You are on page 1of 44

TỔNG CỤC THỐNG KÊ

CỤC THỐNG KÊ QUẢNG NAM

TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI


THÁNG 03 VÀ QUÝ I NĂM 2023

Quảng Nam, tháng 03 năm 2023


TỔNG CỤC THỐNG KÊ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CỤC THỐNG KÊ QUẢNG NAM
_________________ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________________________

Số: 208/BC-CTK Quảng Nam, ngày24 tháng 03 năm 2023

BÁO CÁO
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 03 và quý I năm 2023

Trong tháng Ba và 03 tháng đầu năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội trên
địa bàn tỉnh Quảng Nam đạt được những kết quả nhất định trong bối cảnh còn
nhiều khó khăn và thách thức; tuy nhiên đà phục hồi kinh tế có dấu hiệu sụt
giảm yếu tố động lực, nhất là những ngành, lĩnh vực có yếu tố quyết định cho sự
tăng trưởng. Sơ bộ đánh giá đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh
vực cụ thể như sau:
1. Tài chính, ngân hàng
Theo số liệu Sở Tài chính, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn từ
đầu năm tính đến ngày 21/3/2023 đạt hơn 5,6 nghìn tỷ đồng, bằng 21% dự toán
năm, giảm 30% so với cùng kỳ năm 2022; trong đó thu nội địa đạt gần 5 nghìn
tỷ đồng (bằng 23,8%; -15,6%); thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập
khẩu đạt 639 tỷ đồng (bằng 11%; -70%). Trong thu nội địa, thu từ khu vực
doanh nghiệp nhà nước đạt 290 tỷ đồng, gần bằng 40% dự toán năm, tăng 23%
so với cùng kỳ năm trước; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 536 tỷ
đồng (đạt 46% dự toán; +81%); thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài
nhà nước đạt hơn 3,3 nghìn tỷ đồng (bằng 23% dự toán; -26%), trong đó thu ở
một số ngành, lĩnh vực quan trọng đạt thấp như ô tô, thủy điện, dệt may… Tổng
chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tính đến ngày 21/03/2023 ước đạt hơn 6
nghìn tỷ đồng, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm 2022; trong đó chi thường xuyên
đạt 2,9 nghìn tỷ đồng (+3,9%); chi đầu tư phát triển 3,1 nghìn tỷ đồng (-2,9%).
Tháng 3/2023, hoạt động ngành ngân hàng tiếp tục duy trì tốc độ tăng
trưởng, đảm bảo an toàn, ổn định và liên tục; góp phần kiềm chế lạm phát, thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Ước tính
đến 31/3/2023, tổng huy động vốn trên địa bàn đạt gần 77 nghìn tỷ đồng, tăng
1,5% so với đầu năm và tăng 8,9% so với cùng kỳ; trong đó nguồn vốn nội tệ
chiếm 98,1% tổng huy động, tăng 2,0% so với đầu năm; nguồn vốn ngoại tệ
(chiếm 1,9%; -22%). Dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đến
cuối tháng 03/2023 ước đạt hơn 104,7 nghìn tỷ đồng, tăng 6,5% so với đầu năm
và tăng 17% so với cùng kỳ; trong đó loại hình hộ kinh doanh, cá nhân chiếm tỷ
trọng dư nợ cao nhất là 55%, các loại hình doanh nghiệp chiếm gần 45%, các
thành phần kinh tế còn lại chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ.
Tính đến cuối quý I/2023, dư nợ cho vay phục hồi kinh tế - xã hội thông
qua Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính
2

phủ đạt gần 377 tỷ đồng. Trong đó: hỗ trợ việc làm và mở rộng việc làm 160 tỷ
đồng; nhà ở xã hội theo Nghị định 100/NĐ-CP đạt gần 160 tỷ đồng; học sinh,
sinh viên mua máy vi tính, thiết bị phục vụ học trực tuyến gần 7,1 tỷ đồng; cơ sở
giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập 2,8 tỷ đồng; chương trình MTQG về
phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Nghị định
28/2022/NĐ-CP đạt hơn 47 tỷ đồng.
2. Chỉ số giá
Giá cả các mặt hàng trong tháng đã ổn định trở lại như thường lệ, nhiều
mặt hàng giảm nhiều so với thời điểm Tết. Tuy nhiên, cũng còn một số mặt hàng
tăng giá do nguồn cung hạn chế và chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng cao…
Giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng giảm đan xen tác động làm chỉ số giá tiêu dùng
(CPI) tháng Ba giảm 0,05% so với tháng Hai và tăng 4,71% so với tháng
3/2022; bình quân 03 tháng đầu năm tăng 5,12% so với cùng kỳ năm trước.
Tốc độ tăng/giảm CPI, chỉ số giá vàng, chỉ số giá Đô la Mỹ
(Tháng báo cáo so với cùng kỳ năm 2022)

CPI tháng 3/2023 giảm 0,05% so với tháng trước (khu vực thành thị
+0,12%; khu vực nông thôn -0,12%). Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính
có 4 nhóm tăng giá: đồ uống và thuốc lá (+0,11%); nhà ở, chất đốt và vật liệu
xây dựng (+0,97%1); thiết bị và đồ dùng gia đình (+0,14%); văn hóa, giải trí và
du lịch (+0,07%). Có 03 nhóm giảm giá: hàng ăn và dịch vụ ăn uống (-0,45%2);
may mặc, mũ nón, giày dép (-0,24%); giao thông (-0,24%). Riêng 4 nhóm: giáo
dục, thuốc và dịch vụ y tế, bưu chính viễn thông, hàng hóa và dịch vụ khác vẫn
giữ mức giá ổn định.
Chỉ số giá vàng tháng Ba giảm 0,82% so với tháng trước và tăng 0,81%
so với bình quân cùng kỳ do ảnh hưởng giá vàng trong nước biến động ngược
chiều giá vàng thế giới. Đồng đô la Mỹ trong tháng 03/2023 tăng 0,55% so với

1
Giá thuê nhà tăng 0,63% so với tháng trước do nhu cầu thuê nhà để ở tăng cao. Bên cạnh đó, giá vật liệu bảo
dưỡng nhà ở tăng 5,19% và tăng ở tất cả các mặt hàng như thép, xi măng, cát, đá dăm, gạch xây, gạch lát nền,
sơn tường, ngói… do nguồn cung khan hiếm cũng như chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng.
2
Trong đó: giá thịt gia súc (-1,11%); thịt gia cầm (-1,33%); thịt chế biến (-0,38%); trứng các loại (-0,46%); thủy
sản tươi sống (-1,49%)…
3

tháng trước và tăng 3,67% so với bình quân cùng kỳ; tính bình quân giá 01 đô la
Mỹ trong tháng quy đổi được 23.851 đồng Việt Nam.
3. Đầu tư và xây dựng
Trong quý I/2023, cùng với công tác xúc tiến, thu hút đầu tư, Tỉnh đã chỉ
đạo, đôn đốc các chủ đầu tư tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thi công các
công trình, nhất là công trình, dự án trọng điểm; các doanh nghiệp và hộ dân cư
cũng tiến hành khởi công xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh, nhà ở… Tuy
nhiên, giá vật liệu xây dựng tăng cao do nguồn cung khan hiếm đã ảnh hưởng
không nhỏ đến tiến độ thi công; nhiều chủ đầu tư và hộ dân đã phải tạm hoãn
việc xây dựng để tránh đội giá cũng như giảm thiểu chi phí.
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý I giai đoạn 2020 - 2023 (Tỷ đồng)

Trong quý I/2023, vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh ước đạt 5,7
nghìn tỷ đồng, giảm 41% so với quý trước và giảm 16,2% so với cùng kỳ. Phân
theo nguồn vốn, vốn đầu tư thuộc nguồn vốn nhà nước quản lý thực hiện trên
1,3 nghìn tỷ đồng (-43%; -10,5%); nguồn vốn huy động từ khu vực ngoài nhà
nước đạt 3,1 nghìn tỷ đồng (-46%; -5,8%); nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài ước thực hiện trên 1,2 nghìn tỷ đồng (-22%; -38%). Phân theo khoản mục
đầu tư, vốn đầu tư xây dựng cơ bản ước đạt hơn 4,2 nghìn tỷ đồng, chiếm gần
74% tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn; vốn đầu tư mua sắm tài sản cố định
dùng cho sản xuất không qua xây dựng cơ bản đạt gần 1,1 nghìn tỷ đồng (chiếm
18,5%); vốn đầu tư sửa chữa lớn, nâng cấp tài sản cố định đạt 326 tỷ đồng
(chiếm 5,7%); vốn đầu tư bổ sung vốn lưu động 104 tỷ đồng (chiếm 1,8%).
* Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư ước tính quý I năm 2023:
- Xét về chỉ số giữa thu nội địa so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội quý
I/2023 là 0,87 đồng (tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng thêm 01 đồng thì thu nội
địa trong tổng thu NSNN tăng thêm 0,87 đồng), quý I/2022 là 0,92 đồng.
4

