You are on page 1of 5

Thị trường chứng khoán Mỹ tháng 2, 3, 4 năm 2012

1. Nhìn chung:
Trong khoảng thời gian từ ngày 8/2/2012 đến ngày 20/4/2012, cả 3 chỉ số chứng khoán Mỹ
đều tăng nhưng không nhiều. Trong khoảng thời gian này, thị trường chứng khoán tăng
khá đều đặn trong tháng 2, có nhiều biến động mạnh trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 4
với những đợt tăng giảm điểm khá mạnh xen kẽ nhau và đáng chú ý là 2 đợt giảm điểm
mạnh vào ngày 6/3 và 10/4. Kết thúc phiên giao dịch ngày 20/4, Dow Jones đạt 13029.26
điểm, tăng 145.35 điểm (1.13%), chỉ số S&P 500 đạt 1378.53 điểm, tăng 28.57 điểm
(2.12%), chỉ số Nasdaq đạt 3000.45 điểm, tăng 84.59 điểm ( 2.9%) (so với ngày 8/2).
2. Phân tích tình hình biến động:
a) Trong tháng Hai, cả ba chỉ số có xu hướng tăng đều, trong đó, chỉ số Dow Jones tăng
68.12 điểm (0.53%), chỉ số S&P 500 tăng 15.72 điểm (1.16%), chỉ số Nasdaq tăng
51.03% (1.75%). Nguyên nhân:
 Những lo lắng về nguy cơ vỡ nợ cấp quốc gia của Hy Lạp được đẩy lùi, Hy Lạp nhận
được gói cứu trợ thứ hai trị giá 130 tỷ Euro từ Liên minh Châu Âu và Quỹ tiền tệ
quốc tế.
 Tại Mỹ, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu đứng ở mức 351.000 người,
thấp nhất kể từ thời kỳ đầu khủng hoảng 2007-2009.
 Chỉ số VIX đo lường trạng thái bất ổn của nhà đầu tư cổ phiếu ở Phố Wall đã giảm
mạnh xuống dưới ngưỡng 17 điểm.
 Chỉ số niềm tin tiêu dùng tháng 2 do Đại học Michigan khảo sát tăng lên 75,3 điểm,
cao nhất trong một năm và vượt dự báo.
 Trong khi đó, doanh số bán nhà mới tháng 1 đạt 321.000 đơn vị, cao hơn dự báo.
Doanh số bán nhà mới tháng trước cũng được điều chỉnh tăng.
 Các chuyên gia kinh tế dự báo các công ty xây dựng sẽ khởi công khoảng 700 nghìn
căn nhà trong năm 2012, cao hơn 15% so với năm 2011. Đầu tư doanh nghiệp Mỹ
năm 2012 được dự báo lên mạnh. Tăng trưởng có thể lên tới 8.1% trong năm 2012.
 Hiệp hội Nhà đất Mỹ công bố chỉ số nhà chờ bán tháng 1 tăng 2% lên 97 điểm, cao
nhất từ tháng 4/2010.
 Một nguyên nhân khác cũng tác động tích cực lên thị trường là việc giá dầu sụt mạnh
hơn 2%, đã làm dịu bớt những lo lắng của nhà đầu tư về lạm phát cũng như triển
vọng tiêu dùng thời gian tới.
 Theo báo cáo của Bộ Lao động nước này, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp
lần đầu trong tuần kết thúc ngày 25/2 vừa qua đã giảm bớt 2.000 xuống còn 351.000
người, mức thấp nhất trong vòng 4 năm vừa qua.
b) Tháng 3 và tháng 4 là tháng có nhiều sự biến động trên thị trường chứng khoán Mỹ, đây
là giai đoạn chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh nhất trong khoảng thời gian từ ngày 8/2
đến ngày 20/4, đáng chú ý là hai đợt giảm điểm mạnh vào ngày 6/3 và 10/4, sau đó có
những đợt tăng giảm điểm xen kẽ nhau. Việc tăng mạnh trong thời gian này đã làm cho
các chỉ số chứng khoán đạt điểm cao kỷ lục vào ngày 26/3 và 2/4.
b1) Hai đợt giảm điểm mạnh:
 Thị trường Mỹ có đợt giảm điểm mạnh vào ngày 6/3, khiến cho chỉ số Dow Jones mất
203.66 điểm (1.57%), S&P mất 20.97 điểm (1.54%), Nasdaq giảm 40.16 điểm
(1.36%). Nguyên nhân khiến cho cả 3 chỉ số chứng khoán Mỹ giảm điểm mạnh là do:
 Chỉ số đo lường trạng thái biến động CBOE (VIX), thước đo tốt nhất về mức độ sợ
hãi trên thị trường, nhảy vọt 16% lên gần 21 điểm, đánh dấu lần đầu tiên vượt đường
trung bình động 50 ngày kể từ tháng 11/2011.
