You are on page 1of 15

Việt Nam sau hơn 20 năm tham gia, hội nhập ASEAN-Thành tựu

và thách thức(*)
PGS.TS. Nguyễn Cảnh Huệ
Trường ĐH KHXH &NV Tp. Hồ Chí Minh

Tóm tắt

Bái viết tập trung làm rõ những thành tựu mà Việt nam đạt được và những thách thức
phải đối mặt sau hơn 20 năm tham gia, hội nhập ASEAN trên các lĩnh vực chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội.
1. Về thành tựu
Việt Nam tham gia và hội nhập ASEAN đã: chấm dứt thời kỳ đối đầu, xây dựng mối
quan hệ tin cậy, hợp tác cùng phát triển; tham gia, đóng góp tích cực, có trách nhiệm
trong các hoạt động của ASEAN; cùng phối hợp, thiện chí với các nước thành viên
ASEAN giải quyết những vấn đề do lịch sử để lại và những vấn đề mới phát sinh để giữ
gìn hòa bình trong khu vực; thành lập được những cơ chế quan hệ quan trọng và ràng
buộc cao với nhiều nước ASEAN như đối tác chiến lược, đối tác toàn diện; có thêm
những “kênh” mới để mở rộng quan hệ quốc tế…
Quan hệ kinh tế Việt Nam-ASEAN phát triển nhanh chóng, đưa ASEAN trở thành
một trong những đối tác hàng đầu của Việt Nam về thương mại, đầu tư.
Quan hệ văn hóa-xã hội, diễn ra phong phú, sôi nổi dưới các hình thức như: hợp
tác về giáo dục- đào tạo, trao đổi chuyên gia, hội thảo khoa học, giới thiệu phim ảnh của
nhau…
2. Về thách thức
Đó là sự khác biệt về chế độ chính trị, hệ tư tưởng giữa Việt Nam và các nước
ASEAN; sự thiếu đồng thuận, ràng buộc lỏng lẽo của ASEAN trước sự chi phối của nhân
tố bên ngoài; một vài nước có tư tưởng thực dụng, chạy theo lợi ích kinh tế làm tổn hại
đến lợi ích những nước khác và lợi ích chung của ASEAN; sự hiểu biết chưa tường tận về
các nước thành viên cũng như các nước thành viên đối với Việt Nam; những vấn đề lịch
sử để lại và mới nảy sinh; những biến động ở khu vực và trên thế giới đưa đến…
Vân đề thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, thu nhập theo đầu người,
năng suất lao động giữa Việt Nam và các nước ASEAN-6; sự tương đồng về cơ cấu hàng
hoá xuất khẩu truyền thống tạo nên cạnh tranh gay gắt giữa Việt Nam với các nước
thành viên ASEAN; tình trạng nhập siêu của Việt Nam từ ASEAN…
Tình trạng ô nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn, ách tắc giao thông, tham nhũng… ở
Việt Nam làm giảm hiệu quả trong quan hệ, hợp tác với ASEAN; sự xâm nhập của những
sản phẩm độc hại; sự thiếu hiểu biết tường tận về nhau giữa Việt Nam với một số nước
thành viên ASEAN và ngược lại; hiện tượng chảy máu chất xám, mất lực lượng lao động
có tay nghề cao do thị trường các nước ASEAN hấp dẫn hơn thu hút…

1
Từ khóa
Việt Nam, 20 năm tham gia, hội nhập ASEAN, thành tựu, thách thức.

Vietnam after 20 years of engagement and integration with the ASEAN community -
Achievements and Challenges

Assoc. Prof. Dr. Nguyen Canh Hue,


Ho Chi Minh City University of Social Sciences and Humanities

Abstract

.Summary: The article focuses on achievements and challenges of Vietnam after


more than 20 years of participation and integration ASEAN in the fields of politics,
economics, culture and society.
1. Achievements
Vietnam's participation and integration has ended the confrontation period,
building a credible and cooperative relationship for development; Vietnam actively
and responsibly contributes to ASEAN's activities; Vietnam cooperates with
ASEAN countries to solve historical issues and new issues to preserve peace in the
region; Viet Nam has established important and highly binding relations with many
ASEAN countries, such as strategic partners and comprehensive partners; Vietnam
has new "channels" to expand international relations.
The rapid development of economic relations between Vietnam and
ASEAN helps ASEAN to become one of the leading partners of Vietnam in trade
and investment.
The socio-cultural relations between Vietnam and ASEAN are abundant
and dynamic in the form of cooperation in education and training, expert exchange,
scientific seminars, introduction movies…
2. Challenges
The challenges of Vietnam are the difference in political and ideological
regimes between Vietnam and ASEAN countries, the lack of consensus and the
loosely bounding ASEAN with dominance of external factors, the pragmatism of a
few countries to pursue economic interests that undermine the interests of other
countries and the common interests of ASEAN, insufficient understanding of
ASEAN countries and unclear understanding among member countries for
Vietnam, new and emerging issues of history, fluctuations in the region and in the
world.
In addition, there are issues such as narrowing the gap in the level of
economic development, per capita income, labor productivity between Vietnam
and ASEAN-6 countries, and the similarity of the structure of traditional export

2
goods that creates fierce competition between Vietnam and ASEAN member
countries, Vietnam's trade deficit with ASEAN.
Besides, there are many other issues such as environmental pollution, dirty
food, traffic congestion, corruption... in Vietnam, which reduces effectiveness in
relations and cooperation with ASEAN, the penetration of toxic products, the
phenomenon of brain drain, the lack of highly skilled workforce that attracted by
the more attractive ASEAN markets.

