You are on page 1of 7

2.1 Tình hình trong nước trong thập niên đầu của thế kỷ 21.

(Tình hình trong nước là một nhân tố tác động ít nhiều đến việc hoạch định chính
sách Ngoại giao Quốc phòng ở Việt Nam, vì vậy ở phần này tập trung nghiên cứu
môi trường quan hệ quốc tế, môi trường chính trị ở Việt Nam những thập niên đầu
của thế kỷ 21, bao gồm các nhân tố chủ quan và khách quan.)

Thập niên đầu của thế kỷ 21, kể từ khi Việt Nam tiến hành xây dựng công
cuộc Đổi mới, đồng thời bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng, những cải
cách ban đầu trong một số lĩnh vực như kinh tế - xã hội, đối ngoại, an ninh quốc
phòng đã giải phóng những tiềm lực to lớn của đất nước, tạo tiền đề nâng cao vị
thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy đã và đang đạt được một số thành tựu
đáng ghi nhận, song Việt Nam vẫn đứng trước một số thách thức to lớn cũng như
các mối đe dọa mới tiềm tàng.

Về kinh tế, tốc độ phát triển kinh tế Việt Nam được đánh giá vượt trước
những cải cách về chính trị và xã hội. Việt Nam đạt được nhiều thành tựu ấn tượng
trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển con người. Những thành tựu ấy được
thể hiện qua sự thay đổi diện mạo và vị thế của đất nước, chất lượng đời sống vật
chất và tinh thần của người dân. Kết quả mà Việt Nam đạt được cũng được ghi
nhận bởi cộng đồng quốc tế thông qua một loạt các số liệu và chỉ số phát triển ấn
tượng. Từ Đại hội IX (2001), Việt Nam đã chính thức xác định mô hình kinh tế
tổng quát trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội là “nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa” do nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa quản lý.
Điều đó mở ra trước mắt chúng ta những sự thay đổi thần kỳ trong phát triển kinh
tế. Năm 2008, nước ta đã ra khỏi nhóm nước và vùng lãnh thổ thu nhập thấp để
gia nhập nhóm nước và vùng lãnh thổ thu nhập trung bình thấp, đất nước thoát
khỏi tình trạng đói nghèo và kém phát triển, vượt qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế
- xã hội. Việt Nam đã sớm vượt qua được thế bị bao vây, cấm vận về kinh tế, từ
một nước chỉ có quan hệ kinh tế, thương mại chủ yếu với các nước xã hội chủ
nghĩa trước đây, Việt Nam đã tích cực và chủ động hội nhập kinh tế khu vực và
toàn cầu, quan hệ quốc tế và thương mại quốc tế đã mở rộng mạnh mẽ, tạo điều
kiện để Việt Nam phát huy lợi thế. Tuy nhiên theo báo cáo nhận định, cơ chế phân
cấp quản lý kinh tế, xã hội nhiều mặt chưa thật sự phù hợp; sự phối hợp giữa các
bộ, ngành, địa phương thiếu chặt chẽ; làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý tập
trung thống nhất của Trung ương và tính năng động, chịu trách nhiệm của địa
phương. Bên cạnh đó, công tác phòng, chống tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng,
chưa đạt yêu cầu đề ra. Kê khai tài sản còn hình thức. Hoạt động giám sát, kiểm
tra, thanh tra hiệu quả còn thấp. Ý thức tiết kiệm chưa được đề cao; lãng phí thời
gian, nguồn lực xã hội còn lớn. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hiệu quả chưa
cao, một số trường hợp còn kéo dài, gây bức xúc trong dư luận. Bên cạnh đó, Việt
Nam cũng phải chịu sự ràng buộc của những quy tắc kinh tế, thương mại, tài chính
- tiền tệ, đầu tư,… do chịu sức ép cạnh tranh bất bình đẳng và sự điều tiết vĩ mô
bất hợp lý mà các nước lớn đưa ra.

