You are on page 1of 28

Ký bởi: Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum

Cơ quan: Tỉnh Kon Tum


Thời gian ký: 01-03-2020 15:44:54

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỈNH KON TUM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO
Rà soát, đánh giá kết quả thực hiện
quy hoạch tỉnh Kon Tum đến năm 2020
(Kèm theo Tờ trình số17/TTr-UBND 01 /3/2020 của UBND tỉnh Kon Tum)

Căn cứ Điều 15 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019


của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch. Thực
hiện Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 20 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon
Tum đến năm 2020, UBND tỉnh Kon Tum báo cáo kết quả rà soát, đánh giá tình
hình thực hiện các quy hoạch thời kỳ trước của tỉnh Kon Tum với một số nội
dung chính như sau:
A. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI QUY HOẠCH TỔNG THỂ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, CÁC QUY HOẠCH NGÀNH, LĨNH
VỰC GIAI ĐOẠN 2011-2020 CỦA TỈNH
I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY HOẠCH
Thực hiện Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 20 tháng 4 năm 2011 của Thủ
tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Kon Tum đến năm 2020; Ủy ban nhân dân tỉnh đã tổ chức công bố công
khai quy hoạch đến các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh,
đồng thời chỉ đạo in ấn Bản quy hoạch dưới dạng sách để phát hành rộng rãi làm
cơ sở triển khai thực hiện. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội chung của tỉnh, các sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh đã lập, trình cấp
có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt các quy hoạch kinh tế - xã hội cấp huyện;
các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu trên địa
bàn tỉnh nhằm triển khai các mục tiêu, chỉ tiêu đã được đề ra trong quy hoạch
chung của tỉnh(1).
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH
Qua gần 9 năm triển khai thực hiện quy hoạch, đến nay, tình hình kinh tế -
xã hội của tỉnh đã đạt những thành tựu quan trọng theo mục tiêu, định hướng
quy hoạch đề ra, cụ thể như sau:

(1)Như: Các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thành phố. Các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực như: Quy
hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Kon Tum đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035; Quy hoạch tổng thể nông
nghiệp, nông thôn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2025; Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo
tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2025; Quy hoạch phát triển sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe
nhân dân tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020, định hướng 2025; Quy hoạch điện lực tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020,
định hướng đến năm 2025; Quy hoạch phát triển Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến
năm 2025; Quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Quy
hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến năm 2025;…; Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Kon Tum
giai đoạn 2011-2020 và kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 5 năm (2011-2015), (2016-2020); Các quy hoạch xây dựng, quy hoạch
đô thị; quy hoạch xay dựng nông mới;…
1
1. Về kinh tế
1.1. Tăng trưởng kinh tế
- Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2018 đạt 13.433 tỷ đồng (giá so
sánh năm 2010), gấp 1,91 lần so với năm 2010(2) và gấp 1,29 lần so với năm
2015. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011-2018 của tỉnh đạt
8,36%/năm (trong đó giai đoạn 2016-2018 đạt 9,1%/năm), cụ thể: Khu vực
Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản tăng 5,49%, Công nghiệp và Xây dựng tăng
12,77%, Dịch vụ tăng 7,95%, Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 7,61%.
Do có sự khác nhau về phương pháp tính toán tổng sản phẩm trên địa bàn nên
không thể so sánh tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011-2018 với mục tiêu quy
hoạch đã đề ra(3).
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng nông,
lâm, thủy sản(4), cụ thể: Tỷ trọng ngành Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản giảm từ
29,33% năm 2010 xuống còn 23,8% năm 2018; tỷ trọng ngành Công nghiệp và
Xây dựng tăng từ 18,80% năm 2010 lên 27% năm 2018. Tuy nhiên, tiến độ
chuyển dịch cơ cấu còn chậm và chưa đạt được mục tiêu quy hoạch đến năm
2020.
- Thu nhập bình quân đầu người tăng lên đáng kể, từ 15,9 triệu đồng vào
năm 2010 lên 29,8 triệu đồng vào năm 2015, đạt 39,94 triệu đồng vào năm 2018
và dự kiến đạt 45,7 triệu đồng vào năm 2020, chưa đạt mục tiêu quy hoạch. Tỷ
lệ huy động vào ngân sách nhà nước trên GRDP còn thấp, năm 2017 đạt 14%,
giảm 5% so với năm 2010 và bằng so với năm 2015, dự kiến đến năm 2020
khoảng 11,3%, chưa đạt được mục tiêu quy hoạch đề ra.
1.2. Phát triển ngành nông lâm thủy sản
Ngành nông nghiệp và lâm nghiệp tỉnh phát triển theo đúng định hướng,
ngoài việc phát triển để cung cấp nguyên liệu cho chế biến thực phẩm ở các khu
vực đô thị, công nghiệp, du lịch; còn có ý nghĩa trong vấn đề đảm bảo an sinh xã
hội, bảo vệ môi trường. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn bước đầu chuyển
dịch theo chiều sâu, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao phù hợp
với lợi thế của tỉnh và xu hướng chung của thị trường. Tổng sản phẩm ngành
nông, lâm, thủy sản năm 2018 (giá so sánh 2010) đạt 3.205 tỷ đồng, gấp 1,2 lần
so với năm 2015 và gấp 1,6 lần so với năm 2010; bình quân giai đoạn 2011-
2018 tăng 5,49%/năm, trong đó: Giai đoạn 2011-2015 đạt 6,01%/năm và giai
đoạn 2016-2018 đạt 5,71%/năm.

Lấy theo số liệu ước tính năm 2018


(2)
(3)Trong Quy hoạch được phê duyệt, thì tổng sản phẩm xã hội (GDP) và tốc độ tăng trưởng kinh tế tính theo giá so sánh (năm
1994) theo phương pháp cũ (giá sản xuất); còn hiện nay thì các chỉ tiêu trên tính theo giá so sánh (năm 2010) theo phương
pháp mới (giá cơ bản). Nếu tính theo giá so sánh năm 1994, theo phương pháp cũ (giá sản xuất) thì tốc độ tăng trưởng bình
quân giai đoạn 2011-2015 đạt 13,94%/năm (chưa đạt được mục tiêu tăng trưởng bình quân so với quy hoạch đề ra
(15%/năm)), trong đó: ngành nông, lâm, thủy sản tăng 7,0%/năm; ngành công nghiệp, xây dựng tăng 16,7%/năm và ngành
dịch vụ tăng 17,3% năm. Nếu tính theo giá so sánh năm 2010, theo phương pháp mới (giá cơ bản) thì tốc độ tăng trưởng giai
đoạn 2011-2015 của tỉnh đạt 8,25%/năm, cụ thể: khu vực Nông - Lâm - Thủy sản tăng 6,01%, Công nghiệp - Xây dựng tăng
13,22%, Dịch vụ tăng 7,03%, Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 10,23%.
4 Tính theo giá so sánh 2010

2
Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản (giá so sánh năm 2010) không
ngừng tăng qua các năm, bình quân giai đoạn 2011-2017 đạt 5,72%/năm.
1.3. Công nghiệp
Tổng sản phẩm lĩnh vực công nghiệp và xây dựng năm 2018 (giá so sánh
2010) đạt 3.625 tỷ đồng, gấp 2,7 lần so với năm 2010 và gấp 1,5 lần so với năm
2015; tốc độ tăng trưởng bình quân của lĩnh vực giai đoạn 2011-2018 đạt
12,77%/năm, trong đó: giai đoạn 2011-2015 đạt 13,22%/năm và giai đoạn 2016-
2018 đạt 13,71%/năm; tỷ trọng lĩnh vực tăng từ 18,8% năm 2010 lên 23,24%
năm 2015 và 27,0% năm 2018. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010)
không ngừng tăng qua các năm, đến năm 2018 đạt 5.820 tỷ đồng, gấp 1,4 lần so
với năm 2015 và 3,1 lần so với năm 2010; bình quân giai đoạn 2011-2018 đạt
15,25%/năm(5). Công nghiệp chế biến các sản phẩm chủ lực, có thế mạnh trên
địa bàn tỉnh đạt được những kết quả quan trọng.
1.4. Thương mại - Dịch vụ
- Tổng sản phẩm ngành thương mại - dịch vụ năm 2017 (giá so sánh 2010)
đạt 5.160 tỷ đồng, gấp 1,63 lần so với năm 2010 và gấp 1,16 lần so với năm 2015.
Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành giai đoạn 2011-2018 đạt 7,64%/năm,
trong đó, bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 7,03%/năm và giai đoạn 2016-2018
đạt 6,96%/năm. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2018 trên địa bàn tỉnh đạt
211,85 triệu USD, tăng 2,47 lần so với năm 2010 và tăng 108,31 triệu USD so với
năm 2015; trong đó xuất khẩu đạt 208 triệu USD, nhập khẩu đạt 3,85 triệu USD.
Tuy nhiên, so với mục tiêu quy hoạch thì kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn
tỉnh vẫn còn khá thấp, trong đó kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện đến 2020 chỉ
đạt khoảng 50%.
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ năm 2018 đạt 17.000 tỷ
đồng, gấp 1,5 lần so với năm 2015 và gấp 5,7 lần so với năm 2010; bình quân
giai đoạn 2011-2018 tăng 23,16%/năm. Mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh vẫn còn
thưa thớt với 27 chợ (gồm 14 chợ phường, thị trấn và 13 chợ xã); 02 siêu thị
kinh doanh tổng hợp đang hoạt động tại thành phố Kon Tum.
- Nhiều khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư, hình thành và
khai thác có hiệu quả; tiêu biểu là vùng du lịch sinh thái tại Măng Đen, huyện
Kon Plông đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch. Cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ du lịch ngày càng được quan tâm đầu tư, cơ bản đáp ứng được nhu
cầu hiện tại của du lịch tỉnh nhà. Tính đến cuối năm 2017, tỉnh có 10 đơn vị kinh
doanh lữ hành quốc tế và nội địa; có 127 cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn
khách sạn 1 sao đến hạng khách sạn 4 sao. Tổng khách du lịch đến tỉnh Kon Tum
năm 2018 đạt 448.304 lượt, tăng 210.154 lượt so với năm 2015; trong đó khách
quốc tế đạt 181.672 lượt, cơ bản đạt chỉ tiêu quy hoạch về số lượng khách du lịch
đến tỉnh vào năm 2020; doanh thu chuyên ngành đạt 253,66 tỷ đồng. Ngoài ra,

Trong đó: Công nghiệp khai khoáng năm 2017 đạt 364 tỷ đồng, gấp 9 lần so với năm 2010; bình quân giai đoạn 2011-2017
(5)

đạt 26,36%/năm; Công nghiệp chế biến, chế tạo năm 2017 đạt 3.820 tỷ đồng, gấp 3 lần so với năm 2010, bình quân giai đoạn
2011-2017 đạt 19,1%/năm; Công nghiệp sản xuất và phân phối khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí năm
2017 đạt 1.110 tỷ đồng, gấp 4 lần so với 2010; bình quân giai đoạn 2011-2017 đạt 27%/năm.
3
các dịch vụ khác như vận tải, bảo hiểm tài chính, ngân hàng,.. cũng được mở
rộng, phát triển, góp phần thúc đẩy ngành dịch vụ của tỉnh phát triển.
1.5. Thu hút đầu tư:
Công tác thu hút đầu tư được chú trọng và đạt nhiều kết quả. Ủy ban nhân
dân tỉnh đã thành lập Tổ hỗ trợ thủ tục đầu tư tỉnh; thiết lập và đưa vào vận hành
Hệ thống “Tiếp nhận, phản hồi kiến nghị của doanh nghiệp” trên Cổng thông tin
điện tử của tỉnh; triển khai thực hiện Mô hình Quán cà phê “khơi nguồn khởi
nghiệp”... Qua đó, đã kịp thời giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc
cho nhà đầu tư, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án trên địa bàn. Môi
trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh của tỉnh từng bước cải thiện, thu hút đầu
tư đạt kết quả tốt trên nhiều lĩnh vực. Tính đến hết năm 2017, có 239 dự án thu
hút đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đầu tư 44.843 tỷ đồng, gồm: 138
dự án Công nghiệp - Xây dựng với tổng vốn 28.542 tỷ đồng, 85 dự án Nông,
Lâm nghiệp với tổng vốn 14.510 tỷ đồng và 16 dự án Thương mại - dịch vụ với
tổng vốn 1.791 tỷ đồng. Đến nay, có 140 dự án đã đầu tư hoàn thành và đưa vào
khai thác sử dụng với tổng vốn đầu tư 14.112 tỷ đồng, 30 dự án đầu tư đang
triển khai xây dựng với tổng vốn gần 24.372 tỷ đồng. Đồng thời Ủy ban nhân
dân tỉnh đã rà soát và ban hành danh mục dự án thu hút đầu tư vào địa bàn
tỉnh(6). Công tác hỗ trợ đăng ký thành lập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng
được thực hiện tốt; tính đến ngày 31/12/2017, tổng số doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh là 2.624 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký là 26.967 tỷ đồng.
Bảng 1: Tổng hợp một số chỉ tiêu kinh tế thực hiện Quy hoạch tổng thể
phát triển KT-XH tỉnh Kon Tum đến 2020 theo Quyết định số 581/QĐ-TTg
Bình
Thực Thực
Mục tiêu Bình quân
Đơn vị hiện hiện
TT Chỉ tiêu đến năm quân GĐ GĐ
tính năm năm
2020 2011-2015 2011-
2017 2018
2018
Tốc độ tăng trưởng 14,7 8,36 9,01 9,28 8,38
- CN-XD 18,7 13,22 13,69 13,73 12,77
1 %/năm
- Dịch vụ 7,03 7,24 8,91 7,95
- Nông, Lâm, Thủy sản 8,4 6,01 5,64 5,78 5,49
Cơ cấu kinh tế
- CN-XD 38,5 24,83 27,0
2 %
- Dịch vụ 36,4 47,90 41,8
- Nông, Lâm, Thủy sản 25,1 27,27 23,8
Triệu
3 GRDP/người 53,2 34,8 39,94
đồng
Triệu
4 Kim ngạch Xuất khẩu 300-320 135 211,8
USD

