You are on page 1of 6

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH DƯƠNG


NĂM 2022

BỐI CẢNH KINH TẾ TRONG NƯỚC VÀ TỈNH BÌNH DƯƠNG


Năm 2022, tình hình chính trị, kinh tế thế giới, khu vực có nhiều biến động
phức tạp, khó lường; nhiều diễn biến chưa từng có tiền lệ, vượt khỏi khả năng dự
báo. Trên địa bàn tỉnh Bình Dương, nền kinh tế phục hồi khá tốt sau khi chịu ảnh
hưởng do tác động dịch Covid-19 trong năm 2021. Trong 6 tháng đầu năm 2022, hầu
hết các chỉ tiêu kinh tế-xã hội của Tỉnh có mức tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ
năm 2021. Tuy nhiên, do ảnh hưởng tình hình xung đột giữa Nga - Ukraine, giá xăng
dầu, khí đốt tăng cao làm tăng chí phí vận tải, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
lạm phát tăng cao tại nhiều nước trên thế giới làm cầu tiêu dùng của thị trường thế
giới giảm, chính sách Zero-Covid của Trung Quốc nên doanh nghiệp không chủ động
được trong nhập khẩu nguyên vật liệu, làm gián đoạn nguồn cung nguyên liệu cho
sản xuất. Bên cạnh đó, do thiếu hụt lực lượng lao động có tay nghề cao, chậm giải
ngân vốn đầu tư công và phát sinh các khoản tăng chi cho an sinh xã hội. Trong 6
tháng cuối năm 2022, tình hình kinh tế - xã hội của Tỉnh gặp nhiều khó khăn, rõ nét
nhất là từ tháng 7/2022 đến nay, trị giá xuất khẩu hàng hóa của Tỉnh giảm mạnh từ
mức bình quân 3,3 - 3,4 tỷ USD/tháng ở các tháng đầu năm (tháng 01, 3, 4, 5, 6), đến
tháng 7/2022 giảm mạnh chỉ còn 2,9 tỷ USD, tiếp theo giảm dần đến tháng 11/2022
chỉ còn 2,5 tỷ USD, giảm từ 500-900 triệu USD hàng hóa xuất khẩu/1 tháng so với
các tháng đầu năm 2022.
Với quyết tâm cao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã triển khai các Nghị
quyết, văn bản của Chỉnh phủ, Bộ ngành Trung ương và của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh về
phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 theo từng tháng, từng quý nên hoạt động sản
xuất, kinh doanh có xu hướng phục hồi ổn định và đời sống người dân được cải thiện;
tình hình kinh tế - xã hội đạt được nhiều kết quả tích cực.
I. VỀ KINH TẾ
1. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP)
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) ước tăng 8% so với cùng kỳ (kế hoạch tăng
8-8,3%). Trong đó: khu vực I (nông, lâm nghiệp và thủy sản) tăng 3,1% so với cùng
kỳ, đóng góp 0,1 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực II (công
nghiệp - Xây dựng) tăng 8,2% so với cùng kỳ, đóng góp 5,67 điểm phần trăm; khu
vực III (dịch vụ) tăng 9,5% so với cùng kỳ, đóng góp 1,89 điểm phần trăm; Thuế sản
phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 4,6% so với cùng kỳ, đóng góp 0,36 điểm phần trăm.
Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực công nghiệp và xây dựng
đóng góp 69,41% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế, trong
đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế
đóng góp 66,85% (với tốc độ tăng 8,26% so với cùng kỳ); Khu vực dịch vụ đóng góp
20,15%. Riêng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản mức đóng góp 2,95% (cùng kỳ
năm 2011 đóng góp 1,25%), nguyên nhân do chi phí nhập khẩu, chi phí vận chuyển
tăng cao, nguyên liệu khan hiếm nên giá thức ăn chăn nuôi, phân bón và nhiều vật tư
nông nghiệp khác tuy đã ổn định nhưng vẫn còn ở mức cao trong khi giá một số loại
2
nông sản giảm so với cùng kỳ, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản ước tính
năm 2022 tăng 3,12% so với cùng kỳ.
GRDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) năm 2022 đạt 166 triệu
đồng/năm (cùng kỳ năm 2021 đạt 156 triệu đồng/năm).
2. Sản xuất nông nghiệp
Năm 2022, mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn do tác động của biến đổi khí hậu
toàn cầu; bệnh dịch tả heo Châu Phi được kiểm soát nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy
cơ tái phát bệnh; giá các loại sản phẩm chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi có nhiều biến
động... Tuy nhiên Tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai quyết liệt, đồng bộ
các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng
- Trồng trọt: Năm 2022, diện tích các loại cây hàng năm ước tính đạt 19.965
ha, giảm 2,6% so với cùng kỳ, trong đó: cây lúa gieo trồng 5.646 ha, tương ứng giảm
5,7%; diện tích ngô và cây lương thực có hạt khác 374 ha, tăng 0,8%; cây lấy củ có
chất bột 4.552 ha, tăng 0,7%; cây mía 461 ha, giảm 9,4%; cây có hạt chứa dầu 1.027
ha, tăng 1%; cây rau, đậu các loại và hoa 5.907 ha, tăng 0,5% so với cùng kỳ. Diện
tích gieo trồng cây lâu năm năm 2022 ước tính đạt 142.793 ha, tăng 0,8% so với cùng
kỳ, trong đó diện tích cây công nghiệp đạt 134.966 ha, giảm 0,7% so với cùng kỳ.
- Chăn nuôi: Chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao tiếp tục phát triển với 148
trang trại gà; 255 trang trại heo; 45 trang trại vịt; 01 trang trại bò sữa. Tổng đàn trâu
hiện có 4.794 con, bằng 99,8% cùng kỳ; tổng đàn bò 24.987 con, tăng 0,4% so với
cùng kỳ; đàn lợn có 724.499 con, tăng 4,2%; đàn gia cầm 14.691 ngàn con, tăng 6,6%
so với cùng kỳ. Sản lượng thịt gia cầm đạt 57.387 tấn, tăng 9,4% so với cùng kỳ.
Chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục được đẩy mạnh, đời sống vật chất,
tinh thần của dân cư nông thôn ngày một nâng lên. Đến nay, 100% xã đạt chuẩn nông
thôn mới, trong đó có 29/41 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
3. Sản xuất công nghiệp
Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2022 tăng 8,8% so với cùng kỳ. Trong đó,
ngành khai khoáng tăng 14,8% so với cùng kỳ; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
tăng 8,7%; sản xuất và phân phối điện khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa
không khí tăng 7,7%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải
tăng 9,9%.
Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của 448 doanh nghiệp thuộc ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo, cho thấy: Có 13,5% số DN đánh giá tình hình SXKD quý
IV/2022 tốt hơn quý trước; 59,8% số DN đánh giá khó khăn và 26,7% số DN cho
rằng tình hình SXKD ổn định. Trong các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp trong quý IV/2022 so với quý trước, có 54% doanh nghiệp
đánh giá do nhu cầu thị trường quốc tế thấp; 16,1% doanh nghiệp cho rằng do không
tuyển được lao động theo yêu cầu; có 17,8% doanh nghiệp đánh giá do thiếu nguyên
nhiên vật liệu; có 31,6% doanh nghiệp cho rằng do gặp khó khăn về tài chính; 5,3%
doanh nghiệp đánh giá do thiết bị công nghệ lạc hậu.
Dự kiến quý I/2023 so với quý IV/2022, có 50,4% số doanh nghiệp đánh giá
tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và tốt hơn, trong đó có 20% số doanh nghiệp
đánh giá xu hướng sẽ tốt lên; 30,4% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất
kinh doanh ổn định.
