có vốn FDI.
Quản trị tranh chấp và thanh lý tài sản trong doanh nghiệp có vốn FDI.
55
D. Giai đoạn kết thúc hoạt động của dự án FDI
Việc kết thúc hoạt động của dự án FDI xảy ra khi dự án hết thời hạn hoạt
động ghi trong giấy phép đầu tư mà các bên không muốn tiếp tục kéo dài
thêm dự án hoặc khi dự án FDI phải giải thể trước thời hạn.

Để kết thúc hoạt động của dự án FDI cần phải:

Thông báo chấm dứt hoạt động của dự án trên các báo trung ương và địa
phương.
Tiến hành thanh lý tài sản của dự án, của doanh nghiệp theo quy định của
pháp lý của nước sở tại.
Ban thanh lý phải báo cáo kết quả thanh lý cho hội đồng quản trị thông
qua và gửi cơ quan cấp giấy phép đầu tư xin chuẩn y.
Trong quá trình thanh lý, nếu xét thấy doanh nghiệp lâm vào tình trạng
phá sản thì việc xử lý tài sản của doanh nghiệp FDI và các bên tham gia
hợp doanh được tiến hành theo thủ tục của pháp luật về phá sản doanh
4.4.4 Quản trị dự án FDI
nghiệp.
Quản trị dự án FDI là tổng hợp các hhoạt động định hướng đầu tư, tổ
chức các hoạt động hình thành triển khai và vận hành dự án, phối hợp
nhịp nhàng với các giai đoạn khác nhau của dự án nhằm làm cho dự án
hoạt động có hiệu quả cao, đồng thời phục vụ tốt nhất cho việc thực hiện
chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Quản trị dự án FDI là một hệ thống hoạt động có nội dung rộng lớn. Đó là
một loạt các hoạt động khác nhau nhưng lại có quan hệ mật thiết với
nhau từ khi hình thành đến khi kết thúc dự án FDI. Quản trị dự án FDI đòi
hỏi các nhà quản trị phải luôn tính toán và cân nhắc hiệu quả kinh tế – xã
hội mà một dự án có thể đạt được và cả công cuộc đầu tư có thể đạt
được.

56
Phần 2:
Đánh giá dự án đầu tư

Chương 4: Tổng quan về phân


tích đánh giá dự án đầu tư
Chương 5: Phân tích đánh giá tài
chính dự án đầu tư
Chương 6: Phân tích đánh giá
kinh tế xã hội dự án đầu tư

57
5 Chương 4. Tổng quan về phân tích đánh
giá dự án đầu tư
5.1 Khái niệm và ý nghĩa của phân tích đánh giá dự án đầu tư

5.1.1 Khái niệm


Việc phân tích đánh giá dự án đầu tư được thực hiện trong giai đoạn lập
dự án.

Trong quá trình đánh giá dự án, theo quan


Tính khả thi của dự án thể hiện ở
điểm hiện đại, việc chú trọng và định hướng
việc được xã hội chấp nhận, có hiệu
tính bền vững và tính nhạy cảm về môi trường,
quả (tài chính, kinh tế, xã hội), nhậy
chú trọng nhân tố con người là quan trọng.
cảm với môi trường
Chính phủ đóng vai trò là tác nhân thuận lợi,
trong khi sự tham gia của cộng đồng là cực kỳ
quan trọng.

Phân tích đánh giá dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét một cách
khách quan, có khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản ảnh
hưởng trực tiếp tới tính khả thi, tính hiệu quả của một dự án, từ đó
đề ra các quyết định đầu tư và cho phép đầu tư.

Dự án cơ sở hạ tầng nói chung và dự án giao thông vận tải nói riêng là


một bộ phận và vì thế nó phải phù hợp với kế hoạch ngành, kế hoạch
phát triển quốc gia.

5.1.2 ý nghĩa
Việc đánh giá dự án đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng:
o Mục đích của việc phân tích đánh giá dự án đầu tư là nhằm phát
hiện ngăn chặn các dự án xấu, không bỏ sót các dự án tốt trong
quy luật ngày càng khan hiếm các nguồn lực. Nói cách khác, giúp
cho chủ đầu tư lựa chọn phương án tốt nhất để đầu tư.
o Giúp cho các cơ quan hữu quan của nhà nước đánh giá được
tính phù hợp của dự án đối với quy hoạch phát triển chung của
ngành, địa phương và của cả nước trên các mặt, các mục tiêu,
quy mô, quy hoạch và hiệu quả.
o Thông qua đánh giá, nhà đầu tư xác định tính lợi hại của dự án
khi cho phép đi vào hoạt động trên cơ sở các khía cạnh: công
nghệ, vốn ô nhiễm môI trường và các lợi ích kinh tế khác.

58
o Giúp các nhà tài chính ra quyết định chính xác về cho vay hoặc
tài trợ cho các dự án đầu tư.
o Đánh giá dự án là một giai đoạn quan trọng trong chu kỳ dự án,
ngoài ý nghĩa giúp cho các đối tượng trong việc ra quyết định, nó
còn mang ý nghĩa xúc tiến tính bền vững của dự án.

5.2 Nội dung phân tích dự án đầu tư


Khung phân tích dự án đầy đủ bao gồm các nội dung:
o Nghiên cứu các khía cạnh kinh tế – xã hội tổng quát và thị
trường của dự án
o Phân tích dự án về mặt kỹ thuật
o Phân tích nguồn lực dự án
o Phân tích dự án về mặt tài chính
o Phân tích đánh giá dự án về mặt kinh tế - xã hội
o Phân tích dự án về mặt môi trường
o Phân tích các yếu tố rủi ro của dự án

Nghiên cứu tình hình kinh


tế - xã hội tổng quan
Phân tích thị trường

Phân tích pháp lý Phân tích kỹ thuật Phân tích nguồn lực

Phân tích kinh tế - xã hội

Phân tích tài chính

Hình 4.1: Khung phân tích dự án


Phân tích môi trường
5.2.1 Nghiên cứu các khía cạnh kinh tế -xã hội tổng quát
và thị trường của dự án
Tình hình kinh tế tổng quát là nền tảng của dự án đầu tư. Nó thể hiện
khung cảnh đầu tư, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển và
hiệu quả kinh tế, tài chính của dự án đầu tư. Một dự án luôn phải gắn
chặt với hoàn cảnh ra đời của nó. Đối với dự án giao thông vận tải, ngay

59
từ ban đầu cần xác lập mối liên hệ giữa dự án với chiến lược phát triển
ngành, chiến lược phát triển quốc gia. Dự án cần phải thoả mãn những
mục tiêu và mục đích cụ thể, đặt trong điều kiện chung của đất nước.
Nghiên cứu tổng quan về dự án đầu tư đặt trong mối quan hệ với thị
trường bao gồm các công việc sau:
Xem xét tình hình kinh tế tổng quát liên quan đến dự án đầu

Nghiên cứu thị trường
Xem tính khả thi của dự án về mặt thị trường
Phân tích thị trường còn gọi là phân tích mức cầu, là quá trình nghiên
cứu các nhu cầu về sản phẩm của dự án, nghiên cứu bản chất thị
trường, giá cả và lượng cầu dựa trên những điều tra, thu thập dữ liệu,
xây dựng phương trình đường cầu. Cần phải dự báo về khối lượng và
giá cả suốt vòng đời của dự án, tức là phải tính đến những tác động tất
yếu của thị trường hiện tại và tương lai, các thị trường cạnh tranh nội địa,
xu hướng cạnh tranh trong khu vực và trên diện rộng ở phạm vi toàn
cầu.
Phân tích nhu cầu của sản phẩm dự án là một trong những nghiên cứu
quan trọng đầu tiên mang tính chất quyết định cho việc triển khai các
bước tiếp theo của quá trình nghiên cứu và thẩm định dự án. Có thể nói
phân tích nhu cầu của dự án là nhân tố chủ yếu quyết định sự thành bại
của một dự án.
Đối với dự án giao thông vận tải, cần phải xác định mục tiêu của dự án
phù hợp và nằm trong mục tiêu phát triển chung của quốc gia và của khu
vực. Sau đó cần xác định các phương án để đạt được các mục tiêu đó.
Việc đánh giá nhu cầu giao thông vận tải là rất khó khăn và đặc biệt quan
trọng. Nhu cầu vận tải được tính toán và dự báo theo xe con quy đổi
(passenger car unit). Có 3 loại nhu cầu vận tải cần phải được đánh giá:
đó là nhu cầu vận tải bình thường (không bị ảnh hưởng khi có và không
có dự án), nhu cầu vận tải chuyển đổi (hiện tượng nhu cầu vận tải
chuyển từ tuyến này sang tuyến khác sau khi có dự án, hoặc một số nhu
cầu vận tải bằng xe máy chuyển sang đi xe buýt hoặc ngược lại…), và
nhu cầu vận tải phát sinh (nhu cầu tiềm năng sẽ tăng trưởng khi có dự
án)

5.2.2 Phân tích dự án về mặt kỹ thuật


Phân tích đánh giá về mặt kỹ thuật dự án đầu tư là nghiên cứu, tính toán,
xem xét thiết kế kỹ thuật của các bộ phận, hạng mục của dự án đầu tư.
Phân tích kỹ thuật là tiền đề cho việc tiến hành phân tích kinh tế, tài
chính dự án đầu tư. Không có số liệu của phân tích kỹ thuật thì không thể
tiến hành phân tích kinh tế, tài chính, tuy rằng các thông số kinh tế có
ảnh hưởng đến các quyết định về mặt kỹ thuật. Các dự án không khả thi

60
về mặt kỹ thuật phải được bác bỏ để tránh những tổn thất trong quá tình
thực hiện đầu tư và vận hành kết quả đầu tư sau này.
Đối với các dự án công trình giao thông, phân tích dự án về mặt kỹ thuật
bao gồm việc xem xét thiết kế và biện pháp tổ chức thi công xây dựng.
Bao gồm có các thiết kế hình học (thiết kế hình học phải xét đến yếu tố
an toàn để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững), thiết kế kết cấu (thiết
kế mặt đường mềm, cứng căn cứ vào tải trọng giao thông, cường độ nền
đất …). Biện pháp tổ chức thi công và việc đảm bảo an toàn trong thi
công xây dựng đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo yêu cầu kỹ
thuật của dự án.

5.2.3 Phân tích dự án về mặt tài chính


Phân tích tài chính là một nội dung quan trọng trong quá trình soạn thảo
dự án, phân tích tài chính nhằm đánh giá tính khả thi của dự án về mặt
tài chính thông qua việc:
- Xem xét nhu cầu và sự đảm bảo các nguồn lực tài chính cho việc thực
hiện có hiệu quả các nguồn lực tài chính cho việc thực hiện có hiệu quả
dự án đầu tư.
- Xem xét tình hình kết quả và hiệu quả hoạt động của dự án trên góc độ
hạch toán kinh tế của đơn vị thực hiện dự án.
Kết quả của quá trình phân tích tài chính là căn cứ chủ yếu để chủ đầu
tư quyết định có nên đầu tư hay không. Phân tích tài chính cũng là cơ sở
để tiến hành phân tích kinh tế – xã hội.
Trên quan điểm tài chính (hay còn gọi là đứng trên góc độ của chủ đầu
tư) việc đánh giá dự án đầu tư là một bài toán kinh tế tư nhân, tức là chỉ
xét đến chi phí và lợi ích trực tiếp của chủ đầu tư. Giá cả trong phân tích
đánh giá tài chính là giá tài chính hay giá thị trường. Việc đánh giá được
thực hiện trên cơ sở tính toán một loạt các chỉ tiêu để cho phép thấy
được dự án là có hiệu quả về mặt tài chính hay không. Nhìn chung đánh
giá dự án giao thông vận tải về mặt tài chính thường có rất ít ý nghĩa.

5.2.4 Phân tích dự án về mặt kinh tế - xã hội


Khi phân tích đánh giá trên quan điểm kinh tế (hay còn gọi là đứng trên
góc độ của Nhà nước, của cộng đồng), những lợi ích đem lại không đơn
thuần xuất phát từ cá thể nào, mà từ các tác nhân kinh tế rộng lớn, đó là
lợi ích của quốc gia, của cộng đồng, của xã hội. Theo quan điểm này thì
tất cả các chi phí, tốn thất, lợi ích mà dự án đầu tư mang lại phảI được
xem xét đồng thời cho các chủ thể:
Nhà cung ứng: người bỏ vốn đầu tư, quản lý khai thác)
Người sử dụng: người tiêu thụ sản phẩm và khai thác dự án

61
Các ngoại ứng tích cực về mặt xã hội và môi trường sinh
thái
Muốn vậy, giá được sử dụng trong phân tích kinh tế không phải là giá thị
trường mà là giá kinh tế hay còn gọi giá mờ, là giá phản ánh đúng giá trị
thực của hàng hoá.
Trên quan điểm kinh tế, cần xem xét cân đối một cách tổng thể giữa lợi
ích trước mắt và lợi ích lâu dài, lợi ích xã hội, an ninh quốc phòng.
Đối với dự án giao thông vận tải, các tác động về mặt kinh tế, xã hội có
thể được xem như: kích thích phát triển kinh tế của vùng có con đường
(cây cầu, hoặc các tuyến vận tải khách) đi qua, tạo cơ hội việc làm trực
tiếp và gián tiếp cho những người trong và ngoài dự án, phát triển trình
độ khoa học kỹ thuật địa phương và khả năng áp dụng công nghệ tiên
tiến vào thực tế, tiết kiệm thời gian và chi phí khai thác của hành khách,
giảm hoặc tăng tai nạn giao thông, thay đổi về xã hội lâu dài do việc phá
dỡ cưỡng chế các nhà xưởng và di chuyển nhân dân địa phương, phân
chia về vật chất các cộng đồng dân cư hay sự thay đổi công ăn việc làm,
nguồn sống của người dân … Các tác động này sẽ được trình bày rõ
hơn trong phần phân tích kinh tế dự án.

5.2.5 Phân tích dự án về mặt môi trường


Phân tích đánh giá dự án về mặt môi trường tức là xem xét các ảnh
hưởng đến môi trường trong giai đoạn xây dựng và khai thác vận hành
dự án. Càng ngày đánh giá tác động môi trường càng trở nên nhạy cảm
và quan trọng hơn. Việc phân tích này bao gồm xác định và đánh giá các
tác động tới môi trường của dự án, từ đó đề suất ra các biện pháp giảm
thiểu các tác động bất lợi này.
Đối với con đường làm mới, việc đánh giá tác động môi trường thường
bao gồm các vấn đề sau:
- Xem xét ảnh hưởng tới nguồn nước, ảnh hưởng thoát nước, chế
độ dòng chảy tại khu vực tuyến đi qua
- ảnh hưởng về điều kiện địa chất kỹ thuật
- Khai thác vật liệu và các ảnh hưởng (khai thác mỏ đất, mỏ đá, để
lại đất và rác thải…)
- Điều kiện môi trường sinh thái trong quá trình xây dựng và khai
thác
- Các ảnh hưởng khác.

5.2.6 Phân tích dự án về mặt chính trị, pháp lý


Phân tích khía cạnh chính trị chủ yếu là xem xét các ảnh hưởng và áp
lực có thể về mặt chính trị đối với dự án. Các phân tích này giúp đưa ra

62
những lời khuyên cần thiết đối với các cấp chịu trách nhiệm quản lý dự
án có những biện pháp cần thiết làm giảm các sự chống đối bất lợi.
Phân tích về mặt pháp lý của dự án thực chất là xem xét các thủ tục
hành chính trong qúa trình lập dự án có phù hợp với các quy định của
chính phủ hay không.
Nhìn chung, phân tích đánh giá dự án đầu tư là việc tính toán, đưa ra các
chỉ tiêu cho phép thấy được dự án là tốt hay xấu. Đó là các chỉ tiêu cần
thiết, song thực tế các con số đó chưa phảI là quan trọng. Điều quan
trọng trong đánh giá là phảI làm rõ các điểm mạnh, điểm yếu của dự án.
Người phân tích dự án phảI nhậy bén với tình hình thị trường, nhạy bén
giữa sự khác biệt về giá cả thịi trường và giá cả kinh tế của đầu vào, đầu
ra…, qua đó có được các nhận xét đánh giá chính xác về hiệu quả đích
thực của một dự án. Người phân tích phảI đưa ra được bức tranh sống
động trong bối cảnh chính trị kinh tế và xã hội phực tạp để giúp cho
người có quyền quyết định dự án có đầu đủ các thông tin cần thiết.

5.3 Quan điểm phân tích dự án

Dự án là một tập hợp các hoạt động, Dự án đầu tư cần được phân tích, đánh
các bên liên quan phải chịu những chi giá trên các các góc độ khác nhau, dưới
phí bỏ ra khác nhau và nhận về những các quan điểm khác nhau.Kết quả của
lợi ích cũng khác nhau. dự án đối với nhà tài trợ vốn (ngân
hàng)đầu
khác, một dự án có thể rất tốt đối với chủ kháctưvớinhưng
chủ đầucótưthể
(chủlại
sởkhông
hữu).
Mặt
tốt đối với toàn bộ nền kinh tế, và ngược lại.

5.3.1 Quan điểm tổng đầu tư


Theo quan điểm tổng đầu tư (còn gọi là quan điểm của ngân hàng –
Total Investment point of View), xem xét một dự án là nhằm đánh giá sự
án toàn của số vốn vay mà dự án có thể cần huy động. Do đó, quan điểm
tổng đầu tư xem xét tới tổng dòng tiền mặt chi cho dự án (kể cả phần
đóng thuế) và tổng dòng tiền mặt thu về (kể cả phần trợ cấp, trợ giá).
Từ quan điểm này, các ngân hàng (nhà tài trợ) sẽ xác định được tính khả
thi về mặt tài chính của dự án, nhu cầu cần vay vốn của dự án cũng như
khả năng trả nợ và lãi vay của dự án.

5.3.2 Quan điểm chủ sở hữu


Theo quan điểm chủ sở hữu (Owner’s Equity - quan điểm chủ đầu tư),
mục đích là xem xét giá trị thu nhập ròng còn lại của dự án so với những
gì họ có được trong trường hợp không thực hiện dự án. Khác với quan
điểm tổng đầu tư, quan điểm phân tích của chủ sở hữu khi xem xét tính
toán dòng tiền mặt phải tính đến (cộng thêm) vốn vay ngân hàng cho
dòng tiền mặt vào và khoản trả lãi vay và nợ gốc ở dòng tiền mặt ra.

63
5.3.3 Quan điểm của nền kinh tế
Theo quan điểm của nền kinh tế (Economic Point of View), khi sử dụng
phân tích kinh tế để tính toán mức sinh lợi của dự án theo quan điểm của
toàn quốc gia, các nhà phân tích sử dụng “giá cả kinh tế” – “giá mờ” để
xác định giá trị thực của các yếu tố đầu vào và đầu ra của dự án.
Những giá mờ này có tính đến thuế và trợ cấp. Ngoài ra cần phải tính
các ảnh hưởng ngoại lai tích cực và tiêu cực do dự án gây ra. Đới với
các dự án công ích, đặc biệt như giao thông vận tải, trường học, bệnh
xá, … thẩm định về mặt tài chính có rất ít hoặc không có ý nghĩa mà chủ
yếu là thẩm định về mặt kinh tế.

5.3.4 Quan điểm ngân sách


Quan điểm ngân sách (Government Budget) cho rằng các dự án có thể
tạo ra nguồn chi ngân sách dưới dạng trợ cấp (trợ giá) hoặc cho vay ưu
đãi nhưng đồng thời cũng tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước từ
thu lệ phí hay các khoản thuế trực tiếp, gián tiếp. Quan điểm ngân sách
chỉ quan tâm đến các khoản sẽ phát sinh liên quan đến thu, chi của
ngân sách mà thôi.
Phân biệt các quan điểm đánh giá dự án: xem bảng 3.1

5.3.5 Quan điểm phân phối lại thu nhập


Quan điểm phân phối lại thu nhập (Social Distribution) cho rằng các nhà
phân tích cần tính toán lợi ích tài chính ròng mà dự án mang lại cho
những nhóm đối tượng khác nhau khi họ bị ảnh hưởng trực tiếp hay
gian tiếp từ dự án, sau khi đã trừ đi các chi phí cơ hội của họ. Giá trị
tương đối của lợi ích và chi phí đối với từng nhóm đối tượng liên quan
của dự án thì khác nhau. Đơn giản, một đô la có giá trị đối với một người
nghèo hơn là với một người giàu có. Một dự án mà các kết quả ở diện
rộng nhưng lợi nhuận ròng thấp đối với những thành viên nghèo nhất
của xã hội, có thể dễ được chấp nhận về mặt chính trị hơn một dự án có
lợi nhuận ròng nhiều hơn đối với thiểu số những người có thu nhập cao.

5.3.6 Quan điểm nhu cầu cơ bản


Quan điểm nhu cầu cơ bản (Basic Needs) cho rằng cần phải tính toán
lợi ích của các ảnh hưởng ngoại lai do dự án mang lại. Ví dụ với một
dự án như giáo dục, y tế, phát triển giới, … cần tính toán giá cả của dịch
vụ và mức chênh của nó với độ sẵn lòng chi trả (willingess to pay) chung
của toàn xã hội.

Bảng 3.2: So sánh lợi ích của dự án từ các quan điểm thẩm định khác nhau

64
Loại phân tích Phân tích tài chính Phân tích kinh tế

Quan điểm phân Chủ sở Ngân hàng Ngân sách Quốc gia
tích hữu
Năm 0 1 0 1 0 1 0 1
Doanh thu: 1000 1000 100
0
Chi phí: -420 -420 -420

Tài sản cố
định:
Đầu tư: - - -3000
3000 3000
Thanh lý: 2800 2800 280
0
Trợ cấp: 500 500 -500
Thuế: -350 -350 +35
0

Tiền vay: 1500 (*)


Trả nợ gốc: - (*)
1500
Trả lãi vay -150 (*)
(10%):
ảnh hưởng
ngoại lai:
Tích cực: 650
Tiêu cực: -400

Chi phí cơ hội -100 -100 -100 -100 -100 -100


(của việc sử
dụng đất):

Lợi ích ròng: - 1280 - 2930 -500 350 -3100 353


1100 2600 0

65
6 Chương 5. Phân tích đánh giá tài chính
dự án đầu tư
6.1 Giá trị thời gian của tiền

6.1.1 ý nghĩa về mặt thời gian của tiền tệ


Bất kỳ một dự án đầu tư nào cũng liên quan đến các phí tổn và lợi ích.
Để thuận tiện cho việc phân tích, đánh giá một dự án đầu tư, người ta
phải tiến hành tính toán các phí tổn và lợi ích thông qua đồng tiền và lúc
đó chúng được gọi là chi phí, thu nhập. Thông thường một dự án đầu tư
thường có vòng đời tương đối dài, do đó các chi phí và thu nhập này
thường xảy ra ở các thời điểm khác nhau trong tương lai. Vì vậy cần phải
xem xét giá trị đồng tiền theo thời gian.
Một đồng tiền ở hiện tại thường có giá trị hơn một đồng tiền trong tương
lai vì người có tiền nếu không bỏ nó đầu tư vào sản xuất thì cũng gửi nó
vào ngân hàng hay thị trường vốn nhằm mục đích sinh lợi, nghĩa là
người có tiền thường tìm mọi cách để cho đồng tiền hiện tại sinh sôi nảy
nở trong tương lai, chứ ít khi chịu cất trữ để dành. Do vậy tiền sẽ sinh lợi
trong sản xuất vì theo quy luật giá trị thặng dư thì đầu tư cho sản xuất
bao giờ cũng thu được một giá trị thặng dư (nếu xét trong nền kinh tế ổn
định, ít rủi ro). Đầu tư vào sản xuất còn được gọi là đầu tư trực tiếp là
phương thức đem lại nhiều lợi nhuận nhất. Mặt khác, tiền cũng sẽ sinh
lãi khi nó được gửi tiết kiệm hay được tham gia vào thị trường vốn. Vì
vậy người có tiền, trong trường hợp không có điều kiện tổ chức sản xuất
kinh doanh, vẫn có thể làm tăng số tiền của mình bằng cách gửi số tiền
đó vào ngân hàng hay các tổ chức tài chính khác hoặc tham gia cung
ứng vốn trên thị trường vốn.

6.1.2 Khái niệm về giá trị của đồng tiền theo thời gian
Tiền có giá trị thời gian do ảnh hưởng của các yếu tố sau:
Lạm phát
Do ảnh hưởng của lạm phát, nên cùng một lượng tiền nhưng lượng hàng
hoá cùng loại mua được ở giai đoạn sau ít hơn giai đoạn trước. Điều này
biểu thị sự thay đổi của tiền theo thời gian (giá trị của tiền giảm). Chẳng
hạn giá tiền mua một tấn thép 2002 là 4.651.000 đồng, nhưng đến năm
2003, với số tiền đó chỉ có thể mua được 775 kg thép (giá thép năm
2003 là 6.000.000đ/tấn). Như vậy, lượng thép mua được của 4.651.000
đồng ở năm nay giảm đi 22.5 % (1tấn – 0,775tấn)/ 100 so với năm
2002; 22.5% này biểu thị sự thay đổi giá trị của tiền Việt Nam theo thời
gian (giá trị của tiền giảm 22.5%)
Thuộc tính vận động và khả năng sinh lợi của tiền
66
Giá trị thời gian của tiền được biểu thị ở những giá trị gia tăng do sử
dụng tiền vào hoạt động này mà không sử dụng vào hoạt động khác
hoặc cất trữ để dành. Trong trường hợp này, việc xác định giá trị gia tăng
được căn cứ vào một loại chi phí mà ta gọi là chi phí cơ hội. Chi phí cơ
hội bao gồm những lợi ích được quy ra tiền giảm đi hoặc không theo
được do dùng tiền để tiến hành hoạt động này mà không tiến hành hoạt
động khác. Ví dụ: một công ty đang nghiên cứu hai cơ hội đầu tư như
sau: đầu tư vào dự án A ngay năm nay, dự án này xây dựng lắp đặt
trong 1 năm và khai thác trong 10 năm sau đó; dự án B đầu tư vào năm
sau, dự án náy xây dựng lắp đặt trong 2 năm và khai thác trong 15 năm.
Giả sử lợi nhuận thuần thu được từ dự án A là 800 triệu đồng một năm.
Nếu công ty không đầu tư trong năm nay dự án A mà quyết định sẽ đầu
tư vào dự án B, do đó công ty không thu được 800 triệu đồng lợi nhuận.
Như vậy 800 triệu này chính là chi phí cơ hội của việc dùng tiền để đầu
tư vào dự án B. Nếu lợi nhuận hàng năm thu được từ dự án B lớn hơn
800 triệu đồng, ta nói rằng tiền để đầu tư dự án B có giá trị hơn tiền để
đầu tư dự án A.
Các yếu tố ngẫu nhiên
Giá trị thời gian của tiền biểu hiện ở giá trị gia tăng hoặc giảm đi theo thời
gian do ảnh hưởng của các yêu tố ngẫu nhiên, không lường trước được
(rủi ro hoặc may mắn). Chẳng hạn, do đặc tính của xây dựng công trình
là ảnh hưởng của thời vụ nên vào lúc thời tiết thuận lợi cho các hoạt
động ngoàI trời, lượng tiền huy động cho xây dựng công trình thường là
nhiều hơn những năm có thiên tai. Ví dụ khác, do sự thay đổi chính sách,
có quyết định đánh thuế nhập xe máy mà tiền của những người đi học
tập, lao động ở nước ngoài tích luỹ, tiết kiệm được để mua xe máy ở thời
điểm chưa bị đánh thuế có giá hơn là ở thời điểm sau khi có quyết định
đánh thuế nhập xe máy.
Một cách tổng quát, ta thấy rằng việc đầu tư ở các thời điểm khác nhau
có thể mang lại các món lợi nhuận khác nhau. Cùng một lượng vốn đầu
tư, cùng một dự án, nhưng nếu đầu tư đúng thời điểm có thể gặt hái
được lợi nhuận kếch xù, nếu đầu tư không đúng thời điểm, sớm hơn
hoặc muộn hơn, có thể tình hình thị trường đã biến đổi, các yếu tố như
như giá cả nguyên vật liệu, nhu cầu thị trường, … đã biến động ít nhiều,
gây ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận dự án.

6.1.3 Một số yếu tố liên quan đến giá trị đồng tiền theo
thời gian
A. Lợi tức
Nếu ta đầu tư một khoản tiền vào ngân hàng hay thị trường vốn, thị
trường tài chính, thì tháng sau, năm sau ta sẽ được một khoản tiền tích
luỹ lớn hơn so với ban đầu. Ta nói rằng đồng tiền có giá trị thay đổi theo

67
thời gian. Như vậy, để đánh giá chính xác giá trị của đồng tiền, ta phải
xét đồng thời cả hai khía cạnh: số lượng và thời gian.
Giá trị của đồng tiền theo thời gian được biểu hiện qua lợi tức, tức là
khoản tiền thu được sau khi lấy vốn tích luỹ theo thời gian trừ đi vốn đầu
tư ban đầu:
Lợi tức = Tiền vốn tích luỹ theo thời gian - Vốn đầu tư ban đầu
Trong thị trường vốn, lợi tức là số tiền mà người vay phải trả cho
người cho vay để có quyền sử dụng vốn vay hoặc tiền lời được
chia do góp vốn cổ phần.
Lợi tức bao gồm có lợi tức đơn và lợi tức ghép. Sau đây ta sẽ nghiên
cứu từng khái niệm:
 Lợi tức đơn
Lợi tức đơn là lợi tức chỉ tính theo số vốn mà không tính theo lợi tức tích
luỹ, phát sinh từ các thời đoạn trước đó.
Lợi tức đơn được xác định bởi công thức sau:
L = I. r. n
Trong đó : L : Lợi tức đơn (đồng)
I : Số vốn đầu tư hay cho vay ban đầu.
r : Lãi suất (%)
n : Số thời gian trước khi thanh toán rút vốn.
Trong thực tế, lợi tức đơn cũng thường được xét đến khi số vốn có giá trị
lớn hoặc một đơn vị vay vốn nước ngoài để đầu tư. Hàng năm đơn vị
phải trả hết lãi, chỉ giữ lại vốn gốc để trả vào cuối năm của thời hạn vay,
hay nói cách khác là không nhập lãi vào vốn gốc, không xảy ra tình trạng
"lãi mẹ đẻ lãi con".
 Lợi tức ghép
Trường hợp người vay vốn theo từng thời đoạn mà chưa đủ sức trả lãi,
hoặc do số lãi này thêm vào vốn gốc để tăng vốn kinh doanh, hoặc chủ
nợ không cho vay theo kiểu lợi tức đơn, phải thu tiền về lẻ tẻ, thì lúc đó
việc vay mượn thường được tiến hành theo chế độ lợi tức ghép. Lúc này
tiền lãi của thời đoạn trước sẽ được cộng vào vốn gốc để tính lãi cho thời
đoạn tiếp theo.
Nếu số vốn vay ban đầu là P (đồng), lãi suất là r %/năm thì:
Tổng vốn và lãi cuối năm đầu là :
P1 = P + P.r = P.(1+r)
Tổng vốn và lãi cuối năm thứ 2 là :
P2 = P.(1+r) + P.(1+r).r = P.(1+r)2
Tổng vốn và lãi cuối năm thứ n là :

68
Pn = P.(1+r)n
Trong thực tế, trường hợp lợi tức ghép thường hay được dùng hơn lợi
tức đơn, vì chủ nợ không muốn thu tiền về lẻ tẻ hàng năm mà muốn để
hết thời hạn mới thu về một khoản thu lớn hơn. Còn phía con nợ, nếu
sản xuất kinh doanh có lợi thì vẫn muốn giữ lại khoản tiền lãi đáng ra
phải trả hàng năm để tăng thêm vốn, mở rộng quy mô sản xuất.
B. Lãi suất
Lãi suất là lợi tức trong một đơn vị thời gian chia cho vốn gốc, tính theo
phần trăm:
Lợi tức trong 1 đơn vị thời gian
Lãi suất (%) = x 100%
Vốn gốc
Như vậy, lãi suất chính là số phần trăm của lợi tức so với vốn ban đầu
trong một đơn vị thời gian. Đơn vị thời gian dùng để tính lãi suất thường
là 1 năm, cũng có khi là 1 quý hay 1 tháng.
Về mặt lý thuyết, có thể hiểu lãi suất tuỳ thuộc vào từng đối tượng sau
đây:
Đối với người cho vay: lãi suất chính là suất thu lợi tức, là tỷ số
phần trăm (%) của giá trị thu được do việc cho vay vốn mang lại so
với giá trị cho vay ban đầu.
Đối với người sản xuất kinh doanh: Nếu người sản xuất kinh doanh
tự bỏ vốn ra để sản xuất kinh doanh thì lãi suất chính là suất thu lợi
tức tính theo phần trăm của giá trị thu được do hoạt động sản xuất
kinh doanh mang lại so với số vốn đầu tư ban đầu. Còn nếu người
sản xuất kinh doanh lại đi vay vốn thì lãi suất là suất thu lợi do sản
xuất kinh doanh mang lại và phải thấp hơn lãi suất vay vốn mới có
lợi.
Đối với người tiêu dùng: lãi suất trong trường hợp này được xem là
một tác nhân làm cho người tiêu dùng giảm bớt sự tiêu thụ nguồn
vốn hôm nay để cho một ngày nào đó trong tương lai. Cũng có thể
nói đó là phần thưởng cho người tiêu dùng vì họ đã hoãn việc tiêu
thụ của mình để dành cho dịp khác trong tương lai.
Trên thị trường vốn, người cho vay luôn muốn tăng suất thu lợi của mình
lên. Ngược lại, người đi vay lại muốn giảm xuống. Vậy chỉ khi có được
sự cân bằng giữa hai bên thì lãi suất sẽ được xác lập và việc trao đổi vốn
sẽ được tiến hành trong một khoảng thời gian thoả thuận nào đó.
C. Sự tương đương của các khoản tiền ở những thời điểm khác
nhau
Từ khái niệm của lãi suất ta có thể suy ra tính chất tương đương của các
khoản tiền ở những thời điểm khác nhau. Về mặt giá trị tuyệt đối chúng
có thể khác nhau do sự khác nhau về thời điểm xuất hiện, nhưng về mặt

69
giá trị kinh tế thì chúng tương đương với nhau. Chẳng hạn với lãi suất
10%/năm thì 1 triệu USD năm nay sẽ tương đương với 1,2 triệu USD của
năm sau.
Trong đánh giá kinh tế các phương án đầu tư, đòi hỏi các phương án
phải được xem xét và đánh giá dựa trên cùng một cơ sở và cần phải tính
tới giá trị của tiền theo thời gian một cách đầy đủ. Mặt khác, tiền vốn hay
chi phí lãi xuất hiện ở những thời điểm khác nhau, do vậy phải chuyển
các phương án sang một cơ sở tương đương cho phép so sánh các
phương án đó. Điều này đòi hỏi phải có sự xem xét chính xác giá trị của
tiền tính theo thời gian.
Khái niệm giá trị tương đương giúp ta rất nhiều trong việc so sánh, đánh
giá các phương án, dự án đầu tư mai sau.

6.2 Lý luận chung về dòng tiền tệ

6.2.1 Dòng tiền tệ


 Khái niệm dòng tiền tệ
Tất cả các dự án đầu tư đều phải bỏ ra một lượng chi phí nhất định
nhằm thu được lợi ích trong tương lai. Các khoản thu nhập và các khoản
chi phí của dự án xuất hiện ở những năm khác nhau của đời dự án, tạo
thành dòng tiền tệ của dự án. Dòng tiền tệ của dự án là hình thức biểu
hiện các khoản thu chi tiền mặt hàng năm trong đời dự án. Dòng tiền tệ
ròng (thu hồi thuần) được xác định bởi công thức sau:

Dòng tiền tệ ròng = Khoản thu tiền mặt – Khoản chi


tiền mặt

Để đơn giản việc tính toán đầu tư, giá trị tiền mặt phát sinh trong năm
thường được tính về thời điểm cuối năm. Tuy nhiên, cách tính toán này
thường làm giảm độ chính xác cần thiết, vì vậy để tránh sai số lớn, cần
phải rút ngắn bước thời gian từ năm xuống tháng (đặc biệt khi tính toán
với mức lãi suất lớn hoặc giá cả biến động nhanh như nước ta hiện nay).
Việc rút ngắn bước thời gian cũng có một nhược điểm là làm cho chi phí
và thời gian tính toán tăng lên.
Tóm lại: Khi tính toán, đánh giá đầu tư ta cần phải có đầy đủ và chính
xác số liệu đầu vào. Tất cả các số liệu thu, chi tiền mặt có liên quan đến
đối tượng đầu tư, những thời điểm thu chi tương ứng và mức độ không
an toàn của các số liệu thu chi ... ảnh hưởng nên dòng thu chi tiền mặt.
Dòng thu chi tiền mặt có thể là dòng rời rạc hay liên tục và nếu là liên tục
thì cũng cần chuyển về dạng rời rạc để dễ tính toán, đảm bảo dòng có
bước thời gian bằng nhau, thường là năm, hoặc quý tháng.

Thu (+)
Thu (+)
70

0 1 2 3 4 5 … n Thời gian
Hình 5.1: Dòng thu chi tiền mặt
Tuy nhiên, việc đặc trưng hoá đối tượng đầu tư bằng dòng tiền mặt đã
bỏ qua một số đại lượng không quy đổi ra tiền của đối tượng đầu tư mà
thông thường đó là những đại lượng về trình độ kỹ thuật công nghệ
mang tính xã hội và pháp lý cũng như hiệu ích nhiều mặt mà đối tượng
đầu tư đem lại.
Thông thường, khi phân tích hiệu quả của dự án đầu tư đòi hỏi phải ước
lượng được dòng thu chi tiền mặt của dự án, trong đó khoản thu tiền mặt
được gọi là dòng thu tiền mặt (ký hiệu là Bt) và khoản chi tiền mặt là
dòng chi tiền mặt (ký kiệu là Ct).
 Giá trị hiện tại và tương lai của dòng tiền tệ
Như trên đã nêu, tất cả các dự án đầu tư đều có dòng tiền tệ. Những
dòng tiền tệ này có thể là các giá trị tiền mặt đơn lẻ, các giá trị tiền mặt
bằng nhau ở các thời điểm, các giá trị tiền mặt có xu hướng tăng/giảm
tuyến tính với một mức độ cố định hay với một tỷ lệ % nào đó.
Mặt khác, do tiền có giá trị về mặt thời gian, nên khi so sánh, tổng hợp
hoặc tính các chỉ tiêu bình quân của các khoản tiền phát sinh trong
những thời gian khác nhau, ta không thể cộng dồn trực tiếp chúng lại
được (trừ trường hợp khoảng thời gian không đáng kể hay cách tính
toán mang tính chất gần đúng). Do vậy ta cần tính chuyển các khoản tiền
phát sinh về cùng một mặt bằng thời gian. Mặt bằng đó có thể là đầu
năm (tháng, quý), cuối năm hoặc một năm (tháng, quý) nào đó của thời
kỳ phân tích. Việc lựa chọn năm (tháng, quý) nào làm mặt bằng tuỳ thuộc
vào từng trường hợp cụ thể, sao cho vừa đơn giản trong quá trình tính
toán vừa đảm bảo tính so sánh theo cùng mặt bằng thời gian đã lựa
chọn cho các khoản tiền đưa ra.
Các nhà kinh tế thường gọi năm đầu của thời kỳ phân tích là năm hiện
tại, các năm sau là tương lai so với năm đầu. Nếu gọi năm cuối của thời
kỳ phân tích là tương lai thì các năm trước năm cuối là hiện tại so với
năm cuối đó. Nếu xét quan hệ giữa 2 năm trong thời kỳ phân tích thì quy
ước năm trước là hiện tại và năm sau là tương lai. Như vậy khái niệm

71
hiện tại và tương lai ở đây chỉ mang tính chất tương đối. Hình dưới đây
là sơ đồ tính chuyển khoản tiền mặt theo các mốc thời gian quy ước.

P Thời kỳ phân tích Bi F


Hình 5.2: Chuyển khoản tiền mặt theo các mốc thời gian
Trong hình vẽ trên :
P : Giá trị hoặc tổng số tiền ở một mốc thời gian quy ước là
hiện tại.
F : Giá trị hoặc tổng số tiền ở một mốc thời gian quy ước là
tương lai.
Bi : Giá trị hoặc tổng số tiền ở một năm i nào đó.