(6)Tại Quyết định số 252/QĐ-UBND ngày 09/3/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh, với 108 dự án. Trong đó: Danh mục dự án
trọng điểm ưu tiên thu hút đầu tư vào tỉnh Kon Tum, gồm 45 dự án (lĩnh vực nông, lâm nghiệp 17 dự án; lĩnh vực Công
nghiẹp: 8 dự án; lĩnh vực Văn phòng - Thương mại - Dịch vụ - Du lịch: 17 dự án; lĩnh vực đầu tư phát triẻn đô thị: 9 dự án).
Danh mục dự án thu hút đầu tư vào tỉnh Kon Tum, gồm 63 dự án (lĩnh vực nông, lâm nghiệp 16 dự án; lĩnh vực Công nghiẹp:
18 dự án; lĩnh vực Văn phòng - Thương mại - Dịch vụ - Du lịch: 17 dự án; lĩnh vực đầu tư phát triẻn đô thị: 12 dự án).
4
5 Thu NSNN/GRDP % 14 - 15 14 13,2
Bảng 2: Tổng hợp một số chỉ tiêu văn hóa – xã hội thực hiện Quy hoạch
tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Kon Tum đến 2020
Đơn vị Mục tiêu Thực hiện
Thực hiện Thực hiện
Chỉ tiêu tính đến năm giai đoạn
TT năm 2017 năm 2018
2020 2011-2015
1.000 600 520 535
1 Dân số
người
Lao động được giải quyết 1.000 lao
3,5 – 4
việc làm/năm động 5,3
2
Tỷ lệ lao động qua đào
% 55%-60% 45,4% 48,3% 49%
tạo
3 Tỷ lệ Hộ nghèo giảm %/năm 4,62 4,08
Tỷ lệ y tế xã đạt chuẩn
4 % 100% 100% 100% 100%
quốc gia về y tế
5 Bác sĩ/vạn dân Bác sĩ 10-11 9,7 10 10,8
Tỷ lệ trường đạt chuẩn
quốc gia
- Mầm non 25% 29,2% 28,6%
6
- Tiểu học % 50% 51% 51,4%
- THCS 24% 30,6%
- THPT 33% 33,3%
Tỷ lệ hộ dân sử dụng
7 nước sinh hoạt hợp vệ 100% 86% 87%
sinh
8 Tỷ lệ che phủ rừng (%) >70% 62,84% 62,3%

2. Về các lĩnh vực xã hội


2.1. Dân số, dân tộc, tôn giáo
- Dân số trung bình của tỉnh Kon Tum đến năm 2015 khoảng 496 ngàn
người, năm 2018 khoảng hơn 535 ngàn người, tăng 39 ngàn người so với năm
2015 (trong đó nữ chiếm 47,2%) và dự kiến đến năm 2020 khoảng 580 ngàn
người, chưa đạt được mục tiêu dân số đến năm 2020 (600 ngàn người)(7).
- Là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, tỷ lệ người dân tộc thiểu số
cao, chiếm khoảng 53,2% dân số(8) với 07 dân tộc thiểu số tại chỗ (Xơ Đăng, Ba
Na, Gia Rai, Giẻ-Triêng, Brâu, Rơ Măm, Hrê) nhưng việc chăm lo các chính
sách cho người dân, nhất là đối với người dân tộc thiểu số được tỉnh hết sức
quan tâm. Đã tập trung nâng cao dân trí và đời sống kinh tế, đời sống văn hóa
tinh thần của đồng bào, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các
dân tộc thiểu số. Bên cạnh việc tăng cường đầu tư phát triển sản xuất, phục vụ

(7): Tuy nhiên, đạt so với mục tiêu Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đề ra.
(8) Số liệu năm 2016.
5
đời sống dân sinh, công tác văn hóa thông tin cho người dân tộc thiếu số cũng
được chú trọng.
- Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 05 tôn giáo chính (Công giáo, Phật giáo,
Cao Đài, Tin lành và Phật giáo Hòa Hảo) với tổng tín đồ khoảng 211.028
người, trong đó công giáo chiếm đa số(9); có 195 chức sắc tôn giáo và 188 nhà tu
hành là nữ tu của đạo Công giáo; 130 cơ sở tôn giáo hợp pháp khác. Các hoạt
động tôn giáo về cơ bản diễn ra bình thường, ổn định; chấp hành tốt các quy
định của pháp luật và quy định của địa phương. Tuy nhiên, tình trạng hoạt động
tôn giáo trái pháp luật vẫn còn diễn ra tại một số nơi gây khó khăn trong công
tác quản lý nhà nước về tôn giáo.
2.2. Lao động và giải quyết việc làm
- Đến nay, số lao động làm việc trong nền kinh tế của tỉnh khoảng 309,3
ngàn người, tăng 18,56 ngàn người so với năm 2015, chiếm 98,8% số người
trong độ tuổi lao động và dự kiến đến năm 2020 là 331 ngàn người, đạt mục tiêu
của quy hoạch đến năm 2020. Cơ cấu lao động trong các ngành có sự chuyển
dịch tích cực theo hướng giảm dần tỷ lệ người lao động tham gia trong ngành
nông, lâm nghiệp và thủy sản và tăng dần trong ngành công nghiệp, dịch vụ (10).
Tuy nhiên, việc chuyển dịch vẫn còn chậm, chưa đạt được mục tiêu quy hoạch.
Công tác nâng cao chất lượng lao động trên địa bàn tỉnh được chú trọng. Trong
đó, đã tăng cường đào tạo lại và đào tạo mới đội ngũ lao động khoa học kỹ
thuật, có trình độ đại học và trên đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp,
đặc biệt là công nhân kỹ thuật và nông dân. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng
nhanh, từ 26,1% năm 2010 lên 45,4% năm 2015 và đạt 49% vào năm 2018.
- Công tác đào tạo nghề được chú trọng. Đến nay toàn tỉnh có 12 cơ sở giáo
dục nghề nghiệp phân bố tại tất cả các huyện, thành phố, gồm: 01 trường Cao
đẳng, 07 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, 01 trung
tâm giáo dục nghề nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, 01 Trung tâm dạy nghề,
02 Trung tâm đào tạo lái xe(11); trong đó, Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
được sáp nhập trên cơ sở các trường cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh(12). Từ
năm 2011 đến nay đã tiến hành đào tạo được 16.857 lao động, nâng tổng số lao
động được đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đạt 30,3%. Công tác giải quyết việc
làm được quan tâm thực hiện với nhiều hình thức đa dạng, thiết thực như thành
lập quỹ cho vay giải quyết việc làm, tư vấn, giới thiệu việc làm thông qua Trung
tâm dịch vụ việc làm, xuất khẩu lao động,... Giai đoạn 2011-2017 đã giới thiệu,
cung ứng 10.960 lao động đi làm việc tại các doanh nghiệp, đơn vị trong và

(9) Gồm: 164.803 tín đồ Công giáo; 28.167 tín đồ Phật giáo; 17.562 tín đồ Đạo Tin lành; 459 tín đồ Cao đài và 37 tín đồ Phật
giáo Hòa Hảo.
(10) Theo số liệu điều tra về cung, cầu lao động, năm 2011, tỷ lệ lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản là 78%;

công nghiệp - xây dựng là 4,5%; thương mại - dịch vụ 17,5%. Đến nay, tỷ lệ lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp, thủy
sản là 75% (giảm 3%); công nghiệp - xây dựng là 5% (tăng 0,5%); thương mại - dịch vụ 20% (tăng 2,5%).
(11) Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên các huyện (Đăk glei,

Ngọc Hồi, Đăk Tô, Tu Mơ Rông, Đăk Hà, Sa Thầy, Kon Rẫy), Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – Nông nghiệp công nghệ
cao, Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – lái xe Koruko và Trung tâm Giáo dục nghề
nghiệp – kỹ thuật vận tải.
(12) Trung cấp nghề Kon Tum, Trung cấp Y tế Kon Tum, Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kon Tum, Cao đẳng Sư phạm Kon Tum.

6
ngoài tỉnh(13). Nhìn chung, công tác đạo tào nghề đã giúp người lao động nâng
cao trình độ, tay nghề, qua đó có được nhiều cơ hội việc làm hơn; đồng thời
thông qua các hoạt động cho vay, tư vấn việc làm đã tạo được việc làm và thu
nhập ổn định hơn cho người lao đông, góp phần giảm nghèo bền vững cho
người dân.
2.3. Giáo dục – đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Đầu tư cho giáo dục là nội dung quan trọng mang tính chiến lược của
tỉnh. Đến nay, chất lượng giáo dục của tỉnh được nâng lên, hệ thống trường lớp
học tiếp tục được đầu tư mở rộng, nâng cấp, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập.
Chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số được cải thiện. Các hoạt động chuyên
môn được tăng cường, đáp ứng yêu cầu về giáo dục; công tác xã hội hóa giáo
dục và đào tạo được quan tâm. Cụ thể:
a) Giáo dục mầm non: Đến nay (năm học 2017-2018), tỷ lệ trẻ đi học mẫu
giáo đạt 89%, trong đó tỷ lệ trẻ mẫu giáo 5 tuổi đạt 99,9%; có 62,5% học sinh
nhà trẻ, mẫu giáo học bán trú, cơ bản đạt được các mục tiêu quy hoạch đề ra.
Tuy nhiên, tỷ lệ huy động trẻ dưới 3 tuổi đi nhà trẻ còn thấp. Đội ngũ giáo viên
mầm non ngày càng được chuẩn hóa với 99,6% giáo viên đạt chuẩn, trong đó có
73,4% đạt trên chuẩn. Hệ thống trường lớp học được nâng cấp; đến nay, 100%
xã, phường, thị trấn có trường mầm non, trong đó có 29,2% trường mầm non đạt
chuẩn quốc gia, vượt chỉ tiêu quy hoạch đề ra.
b) Giáo dục phổ thông:
- Bậc Tiểu học: Tỷ lệ huy động trẻ em 6 - 10 tuổi học các lớp tiểu học và tỷ
lệ trẻ 6 tuổi huy động vào học lớp 1 đến nay đạt 99,9%, tăng 0,2% so với năm
2015, vượt mục tiêu quy hoạch đến năm 2020; số trẻ 11 tuổi được công nhận hết
bậc tiểu học đạt tỷ lệ 99%, tăng 0,1% so với năm 2015, đạt các mục tiêu quy
hoạch. Tuy nhiên, tỷ lệ học sinh tiểu học học tin học và ngoại ngữ vẫn còn thấp
với 18,8% (quy hoạch đến năm 2020 là 70%). Chất lượng giáo viên và cán bộ
quản lý cũng được nâng lên, đảm bảo với mục tiêu của quy hoạch. Cơ sở vật
chất và trang thiết bị ngày càng được cải thiện, cơ bản đạt chỉ tiêu đề ra; đến nay
đã có 51% trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia.
- Cấp trung học cơ sở (THCS): Số học sinh được công nhận hết bậc tiểu học
hằng năm vào học các lớp THCS đạt tỷ lệ 99,6%, tăng 0,2% so với năm 2015,
vượt mục tiêu quy hoạch đến năm 2020; trong đó đối với các xã khó khăn là
99,3%. Giáo viên cấp THCS cơ bản đủ về số lượng và đồng bộ về cơ cấu. Cơ sở
vật chất và trang thiết bị ở cấp học THCS đáp ứng được nhu cầu người học; tuy
nhiên vẫn còn thiếu phòng học bộ môn, phòng học 2 buổi/ngày; tỷ lệ thư viện đạt
chuẩn không đạt chỉ tiêu đề ra. Đến năm học 2017-2018 chỉ còn 01 xã (xã Ia
Dom, huyện Ia H’Drai) chưa có trường THCS. Việc tách các trường có nhiều cấp
học thành các trường độc lập không còn phù hợp với tình hình hiện nay(14). Dự

(13) Trong đó thông qua Trung tâm Dịch vụ việc làm là 3.448 lao động, thông qua chương trình cho vay giải quyết việc làm
là: 6.889 lao động, thông qua xuất khẩu lao động là 716 lao động.
(14) Nghị quyết số 19-NQ/TW NGÀY 25/10/2017 của BCH TW khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thông tổ chức và quản lý,

nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập
7
kiến đến năm học trong thời gian đến sẽ thành lập các trường liên cấp (trong đó
có cấp THCS) để đáp ứng nhu cầu học tập cấp THCS trên địa bàn toàn tỉnh.
- Cấp trung học phổ thông: Tỉ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS được phân
luồng học lớp 10 THPT chiếm trên 66,7%; tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào
lớp 10 các trung tâm giáo dục thường xuyên, đi học nghề kết hợp với học văn
hóa còn thấp chưa đạt mục tiêu đề ra. Giáo viên cấp THPT cơ bản đủ về số
lượng và đồng bộ về cơ cấu. Số học sinh bỏ học, lưu ban cấp THPT chiếm tỷ lệ
khoảng 2%/năm.
c) Giáo dục thường xuyên: Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục
thường xuyên các huyện, trung tâm học tập cộng đồng được phát triển khá sâu
rộng tại các xã, phường, thị trấn cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.
Năm học 2017-2018 đã có 7/9 huyện có trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo
dục thường xuyên và 101/102 xã, phường, thị trấn có trung tâm học tập cộng
đồng.
d) Giáo dục chuyên nghiệp và đào tạo nghề: Thưc̣ hiê ̣n Nghi ̣ đinh ̣
143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ, đến nay tỉnh đã hoàn thành
việc sáp nhập các trưởng cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh để thành lập
Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum. Công tác đào tạo đại học tập trung chủ
yếu tại Phân hiệu Đại học Đà nẵng tại Kon Tum với cơ sở vật chất và trang thiết
bị không ngừng được đầu tư và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên
ngày càng được nâng cao(15).
đ) Về giáo dục dân tộc thiểu số và xã hội hóa giáo dục
- Chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số tiếp tục được cải thiện. Hệ
thống các trường lớp mầm non, tiểu học được mở rộng đến các thôn, làng cơ bản
đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Chất lượng giáo dục và đào tạo trong các
trường phổ thông dân tộc nội trú và phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) được
nâng cao; quy mô, số lượng học sinh dân tộc thiểu số hằng năm đều tăng. Đến
nay, toàn tỉnh đã có 54 trường PTDTBT được hình thành và đi vào hoạt động;
trong đó cấp tiểu học có 21 trường và cấp THCS có 33 trường với 13.502 học
sinh bán trú.
- Thực hiện xã hội hóa giáo dục và đào tạo, thu hút đầu tư xây dựng trường
tư thục, các công trình xã hội hóa, xây dựng hồ bơi, đầu tư cơ sở vật chất cho
trường học, các công trình giảng dạy và hoạt động giáo dục thể chất; đến nay có
20 trường mầm non tư thục và 03 trung tâm ngoại ngữ - tin học tư thục đang
hoạt động.
- Phát triển nguồn nhân lực: Trên cơ sở quy hoạch tổng thể, tỉnh đã phê
duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020. Công
tác phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được quan tâm thực hiện, trình
độ học vấn của lực lượng lao động từng bước được cải thiện. Đến nay, tỷ lệ lao

