You are on page 1of 7

Tình hình

Lạm phát toàn cầu từ đầu năm đến nay có xu hướng giảm dần sau thời gian các
nước đồng loạt tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát cùng với giá năng lượng giảm. Việt
Nam tiếp tục thuộc nhóm các nước kiểm soát tốt lạm phát khi CPI tháng 9/2023 tăng
3,66% so với tháng 9/2022.
Lạm phát Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 1,13% trong tháng 9, do đó tăng từ
3,0% (so cùng kỳ) trong tháng 8 lên 3,66% (so cùng kỳ) vào tháng 9 năm 2023, tiếp
tục xu hướng tăng mạnh mẽ kể từ tháng 6. Lạm phát tăng khá mạnh do giá lương thực,
thực phẩm cũng như nhà ở và vật liệu xây dựng tăng cao. Trong 11 nhóm hàng tiêu
dùng chính, có 10 nhóm tăng giá, riêng nhóm bưu chính viễn thông giảm giá.
- Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng là nhóm có chỉ số giá tháng 9/2023 so với
cùng kỳ năm trước tăng cao nhất với 7,33%, làm CPI tăng 1,38 điểm phần
trăm do giá vật liệu xây dựng và giá nhà ở thuê tăng.
- Nhóm giáo dục tăng 7,25% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI tăng 0,45 điểm
phần trăm, nguyên nhân do một số địa phương tăng học phí trường công lập
năm học 2023-2024 theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Đồng
thời, các trường dân lập và tư thục cũng tăng học phí để bù đắp chi phí hoạt
động thường xuyên, nâng cao chất lượng đào tạo.
- Nhóm giao thông tháng 9/2023 tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI
chung tăng 0,31 điểm phần trăm, trong đó giá xăng dầu tăng 5,64% do từ
tháng 9/2022 đến nay giá xăng A95 tăng 3.010 đồng/lít; xăng E5 tăng 2.410
đồng/lít và dầu diezen tăng 1.060 đồng/lít.
- Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 3,04% làm CPI tăng 0,08 điểm phần trăm, do
chi phí đầu vào sản xuất tăng.
- Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,87%, tác động làm CPI chung tăng
0,98 điểm phần trăm, trong đó nhóm lương thực tăng 10,49%; thực phẩm tăng
1,17%; ăn uống ngoài gia đình tăng 4%.
- Bên cạnh đó, nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 2,06%; nhóm thiết bị và
đồ dùng gia đình tăng 1,79%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 1,37%;
nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,58%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng
5,93%.
- Chỉ số giá nhóm bưu chính viễn thông giảm 1,29% so với cùng kỳ năm trước
do giá điện thoại cố định và di động giảm.
(Tình hình giá - TCTK)
Ngược lại với lạm phát CPI, lạm phát cơ bản (không bao gồm lương thực,
nhiên liệu và giá do chính phủ quản lý) tiếp tục giảm từ 4,0% (so với cùng kỳ) vào
tháng 8 năm 2023 xuống còn 2,8% (so cùng kỳ) vào tháng 9 (Hình 1).

Hình 1: Đóng góp vào lạm phát CPI (% & điểm %, năm/năm).
Nguồn: World Bank Việt Nam
Tính chung 9 tháng đầu năm 2023, CPI tăng 3,16%. Lạm phát cơ bản có xu
hướng đi xuống, từ 4,33% vào tháng 6 còn 3,8% vào tháng 9, nhưng bình quân 9
tháng vẫn cao, tăng 4,49% so với cùng kỳ 2022, và cao hơn mức tăng CPI bình quân
chung. (Báo cáo KTXH - TCTK)
Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng
10/2023 tăng nhẹ 0,08% so với tháng trước. So với tháng 12/2022, CPI tháng Mười
tăng 3,2% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,59%. Bình quân 10 tháng năm 2023,
CPI tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 4,38%. (Báo cáo
KTXH - TCTK)

