You are on page 1of 3

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID 19 TỚI NỀN KINH TẾ

VĨ MÔ CỦA VIỆT NAM


a. Ảnh hưởng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế
 Giai đoạn 2020-2021 được coi là một năm của những khó khăn và thách thức khi
đồng thời phải vừa phát triển kinh tế vừa phải chống chọi với đại dịch Covid 19
trước diễn biến phức tạp.
 Trong năm 2020 Việt Nam duy trì tăng trưởng kinh tế với tốc độ GDP ước tính là
2,91% (theo tổng cục thống kê Việt Nam). Nhờ vậy, Việt Nam trở thành một
trong 3 quốc gia Châu Á có mức tăng trưởng tích cực, tuy nhiên con số này đã sụt
giảm mạnh so với cùng kì năm 2019 (7,02%)
 Đến đầu năm 2021, nhờ thực thi các gói kích cầu kinh tế của CP cùng với NHTW
kết hợp với chương trình tiêm Vaccine Covid 19, kinh tế Việt Nam đã được phục
hồi và cải thiện đáng kể.
 Trong quý 1 GDP tăng là 4,48% và ở quý 2 lên đến 6,61% tăng trưởng dần theo
từng quý cho thấy nối tiếp năm 2020 thì Kinh tế Vĩ mô của nước ta tiếp tục ổn
định, xu hướng hồi phục của nền kinh tế ngày càng rõ nét hơn. Mặc dù bùng phát
dịch lần thứ 4, GDP 6 tháng đầu của VN lên tới 5,64%, tăng hơn gấp 3 lần so với
cùng kì năm 2020.
 Trong mức tăng chung của nền kinh tế thì khu vực Nông -lâm-thủy sản đóng góp
3,82%,dịch vụ tăng 3,96 %, Công nghiệp và xây dựng tăng 8,36%. Điểm sáng của
ngành kinh tế là Sản xuất Công nghiệp tăng trưởng mạnh 8,91 % đóng góp tích
cực cho tình trạng xuất khẩu (tăng 28.4%)
 Tuy nhiên những con số ấy cũng đã không giữ được trước ảnh hưởng mạnh mẽ
của dịch Covid với nhiều biến chủng mới và tốc độ lây lan tăng nhanh chóng mặt.
 Quý 3/2021 GDP giảm mạnh 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu
nhất của GDP quý VN. Trong đó, khu vực công nghiệp và xây dựng và khu vực
dịch vụ giảm rất sâu, lần lượt ở các mức giảm 5,02% và giảm 9,28%. Theo đại
diện Tổng cục Thống kê, dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt
động thương mại và dịch vụ. Ngành Nông -lâm- thủy sản là ngành duy nhất với
mức tăng trưởng là 1.04%, Công nghiệp và xây dựng tăng trưởng -5.02%. Dịch vụ
là ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất do đại dịch Covid, giảm sâu tới 9.28% .
b. Ảnh hưởng đến mục tiêu ổn định giá cả
 Có thể nói năm 2020 dịch bệnh khó lường đã khiến tăng trưởng ở các lĩnh vực,
ngành hầu như bị chậm lại. Những mục tiêu kiềm chế lạm phát đã được coi là
kiểm soát thành công. Lạm phát bình quân năm 2020 tăng 2,31% so với bình quân
năm 2019, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra là dưới 4%, là mức thấp nhất trong giai
đoạn 2016-2020. Tháng 1 là thời điểm CPI tăng cao nhất là 1,23% và giảm mạnh
nhất là 1,54% vào tháng 1.CPI bình quân năm 2020 tăng chủ yếu do: giá các mặt
hàng lương thực tăng 4,51% trong đó riêng giá gạo tăng 5,14%; giá các mặt hàng
thực phẩm tăng 12,28% trong đó riêng giá thịt lợn tăng 57,23% giá thịt chế biến
tăng 21,59%... Bên cạnh đó có một số yếu tố góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI
năm 2020: giá các mặt hàng thiết yếu như xăng, dầu giảm 23,03%; nhu cầu đi lại,
du lịch trọn gói của người dân giảm 6,24% do ảnh hưởng của dịch Covid-19
 Tính chung 10 tháng năm 2021, CPI tăng 1,81% so với cùng kỳ năm trước, có thể
thấy đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Lạm phát cơ bản 10 tháng tăng
0,84%. So với cùng kỳ thì trong 11 nhóm hàng tiêu dùng chính có 8 nhóm tăng giá
và 3 nhóm giảm giá. Nhóm tăng giá đó là: Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 2,16%;
nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,07%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống
tăng 0,14%; nhóm giao thông tăng cao nhất với 16,52%. Ngược lại, ở nhóm giảm
giá đó là: nhóm văn hóa, giải trí, du lịch giảm 0,49% do giá của dịch vụ du lịch
khách sạn giảm vì tác động của dịch covid-19; nhóm bưu chính, viễn thông giảm
0,9%; nhóm giáo dục giảm 2,16% do miễn giảm học phí của một số tỉnh. Bên cạnh
đó giá các mặt hàng thực phẩm trong 10 tháng cũng giảm 0,4% giá thịt lợn giảm
8,45%; giá thịt gà giảm 0,74%. Nhìn chung dịch covid-19 đã gây ra nhiều sự tăng
giảm về giá cả nhưng Chính phủ vẫn duy trì được mức lạm phát ổn định theo như
mức đề ra (dưới 4%).
c. Ảnh hưởng tới mục tiêu việc làm
 Về thị trường lao động năm 2020-2021 lực lượng lao động có xu hướng giảm,
người lao động mất việc làm gia tăng do tác động của covid-19. Theo cơ quan
thống kê trong 9 tháng năm 2021 số người có việc làm giảm sâu so với cùng kỳ
năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng lên mức cao nhất chưa từng
thấy. Thu nhập bình quân tháng của người lao động cũng vì thế mà sụt giảm
nghiêm trọng.
 Thiếu việc làm trong độ tuổi quý II năm 2021 là 1,1 triệu người, tăng 173,5 nghìn
người so với quý trước và giảm 137,1 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ
lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý II năm 2021 là 2,60%, tăng 0,4
điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,38 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm
trước. Sự bùng phát nhanh hơn, mạnh hơn, khó kiểm soát hơn của dịch Covid-19
lần thứ tư đã làm tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành
thị tăng cao hơn so với khu vực nông thôn (tương ứng là 2,80% và 2,49%).
d. Ảnh hưởng tới mục tiêu kinh tế đối ngoại
 Theo Tổng cục Thống kê, mặc dù đại dịch COVID-19 bùng phát từ, song cả năm
2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vẫn đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm
2019. Thậm chí, năm 2020 còn có 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ
USD, trong đó, 24 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD, 9 mặt hàng có
kim ngạch trên 5 tỷ USD và 6 mặt hàng có kim ngạch trên 10 tỷ USD.
 Năm 2021, dù dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, thời gian giãn
cách xã hội áp dụng tại nhiều tại các tỉnh, thành phố lớn của cả nước, song tình
hình xuất nhập khẩu vẫn ghi nhận nhiều điểm sáng. Theo số liệu của Tổng cục Hải
quan, đến hết ngày 15/9/2021, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt gần
454.58 tỷ USD. Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu đạt gần 225,2 tỷ USD, tăng
19,8% tương ứng tăng 37,15 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2020; tổng trị giá nhập
khẩu của cả nước đạt 229,38 tỷ USD, tăng 32,2% (tương ứng tăng 55,92 tỷ USD)
so với cùng kỳ năm 2020.
 Kinh tế đối ngoại cũng đã góp phần tích cực vào việc đưa Việt Nam từ quốc gia
đói nghèo trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu lương thực lớn nhất thế
giới, có mức thu nhập trung bình và luôn đạt mức tăng trưởng kinh tế. Kể từ năm
2020, đại dịch COVID-19 bùng phát, khiến hầu hết các nền kinh tế, kể cả các nền
kinh tế tăng trưởng âm, nhưng Việt Nam là một trong ba quốc gia có mức tăng
trưởng kinh tế dương, (+2,91%) năm 2020.

e. • Giai đoạn 2020-2021 được coi là một năm của những khó khăn và thách thức khi
đồng

You might also like