Các khoản tiền trong từng năm của thời kỳ phân tích được chuyển về
mặt bằng thời gian ở đầu thời kỳ phân tích gọi là chuyển về giá trị hiện
tại, ký hiệu là PV. Nếu khoản tiền này được chuyển về mặt bằng thời
gian ở cuối thời kỳ phân tích gọi là chuyển về giá trị tương lai, ký hiệu là
FV
Trong tính toán, phân tích kinh tế các dự án, người ta thường sử dụng
hệ số r (tính bằng %) để quy đổi tương đương các giá trị tiền tệ ở mốc
thời gian này sang mốc thời gian khác và r được gọi là suất chiết
tính.Trường hợp mốc thời gian được quy về hiện tại : r được gọi là tỷ

Bi
Giá trị hiện tại của khoản tiền Bi ở một năm i : PV = (1 + r)t

suất chiết khấu, còn nếu mốc thời gian được quy về tương lai thì r được
gọi là tỷ suất tích luỹ.
Giá trị hiện tại của khoản tiền Bi ở một năm i : FV = Bi (1 + r) t

6.2.2 Tính toán suất chiết khấu


 Sự cần thiết phải xác định chính xác suất chiết khấu
Dòng tiền tệ của các dự án đầu tư được chiết khấu hoặc tích luỹ để tính
các giá trị tương đương. Những giá trị tương đương này phụ thuộc
không chỉ vào quy mô dòng tiền tệ, vào khoảng thời gian tính toán mà
còn phụ thuộc vào mức lãi suất. Cũng như giá cả, lãi suất cũng ảnh
hưởng rất nhiều đến kết quả tính toán và phân tích.
 Những nhân tố ảnh hưởng đến mức lãi suất tính toán

72
o Mức lãi suất tính toán phụ thuộc vào khả năng và phương pháp
huy động vốn. Khi nguồn vốn bị hạn chế, phải tăng mức lãi suất
tính toán (tăng rt t )
o Mức lãi suất tính toán phụ thuộc vào mức lãi suất tối thiểu ở các
công ty khác. Khi rt t ở các đơn vị sử dụng tăng lên thì công ty cũng
có thể tăng rt t của mình lên.
o Thuế cũng là nhân tố ảnh hưởng đến mức lãi suất tính toán của
công ty. Nếu thuế tăng thì rt t cũng phải được tăng theo.
o Mức lãi suất tính toán cũng phụ thuộc vào lợi nhuận bình quân của
công ty. Nếu lợi nhuận bình quân của công ty cao thì mức thu lợi
tối thiểu của dự án được chấp nhận sẽ cao và ngược lại.
o Tỷ lệ lạm phát cũng ảnh hưởng đến lãi suất tính toán. Nếu tỷ lệ lạm
phát cao thì chủ đầu tư thường phải tăng mức lãi suất tính toán để
đảm bảo mức lãi suất tính toán trong tương lai và ngược lại.
o Mức lãi suất của phương án sử dụng đồng vốn có lợi nhất mà
không được chọn cũng ảnh hưởng đến lãi suất tính toán.
 Một số cách tính suất chiết khấu khi huy động vốn
Để xác định được suất chiết tính (hay lãi suất), cần phải xuất phát từ điều
kiện cụ thể và mục đích của việc tính chuyển các giá trị tiền tệ của dòng.
Chẳng hạn: nếu cần tính số tiền phải trả (hoặc thu được) gồm cả vốn và
lãi sau n năm đi vay (hoặc cho vay) thì r là lãi suất đi vay (hoặc cho vay).
Nếu đi vay từ nhiều nguồn (hoặc cho nhiều nguồn vay) với lãi suất
khác nhau thì r là suất chiết khấu bình quân từ các nguồn, ký hiệu là
rbq . Công thức xác định rbq như sau:
m

I vk .rk
rhq  k 1
m

I
k 1
vk

Trong đó : Ivk: Số vốn vay từ mỗi nguồn


rk : Lãi suất vay từ mỗi nguồn
m : Số nguồn vay
Nếu vay (hoặc cho vay) theo các kỳ hạn khác nhau, cần phải chuyển
số vốn vay (hoặc cho vay) về cùng một khoảng thời gian (thường là 5
năm) theo công thức sau :
rn = (1+rt )m -1
Trong đó : r n : Lãi suất đầu năm
r t : Lãi suất theo kỳ hạn t
m : Số kỳ hạn t trong 1 năm (4 quý hoặc 12 tháng)

73
Khi xét đến ảnh hưởng của lạm phát tới suất chíêt khấu của dự án, ta
có:

(1 + rN) = (1 + g) . (1 +  rN = g + g.rR +
rR) rR

Trong đó: rN là suất chiết khấu (lãi suất) danh nghĩa


rR là suất chiết khấu (lãi suất) thực
g là tốc độ lạm phát
Nếu vốn đầu tư do ngân sách cấp thì r là tỷ suất lợi nhuận định mức
do Nhà nước quy định. Nếu chúng ta quy định tỷ suất lợi nhuận định
mức thì r là lãi suất vay dài hạn của ngân hàng hoặc tốc độ lạm phát
của nền kinh tế.
Trường hợp nếu góp vốn cổ phần để đầu tư thì r là lợi tức cổ phần.
Nếu góp vốn liên doanh thì r là tỷ lệ lãi suất do các bên liên doanh
thoả thuận.
Nếu sử dụng đầu tư trong kinh doanh trước khi đầu tư (còn gọi là mức
chi phí cơ hội) thì xác suất rủi ro có thể xảy ra trong thời gian thực
hiện dự án. Suất chíêt khấu trong trường hợp này được xác định như
sau :
I gÝa 1  rch   1
r (%) 
1  Prr
Trong đó : Igiá : Chỉ số giá hay tốc độ lạm phát tính theo hệ số.
rch: Mức chi phí cơ hội
Prr : Xác suất rủi ro tính theo hệ số : Prr = (1- rlp)

rlp : Tố c độ lạm phát.


Rủi ro ở đây có thể là thiên tai, sự biến động về nhu cầu, biến động sản
phẩm, sự thay đổi của cơ chế, chính sách theo hướng có lợi nhà đầu tư.

6.2.3 Xác định các giá trị thu, chi tiền mặt
Trong dự án đầu tư, việc đầu tư thường đặc trưng bởi một dòng tiền mặt
xuất phát bằng chi, một số âm. Song cũng có những trường hợp đặc biệt
xuất phát bằng thu như việc đầu tư thay thế tài sản cũng được thanh lý
hay dòng tiền mặt lại vừa có số dư thu chi hàng năm (số âm và số
dương) như trong trường hợp thuê mướn tài sản...
Việc xác định giá trị thu chi của dòng tiền mặt tuỳ theo bảng (5.1) dưới
đây, trong đó giá trị chi là chi phí đã bỏ ra, còn giá trị thu là giá trị hoàn
vốn.
74
Thường ta hiểu:

Giá trị hoàn vốn = Thu nhập - Chi phí sử dụng


thường xuyên

Trong đó, phần "Thu nhập" không kể đến giá trị thanh lý tài sản; phần "
Chi phí sử dụng thường xuyên" không kể đến chi phí đầu tư.
Hoặc:

Giá trị hoàn vốn = Lợi nhuận + Khấu hao


cơ bản

ở đây giá trị đào thải thanh lý là giá trị do bán đối tượng đầu tư, gồm vốn
cố định và vốn lưu động vào một thời điểm nào đó trong thời gian sử
dụng để tiếp tục sử dụng hoặc dùng vào mục đích khác.
Bảng 5.1: Nội dung các khoản chi phí và thu nhập của dự án

Chi phí cho đầu tư Giá trị hoàn vốn

75
1. Chi phí cho nghiên cứu khoa học và 1. Doanh thu do tiêu thụ
triển khai áp dụng sản phẩm
2. Chi phí cho việc mua bất động sản 2. Thu do bán tài sản
như đất đai, nhà cửa hoặc cho XDCB. không dùng đến
3. Chi phí cho việc mua sắm máy móc, 3. Thu do giải phóng vốn
trang thiết bị công cụ và các chi phí lưu động.
khác. 4. Giảm thuế cho phần chi
4. Chi phí cho đầu tư thay thế, đầu tư kế phí đầu tư mà không
tiếp và sửa chữa lớn. khấu hao như đất đai...
5. Chi phí lắp đặt 5. Thu do các biện pháp
6. Các loại chi phí đầu tư khác (có thể kích thích kinh tế của
hoặc không được tính khấu hao) Nhà nước, như tiền
lương của dự án đầu tư.
7. Chi phí cho phần vốn lưu động bổ
sung. 6. Thu tính cho các công
tác do nội bộ doanh
8. Chi phí cho công nhân. nghiệp thực hiện.
9. Chi phí nguyên vật liệu. 7. Giảm thuế (chẳng hạn
10. Chi phí năng lượng giảm thuế cho phần lãi
suất của số vốn đi vay).
11. Chi phí công cụ máy móc khi sử dụng.
12. Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa.
13. Những chi phí khác khi sử dụng đối
tượng đầu tư.
14. Nộp thuế thu nhập
15. Nộp thuế thu nhập cho phần thanh lý
tài sản

6.3 Nội dung phân tích tài chính dự án đầu tư

6.3.1 Vai trò và mục tiêu phân tích tài chính trong dự án
đầu tư
A. Vai trò của phân tích tài chính trong dự án đầu tư
Tài chính được đặc chưng bằng sự vận động độc lập tương đối của tiền
tệ, phản ảnh tổng thể các mối quan hệ kinh tế trong việc phân phối các
quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng yêu cầu tích luỹ hoặc tiêu dùng của các chủ
thể trong xã hội.
Một trong những vai trò của tài chính là khai thác, thu hút các nguồn tài
chính nhằm đảm bảo cho nhu cầu đầu tư phát triển của doanh nghiệp nói
riêng và của toàn xã hội nói chung. Do đó tài chính là một trong những
điều kiện tiên quyết cho sự thành công của một dự án đầu tư.

76
Phân tích tài chính một dự án đầu tư là một quá trình chọn lọc, đánh giá
mối tương quan giữa các chỉ tiêu tài chính, giúp nhà đầu tư đưa ra các
quyết định có hiệu quả nhất.
B. Mục tiêu của phân tích tài chính
Phân tích tài chính dự án đầu tư là để xem xét nhu cầu và sự đảm bảo
các nguồn lực tài chính, đảm bảo tính hiệu quả của dự án đầu tư. Đồng
thời cũng là để xem xét tình hình kết quả của dự án trên góc độ hạch
toán kinh tế của đơn vị thực hiện dự án. Có nghĩa là xem xét những chi
phí sẽ phải thực hiện kể từ khi soạn thảo dự án cho tới khi kết thúc dự án
và những khoản thu mà dự án mang lại.

6.3.2 Nội dung phân tích tài chính dự án đầu tư


A. Xác định tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn của dự án
Tổng mức vốn đầu tư
Đây là nội dung quan trọng đầu tiên cần xem xét khi tiến hành phân tích
tài chính dự án. Tính toán chính xác tổng mức vốn đầu tư có ý nghĩa rất
quan trọng đối với tính khả thi của dự án. Nếu vốn đầu tư dự tính quá
thấp dự án khó có thể thực hiện được, hoặc thực hiện với chất lượng
kém, ngược lại nếu dự tính quá cao việc huy động vốn có thể gặp khó
khăn, và dự án không có hiệu quả về mặt tài chính.
Tổng mức đầu tư là giới hạn chi phí tối đa mà người có thẩm quyền
quyết định đầu tư cho phép để chủ đầu tư lựa chọn các phương án thực
hiện dự án đầu tư. Tổng mức vốn đầu tư của dự án bao gồm toàn bộ số
vốn cần thiết để thiết lập và đưa dự án vào hoạt động. Tổng mức vốn
này được chia ra thành hai loại: vốn cố định và vốn lưu động ban đầu
(chỉ tính cho 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh đầu tiên).
Vốn cố định bao gồm:
o Chi phí chuẩn bị: là những chi phí trước khi thực hiện dự án (chi
phí trước vận hành). Chi phí này tuy không trực tiếp tạo ra tài
sản cố định nhưng là các chi phí gián tiếp hoặc liên quan đến
việc tạo ra và vận hành khai thác các tài sản đó để đạt được mục
tiêu đầu tư. Chi phí này bao gồm: chi phí cho điều tra khảo sát
để lập, trình duyệt dự án, chi phí cho tư vấn khảo sát, thiết kế,
chi phí cho quản lý dự án, chi phí đào tạo, huấn luyện, … Các chi
phí này khó có thể tính toán chính xác được, bởi vậy cần cần
phải xem xét đầy đủ các khoản mục để dự trù cho sát.
o Chi phí cho xây lắp và mua sắm thiết bị gồm các khoản sau:
Chi phí ban đầu về mặt đất, mặt nước. Chi phí này phải phù
hợp với các quy định của Bộ Tài chính về tiền thuê đất, mặt
nước, mặt biển.
Chi phí chuẩn bị mặt bằng xây dựng

77
Giá trị nhà xưởng và kết cấu hạ tầng sẵn có
Chi phí xây dung mới hoặc cải tạo nhà xưởng hoặc cấu trúc
hạ tầng
Chi phí máy móc thiết bị (gồm cả lắp đặt, chạy thử), phương
tiện vận tải
Chi phí khác
Vốn lưu động ban đầu: gồm các chi phí để tạo ra các tài sản lưu động
ban đầu (cho một chu kỳ sản xuất kinh doanh đầu tiên) nhằm đảm bảo
cho dự án có thể đi vào hoạt động bình thường theo các điều kiện kinh
tế, kỹ thuật đã dự tính. Bao gồm:
o Vốn sản xuất: chi phí nguyên, vật liệu, điện nước, nhiên liệu,
phụ tùng …
o Vốn lưu động: tyhành phẩm tồn kho, dự trữ vật tư, sản xuất dở
dang, hàng hoá bán chịu, tiền mặt được dùng trong quá trình
khai thác và sử dụng các TSCĐ của dự án đầu tư trong quá
trình sản xuất kinh doanh.
o Vốn dự phòng
Tổng mức vốn đầu tư dự tính của dự án cần phải được xem xét theo
trong giai đoạn của quá trình thực hiện đầu tư và được xác định rõ ràng
bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ, bằng hiện vật hoặc bằng tài sản khác.
 Tổng dự toán công trình
Là phần vốn đầu tư cần thiết cho việc xây dựng công trình của các dự án
đầu tư có kèm theo nhu cầu về xây dựng công trình. Tổng dự toán công
trình được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật. Tổng dự toán
công trình bao gồm 3 nhóm chi phí sau :
o Chi phí mua sắm thiết bị lắp đặt vào công trình.
o Chi phí cho việc xây dựng và lắp đặt máy móc thiết bị vào
công trình.
o Các chi phí khác bao gồm : Chi phí cho công việc khảo sát,
thiết kế, cho sử dụng đất đai, đền bù và giải phóng mặt
bằng, cho các chi phí khác còn lại, kể cả chi phí dự phòng.
Xác định các nguồn tài trợ cho dự án, khả năng đảm bảo vốn từ
mỗi nguồn về mặt số lượng và tiến độ
Các nguồn tài trợ cho dự án có thể do ngân sách cấp phát, ngân hàng
cho vay, vốn góp cổ phần, vốn liên doanh do các bên liên doanh góp,
vốn tự có hoặc vốn huy động từ các nguồn khác.
Để đảm bảo tiến độ thực hiện đầu tư của dự án, vừa để tránh ứ đọng,
các nguồn tài trợ cần được xem xét không chỉ về mặt số lượng mà về cả
thời điểm nhận được tài trợ. Các nguồn vốn dự kiến này phải được đảm

78
bảo chắc chắn. Sự đảm bảo này phải có cơ sở pháp lý và cơ sở thực tế.
Chẳng hạn nếu nguồn tài trợ là ngân sách cấp hặoc ngân hằng cho vay
thì phải có sự cam kết của các cơ quan này bằng văn bản sau khi các cơ
quan này đã ký vào biên bản hồ sơ thẩm định dự án. Nếu là vốn góp cổ
phần hoặc liên doanh phải có sự cam kết về tiến độ và số lượng vốn góp
của các cổ đông hoặc các bên liên doanh và được ghi trong điều lệ xí
nghiệp. Nếu là vốn tự có thì phải có bản giải trình về tình hình hoạt động
sản xuất kinh doanh của cơ sở 3 năm trước đây và hiện tại chứng tỏ
rằng cơ sở đã, đang và sẽ tiếp tục hoạt động có hiệu quả, có tích luỹ và
do đó đảm bảo có vốn để thực hiện được dự án.
Tiếp đó phải so sánh nhu cầu về vốn với khả năng đảm bảo vốn cho dự
án từ các nguồn về số lượng và tiến độ. Nếu khả năng lớn hơn hoặc
bằng nhu cầu thì dự án được chấp nhận. Nếu khả năng nhỏ hơn nhu cầu
thì phải giảm quy mô của dự án, xem xét lại khía cạnh kỹ thuật để đảm
bảo tính đồng bộ trong việc giảm quy mô của dự án.
Sauk hi xác định được các nguồn tài trợ cho dự án cần xác định cơ cấu
nguồn vốn của dự án. Có nghĩa là tính toán tỷ lệ từng nguồn chiếm trong
tổng mức vốn đầu tư dự kiến. Trên cơ sở nhu cầu vốn, tiến độ thực hiện
đầu tư và cơ cấu vốn, lập tiến độ huy động vốn hàng năm đối với tong
nguồn cụ thể. Tiến độ huy động vốn phải tính tới lượng tiền tệ thực cần
huy động hàng năm trong trường hợp có biến động giá cả hoặc lạm phát.
B. Lập báo cáo tài chính dự kiến cho từng năm hoặc trong giai đoạn
của đời dự án
Sau khi xác định tổng mức vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn và tiến độ huy
động vốn, bước tiếp theo của quá trình phân tích là tính toán các chỉ tiêu
kinh tế tài chính của dự án. Việc tính các chỉ tiêu này được thực hiện
thông qua việc lập các báo cáo tài chính dự tính cho tong năm hoặc
trong giai đoạn của đời dự án. Các báo cáo tài chính giúp cho chủ đầu tư
thấy được tình hình hoạt động tài chính của dự án và nó là nguồn số liệu
giúp cho việc tính toán phân tích các chỉ tiêu phản ánh mặt tài chính của
dự án.
C. Dự tính chi phí sản xuất (dịch vụ)
Chi phí sản xuất cúng được xác định cho từng năm trong suốt cả đời dự
án. Việc dự tính chi phí sản xuất, dịch vụ dựa trên kế hoạch sản xuất
hàng năm, kế hoạch khấu hao và kế hoạch trả nợ của dự án. Đối với các
dự án công trình giao thông, chi phí hàng năm bao gồm chi phí duy tu
hàng năm, chi phí bảo dưỡng sửa chữa lớn cầu đường trong một số các
năm nhất định, chi phí cho quản lý điều hành và dịch vụ thu phí cầu,
đường. Chi phí của các dự án vận tải bao gồm các chi phí để hoạt động
trong năm như chi phí nhiên liệu, lương lái phụ xe, chi phí khấu hao xe,
tiền thuê đất, bến bãi, chi phí quản lý.
D. Dự tính doanh thu từ hoạt động của dự án

79
Doanh thu từ hoạt động của dự án bao gồm doanh thu do bán sản phẩm
chính, sản phẩm phụ, phế liệu phế phẩm và từ dịch vụ cung cấp cho bên
ngoài. Doanh thu của dự án xây dựng công trình giao thông là tiền thu
được từ phí qua cầu, phí đường. Đối với dự án vận tải, đó là tiền thu
được từ hoạt động vận tải hành khách, vận chuyển hàng hóa, hoặc các
dịch vụ phụ khác. Doanh thu của dự án được tính cho từng năm hoạt
động và xác định dựa vào kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hàng năm của
dự án.
Xem bảng 5.2 ví dụ liệt kê mẫu chi phí và doanh thu hàng năm cho một
dự án vận tải hành khách công cộng
Bảng 5.2: Chi phí và doanh thu hàng năm của dự án xe buýt

Chi phí cho đầu tư Giá trị hoàn vốn

1. Chi phí cho nghiên cứu khoa học và 1. Doanh thu do tiêu thụ sản
triển khai áp dụng phẩm
2. Chi phí cho việc mua bất động sản 2. Thu do bán tài sản không
như đất đai, nhà cửa hoặc cho dùng đến
XDCB. 3. Thu do giải phóng vốn lưu
3. Chi phí cho việc mua sắm máy móc, động.
trang thiết bị công cụ và các chi phí
4. Giảm thuế cho phần chi
khác.
phí đầu tư mà không
4. Chi phí cho đầu tư thay thế, đầu tư khấu hao như đất đai...
kế tiếp và sửa chữa lớn.
5. Thu do các biện pháp
5. Chi phí lắp đặt kích thích kinh tế của Nhà
6. Các loại chi phí đầu tư khác (có thể nước, như tiền lương của
hoặc không được tính khấu hao) dự án đầu tư.
7. Chi phí cho phần vốn lưu động bổ 6. Thu tính cho các công tác
sung. do nội bộ doanh nghiệp
thực hiện.
8. Chi phí cho công nhân.
9. Chi phí nguyên vật liệu. 7. Giảm thuế (chẳng hạn
giảm thuế cho phần lãi
10. Chi phí năng lượng suất của số vốn đi vay).
11. Chi phí công cụ máy móc khi sử
dụng.
12. Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa.
13. Những chi phí khác khi sử dụng đối
tượng đầu tư.
14. Nộp thuế thu nhập
15. Nộp thuế thu nhập cho phần thanh
lý tài sản

80
Khấu hao là một yếu tố của chi phí sản xuất. Bởi vậy mức khấu hao có
ảnh hưởng đến lợi nhuận, đến mức thuế thu nhập phải nộp hàng năm
của doanh nghiệp. Nếu khấu hao tăng, lợi nhuận giảm và do đó thuế thu
nhập doanh nghiệp giảm và ngược lại. Vì vậy việc xác định chính xác
mức khấu hao có ý nghĩa quan trọng trong phân tích tài chính dự án đầu
tư. Mức khấu hao được xác định hàng năm lại phụ thuộc vào phương
pháp tính khấu hao. Có các phương pháp tính khấu hao như sau:
Phương pháp khấu hao đều, hay còn gọi là khấu hao tuyến tính:
Mô hình khấu hao này được sử dụng phổ biến và có tính chất truyền
thống, khấu hao được trích ra đều đặn theo các thời đoạn trong suốt
kỳ tính khấu hao. Mức khấu hao hàng năm không đổi từ năm đầu tiên
đến năm thứ n được xác định theo công thức:
G: nguyên giá của tài sản cố định
G – DC Mi : mức khấu hao năm thứ i
Mi = n n: thời gian sử dụng tài sản
DC : giá trị còn lại ở cuối thời gian sử dụng tài sản
Phương pháp khấu haoPgiảm
: tỉ lệdần
khấutheo giá trị
hao hàng nămcòn lại
Theo phương pháp này mức khấu hao hàng năm giảm dần theo giá trị
còn lại của tài sản cố định từng năm. Mức khấu hao và tỉ lệ khấu hao
năm thứ i được tính như sau:

Mi = P . Gi

D
P = (1- G ) 1/n

Gi : giá trị còn lại của tài sản cố định ở năm thứ i-1

Phương pháp khấu hao giảm dần theo mức cố định giữa các năm:
Phương pháp này còn được gọi là khấu hao theo tổng số các số thứ tự
năm, đây là mô hình khấu hao nhiều ở các năm đầu và giảm dần ở các
năm sau. Mức khấu hao hàng năm Mi giảm dần theo mức cố định K giữa
các năm:

Mi = (n + 1 – i)
D

2 (G – DC)
K = N (n+ 1)
81
Phương pháp khấu hao theo hệ số vốn chìm
Phương pháp này giả định tiền trích khấu hao hàng năm đựoc ding để
sinh lời với một lãi suất r nào đó (giả sử tiền gửi tiết kiệm). Số tiền trích
khấu hao hàng năm này phải đảm bảo sao cho tổng số tiền trích khấu
hao và lãi tích luỹ của nó (lãi tiết kiệm n năm) cân bằng với giá trị tài sản
cố định ban đầu đã trừ đi giá trị thu hồi khi thanh lý. Công thức tính mức
khấu hao hàng năm như sau:

Mi = m (1 + r)i - 1

r
m = (G – DC)
( 1 + r )n -
1

Trong đó: d: giá trị khấu hao tính cho một đơn vị sản lượng
Q: tổng số sản phẩm trong cả đời dự án
Qi : số sản phẩm sản xuất năm thứ i

Phương pháp khấu hao theo đơn vị sản lượng


Các phương pháp tính khấu hao ở trên đều dựa vào thông số thời gian,
mức độ giảm giá trị của tài sản cố định là một hàm của thời gian. Theo
phương pháp tính khấu hao này, mức khấu hao hàng năm phụ thuộc
trực tiếp vào mức sản lượng hoặc mức độ sử dụng tài sản cố định, thông
qua các công thức sau:
Mức khấu hao năm thứ i là:

Mi = d . Qi

Với Q =  Qi

Phương pháp khấu hao theo mức độ cạn kiệt tài nguyên
Phương pháp này được áp dụng đối với các nguồn tài nguyên thiên
nhiên như khoáng sản, rừng, nước ngầm … là những tài sản mà khi đã
sử dụng thì không thể mua lại hay thay mới được. Bởi vậy phương pháp
này thường sử dụng cho các dự án đầu tư ngành mỏ, dự án về rừng,
khai thác nước ngầm … Mức khấu hao cho một đơn vị tài nguyên được

Io Io: chi phí đầu tư ban đầu


dtn = Q: tổng lượng tài nguyên ước tính (định khai thác)
Q

82
tính như sau:
Mức khấu hao năm thứ i là:

Mi = dtn . Qi

E. Dự tính cân đối thu chi (cân đối dòng tiền của dự án)
Phân tích tài chính dự án quan tâm tới lượng tiền thu vào và lượng tiền
chi ra của dự án. Đảm bảo cân đối thu chi (cân đối dòng tiền vào và ra)
của dự án là mục tiêu quan trọng của phân tích tài chính dự án.
Thu chi của dự án được xác định từ những thông tin trong các báo cáo
tài chính, song vấn đề cần phân biệt giữa doanh thu và khoản thu, giữa
khoản mua và khoản chi trước khi xây dựng bảng cân đối thu chi của dự
án. Doanh thu là giá trị hàng hoá bán được phản ánh trong tài khoản thu
nhưng có thể chưa được thanh toán. Khoản thu là giá trị hàng hoá đã
được thanh toán. Khoản mua là giá trị mua vào nhưng có thể chưa trả
tiền được phản ánh trong tài khoản nợ. Khoản chi là giá trị hàng hoá mua
đã trả tiền. Như vậy thu nhập là chênh lệch giữa doanh thu và các khoản
mua tại thời điểm xem xét còn dòng tiền là chênh lệch giữa khoản thu và
khoản chi tại thời điểm xem xét. Bởi vậy giá trị dòng tiền tệ ròng tại một
thời điểm nào đó có thể khác với thu nhập của dự án tại thời điểm đó.
Trên thực tế phân tích tài chính dự án hiện nay, sự chênh lệch này chưa
được tính tới, tức là chưa phản ánh đúng tình trạng thực của dự án.

Song nếu biết được giá trị hàng hoá bán ra trong một giai đoạn và cũng
biết được giá trị của tài khoản thu vào đầu và cuối kỳ ta có thể tính được
các khoản tiền thu như sau:

Khoản thu trong Doanh thu Chênh lệch khoản


= +
kỳ (dòng tiền trong kỳ phải thu đầu kỳ và
vào) cuối kỳ

Tương tự như vậy, ta cũng có thể tính được các khoản chi từ giá trị hàng
mua vào và từ giá trị của tài khoản nợ đầu kỳ và cuối kỳ như sau:

Khoản chi trong Khoản mua Chênh lệch khoản


= +
kỳ (dòng tiền ra) trong kỳ phải trả đầu kỳ và
cuối kỳ

Như vậy nếu các khoản bán chịu (khoản phải thu) đầu kỳ và cuối kỳ
không thay đổi thì khoản phải thu trong kỳ bằng doanh thu trong kỳ. Nếu
các khoản mua chịu (khoản phải trả) đầu kỳ và cuối kỳ không đổi thì
khoản chi trong kỳ bằng khoản mua trong kỳ. Điều này khó có thể xảy ra
đối với các dự án công nghiệp, sản xuất. Với các dự án này các khoản

83
thu và chi của dòng tiền khác với tổng doanh thu và chi phí trong báo cáo
tài chính. Tuy nhiên đối với các dự án giao thông vận tải, do không bị ảnh
hưởng bởi điều trên, có thể xem khoản thu và khoản chi của dòng tiền là
doanh thu và chi phí của dự án. Việc dự tính cân đối dòng tiền (cân đối
thu chi) của dự án được thực hiện theo bảng mẫu sau.

84
Bảng5.3: Bảng dự tính cân đối thu chi (cân đối dòng tiền)
Năm thực hiện
Các yếu tố
0 1 … n
A. Số tiền thu vào (dòng tiền vào)
1. Vốn tự có (vốn chủ sở hữu)
2. Vốn vay
3. Vay dài hạn nội tệ
4. Vay dài hạn ngoài tệ
5. Vay ngắn hạn
6. Doanh thu thuần
7. Giá trị còn lại
8. Thu khác
B. Số tiền chi ra (dòng tiền ra)
1. Vốn cố định
2. Vốn lưu động
3. Chi phí sản xuất (không gồm
khấu hao và lãi vay vốn)
4. Trả nợ gốc
5. Trả lãi
6. Thuế phải nộp
7. Chi khác
C. Cân đối dòng thu chi
D. Luỹ kế

6.4 Đánh giá tài chính dự án đầu tư

6.4.1 Nhóm các chỉ tiêu tĩnh


Các chỉ tiêu tĩnh là các chỉ tiêu cho một thời đoạn, thường là 1 năm của
dự án và không kể tới sự biến động của các chỉ tiêu theo thời gian, cũng
như không xét đến sự biến động của đồng tiền ở các khoảng thời gian
khác nhau do ảnh hưởng của lạm phát hay khả năng sinh lời của tiền.
Các chỉ tiêu này có thể chấp thuận trong điều kiện một tương lai ổn định
của dự án, thường được dùng để tính toán, so sánh, nghiên cứu giai
đoạn tiền khả thi. Sau đây là một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu:

85
A. Phương pháp so sánh theo chỉ tiêu chi phí cho một sản phẩm

Theo phương pháp này: một phương án tốt nhất là phương án có chi phí sản xuất nhỏ
nhất cho một đơn vị sản phẩm, ký hiệu là Cd và được xác định theo công thức sau:

1  V .r 
Cd    Cn 
N 2 

Trong đó: N : Năng suất năm của phương án

V : Vốn đầu tư cho phương án để mua sắm, tạo dựng TSCĐ

r : Lãi suất đi vay để đầu tư vào phương án

Cn : Chi phí sản xuất hàng năm (giá thành sản phẩm tính theo năm)

V/2 : Mức ứ đọng vốn trung bình phải trả lãi khi áp dụng phương án
khấu hao cơ bản tuyến tính và giả định rằng tiền khấu hao sẽ được
đem trả nợ ngay sau khi khấu hao và giá trị thu hồi khi thanh lý tài sản
là xuất
Nếu dự án sản khôngnhiều
đáng kể.
loại sản phẩm khác nhau thì có thể tính chi phí
cho một đồng giá trị sản phẩm như sau:
1  V .r 
Cd    Cn 
G 2 
Trong đó: G là giá trị sản lượng hàng năm của dự án
Phương pháp trên đây có một số ưu nhược điểm sau:
Ưu điểm: phương pháp này áp dụng trong phân tích đơn giản, so với
việc sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận, ít chịu ảnh hưởng của quy luật cung
cầu trên thị trường đầu ra của sản phẩm. Phương pháp này cũng
thường được dùng để so sánh các phương án có các chỉ khác nhau
về chi phí, còn chỉ tiêu về giá cả thì giống nhau.
Nhược điểm:
Phương pháp này chỉ tính cho một năm đại diện, nên không
phản ánh đúng tình hình của các chỉ tiêu theo dòng thời gian,
khó phản ánh được tình hình trượt giá.
Kết quả tính toán theo phương pháp này thường không thể so
sánh với hiệu quả đã đề ra. Nếu giá trị thu hồi thanh lý tài sản
lớn đáng kể (ví dụ là H) thì chỉ tiêu V ở hai công thức trên đây
phải được trừ đi H, đồng thời giá trị biểu thức trong ngoặc phải
được cộng thêm số hạng là H.r

86
B. Phương pháp sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận cho một đơn vị sản
phẩm

Theo chỉ tiêu lợi nhuận thì phương án tốt nhất là phương án thoả
mãn điều kiện sau:

Ld = Gd – Cd  max

Trong đó: Ld : Lợi nhuận tính cho 1 sản phẩm

Gd : Giá bán 1 sản phẩm

Cd : Giá thành 1 sản phẩm

Ưu điểm: phương pháp phân tích đơn giản, có xét tới nhân tố giá trị
sản lượng.
Nhược điểm:
Không phản ánh được sự thay đổi của các chỉ tiêu qua các năm
Khó phản ánh được hiện tượng trượt giá
Kết quả tính toán chưa được so sánh với hiệu quả đề ra
Khi dùng chỉ tiêu lợi nhuận để so sánh các phương án khác
nhau, thường là nó không phản ánh chính xác.
Chỉ tiêu này chỉ nên dùng khi so sánh các phương án có cùng độ
lớn về vốn đầu tư.

C. Phương pháp sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn đầu tư
Trị số V0, Vm có thể bị trừ đi giá trị thu hồi khi thanh lý tài sản ở cuối đời
L
D  max
V
V0  m
2

D: Mức doanh lợi của đồng vốn


L: Lợi nhuận hàng năm cộng với tiền trả lãi cho vốn vay để đầu tư (nếu đầu
tư bằng vốn vay). Trị số lợi nhuận có thể tính cho một năm đại diện hay ước
lượng trung bình cho cả đời dự án, nếu có thể được.

Vo: Vốn đầu tư cho loại TSCĐ ít hao mòn (như nhà xưởng) và loại không hao
mòn ( như đất đai hoặc vốn lưu động dùng trong quá trình khai thác).

Vm : Vốn đầu tư dùng cho loại TSCĐ hao mòn nhanh, như máy móc, thiết bị.

của tài sản đó. Trong trường hợp phải bỏ vốn đầu tư nhiều lần thì V0, Vm

87
phải tính trung bình cho năm. Chỉ tiêu này càng lớn thì phương án càng
có hiệu quả.
ưu điểm:
Tính toán đơn giản, dễ dàng.
Biểu diễn được mức doanh lợi ở dạng tương đối, phản ánh được mục
đích cuối cùng của kinh doanh, có thể so sánh một ngưỡng hiệu quả
để chọn phương án.
Nhược điểm:
Không phản ảnh sự thay đổi của chỉ tiêu qua các năm, khó phản
ánh tình hình trượt giá qua các năm
Không cho kết quả chính xác khi các phương án so sánh có tuổi
thọ khác nhau và khi các chỉ tiêu thay đổi nhiều theo thời gian
Trong các phương án lựa chọn, phương án nào có D cao thì
phương án đó được xem là có hiệu quả. Tuy nhiên trong nhiều
trường hợp, chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn đầu tư D khá cao,
nhưng trị số tuyệt đối của lợi nhuận lại thấp, phương án lúc này
chưa chắc đã là phương án tốt nhất. Khi hai chỉ tiêu này mâu
thuẫn, phương án tốt nhất là phương án có tổng lợi nhuận thu
được cao nhất và trị số D > Dmin

D. Phương pháp sử dụng chỉ tiêu thời hạn thu hồi vốn nhờ lợi
nhuận

Theo chỉ tiêu này, phương án được coi là có hiệu quả nếu thoả mãn điều kiện sau:

V
T1   min
Ln

Trong đó: Tl : Tổng thời gian thu hồi vốn nhờ lợi nhuận

V : Tổng số vốn của dự án


Ln : Lợi nhuận hàng năm thu được của dự án

Trong khi áp dụng phương pháp này ta cần lưu ý một số điểm sau :
Nếu các điều kiện bình thường nêu trên không thực hiện được, thì
ta phải tính Tl cho từng đợt bỏ vốn.
Nếu ở mỗi đợt mà xét thấy số vốn đầu tư V của đợt chưa hoàn trả
hết nhờ lợi nhuận Ln thì ta phải cộng chỗ vốn còn lại này vào đợt
tiếp theo, để tính toán thời kỳ hoàn vốn tiếp theo cho đến hết.
Trị số V phải được tính trừ đi một giá trị thu hồi khi thanh lý tài sản
ở cuối tuổi thọ của nó.

88
E. Phương pháp sử dụng chỉ tiêu thời hạn thu hồi vốn nhờ lợi
nhuận và khấu hao cơ bản hàng năm

Chỉ tiêu thời hạn thu hồi vốn nhờ lợi nhuận và khấu hao cơ bản hàng năm được xác
định theo công thức sau

V
T1 kh   min
Ln  K h

Trong đó:

Tl + kh : Chỉ tiêu thời hạn thu hồi vốn nhờ lợi nhuận và khấu hao cơ bản hàng
năm
Ln : Lợi nhuận hàng năm thu được của dự án
Kh : Khấu hao cơ bản hàng năm.
Nếu trị số Ln và Kh không đều đặn hàng năm thì trị số Tl + kh được xác định bằng
cách trừ dần giữa trị số V và Ln + kh . Chỉ tiêu này được gọi là thời gian khấu hao.
Trị số V phải trừ đi một giá trị thu hồi khi thanh lý TSCĐ.

Phương pháp này cũng có một số ưu nhược điểm sau:


ưu điểm: tính toán tương đối đơn giản, giúp chủ đầu tư tránh
được rủi ro cho phương án đầu tư.
Nhược điểm: không phản ánh sự biến động theo thời gian, khó
tính được nhân tố trượt giá, chú ý hàng đầu tới yêu tố rủi ro, để
tiêu chuẩn lợi nhuận xuống mức thấp.
Trong thực tế, các doanh nghiệp phải kết hợp giữa chỉ tiêu lợi nhuận vốn
đầu tư với chỉ tiêu thu hồi vốn để đảm bảo vừa thu được lợi nhuận tối đa
lại vừa tránh được rủi ro do không thu kịp thời vốn đầu tư.

Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó lợi ích thu được của dự án bằng chi phí bỏ ra để đạt
được lợi ích đó. Điểm hoà vốn được xác định bằng đồ thị theo trình tự sau:

Vẽ đường thẳng định phí


Vẽ đồ thị hàm biến phí
Vẽ đồ thị hàm chi phí sản xuất
Vẽ đồ thị hàm doanh thu.

89
F. Phân tích điểm hoà vốn
Trên đồ thị trên đây ta thấy: đường doanh thu cắt đường chi phí tại điểm
M (xM,yM) và điểm N (xN, yN). Điểm M là điểm hoà vốn chặn dưới, còn N
là điểm hoà vốn chặn trên. Miền nằm giữa M và N là miền lãi, còn miền
năm ngoài miền lãi là miền lỗ.
Qua đồ thị, ta nhận thấy: không phải cứ sản xuất nhiều là lãi nhiều, mà
thực tế lãi chỉ thực sự đạt được trong khoảng từ xM đến xN với các giá trị
tương ứng của yM và yN.

Miền lãi
y Miền lãi
N
yN
Đường doanh thu
M
yM
Đường chi phí

Miền lỗ

xM xN x
Hình 5.3: Phân tích điểm hoà vốn
Để xác định được điểm x0 đem lại lợi nhuận cao nhất, ta tiến hành như
sau:
Xây dựng hàm lãi F(x) là hiệu của hàm doanh thu và hàm chi phí.
Lấy đạo hàm F'(x) của F(x)
Giải phương trình F'(x) = 0, từ đó xác định được xo.
Hàm F(x) có một số tính chất sau:
o Với các giá trị của x  (0,xM) và x > xN , do chi phí sản xuất
lớn hơn doanh thu (ychi phí > ydoanh thu ) nên F(x) = ydoanh thu –
ychi phí < 0, tạo ra 2 miền lỗ trên đồ thị.
o Với x = xM và x = xN, do chi phí bằng doanh thu nên F(xM) =
F(xN) = 0, tương ứng với các điểm hoà vốn M và N trên đồ
thị.
o Với x  (xM, xN) : doanh thu lớn hơn chi phí, ta có F(x) > 0,
tạo thành miền lãi. Ta phải tìm giá trị xo nói trên để F(xo) là
giá trị lớn nhất trong miền lãi.

90
6.4.2 Nhóm các chỉ tiêu động
Trong đánh giá dự án đầu tư, các chỉ tiêu động xét đến sự tăng giảm của
đồng tiền ở các khoảng thời gian khác nhau do ảnh hưởng của lạm phát
cũng như khả năng sinh lời của đồng tiền. Quan trọng hơn cả, các chỉ
tiêu động đánh giá tính hiệu quả và phản ánh sự biến động của dự án
qua cả vòng đời chứ không chỉ tính cho một năm đại diện nào cả. Chính
vì thế các chỉ tiêu này mang tính tổng quan, toàn diện, và thường được
sử dụng để đánh giá tính hiệu quả của dự án đầu tư.
A. Chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần

Khái niệm: chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần (ký hiệu là NPV : Net Present Value) còn được
gọi là chỉ tiêu hiệu số thu chi quy về thời điểm hiện tại, cho biết quy mô tiền lời của dự
án sau khi đã hoàn đủ các chi phí bỏ ra.

Các xác định: chỉ tiêu NPV được xác định như sau:

o Trường hợp không tách riêng khoản đầu tư ban đầu và giá trị còn lại của dự án:
n
Bt n
Ct n
Bt  C t
NPV      
t 0 (1  r ) t
t  0 (1  r )
t
t  0 (1  r )
t

o Trường hợp tách riêng khoản đầu tư ban đầu và giá trị còn lại của dự án
n n
Bt Ct D
NPV  I 0     
t 1 (1  r ) t
t 1 (1  r )
t
(1  r ) n

NPV  0 thì dự án mới có hiệu quả

Bt : khoản thu ở năm thứ t D : giá trị đào thải khi hết đời dự án

Ct : khoản thu ở năm thứ t n : tuổi thọ của phương án được quy
định
I0 : vốn bỏ ra ban đầu
r : suất chiết khấu
Các khoản thu hàng năm bao gồm:
- Doanh thu do bán hàng ở năm thứ t
- Giá trị thu hồi thanh lý tài sản do hết tuổi thọ hoặc hết tuổi kinh
tế của dự án.
- Vốn lưu động bỏ ra ban đầu và phải thu lại ở cuối đời dự án.
Các khoản chi bao gồm chi phí để đầu tư mua sắm hay xây dựng TSCĐ
(máy móc, nhà xưởng) ở thời điểm đầu và các thời điểm t, cũng như một
khoản vốn lưu động tối thiểu bỏ ra ban đầu để khai thác, vận hành dự án.