Key words

Vietnam, 20 years of engagement and integration with the ASEAN community, achievements,
challenges.

Sau một quá trình tích cực chuẩn bị, ngày 28/7/1995, tại thủ đô của Brunây, Việt Nam
đã chính thức gia nhập ASEAN. Cho đến nay, đã hơn 20 năm tham gia, hội nhập ASEAN, với
sự nỗ lực to lớn từ phía chúng ta và sự hưởng ứng, ủng hộ từ phía các thành viên ASEAN, Việt
Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực nhưng cũng đang và sẽ đối diện
với không ít thách thức… Bài viết của chúng tôi sẽ cố gắng tập trung làm rõ những thành tựu và
những thách thức đối với Việt Nam sau hơn 20 năm nước ta tham gia, hội nhập ASEAN.
3. Về thành tựu
Hơn 20 năm tham gia, hội nhập ASEAN, quan hệ Việt Nam-ASEAN đạt được nhiều thành
tựu trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa; đồng thời, Việt Nam cũng chứng tỏ là một
thành viên tích cực, có trách nhiệm, có nhiều đóng góp quan trọng cho quá trình hoạt động và
phát triển của tổ chức này.
1.1. Thành tựu trên lĩnh vực quan hệ chính trị
1.1.1. Việt Nam tham gia và hội nhập ASEAN đã chấm dứt thời kỳ đối đầu, xây dựng mối
quan hệ tin cậy, hợp tác cùng phát triển, gìn giữ, bảo vệ môi trường hòa bình trong khu vực, tạo
môi trường thuận lợi để nước ta xây dựng và bảo vệ đất nước.
Khu vực Đông Nam Á cùng với Biển Đông do có vị trí địa-chính trị quan trọng, có tiềm năng
to lớn về dầu khí, nơi có đường hàng hải quan trọng hàng đầu thế giới đi qua, nơi nhiều cường
quốc thế giới có nhiều lợi ích nên đã trở thành địa bàn tranh giành ảnh hưởng của nhiều cường
quốc trong nhiều thời kỳ lịch sử.
Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, do sự chi phối của trật tự thế giới hai cực, tình hình chính trị,
an ninh ở khu vực Đông Nam Á diễn biến rất phức tạp, kéo dài, làm cho bầu không khí chính
trị ở đây luôn ở trong tình trạng căng thẳng. Trừ Miến Điện theo đường lối trung lập, ở khu vực
này đã hình thành hai phe đối lập nhau : một theo hệ thống XHCN (các nước Đông Dương) và
các nước ASEAN thân Mỹ ( trong đó, có 2 nước là Thái Lan, Philippines cho Mỹ thuê đất làm
căn cứ để phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, đồng thời họ tham gia SEATO-
một tổ chức chống Cộng ở khu vực). Quan hệ Việt Nam-ASEAN ở trong tình trạng rất căng
thẳng trong gần suốt thập niên 80 (thế kỷ XX) do sự chi phối của “ Vấn đề Campuchia”.
Sau Chiến tranh lạnh, do bối cảnh thế giới có những thuận lợi mới cho sự hợp tác, phát triển
và đồng thời, do sự điều chỉnh chỉnh sách đối ngoại của mỗi bên, quan hệ Việt Nam-ASEAN

3
dần dần được cải thiện và đến 7/ 1995, sau một quá trình chuẩn bị tích cực, Việt Nam đã gia
nhập ASEAN.
Từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN, sự tin cậy giữa Việt Nam với
các nước thành viên ASEAN ngày càng được tăng cường, các mối quan hệ phát triển nhanh
chóng. Là thành viên một nhà, những vấn đề do lịch sử để lại hay mới nảy sinh như tranh chấp
lãnh thổ, lãnh hải… được nhìn nhận và giải quyết theo tinh thần “thành viên một nhà”, thiện chí
. Các nước thành viên ASEAN cũng có những nỗ lực trong việc hạn chế sự can thiệp của những
thế lực bên ngoài vào khu vực. Vì vậy, tình hình chính trị ở đây, nhìn chung, được kiểm soát,
môi trường hòa bình được bảo đảm, không xảy ra những xung đột lớn như thời kỳ trước đó.
1.1.2. Trong hơn 20 năm qua, Việt Nam cùng các nước ASEAN đã tiến hành nhiều chuyến
thăm lẫn nhau của các đoàn đại biểu cấp cao, của đại diện các bộ, ban, ngành, tham gia các cuộc
gặp thượng đỉnh, hội nghị… Sự thăm viếng lẫn nhau giữa các nhà lãnh đạo cấp cao trong
ASEAN dường như trở thành cơ chế. Qua những hoạt động đó, các nước có điều kiện tăng
cường sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, tìm cách tháo gỡ những khó khăn, hạn chế trong quan hệ,
giải quyết những vấn đề do lịch sử để lại hay mới phát sinh, đề ra phương hướng hợp tác… để từ
đó không ngừng củng cố mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước thành viên, cũng như giữa
Việt Nam với tổ chức ASEAN.
1.1.3. Việt Nam đã góp phần tích cực trong việc kết nạp các nước Lào, Mianmar và
Campuchia vào ASEAN để tổ chức này quy tụ tuyệt đại đa số quốc gia ở Đông Nam Á (10/11
nước).
Vai trò này của Việt Nam, theo chúng tôi, được thể hiện ở hai khía cạnh chính: một là, khi
Việt Nam gia nhập ASEAN, cho thấy, chướng ngại lớn nhất cản trở Việt Nam cũng như những
nước còn lại gia nhập ASEAN là sự khác biệt về chế độ chính trị bị loại bỏ thì việc những nước
còn lại như Lào, Campuchia, Mianmar gia nhập tổ chức này chỉ là vấn đề thời gian- sớm hay
muộn mà thôi; hai là, Mianmar, Campuchia gặp khó khăn trong việc gia nhập ASEAN do bên
ngoài can thiệp và Việt Nam đã tích cực tháo gỡ những khó khăn, giúp họ gia nhập ASEAN.
3.1.4. Việt Nam đã tham gia, đóng góp tích cực, có trách nhiệm trong các hoạt động
của ASEAN.
Mặc dù là “thành viên trẻ” của ASEAN nhưng Việt Nam đã chứng tỏ là một thành viên
tích cực và có trách nhiệm, có nhiều đóng góp tích cực, quan trọng vào quá trình hoạt động và
phát triển của tổ chức này 1.Gần đây nhất, trong Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 30 họp tại

