You are on page 1of 6

TUẦN17-21/6/2019 BẢN TIN

KINH TẾ - TÀI CHÍNH

ủY BAN GIÁM SÁT TÀI CHÍNH QUốC GIA


A. KINH TẾ VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH THẾ GIỚI
- Fitch Ratings hạ dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu. Tổ chức xếp hạng Fitch
Ratings dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2020 đạt 2,7%, giảm nhẹ so với mức dự
báo 2,8% trước đó do sự không chắc chắn về thương mại; đầu tư vào Mỹ yếu hơn; tiêu
dùng giảm nhẹ ở Trung Quốc; và triển vọng kinh tế tại các thị trường mới nổi hạ. Fitch
cũng đưa ra dự báo nếu Mỹ tiếp tục tăng thuế với 300 tỷ hàng hóa và Trung Quốc trả đũa
lại, GDP toàn cầu sẽ giảm 0,4 điểm %, trong khi GDP củ a Mỹ và Trung Quốc có thể giảm
tương ứng là 0,5 và 0,8 điểm %.
- Mỹ: Chỉ số PMI sản xuất tháng 6 đạt 50,1 điểm, thấp hơn mức 50,5 điểm của
tháng trước và dự báo của thị trường (50,4 điểm) và là mức thấp nhất kể từ tháng 9/2019.
Chỉ số PMI dịch vụ cũng giảm từ mức 50,9 điểm trong tháng 5 xuống 50,7 điểm trong
tháng 6 – mức thấp nhất kể từ tháng 2/2016. Hoạt động chế tạo của Mỹ không được cải
thiện, trong khi lĩnh vực dịch vụ tăng chậm lại cho thấy cuộc chiến thương mại với Trung
Quốc có thể đang tác động đế n nền kinh tế này.
- Châu Âu: Chỉ số PMI lĩnh vực sản xuất của Eurozone trong tháng 6 đạt 47,8, tuy
tăng nhẹ so với mức 47,7 điểm của tháng trước nhưng vẫn thấp hơn 50 cho thấy hoạt động
sản xuất vẫn tiếp diễn đà thu hẹp kể từ tháng 2/2019. Chỉ số niềm tin kinh tế ZEW của
Đức giảm mạnh xuống -21,1 điểm, thấp hơn 19 điểm so với tháng trước do các số liệu về
bán lẻ, xuất khẩu, sản xuất đầu quý II của nước này thấp hơn kỳ vọng và triển vọng kinh tế
toàn cầu đang xấu đi trước sự leo thang căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc,
nguy cơ gia tăng xung đột quân sự ở Trung Đông và rủi ro về Brexit không thỏa thuận vẫn
đang hiện hữu.
- Trung Quốc:Tăng trưởng sản xuất công nghiệp tháng 5 đạt 5%, giảm so với mức
5,4% của tháng 4 và thấp hơn mức dự báo của các nhà kinh tế trước đó là 5,5% và là mức
tăng trưởng thấp nhất kể từ tháng 2/2002 (đạt 2,7%). Trong đó, sản lượng sản xuất tháng 5
tăng 5,0% so với cùng kỳ năm 2018, thấp hơn mức 5,3% của tháng 4. Sản xuất chững lại
cho thấy Trung Quốc đang chịu ảnh hưởng của chiến tranh thương mại leo thang hồi tháng
5.
- Thị trường chứng khoán quốc tế và khu vực:
Tuần qua, chứng khoán Mỹ tăng điểm tuần thứ ba liên tiếp sau thông tin FED phát
tín hiệu sẽ hạ lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế và khả năng Tổng thống Donald Trump và Chủ
tịch Tập Cận Bình sẽ có cuộc gặp tại Hội nghị G20 vào ngày 28-29/6. Chỉ số Dow Jones
30 tăng 2,41%, tiệm cận mức đỉnh tháng 10/2018 (26.952 điểm); chỉ số S&P 500 tăng
2,20%.