Về Đối ngoại, trong bối cảnh cục diện thế giới đa trung tâm được định hình
ngày càng rõ nét, chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá đã
trở thành xu thế tất yếu với vai trò ngày càng quan trọng trong quan hệ quốc tế qua
những năm đầu thế kỷ 21. Riêng về Việt Nam, đối ngoại đa phương là một bộ
phận quan trọng trong tổng thể chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế. Việt
Nam đã có quan hệ ngoại giao với 187 quốc gia trên thế giới; thiết lập quan hệ đối
tác chiến lược toàn diện với 3 nước, đối tác chiến lược với 15 nước, đối tác toàn
diện với 10 nước. Với sự đổi mới tư duy đối ngoại phù hợp với xu thế hội nhập
của thế giới, Việt Nam đang ngày càng coi trọng vai trò của các thể chế hợp tác đa
phương trên tất cả cấp độ nhằm đáp ứng nhu cầu hợp tác ứng phó với các thách
thức toàn cầu đan xen đang không ngừng gia tăng. Việt Nam đã từng mở rộng
quan hệ đối ngoại, bình thường hóa quan hệ với các đối tác quan trọng, đặc biệt là
Trung Quốc và Mỹ, từng bước hội nhập quốc tế. Có thể thấy rõ là sự tham gia của
Đảng Cộng sản Việt Nam tại các diễn đàn đa phương chính đảng, Ngoại giao Nhà
nước tại các diễn đàn đa phương quốc tế và khu vực, sự tham gia của Quốc hội
Việt Nam tại các diễn đàn ngoại giao liên nghị viện, đối ngoại nhân dân tại các
diễn đàn nhân dân đa phương. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đối mặt với một số bất
lợi, cụ thể là chịu ảnh hưởng và tác động đáng kể bởi sự biến động trong quan hệ
giữa hai nước lớn: một bên là Trung Quốc - với quan hệ truyền thống từ hàng ngàn
năm, lại là một nước láng giềng, một bên là nước Mỹ hùng mạnh với những mối
quan hệ có ý nghĩa lịch sử vô cùng lớn lao.

Riêng về quan hệ Việt - Mỹ, Việt - Trung, bước sang thời kỳ mới, cả Mỹ và Trung
Quốc đều có sự điều chỉnh chiến lược ở khu vực Đông Nam Á. Cụ thế, hai cường
quốc đều bày tỏ những yêu sách trên bán đảo Đông Dương cùng Việt Nam nhằm
tranh giành ảnh hưởng. Bài toán khó đặt ra cho Việt Nam là vừa phải tập trung
phát triển kinh tế, nâng cao đời sống xã hội, tăng cường sức mạnh quốc gia nhưng
cũng đồng thời phải duy trì quan hệ hữu hảo với Trung Quốc và Mỹ, đưa quan hệ
với mỗi nước đi vào chiều sâu. Vị thế của nước nhỏ trong cuộc chơi lớn là tư thế
độc lập, tự cường, xây dựng quốc gia thành một thực thể chính trị - kinh tế - văn
hóa có bản sắc. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tận dụng vai trò của cộng đồng
ASEAN để có tiếng nói chung, tạo ra chỗ dựa vững chắc trong việc xử lý các tình
huống phát sinh.

Riêng về Đối ngoại Quốc phòng, hoạt động hợp tác quốc tế và đối ngoại
quốc phòng Việt Nam có những bước phát triển mới, đóng góp nhất định vào công
cuộc đổi mới đất nước, xây dựng Quân đội nhân dân, đáp ứng ngày càng tốt hơn
yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam đã xây dựng quan hệ “đối tác, hợp
tác chiến lược toàn diện” với Trung Quốc theo hướng “gác lại quá khứ, hướng tới
tương lai”. Trong điều kiện tình hình quốc tế, khu vực có những diễn biến phức
tạp, đặc biệt là tranh chấp chủ quyền trên biển Đông, quan hệ quốc phòng vẫn
được duy trì; hai bên trao đổi thẳng thắn về những bất đồng liên quan chủ quyền
trên biển Đông; thống nhất cần kiềm chế, xử lý vấn đề một cách hòa bình, góp
phần thúc đẩy quan hệ “đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện”.
2.2 Tiềm lực Quốc phòng Việt Nam.
Về tiềm lực Quốc phòng, bài nghiên cứu xoay quanh phân tích và đề cập đến các
yếu tố chính hình thành nên sức mạnh Quốc phòng của Việt Nam, bao gồm: Khả
năng chi tiêu Quốc phòng, Tiềm lực Chính trị, Tiềm lực Quân sự, Tiềm lực Khoa
học - Công nghệ và Tiềm lực về Con người bên cạnh đó còn có các yếu tố ảnh
hưởng khác.