1
. Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc xác định phương hướng hợp tác và các quyết sách
lớn của ASEAN, như : xây dựng Tầm nhìn 2020, Tuyên bố Hà Nội về thu hẹp khoảng cách phát triển,
Tuyên bố Bali–II về xây dựng Cộng đồng ASEAN, Chương trình hành động Viên-chăn (VAP) và các Kế
hoạch hành động về từng trụ cột của Cộng đồng ASEAN. Việt Nam luôn kiên trì bảo vệ các nguyên tắc
cơ bản của Hiệp hội, nhất là nguyên tắc không can thiệp và nguyên tắc đồng thuận, xử lý khéo léo một số
vấn đề phức tạp, nhạy cảm trong khu vực đã góp phần giúp ASEAN duy trì đoàn kết, hợp tác và hạn chế
sức ép và tác động từ bên ngoài. Việt Nam cũng góp phần tích cực cùng các nước ASEAN thúc đẩy và
phát huy tác dụng của các cơ chế bảo đảm an ninh khu vực như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông
Nam Á (TAC), Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), Tuyên bố về
quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) để tiến tới Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông
(COC), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), tham gia tích cực trong quá trình hình thành Cộng đồng
ASEAN, hoàn thành tốt cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2010; trong vai trò Điều phối viên ASEAN-
Trung Quốc, ASEAN-EU
Chỉ 3 năm sau khi trở thành thành viên, Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN
lần thứ 6 (Hà Nội, 1998), đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Ủy ban thường trực ASEAN (ASC) giai đoạn 2000-

4
Manila (Philippines) vào cuối tháng 4/2017, Việt Nam đã có đóng góp quan trọng vào thành
công của Hội nghị. Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam- ông Nguyễn Quốc Dũng- những
đóng góp chính của Việt Nam cho Hội nghị là: Thứ nhất, ngay từ khâu chuẩn bị tổ chức Hội
nghị, Việt Nam đã rất chủ động phối hợp với Philippines và các nước ASEAN tham gia vào việc
cụ thể hoá các chủ đề ưu tiên cho năm ASEAN 2017 do nước Chủ tịch Philippines đề xuất. Thứ
hai, Việt Nam đã tích cực tham gia vào việc xây dựng các văn kiện chung của ASEAN cũng như
các nội dung được trình Hội nghị Cấp cao ASEAN 30 thảo luận, thực hiện tốt vai trò Chủ tịch
Nhóm đặc trách sáng kiến liên kết ASEAN (IAI) và điều phối quan hệ đối thoại ASEAN-Ấn Độ
trong bối cảnh hai bên đang hướng tới 25 năm kỷ niệm thiết lập quan hệ đối thoại. Thứ ba, trong
tất cả các chủ đề được thảo luận và thông qua tại Hội nghị, Việt Nam đã tham gia đóng góp ý
kiến trên cơ sở nêu cao đoàn kết ASEAN, thúc đẩy xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh,

