You are on page 1of 4

II.

Phân tích thị trường chứng khoán Việt Nam

1. tình hình thị trường chứng khoán tại thời điểm đầu tư

Phiên giao dịch 30/3/2022: VN-Index mất hơn 7 điểm. Tổng giá trị giao dịch
toàn thị trường là 35.403 tỷ đồng, tương ứng tổng khối lượng giao dịch hơn 1,1
tỷ cổ phiếu. Tính riêng giá trị khớp lệnh trên HOSE là 28.682 tỷ đồng, tăng 22%
so với phiên 29/3.

Phiên giao dịch sáng ngày 30/3, thị trường về cuối phiên, áp lực bán giá cao gia
tăng khiến VN-Index giảm nhẹ.

Về cuối phiên, áp lực bán giá cao gia tăng khiến VN-Index không thể trụ vững
trên mốc tham chiếu. Tại sàn HOSE, VN30 ghi nhận số mã xanh chiếm ưu thế
với 15 cổ phiếu, trong khi có 13 mã giảm và 2 mã giữ giá không đổi.

Cổ phiếu ngành dầu khí đồng loạt điều chỉnh từ đầu phiên, trong đó các mã mất
trên 1% gồm PVC, PVS, GAS, PVB,... Tương tự, sắc đỏ cũng phủ bóng lên
nhóm phân bón, hóa chất, chứng khoán, du lịch & giải trí, xây dựng & vật
liệu,...

Các cổ phiếu trong hệ sinh thái FLC gồm FLC, ROS, AMD, KLF, HAI, ART
đồng loạt giảm sàn "trắng bên mua" ngay phiên sáng nay. Trong đó, FLC và
ROS bị nhốt thành khoản với khối lượng khớp lệnh vài trăm nghìn đơn vị, trong
khi khối lượng dư mua giá sàn lần lượt là 100,6 triệu và 88,7 triệu đơn vị .

VHM là mã ảnh hưởng tiêu cực nhất lên thị trường. Kết phiên thị giá VHM
giảm 1,6% còn 75.300 đồng/cp. Tương tự, các mã trụ như GAS, NVL cũng là
những lực cản mạnh của thị trường.

Ngược lại, các mã nhóm ngân hàng như BID, MBB, VPB, VCB, VIB,... đóng
vai trò nâng đỡ. Trong số 10 mã ảnh hưởng tích cực nhất lên VN-Index có tới 8
mã đến từ ngành ngân hàng. Dù vậy, giao dịch tích cực của này vẫn không đủ
sức để vực dậy sắc xanh cho thị trường.

Thanh khoản thị trường tăng mạnh so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch
phiên hôm nay đạt trên 20.603 tỷ đồng, tương đương hơn 670 triệu đơn vị cổ
phiếu được giao dịch. Trong đó, thanh khoản sàn HOSE đạt 17.078 tỷ đồng,
tăng 30% so với phiên hôm qua.

Dừng phiên sáng 30/3, VN-Index giảm 2,8 điểm (0,19%) còn 1.494,96 điểm,
HNX-Index giảm 5,23 điểm (1,13%) xuống 456,01 điểm, UPCoM-Index giảm
0,34 điểm (0,29%) còn 117,03 điểm.

a, Yếu tố tích cực

VinaCapital nhấn mạnh, với việc chỉ số VN Index đã giảm 7,6% từ đầu năm, thị
trường chứng khoán Việt Nam đang ở mức giá rất hợp lý cho đầu tư dài hạn.
Hơn nữa, với sự phục hồi của kinh tế Việt Nam sau dịch COVID-19, các doanh
nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam đang được dự báo sẽ đạt tăng
trưởng lợi nhuận trung bình 22% trong năm 2022.

b, Các rủi ro trong tương lai

Kể từ đầu tháng 4-2022, một số sự kiện và thông tin không tích cực đã tác động
lên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chỉ số VN-Index giảm từ 1.492 điểm vào
cuối tháng 3 xuống 1.384 điểm vào ngày 20-4, tương đương mức giảm 7,2%.

Lý giải nguyên nhân, VinaCapital cho rằng có hai yếu tố tác động chính. Thứ
nhất, thông tin những vụ xử lý vi phạm của các lãnh đạo doanh nghiệp. Cụ thể,
ngày 29-3, Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết bị khởi tố và bắt giữ với
cáo buộc thao túng và che giấu thông tin chứng khoán.

Tiếp theo đó, ngày 5-4, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh bị khởi tố với cáo
buộc lừa đảo chiếm đoạt tài sản, liên quan đến việc phát hành trái phiếu, huy
động tiền của các nhà đầu tư thông qua các công ty thành viên của Tập đoàn Tân
Hoàng Minh….