Từ trạng thái nóng sôi sùng sục thời điểm đầu năm rồi chuyển sang giảm sâu
thời điểm giữa năm, sự biến động của lãi suất cũng cho thấy bức tranh thị trường vốn
đầy kịch tính của kinh tế VN năm 2023.
Thời điểm đầu năm, thị trường lãi suất diễn ra cuộc đua hút khách gửi tiền giữa
các ngân hàng (NH). Trong khi mặt bằng tiết kiệm đang khoảng 7%, "đùng một cái",
nhiều nhà băng đẩy lãi suất huy động trên mức 9%/năm. Thậm chí ABBANK,
Saigonbank… còn hút khách với mức 10 - 12%/năm. Các "anh cả" trong ngành như
Vietcombank cũng không ngoại lệ khi xuất hiện mức lãi huy động trên 8%/năm, gửi
tại quầy còn được cộng thêm. Đường đua lãi suất nóng nhanh khiến khách hàng chóng
mặt vì cứ vừa gửi xong thì tiết kiệm lại tăng.
Lãi suất tiết kiệm cao kéo theo lãi vay cũng tăng lên mức khủng. Doanh nghiệp
vay sản xuất kinh doanh đối diện với mức lãi từ 10 - 12%/năm, còn cá nhân từ 13 -
16%/năm. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn, lãi vay cao khiến hệ thống sản
xuất gặp khó.
Vào thời điểm tháng 10/2023, lãi suất huy động của các NH lớn như
Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank cao nhất chỉ 5,8%/năm ở các kỳ hạn dài
từ 12 tháng trở lên. Còn đối với kỳ hạn dưới 6 tháng chỉ còn từ 3 - 3,8%/năm; 6 tháng
còn 4,7%/năm. Đối với nhóm NH cổ phần như ACB, Sacombank, VPBank... có mức
lãi huy động kỳ hạn 6 tháng từ 5 - 5,7%/năm. Một số NH khác có mức lãi suất 6 tháng
nhỉnh hơn như NAM A BANK, NCB, PVCombank… từ 6 - 6,5%/năm. Tuy nhiên, lãi
suất cao nhất của các nhà băng cũng không vượt quá con số 7%/năm. Như vậy so với
thời điểm tháng 1, lãi suất huy động tiền gửi của các NH giảm 2 - 5%/năm, đặc biệt ở
các kỳ hạn dài có mức sụt giảm nhanh hơn so với ngắn hạn. Trên thị trường liên NH,
lãi suất tiền đồng về sát mức 0% ở những kỳ hạn dưới 1 tháng - đây là mức lãi suất
thấp nhất diễn ra vào thời điểm dịch Covid-19 năm 2021.
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED), NH Trung ương châu Âu (ECB), NH Trung
ương Anh liên tục nâng lãi suất lên cao.
Việt Nam đang phải đối mặt với khó khăn, thể hiện rõ qua tốc độ tăng trưởng
GDP nửa đầu năm 2023 chỉ đạt 3,7% so với cùng kỳ, chậm lại đáng kể so với tốc độ
8% của năm 2022. Đây là một trong những lý do khiến lãi suất tại VN hạ sớm hơn
Fed. Một lý do khác là tình trạng suy giảm tín dụng. Trong khi hầu hết các nền kinh
tế, ASEAN vẫn ghi nhận tăng trưởng tín dụng tốt, VN lại là ngoại lệ. Tăng trưởng tín
dụng ở VN đã chậm lại đáng kể từ tháng 11.2022 và vẫn chưa chạm đáy.(Thị trường
LS)