- Tỷ lệ giữa tổng vốn đầu tư toàn xã hội và chi đầu tư phát triển (trong chi
NSNN) trong quý I/2023: chi đầu tư phát triển trong NSNN tăng thêm 01 đồng
thì sẽ thu hút được 1,84 đồng vốn đầu tư toàn xã hội (quý I/2022 là 2,06 đồng).
- Chỉ số thu hút vốn từ xã hội có sự thay đổi ở quý I/2023 là 3,55 (tức là
01 đồng vốn đầu tư bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước thu hút được 3,55
đồng vốn đầu tư từ xã hội (quý I/2022 là 3,98 đồng).
* Một số công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh:
Đầu tháng 3/2023, Bộ Giao thông Vận tải phối hợp UBND tỉnh Quảng
Nam tổ chức lễ triển khai thi công dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 14E đoạn
km15+270 - km89+700 đi qua các huyện Thăng Bình, Hiệp Đức và Phước Sơn
với tổng mức đầu tư 1.848 tỷ đồng, đã tạo ra diện mạo mới và có sức lan tỏa lớn
góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Khối lượng vốn đầu tư thực hiện chủ yếu là công trình chuyển tiếp như:
Đường nối từ ĐT 609C đến Quốc lộ 14B (huyện Đại Lộc); Trụ sở Huyện uỷ Đại
Lộc; Phát triển môi trường, hạ tầng đô thị để ứng phó với biến đổi khí hậu thành
phố Hội An; Liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam; Bệnh viện đa khoa
tỉnh (hạng mục Khu điều trị kỹ thuật cao); Đường trục chính từ khu công nghiệp
Tam Thăng đi cảng Kỳ Hà và sân bay Chu Lai; Đường ĐH12.PN, đoạn từ
ĐT615 đến Quốc lộ 40B (huyện Phú Ninh); Dự án Đường giao thông kết nối với
các tiểu vùng sản xuất nông, lập nghiệp với các Khu - cụm công nghiệp Quế
Sơn (ĐH21QS); Trụ sở làm việc HĐND&UBND huyện Quế Sơn; Đường giao
thông từ Đồng Nà đi Trà Quế (Hội An); Đường bao Nguyễn Hoàng (Tam Kỳ);
Dự án Nhà máy sản xuất sợi và dệt may Yejin F&G Chu Lai; Xây dựng bệnh
viện đa khoa An Hiền; Khách sạn Sojo và thương mại dịch vụ Tam Kỳ; Khách
sạn Wafaifo; Nhà điều hành sản xuất công ty điện lực Quảng Nam…
* Tình hình giải ngân vốn ngân sách nhà nước:
Theo số liệu Kho bạc Nhà nước tỉnh, tính đến ngày 28/2/2023, các dự án
thuộc nguồn vốn ngân sách do địa phương quản lý đã giải ngân đạt gần 5,5% kế
hoạch của năm 2023. Trong đó nguồn vốn đầu tư cân đối ngân sách địa phương
giải ngân 8,6% kế hoạch; cụ thể: nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương cấp
tỉnh quản lý giải ngân đạt 4,2%; cấp huyện quản lý giải ngân đạt 8,9%; cấp xã
quản lý giải ngân đạt gần 38,5%. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách trung ương giải
ngân đạt 2,7%; trong đó vốn ngân sách trung ương đầu tư theo ngành, lĩnh vực
đạt 4,5% và vốn chương trình mục tiêu quốc gia đạt 0,3%.
* Tình hình thu hút đầu tư:
Tỉnh Quảng Nam đã nỗ lực thực hiện các chính sách thu hút, ưu đãi đầu
tư, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Mặc dù đã đạt được một số kết quả ban
đầu song về tổng thể, hiệu quả của các chính sách thu hút đầu tư vẫn còn khoảng
cách khá xa so với tiềm năng và kỳ vọng. Tính đến hết tháng 03/2023, tỉnh
5

Quảng Nam đã cấp mới 04 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký gần
1,1 nghìn tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2022 giảm 08 dự án và giảm 2,2 nghìn tỷ
đồng về vốn đăng ký. Những dự án có quy mô được cấp phép như: Nhà máy sản
xuất Raico Việt Nam với số vốn 650 tỷ đồng; Khu dân cư Kiểm Lâm, xã Duy
Hoà, huyện Duy Xuyên (189 tỷ đồng); Khu dân cư khối phố 5, phường Trường
Xuân giai đoạn 2, thành phố Tam Kỳ (183 tỷ đồng)… Tổng số dự án còn hiệu
lực trên địa bàn tỉnh hiện nay là 1.101 dự án với tổng vốn đăng ký gần 220
nghìn tỷ đồng.
Từ đầu năm đến nay không có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp
phép. Tổng số dự án FDI còn hiệu lực trên địa bàn tỉnh tính đến nay là 194 dự án
với tổng vốn đăng ký hơn 6 tỷ USD; trong đó ngoài khu công nghiệp và khu
kinh tế mở Chu Lai với 100 dự án; Ban quản lý khu kinh tế mở Chu Lai với 53
dự án; Ban quản lý các khu công nghiệp 41 dự án. Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu
tập trung ở ngành công nghiệp chế biến chế tạo và dịch vụ, du lịch.
4. Tình hình đăng ký doanh nghiệp
Tính từ đầu năm đến ngày 17/3/2023, cả tỉnh có 263 doanh nghiệp đăng
ký thành lập mới với số vốn đăng ký hơn 1,3 nghìn tỷ đồng; giảm 7,4% về số
doanh nghiệp và giảm 36% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2022. Vốn
đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong Ba tháng đầu năm
2023 đạt 5,1 tỷ đồng (-31%) tương ứng với giảm 2,3 tỷ đồng. Nếu tính cả số
quay trở lại hoạt động thì số doanh nghiệp tham gia thị trường trong 03 tháng
đầu năm nay là 437 doanh nghiệp (-28%). Có 33 doanh nghiệp đã giải thể (-
35%); tạm ngừng hoạt động 548 doanh nghiệp (+13%); 31 doanh nghiệp ngừng
hoạt động chờ làm thủ tục giải thể (-46%) so với cùng kỳ năm trước.
Tình hình đăng ký hoạt động của doanh nghiệp
(Tính từ ngày 01/01/2023 đến 17/3/2023)

* Dự báo xu hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo (CN CBCT):
6

Kết quả điều tra xu hướng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp CN
CBCT trong quý I/2023 cho thấy: có đến 56% số doanh nghiệp được khảo sát
đánh giá tình hình sản xuất khó khăn hơn quý trước; có 29% giữ ổn định và chỉ
có 15% số doanh nghiệp đánh giá tốt hơn. Xét theo ngành, ngành sản xuất trang
phục với 14,3% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất khó khăn hơn;
tương tự với ngành ngành dệt (40%); sản xuất xe có động cơ (71%); sản xuất
chế biến thực phẩm (86%); sản xuất đồ uống (100%); sản xuất giường, tủ, bàn,
ghế (100%)…
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp CN CBCT trong quý I như sau: nhu cầu thị trường trong nước thấp luôn
là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất, khi có đến 58% số doanh nghiệp được khảo sát
cho rằng yếu tố này ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất; đánh giá lãi suất vay vốn
cao (49%); tính cạnh tranh của hàng trong nước cao (35%); nhu cầu thị trường
quốc tế thấp (32%); khó khăn về tài chính (26%); thiếu nguồn nguyên, nhiên,
vật liệu (26%); do tính cạnh tranh của hàng nhập khẩu cao (14%); không tuyển
dụng được lao động theo yêu cầu (7%); các lý do còn lại mức độ ảnh hưởng đến
hoạt động sản xuất của doanh nghiệp lần lượt là: chính sách pháp luật của Nhà
nước; thiết bị công nghệ lạc hậu và một số lý do khác... Dự báo quý II/2023,
phần lớn các doanh nghiệp kỳ tin rằng hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ khả
quan hơn và theo chiều hướng tích cực khi có đến hơn 44% số doanh nghiệp
được khảo sát dự báo tình hình tốt hơn quý I/2023; 32% giữ nguyên và 24% số
doanh nghiệp cho là khó khăn hơn.
5. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản quý I năm 2023 nhìn chung ổn
định, duy trì tốc độ phát triển so với cùng kỳ năm trước. Sản xuất nông nghiệp
diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, các cây trồng vụ Đông
Xuân đang trong thời kỳ sinh trưởng, phát triển; chăn nuôi gia súc ổn định,
chăn nuôi gia cầm phát triển khá; sản xuất lâm nghiệp tập trung chủ yếu vào
chăm sóc và bảo vệ rừng; hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản cơ bản đạt
chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
5.1. Sản xuất nông nghiệp
Vụ Đông Xuân năm 2023, cả tỉnh gieo trồng được 77,2 nghìn ha cây hằng
năm, bằng 99,3% (-560 ha) so với cùng vụ năm trước. Trong đó: nhóm cây lương
thực có hạt 46,4 nghìn ha (-0,6%; -267 ha); nhóm cây chất bột có củ 7,9 nghìn ha (-
3,7%; -305 ha); nhóm cây có hạt chứa dầu 8,2 nghìn ha (-3,7%; -318 ha); nhóm cây
rau, đậu và các loại hoa 10,2 nghìn ha (+0,3%; +35 ha); nhóm cây gia vị và dược
liệu 1,4 nghìn ha (-1,2%; -18 ha); nhóm cây hàng năm khác 2,5 nghìn ha (+11,0%;
+256 ha)…
Diện tích lúa Đông Xuân cả tỉnh gieo cấy đạt gần 41,5 nghìn ha (-0,4%; -
152 ha) so với cùng vụ năm trước, diện tích giảm chủ yếu do một số chân ruộng
7