91
Hiệu số thu chi Bt - Ct thực chất bao gồm 2 khoản: khấu hao cơ bản và
lợi nhuận (trước hoặc sau tuỳ theo mục đích tính toán) ở các năm không
có chi phí đầu tư và các khoản thu hồi đặc biệt. ở giai đoạn phân tích tài
chính là lợi nhuận sau thuế. Trong chỉ tiêu Bt khi là doanh thu phải gồm
cả khấu hao cơ bản.
Suất thu lợi tối thiểu được nhà kinh doanh tự định đoạt, chủ yếu dựa vào
lãi suất của thị trường vốn với ý định chủ quan của họ. Khi vốn đầu tư
hợp thành từ nhiều nguồn với các lãi suất khác nhau thì người ta dùng
phương pháp bình quân gia quyền để dự tính lãi suất trung bình cho mọi
nguồn vốn và làm cơ sở cho việc xác định trị số của r.
B. Giá trị tương lai thuần
Ngoài chỉ tiêu NPV còn có một chỉ tiêu giống NPV về bản chất, nhưng
hiệu số thu chi được tính toán và quy về tương lai, nên được gọi là chỉ
tiêu giá trị tương lai ròng, ký hiệu là NFV (Net Future Value). Cũng có 2
công thức xác định NFV tuỳ theo từng trường hợp cụ thể:

Trường hợp không tách riêng khoản đầu tư ban đầu và giá trị còn lại của dự án:
NFV =  Bt (1+r) n - t -  Ct (1+r) n - t =  (Bt – Ct ) (1+r)n - t

Trường hợp tách riêng khoản đầu tư ban đầu và giá trị còn lại của dự án:
NFV = Io (1+r)n +  (Bt – Ct ) (1+r) n – t + D

NFV  0 thì dự án mới có hiệu quả

Đánh giá chỉ tiêu:


- Chỉ tiêu NPV và NFV có thể nhận bất kỳ giá trị nào (dương, âm
hoặc bằng 0).
- Dự án có NPV (NFV) âm biểu thị sự thua lỗ, vì khi đó chí phí vượt
doanh thu
- Dự án có NPV (NFV) bằng 0 chứng tỏ lợi ích của dự án mới đủ bù
đắp chi phí.
- Chỉ khi NPV (NFV) dương thì dự án mới có lãi.
Ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng:
ưu điểm:
o Chỉ tiêu NPV (NFV) chỉ rõ được quy mô số tiền lãi thu được từ dự
án sau khi đã hoàn trả đủ vốn đầu tư.

92
o Có tính đến giá trị của dòng tiền theo thời gian tính toán bao trùm
cả đời dự án. Có xét tới hiện tượng trượt giá, lạm phát thông qua
việc điều chỉnh các thông số Bt , Ct và trị số r.
o Có xét tới nhân tố rủi ro, tuỳ theo mức độ tăng trị số của tỷ suất
chiết khấu.
Nhược điểm:
o Chỉ tiêu này chỉ đảm bảo tính chính xác trong điều kiện thị trường
vốn hoàn hảo, một điều khó đảm bảo trong thực tế, chỉ tiêu này
khó dự báo chính xác cho cả đời dự án. Mặt khác, chỉ tiêu này
phụ thuộc vào suất chiết khấu được lựa chọn r, mà việc xác định r
gặp khá nhiều khó khăn.
o Các phương án yêu cầu vốn đầu tư ít và ngắn hạn thường có lợi
thế hơn.
o Hiệu quả không được biểu diễn dưới dạng số tương đối nên chưa
được hoàn hảo. Chỉ tiêu NPV không phản ánh được quan hệ giữa
số tiền lãi và số tiền đầu tư của dự án. Hai dự án có cùng NPV,
song vốn đầu tư của hai dự án có thể hơn kém nhau rất nhiều.
Lãi là điều kiện đầu tiên mà chủ đầu tư quan tâm, vì vậy chỉ tiêu NPV
được áp dụng cho hầu hết các dự án đầu tư.

C. Chỉ tiêu tỷ suất nội hoàn


Tỷ suất nội hoàn còn có tên gọi là tỷ suất thu hồi nội tại, hệ số hoàn vốn

Khái niệm: Chỉ tiêu tỷ suất nội hoàn (Internal Rate of Return: IRR) là tỷ lệ phần trăm
mà dự án có thể trả vượt mức cho chi phí vốn. Nó chính là tỷ lệ lãi do dự án đem lại
trong trường hợp toàn bộ vốn đầu tư, lãi và khấu hao vốn hàng năm đều thực hiện
được mục tiêu của dự án.

Cách xác định: theo khái niệm trên tỷ suất nội hoàn chính là là lãi suất mà nếu dùng
lãi suất đó để quy đổi dòng tiền tệ của dự án thì giá trị hiện tại thực của chi phí vừa
bằng giá trị hiện tại thực của lợi ích, nghiã là:

n n
Bt Ct
NPV =  (1  IRR)
t 0
t
  (1  IRR)
t 0
t
0

Giải phương trình này ta sẽ xác định được IRR.

nội tại.

Trong thực tế ta dùng 2 phương pháp sau:


Phương pháp đồ thị
93
Ta lập hệ trục toạ độ vuông góc, trong đó trên trục hoành là các giá trị
của tỷ suất chiết khấu r, trên tung độ là các giá trị của NPV. Đường cong
NPV = f (r ) sẽ cắt trục hoành ở 1 điểm. Giá trị của điểm đó chính là IRR
phải tìm.

94
NPV

NPV1 NPV = f ( r )

NPV2
IRR
r1 r2
NPV3

NPV4 r3 r4 r

Phương pháp nội suy


Phương pháp này chủ yếu dựa vào phương trình đã dẫn. Quá trình nội
suy IRR được tiến hành qua các bước sau:
o Cho IRR một giá trị IRR1 sao cho giá trị tương ứng tính được
NPV1 >0.
o Sau đó cho IRR giá trị IRR2 sao cho NPV2 <0. Nên chọn IRR1,
IRR2 sao cho NPV1, NPV2 càng gần 0 càng tốt, vì khi đó IRR sẽ
được xác định nhanh chóng và chính xác hơn.
o Trị số chính thức được tính theo công thức sau:
NPV1
IRR = IRR1 + ( IRR2  IRR1 )
NPV1  NPV2

Trong đó: IRR2 > IRR1 và hiệu số IRR2 – IRR1  5%.


Đánh giá chỉ tiêu
o Chỉ tiêu tỷ suất nội hoàn phản ánh rõ mức lãi suất mà dự án có
thể đạt được. Nếu lãi suất này cao hơn lãi suất đầu tư thì đó là
dự án tốt: IRR > r
o Tỷ suất nội hoàn càng cao thì dự án càng tốt. Khi so sánh nhiều
phương án khác nhau nên chấp nhận phương án có tỷ suất nội
hoàn cao nhất.
ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng
Ưu điểm:
o Chỉ tiêu tỷ suất nội hoàn có xét đến sự biến động theo thời gian
của các chỉ tiêu khác và tính toán cho cả đời dự án.
o Kết quả tính toán được biểu diễn dưới dạng số tương đối, tiện
cho việc so sánh với trị số khác thông qua tiêu chuẩn r.

95
o Chỉ tiêu này hoàn toàn thuận tiện khi dùng để phân tích dự án
phải đi vay vốn đầu tư, phù hợp với tình hình hiện nay: vay vốn
đầu tư là một việc làm phổ biến. Vì vậy chỉ tiêu tỷ suất nội hoàn
được sử dụng trong hầu hết các dự án đầu tư.
Nhược điểm:
o Chỉ tiêu này chỉ cho ta kết quả chính xác trong điều kiện thị
trường vốn ổn định, một điều kiện khó đảm bảo trong thực tế.
o Khó ước lượng chính xác các thông số tính toán cho cả đời dự
án, đặc biệt với các dự án quy mô lớn và dài hạn.
o Trong quá trình tính toán với chỉ tiêu này thường phải giả định
vốn đầu tư của dòng tiền tệ được đầu tư lại ngay vào phương
án đang xem xét với suất chiết khấu bằng chính trị số IRR đang
cần xác định. Điều này sẽ không phù hợp với nếu trị số IRR
quá lớn so với thực tế vì khi đó nó đã giả định rằng suất chiết
khấu khi tái đầu tư đạt mức quá lớn. Đó là điều hoàn toàn
không đúng với thực tế.
o Các dự án cần ít vốn đầu tư, ngắn hạn, có tỷ số doanh lợi thấp
hơn hiệu số thu chi (số tuyệt đối) thì sẽ có giá trị IRR cao, vì thé
nếu chỉ dựa vào chỉ tiêu này kết luận đôi khi bị sai lệch.
o Việc tính toán chỉ tiêu IRR tương đối phức tạp, nhất là đối với
dòng tiền tệ đổi dấu nhiều lần. Do đó cần có sự hỗ trợ của các
công cụ tính toán hiện đại, như sử dụng phần mền máy vi tính.
D. Chỉ tiêu tỷ số Lợi ích / Chi phí

Khái niệm: Chỉ tiêu tỷ số Lợi ích / Chi phí (BCR: Benefit Cost Ratio) là tỷ số biểu hiện
phần thu nhập trên mỗi đơn vị vốn đầu tư hoặc chi phí.

Cách xác định: Chỉ tiêu tỷ số Lợi ích / Chi phí, ký hiệu là BCR, được xác định theo công
thức:
n
Bt
 (1  r )
t 0
t
BCR = n
Ct
 (1  r )
t 0
t

Trong đó: Bt : Lợi ích năm thứ t

Ct : Chi phí năm thứ t


Cách đánh giá chỉ tiêu
Chỉ tiêu này biểu thị tỷ lệ số tiền thu được so với số tiền bỏ ra. Trên quan
điểm kinh tế vi mô, một dự án đầu tư càng có lợi khi nó mang lại lợi ích
càng lớn. Kết quả tính toán của chỉ tiêu này có thể là một số lớn hơn, nhỏ
hơn hoặc bằng 1.

96
o Nếu BCR < 1 chứng tỏ lợi ích nhỏ hơn chi phí: dự án bị lỗ. Xét về
mặt thương mại thì dự án không được chấp nhận.
o Nếu BCR = 1, tức là lợi ích thu được vừa bằng chi phí bỏ ra, dự
án chi đủ hoàn vốn.
o Nếu BCR > 1: lợi ích lớn hơn chi phí. Khi đó dự án không chỉ đủ
bù đắp được chi phí, mà còn thu được lợi nhuận. Tỷ số BCR
tính ra càng lớn thì càng tốt.
ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng
Ưu điểm:
o Ưu điểm chính của chỉ tiêu này là chỉ rõ phần thu nhập trên mỗi
đơn vị vốn đầu tư.
o Có tính đến sự biến động của thời gian, nhân tố trượt giá, lạm
phát và tính toán cho cả đời dự án
o Kết quả được tính toán theo số tương đối, nên tính hiệu quả
được nhận định một cách tổng quan hơn.
Nhược điểm:
o Chỉ tiêu BCR không cho ta biết tổng lợi ích ròng như chỉ tiêu
NPV. Với một dự án nhỏ, cho dù BCR rất lớn, song tổng lợi
nhuận vẫn nhỏ.
o Cũng như NPV, chỉ tiêu BCR phụ thuộc rất nhiều vào tỷ suất
chiết khấu được chọn.
Tuy vậy, chỉ tiêu này vẫn là một yếu tố tích cực được sử dụng rất phổ
biến để so sánh các phương án đầu tư khác nhau.
E. Thời gian hoàn vốn

Khái niệm: thời gian hoàn vốn (T) là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn đầu tư, nó được
tính là khoảng thời gian từ khi bắt đầu đầu tư cho đến khi hoàn trả toàn bộ vốn đầu
tư với một tỷ lệ lãi suất nào đó.

Cách xác định: ta sử dụng chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần như một hàm số của thời gian
thoả mãn điều kiện:
T
Bt  Ct
NPV =  (1  r )
t 0
t
0

Trong đó: NPV : Giá trị hiện tại thuần Bt : Lợi ích hay lượng hoàn vốn năm thứ t
(1+r) : Suất chiết khấu Ct : Chi phí hàng năm của dự án

97
ở đây NPV là hàm số của thời gian, ẩn số cần tìm là thời gian hoàn vốn
T, ứng với NPV = 0. Trong nhiều trường hợp, không nhất thiết cứ đến
năm thứ T là NPV = 0, mà thường thì T lại nằm trong khi T1 <T< T2. Ta
vận dụng phương pháp nội suy để xác định T như trường hợp xác định
IRR trên đây. Các bước tiến hành như sau:
- Trước hết ta xác định cận làm tròn dưới T1 và cận làm tròn trên T2 sao
cho các giá trị tương ứng của NPV thoả mãn điều kiện: NPV(T1) < 0
và NPV(T2) > 0 và chúng càng gần giá trị 0 càng tốt.
- Giá trị nội suy của T sẽ được xác định theo công thức sau:
NPV (T ' )
T  T '
NPV (T " )  NPV (T ' )
Cách đánh giá chỉ tiêu
Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn cho biết: sau bao nhiêu năm kể từ khi bỏ
vốn đầu tư thì sẽ thu hồi được vốn. Vì vậy giá trị của chỉ tiêu càng nhỏ
càng tốt.
ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng
Chỉ tiêu này có ưu điểm là cho biết thời gian sẽ thu hồi được vốn đầu tư
đã bỏ ra. Tuy nhiên, nó cũng còn có những mặt hạn chế như không xét
đến động thái phát triển giá trị thu nhập sau thời gian hoàn vốn, tức là
không cho biết thu nhập của dự án sau khi hoàn vốn. Một nhược điểm
nữa là chỉ tiêu này phụ thuộc vào mức lãi suất : trị số r càng lớn thì thời
gian hoàn vốn càng kéo dài.
F. Tỷ suất lợi ích năm đầu

Khái niệm: Tỷ suất lợi nhuận năm đầu (FYR: First Year Return) là tỷ số giữa các lợi ích
trong năm khai thác trọn vẹn đầu tiên so với chi phí trực tiếp của dự án.

Cách xác định: Tỷ suất lợi ích năm đầu được xác định theo công thức sau:

L1
FYR 
C DA

Trong đó: CDA : Các chi phí trực tiếp của dự án.

L1: Các lợi ích năm đầu

Chi phí trực tiếp của dự án bao gồm toàn bộ các chi phi phí đã xuất hiện
tính đến năm khánh thành dự án, xét tới cả chi phí phát sinh.

98
Lợi ích năm đầu bao gồm tất cả mọi lợi ích trong trọn vẹn một năm đầu
khai thác dự án. Đối với các dự án giao thông vận tải này thường là:
giảm chi phí khai thác, tiết kiệm thời gian, giảm chi phí duy tu.
Cách đánh giá chỉ tiêu
Chỉ tiêu này thể hiện phần lợi ích thu được trong năm đầu tiên khai thác
dự án trong tổng vốn đầu tư đã bỏ ra tính đến thời điểm đó. Thông
thường, tỉ suất càng cao, dự án càng có lợi.
Trong đa số trường hợp, tỷ số này luôn luôn nhỏ hơn 1 vì hiếm có dự án
nào đặc biệt là dự án giao thông vận tải nhanh chóng thu hồi đến vậy.
Trường hợp dự án có tỷ suất lợi ích năm đầu bằng 1, tức hoà vốn ngay
sau một năm hoạt động, nếu có chỉ xảy ra với dự án có quy mô vốn đầu
tư nhỏ.
ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng
Đây là một chỉ tiêu dễ xác định. Chi phí xây dựng thì hoàn toàn có thể
xác định một cách chính xác, lợi ích đầu năm thì hoàn toàn có thể tính
được với độ tin cậy cao vì đầu năm khai thác rất gần với năm đang phân
tích, do đó ta có thể loại trừ được những ảnh hưởng của công tác dự
báo cho tương lai
Chỉ tiêu này được dùng để so sánh các dự án có dạng phát triển lợi ích
tương tự nhau trong tương lai. Nhưng trong trường hợp ngược lại thì
việc sử dụng tỷ suất lợi ích năm đầu để đánh giá lại trở nên sai lầm. Như
vậy chỉ tiêu này chỉ nên áp dụng khi chưa có dự báo chi tiết cho tương
lai. Hiện nay nó ít được áp dụng trong đánh giá dự án đầu tư.

6.5 Phân tích, đánh giá dự án trong điều kiện rủi ro

6.5.1 Tại sao phải phân tích, đánh giá dự án trong điều
kiện rủi ro
Trong thời đại công nghệ ngày một tiến bộ thì các nhà quản lý thành
công là những nhà quản lý đưa ra được các quyết định đầu tư được
thông tin một cách đầy đủ, quyết định sự thành công trong tương lai của
doanh nghiệp bằng cách dựa vào hệ thống kiến thức chuyên ngành,
thông tin tích luỹ, kinh nghiệm và kỹ năng của nhiều người. Tuy nhiên,
trong quá trình đánh giá các dự án và lựa chọn các phương án đầu tư,
các nhà quản lý đều nhận thấy rằng: bản thân họ không phải lúc nào
cũng luôn luôn đúng trong khi đưa ra các quyết định vì trong thực tế yếu
tố rủi ro là điều thường hay xảy ra và khó lường trước được. Vì vậy, các
nhà nghiên cứu kinh tế đã cố gắng đi sâu tìm hiểu và phân tích để có thể
đưa ra các phương pháp phân tích rủi ro nhằm trợ giúp các nhà quản lý
trong khi đánh giá và lựa chọn các phương án đầu tư.
Khi phải lựa chọn và quyết định trong các điều kiện không chắc chắn,
các nhà quản lý có thể sử dụng phép phân tích không chính thức về rủi
99
ro và bất trắc liên quan đến khoản đầu tư, hoặc có thể phân tích rủi ro và
bất trắc theo phương pháp định lượng. Phương pháp phân tích không
chính thức chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, trực quan, nhận định, sự linh
cảm và cả sự may mắn của người ra quyết định, trong khi phương pháp
phân tích định lượng lại dựa trên sự phân tích các tác động mà rủi ro và
bất trắc có thể có với một tình huống đầu tư bằng cách sử dụng chiến
lược lô gích và nhất quán đưa được các tác động này vào trong quá trình
và kết quả phân tích.
Có một điều cần lưu ý là cho dù phương pháp phân tích định lượng có
cơ sở khoa học hơn, nhưng ta cũng không thể bỏ phương pháp phân
tích không chính thức được. Thực tế cho thấy: việc phân tích định lượng
sẽ cung cấp cho ta những thông tin định lượng tốt nhất để dựa vào đó ta
có thể đưa ra các quyết định cuối cùng.
Việc đánh giá dự án đầu tư tuy có toàn diện và tinh vi đến đâu cũng
không thể lường trước được các yếu tố rủi ro và bất trắc. Ngày nay các
nhà nghiên cứu kinh tế đã đưa ra nhiều phương pháp khác nhau để định
lượng hoá các yếu tố rủi ro và bất trắc nói trên, xem xét ảnh hưởng của
chúng tới tính hiệu quả và khả thi của dự án. Có một số phương pháp
chính giúp cho việc phân tích đánh giá dự án trong trường hợp có rủi ro
như sau:
- Phương pháp tỷ suất chiết khấu điều chỉnh theo độ rủi ro
- Phương pháp phân tích độ nhậy của dự án
- Phương pháp phân tích độ nhậy xác suất hay độ mạo hiểm của dự án

6.5.2 Phương pháp tỷ suất chiết khấu điều chỉnh theo độ


rủi ro
Theo phương pháp này, tỷ suất chiết khấu được sử dụng trong kỹ thuật
chiết khấu sẽ được cộng thêm tỉ lệ nhất định, tuỳ thuộc vào mức độ mạo
hiểm của dự án, và được gọi là tỉ suất chiết khấu đầy đủ. Dự án nào mạo
hiểm càng cao thì tỉ suất chiết khấu đầy đủ càng lớn. Nói cách khác, tỷ
suất chiết khấu đầy đủ là khác nhau đối với mỗi dự án. Phần chênh lệch
giữa tỉ lệ chiết khấu đầy đủ với tỉ lệ chiết khấu gọi là phần dự phòng bù
đắp rủi ro. Dự phòng bù đắp rủi ro tăng theo mức độ mạo hiểm. Người ta
có thể sử dụng hai phương pháp lý thuyết và kinh nghiệm để xác định tỉ
lệ chiết khấu đầy đủ. Phương pháp lý thuyết đưa ra công thức tính tỉ lệ
chiết khấu đầy đủ căn cứ vào xác suất xảy ra rủi ro. Phương pháp kinh
nghiệm mang tính chủ quan, dựa vào kinh nghiệm thức tế của các
chuyên gia. Theo kinh nghiệm của các nhà quản lý dự án, tất cả các dự
án đầu tư đều được phân loại theo mức độ mạo hiểm, dự án nào có mức
độ mạo hiểm lớn thì tỉ lệ chiết khấu đầy đủ cao.

100
Phương pháp lý thuyết
r
rđ = 1-q

rđ là tỉ lệ chiết khấu đầy đủ


r là tỉ lệ chiết khấu (tỉ lệ hiện tại hoá, hoặc có thể là chi phí sử dụng
vốn)
q là xác suất xuất hiện rủi ro
Phương pháp kinh nghiệm phân ra 3 mức độ mạo hiểm như sau:
Các loại dự án Tỉ lệ chiết khấu đầy đủ
Dự án an toàn rd = r + 2%
Dự án có mức độ mạo hiểm thấp rd = r + 4%
Dự án có mức độ mạo hiểm cao rd = r + 8%

6.5.3 Phương pháp phân tích độ nhậy


Phương pháp phân tích độ nhậy là phương pháp đánh giá các tác động
của rủi ro đối với khoản đầu tư bằng cách xác định khả năng sinh lời của
khoản đầu tư đó thay đổi như thế nào khi các yếu tố tác động (sau đây
tạm gọi là biến số) bị thay đổi.
Yếu tố đầu vào Các yếu tố ảnh hưởng đến:
Giá bán sản phẩm
Quy mô thị trường (nhu cầu, tiềm năng)
Vốn đầu tư, chi phí khai thác
Chi phí sử dụng vốn
Phân tích độ nhạy Tuổi thọ kinh tế của dự án

Hiệu quả của dự án thông qua các chỉ tiêu


Đầu ra
NPV, IRR, BCR, T

Hình 5.4: Sơ đồ quá trình phân tích độ nhậy


Khi phân tích độ nhậy dùng biến số thay đổi với một tỷ lệ % nào đó và
xác định mức độ ảnh hưởng của sự thay đổi đó tới tỉ số hoàn vốn dự
kiến (hoặc một tiêu chuẩn đánh giá kinh tế khác như NPV, BCR). Một số
các biến số có tầm quan trọng đặc biệt và cần phải được chú trọng. Các
tham số đầu tư điển hình thường được thay đổi trong phương pháp độ
nhậy, gồm: khoản đầu tư ban đầu, lợi nhuận hàng năm, thời gian dự án,
giá trị thanh lý...

101
Phương pháp phân tích độ nhậy thường xuyên được sử dụng để kịp thời
quyết định: cần thay đổi một biến số bao nhiêu để thay đổi ngược lại
quyết định dựa trên các ước tính giá trị trung bình hay các ước tính theo
các ước đoán tốt nhất. Tỷ lệ thay đổi trong tổng chi phí tương ứng với tỷ
lệ thay đổi trong biến số đang xem xét sẽ thể hiện mức độ quan trọng
của biến số này trong đánh giá tổng quan.
Phương pháp phân tích độ nhậy giải quyết hai bài toán sau:

Bài toán 1

Tìm giá trị cực đoan (cực tiểu) của đại lượng đầu vào

Giả sử ta chọn phương pháp giá trị hiện tại ròng để tính toán và đánh giá. Dự án đầu
tư được coi là có lợi, nếu giá trị hiện tại ròng NPV  0. Vậy bài toán tìm giá trị cực đoan
của đại lượng đầu vào sẽ nghiên cứu xem các giá trị của đại lượng đầu vào mà ta cho là
không an toàn có thể biến thiên như thế nào so với giá trị đối sách cơ sở cho trước mà
không làm cho NPV > 0. Hay nói cách khác: ta tìm các giá trị của đại lượng đầu vào đem
nghiên cứu làm cho giá trị hiện tại NPV = 0. Đó chính là giá trị cực đoan của đại lượng
đầu vào cần xác định. Bài toán này được giải theo các bước sau:

Bước 1: chọn đại lượng đầu vào được coi là không an toàn. Đại lượng này có
thể là: mức lãi suất tính toán, lượng sản phẩm tiêu thụ, thời gian sử dụng, giá
bán sản phẩm, các yếu tố chi phí sản xuất, chi phí vốn đầu tư.
Bước 2: lựa chọn phương pháp tính toán và đánh giá dự án đầu tư
Bước 3 : cho giá trị hiện tại ròng NPV = 0 và giải bài toán ở bước 2 theo ẩn cần
tìm
Chú ý: - Cho các đại lượng đầu vào cố định và tìm giá trị X, một giá trị cực đoan.

- Trong trường hợp có n đại lượng đầu vào mà xét thấy không an toàn thì ta
cho lần lượt (n - 1) đại lượng chạy và tương ứng với chúng ta có (n-1) giá trị
cực đoan.

102
Bài toán 2:

Nghiên cứu sự thay đổi của đại lượng đầu ra khi có sự thay đổi của đại lượng đầu
vào cho trước

Ta nghiên cứu xem, khi các đại lượng đầu vào được coi là không an toàn thay đổi so
với giá trị đối sách cơ sở, sẽ làm cho giá trị vốn hiện tại thay đổi như thế nào ? Giá trị
đầu vào thường được thay bằng một số % (ví dụ tăng hay giảm 10% so với giá trị
gốc). Trình tự giải bài toán theo các bước sau:

Bước 1: chọn các đại lượng đầu vào được coi là không an toàn
Bước 2 : chọn phương pháp tính toán và đánh giá dự án trong điều kiện an
toàn.
Bước 3 : ấn định mức thay đổi của các đại lượng đầu vào được nghiên cứu
so với giá trị gốc (ở điều kiện an toàn), thường lấy  10% làm mức thay đổi
trên và dưới.
Bước 4: tính sự biến đổi của đại lượng đầu ra do sự thay đổi của một hay
nhiều đại lượng đầu vào cùng một lúc.

Ví dụ1

Có một dự án đầu tư A với dòng tiền mặt là {-50000, 12000, 12000, ... ,
12000} đơn vị: triệu đồng.
Giá trị hiện tại của dự án với mức lãi suất i = 6% là NPV = 24518 (triệu
đồng). Song chủ đầu tư vẫn hoài nghi về khả năng hoàn vốn của dự án
từ năm thứ nhất đến năm thứ 8. Hãy tính xem, mức hoàn vốn tối thiểu
của dự án là bao nhiêu để dự án được chấp nhận?
Giải: Để dự án được chấp nhận thì phải có NPV = 0
NPV = - 50000 + G. P/A(6,8) = 0
 G = 8051,8 (triệu đồng)
Ví dụ 2: Một công trình xây dựng dân dụng có chi phí đầu tư 240.000$,
xây dựng trong 1 năm. Sau đó khai thác 5 năm, lợi nhuận hàng năm là
67.000 $. Giá trị thanh lý dự kiến vào năm cuối là 70.000$. Hãy tính độ
nhậy IRR của dự án theo các biến thiên  20% và  40% đối với khoản
đầu tư ban đầu, lợi nhuận hàng năm, thời gian dự án và giá trị thanh lý.
Tỉ lệ chiết khấu dự kiến là 10%.
Chỉ tiêu Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Chi phí đầu tư I0 240.000 0 0 0 0 0
Lợi nhuận các 0 67.000 67.000 67.000 67.000 67.000
năm Bt
Chi phí khấu hao 70.000
Dt

103
Lời giải :
Sử dụng các tham số về thu nhập mong đợi nhất ta có:
NPV = - I0 + Bt (P/A, 10%,5) (P/F, 10%, 1) + Dt (P/F, 10%, 5)
NPV = - 24.000 + 67.000 x 3,7908 x 0,9091 + 70.000 x 0,6209
= 57.447
Tỷ số IRR mong đợi nhất là 18% sẽ thay đổi như thế nào khi các tham số
thay đổi ? Phân tích độ nhậy của khoản đầu tư ban đầu:
Mức I0 IRR (%) Mức biến NPV Mức biến
thay đổi động của động của
của I0 IRR (%) NPV (%)
- 40 144.000 42,0 133,3 153.44 167,1
7
- 20 192.000 28 55,5 105.44 83
7
0 240.000 18 0 57.447 0
+ 20 288.000 11 - 38,9 9.447 -83
+ 40 336.000 6 - 66,7 38.522 - 32,9

Như vậy từ bảng trên ta thấy sự thay đổi của chi phí đầu tư ban đầu đến
IRR là rất đáng kể. Ngoài ra, có rất nhiều các yếu tố khác có thể ảnh
hưởng tới các yếu tố đầu ra, sau đây sẽ xác định một số các nhân tố ảnh
hưởng.

Phân tích độ nhậy của thời gian, lợi nhuận hàng năm của dự án:

Mức Thời IR Mức độ Lợi IRR Mức Giá IRR Mức


thay đổi gian R thay đổi nhuận (%) thay đổi trị (%) thay đổi
của chỉ dự án (%) của hàng của thanh của
tiêu T IRR (%) năm Bt IRR (%) lý IRR (%)

- 40 3 5,6 - 68,8 40.200 3,6 - 80,2 42.00 15, - 11,9


0 9

- 20 4 13, - 25,5 53.600 11, - 39,0 56.00 16, - 6,0


4 0 0 9

0 5 18, 0 67.000 18, 0 70.00 18, 0


0 0 0 0

+ 20 6 20, 16,3 80.400 24, 37,9 84.00 19, 5,4


9 8 0 9

+ 40 7 22, 27,1 93.800 31, 74,8 98.00 20, 10,8


9 5 0 0

104
Cần chú ý là phương pháp phân tích độ nhậy liên quan đến sự thay đổi
trong tổng số dư thu chi cũng như thời gian dự án. Nếu thời gian dự án
dài (T  10 năm) thì những thay đổi về thời gian sẽ có tác động với độ
nhậy ít hơn đối với IRR. Sự biến thiên hàng năm của IRR do những sự
thay đổi của lợi nhuận hàng năm là rất đáng kể. Từng tham số như giá
bán, tỷ lệ sản xuất và chi phí vận hành đã tác động lên lợi nhuận. Qua
phân tích trên, ta nhận thấy độ chính xác của giá trị thanh lý là tham số ít
quan trọng nhất trong khi tất cả phân tích IRR bởi vì giá trị thanh lý xảy ra
cách xa thời điểm 0. Cũng như vậy trong trường hợp này giá trị đôla
thanh lý luỹ kế là nhỏ so với lợi nhuận tích luỹ. Trong một số đánh giá
không phải là trường hợp này thì giá trị thanh lý có tác động nhậy cảm
hơn nhiều.

Điều kiện và hạn chế khi áp dụng phương pháp


Nếu phân tích độ nhậy được coi là phân tích từng phần, buộc ta
phải giả thiết những giá trị gốc của đại lượng đầu vào bất an toàn
chưa được nghiên cứu đến sẽ cố định. Giả thiết này là không phù
hợp với thực tế. Đó là một hạn chế khi áp dụng. Đặc biệt, bài toán
tìm giá trị cực đoan của đại lượng đầu vào là một dạng điển hình
của phân tích từng phần, giới hạn nghiên cứu ở một đại lượng rất
an toàn.
Cho dù phân tích độ nhậy được coi là phân tích toàn cục hay phân
tích từng phần khi các đại lượng đầu vào bất an toàn đều được
biến đổi, vẫn buộc ta phải nghiên cứu xem giữa các đại lượng có
quan hệ hàm số không. Nếu có quan hệ hàm số phải đưa chúng
vào tính toán, ví dụ giữa lượng hàng X và giá bán P có quan hệ
hàm số P = a - b . X. Ta không được phép biến đổi a, b và X để có
P tương ứng.
Khi biến đổi từng phần của đại lượng đầu vào với mức thay đổi
chung, ví dụ 10% so với giá trị gốc, buộc ta phải giả thiết rằng xác
suất dưới hay trên của các giá trị được thay đổi đó đối với tất cả
đại lượng đầu vào là bằng nhau và các đại lượng đầu vào này là
độc lập ngẫu nhiên với nhau. Nếu ta không chú ý tới giả thiết này,
đặc biệt khi xác định giá trị cực đoan của đại lượng đầu vào, sẽ
dẫn đến kết luận sai.
Phương pháp dãy trong phân tích độ nhậy
Phương pháp dãy liên quan tới việc ước tính các giá trị lạc quan nhất và
bi quan nhất (tốt nhất và tồi nhất) đối với từng yếu tố ngoài việc ước tính
các giá trị mong đợi nhất. Phương pháp này sẽ làm cho việc đưa ra các
quyết định đầu tư dễ dàng hơn đối với các trường hợp khi :
Một dự án tỏ ra thích đáng thậm chí khi sử dụng các giá trị bi quan
và do vậy theo quan điểm kinh tế thì rõ ràng là chấp nhận được.

105
Một dự án tỏ ra không thích đáng thậm chí khi sử dụng các giá trị
lạc quan và do vậy theo quan điểm kinh tế phải từ chối.
Khi một dự án tỏ ra tốt với các giá trị lạc quan nhưng lại tồi với các giá trị
bi quan thì nên nghiên cứu thêm về dự án cũng như rủi ro liên quan đến
dự án này.
Ví dụ 3 :
Hãy dùng phương pháp dãy gần đúng để đánh giá khoản đầu tư được
trình bày theo ví dụ 2. Để phân tích độ nhậy trong trường hợp tốt nhất và
tồi nhất, sử dụng các biến thiên trong tham số là  20% với thời gian 5
năm và tỉ số hoàn vốn tối thiểu là 15%.
Chỉ tiêu Mức tốt Mức dự Mức tồi
nhất kiến nhất
Vốn đầu tư 192.000 240.000 288.000
Lợi nhuận hàng năm 80.400 67.000 53.600
Giá trị thanh lý 84.000 70.000 56.000
Thời gian dự án 5 5 5
IRR (%) 36,4 18,0 3,7

Các kết quả cho thấy dự án này là thoả đáng với các điều kiện tốt nhất
và mong đợi nhất nhưng lại không thoả đáng với các điều kiện tồi nhất.
Cần phải có thông tin về xác suất dự kiến xảy ra các điều kiện trong
trường hợp tốt nhất để đưa ra một quyết định có giá trị và có ý nghĩa.

6.5.4 Phương pháp xác suất


Khi phân tích đánh giá các dự án đầu tư, việc làm rất khó khăn nhưng có
tầm quan trọng đặc biệt là ước lượng chi phí và thu nhập của dự án. Các
dự án có mức độ mạo hiểm, được hiểu là các dự án mà chi phí, đặc biệt
là thu nhập biến động nhiều. Lý thuyết xác suất nghiên cứu tính bất trắc
của các sự kiện, xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, từ đó đưa ra
Bài toán 3

Xác định độ mạo hiểm của dự án thông qua độ lệch mẫu

Bước 1: đánh giá các khoản thu nhập ở các mức độ khác nhau (bi quan, trung
bình, lạc quan)
Bước 2: xác định xác suất xảy ra các mức thu nhập khác nhau đó
. n

Bước 3: tính giá trị kỳ vọng của thu nhập mong đợi X =  Xi . Pi
i=1
.

Bước 4: tính độ lệch mẫu để xác định độ mạo hiểm của dự án


n . . 106
 =   (Xi - X ) . Pi
2 1/2

i=1

Độ lệch mẫu càng lớn thì mức độ mạo hiểm càng cao, khả năng an toàn càng thấp do
đó dự án có thể bị từ chối
giá trị kỳ vọng của thu nhập dự án. Mức độ mạo hiểm được đánh giá trên
cơ sở biến động của khoản thu nhập. Phương pháp được xác lập như
sau:

Ví dụ 4:
Với 10 tỷ đồng, một công ty vận tải đang xem xét hai dự án: (A) đầu tư
cải thiện chất lượng dịch vụ vận tải hành khách thông qua việc thay thế
xe chở khách chất lượng cao; và (B) đầu tư cải thiện dịch vụ vận chuyển
hàng hoá thông qua việc mua thêm một số xe tải. Sau khi phân tích đánh
giá hiệu quả, các chuyên gia nhận thấy, ở tình trạng bình thường (điều
kiện an toàn), cả hai dự án đều được chấp nhận với NPV > 0 và IRR > r.
Tuy nhiên công ty muốn căn cứ vào mức độ mạo hiểm để quyết định đầu
tư. Hãy xác định mức độ mạo hiểm của dự án.
Giải:
Đầu tiên ta đánh giá các mức thu nhập khác nhau của dự án. Sau đó tính
xác suất ở mức độ khác nhau của thu nhập. Xác suất này có thể là chủ
quan và được chủ đầu tư xác định, cũng có thể được rút ra từ thống kê.
Giả sử các nhà đầu tư cung cấp số liệu như sau:
Thu nhập hàng năm
Giả thiết Xác suất xuất
Dự án vận tải Dự án vận tải hiện
hành khách hàng hoá
Giả thiết bi quan 500 300 0,2
Giả thiết trung 750 800 0,6
bình 900 950 0,2
Giả thiết lạc
quan

Tiếp theo ta tính kỳ vọng toán của các khoản thu nhập (hoặc số trung
bình của thu nhập hàng năm):
. n

XA =  Xi . Pi = 500 x 0,2 + 750 . 0,6 + 900 . 0,2 = 730


i=1

. n

XB =  Xi . Pi = 300 x 0,2 + 800 . 0,6 + 950 . 0,2 = 730


i=1

Trên cơ sở đó tính độ mạo hiểm bằng độ lệch mẫu:


n . .

A =   (Xi - X )2 . Pi  1/2 = (-230)2 . 0,2 + (20)2 . 0,6 + (170)2 . 0,2


1/2 = 128,84
i=1
n . .

107
B =   (Xi - X )2 . Pi  1/2 = (-430)2 . 0,2 + (70)2 . 0,6 + (220)2 . 0,2 
1/2 = 222,71
i=1

Ta thấy dự án A có độ lệch mẫu nhỏ hơn, chứng tỏ dự án A ít mạo hiểm


hơn, vì thế nó được chọn.

Chú ý: trong trường hợp mức độ Ví dụ: Một công ty đang lựa chọn 2 dự án A và B.
mạo hiểm  của cả 2 dự án bằng Cho các số liệu sau:
nhau, ta đưa vào hệ số biến động
Dự án Vốn đầu tư Thu nhập Xác suất
để xác định dự án có mức độ an
A 900 800 0,2
toàn cao hơn.
1000 0,6
. .
1200 0,2
Gọi H là hệ số biến động, ta có:
B 1300 1000 0,2
H= /X
1200 0,6
Dự án nào có H nhỏ thì dự án đó
1400 0,2
Ta có bảng
có mức độ mạosau:
hiểm ít hơn.
. .
Hãy xem. dự
.
án nào nên
. .
được chọn?
Dự Pi Xi X Xi - X (Xi - X 2 
án )2
A 0,2 800 160 -200 40000 8000
0,6 1000 600 0 0 0
0,2 1200 240 200 40000 8000
. . 126,5
1000 16000
B 0,2 1000 200 -200 40000 8000
0,6 1200 720 0 0 0
0,2 1400 280 200 40000 8000
. . 126,5
1200 16000
Vì độ lệch mẫu của 2 dự án như nhau  = 126,5 nên ta tính hệ số biến
động
HA = 126,5 / 1000 = 0,1265 và HB = 126,5 / 1000 = 0,1054
Như vậy dự án B có mức độ an toàn cao hơn nên đã được chọn.

6.5.5 Phương pháp phân tích cây quyết định


Cây quyết định là phương pháp đồ hoạ mô tả quá trình ra quyết định.
Thông qua sơ đồ hình cây về quá trình ra quyết định nhà quản lý có thể
sử dụng lý thuyết xác suất để phân tích những quyết định phức tạp gồm
nhiều khả năng lựa chọn, nhiều yếu tố chưa biết.
Cơ sở cây quyết định

108
Phân tích cây quyết định là một công cụ rất hữu ích trong việc ra các
quyết định liên quan đến đầu tư, đến kết quả thu được, việc bán các tài
sản vật chất, quản lý dự án, chương trình nhân sự và chiến lược sản
phẩm mới. Cây quyết định được xây dựng theo quy định như sau:
Hình vuông biểu hiện điểm quyết định. ở đây người ra quyết định
lựa chọn hành động trong những hành động có thể. Từ điểm nút
quyết định này ta vẽ cành cho mỗi hành động có thể.
Hình tròn phản ánh khả năng có thể xảy ra. ở đây mọi việc diễn ra
theo quy luật của nó. Các khả năng này không chịu sự chi phối của
người ra quyết định. Từ điểm nút khả năng này ta vẽ nhánh cho
mỗi khả năng.
Nguyên tắc phân tích cây quyết định
Quá trình phân tích được bắt đầu từ bên phải (đỉnh của cây) và đi ngược
sang trái (tới gốc cây). Trong quá trình đi lùi, bằng cách phân tích từ phải
sang trái, trước hết ta xác định các nhiệm vụ phải làm sau đó thực hiện
theo kiểu lùi dần và theo từng phần nhiệm vụ đặt ra.
Có hai nguyên tắc thực hiện quá trình này:
Nếu phân tích điểm nút khả năng có thể xảy ra (vòng tròn), ta tính
các giá trị dự đoán tại điểm nút bằng cách nhân xác suất trên mỗi
nhánh bắt nguồn từ điểm nút ấy cới mức lợi nhuận ghi ở tận cùng
của nhánh. Sau đó cộng tất cả các kết quả tính được của mỗi
nhánh bắt nguồn từ nút này.
Nếu phân tích nút quyết định (hình vuông) thì ta đặt vào hình
vuông con số có giá trị dự đoán lớn nhất trong tất cả các giá trị của
các cành bắt nguồn từ nút này. Bằng cách ấy, ta chọn được cành
có kết quả dự đoán lớn nhất và loại bỏ các cành có giá trị dự đoán
nhỏ hơn. Ta đánh dấu vào những cành này bằng hai gạch nhỏ để
tỏ ý rằng chúng bị loại bỏ.
Các bước phân tích cây quyết định
Phân tích cây quyết định đòi hỏi người ra quyết định hành động qua 6
bước:
Xác định vấn đề trong những mục tiêu được đặt ra. Trước tiên xác
định những nhân tố quan trọng đối với quyết định, sau đó ước
lượng các phân phối xác suất mà chúng được giả định để mô tả giá
trị tương lai của những nhân tố này. Thu thập số liệu tài chính liên
quan đến những kết quả có điều kiện.
Mô hình hoá quá trình quyết định, đó là xây dựng cây quyết định,
mô tả tất cả các sự kiện có thể chứa đựng trong vấn đề. ở bước
này, người ra quyết định chọn lựa số giai đoạn trong đó sự kiện
tương lai được phân chia.