1
Theo đà tăng của chứng khoán Mỹ, các chỉ số chứng khoán chủ chốt của châu Âu
và châu Á tăng từ 0,67% tới 4,16%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc hồi phục
mạnh 4,16% và duy trì trên mốc 2.900 điểm.
- Thị trường ngoại hối quốc tế:
Chốt phiên 21/06, chỉ số USD Index ở mức 96,22 điểm; giảm 1,39 điểm so với tuần
trước đó. Các đồng tiền chủ chốt của các quốc gia châu Á hầu hết tăng điểm so với USD
trong tuần (CNY tăng 0,81%; TWD tăng 1,76%; KRW tăng 2,41%; JPY tăng 1,15%; SGD
tăng 1,19%).
- Thị trường ngân hàng quốc tế và khu vực:
Theo kết quả đợt kiểm tra sức chịu đựng (stress test) thường niên của FED, các
ngân hàng lớn ở Mỹ có thể vượt qua khủng hoảng kinh tế. FED giả định xảy ra khủng
hoảng toàn cầu với tăng trưởng kinh tế Mỹ giảm 8% và tỷ lệ thất nghiệp 10%. Kết quả cho
thấy 18 ngân hàng lớn nhất (chiếm 70% tổng tài sản ngân hàng ở Mỹ) vẫn có đủ nguồn
vốn dự phòng để duy trì hoạt động mặc dù bị thua lỗ.
Ngày 20/6, ngân hàng Trung ương Anh (BoE) thông báo giữ nguyên lãi suất ở mức
0,75% trong bối cảnh lạm phát giảm xuống dưới 2% và có những lo ngại về tác động bất
lợi của Brexit. Theo BoE, triển vọng kinh tế của Anh không mấy tích cực do những tác
động của Brexit đồng thời cảnh báo khả năng Anh rời Liên minh Châu Âu (EU) vào ngày
31/10/2019 mà không có thỏa thuận.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) tiếp tục biện pháp hỗ trợ thanh khoản.
Ngày 21/6, PBoC bơm 30 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 4,38 tỷ USD) vào hệ thống tài
chính thông qua giao dịch trên thị trường mở với lãi suất 2,7%/năm nhằm duy trì thanh
khoản cho thị trường.

B. KINH TẾ VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM


I. KINH TẾ VIỆT NAM
- Cổ phần hóa DNNN đạt 27% kế hoạch 2017-2020. Theo kế hoạch được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt1, giai đoạn 2017 - 2020 phải thực hiện cổ phần hóa (CPH)
127 doanh nghiệp. Cụ thể, năm 2017 CPH 44 doanh nghiệp; năm 2018 CPH 64 doanh
nghiệp; năm 2019 CPH 18 doanh nghiệp và năm 2020 CPH 1 doanh nghiệp. Tuy nhiên,
theo Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), lũy kế từ năm 2017 đến tháng 5/2019,
mới chỉ có 34 hoàn thành CPH, đạt 27% kế hoạch. Tiến độ CPH DNNN đạt thấp được cho