2001. Đặc biệt, với chủ đề “Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn tới hành động” và với phương châm “chủ
động, tích cực và có trách nhiệm” trong việc tham gia hợp tác ASEAN năm 2010, Việt Nam đã góp phần
tăng cường đoàn kết ASEAN, thúc đẩy đối thoại cởi mở chân thành, đẩy mạnh thực hiện lộ trình xây
dựng cộng đồng ASEAN trên cả 3 trụ cột : chính trị, an ninh, kinh tế và văn hoá-xã hội. Với thành quả
này, hợp tác khu vực vì hoà bình, ổn định, phục hồi và tăng trưởng bền vững đã trở thành một xu thế
chung trong cả khu vực. Đồng thời hợp tác giữa các nước đối phó với những thách thức mới như biến đổi
khí hậu, phòng chống thiên tai, khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia cũng được nâng cao. Trong năm
Chủ tịch ASEAN 2010, Việt Nam đã không ngừng mở rộng tăng cường và làm sâu sắc hơn quan hệ của
ASEAN với các đối tác. Đáng chú ý là tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 17, và cấp cao Đông Á lần
thứ 5 các nhà lãnh đạo ASEAN và các nước đối tác đã quyết định chính thức mời Nga và Mỹ tham gia
cấp cao Đông Á từ năm 2011.
Trong năm 2011, Việt Nam đã tiếp tục phát huy vai trò chủ động thúc đẩy hợp tác ASEAN trên các
lĩnh vực, thực thi và giám sát thực thi quá trình xây dựng Cộng đồng, triển khai Hiến chương và mở rộng
quan hệ đối ngoại của ASEAN. Việt Nam cũng tích cực đóng góp vào xây dựng chủ trương chung của
Hiệp hội về tăng cường phối hợp lập trường tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, nâng cao vai trò của
ASEAN trong xử lý các thách thức toàn cầu đang nổi lên, cùng các nước ASEAN ra “Tuyên bố Bali về
Cộng đồng ASEAN trong Cộng đồng các Quốc gia Toàn cầu.” Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cùng các
nước ASEAN tiếp tục thúc đẩy thực hiện Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC) và xây dựng
“Khuôn khổ ASEAN về Phát triển Kinh tế Đồng đều”, hướng tới xây dựng khu vực Đông Nam Á ngày
càng gắn kết về hạ tầng, thể chế, con người và phát triển bền vững.
Với tư cách nước điều phối quan hệ ASEAN-Trung Quốc, trong năm 2011, Việt Nam đã cùng các
nước ASEAN thúc đẩy đàm phán với Trung Quốc, xây dựng và thông qua Quy tắc hướng dẫn thực thi
Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Đây là một bước tiến có ý nghĩa đối với tiến trình
giải quyết các tranh chấp trên biển Đông, tạo cơ sở cho việc thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các cam kết
nêu trong DOC, hợp tác xây dựng lòng tin giữa các bên tranh chấp, hướng tới xây dựng bộ Quy tắc Ứng
xử (COC). Việt Nam đã cùng các nước ASEAN nâng cấp quan hệ với nhiều đối tác, đặc biệt là các đối
tác lớn. Việc Mỹ và Nga tham gia Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 6 (tổ chức ngày 19/11/2011
tại Bali, In-đô-nê-xia) và chính thức trở thành thành viên của EAS đã thể hiện vai trò ngày càng quan
trọng của ASEAN trong hợp tác khu vực, thu hút sự tham gia tích cực của các đối tác vào các nỗ lực duy
trì môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển ở khu vực. Trong giai đoạn 7/2012 – 7/2015 Việt nam
đảm nhiệm vai trò Điều phối viên quan hệ ASEAN với EU đã nỗ lực hết sức để quan hệ hợp tác
ASEAN-EU phát triển lên một mức độ mới, cao và chiến lược hơn, vì lợi ích của cả hai bên ( Theo bài :
Việt Nam - thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm của ASEAN;
http://asean.mofa.gov.vn/thong-tin/8/viet-nam-thanh-vien-tich-cuc-chu-dong-va-co-trach-nhiem-cua-asean.html)

5
tuân thủ luật pháp quốc tế và kết hợp hài hòa lợi ích quốc gia với lợi ích chung của ASEAN, vì
hòa bình, an ninh, ổn định và thịnh vượng của khu vực2.
1.1.5.Cùng phối hợp, thiện chí với các nước thành viên ASEAN giải quyết những vấn
đề do lịch sử để lại và những vấn đề mới phát sinh để giữ gìn hòa bình trong khu vực
Giữa Việt Nam với một số nước trong ASEAN tồn tại những “”vấn đề” do lịch sử để lại
hay mới phát sinh. Chẳng hạn: Việt Nam có “vấn đề” với Campuchia về biên giới trên đất liền;
có tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Trường Sa với với một số nước như Philippines,
Malayixia, Brunây hay trên biển tuyên bố chồng lấn trên biển Đông với Thailand, Indonesia….
Vì vậy, khi là thành viên một ngôi nhà chung ASEAN, có nhiều điểm chung về lợi ích, với sự
thông cảm… sẽ giúp dễ giải quyết những vấn đề trên hơn là không là thành viên của ASEAN.
Vấn đề biên giới Việt Nam-Campuchia khá phức tạp. Trong những năm qua, bằng sự nỗ lực
của hai nước, vấn đề biên giới tuy chưa hoàn thành toàn bộ việc cắm mốc nhưng đã đạt được
khối lượng công việc khá lớn ( đến 4/2017, đạt khoảng 84 %) 3cho dù thế lực dân tộc cực đoan ở
Campuchia không ít lần gây khó khăn, cản trở quá trình này.
Trong quan hệ giữa Việt Nam với những nước thành viên khác của ASEAN, về cơ bản,
không xảy ra những sự cố lớn ở biển Đông và các nước đang tích cực tiến tới xây dựng bộ Quy
tắc ứng xử trên Biển Đông để góp phần ngăn chặn sự xung đột, gìn giữ môi trường hòa bình
trong khu vực.
1.1.6. Việt Nam đã thành lập được những cơ chế quan hệ quan trọng và ràng buộc cao
với nhiều nước ASEAN như đối tác chiến lược, đối tác toàn diện.
Trong 20 năm qua, quan hệ Việt Nam với các nước ASEAN phát triển nhanh, tích cực. Đến
nay, ngoài mối quan hệ đặc biệt với Lào được xác lập từ lâu, nước ta đã thiết lập quan hệ đối tác
chiến lược- một cơ chế rất quan trọng trong quan hệ quốc tế ngày nay- với 5 nước là: Thailand,
Indonesia, Singgapore, Philippines, Malaysia; quan hệ toàn diện với Campuchia và quan hệ
hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt với Mianmar. Với những cơ chế quan hệ này, có thể
nói, quan hệ Việt Nam với các nước ASEAN đạt mức tốt đẹp nhất từ trước tới nay. Mặc dù, có
những mối quan hệ chiến lược, theo chúng tôi, là chưa xứng tầm của quan hệ đối tác chiến lược
nhưng nếu so sánh quan hệ giữa Việt Nam với một số nước trong ASEAN như Thái Lan,
Singapore, Philippines, Malaysia… ở thời kỳ Chiến tranh lạnh thì đây là một thành tựu rất lớn
trong quan hệ giữa Việt Nam với từng nước thành viên nói riêng và với ASEAN nói chung của
những năm gần đây. Có thể nói rằng, nếu Việt Nam không gia nhập ASEAN thì không có thành
tựu này.
1.1.7. Tham gia và hội nhập ASEAN, Việt Nam có thêm những kênh mới để mở rộng
quan hệ quốc tế.
ASEAN là một tổ chức có quan hệ rộng rãi, bình thường với các tổ chức, cường quốc thế
giới, nhất là các cường quốc phương Tây; trong khi đó, Việt Nam trong thời kỳ Chiến tranh lạnh,
chủ yếu quan hệ với các nước XHCN, với một số nước thuộc Thế giới thứ ba và có quan hệ rất
hạn chế với các nước TBCN, nhất là những nước TBCN phát triển. Trong bối cảnh hội nhập
ngày nay, việc thiết lập và tăng cường quan hệ với các nước tư bản phát triển là rất quan trọng vì