 Cảnh báo về nguy cơ vỡ nợ của Hy Lạp có thể khiến Eurozone thiệt hại hơn 1 ngàn tỷ
EUR (tương đương 1.3 ngàn tỷ USD).
 Cùng ngày, Liên minh châu Âu (EU) cho biết đà suy giảm tại châu Âu sắp chuyển
sang suy thoái do sự sụt giảm của chi tiêu hộ gia đình, xuất khẩu và sản xuất trong
các tháng cuối cùng của năm 2011.
 Đợt giảm điểm vào ngày 10/4 đã khiến cả 3 chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đều
trượt trên 1.5 %, cụ thể Dow Jones mất 213.66 điểm ( 1.65%), S&P giảm 23.61 điểm
(1.71%) và Nasdaq mất 56.36 điểm (1.85%). Nguyên nhân là do:
 Lợi suất trái phiếu Tây Ban Nha và Italy đồng loạt vọt cao, làm tăng lo lắng về khủng
hoảng nợ châu Âu và khiến nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu.
 Chỉ số VIX đo lường trạng thái bất ổn của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ
tăng vọt tới 8,4% lên 20,39 điểm.
b2) Sau hai đợt giảm điểm vào ngày 6/3 và 10/4, chứng khoán Mỹ đã phục hồi và tăng mạnh
sau đó, nhưng không tăng đều mà có những đợt tăng giảm xen kẽ nhau, trong khoảng thời
gian đó, chỉ số Dow Jones đạt đỉnh 13264.49 điểm và chỉ số S&P 500 cao nhất là
1419.04 điểm vào ngày 2/4, còn chỉ số Nasdaq cao nhất là 3122.57 điểm vào ngày 26/3.
Nguyên nhân:
 Tích cực:
 Theo báo cáo việc làm ADP, lượng việc làm tại khu vực tư của Mỹ tăng thêm
216,000 trong tháng 2, 209.000 việc làm mới trong tháng 3.
 Tiền lương tăng 3,9% trong quý thứ 3 sau khi sụt giảm 2,1% trong quý trước.
 Nợ tín dụng tiêu dùng của nước này trong tháng 1 tiếp tục tăng mạnh mẽ thêm 17,8 tỷ
$, vượt qua kỳ vọng của nhiều nhà kinh tế trước đó là 10 tỷ $ và là tháng tăng thứ 3
liên tiếp.
 Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã giảm 14% kể từ tháng 10 năm ngoái và đạt 351000
đơn (ngày 15/3), thấp nhất trong vòng 4 năm qua
 Kinh tế Mỹ đã tăng thêm trung bình 200.000 việc làm/tháng từ tháng 11 năm ngoái
đến tháng 1 năm nay, giúp hạ tỷ lệ thất nghiệp trong 5 tháng liên tiếp xuống 8,3%.
Trong khi đó, kinh tế tăng trưởng khá hơn đang khuyến khích tạo thêm việc. Ngoài
ra, báo cáo cho thấy thị trường lao động Mỹ có 6 tháng tăng trưởng việc làm tốt nhất
kể từ 2006.
 Doanh số bán lẻ của Mỹ tháng 2 tăng 1,1%.
 Thêm vào đó, Ủy ban Thị trường mở Liên bang đã giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức
siêu thấp gần 0%.
 Ngày 13/3 các bộ trưởng bộ tài chính châu Âu đã phê chuẩn gói tài chính thứ 2 cho
Hy Lạp.
Nhóm cổ phiếu công nghệ bứt phá mạnh do cổ phiếu của Apple vọt lên 600 USD/cp,
cao nhất mọi thời đại vào ngày 14/3.
 Tuyên bố tiếp tục chính sách tiền tệ nới lỏng của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ
(FED) Ben Bernanke đã trở thành xung lực chính đưa các chỉ số chứng khoán chủ
chốt của Phố Wall tăng hơn 1% trong phiên giao dịch 26/3, trong đó S&P 500 lên cao
nhất 4 năm.
 Ngày 30/3, báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ cho biết chi tiêu của người tiêu dùng
Mỹ-lực lượng đóng góp tới hơn một phần ba vào các hoạt động kinh tế Mỹ-trong
tháng Hai vừa qua tăng khá mạnh, tới 0,8%. Đây là mức chi tiêu tăng mạnh nhất
trong vòng 7 tháng qua.