3
4. Tình hình thu hút vốn đầu tư trong nước, nước ngoài
- Đầu tư trong nước: Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tính từ đầu
năm đến ngày 15/12/2022, đã thu hút được 6.235 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh
mới, với tổng số vốn là 40.165,5 tỷ đồng; 1.681 doanh nghiệp điều chỉnh tăng vốn,
với tổng số vốn tăng thêm là 62.900 tỷ đồng. Trong kỳ, số doanh nghiệp thành lập
mới tăng 20,3% so với cùng kỳ, số vốn đăng ký mới tăng 4,9% so với cùng kỳ; số
doanh nghiệp điều chỉnh vốn tăng 56,4% so với cùng kỳ và vốn đăng ký tăng 34,3%.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Từ đầu năm đến ngày 15/12/2022, đã thu hút 3,1
tỷ đô la Mỹ, tăng 48,8% so với cùng kỳ. Trong đó: số dự án cấp giấy chứng nhận đầu
tư mới 69 dự án với tổng số vốn đăng ký là 1,9 tỷ đô la Mỹ (tương ứng giảm 2,8% và
tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ) và 22 dự án điều chỉnh vốn (giảm 18,5% so với cùng
kỳ) với tổng vốn là 23,7 triệu đô la Mỹ (bằng 2,9% so với cùng kỳ); số dự án góp
vốn, mua cổ phần 172 dự án (tăng 3,6% so với cùng kỳ) với tổng vốn 1.169,7 triệu đô
la Mỹ (tăng 74,3% so với cùng kỳ).
5. Thương mại, dịch vụ
Tỉnh đã thực hiện hiệu quả chương trình bình ổn thị trường, dự trữ hàng hóa
trong dịp Tết Nguyên đán 2022, không xảy ra tình trạng khan hiếm, sốt giá; tình hình
cung ứng xăng dầu có thời điểm xảy ra hiện tượng thiếu cục bộ nhưng đã được chỉ
đạo giải quyết kịp thời; tổ chức tiếp xúc các hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng để
kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2022 đạt
269.290 tỷ đồng, tăng 16,8% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa
đạt 183.272 tỷ đồng, chiếm 68,1% tổng số, tăng 13% so với cùng kỳ; doanh thu hoạt
động dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành đạt 25.197 tỷ đồng, tăng 43,6% so với
cùng kỳ.
6. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội
Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2022 đạt 150.188 tỷ đồng, so với cùng
kỳ tăng 14,8%. Trong đó: nguồn vốn ngoài nhà nước 79.327 tỷ đồng, so với cùng kỳ
tăng 15,8% và 52,8%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 60.484 tỷ đồng, tăng 19,5% và
chiếm 40,3% tổng nguồn vốn. Theo báo cáo kho bạc nhà nước tỉnh, tình hình giải
ngân kế hoạch đầu tư công từ đầu năm đến ngày 15/12/2022 là 4.404 tỷ đồng, đạt
50,6% kế hoạch.
Việc thực hiện vốn đầu tư công trong năm 2022 chưa đạt kỳ vọng, do còn tồn
tại một số nguyên nhân bất cập chưa thể khắc phục triệt để. Bên cạnh đó, một số
nguyên nhân như: giá nguyên vật liệu xây dựng tăng đột biến trong thời gian qua
cũng ảnh hưởng nhất định đến tiến độ thực hiện của nguồn vốn đầu tư công, có tình
trạng nhà thầu thi công cầm chừng để chờ giá vật liệu hạ nhiệt, nhất là những nhà
thầu ký hợp đồng với đơn giá cố định.
7. Hoạt động xuất, nhập khẩu
Hoạt động xuất nhập khẩu năm 2022 duy trì tăng trưởng ổn định trong 6 tháng
đầu năm 2022, tuy nhiên trong 6 tháng cuối năm 2022 các ngành xuất khẩu chủ lực
của tỉnh (gỗ, dệt may, da giày) gặp một số khó khăn do nguyên phụ liệu sản xuất
thiếu hụt (Trung Quốc, Nhật Bản thực hiện chống dịch nghiêm ngặt); lạm phát tại các
thị trường tiêu thụ đều tăng cao làm ảnh hưởng sức mua, đơn hàng và đơn giá của
doanh nghiệp đều sụt giảm.