2
Báo Việt Nam và Thế giới: Việt Nam đóng góp quan trọng vào thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN
lần thứ 30, (Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng trả lời PV báo chí…);
http://baoquocte.vn/viet-nam-dong-gop-quan-trong-vao-thanh-cong-hoi-nghi-cap-cao-asean-lan-thu-30-
48442.html
3
Báo Việt Nam và thế giới: Tuyên bố chung Việt Nam – Campuchia; http://baoquocte.vn/tuyen-bo-
chung-viet-nam-campuchia-48180.html

6
nó cho phép nước ta mở rộng thị trường xuất-nhập khẩu, thu hút đầu tư, viện trợ phát triển, tiếp
thu thành tựu khoa học-công nghệ hiện đại, học tập kinh nghệm của nền kinh tế thị trường….
Đây là những vấn đề rất cần thiết cho công cuộc công nghiệp hóa-hiện đại hóa, hội nhập quốc tế
của nước ta ngày nay. Vì thế, khi tham gia ASEAN, Việt Nam có thể qua kênh ASEAN để thiết
lập và tăng cường quan hệ với các nước TBCN.
1.2. Về quan hệ kinh tế.
Trên lĩnh vực quan hệ kinh tế, Việt Nam cũng đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong
quan hệ với ASEAN.
1.2.1. Mở rộng thị trường xuất- nhập khẩu, đầu tư, du lịch…
ASEAN ngày nay là một thị trường rộng lớn với dân số trên 500 triệu người, GDP gần 3000
tỉ USD, là thị trường khá dễ tính về thương mại; lại gần nước ta nên đỡ tốn thời gian, chi phí vận
chuyển. Vì vậy, khi gia nhập ASEAN, cộng thêm những cơ chế, chính sách ưu đãi mà các thành
viên của tổ chức này được hưởng đã tạo thêm cho Việt Nam những cơ hội to lớn. Hội nhập
ASEAN, Việt Nam có điều kiện vào thị trường khá rộng lớn, giàu tiềm năng này. Đó cũng là lý
do mà quan hệ kinh tế Việt Nam-ASEAN phát triển nhanh chóng kể từ khi Việt Nam gia nhập
ASEAN, đưa ASEAN trở thành một trong những đối tác hàng đầu của Việt Nam về thương mại,
đầu tư…hiện nay.
1.2.2. Về quan hệ thương mại, từ khi gia nhập ASEAN, với những điều kiện thuận lợi mới
và với tinh thần tích cực hội nhập, quan hệ kinh tế Việt Nam-ASEAN phát triển nhanh chóng,
đưa ASEAN thành một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam.
Nếu như trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, tỷ trọng quan hệ thương mại Việt Nam với
ASEAN còn rất nhỏ bé, thì kể từ sau Chiến tranh lạnh và nhất là từ khi gia nhập ASEAN, quan
hệ thương mại giữa Việt Nam với các thành viên ASEAN phát triển nhanh chóng, đưa ASEAN
trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của nước ta từ 1993 và tiếp tục giữ vị trí một trong
những đối tác thương mại hàng đầu của nước ta cho đến nay. Kim ngạch thương mại hai chiều
Việt Nam - ASEAN tăng nhanh- từ 60,6 triệu USD năm 1985 lên 841,6 triệu USD năm 1990 ; 2
975 triệu USD năm 19954. Từ năm 1997 đến 2002, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị
trường ASEAN tăng từ 1,9 tỉ USD lên 2,5 tỉ USD, còn kim ngạch nhập khẩu tăng từ 3,1 tỉ USD
lên 4,5 tỉ USD5. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-ASEAN trong những năm gần
đây như sau: năm 2012 đạt 18,75 tỷ USD; năm 2013: 19,54 tỷ USD; năm 2014: 20,58 tỷ USD;
năm 2015: 21,18 tỷ USD6. Trong ASEAN, Singapore, Thailand , Malaysia và Indonesia là
những đối tác thương mại lớn của Việt Nam.
1.2.3. Về quan hệ đầu tư, số dự án và vốn đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam
tăng tiến tương ứng với sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại. Nếu như vào năm
1990, ASEAN mới chỉ đầu tư vào Việt Nam khoảng 35 triệu USD với 16 dự án, thì đến tháng 5
-1995 đã đạt tới 2,262 tỉ USD, với 200 dự án đầu tư 7. Đến tháng 10/2015, đã có 8 nước ASEAN
bao gồm Singapore, Malaysia, Thái Lan, Brunei, Indonesia, Philippines, Lào và Campuchia đầu