1
Công văn số 991/TTg-ĐMDN ngày 10/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

2
là do vướng mắc liên quan đến đất đai, định giá tài sản, sự thiếu đồng bộ về thể chế, quy
định pháp luật, vướng mắc trong xử lý sắp xếp lao động….
- Việt Nam nhận nhiều đầu tư nhất từ Nhật Bản trong khu vực Đông Nam Á.
Theo dữ liệu của Fitch Solutions (18/6), Nhật Bản vẫn đang vượt Trung Quốc trong việc
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại Đông Nam Á, với các dự án đang chờ phê duyệt có giá
trị gấp 1,5 lần (các khoản đầu tư của Nhật Bản lên tới 230 tỷ USD, của Trung Quốc là 155
tỷ USD). Đáng chú ý, Việt Nam là nước nhận đầu tư cơ sở hạ tầng nhiều nhất từ Nhật
Bản, với các dự án đang chờ phê duyệt trị giá 209 tỷ USD, chiếm hơn một nửa tổng vốn
đầu tư của Nhật Bản. Điều này cho thấy tiềm năng của nền kinh tế cũng như n ỗ lực của
Chính phủ Việt Nam trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
II. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ
- Lãi suất LNH VND chỉ biến động nhẹ ở tất cả các kỳ hạn trong tuần vừa qua.
Chốt tuần 21/06, lãi suất giao dịch quanh mức: ON 3,08% (-0,02 đpt); 1W 3,26% (+0,01
đpt); 2W 3,40% (-0,02 đpt); 1M 3,64% (-0,01 đpt).
- Tuần qua, NHNN hút ròng 3.179 tỷ đồng thông qua nghiệp vụ thị trường mở.
Đối với nghiệp vụ cầm cố. NHNN đều đặn chào thầu 1.000 tỷ đồng/phiên trên kênh cầm
cố vẫn với kỳ hạn 7 ngày, lãi suất 4,75%, chỉ có 21 tỷ đồng trúng thầu trong một phiên.
Trong tuần không có đáo hạn. Như vậy, NHNN đã bơm ròng 21 t ỷ đồng trên kênh cầm
cố.Đối với nghiệp vụ mua bán tín phiếu NHNN, trong tuần từ 17/06 – 21/06, NHNN chào
thầu 68.000 tỷ đồng tín phiếu NHNN, các TCTD hấp thụ được 67.999 tỷ đồng. Trong tuần
có 64.799 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn. Như vậy NHHH đã hút ròng 3.200 t ỷ đồng trên kênh
tín phiếu. Tổng cộng, NHNN hút ròng 3.179 tỷ đồng thông qua nghiệp vụ thị trường mở.
- Thị trường ngoại tệ: Chốt tuần 21/06, tỷ giá trung tâm được niêm yết ở mức
23.055 VND/USD, giảm 04 đồng so với cuối tuần trước đó. Tỷ giá LNH chỉ tăng phiên
đầu tuần trong khi giảm cả 4 phiên sau đó. Chốt tuần 21/06, tỷ giá LNH giao địch ở mức
23.315 – 23.319 VND/USD, giảm 15 đồng ở cả chiều mua và bán. Tỷ giá trên thị trường
tự do vẫn trong xu hướng giảm trong tuần vừa qua. Kết thúc ngày 21/06, tỷ giá giảm 30
đồng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với phiên cuối tuần trước đó, giao dịch ở mức
23.280 VND/USD - 23.300 VND/USD.
III. THỊ TRƯỜNG NGÂN HÀNG
VAMC định hướng mục tiêu phát triển trong 5 năm tới trở thành trung tâm xử lý nợ
xấu gắn với cơ cấu lại hệ thống các TCTD. Về kế hoạch mua nợ xấu, đến năm 2020 mua
tối thiểu 330 nghìn tỷ đồng, trong đó mua theo giá thị trường tối thiểu là 20 nghìn tỷ đồng.
Giai đoạn 2021 - 2023 tập trung triển khai mua nợ xấu theo giá thị trường. VAMC đề xuất
Đề án xây dựng thị trường mua bán nợ xấu tập trung, dự kiến sẽ trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt và triển khai thực hiện trong năm 2020.

3
Theo CTCP chứng khoán MBS, ngành ngân hàng dẫn đầu về thị phần phát hành
trái phiếu doanh nghiệp. Từ đầu năm 2019, các ngân hàng đã phát hành 18 nghìn 200 tỷ
đồng trái phiếu, chiếm 32% toàn thị trường. Ngành bất động sản đứng thứ hai (30%) về
giá trị trái phiếu phát hành với 16 nghìn 230 tỷ đồng. Tổng giá trị phát hành TPDN từ đầu
năm 2019 đạt gần 60 nghìn tỷ đồng.
NHTM CP Hàng Hải Việt Nam (MSB) được Ngân hàng Nhà nước trao quyết định
áp dụng chuẩn mực Basel II từ ngày 1/7/2019. MSB là ngân hàng thứ 9 triển khai áp dụng
Basel II thành công (sau OCB, ACB, MBBank, VPBank, Vietcombank, VIB, TPBankvà
Techcombank). MSB có kế hoạch chào bán khoảng 20% vốn cho các nhà đầu tư quốc tế,
trong đó bao gồm toàn bộ số cổ phiếu quỹ (chiếm 10% vốn)
IV. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1. Thị trường cổ phiếu
Tuần qua, chỉ số VN Index hồi phục 0,59% lên 959,2 điểm sau khi khẳng định mức
đáy tại 939 điểm lần thứ tư kể từ tháng 5/2019. Thị trường được hỗ trợ từ sự tăng điểm của
thị trường chứng khoán thế giới. Thanh khoản trên thị trường tăng, giá trị giao dịch bình
quân tại HSX tăng 22% so với tuần trước, đạt 4 nghìn tỷ đồng/phiên.
Diễn biến sắp tới của thị trường sẽ phụ thuộc vào kết quả kinh doanh quý 2/2019
của các công ty niêm yết và cuộc gặp giữa lãnh đạo Mỹ, Trung Quốc tại hội nghị cấp cao
G20. Ngưỡng kháng cự ngắn hạn của VN Index ở mức 968 điểm.
2. Thị trường trái phiếu
Tuần qua, Kho bạc Nhà nước (KBNN) huy động được 2 nghìn tỷ đồng TPCP ở 2
kỳ hạn 10, 15 năm. Tỷ lệ trúng thầu đạt 80%, giảm so với tuần trước (100%). Lãi suất
trúng thầu tiếp tục giảm 0,02 điểm % ở 2 kỳ hạn trúng thầu so với lần đấu thầu trước.
KBNN chào thầu trở lại kỳ hạn 5 năm sau ba tuần, tuy nhiên không trúng thầu do các nhà
đầu tư kỳ vọng mức lãi suất cao hơn. Từ đầu năm 2019, KBNN huy động được trên 102
nghìn tỷ đồng từ TPCP, hoàn thành xấp xỉ 40% kế hoạch năm 2019.
3. Dòng vốn nước ngoài vào thị trường chứng khoán
Tuần qua, khối ngoại mua ròng 16,5 triệu USD (trong đó bán ròng 7,8 triệu USD cổ
phiếu và mua ròng 24,3 triệu USD trái phiếu). 2 quỹ FTSE Vietnam ETF và VNM ETF đã
hoàn thành tái cơ cấu danh mục đầu tư quý 2. Từ đầu 2019, khối ngoại mua ròng 1,56 tỷ
USD (1,19 tỷ USD cổ phiếu, 369 triệu USD trái phiếu).