4
Năm 2022, trị giá xuất khẩu hàng hoá ước đạt 34,7 tỷ USD, tăng 6% so với
cùng kỳ. Trong đó: khu vực kinh tế trong nước 6,5 tỷ USD, tăng 6,1%; khu vực kinh
tế có vốn đầu tư nước ngoài 28,2 tỷ USD, tăng 6%. Thị trường Mỹ chiếm tỷ lệ cao
nhất với kim ngạch xuất khẩu đạt 11,6 tỷ USD, chiếm 33,5% và tăng 2,7% so với
cùng kỳ; Thị trường EU đạt 3,7 tỷ USD, tương ứng chiếm 10,6% và tăng 7%; Nhật
Bản đạt 3,5 tỷ USD, chiếm 10,2% và tăng 5,6%; Hàn Quốc đạt 3,3 tỷ USD, chiếm
9,4% và tăng 5,7%; Đài Loan đạt 2,7 tỷ USD, chiếm 7,7% và tăng 3,2%; Hồng Kông
đạt 2,5 tỷ USD, chiếm 7,3% và tăng 2,4%.
Trị giá nhập khẩu hàng hóa ước đạt 25,6 tỷ USD, tăng 0,03% so với cùng kỳ.
Trong đó: khu vực kinh tế trong nước 3,7 tỷ USD giảm 0,02%; khu vực kinh tế có
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 21,9 tỷ USD, tăng 0,04%. Trung Quốc vẫn là thị
trường nhập khẩu lớn nhất của tỉnh với kim ngạch nhập khẩu đạt 11,6 tỷ USD, chiếm
45,4% và tăng 0,1% so với cùng kỳ, Nhật Bản đạt 3,2 tỷ USD, tương ứng chiếm
12,4% và tăng 0,8%; Đài Loan đạt 2,5 tỷ USD, chiếm 9,8% và tăng 3,6%; Hàn Quốc
đạt 1,8 tỷ USD, chiếm 6,9% và tăng 0,4%; thị trường EU đạt 1,3 tỷ USD, chiếm 5%
và tăng 0,4%; Thái Lan đạt 1 tỷ USD, chiếm 3,9% và tăng 3,5%.
Cán cân thương mại hàng hóa trong năm 2022 xuất siêu 9,1 tỷ USD, trong đó:
khu vực kinh tế có vốn đầu tư trong nước xuất siêu 2,9 tỷ USD, khu vực kinh tế có
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài xuất siêu 6,2 tỷ USD.
7. Chỉ số giá tiêu dùng
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2022 tăng 3% so với cùng kỳ. Trong
11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 9 nhóm hàng có chỉ số tăng: nhóm hàng ăn
và dịch vụ ăn uống tăng 3,9%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,6%; nhóm may mặc,
mũ nón, giày dép tăng 0,5%; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng
tăng 1,4%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,3%; nhóm giao thông tăng
10,6%; nhóm giáo dục tăng 0,9%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,16%;
nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 1,39%. Chỉ số nhóm thuốc và dịch vụ y tế tương
đối ổn định. Riêng nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,04%. Giá vàng bình quân năm
2022 tăng 1,8% so với cùng kỳ; Giá đô la Mỹ bình quân tăng 2,2% so với cùng kỳ.
9. Tài chính
Theo báo cáo của Sở Tài chính tỉnh, tổng thu ngân sách nhà nước năm 2022
ước thực hiện 61.940 tỷ đồng, đạt 91,4% so với cùng kỳ. Trong đó: Thu nội địa
43.440 tỷ đồng, bằng 89,8% so cùng kỳ; Thu từ lĩnh vực xuất, nhập khẩu 18.500 tỷ
đồng, bằng 95,4% so với cùng kỳ.
Tổng chi cân đối ngân sách năm 2022 ước thực hiện 20.409 tỷ đồng, bằng
77,5% so với cùng kỳ. Trong đó: Chi đầu tư phát triển thực hiện 8.816 tỷ đồng, bằng
88% so với cùng kỳ.
