You are on page 1of 3

* Nguyên Nhân :

- Sự kiện 11/9/2001, nước Mỹ bị khủng bố.


- FED đã liên tục điều chỉnh hạ thấp lãi suất Federal Funds từ 6% xuống còn
1% vào ngày25/06/2003.
- Các ngân hàng thương mại cũng hạ lãi suất cho vay (từ 9-10%/năm xuống
còn 4-5%/năm).Chính sách tiền tệ của NHTW được nới lỏng, dư nợ tín dụng
của hệ thống NHTM cũng được mở rộng theo, nhiều khoản vay mua nhà dưới
chuẩn được thực hiện.
- Chính sách tiền tệ được nới lỏng.
- Lạm phát gia tăng.
- Từ ngày 30/06/2004,FED đã liên tục điều chỉnh lãi suất FED FUNDS gia tăng
từ 1% lên 1.25, 1.50, …và 5.25% vào ngày 30/06/2006, kéo theo lãi suất
NHTM tăng từ 4% lên 8-9%/năm.
- Các khoản tiền lãi vay phải trả của những người mua nhà đã gia tăng mạnh
vàđe dọa khả năng trả nợ. Thị trường bất động sản Mỹ bắt đầu đóng băng và sụt
giảmgiá trị,..nợ quá hạn, nợ khó đòi gia tăng và đó là nguyên nhân chính dẫn
đến khủnghoảng tài chính tại Mỹ.
-Yếu tố châm ngòi: Fed thắt chặttiền tệ vàThị trường nhà ở xấu đi.
* Diễn Biến :
- Năm 2002-2004: Giá cả ở các bang Arizona, California, Florida, Hawaii, và
Nevada tăng trên 25% một năm. Sự bùng nổ nhà đất ở Mỹ bắt đầu.
- Năm 2005: Bong bóng nhà đất ở Mỹ vỡ vào tháng 08/2005.
- Năm 2006: Thị trường bất động sản tiếp tục suy giảm. Chỉ số Xây dựng Nhà ở
tại Mỹ hồi giữa tháng 08 giảm hơn 40% so với một năm trước đó.
- Năm 2007: Kinh doanh bất động sản tiếp tục thất bại. Số lượng nhà tồn ước
tính cao nhất từ năm 1989. Ngành kinh doanh bất động sản suy giảm với hơn 25
tổ chức cho vay dưới chuẩn tuyên bố phá sản. Gần 1,3 triệu bất động sản nhà ở
bị tịch thu để thế chấp nợ, tăng 79% từ năm 2006.
-Năm 2008:
+ Ngày 16/03: Bear Stearn bán lạicho JP Morgan Chase với giá 2 đôla một cổ
phiếu để tránh phá sản.
+ Ngày 17/07: Các ngân hàng lớn và các tổ chức tài chính trên thế giới đã báo
cáo thua lỗ lên đến 435 tỷ đôla.
+ Ngày 07/09: Cục dự trữ liên bang dành quyền kiểm soát hai tập đoàn
Fannie Mae và Freddie Mac.
+ Ngày 14/09: Merrill Lynch được bán cho Bank of America với giá 50 tỷ đô
la.
+ Ngày 15/9: Lehman Bothers tuyên bố phá sản. Ngay sau đó, 3 loại chỉ số ở
Mỹ bao gồm chỉ số Dow Jones, NASDAQ và S&P 500 sụt giảm mạnh nhất kể
từ sau sự kiện 11/9/2001.
+ Ngày 17/09: Cục dự trữ liên bang Mỹ cho AIG vay 85 tỷ đô la để giúp công
ty này tránh phá sản.
+ Ngày 26/9: Ngân hàng Washington Mutual – ngân hàng tiết kiệm lớn nhất Mỹ
được chính phủ tiếp quản và sau đó được bán lại cho JP Morgan Chase&Co với
giá 1.9 tỷ đôla.
+ Ngày 30/09: Ngân hàng khổng lồ Wachovia của Mỹ, đồng thời là ngân hàng
cho vay dưới chuẩn lớn nhất Mỹ đồng ý bán lại bộ phận ngân hàng bán lẻ cho
đối thủ Citigroup.
- Ngoài ra, kinh tế một số nước phát triển bắt đầu bước vào thời kỳ suy
thoái. Đức đã lâm vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng nhất trong 12
năm qua với GDP trong quý III giảm 0,5% so với quý II (quý II đã giảm
0,4% so với quý I). GDP của Nhật Bản quý III giảm 0,1% so với quý II
(quý II đã giảm 0,3% so với quý I) và giảm 0,4% so với quý III/2007 chủ
yếu do xuất khẩu giảm và các doanh nghiệp cắt giảm đầu tư. Các quan
chức của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) cũng dự báo rằng kinh tế Mỹ có
thể bị suy giảm cho tới giữa năm 2009.
 - Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ tháng 10 giảm 1%, mức giảm cao nhất kể từ
năm 1947, khiến FED lo ngại tình trạng giảm phát có thể xuất hiện làm cho
nền kinh tế Mỹ bị suy thoái trầm trọng hơn. Chỉ số giá sản xuất của Mỹ cũng
giảm tới 2,8% trong tháng 10 (tháng 8 giảm 0,9%, tháng 9 giảm 0,4%) do sự
sụt giảm mạnh của giá dầu. Theo ông Donald Kohn, Phó Chủ tịch FED, mặc
dù khả năng xảy ra giảm phát là chưa lớn, nhưng FED sẽ thực hiện chính
sách tiền tệ quyết liệt để ngăn chặn nguy cơ giảm phát.
- Tính từ đầu năm đến nay, FED đã cung ứng khoảng 1.300 tỷ USD vào thị
trường tiền tệ để ổn định thị trường do những tác động tiêu cực của cuộc khủng
hoảng tài chính. Việc FED cung ứng tiền với khối lượng lớn trên thị trường tiền
tệ đã làm lãi suất thực tế trên thị trường liên ngân hàng thấp hơn nhiều so với lãi
suất định hướng liên ngân hàng của FED, cụ thể lãi suất thực tế trên thị trường
liên ngân hàng Mỹ bình quân từ ngày 29/10 đến nay ở mức khoảng 0,29%/năm,
trong khi lãi suất định hướng liên ngân hàng là 1%/năm. Mặc dù FED đã thực
hiện các biện pháp để tạo điều kiện cho các NHTM thực hiện cho vay lẫn nhau,
nhưng lượng tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của các ngân hàng tại FED tăng
mạnh từ mức 2 tỷ USD trong tháng 8/2008 lên tới 363,6 tỷ USD tháng 10/2008.
 
- Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành nước nắm giữ các Trái phiếu
Chính phủ Mỹ lớn nhất thế giới. Tính đến tháng 9/2008, Trung Quốc nắm giữ
khoảng 600 tỷ USD, trong khi Nhật Bản giảm xuống còn khoảng 573 tỷ USD
(mức cao nhất mà Nhật Bản nắm giữ là 700 tỷ USD vào tháng 8/2004)
- Thị trường chứng khoán thế giới từ ngày 13/11 đến ngày 20/11 có xu hướng
giảm, chỉ số chứng khoán Dow Jones của Mỹ giảm 3,45% xuống còn 7.997
điểm, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 4,22% xuống còn 4.005 điểm, tuy nhiên
chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 4,86% lên 8.273 điểm.

You might also like