You are on page 1of 3

PES

Politics:

Chính phủ Việt Nam luôn có những chính sách ưu đãi, giảm thuế quan để khuyến
khích doanh nghiệp trong nước như ưu đãi thuế thu nhập; thuế xuất nhập khẩu, thuế
VAT, miễn, giảm tiền sử dụng đất, ... Đồng thời cũng góp phần thu hẹp khoảng cách
về chênh lệch phát triển giữa các vùng miền bằng chính sách ưu đãi thuế đầu tư theo
địa bàn, khu kinh tế, tạo điều kiện để các vùng khó khăn thu hút đầu tư, tạo ra công ăn
việc làm cho bà con vùng khó khăn. Đồng thời còn có nhiều chính sách để thực hiện
công cuộc hồi phục kinh tế, phát triển xã hội như Nghị định số 15/2022/NĐ-CP của
Chính phủ: “Quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15
của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển
kinh tế - xã hội”.

Quốc hội cũng ban hành nhiều bộ luật để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho công
dân. Đối với doanh nghiệp, Việt Nam có những bộ Luật Lao động để bảo vệ cho
người lao động, Luật sở hữu trí tuệ, Luật thương mại, ... Đồng thời những quy định
khác về an toàn lao động và vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo môi trường kinh tế
chính trị tốt nhất cho công dân và doanh nghiệp ở Việt Nam.

Việt Nam không có xung đột hay cuộc chiến tranh vũ trang. Nhìn chung, dưới sự lãnh
đạo của Đảng và Nhà nước, Việt Nam đang là một quốc gia hòa bình, chính trị ổn
định. Tuy nhiên vẫn còn một số ít những thành phần bạo động công kích, chống phá
Nhà nước nhằm vào những đối tượng thiếu hiểu biết ở một số vùng miền để xuyên
tạc, kích động biểu tình trái phép.

Economics:

Việt Nam đang là thành viên của nhiều Hiệp định thương mại như Hiệp định Đối tác
Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế
Toàn diện Khu vực (RCEP), vì vậy việc thương mại, xuất nhập khẩu nguyên liệu và
các yếu tố đầu vào là rất thuận lợi cùng với mức giá ưu đãi.

Bên cạnh đó, Việt Nam đang tiến hành cải cách kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng
khu vực tư nhân, cải thiện môi trường kinh doanh và thu hút đầu tư nước ngoài. Trong
báo cáo Điểm lại tháng 3/2023, WB nhận định triển vọng của nền kinh tế Việt Nam
vẫn thuận lợi. Trước những khó khăn trong nước và ngoài nước, GDP dự báo tăng
trưởng 6,3% năm 2023.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 3/2023 ước đạt 501,3
nghìn tỷ đồng, tăng 2,0% so với tháng trước và tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung quý I/2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước
đạt 1.505,3 nghìn tỷ đồng, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố
giá tăng 10,3%.

Lạm phát chỉ số giá tiêu dùng bình quân được dự kiến ở mức 4,5% trong năm 2023.
Đến nửa cuối năm 2023, tăng giá điện và lương công chức sẽ tác động đến lạm phát.

Society:

- Việt Nam có nền văn hóa đa dạng, với truyền thống lâu đời và nhiều phong tục tập
quán khác nhau tùy thuộc vào từng vùng miền. Các tôn giáo, tín ngưỡng cũng có rất
nhiều loại hình đồng thời cũng thuận tiện để giao lưu các nền văn hóa do vị trí địa lý
có 3 mặt giáp biển. Tuy nhiên, khoảng cách vùng miền vẫn còn rất lớn, và ở mỗi vùng
miền lại có những sự khác biệt về văn hóa.

- Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới với
11,9% người từ 60 tuổi trở lên trong tổng dân số vào năm 2019. Dự kiến đến năm
2050, tỉ lệ người từ 60 tuổi trở lên sẽ tăng lên 25% và đến 2036, Việt Nam sẽ trở thành
“xã hội già”.

- So với các nước trong khu vực và thế giới, Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào.
Năm 2023 tổng dân số nước ta là 99,50 triệu người, là quốc gia đông dân xếp thứ 2
khu vực Đông Nam Á. Trong số này, 50,5 triệu người đang ở độ tuổi lao động, chiếm
tới 67,7% dân số. Tỷ trọng dân số tham gia lực lượng lao động ở nhóm tuổi từ 25-29
là cao nhất. Tuy nhiên, chất lượng lao động đang ở mức thấp trong bậc thang quốc tế,
không đủ lao động có chuyên môn, tay nghề cao. Số lượng lao động có chuyên môn
chỉ là 24,1% triệu lao động

- Lao động 15 tuổi trở lên có việc làm trong quý I năm 2023 ước tăng 1,1 triệu người
so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ước giảm 0,21 điểm
phần trăm; thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương là 7,9 triệu
đồng/tháng, tăng 578 nghìn đồng.

- Việc sử dụng các phương tiện truyền thống như tivi, radio, báo, tạp chí giấy đang có
sự suy giảm mạnh. Trong khi đó, việc sử dụng internet đã có sự tăng trưởng, xu hướng
cá nhân hóa việc sử dụng các phương tiện truyền thông ngày càng trở nên rõ nét.

You might also like