109
Đặt các giá trị xác suất giả định và số liệu tài chính vào mỗi cành và
nhánh của cây quyết định.
“Giải ” cây quyết định. Sử dụng phương pháp luận đã nêu, tiếp tục
xác định cành được lựa chọn của cây mà nó có giá trị hy vọng lớn
nhất hoặc làm tối đa tiêu chuẩn quyết định.
Thực hiện phân tích độ ảnh hưởng, nghĩa là xác định xem lời giải
tác động trở lại tới thay đổi đầu vào như thế nào. Bước này cho
phép thí nghiệm mà không cần cam kết thực tế, không sợ sai lầm
và không phá vỡ quá trình thực hiện.
Liệt kê những giả định cơ bản. Giải thích các kỹ thuật đã sử dụng
để xác định các phân phối xác suất.
ưu điểm của việc phân tích cây quyết định
Phân tích cây quyết định là một kỹ thuật của người quản lý dùng để
thiết kế và trình bày quá trình lựa chọn và quyết định. Phương pháp
này có những ưu điểm sau:
Thiết kế qúa trình quyết định, hướng những người quản lý cây
quyết định được làm ra trong một mô hình trình tự liên tục.
Đòi hỏi người ra quyết định phải nghiên cứu tất cả các hậu quả có
thể xảy ra dù muốn hay không muốn.
Kết hợp qúa trình ra quyết định với quá trình khác, minh hoạ mọi
giả định về tương lai.
Cho phép một nhóm thảo luận lựa chọn nhờ tập trung vào các số
liệu tài chính, giá trị xác suất và giả thiết cơ bản.
Có thể sử dụng nhờ máy tính. Như vậy nhiều loạt giả thiết khác có
thể được chỉ ra và biểu hiện của chúng được thấy rõ trên những kết
quả cuối cùng.
Ví dụ: Một doanh nghiệp dự định đầu tư phát triển một loại sản phẩm
mới. Nếu cầu thị trường cao: Xác suất 30% doanh nghiệp sẽ thu được 4
tỷ đồng lợi nhuận, nhưng nếu cầu thấp họ bị lỗ 2 tỷ đồng. Để giúp doanh
nghiệp có quyết định đầu tư hiệu quả, một công ty tư vấn đề nghị doanh
nghiệp trả 0,2 tỷ đồng họ sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về nghiên
cứu thị trường liên quan đến sản phẩm của dự án. Nếu doanh nghiệp
mua thông tin sẽ có các khả năng xảy ra tương ứng với từng tình huống
cầu cao, thấp như cho trong bảng sau:

Cầu sản phẩm


Kết quả thông tin tư
vấn thị trường
Cầu cao (H) Cầu thấp (L)
Rất chính xác (A) 0.4 0,1
Trung bình (B) 0,4 0,5

110
Chất lượng kém (C) 0,2 0,4
Sử dụng phương pháp phân tích cây quyết định hãy đánh giá rủi ro dự
án phát triển sản phẩm mới.
Bước 1: Vẽ cây quyết định
Điểm nút quyết định đầu tiên có hai cành tương ừng với việc có nên mua
hay không nên mua thông tin thị trường của công ty tư vấn. Trong trường
hợp không mua thì tại điểm nút này cũng có hai nhánh: một nhánh thể
hiện việc doanh nghiệp có đầu tư phát triển sản phẩm mới, nhánh kia
phản ánh trường hợp doanh nghiệp không đầu tư. Điểm nút lựa chọn
nằm trên nhánh đầu tư phát triển sản phẩm mới. Có hai khả năng là cầu
cao và cầu thấp, xác suất tương ứng mỗi trường hợp được ghi trên mỗi
nhánh và giá trị lời/lỗ được ghi phía tận cùng của nhánh.
Trường hợp mua thông tin của công ty tư vấn thì có ba khả năng xảy ra
là: kết quả thông tin rất chính xác, trung bình và chất lượng kém. Cây
quyết định tại đây được thiết kế điểm nút lựa chọn trên “cành mua thông
tin” và ba điểm nút quyết định trên ba nhánh xuất phát từ cành này. Các
nhánh nhỏ hơn xuất phát từ điểm nút quyết định này tương tự như ở
điểm nút lựa chọn của tình huống đầu tư phát triển của sản phẩm mới đã
trình bày ở trên.
Theo dữ kiện đầu bài có thể lập bảng xác suất có điều kiện:
Kết quả thông tin tư Cầu sản phẩm
vấn thị trường Cầu cao (H) Cầu thấp (L)
Rất chính xác (A) P (H/A) = 0.4 P(A/L) = 0,1
Trung bình (B) P (H/B) = 0,4 P(B/L) = 0,5
Chất lượng kém (C) P (H/C) = 0,2 P(C/L) = 0,4
Cây quyết định được vẽ như hình sau:
H 0,3 4
ĐT
-0,2
-
L 0,7
0,2 -2
0,14 Không ĐT
0

H 0,632 3,
1,6
8
ĐT 1,6
CX L 0,368 -2,2
0,14 1,6
1,6 Không ĐT
0,19 -0,2
H 0,3 3,8
ĐT -0,67
-
0,67 L 0,745 -2,2
0,1 TB -- 0,2
0,2
Không ĐT -0,2
4 0,47

111 H 0,176
3,
ĐT -1,14
- 8
1,14 L 0,824 -2,2
Kém -- 0,2
0,2
Không ĐT
0,34 -0,2
Để trả lời câu hỏi có nên mua thông tin tư vấn thị trường hay không, cần
tính xác suất có điều kiện hay tính lại xác suất của các mức cầu cao thấp
khi có thêm thông tin về điều tra thị trường của công ty tư vấn. Trước khi
tính xác suất có điều kiện cần tính xác suất kết hợp, sau đó tính lại giá trị
xác suất
của mức cầu thị trường khi đã có thông tin tư vấn thị trường .

P(HA) 0,12
P(H/A ) = = =
P(A) 0,19 0,632

Cầu sản phẩm Kết quả nghiên cứu và dự báo thị trường Xác suất
dự án biên của
Rất chính Trung bình Kém (C) cầu
xác (A) (B)

Cầu cao (H) P (AH) P (BH) P (CH) P (H) =


0,3

Cầu thấp (L) P (AL) P (BL) P (CL) P (L) =


0,7

Xác suất biên P (A) P (B) P (C) 1


của kết quả
thông tin

Thay số liệu vào ta có kết quả

Cầu cao (H) 0,12 0,12 0,06 P (H) =


0,3

Cầu thấp (L) 0,07 0,37 0,28 P (L) =


0,7

Xác suất biên 0,19 0,47 0,34 1


của kết quả
thông tin

Bước 2: Phân tích cây quyết định


Sau khi tính lại các giá trị xác suất, ghi chúng ở trên các cành liên quan,
người ta tính lại giá trị các ô tròn và vưông theo thứ tự lùi dần. Kết quả
tính toán được trình bày trên cây quyết định. Như vậy, nếu đầu tư phát
triển sản phẩm mới và mua thông tin nghiên cứu thị trường của công ty

112
tư vấn thì có khả năng doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận là 0,14 tỷ
đồng.

113
7 Chương 6. phân tích đánh giá kinh tế – xã
hội dự án đầu tư
Phân tích kinh tế giúp thiết kế và lựa chọn những dự án có đóng góp cho
phúc lợi chung của quốc gia. Phân tích kinh tế có tác dụng lớn nhất nếu
nó sớm được đưa vào sử dụng trong chu kỳ dự án để nhận diện những
dự án kém và những cấu thành dự án kém. Nếu được sử dụng ở giai
đoạn cuối của chu kỳ dự án thì phân tích kinh tế có thể giúp quyết định
xem liệu có nên tiếp tục triển khai dự án nữa hay không ? các công cụ
của phân tích kinh tế có thể giúp trả lời nhiều câu hỏi về tác động của dự
án đến chủ thể tiến hành dự án, đến xã hội và nhiều đối tượng hữu quan
khác nhau. Chúng cũng có thể nhận diện được rủi ro của dự án và đánh
giá tính bền vững của chúng.

7.1 Nguyên tắc phân tích đánh giá kinh tế - xã hội dự án đầu

7.1.1 Khái niệm và sự cần thiết phải xem xét khía cạnh
kinh tế - xã hội các dự án đầu tư
Trong điều kiện kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước,
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong đó có hoạt động đầu tư được
xem xét từ hai góc độ: nhà đầu tư và nền kinh tế.
Như ta đã xem xét trong chương trước, trên góc độ của nhà đầu tư mục
đích cụ thể có nhiều nhưng quy tụ lại là yếu tố lợi nhuận. Khả năng sinh
lợi của dự án là thước đo chủ yếu quyết định sự chấp nhận một việc làm
mạo hiểm của nhà đầu tư. Khả năng sinh lợi càng cao thì càng hấp dẫn
các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, không phải mọi dự án có khả năng sinhlợi cao đều tạo ra
những ảnh hưởng tốt đối với nền kinh tế và xã hội. Do đó, trên góc độ
quản lý vĩ mô phải xem xét đánh giá việc thực hiện dự án đầu tư có
những tác động gì đối với việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, có
nghĩa là phải xem xét khía cạnh kinh tế – xã hội của dự án.
Lợi ích kinh tế – xã hội của dự án đầu tư là chênh lệch giữa các lợi ích
mà nền kinh tế và xã hội thu được so với các đóng góp mà nền kinh tế
và xã hội đã bỏ ra khi thực hiện dự án.
Những lợi ích mà xã hội thu được chính là sự đáp ứng của dự án đối với
việc thực hiện các mục tiêu chung của xã hội, của nền kinh tế. Những sự
đáp ứng này có thể được xem xét mang tính định tính như đáp ứng các
mục tiêu phát triển kinh tế, phục vụ việc thực hiện các chủ trương chính
sách của Nhà nước, góp phần chống ô nhiễm môi trường, cải tạo môi
sinh,… hoặc đo lường các tính toán định lượng như mức tăng thu cho
ngân sách, mức gia tăng số người có việc làm, mức tăng thu ngoại tệ…

114
Chi phí xã hội phải gánh chịu khi một công cuộc đầu tư được thực hiện
bao gồm toàn bộ các tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất, sức lao
động mà xã hội dành cho đầu tư thay vì sử dụng vào các công việc khác
trong tương lai không xa.
Như vậy, phân tích kinh tế – xã hội của dự án đầu tư chính là việc so
sánh giữa cái mà xã hội phải trả cho việc sử dụng các nguồn lực
sẵn có của mình một cách tốt nhất và lợi ích do dự án tạo ra cho
toàn bộ nền kinh tế (chứ không chỉ riêng cho một cơ sở sản xuất kinh
doanh).
Khi một dự án chứng minh được rằng sẽ đem lại cho xã hội một lợi ích
lớn hơn cái giá mà xã hội phải trả thì dự án mới xứng đáng được hưởng
những ưu đãi mà nền kinh tế dành cho nó.

7.1.2 Mục tiêu và tiêu chuẩn đánh giá khía cạnh kinh tế -
xã hội của dự án đầu tư
Mục tiêu
Thông thường đối với các dự án đầu tư phải tuân theo các kế hoạch định
hướng của Nhà nước, đôi khi nhà nước trực tiếp ấn định các chỉ tiêu kế
hoạch. Tuy nhiên khi xem xét khía cạnh kinh tế – xã hội của dự án cần
phải xem xét việc thực hiện dự án sẽ góp gì cho việc thực hiện kế hoạch
phát triển kinh tế quốc dân. Sau đấy cần xem xét mức độ đóng góp cụ
thể của dự án vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội
của đất nước thông qua một hệ thống các chỉ tiêu định lượng như mức
độ đóng góp cho ngân sách, mức tiết kiệm ngoại tệ cho nền kinh tế…
Các tiêu chuẩn đánh giá
Đối với mọi quốc gia, mục tiêu sản xuất chủ yếu của nền sản xuất xã hội
là tối đa hoá phúc lợi xã hội. Mục tiêu này thường được thể hiện qua các
chủ trương chính sách và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của nước
đó. ở các nước đang phát triển, các mục tiêu chủ yếu được đề cập trong
kế hoạch phát triển dài hạn được đo lường bằng các tiêu chuẩn sau:
Nâng cao mức sống của dân cư: Được thể hiện gián tiếp thông
qua các số liệu cụ thể về mức gia tăng sản phẩm quốc gia, mức
gia tăng thu nhập, tócc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế…
Phân phối thu nhập và công bằng xã hội: Thể hiện qua sự đóng
góp của công cuộc đầu tư vào việc phát triển các vùng kinh tế kém
phát triển và đẩy mạnh công bằng xã hội.
Gia tăng số lao động có việc làm: Đây là một trong những mục tiêu
chủ yếu của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của các nước có
thừa lao động.
Tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ: những nước đang phát triển không
chỉ nghèo mà còn là những nước nhập siêu. Do đó đẩy mạnh xuất

115
khẩu, hạn chế nhập khẩu là những mục tiêu quan trọng trong chiến
lược phát triển kinh tế tại các quốc gia này.

7.1.3 Nguyên tắc phân tích đánh giá kinh tế – xã hội dự án


đầu tư
Phân tích kinh tế dự án là thiết kế và lựa chọn các dự án đóng góp vào
sự thịnh vượng của một đất nước. Phân tích dự án hữu hiệu nhất khi
được sử dụng trong những giai đoạn đầu của chu trình dự án nhằm phát
hiện những dự án hay những thành phần dự án không tốt. Đánh giá kinh
tế dựa trên khái niệm chi phí cơ hội. Để đánh giá tác động tổng thể lên
nền kinh tế chúng ta cần xem xét các khoản đầu tư có thể được dùng
vào mục đích nào. Sau đó điều quan trọng nhất là phân tích kinh tế đánh
giá các lợi ích đã bị bỏ qua hay các chi phí cơ hội của việc thực hiện dự
án này mà bỏ qua dự án khác. Các chi phí cơ hội được giải thích là do tỉ
lệ chiết khấu làm thay đổi các giá trị thực tế trong tương lai thành giá trị
tương đương trong hiện tại hay hiện giá.
Chi phí cơ hội
Trong phân tích tài chính các phương án sử dụng nguồn lực nhằm đạt
được kết quả dự án không được xem xét. Những phương án sử dụng
này thể hiện chi phí cơ hội hay một lợi ích tiềm tàng đã bị bỏ qua. Ví dụ
như lao động để tiến hành các hoạt động dự án có thể sử dụng cho
những việc khác khi những việc này tồn tại trong nền kinh tế. Chi phí tài
chính của lao động sẽ là mức lương hiện hành, nhưng còn có một chi phí
cơ hội nằm dưới nó, chi phí cơ hội này chính bằng giá trị mà một đơn vị
nhân lực có thể tạo ra khi họ làm việc khác. Giá trị này cần được xem xét
trong phân tích kinh tế.

Giá mờ
Giá mờ được sử dụng để xem xét các tác động chính của dự án khi có
sự khác biệt giữa giá trị kinh tế và giá trị tài chính.
Trong phân tích kinh tế, giá thị trường được điều chỉnh theo tác động mà
sự can thiệp của chính phủ và thị trường gây ra. Kết quả của sự điều
chỉnh này là giá mờ.
Khi đầu ra của dự án không phải là một hàng hoá mới, tức là nó chỉ thay
thế cho một loại hàng hoá khác, thì giá mờ được dựa trên giá bán của
loại hàng hoá được thay thế trừ đi thuế sản xuất và cộng với trợ giá cho
hàng hoá được thay thế. Giá bán này cũng cần được điều chỉnh theo các
tác động của sự can thiệp của chính phủ và của thị trường lên các đầu
vào cần thiết để sản xuất ra hàng hoá được thay thế. Khi đầu ra của
hàng hoá là một loại hàng hoá mới, nghĩa là khi dự án tạo thêm một loại
hàng hoá so với khi không có dự án, thì giá mờ sẽ được đưa vào giá
mua hàng hoá mới, bao gồm cả thuế tiêu thụ và không bao gồm trợ giá

116
cho người mua. Giá mua này cũng cần được điều chỉnh theo sự khác
biệt giữa giá kinh tế và giá thị trường.
Đối với các dự án sản xuất hàng hoá thay thế hàng nhập khẩu, đầu ra
của dự án sẽ là hàng hoá thay thế. Hàng hoá này có thể được đánh giá
thông qua giá bán, nghĩa là thông qua giá nhập khẩu. Đối với các dự án
nhỏ sản xuất hàng xuất khẩu, đầu ra sẽ là hàng hoá mới, hàng hoá này
được đánh giá thông qua giá mua, hay giá xuất khẩu. Đối với một dự án
sản xuất cả hàng thay thế nhập khẩu và hàng xuất khẩu, đầu ra có thể
được đánh giá thông qua trung bình trọng số của giá xuất và giá nhập
khẩu.
Giá mờ của đầu vào dự án cũng được đánh giá thông qua trung bình
trọng số của giá mua và giá bán. Đối với đầu vào thay thế, nghĩa là đầu
vào mà dự án lấy được từ các mục đích sử dụng khác, giá mờ được
dựa vào giá mua đã điều chỉnh hoặc sự sẵn sàng bỏ tiền để mua đầu
vào này. Đối với đầu vào mới, nghĩa là đầu vào phi thương mại khi sản
xuất được mở rộng, giá mờ được dựa trên giá bán đầu vào đã được điều
chỉnh, có nghĩa là dựa trên giá bán của đầu vào phi thương mại được
sản xuất trong nước, hoặc dựa trên giá nhập khẩu hay xuất khẩu của
đầu vào thương mại.
Bảng 6.1: Cơ sở đánh giá kinh tế đầu ra và đầu vào của dự án

Dự án sản xuất hàng hoá Dự án sản xuất hàng hoá


mới thay thế
Đầu Giá bán đã điều chỉnh hay Giá mua đã điều chỉnh hay
vào chi phí cơ hội sự sẵn sàng mua
Đầu ra Giá mua đã điều chỉnh hay Giá bán đã điều chỉnh hay
sự sẵn sàng mua chi phí cơ hội

Các khoản thanh toán chuyển giao


Một số khoản thanh toán dưới dạng dòng chi phí trong phân tích tài
chính lại không phải là chi phí kinh tế mà chỉ là sự chuyển giao quyền
kiểm soát nguồn lực từ một nhóm người này sang nhóm người khác
trong xã hội. Các khoản thanh toán chuyển giao trực tiếp bao gồm thuế
thu nhập, thuế tài sản và trợ giá đã tái phân phối thu nhập xã hội và nói
chung là ảnh hưởng đến ngân sách của chính phủ một cách tích cực
hoặc tiêu cực.

Thuế
Thuế là sự chuyển giao tiền tệ bắt buộc hoặc đôi khi là chuyển giao hàng
hoá hay dịch vụ từ cá nhân, nhóm tổ chức hay đến chính phủ. Thuế có
thể được đánh giá trên tài sản hoặc thu nhập hoặc được tính vào giá
bán. Đánh thuế là một trong những biện pháp chính để chính phủ có đủ

117
tiền chi tiêu. Nhưng không phải tất cả các khoản nộp cho chính phủ đều
là thuế.

Trợ giá
Trợ giá ngược với thuế và cần được loại khỏi các khoản thu của dự án
cho mục đích phân tích kinh tế. Từ quan điểm xã hội, trợ giá là những
khoản chuyển dịch quyền kiểm soát nguồn lực từ người cho tới người
nhận, nhưng trợ giá không thể hiện việc sử dụng nguồn lực. Những
nguồn lực cần thiết để tạo ra một đầu vào thể hiện chi phí thực tế của
đầu vào đối với xã hội. Vì lý do này, phân tích kinh tế sử dụng chi phí đầy
đủ của hàng hoá chứ không sử dụng mức giá có trợ giá.
Trợ giá thường được sử dụng để thúc đẩy phúc lợi xã hội nói chung. Các
khoản trợ giá có thể dưới dạng tái phân phối thu nhập, trong đó thu nhập
được lấy từ thuế, hoặc trợ giá có thể sử dụng như một biện pháp khuyến
khích các hoạt động phúc lợi xã hội khi không có các khuyến khích từ
phía thị trường. Ví dụ như trợ giá nông nghiệp thường được áp dụng cho
nông dân để duy trì các hoạt động nông nghiệp trong trường hợp thị
trường nông sản không phát triển hoặc trường hợp sản xuất nông nghiệp
bị đình trệ.
Trợ cấp thường luân chuyển từ chính phủ đến cho chủ thể dự án nên
chúng là một phần trong tác động ngân sách của dự án, và nhà phân tích
phải chú ý để biều thị chúng một cách rõ ràng.

Xử lý các khoản thanh toán chuyển giao trong đánh giá kinh tế
Vì các khoản thanh toán chuyển giao thể hiện sự chuyển dịch nguồn lực
từ khu vực này sang khu vực khác của xã hội chứ không phải là sự sử
dụng nguồn lực trực tiếp, các khoản thanh toán này không được đưa vào
phân tích kinh tế. Sự tồn tại của thuế và trợ giá làm sai lệch giá của hàng
hoá và dịch vụ trên thị trường và do đó những giá này cần điều chỉnh để
phản ánh được mức giá kinh tế chứ không phải mức giá tài chính.
Những khoản thanh toán chuyển giao này không thể hiện chi phí cơ hội
đối với toàn thể xã hội vì không hề có sự sử dụng nguồn lực thật sự mà
chỉ có sự tái phân phối các nguồn lực giữa các nhóm người trong xã hội.
Nhưng không nên bỏ thuế và trợ giá. Nếu thuế và trợ giá làm cho một dự
án trở nên không khả thi từ quan điểm của chủ thể dự án, chúng lại quan
trọng trong việc đánh giá tính bền vững của dự án. Một hồ sơ dự án
hoàn chỉnh cần không chỉ xác định các khoản thuế và trợ giá mà còn xác
định các nhóm được hưởng lợi và phải chịu chi phí từ dự án. Thông
thường chính phủ thu thuế và cung cấp trợ giá.

Các khoản cho tặng và đóng góp bằng hiện vật


Trong một số trường hợp chủ thể dự án nhận hàng hoá và dịch vụ miễn
phí. Khi đánh giá dự án trên quan điểm kinh tế xã hội, điều quan trọng là
phải tính đến các khoản này. Thông thường người ta ước định được giá
trị của hàng hoá và dịch vụ được cho tặng này bằng cách định giá chúng
118
ở giá thị trường, coi đó như một sự thay thế gần đúng ban đầu cho chi
phí kinh tế của chúng.

7.2 Nội dung phân tích đánh giá kinh tế – xã hội dự án đầu tư
Phân tích kinh tế bao gồm ba bước: xác định, đánh giá và so sánh các
chi phí và lợi ích của một dự án để xác định tính khả thi của dự án.

7.2.1 Xác định các chi phí và lợi ích của dự án


Khi đánh giá kinh tế cần xác định các yêu cầu về nguồn lực và việc
chuyển những yêu cầu này sang dạng tiền tệ bất cứ khi nào có thể.
Trong trường hợp này cần phải phân biệt các chi phí và lợi ích trong
phân tích kinh tế và phân tích tài chính. Phân tích tài chính xem xét dự
án từ phương diện của bên thực hiện dự án, phân tích tài chính xác định
dòng tiền ròng thu được của bên thực hiện dự án và đánh giá khả năng
của họ trong việc đáp ứng nghĩa vụ tài chính và tiến hành những khoản
đầu tư trong tương lai. Phân tích kinh tế thì xem xét dự án từ khía cạnh
của toàn xã hội và đo lường các tác động của dự án đối với toàn bộ nền
kinh tế.
Phân tích tài chính dự án dựa vào phân tích dòng tiền. Nhà phân tích tài
chính ước tính lượng tiền dự án tạo ra và trừ đi lượng tiền cần thiết để
duy trì dự án. Qua đó, dòng tiền ròng sẽ được xác định trong hồ sơ tài
chính của dự án.
Trong phân tích tài chính, người ta thường quan tâm đến các hạng mục
chi phí liên quan đến chi tiêu tiền mặt. Trong phân tích kinh tế người ta
quan tâm đến chi phí cơ hội của quốc gia. Nếu một dự án lấy nguồn lực
của các hoạt động sản xuất hàng hoá và dịch vụ khác, giá trị của những
gì bị bỏ qua chính là chi phí cơ hội của dự án đối với xã hội.
Phân tích tài chính dựa trên mức giá thực tế mà chủ thể dự án phải trả
cho đầu vào và thu được từ đầu ra. Mức giá sử dụng trong phân tích
kinh tế lại được dựa vào chi phí cơ hội đối với quốc gia. Các giá trị kinh
tế của đầu ra và đầu vào khác với các giá trị tài chính cảu chúng do
những sai lệch về thị trường mà chính phủ hay khu vực tư nhân gây ra.
Các khoản thuế xuất, nhập khẩu và trợ thuế, thuế doanh thu, trợ giá sản
xuất cũng như các hạn chế về số lượng là những sai lệch thường gặp do
chính phủ tạo ra.
Khi kết thúc thời hạn dự án, một số tài sản có thể vẫn còn giá trị, do đó
có thể sử dụng tiếp hoặc bán được. Giá trị này làm tăng lợi ích thu được
từ dự án và cần được đưa vào đánh giá kinh tế.
Đôi khi các hoạt động dự án gây ra những tác động ngoài dự kiến và
ngoài ý muốn, những tác động này nằm ngoài kết quả dự kiến của dự
án. Chi phí và lợi ích của những tác động này không được đưa vào phân
tích tài chính vì chúng không làm phát sinh chi phí hay tạo ra thu nhập

119
tiền mặt cho nhà đầu tư trừ phi có yêu cầu bồi thường để hạn chế các
tác động bên ngoài này. Các yếu tố ngoại vi cần được xem xét trong
phân tích kinh tế bất cứ khi nào có thể khi chúng có sử dụng nguồn lực
và làm phát sinh chi phí cho xã hội.

7.2.2 Đo lường chi phí và lợi ích


Một số chi phí và lợi ích có thể xác định được nhưng khó đánh giá dưới
dạng tiền tệ, và một số thì khó xác định được. Để tiện cho việc đánh giá
ta chia thành các dạng sau:
A. Đánh giá các tác động có thể dễ dàng xác định và lượng hoá
Các lợi ích và chi phí có thể được biểu diễn dưới dạng tiền tệ thường
bao gồm các khoản chi tiêu ban đầu ước tính và các chi phí vận hành,
cũng như các khoản thu và tiết kiệm chi phí.
o Các chi phí vận hành:
- Chi phí vốn: ước tính chi phí cho đất đai, lao động, thiết bị và nhà
xưởng.
- Chi phí hoạt động là chi phí vận hành trong suốt cuộc đời của dự
án.
o Các khoản thu và tiết kiệm chi phí:
- Doanh thu từ sản phẩm do tài sản hoặc hoạt động dự án tạo ra.
- Doanh thu từ các đầu ra phi thương mại
- Lợi ích cho người sử dụng dịch vụ không được phản ánh trong giá
bán nhưng có thể định giá được.
- Tiết kiệm chi phí.
- Giá trị còn lại của tài sản (nếu có)
- Lợi ích đối với cộng đồng (những lợi ích có thể đánh giá được).
B. Đánh giá các tác động có thể xác định được nhưng khóng lượng
hoá dưới dạng tiền tệ
Có nhiều tác động có thể lượng hoá được nhưng khó xác định giá trị của
chúng dưới dạng tiền tệ. Các hàng hoá và dịch vụ phi thương mại
thường thuộc loại này. Các yếu tố chuyển đổi tiêu chuẩn, được chính
phủ và các cơ quan cho vay quốc tế đã có sẵn để ước tính giá trị kinh tế
của các hàng hoá phi thương mại khi không có hàng hoá thay thế hợp lý.
C. Đánh giá các tác động không thể lượng hoá được
Trong khu vực công cộng có nhiều tác động mà gần như không thể đo
được lợi ích và chi phí. Ví dụ như tác động của công trình cầu dây văng
bắc ngang một con sông trong một khu vực có cảnh đẹp tự nhiên. Khi
những tác động này tương đối nhỏ thì chỉ cần mô tả chúng và chỉ ra một

120
cách định tính độ lớn và tầm quan trọng của chúng. Tuy nhiên, các tác
động lớn hơn cần phải được xem xét kỹ lưỡng và cần được lượng hoá
càng nhiều càng tốt.
D. Các tác động kinh tế rộng hơn
Thông thường một dự án và các hoạt động kèm theo nó sẽ có các tác
động gián tiếp, các tác động này có thể dự đoán hoặc không dự đoán
trước được. Các lợi ích của dự án cũng bao gồm bất kỳ giá trị thặng dư
nào của người tiêu dùng. Một dự án có thể hạ giá thành cho mọi người
tiêu dùng chứ không nhất thiết là chỉ cho những người hưởng thụ dự
kiến. Khoản tiết kiệm của người tiêu dùng do sự khác biệt giữa mức giá
mà họ sẵn sàng trả và mức mà họ phải trả được phản ánh trong tác
động tài chính. Từ việc trả ít hơn cho một sản phẩm cụ thể, họ sẽ có
nhiều tiền hơn để mua các hàng hoá và dịch vụ khác. Những tác động
này cần đưa vào phân tích kinh tế vì chúng ảnh hưởng đến đời sống
toàn xã hội. Những tác động này có thể làm phát sinh các vấn đề phân
phối và công bằng, đặc biệt là khi lợi ích từ các tác dộng gián tiếp lớn
hơn lợi ích được phỏng đoán dựa trên những người hưởng thụ dự án
hoặc đặc biệt khi những lợi ích đối với một khu vưc của xã hội lại gây
thiệt hại cho những người khác.
E. Dự đoán các tác động bội nhiễm
Một số lợi ích của các dự án sản xuất gián tiếp không thể lượng hoá
được. Ví dụ một cây cầu mới xây không chỉ giảm thời gian đi lại cho xe
tải mà còn có thể khuyến khích quan hệ xã hội và chính trị của những
người ở hai bên bờ sông. Một phương pháp dự đoán tác động bội nhiễm
là thu hút sự bàn bạc của những người liên quan đến dự án trong những
giai đoạn đầu của quá trình phân tích. Mặc dù quy mô hay giá trị của các
tác động sẽ không được làm rõ ngay, kiến thức tổng hợp và kinh nghiệm
của những người liên quan đến dự án sẽ giúp xác định và sắp xếp tầm
quan trọng của những tác động này đối với nền kinh tế. Kinh nghiệm dự
án trong qúa khứ có thể được xem xét lại để có một ý tưởng về loại và
mức độ tác động do các hoạt động dự án gây ra. Cơ quan thống kê quốc
gia thường có những con số ước tính các mối quan hệ bội nhiễm trong
nền kinh tế. Những con số này được biên soạn rất cẩn thận thông qua
việc kiểm tra chặt chẽ những tác động tổng thể lên nền kinh tế và các
lĩnh vực trong nền kinh tế gây ra bởi những thay đổi về mức sản lượng
của các lĩnh vực khác.
F. Thay đổi giá trong tương lai
Chi phí và lợi ích kinh tế của một dự án thường được biểu diễn dưới
dạng giá phổ biến trong năm tiến hành thẩm định dự án. Xem xét xu
hướng trong quá khứ, mức giá nói chung có thể được hy vọng là tăng
trong suốt cuộc đời dự án. Nếu xu hướng giá cả trong tương lai có thể
ước tính được một cách hợp lý và chính xác, đồng thời những thay đổi
được áp dụng đồng nhất cho các dòng chi phí và lợi ích thì phân tích

121
kinh tế có thể được tiến hành ở mức giá thịnh hành trong mỗi năm của
cuộc đời dự án. Bởi vì trong thực tế không thể dự đoán được những thay
đổi về giá nói chung, đặc biệt là trong trường hợp của các dự án công
cộng có tuổi thọ kinh tế rất dài.Nếu giá danh nghĩa của tất cả các hàng
hoá thay đổi theo cùng một tỉ lệ thì giá tương đối sẽ không thay đổi, do
đó không có thay đổi giá cả trong thực tế, giá cả tăng lên không ảnh
hưởng gì đến tính khả thi kinh tế của dự án.

7.2.3 Xác định tỉ suất chiết khấu xã hội


Tỷ suất chiết khấu xã hội là tỷ suất dùng để tính chuyển khoản các khoản
lợi ích xã hội và chi phí xã hội của dự án về cùng một mặt bằng thời gian.
Về nguyên tắc, tỷ suất chiết khấu xã hội được tính dựa trên chi phí xã
hội của việc sử dụng vốn đầu tư. Trên thực tế, có thể tính một cách
tương đối giá trị tỷ suất chiết khấu xã hội như sau:
Xuất phát từ mức lãi xuất thực tế cho vay đầu tư của nhà nước
hoặc của các tổ chức tài chính quốc tế.
Đối với các nước cho vay vốn, xuất phát từ mức độ ưu đãi đối với
các dự án đầu tư trong nước để hạ thấp tỷ suất chiết khấu xã hội.
rs = (1- pd) . rw
Trong đó:
rw : tỷ lệ lãi suất thực tế trên thị trường vốn quốc tế.
pd: mức độ ưu đãi cho các dự án trong nước.
Đối với các dự án đi vay vốn thì rs không được nhỏ hơn mức lãi
suất thực tế trên thị trường vốn đi vay.
Đối với những nước vừa đi vay vốn vừa cho vay vốn trên thị
trường vốn quốc tế thì xuất phát từ lãi suất vay nợ dài hạn trên thị
trường vốn quốc tế tương ứng.
Đối với mỗi quốc gia cần có một tỷ suất chiết khấu xã hội ổn định
và được sử dụng cho mọi dự án trong nước của từng ngành, từng
địa phương do các cơ quan hoạch định chính sách quốc gia đưa
ra, phù hợp với chính sách phát triển ngành, địa phương, rs mang
tính chất khuyến khích đối với ngành, địa phương được tính như
sau:
rsin = rs - pin
Trong đó:
rsin: tỷ suất chiết khấu xã hội khuyến khích
pin: mức khuyến khích
Các tỷ suất chiết khấu xã hội cần đựơc định kỳ xem xét và điều chỉnh
cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế trong và ngoài nước. Việc
122
xem xét lại các tỷ suất chiết khấu xã hội được tiến hành khi soạn thảo kế
hoạch phát triển trung hạn, khi có những thay đổi chủ yếu trong chính
sách phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Khi khả năng thu hút vốn
trong nước lớn hơn vay nước ngoài thì rs phải cao hơn lãi suất thực tế
trên thị trường vốn để hạn chế các dự án kém hiệu quả.

7.3 Các chỉ tiêu đánh giá kinh tế – xã hội dự án đầu tư


Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án bao gồm giá trị hiện
tại thuần tài chính (NPVF ), giá trị tương lại thuần tài chính (FPVF ) , tỉ
suất nội hoàn tài chính (IRRF ), thời gian hoàn vốn tài chính (TF ) chỉ tiêu
lợi ích - chi phí tài chính (BCRF ), chỉ tiêu lợi ích năm đầu tài chính (FYRF
).Tương tự, khi đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án đầu tư,
người ta cũng tính toán và xem xét các chỉ tiêu này, bao gồm giá trị hiện
tại thuần kinh tế (NPVE ), giá trị tương lại thuần kinh tế (FPVE ) , tỉ suất
nội hoàn kinh tế (IRRE ), thời gian hoàn vốn kinh tế (TE ) chỉ tiêu lợi ích -
chi phí kinh tế (BCRE ), chỉ tiêu lợi ích năm đầu kinh tế (FYRE ). Khi đánh
giá các chỉ tiêu này trên góc độ kinh tế - xã hội cần chú ý tiến hành 2 hiệu
chỉnh như sau:
Giá trị của các yếu tố chi phí và lợi ích trong các công thức cần
được hiệu chỉnh lại theo nguyên tắc giá mờ như đã trình bầy trong
phần trên.
Cần xác định suất chiết khấu kinh tế thay cho suất chiết khấu tài
chính trong các công thức đánh giá hiệu quả dự án.
Một dự án dù lớn hay nhỏ đều có ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế
quốc dân. Để xác định được phần đóng góp của dự án đối với nền kinh
tế quốc dân, người ta tập trung vào việc phân tích các nhóm chỉ tiêu định
lượng và không định lượng.
Nhóm chỉ tiêu không định lượng bao gồm các tác động của dự án đến
môi trường, kết cấu hạ tầng, phát triển kỹ thuật và an ninh quốc phòng.
Sau đây ta sẽ nghiên cứu các chỉ tiêu định lượng chung của dự án đầu
tư và các chỉ tiêu định lượng thường được xem xét đối với dự án đầu tư
giao thông vận tải.

7.3.1 Nhóm các chỉ tiêu chung


Nhóm này gồm chỉ tiêu số lao động, chỉ tiêu ngoại hối ròng và khả năng
cạnh tranh quốc tế.
A. Chỉ tiêu số lao động có việc làm do thực hiện dự án và số lao
động có việc làm thêm tính trên một đơn vị giá trị vốn đầu tư
Số lao động có việc làm ở đây bao gồm số lao động có việc làm trực tiếp
cho dự án và số lao động có việc làm ở các dự án liên đới (số lao động

123
có việc làm gián tiếp). Các dự án liên đới là các dự án khác được thực
hiện do sự đòi hỏi của dự án đang xem xét.
Trình tự xác định số lao động (trực tiếp và gián tiếp) có việc làm do thực
hiện dự án như sau:
o Xác định số lao động cần thiết cho dự án đang xem xét tại năm hoạt
động bình thường của đời dự án
o Xác định số lao động cần thiết cho hoặc tăng thêm ở các dự án liên
đới cả về phía đầu vào và đầu ra. Đây chính là số lao động có việc
làm gián tiếp nhờ thực hiện dự án đang xem xét.
o Tổng hợp số lao động trực tiếp và gián tiếp có việc làm trên đây chính
là tổng hợp lao động có việc làm nhờ thực hiện dự án.
Trong khi tạo việc làm cho một số lao động, thì sự hoạt động của dự án
mới cũng có thể làm cho một số lao động của cơ sở sản xuất kinh doanh
dịch vụ khác bị mất việc do các cơ sở này không cạnh tranh nổi với sản
phẩm của dự án mới, phải thu hẹp sản xuất. Trong số những lao động
làm việc cho dự án, có thể có một số người là người nước ngoài. Do đó,
số lao động của đất nước có việc làm nhờ thực hiện dự án sẽ chỉ bao
gồm số lao động trực tiếp và gián tiếp phục vụ cho dự án trừ đi số lao
động bị mất việc ở các cơ sở có liên quan và số người nước ngoài làm
việc cho dự án.
Để tính chỉ tiêu số lao động có việc làm trên một đơn vị giá trị vốn đầu tư,
cũng tương tự như đối với lao động, ta phải tính số vốn đầu tư trực tiếp
của dự án đang xem xét và vốn đầu tư của các dự án liên đới (vốn đầu
tư đầy đủ). Tiếp đó tính đến các chỉ tiêu sau đây:
Số lao động có việc làm trực tiếp tính trên một đơn vị giá trị vốn đầu
tư trực tiếp Id
Lv
Id =
I vd

Trong đó: Ld: Số lao động có việc làm trực tiếp của dự án
Ivd: Số vốn đầu tư trực tiếp của dự án
Số lao động có việc làm tính trên một đơn vị giá trị vốn đầu tư đầy đủ
IT
Lt
IT =
I vt

Trong đó: Lt : Toàn bộ số lao động có việc làm trực tiếp và gián tiếp
Ivt : Số vốn đầu tư đầy đủ của dự án của đang xem xét và
các dự án liên đới.
B. Chỉ tiêu mức giá trị gia tăng của nhóm dân cư
124
Mỗi nhóm dân cư ở đây được hiểu là những người làm công ăn lương,
những người có vốn hưởng lợi tức, ... Chỉ tiêu này phản ánh tác động
điều tiết thu nhập giữa các nhóm dân cư hoặc vùng lãnh thổ trong nước.
Để xác định được chỉ tiêu này, ta tiến hành theo các bước sau:
Trước hết phải xác định nhóm dân cư hoặc vùng lãnh thổ được
phân phối giá trị gia tăng thêm của dự án.
Xác định phần giá trị tăng thêm do dự án tạo ra mà nhóm dân cư
hoặc vùng lãnh thổ thu được.
Tính chỉ tiêu tỷ lệ giá trị gia tăng mà mối nhóm dân cư hoặc mỗi
vùng lãnh thổ thu được trong tổng giá trị gia tăng ở năm hoạt động
bình thường của dự án.
So sánh tỷ lệ vừa tính được của các nhóm dân cư hoặc các vùng
lãnh thổ với nhau sẽ thấy được tình hình phân phối giá trị gia tăng
do dự án tạo ra giữa các nhóm nói trên.
C. Chỉ tiêu ngoại hối ròng (tiết kiệm ngoại tệ)
Một nhiệm vụ cơ bản khi xem xét lợi ích kinh tế - xã hội của dự án là xem
xét tác động đến cán cân thanh toán quốc tế của đất nước. Việc xác định
chỉ tiêu mức tiết kiệm ngoại tệ của dự án sẽ cho biết mức độ đóng góp
của dự án vào cán cân thanh toán của nền kinh tế đất nước.
Trình tự xác định chỉ tiêu ngoại hối ròng:
Xác định các khoản thu, chi ngoại tệ từng năm và cho cả đời dự án
của dự án đang xem xét (tức là thu, chi ngoại tệ trực tiếp).
Xác định các khoản thu, chi ngoại tệ từng năm và cho cả đời dự án
của dự án liên đới (tức là thu, chi ngoại tệ gián tiếp, nếu có).
Xác định tổng thu, tổng chi ngoại tệ, trực tiếp và gián tiếp cho từng
năm và cho cả đời dự án theo các công thức sau:

P( FE )   P( FE ) ipv

m n 1
P( FE )   P( FE ) jipv
j 1 i  0

Trong đó: PPE : Tổng chênh lệch thu, chi ngoại tệ cả đời dự án tính theo
mặt bằng thời gian ở hiện tại.
i = 0, 1, 2,... , n -1 : các năm của đời dự án.
j = 1, 2, 3,..., m : tổ hợp các dự án đang xem xét và các dự
án liên đới.
Cách đánh giá dự án:

125
o Nếu PPE > 0 : Dự án có tác động tích cực làm tăng nguồn ngoại
tệ của đất nước.
o Nếu PPE < 0 : Dự án có tác động tiêu cực làm giảm nguồn ngoại
tệ của đất nước.
D. Chỉ tiêu khả năng cạnh tranh quốc tế
Chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm do
dự án sản xuất ra trên thị trường quốc tế. Các bước tiến hành để xác
định chỉ tiêu khả năng cạnh tranh quốc tế như sau:
Trước hết tính tổng số ngoại tệ thu được do thực hiện dự án đã
tính chuyển về mặt bằng thời gian hiện tại PPE
Tính đầu vào của dự án từ các nguồn trong nước (gồm vốn đầu tư,
nguyên vật liệu, dịch vụ kết cấu hạ tầng, tiền lương trả cho người
lao động trong nước...) phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu hoặc
thay thế nhập khẩu. Giá trị các đầu vào này tính theo giá trị thị
trường trong nước điều chỉnh ở mặt bằng thời gian hiện tại và tỷ
giá hối đoái điều chỉnh.
So sánh số ngoại tệ tiết kiệm với giá trị đầu vào trong nước. Tỷ số
này được gọi là chỉ tiêu khả năng cạnh tranh quốc tế, ký hiệu là IC.
Nếu IC > 1 : chứng tỏ sản phẩm của dự án có khả năng cạnh tranh
quốc tế, và ngược lại. Ta có công thức tính toán IC như sau:
n 1

P ( FE ) .ipv
IC  i 0
n 1

 DR.ipv
i 1

Trong đó: IC : Chỉ tiêu biểu thị khả năng cạnh tranh quốc tế.
DR : Là các đầu vào trong nước dùng để sản xuất sản phẩm
xuất khẩu hoặc thay thế nhập khẩu.