Thứ hai, tình hình vĩ mô không có nhiều hỗ trợ tích cực cho thị trường chứng
khoán trong thời gian qua. Căng thẳng Nga - Ukraine kéo dài hơn dự kiến và
việc Trung Quốc giãn cách xã hội nghiêm ngặt làm tăng thêm lo ngại về sự gián
đoạn chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại; Cục Dự trữ Liên
bang Mỹ (FED) thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh hơn dự định trước đó; lạm
phát trong nước cao hơn dự kiến có thể cản trở đà phục hồi kinh tế và khiến
chính sách tiền tệ thắt chặt sớm hơn dự kiến.

2, Lựa chọn cổ phiếu đầu tư

Trong tình hình dịch bệnh dần được kiểm soát và mở cửa trở lại, các ngành
dịch vụ như du lịch, vận tải không quá lạc quan vì vẫn cần thời gian để hồi phục
dần. Trong khi đó, một số chuyên gia có cái nhìn tích cực với các nhóm ngành
BĐS, tài chính ngân hàng, vật liệu xây dựng và các ngành có dự án mới như
phân phối điện, nước, dược phẩm và hoá chất.

a, JVC (Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Y tế Việt Nhật - HOSE)

Công ty là đối tác tin cậy cung cấp thiết bị, vật tư, giải pháp, dịch vụ đa dạng,
toàn diện cho khách hàng, đặt chất lượng dịch vụ lên hàng đầu.

Đối với hoạt động kinh doanh thiết bị và vật tư tiêu hao, Công ty sẽ tập trung
vào tìm kiếm và triển khai quyết liệt các dòng sản phẩm mới. Ngoài ra, mở rộng
kinh doanh sang mảng nhãn khoa, nha khoa.

Đối với hoạt động đầu tư liên kết, Công ty sẽ đẩy mạnh triển khai các dự án liên
doanh liên kết mới dựa trên cơ sở đánh giá toàn diện hiệu quả và tiềm năng phát
triển.

Đối với dịch vụ kỹ thuật, Công ty hướng đến tăng cường chất lượng dịch vụ sau
bán hàng thông qua các hợp đồng sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng thiết bị y tế.

Công ty chuyển đổi mô hình phòng khám lưu động thành Phòng khám đa khoa
tại trung tâm TP. Hà Nội, trong đó có bao gồm khám lưu động.

Bổ sung mảng kinh doanh Công nghệ thông tin, áp dụng công nghệ cao vào y tế.

Trong 3 tháng gần đây, cổ phiếu JVC phần lớn luôn ở mức dưới 10.000
đồng/cp. Song, có thời điểm biến động mạnh, tăng vọt lên 12.600 đồng/cp ghi
nhận vào ngày 10/1, nhưng sau đó lại giảm bất thường về 7.300 đồng/cp vào
ngày 27/1. Từ giữa tháng 2 cổ phiếu JVC tiếp tục tăng ngoạn mục, đến nay ở
mức 11.900 đồng/cp. Tuy nhiên, do giá cổ phiếu JVC ở mức sâu nên dù lực tăng
mạnh cũng chỉ kéo JVC cao hơn mệnh giá một chút. Đáng lưu ý, dù cổ phiếu ở
mức dưới 10.000 đồng/cp nhưng khối lượng giao dịch của JVC luôn lên tới hàng
triệu cổ phiếu mỗi phiên, đặc biệt ghi nhận 15 triệu cổ phiếu giao dịch phiên
ngày 18/3. Điều đó cho thấy, cổ phiếu của JVC thu hút mạnh các nhà đầu tư.

b, AGR (Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam Agriseco – HOSE)

Agriseco là một trong những Công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam, hoạt
động chính của Agriseco là Kinh doanh Vốn, Trái phiếu và hoạt động Tự doanh.
Agriseco hiện là công ty có số Vốn điều lệ lớn thứ 2 thị trường. Agriseco có
Ngân hàng mẹ là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, là
Ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam với nguồn tài chính vững mạnh, hệ
thống hạ tầng công nghệ hiện đại, mạng lưới rộng khắp các tỉnh thành trên cả
nước. Chính vì vậy, trong suốt quá trình hoạt động, Agriseco luôn nhận được
nhiều lợi thế mang lại từ Ngân hàng mẹ như về tiềm lực tài chính, mạng lưới các
chi nhánh rộng khắp trên toàn quốc có thể hỗ trợ Agiseco trong việc phát triển
mạng lưới, tìm kiếm khách hàng.

Với mức giá bán ngang với thị giá trên sàn, mặt khác AGR lại là con đẻ của
ngân hàng NN&PTNT nên nguồn vốn cực kỳ dồi dào. Nên là một mã cổ phần
khá hấp dẫn để đầu tư.

You might also like