You are on page 1of 3

KHỦNG HOẢNG NỢ

1. KHỦNG HOẢNG NỢ LÀ GÌ?


- Khủng hoảng nợ xảy ra khi các chính phủ không thể thanh toán được các nghĩa vụ nợ
đến hạn của mình. Khi khủng hoảng nợ xảy ra, các quốc gia con nợ sẽ tuyên bố tình trạng
vỡ nợ. Tuy nhiên, các quốc gia con nợ chỉ tuyên bố tình trạng vỡ nợ như một giải pháp
cuối cùng, bởi vì tuyên bố vỡ nợ quốc gia bao giờ cũng phát sinh những tác động tiêu cực
đến nền kinh tế.
- Ví dụ: Tại Mexico, sau thập kỷ 70 đầy thuận lợi do được hưởng lợi từ việc tăng giá dầu
xuất khẩu, suy thoái kinh tế đã khiến nhu cầu dầu của thế giới giảm sút. Tỷ lệ lạm phát
của đồng peso tăng rất cao (27% năm 1981) và đồng tiền này đã bị định giá quá cao do
neo với USD. Điều này đã khiến cho cán cân vãng lai của nước này bị thâm hụt trầm
trọng (12,5%/GDP năm 1981). Kết quả là dòng vốn đầu tư chạy khỏi Mexico và dự trữ
ngoại hối của nước này giảm mạnh rồi nhanh chóng cạn kiệt, cùng với một khối lượng nợ
nước ngoài không có khả năng trả nợ ngày càng lớn. Ngày 12/8/1982, chính phủ Mexico
tuyên bố đình chỉ trả nợ cho đến khi có một dàn xếp ổn thỏa với các chủ nợ, bao gồm đề
nghị cấp những khoản tín dụng mới và cơ cấu lại nợ cũ đã đến hạn.

2. NGUYÊN NHÂN CỦA KHỦNG HOẢNG NỢ:


- Khi các nền kinh tế đang phát triển vay mượn trên thị trường vốn quốc tế, nợ thường
được định giá bằng USD, yen, euro. Bản thân nợ của Mỹ, Nhật Bản, và các nước EU hầu
hết đều được định giá bằng đồng tiền tương ứng của nước họ. Khi một sự mất giá đồng
nội tệ phát sinh ở Mỹ, Nhật Bản hay EU, các nghĩa vụ nợ được định giá bằng đồng nội tệ
không đổi, nhưng giá trị của các tài sản nước ngoài lại tăng lên.
- Ví dụ:
Khủng hoảng nợ của các nước LDCs.
Trong giai đoạn 1973–1978, nợ nước ngoài của các quốc gia kém phát triển tăng mạnh từ
$130 tỷ lên $336 tỷ nhưng không có khó khăn trong việc trả nợ gốc và lãi hàng năm, do
đang trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế lành mạnh. Tuy nhiên, trong 4 năm sau đó, những
yếu tố bất lợi đã xảy ra và làm cho tình hình nợ nước ngoài trở nên xấu đi, giảm khả năng
hoàn trả nợ gốc và lãi hàng năm của các nước LDCs. Năm 1979, các nước OPEC đi đến
thỏa thuận tăng giá dầu 2 lần, từ $13/thùng lên $32/thùng. Các nước công nghiệp đã phản
ứng với cú sốc giá dầu lần hai này một cách thống nhất hơn so với lần thứ nhất, thông
qua các biện pháp kiên quyết nhằm hạn chế hậu quả lạm phát do giá nhập khẩu dầu tăng,
mặc dù tỷ lệ thất nghiệp tăng. Cuối năm 1979, chính phủ Mỹ và các nước phát triển
(Anh, Đức, Pháp, Ý, Nhật) áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ. Ngược lại, các nước kém
phát triển tiếp tục vay nợ tài trợ thâm hụt của cán cân vãng lai (182: $662 tỷ). Ngoài ra,
nguyên nhân khiến cho nợ nước ngoài của các nước LDCs tăng cao còn do sự gia tăng
thâm hụt ngân sách Mỹ, khiến lãi suất LIBOR của USD tăng từ 9,5% năm 1978 lên
16,6% năm 1981. Lãi suất tăng là một trong những nguyên nhân chính góp phần làm suy
thoái nền kinh tế thế giới trong giai đoạn 1981–1983. Suy thoái kinh tế đã tạo ra hiệu ứng
tàn phá các nước LDCs, bởi làm giảm thu nhập từ xuất khẩu của các nước này. Bên cạnh
đó, do ảnh hưởng của suy thoái, các nước phát triển áp dụng nhiều biện pháp bảo hộ mậu
dịch, hạn chế nhập khẩu, điều này càng khiến cho xuất khẩu của các nước LDCs trở nên
khó khăn. Do Chính phủ Mỹ đi vay nhiều, cộng với lãi suất tăng cao làm phát sinh 2 hiệu
ứng: (i) các ngân hàng không còn mặn mà cho vay các nước LDCs, do cho vay chính phủ
Mỹ hấp dẫn hơn, (ii) lãi suất cao góp phần làm cho USD lên giá thực nhanh chóng, làm
tăng giá trị thực nợ nước ngoài của các nước LDCs. Đến năm 1982, hầu hết các nước
LDCs, đặc biệt Châu Mỹ Latin, tự nhận thấy tổng dư nợ nước ngoài và nợ phải trả hàng
năm đã tăng lên chóng mặt, trong khi khả năng trả nợ là rất yếu. Nhiều khoản tiền vay đã
được đầu tư không hiệu quả, như trang trải cho các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua
lôc, ngoài ra mức tiêu dùng của xã hội được duy trì ở mức tương đối cao và xa xỉ. Như
vậy, cùng với các nhân tố từ bên ngoài, sự lệch lạc trong các chính sách bên trong các
nước LDCs là những nguyên nhân chính khiến khủng hoảng nợ bùng nổ.

3. TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG NỢ VÀO NỀN KINH TẾ


- Khi khủng hoảng nợ xảy ra thì thu nhập sẽ giảm và lãi suất sẽ tăng, làm cho khả năng
trả nợ của cả chính phủ lẫn khu vực tư nhân càng thêm khó khăn hơn.
- Nếu ngân hàng trung ương đang thực thi cơ chế tỷ giá cố định thì có thể dẫn đến cả
khủng hoảng tiền tệ: khi dự trữ ngoại hối bị cạn kiệt thì khả năng bảo vệ tỷ giá sẽ càng
giảm.
- Khủng hoảng ngân hàng cũng có thể nảy sinh: Nếu người gửi tiền lo sợ phá sản do sự
mất giá đồng tiền hoặc chính phủ vỡ nợ (không trả được nợ trái phiếu mà NH đang nắm
giữ), khi đó họ sẽ nhanh chóng rút tiền (và có thể mua ngoại tệ), đẩy ngân hàng vào thế
dễ phá sản hơn.
Như vậy: khủng hoảng nợ, khủng hoảng tiền tệ, khủng hoảng ngân hàng có thể xảy ra
đồng thời, và khủng hoảng này có thể làm cho khủng hoảng kia thêm phần trầm trọng.
Đồng thời, khi khủng hoảng nợ xảy ra, các quốc gia con nợ còn phải gánh chịu:
- Mất khả năng vay nợ trong tương lai: những chủ nợ nước ngoài bị mất vốn sẽ không
bao giờ sẵn sàng cho vay lại trong tương lai đối với những quốc gia đã từng tuyên bố vỡ
nợ. Hơn nữa, các nước chủ nợ có thể ngăn cản IMF và WB không tiếp tục cho vay nước
đã tuyên bố vỡ nợ.
- Giảm lợi thế thương mại quốc tế: các nước chủ nợ có thể áp dụng các biện pháp bảo hộ
thương mại để trừng phạt quốc gia vỡ nợ.
- Tài sản ở nước ngoài bị tịch thu: mặc dù nước chủ nợ không thể đưa nước vỡ nợ ra tòa,
nhưng có thể phong tỏa hay tịch thu những tài sản của nước vay nợ trên lãnh thổ nước
chủ nợ, ví dụ vàng và ngoại tệ.

You might also like