E. Những tác động khác của dự án


Những tác động và ảnh hưởng khác của dự án thường là:
Những ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng:
Sự gia tăng năng lực phục vụ của kết cấu hạ tầng sẵn có, bổ sung năng
lực phục vụ mới của kết cấu hạ tầng mới.
Tác động và ảnh hưởng đến môi trường
Đây là ảnh hưởng của các đầu vào, đầu ra của dự án đến môi trường,
gồm các tác động tích cực và các tác động tiêu cực.
o Những tác động tiêu cực trong trong dự án xây dựng công trình
giao thông thường là: gây sói mòn, sụt lở, thay đổi kiểu thoát nước,

126
làm mất cây cỏ bao phủ, chất độc hại từ gỗ đun hoặc từ nhà máy
trộn bê tông nhựa, tiếng ồn, bụi khói gây ô nhiễm cùng với những
ảnh hưởng khác tác động đến môi trường thiên nhiên và xã hội do
xây dựng lán trại cho công nhân, do chiếm đất để mở đường, nắn
tuyến...
o Những tác động tiêu cực do sử dụng các công trình và phương
tiện giao thông thường là: ô nhiễm không khí, gây tiếng ồn (đặc
biệt ở các thành phố lớn), ô nhiễm từ hệ thống thoát nước, ô
nhiếm nước và đất do tai nạn cháy, hậu quả của việc gia tăng về
lưu lượng giao thông, về tốc độ chạy xe và và về nhu cầu xăng dầu
tăng...
Nếu do tác động tiêu cực mà các chi phí liên quan quá lớn, lớn hơn phần
xã hội thu nhận được thì phải chuyển địa điểm thực hiện dự án hoặc
thậm chí bác bỏ dự án.
Nâng cao trình độ kỹ thuật
Nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất, trình độ nghề nghiệp của người lao
động, trình độ quản lý của các nhà quản lý, nâng cao năng suất lao động
và thu nhập của người lao động.
Những tác động về chính trị và kinh tế - xã hội khác như:
o Tận dụng và khai thác tài nguyên của đất nước.
o Tiếp nhận được công nghệ mới nhằm hoàn thiện cơ cấu sản xuất.
o Tạo thị trường mới, tham gia vào phân công lao động quốc tế.
o Tạo điều kiện phát triển cho các ngành khác cũng như cho các địa
phương yếu kém, các vùng sâu, vùng xa vốn sẵn có tiềm năng
phong phú về tài nguyên.

7.3.2 Nhóm các chỉ tiêu sử dụng đối với các dự án giao
thông vận tải
Đánh giá dự án giao thông vận tải đòi hỏi phải so sánh tình trạng có và
không có dự án. Các chỉ tiêu phổ biến nhất được sử dụng để đánh giá
tính hiệu quả kinh tễ – xã hội của dự án giao thông vận tải bao gồm: chỉ
tiêu tiết kiệm thời gian đi lại, tiết kiệm chi phí khai thác, giảm bớt tần suất
và mức độ nghiêm trọng của các vụ tai nạn, tiết kiệm chi phí duy tu bảo
dưỡng con đường…

Giảm chi phí khai thác


Giảm chi phí khai thác là chỉ tiêu dễ đo lường nhất và cũng là quan trọng
nhất trong các dự án giao thông vận tải. Chi phí khai thác được giảm do
nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như khi cải thiện đường sắt hoặc
đường bộ thì làm giảm chi phí khai thác xe cộ, trong dự án vận tải công

127
cộng bằng xe buýt, chi phí cho một chuyến đi xe buýt sẽ giảm so với
chuyến đi bằng xe máy hoặc taxi…
Giá trị tiết kiệm được của chi phí đi lại của hành khách được tính
như sau:
BHK = QHKT  (CTHK - CSHK)

Trong đó: BHK: Lợi ích đem lại do tiết kiệm chi phí đi lại của
hành khách
QHKT: Tổng số chuyến đi của hành khách trước khi
có dự án
CTHK : Chi phí khai thác để thực hiện một chuyến đi trước
khi có dự án
CSHK: Chi phí khai thác để thực hiện một chuyến đi
sau khi có dự án.
Giá trị tiết kiệm được của chi phí vận chuyển hàng hoá được tính
như sau:
BHH = PTKmT  (CTTKm - CSTKm)
Trong đó: BHH: Lợi ích đem lại do tiết kiệm chi phí vận chuyển
hàng hoá
PTKmT: Tổng lượng luân chuyển hàng hoá trước khi
có dự án.
CTTKm : Chi phí vận chuyển 1TKm trước khi có dự án
CSTKm: Chi phí vận chuyển 1TKm sau khi có dự án.

B. Tiết kiệm thời gian


Bất kỳ dự án giao thông nào góp phần tiết kiệm thời gian cũng đều tạo ra
một loại lợi ích quan trọng và đo lường được. Nhiều dự án giao thông
vận tải mang lại kết qủa tiết kiệm được nhiều thời gian cho người khai
thác sử dụng (người dân) như các dự án nâng cấp, cải tạo đường, đầu
tư phát triển phương tiện vận tải hành khách công cộng…Tuy nhiên, giá
trị của giá trị thời gian tiết kiệm được lại phụ thuộc vào mục đích chuyến
đi.
Đối với hành khách đi lại:

(tTHK –
BtHK =  QHK
tsHK)
   G1
 giờ
60

Trong đó: BtHK: Hiệu quả kinh tế do rút ngắn thời gian đi lại của
hành khách.
128
QHK: Tổng số chuyến đi lại của hành khách sau khi có dự
án.
tTHK : thời gian một chuyến đi của hành khách trước khi có dự
án (phút)
tsHK: thời gian một chuyến đi của hành khách sau khi có dự
án (phút)
: Hệ số đi lại tự do của hành khách
G1 giờ: Giá trị một giờ của hành khách.
Đối với hàng hoá vận chuyển:
Trong vận chuyển hàng hoá giá trị tiết kiệm thời gian được biểu hiện ở số
hàng hoá bị hư hỏng, mất mát trong quá trình vận chuyển, vốn ứ đọng
trong thời gian hàng hoá nằm trên đường. Hiệu quả tiết kiệm vốn hàng
hoá ứ đọng trên đường xác định như sau:

(tTHH –
BtHH = Q
tsHH)  r  GHH
HH 
s
360

Trong đó: BtHH: Hiệu quả giảm vốn ứ đọng do rút ngắn thời gian vận
chuyển hàng hoá.
QHH: Khối lượng tấn hàng hoá vận chuyển sau khi có dự
án.
tTHH : thời gian vận chuyển bình quân 1 tấn hàng trước khi
có dự án (ngày)
tsHH: thời gian vận chuyển bình quân 1 tấn hàng sau khi có
dự án (ngày)
r: suất chiết khấu bình quân.
GHH: Giá trị bình quân một tấn hàng vận chuyển.
Hiệu quả do giảm hao hụt và hư hỏng hàng hoá vận chuyển khi rút ngắn
thời gian được xác định:
Bthao hụt = QHH  (tTHH - tsHH)  Thao hụt  GHH

Trong đó: Bthao hụt: Hiệu quả giảm hao hụt do rút ngắn thời gian
vận chuyển hàng hoá.
Thao hụt: Tỉ lệ hao hụt và hư hỏng hàng hoá tính bình
quân cho một ngày vận chuyển
Đối với phương tiện: Việc giảm thời gian sẽ rút ngắn thời gian hoạt động,
tức là sẽ làm tăng năng lực vận tải của phương tiện. Lợi ích thể hiện

129
dưới dạng giảm chi phí khai thác phương tiện và giảm chi phí đầu tư ban
đầu để mua sắm phương tiện.

C. Giảm tai nạn


Các dự án giao thông có thể ảnh hưởng đến mức độ an toàn của việc di
chuyển hệ thống hạ tầng, hoặc thay đổi lưu lượng vận chuyển. Những
nguyên nhân gây tai nạn giao thông một phần do người tham gia giao
thông nhưng cũng có những tai nạn lại là do hệ thống giao thông không
đáp ứng được nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá của người dân.

(CTTNGT –
BTNGT =
CSTNGT)
NSPTVT 
Trong 10000 đó:
BTNGT
: là hiệu quả do giảm tai nạn giao thông.
NSPTVT : tổng số phương tiện sau dự án.
CTTNGT : chi phí khắc phục tai nạn tính bình quân cho 10000 đơn
vị vận tải trước dự án
CSTNGT : chi phí khắc phục tai nạn tính bình quân cho 10000 đơn
vị vận tải sau dự án.

D. Thúc đẩy sản xuất phát triển


Do có dự án giao thông vận tải nên chi phí vận tải giảm xuống, tạo cho
giá thành sản phẩm vận tải tại nơi tiêu thụ phù hợp với giá cả thị trường.
Kết quả là sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất của sản phẩm loại đó. Mối
quan hệ giữa chi phí vận tải và giá cả hàng hoá được trình bầy trong
hình 6.1

Giá cả

Chi phí vận tải (Không có dự án)


Giá thị trường

Chi phí vận tải (có dự án)


Giá thành xuất xưởng
Hình 6.1: Quan hệ giữa chi phí vận tải và giá cả hàng hoá
trường
E. Tác động môi trường
0 Cự ly
Phần lớn các dự án giao thông đều sinh ra ngoại ứng môi trường. Đặc
biệt, đường sá có tác động gián tiếp nhưng đáng kể. Tác động gián tiếp

130
có thể nghiêm trọng hơn các tác động trực tiếp liên quan đến dự án, vì
việc tiếp cận dễ dàng có thể khuyến khích việc phá rừng khiến đất đai bị
rửa trôi và giảm mật độ động thực vật hoang dã. Lưu lượng giao thông
lớn cũng làm tăng ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn, chấn động…

131
Phần 3:
Quản trị dự án đầu tư

Chương 7: Tổng quan về quản trị


dự án
Chương 8: Quản lý thời gian dự
án
Chương 9: Quản lý chi phí dự án
Chương 10: Quản lý chất lượng
dự án
Chương 11: Quản lý rủi ro dự án
đầu tư

132
8 Chương 7. Tổng quan về quản trị dự án
đầu tư
Trong những năm gần đây khái niệm “dự án” trở nên thân quen đối với
các nhà quản lý các cấp: Có rất nhiều công việc trong các tổ chức, cơ
quan, doanh nghiệp được thực hiện dưới hình thức dự án. Phương pháp
quản trị theo dự án càng trở nên quan trọng và nhận được sự chú ý ngày
càng tăng. Điều này một phần là do tầm quan trọng của dự án đối với
việc thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh và
đời sống xã hội. Do vậy, cần thiết phải xác định rõ quản trị dự án là gì,
nội dung của quản trị dự án ra sao và nó khác với các phương pháp
quản lý khác thế nào? Chương này sẽ tập trung vào việc giải quyết
những câu hỏi trên.

8.1 Giới thiệu chung

8.1.1 Khái niệm về quản lý dự án


Phương pháp quản lý dự án lần đầu được áp dụng trong lĩnh vực quân
sự Mỹ vào những năm 50, đến nay nó nhanh chóng được ứng dụng rộng
rãi vào các lĩnh vực kinh tế, quốc phòng và xã hội. Có hai lực lượng cơ
bản thúc đấy sự phát triển mạnh mẽ của phương pháp quản lý dự án là:
(1) nhu cầu ngày càng tăng những hàng hóa và dịch vụ sản xuất phức
tạp, kỹ nghệ tinh vi trong khi khách hàng càng “khó tính”; (2) kiến thức
của con người (hiểu biết tự nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật) ngày càng
tăng.
Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn
lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho
dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được
duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng
sản phẩm dịch vụ, bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất
cho phép.
Quản trị dự án bao gồm ba giai đoạn chủ yếu. Đó là việc lập kế hoạch,
điều phối thực hiện mà nội dung chủ yếu là quản lý tiến độ thời gian, chi
phí thực hiện và thực hiện giám sát các công việc dự án nhằm đạt được
những mục tiêu xác định.
Lập kế hoạch. Đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định những công
việc cần được hoàn thành, nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và là
quá trình phát triển một kế hoạch hành động theo trình tự logic mà có thể
biểu diễn được dưới dạng sơ đồ hệ thống.
Điều phối thực hiện dự án. Đây là quá trình phân phối nguồn lực bao
gồm tiền vốn, lao động, thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và

133
quản lý tiến độ thời gian. Giai đoạn này chi tiết hoá thời hạn thực hiện
cho từng công việc và toàn bộ dự án (khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc).
Giám sát là quá trình theo dõi kiểm tra tiến trình dự án, phân tích tình
hình hoàn thành, giải quyết những vấn đề liên quan và thực hiện báo cáo
hiện trạng.
Các giai đoạn của quá trình quản trị dự án hình thành một chu trình năng
động từ việc lập kế hoạch đến điều phối thực hiện và giám sát, sau đó
phản hồi cho việc tái lập kế hoạch dự án như trình bày trong hình 7.1

Lập kế hoạch

Thiết lập mục tiêu


Điều tra nguồn lực
Xây dựng kế
hoạch

Giám sát Điều phối thực hiện


Đo lường kết quả
Điều phối tiến độ
So sánh với mục thời gian
tiêu Phân phối nguồn
Báo cáo lực
Giải quyết các vấn Phối hợp các nỗ lực
đề. Khuyến khích và
động viên cán bộ và
nhân viên.
Hình 7.1: Chu trình quản lý dự án

Mục tiêu cơ bản của các dự án thể hiện ở chỗ các công việc phải được
hoàn thành theo yêu cầu và đảm bảo chất lượng, trong phạm vị chi phí
được duyệt, đúng thời gian và giữ cho phạm vi dự án không thay đổi. Về
mặt toán học, bốn vấn đề này liên quan với nhau theo công thức sau:
C = f (P,T,S)
Trong đó: C : Chi phí
P : Hoàn thành công việc (kết quả)
T : Yếu tố thời gian
S : Phạm vi dự án
Phương trình cho thấy, chi phí là một hàm của các yếu tố: hoàn thành
công việc, thời gian và phạm vi dự án. Nói chung chi phí của dự án tăng

134
lên nếu chất lượng hoàn thiện công việc tốt hơn, thời gian kéo dài thêm
và phạm vi dự án được mở rộng.
Ba yếu tố cơ bản: Thời gian. chi phí và hoàn thiện công việc là những
mục tiêu cơ bản của quản lý dự án và giữa chúng lại có liên quan chặt
chẽ với nhau. Không đơn thuần chỉ là hoàn thành kết quả mà thời gian
cũng như chi phí để đạt kết quả đó đều là những yếu tố không kém phần
quan trọng. Hình 7.2 trình bày mối quan hệ giữa 3 mục tiêu cơ bản của
quản lý dự án. Tuy mối quan hệ giữa ba mục tiêu có thể khác nhau giữa
các dự án, giữa các thời kỳ đối với cùng một dự án, nhưng nói chung đạt
được kết quả tốt đối với mục tiêu này thường phải “hy sinh” một hoặc hai
mục tiêu kia. Do vậy, trong quá trình quản lý dự án các nhà quản lý hy
vọng đạt được sự kết hợp tốt nhất giữa các mục tiêu quản lý dự án.

Thời gian

Dự án

Chi phí
Chất lượng
Hình 7.2: Mối quan hệ giữa thời gian, chi phí và kết quả

8.1.2 Tác dụng của quản trị dự án


Mặc dù phương pháp quản trị dự án đòi hỏi sự nỗ lực, tính tập thể và
yêu cầu hợp tác… nhưng tác dụng của nó rất lớn. Phương pháp quản trị
dự án có những tác dụng chủ yếu sau đây:
Liên kết tất cả các hoạt động, công việc của dự án
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ thường xuyên, gắn bó
giữa nhóm quản lý dự án với khách hàng và các nhà cung cấp
đầu vào cho dự án.
Tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên và chỉ rõ trách
nhiệm của các thành viên tham gia dự án.
Tạo điều kiện phát hiện sớm những khó khăn vướng mắc nảy
sinh và điều chỉnh kịp thời trước những thay đổi hoặc điều kiện
không dự đoán được. Tạo điều kiện cho việc đàm phán trực tiếp
giữa các bên liên quan để giải quyết những bất đồng.
Tạo ra sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao hơn.

135
Tuy nhiên, phương pháp quản trị dự án cũng có mặt hạn chế của nó.
Những mâu thuẫn do cùng chia nhau một nguồn lực của đơn vị; quyền
lực và trách nhiệm của nhà quản trị dự án trong một số trường hợp
không được thể hiện đầy đủ; vấn đề hậu (hay “bệnh”) dự án… là những
nhược điểm cần được khắc phục đối với phương pháp quản trị dự án.

8.1.3 Đặc điểm của quản trị dự án


Quản trị dự án khác với quản trị quá trình sản xuất liên tục (sản xuất theo
dòng). Quản trị dự án là một dạng đặc biệt trong thế giới quản lý. Giữa
quản trị hoạt động sản xuất liên tục trong các doanh nghiệp và quản trị
dự án có nhiều điểm giống nhau vì đều dựa trên những nguyên tắc quan
trọng và các phương pháp của khoa học quản lý. Tuy nhiên, giữa chúng
cũng có nhiều điểm khác nhau.
A. Các phương pháp quản lý ứng dụng trong quản trị dự án
Có nhiều phương pháp quản trị ứng dụng trong quản trị dự án. Dưới đây
là một số phương pháp chính.
Phân tích hệ thống (hay phân tích mạng): Phân tích hệ thống là phương
pháp trình bày tiến độ hoạt động của toàn bộ dự án thông qua việc sử
dụng các sơ đồ mạng. Ví dụ, việc lập kế hoạch dự án.
Quản trị theo mục tiêu: Quản lý theo mục tiêu là phương pháp quản trị
tiến hành xác định mục tiêu cần. đạt và sứ dụng các phương pháp để đo
lường việc hoàn thiện so với mục tiêu. Phương pháp này thường ứng
dụng trong việc lập kế hoạch và giám sát dự án.
Phương pháp tối thiểu hoá chi phí: Đây là phương pháp được sử dụng
để rút ngắn thời gian thực hiện dự án với chi phí tăng thêm tối thiểu….
Phương pháp phân bố đều nguồn lực: Đây là phương pháp điều phối các
công việc dự án trên cơ sở đảm bảo nhu cầu nguồn lực tương đối đồng
đều trong một thời kỳ sao cho chi phí là tiết kiệm nhất mà vẫn đảm bảo
đúng thời hạn hoàn thành dự án.
B. Đặc điểm của quản trị dự án
Quản trị dự án có một số đặc điểm chủ yếu sau:
Thứ nhất, tổ chức dự án là một tổ chức tạm thời. Tổ chức quản trị dự án
được hình thành để phục vụ dự án trong một thời gian hữu hạn. Trong
thời gian tồn tại dự án, nhà quản lý dự án thường hoạt động độc lập với
phòng ban chức năng. Sau khi kết thúc dự án, cần phải tiến hành phân
công lại lao động, bố trí lại máy móc thiết bị.
Thứ hai, quan hệ giữa nhà quản trị dự án với phòng chức năng trong tổ
chức. Công việc của dự án đòi hỏi có sự tham gia của nhiều phòng chức
năng. Người đứng đầu dự án và nhóm tham gia quản lý dự án là những
người có trách nhiệm phối hợp mọi nguồn lực, moi người từ các phòng
chuyên môn nhằm thực hiện thành công mục tiêu của dự án. Tuy nhiên,

136
giữa họ thường nảy sinh mâu thuẫn về vấn đề nhân sự, chi phí, thời gian
và mức độ thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật.
C. Một số điểm khác nhau giữa quản trị dự án với quản trị quá trình
sản xuất liên tục của doanh nghiệp
Sự khác nhau giữa quản trị quá trình sản xuất liên tục trong doanh
nghiệp với quản trị hoạt động dự án bắt nguồn từ sự khác nhau giữa hai
loại hoạt động này. Bảng 7.1 trình bày những điểm khác nhau chủ yếu
giữa quá trình sản xuất liên tục với hoạt động phát triển dự án.
Bảng 7.1: Những khác nhau căn bản giữa quá trình sản xuất liên tục và hoạt
động phát triển dự án

Quá trình sản xuất liên tục Quản lý dự án


Nhiệm vụ có tính lặp lại, liên Nhiệm vụ không có tính lặp lại,
tục liên tục mà có tính chất mới mẻ
Tỷ lệ sử dụng nguồn lực thấp Tỷ lệ sử dụng nguồn lực cao
Một khối lượng lớn hàng hoá Tập trung vào một loại hay một
dịch vụ được sản xuất trong một số lượng nhất định hàng hoá hoặc
thời kỳ (sản xuất hàng loạt) dịch vụ (sản xuất đơn chiếc)
Thời gian tồn tại của các công Thời gian tồn tại của dự án có
ty là lâu dài giới hạn
Các số liệu thống kê sẵn có Các số liệu thống kê được sử
và hữu ích đối với việc ra quyết dụng hạn chế trong các dự án
định Phải trả giá đắt cho các quyết
Không quá tốn kém khi chuộc định sai lầm
lại lỗi lầm Nhân sự mới cho mỗi dự án
Tổ chức theo tổ nhóm là hình Phân chia trách nhiệm thay đổi
thức phổ biến tuỳ thuộc vào tính chất của từng
Trách nhiệm rõ ràng và được dự án
điều chỉnh qua thời gian Môi trường làm việc thường
Môi trường làm việc tương đối xuyên thay đổi
ổn định
Quản trị rủi ro một cách thường xuyên: Quản trị dự án thường phải đối
phó với nhiều loại rủi ro có độ bất định cao trong công tác lập kế hoạch,
dự tính chi phí, dự đoán sự thay đổi công nghệ, sự thay đổi cơ cấu tổ
chức…. Do vậy, quản trị dự án nhất thiết phải đặc biệt chú trọng công tác
quản trị rủi ro, xây dựng các kế hoạch, triển khai thường xuyên các biện
pháp phòng và chống rủi ro.
Quản trị sự thay đổi: Đối với quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh
thường xuyên của doanh nghiệp, các nhà quản lý thường nhìn vào mục
tiêu lâu dài của tổ chức để áp dụng các phương pháp, kỹ năng quản lý
phù hợp. Ngược lại, trong quản trị dự án vấn đề được đặc biệt quan tâm
là quản trị thời gian và quản trị sự thay đổi. Môi trường dự án là môi

137
trường biến động do ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Quản lý tốt sự thay
đổi góp phần thực hiện tốt mục tiêu của dự án
Quản trị nhân sự: Chức năng tổ chức giữ vị trí quan trọng trong quản trị
dự án. Lựa chọn mô hình tổ chức phù hợp sẽ có tác dụng phân rõ trách
nhiệm và quyền lực trong quản trị dự án, do đó, đảm bảo thực hiện thành
công dự án. Ngoài ra, giải quyết vấn đề “hậu dự án” cũng là điểm khác
biệt giữa hai lĩnh vực quản trị.

8.2 Nội dung quản lý dự án

8.2.1 Quản lý vĩ mô và vi mô đối với các dự án


A. Quản lý vĩ mô đối với dự án
Quản lý vĩ mô hay quản lý nhà nước đối với dự án bao gồm tổng thể các
biện pháp vĩ mô tác động đến các yếu tố của quá trình hình thành, hoạt
động và kết thúc dự án. Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, nhà
nước mà đại diện là các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế luôn theo
dõi chặt chẽ, định hướng và chi phối hoạt động của dự án nhằm đảm
bảo cho dự án đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội.
Những công cụ quản lý vĩ mô chính của nhà nước để quản lý dự án bao
gồm các chính sách, kế hoạch, quy hoạch như chính sách về tài chính
tiền tệ, tỷ giá, lãi suất, chính sách đầu tư, chính sách thuế, hệ thống luật
pháp, những quy trình về chế độ kế toán, thống kê, bảo hiểm, tiền
lương….

B. Quản lý vi mô đối với hoạt động dự án


Quản lý dự án ở tầm vi mô là quá trình quản lý các hoạt động cụ thể của
dự án. Nó bao gồm nhiều khâu công việc như lập kế hoạch, điều phối,
kiểm soát... các hoạt động dự án. Quản lý dự án bao gồm hàng loạt vấn
đề như quản lý thời gian, chi phí, nguồn vốn đầu tư, rủi ro, quản lý hoạt
động mua bán…. Quá trình quản lý được thực hiện trong suốt các giai
đoạn từ chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến giai đoạn vận hành kết
quả của dự án. Trong từng giai đoạn,tuy đối tượng quản lý cụ thể có
khác nhau nhưng đều phải gắn với ba mục tiêu cơ bản của hoạt động
quản lý dự án là: thời gian, chi phí và kết quả hoàn thành.

8.2.2 Lĩnh vực quản trị dự án


Theo Viện Nghiên cứu Quản trị Dự án Quốc tế (PMI), quản lý dự án bao
gồm chín lĩnh vực chính cần được xem xét, nghiên cứu (Xem hình 7.3:
Các lĩnh vực quản lý dự án):
Quản trị phạm vi: Quản lý phạm vi dự án là việc xác định, giám sát
việc thực hiện mục đích, mục tiêu của dự án, xác định công việc nào

138
thuộc về dự án và cần phải thực hiện, công việc nào ngoài phạm vi
của dự án.
Quản trị thời gian: Quản lý thời gian là việc lập kế hoạch, phân phối
và giám sát tiến độ thời gian nhằm đảm bảo thời hạn hoàn thành dự
án. Nó chỉ rõ mỗi công việc kéo dài bao lâu, khi nào bắt đầu khi nào
kết thúc và toàn bộ dự án bao giờ sẽ hoàn thành.

Lập kế hoạch tổng Quản lý phạm vi Quản lý thời gian


quan
- Xác định phạm vi - Xác định công việc
- Lập kế hoạch - Lập kế hoạch phạm - Dự tính thời gian
- Thực hiện KH vi - Quản lý tiến độ
- Quản lý sự thay - Quản lý thay đổi
đổi
phạm vi

Quản lý chi phí Quản lý chất lượng Quản lý nhân lực

- Lập kế hoạch - Lập kế hoạch chất - Lập kế hoạch


nguồn lực lượng nhân lực
- Tính toán chi phí - Đảm bảo chất - Tuyển dụng
- Lập dự toán lượng - Phát triển nhóm
- Quản lý chi phí - Quản lý chất lượng

Quản lý thông tin Quản lý rủi ro dự án Quản lý hoạt động


cung ứng

- Lập kế hoạch - Xác định rủi ro -Kế hoạch cung ứng


quản lý thông tin - Chương trình quản - Lựa chọn nhà cung
Hình 7.3: lýCác
- Phân phối thông lĩnh vực quản lý dự -án
rủi ro Quản lý hợp đồng
tin trị chi phí: Quản -trịPhản
Quản chi ứng
phí đối
củavớidự án là quá
- Quản lý tiến
trình dự độ
toán kinh
phí giám
- Báo cáo sát
tiến thực
độ hiện chi
rủiphí
ro theo tiến độ cho từng
cungcông
ứng việc và toàn
bộ dự án, là việc tổ chức, phân tích số liệu và báo cáo những thông
tin về chi phí.
Quản trị chất lượng: Quản trị chất lượng dự án là quá trình triển
khai giám sát những tiêu chuẩn chất lượng cho việc thực hiện dự án,
đảm bảo chất lượng sản phẩm dự án phải đáp ứng mong muốn của
chủ đầu tư.

139
Quản trị nhân lực: Quản trị nhân lực là việc hướng dẫn, phối hợp
những nỗ lực của mọi thành viên tham gia dự án vào việc hoàn thành
mục tiêu dự án. Nó cho thấy việc sử dụng lực lượng lao động của dự
án hiệu quả đến mức nào?
Quản lý thông tin: Quản lý thông tin là quá trình đảm bảo các dòng
thông tin thông suốt một cách nhanh nhất và chính xác giữa các
thành viên dự án và với các cấp quản lý khác nhau. Thông qua quản
lý thông tin có thể trả lời được các câu hỏi: ai cần thông tin về dự án,
mức độ chi tiết và các nhà quản lý dự án cần báo cáo cho họ bằng
cách nào?
Quản lý rủi ro: Quản lý rủi ro là việc xác định các yếu tố rủi ro dự án,
lượng hoá mức độ rủi ro và có kế hoạch đối phó cũng như quản lý
từng loại rủi ro.
Quản lý hợp đồng và hoạt động mua bán: Quản lý hợp đồng và
hoạt động mua bán của dự án là quá trình lựa chọn, thương lượng,
quản lý các hợp đồng và điều hành việc mua bán nguyên vật liệu,
trang thiết bị, dịch vụ… cần thiết cho dự án. Quá trình quản lý này
giải quyết vấn đề: bằng cách nào dự án nhận được hàng hoá và dịch
vụ cần thiết của các tổ chức bên ngoài cung cấp cho dự án, tiến độ
cung, chất lượng cung như thế nào.
Lập kế hoạch tổng quan: Lập kế hoạch tổng quan cho dự án là quá
trình tổ chức dự án theo một trình tự lôgic, là việc chi tiết hoá các
mục tiêu dự án thành những công việc cụ thể và hoạch định một
chương trình để thực hiện các công việc đó nhằm đảm bảo các lĩnh
vực quản lý khác nhau của dự án đã được kết hợp một cách chính
xác và đầy đủ.

8.2.3 Quản lý theo chu kỳ của dự án


Dự án là một thực thể thống nhất, thời gian thực hiện dài và có độ bất
định nhất định nên các tổ chức, đơn vị thường chia dự án thành một số
giai đoạn để quản lý thực hiện. Mỗi giai đoạn được đánh dấu bởi việc
thực hiện một hoặc nhiều công việc. Tổng hợp các giai đoạn này dược
gọi là chu kỳ dự án. Chu kỳ dự án xác định điểm bắt đầu, điểm kết thúc
và thời hạn thực hiện dự án. Chu kỳ dự án xác định những công việc nào
sẽ được thực hiện trong từng pha và ai sẽ tham gia thực hiện. Nó cũng
chỉ ra những công việc còn lại nào ở giai đoạn cuối sẽ thuộc và không
thuộc phạm vi dự án.
Thông qua chu kỳ dự án có thể nhận thấy một số đặc điểm: Thứ nhất,
mức chi phí và yêu cầu nhân lực thường là thấp khi bắt đầu dự án, tăng
cao hơn vào thời kỳ phát triển, nhưng giảm nhanh chóng khi dự án bước
vào giai đoạn kết thúc. Thứ hai, xác suất hoàn thành dự án thành công
thấp nhất và do đó rủi rỏ là cao nhất khi bắt đầu thực hiện dự án. Xác
suất thành công sẽ cao hơn khi dự án bước qua các pha sau. Thứ ba,
khả năng ảnh hưởng của chủ đầu tư tới đặc tính cuối cùng của sản

140
phẩm dự án và do đó tới chi phí là cao nhất vào thời kỳ bắt đầu và giảm
mạnh khi dự án được tiếp tục trong các pha sau. Tuỳ theo mục đích
nghiên cứu, có thể phân chia chu kỳ dự án thành nhiều giai đoạn khác
nhau. Chu kỳ của một dự án sản xuất công nghiệp thông thường được
chia thành 4 giai đoạn như trình bày trong hình 7.4.

Giai đoạn xây Giai đoạn phát Giai đoạn thực Giai đoạn kết
dựng ý tưởng triển hiện thúc
Hình 7.4: Các giai đoạn phát triển của chu kỳ dự án

A. Giai đoạn xây dựng ý tưởng


Xây dựng ý tưởng dự án là việc xác định bức tranh toàn cảnh về mục
tiêu, kết quả cuối cùng và phương pháp thực hiện kết quả đó. Xây dựng
ý tưởng dự án được bắt đầu ngay khi nhận được đề nghị làm dự án: do
đó, quản lý dự án được cần đến ngay từ khi dự án bắt đầu hình thành.
Tập hợp số liệu, xác định nhu cầu, đánh giá độ rủi ro, dự tính nguồn lực,
so sánh lựa chọn dự án… là những công việc được triển khai và cần
được quản lý trong giai đoạn này. Quyết định chọn lựa dự án là những
quyết định chiến lược dựa trên mục đích, nhu cầu và các mục tiêu lâu dài
của tổ chức doanh nghiệp. Trong giai đoạn này những nội dung được xét
đến là mục đích yêu cầu của dự án, tính khả thi, lợi nhuận tiềm năng,
mức độ chi phí, độ rủi ro, và ước tính nguồn lực cần thiết. Đồng thời
cũng cần làm rõ hơn nữa ý tưởng dự án bằng cách phác thảo những kết
quả và phương pháp thực hiện trong điều kiện hạn chế về nguồn lực.
Phát triển ý tưởng dự án không cần thiết phải lượng hoá hết bằng các
chỉ tiêu nhưng nó phải ngắn gọn, được diễn đạt trên cơ sở thực tế.
Trong rất nhiều tổ chức và doanh nghiệp, dự án được quản lý, đặc biệt ở
giai đoạn này, bởi những người có nhiệm vụ, chức năng khác nhau. Họ
là những người biết quản lý dự án, có đủ thời gian và sức lực để quản lý
dự án trong khi vẫn làm tốt các nhiệm vụ khác của mình.

B. Giai đoạn phát triển


Giai đoạn phát triển là giai đoạn chi tiết xem dự án cần được thực hiện
như thế nào mà nội dung chủ yếu của nó tập trung vào công tác thiết kế
và lập kế hoạch. Đây là giai đoạn chứa đựng những công việc phức tạp
nhất của một dự án. Nội dung của giai đoạn này bao gồm những công
việc như:
Thành lập nhóm dự án, xác định cấu trúc tổ chức dự án
Lập kế hoạch tổng quan
Phân tách công việc của dự án
Lập kế hoạch tiến độ thời gian

141
Lập kế hoạch ngân sách
Thiết kế sản phẩm và quy trình sản xuất
Lập kế hoạch nguồn lực cần thiết.
Lập kế hoạch chi phí và dự báo dòng tiền thu
Xin phê chuẩn thực hiện.
Kết thúc giai đoạn này tiến trình thực hiện dự án có thể được bắt đầu.
Thành công của dự án phụ thuộc khá lớn vào chất lượng và sự chuẩn bị
kỹ lưỡng của các kế hoạch trong giai đoạn này.

C. Giai đoạn thực hiện


Giai đoạn thực hiện là giai đoạn quản lý dự án bao gồm các công việc
cần thực hiện như việc xây dựng nhà xưởng và công trình, lựa chọn
công cụ, mua sắm thiết bị và lắp đặt... Đây là giai đoạn chiếm nhiều thời
gian và nỗ lực nhất. Những vấn đề cần xem xét trong giai đoạn này là
những yêu cầu kỹ thuật cụ thể, vấn đề so sánh đánh giá lựa chọn công
cụ, thiết bị, kỹ thuật lắp ráp, mua thiết bị chính.…
Kết thúc giai đoạn này các hệ thống được xây dựng và kiểm định, dây
chuyền sản xuất được vận hành.

D. Giai đoạn kết thúc


Trong giai đoạn kết thúc của chu kỳ quản lý dự án, cần thực hiện những
công việc còn lại như hoàn thành sản phẩm, bàn giao công trình và
những tài liệu liên quan, đánh giá dự án, giải phóng nguồn lực.… Một số
công việc cụ thể cần được thực hiện để kết thúc dự án là:
Hoàn chỉnh và cất giữ hồ sơ liên quan đến dự án
Kiểm tra lại sổ sách kế toán, tiến hành bàn giao và báo cáo
Thanh quyết toán tài chính
Đối với sản xuất cần chuẩn bị và bàn giao Sổ tay hướng dẫn lắp đặt,
các bản vẽ chi tiết.…
Bàn giao dự án, lấy chữ ký của khách hàng về việc hoàn thành
Bố trí lại lao động, giải quyết công ăn việc làm cho những người từng
tham gia dự án.
Giải phóng và bố trí lại thiết bị

8.3 Mô hình tổ chức quản lý dự án


Tổ chức là một nhân tố động. Các mô hình tổ chức luôn thay đổi phù hợp
với sự thay đổi môi trường cạnh tranh, công nghệ và yêu cầu quản lý.
Những năm gần đây mô hình tổ chức quản lý doanh nghiệp nói chung và
quản lý dự án nói riêng có những thay đổi tích cực theo hướng phát triển
nhiều mô hình tổ chức mới, năng động và hiệu quả.Trong phần này sẽ
trình bày những mô hình quản lý dự án và mô hình tổ chức thực hiện dự
án phổ biến hiện nay.

142
8.3.1 Các mô hình quản lý dự án
Có nhiều mô hình tổ chức quản lý dự án. Tuỳ thuộc mục đích nghiên cứu
mà phân loại các mô hình tổ chức dự án cho phù hợp. Để phân định
trách nhiệm và quyền hạn về điều hành dự án giữa cán bộ quản lý dự án
và chủ đầu tư có thể chia thành bốn mô hình tổ chức dự án như sau: mô
hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án, hình thức chủ nhiệm điều hành
dự án, hình thức chìa khoá trao tay và hình thức tự làm. Với mỗi mô hình
tổ chức khác nhau thì quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ quản lý dự
án cũng khác nhau.

A. Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án


Quản lý dự án theo mô hình chủ đầu tư (chủ dự án) trực tiếp quản lý là
hình thức tổ chức quản lý dự án không đòi hỏi cán bộ chuyên trách quản
lý dự án phải trực tiếp tham gia điều hành dự án mà chủ đầu tư trực tiếp
quản lý điều hành. Các nhà quản lý dự án chuyên nghiệp không chịu
trách nhiệm trực tiếp đối việc thực hiện và kết quả cuối cùng của dự án
mà chỉ đóng vai trò cố vấn, tư vấn cho chủ đầu tư.
Mô hình tổ chức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án, như trình bày trong
hình 7.5, thường được áp dụng cho các dự án quy mô nhỏ, đơn giản về
kỹ thuật và gần với chuyên môn của chủ dự án, đồng thời chủ đầu tư có
đủ năng lực chuyên môn kỹ năng và kinh nghiệm quản lý dự án. Chủ đầu
tư được lập và sử dụng bộ máy có năng lực chuyên môn của mình mà
không cần lập ban quản lý dự án.

Chñ ®Çu t- - chñ dù ¸n

Chuyªn gia qu¶n lý


dù ¸n (cè vÊn)

Tæchøc thùc Tæchøc thùc Tæchøc thùc


hiÖn dù ¸n I hiÖn dù ¸n II hiÖn dù ¸n III

Hình7.5: Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án

B. Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án


Mô hình tổ chức “Chủ nhiệm điều hành dự án” là mô hình tổ chức trong
đó chủ đầu tư giao cho ban quản lý điều hành dự án chuyên ngành làm
chủ nhiệm điều hành hoặc thuê tổ chức có năng lực chuyên môn để điều
hành dự án và họ được đại diện toàn quyền trong mọi hoạt động thực
hiện dự án. Chủ nhiệm điều hành dự án là một pháp nhân độc lập, có

143
năng lực, sẽ là người quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm về kết quả
đối với toàn bộ quá trình thực hiện dự án. Mọi quyết định của chủ đầu tư
về dự án mà liên quan đến các đơn vị thực hiện sẽ được triển khai thông
qua chủ nhiệm điều hành dự án. Hình thức này áp dụng cho những dự
án quy mô lớn, tính chất phức tạp. Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án
được trình bày trong hình 7.6

Chñ ®Çu t- - chñ dù ¸n

Chñ nhiÖm ®iÒu hµnh dù ¸n

Tæchøc thùc hiÖn Tæchøc thùc hiÖn


dù ¸n I dù ¸n II

LËp dù to¸n Kh¶o s¸t ThiÕt kÕ ... X©y l¾p

Hình 7.6: Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án

C. Mô hình chìa khoá trao tay


Mô hình tổ chức dự án dạng chìa khoá trao tay là hình thức tổ chức trong
đó nhà quản lý dự án không chỉ là đại diện toàn quyền của chủ đầu tư -
chủ dự án mà còn là “chủ” của dự án.