Năm học 2017-2018, sĩ số sinh viên đại học chính quy là 1.422 sinh viên; trong đó: đại học chính quy có 47 lớp với 1.411
(15)

sinh viên; đại học chính quy liên thông có 2 lớp với 11 sinh viên. Sĩ số sinh viên hệ vừa làm vừa học là 433 sinh viên. Bậc
Cao đẳng chính quy có 7 lớp với 61 sinh viên, 4 ngành học. Đội ngũ cán bộ quản lý giảng viên không ngừng phát triển với
tổng số 94 người, gồm 01 PGS-Tiến sỹ, 03 Tiến sỹ, 45 Thạc sỹ và 45 Đại học.
8
động tốt nghiệp tiểu học chiếm 34,62%, tỷ lệ lao động tốt nghiệp trung học cơ sở
và trung học phổ thông chiếm 52,73%; trình độ chuyên môn kỹ thuật cũng dần
được cải thiện với số lao động có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học chiếm
6,95% trong tổng số lực lượng lao động. Công tác rà soát, phát hiện, bồi dưỡng,
bố trí, sử dụng hợp lý, có hiệu quả đội ngũ cán bộ công chức trong hệ thống các
cơ quan của Đảng, Nhà nước được thực hiện thường xuyên, liên tục(16). Trên cơ
sở quy hoạch, đã tiến hành rà soát chất lượng đội ngũ cán bộ ở tất cả các cấp, các
ngành, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại đối với từng chức
danh; kiên quyết thực hiện tinh giản biên chế theo đúng quy định của Chính phủ.
Coi trọng việc lựa chọn, bố trí người có năng lực đảm nhận các chức vụ chủ chốt
ở các ngành, các cấp, chú ý quan tâm hơn nữa đối với cán bộ là người dân tộc
thiểu số; đồng thời, thực hiện tốt chính sách thu hút nguồn nhân lực(17).
2.4. Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân
- Mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được củng cố và kiện toàn; Trung tâm Y tế
các huyện, thành phố được tổ chức lại trên cơ sở sáp nhập Trung tâm An toàn vệ
sinh thực phẩm các huyện, thành phố; cơ sở vật chất, trang thiết bị trung tâm y tế
huyện, thành phố và trạm y tế từng bước đã được đầu tư (18). Mạng lưới y tế dự
phòng phát triển ở tất cả các tuyến từ tỉnh đến huyện, xã và đang tiếp tục được
củng cố, kiện toàn(19). Các bệnh truyền nhiễm gây dịch khác được giám sát và
kiểm soát chặt chẽ. Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng ngày càng
được triển khai đồng bộ, diện bao phủ ngày càng được phát triển và mở rộng (20).
- Nhân lực y tế tuyến cơ sở tăng về số lượng và nâng cao chất lượng. Đến
nay, tổng số nhân lực ngành Y tế hiện có là 2.685 người; trong đó, có khoảng 6
cán bộ y tế/trạm y tế; số cán bộ y tế có trình độ bác sỹ và dược sỹ đại học tăng
lên đáng kể, bình quân 10,0 bác sỹ/vạn dân, tăng 0,3 bác sỹ/vạn dân so với năm
2015, ước đến năm 2020 đạt 11 bác sỹ/vạn dân, đạt mục tiêu quy hoạch; gần
100% xã có bác sỹ và trên 90% xã có nữ hộ sinh trung cấp hoặc y sỹ sản nhi;
71% xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã; 100% thôn, làng có nhân viên y tế;

(16) Về đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị: các cơ quan chuyên môn đã phối hợp với Trường Chính trị hướng dẫn các địa
phương, đơn vị rà soát quy hoạch, lập kế hoạch, cử đi đào tạo chính trị theo tiêu chuẩn chức danh và vị trí việc làm; phối hợp
tổ chức các lớp đào tạo trình độ Trung cấp lý luận chính trị tại huyện, tạo điều kiện cho cán bộ xã, phường, thị trấn tham gia
học tập, nâng cao và chuẩn hóa về trình độ chính trị (04 lớp, trong đó có 110 học viên là cán bộ công, chức cấp xã). Đến nay,
số CBCCVC được đào tạo lý luận chính trị là 2.715/18.059, chiếm 15% tổng số CBCCVC toàn tỉnh; trong đó: trình độ cử
nhân: 45; Cao cấp: 602 và Trung cấp: 2.068.
Về đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ: giai đoạn 2014-2016, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nội vụ tổ chức đào tạo, bồi
dưỡng khoảng 7.237 lượt CBCCVC nhằm nâng cao trình độ theo vị trí việc làm; trong đó: đào tạo sau đại học: 135
CBCCVC, đào tạo chuyên môn đối với 402 CBCC cấp xã, đào tạo tiếng DTTS và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ hàng
năm đối với khoảng 6.700 lượt CBCCVC.
(17)Theo Quyết định số 44/2009/QĐ-UBND ngày 31/7/2009 của UBND tỉnh Kon Tum về việc ban hành chính sách hỗ trợ cán

bộ, công chức, viên chức của tỉnh đi học đại học, sau đại học và chính sách thu hút cán bộ, sinh viên tốt nghiệp về công tác
tại tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh đã thu hút và hỗ trợ đi học sau đại học đối với 482 trường hợp (trong đó: Thạc sĩ và tương đương
là 466 người; Tiến sĩ và tương đương: 16 người), bao gồm thu hút 37 trường hợp và hỗ trợ 445 trường hợp.
(18) Đến nay đã đầu tư mới, cải tạo, nâng cấp và mở rộng 06/10 trung tâm y tế huyện thành phố và 32 trạm y tế.
(19) Có 07 trung tâm tuyến tỉnh thực hiện công tác y tế dự phòng (đã hợp nhất thành Trung tâm Kiểm soát bệnh tật), tuyến

huyện có trung tâm y tế các huyện, thành phố và tuyến xã là trạm y tế xã, nhân viên y tế thôn làng.
(20) Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ hàng năm ở mức cao với 97% trở lên; đã loại trừ bệnh phong quy mô cấp

tỉnh vào năm 2015; tỷ suất mắc các bệnh truyền nhiễm gây dịch trên 1.000 dân giảm từ 95,2‰ năm 2010 xuống 72‰ năm
2016 và dự kiến năm 2017 tiếp tục giảm xuống 70‰; tỷ lệ mắc lao mới được phát hiện trên 100.000 dân giảm từ 74,6 năm
2010 xuống 72,5 năm 2016. Các hoạt động dự phòng, quản lý và điều trị HIV/AIDS được tăng cường; tỷ lệ nhiễm HIV trong
cộng đồng dân cư vẫn duy trì ở mức <0,1% dân số. Các hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại tuyến cơ sở đươ ̣c
chú tro ̣ng.
9
61,3% trường học (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông)
có nhân viên y tế. Tuổi thọ trung bình của người dân tăng từ 65,5 tuổi năm 2011
lên 66,2 vào năm 2015 và 66,6 vào năm 2017, tăng 1,1 tuổi cho cả giai đoạn và
tăng bình quân 0,16 tuổi/năm; so với bình quân chung cả nước và Tây Nguyên
thì tuổi thọ trung bình của tỉnh vẫn còn thấp(21).
- Mạng lưới khám chữa bệnh được triển khai ở 3 tuyến và bố trí theo địa
bàn dân cư(22). Cơ sở vật chất của các cơ sở khám chữa bệnh, nhất là các bệnh
viện đã được đầu tư và mở rộng, quy mô, năng lực cung ứng dịch vụ y tế của hệ
thống y tế được nâng lên. Đến nay, quy mô giường bệnh đạt 29 giường bệnh/vạn
dân (không tính giường trạm y tế, cao hơn mức bình quân chung cả nước) và
tăng nhiều so với năm 2010 (25,1 giường bệnh/vạn dân), tăng 0,7 giường
bệnh/vạn dân so với năm 2015. Trong đó: Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã được đầu
tư nâng cấp lên 500 giường và đang tiếp tục nâng cấp lên 750 giường vào năm
2020; Bệnh viện Phục hồi chức năng, Bệnh viện Đa khoa huyện Đăk Glei, Sa
Thầy được cải tạo, mở rộng; Bệnh viện Y Dược cổ truyền, Bệnh viện Đa khoa
các huyện Tu Mơ Rông, Kon Rẫy được đầu tư xây dựng mới. Công tác khám
chữa bệnh nói chung được triển khai đến tuyến xã, thuận lợi cho việc tiếp cận
với dịch vụ y tế của người dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, bình
quân hàng năm số lượt người đến khám chữa bệnh tại tuyến xã chiếm trên 40%
trong tổng số lượt khám chữa bệnh trên toàn tỉnh. Chất lượng khám chữa bệnh
từng bước được cải thiện; các dịch vụ kỹ thuật được triển khai và phát triển, các
kỹ thuâ ̣t cao trong khám chữa bệnh được đẩy mạnh đã đáp ứng được các yêu cầu
cơ bản của nhân dân.
2.5. Văn hóa, thể thao
- Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa“ được
triển khai sâu rộng, từng bước phát triển, với nhiều nội dung, hoạt động thiết
thực, gắn với xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi trường, xây dựng thôn làng
no đủ, vững mạnh... Đây là một trong những tiêu chí để đánh giá và xếp loại gia
đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, cơ quan đơn vị văn hóa. Đến nay, toàn tỉnh
có 92.894 hộ gia đình đạt gia đình văn hóa, chiếm gần 73% (trong đó có 37.207
hộ gia đình được công nhận 3 năm liên tục trở lên); có 542/859 khu dân cư đạt
tiêu chuẩn khu dân cư văn hóa; 554/947 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt
chuẩn văn hóa.
- Công tác khôi phục, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của các dân
tộc tại chỗ tiếp tục được chú trọng. Triển khai thực hiện các dự án: Điều tra di
sản văn hóa phi vật thể theo tộc người; sưu tầm, bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hóa phi vật thể của các dân tộc; sưu tầm và khôi phục lại các lễ hội truyền

(21) Đến năm 2016, tuổi thọ bình quân chung của cả nước đã là 73,4 tuổi và khu vực Tây Nguyên là 70,1 tuổi.
(22)Có 4 bệnh viện tuyến tỉnh (Bệnh viện Đa khoa tỉnh hạng , Bệnh viện Y Dược cổ truyền, Bệnh viện Phục hồi chức năng và
Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi); 08/10 bệnh viện huyện, mỗi huyện có một bệnh viện huyện, trừ thành phố Kon Tum và
huyện Ngọc Hồi do có các bệnh viện tuyến tỉnh đóng chân trên địa bàn nên không bố trí bệnh viện tuyến huyện; mỗi xã phường,
thị trấn có 01 trạm y tế làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, trong đó có khám và chữa các bệnh thông thường. Ngoài ra,
trên toàn tỉnh có 7 phòng khám đa khoa khu vực trực thuộc Trung tâm Y tế các huyện, thành phố đặt ở các địa bàn cụm xã xa các
bệnh viện tuyến huyện và tuyến tỉnh thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn các cụm xã.
10
thống của dân tộc thiểu số ở địa phương(23). Một số loại hình trò chơi dân gian,
văn học dân gian, âm nhạc (nhạc cụ gõ, nhạc cụ hơi, nghệ thuật cồng chiêng(24)),
nghề dệt truyền thống, thủ công đan lát, đẽo thuyền độc mộc... đã và đang được
bảo tồn, phát huy giá trị. Hệ thống thiết chế văn hóa toàn tỉnh được quan tâm
đầu tư xây dựng, sửa chữa, phục vụ các hoạt động văn hóa, nâng cao đời sống
văn hóa tinh thần của các tầng lớp nhân dân. Đến nay, toàn tỉnh có 343 nhà sinh
hoạt cộng đồng, nhà văn hóa thôn; 449 nhà rông; 25 xã đảm bảo tiêu chí số 6 về
cơ sở vật chất văn hóa, 18 xã đảm bảo tiêu chí số 16 về đời sống văn hóa; phòng
trưng bày Bảo tàng tỉnh đi vào hoạt động, với gần 1.500m2 trưng bày, 500 hình
ảnh, hơn 2.236 hiện vật, tài liệu các loại, phục vụ các đoàn khách trong, ngoài
nước đến nghiên cứu, học tập, tham quan. Trang thiết bị cho các trung tâm văn
hóa, thôn, làng… được ưu tiên đầu tư phục vụ các hoạt động văn hóa, nhiệm vụ
chính trị của địa phương(25).
- Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin lưu động được tổ chức thường
xuyên trên toàn tỉnh. Trung bình hàng năm tổ chức từ 100 - 120 các chương
trình, Hội thi, Hội diễn, ngày Hội văn hóa các dân tộc và gần 100 buổi biểu diễn
nghệ thuật, thông tin lưu động trong toàn tỉnh với nội dung hình thức phong phú.
Các hoạt đồng này là hạt nhân cho phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng
phát triển, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, tạo không khí
sôi nổi trong dịp các ngày lễ kỷ niệm, sự kiện chính trị của đất nước, địa
phương. Đồng thời, góp phần đưa văn hóa thông tin về cơ sở, nâng cao mức
hưởng thụ văn hóa tinh thần, cổ vũ động viên các cấp, các ngành, cán bộ, đảng
viên và Nhân dân tích cực lao động sản xuất, xóa đói giảm nghèo, đẩy mạnh
phong trào thi đua yêu nước, bảo vệ an ninh Tổ quốc.
- Hệ thống thiết chế thể dục thể thao từ tỉnh đến cơ sở được quan tâm đầu
tư, phát triển, tăng đáng kể(26). Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo
gương Bác Hồ vĩ đại” được triển khai rộng khắp trong các cơ quan, đơn vị, nhất
là các nhà trường, lực lượng vũ trang và khu dân cư. Số người luyện tập thể dục
thể thao và gia đình luyện tập thể dục thể thao tăng bình quân 1%/năm. Đến cuối
năm 2017 toàn tỉnh đạt 27% dân số tham gia luyện tập thể dục thể thao, 22%
tổng số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao, đạt chỉ tiêu quy hoạch đề ra.
Các môn thể thao truyền thống các dân tộc, trò chơi dân gian được khôi phục,
duy trì trong các lễ hội, ngày hội văn hóa, thể thao truyền thống. Nhiều hoạt
động thể thao trọng điểm được tổ chức thành công như: giải bóng đá Quốc tế
thanh niên các dân tộc thiểu số; giải Bóng đá U19 quốc gia, đăng cai các lượt
(23) Đến nay ngành VHTTDL đã phục dựng được hơn 22 nghi lễ - lễ hội tiêu biểu của các dân tộc bản địa như: Lễ hội mừng
lúa mới, lễ hội ăn trâu, mừng nhà rông mới, lễ hội Cưới truyền thống của các dân tộc Bah Nar, Giẻ Triêng, Xơ Đăng, B’ Râu,
lễ hội bỏ mả, mừng lúa mới của dân tộc Rơ Mâm, Sa Thầy, lễ làm chuồng trâu dân tộc Mơ nâm, huyện Kon plong. Sưu tầm,
biên dịch và công bố 2 bộ sử thi Ba Na và Xơ Đăng...v..v..
(24) Toàn tỉnh có khoảng trên 1.800 bộ cồng chiêng ; 279/588 làng đồng bào dân tộc thiểu số đã có cồng chiêng (47,4%), còn