4
Dẫn theo Đào Huy Ngọc (chủ biên) (1997) ASEAN và sự hội nhập của Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc
gia, 1994, tr 120
5
Kinh tÕ ViÖt Nam vµ thÕ giíi, TTX ViÖt Nam, 16 - 11 - 2003.
6
Hải quan Việt Nam: Tình hình trao đổi thương mại hàng hóa Việt Nam - ASEAN 6 tháng đầu năm 2016
https://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/ViewDetails.aspx?ID=965&Category=Ph%C3%A2
n%20t%C3%ADch%20chuy%C3%AAn%20%C4%91%E1%BB%81&Group=Ph%C3%A2n%20t%C3%
ADch; đăng ngày: 9/8/2016.
7
Theo VOV News, http://www.tapchicongsan.org.vn

7
tư vào Việt Nam. Các nhà đầu tư ASEAN đã đầu tư vào 18/18 ngành trong hệ thống phân ngành
kinh tế quốc dân, với 2.705 dự án còn hiệu lực và tổng vốn đầu tư đăng ký 56,85 tỷ USD, chiếm
20,9% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước8. Tính đến ngày 20-7-2016, ASEAN có 3.040 dự án
đầu tư còn hiệu lực ở Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký 64,475 tỷ USD; trong đó,
Singapore là nước dẫn đầu, tiếp theo là Malaysia, Thái Lan …Riêng trong 7 tháng đầu năm
2016, đã có 181 dự án cấp mới từ ASEAN vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1,968
tỷ USD và 79 lượt dự án điều chỉnh vốn với tổng vốn đầu tư tăng thêm là 524 triệu USD. Tính
chung trong 7 tháng đầu năm 2016, vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm của các nước ASEAN
vào Việt Nam là 2,492 tỷ USD, chiếm 19,26% tổng vốn đầu tư của tất cả các đối tác có đầu tư tại
Việt Nam trong 7 tháng 9.
1.3. Về quan hệ văn hóa-xã hội
Hơn 20 năm qua, quan hệ văn hóa giữa Việt Nam với các thành viên ASEAN diễn ra
phong phú, sôi nổi và phát triển nhanh dưới các hình thức như : hợp tác về giáo dục- đào tạo,
trao đổi chuyên gia, hội thảo khoa học, giới thiệu phim ảnh của nhau… đã góp phần tăng cường
sự hiểu biết lẫn nhau, tăng cường sự gần gũi, làm phong phú, đa dạng nền văn hóa dân tộc.
Lượng khách du lịch từ Việt Nam đến các nước thành viên ASEAN và chiều ngược lại đã góp
phần vào mục đích nói trên.
Ngay từ năm 1993, Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục Đông Nam Á
(SEAMEO). Từ năm 1995, sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam được công nhận là thành viên
của Tiểu ban Giáo dục ASEAN (ASCOE). Từ đó, thông qua các chương trình hợp tác với
SEAMEO, Việt Nam đã tranh thủ khai thác nguồn cơ sở vật chất, thiết bị kĩ thuật, học bổng, kinh
nghiệm đào tạo, giáo dục của các nước ASEAN dành cho Việt Nam. Hàng trăm cán bộ khoa học,
quản lý giáo dục, giáo viên nước ta đã được tham dự các khoá đào tạo do các trung tâm đào tạo
khu vực của SEAMEO tổ chức. Hàng trăm sinh viên Việt Nam đã được nhận học bổng của
ASEAN, đặc biệt là học bổng của Chính phủ Singapore dành cho các nước ASEAN. Singapore
là một trong những nước hàng đầu trên thế giới thu hút số đông sinh viên Việt Nam du học. Việt
Nam đã tích cực phối hợp triển khai các dự án hợp tác giáo dục của SEAMEO. Cho đến nay, Việt
Nam chủ trì một Trung tâm đào tạo khu vực trong tổng số 12 trung tâm của SEAMEO và tham
gia có hiệu quả vào các hoạt động hợp tác giáo dục - đào tạo tổ chức này.

2.Thách thức
Bên cạnh những thành tựu to lớn mà quan hệ Việt Nam-ASEAN đã đạt được trong hơn 20
năm qua, thì mối quan hệ này đã, đang và sẽ đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức
trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa. Có thể chỉ ra những thách thức chính sau đây:
2.1. Thách thức trên lĩnh vực chính trị
2.1.2. Thách thức do sự khác biệt về chế độ chính trị, hệ tư tưởng giữa Việt Nam và các nước
ASEAN.

