You are on page 1of 2

SỰ BIẾN ĐỔI CỦA XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY

-Biến đổi xã hội trên lĩnh vực kinh tế: Trong bối cảnh có nhiều cơ hội thuận lợi và khó
khăn đan xen. Nước ta vẫn tiếp tục trong việc hợp tác, phát triển, toàn cầu hóa và hội nhập
kinh tế quốc tế. Đẩy nhanh đầu tư lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, lao động hợp tác trong khu
vực nhất là các nước ASEAN ngày càng mở rộng tạo thêm điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển của các nước trong đó có Việt Nam. Những cải cách kinh tế với những xu hướng toàn
cầu thuận lợi đã nhanh chóng giúp Việt Nam phát triển từ một trong những quốc gia nghèo
nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp chỉ trong vòng một thế hệ. Từ
năm 2002 đến 2020, GDP đầu người tăng 3,6 lần, đạt gần 3.700 USD. Cơ cấu kinh tế tiếp tục
chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ và xây dựng; giảm tỉ trọng nông-
lâm- ngư nghiệp.
- Biến đổi về chính trị: Toàn cầu hóa tiếp tục phát triển sâu rộng và tác động tời tất cả các
nước. Các quốc gia trên thế giới đều tích cực vào quá trình hội nhập quốc tế, hòa bình, hợp
tác và phát triển. Đứng trước vấn đề hội nhập quốc tế, hòa bình hợp tác và phát triển đó,
Đảng và Nhà nước đã có nhiều sự điều chỉnh, sửa đổi đường lối, chính sách trong điều hành,
lãnh đạo đất nước nhằm phù hợp với hoàn cảnh tình hình cụ thể của đất nước.

+ Trên lĩnh vực đối nội: Việt Nam tích cực thực hiện các chính sách phát triển kinh
tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân trong nước, các
chính sách này góp phần vào việc ổn định chính trị, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển có
hiệu quả
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện, sửa đổi thể chế, cơ quan hành chính, từ Trung ương xuống
địa phương, .. không ngừng chỉnh đốn Đảng, đẩy mạnh phong trào phê bình và tự phê bình
trong hệ thống đảng, phát động phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh trong toàn bộ nhân dân.

+Trên lĩnh vực đối ngoại: Việt Nam tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập,
tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với
phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng
đồng thế giới phấn đấu vì hòa bình độc lập và phát triển”. Mặt khác Việt Nam chủ trương mở
rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt song phương và đa phương với các nước và vùng lãnh thổ.
Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với gần 190 quốc gia và vùng lãnh thổ; có quan
hệ thương mại với 224 đối tác và quan hệ hợp tác với hơn 500 tổ chức quốc tế; đã ký hơn 90
hiệp định thương mại song phương, gần 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư. Việt
Nam đã đàm phán, ký kết và thực thi 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có các
Hiệp định tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA và UKFTA….
- Biến đổi trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Một trong những yêu cầu để chuẩn bị
cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là cải thiện nguồn vốn con người. Điều này đặt ra
cho giáo dục và đào tạo sứ mệnh to lớn là chuẩn bị đội ngũ nhân lực đáp ứng yêu cầu phát
triển của đất nước. Theo thông tin gần đây nhất ngày 6/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin,
bảng xếp hạng USNEWS - các quốc gia tốt nhất về giáo dục năm 2021 vừa công bố thứ hạng
các quốc gia, trong đó Việt Nam đứng thứ 59, tăng 5 bậc so với năm 2020.
Để đáp ứng nhu cầu của thị trường và sự phát triển đất nước nay, cả nước hiện có 235 trường
đại học, học viện (bao gồm 170 trường công lập, 60 trường tư thục và dân lập, 5 trường có
100% vốn nước ngoài), 37 viện nghiên cứu khoa học được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ
tiến sĩ, 33 trường cao đẳng sư phạm và 2 trường trung cấp sư phạm. Với 22,5 triệu học sinh,
sinh viên theo học.
-Biến đổi về y tế: Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ.
VD: Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm từ 38% năm 1995 xuống còn 33 – 34%
năm 2000. Về cơ bản ta đã thanh toán được bệnh bại liệt và uốn ván sơ sinh. Các bệnh sốt rét,
bướu cổ đã giảm gần 60% so với 1995. Chính sách bảo hiểm y tế, chính sách khám chữa
bệnh cho người nghèo, người có công với cách mạng được triển khai ở nhiều nơi. Nhiều
chính sách được bổ sung và hỗ trợ kịp thời nhất là trong thời điểm đại dịch covid.

You might also like