sản xuất kém hiệu quả bỏ hoang không sản xuất3. Hiện nay, lúa sản xuất đại trà
đang giai đoạn đẻ nhánh rộ, đứng cái, làm đòng; lúa nước trời đang làm đòng,
trổ, chắc xanh, các trà lúa đều sinh trưởng phát triển bình thường. Tình hình sâu
bệnh gây hại trên cây lúa chủ yếu như chuột (diện tích nhiễm 262 ha); bệnh khô
vằn (566 ha); bệnh đạo ôn lá, cổ lá (100 ha); sâu cuốn lá nhỏ (6 ha); bọ xít đen
(2 ha)… Ngoài ra, sâu keo gây hại rải rác ở Nông Sơn, sâu phao gây hại ở Tiên
Phước; bệnh lem lép hạt gây hại trên lúa nước trời giai đoạn chắc xanh ở Tam
Kỳ; bọ trĩ gây hại trên diện rộng ở Nông Sơn; ngộ độc phèn gây hại ở các chân
ruộng thấp ở Tiên Phước, Núi Thành; một số diện tích bị nhiễm phèn, thiếu dinh
dưỡng ở Tam Kỳ.
Cùng với việc chăm sóc lúa Đông Xuân, toàn tỉnh gieo trồng gần 05
nghìn ha ngô (-2,3%; -115 ha) so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do chuyển đổi
cây trồng tập trung tại một số huyện4; hơn 1,1 nghìn ha khoai lang (-5,4%; -65
ha); 7,9 nghìn ha lạc (-3,8%; -314 ha); 8,3 nghìn ha rau đậu các loại (+0,3%;
+27 ha). Cây lâu năm nhìn chung diện tích, sản lượng tương đối ổn định, có xu
hướng tăng. Hiện nay, nhiều địa phương trong tỉnh tiếp tục chuyển đổi cây hằng
năm sản xuất kém hiệu quả sang trồng cây dược liệu, cây lâu năm có hiệu quả
cao hơn. Các địa phương đang tiếp tục triển khai các mô hình trồng thí điểm cây
sầu riêng, măng cụt theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Sản lượng một số cây lâu năm
đã cho thu hoạch hiện nay: chuối ước đạt 19,3 nghìn tấn (+5,0%; +920 tấn) so
cùng kỳ năm trước; dứa 8,5 nghìn tấn (+8,1%; +640 tấn); bưởi 1,2 nghìn tấn
(+8,1%; +90 tấn); chè 800 tấn (+5,3%; +40 tấn); cao su gần 1,4 nghìn tấn
(+5,8%; +70 tấn)…
Chăn nuôi gia súc trong quý I năm 2023 nhìn chung ổn định, dịch bệnh
được khống chế, không phát sinh ổ dịch lớn, thị trường tiêu thụ được mở rộng
do đó người chăn nuôi yên tâm tái đàn. Ước tính tổng đàn trâu hiện có 58,8
nghìn con (-1,0%; -0,6 nghìn con) so với cùng thời điểm năm trước kỳ; đàn bò
176,7 nghìn con (+2,4%; +4,2 nghìn con); đàn lợn trên 337 nghìn con (+5,5%;
+17,6 nghìn con). Dịch cúm gia cầm đang được kiểm soát, bên cạnh đó giá bán
ổn định nên chăn nuôi gia cầm phát triển khá, chăn nuôi theo phương thức tập
trung ở quy mô lớn tăng, chăn nuôi quy mô nhỏ vẫn được duy trì khá. Tổng đàn
gia cầm hiện nay đạt trên 8,9 triệu con (+5,3%; +450 nghìn con) so với cùng
thời điểm năm 2022, trong đó đàn gà đạt 6,9 triệu con (+4,5%; +300 nghìn con).
Tính chung từ đầu năm đến nay sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng đạt
485 tấn (-0,4%; -2 tấn); sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng đạt 3,1 nghìn tấn
(+3,3%; +100 tấn); sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt trên 7,9 nghìn tấn
(+5,7%; +430 tấn) so với cùng kỳ năm trước; sản lượng thịt gia cầm hơi quý I
năm 2023 đạt 6,12 nghìn tấn (+7,6%; +433 tấn), trong đó sản lượng thịt gà hơi
đạt trên 5 nghìn tấn (+7,4%; +347 tấn); sản lượng trứng gia cầm các loại đạt
3
Huyện Núi Thành; Thị xã Điện Bàn.
4
Bắc Trà My, Nam Trà My, Tiên Phước;…
8

63,6 triệu quả (+6,9%; +4,1 triệu quả), trong đó sản lượng trứng gà đạt 27,5
triệu quả (+6,6%; +1,7 triệu quả).
5.2. Lâm nghiệp
Sản xuất lâm nghiệp từ đầu năm đến nay tập trung chủ yếu vào trồng
rừng, chăm sóc, khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ rừng. Diện tích rừng trồng tập
trung ước đạt 1,8 nghìn ha (+4,7%; +80 ha) so với cùng kỳ năm 2022; số cây
lâm nghiệp trồng phân tán ước đạt trên 1,8 triệu cây (+5,0%; +88 nghìn cây);
sản lượng gỗ khai thác đạt 188 nghìn m3 (+6,1%; +10,8 nghìn m3); củi 130
nghìn ste (-1,7%; -2,2 nghìn ste)...
Công tác quản lý, bảo vệ, phát triển và phòng cháy chữa cháy rừng được
các ngành chức năng tăng cường chỉ đạo triển khai ngay từ đầu năm do đó đã
góp phần ngăn chặn và kiểm soát tình trạng vi phạm pháp luật về lâm nghiệp
trên địa bàn tỉnh. Tính đến nay chưa có vụ cháy rừng xảy ra trên phạm vi cả
tỉnh; có 05 vụ chặt phá rừng, gây thiệt hại 0,79 ha (+3 vụ; +0,55 ha) so với cùng
kỳ năm trước.
5.3. Thủy sản
Ngành Thủy sản tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 48/2010/QĐ-
TTg, các cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh về hỗ trợ, khuyến khích
ngư dân trong phát triển thủy sản nên các chỉ tiêu cơ bản đạt so với mục tiêu kế
hoạch đề ra. Tổng sản lượng thủy sản trong quý I năm 2023 đạt hơn 25 nghìn tấn
(+0,9%; +230 tấn) so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng khai thác đạt
21,3 nghìn tấn (+0,6%; +117 tấn); sản lượng nuôi trồng đạt gần 3,9 nghìn tấn
(+3,0%; +113 tấn). Toàn tỉnh hiện có trên 2.800 tàu cơ giới đang đánh bắt hải
sản, giảm 3,1% so với cùng kỳ năm 2022; tổng công suất đạt 367.911 CV, bình
quân 131 CV/tàu; trong đó tàu đánh bắt vùng khơi (≥15 mét) là 675 chiếc,
chiếm 25%; vùng lộng (12<15 mét) là 731 chiếc, chiếm 27%; tàu nhỏ dưới 12
mét còn lại chủ yếu là đánh bắt vùng bờ và nội đồng.
Nuôi trồng thủy sản hiện nay tập trung theo hướng ứng dụng công nghệ
cao, nuôi thâm canh nhằm tăng năng suất, chất lượng và an toàn vệ sinh thực
phẩm. Nuôi tôm trong tỉnh hiện đã thả nuôi gần 1,2 nghìn ha (+20 ha; +1,7%) so
với cùng kỳ năm trước, trong đó vùng nuôi tôm thẻ lót bạt ven biển người dân
đã duy trì diện tích thả nuôi gần 250 ha5; nuôi tôm vùng cao triều và vùng triều
ven sông thả nuôi trên 942 ha, tăng 20 ha chủ yếu tôm thẻ chân trắng. Do tình
hình thời tiết diễn biến thất thường, nền nhiệt độ giao động giữa ngày và đêm
lớn làm biến đổi các yếu tố môi trường nước dẫn đến tôm nuôi dễ bị bệnh và
chết ở một số địa phương; hiện các ngành chức năng khuyến cáo, hướng dẫn
người dân biện pháp quản lý ao nuôi, hạn chế dịch bệnh xảy ra trên diện rộng.

5
Huyện Núi Thành (180 ha); huyện Thăng Bình (70 ha).
9

Diện tích nuôi cá đến nay gần 1,7 nghìn ha6 (+75 ha; +4,6%) so với cùng kỳ
năm trước; đối tượng nuôi chủ yếu là cá rô phi, diêu hồng, lóc, trắm cỏ, trôi, mè,
chép, chim trắng, trê lai… Sản lượng cá nuôi đạt gần 02 nghìn tấn (+4,2%; +79
tấn) so với cùng kỳ năm 2022.
Toàn tỉnh có 38 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống: 01 cơ sở sản xuất giống
cá nước ngọt; 35 cơ sở sản xuất tôm sú và ương nuôi giống tôm thẻ nhỏ lẻ; 02
công ty sản xuất giống thủy sản tập trung tại xã Bình Nam, huyện Thăng Bình
của Công ty TNHH giống thủy sản Nam Mỹ, Công ty cổ phần giống thủy sản
Dương Hùng. Hiện nay các trại giống đã sản xuất và cung cấp ra thị trường trên
126 triệu con giống các loại, trong đó: cá giống nước ngọt khoảng 1,3 triệu con;
tôm sú giống khoảng 32,1 triệu con; tôm thẻ xấp xỉ 70 triệu con. Các trại sản
xuất và lưu giữ tôm giống trên địa bàn tỉnh đang thực hiện tốt các quy định của
nhà nước về kiểm dịch nhằm cung cấp con giống cho các vụ nuôi năm 2023.
5.4. Nông thôn mới
Theo báo cáo của Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Quảng Nam,
đến nay bình quân chung số tiêu chí NTM đạt chuẩn của toàn tỉnh là 13,78 tiêu
chí (cả nước: 16,9 tiêu chí/xã); có 118/194 xã đã có Quyết định công nhận đạt
chuẩn NTM, chiếm tỷ lệ 60,8% (cả nước 73,1%); trong đó đã có 10 xã đạt
chuẩn NTM nâng cao7 và 01 xã (Đại Hiệp của Đại Lộc) đạt chuẩn xã NTM
kiểu mẫu năm 2020. Có 04 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ
xây dựng NTM bao gồm huyện Phú Ninh, huyện Duy Xuyên, thị xã Điện Bàn
và thành phố Tam Kỳ.
Mục tiêu phấn đấu năm 2023: có thêm ít nhất 07 xã đạt chuẩn NTM, 15
xã NTM nâng cao và 01 xã NTM kiểu mẫu; có thêm ít nhất 35 thôn đạt chuẩn
thôn NTM kiểu mẫu. Các huyện, thị xã, thành phố, xã, thôn đã đạt chuẩn
NTM tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí theo Bộ tiêu chí
NTM giai đoạn 2021-2025.
6. Sản xuất công nghiệp
Hoạt động sản xuất công nghiệp trong quý I năm 2023 giảm sút đáng kể
do nhiều doanh nghiệp không có đơn hàng mới, chi phí nguyên vật liệu tăng
cao, thị trường tiêu dùng thu hẹp, các đơn hàng xuất khẩu giảm sút đáng kể. Đối
với ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô chủ lực của tỉnh đang phải đối mặt
với nhiều khó khăn khi thị trường ô tô những tháng đầu năm có phần ảm đạm;
chỉ số IIP ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 3/2023 tiếp tục trượt dốc
với mức giảm 27% so với cùng kỳ năm trước.
6.1. Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp

6
Không tính trên 3.200 ha diện tích thả nuôi cá nước ngọt nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên hồ đập Phú
Ninh.
7
Đại Hiệp, Duy Trinh, Duy Phước, Duy Hòa, Cẩm Thanh, Quế Phú, Điện Quang, Tam Xuân 2, Tân Hiệp, Đại
Quang.
10

IIP tháng Ba tăng 19% so với tháng trước và giảm 26%8 so với cùng kỳ
năm 2022. Tính chung, IIP quý I/2023 toàn ngành công nghiệp giảm 24% so với
quý IV/2022 và giảm 30% so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng/giảm từng
ngành tương ứng: ngành khai khoáng (+3,5%; +11,3%); ngành chế biến, chế tạo
(-22%; -34%9); ngành sản xuất và phân phối điện (-38%10; +6,3%); cung cấp
nước và xử lý rác thải (-5,6%; -1,1%).
Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp

