You are on page 1of 3

Tổng kết thị trường

Kết thúc phiên giao dịch ngày 15/04/2022, VN-Index giảm 13,56 điểm đạt mức 1.458,56 điểm. Thanh
khoản trên sàn HOSE đạt 659.471.186 cổ phiếu tương đương 21.656,23 tỷ đồng. HOSE có 145 mã tăng
trong đó có 12 mã tăng trần, 321 mã giảm trong đó có 16 mã giảm sàn và 38 mã tham chiếu. Khối ngoại
mua ròng 168,7 tỷ, tập trung ở các mã FPT ( 110 tỷ), CTG (64 tỷ), DPM ( 56 tỷ), CII ( 53 tỷ), GEX (46 tỷ),
NVL (40 tỷ), VRE (24 tỷ), DXG (21 tỷ),…

HNX-Index đóng cửa ở mức 416,71 điểm giảm 6,97 điểm. Thanh khoản HNX đạt 69.508.394 cổ phiếu
tương đương 2.137,71 tỷ đồng. HNX có 60 mã tăng trong đó có 3 mã tăng trần , 176 mã giảm 11 mã
giảm sàn và 33 mã tham chiếu. Khối ngoại bán ròng 0,21 tỷ, tập trung chủ yếu ở các mã : SHS (3,2 tỷ),
BCC (0,6 tỷ), TNG (0,5 tỷ), THD (0,2 tỷ), …

Vĩ mô:

• Các thành viên Hội đồng Tiền lương quốc gia đã đồng thuận thông qua phương án tăng lương tối
thiểu 6% từ ngày 1/7 tới để báo cáo Thủ tướng xem xét quyết định.
• Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long cho biết vẫn còn có dự án luật phải xin lùi thời hạn trình theo
chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 vì cho rằng có tình trạng lãnh đạo một số cơ quan
vẫn chưa chỉ đạo sát công tác xây dựng pháp luật.
• Bộ Xây dựng được đề nghị kiểm tra việc công bố giá, các chỉ số giá vật liệu về quản lý chi phí đầu tư
tại các địa phương. Phó thủ tướng Lê Văn Thành giao các địa phương có giải pháp quản lý, bình ổn
giá các vật liệu xây dựng công trình giao thông, trong đó có các dự án giao thông trọng điểm quốc
gia.
• Khảo sát tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy, giá cá tra thương phẩm bán ra đang ở mức
29.000-30.000 đồng một kg, trong khi đó hồi đầu năm chỉ 20.000-21.000 đồng.
• Tiếp nối đà tăng trưởng với kim ngạch xuất khẩu tôm đạt hơn 900 triệu USD trong quý 1/2022, xuất
khẩu tôm của Việt Nam trong tháng 4/2022 dự báo sẽ tăng 20% so với cùng kỳ năm 2021.
• Rạng sáng 18/4, vàng DOJI tại khu vực Hà Nội đang mua vào ở mức 69 triệu đồng/lượng và bán ra
mức 69,65 triệu đồng/lượng. Ở TP Hồ Chí Minh, giá vàng DOJI đang là 69,15 triệu đồng/lượng mua
vào và 69,85 triệu đồng/lượng bán ra.

Thế giới:

• Giá thép thanh vằn giao ngay tại Trung Quốc ngày 15/4 ở mức 5.048 nhân dân tệ/tấn (792 USD/tấn),
tăng 0,7% so với ngày trước đó. Giá quặng 63,5% Fe giao tại cảng Thiên Tân, Trung Quốc là 150
USD/tấn, tăng 2,4% so với ngày trước đó.
• Theo Trading Economics, giá cao su tự nhiên tương lai tại Nhật Bản ngày 15/4 là 284 yên/kg (2.250
USD/tấn), tăng 3,4% so với ngày hôm qua, cao nhất kể từ tháng 3/2021 vì nguồn cung thắt chặt.
• Giá vàng thế giới rạng sáng 18-4 (giờ Việt Nam) niêm yết tại Kitco là 1.978,9 USD/ounce, tương
đương khoảng 54,9 triệu đồng/lượng.
• Giá dầu đã kết thúc tuần 15/4 giao dịch ở mức tăng, với WTI dừng ở mức 107 USD/thùng và WTI là
111,7 USD/thùng. Tính cả tuần, hai mặt hàng Brent và WTI đã tăng khoảng 9%.
• Đối mặt với tình trạng lạm phát leo thang, bên cạnh đó là rủi ro bán tháo tiền tệ, các ngân hàng
trung ương khu vực châu Á - Thái Bình Dương có thể tiến hành siết chính sách tiền tệ sớm hơn dự
kiến : Hàn Quốc, Singapore, Ấn Độ,…
• Ngày 15/4, Nga muốn mở rộng sử dụng đồng ruble trong thanh toán các mặt hàng xuất khẩu của
nước này ngoài khí đốt, tuy nhiên chưa xác định thời hạn để thực hiện việc này.
• Ngày thứ Sáu (15/4), chứng khoán Mỹ đóng cửa nghỉ lễ. Như vậy trong tuần, S&P 500 giảm 2,13%,
Nasdaq giảm 2,63% và Dow Jones mất 0,78%.