309/588 làng đồng báo dân tộc thiểu số chưa có cồng chiêng, chiếm 52,6%
(25) 10/10 huyện, thành phố có xe thông tin lưu động. Hỗ trợ trang thiết bị cho 17 đội thông tin lưu động huyện, thành phố;

cấp hơn 36.732 bản sách cho các thư viện trên địa bàn; cấp sản phẩm văn hóa thông tin phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và
các trường dân tộc nội trú: đã cấp hơn 1.500 đĩa DVD, các loại sách với chủ đề chính trị, chính sách, pháp luật, văn hóa, xã
hội, khoa học, đời sống cho 83 xã, 09 phòng VHTT huyện, 06 trường PTDTNT…
(26) Đến nay có gần 1.400 sân thể dục thể thao, nhà tập luyện các loại. Đặc biệt Sân vận động tỉnh được xây dựng, đi vào hoạt

động đảm bảo điều kiện tổ chức các hoạt động TDTT lớn khu vực, quốc tế. Quy hoạch quỹ đất dành cho thể dục thể thao
được chú trọng.
11
trận vòng bảng Giải hạng nhì Quốc gia, Hội thi thể thao các dân tộc thiểu số
toàn quốc,…
2.6. Khoa học công nghệ
- Hoạt động nghiên cứu, triển khai ứng dụng thành tựu khoa học và công
nghệ vào sản xuất và đời sống đã có chuyển biến tích cực; nhiều kết quả nghiên
cứu đã được ứng dụng thành công, góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng
suất, chất lượng và hiệu quả trong các lĩnh vực sản xuất và đời sống; nhất là trong
lĩnh vực nông nghiệp(27). Công tác nghiên cứu, ứng dụng bước đầu đã gắn kết với
các doanh nghiệp để nâng cao trình độ công nghệ, năng suất, chất lượng và sức
cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa. Giai đoạn 2011-2017, đã phê duyệt và triển
khai 81 đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh, đến nay đã có 61 đề tài, dự
án đươ ̣c nghiê ̣m thu. Các đề tài, dự án sau khi nghiê ̣m thu đã được chuyển giao
cho các cơ quan, đơn vị, địa phương triể n khai ứng dụng vào thực tiễn.
- Hoạt động sở hữu trí tuệ được quan tâm chú trọng. Kết quả từ 2011 đến
nay, trên địa bàn tỉnh đã hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp làm thủ tu ̣c đăng
đăng ký 43 nhãn hiệu hàng hóa, 01 chỉ dẫn điạ lý (cho sản phẩm sâm củ Ngọc
Linh), sáng chế 03, kiể u dáng công nghiêp̣ 01, trong đó 15 nhañ hiê ̣u hàng hóa
đã đươ ̣c cấ p văn bằ ng bảo hô ̣. Tỉnh Kon Tum đã phối hợp với tỉnh Quảng Nam
và Viện thổ nhưỡng thực hiện nhiệm vụ “hợp nhất cơ sở khoa học và thực tiễn
phục vụ đăng ký chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” dùng cho sản phẩm sâm củ của 02
tỉnh Kon Tum và Quảng Nam” (được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận
đăng ký chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ ngày 18/6/2016).
- Tiềm lực khoa học và công nghệ được quan tâm đầu tư, từng bước đáp
ứng tốt hơn cho hoạt động nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng trên
địa bàn tỉnh.
2.7. Công tác giảm nghèo và thực hiện các chính sách xã hội
- Các chính sách an sinh xã hội được thực hiện tốt, đảm bảo 100% đối
tượng đủ điều kiện được thụ hưởng các chính sách xã hội theo quy định. Các
hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc người có công được chú trọng thực
hiện với các hoạt động thiết thực, nhân văn(28); các đối tượng yếu thế, nghèo khó
trong xã hội được hỗ trợ, giúp đỡ tốt; công tác chăm sóc trẻ em, đặc biệt là trẻ
em có hoàn cảnh khó khăn được quan tâm. Thực hiện tốt cuộc vận động xây

(27) Đã tuyển chọn và nhân giống cây trồng mới, tăng năng suất, chất lượng để thay thế giống cũ của địa phương như: lúa, rau,
hoa xứ lạnh (hoa Lily, hồ điệp, dendro, đồng tiền; cá Hồi, cá Tầm) chất lượng cao; Sâm Ngọc Linh, Đảng sâm (sâm dây),
Ngũ vị tử, nấm ăn và nấm dược liệu ... Triển khai nghiên cứu, ứng dụng về quy trình kỹ thuật nhân giống và kỹ thuật nuôi
trồng trên các đối tượng có giá trị kinh tế cao như: cá tầm, cá lăng, thác lát, điêu hồng, cá rô đồng đầu vuông, cá chẽm… Ứng
dụng công nghệ lò đốt gạch liên tục kiểu đứng, sản xuất gạch không nungSản xuất gạch không nung; triển khai nghiên cứu,
sản xuất thành công 2 sản phẩm “Nước giải khát sâm dây” đóng lon và “cao sâm dây”. Triển khai ứng dụng các thành tựu về
công nghệ sinh học trong lĩnh vực tiêm chủng mở rộng (TCMR), phát triển đa dạng các loại văcxin để cung cấp dịch vụ tiêm
chủng ngoài chương trình TCMR quốc;….
(28) Trong 05 năm (2012-2017) đã hỗ trợ xây mới và sửa chữa 949 nhà ở cho người có công, với tổng kinh phí là 26.310 triệu

đồng. Đã ban hành kế hoạch số 1073/KH-UBND ngày 19/4/2017 nhằm triển khai thực hiện việc sửa chữa, nâng cấp các công
trình ghi công liệt sĩ trên địa bàn tỉnh.
12
dựng xã/phường lành mạnh, không có tệ nạn xã hội gắn với cuộc vận động toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới.
- Công tác giảm nghèo được triển khai tích cực, hiệu quả. Giai đoạn 2011 -
2015: Tổng số hộ nghèo toàn tỉnh tính đến 31/12/2015 là 12.365 hộ chiếm tỷ lệ
10,26%; bình quân giai đoạn giảm 4,62%/năm (từ 33,36% vào cuối năm 2010
xuống còn 10,26% năm 2015 – theo chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn
2011-2015 theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ). Đầu
năm 2016, tổng số hộ nghèo tiếp cận đa chiều toàn tỉnh theo Quyết định
59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là 31.496 hộ, chiếm tỷ lệ 26,11%;
Đến 31/12/2018 tổng số hộ nghèo toàn tỉnh còn 22.851 hộ, chiếm tỷ lệ 17,29%
dân số (trong đó, có 21.392 hộ nghèo dân tộc thiếu số). Do sử dụng các tiêu
chuẩn nghèo khác nhau nên không tính được tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân từ
2011 đến nay, tuy nhiên nhìn chung tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hằng năm
đạt mục tiêu quy hoạch đề ra (3-4%/năm).
2.8. Công tác định canh, định cư, bố trí sắp xếp dân cư
- Về bố trí, sắp xếp dân cư: Thực hiện các mục tiêu về định canh định cư,
kinh tế mới, di dân tự do và bố trí sắp xếp dân cư của quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các chính sách sắp xếp bố trí lại dân cư, trong
đó có việc ổn định cuộc sống cho dân di cư tự do, thiếu đất sản xuất, tại các
vùng dễ bị nguy hại bởi thiên tai(29). Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã ban hành các
quy hoạch, đề án, dự án về sắp xếp, bố trí dân cư trên địa bàn tỉnh(30), đồng thời
lồng ghép bố trí các nguồn vốn để triển khai thực hiện. Cụ thể:
+ Triển khai thực hiện 05 dự án sắp xếp dân cư vùng thiên tai và đặc biệt
khó khăn(31). Đến nay đã bố trí sắp xếp ổn định cho 1.910 hộ với 8.284 khẩu;
nhiều công trình hạ tầng đã được xây dựng, trong đó chủ yếu là đường giao
thông nông thôn, nước sinh hoạt và trường học. Nhìn chung các hộ di dân được
sự quan tâm của các cấp chính quyền đã có cuộc sống ổn định. Hộ có đời sống
kinh tế khá và trung bình chiếm tỷ lệ cao, đa số các hộ có đủ điều kiện sống và
sản xuất.
+ Đối với bố trí, sắp xếp dân cư vùng biên giới: Tỉnh đã thực hiện lồng
ghép các nguồn lực để triển khai việc bố trí ổn định dân cư vùng biên giới theo
Quyết định 1178/QĐ-TTg và Quyết định 1179/QĐ-TTg. Đến nay, đã cơ bản bố

(29) Như Quyết định số 1178/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt ổn định dân cư các xã biên giới Việt Nam-
Campuchia đến năm 2015, trong đó trên địa bàn tỉnh Kon Tum có 02 huyện, 04 xã (huyện Sa Thầy có 02 xã, huyện Ngọc Hồi
02 xã); Quyết định 1179/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt ổn định dân cư các xã biên giới Việt Nam-Lào
đến năm 2015, trong đó trên địa bàn tỉnh Kon Tum có 02 huyện, 07 xã (huyện Đăk Glei có 03 xã, huyện Ngọc Hồi 04 xã.
(30) Dự án bố trí sắp xếp dân cư theo các Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg, 1178/QĐ-TTg, 1179/QĐ-TTg của Thủ tướng