10. Ngân hàng
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Bình Dương, tổng
nguồn vốn huy động trên địa bàn đến ngày 31/12/2022 đạt 285.771 tỷ đồng, tăng
7,1% so với năm 2021. Dư nợ cho vay ước đạt 289.592 tỷ đồng, tăng 14% so với
cùng kỳ. Trong đó: Dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 158.089 tỷ đồng, chiếm 54,6%/tổng
dư nợ, tăng 19,6% so với cùng kỳ; Dư nợ cho vay trung, dài hạn đạt 131.503 tỷ đồng,
chiếm 45,4%, tăng 7,8%. Nợ xấu là 1.741 tỷ đồng, chiếm 0,6%/tổng dư nợ, tỷ lệ nợ
xấu nằm trong giới hạn cho phép.
5
11. Bảo hiểm
Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội tỉnh, số người tham gia đến ngày
31/12/2022, bảo hiểm xã hội bắt buộc là 1.035.082 người, tăng 11,6% so với cùng kỳ;
bảo hiểm xã hội tự nguyện là 11.338 người, giảm 3,2% so với cùng kỳ; bảo hiểm thất
nghiệp là 1.016.761 người, tăng 11,7% so với cùng kỳ; bảo hiểm y tế 2.281.250 người,
tăng 3,1% so với cùng kỳ. Tổng số thu ước tính đến ngày 31/12/2022 là 25.467 tỷ
đồng, tăng 15,7% so với cùng kỳ. Tổng số nợ đến thời điểm 31/12/2022 ước tính 618,8
tỷ đồng, đạt chỉ tiêu phấu đấu giảm nợ Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao.
II. MỘT SỐ TÌNH HÌNH XÃ HỘI
1. Thực hiện công tác đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết việc làm
Theo báo cáo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh, trong năm 2022
công tác an sinh, phúc lợi xã hội; các chế độ, chính sách cho người có công, đối
tượng chính sách, đối tượng xã hội, người nghèo và công nhân lao động trong dịp Lễ,
Tết được quan tâm triển khai thực hiện chu đáo. Tỉnh đã chi hơn 755 tỷ đồng dịp Tết
Nguyên đán 2022, dịp Lễ 27/7; xây dựng, sửa chữa 97 căn nhà tình nghĩa (kinh phí
6,6 tỷ đồng); tặng 119 sổ tiết kiệm (kinh phí 194 triệu đồng).
Công tác dạy nghề, phát triển thị trường lao động được tiếp tục chú trọng; các
hoạt động kết nối cung - cầu lao động, tổ chức các sàn, các phiên giao dịch việc làm,
tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động được tăng cường; tập trung cho các
hoạt động hỗ trợ, thu hút người lao động quay trở lại nơi làm việc, cho vay giải quyết
việc làm; giải ngân hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động theo Quyết định số
08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay toàn tỉnh đã chi
trả hỗ trợ tiền thuê nhà cho 1.573.726 lao động với tổng kinh phí phê duyệt hơn 973,8
tỷ đồng. Trong năm 2022, tỉnh cũng đã tạo việc làm mới cho 38.159 lao động (kế
hoạch 2022: 35.000 lao động). Có hơn 37.700 lao động trên địa bàn nghỉ không
lương, tạm hoãn hợp đồng lao động và có trên 250.000 lao động bị ảnh hưởng phải
giảm giờ làm.
Tính đến tháng 10/2022 trên địa bàn tỉnh còn 4.093 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ
1,23%; 2.960 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 0,89% trên tổng số hộ. Tỷ lệ hộ nghèo theo
chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều của tỉnh < 2,3%.