144
Chñ ®Çu t- - chñ dù ¸ n

Thuª t- vÊn hoÆ c


tù lËp dù ¸ n

Chän tæng thÇu


(Chñ nhiÖm ®iÒu hµnh dù ¸ n)

Tæchøc thùc hiÖn Tæchøc thùc hiÖn


dù ¸ n I dù ¸ n II

Kh¶o s¸ t ThiÕt kÕ X©y l¾


p ...

Hình 7.7: Mô hình tổ chức chìa khoá trao tay


Hình thức tổ chức dự án dạng chìa khoá trao tay áp dụng khi chủ đầu tư
được phép đấu thầu để lựa chọn nhà thầu thực hiện tổng thầu toàn bộ
dự án. Khác với hình thức chủ nhiệm điều hành, giờ đây mọi trách nhiệm
được giao cho nhà quản lý dự án và họ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn
đối với việc thực hiện dự án. Trong một số trường hợp nhà quản lý dự án
không chỉ được giao toàn quyền thực hiện dự án mà còn được phép cho
người khác nhận thầu từng phần việc trong dự án đã trúng thầu. Khi đó,
họ giống như một thứ “cai” điều hành dự án. Trong trường hợp này bên
quản lý dự án không phải là một cá nhân mà phải là một tổ chức quản lý
dự án chuyên nghiệp. Mô hình tổ chức dự án dạng chìa khoá trao tay
được trình bày trong hình 7.7

D. Hình thức tự thực hiện


Hình thức tự thực hiện dự án là mô hình quản lý mà chủ đầu tư không
thuê các nhà quản lý dự án chuyên trách làm tư vấn cũng như quản lý
dự án. Chủ đầu tư có đủ năng lực thực hiện, quản lý hoạt động sản xuất,
xây dựng, phù hợp với yêu cầu dự án.

8.3.2 Các mô hình tổ chức thực hiện dự án

Nếu căn cứ vào hình thức tổ chức dự án cũng như vai trò
Quản lý dự án có nghĩa
và trách nhiệm của người lãnh đạo dự án thì mô hình tổ
là quản lý những con
chức dự án có thể được chia thành ba loại: tổ chức quản
người
lý dự án dạng chức năng, tổ chức chuyên trách dự án và
tổ chức dự án dạng ma trận. Dưới đây trình bày các loại
hình tổ chức này.
145
A. Mô hình tổ chức thực hiện dự án theo chức năng
Hình thức tổ chức thực hiện dự án theo chức năng có đặc điểm là: (1) dự
án được đặt vào một phòng chức năng nào đó (tuỳ thuộc vào nhiệm vụ
của dự án) và (2) Các thành viên của dự án được điều động tạm thời từ
các phòng chức năng khác nhau đến và họ vẫn thuộc quyền quản lý của
phòng chức năng nhưng lại đảm nhận phần việc chuyên môn liên quan
đến dự án. Mô hình tổ chức dự án theo chức năng được trình bày trong
hình 7.8
ưu điểm
- Thứ nhất, linh hoạt trong sử dụng cán bộ. Phòng chức năng có dự án
đặt vào chỉ quản lý hành chính, tạm thời đối với các chuyên gia tham
gia quản lý dự án. Họ sẽ trở về vị trí cũ của mình khi kết thúc dự án.
- Thứ hai, một người có thể tham gia nhiều dự án để sử dụng kiến
thức chuyên môn và kinh nghiệm của mình.

Gi¸m ®èc

Tr- ëng phßng Tr- ëng phßng Tr- ëng phßng Bé phËn kh¸c
kinh doanh kü thuËt tµi chÝnh

Hình 7.8: Tổ chức dự án theo chức năng

Nhược điểm
- Đây là cách tổ chức quản lý không theo yêu cầu khách hàng.
- Vì dự án được đặt dưới sự quản lý của một bộ phận chức năng nên
bộ phận này thường có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến việc hoàn
thành nhiệm vụ chính khác của nó mà không tập trung cố gắng vào
việc giải quyết thoả đáng các vấn đề của dự án. Các bộ phận chức
năng khác có trách nhiệm tham gia dự án cũng có tình hình tương tự.
Trong một vài trường hợp dự án không nhận được ưu tiên cần thiết,
vì vậy không đủ phương tiện để hoạt động hoặc bị coi nhẹ.

B. Mô hình tổ chức thực hiện dự án dạng chuyên trách


Hình thức tổ chức chuyên trách dự án về thực chất là tạo ra một xí
nghiệp con do một chủ nhiệm dự án quản lý. Mô hình tổ chức này có
dạng như Hình 7.9
146
Gi¸m ®èc

Chñ nhiÖm Tr-ëng phßng Chñ nhiÖm Tr- ëng phßng ...
dù ¸n A kinh doanh dù ¸n B tµi chÝnh

Tµi chÝnh TiÕp thÞ S¶n xuÊt Tµi chÝnh TiÕp thÞ S¶n xuÊt

Hình 7.9: Mô hình tổ chức chuyên trách quản lý dự án

ưu điểm
- Đây là hình thức tổ chức theo yêu cầu của khách hàng nên có thể
phản ứng nhanh trước yêu cầu của thị trường.
- Nhà quản lý dự án có đầy đủ quyền lực đối với dự án
- Tất cả các thành viên cua dự án chịu sự điều hành trực tiếp của chủ
nhiệm dự án (chứ không phải những người đứng đầu các bộ phận
chức năng điều hành).
- Do dự án tách khỏi các phòng chức năng nên đường thông tin được
rút ngắn.
Nhược điểm
- Thứ nhất, khi công ty hay chủ đầu tư thực hiện đồng thời vài dự án và
phải đảm bảo đủ số cán bộ cho từng dự án thì có thể dẫn đến tình
trạng lãng phí nhân lực.
- Thứ hai, do yêu cầu phải hoàn thành tốt mục tiêu về hoàn thiện, thời
gian, chi phí của dự án nên nhà quản lý dự án có xu hướng thuê
chuyên gia giỏi vì nhu cầu dự phòng hơn là đáp ứng nhu cầu thực.

C. Mô hình tổ chức thực hiện dự án dạng ma trận


Loại hình tổ chức quản lý dự án dạng ma trận là sự kết hợp 2 loại hình tổ
chức dự án theo chức năng và dạng chuyên trách dự án. Một trong
những mô hình tổ chức dự án dạng ma trận được trình bày trong hình
7.10.
ưu điểm
- Giống như hình thức tổ chức chuyên trách dự án, mô hình tổ chức
này trao quyền cho chủ nhiệm dự án quản lý, thực hiện dự án đúng
tiến độ, đúng yêu cầu kỹ thuật, trong phạm vi chi phí dược duyệt.
- Giống như tổ chức dạng chức năng, các tài năng chuyên môn được
phân phối hợp lý cho các dự án khác nhau.

147
- Khắc phục được hạn chế của mô hình quản lý theo chức năng. Khi kết
thúc dự án các nhà chuyên môn này có thể trở về phòng chức năng
của mình.
- Tạo điều kiện phản ứng nhanh hơn, linh hoạt hơn trước yêu cầu của
khách hàng.

T æng gi¸ m ®èc

Chñ nhiÖm Gi¸m ®èc Gi¸m ®èc - Gi¸m ®èc Gi¸m ®èc Gi¸m ®èc
- - -
ch- ¬ng tr×nh - s¶n xuÊt kinh doanh tµi chÝnh kü thuËt nh©n sù

Chñ nhiÖm ¤ ng Th¾ng ¤ ng Hï ng ¤ ng Tµi ¤ ng § Þnh C« HiÒn


dù ¸n A -- Bµ Lan -- C« H- ¬ng -- -- ¤ ng D©n --
C« Vinh

Chñ nhiÖm -- C« Thanh ¤ ng T©m ¤ ng Dòng -- Bµ Hµ -- C« HiÒn


-- --
dù ¸n B ¤ ng Minh ¤ ng Tµi

Chñ nhiÖm ¤ ng Th¾ng -- ¤ ng T©m -- ¤ ng Dòng -- ¤ ng C- êng -- C« HiÒn


--
dù ¸n C ¤ ng D©n

Hình 7.10: Mô hình tổ chức dạng ma trận


Nhược điểm
- Thứ nhất, nếu quyền quyết định trong quản lý dự án không rõ ràng,
hoặc trái ngược, trùng chéo sẽ ảnh hưởng đến công việc của dự án.
- Thứ hai, về lý thuyết, các chủ nhiệm dự án quản lý các quyết định
hành chính, những người đứng đầu bộ phận chức năng ra các quyết
định kỹ thuật. Nhưng trên thực tế quyền và trách nhiệm khá phức tạp.
Do đó kỹ năng thương lượng là một yếu tố rất quan trọng để đảm bảo
thành công của dự án.
- Thứ ba, mô hình quản lý này vi phạm nguyên tắc tập trung trong quản
lý. Một nhân viên có hai thủ trưởng sẽ gặp khó khăn khi phải quyết
định thực hiện lệnh nào trong trường hợp hai lệnh mâu thuẫn nhau.

8.3.3 Căn cứ lựa chọn mô hình tổ chức dự án


Phương pháp quản lý theo dự án có thể áp dụng hiệu quả cho những
trường hợp sau: (1) dự án có mục tiêu cụ thể; (2) mang tính đơn chiếc,
không liên tục, không thân quen với tổ chức hiện tại; (3) Công việc cụ thể
tương tác phức tạp.

148
Để lựa chọn một mô hình tổ chức dự án phù hợp cần dựa vào những
nhân tố cơ bản như: quy mô dự án, thời gian thực hiện, công nghệ sử
dụng, độ bất định của dự án, địa điểm thực hiện dự án, nguồn lực và chi
phí cho dự án, số lượng dự án thực thi trong cùng thời kỳ và tầm quan
trọng của nó. Ngoài ra, khi xem xét lựa chọn một mô hình tổ chức dự án,
cũng cần phân tích bốn tham số rất quan trọng khác là phương thức
thống nhất các cố gắng, cơ cấu quyền lực, mức độ ảnh hưởng và hệ
thống thông tin. Một số mô hình tổ chức quản lý dự án có thể áp dụng
hiệu quả trong một số trường hợp nhất định. Mô hình tổ chức dự án
dạng chức năng thích hợp với những dự án mà mục tiêu chính là áp
dụng công nghệ chứ không phải là tối thiểu chi phí hoặc phải phản ứng
nhanh trước những thay đổi, hoặc đối với những dự án đòi hỏi đầu tư
lớn vào máy móc thiết bị. Mô hình tổ chức chuyên trách dự án áp dụng
có hiệu quả trong trường hợp có một số dự án tương tự nhau được thực
hiện hoặc trong trường hợp thực hiện những công việc mang tính duy
nhất, yêu cầu cụ thể cao, đòi hỏi quản lý tỷ mỷ, chi tiết lại không phù hợp
với lĩnh vực chức năng nào. Mô hình tổ chức dự án dạng ma trận áp
dụng khá thích hợp đối với những dự án có yêu cầu công nghệ phức tạp,
đòi hỏi có sự tham gia thường xuyên của nhiều bộ phận chức năng
nhưng lại cho phép các chuyên gia kỹ thuật có thể cùng lúc đồng thời
tham gia vào nhiều dự án.

8.4 Nhà quản trị Dự áN

Ngày nay, vai trò của nhà quản trị dự án ngày càng Nhà quản trị dự án mất
trở nên quan trọng hơn, bởi hơn ai hết, đó chính là phần lớn thời gian quan hệ
người quyết định sự thành bại của dự án. Khác với và giải quyết với các bên
nhà quản lý chức năng, nhà quản trị dự án cần có tham gia dự án
những kỹ năng tổng hợp, khả năng ra quyết định, kỹ
năng thương lượng… Sau đây ta sẽ xem xét chức
năng, yêu cầu đối với nhà quản trị dự án.
8.4.1 Chức năng của nhà quản trị dự án
Quản lý hiện đại có xu hướng xác định trách nhiệm và kỹ năng quản lý
theo những nguyên tắc và chức năng mà trường phái cổ điển đã nêu lên.
Những chức năng cơ bản của các nhà quản lý là lập kế hoạch, tổ chức,
giám sát, đào tạo và tuyển dụng cán bộ, chỉ đạo và hướng dẫn. Mặc dù
những chức năng này được nhấn mạnh chủ yếu đối với cơ cấu quản lý
truyền thống, nhưng gần đây chúng được đổi mới nội dung để áp dụng
cho các tổ chức quản lý tạm thời như tổ chức dự án. ý nghĩa cơ bản của
nó như nhau nhưng việc áp dụng trong hai môi trường có khác nhau.
Nhà quản trị dự án giữ một vai trò rất quan trọng trong cơ cấu tổ chức dự
án. Những chức năng cơ bản cần có của nhà quản trị dự án là:
Lập kế hoạch dự án. Mục đích của lập kế hoạch là đảm bảo thực hiện
mục tiêu của dự án và chỉ ra phương pháp để đạt các mục tiêu đó

149
một cách nhanh nhất. Các nhà quản lý phải quyết định cái gì cần làm,
mục tiêu và công cụ thực hiện trong phạm vi giới hạn về nguồn lực.
Tổ chức thực hiện dự án. Nhà quản lý dự án có nhiệm vụ quyết định
công việc được thực hiện như thế nào. Họ có trách nhiệm lựa chọn,
đào tạo các thành viên của nhóm dự án, báo cáo kết quả và tiến trình
thực hiện dự án của nhóm cho cấp trên, thông tin cho cả nhóm dể
mọi người cùng biết và có kế hoạch cho giai đoạn sau nhằm huy
động và sắp xếp hợp lý các nguồn lực, vật tư thiết bị và tiền vốn. Tổ
chức thực hiện dự án nhằm phối hợp hiệu quả giữa các bên tham
gia, phân định rõ vai trò và trách nhiệm cho những người tham gia dự
án.
Chỉ đạo hướng dẫn. Sau khi nhận nhiệm vụ quản lý, nhà quản lý dự
án thực hiện chỉ đạo và hướng dẫn, uỷ quyền, khuyến khích động
viên, phối hợp mọi thành viên trong nhóm thực hiện tốt dự án, phối
hợp các lực lượng từ tư vấn, nhà thầu khách hàng đến các cơ quan
quản lý nhà nước có liên quan…. nhằm đảm bảo thực hiện thành
công dự án.
Kiểm tra giám sát. Nhà quản lý dự án có chức năng kiểm tra giám sát
sản phẩm dự án, chất lượng, kỹ thuật, ngân sách và tiến độ thời gian.
Trước tiên, nhà quản lý dự án phải am hiểu các tiêu chuẩn, chính
sách, thủ tục quản lý, phải có đủ năng lực kỹ thuật để giám sát công
việc, đánh giá đúng hiện trạng và tương lai. Một nhà quản lý dự án sẽ
không có uy tín cao đối với khách hàng nếu anh ta không trả lời được
những thắc mắc kỹ thuật.
Kiểm tra giám sát là một quá trình ba bước bao gồm: đo lường, đánh
giá và sửa chữa. Cần xây dựng các tiêu chuẩn thực hiện, các mốc
thời gian và dựa vào đó để so sánh đánh giá tình hình thực hiện dự
án, đồng thời phải xây dựng một hệ thống thông tin hữu hiệu để thu
thập và xử lý số liệu đi kèm với tiến trình báo cáo.
Chức năng thích ứng. Trong hoạt động thường ngày, nhà quản lý
thường xuyên phải đối đầu với những thay đổi, từ đó dẫn đến những
kế hoạch, các hành động, chuẩn mực thực hiện cũng thay đổi theo và
do vậy cần linh hoạt thích ứng với môi trường bên ngoài (quan điểm
về quản lý ngẫu nhiên).

8.4.2 Trách nhiệm của chủ nhiệm dự án


Trách nhiệm của chủ nhiệm dự án về cơ bản có thể được chia thanh
thành ba nhóm lớn. Đó là trách nhiệm đối với tổ chức cấp trên, đối với dự
án và đối với các thành viên dự án.
Đối với cấp trên
Chủ nhiệm dự án phải đảm bảo bảo tồn mọi nguồn lực và quản lý
hiệu quả dự án được giao. Cần báo cáo đầy đủ trung thực những
thông tin về tình trạng hiện tại, chi phí, tiến độ và triển vọng của dự
án.
150
Đối với dự án
Chủ nhiệm dự án cần phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
o Điều hành dự án, đảm bảo hoàn thành theo đúng mục tiêu, thời
hạn đã quy định trong phạm vi nguồn lực và chi phí được duyệt.
o Điều hành nhóm quản lý dự án, phối hợp mọi người trong nhóm
theo hướng phát huy tối đa năng lực của từng nhân viên.
o Có trách nhiệm phục vụ khách hàng
o Quản lý dự án theo đúng lịch trình thời gian, quản lý chi phí, nhân
lực, thông tin và quản lý chất lượng
o Quản lý những thay đổi
Đối với các thành viên dự án
Dự án là một tổ chức tạm thời và có thời hạn nên chủ nhiệm dự án
cần đặc biệt quan tâm đến mọi thành viên trong nhóm. Khi dự án sắp
kết thúc, chủ nhiệm dự án có kế hoạch giúp đỡ, tạo điều kiện cho mọi
người tìm công việc mới hoặc trở về đơn vị cũ theo nguyện vọng cũng
như yêu cầu công việc.

8.4.3 Yêu cầu đối với nhà quản trị dự án


Một số kỹ năng quan trọng mà chủ nhiệm dự án cần có là:
Kỹ năng lãnh đạo
Lãnh đạo là kỹ cơ bản để nhà quản lý dự án chỉ đạo, định hướng,
khuyến khích và phối hợp các thành viên trong nhóm cùng thực hiện
dự án. Đây là kỹ năng quan trọng nhất. Nó đòi hỏi các nhà quản lý dự
án có những phẩm chất cần thiết, có quyền lực nhất định để đạt mục
tiêu dự án.
Giao tiếp và thông tin trong quản lý dự án:
Chủ nhiệm dự án có trách nhiệm phối hợp, thống nhất các hành
động giữa các bộ phận chức năng và những cơ quan liên quan (như
trình bày trong Hình 7.2) để thực hiện công việc dự án nên rất cần
thiết phải thông thạo kỹ năng giao tiếp. Họ phải thân quen, hiểu biết
hoạt động của các phòng chức năng và có kiến thức rộng về một số
lĩnh vực kỹ thuật. Nhà quản lý dự án cũng cần giỏi kỹ năng thông tin,
kỹ năng trao đổi tin tức giữa các thành viên dự án và những người
liên quan trong quá trình triển khai dự án….
Kỹ năng thương lượng và giải quyết khó khăn vướng mắc:
Nhà quản lý dự án trong quá trình thực hiện trọng trách của mình có
quan hệ đối với rất nhiều nhóm người như chỉ ra ở hình 7.11. Ngoài
ra, cùng với đà phát triển của tổ chức, trách nhiệm của chủ nhiệm dự
án ngày càng tăng, nhưng quyền lực của họ hình như chưa tương
xứng. Để phối hợp mọi cố gắng trong và ngoài tổ chức nhằm thực
hiện thành công dự án và do thiếu quyền lực buộc các nhà quản lý
dự án phải có kỹ năng thương lượng giỏi với nhà quản lý cấp trên và

151
với người đứng đầu các phòng chức năng để giành được sự quan
tâm của cấp trên và giành đủ nguồn lực cần thiết cho hoạt động dự
án.
Các bất đồng thường nảy sinh giữa nhà quản lý dự án với các thành
viên tham gia, với nhà quản lý chức năng và giữa họ với nhau.
Nguyên nhân có nhiều nhưng có thể kể ra một số nguyên nhân chính
sau: (1) Do các thủ tục hành chính, (2) Mục tiêu và thứ tự ưu tiên, (3)
Tranh chấp cùng một nguồn lực, (4) Do quan điểm kỹ thuật và chính
kiến khác nhau, (5) Những vướng mắc còn tồn đọng…. Do vậy, họ
cần có phương pháp đúng để giải quyết khó khăn.

Chủ dự án
Quyết định
Bộ phận ngân quỹ Nhà tư
chức năng vấn
Kiến thức Kiến thức,
dữ liệu nguồn lực

Lực lượng Các nhà


lao động thầu xây
trực tiếp dựng

Nhà quản
lý dự án

Cơ quan Các nhà


chính phủ cung cấp
Cấp phép Vật tư,
thiết bị

Các thể
Tổ chức chế tài
dịch vụ Cộng chính
đồng
Hợp tác,
đỡ đầu

Hình 7.11: Mối quan hệ phức tạp giữa nhà quản lý dự án và các bên liên
quan
Kỹ năng tiếp thị và quan hệ với khách hàng:
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà quản lý dự án là
trợ giúp công ty, đơn vị trong hoạt động marketing. Làm tốt công tác
tiếp thị sẽ giúp công ty duy trì được khách hàng hiện tại, tăng thêm
khách hàng tiềm năng.
152
Kỹ năng ra quyết định:
Lựa chọn phương án và cách thức thực hiện các công việc dự án là
những quyết định rất quan trọng đặc biệt trong những điều kiện thiếu
thông tin và có nhiều thay đổi. Để ra được quyết định đúng và kịp thời
cần đến nhiều kỹ năng tổng hợp của nhà quản lý.
Ngoài những kỹ năng quan trọng nêu trên nhà quản lý dự án giỏi cần
trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết khác như lập kế hoạch, quản
lý thời gian, lập ngân sách và kiểm soát chi phí, kỹ năng quản lý nhân sự,
kỹ thuật. Nhà quản trị dự án lý tưởng phải là người có đủ các tố chất cần
thiết liên quan đến kỹ năng quản trị, trình độ chuyên môn kỹ thuật và tính
cách cá nhân. Giữa nhà quản lý dự án và quản lý chức năng có những
đặc điểm khác nhau cơ bản như trình bày trong bảng 7.2.
Bảng 7.2: Sự khác nhau cơ bản giữa nhà quản lý dự án và quản lý chức năng

Nhà quản lý chức năng Nhà quản lý dự án

Là một chuyên gia giỏi trong Là người có kiến thức tổng hợp, hiểu biết
lĩnh vực chuyên môn họ quản nhiều lĩnh vực, kinh nghiệm phong phú.

Thạo kỹ năng phân tích Mạnh về kỹ năng tổng hợp (sử dụng cách
(cách tiếp cận phân tích) tiếp cận hệ thống)
Như một đốc công, một Là một nhà tổ chức, phối hợp mọi người,
người giám sát kỹ thuật về mọi bộ phận cùng hoàn thành dự án.
lĩnh vực chuyên sâu.
Chịu trách nhiệm lựa chọn Chịu trách nhiệm đối với công tác tổ chức,
công nghệ tuyển dụng cán bộ, lập kế hoạch, hướng
dẫn và quản lý dự án.

9
10
11
12
13
14

153
Chương 8. Quản lý thời gian dự án

Mục đích chính của chương này là xác định thời gian để thực hiện dự án.
Điều này rất quan trọng vì tiến độ thực hiện có ý nghĩa rất quan trọng đối
với một dự án. Nó có ảnh hưởng lớn tới chi phí và lợi ích mà dự án đó
mang lại. Quản lý thời gian của dự án là điều mà nhà quản trị nào cũng
phải coi là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Để quản lý một cách
khoa học người ta đã dùng nhiều phương pháp. Trong chương này
chúng ta sẽ nghiên cứu một số phương pháp cơ bản.

14.1 Lập kế hoạch dự án


Lập kế hoạch cho dự án bao hàm các khía cạnh sau:
Các mục tiêu và chiến lược của dự án.
Quá trình tiến triển cũng như chu trình của công tác lập kế hoạch
dự án
Trình tự của các kế hoạch hoá dự án.

14.1.1 Xác định mục tiêu và chiến lược


Đi trước giai đoạn điều hành dự án là giai đoạn ra quyết định. Giai đoạn
tiền kế hoạch hoá này là giai đoạn quan trọng bậc nhất của một đời dự
án cũng như là một giai đoạn còn xa để đạt được hiệu quả của dự
án.Trên thực tế đó là giai đoạn thiết lập các mục tiêu và chiến lược kế
hoạch hoá dự án. Giai đoạn này cần nêu:
Các mục tiêu về các biện pháp kỹ thuật và năng lực
Các mục tiêu về thời gian và chi phí
Các quyết định chiến lược chủ chốt
Dạng quyết định nêu ra ở giai đoạn này là hoặc sử dụng nhà thầu chính
để thiết kế và xây dựng dự án hoặc là chính bản thân chủ đầu tư tự thiết
kế và sử dụng nhà thầu trong công tác xây dựng.
Xuyên suốt đời của một dự án, người quản lý phải biết thu xếp các mâu
thuẫn của mình với các mục tiêu của dự án. Người quản lý phải biết cân
bằng được các tiêu chuẩn kỹ thuật với lại chi phí và với thời hạn hoàn
thành dự án, chi phí luôn đối nghịch với thời gian và tiêu chuẩn kỹ thuật.

14.1.2 Thời hạn hoàn thành và thời hạn mục tiêu


Thời hạn hoàn thành thực tế của một dự án tại thời điểm bắt đầu dự án
rất khó đoán trước được, vì khi đó chúng ta chưa có đầy đủ thông tin cần
thiết. Thời hạn hoàn thành dự án không thể ấn định ngay tại thời điểm
đầu của dự án, nhưng thời hạn mục tiêu thì có thể ấn định được.
154
Thời hạn mục tiêu là thời hạn mà nhà quản lý dự án cố gắng đặt ra để
kết thúc dự án đúng thời hạn, và điều đó rất ảnh hưởng đến các quyết
định được ban hành, các yêu cầu và việc phân bổ các nguồn lực.
Thời hạn hoàn thành thực tế chỉ có thể được dự báo trong một chừng
mực khả thi nào đó sau khi công tác xem xét đánh giá dự án đã được
hoàn thành.

14.1.3 Trình tự của kế hoạch dự án


Các vấn đề nguyên tắc trong lập kế hoạch cho dự án là.
Các thông tin cần thiết để lập kế hoạch cho các giai đoạn sau của dự
án có thể có được khi mà công việc của các giai đoạn trước tới bước
kết thúc.
Cần phải phối hợp hài hoà công tác kế hoạch của các giai đoạn trước
và giai đoạn sau của dự án.
Các mức độ chi tiết khác nhau có thể được đề ra đối với các chức
năng và mức độ khác nhau của công tác quản lý.
Trong các dự án lớn người ta thường sử dụng cách sắp xếp hạng dự án
với các mức độ chi tiết khác nhau.
o Kế hoạch cấp một: Thực chất của kế hoạch cấp một là tóm tắt
của một dự án, nó phác thảo dự án trong khuôn khổ của một
khung chung. Kế hoạch cấp này chỉ ra các hoạt động mang tính
nguyên tắc và các tiêu mốc chính gắn liền với dự án. Nó thường là
một kế hoạchkhung chung bao trùm lên toàn bộ các công việc như
thiết kế, mua sắm thiết bị…
o Kế hoạch cấp hai: Kế hoạch cấp hai là các hoạt động trong kế
hoạch tóm tắt nới rộng ra và đặt vào khâu kế hoạch một cách chi
tiết hơn. Kế hoạch cấp hai thực chất là công cụ để ra quyết định và
kiểm soát các hoạt động cho công tác quản lý cấp dưới.
o Kế hoạch cấp ba: Kế hoạch cấp ba là tất cả các hoạt động có trong
dự án đều được nêu rõ. Các kế hoạch cấp ba là công cụ được sử
dụng bởi các nhà quản lý cấp thấp hơn nhằm giúp họ quản lý hàng
ngày, hàng tuần, hàng tháng các công việc có trong dự án
o Khái niệm “ Sóng cuốn”: Khi cả ba cấp kế hoạch được sử dụng, kế
hoạch tóm tắt cấp một phải được hoàn thành trong giai đoạn đầu
tiên của dự án. Do có thêm các thông tin, các hạng mục ở kế
hoạch tóm tắt cấp một có thể được mở rộng và lên kế hoạch chi
tiết hơn tạo ra khái niệm “Sóng cuốn”.

155
14.2 Kỹ thuật lập kế hoạch
Kỹ thuật thông dụng nhất được sử dụng trong công tác lập kế hoạch dự
án là phương pháp sơ đồ ngang và phương pháp phân tích mạng hay
thường được gọi là phương pháp phân tích đường găng (CPM), hoặc gọi
là kỹ thuật nghiên cứu đánh giá chương trình (PERT). Các phương pháp
này đều được tiến hành theo những cách thức như nhau và đều cho kết
quả:
Tìm ra đường hành trình chính của các công việc
Tính toán tiến độ thời gian cho mỗi công việc
Chỉ ra chuỗi hạng mục thời gian theo yêu cầu
Hệ thống lập kế hoạch này có tác dụng sau đây:
Có khả năng để lên lịch trình chính thức tất cả các hạng mục
cần thiết có trong dự án theo một lề lối mà sẽ cho phép đánh
giá tiến độ thực tế đối với kế hoạch lập ra và nó sẽ xác minh
những mối phụ thuộc lẫn nhau giữa các hoạt động.
Cho phép các nhân viên của dự án xây dựng, thay đổi và cập
nhật nhanh chóng kế hoạch dự án.
Có khả năng sử dụng được để kiểm tra dự án
Có khả năng để hoà nhập được cùng một mức độ với hệ thống
kiểm tra tài chính.
Cho phép nhân viên dự án tíêp cận ngay tới các dữ liệu để sử
dụng hệ thống này như một hệ thống thông tin.
Có khả năng để sử dụng cho việc kế hoạch hoá và kiểm soát các
nguồn nhân lực, thiết bị và vật tư.

14.2.1 Cơ cấu phân chia công việc


Cơ cấu phân chia công việc là một công cụ chính của công tác quản lý
dự án và thực thi để giữ các chức năng chính sau đây:
Xác định khái quát các công việc phải làm
Xác định nhân sự chịu trách nhiệm về các công việc đó.
Định hình cơ cấu và định hình cơ sở của sự hợp nhất các công
việc cần làm, các tổ chức, những hệ thống kế hoạch hoá và giám
sát
Cơ cấu phân chia công việc khắc hoạ dự án các công việc sẽ được thực
hiện, tổ chức và nó mô phỏng bằng biểu đồ dự án.
Cơ cấu phân chia công việc là phương pháp chính tắc để xác định các
công việc cần được thực hiện trong một dự án. Sự hợp nhất của cấu trúc
phân chia công việc và cơ cấu tổ chức là rất cần thiết nhằm phân chia

156
trách nhiệm để những công việc được thực hiện. Mối quan hệ tương hỗ
này có thể xuất hiện ở bất kỳ mức phân chia công việc nào. Do đó cần
phải xác định các hành vi chức năng khác nhau được yêu cầu để hoàn
thành công việc ở cấp thấp nhất của các thành phần của cơ cấu phân
chia công việc.
Mỗi công việc theo chức năng phải được phân chia trách nhiệm một
cách chính thức, cụ thể:
Mô tả các công việc phải làm.
Ai là người có trách nhiệm với công việc đó.
Quỹ thời gian đối với công việc kể trên
Các yêu cầu nguồn lực.
Lịch bắt đầu và lịch kết thúc công việc
Khi những trách nhiệm cơ bản được phân chia rõ ràng cho một công việc
nào đó theo chức năng thì một bước phân chia nhỏ công việc tiếp theo
cũng cần được thực hiện và một công việc chi tiết hơn được xác định tới
cấp trách nhiệm quản lý thấp hơn trong các tổ chức thực hiện.
Cơ cấu phân chia công việc được dùng để định nghĩa các công việc
được nêu ra để thực hiện dự án và phân định trách nhiệm về công việc
này tới từng cá nhân và tổ chức của nó. WBC còn thực hiệnmột chức
năng quan trọngđể dẫn đến thành công trong một dự công tác quản lý dự
án hiện đại đó là xây dựng cơ cấu hay khuôn khổ của một hệ thống
thông tin quản lý dự án hợp nhất.

14.2.2 Lập kế hoạch nguồn lực


Lập kế hoạch nguồn lực bao gồm các công việc sau:
Dự báo các yêu cầu nguồn lực từ kế hoạch ban đầu
So sánh với các nguồn lực có thể có được
So sánh với các cách làm tốt nhất trên thực tế
Hạn chế của các nguồn lực nào đó có thể cản trở các công việc đang
làm theo một kế hoạch gốc. Lên lịch và lập kế hoạch nhân lực có tác
động tương hỗ với nhau. Trên thực tế, lập mộtbiểu đồ nhân lực không
sát với yêu cầu lao động vẫn thường xảy ra.
Lập kế hoạch nguồn lực phải hài hoà với lập kế hoạch công tác, nếu
không kế hoạch hoá sẽ trở thành vô ích.

157
14.3 Phương pháp sơ đồ ngang (sơ đồ Gantt)

14.3.1 Khái niệm về phương pháp sơ đồ ngang


Sơ đồ ngang là phương pháp trình bày tiến trình thực tế cũng như
kế hoạch thực hiện các công việc của dự án theo trình tự thời gian.
Các thông tin về công việc và thời gian thực hiện công việc được thể
hiện dưới dạng hình vẽ.
Sơ đồ GANTT do kỹ sư Henry L. Gantt phát minh năm 1910 ở Mỹ. Mục
đích của biểu đồ GANTT là xác định một tiến độ hợp lý nhất để thực hiện
các công việc khác nhau của dự án. Tiến độ này tuỳ thuộc vào độ dài
công việc, những điều kiện ràng buộc và kỳ hạn phải tuân thủ.
Cấu trúc của sơ đồ ngang như sau:
o Cột dọc trình bày công việc, các hoạt động cụ thể.
o Trục hoành thể hiện thời gian.
o Mỗi đoạn thẳng biểu hiện một công việc. Độ dài đoạn thẳng là độ
dài công việc. Vị trí của đoạn thẳng thể hiện quan hệ thứ tự trước
sau giữa các công việc.
Sơ đồ ngang cho ta biết:
o Khi nào các hành động bắt đầu và kết thúc.
o Chúng có được hoàn thành không.
o Tình trạng dự án tại thời điểm lập sơ đồ
o Những hoạt động nào là những hoạt động “song song” và có thể
thực hiện đồng thời với những hoạt động khác.
Thực chất của phương pháp sơ đồ ngang là biểu diễn các công việc và
thời gian thực hiện chúng theo phương nằm ngang và theo một tỷ lệ quy
định trước.
Lịch trình được lập theo kiểu tiến tới, từ trái sang phải, công việc nào cần
làm trước xếp trước.

14.3.2 Các loại sơ đồ ngang


Đối với một dự án (đặc biệt là các dự án xây dựng) ta có thể tổ chức
thực hiện theo ba phương pháp: tuần tự, song song và dây chuyền. Các
phương pháp tổ chức này được diễn tả bằng sơ đồ ngang.
Phương pháp tuần tự: Là phương pháp tổ chức sản xuất các công việc
được hoàn thành ở vị trí này mới chuyển sang vị trí tiếp theo.
Phương pháp song song: Là phương pháp mà các công trình cùng được
tiến hành song song với nhay.

158
Phương pháp dây chuyền: Theo phương pháp này ta chia công nghệ sản
xuất ra các phần việc có chuyên môn riêng biệt và tổ chức các tổ đội có
chuyên môn tương ứng thực hiện như một dây chuyền sản xuất từ công
trình này sang công trình khác. Khi làm việc các dây chuyền sẽ phải kết
hợp với nhau theo thời gian và không gian một cách chặt chẽ.

1 1 1

2 2 2

3 3 3

…… ……
……

m m
Hình 8.1 : Các phương pháp tổ chức
m thi công
Phương pháp tuần tự Phương pháp song song Phương pháp dây chuyền
14.3.3 Nội dung phương pháp sơ đồ ngang
Phân tích các công việc (hoạt động) của dự án một cách chi tiết.
Sắp xếp trình tự thực hiện các công việc một cách hợp lý.
Xác định độ dài thời gian thực hiện từng công việc một cách thích
hợp
Quyết định thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc từng công việc.
Xây dựng bảng phân tích công việc được ký hiệu hoá, trong đó
nêu rõ nội dung, trình tự thực hiện từng công việc, thời gian thực
hiện, thời điểm bắt đầu và kết thúc của từng công việc.

14.3.4 Ưu nhược điểm của phương pháp sơ đồ ngang


Ưu điểm của phương pháp sơ đồ ngang:
Rõ ràng: sơ đồ ngang thể hiện toàn cảnh vừa rõ ràng vừa dễ
hiểu, dễ nhận biết công việc.
Đơn giản: đây là phương pháp dễ thực hiện và cũng dễ hiểu đối
với tất cả những ai tham gia vào dự án.
Có thể sử dụng để chỉ ra tiến độ
Có thể sử dụng để kế hoạch hoá các nguồn lực
Nhược điểm:

159
Không thấy rõ mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các công
việc. Tự phương pháp này không thể chỉ ra mối quan hệ tương
hỗ giữa các hạng mục của các dự án lớn, dự án đồng bộ.
Không thấy rõ công việc nào là trọng tâm, phải tập trung chỉ đạo.
Không thể dễ dàng xử lý với những thay đổi thường xuyên
Khi có nhiều phương án lịch trình thì khó đánh giá được sơ đồ
nào là tốt, sơ đồ nào chưa tốt.
Không có điều kiện giải quyết băng sơ đồ các yêu cầu về tối ưu
hoá về tiền bạc, thời gian, cũng như các nguồn lực khác.
Kích thước của biểu đồ bị hạn chế. Đối với những dự án có quy
mô lớn thì thường không thể hiện bằng sơ đồ ngang, mà dùng
sơ đồ mạng.
Mặc dù có những hạn chế này, do có những ưu điểm quan trọng mà sơ
đồ ngang vẫn thường được sử dụng trong các dự án nhỏ do nhu cầu
đào tạo thấp, dễ phác họa và thậm chí được sử dụng trong một số các
dự án lớn do hình ảnh của nó trực tiếp và dễ hiểu khi quan sát.
Phương pháp sơ đồ ngang được dùng rất phổ biến, và nói chung các
doanh nghiệp đều đã quen dùng nên ta chỉ cần xét một ví dụ đơn giản
sau:

Ví dụ: Một công ty cần hoàn thành một hợp đồng sản xuất gồm có 4 công việc: A1,
A2, A3, A4. Sau khi cân đối vật tư, thiết bị, nhân lực, ta tính được thời gian thực hiện
từng công việc và sắp xếp lịch trình thực hiện như sau:

Công Thời gian thực hiện công việc(tháng)


việc 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
A1
A2
14.4 Phương
A3 pháp sơ đồ mạng
A4
14.4.1 Khái niệm chung về sơ đồ mạng
Sơ đồ mạng là kỹ thuật trình bày kế hoạch tiến độ, mô tả dưới dạng sơ
đồ mối quan hệ liên tục giữa các công việc đã được xác định cả về thời
gian và thứ tự trước sau. Sơ đồ mạng là sự nối kết các công việc và các
sự kiện. Hệ thống dự án mạng đã trở nên phổ biến khoảng đầu những
năm 50 cho đến nay. Hệ thống gốc là PERT (Program and Evalution
Review Technique) và hệ thống CPM (Critical Path Method) liên quan tới
sự trao đổi giữa thời gian và chi phí dự án.
Vai trò của sơ đồ mạng:

160
Phản ánh mối quan hệ tương tác giữa các nhiệm vụ, các công việc
của dự án.
Xác định ngày bắt đầu, ngày kết thúc, thời hạn hoàn thành dự án
trên cơ sở đó xác định các công việc găng và đường găng của dự
án.
Là cơ sở để tính toán thời gian dự trữ của các sự kiện, các công
việc.
Nó cho phép xác định những công việc nào phải được thực hiện
kết hợp nhằm tiết kiệm thời gian và nguồn lực, công việc nào có
thể thực hiện đồng thời nhằm đạt được mục tiêu về ngày hoàn
thành dự án.
Là cơ sở để lập kế hoạch, kiểm soát, theo dõi kế hoạch tiến độ và
điều hành dự án.
Ưu điểm của sơ đồ mạng
Chỉ ra một cách có hiệu quả các mối quan hệ tương hỗ giữa các
hoạt động trong một dự án đồng bộ.
Xác định các hạng mục hay giai đoạn công tác tạo nên đường
găng dẫn đến việc kết thúc dự án tổng thể theo đúng thời gian
quy định.
Có thể sử dụng cho những dự án rất lớn và đồng bộ
Có thể sử dụng phối hợp máy vi tính và điều đó cho phép hoà
nhập hệ thống thông tin quản lý của dự án.

14.4.2 Một số định nghĩa


Công việc (Task)
Danh từ công việc ở đây được hiểu là một quá trình nào đó, có thể có
một mối liên hệ phụ thuộc, được thể hiện bằng một mũi tên và được gọi
tên bằng ký hiệu của hai sự kiện trước và sau. Có các dạng công việc:
Công việc thực (Actual Task) : Là công việc cần sự chi phí về thời
gian và tài nguyên, hoặc chỉ cần thời gian trong các công việc chờ
đợi, được thể hiện bằng một mũi tên nét liền.

Đổ bê tông móng
4 5
10 ngày
Công việc ảo (Imaginary Task): Là một công việc chỉ mối liên hệ
logic giữa hai hoặc nhiều công việc này phụ thuộc vào sự kết thúc
của công việc kia. Công việc ảo không đòi hỏi sự chi phí về thời
gian và tài nguyên, được thể hiện bằng một mũi tên nét đứt.