Chính phủ trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2015 và định hướng đến 2020; Quy hoạch tổng thể bố trí dân cư trên địa bàn
tỉnh Kon Tum giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2020; Đề án di dân, bố trí, sắp xếp dân cư trên địa bàn huyện Ia
H’Drai; Các dự án bố trí, sắp xếp dân cư tại các huyện: Sa Thầy, Đăk Glei; Đăk Hà, Kon Rẫy, Tu Mơ Rông;…
(31) Dự án Bố trí, sắp xếp dân cư ở vùng thiên tai sạt lở huyện Kon Plông theo quyết định số 733/QĐ-UBND ngày 20/7/2010;

dự án bố trí, sắp xếp dân cư ở vùng thiên tai, sạt lở huyện Tu Mơ Rông theo Quyết định số 734/QĐ-UBND ngày 20/07/2010;
dự án Bố trí, sắp xếp dân cư ở vùng thiên tai, sạt lở huyện ĐăkGlei theo Quyết định số 918/QĐ-UBND ngày 09/09/2010; Dự
án tái định cư nội vùng huyện Sa Thầy theo Quyết định số 260/QĐ-UBND ngày 12/3/2010; dự án bố trí ổn định dân cư vùng
đặc biệt khó khăn tại xã Đăk Hring, huyện Đăk Hà theo Quyết định số 1594/QĐ-UBND ngày 14/2/2009.Trong đó, dự án bố
trí ổn định dân cư vùng đặc biệt khó khăn tại xã Đăk Hring, huyện Đăk Hà đang được triển khai thực hiện.
13
trí ổn định cho các hộ dân thuộc các xã biên giới Việt Nam - Lào và Việt Nam -
Campuchia với tổng số hộ được bố trí ổn định là 3.312 hộ (32).
- Về ổn định dân di cư tự do: Từ năm 2015 đến nay trên địa bàn tỉnh không
triển khai lập các dự án về ổn định dân di cư tự do. Tổng số hộ dân di cư tự do
trong giai đoạn 2015-2017 là 932 hộ với 2.427 khẩu. Các hộ dân di cư tự do tự
ổn định đời sống chủ yếu thông qua các mối quan hệ họ hàng, anh, em, đồng
hương đã đi xây dựng vùng kinh tế mới trước đây có đời sống kinh tế tương đối
ổn định, đã hỗ trợ người thân, bạn bè vào lập nghiệp, sinh sống xen ghép với các
thôn, làng trên địa bàn các huyện, thành phố. Một số hộ dân di cư tự do đã được
sắp xếp ổn định theo các dự án bố trí sắp xếp ổn định dân cư vùng thiên tai và
đặc biệt khó khăn. Các dự án bố trí, sắp xếp ổn định dân cư vùng biên giới. Đến
hiện nay đa số các hộ dân di cư tự do được sắp xếp đã ổn định được cuộc sống.
3. Bảo vệ môi trường
- Công tác bảo vệ tài nguyên đất được thực hiện tốt; sử dụng tiết kiệm và
hợp lý tài nguyên đất. Việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp (trồng
lúa) sang các loại đất phi nông nghiệp thực hiện theo đúng quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất được Chính phủ phê duyệt, đảm bảo việc bảo vệ nghiêm ngặt diện
tích đất trồng lúa, an ninh lương thực. Hằng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh trình
Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt danh mục các công trình, dự án cần chuyển
mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ và phê duyệt kế hoạch sử
dụng đất hằng năm cấp huyện để làm cơ sở cho việc giao đất, cho thuê đất, cho
phép chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn.
- Tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh
đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 và hiện đang phối hợp với Tổng Cục
môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường để đề cử Khu bảo tồn thiên nhiên
Ngọc Linh trở thành vườn di sản ASEAN. Công tác bảo vệ các khu bảo tồn sinh
thái như Vườn quốc gia Chư Mom Ray, Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh được
thực hiện tốt. Việc khai thác, đảm bảo tái sinh rừng, nuôi dưỡng phục hồi rừng và
trồng rừng mới, đặc biệt đối với các địa bàn xung yếu được chú trọng.
- Việc khai thác và sử dụng nguồn nước được thực hiện hợp lý. Đến nay,
tỉnh đã cấp 53 giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Công tác
kiểm soát ô nhiễm đối với từng thành phần môi trường nước, đất, không khí trên
địa bàn tỉnh được tăng cường với tần suất 4 lần/năm. Triển khai tích cực việc
kiểm soát ô nhiễm môi trường đối với các nguồn gây ô nhiễm môi trường tại các
khu công nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất; các chủ đầu tư, chủ cơ sở sản xuất
công nghiệp có phát sinh nước thải phải cam kết xây dựng hệ thống xử lý nước
thải công nghiệp đạt loại A và lắp đặt hệ thống, thiết bị quan trắc tự động liên
tục để theo dõi.
- Công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản được thực hiện chặt chẽ. Tỉnh đã
phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản để

(32) Trong đó: thuộc các xã biên giới Việt Nam – Lào là 2.162 hộ và thuộc các xã biên giới Việt Nam – Campuchia là 1.150
hộ.
14
phù hợp với tình hình thực tế địa phương. Đến nay, đã cấp 47 giấy phép hoạt
động khoáng sản; trong đó, có 25 giấy phép được cấp thông qua đấu giá quyền
khai thác khoáng sản.
- Công tác thẩm định và đánh giá tác động môi trường được thực hiện
thường xuyên với gần 180 dự án đầu tư đã thực hiện báo cáo đánh giá tác động
môi trường; hơn 2000 dự án, hoạt động đầu tư đã được các địa phương xác nhận
bản cam kết bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường; hơn 500 đề án bảo
vệ môi trường chi tiết và đề án bảo vệ môi trường đơn giản của các cơ sở đang
hoạt động chưa lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi
trường theo quy định đã được các địa phương xác nhận; gần 150 hồ sơ đề nghị
kiểm tra, xác nhận các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường được kiểm tra,
xác nhận.
- Công tác quản lý chất thải nguy hại được thực hiện nghiêm túc. Giai đoạn
2011-2017, đã cấp 116 sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại cho các đơn
vị hoạt động có phát sinh chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh. Công tác thu gom,
xử lý chất thải rắn ở đô thị được tăng cường với tỷ lệ đạt 70 – 90%; tuy nhiên tại
khu vực nông thôn vẫn chưa có đơn vị thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
Đến nay, tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn công nghiệp (kể cả chất thải rắn
nguy hại) đạt 64,2%; đối với chất thải rắn y tế tại các bệnh viện đa khoa tỉnh,
huyện thì tỷ lệ này là 100%.
4. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội theo lãnh thổ
4.1. Phát triển kinh tế - xã hội tại 3 vùng kinh tế động lực của tỉnh
Việc huy động nguồn lực đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội và phát triển các vùng kinh tế động lực của tỉnh (theo Nghị quyết 02-
NQ/TU ngày 20/4/2007 của Tỉnh ủy khóa XII) được tập trung thực hiện. Đến
nay, kết cấu hạ tầng tại các vùng kinh tế động lực được tập trung đầu tư, ngày
càng hoàn chỉnh theo hướng đồng bộ, hiện đại, tạo tiền đề quan trọng cho việc
chỉnh trang đô thị và thu hút đầu tư. Thành phố Kon Tum đã được thành lập và
hiện đang phấn đấu để đạt đô thị loại II vào năm 2020, huyện Ngọc Hồi đã được
công nhận đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV và đang hoàn thiện các tiêu chí để thành
lập thị xã. Thu hút đầu tư tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, các Khu công
nghiệp trên địa thành phố Kon Tum và Khu du lịch sinh thái Măng Đen có nhiều
khởi sắc; một số dự án có tính trọng điểm đã được đầu tư xây dựng. Các vùng
kinh tế động lực đã trở thành tâm điểm thu hút đầu tư, có đóng góp tích cực vào
sự phát triển kinh tế-xã hội chung của tỉnh và có tác động lan tỏa nhất định đối
với các địa phương khác trong tỉnh. Đồng thời, đã tổ chức đánh giá, tổng kết 10
năm phát triển ba vùng kinh tế động lực của tỉnh(33).
4.2. Phát triển kinh tế - xã hội ở các khu vực khó khăn

Nội dung này đã được Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo cụ thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong đợt tổng kết
(33)

10 năm thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TU, ngày 20-4-2007 của Tỉnh ủy khóa XIII “về đầu tư xây dựng và phát triển các vùng
kinh tế động lực tỉnh Kon Tum giai đoạn 2007-2010, có tính đến năm 2020”. Do đó, không thể hiện chi tiết trong báo cáo
này.
15
- Các cơ chế, chính sách đặc thù đối với các xã trọng điểm đặc biệt khó
khăn trên địa bàn tỉnh Kon Tum được thực hiện đầy đủ. Đã huy động các nguồn
lực bao gồm chi đầu tư trên địa bàn, chi từ nguồn vốn đầu tư phát triển Trung
ương và địa phương bổ sung có mục tiêu, các nguồn vốn huy động hợp pháp
khác do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh cùng với Chương trình 30a,
135 của Chính phủ để đầu tư tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng; hỗ trợ lãi suất
cho hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số vay vốn theo dự án; hỗ trợ khuyến
nông, khuyến lâm, khuyến công, dịch vụ đầu vào, đầu ra cho hộ nông dân và
tạo cơ chế đặc thù để thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư sản
xuất kinh doanh tại các xã trọng điểm đặc biệt khó khăn.
- Đến nay, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội tại các xã đặc biệt khó khăn và xã
trọng điểm đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh được xây dựng, từng bước đáp
ứng yêu cầu sản xuất và phụ vụ đời sống của Nhân dân trên địa bàn. Sản lượng
lương thực, thu nhập bình quân đầu người tăng mạnh qua từng năm; đã có nhiều
hộ gia đình làm ăn khá, giỏi; tỷ lệ hộ nghèo giảm; chất lượng giáo dục, y tế được
nâng lên, đảm bảo nhu cầu học tập và khám chữa bệnh ban đầu cho Nhân dân tại
cơ sở; bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số được khôi phục, giữ
gìn và phát huy; các hoạt động văn hóa, thể thao, các phong trào thi đua yêu
nước…được các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia, hưởng ứng; công tác an
sinh xã hội được thực hiện chu đáo, kịp thời. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội được giữ vững(34).
5. Phát triển kinh tế gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an
toàn xã hội và hợp tác phát triển
- Trong thời gian qua tỉnh đã thực hiện tốt các Nghị quyết của Đảng và Nhà
nước về chiến lược bảo vệ tổ quốc, bảo vệ an ninh Quốc gia trong tình hình mới,
thực hiện phát triển kinh tế - xã hội gắn quốc phòng an ninh. Tình hình quốc
phòng, an ninh trên địa bàn được giữ vững, công tác phòng chống vượt biên
được chỉ đạo triển khai kịp thời; duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu ở
các cấp; theo dõi, nắm chắc tình hình vùng trời, biên giới, nội địa, ngoại biên,
đặc biệt là các địa bàn trọng điểm; tổ chức giao, nhận quân đúng chỉ tiêu, đảm
bảo chất lượng. An ninh biên giới cơ bản ổn định, chủ quyền đường biên, cột
mốc được giữ vững; đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh khu vực biên giới tỉnh Kon Tum đến năm
2025, định hướng đến năm 2030.

(34)Đến năm 2015, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm; có 94,35% số xã có điện lưới quốc gia; 94,4 số hộ được sử dụng
điện; các công trình thủy lợi được nâng cấp, sửa chữa đảm bảo nước tưới cho 84 diện tích lúa. Có 98,9% đồng bào dân tộc
thiểu số định canh, định cư vững chắc. Sản lượng lương thực đạt 373.4 kg/người/năm; thu nhập bình quân đầu người đạt 8,1
triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 34,7%. Hệ thống trường lớp học được củng cố, mở rộng; chất lượng giáo dục
được nâng lên, 100% xã được phổ cập giáo dục Tiểu học và THCS. Mạng lưới y tế được quan tâm đầu tư; chất lượng phục
vụ y tế được nâng lên; 100% xã có công tác viên y tế; 87,1% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Có 70,7% hộ
được công nhận gia đình văn hóa; 91% thôn có nhà rông hoặc nhà văn hóa cộng đồng; hầu hết số xã được phủ sóng truyền
thanh, truyền hình và điện thoại;….
16
- An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; công tác đấu tranh
ngăn chặn, xử lý các loại tội phạm được chỉ đạo thực hiện quyết liệt. Đấu tranh
xóa bỏ Tà đạo Hà mòn có nhiều chuyển biến tích cực(35).
- Triển khai thực hiện tốt Nghị định 52/NĐ-CP ngày 10/10/2007; Nghị định
số 02/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một
số điều của Nghị định 52/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ về khu vực
phòng thủ; Văn bản số 02/NĐHN-BQP ngày 03/6/2016 của Bộ Quốc phòng về
khu vực phòng thủ. Công tác chuẩn bị tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ cấp
tỉnh được thực hiện khẩn trương, nghiêm túc. Công tác diễn tập phòng thủ cấp
huyện, diễn tập phòng chống nổ, cháy rừng, cứu sập, diễn tập quy chế phối hợp;
phê duyệt kế hoạch tác chiến phòng thủ của các đơn vị theo quy định. Công tác
bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho các đối tượng được thực hiện đầy
đủ, đảm bảo theo kế hoạch.
- Hợp tác phát triển kinh tế, thương mại và đầu tư có nhiều khởi sắc. Mối
quan hệ hợp tác giữa tỉnh Kon Tum và Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình
Định,… đã đạt nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực du lịch, nông nghiệp,
công nghiệp, thương mại, y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học - công nghệ và an
sinh xã hội; trong đó có các dự án tiêu biểu như: Đại học phân hiệu Đà Nẵng tại
Kon Tum, siêu thị Coopmart,…. Thực hiện các đường lối, chủ trương của Đảng
và Nhà nước, cũng như định hướng hội nhập của tỉnh, trong những năm qua,
quan hệ hợp tác giữa tỉnh Kon Tum với các tỉnh Đông Bắc Campuchia, Đông
Bắc Thái Lan và các tỉnh Nam Lào không ngừng được vun đắp, phát triển. Hiện
tỉnh Kon Tum có 06 doanh nghiệp đã, đang và chuẩn bị đầu tư tại Campuchia và
Lào thông qua 06 dự án với tổng vốn đăng ký khoảng 1.882 tỷ đồng (36); lĩnh vực
đầu tư chủ yếu là trồng cây công nghiệp (cây cao su) và khai thác khoáng sản
(vàng, vật liệu xây dựng). Hoạt động trao đổi đào tạo cán bộ, lưu học sinh giữa
các tỉnh tiếp tục được thực hiện. Giá trị xuất nhập khẩu, chủng loại hàng hóa và số
lượt người, phương tiện qua lại cửa khẩu quốc tế Bờ Y ngày càng tăng. Đã tổ
chức thành công hội nghị hợp tác phát triển 8 tỉnh Việt Nam - Lào - Thái Lan, Hội
nghị Ủy ban điều phối chung về Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam
và các hoạt động bên lề tại tỉnh, Hội nghị hợp tác phát triển các địa phương thuộc
ba nước Việt Nam - Lào - Thái Lan. Ngoài ra, các lực lượng chức năng của tỉnh
đã tích cực chủ động và duy trì trao đổi, chia sẻ thông tin đa chiều lẫn nhau với
các tỉnh giáp biên của Lào và Campuchia về tình hình an ninh trật tự, hoạt động
của tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia, hoạt động kinh tế của các tổ
chức, cá nhân trên khu vực; công tác tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc quốc
giới(37); công tác giải quyết dân di cư tự do và kết hôn không giá thú khu vực
biên giới; tìm kiếm, quy tập, cất bốc hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện Việt Nam
hy sinh tại tỉnh Rattanakiri, Campuchia và 03 tỉnh Nam Lào. Qua đó, chủ quyền
(35) Hiện tại tà đạo Hà Mòn trên địa bàn tỉnh chỉ còn tồn tại 04 thôn thuộc 02 huyện (Kon Rẫy, Sa Thầy) với tổng số 15 người.
(36) Tại Lào có 2 dự án với tổng vốn đăng ký 747,500 tỷ đồng và tại Campuchia có 04 dự án với tổng vốn đăng ký khoảng
1.034,301 tỷ đồng
(37) với 65 vị trí/81 cột mốc; ký hoàn thành 81/81 bộ hồ sơ gửi về Ủy ban Biên giới quốc gia - Bộ Ngoại giao; bàn giao cho cơ