Chỉ số IIP quý I năm 2023 của một số ngành công nghiệp cấp II giảm
mạnh so với cùng kỳ năm 2022: khai thác than cứng và than non (-23%); sản
xuất chế biến thực phẩm (-15%); ngành dệt (-33%); sản xuất trang phục (-61%);
chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (-52%); sản xuất thuốc, hóa
dược và dược liệu (-91%); sản xuất xe có động cơ (-51%); sản xuất giường, tủ,
bàn, ghế (-22%)... Bên cạnh đó, một số ngành vẫn duy trì hoạt động sản xuất và
có mức tăng trưởng dương: khai khoáng khác (+27%); sản xuất đồ uống
(+15%); sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy (+21%); sản xuất sản phẩm từ kim
loại đúc sẵn (+15,4%); khai thác, xử lý và cung cấp nước (+8,9%).
6.2. Sản phẩm chủ yếu ngành công nghiệp
Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực quý I/2023 tăng so với cùng kỳ
năm trước: cát tự nhiên (114 nghìn m3; +67%); nước ngọt (74 triệu lít; +15%);
bia (15 triệu lít; +33%); giày, dép thể thao (1,4 triệu đôi; +2,1%); thùng, hộp
bằng bìa cứng (6,7 triệu chiếc; +22%); điện sản xuất (1.162 triệu KWh; +7,3%);
nước uống được (7,2 triệu m3; +9%)... Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm giảm
so với năm trước: đá xây dựng khác (67,5 nghìn m3; -11%); mực đông lạnh (86
8
Trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 27%; sản xuất và phân phối điện (-22,3%); ngành khai
khoáng (-0,7%); cung cấp nước và xử lý rác thải (+14%).
9
Ngành sản xuất, lắp ráp ô tô đóng vai trò chủ lực, chiếm gần 60% giá trị trong tổng thể ngành công nghiệp của
tỉnh. Tuy nhiên, chỉ số IIP ngành sản xuất xe có động cơ quý I/2023 chỉ đạt 49% so với cùng kỳ; do cùng kỳ năm
2022, chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước theo Nghị định
103/2021/NĐ-CP của Chính phủ vẫn còn hiệu lực đến cuối tháng 5/2022.
10
Ngành sản xuất và phân phối điện giảm do các hồ thủy điện tích trữ nước để đảm bảo cho các nhà máy thủy
điện vận hành theo lệnh điều động của Tập đoàn điện lực.
11

tấn; -23%); thức ăn cho thủy sản (15 nghìn tấn; -15%); quần áo nghề nghiệp
(204 nghìn cái; -9%); vỏ bào, dăm gỗ (84 nghìn tấn; -58%); gạch xây dựng bằng
đất sét nung (26,6 triệu viên; -16%); ô tô du lịch (12,2 nghìn chiếc; -54%); ô tô
tải (3,3 nghìn chiếc; -43%); ghế khác có khung bằng gỗ (03 triệu chiếc; -22%)...
6.3. Chỉ số tiêu thụ, tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
Trái với kỳ vọng, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
quý I/2023 giảm 24% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu của sự
suy giảm này là do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát ở mức cao,
thị trường xuất khẩu bị thu hẹp do sức cầu giảm. Một số nhóm ngành có chỉ số
tiêu thụ giảm: sản xuất chế biến thực phẩm (-27%); ngành dệt (-33%); sản xuất
trang phục (-63%); sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất (-37%); sản xuất
thuốc, hóa dược và dược liệu (-76%); sản xuất xe có động cơ (-47%); sản xuất
linh kiện điện tử (-36%). Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng như: sản xuất đồ
uống (+28%); sản xuất da và các sản phẩm có liên quan (+27%); sản xuất giấy
và sản phẩm từ giấy (+5,5%); công nghiệp chế biến, chế tạo khác (+88%)…
Hiện nay, các doanh nghiệp khó tiếp cận vốn do lãi suất quá cao, sức mua
giảm sút khiến thị trường tiêu thụ giảm, vòng quay chậm lại, khiến hàng tồn kho
tăng cao. Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại
thời điểm 31/3/2023 giảm 3,7% so với cùng thời điểm tháng trước nhưng tăng
cao (+193%) so với cùng thời điểm năm 2022. Một số ngành có chỉ số tồn kho
tăng cao so với cùng thời điểm năm trước như: ngành dệt (+115%); sản xuất
trang phục (+16%); chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ tre, gỗ, nứa (+284%);
sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu (+50%); sản xuất xe có động cơ
(+132%)… Bên cạnh đó, một số ngành có chỉ số tồn kho giảm như: sản xuất chế
biến thực phẩm (-49%); sản xuất đồ uống (-68%); sản xuất sản phẩm từ plastic
(-49%); sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại (-67%); sản xuất cấu kiện kim
loại (-17%)…
6.4. Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp
Hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã phải
cơ cấu lại kế hoạch kinh doanh, đồng thời cắt giảm bớt lao động nhằm giảm bớt
chi phí đầu vào, dẫn đến chỉ số sử dụng lao động đang làm việc trong các doanh
nghiệp công nghiệp tại thời điểm cuối tháng 03/2023 ước tính giảm 0,5% so với
tháng trước và giảm 6,7% so với cùng thời điểm năm trước. Trong đó, lao động
khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 0,8% so với cùng thời điểm năm 2022;
doanh nghiệp ngoài nhà nước (-2,1%); doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
(-10,6%). Theo ngành hoạt động, số lao động đang làm việc trong các doanh
nghiệp ngành khai khoáng tăng 0,3%; ngành chế biến, chế tạo (-6,9%); ngành
sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí
(-1,9%); ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải (-
7,8%) so với cùng thời điểm năm trước.
12

7. Thương mại, dịch vụ


Trong quý đầu năm 2023, hoạt động thương mại và dịch vụ trên địa bàn
tỉnh đang diễn ra sôi nổi, nhu cầu mua sắm của người dân đang tăng cao, đặc
biệt là trong dịp trước Tết Nguyên đán. Không những thế, ngành du lịch cũng
đang phục hồi và phát triển khá tốt với nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn cùng các
hoạt động giải trí đa dạng, đã thu hút đông đảo du khách đến tham quan và trải
nghiệm.
7.1. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Ba năm
2023 ước đạt hơn 5,5 nghìn tỷ đồng, tăng 5,8% so tháng trước và tăng 13% so
với cùng kỳ năm 2022; trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt gần 4,3
nghìn tỷ đồng, chiếm 78% tổng mức (+6,8%; +14%). Tính chung 03 tháng đầu
năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt
16,3 nghìn tỷ đồng, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước. Xét theo ngành hoạt
động, doanh thu bán lẻ hàng hóa quý I đạt hơn 12,7 nghìn tỷ đồng (+7,7%);
trong đó: lương thực, thực phẩm tăng 12%; hàng may mặc (+20%); đồ dùng,
dụng cụ, trang thiết bị gia đình (+2,3%); vật phẩm văn hóa, giáo dục (+13%); ô
tô các loại (-0,3%); xăng, dầu các loại (+0,1%); sửa chữa xe có động cơ
(+33%)… Doanh thu dịch vụ khác đạt trên 1,3 nghìn tỷ đồng (+4,1%). Doanh
thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt trên 2,2 nghìn tỷ đồng (+9,4%); trong đó dịch vụ
lưu trú 170 tỷ đồng (+37%), dịch vụ ăn uống 2,1 nghìn tỷ đồng (+7,6%). Doanh
thu dịch vụ lữ hành đạt 18,7 tỷ đồng, tăng gấp 4,2 lần so với cùng kỳ năm 2022.
Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu
dịch vụ tiêu dùng quý I/2023

Những tháng đầu năm 2023, hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi
động, với tăng trưởng đáng kể trên cả thị trường du lịch nội địa và quốc tế. Việc
Trung Quốc cho phép mở các tour du lịch đến Việt Nam từ ngày 15/3/2023 đã
tạo ra một cơ hội lớn cho ngành du lịch; Quảng Nam đặt hy vọng sẽ đón nhận
thêm một lượng lớn khách du lịch đến từ thị trường tiềm năng này. Theo kết quả
13

của Cục Thống kê suy rộng từ điều tra mẫu doanh nghiệp và cá thể hằng tháng11,
tổng lượt khách lưu trú trên địa bàn tỉnh Quảng Nam quý I năm 2023 ước đạt
696 nghìn lượt khách, tăng gấp 3,2 lần so với cùng kỳ năm 2022; trong đó khách
quốc tế ước đạt 293 nghìn lượt khách (+69 lần); khách trong nước ước đạt 403
nghìn lượt khách (+1,9 lần). Tổng lượt khách tham quan do các đơn vị lữ hành
phục vụ ước đạt 19,2 nghìn lượt khách, tăng gấp 4,1 lần12.
7.2. Hoạt động vận tải, kho bãi
Trong những tháng đầu năm 2023, ngành vận tải, kho bãi trên địa bàn
tỉnh hoạt động nhộn nhịp và khởi sắc, điểm sáng là hoạt động vận tải hành
khách, khi nhu cầu đi lại của người dân tăng cao, đặc biệt trong dịp Tết và các
dịp lễ hội.
Theo kết quả điều tra, tổng doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi và dịch
vụ hỗ trợ tháng Ba ước đạt hơn 407 tỷ đồng, tăng 0,3% so với tháng trước và
tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2022. Lũy kế 03 tháng đầu năm 2023, doanh thu
hoạt động vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ ước đạt hơn 1,2 nghìn tỷ đồng, tăng
19,3% so với cùng kỳ; trong đó vận tải hành khách đạt trên 201 tỷ đồng
(+128%); vận tải hàng hóa đạt trên 795 tỷ đồng (+4,1%), hoạt động kho bãi và
dịch vụ hỗ trợ đạt 221 tỷ đồng (+31%). Chi tiết theo ngành đường: vận tải
đường bộ đạt hơn 926 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ; vận tải ven biển, viễn
dương đạt 55,6 tỷ đồng (+16,5%), đường thủy nội địa đạt gần 14,2 tỷ đồng
(+150%).
Vận tải hành khách tháng 3/2023 ước đạt gần 1,1 triệu lượt khách, tăng
3,6% so với tháng trước, tăng 74% so cùng kỳ năm trước; sản lượng hành khách
luân chuyển ước đạt hơn 70,2 triệu lượt khách.km (+0,5%; +79%). Tính chung
quý I/2023, sản lượng hành khách vận chuyển ước đạt 3,1 triệu lượt khách, tăng
102% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển hành khách đạt gần 213 triệu
lượt khách.km (+109%). Vận tải hàng hóa tháng 03/2023 ước đạt gần 1,3 triệu
tấn, giảm 3,6% so với tháng trước và tăng 14% so với cùng kỳ năm 2022; sản
lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt 137 triệu tấn.km (+2,3%; +16%). Tính
chung quý I/2023, sản lượng hàng hóa vận chuyển ước đạt trên 3,6 triệu tấn,
tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước và sản lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt
hơn 387 triệu tấn.km (+12%).
8. Một số vấn đề xã hội
8.1. An sinh xã hội
* Công tác giảm nghèo:
11
Đối với lượt khách lưu trú: bao gồm lượt khách qua đêm và không qua đêm. Đối với lượt khách tham quan:
chỉ tính cho lượt khách đi du lịch theo tour.
12
Theo số liệu từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tổng lượt khách tham quan, lưu trú du lịch trong tháng
03/2023 ước đạt 575 nghìn lượt khách, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 03 tháng đầu năm, tổng
lượt khách tham quan, lưu trú đạt trên 1,6 triệu lượt khách, tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ; trong đó: khách quốc
tế đạt 765 nghìn lượt khách (gấp 85 lần); khách nội địa 865 nghìn lượt khách (gấp 02 lần).
14