 Theo công bố của Viện Quản lý nguồn cung (ISM), chỉ số sản xuất của Mỹ trong
tháng 3 đã tăng lên 53,4% từ mức 52,4% trong tháng liền trước, vượt mức dự báo
53% của giới phân tích kinh tế.
 Coca-Cola công bố kết quả kinh doanh quý 1 đầy lạc quan và những nỗi lo nợ công
châu Âu suy yếu dần. Lợi nhuận quý 1 vượt dự báo của Microsoft, McDonald's và
một số doanh nghiệp hàng đầu khác ở Mỹ đã góp phần làm cho chứng khoán Mỹ tăng
điểm vào phiên giao dich ngày 20/4.
 Tiêu cực:
 Hôm 19/3, Trung Quốc đã thông báo kế hoạch nâng giá xăng và dầu diesel lên lần
lượt 6,4% và 7% do giá dầu thô tăng mạnh trong tháng qua.
 Lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc đã giảm tháng thứ 3 liên tiếp, trong khi sản xuất
của Đức và Pháp bị giảm mạnh trong tháng 3.
 Việc giá dầu và kim loại sụt giảm mạnh khiến giới đầu tư đổ xô bán tháo các cổ phiếu
liên quan tới nhóm hàng hóa nguyên vật liệu này vào ngày 28/3 khiến các chỉ số quay
đầu giảm điểm mạnh.
Thông tin Mỹ, Anh, Pháp dự định mở kho dự trữ dầu chiến lược đã tác động mạnh
lên giá dầu thô WTI, từ đó kéo theo đà lao dốc của nhóm cổ phiếu năng lượng cùng
cổ phiếu nguyên vật liệu.
 Thị trường cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ báo cáo về lượng đơn đặt hàng tiêu
dùng bền kém lạc quan hơn dự báo của giới phân tích và đầu tư, từ đó gây tác động
xấu lên nhóm cổ phiếu công nghiệp.
 Số liệu của bộ thương mại Mỹ công bố ngày 28/3 cho thấy lượng đơn đặt hàng với
hàng hóa bền tháng Hai đã tăng 2,2%, thấp hơn mức dự báo 3% của các chuyên gia
trước đó, sau khi giảm 3,6% trong tháng Một.
 Cả ba chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Mỹ đều đồng loạt giảm điểm vào
ngày 3/4 sau khi biên bản cuộc họp của Fed cho thấy Ngân hàng Trung ương Mỹ sẽ
không bơm thêm tiền vào nền kinh tế trừ khi có những biến động tiêu cực.
 Tình hình ở Tây Ban Nha đã tác động xấu tới thị trường chứng khoán: kết quả bán
trái phiếu kém lạc quan của nước này, chi phí vay của Tây Ban Nha tăng mạnh trong
phiên đấu giá trái phiếu, chi phí bảo hiểm vỡ nợ của Tây Ban Nha lên đến 5%, tỷ lệ
nợ công trong hệ thống ngân hàng quốc gia này ở mức cao, lợi suất trái phiếu chính
phủ kỳ hạn 10 năm của Tây Ban Nha lại vọt tăng, vượt ngưỡng 6% vào ngày 16/4.
 Chỉ số VIX đo lường trạng thái bất ổn của Phố Wall đã tăng lên 17,74 điểm vào vào
ngày 4/4, mức cao nhất trong gần một tháng qua.
 Cơ quan Thống kê quốc gia Trung Quốc công bố tăng trưởng GDP quý 1 của nền
kinh tế này chỉ đạt 8,1%, thấp hơn rất nhiều so với mức 8,9% của quý 4/2011 và mức
9% theo như dự báo của giới phân tích. Đây là mức tăng trưởng GDP yếu kém nhất
trong gần 3 năm vừa qua.
 Cuộc khảo sát thường kỳ của Thomson Reuters và Đại học Michigan cho thấy, chỉ số
niềm tin tiêu dùng Mỹ trong đầu tháng 4 đã giảm còn 75,7 điểm, từ mức 76,2 điểm
trong tháng 3.
 Cổ phiếu của hãng công nghệ Apple lại giảm mạnh 4,2% xuống còn 580,13 USD, từ
đó gây sức ép lên chỉ số Nasdaq ngày 16/4. Ngoài ra, việc sản xuất suy yếu ở khu vực
Trung Tây trong tháng 4 và doanh số nhà tháng 3 giảm tháng thứ hai liên tiếp cũng
ảnh hưởng tới kết quả giao dịch.

You might also like