quan thường trực Ban Chỉ đạo phân giới, cắm mốc, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng quản lý; Ban Chỉ đạo phân giới, cắm mốc
đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào đoạn qua tỉnh Kon Tum
vào ngày 28/7/2016.
17
lãnh thổ, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới tiếp tục ổn
định, đường biên, cột mốc được bảo vệ nguyên trạng.
B. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG
I. Phát triển hệ thống đô thị và các điểm dân cư nông thôn
- Việc phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh được quan tâm và tập trung đầu tư.
Đến cuối năm 2018, trên địa bàn tỉnh có 01 đô thị loại III (thành phố Kon Tum,
đang phấn đấu đạt đô thị loại II vào năm 2020), 01 đô thị IV (thị trấn Plei Kần),
06 đô thị loại V (các thị trấn: Đăk Hà, Đăk Glei, Sa Thầy, Đăk Rve, Đăk Tô và
thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông); hình thành được Khu kinh tế cửa khấu
Quốc tế Bờ Y tại huyện Ngọc Hồi; 03 đô thị đang được đầu tư xây dựng hình
thành mới là Tu Mơ Rông thuộc huyện Tu Mơ Rông, Ia H’Drai thuộc huyện Ia
H’Drai và Đăk Tân thuộc huyện Kon Rẫy. Hiện Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục
giao cho các đơn vị khẩn trương hoàn thành và triển khai lập một số đồ án quy
hoạch xây dựng(38); các Chương trình, Đề án liên quan(39) nhằm tập trung đầu tư
xây dựng thành phố Kon Tum đạt tiêu chuẩn đô thị loại II vào năm 2020; Quy
hoạch chung trung tâm huyện lỵ huyện Ia H’Drai, Quy hoạch chung thị trấn Đăk
Rve, huyện Kon Rẫy, Quy hoạch chung Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y
đang được lập điều chỉnh. Nhìn chung, tốc độ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh vẫn
còn chưa cao, hệ thống các đô thị trên địa bàn toàn tỉnh chưa đáp ứng mục tiêu
của Quy hoạch phát triển mạng lưới đô thị tỉnh Kon Tum, đến năm 2020 đã xác
định(40).
- Hạ tầng nông thôn được chú trọng đầu tư từ nhiều nguồn vốn ngân sách
nhà nước và huy động từ nhân dân; bộ mặt nông thôn trên địa bàn tỉnh cơ bản
được cải thiện. Đến cuối năm 2018, toàn tỉnh có 13 xã được công nhận đạt
chuẩn nông thôn mới; 03 xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí, 20 xã đạt từ 10-14 tiêu
chí, 47 xã đạt từ 5-9 tiêu chí, 03 xã đạt dưới 5 tiêu chí; bình quân đạt 10,28 tiêu
chí trên xã. Tuy vậy, nhìn chung đời sống dân cư ở nông thôn của tỉnh còn nhiều
khó khăn, đặc biệt là các khu vực vùng sâu, vùng xa đời sống nhân dân còn
nhiều thiếu thốn, điều kiện điện nước sạch chưa được giải quyết tốt, trang bị cơ
sở vật chất thiết bị trường học, y tế còn rất thiếu, đường sá đi lại khó khăn, sự
tiếp cận với thông tin, khoa học kỹ thuật còn rất hạn chế.
II. Hệ thống kết cấu hạ tầng
1. Mạng lưới giao thông
- Hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh không ngừng được đầu tư, nâng cấp

(38) Các đồ án quy hoạch chi tiết đang được triển khai thực hiện: Quy hoạch chi tiết khu du lịch, văn hóa lịch sử Ngục Kon
Tum; Quy hoạch chi tiết Khu công nghiệp Hòa Bình - Giai đoạn II; Quy hoạch chi tiết trung tâm thể dục thể thao và các công
trình phụ trợ.
(39) Chương trình phát triển đô thị thành phố Kon Tum và Đề án xây dựng thành phố Kon Tum đạt tiêu chuẩn đô thị loại II

vào năm 2020 (đang được UBND thành phố triển khai thực hiện).
(40) Mục tiêu của Quy hoạch phát triển mạng lưới đô thị tỉnh Kon Tum, đến năm 2020 có 12 đô thị (trong đó: 01 đô thị loại II

là thành phố Kon Tum; 01 đô thị loại IV là thị xã Ngọc Hồi; 10 đô thị loại V là các thị trấn: Đăk Glei, Đăk Tô, Đăk Hà, Sa
Thầy, Đăk Rơ We; Kon Plông; Đăk Tân và các đô thị mới Tu Mơ Rông huyện Tu Mơ Rông; Mô Rai huyện mới Mô Rai;
Đăk Hrinh huyện Đăk Hà). Tuy nhiên, đến nay mới chỉ đạt 08 đô thị (gồm 01 đô thị loại III; 01 đô thị loại IV, 06 đô thị loại
V); khu vực còn lại chưa đủ điều kiện công nhận đô thị: Đăk Tân thuộc huyện Kon Rẫy; Tu Mơ Rông huyện Tu Mơ Rông; Ia
H’Drai huyện Ia H’Drai; Đăk Hrinh huyện Đăk Hà.
18
và mở mới, cơ bản bảo đảm lưu thông thuận lợi trong cả hai mùa. Nhiều tuyến
đường giao thông nông thôn, đường liên xã, đường tuần tra biên giới được quan
tâm đầu tư khá đồng bộ, tạo điều kiện giao thương và hợp tác phát triển. Phong
trào "Toàn dân tham gia làm đường giao thông nông thôn" được triển khai rộng
khắp trên địa bàn tỉnh; các đường, ngõ nhỏ ở đô thị và các tuyến đường ở những
khu vực khó khăn được tập trung xây dựng đã mang lại hiệu quả thiết thực.
- Tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông
các tuyến trên địa bàn tỉnh. Đã tiếp tục đầu tư nâng cấp, mở rộng các tuyến quốc
lộ như: tuyến tránh thuỷ điện Plei Krông trên đường Hồ Chí Minh đoạn Tân
Cảnh – Kon Tum; các tiểu dự án thuộc Quốc lộ 24 từ tỉnh Quảng Ngãi đến thành
phố Kon Tum (các đoạn qua thành phố Kon Tum, huyện Kon Rẫy và trung tâm
huyện Kon Plông); Quốc lộ 14C đoạn qua tỉnh Kon Tum (giai đoạn 2); Quốc lộ
40B. Đầu tư các tuyến tỉnh lộ như: Đường Sa Thầy-Ya Ly (tỉnh lộ 674), Đường
Ngọc Hoàng-Măng Bút-Tu Mơ Rông-Ngọc Linh, Đường Ya Tăng đi Sê San 3A,
Đường từ Sê San 3 đi quốc lộ 14 C,.... đầu tư hoàn thành các tuyến đường tuần
tra biên giới và đường Trường Sơn Đông. Các tuyến đường đô thị, huyện lộ,
đường thôn, xã cũng được quan tâm đầu tư. Đến nay, toàn tỉnh có 6.070 km
đường giao thông, trong đó có 3.366 km đường được bê tông hóa và láng nhựa
(chiếm 56,4%); so với năm 2010, tổng chiều dài đường giao thông tăng lên
2.806 km, tỷ lệ đường được bê tông hóa, láng nhựa tăng 2,2 lần. Trong đó: Quốc
lộ tăng từ 388 km lên 444 km(41), tỉnh lộ tăng từ 392 km lên 483,5 km(42); huyện
lộ tăng từ 581 km lên 719 km; đường đô thị tăng từ 236 km lên 448 km; đường
thôn, xã, trục chính nội đồng tăng từ 1.540 km lên 3.465 km; ngoài ra còn đầu tư
được thêm 28 km đường chuyên dùng (năm 2016 là 70 km, tuy nhiên do 1 số
tuyến chuyển sang đường trục chính nội đồng và đường đô thị), 435 km đường
tuần tra Biên giới và 52 km đường Trường Sơn Đông.
2. Mạng lưới cấp điện
- Đã triển khai đầu tư xây dựng và hoàn thành đóng điện các dự án: Tiểu dự
án cải tạo và nâng cấp lưới điện phân phối Kon Tum(43); dự án công trình điện cấp
bách, đường dây 220kV Pleiku - Kon Tum với tổng mức đầu tư 180 tỷ đồng(44);
Đưa vào vận hành trạm biến áp 220kV Kon Tum, công suất 125 MVA với tổng
mức đầu tư 222 tỷ đồng và TBA 110kV Đăk Hà, công suất 40MVA với tổng mức
đầu tư khoảng 98 tỷ đồng; đầu tư xây dựng lưới điện tại Trung tâm huyện Ia
H’Drai với vốn đầu tư hơn 35 tỷ đồng thuộc dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện
quốc gia tỉnh Kon Tum giai đoạn 2014 - 2020(45). Bên cạnh đó, công tác kiểm tra
các nhà máy thủy điện thực hiện công tác vận hành hồ chứa để đảm bảo an toàn
cho vùng hạ du của các dự án thủy điện vẫn thường xuyên được duy trì. Hệ thống

(41) Đường Hồ Chí Minh - Quốc lộ 14 (155km); Quốc lộ 14C (107km), Quốc lộ 40 (21km), Quốc lộ 24 (99km); Quốc lộ 40B
(61km).
(42) Tỉnh lộ: 671, 672, 673, 674, 675, 676, 677, 678; đường tái định cư thủy điện Plei Krông; đường Đăk Kôi-Đăk Pxi; đường

Ngọc Hoàng - Măng Bút - Tu Mơ Rông - Ngọc Linh, đường Nam Quảng Nam (đoạn tránh đèo Văn Rơi); đường Ngọc Hồi –
Dốc Muối; dường Ngọc Hoàng-Măng Bút-Tu Mơ Rông-Ngọc Linh.
(43) Vay vốn ngân hàng tái thiết Đức–KFW giai đoạn 2 bổ sung 40 tỷ đồng; quy mô: 24.625m đường dây trung áp; 50 trạm

biến áp với tổng dung lượng 5.595 kVA; 82.560m đường dây hạ áp.
(44) Chiều dài tuyến 38,38km, trong đó địa bàn tỉnh Kon Tum 20km, đóng điện trong tháng 12/2014.
(45) Quy mô: 31,818km đường dây trung áp 9,469km đường dây hạ thế; 06 trạm biến áp, tổng công suất là 870 kVA.

19
lưới điện được mở rộng với 05 trạm biến áp 110kV với tổng công suất
185MVA, 1.972,8 km đường dây trung thế, 1.624 trạm biến áp phụ tải với tổng
dung lượng 292.200 kVA, 1.578,9 km đường dây hạ thế. Tỷ lệ hộ được sử dụng
điện trên địa bàn tỉnh khoảng 98,27%, tăng 0,47% so với năm 2015; tỷ lệ thôn,
làng có điện khoảng 98,96%, tăng 1,03% so với năm 2015.
3. Hệ thống thủy lợi
- Đã phê duyệt Quy hoạch thủy lợi tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020,
định hướng đến năm 2025(46) và phê duyệt Quy định về phạm vi bảo vệ công
trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Kon Tum(47), làm cơ sở cho việc ưu tiên đầu tư
sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi đã xuống cấp, không phát huy hết
năng lực tưới tiêu theo thiết kế, cũng như đầu tư xây dựng mới một số cụm công
trình thủy lợi trọng điểm theo quy hoạch. Đồng thời, đó còn là cơ sở để phát
triển nông nghiệp bền vững theo hướng hiện đại; khai thác sử dụng nguồn nước
một cách hợp lý; nâng cao mức độ an toàn trong phòng chống thiên tai. Trong
giai đoạn 2011-2017, đã tiếp tục đầu tư hoàn thành một số cụm thủy lợi và thủy
lợi lớn như Ya Mô – Ya tri, Đăk Rơn Ga, Đăk Long, Đăk Trang,... nâng tổng
năng lực thiết kế cung cấp nước tưới của các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh
đạt hơn 16.654 ha đất sản xuất nông nghiệp; diện tích tưới thực tế tăng từ 7.737
ha năm 2010 lên gần 12.687 ha năm 2017, trong đó có 5.775,8 ha lúa 2 vụ và
gần 6.911,2 ha cây công nghiệp, rau màu.
- Tỉnh cũng đã tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư đầu tư xây dựng
các công trình kè chống sạt lở như: Kè chống sạt lở sông Đăk La (đoạn qua làng
Plei Đôn và Kon Rờ Bàng thành phố Kon Tum), kè chống sạt lở sông Đăk Bla
(thành phố Kon Tum), kè chống sạt lở sông Pô Kô (Đăk Glei), sông Đăk Pne
(Kon Rẫy), sông Đăk Sia (Sa Thầy),... nhằm bảo đảm an toàn cho diện tích sản
xuất, tài sản cũng như tính mạng của người dân.
- Ngoài ra, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các địa phương, đơn vị liên quan
tổ chức kiểm tra, quản lý, bảo vệ, sửa chữa hệ thống kênh mương; thực hiện
công tác tuyên truyền vận động nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ công trình thủy
lợi và công tác ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng chặt phá rừng làm nương rẫy để bảo
vệ diện tích rừng hiện có và đảm bảo nguồn nước ngầm ổn định
4. Hệ thống cấp nước, thoát nước và xử lý thu gom chất thải rắn
- Công tác đầu tư xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch đô thị được chú
trọng và triển khai thực hiện. Đến nay trên địa bàn toàn tỉnh, 07 đô thị có hệ
thống cấp nước sạch tập trung(48) và hiện nay đang tiếp tục thực hiện đầu tư nâng
cấp mở rộng hệ thống cấp nước hiện có, cơ bản đảm bảo cung cấp cho nhu cầu
sinh hoạt, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, người dân. Đồng thời, đã lồng
ghép nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn, Chương trình mục tiêu quốc gia, Dự án giảm nghèo,... để tập

(46) Phê duyệt Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 01/7/2013 của UBND tỉnh; điều chỉnh bổ sung tại các Quyết định số
725/QĐ-UBND ngày 21/9/2015, số 1186/QĐ-UBND ngày 18/11/2015 của UBND tỉnh.
(47) Quyết định số 45/2013/QĐ-UBND ngày 22/10/2013 của UBND tỉnh.
(48) Bao gồm: Thành phố Kon Tum và 06 huyện: Kon Plông, Đăk Tô, Kon Rẫy, Đăk Hà, Ngọc Hồi, Đăk Glei.