Trong quý I/2023, UBND tỉnh đã thực hiện hỗ trợ hơn 785 tấn gạo cho
nhân dân gặp khó khăn có nguy cơ thiếu đói trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão
và giáp hạt năm 2023 ở 14 huyện với tổng số 27.664 hộ và 60.136 khẩu; hỗ trợ
kinh phí cho hộ nghèo đặc biệt khó khăn ở các huyện miền núi dịp Tết. Toàn
tỉnh đến nay đã cấp miễn phí hơn 145 nghìn thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng
được ngân sách nhà nước đóng 100% mức đóng BHYT, gồm người nghèo;
người dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn, vùng khó khăn; người dân sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã
hội đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo và hỗ trợ đóng 70% BHYT cho 6.495
người cận nghèo.
Theo Quyết định số 3672/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2022 của
UBND tỉnh Quảng Nam, UBND tỉnh đã phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ
cận nghèo toàn tỉnh năm 2022 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho
giai đoạn 2021-2025 quy định tại Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg ngày
16/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể: tổng số hộ dân trên địa bàn tỉnh
cuối năm 2022 là 439.300 hộ; trong đó tổng số hộ nghèo 29.146 hộ, tỷ lệ 6,63%,
(giảm 3.981 hộ, giảm tỷ lệ 0,96% so với năm 2021), tổng số hộ cận nghèo 8.673
hộ, tỷ lệ 1,97% (tăng 471 hộ, tăng 0,09% so với năm 2021).
* Bảo trợ xã hội:
Thực hiện chăm lo các đối tượng bảo trợ xã hội, tình hình đời sống nhân
dân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão với tổng kinh phí hỗ trợ thăm, tặng cán bộ,
nhân viên và các đối tượng bảo trợ xã hội hơn 5,1 tỷ đồng và hơn 785 tấn gạo.
Hỗ trợ đón Tết cho các cán bộ, nhân viên tại các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở cai
nghiện ma túy, Trung tâm Nuôi dưỡng điều dưỡng người có công Quảng Nam;
hỗ trợ đón tết đối tượng đang nuôi dưỡng tập trung tại các cơ sở bảo trợ xã hội,
cơ sở cai nghiện với tổng kinh phí 529,5 triệu đồng; hỗ trợ cho các đối tượng
đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng thuộc hộ gia đình nghèo
14.802 đối tượng, với mức 0,3 triệu đồng/người, tổng kinh phí hơn 4,4 tỷ đồng.
Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh đã tổ chức vận động thu được 664 triệu đồng, đạt
36,4% kế hoạch năm. Từ nguồn kinh phí trên, đã tổ chức nhiều chương trình,
hoạt động có ý nghĩa, tập trung hỗ trợ thăm hỏi, tặng quà cho trẻ em có hoàn
cảnh khó khăn nhân dịp Tết Nguyên đán, trao tặng xe đạp cho trẻ em có hoàn
cảnh khó khăn, khám sàng lọc và phẫu thuật tim cho trẻ em mắc bệnh tim bẩm
sinh, trao học bổng cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.
* Công tác đền ơn đáp nghĩa:
Nhân dịp tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Tỉnh đã thăm hỏi, động viên
cho các đối tượng chính sách: chuyển kinh phí tặng quà của Chủ tịch nước đến
các địa phương để trao cho 88.361 đối tượng người có công với tổng số tiền trên
27 tỷ đồng. Tỉnh trợ cấp, thăm hỏi cho 105.547 người có công với tổng kinh phí
44,4 tỷ đồng; quà bằng hiện vật cho 63.919 hộ với kinh phí hơn 31,9 tỷ đồng.
15

Bên cạnh công tác thăm hỏi các đối tượng chính sách người có công dịp Tết
Nguyên đán, các địa phương tập trung xác lập thủ tục hồ sơ để giải quyết chế độ,
chính sách đối với người có công kịp thời; hoàn thành các hạng mục công trình
nghĩa trang liệt sĩ và chỉnh trang, tôn tạo các công trình ghi công liệt sỹ để phục
vụ việc tổ chức viếng hương và thăm viếng của thân nhân liệt sỹ vào dịp Tết.
Tiếp tục thực hiện Đề án “Cải tạo, nâng cấp nghĩa trang liệt sỹ và các
công trình ghi công liệt sỹ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam” giai đoạn 2022 - 2026
và dự án Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin quản lý, lưu trữ và khai thác hồ
sơ người có công với cách mạng. Thực hiện hỗ trợ người có công với cách mạng
và thân nhân cải thiện nhà từ các cơ quan, đơn vị, tổ chức… đến nay đã xây mới
được 20 ngôi nhà với tổng kinh phí 01 tỷ đồng. Toàn tỉnh hiện có 367 Bà mẹ
VNAH còn sống, tất cả các Mẹ còn sống đều đã được các cơ quan, đơn vị trong
và ngoài tỉnh nhận phụng dưỡng.
8.2. Giáo dục
Trong quý I/2023, ngành Giáo dục - Đào tạo đã sơ kết học kì 1, triển khai
giảng dạy học kỳ 2 theo đúng chương trình kế hoạch năm học 2022-2023. Đến nay,
đang chuẩn bị tổ chức kiểm tra giữa kỳ 2 theo đúng quy định. Đã tổ chức tốt việc
bồi dưỡng đội tuyển để tham gia dự thi Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2023; kết
quả có 42/60 học sinh dự thi đạt giải, trong đó: có 6 giải nhì, 16 giải ba và 20 giải
khuyến khích; xếp thứ 22/68 đơn vị dự thi trong toàn quốc; đứng đầu các tỉnh khu
vực miền Trung Tây Nguyên (cụm thi đua đua Số 3) về số lượng học sinh đạt giải.
Trong quý I, ngành giáo dục đã tổ chức nhiều cuộc thi, hội thi cấp tỉnh, bao
gồm: cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”; Hội thi giáo viên dạy
giỏi các cấp, năm học 2022-2023; Kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh THPT đợt 2; Cuộc
thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học phổ thông, kết quả có 02 giải
nhất; 03 giải nhì; 08 giải ba và 25 giải khuyến khích; 02 dự án đạt giải nhất được
chọn để tham gia Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia vào ngày 22-24/3/2023
tại tỉnh Quảng Ninh).
8.3. Văn hóa, thể dục, thể thao
Trong quý I năm 2023, các hoạt động văn hóa trên địa bàn tỉnh chủ yếu
tuyên truyền, cổ động trực quan chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn: 93 năm Ngày
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023; 93
năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Quảng Nam (28/3/1930 - 28/4/2023) và 48 năm
Ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam (24/3/1975 - 24/3/2023)... Tổ chức chương trình
nghệ thuật Chào Xuân Quý Mão; các đợt tuyên truyền lưu động tại các huyện miền
núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới với chủ đề: Mừng Đảng - Mừng Xuân gắn với
tuyên truyền về cải cách hành chính, chuyển đổi số, công nghệ số năm 2023...
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh tổ chức các hoạt động thể dục thể
thao mừng Đảng, đón Xuân Quý Mão 2023; các hoạt động hưởng ứng tháng
16

hoạt động thể dục, thể thao và Ngày chạy Olimpic vì sức khoẻ toàn dân năm
2023. Tổ chức 04 giải thể thao cấp tỉnh: Giải Cờ tướng vô địch tỉnh Quảng Nam;
Giải Quần vợt vô địch các Câu lạc bộ tỉnh Quảng Nam; Giải Bóng chuyền nữ vô
địch tỉnh Quảng Nam; Giải Bóng đá nữ (5 người) vô địch tỉnh Quảng Nam.
Ngành thể thao tỉnh cử 02 đoàn vận động viên tham gia thi đấu giải thể thao cấp
quốc gia năm 2023, kết quả đạt 01 HCB và 01 HCĐ; cử 01 HLV, 05 vận động
viên tham gia thi đấu các giải thể thao quốc tế, kết quả đạt 01 HCV và 01 HCĐ
Giải Taekwondo vô địch Đông Nam Á tại Philippines.
8.4. Bảo hiểm xã hội, y tế, phòng chống dịch bệnh
* Bảo hiểm xã hội:
Tính đến hết tháng 3/2023, toàn tỉnh có gần 214,2 nghìn người tham gia
BHXH, tăng 4,9% so với cùng thời điểm năm trước; BHYT đạt hơn 1,4 triệu
người (+1,3%); BHTN đạt hơn 178 nghìn người (+5,2%). Ước tính trong tháng
3/2023, toàn tỉnh thu BHXH, BHYT, BHTN với số tiền gần 454 tỷ đồng, tăng
20% so với cùng kỳ năm trước; tính chung 03 tháng đầu năm 2023, số thu này
đạt trên 1,1 nghìn tỷ đồng (+10,5%).
Tổng số tiền chi BHXH, BHYT, BHTN trong tháng 3/2023 ước đạt 398
tỷ đồng, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước; tính chung 03 tháng đầu năm
2023, chỉ tiêu này đạt hơn 1,1 nghìn tỷ đồng (+13%). Số người hưởng chế độ
BHXH hàng tháng tính tại thời điểm cuối tháng 03/2023 đạt 35,6 nghìn người
(+2%) so với cùng thời điểm năm trước. Số lượt người hưởng trợ cấp một lần
trong tháng đạt 16,8 nghìn lượt, tăng 108% so với cùng kỳ năm trước; lũy kế đạt
51,5 nghìn lượt (+16,2%). Số lượt người khám chữa bệnh BHYT trong tháng đạt
329 nghìn lượt, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước; lũy kế đạt 866 nghìn lượt
(+36%). Số người hưởng BHTN trong tháng đạt 503 người, giảm 31% so với
cùng kỳ năm trước; lũy kế đạt 1,9 nghìn người (-1,1%).
* Công tác y tế, phòng chống dịch bệnh
Trong tháng 02/2023, toàn tỉnh ghi nhận tình hình một số dịch bệnh sau:
có 211 ca nhiễm bệnh sốt xuất huyết (giảm 197 ca so với tháng trước); 11 ca
nhiễm bệnh tay, chân, miệng (+7 ca); 19 ca nhiễm bệnh lao phổi (+12 ca); 71 ca
nhiễm bệnh thủy đậu (+51 ca); 247 ca nhiễm bệnh tiêu chảy (-116); 01 ca nhiễm
bệnh quai bị (-4 ca); 5 ca nhiễm bệnh lỵ trực trùng (-2 ca); 01 trường hợp nhiễm
viêm gan virut B (+1 ca). Như vậy, tính từ đầu năm đến ngày 28/2, toàn tỉnh
phát hiện 619 ca nhiễm bệnh sốt xuất huyết (tăng 361 ca so với cùng kỳ năm
2022); 15 ca nhiễm bệnh tay, chân, miệng (-6 ca); 26 ca nhiễm bệnh lao phổi (-
39 ca); 91 ca nhiễm bệnh thủy đậu (+44 ca); 610 ca nhiễm bệnh tiêu chảy (+69
ca); 6 ca nhiễm bệnh quai bị (-8 ca); 12 ca nhiễm bệnh lỵ trực trùng (+5 ca); 01
ca nhiễm bệnh viêm gan virut B không tăng không giảm so với cùng kỳ năm
2022.
17

Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm: trong tháng 03/2023, trên địa bàn
tỉnh xảy ra 02 vụ ngộ độc thực phẩm làm 10 người bị ngộ độc; trong đó có 01
người tử vong. Như vậy từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh xảy ra 02 vụ ngộ độc; so
với cùng kỳ năm trước số vụ ngộ độc tăng 02 vụ.
8.5. An toàn giao thông
Theo số liệu của phòng CSGT Quảng Nam từ ngày 15/2/2023-14/3/2023,
trên địa bàn tỉnh xảy ra 16 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 14 người, bị
thương 19 người. Tai nạn đường sắt và đường thủy nội địa không xảy ra. Như
vậy, tính đến 14/3/2023 (từ ngày 15/12/2022-14/3/2023) trên địa bàn tỉnh đã xảy
ra 57 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 58 người, bị thương 43 người; so
với cùng kỳ năm trước số vụ tai nạn giao thông đường bộ tăng 24 vụ, tăng 39
người chết và tăng 20 người bị thương.
Trong tháng Ba, lực lượng cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, đường
thủy tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông,
phát hiện 2.644 trường hợp vi phạm, ra quyết định xử phạt 2.878 trường hợp, phạt
6,5 tỷ đồng, tước giấy phép lái xe có thời hạn 701 trường hợp, tạm giữ 1.132
phương tiện giao thông vi phạm để xử lý. Như vậy từ đầu năm đến nay, lực lượng
cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy phát hiện, lập biên bản
8.043 trường hợp vi phạm về trật tự an toàn giao thông, ra quyết định xử phạt
7.653 trường hợp, phạt 16,8 tỷ đồng, tước giấy phép lái xe có thời hạn 2.028
trường hợp, tạm giữ 3.621 phương tiện giao thông vi phạm để xử lý.
8.6. Tình hình xử lý môi trường, cháy nổ, thiên tai
Theo báo cáo của Công an tỉnh Quảng Nam, trong tháng 3/2023 trên địa
bàn tỉnh xảy ra 5 vụ cháy gồm: 01 vụ cháy nhà và 01 vụ cháy phương tiện giao
thông đường bộ ở Thành phố Hội An, 01 vụ cháy nhà ở Thành phố Tam Kỳ, 01
vụ cháy phương tiện giao thông đường bộ ở huyện Duy Xuyên, 01 vụ cháy nhà ở
huyện Nam Trà My làm 02 người chết; không có người bị thương. Trên địa bàn
tỉnh không xảy ra vụ nổ nào. Ước tổng mức thiệt hại gần 6,5 tỷ đồng. So với
tháng trước, số vụ cháy tăng 02 vụ và tăng 3 vụ so với cùng kỳ năm 2022. Tính từ
đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã xử lý 11 vụ cháy, tăng 7 vụ cháy so với cùng kỳ
năm trước, không có vụ nổ, làm 02 người chết, ước tổng mức thiệt hại hơn 10,6 tỷ
đồng.
Khái quát tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong
tháng Ba và 03 tháng đầu năm 2023 như sau: sản xuất nông nghiệp phát triển ổn
định và đảm bảo đúng kế hoạch vụ Đông Xuân; hoạt động thương mại dịch vụ
tăng trưởng khởi sắc, đặc biệt là ngành du lịch phục hồi khá tốt; đời sống an sinh
xã hội được quan tâm, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo… Tuy nhiên, bên
cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những khó khăn: kinh tế tiềm ẩn nhiều rủi
ro, áp lực lãi suất cao khó tiếp cận vốn; sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo
giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2022; tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đạt
18

thấp, công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn... Do đó, để đạt được các
chỉ tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra trong năm 2023 và tiến tới hoàn thành mục tiêu
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025, cần tập trung thực hiện
có hiệu quả những giải pháp sau:
Một là, tăng cường thực hiện đồng bộ các giải pháp thu, chi và quản lý
ngân sách nhà nước, phấn đấu đạt mức cao nhất. Đẩy mạnh thực hiện và giải ngân
vốn đầu tư công trong những tháng đầu năm; tập trung tháo gỡ các tồn tại, vướng
mắc cho các dự án, công trình trọng điểm trên địa bàn, nhất là về thủ tục pháp lý,
công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, bình ổn giá nguyên vật liệu xây
dựng…
Hai là, tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, cải cách
hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh của Tỉnh; huy động tốt nguồn vốn tư
nhân, nguồn vốn FDI cho đầu tư phát triển. Thực hiện đồng bộ các hoạt động hỗ
trợ sản xuất kinh doanh như chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi, các chính
sách ưu đãi về thuế, tín dụng, đất đai, nhân lực…
Ba là, đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng các
ngành công nghiệp công nghệ cao; phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho
các ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh; đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng trong các
khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo quy hoạch.
Bốn là, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng;
tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu. Nâng cao chất lượng du lịch; ưu tiên
phát triển các loại hình du lịch tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; đẩy mạnh truyền
thông, quảng bá hình ảnh, xúc tiến du lịch trong và ngoài nước.
Năm là, bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện tốt chính sách đối với người có
công; chú trọng đào tạo nghề gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc
làm, nâng cao thu nhập ổn định cho nhân dân, đặc biệt là vùng nông thôn, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số; tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao
thông, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy, nổ và chủ động ứng phó với thiên
tai, biến đổi khí hậu./.
Nơi nhận: CỤC TRƯỞNG
- Vụ TK Tổng hợp & PBTTTK (b/c);
- Tỉnh ủy; HĐND; UBND tỉnh;
- CTK một số tỉnh, thành phố;
- Đơn vị trực thuộc CTK;
- Một số Sở, ban, ngành liên quan;
- Lãnh đạo Cục;
- Lưu: VT, TKTH.
Lê Quý Đạt
19
20
21
22
23
24
25
26
27

PHỤ LỤC SỐ LIỆU


28

1. Sản xuất nông nghiệp đến ngày 15 tháng 03


Ha
Thực hiện Thực hiện Kỳ báo cáo
cùng kỳ kỳ báo cáo so với cùng
năm trước kỳ năm
trước (%)

Diện tích gieo trồng cây hàng năm 77.749 77.188 99,3
Lúa
Lúa đông xuân 41.610 41.458 99,6
Các loại cây khác
Ngô 5.070 4.955 97,7
Khoai lang 1.217 1.151 94,6
Mía 183 213 116,4
Đậu tương 75 39 52,1
Lạc 8.225 7.910 96,2
Rau các loại 5.810 5.800 99,8
Đậu các loại 2.453 2.490 101,5
29

2. Sản phẩm chăn nuôi quý I năm 2023

Ước tính quý I So với cùng kỳ


năm báo cáo năm trước (%)

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng (Tấn)


Thịt lợn 7.950 105,7
Thịt trâu 485 99,6
Thịt bò 3.100 103,3
Thịt gia cầm 6.120 107,6
Sản lượng sản phẩm chăn nuôi khác
Trứng (Nghìn quả) 63.600 106,9
Sữa (Tấn) - -
30

3. Kết quả sản xuất lâm nghiệp

Ước tính quý I So với cùng kỳ


năm báo cáo năm trước (%)

Diện tích rừng trồng mới tập trung (Nghìn ha) 1,8 104,7
Sản lượng gỗ khai thác (Nghìn m3) 188 106,1
Sản lượng củi khai thác (Nghìn ste) 130 98,3
Diện tích rừng bị thiệt hại (Ha) 0,79 341,3
Cháy rừng (Ha) - -
Chặt, phá rừng (Ha) 0,79 341,3
31

4. Sản lượng thủy sản

Tấn
Ước tính quý I So với cùng kỳ
năm báo cáo năm trước (%)
Tổng sản lượng thuỷ sản 25.146 100,9
Cá 17.554 100,4
Tôm 1.951 101,9
Thủy sản khác 5.641 102,2
Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng 3.858 103,0
Cá 1.968 104,2
Tôm 1.690 101,8
Thủy sản khác 200 102,0
Sản lượng thuỷ sản khai thác 21.288 100,6
Cá 15.586 99,9
Tôm 261 102,8
Thủy sản khác 5.441 102,2
32

5. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 3 và quý I năm 2023

Tháng Tháng So với cùng kỳ năm


2/2023 3/2023 trước (%)
so với so với Tháng Quý I
cùng kỳ tháng 3/2023 năm
năm trước 2023
trước