161
Đào đất móng Lắp ghép
1 2 3 4
5ngày 2 ngày
Công việc chờ đợi: Là công việc không cần tài nguyên mà chỉ cần
thời gian, nó được biểu diễn bằng mũi tên nét liền.
Hai công việc nối tiếp nhau: công việc B chỉ bắt đầu khi công việc A
hoàn thành.
1 A 2 B

Hai công việc cùng bắt đầu: hai công việc A và B đều bắt đầu
thực hiện từ sự kiện 1

A
1
B

Hai công việc cùng kết thúc: hai công việc A, B cùng hoàn thành
tại sự kiện 3

1 A

3
B
Sự kiện (Event) 2
Sự kiện là cái mốc đánh dấu sự kết thúc của một hoặc nhiều công
việc để cho công tác tiếp sau có thể bắt đầu được. Sự kiện không
phải là một quá trình, nó chỉ xảy ra mà không đòi hỏi sự chi phí về
thời gian và tài nguyên.
Sự kiện được thể hiện bằng một vòng tròn (hay một hình tuỳ ý), gọi
là vòng tròn sự kiện. Sự kiện được ký hiệu bằng một chữ số hoặc
một chữ cái.
Sự kiện mà từ đó mũi tên công việc đi ra gọi là sự kiện đầu của
công việc.

Sự kiện mà từ đó mũi tên công việc đi vào gọi là sự kiện cuối của
công việc.
2
162
Sự kiện đầu tiên không có công việc đi vào gọi là sự kiện xuất
phát, thường ký hiệu là 1

Sự kiện cuối cùng không có công việc đi ra gọi là sự kiện hoàn


thành.

Những công việc mà sự kiện cuối của nó là sự kiện đầu của công
việc đang xét gọi là công việc trước.
Những công việc mà sự kiện đầu của nó là sự kiện cuối của công
việc đang xét gọi là công việc sau.
Đường (Path)
Đường là một chuỗi các công việc được sắp xếp sao cho sự kiện
cuối của công việc này là sự kiện đầu của công việc sau. Chiều dài
của đường tính theo thời gian, và bằng tổng của thời gian tất cả
các công việc nằm trên đường.
Đường có độ dài lớn nhất gọi là đường găng. Nói cách khác,
đường găng là đường đi trong mạng lưới bao gồm nhiều hoạt động
mà tổng số thời gian thực hiện các hoạt động này là dài nhất,
thường được vẽ đậm hơn các các đường khác.
Mạng lưới: Sự phối hợp giữa các nút và cung để mô tả lôgic của dự
án.
Tài nguyên (Resource)
Tài nguyên trong sơ đồ mạng được hiểu là thời gian và các vật chất cần
thiết cho quá trình xây dựng. Có những tài nguyên dự trữ được như tiền
vốn, máy móc…nhưng cũng có những tài nguyên không dự trữ được
như công lao động, thời gian…
Thời gian công việc (Duration)
Thời gian công việc là khoảng thời gian để hoàn thành công việc theo
ước lượng, ấn định trước hoặc tính toán.

14.4.3 Quy tắc lập sơ đồ mạng


Khi lập sơ đồ mạng cần tuân theo những quy tắc sau :

163
Trong sơ đồ mạng các sự kiện được đánh số từ nhỏ đến lớn theo
hướng từ trái sang phải và từ trên xuống dưới. Mỗi sự kiện đều
phải có công việc đến và công việc đi, và sự kiện cuối cùng chỉ có
công việc đến. Không có sự kiện xuất phát hoặc hoàn thành trung
gian.
Tất cả công việc trong sơ đồ mạng phải hướng từ trái sang phải
không được quay trở lại sự kiện mà chúng xuất phát, nghĩa là
không được lập thành một vòng kín.
Những công việc riêng biệt không được ký hiệu cùng một số, nghĩa
là không được cùng sự kiện xuất phát hoặc kết thúc.
Trong sơ đồ mạng, một nhóm công việc có cùng một sự kiện đầu
và sự kiện cuối có thể vẽ thành một công việc, hoặc ngược lại từ
một công việc có thể tách thành nhiều công việc.
Sơ đồ mạng cần có dạng đơn giản nhất, không nên có quá nhiều
công việc giao cắt nhau dễ gây rối và nhầm lẫn khi tính toán sử
dụng.
Sơ đồ mạng phải phản ánh được trình độ kỹ thuật của công việc
và quan hệ kỹ thuật giữa chúng

14.4.4 Sơ đồ mạng theo phương pháp AON


(Activities on Node)
Về nguyên tắc, xây dựng sơ đồ mạng theo phương pháp AON nghĩa là
công việc đặt trên nút. Sơ đồ mạng theo phương pháp AON dựa trên
một số khái niệm sau:
Các công việc được trình bày trên một nút (hình chữ nhật). Những
thông tin trong hình chữ nhật gồm tên công việc, ngày bắt đầu,
ngày kết thúc và độ dài thời gian thực hiện.
Các đường chỉ các sự kiện, nhằm mối liên hệ và xác định thứ tự
trước sau của các công việc.
Tất cả các điểm trừ điểm cuối đều có ít nhất một điểm đứng sau.
Tất cả các điểm trừ điểm đầu đều có một điểm đứng trước.
Trong mạng chỉ có một điểm đầu tiên và một điểm cuối cùng.
Như vậy trong phương pháp AON, sơ đồ mạng là sự kết nối liên tục của
các sự kiện với công việc đặt tại các điểm nút, đây thực sự được gọi là
sơ đồ mạng sự kiện.

164
14.4.5 Sơ đồ mạng theo phương pháp AOA (Activities
on Arrow)
Theo phương pháp AOA sơ đồ mạng là sự kết nối liên tục của các sự
kiện và công việc. Về nguyên tắc, để xây dựng sơ đồ mạng theo phương
pháp AOA mỗi công việc được biểu diễn bằng một mũi tên có hướng nối
hai sự kiện.
Sơ đồ mạng theo phương pháp AOA (công việc đặt trên đường) dựa trên
một số khái niệm sau:
Công việc là một nhiệm vụ hoặc nhóm nhiệm vụ cụ thể cần thực
hiện của dự án. Nó đòi hỏi thời gian, nguồn lực, và chi phí để hoàn
thành.
Công việc được đặt trên các đường có mũi tên chỉ chiều thuận của
công việc, trên đường này có ghi thông tin về thời gian, và chi phí,
nguồn lực để hoàn thành.
Sự kiện được đặt tại nút, là điểm chuyển tiếp đánh dấu một hay
một nhóm công việc đã hoàn thành và khởi đầu của một hay một
nhóm công việc kế tiếp.
Đường là sự kết nối liên tục các công việc tính từ sự kiện đầu đến
sự kiện cuối.
Như vậy trong phương pháp AOA, sơ đồ mạng là sự kết nối liên tục của
các công việc với sự kiện đặt tại nút, đây thực sự được gọi là sơ đồ
mạng công việc.
Sau đây chúng ta nghiên cứu sơ đồ mạng theo phương pháp AOA, bao
gồm có mạng công việc CPM và mạng công việc PERT, sơ đồ mạng
theo phương pháp AON, bao gồm có mạng sự kiện MPM.

14.4.6 Trình tự lập sơ đồ mạng


Phương pháp CPM và PERT là hai phương pháp của sơ đồ mạng, tuy
có những nét khác nhau, ví dụ, PERT giả định thời gian thực hiện các
công việc thay đổi nhưng có thể tính được nhờ phương pháp xác xuất
còn CPM lại sử dụng các ước lượng thời gian xác định, nhưng cả hai kỹ
thuật đều chỉ rõ mối quan hệ liên tục giữa các công việc, đều dẫn đến
tính toán đường găng, cùng chỉ ra thời gian dự trữ của các công việc.
Về phương pháp thực hiện, có 6 bước cơ bản được áp dụng chung cho
cả PERT và CPM:
Xác định tất cả các công việc cần thực hiện của dự án.
Xác định mối quan hệ và trình tự thực hiện các công việc.
Vẽ sơ đồ mạng công việc.
Tính toán thời gian và chi phí ước tính cho từng công việc dự án
165
Tính thời gian dự trữ của các công việc và sự kiện.
Xác định đường găng, tính thời gian thực hiện toàn bộ dự án.

14.4.7 Phương pháp sơ đồ ngang so với phương


pháp phân tích mạng.
Phương pháp phân tích mạng luôn hoàn thiện hơn so với
phương pháp sơ đồ ngang và đòi hỏi một mức độ kiến thức và
tay nghề cao hơn kèm theo một kiến thức vi tính cơ bản hỗ trợ.
Phương pháp phân tích mạng ưu việt hơn rất nhiều so với
phương pháp sơ đồ ngang.
Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp phân tích mạng cũng cần
phải chú ý:
o Có những khó khăn trong thông tin liên lạc
o Những khó khăn trong giám sát và kiểm soát tiến độ
o Bản thân mạng công tác không thể là một kế hoạch điều
hành của một lịch trình công tác.

14.5 Sơ đồ mạng CPM


Phương pháp đường găng CPM (Critical Path Method) được công ty
Dupont và Remington Rand phát triển trong thời kỳ để trợ giúp việc quản
lý xây dựng và bảo trì các nhà máy hoá chất. Hiện nay, phương pháp
này được ứng dụng khá rộng rãi trong lĩnh vực xây dựng bởi vì phần lớn
các công việc đều có thể xác định được thời gian, và cũng có thể xác
định được thời gian hoàn thành toàn bộ dự án.

14.5.1 Các thông số trong sơ đồ mạng CPM


Để xác định được thời gian hoàn thành dự án, thì cần phải tính toán các
thông số thời gian của sơ đồ mạng.
Thời gian sớm nhất của các sự kiện (Tsi): Là thời điểm sớm nhất
để cho sự kiện xảy ra khi tất cả các công việc trước sự kiện đều
được hoàn thành.
Thời gian sớm của sự kiện j bằng thời gian sớm của sự kiện i đứng
trước nó cộng với thời gian của công việc i-j
Ts j = T s i + t i j

Nếu trước sự kiện j có nhiều sự kiện đi đến thì Tsj bằng con đường lớn
nhất đi từ các sự kiện đó đến j
Tsj = Max [(Tsi + ti j) ; Tsh + thj );…]

166
Thời gian muộn nhất của các sự kiện (Tmi): Thời gian muộn nhất
của các sự kiện là thời gian muộn nhất để sự kiện xảy ra mà không
làm chậm lại thời hạn hoàn thành dự án.
T mi = T mj – t i j
Nếu đứng sau sự kiện i có nhiều sự kiện có thể lùi đến sự kiện i thì TMi
bằng hiệu số nhỏ nhất tính từ thời điểm muộn của các sự kiện đó trừ đi
thời gian của các công việc đó.
Tmi = Min [(Tmi - ti j) ; Tmk + ti k);…]

Thời gian sớm của các công việc (Tsi j)


Một công việc có hai thời điểm sớm là bắt đầu sớm (khởi sớm) Tkhsi j và
hoàn thành sớm (kết sớm) Tksi j
Một công việc là bắt đầu sớm nếu nó bắt đầu ở thời điểm sớm của sự
kiện đầu
Tkhsi j = Tsi
Và nó sẽ hoàn thành sớm nếu nó kết thúc ở thời điểm sớm của sự kiện
sau.
Tksi j = Tsj
Tksi j = Tsi + ti j
Thời gian muộn của các công việc (Tmi j)
Một công việc có hai thời điểm muộn. Đó là bắt đầu muộn bTkhmi j còn
gọi là khởi muộn và hoàn thành muộn.
Tkmi j hay còn gọi là kết muộn.
Một công việc bắt đầu muộn, nếu nó bắt đầu ở thời điểm muộn của sự
kiện đầu
Tkhmi j = Tmi
Và sẽ kết muộn nếu nó kết thúc ở thời điểm muộn của sự kiện sau
Tkmi j = Tmj
Hay Tksi j = Tkmj j – ti j
Nhận xét:
Mỗi sự kiện chỉ có hai thời gian sớm, muộn Tsj, Tmi
Mỗi công việc gồm có hai sự kiện đầu và cuối nên có bốn thời gian
Tkhsi j ,Tksi ,Tkhmi j ,Tkmi j
Chỉ cần tính được thời gian sớm, muộn của sự kiện là có thể tính
được thời gian sớm, muộn của công việc.

167
Tuỳ theo vị trí của sự kiện là đầu hay cuối công việc mà nó là bắt
đầu hay hoàn thành
Thời gian dự trữ của sự kiện
Khoảng thời gian chênh lệch giữa thời hạn sớm và muộn là thời gian dự
trữ của sự kiện. Đó là thời gian mà sự kiện có thể chậm lại mà không làm
ảnh hưởng tới thời hạn hoàn thành dự án.
Di = Tmi - Tsj
Thời gian dự trữ của công việc
Có nhiều cách gọi khác nhau cho các loại dự trữ thời gian công việc. Có
các loại dự trữ dưới đây:
- Dự trữ lớn nhất (Di j) còn gọi là dự trữ toàn phần hay dự trữ chung
đó là loại dự trữ về thời gian nếu ta sử dụng nó chỉ làm ảnh hưởng
đến các công việc trước và sau công việc đó, nhưng không làm
thay đổi thời hạn hoàn thành dự án.
Di j = Tmj – Tsi – ti j
- Dự trữ bé nhất (dự trữ độc lập hay dự trữ riêng) di j là dự trữ khi
sử dụng sẽ không làm ảnh hưởng đến các công việc trước và sau
nó.
di j = Tsj – Tmj – ti j

14.5.2 Lập sơ đồ mạng CPM


Hiện nay có 3 phương pháp cơ bản để tính sơ đồ mạng: tính sơ đồ mạng
trực tiếp trên sự kiện; tính sơ đồ mạng bằng lập bảng và tính sơ đồ mạng
bằng phần mềm máy tính.
Tính sơ đồ mạng trực tiếp trên sự kiện
Theo phương pháp này, người ta chia sự kiện làm 4 ô. Sự kiện thường
biểu diễn bằng vòng tròn nên có tên gọi là vòng tròn sự kiện. Các thông
số được ký hiệu như sau:
j: sự kiện đang xét
j
i: sự kiện đứng trước đi đến j
Tis
Tim bằng đường dài nhất
i
Ts , Tm : thời gian sớm, muộn
của sự kiện đang xét
Trình tự tính toán như sau:
Bước 1: Tính thời điểm sớm của sự kiện Ts (lượt đi, tính từ trái sang
phải)

168
Bắt đầu sự kiện xuất phát với Ts1 = 0
Sự kiện tiếp theo nếu chỉ có một công việc đi đến sẽ tính theo công thức
Tsj = Tsi + ti j
Nếu có nhiều công việc đi đến sẽ tính như sau:
Tsj = Max [(Tsi + ti j) ; Tsh + thj );…]
Cứ như vậy tính dần lên theo thứ tự tăng dần của chỉ số sự kiện, cho
đến khi sự kiện hoàn thành cuối cùng Tsn thì kết thúc bước thứ nhất.
Bước 2: Tính thời điểm muộn của sự kiện Tm (Lượt về, tính từ phải
sang trái)
Bắt đầu từ sự kiện cuối cùng với Tmn = Tsn
Tình ngược trở lại các sự kiện trước
Tmi = Tmj – ti j
Nếu có nhiều sự kiện đứng sau sự kiện đang xét i có thể lùi đến sự kiện i
bằng nhiều việc, thì Tmi được tính theo công thức
Tmi = Min [(Tmi - ti j) ; Tmk + ti k);…]
Cứ vậy tính lùi về sự kiện xuất phát số 1 thì kết thúc bước thứ hai.
Bước 3: Xác định đường găng
Điều kiện cần và đủ của đường găng là đường đi qua các sự kiện găng
và là đường dài nhất.
Quy tắc xác định đường găng: Gồm có hai bước.
Lượt đi từ sự kiện đầu đến sự kiện cuối.
Đánh dấu tất cả các sự kiện găng bằng một ký hiệu nào đó, sự kiện găng
có dự trữ Di = 0, nghĩa là có ô bên trái bằng ô bên phải của sự kiện.
Lượt về. Từ sự kiện cuối cùng lùi về các sự kiện găng bằng chỉ số
ghi ở ô dưới của sự kiện vẽ đậm công việc, nối hai sự kiện găng ta
sẽ được công việc găng. Cứ lùi như vậy đến sự kiện xuất phát số 1
ta sẽ được đường găng. Có thể có một hoặc nhiều đường găng,
điều đó phụ thuộc vào các chỉ số sự kiện ghi ở ô dưới của sự kiện.
Đến đây kết thúc việc tính toán sơ đồ mạng. Các dự trữ công việc Di j
không cần tính, khi chuyển sơ đồ mạng lên trục thời gian sẽ làm xuất
hiện các dự trữ này.
B. Tính sơ đồ mạng bằng phương pháp lập bảng
Tính sơ đồ mạng theo phương pháp lập bảng là cách tính dùng công
thức và bảng đã lập để tính các thời gian của công việc, tính các dự trữ
lớn nhất và bé nhất của từng công việc và xác định đường găng.
Trình tự tính toán theo các bước sau:

169
Bước 1: Lập bảng tính toán

TT Tên Ký Thời Nhân Sớm Muộn Dự trữ Công


công hiệu gian công việc
việc găng
ij ti j Tkhsi Tksi j Tkhmi Tkmi j Di j Di j
j j

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Sau khi lập xong bảng, từ cột 1 đến cột 5 các số liệu được lấy từ sơ đồ
mạng để điền vào. Từ cột 6 đến cột 12 sẽ được tính toán theo các bước
dưới đây.
Bước 2: Tính thời gian khởi sớm của công việc (cột 6)
Tkhsi j = Tkhsi k = Tkhsi h = …= Tis
Bước 3: Tính thời điểm kết muộn của công việc (cột 9)
Tkmi j = Tkmhj = Tkmg j = …= Tmj
Với Tmn = Tsn (Sự kiện cuối cùng có thời gian sớm và muộn bằng nhau)
Bước 4: Tính các cột còn lại
Tính thời gian kết sớm của công việc (cột 7)
Từ công thức Tksi j = Tkhsi j + ti j
Ta có: Cột 7 = cột 4 + cột 6
Tính thời gian khởi muộn của các công việc (cột 8)
Do Tkhmi j = Tkmi j – ti j
Nên Cột 8 = cột 9 – cột 4
Tính dự trữ của công việc
- Dự trữ lớn nhất Di j (cột 10)
Di j = Tmj – Tsi – ti j
Cột 10 = cột 9 – cột 6 – cột 4
- Dự trữ bé nhất di j (cột 11)
di j = Tsj – Tmi – ti j
Cột 11 = cột 7 – cột 8 – cột 4
= cột 6 – cột 8
Xác định đường găng

170
Các công việc nào có các loại dự trữ Di j = 0 và di j = 0 là công việc găng.
Các công việc găng được ghi ở cột 12.
Ví dụ: Một công trình xây dựng bao gồm các công việc, thời gian và trình
tự thực hiện các công việc được cho trong bảng sau:

TT Kí hiệu Thời Trình tự thực hiện công


hạn việc
1 A 2 Khởi công ngay
2 B 4 Khởi công ngay
3 C 4 Khởi công ngay
4 D 3 Làm sau A
5 E 6 Làm sau B
6 F 12 Làm sau C
7 G 4 Làm sau F,E,D
8 I 4 Sau G
9 K 3 Sau C

Quá trình thi công được biểu thị bằng sơ đồ mạng CPM như sau:

2 6
5
3
1
3

Tính toán các thông số thời gian theo phương pháp sơ đồ mạng
7 CPM
4
Bước 1: Tính thời điểm sớm nhất hoàn thành sự kiện Ts
Dễ dàng thấy Ts1 = 0
Ts2 = Ts1 + t12 = 0 + 4 = 4
Ts3 = Ts1+ t13 = 0 + 2 = 2
Ts4 = Ts1+ t14 = 0 + 4 = 4

171
Ts5 = max [Ts2+ t25; Ts3+ t35; Ts4+ t45] = Ts4+ t45 = 16
Ts6 = Ts4+ t45 = 16 + 4 = 20
Ts7 = max [ Ts4+ t47; Ts6+ t67] = Ts6+ t67 = 20 + 4 = 24
Bước 2: Tính thời điểm muộn nhất hoàn thành sự kiện
Do Tmn = Tsn
Nên Tm7 = Ts7 = 24
Tm6 = Tm7 – t67 = 24 – 4 = 20
Tm5 = Tm6 – t56 = 20 – 4 = 16
Tm5 = min [Tm7 – t47; Tm5 – t45] = Tm5 – t45 = 4
Tm3 = Tm5 – t35 = 16 – 3 = 13
Tm2 = Tm5 – t25 = 16 – 6 = 10
Bước 3: Xác định đường găng.
Ta thấy các sự kiện 1, 4, 5, 6, 7 có Di = 0 nên đó là các sự kiện găng,
nối các sự kiện găng này ta xác định được một đường găng  = { A, D,
E, F, G }. Đánh dấu đường găng là đường mũi tên hai nét.

6
2 4 6
4 4 5 20 20
10 1 3 16 5
1 2 16 0 4
0 0 3 4
0 4 2
12
13 0 1
7
4 3 24 24
4 4 6
1
C. Lập sơ đồ mạng bằng phần mềm máy tính
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều phần mềm máy tính cho phép lập tiến
độ thực hiện dự án. Các dự án trong thực tế được các công ty sử dụng
các phần mềm này để lập tiến độ và quản lý tiến độ thực hiện dự án. Tại
Việt Nam, hiện đang lưu hành phổ biến phần mềm Microsoft Project.

14.6 Sơ đồ mạng PERT


Sơ đồ mạng PERT (Program and Evalution Review Technique) là một
hình thức thể hiện đồng bộ các công việc cần thiết để thi công xây dựng
công trình để tìm cách lập kế hoạch và chỉ đạo thực hiện. PERT có nghĩa
là “Kỹ thuật ước lượng và kiểm tra dự án”. Bản chất của phương pháp
sơ đồ mạng PERT là đưa yếu tố không xác định vào ước lượng thời gian
thực hiện các công việc và hoàn thành dự án.
Giới thiệu về PERT: phương pháp PERT ra đời năm 1958 ở Mỹ và ở đó
nó được phát triển dưới nhu cầu bức thiết của ngành hải quân Mỹ. Nhờ

172
sử dụng dự án này mà thời gian thực hiện dự án tên lửa Pôlaris đã giảm
từ 5 năm xuống còn 3 năm. Sau đó phương pháp này đã được sử dụng
rộng rãi sang các lĩnh vực khác trong nền kinh tế quốc dân ở Mỹ, tiếp đó
là các ngành công nghiệp ở các nước Tây Âu. Thực tế, các phương
pháp CPM và PERT được phát triển gần như đồng thời và PERT chỉ là
một trong các phương pháp sơ đồ mạng.

14.6.1 Tính các thông số thời gian trong sơ đồ mạng


PERT
Bảng 8.1 : Chú giải thuật ngữ của PERT

Ký Thuật ý nghĩa
hiệu ngữ

Thời Là thời gian thực hiện mong đời của hoạt động.
te
gian Thời gian này được ước lượng với xác suất 50-
mong 50 được hoàn thành sớm hoặc hoàn thành muộn.
đợi Đó cũng là thời gian trung bình của hoạt động.

a Thời Thời gian đánh giá có xác suất thực hiện ngắn
gian lạc hơn thời gian này rất nhỏ, chỉ có thể xảy ra dưới
quan những điều kiện thuận lợi hiếm hoi.

b Thời Thời gian đánh giá có xác suất thực hiện dài hơn
gian bi thời gian này là rất nhỏ, chỉ có thể xảy ra dưới
quan những điều kiện bất lợi hiếm hoi.

m Thời Thời gian đánh giá khả dĩ có thể thực hiện được
gian hiện hoạt động mang tính hiện thực nhất.
thực

A. Ước lượng thời gian hoàn thành công việc


Để tính được các thông số trong sơ đồ mạng PERT cần phải tính được
giá trị ước lượng trung bình te (thời gian mong đợi) và phương sai V của
thời hạn hoàn thành công việc, chúng ta sử dụng các giá trị này để đánh
giá thời điểm hoàn thành sự kiện.
Theo phương pháp sơ đồ mạng PERT ta chưa xác định được thời gian
hoàn thành công việc. Khi lập kế hoạch thi công người ta ước định thời
gian cho dự án hoặc dựa vào các dữ kiện đã qua hoặc dựa vào kinh
nghiệm của những người phụ trách việc thực hiện từng hoạt động riêng
biệt. Vì vậy, thời gian đó không xác định, mà phải lấy thời gian trung bình
mong muốn kèm theo một đại lượng đo sự không xác định của thời gian
này làm thời gian thực hiện công việc.

173
Thời gian mong đợi (trung bình): Thời gian mong đợi được ước định
theo công thức thực nghiệm sau:

(a + 4m +
te =
b)
6
Độ lệch chuẩn  : Độ lệch tiêu chuẩn
được dùng để đánh giá mức độ phân tán của giá trị trung bình te

a-b
 =
6
Phương sai: phương sai có thể được xem là một
đại lượng đo độ phân tán bất định, các giá trị của đại lượng ngẫu
nhiên xung quanh giá trị trung bình, cho phép xác định độ chênh lệch
giữa các giá trị trung bình.

a-b
V = 2 =
6 )2
(
B. Xác định các thông số thời gian
trong sơ đồ PERT
Thời điểm sớm nhất hoàn thành sự kiện tính trong PERT được tính như
trong phương pháp CPM, trong đó thời gian của công việc là giá trị trung
bình được tính toán từ 3 giá trị ước lượng.
Ts1 = 0
Tsj = max (Tsi + ti j)
Trong phương pháp PERT mỗi thời gian có thêm độ tiêu chuẩn hay
phương sai của nó để đo sự không chắc chắn. Vì vậy, đi đôi với việc tính
thời điểm Ts, Tm của sự kiện phải tính thêm phương sai sớm, muộn của
sự kiện ấy, với quy tắc lấy thời gian trung bình của công việc nào để tính
toán, thì cũng lấy phương sai của công việc ấy để tính toán. Ta có:
Vs 1 = 0
Vsj = Vsi + Vi j
Các thông số về thời điểm muộn cũng đi ngược từ sự kiện cuối cùng về
sự kiện xuất phát
Tmn = Tsn
Tmi = Min (Tmj – ti j)
Phương sai muộn được tính như sau, tương ứng với từng công việc đã
tính:
Vmn = o
Vmi = Vmj + Vi j
174
Sau khi tính toán được các thời điểm sớm – muộn của sự kiện, ta nhận
thấy rằng thời gian thực hiện dự án là tổng số thời gian trung bình mong
muốn của các công việc nằm trên đường găng. Do đó thời gian dự án
cũng là thời gian trung bình mong muốn.
Vì các công việc găng độc lập với nhau, nên phương sai của thời gian
thực hiện dự án là tổng các phương sai riêng của các công việc nằm trên
đường găng đó.
Do đó đối với dự án có thời gian trung bình mong muốn là Tx thì phương
sai là Vx = Vt
Từ đó xác định được độ lệch tiêu chuẩn của dự án x

14.6.2 Các bước thực hiện của phương pháp PERT


- Vẽ sơ đồ mạng.
- Tính thời gian ti j và phương sai 2i j của mỗi công việc
- Dùng phương pháp CPM với ti j = te để xác định các công việc
găng và đường găng
- Xác định khả năng hoàn thành dự án trong thời gian mong muốn
Gọi S là thời gian tối thiểu để hoàn thành dự án trong điều kiện trung
bình ứng với các thời gian kỳ vọng te ; D là thời gian mong muốn hoàn
thành dự án; 2 là phương sai của tất cả các công việc trên đường găng.
Ta có:
S=  te = ti j
2 =  2i j
D-S
Đặt X =
2i j

Bài toán 1: Cho D, tìm xác xuất để thời gian hoàn thành dự án  D. Từ D
 X p%
Bài toán 2: Cho xác xuất p%, tìm D. Từ p%  X  D
Nhận xét:
Khi D = S  X = 0 p = 0,5
Trên thực tế p = 0,25 0,5 có nghĩa là D  S. Việc hoàn thành dự
án được xem là bình thường và dự án hoàn thành trong khoảng
thời gian tương ứng có thể chấp nhận được.
- Nếu p < 0,25 dự án không bình thường
- Nếu p > 0,5 dự án hoàn thành trễ hơn dự định sẽ gây lãng phí

175
Chương 9. Quản lý chi phí dự án
14.7 Dự toán ngân sách

14.7.1 Các khái niệm chung


Khái niệm
Theo nghĩa rộng, dự toán ngân sách dự án bao gồm cả việc xây dựng cơ
cấu phân tách công việc (WBS) và việc xác định xem cần dùng những
nguồn lực vật chất nào (nhân lực, thiết bị, nguyên liệu) và mỗi nguồn cần
bao nhiêu để thực hiện từng công việc của dự án. Theo nghĩa hẹp có thể
định nghĩa như sau:
"Dự toán ngân sách dự án là kế hoạch phân phối nguồn quỹ cho các
hoạt động dự án nhằm đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu chi phí, hoàn
thiện và tiến độ của dự án."
Tác dụng của dự toán ngân sách
Kế hoạch ngân sách là một trong những kế hoạch quan trọng nhất quyết
định đến sự thành bại của dự án. Dự toán ngân sách có những tác dụng
chủ yếu sau:
Dự toán ngân sách là sự cụ thể hoá kế hoạch, mục tiêu của tổ
chức. Kế hoạch ngân sách phản ánh nhiệm cụ và các chính sách
phân phối nguồn lực của đơn vị.
Đánh giá chi phí dự tính cuả một dự án trước khi hiệu lực hoá việc
thực hiện.
Xác định được chi phí cho từng công việc và tổng chi phí dự toán
của dự án.
Là cơ sở để chỉ đạo và quản lý tiến độ chi tiêu cho các công việc
dự án.
Thiết lập một đường cơ sở để chỉ đạo và quản lý tiến độ chi tiêu
cho các công việc dự án.
Thiết lập một đường cơ sở cho việc chỉ đạo và báo cáo tiến trình
dự án (kiểm tra tiến độ dự án; báo cáo những chi tiêu không phù
hợp với kế hoạch, tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục...)
Đặc điểm của dự toán ngân sách dự án
Dự toán ngân sách dự án phức tạp hơn việc dự toán ngân sách
cho các côgn việc thực hiện thường xuyên của tổ chức, vì có nhiều
nhân tố mới tác động, các côgn việc ít lặp lại ...
Dự toán ngân sách dự án chỉ là dự tính, dựa trên một loạt các giả
thuyết và dữ liệu thu thập được.

176
Dự toán ngân sách dự án chỉ được dựa vào phạm vi và tiêu chuẩn
hiện hành của dự án đã được duyệt. cn phải xác định rõ các yếu tố
và khoản mục chi phí cho các côgn việc dự án.
Ngân sách có tính linh hoạt, có thể điều chỉnh. Khi phạm vi dự án
thay đổi hoặc có những yếu tố chi phí gia tăng thì ngân sách dự án
cũng thay đổi. Ngân sách phải được thay đổi khi lịch trình thay đổi.
Khi lập dự toán ngân sách dự án cần xác lập tiêu chuẩn hoàn
thành cho từng côgn việc, đồng thời phải văn bản hoá tất cả các
giả thiết khi lập dự án.

14.7.2 Phương pháp lập dự toán ngân sách


àasfasfadfga

14.8 Mô hình quản lý chi phí dự án

14.8.1 Quan hệ giữa thời gian và chi phí


Trong quản lý dự án điều chỉnh tiến độ thời gian thực hiện các công việc
có thể làm tăng hoặc giảm nguồn lực liên quan khác. Nhiều trường hợp
muốn rút ngắn thời gian thực hiện một số công việc thì cần tăng thêm chi
phí và ngược lại muốn giảm bớt chi phí cho công việc phải kéo dài thời
gian thực hiện. Nguyên tắc này là cơ sở để xây dựng một số mô hình
quản lý chi phí dự án.
Chi phí trong dự án bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Chi phí
trực tiếp bao gồm chi phí lao động, chi phí nguyên vật liệu và những
khoản chi phí khác liên quan trực tiếp đến hoạt động của dự án. Càng
tăng những khoản chi phí này thì thời hạn hoàn thành dự án có thể được
rút ngắn. Các khoản chi phí gián tiếp như chi phí quản lý chung là loại chi
phí có thể giảm bớt nếu rút ngắn được thời hạn hoàn thành dự án. Về
phương diện lý thuyết có thể sử dụng hai mô hình sau:
Mô hình chi phí cực tiểu: giảm tổng chi phí của phương án đẩy
nhanh
Mô hình đẩy nhanh tiến độ: rút ngắn thời hạn hoàn thành của
phương án bình thường với chi phí tăng tối thiểu
Chú ý: Phương án đẩy nhanh là phương án có thời gian thực hiện ngắn
nhất (được xem là không còn khả năng rút ngắn hơn nữa) và chi phí lớn
nhất.

177
14.8.2 Mô hình chi phí cực tiểu
Mô hình chi phí cực tiểu là phương pháp đẩy nhanh tiến độ thi công thực
hiện những công việc lựa chọn sao cho chi phí tăng cực tiểu nhằm mục
tiêu giảm tổng chi phí dự án.
Trong quá trình lập dự án có thể xây dựng hai phương án: phương án
bình thường và phương án đẩy nhanh. Phương án bình thường là
phương án dự tính mức chi phí cho các công việc dự án ở mức bình
thường và thời gian thực hiện dự án tương đối dài. Phương án đẩy
nhanh có thời gian thực hiện dự án ngắn hơn và do đó cần chi phí nhiều
hơn. Trên cơ sở hai phương án này nhà quản lý dự án xây dựng các
phương án điều chỉnh mà có chi phí thấp hơn phương án đẩy nhanh và
thời gian có thể rút ngắn hơn phương án bình thường. Các công việc dự
án có thể được đẩy nhanh nếu bổ sung thêm chi phí trực tiếp, tuy nhiên,
đẩy nhanh tiến độ dự án lại làm giảm những khoản chi phí gián tiếp. Nếu
khoản thu về chi phí gián tiếp tiết kiệm được vượt hơn so với khoản chi
về chi phí trực tiếp thì đẩy nhanh tiến độ dự án là việc làm có hiệu quả
(xem xét thôgn qua việc so sánh chi phí trực tiếp biên tăng thêm với chi
phí gián tiếp). Tuy nhiên khôgn phải tất cả các côgn việc được đẩy nhanh
đều đem lại kết quả mong muốn. Để đạt được mục tiêu tiết kiệm chi phí,
thông thường người ta chỉ đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công việc
găng.
Các bước thực hiện mô hình chi phí cực tiểu:
o Bước 1: vẽ sơ đồ mạng và tìm đường găng cho phương án bình
thường
o Bước 2: tính tổng chi phí của dự án
o Bước 3: chọn trên đường găng những công việc mà khi đẩy
nhanh tin độ thực hiện làm tăng chi phí thấp nhất. Giảm tối đa thời
gian thực hiện côgn việc này.
o Bước 4: tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện các côgn việc trên
đường găng chi đến khi mục tiêu đạt được hoặc khôgn thể giảm
chi phí thêm nữa. Cuối cùng thiết lập phương án điều chỉnh với
chi phí tăng cực tiểu còn tổgn chi phí của dự án giảm so với
phương án bình thường
Ví dụ: một dự án có phương án bình thường và đẩy nhanh cho như sau.
Hãy đẩy nhanh tiến độ dự án theo kế hoạch chi phí cực tiểu, cho biết chi
phí gián tiếp là 10 triệu đồng trong 1 tuần
Phương án bình Phương án đẩy
Công Côgn
thường nhanh
việc việc
trước Thời Chi phí Thời Chi phí
gian (triệu gian (triệu
(tuần) đồng) (tuần) đồng)
A - 10 50 7 71

178
B - 6 17 2 41
C A 8 90 5 105
D B 9 80 8 100
E B 8 50 5 77
F C, E 6 40 4 56
G C, E 8 120 6 140
H D, G 3 40 2 55
I D, G 7 60 4 93
K F, I 6 50 5 68
Sơ đồ mạng của dự án có thấy đường găng nối các sự kiện 1 - 2 - 4 - 5 -
6 - 7 có tổgn chiều dài là 39 tuần.

C (8) F (6)

A (10) 2 4 6

E (8) G (8) K (6)


1 I (7)

B (6)
Xây dựng kế hoạch chi phí
D (9)cực tiểu như sau:
H (3)
3 5 7
Công Thời gian thực hiện Chi phí Thời Thời gian Chi phí
việc (tuần) biên gian có thực tế trực tiếp
găng PA PA đẩy (triệu thể đẩy đẩy tăng
của PA bình nhanh đồgn) nhanh nhanh thêm
bình thường (tuần) (triệu
thường đồgn)
Đường găng ban đầu A - C - G - I - K dài 39 tuần
A 10 7 7 3 3 21
C 8 5 5 3 3 15
G 8 6 10 2 2 20
I 7 4 11 3 -
K 6 5 18 1
Đường găng thứ hai
B 6 2 6 4 2 12
E 8 5 9 3 - -
G 8 6 10 2 2 -
I 7 4 11 3 - -
K 6 5 18 1 - -
Tổng chi phí tăng thêm 68
Như vậy, phương án điều chỉnh theo kế hoạch chi phí cực tiểu có thời
gian thực hiện là 31 tuần, chi phí trực tiếp là 665 triệu đồng, chi phí gián
tiếp là 310 triệu đồng, tổgn chi phí là 975 triệu đồng. So với phương án
bình thường kéo dài trong 39 tuần, chi phí trực tiếp là 597 triệu đồng, chi

179
phí gián tiếp là 390 triệu đồgn, tổgn chi phí là 987 triệu đồng. Ta thấy rõ
ràng phương án đẩy nhanh là tối ưu hơn.

14.8.3 Mô hình đẩy nhanh tiến độ


Theo mô hình này, từ phương án bình thường có thời hạn hoàn thành
dài nhưng chi phí thấp, có thể rút ngắn thời hạn thực hiện các công việc
găng bằng cách bổ sung chi phí. Do đó, thời gian thực hiện giảm nhưng
tổng chi phí lại tăng.
Dó có sự phụ thuộc (giả thiết là tuyến tính) giữa việc giảm giá thành (chi
phí biên của mỗi công việc) với việc kéo dài thời gian thực hiện từng
côgn việc và đường găng. Nên để giảm chi phí trực tiếp của phương án
đẩy nhanh, có thể tác độgn đến thời gian dự trữ của công việc không
găng, vì việc trậm trễ thực hiện các công viêc này không làm ảnh hưởng
đến toàn bộ thời gian hoàn thành dự án
Các bước thực hiện mô hình đẩy nhanh tiến độ:
o Bước 1: tính thời gian dự trữ của các côgn việc theo phương án
đẩy nhanh
o Bước 2: xác định các côgn việc khôgn găng
o Bước 3: kéo dài thời gian thực hiện các côgn việc không găng nếu
còn thời gian dự trữ
o Bước 4: tính chi phí tíêt kiệm được do tác động đến thời gian dự
trữ của các côgn việc không găng
o Bước 5: xác định thời gian và tổgn chi phí thực hiện của phương
án điều chỉnh mới
Ví dụ: cho ví dụ như trước, phương án bình thường có thời hạn 39 tuần
và phương án đẩy nhanh có thời hạn 31 tuần. Xét việc tác động đến các
côgn việc khôgn găng như sau:
Công Thời gian (tuần Chi Thời Thời Chi phí
việc PA bình PA đẩy phí gian dự gian trực tiếp
khôgn thường nhanh biên trữ tự thực tế tiết kiệm
găng do kéo dài (triêu
(tuần) đồng)
B 6 2 6 0 0 0
D 9 8 20 8 1 20
E 8 5 9 5 3 27
F 6 4 8 6 2 16
H 3 2 15 7 1 15
Tổng 26 7 78
Như vậy bằng cách tác động đến thời gian dự trữ tự do của công việc
khôgn găng, tổng chi phí của phương án đẩy nhanh đã giảm 78 triệu
đồng. Phương án điều chỉnh mới có thời gian thực hiện ngắn như
180
phươgn án đẩy nhanh (31 tuần), nhưng chi phí trực tiếp đã giảm được
78 triệu đồng, tổgn chi phí lúc này là 897 triệu đồgn.

14.9 Quản lý chi phí

14.9.1 Khái niệm chung


Quản lý chi phí là duy trì chi tiêu trong phạm vi ngân sách cho phép bằng
cách sử dụng các biện pháp hợp lý khi cần thiết.
Quản lý chi phí bao gồm việc phân tích, dự tính, báo cáo về tình hình chi
phí cùng các hoạt động quản lý để điều chỉnh lại những sai sót và tính
toán các chi phí.
Người quản lý dự án phải quản lý về tài chính, lập kế hoạch và giám sát
dự án của mình với mục tiêu giảm thiểu chi phí tổng thể tuỳ theo thời
gian thích hợp và những hạn chế của quá trình hoạt động.
Một trong những điều thiết yếu trong quản lý dự án là hợp nhất tất cả các
hệ thống nhỏ với nhau để quản lý. Người ta nhận thấy rằng tất cả hệ
thống nhỏ chịu trách nhiệm về lập kế hoạch, dự thảo ngân sách, thông
tin và quản lý đối với tiến triển dự án cũng như chi phí cho dự án đều
cần được hợp nhất thông qua những công việc mà họ sẽ phải làm. Việc
hợp nhất này là nền tảng cơ bản cho một hệ thống hoạt động có hiệu
quả.
Nếu các nhà quản lý dự án không nhận được sự giúp đỡ của các hệ
thống có hiệu quả như vậy thì sẽ không thể có được sự quản lý dự án có
hiệu quả, và điều đó không thể tránh khỏi là chi phí cho các dự án sẽ
nhiều hơn và dự án sẽ kéo dài thời gian hơn cần thiết.

