You are on page 1of 3

[Sự bùng nổ]

Cơn địa chấn tài chính thực sự nổ ra vào ngày 7/9 khi hai nhà cho vay cầm cố khổng lồ của Mỹ là Freddie
Mac và Fannie Mae buộc phải được Chính phủ tiếp quản để tránh khỏi nguy cơ phá sản. Sự kiện này tiếp
tục châm ngòi cho vụ đổ vỡ với những tên tuổi lớn khác. Vào ngày 15/9, Ngân hàng Đầu tư lớn thứ 4
nước Mỹ Lehman Brothers sau 158 năm tồn tại đã tuyên bố phá sản. Đúng 10 ngày sau, Washington
Mutual tạo nên vụ phá sản ngân hàng lớn nhất trong lịch sử với tổng tài sản thiệt hại lên tới 307 tỷ đôla.
Ngoài ra, do khủng hoảng tài chính, ngân hàng đầu tư số một nước Mỹ, Merill Lynch cũng bị thâu tóm
bởi Bank of America. Chính phủ đã buộc phải bơm 85 tỷ đôla vào AIG, tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế
giới, để tránh cho thị trường tài chính nước này một kết cục tồi tệ hơn.
Xen giữa những sự kiện trên, 9 tháng đầu năm cũng chứng kiến các cơn sốt dầu, lương thực, và
lạm phát làm khuynh đảo nền kinh tế toàn cầu.
+ Giá dầu: Từ 90$/thùng  147$/thùng
+ Vàng: 1000$/ounce
Tình trạng thị trường tài chính đóng băng ngày càng tồi tệ đã khiến Ngân hàng Trung ương Mỹ,
Anh, Nhật, EU và nhiều quốc gia khác phải cắt giảm lãi suất hàng loạt để khơi thông dòng vốn.
Mỹ kể từ đầu năm đến nay đã 8 lần cắt giảm lãi suất, từ đó lãi suất cơ bản từ 5% đã xuống chỉ còn
0,25%.
Không dừng lại ở các điều chỉnh tài khóa, các quốc gia trên cũng tích cực bơm tiền nhằm hỗ trợ thanh
khoản cho các tập đoàn tài chính, cũng như kích thích hoạt động tiêu dùng và cho vay. Trong đó, FED
quyết định dùng 700 tỷ đôla để mua lại nợ xấu của các Ngân hàng. Trước khi được thông qua vào ngày
1/10, kế hoạch hỗ trợ lớn chưa từng có trong lịch sử đã vấp phải không it phản đối tại Quốc hội Mỹ. Đặc
biệt tại vòng bỏ phiếu vào ngày 29/9, Hạ viện bất ngờ không thông qua kế hoạch trên tạo ra một cú sốc
thực sự với phố Wall, khiến chỉ số Dow Jones trải qua ngày giảm điểm tồi tệ nhất trong lịch sử.
Trong ba tháng, tính tới cuối tháng 9, đã có hơn 30.000 doanh nghiệp Mỹ phá sản. Theo đó, tỷ lệ thất
nghiệp tại quốc gia này tính tới 6/12 đã lên tới 6,7%, mức cao nhất trong vòng 15 năm qua. Ngoài ra, một
số kỷ lục buồn tồn tại hàng chục năm về số người mới thất nghiệp theo tuần và tháng cũng đã bị phá trong
quý IV.

- Tháng 9 năm 2008: Thị trường chứng khoán sụp đổ. Tại Mỹ ngày 29 tháng 9 năm 2008, thị
trường chứng khoán sụp đổ. Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones giảm 777,68 điểm trong
giao dịch trong ngày. Cho đến năm 2018, đây là lần giảm lớn nhất trong lịch sử vì Quốc hội bác
bỏ dự luật cứu trợ ngân hàng.