8
Cơ hội thu hút FDI từ khối ASEAN vào Việt Nam;
http://www.vietnamasean.vn/Default.aspx?Page=NewsDetail&NewsId=59331.
9
Báo Công an nhân dân: Phan Đức, Các nước ASEAN đầu tư 3.040 dự án vào Việt Nam
http://cand.com.vn/Kinh-te/Cac-nuoc-ASEAN-dau-tu-3-040-du-an-vao-Viet-Nam-402755; bài đăng
ngày: 03/08/2016

8
Hiện nay, Việt Nam là nước XHCN, lấy chủ nghĩa Mác-Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh
làm nền tảng tư tưởng, trong khi tuyệt đại đa số các nước thành viên còn lại theo chế độ TBCN.
Sự khác biệt về chế độ chính trị, hệ tư tưởng giữa Việt Nam và các nước ASEAN cũng có thể
dẫn đến cách nhìn nhận và đánh giá, cách giải quyết khác nhau về những vấn đề về an ninh,
chính trị , kinh tế - xã hội… Dầu rằng, thách thức này ngày càng nhẹ bớt, không còn là chủ yếu
nhưng vẫn là thách thức, trở ngại trên con đường hội nhập của Việt Nam vào ASEAN.
2.1.3.Sự thiếu đồng thuận, ràng buộc lỏng lẽo, chia rẽ trong ASEAN trước sự chi phối của
nhân tố bên ngoài; tư tưởng thực dụng, chạy theo lợi ích kinh tế làm tổn hại đến lợi ích những
nước khác và lợi ích chung của ASEAN , sự “xoay trục” của một số nước (Campuchia,
Philippines…) theo hướng ngày càng thân thiết với Trung Quốc…
Sẽ không quá đáng khi nói rằng, ASEAN như một “bao khoai tây” hay là “đồng sàn dị
mộng” , “một bó đũa” đang bị Trung Quốc dùng lợi ích vật chất và nhiều thủ đoạn khác để “bẻ
gãy từng chiếc”. Đây là thách thức , theo chúng tôi, có thể ngày càng lớn, nguy cơ phá vỡ sự
đoàn kết, thống nhất của ASEAN, từ đó cũng gây khó khăn lớn cho Việt Nam trong cuộc đấu
tranh bảo vệ chủ quyền dân tộc, nhất là về mặt lãnh hải.
2.1.4. Sự hiểu biết chưa thật sự tường tận về các nước thành viên cũng như các nước thành
viên đối với Việt Nam, về cơ hội và thách thức của cộng đồng ASEAN đưa lại… là thách thức
cho sự hội nhập của Việt Nam.
Do nửa thế kỷ Chiến tranh lạnh, sau đó là vấn đề Campuchia trong suốt thập niên 80 chi phối
đã cản trở sự hiểu biết một cách thấu đáo về nhau giữa Việt Nam với các thành viên ASEAN và
ngược lại. Người Việt Nam có thể hiểu nhiều hơn về Mỹ, các nước phương Tây, Nhật Bản… so
với các nước như Philippines, Malaysia, Indonesia, Mianma…Điều đó đã hạn chế việc phát
triển quan hệ giữa Việt nam với các thành viên ASEAN.
2.1.5. Thách thức do những vấn đề lịch sử để lại và những vấn đề mới nảy sinh trong
quan hệ Việt Nam-ASEAN, những biến động ở khu vực và trên thế giới đưa đến.
Đó là tranh chấp chủ quyền về quần đảo Trường Sa . Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền
Việt Nam từ thế kỷ XVII. Nếu không kể những nước nằm ngoài ASEAN như Trung Quốc, Đài
Loan tranh chấp toàn bộ quần đảo này thì có ba nước trong ASEAN là Philippines, Malaysia,
Brunei có yêu sách một phần. Trừ Brunei, các bên còn lại đang chiếm đóng trái phép một số cấu
trúc, tạo ra tranh chấp đa phương về chủ quyền quần đảo này. Đó là tuyên bố chủ quyền chống
lấn trên biển giữa Việt Nam, Thailand, Indonesia….) .
Đó là việc xây dựng những đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong (trên lãnh thổ Lào,
Campuchia…) gây hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt. Đến nay, Trung Quốc đã xây 6 đập thủy
điện trải dọc sông Mekong. Lào và Campuchia dự kiến xây thêm hơn 10 đập và không dừng lại
ở đó, chưa kể Mianmar và Thailand. Các con đập này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh
nguồn nước, môi trường, an ninh lương thực của nước ta- một nước nằm hạ nguồn sông
Mekong. Trong mấy năm qua, hạn hán, ngập mặn nghiêm trọng đã diễn ra ở đồng bằng sông
Mekong mà nguyên nhân chính là từ những con đập này. Trong thời gian tời, khi những con đập
theo dự kiến được xây dựng ở thượng nguồn sông Mekong , thì nước ta sẽ phải chịu ảnh hưởng
nghiêm trọng đến mức nào.10.

10
Đập thủy điện đang giết dòng Mekong; http://news.zing.vn/dap-thuy-dien-dang-giet-dong-mekong-
post634722.html.