14.9.2 Nội dung quản lý chi phí dự án


A. Phân tích dòng chi phí và tình hình thực hiện
Phân tích dòng chi phí dự án giúp các nhà quản lý, các chủ đầu tư có kế
hoạch chủ động tìm kiếm đủ nguồn vốn và cung cấp vốn theo tiến độ
một cách hiệu quả.
Phương pháp phân tích dòng chi phí dự án dựa trên cơ sở chi phí thực
hiện theo từng công việc, và số ngày hoàn thành công việc đó, giả định
chi phí được sử dụng đồng đều trong các ngày thực hiện công việc, do
đó, cho phép tính được chi phí bình quân một ngày thực hiện từng công
việc dự án. Dựa vào kế hoạch triển khai sớm và mức chi phí trên một
ngày xây dựng được đường cong chi phí tích luỹ. Đường cong này và
tương tự đường cong chi phí tích luỹ theo kế hoạch triển khai muộn thiết
lập được là những cơ sở để quản lý chi phí dự án. Nếu dòng tiền chi phí
phát sinh nhiều hơn kế hoạch triển khai sớm thì việc vay mượn đầu tư

181
(nếu vốn đầu tư phải đi vay) sớm hơn, như vậy chi phí tài chính của dự
án sẽ lớn hơn kế hoạch triển khai muộn.
Trước đây một cán bộ quản lý dự án có thể đánh giá tiến độ dựa trên kế
hoạch đã vạch ra, và đánh giá chi phí thực tế cho công việc so với kinh
phí. Như vậy, họ sẽ không xác định được đối với số tiền đã chi họ có thể
đạt được tiến độ theo kế hoạch không, lẽ ra họ phải chi bao nhiêu tiền để
đạt được tiến độ đó, và số tiền đó phải là bao nhiêu nếu so sánh với số
tiền mà họ đã chi ra trong thực tế.
Phương pháp quản lý dự án hiện đại, sử dụng ba thuật ngữ cơ bản mà
các cán bộ quản lý dự án cần phải làm quen đó là:
BCWS: Chi phí theo kinh phí của công việc lập kế hoạch.
Đối với bất kỳ một giai đoạn nào, chi phí theo kinh phí của công việc theo
kế hoạch đều được quyết định tại mức hạch toán chi phí bằng cách tổng
hợp tất cả các kinh phí của các gói công việc (những nhiệm vụ riêng rẽ)
phải hoàn thành theo kế hoạch cộng với kinh phí cho phần việc đang
trong quá trình thực hiện sẽ phải hoàn thành theo kế hoạch, cộng thêm
kinh phí cho các chi phí hành chính trong giai đoạn đó.
BCWP: Chi phí theo kinh phí của công việc đã thực hiện
Chi phí theo kinh phí của công việc đã thực hiện bao gồm chi phí theo
kinh phí cho tất cả mọi công việc đã hoàn thành trên thực tế trong bất kỳ
một thời gian nào. BCWP được xác định bằng cách tổng hợp kinh phí
của tất cả các gói công việc đã hoàn thành trên thực tế, cộng với kinh phí
có thể được cấp cho công việc đã hoàn thành với các gói công việc mở,
cộng với kinh phí cho các chi phí hành chính.
ACWP: Chi phí thực tế của công việc được thực hiện
Đây chỉ đơn giản là các khoản đã chi trên thực tế và được ghi lại trong
quá trình hoàn thành công việc trong một thời gian nhất định.
Sử dụng ba yếu tố số liệu này ta có thể tiến hành phân tích việc thực
hiện dự án trong đó lồng ghép kế hoạch thời gian và chi phí; kết hợp với
cơ cấu phân tích công việc sẽ cho phép tiến hành phân tích đối với mọi
phần của dự án, mọi tổ chức tham gia dự án và cho toàn bộ dự án.
Hình thức phân tích này có thể thể hiện bằng đồ thị cho cả toàn bộ dự
án.
B. Dự báo tổng thể chi phí
Dự báo tổng thể chi phí là việc các cán bộ quản lý dự án thường được
cấp trên yêu cầu phải có các thông tin về hạch toán chi phí và các mục ở
mức cơ cấu phân tích công việc. Chúng rất quan trọng cho sự thu chi
tiền mặt của dự án và đôi khi để cân nhắc xem sẽ tiếp tục công việc tới
như thế nào.

182
14.9.3 Kiểm soát chi phí
Kiểm soát chi phí là việc kiểm tra theo dõi tiến độ chi phí, xác định những
thay đổi so với kế hoạch, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp để quản
lý hiệu quả chi phí dự án. Kiểm soát chi phí bao gồm những nội dung
như:
- Kiểm soát việc thực hiện chi phí để xác định mức chênh lệch so
với kế hoạch.
- Ngăn cản những thay đổi không được phép, không đúng so với
đường chi phí cơ sở.
- Thông tin cho cấp thẩm quyền về những thay đổi được phép.
Để theo dõi tiến độ chi phí cần xác định đường chi phí cơ sở, quản lý
những thay đổi so với đường chi phí cơ sở. Đường chi phí cơ sở là ngân
sách theo thời đoạn được dùng để đo lường và theo dõi tiến trình dự án.
Sơ đồ đường chi phí cơ sở có dạng như hình 9.1

350

300

250
Chi phÝ

200

150

100

50

0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Th¸ ng
CP c¬ së CP thùc

Hình 9.1: Sơ đồ đường chi phí cơ sở

183
15 Chương 10. Quản lý chất lượng dự án

Quản lý chất lượng là một nội dung quản lý quan trọng trong quản lý dự
án đầu tư. Những công trình có vốn đầu tư của nước ngoài, các công
trình vay vốn của Tổ chức tiền tệ thế giới, Ngân hàng thế giới, Ngân
hàng phát triển Châu á đều phải được thực hiện theo chế độ giám sát
quản lý chất lượng công trình theo tập quán quốc tế. Hiện nay đối với
các công trình có quy mô khá lớn, không kể xuất xứ nguồn vốn, đều phải
lựa chọn nhà thầu, người ta thường tổ chức đấu thầu quốc tế, không
những chỉ trong lĩnh vực thiết kế thi công mà còn cả trong tư vấn quản lý
chất lượng công trình. ở Việt Nam hiện nay, bên cạnh những chuyển
hướng tích cực và các vấn để đã được khắc phục, vẫn còn tồn tại những
nhược điểm cố hữu đó là việc không tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy
chuẩn và quy trình thực hiện cả trong thiết kế lẫn thi công xây dựng. Vì
vậy, làm thế nào để quản lý đồng bộ chất lượng công trình trong điều
kiện xây dựng lớn ở nước ta hiện nay? Đó là một vấn đề thời sự cấp
bách đòi hỏi chúng ta phải đổi mới cả về tư duy và phương pháp quản lý.

15.1 Khái niệm về quản lý chất lượng dự án

15.1.1 Các khái niệm


Chất lượng: Theo tiêu chuẩn ISO 9000:2000 thì chất lượng được
định nghĩa là “Mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng
các yêu cầu”. Thuật ngữ chất lượng có thể được sử dụng với các tính
từ kèm theo như kém, tốt, trung bình, tuyệt hảo…
Quản lý chất lượng: Quản lý chất lượng là tập hợp những hoạt động
của chức năng quản lý chung, xác định chính sách chất lượng, mục
đích, trách nhiệm và thực hiện chúng thông qua các biện pháp như
lập kế hoạch chất lượng, kiểm soát chất lượng.
Đảm bảo chất lượng: Đảm bảo chất lượng là toàn bộ các hoạt động
có kế hoạch và có hệ thống, được tiến hành trong hệ thống chất
lượng và được chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo sự tin tưởng
thoả đáng rằng, thực thể sẽ thỏa mãn các yêu cầu chất lượng.

15.1.2 Vai trò của quản lý chất lượng dự án


Việc áp dụng biện pháp đảm bảo chất lượng vào một dự án sẽ ảnh
hưởng đến tất cả mọi khĩa cạnh của việc vận hành hoạt động của doanh
nghiệp. Điều quan trọng nhất là nó ảnh hưởng đến cách quản lý, và sẽ
xác định lại trách nhiệm quản lý. Sự cam kết của cán bộ quản lý cấp cao
đối với vấn đề chất lượng là điều quan trọng cơ bản nếu nó được thực
hiện một cách thoả đáng.

184
Việc quản lý chất lượng dự án sẽ ảnh hưởng tới mọi hoạt động của các
nhà thầu. Lý tưởng nhất là nó sẽ giúp cho việc thực hiện công việc một
cách có hệ thống hơn, các vấn đề trách nhiệm cũng như các mối liên lạc
được xác định rõ hơn. Tuy nhiên, nó cũng không thể làm cho doanh
nghiệp quá cứng nhắc. Nó cũng không dẫn đến tình trạng phải làm quá
nhiều giấy tờ và giữ những hồ sơ không cần thiết, mặc dù tình hình này
cũng có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, việc sử dụng một hệ thống đảm bảo chất lượng để quản lý
chát lượng sẽ ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa chủ đầu tư và nhà thầu.
Trong khi mối quan hệ này thường bị coi là dễ có mâu thuẫn, thì sự đảm
bảo chất lượng đã bắt buộc chủ đầu tư và nhà thầu phải hợp tác với
nhau trong việc xây dựng và vận hành một hệ thống mà hệ thống đó sẽ
ảnh hưởng đến cả hai bên. Do đó, mối quan hệ tương tác giữa hai bên
sẽ trở nên gần gũi hơn là khi chỉ đơn giản là sử dụng biện pháp thanh tra
và kiểm tra.
Trước đây, người ta thường chỉ coi trọng vấn để quản lý chi phí trong các
dự án đầu tư nhưng gần đây người ta mới công nhận một cách đầy đủ
tầm quan trọng của chất lượng và nhu cầu cần thiết phải quản lý chất
lượng dự án. Các lý do dẫn đến hiện việc hiện nay người ta công nhận
tầm quan trọng của vấn để chất lượng dự án là:
Do thiết bị kỹ thuật ngày càng tinh vi hơn.
Do có sự cạnh tranh trong thương mại.
Trên nhiều lĩnh vực thương mại sự tín nhiệm là quan trọng hơn giá
cả.
Nếu thực hiện tốt các biện pháp quản lý chất lượng thì sẽ làm giảm
tổng chi phí.
Khi chất lượng được nâng cao thì sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng
cao được vị thế cạnh tranh của mình và mở rộng các thị trường
mới.
Do các yêu cầu về pháp lý.
Do các nhân tố xã hội…

15.1.3 Nguyên tắc quản lý chất lượng dự án


Tư tưởng chỉ đạo của chiến lược quản lý chất lượng là: “ Phát hiện và
giảm tới mức tối thiểu của chi phí kém chất lượng”.

15.2 Nội dung quản lý chất lượng dự án


Quản lý chất lượng dự án là những chính sách hướng tới hiệu quả kinh
tế, bao gồm các nội dung cơ bản sau:
o Tính toán kinh tế của chi phí chất lượng.

185
o Tối ưu hoá các chi phí chất lượng.
o Đạt các mục tiêu tài chính.
Quản lý chất lượng dự án bao gồm các quy trình cần thiết đảm bảo dự
án đó sẽ đáp ứng được các yêu cầu đề ra. Nó bao gồm tất cả mọi hoạt
động theo một chức năng quản lý tổng thể quyết định chính sách, mục
tiêu và trách nhiệm đối với vấn đề chất lượng và thực hiện chúng thông
qua những phương tiện như lập kế hoạch chất lượng, kiểm soát chất
lượng, đảm bảo chất lượng và nâng cao chất lượng trong hệ thống quản
lý chất lượng của tổ chức.
Quy trình chung của quản lý chất lượng đối với một dự án là:
Lập kế hoạch chất lượng - xác định các tiêu chuẩn chất lượng
thích hợp cho dự án và quyết định biện pháp đáp ứng các tiêu
chuẩn đó.
Đảm bảo chất lượng - thường xuyên đánh giá toàn bộ quá trình
thực hiện dự án để tạo cơ sở tin tưởng rằng dự án sẽ đáp ứng các
tiêu chuẩn chất lượng tương ứng.
Kiểm tra chất lượng - theo dõi các kết quả cụ thể của dự án để xác
định xem chúng có đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng hay
không và xác định biện pháp loại trừ các nguyên nhân gây ra chất
lượng kém.
Các quá trình này tác động lên nhau và lên cả các quy trình trong các
lĩnh vực khác. Mỗi quy trình đều đòi hỏi một hay nhiều cá nhân hoặc
nhóm phải cố gắng nhằm đáp ứng các nhu cầu của dự án. Mỗi quy trình
thường được thực hiện ít nhất một lần trong mỗi giai đoạn của dự án.

15.3 Hệ thống tổ chức đảm bảo chất lượng ở Việt Nam


Hệ thống tổ chức đảm bảo chất lượng đối với một dự án đầu tư ở nước
ta hiện nay đang tìm cách thay thế cơ chế thanh tra để phát hiện chất
lượng kém sang cơ chế ngăn ngừa để không xảy ra tình trạng kém chất
lượng đối với sản phẩm của dự án. Điều đó có nghĩa là cần tạo ra năng
lực về pháp lý và kỹ thuật để tập trung chú ý vào các giai đoạn, đặc biệt
là giai đoạn đầu để đảm bảo mọi thông số đầu vào đề phải có chất lượng
và có khả năng đáp ứng tốt nhất các yêu cầu đặt ra đối với chất lượng
của các dự án.

15.4 Biện pháp đảm bảo chất lượng áp dụng vào công tác
quản lý chất lượng dự án xây dựng
Do trong sản xuất xây dựng có nhiều đặc điểm khác biệt so với sản xuất
đại trà nên người ta đã xây dựng các bộ luật khác nhau cho phép chủ
đầu tư có được đầu vào, đáp ứng các quy định luật pháp và phát triển
tính độc đáo của dự án

186
Về các mức lập tài liệu các quy trình, do sự phức tạp trong quản lý chất
lượng của các dự án lớn, nên đối với một dự án thường có nhiều hệ
thống quy trình/thủ tục và tài liệu ở nhiều mức độ khác nhau. Các hệ
thống này bao gồm:
Sổ tay chất lượng, chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng,
cơ cấu trách nhiệm và tổ chức.
Các quy trình của dự án để quản lý toàn bộ dự án hoặc hợp
đồng.
Các thủ tục và hướng dẫn đối với các phòng ban.
Các thủ tục và hướng dẫn thanh tra và kiểm tra.
Trên thực tế, các quy trình thường được bao gồm trong các sổ tay chất
lượng, trong đó có cả, hoặc có thể tham khảo về kế hoạch thanh tra,
kiểm tra.

Quản lý nhà nước về chất


lượng
Hướng dẫn, kiểm tra,
Chủ đầu tư
chứng kiến
Công tác
quản lý chất
lượng

Đánh giá cấp chứng chỉ


Tổ chức tư vấn

Hợp
đồng Giám sát chất
Kiểm tra
kinh lượng, QLDA
Hìnhlực
năng 10.1: Sơ đồ tổ chức quản lý chất lượng dự án.
tế
15.5 Các quy trình cho việc đảm bảo chất lượng
Nhà thầu

15.5.1 Quản lý chất lượng ở văn phòng


Quản lý chất lượng ở văn phòng có một vai trò nhất định và quan trọng
cũng không kém công tác quản lý chất lượng tại công trường cụ thể là:
Mô hình tổ chức phải rõ ràng, thông suốt, trong đó mọi bộ phận, mọi
người từ giám đốc đến nhân viên phải biết mình làm gì, quyền hạn
đến đâu, làm việc với ai, báo cáo ai.
Công ty là nơi có hệ thống quản lý chất lượng không ngừng được cải
tiến hoàn thiện, công ty vạch ra chiến lược phát triển trong đó có

187
chính sách chất lượng. Công ty là người tổ chức các công trường xây
dựng, tìm ra mô hình tổ chức thích hợp với từng đặc điểm của dự án
để đạt được hiệu quả xây lắp cao. Công ty tham gia đấu thầu, kiểm
soát các hợp đồng xây dựng, lựa chọn nhân sự, tổ chức bộ máy công
trường, lựa chọn các đối tác, các nhà cung cấp, nhà thầu phụ cho
công trình, cung cấp nguồn lực và nguồn tài chính cho công trường.

15.5.2 Quản lý chất lượng tại công trường


Quản lý đầu vào, nhà cung cấp, nhà thầu phụ: phải làm rõ ràng, minh
bạch, công khai vật tư, VLXD về chất lượng, chủng loại, nhận biết
nguồn gốc và chứng chỉ của chúng.
Quản lý kiểm tra trình độ công nhân, cán bộ kỹ thuật thông qua công
việc hàng ngày của họ để có kế hoạch đào tạo lại hoặc thải loại, di
chuyển sang công việc phù hợp với khả năng và trình độ của họ.
Kiểm soát bản vẽ thiết kế và hồ sơ lưu trữ trên công trường: thường
có sự khác biệt giữa bản vẽ đấu thầu và bản vẽ thi công. Việc thay
đổi thiết kế, thiết kế bổ sung luôn luôn xảy ra trong quá trình thi công,
vì thế cần:
Kiểm soát bản vẽ, phát hiện các điểm thiết kế không phù hợp để xử lý
trước khi tiến hành xây dựng.
Hệ thống kiểm soát bản vẽ thi công đảm bảo các thay đổi thiết kế
được cập nhật và luôn thi công theo bản vẽ mới nhất.
Trước khi thi công, toàn bộ nhân sự trên công trường có liên quan đều
đọc và hiểu rõ bản vẽ để giảm thiểu sai sót khi thi công.
Hồ sơ thiết kế, những diễn biến thay đổi trên công trường kể cả thay
đổi thiết kế, các loại văn bản giao dịch, các văn bản đánh giá, kiểm
định... đều phải lưu trữ theo hệ thống để quản lý lịch công trình một
cách đầy đủ.
Kiểm soát quá trình thi công. Quá trình thi công là một chuỗi công việc
kế tiếm nhau theo một trình tự nhất định, có sự phối hợp, kết hợp
nhiều ngành nghề mà người xây dựng phải tuân thủ. Cần phải nắm
lấy những nguyên tắc cơ bản là:
o Làm đúng ngay từ công việc đầu tiên, không để sai sót theo
chuỗi.
o Làm theo trình tự, khi phải trải qua giai đoạn kiểm tra thì phải
chờ đợi kết quả kiểm tra mới tiến hành tiếp.
o Làm đúng các yêu cầu của tư vấn giám sát.
o Biện pháp khắc phục, phòng ngừa là một nội dung quan trọng
của hệ thống chất lượng.
o Cố gắng biểu mẫu hoá trong quá trình kiểm tra.

188
16 Chương 11. Quản lý rủi ro dự án đầu tư
Môi trường đầu tư phát triển chứa đựng các yếu tố bất định cao. Thời
gian đầu tư thường kéo dài, lượng tiền vốn , vật tư, lao động đ òi hỏi rất
lớn. Những yếu tố này làm đầu tư có độ rủi ro cao nên rất cần thiết phải
quản lý rủi ro. Xác định những yếu tố rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro và tìm
ra những phương thức quản lý và phòng tránh rủi ro là những công việc
rất quan trọng của tổ chức quản lý dự án.

Ví dụ: Công chúa hay con hổ?

Chuyện cổ kể rằng có ba chàng thanh niên trẻ tuổi đứng trước 2 sự lựa chọn là phải
mở một trong hai cánh cửa bí ẩn, trong đó một cánh cửa nhốt con hổ đói và cánh
cửa kia giam cô công chúa xinh đẹp. Nếu ai mở phải cửa nhốt con hổ, hổ đói hung
dữ sẽ nhào ra ăn thịt họ ngay lập tức. Nếu ai mở được cửa nhốt công chúa sẽ được
cưới nàng làm vợ. Chẳng hạn bạn là một trong ba anh chàng này, bạn sẽ có sự lựa
chọn nào ?

Chàng thanh niên thứ nhất từ chối trò chơi này, anh ta thích sự chắc chắn, sống an
toàn và chết nguyên vẹn. Chàng trẻ tuổi thứ hai thuê một chuyên gia về quản trị rủi
ro. Anh ta thu thập tất cả dữ liệu về cô công chúa và con hổ. Anh ta nghiên cứu lý
thuyết phức tạp, sử dụng hàm thoả dụng và xác định khả năng xảy ra rủi ro. Cuối
cùngTổng
16.1 sau vàiquan về quản
năm nghiên cứu anhlýtarủi ro còn gì để nghiên cứu kỹ hơn nữa, vì
không
công chúa xinh đẹp đã trở thành vợ của chàng thanh niên thứ ba - người đã tham
gia khoá học về
16.1.1 Khái niệm
đào tạo rủiđãro
hổ. Anh mở cánh cửa một cách ngẫu nhiên và cưới
được cô công chúa xinh đẹp.
Hiện nay, chưa có định nghĩa thống nhất về rủi ro.
Theo cách nghĩ truyền thống: Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy
hiểm, hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều
không chắc chắn có thể xảy ra cho con người.
Rủi ro dự án là tổng hợp những yếu tố ngẫu nhiên (bất trắc) có thể đo
lường bằng xác xuất không đạt mục tiêu đã định của dự án, là những bất
trắc gây nên mất mát thiệt hại.
Rủi ro khác với bất trắc. Bất trắc phản ánh tình huống trong đó không thể
biết được xác suất xuất hiện của sự kiện. Khái niệm bất trắc chứa đựng
yếu tố chưa biết nhiều hơn khái niệm rủi ro. Rủi ro và bất trắc có thể xem
như hai đầu của đường thẳng. Rủi ro nằm ở phía đầu có khả năng đo
lường được nhiều hơn và nhiều số liệu thống kê hơn để đánh giá. Bất
trắc nằm ở đầu còn lại sẽ không có số liệu.
Nguyên nhân của rủi ro là mạo hiểm. Rủi ro tăng cùng với mạo hiểm và
giảm nếu bảo vệ giữ gìn tốt. Trong quản lý dự án công tác lập kế hoạch,
tổ chức thực hiện, chỉ đạo và giám sát dự án phải đảm bảo nhận biết

189
chính xác những mạo hiểm đang tồn tại, giữ một mức độ an toàn nhất
định sẽ làm giảm rủi ro đầu tư.
Đối với các dự án xây dựng rủi ro là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng mà
chủ đầu tư và nhà thầu kể cả nhà tư vấn phải có trách nhiệm quản lý
bằng hợp đồng. Rủi ro có ảnh hưởng đến giá thành công việc kể từ khi
lập dự án. Cần phải có sự phân tích, nhận biết những rủi ro có liên quan
đến công trình.

16.1.2 Phân loại rủi ro


Các rủi ro cần được phân loại, xem xét về mặt thực tiễn, thương mại và
hợp đồng, và được quản lý bởi bên có khả năng tốt nhất để kiểm soát
nó.
Để phân loại rủi ro người ta sử dụng nhiều tiêu chí khác nhau.
A. Theo nguồn rủi ro, ta có
Rủi ro do môi trường thiên nhiên: Là những rủi ro do các hiện tượng
thiên nhiên như động đất, núi lửa, bão, lũ lụt…gây ra. Những rủi ro
này thường dẫn đến những thiệt hại to lớn về người và của, làm cho
doanh nghiệp có thể bị tổn thất nặng nề.
Rủi ro do môi trường văn hoá: Đó là những rủi ro do sự thiếu hiểu biết
về phong tục tập quán tín ngưỡng, đạo đức… của dân tộc khác, từ đó
dẫn đến cách hành xử không phù hợp, gây ra những thiệt hại mất
mát, mất cơ hội kinh doanh.
Rủi ro do môi trường xã hội: Sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành
vi của con người, cầu trúc xã hội, các định chế… là một nguồn rủi ro
quan trọng. Nếu không nắm được điều này sẽ có thể phải gánh chịu
những thiệt hại nặng nề.
Rủi ro do môi trường chính trị
Rủi ro do môi trường luật pháp: Khi luật pháp thay đổi, các tổ chức cá
nhân không nắm vững những đổi thay, không theo kịp những chuẩn
mực mới chắc chắn sẽ gặp rủi ro.
Rủi ro do môi trường kinh tế: Mọi hiện tượng diễn ra trong môi trường
kinh tế như tốc độ phát triển kinh tế, khủng hoảng, suy thoái kinh tế,
lạm phát… đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các doanh
nghiệp, gây ra những rủi ro, bất ổn.
Rủi ro do môi trường hoạt động tổ chức: Rủi ro có thể phát sinh ở mọi
lĩnh vực như công nghệ, tổ chức bộ máy, văn hoá tổ chức, tuyển
dụng, đối thủ cạnh tranh, lãnh đạo…
Rủi ro do nhận thức của con người: Môi trường nhận thức là nguồn
rủi ro đầy thách thức. Khi nhận diện và phân tích không đúng, thì sẽ

190
đưa ra những kết luận sai. Nếu nhận thức và thực tế hoàn toàn khác
nhau thì rủi ro sẽ vô cùng lớn.
B. Phân loại rủi ro theo môi trường tác động
Rủi ro do môi trường bên trong: là những rủi ro do môi trường hoạt
động nội tại bên trong doanh nghiệp, bên trong dự án gây nên.
Môi trường do môi trường bên ngoài: là những rủi ro do môi trường
thiên nhiên, môi trường văn hoá, chính trị, luật pháp, kinh tế…mang
lại
C. Phân loại theo đối tượng rủi ro
Phân theo đối tượng rủi ro, bao gồm: rủi ro về tài sản, rủi ro về nhân lực,
về trách nhiệm quản lý.
D. Phân loại theo các ngành, lĩnh vực hoạt động
Phân theo tiêu thức này rủi ro bao gồm: rủi ro trong công nghiệp, nông
nghiệp, kinh doanh thương mại, rủi ro trong hoạt động ngoại thương,
kinh doanh ngân hàng, du lịch, rủi ro đầu tư, rủi ro trong ngành xây dựng,
rủi ro trong ngành giao thông vận tải…
E. Rủi ro thuần tuý và rủi ro suy tính
Rủi ro thuần tuý là loại rủi ro nếu nó xảy ra thì dẫn đến kết qủa tổn
thất về kinh tế như hoả hoạn, bị mất cắp, tai nạn lao động…Đây là
loại rủi ro cần tránh, người ta tìm cách giảm thiểu mức độ tổn thất mà
nó gây nên thông qua việc mua bảo hiểm. Rủi ro thuần tuý lại bao
gồm rủi ro riêng biệt, xảy ra do biến cố chủ quan của cá nhân; và rủi
ro cơ bản, xảy ra do tác động tương hỗ của xã hội.
Rủi ro suy tính là loại rủi ro mà dẫn đến kết quả có thể là lời hoặc lỗ,
được thua hoặc không đổi, do ảnh hưởng của những nguyên nhân
rất khó dự đoán trong khi phạm vi ảnh hưởng rất rộng lớn. Mọi
doanh nghiệp đều bị buộc phải chấp nhận ít nhất một rủi ro đầu cơ do
đó loại rủi ro này thường xảy ra trong thực tế. Rủi ro suy tính cũng
bao gồm rủi ro riêng biệt, do vô ý, cố tình phạm lỗi; và rủi ro cơ bản,
do thiên tai, do suy thoái kinh tế gây ra.
F. Rủi ro có thể tính toán được và không tính toán được
Rủi ro có thể tính toán được là loại rủi ro mà tần số xuất hiện của nó
có thể tiên đoán được ở một mức độ tin cậy nhất định.
Rủi ro không thể tính toán được là rủi ro mà tần số xuất hiện của nó
quá bất thường và rất khó dự đoán được.
G. Rủi ro có thể bảo hiểm và rủi ro không thể bảo hiểm
Rủi ro không thể bảo hiểm bao gồm rủi ro cờ bạc và đầu cơ. Rủi ro
cờ bạc tạo ra rủi ro mà không tồn tại trước đó, trong khi bảo hiểm có
tác dụng làm giảm rủi ro. Cá cược là một loại rủi ro đầu cơ nhưng
cũng có nét khác nhau. Cá cược đưa đến kết quả ít nhất một bên
191
được một bên thua. Các loại rủi ro theo suy tính khác sẽ đưa đến kết
cục tất cả đều thắng hoặc tất cả đều thua.
Rủi ro có thể bảo hiểm là những rủi ro nếu xảy ra có thể dẫn đến các
thiệt hại.

16.2 Rủi ro trong các dự án xây dựng công trình giao thông

16.2.1 Những rủi ro chính mà chủ đầu tư phải hứng


chịu bao gồm
Giải phóng mặt bằng chậm, thiếu chi phí đền bù
Điều kiện địa chất có những điểm không lường trước
Các nguồn cung cấp thông tin kém hiệu quả
Biến động lãi suất ngân hàng
Lạm phát
Biến động tỷ giá ngoại hối
Tăng thuế suất…

16.2.2 Những rủi ro thường xảy ra cho nhà thiết kế


Những yếu tố làm xuất hiện rủi ro trong thiết kế kết cấu công trình ở Việt
Nam là:
Sự đa dạng về các hình thức sở hữu dẫn đến sự không đồng
nhất về chất lượng thiết kế.
Sự đa dạng trong sử dụng các tiêu chuẩn xây dựng và các
công cụ phục vụ thiết kế dẫn đến sự nhầm lẫn, không phân
biệt hoặc sử dụng không đồng bộ, không nhất quán các tiêu
chuẩn của nước ngoài trong quá trình thiết kế và thẩm định
thiết kế kèm theo là các chương trình phần mềm trôi nổi trên
thị trường không được quản lý.
Sự đa dạng về năng lực của đội ngũ tham gia công tác thiết kế
và tổ chức thiết kế.
Công tác quản lý chất lượng chưa đồng bộ

16.2.3 Những rủi ro có thể xảy ra cho các nhà thầu


Thời tiết không thuận lợi.
Tai nạn lao động trên công trường
Giá vật liệu tăng đột biến, thất thoát vật tư, chất lượng vật liệu
kém

192
Thiết kế thiếu cụ thể…

16.3 Quản lý rủi ro


Quản lý rủi ro dự án là việc nhận dạng, đo lường mức độ rủi ro, trên cơ
sở đó lựa chọn, triển khai và quản lý các hoạt động nhằm khắc phục rủi
ro trong suốt vòng đời của dự án.
Quản lý rủi ro là chủ động kiểm soát các sự kiện tương lai dựa trên cơ sở
kết quả dự báo trước các sự kiện xảy ra chứ không là sự phản ứng thụ
động.
Quản lý rủi ro là quá trình liên tục, được thực hiện trong tất cả các giai
đoạn của chu kỳ dự án kể từ khi mới hình thành cho đến khi kết thúc dự
án. Dự án thường có rủi ro cao trong giai đoạn đầu hình thành. Trong
suốt vòng đời dự án, nhiều khâu công việc có mức độ rủi ro rất cao nên
cần thiết phải phân chia thành nhiều giai đoạn để xem xét, phân tích rủi
ro, trên cơ sở đó lựa chọn các giải pháp phù hợp nhằm giảm bớt và loại
trừ rủi ro.
Quản lý rủi ro là một quá trình bao gồm các nội dung sau:
Xác định rủi ro.
Phân tích đánh giá mức độ rủi ro.
Kiểm soát, phòng ngừa rủi ro
Tài trợ rủi ro khi nó đã xuất hiện.

16.3.1 Xác định rủi ro


Xác định rủi ro là quá trình nhận dạng, phân tích đánh giá những lĩnh
vực rủi ro tiềm tàng ảnh hưởng đến dự án.
Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro
trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Nhận dạng rủi ro bao
gồm các công việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động
và toàn bộ mọi hoạt động của doanh nghiệp nhằm thống kê được tất cả
các rủi ro không chỉ những rủi ro đã và đang xảy ra, mà còn dự báo
những rủi ro có thể mới có thể xuất hiện đối với doanh nghiệp trên cơ sở
đó đề xuất các giải pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro thích hợp.
Có thể nhận dạng rủi ro người ta thường sử dụng các biện pháp như:
o Lập bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro và tiến hành điều tra.
o Phân tích các báo cáo tài chính.
o Phương pháp lưu đồ.
o Thanh tra hiện trường.
o Phân tích các hợp đồng.

193
16.3.2 Phân tích, đánh giá mức độ rủi ro
Để phân tích và đánh giá mức độ rủi ro, cần thu thập số liệu và tiến hành
xác định:
o Tần suất xuất hiện rủi ro – số lần xảy ra tổn thất hay khả năng xảy ra
biến cố nguy hiểm trong khoảng thời gian xác định.
o Mức độ nghiêm trọng của rủi ro, tổn thất, mất mát, nguy hiểm…
Có thể phân tích và đánh giá mức độ rủi ro bằng phương pháp phân tích
định tính và phân tích định lượng. Phân tích định tính là việc mô tả tác
động của mỗi loại rủi ro và sắp xếp chúng vào từng nhóm mức độ : rủi ro
cao, trung bình, thấp. Mục đích của phân tích định tính là nhằm đánh giá
tổng thể xem rủi ro tác động đến những bộ phận nào và mức độ ảnh
hưởng của nó đến từng bộ phận nào và toàn bộ dự án.
Đối với những dự án đơn giản có thể áp dụng phương pháp phân tích
định tính để xác định rủi ro. Ngoài ra, cũng có một số dự án không thể áp
dụng phương pháp phân tích định lượng thì việc phân tích định tính để
xác định rủi ro là rất cần thiết.
Phân tích định lượng là việc sử dụng các phương pháp toán, thống kê
và tin học để ước lượng rủi ro về chi phí, thời gian, nguồn lực và mức độ
bất định. Một số công cụ thường sử dụng để lượng hoá rủi ro như phân
tích độ nhậy, phân tích xác suất, phân tích tình huống, phương pháp đồ
thị, phân tích quan hệ...
Trong số các phương pháp đó, phương pháp phân tích độ nhậy, phân
tích xác suất, phương pháp lý thuyết quyết định (phân tích cây quyết
định) đã được trình bầy rất chi tiết trong phần đánh giá dự án trong điều
kiện rủi ro ở trên (xem phần 5.5).

16.3.3 Kiểm soát, phòng ngừa rủi ro


Công việc trọng tâm của quản lý rủi ro là kiểm soát rủi ro. Kiểm soát rủi
ro là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật, công cụ, chiến lược, các
chương trình hoạt động… để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu
những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi.
Các biện pháp kiểm soát rủi ro bao gồm các nhóm sau:
Né tránh rủi ro
Né tránh rủi ro là loại bỏ khả năng bị thiệt hại, là việc không chấp nhận
dự án do rủi ro quá lớn. Biện pháp này được áp dụng trong trường hợp
khả năng bị thiệt hại cao và mức độ thiệt hại lớn.
Né tránh rủi ro có thể được thực hiện ngay từ giai đoạn đầu của chu kỳ
dựa án. Nếu dự án có độ rủi ro cac thì loại bỏ ngay từ đầu. Ví dụ, nhiều
nhà đầu tư nước ngoài không đầu tư vào những nước có bất ổn về chính
trị vì độ rủi ro thiệt hại cao. Cũng có thể né tránh rủi ro bằng cách loại bỏ

194
những nguyên nhân gây ra rủi ro. Tuy nhiên, cũng có một số loại rủi ro
không thể né tránh như rủi ro bị phá sản, bị kiện trách nhiệm…
Chấp nhận rủi ro
Chấp nhận rủi ro là trường hợp chủ đầu tư hoặc cán bộ dự án hoàn toàn
biết trước rủi ro và những hậu quả của nó nhưng sẵn sàng chấp nhận
những rủi ro thiệt hại nếu nó xuất hiện. Ví dụ, trường hợp thiên tai bất
ngờ phá huỷ công trình đang xây dựng dở dang.
Bảo hiểm
Theo quan điểm của nhà quản lý bảo hiểm thì bảo hiểm là sự chuyển
dịch rủi ro theo hợp đồng. Từ trên quan điểm xã hội, bảo hiểm không chỉ
đơn thuần là việc chuyển dịch rủi ro mà còn làm giảm rủi ro vì nhóm
người có rủi ro tương tự nhau tự nguyện tham gia bảo hiểm đã cho phép
dự đoán mức độ thiệt hại trước khi nó xuất hiện. Bảo hiểm là công cụ
quản lý rủi ro phù hợp khi khả năng thiệt hại thấp nhưng mức độ thiệt hại
có thể rất nghiêm trọng.
Tự bảo hiểm
Tự bảo hiểm là phương pháp quản lý rủi ro trong đó đơn vị chấp nhận rủi
ro và tự nguyện kết hợp thành một nhóm với nhiều đon vị có rủi ro tương
tự khác đủ để dự đoán chính xác mức độ thiệt hại và do đó chuẩn bị
trước nguồn quỹ để bù đắp nếu nó xảy ra. Là hình thức chấp nhận rủi ro.
Tự bảo hiểm có lợi thế là nâng cao khả năng ngăn ngừa thiệt hại, thủ
tục chi trả bảo hiểm nhanh gọn đồng thời nâng cao khả năng sinh lợi tạo
điều kiện quay vòng vốn. Tuy nhiên, biện pháp tự bảo hiểm cũng có
nhược điểm là đơn vị phải chi phí để vận hành chương trình tự bảo
hiểm; đơn vị phải mua và cung cấp những dịch vụ có giá trị như những
thiết bị ngăn ngừa thiệt hại; khi khả năng bị thiệt hại xuất hiện đơn vị
phải thuê người điều hành theo dõi chương trình tự bảo hiểm...Phương
pháp tự bảo hiểm cũng chứa đựng yếu tố rủi ro cờ bạc vì ở đây thực tế
đơn vị chấp nhận rủi ro với hy vọng thiệt hại có thể không xảy ra trong
một số năm.
Ngăn ngừa thiệt hại
Ngăn ngừa thiệt hại là sử dụng các biện pháp để làm giảm tính thường
xuyên xuất hiện các rủi ro hoặc mức độ thiệt hại do rủi ro mang lại.
Để ngăn ngừa thiệt hại cần xác định nguồn gốc thiệt hại. Có hai nhóm
nhân tố chính đó là nhóm nhân tố môi trường đầu tư và nhân tố thuộc về
bên trong dự án.
Biện pháp ngăn ngừa thịêt hại, bao gồm:
Các biện pháp tập trung tác động vào chính mối nguy hiểm
để ngăn ngừa thiệt hại.
Các biện pháp tập trung vào môi trường rủi ro.

195
Các biện pháp tập trung vào sự tương tác giữa mối nguy cơ
và môi trường rủi ro.
Giảm bớt thiệt hại
Chương trình giảm bớt thiệt hại là việc chủ đầu tư, cán bộ quản lý dự án
sử dụng các biện pháp đo lường phân tích, đánh giá lại rủi ro liên tục và
xây dựng các kế hoạch để đối phó và làm giảm mức độ thiệt hại khi nó
xảy ra. Tuy nhiên khi mức độ thiệt hại khá nghiêm trọng nếu nó xảy ra và
khi không thể chuyển dịch thiệt hại thì áp dụng các biện pháp này là
không phù hợp.
Giảm bớt thiệt hại bao gồm những biện pháp nhằm làm giảm thiểu
những thiệt hại, mất mát do rủi ro mang lại, bao gồm:
Cứu vớt những tài sản còn sử dụng được.
Chuyển nợ
Xây dựng và thực hiện các kế hoạch phòng ngừa rủi ro.
Dự phòng
Phân tán rủi ro
Chuyển dịch rủi ro
Chuyển dịch rủi ro là biện pháp trong đó một bên liên kết với nhiều bên
khác để chung chịu rủi ro. Hay cũng có thể là chuyển tài sản hoặc hoạt
động có rủi ro đến cho đối tượng khác.
Biện pháp chuyển dịch rủi ro giống biện pháp bảo hiểm ở chỗ: Độ bất
định về thiệt hại được chuyển từ cá nhân sang nhóm nhưng khác
phương pháp bảo hiểm ở chỗ bảo hiểm không chỉ đơn thuần bao gồm
chuyển dịch rủi ro mà còn giảm được rủi ro thông qua dự đoán thiệt hại
bằng luật số lớn trước khi nó xuất hiện. Ví dụ hoạt động thuê tài sản,
thiết bị... là những hoạt động chuyển dịch rủi ro, người đi thuê chuyển rủi
ro tài sản hao mòn lạc hậu sang người cho thuê.

16.3.4 Tài trợ rủi ro


Rủi ro có thể đến với bất cứ ai, mọi lúc, mọi nơi. Bên cạnh những giải
pháp đưa ra nhằm kiểm soát rủi ro, nhưng dù phòng bị kỹ đến đâu, kiểm
soát rủi ro chặt chẽ đến mức nào thì cũng không thể né tránh được hết
những hậu quả xấu. Vì vậy, khi rủi ro xảy ra thì cần giải quyết như thế
nào ?
Trước hết, cần theo dõi, giám định thiệt hại, xác định những thiệt
hại về tài sản, nguồn nhân lực, giá trị pháp lý…
Sau đó, cần có những biện pháp tài trợ rủi ro thích hợp. Các biện
pháp này được chia làm 2 nhóm:

196
Tự khắc phục rủi ro: là phương pháp mà người (doanh nghiệp) bị rủi ro
tự mình thanh toán các thiệt hại. Nguồn bù đắp rủi ro là nguồn tự có của
doanh nghiệp cộng với các nguồn mà doanh nghiệp đi vay và có trách
nhiệm hoàn trả.
Chuyển giao rủi ro: Đối với những tài sản đã mua bảo hiểm thì khi tổn
thất xảy ra việc đầu tiên phải làm là khiếu nại đòi bồi thường.
Trong một số trường hợp, khi gặp rủi ro có thể nhận được sự tài trợ từ
phía chính phủ, cấp trên, các tổ chức liên đới…
Chương trình quản lý rủi ro cần được xem xét đánh giá lại thường xuyên
vì môi trường kinh doanh và đầu tư luôn thay đổi. Mỗi sự thay đổi trong
kinh doanh có thể nảy sinh thiệt hại mới. Cần xác định lại thiệt hại, số
lượng, nguyên nhân... và chuẩn bị các chương trình quản lý rủi ro thích
hợp. Có nhiều chương trình quản lý rủi ro nhưng một nguyên tắc chung
là khi lợi ích do chương trình nào đó tạo ra nhỏ hơn chi phí của nó thì
nên thay thế bằng một chương trình hợp lý hơn.

197

You might also like