Các chính sách tài khóa và tiền tệ


Năm 2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 30/2022/
UBTVQH 15 ngày 30/12/2022 về giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ
nhờn; ngày 14/4/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 12/2023/NĐ-CP về gia hạn
nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập DN, thuế thu nhập cá nhân và tiền
thuê đất năm 2023, số tiền thuế, tiền thuê đất được xem xét gia hạn khoảng 110 nghìn
tỷ đồng…Các chính sách trên có phạm vi, mức độ hỗ trợ lớn là những giải pháp hợp
lý, kịp thời giúp cho các DN và người dân tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh
doanh. Các chính sách này đã giảm áp lực về nghĩa vụ thuế, tiền thuê đất trong một
thời hạn nhất định; giảm chi phí tài chính, hỗ trợ thanh khoản và dòng tiền; tạo thêm
nguồn lực để DN, người dân tập trung vào sản xuất, kinh doanh.
Ngày 24/6/2023, Quốc hội ban hành Nghị quyết 101/2023/QH15, trong đó có
nội dung giảm 2% thuế GTGT trong 6 tháng cuối năm 2023, áp dụng đối với hầu hết
các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10% (còn 8%).
Việc giảm 2% thuế GTGT giúp giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành, giá bán của
hàng hóa, dịch vụ cũng góp phần giảm lạm phát. Đối với DN, việc giảm thuế GTGT
đối với hầu hết các hàng hóa, dịch vụ sẽ góp phần giảm chi phí đầu vào, giảm giá
thành hàng hóa, dịch vụ, tăng mức tiêu thụ, góp phần ổn định và thúc đẩy sản xuất
kinh doanh phát triển, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Người tiêu dùng
sẽ được hưởng lợi khi giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ giảm.
Về vấn đề tháo gỡ khó khăn cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động
sản, Chính phủ cũng đã ban hành và sửa đổi nhiều nghị định, như Nghị định 65, Nghị
định 08,...
Khi giá xăng dầu thế giới tăng cao, Chính phủ dùng quỹ bình ổn giá xăng dầu,
giảm thuế nhập khẩu để giữ ổn định giá tránh việc tăng giá xăng dầu quá cao. Đồng
thời, hỗ trợ giá cho một số ngành có chi phí xăng dầu chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí
sản xuất. Tại kỳ điều hành gần nhất vào ngày 21/9, giá xăng E5 RON 92 tăng 726
đồng/lít, lên 24.197 đồng/lít; xăng RON 95 tăng 877 đồng/lít, lên 25.748 đồng/lít. Bên
cạnh đó, các mặt hàng dầu diesel, dầu hỏa và dầu ma-dút cũng đồng loạt tăng giá. Tuy
nhiên, liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định chỉ chi quỹ ở mức 300 đồng/lít
đối với xăng E5 RON 92, xăng RON 95, dầu hỏa và dầu diesel.
Về thị trường lãi suất, tín dụng, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn, lãi
vay cao khiến hệ thống sản xuất gặp khó, nhằm kéo mặt bằng lãi suất đi xuống, từ
tháng 3 - 6.2023, NHNN đã ra 4 quyết định giảm lãi suất điều hành với tổng mức
giảm khoảng 2%. Động thái này đã dần giúp thị trường lãi suất hạ nhiệt nhưng chủ
yếu ở đầu huy động, còn với lãi vay thì các NH dè dặt nhìn nhau giảm nhỏ giọt. Thị
trường lao vào cuộc đua mới, đua giảm lãi suất tiết kiệm, đảo ngược hoàn toàn so với
nửa đầu năm. Một số nhà băng liên tục điều chỉnh bảng lãi suất, có tháng tới vài lần.
NHNN đã thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp để phấn đấu giảm lãi suất cho
vay nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân theo tinh thần chỉ đạo của
Quốc hội và của Chính phủ tại Nghị quyết 43 và Nghị quyết 11.
NHNN cũng quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND (hiện ở mức
4,5%/năm) của TCTD đối với khách hàng nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn nhằm
giảm chi phí vốn vay, tăng khả năng tiếp cận vốn vay theo chỉ đạo của Chính phủ.
Theo báo cáo, đến nay, mặt bằng lãi suất thị trường đã dần ổn định, nhiều NHTM đã
giảm lãi suất cho vay. Hiện lãi suất cho vay VND phát sinh mới của các NHTM ở
mức khoảng 9,3%/năm (giảm 0,65%/năm so với cuối năm 2022).
Thông tư số 02/2023/TT-NHNN mới ban hành ngày 23/4/2023 cho phép cơ
cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ khách hàng gặp khó khăn tức là TCTD
chưa thu nợ khi đến hạn trong khi TCTD vẫn phải bảo đảm chi trả tiền gửi, làm giảm
doanh số cho vay và chậm lại vòng quay vốn trong nền kinh tế, nên gây áp lực trở lại
lên khả năng cân đối vốn và dư địa giảm lãi suất.
Nhận định về lạm phát, lãi suất, tỷ giá 2023 đầu 2024.
Như đã đề cập ở phần đầu tiên, một số địa phương tăng học phí theo lộ trình,
cùng với giá lương thực thực phẩm, xăng dầu, gas trong nước tăng theo giá thế giới,
giá thuê nhà ở tăng là nguyên nhân chính đẩy CPI tháng 9 tăng so với cùng kỳ những
năm trước, CPI 9 tháng đầu năm chỉ tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước. Điều này
cho thấy khả năng mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4,5% của năm nay sẽ đạt được.
Tuy nhiên, tại các phiên họp gần đây của Tổ công tác điều hành vĩ mô 1317,
hay trong phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 9 mới đây, nhiều ý kiến cảnh báo
không được chủ quan với lạm phát.
Trong báo cáo mới nhất về kinh tế Việt Nam, ngân hàng HSBC Việt Nam duy
trì dự báo tăng trưởng năm 2023 ở mức 5%, kỳ vọng một sự phục hồi mạnh mẽ trong
Quý IV. Tuy nhiên, rủi ro lạm phát đã xuất hiện trở lại.
HSBC cho rằng, trong khi lạm phát tháng 9 được kiềm chế ở mức 3,7%, dưới
mức trần 4,5% của Ngân hàng Nhà nước, lạm phát liên tục nhích lên làm dấy lên mối
lo ngại. HSBC đã điều chỉnh dự báo lạm phát hàng quý và nâng nhẹ dự báo lạm phát
bình quân lên 3,4% (trước đó: 3,2%) cho năm 2023. HSBC cũng nhận định kinh tế
Việt Nam đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, đặt nền móng cho đà phục hồi nhẹ với
tốc độ tăng trưởng GDP quý IV có thể đạt 7,3%, đưa cả năm nay đạt 5%. Đối với năm
2024, ngân hàng này dự báo tăng trưởng tăng tốc lên 6,3% và lạm phát bình quân
giảm nhẹ về mức 3,3%. Theo đó, NHNN có thể sẽ tập trung nhiều hơn vào kích thích
tăng trưởng chứ không quá chú trọng kiềm chế lạm phát.
Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến lạm phát các tháng còn lại của năm 2023 là:
giá lương thực, thực phẩm đang tăng. Việc tăng 20% lương cơ bản từ ngày 1/7/2023
cũng tác động đến giá cả hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng. Những tác động này có thể còn
lớn hơn trong quý IV/2023, khi vào dịp cuối năm, lễ, Tết, nhu cầu mua sắm hàng hóa,
tiêu dùng dịch vụ tăng cao.

Theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng quý
4/2023 do Vụ Dự báo, Thống kê (Ngân hàng Nhà nước) thực hiện, các ngân hàng
đồng loạt hạ dự báo về tăng trưởng tiền gửi và tăng trưởng tín dụng của năm 2023.
Nhu cầu vay vốn của khách hàng trong quý 3/2023 là “cải thiện” đạt mức thấp
hơn so với quý 2/2023 và thấp hơn mức kỳ vọng tại kỳ điều tra trước. Nhu cầu gửi
tiền, sử dụng dịch vụ thanh toán và thẻ được nhận định tiếp tục “cải thiện” ở mức thấp
trong quý 3/2023 so với quý trước. Tuy nhiên, các tổ chức tín dụng dự báo nhu cầu sử
dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng có thể “cải thiện” tốt hơn trong quý 4/2023
do kỳ vọng tình hình kinh tế tích cực hơn, ngành sản xuất, xuất khẩu dần phục hồi,
trong đó nhu cầu vay vốn được kỳ vọng “cải thiện” nhiều hơn nhu cầu gửi tiền và
thanh toán.
Các tổ chức tín dụng, thanh khoản của hệ thống ngân hàng trong quý 3/2023
tiếp tục duy trì trạng thái “tốt”, “cải thiện” hơn so với quý 2/2023. Các tổ chức tín
dụng dự báo tình hình thanh khoản sẽ tiếp tục dồi dào trong quý 4/2023 và cả năm
2023 so với năm 2022. Các tổ chức tín dụng kỳ vọng bình quân mặt bằng lãi suất huy
động và cho vay toàn hệ thống tiếp tục giảm 0,26 - 0,35 % trong quý 4/2023.
HSBC dự báo tỷ giá tiền đồng Việt Nam ở thời điểm cuối năm sau ở mức
khoảng 24.400 VND/USD và cuối năm nay ở mức 24.200 VND/USD. Lý do cho nhận
định này là cán cân thương mại đã cải thiện tích cực trong khoảng 3, 4 tháng trở lại
đây, xuất khẩu tăng trưởng mạnh trở lại còn nhập khẩu giảm. Lượng khách quốc tế
đến Việt Nam du lịch ngày càng đông, mang nguồn ngoại tệ vào Việt Nam. Theo báo
cáo của Tổng cục Thống kê, trong 9 tháng đầu năm 2023, lượng khách quốc tế đến
Việt Nam đã vượt 111% kế hoạch đặt ra với gần 8,9 triệu lượt khách.

You might also like