Toàn ngành công nghiệp 79,1 118,8 74,1 69,6


Khai khoáng 154,3 84,6 99,3 111,3
- Khai thác than cứng và than non 81,6 96,2 66,6 76,6
- Khai khoáng khác 194,8 81,8 114,8 127,3
Công nghiệp chế biến, chế tạo 73,4 128,3 73,1 65,7
- Sản xuất chế biến thực phẩm 85,6 130,5 100,9 84,8
- Sản xuất đồ uống 128,5 87,9 92,1 115,0
- Dệt 100,1 88,2 58,7 67,0
- Sản xuất trang phục 40,6 120,1 35,5 39,1
- Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan 134,1 111,0 94,0 104,4
- Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường,
72,2 123,3 58,5 47,8
tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện
- Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy 161,5 92,4 107,5 120,5
- In, sao chép bản ghi các loại 81,4 136,2 102,1 80,3
- Sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất 95,7 96,4 68,0 68,5
- Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu 10,0 82,4 6,3 8,6
- Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic 145,6 120,1 95,7 97,9
- Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác 222,3 110,8 104,9 98,6
- Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) 153,2 106,4 115,8 115,4
- Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học 53,6 143,5 126,2 83,5
- Sản xuất xe có động cơ 40,5 215,9 71,9 48,7
- Sản xuất phương tiện vận tải khác 120,6 103,5 138,5 92,4
- Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế 120,0 25,0 25,0 78,1
- Công nghiệp chế biến, chế tạo khác 375,0 116,7 233,3 187,5
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và
139,4 61,1 77,7 106,3
điều hoà không khí
- Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và
139,4 61,1 77,7 106,3
điều hoà không khí
Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 87,3 121,8 113,9 98,9
- Khai thác, xử lý và cung cấp nước 104,8 104,0 127,1 108,9
- Hoạt động thu gom, xử lý và tiêu huỷ rác thải; tái chế phế liệu 79,4 132,3 108,6 94,8
33

6. Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tháng 3 và quý I năm 2023
Đơn vị Thực hiện Ước tính Ước tính So với cùng kỳ năm
tính tháng 2 tháng 3 quý I năm trước (%)
năm báo năm báo báo cáo
Tháng 3 Quý I
cáo cáo
năm báo năm báo
cáo cáo
Than đá (than cứng) loại khác Tấn 10.394 10.000 30.039 66,6 76,6
Đá xây dựng khác M3 24.090 26.989 67.483 87,6 89,4
Cát trắng M3 337 333 861 55,9 37,6
Cát tự nhiên khác M3 50.248 34.814 113.575 146,9 166,8
Phi lê cá và các loại thịt cá khác tươi, ướp
Tấn 10 12 34 83,2 82,6
lạnh
Mực đông lạnh Tấn 35 41 86 96,4 76,8
Thủy hải sản ướp đông khác (trừ tôm, cá,
Tấn 66 85 262 66,4 70,6
mực)
Phi lê cá sấy khô, muối hoặc ngâm nước
Tấn 50 60 134 171,4 99,3
muối nhưng không hun khói
Thức ăn cho thuỷ sản Tấn 4.869 6.428 14.984 100,3 85,1
1000
Bia đóng chai 3.731 4.752 14.850 378,9 132,8
lít
1000
Nước ngọt (cocacola, 7 up, …) 26.689 23.431 73.987 91,9 114,9
lít
Vải dệt thoi từ sợi bông có tỷ trọng bông 1000
139 164 452 119,1 110,1
từ 85% trở lên m2
1000
Bao và túi dùng để đóng, gói hàng từ đay 3.969 3.500 10.626 58,7 67,0
cái
1000
Quần áo nghề nghiệp 56 41 204 93,2 91,0
cái
Bộ com-lê, quần áo đồng bộ, áo jacket,
1000
quần dài, quần yếm, quần soóc cho người 1.417 1.730 5.935 35,0 38,3
cái
lớn không dệt kim hoặc đan móc
Giày, dép thể thao có mũ bằng da và có đế 1000
444 490 1.364 90,5 102,1
ngoài đôi
Các bộ phận của giày, dép bằng da; tấm
lót bên trong có thể tháo rời; đệm gót và
1000
các sản phẩm tương tự; ghệt, xà cạp và các 1.269 1.500 3.892 174,1 145,9
đôi
sản phẩm tương tự và các bộ phận của
chúng
Vỏ bào, dăm gỗ Tấn 36.128 37.478 83.935 39,7 42,4
Ván ép từ gỗ và các vật liệu tương tự M3 134 209 414 120,9 56,7
Giấy và bìa không tráng khác, dùng để
viết, in và dùng cho mục đích in ấn loát
Tấn 1.734 1.740 5.126 124,8 132,8
khác; giấy làm thẻ card và giấy làm băng
đục lỗ
1000
Bao bì và túi bằng giấy (trừ giấy nhăn) 4.193 4.607 11.115 97,1 89,7
chiếc
1000
Thùng, hộp bằng bìa cứng (trừ bìa nhăn) 2.559 2.052 6.732 97,0 122,3
chiếc
Triệu
Báo in (quy khổ 13cmx19cm) 93 150 322 100,0 75,1
trang
Dịch vụ in thử Triệu 1.154 1.159 3.134 112,8 96,9
34

Đơn vị Thực hiện Ước tính Ước tính So với cùng kỳ năm
tính tháng 2 tháng 3 quý I năm trước (%)
năm báo năm báo báo cáo
Tháng 3 Quý I
cáo cáo
năm báo năm báo
cáo cáo
đồng
Dịch vụ sắp chữ in (khuôn in) hoặc trục
Triệu
lăn và các phương tiện truyền thông đại 307 340 925 89,3 73,5
đồng
chúng dùng trong in
Plastic khác dạng nguyên sinh chưa được
Tấn 206 200 590 180,2 124,4
phân vào đâu; chất trao đổi ion
Các hợp chất từ cao su tổng hợp và cao su
tự nhiên và các loại nhựa tự nhiên tương
Tấn 484 450 1.278 44,5 48,9
tự, ở dạng nguyên sinh hoặc tấm lá hoặc
dải
Sợi chỉ tơ dai bằng poliamit và polyeste Tấn 142 140 401 67,3 68,2
Cao dán, bụng, băng, gạc và các sản phẩm
Kg 85 70 276 6,3 8,6
tương tự
Cao su hỗn hợp chưa lưu hoá, dạng
Tấn 639 645 1.687 74,1 81,1
nguyên sinh hoặc dạng tấm, lá hoặc dải
Bao và túi (kể cả loại hình nón) bằng
Tấn 410 500 1.412 100,6 102,5
polime etylen
Ống tuýp, ống dẫn, ống vòi khác Tấn 282 329 666 62,9 54,0
Tấm lát đường và vật liệu lát, gạch ốp lát
tường và lát nền lò sưởi bằng gốm, sứ có
1000
tráng men; các khối khảm và các sản 2.439 2.694 5.484 106,0 99,4
m2
phẩm tương tự bằng gốm, sứ có tráng
men, có hoặc không có lớp nền
Gạch xây dựng bằng đất sét nung (trừ 1000
9.027 10.857 26.560 84,3 84,4
gốm, sứ) quy chuẩn 220x105x60mm viên
Cấu kiện nhà lắp sẵn bằng kim loại Tấn 333 379 1.025 147,3 115,9
Thiết bị dùng cho dàn giáo, ván khuôn, vật
chống hoặc cột trụ chống hầm lò bằng sắt, Tấn 709 749 1.776 126,1 119,9
thép, nhôm
Kim khâu, kim đan, kim móc, kim thêu và
các sản phẩm tương tự sử dụng bằng tay,
bằng sắt hoặc thép; Ghim dập an toàn và Kg 53.421 56.811 148.186 115,0 115,1
các ghim dập khác bằng sắt hoặc thép
chưa được phân vào đâu
1000
Mạch điện tử tích hợp 264.176 379.180 1.105.392 126,1 83,5
chiếc
Xe có động cơ đốt trong kiểu piston đốt
cháy bằng sức nén chở được từ 10 người
Chiếc 3.443 5.565 12.005 61,1 45,3
trở lên với tổng trọng tải > 6 tấn và # 18
tấn
Xe có động cơ đốt trong kiểu piston đốt
cháy bằng sức nén chở được từ 10 người
Chiếc 37 86 160 232,4 183,9
trở lên với tổng trọng tải > 18 tấn và # 24
tấn
Xe có động cơ dùng để vận tải hàng hóa
có động cơ đốt trong kiểu piston đốt cháy
Chiếc 315 2.077 2.735 187,1 74,6
bằng sức nén, có tổng trọng tải tối đa # 5
tấn
Xe có động cơ dùng để vận tải hàng hóa Chiếc 27 453 550 39,0 26,7
35

Đơn vị Thực hiện Ước tính Ước tính So với cùng kỳ năm
tính tháng 2 tháng 3 quý I năm trước (%)
năm báo năm báo báo cáo
Tháng 3 Quý I
cáo cáo
năm báo năm báo
cáo cáo
có động cơ đốt trong kiểu piston đốt cháy
bằng sức nén, có tổng trọng tải tối đa > 5
tấn và # 20 tấn
Động cơ đốt trong kiểu piston chuyển
động tịnh tiến hoặc chuyển động quay tròn
Chiếc 69.552 72.000 159.061 138,5 92,4
đốt cháy băng tia lửa điện dung tích xi
lanh ≤ 1000 cm3
Ghế khác có khung bằng gỗ Chiếc 1.430.306 357.577 2.979.805 25,0 78,1
1000
Con dấu 0,3 0,4 0,9 233,3 187,5
cái
Triệu
Điện sản xuất 418 228 1.162 71,9 107,3
KWh
Triệu
Điện thương phẩm 183 191 535 108,3 100,5
KWh
1000
Nước uống được 2.427 2.524 7.191 127,1 108,9
m3
Dịch vụ thu gom rác thải không độc hại có Triệu
8.483 11.226 31.228 108,6 94,8
thể tái chế đồng
36

7. Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn theo giá hiện hành

Triệu đồng
Thực hiện Ước tính Quý I
quý IV quý I năm 2023
năm 2022 năm 2023 so với
cùng kỳ
năm trước
(%)