2. Hoạt động giáo dục, đào tạo
Việc thực hiện chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ vào hoạt động dạy, học,
kiểm tra đánh giá được ngành giáo dục chú trọng; chất lượng dạy ngoại ngữ, tin học
được nâng cao phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới. Năm học 2021-
2022, chất lượng giáo dục các cấp tiếp tục được duy trì ổn định: kết quả kỳ thi học
sinh giỏi cấp quốc gia năm 2022 đạt 34 giải; kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông
năm 2022 với tỷ lệ thí sinh tốt nghiệp đạt 99,75%; điểm trung bình chung các môn thi
là 7,021 điểm, xếp hạng 03/63 tỉnh, thành phố.
3. Hoạt động y tế
Tập trung kiện toàn bộ máy ngành y tế từ tuyến tỉnh đến tuyến xã. Các cơ sở
khám chữa bệnh đảm bảo tốt việc trực khám và điều trị bệnh cho người dân. Thực
hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và các bệnh
truyền nhiễm khác, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; tập trung triển khai thần tốc
6
tiêm chủng vắc-xin bảo đảm an toàn, hiệu quả và làm sạch dữ liệu tiêm chủng trên
cổng thông tin quốc gia; hoàn thành việc tiêm mũi thứ 3, đẩy mạnh tiêm mũi thứ 4 và
tiêm chủng cho trẻ em. Theo số liệu của Trung Tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, từ đầu
năm đến ngày 14/12/2022, ghi nhận 96.116 ca mắc Covid-19, gồm: 96.107 ca mắc
cộng đồng và 09 trường hợp nhập cảnh. Đã thực hiện tiêm 7.527.066 liều vắc xin
Covid-19, trong đó: mũi 1: 2.851.092 liều, mũi 2: 2.484.443 liều, mũi 3: 1.791.654
liều và mũi 4: 399.877 liều.
4. Hoạt động văn hóa
Tổ chức nhiều hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, tuyên truyền các
ngày lễ, kỷ niệm; các hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc sắc mừng Đảng, mừng Xuân
Nhâm Dần 2022 tạo không khí vui tươi, phấn khởi, đáp ứng hưởng thụ văn hóa tinh
thần của Nhân dân. Các thiết chế văn hóa, thể thao và di tích từ cấp tỉnh đến cơ sở
tiếp tục được quan tâm đầu tư xây dựng, tu bổ, tôn tạo.
Hoạt động vui chơi, giải trí thể dục thể thao và hoạt động lễ hội, tín ngưỡng,
tôn giáo diễn ra sôi nổi, đa dạng và an toàn, tạo sự phấn khởi, đáp ứng nhu cầu và
nâng cao đời sống tinh thần nhân dân. Tham gia và đạt nhiều thành tích cao tại các
hội diễn, liên hoan văn hóa nghệ thuật và thư viện toàn quốc. Tổ chức rất thành công
Đại hội thể dục thể thao tỉnh lần thứ VI năm 2022, tham dự và đạt thành tích cao tại
nhiều sự kiện thể thao lớn, nhất là SEA Games 31. Tham dự Đại hội Thể thao Đông
Nam Á lần thứ 31, đoàn vận động viên của tỉnh đạt 05 huy chương vàng, 08 huy
chương bạc và 01 huy chương đồng. Năm 2022, các đội tuyển thể thao tỉnh đã tham
gia thi đấu 129 giải thể thao, đạt tổng số 685 huy chương các loại.
5. Tình hình trật tự xã hội, tai nạn giao thông, phòng cháy, chữa cháy, cứu
nạn, cứu hộ
Theo báo cáo của Ban An toàn giao thông tỉnh, năm 2022 xảy ra 602 vụ tại
nạn giao thông, giảm 7,5% so với cùng kỳ, làm chết 316 người, tăng 54,9% so với
cùng kỳ, bị thương 463 người, giảm 21,8% so với cùng kỳ.
Năm 2022 xảy ra 18 vụ cháy, giảm 25% so với cùng kỳ, ước tính giá trị thiệt
hại 51,9 tỷ đồng (8 vụ cháy), còn 10 vụ cháy chưa xác định được giá trị thiệt hại./.

CỤC THỐNG KÊ BÌNH DƯƠNG

You might also like