Nhận định thị trường

Kết phiên, VN-Index giảm hơn 13 điểm với mức thanh khoản phục hồi so với phiên trước, tuy nhiên vẫn
thấp hơn trung bình 20 phiên. Khối ngoại mua mạnh các cổ phiếu bất động sản, tuy nhiên HPG, SSI, VND
bị dòng vốn ngoại thoát lượng lớn.

Nhóm ngân hàng ảnh hưởng lớn đến thị trường giảm ở các mã trên HSX, đóng góp tiêu cực vào chỉ số
gần 9 điểm với khối lượng giao dịch lớn hơn so với 2 phiên trước, cho thấy áp lực bán lớn ở nhóm ngành
này sau thời gian tăng tốt. Các mã TCB, HDB, TPB giảm hơn 3%, trong đó TCB giảm liên tục từ ngày 7/4.
Nguyên nhân là do tâm lý NDT bất an trước việc NHNN quy định giảm tỉ lệ cấp tín dụng đối với BĐS, công
tác rà soát các hoạt động trái phiếu, kiểm soát tín dụng ngoại tệ hạn chế đô la hóa…

Nhóm nước và khí đốt có đóng góp tích cực 1,7 điểm vào chỉ số, trong đó GAS tăng hơn 3%. Nhóm hóa
chất cũng có phiên tăng tốt đóng góp gần 1 điểm vào chỉ số, trong đó các cổ phiếu cao su tăng mạnh
hơn 4% như DPR, GVR. Nguyên nhân từ việc Nga bị cấm vận xuất khẩu cao su, dầu và chất lỏng khác dẫn
đến giá dầu tăng hơn 8% kể từ đầu tháng 4, giá cao su tăng cao nhất trong 13 tháng.

Nhìn chung chỉ số vẫn chưa kết thúc đà giảm do tâm lý NDT chưa khả quan trước những biến động thị
trường, tin tức xấu từ doanh nghiệp và chính sách của NHNN.

Phân tích kỹ thuật và dự báo :

Chỉ số giảm 2 phiên quay về mức điểm tương đương mức mở cửa của phiên hồi phục ngày 13/4 với mức
thanh khoản gần bằng. Chỉ số quay lại MA150 và dãy dưới BB, có thể xuất hiện hỗ trợ hoặc kháng cự tại
đây trong phiên đầu tuần. MACD <0 và RSI hướng xuống, mặt khác chỉ số đang dưới mây Ichimoku và
sắp bước vào vùng mây đỏ cho thấy xu hướng không khả quan.

Dự báo trong phiên hôm nay chỉ số có thể hồi phục khi gặp MA150 dao động quanh vùng 1.453 – 1.474
điểm. Kịch bản xấu chỉ số có thể giảm về 1.444 điểm.

Chiến lược đầu tư

Nhà đầu tư canh mua những cổ phiếu cơ bản tốt theo nhịp chỉnh thị trường, không nên mua những cổ
phiếu đầu cơ.

Thông tin doanh nghiệp

• POW - Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam ghi nhận tổng doanh thu 7.233 tỷ đồng, lợi nhuận
trước thuế 751 tỷ đồng trong quý I.
• HT1 - Vicem Hà Tiên đặt mục tiêu doanh thu thuần 7.856 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 501,9
tỷ đồng, lần lượt tăng 10,8% và 8,6% so với thực hiện năm 2021.
• LCG - Licogi 16 sẽ đẩy mạnh mảng bất động sản, doanh thu từ mảng bất động sản sẽ chiếm đến
41,5% tỷ lệ doanh thu năm 2025. Đồng thời, công bố KQKD quý I/2022, doanh thu đạt 177 tỷ đồng
và lợi nhuận đạt 51 tỷ đồng, lần lượt giảm 62% và 10% so với cùng kỳ năm 2021.
• PNJ - Vàng bạc đá quý Phú Nhuận đặt mục tiêu năm 2022 với doanh thu thuần 25.835 tỷ đồng, tăng
32%; lợi nhuận sau thuế đạt 1.320 tỷ đồng, tăng 28,2% so với kết quả thực hiện năm ngoái.
• DDV - DAP Vinachem công bố BCTC quý I với doanh thu 863 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ năm
trước. Giá vốn tăng thấp hơn nên lợi nhuận gộp gấp đôi lên 183 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp cải
thiện từ 13,3% lên 21,2%.
• TNG - Dệt may TNG đặt mục tiêu doanh thu năm 2022 đạt 5.990 tỷ đồng, lãi sau thuế 279 tỷ đồng;
lần lượt tăng 10% và 20,2% so với thực hiện 2021. Cổ tức tối thiểu đạt 16%. Riêng quý I, tổng doanh
thu đạt 1.258 tỷ đồng, tăng 38% và thực hiện 21% kế hoạch năm.
• HNG - Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai dự tính tiếp tục thua lỗ trước thuế 2.713 tỷ đồng
trong năm nay, không chia cổ tức năm 2022 do còn lỗ luỹ kế.

Danh mục khuyến nghị

Mã cổ phiếu Sàn giao dịch Vùng mua Mục tiêu


VGT
HBC
HHV
ELC
GVR
C4G
LTG

You might also like