TỔNG SỐ 9.712.020 5.703.443 83,8


Vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước 2.165.956 1.229.354 92,2
Vốn trái phiếu Chính phủ - - -
Vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch NN 33.200 30.276 42,5
Vốn vay từ các nguồn khác (của khu vực Nhà nước) 19.412 27.465 71,9
Vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước (Vốn tự có) 71.294 2.539 40,2
Vốn đầu tư của dân cư và tư nhân 5.753.555 3.109.737 94,2
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.591.167 1.249.296 62,4
Vốn huy động khác 77.436 54.776 102,9
37

8. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý

Triệu đồng
Thực Ước tính Ước tính Quý Quý
hiện tháng quý I/2023 so I/2023 so
tháng 3/2023 I/2023 với kế với cùng
2/2023 hoạch kỳ năm
năm báo trước
cáo (%) (%)

TỔNG SỐ 311.001 324.903 1.052.629 13,5 91,7


Vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh 198.307 208.899 679.988 17,6 94,4
- Vốn cân đối ngân sách tỉnh 88.925 92.673 311.023 26,7 101,1
Trong đó: Thu từ quỹ sử dụng đất 30.454 38.104 104.792 32,3 77,9
- Vốn TW hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu 26.769 28.231 102.855 6,1 109,8
- Vốn nước ngoài (ODA) 27.356 28.104 90.449 20,9 82,9
- Xổ số kiến thiết 5.911 7.103 18.596 23,2 90,2
- Vốn khác 49.346 52.788 157.065 32,1 83,1
Vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện 90.910 92.267 304.201 7,8 84,9
- Vốn cân đối ngân sách huyện 88.926 90.235 297.694 9,9 87,7
Trong đó: Thu từ quỹ sử dụng đất 39.258 43.321 141.799 7,2 86,3
- Vốn tỉnh hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu 1.984 2.032 6.507 0,7 61,5
- Vốn khác - - -
Vốn ngân sách Nhà nước cấp xã 21.784 23.737 68.440 - 98,6
- Vốn cân đối ngân sách xã 21.784 23.737 68.440 - 98,6
Trong đó: Thu từ quỹ sử dụng đất
- Vốn huyện hỗ trợ đầu tư theo mục
tiêu
- Vốn khác
38

9. Doanh thu bán lẻ hàng hóa

Triệu đồng
Thực hiện Ước tính Ước tính Tháng Quý
tháng tháng quý I/2023 3/2023 I/2023
2/2023 3/2023 so với so với
cùng kỳ cùng kỳ
năm năm
trước trước
(%) (%)

TỔNG SỐ 4.007.194 4.277.726 12.729.196 114,0 107,7


Lương thực, thực phẩm 1.675.812 1.765.333 5.243.288 127,0 111,9
Hàng may mặc 180.742 220.988 703.872 114,9 119,7
Đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia
đình
307.107 323.752 1.126.072 104,6 102,3
Vật phẩm văn hóa, giáo dục 58.338 65.332 215.828 105,1 112,8
Gỗ và vật liệu xây dựng 595.741 698.294 1.789.749 109,4 101,3
Ô tô các loại 76.845 78.194 235.163 99,8 99,7
Phương tiện đi lại (trừ ô tô, kể cả
355.874 367.485 1.111.636 100,8 101,1
phụ tùng)
Xăng, dầu các loại 345.874 330.178 1.016.341 95,6 100,1
Nhiên liệu khác (Trừ xăng, dầu) 51.435 54.693 157.115 115,4 109,0
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm 148.128 151.759 465.701 106,2 108,1
Hàng hóa khác 73.299 75.479 239.978 100,2 101,7
Sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe
máy và xe có động cơ
138.000 146.240 424.454 136,2 132,9
39

10. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành và dịch vụ khác tháng
03 và quý I năm 2023

Triệu đồng
Thực hiện Ước tính Ước tính Tháng 3 Quý I năm
tháng 2 tháng 3 quý I năm báo báo cáo so
năm báo năm báo năm báo cáo so với với cùng
cáo cáo cáo cùng kỳ kỳ năm
năm trước trước (%)
(%)
TỔNG SỐ 1.194.829 1.227.871 3.571.353 109,3 107,8
Dịch vụ lưu trú, ăn uống 757.633 783.770 2.242.040 112,2 109,4
Dịch vụ lưu trú 56.371 63.947 169.971 121,4 137,2
Dịch vụ ăn uống 701.262 719.823 2.072.070 111,5 107,6
Du lịch lữ hành 6.036 7.136 18.719 276,2 416,1
Dịch vụ khác 431.159 436.965 1.310.593 103,5 104,1
40

11. Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số Đô la Mỹ tháng 3 năm 2023
%
Tháng 3 năm báo cáo so với: Bình quân
quý I năm
Kỳ gốc Tháng 3 Tháng Tháng 2 báo cáo so
2019 năm 12 năm năm báo với cùng
trước trước cáo kỳ năm
trước
CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG 114,05 104,71 101,37 99,95 105,12
Hàng ăn và dịch vụ ăn uống 117,21 105,18 100,93 99,55 105,21
Trong đó:
Lương thực 121,76 103,27 103,15 100,59 102,89
Thực phẩm 115,26 105,53 100,45 98,80 106,07
Ăn uống ngoài gia đình 119,55 105,09 101,17 100,62 104,35
Đồ uống và thuốc lá 111,37 104,00 101,41 100,11 103,92
May mặc, giày dép và mũ nón 105,25 102,39 101,52 99,76 102,39
Nhà ở và vật liệu xây dựng 137,75 118,55 103,59 100,97 118,05
Thiết bị và đồ dùng gia đình 102,36 101,54 100,06 100,14 101,52
Thuốc và dịch vụ y tế 102,68 101,08 100,00 100,00 101,08
Trong đó: Dịch vụ y tế 102,32 100,14 100,00 100,00 100,14
Giao thông 110,24 93,48 102,96 99,76 97,06
Bưu chính viễn thông 97,61 100,00 100,00 100,00 100,00
Giáo dục 108,39 105,61 100,00 100,00 105,61
Trong đó: Dịch vụ giáo dục 106,49 105,32 100,00 100,00 105,32
Văn hoá, giải trí và du lịch 99,86 105,68 100,51 100,07 105,99
Hàng hóa và dịch vụ khác 105,24 101,17 100,27 100,00 101,63
CHỈ SỐ GIÁ VÀNG 139,97 97,62 101,02 99,18 100,81
CHỈ SỐ GIÁ ĐÔ LA MỸ 102,43 103,76 98,61 100,55 103,67
41

12. Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải

Triệu đồng
Ước tính Ước tính Tháng 3 Tháng 3 Quý I
tháng 3 quý I năm báo năm báo năm báo
năm báo năm báo cáo so với cáo so với cáo so với
cáo cáo tháng trước cùng kỳ cùng kỳ
(%) năm trước năm trước
(%) (%)

TỔNG SỐ 407.322 1.217.335 100,3 112,5 119,3


Vận tải hành khách 66.450 201.112 100,9 189,2 227,9
Đường sắt
Đường biển 75 192 132,4 9,2 15,5
Đường thủy nội địa 1.502 3.476 126,5 107,5 117,8
Đường bộ 64.873 197.443 100,4 197,1 234,9
Hàng không
Vận tải hàng hóa 267.866 795.180 99,9 102,3 104,1
Đường sắt
Đường biển 19.991 55.402 116,6 135,3 119,2
Đường thủy nội địa 4.479 10.715 127,8 502,3 394,5
Đường bộ 243.396 729.063 98,4 98,9 102,0
Hàng không
Dịch vụ hỗ trợ vận tải 73.006 221.044 101,2 112,2 131,2
42

13. Vận tải hành khách và hàng hoá

Ước tính Ước tính Tháng 3 Tháng 3 Quý I năm


tháng 3 quý I năm báo năm báo báo cáo so
năm báo năm báo cáo so cáo so với cùng
cáo cáo với tháng với cùng kỳ năm
trước kỳ năm trước (%)
(%) trước
(%)

A. HÀNH KHÁCH
I. Vận chuyển (Nghìn HK) 1.066 3.122 103,6 173,8 201,8
Đường sắt
Đường biển 0,3 1,1 77,0 4,5 10,8
Đường thủy nội địa 148 323 129,0 127,2 128,0
Đường bộ 917 2.797 100,4 187,1 217,8
Hàng không
II. Luân chuyển
70.249 212.695 100,5 179,0 208,5
(Nghìn lượt HK.km)
Đường sắt
Đường biển 4,4 17,4 70,2 4,8 12,4
Đường thủy nội địa 326 755 126,5 105,4 114,9
Đường bộ 69.918 211.923 100,4 180,0 209,4
Hàng không
B. HÀNG HÓA
I. Vận chuyển (Nghìn tấn) 1.272 3.618 96,4 113,7 108,6
Đường sắt
Đường biển 50 109 116,6 697,2 488,0
Đường thủy nội địa 120 262 107,0 1.313,8 1.067,2
Đường bộ 1.101 3.248 94,6 99,9 98,9
Hàng không
II. Luân chuyển (Nghìn tấn.km) 137.005 387.609 102,3 116,3 111,6
Đường sắt
Đường biển 27.921 63.300 116,6 395,8 290,2
Đường thủy nội địa 336 842 127,9 426,9 350,4
Đường bộ 108.748 323.466 99,2 98,2 99,4
Hàng không
43

14. Trật tự, an toàn xã hội

Sơ bộ Cộng dồn Kỳ báo Kỳ báo Cộng


kỳ báo từ đầu cáo so cáo so với dồn từ
cáo năm đến với kỳ cùng kỳ đầu năm
cuối kỳ trước năm trước đến cuối
báo cáo (%) (%) kỳ báo
cáo so
với cùng
kỳ năm
trước (%)

Tai nạn giao thông


Số vụ tai nạn giao thông (Vụ) 16 57 76,2 177,8 167,6
Đường bộ 16 57 76,2 200,0 172,7
Đường sắt 0 0
Đường thủy 0 0
Số người chết (Người) 14 58 50,0 60,9 161,1
Đường bộ 14 58 50,0 233,3 305,3
Đường sắt 0 0
Đường thủy 0 0
Số người bị thương (Người) 19 43 118,8 475,0 187,0
Đường bộ 19 43 118,8 475,0 187,0
Đường sắt 0 0
Đường thủy 0 0
Cháy, nổ
Số vụ cháy, nổ (Vụ) 5 11 166,7 250,0 275,0
Số người chết (Người) 2 2
Số người bị thương (Người) 0 0
Tổng giá trị tài sản thiệt hại
6.450 10.605 161,3 222,4 205,1
ước tính (Triệu đồng)

You might also like