Tiểu kết.
2.3 Khó khăn và thách thức đối với Ngoại giao Quốc phòng trong thời kỳ
mới. (Outline)
- Công tác Ngoại giao Quốc phòng nhìn chung không bị ảnh hưởng nhiều từ đại
dịch Covid-19, do Bộ Quốc Phòng đã kịp thời chỉ đạo các cơ quan chức năng điều
chỉnh kế hoạch đối ngoại quốc phòng theo hướng linh hoạt phương hướng triển
khai, thay đổi hình thức tổ chức một số hoạt động trực tiếp sang điện đàm, đối
thoại, tham vấn trực tuyến với các đối tác.
- Quân đội Nhân dân Việt Nam đẩy mạnh giao lưu, hợp tác với quân đội các nước
khác trong nhiều lĩnh vực khác thông qua việc tham gia Hội thao quân sự quốc tế
(Army Games), Hội thao quân sự Asean.
- Các hoạt động của VN trong đại dịch Covid-19:
+ Đề xuất, tham vấn các nước đưa ra Tuyên bố chung về hợp tác quốc
phòng trong ứng phó dịch bệnh → nền tảng quan trọng đề xuất, triển
khai sáng kiến hợp tác, đặc biệt phòng chống kiểm soát dịch bệnh
+ Bộ Quốc phòng quan tâm
(Materials)

https://www.qdnd.vn/chinh-tri/cac-van-de/doi-ngoai-quoc-phong-linh-hoat-truoc-
kho-khan-va-thach-thuc-691242

ĐỐI NGOẠI (Đa phương, Việt - Mỹ, Việt - Trung)

Ngày nay, riêng những lĩnh vực còn bất đồng giữa Trung Quốc và Mỹ có liên quan đến
Việt Nam, Đường lối đối ngoại cân bằng giữa Trung Quốc và Mỹ là chính sách mà Đảng
và Nhà nước Việt Nam luôn muốn duy trì và hướng tới. Việt Nam sẽ tận dụng những cơ
hội trong quan hệ với Trung Quốc và Mỹ mà không làm cản trở, phương hại đến lợi ích
của mình, đồng thời đề phòng những tác động bất lợi có thể xảy ra. Thực hiện tốt đường
lối đối ngoại cân bằng đó sẽ là điều kiện tối ưu cho Việt Nam phát triển, phục vụ cho sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ độc lập, chủ quyền đất nước, góp phần vào hòa bình ổn định
cũng như sự thịnh vượng chung của khu vực và thế giới.

KINH TẾ - XÃ HỘI & PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI

Kể từ khi bắt đầu Đổi mới cách đây 30 năm, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu ấn
tượng trong phát triển kinh tế-xã hội và phát triển con người. Những thành tựu ấy được
thể hiện qua sự thay đổi diện mạo và vị thế của đất nước, chất lượng đời sống vật chất và
tinh thần của người dân. Kết quả mà Việt Nam đạt được cũng được ghi nhận bởi cộng
đồng quốc tế thông qua một loạt các số liệu và chỉ số phát triển ấn tượng. Tuy nhiên,
trong những năm gần đây, cả thành tựu về tăng trưởng kinh tế và phát triển con người
đều có dấu hiệu chậm lại. Việt Nam đang phải đối mặt với một dạng ‘phát triển chậm
chạp’ và nguy cơ tụt hậu so với các nước từng có trình độ phát triển tương đương và với
cả khu vực. Những khó khăn này đang trực tiếp tác động đến cuộc sống hàng ngày của
người dân, thể hiện qua việc những cơ hội tiến lên đang trở nên hạn chế hơn, sinh kế trở
nên bấp bênh hơn và mức độ bất bình đẳng tăng lên giữa các khu vực và các nhóm người.
Trong bối cảnh mới, để giải quyết các khó khăn và đối mặt với những thách thức đối với
phát triển con người, Việt Nam cần thực hiện kết hợp các chính sách ổn định kinh tế vĩ
mô, tạo thuận lợi cho nền kinh tế phát triển bền vững và tăng cường hội nhập quốc tế, tận
dụng những cơ hội phát triển từ bên ngoài, tránh bị tụt hậu so với khu vực và thế giới.
Trong quá trình ấy, Việt Nam cũng cần xử lý các vấn đề về phân phối thu nhập do gia
tăng khoảng cách vùng miền thông qua việc đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng thể chế và tạo
điều kiện cho nhóm người nghèo, nhóm yếu thế được tiếp cận với giáo dục và các công
cụ, điều kiện phát triển khác.

You might also like