Trong ba tháng, tính tới cuối tháng 9, đã có hơn 30.000 doanh nghiệp Mỹ phá sản. Theo đó, tỷ lệ thất
nghiệp tại quốc gia này tính tới 6/12 đã lên tới 6,7%, mức cao nhất trong vòng 15 năm qua. Ngoài ra, một
số kỷ lục buồn tồn tại hàng chục năm về số người mới thất nghiệp theo tuần và tháng cũng đã bị phá trong
quý IV.
Không chỉ tại Mỹ, rất nhiều quốc gia trên toàn cầu cũng chịu những ảnh hưởng sâu sắc đến từ cuộc khủng
khoảng tài chính năm 2008 này:
- Ngày 28 tháng 10 năm 2008: Tại Vương quốc Anh, 500.000 người nắm giữ thế chấp bị rơi vào
tình trạng vốn sở hữu âm sau khi giá nhà giảm 15% kể từ mùa hè trước, cùng với 700.000 người
nắm giữ thế chấp khác cũng phải đối mặt với rủi ro tương tự nếu giá tiếp tục giảm.

(Chỉ số nền kinh tế nước Anh trong cuộc suy thoái 2008)

- Ngày 14 tháng 11 năm 2008: Liên minh Châu Âu Khu vực đồng tiền chung châu Âu
Nhìn chung, Khu vực đồng tiền chung châu Âu chính thức trượt dốc do các cuộc suy thoái ở Đức
và Ý gây ra cuộc suy thoái đầu tiên kể từ khi thành lập vào năm 1999. 15 quốc gia này là: Áo, Bỉ,
Síp, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ireland, Ý, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Bồ Đào Nha,
Slovenia, Tây Ban Nha. Vào ngày 1 tháng 1 năm 2009, Slovakia đã sử dụng đồng euro và hiện là
một phần của Eurozone. Mặc dù khu vực đồng Euro nói chung bị suy thoái nhưng Bỉ, Pháp, Hy
Lạp và Slovakia vẫn có mức tăng trưởng tốt hơn.

- Ngày 17 tháng 11 năm 2008: Nhật Bản - Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới rơi vào suy thoái lần đầu
tiên sau 7 năm GDP của nước này giảm 0,1% trong quý từ tháng 7 đến tháng 9 do cuộc khủng
hoảng tài chính làm hạn chế nhu cầu xuất khẩu của nước này. Nó đã giảm 0,9% trong quý trước.

- Tại Trung Quốc, vào cuối quý 3 năm 2008 mức tăng GDP cả năm của Trung Quốc chỉ đạt 9%,
thấp hơn 2,4% so với năm 2007. Do tác động của khủng hoảng toàn cầu làm ảnh hưởng đến xuất
khẩu và đầu tư nước ngoài, mức tăng trưởng của Trung Quốc giảm dần theo quý. Trong nửa đầu
năm, tăng trưởng 10,4%, đến hết quý 3 chỉ tăng trưởng 9%.
[Ảnh hưởng đến toàn cầu]

- Giá lương thực đắt đỏ lại tạo ra căng thẳng thực sự tại nhiều nơi, thậm chí cả các quốc gia xuất
khẩu lương thực.

- Nạn lạm phát từ đó cũng xảy ra tràn lan tại nhiều quốc gia, trong đó Iceland bị ảnh hưởng nặng nề
nhất vì đồng nội tệ krona của nước này đã mất giá trầm trọng và gần như bị xóa sổ.

- Sự gia tăng giá dầu đã ảnh hưởng trực tiếp đến GAS (tăng/giảm doanh thu và biên lợi nhuận, và
nhu cầu khí khô từ nhà máy điện do giá khí ở mức cao), cũng như PLX và OIL (tăng/giảm doanh
thu và lãi/lỗ hàng tồn kho) và BSR (tăng/giảm biên lợi nhuận lọc hóa dầu, lãi/lỗ hàng tồn kho)
trên toàn cầu.

- Tình trạng đóng băng của hệ thống tài chính tiếp tục dẫn đến sự giảm sút trong các hoạt động sản
xuất của doanh nghiệp cũng như chi tiêu của người dân. Hệ quả của tình trạng trên là nhiều doanh
nghiệp phá sản và đẩy tỷ lệ thất nghiệp tại nhiều quốc gia tăng cao, chi tiêu và chỉ số lòng tin của
người tiêu dùng rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều năm.

(Sự tăng trưởng GDP của thế giới từ năm 1998 – 2015)

You might also like