20
trung xây dựng các hệ thống cấp nước tập trung và phân tán (giếng đào) cho khu
vực nông thôn. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 360 công trình(49) cấp nước
nông thôn tập trung, tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ
sinh đạt khoảng 86%; dự kiến đến năm 2020 tỷ lệ này là 100%, đạt mục tiêu quy
hoạch đề ra.
- Công tác đầu tư hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý chất thải rắn được
quan tâm. Đến nay, tỷ lệ cơ sở sản xuất mới xây dựng sử dụng công nghệ sạch
hoặc có thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường và tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế
xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi
trường đều đạt 100%; tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn ở đô thị đạt khoảng
92%. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân khu vực nông thôn xây dựng
nhà tiêu hợp vệ sinh được thực hiện tốt; đến nay có khoảng 61% hộ dân nông
thôn sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, tăng 8% so với năm 2015, ước thực hiện đến
2020 là 90%, vượt mục tiêu quy hoạch đề ra.
5. Hạ tầng thông tin
Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý, chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng;
thời gian qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum đã ban hành nhiều văn bản làm cơ
sở pháp lý cho việc thúc đẩy phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trên địa
bàn tỉnh(50). Đến nay, hạ tầng công nghệ thông tin tại các cơ quan, đơn vị không
ngừng được nâng cấp hoàn thiện. Tỉnh đã chú trọng đầu tư, khai thác và sử dụng
có hiệu quả các hệ thống hạ tầng mạng chuyên dụng, hệ thống giao ban trực
tuyến, hệ thống hộp thư điện tử bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trong bộ
máy; tăng cường ứng dụng phần mềm điều hành tác nghiệp tại các cơ quan nhà
nước, đặc biệt coi trọng việc liên thông giữa các cơ quan đơn vị nhằm nâng cao
năng lực chỉ đạo, điều hành. Kết quả đạt được như sau:
- Đã có 30/30 đơn vị là các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố đã có hệ thống mạng nội bộ (LAN) và tất cả đều được kết nối Internet
băng thông rộng. Hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện được đưa vào sử
dụng cuối năm 2011 đã phục vụ có hiê ̣u quả các cuộc họp, giao ban giữa tỉnh và
các huyện, thành phố và giữa tỉnh với Trung ương với 14 điểm cầu truyền hình,
phục vụ kịp thời việc chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh đến các
huyện, thành phố.

(49) trong đó: Thành phố Kon Tum: 11 công trình; Huyện Đăk Hà: 33 công trình; Huyện Đăk Tô: 17 công trình; Huyện Ngọc
Hồi: 18 công trình; Huyện Tu Mơ Rông: 67 công trình; Huyện Đăk Glei: 70 công trình; Huyện Kon Rẫy: 35 công trình;
Huyện Kon Plong: 90 công trình; Huyện Sa Thầy: 19 công trình.
(50) Quyết định số 75/QĐ-UBND ngày 20/01/2009 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển Công nghệ thông tin tỉnh Kon

Tum giai đoạn 2008-2015 và định hướng đến năm 2020; Quyế t đinh ̣ số 1388/QĐ-UBND ngày 07/12/2010 phê duyệt kế
hoa ̣ch ứng du ̣ng công nghê ̣ thông tin trong hoa ̣t động của cơ quan nhà nước tỉnh Kon Tum giai đoa ̣n 2011-2015; Quyết định
686/QĐ-UBND, ngày 25/7/2012 về việc ban hành Kế hoạch Ứng dụng Công nghệ thông tin phục vụ hiện đại hóa hành chính
giai đoạn 2012-2015; Chỉ thị 03/2011/CT-UBND ngày 13/5/2011 về tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 289/KH-UBND, ngày 19/02/2013 về việc phát triển và ứng dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước tỉnh Kon Tum năm 2013; Quyết định số 170/QĐ-UBND, ngày
19/3/2013 phê duyệt Lộ trình “cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan nhà nước” trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai
đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020; Kế hoạch số 2399/KH-UBND, ngày 23/10/2013 về thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở tỉnh Kon Tum giai đoạn 2014-2015.
21
- Toàn tỉnh có 87/102 xã, phường, thị trấn có báo đến trong ngày; 100% xã
phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh có điểm bưu chính, 70 điểm bưu điện văn hóa
xã; 100 % tổng số xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh được phủ sóng di động,
tăng 2% so với năm 2015; mạng truyền dẫn đã được quang hóa đến 98/102 xã,
phường, thị trấn.
- Đã đầu tư và thực hiện phủ sóng phát thanh - truyền hình bằng tiếng 5 thứ
tiếng – tiếng phổ thông, tiếng Xê Đăng, tiếng Ba Na, tiếng Giẻ Triêng, Gia Rai
với nhiều chương trình phát thanh và truyền hình phong phú, đa dạng đã góp phần
quảng bá, giới thiệu thành tựu phát triển kinh tế, trao đổi, học tập kinh nghiệm;
đồng thời đáp ứng một phần nhu cầu thông tin giải trí, nâng cao đời sống tinh thần
của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Đến nay, đã có 87% các thôn, làng
được phủ sóng phát thanh, truyền hình Trung ương, 83% các xã có hệ thống
truyền thanh; 85% hộ gia đình nghe và xem được các chương trình phát thanh,
truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị thông tin tuyên truyền thiết yếu.
- Có 30/30 đơn vị được triể n khai cài đặt, hỗ trợ, hướng dẫn và đưa vào sử
dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành – eOffice. Cổng thông tin điện tử
tỉnh được duy trì và hoạt động ổn định tại địa chỉ: http://www.kontum.gov.vn.
Việc đăng tải tin đã đảm bảo yêu cầu về số lượng tin theo từng lĩnh vực; kịp thời
về thời gian và đáp ứng tốt nhu cầu tiếp cận, khai thác thông tin của các tổ chức,
danh nghiệp, công dân trong và ngoài tỉnh. Đến nay, 100% đơn vi ̣ có trang
thông tin điêṇ tử và đã liên kết vào Cổng thông tin điện tử của tỉnh. Hầu hết các
đơn vị đã thành lập Ban biên tập và có quy chế quản lý và hoạt động của trang
thông tin điện tử nên các trang thông tin điện tử ngày càng hoạt động ổn định,
chất lượng bài đăng ngày càng được nâng cao. Đầu năm 2017, cổng dịch vụ
công trực tuyến tỉnh Kon Tum đã được khai trương, đến nay đã tiếp nhận và giải
quyết trực tuyến 258 hồ sơ.
C. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
Trên cơ sở quy hoạch chung kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch sử dụng
đất giai đoạn 2011-2020, kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu (2011-2015) và
kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Kon Tum(51), việc sử dụng
đất trên địa bàn tỉnh cơ bản phù hợp với các định hướng và quá trình chuyển đổi
cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tổng diện tích đất trên địa bàn tỉnh (theo kết quả điều tra
đến cuối năm 2019) là 967.418 ha, trong đó:
- Về sử dụng đất nông nghiệp: Diện tích đất nông nghiệp 874.465 ha,
không có sự thay đổi nhiều so với năm 2010 (834.923 ha), tuy nhiên diện tích
đất sản xuất nông nghiệp có sự tăng mạnh từ 162.293 ha vào năm 2010 tăng lên
264.674 ha vào cuối năm 2016 do nhu cầu đất canh tác tăng lên với sự gia tăng
dân số, tiếp nhận nhân dân xây dựng kinh tế mới và việc khai hoang, chuyển
một phần đất trống, đất rừng nghèo kiệt sang đất canh tác nông nghiệp. Diện tích
(51)Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020, kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu (2011-2015) được Hội đồng nhân dân
tỉnh thông qua tại 11/2012/NQ-HĐND ngày 12/7/2012, được Chính phủ xét duyệt tại Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày
17/4/2013. Hiện nay việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016-2020)
tỉnh Kon Tum đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định tại Thông báo số 32/TB-BTNMT ngày 28/2/2017, UBND
tỉnh đang trình Chính phủ xem xét phê duyệt.
22
đất lâm nghiệp có phần bị thu hẹp từ 671.914 ha năm 2010 xuống còn 156.456
ha vào năm 2019 do có sự chuyển đổi một phần đất rừng phòng hộ sang đất
rừng sản xuất theo quy hoạch phân loại rừng; việc chuyển đổi mục đích sử dụng
diện tích rừng sản xuất sang trồng các loại cây lâu năm đa mục tiêu như cao su
và phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội của tỉnh; ngoài ra việc khai
thác lâm sản trái phép cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến diện tích rừng.
- Về sử dụng đất chuyên dùng: Diện tích đất chuyên dùng tăng từ 20.846 ha
năm 2010 lên hơn 31.000 ha năm 2019 do việc xây dựng cơ sở hạ tầng để phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh như: nhiều tuyến đường giao thông mới được xây
dựng và mở rộng, xây dựng các công trình hồ, đập thủy lợi, hành lang lưới điện,
các khu, cụm công nghiệp, các trụ sở cơ quan, công trình công cộng khác, ...
- Về sử dụng đất ở: Diện tích đất ở tăng từ 5.597 ha năm 2010 lên 8.335 ha
năm 2019 do quá trình gia tăng dân số và đô thị hoá tăng nhanh, diện tích đất ở
tăng thêm chủ yếu lấy từ đất lâm nghiệp và một phần từ đất chưa sử dụng và đất
nông nghiệp chuyển sang. Trong đó, đất ở tại đô thị chỉ chiếm khoảng 24%
(2.019ha) trên tổng số đất ở.
- Về đất chưa sử dụng: Tỉnh đã có những chính sách hợp lý, khuyến khích
khai thác quỹ đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích nông nghiệp
và phi nông nghiệp; từ năm 2010 đến nay đã đưa gần 53.000 ha diện tích đất
chưa sử dụng vào phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, diện tích chưa sử
dụng còn lại của tỉnh khoảng 49.907 ha.
Bảng 3. Một số chỉ tiêu sử dụng đất chủ yếu trong quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2020 của tỉnh Kon Tum
Điều chỉnh QH Kết quả thực hiện
Tỷ lệ đạt
STT Chỉ tiêu sử dụng đất SDĐ đến năm đến cuối năm
(%)
2020 2019
Tổng diện tích tự nhiên 967.418,38 967.418,37
1 Đất nông nghiệp 883.229,00 874.465,26 99,01
1.1 Đất trồng lúa 17.277,00 17.989,01 104,12
Đất trồng cây hàng năm
1.2 86.494,05 130.865,41 151,30
khác
1.3 Đất trồng cây lâu năm 92.333,32 117.320,31 127,06
1.4 Đất rừng phòng hộ 199.215,03 156.456,40 78,54
1.5 Đất rừng đặc dụng 94.671,00 88.711,29 93,70
1.6 Đất rừng sản xuất 385.344,62 362.373,95 94,04

23
1.7 Đất nuôi trồng thuỷ sản 1.108,04 679,57 61,33
1.8 Đất nông nghiệp khác 6.785,96 69,32 1,02
2 Đất phi nông nghiệp 83.090,00 52.046,04 62,64
2.1 Đất quốc phòng 10.453,12 2.379,70 22,77
2.2 Đất an ninh 94,00 90,85 96,65
2.3 Đất phát triể n ha ̣ tầng 38.923,00 30.954,97 79,53
2.4 Đất ở tại nông thôn 8.216,98 6.315,47 76,86
2.5 Đất ở tại đô thị 2.558,00 2.019,63 78,95
3 Đất chưa sử dụng 1.099,39 40.907,07 3.720,90