ỦY BAN GIÁM SÁT TÀI CHÍNH QUỐC GIA

4
C. PHỤ LỤC
Lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng từ 09/01/2018-21/6/2019, %
6

Nguồn: HSC
Diễn biến thị trường OMO, tỷ đồng

27.000
75.910
1.30014.0301.700
1.700
30.950 03.000
27.400
1.007 1.496
10.687
12.298
1.047 17.201
14.513
250
46.414
23.658
5.907
5.08923.528
18.726
23.899 4.962
47.521 31.5076.605
5.200
209
23.5964.90714.349
5.650

-6.880 -700-8.200 -19.000


-2.000 -1.007
-39.700-13.679 -9.519
-16.960
-18.764 -9.484 -18.870
-8.280 -16.060
-9.785 -46.777
-72.380
-9.709
-5.011
-23.373
-25.360
-13.540 -22.740
-41.079 -3.179

02/05-04/05
06/05-10/05
13/05-17/05
20/05-24/05
27/05-31/05
2-4/5/18

4-8/6/18

2-6/7/18

15-19/10/18
22-26/10/18

1/1-5/1/2019

25/3-29/03/2019
28/5-1/6/18

30/7-3/9/18

3/12-7/12/2018

14/1-18/1/2019
21/1-25/1/2019
11/2-15/2/2019
18/2-22/2/2019

10/6-14/6
14/6-21/6
9-13/4/18

7-11/5/18

9-13/7/18

6-10/8/18

1-5/10/18

5-9/11/18
29/10-2/11/18

10/12-14/12/2018
17/12-21/12/2018
24/12-28/12/2018

18/03-22/03/2019
01/04-05/04/2019
08/04-12/04/2019
15/04-19/04/2019
2/4-6/4/18

3/9-7/9/18

7/1-11/1/2019

25/2-1/3/2019
04/03-08/03/2019
11/03-15/03/2019
16-20/4/18
23-27/4/18

14-18/5/18
21-25/5/18

11-15/6/18
18-22/6/18
25-29/6/18

16-20/7/18
23-27/7/18

13-17/8/18
20-24/8/18
27-31/8/18
10-14/9/18
17-21/9/18
24-28/9/18
8-12/10/18

12-16/11/2018
19-23/11/2018
26-30/11/2018

3/6-7/6
Khối lượng bơm (hút) ròng Tổng khối lượng bơm Tổng khối lượng hút

Nguồn: HSC và UBGSTCQG

Biến động một số chỉ số chứng khoán Việt Nam và quốc tế trong tuần
21/6/2019 So với tuần trước So với cuối 2018
VN Index 959,20 0,59% 7,47%
HNX Index 104,84 1,33% 0,59%
Dow Jones 30 (Mỹ) 26.719 2,41% 14,54%
FTSE 100 (Anh) 7.408 0,84% 10,10%
DAX 30 (Đức) 12.340 2,02% 16,87%
Nikkei 225 (Nhật) 21.259 0,67% 6,21%
Shanghai Composite (TQ) 3.002 4,16% 20,37%
Nguồn: HSX, HNX, Yahoo Finance
Giá hàng hóa thế giới

Nguồn: Tradingeconomics

You might also like