D. MỘT SỐ HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN


Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dung đất
cũng như quy hoạch các ngành, lĩnh vực của tỉnh đến năm 2020 cũng đã bộc lộ
những hạn chế, yếu kém nhất định, cụ thể như sau:
I. Hạn chế:
1. Về lĩnh vực kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế không đạt được như kỳ vọng đề ra, cơ cấu
kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng vẫn còn chậm. Thu nhập
bình quân đầu người không đạt mục tiêu quy hoạch. Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã
hội chưa đáp ứng nhu cầu phát triển.
- Sản xuất nông nghiệp còn khó khăn, nhất là các mặt hàng nông sản; việc
chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và
dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt không đạt được mục tiêu như quy
hoạch đề ra. Phát triển quy mô đàn gia súc trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua
còn chậm. Tình hình vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng còn nhiều và diễn
biến phức tạp. Khoanh nuôi phục hồi rừng, trồng rừng phòng hộ đặc dụng, nuôi
dưỡng làm giàu rừng, xây dựng vườn thực vật, giao rừng cho thuê rừng chưa đạt
được mục tiêu kế hoạch đề ra.
- Hoạt động sản xuất công nghiệp chế biến của tỉnh gặp nhiều khó khăn; thị
trường tiêu thụ chưa ổn định. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp còn thấp. Công tác thu hút đầu tư tuy được cải thiện, nhưng một số dự án
chế biến nông - lâm sản vẫn chỉ mới dừng lại ở mức độ sơ chế và chế biến thô,
chưa thu hút được các dự án chế biến tinh, chế biến thành phẩm để mang lại giá
trị kinh tế cao cho địa phương. Dự án sản xuất bột giấy Tân Mai và một số công
trình thủy điện còn chậm tiến độ, không bảo đảm đúng theo kế hoạch đề ra.
- Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu không đạt được mục tiêu kế hoạch.
Xuất khẩu chưa thật sự bền vững và thiếu ổn định, chưa nâng cao chất lượng
hàng hóa. Việc phát triển du lịch chưa tương xứng với tiềm năng và tài nguyên
du lịch của tỉnh.
2. Về lĩnh vực văn hóa – xã hội
24
- Quy mô, mạng lưới trường lớp đã được quan tâm được mở rộng, song vẫn
chưa đồng bộ, số phòng học tạm vẫn còn nhiều do tỉnh có địa bàn rộng, chia cắt;
đội ngũ giáo viên vẫn đang thiếu ở cấp mầm non, tiểu học.
- Mạng lưới y tế hoạt động chưa thực sự hiệu quả, đặc biệt là y tế dự
phòng, y tế cơ sở và chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Trình độ năng lực của y tế cơ
sở ở một số nơi còn hạn chế, thiếu cán bộ có trình độ chuyên khoa, chuyên sâu.
Chất lượng một số dịch vụ y tế, nhất là ở tuyến dưới chưa đáp ứng yêu cầu.
- Hệ thống các thiết chế văn hóa, thể dục thể thao từ tỉnh đến cơ sở có sự
đầu tư nhưng còn chưa đồng bộ, bị hư hỏng, xuống cấp, hiệu quả sử dụng còn
hạn chế. Phong trào thể dục, thể thao quần chúng có bước phát triển nhưng chưa
đều, chất lượng chưa cao; hoạt động thể dục, thể thao, nhất là thể thao thành tích
cao kết quả đạt được còn khiêm tốn và chưa bền vững. Việc xã hội hóa đối với
lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao trên địa bàn tỉnh vẫn còn khó khăn.
- Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế đã có sự chuyển dịch theo đúng
quy hoạch; tuy nhiên, nền kinh tế vẫn phụ thuộc vào nông nghiệp là chính, do đó
tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động vẫn còn chậm. Kết quả đào tạo nghề vẫn còn
nhiều hạn chế; nhận thức của một bộ phận người dân về học nghề còn hạn chế,
tư tưởng trọng bằng cấp, coi nhẹ tay nghề vẫn còn phổ biến. Kết quả giảm nghèo
chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo, phát sinh nghèo còn cao, nhất là hộ đồng bào
dân tộc thiểu số.
- Nguồn kinh phí chi cho khoa học và công nghệ còn thấp; khả năng huy
động vốn xã hội hóa chưa cao nên quy mô triển khai ứng dụng, nhân rộng kết
quả các đề tài, dự án còn hạn chế. Nguồ n nhân lực khoa học và công nghệ của
tỉnh hạn chế về số lượng và chất lượng chưa đảm bảo đáp ứng yêu cầu trong
hoạt động nghiên cứu, tiếp nhận và chuyển giao các thành tựu khoa học và công
nghệ vào sản xuất và đời sống.
3. Quốc phòng, an ninh và công tác đối ngoại
- An ninh chính trị vẫn tiềm ẩn những nguy cơ gây mất ổn định; trật tự an
toàn xã hội có lúc, có nơi còn diễn biến phức tạp. Hoạt động tôn giáo trái pháp
luật còn xẩy ra. Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong thanh thiếu
niên… hiệu quả chưa cao, có thời điểm diễn biến phức tạp, gây bức xúc trong
Nhân dân.
- Công tác bảo vệ an ninh biên giới còn bộc lộ hạn chế, thiếu sót; việc phát
hiện, ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản, lâm sản trái phép có lúc, có nơi
chưa kịp thời; tình trạng khiếu kiện, tranh chấp trên các lĩnh vực đất đai, bồi
thường, giải phóng mặt bằng... còn xảy ra, có vụ việc rất phức tạp.
- Một số lĩnh vực hợp tác với nước ngoài có mặt hiệu quả còn thấp; phối
hợp hoạt động đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân trên
các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa… có mặt hiệu quả chưa cao.
4. Xây dựng, phát triển đô thị, nông thôn
- Tình trạng quy hoạch không đồng bộ và theo quy trình các loại quy
25
hoạch, thậm chí phải làm ngược; việc lập các đồ án quy hoạch các phân khu
chức năng dường như chỉ là hợp thức hóa các loại quy hoạch chi tiết của các dự
án đã được phê duyệt…, thiếu sự tích hợp các loại quy hoạch với quy hoạch sử
dụng đất.
- Khu vực nông thôn và vùng sâu, vùng xa Kon Tum tuy có nguồn tài
nguyên tiềm năng, nhưng do địa hình khó khăn nên hệ thống giao thông vận tải
còn yếu kém, khiến chi phí đầu tư cao và không hiệu quả, dẫn đến sự chênh lệch
trong cán cân phát triển
- Hạ tầng cơ sở chưa phát triển hạn chế các cơ hội và tiềm năng phát triển.
Các thành tựu phát triển kinh tế - xã hội không đến được với vùng nông thôn và
miề n núi, dẫn đến tiếp cận thị trường còn hạn chế, huy động nguồn lực trong
công tác xóa đói giảm nghèo kém hiệu quả, hỗ trợ về nhân lực, tài chính và thể
chế để xây dựng cơ sở hạ tầng còn ít ỏi.
5. Về sử dụng đất
- Một số khu đất tại các vị trí đắc địa, mặc dù đã có chủ đầu tư nhưng vẫn
để trống, không xây dựng công trình, gây mất mỹ quan đô thị và giảm hiệu quả
sử dụng đất.
- Quỹ đất dành cho giáo dục, y tế, các thiết chế văn hóa... vẫn còn thiếu
trầm trọng. Nhiều không gian sinh thái bị xâm hại, nhiều giá trị cảnh quan thiên
nhiên bị chiếm dụng ảnh hưởng đế n quyề n tiếp cận, thụ hưởng người dân.
II. Nguyên nhân:
- Nguyên nhân khách quan: Do tác động của suy thoái kinh tế thế giới và
tình hình sản xuất trong nước khó khăn; một số chính sách về thuế suất giữa các
nước trong khu vực ASEAN có sự thay đổi dẫn đến khó khăn đối với việc tiêu
thụ một số sản phẩm của tỉnh như giấy, đường,... là tỉnh miền núi nghèo, kết cấu
hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng đô thị, giao thông còn nhiều yếu kém, kinh tế còn
phụ thuộc nhiều vào tài nguyên nên việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần có thời
gian lâu dài. Nguồn lực hạn chế, nhất là nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Trình
độ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh còn thấp; hiệu quả sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp chưa cao nên việc tái đầu tư cho sản xuất, hay đầu
tư đổi mới công nghệ, nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm còn
nhiều hạn chế. Các thế lực thù địch, phản động luôn âm mưu, lợi dụng vấn đề
dân tộc, tôn giáo, "dân chủ", "nhân quyền" để chống phá, gây chia rẽ khối đại
đoàn kết các dân tộc. Ngoài ra, việc thay đổi phương pháp tính toán, mốc thời
gian tính toán một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội cũng như các quy định mới đã làm
cho một số chỉ tiêu đã đề ra trong quy hoạch không còn phù hợp với tình hình
thực tế hiện nay.
- Nguyên nhân chủ quan: Bộ máy chính quyền các cấp đã có sự tiến bộ
nhưng chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu phát triển của tỉnh. Ý thức trách
nhiệm thực thi công vụ; vai trò tham mưu, đề xuất của người đứng đầu và cán bộ
công chức ở một số đơn vị chưa cao; một vài nơi vẫn còn tình trạng không sát
công việc, chất lượng tham mưu, đề xuất thấp, chưa kịp thời; sự phối hợp giữa
26
các cơ quan, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ có lúc, có việc chưa tốt. Công tác
kiểm tra, đôn đốc, xử lý các sai phạm có lúc chưa thường xuyên, kịp thời. Cải
cách hành chính, nhất là vấn đề công chức, công vụ, thủ tục hành chính chưa thật
sự mạnh mẽ, đang là một trong những nhân tố cản trở sự phát triển. Các Sở, ban,
ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong quá trình thực hiện các mục
tiêu, chỉ tiêu quy hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương mình còn chưa bám sát
với các mục tiêu, định hướng chung của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh đã đề ra. Một bộ phận đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức có
lúc, có nơi còn bộc lộ tư tưởng chủ quan, thiếu cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn
hoạt động "diễn biến hoà bình", "bạo loạn lật đổ" của các thế lực thù địch. Chất
lượng, hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí,
chống các loại tội phạm còn có mặt chưa đồng bộ, có lúc chưa quyết liệt. Một bộ
phận nhân dân chưa có ý thức vươn lên thoát nghèo, còn trông chờ, ỷ lại vào các
chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
* Kết luận:
Qua gần 9 năm triển khai thực hiện, nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội
của tỉnh Kon Tum đã phát triển theo mục tiêu, định hướng chung của quy hoạch.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục tăng qua các năm, bình quân giai đoạn 2011-
2018 đạt 8,36%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần
tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản. Ngành nông nghiệp và lâm nghiệp tỉnh đã
được cơ cấu lại và phát triển theo đúng định hướng. Giá trị sản xuất và tỷ trọng
ngành công nghiệp tăng mạnh qua các năm. Thương mại, dịch vụ tiếp tục phát
triển. Hệ thống đô thị, nông thôn từng bước được đầu tư, phát triển. Các hoạt
động văn hóa, thể thao diễn ra sôi nổi; lĩnh vực giáo dục, y tế tiếp tục có bước
phát triển; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước được cải thiện;
công tác an sinh xã hội được quan tâm và đạt được nhiều kết quả; cải cách thủ
tục hành chính được thực hiện mạnh mẽ, kỷ luật, kỷ cương hành chính được chú
trọng; quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo;
đối ngoại địa phương ngày càng được mở rộng.
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, còn có một số hạn chế như: Tốc
độ tăng trưởng kinh tế không đạt được như kỳ vọng đề ra, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế vẫn còn chậm. Hệ thống kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh vẫn chưa đồng
bộ và còn nhiều hạn chế. Sản xuất nông nghiệp còn khó khăn, nhất là các mặt
hàng nông sản. Tình hình vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng diễn biến phức
tạp. Hoạt động sản xuất công nghiệp còn khó khăn; thị trường tiêu thụ chưa ổn
định. Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu không đạt được mục tiêu quy hoạch.
Việc phát triển du lịch chưa tương xứng với tiềm năng và tài nguyên du lịch của
tỉnh. Chất lượng giáo dục chưa đồng đều. Chất lượng nguồn nhân lực, khoa học
công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Mạng lưới y tế hoạt động chưa thực
sự hiệu quả. Việc xã hội hóa đối với lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao trên địa
bàn tỉnh vẫn còn khó khăn. Kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững.
E. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC THỰC HIỆN QUY
HOẠCH TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2020

27
Qua quá trình triển khai thực hiện quy hoạch, đến nay một số chỉ tiêu đã đề
ra trong quy hoạch đã không còn phù hợp với tình hình thực tế của địa phương
cũng như các quy định hiện hành(52); tuy nhiên, nhìn chung các mục tiêu, định
hướng phát triển chính của các quy hoạch đề ra vẫn tương đối phù hợp để định
hướng cho việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh và phù hợp với xu thế
phát triển chung của đất nước; hơn nữa thời gian thực hiện còn lại của quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 không còn
nhiều (khoảng 1 năm). Hiện nay Quốc hội đã ban hành Luật Quy hoạch (có hiệu
lực từ ngày 01/01/2019), nên việc rà soát, trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh
quy hoạch là không phù hợp và không thực sự cần thiết. Vì vậy, để việc thực
hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 được
thuận lợi và phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh, cũng như triển khai lập Quy
hoạch tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cần thực
hiện một số nhiệm vụ sau đây:
I. Tiếp tục quán triệt và thực hiện có kết quả các mục tiêu, định hướng phát
triển của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum giai đoạn
2011-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 581/QĐ-
TTg ngày 20/4/2011 và các quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất trên địa
bàn tỉnh. Đối với các chỉ tiêu đề ra trong quy hoạch không còn phù hợp với tình
hình thực tế của tỉnh và các quy định hiện hành thì căn cứ kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016-2020 của tỉnh, kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội hằng năm của tỉnh và các quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức triển khai thực hiện.
II. Khẩn trương triển khai lập, hoàn thiện, trình thẩm định, phê duyệt
Nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm
2050 làm cơ sở để lập Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn
đến năm 2050 theo đúng quy định của Luật Quy hoạch và pháp luật liên quan,
trình thẩm định, phê duyệt đúng tiến độ quy định để triển khai thực hiện.
Trên đây là Báo cáo rà soát, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch tỉnh Kon
Tum đến năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum./.

(52)- Các chỉ tiêu không còn phù hợp với quy định hiện hành như: GDP theo giá so sánh năm 1994, tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu
chí 2005); chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất công nghiệp sẽ được thay bằng chỉ tiêu Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) theo quy
định của Bộ Công thương; chỉ tiêu ‘‘Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm“ được bổ sung là thành phần thứ tư trong việc tính
toán cơ cấu kinh tế chứ không còn là ba thành phần kinh tế như trước đây;...
- Các chỉ tiêu không còn phù hợp với tình hình thực tế tỉnh hiện nay, cụ thể: Một số chỉ tiêu đã thực hiện vượt xa so với quy
hoạch đến năm 2020 như: diện tích sắn, cà phê, cao su, sản xuất điện,.... Một số chỉ tiêu quy hoạch đề ra quá cao, không thực
hiện được như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của giai đoạn 2016-2020, sản lượng nuôi trồng thủy sản, sản lượng bột giấy, sản
lượng gang, các sản phẩm từ cao su,....
28

You might also like