9
Đó là hai nước láng giềng, có chung biên giới với nước ta ( Campuchia, Lào ) cho Trung
Quốc thuê bãi biển, đất với diện tích lớn, trong thời gian dài (99 năm) có nguy cơ tiềm tàng đe
dọa không chỉ đến an ninh chính trị mà còn cả môi trường nước đối với nước ta11.
Đó là những biến động như: khủng hoảng kinh tế, chính trị…ở khu vực và trên thế giới,
trong đó có những biến động không lường trước được sẽ tác động tiêu cực đến quan hệ giữa
Việt Nam với một số nước ASEAN.
Đó còn là những mâu thuẫn về sắc tộc, biên giới - lãnh thổ, tôn giáo, quyền lực và xu hướng
li khai ở một số nước Đông Nam Á cũng có thể tác động tiêu cực đến tình nước ta trong quá
trình hội nhập khu vực…
2.2. Thách thức về kinh tế
2.2.3.Vấn đề thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, thu nhập theo đầu
người, năng suất lao động giữa Việt Nam và các nước ASEAN-6 .
Các nước thành viên sáng lập ASEAN( ASEAN-5) đều có nền kinh tế thị trường hình thành
và phát triển lâu hơn nhiều so với Việt Nam. Phần lớn các nước có kết cấu hạ tầng, công nghệ
cao, môi trường phát triển thương mại, đầu tư quốc tế thuận lợi, đạt tốc độ tăng trưởng cao, thu
nhập quốc dân bình quân đầu người cao hơn nhiều so với Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam
mới ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá và nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế nước
ta cho đến nay vẫn ở trình độ thấp so với các nước ASEAN-5, kết cấu hạ tầng, trình độ quản lý
còn yếu, tỉ lệ tích luỹ, sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao.
Bên cạnh đó, sự chuyển đổi từ cơ cấu kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường còn bộc lộ
nhiều bất cập về kết cấu hạ tầng cơ sở, hệ thống pháp luật, chính sách, nguồn nhân lực. Sự chênh
lệch về trình độ phát triển, trình độ quản lý, tổ chức nền kinh tế, năng lực của đội ngũ cán bộ và
mức sống dẫn đến những bất lợi đối với nước ta trong qúa trình hội nhập.

11
- American Thinker ngày 1/12/2016 đưa tin, Trung Quốc đang xây dựng một cảng nước sâu chiến lược
tại Campuchia trên vịnh Thái Lan, có tổng trị giá 3,8 tỉ USD. Cảng nước sâu này trải dài 90 km trên bờ
biển Campuchia, chiếm 20% tổng chiều dài bờ biển Campuchia được Trung Quốc thuê lại trong 99 năm,
chỉ cách khu vực tranh chấp trên Biển Đông vài trăm km, có thể giúp Trung Quốc kiểm soát các hoạt động
vận chuyển, đánh bắt cá, sản xuất năng lượng và thậm chí là du lịch hàng không ở một cửa ngõ giao thông
đông đúc nhất thế giới. Tập đoàn Phát triển Thiên Tân (UDG), một công ty liên kết với quân đội Trung
Quốc thực hiện dự án này. Cảng nước sâu này đủ lớn để đón các tàu du lịch, tàu vận tải hoặc tàu hải quân
trọng lượng 10 ngàn tấn.Đáng lưu ý, với dự án này Trung Quốc hiện đang kiểm soát hơn 20% chiều dài bờ
biển Campuchia.
Campuchia còn cho Trung Quốc thuê một diện tích lớn đất đai trong thời gian dài. Theo Trung tâm
Nhân quyền Campuchia, từ năm 1994 đến 2012, đã có 4,6 triệu ha đất được Campuchia cho Trung Quốc
thuê trong 99 năm mà mỗi ha chỉ đáng giá vài đô la Mỹ. Lao động Trung Quốc được đưa sang theo những
dự án này, xong việc thì họ không quay về nước. Riêng diện tích đất nông nghiệp Campuchia bị người
Trung Quốc thuê đã lên tới 2,14 triệu ha, chiếm hơn một nửa diện tích đất canh tác của quốc gia này. (
theo Hồng Thủy: Trung Quốc thuê 20% chiều dài bờ biển Campuchia trong 99 năm;
http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Trung-Quoc-thue-20-chieu-dai-bo-bien-Campuchia-trong-99-nam-
post172909.gd
-Người Trung Quốc thao túng miền Bắc Lào ; http://plo.vn/quoc-te/nguoi-trung-quoc-thao-tung-mien-
bac-lao-585943.html.
-Hồng Thủy: Hàng ngàn nông dân miền Nam Trung Quốc sang Bắc Lào làm ăn;
http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Hang-ngan-nong-dan-mien-Nam-Trung-Quoc-sang-Bac-Lao-lam-an-
post163552.gd

10
Về trình độ phát triển kinh tế, quy mô nền kinh tế, thu nhập bình quân đầu người của Việt
Nam thua kém khá xa so với nhiều nước trong ASEAN . Về thu nhập theo đầu người, năm
2013, Việt Nam đạt khoảng khoảng 1.960 USD12, đứng hàng thứ 7, tức là sau ASEAN-613, chỉ
đứng trên Lào, Campuchia và Mianmar.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư , xét về quy mô nền kinh tế, Việt Nam hiện đứng
thứ 6, thu nhập bình quân đứng thứ 7, năng lực cạnh tranh đứng thứ 5… trong ASEAN. Cụ thể,
so với Thailand, Việt Nam sẽ mất 16 năm để đuổi kịp trình độ hiện tại của họ; so với
Philippines, quốc gia đang cạnh tranh vị trí trực tiếp với Việt Nam thì Việt Nam vẫn luôn ở vị trí
bám theo họ mà chưa thu hẹp được khoảng cách, để vượt họ thì còn cả vấn đề lớn14.
Năng suất lao động của Việt Nam hiện được cho là thuộc diện thấp nhất trong ASEAN15.
12
Bài: Thủ tướng: GDP bình quân đầu người năm 2013 đạt 1.960 USD (Báo Dân trí ngày ngày
05/12/2013); http://dantri.com.vn/kinh-doanh/thu-tuong-gdp-binh-quan-dau-nguoi-nam-2013-dat-1960-
usd-1386700911.htm
13
. Có 6 nước thu nhập cao hơn Việt Nam lần lượt là: -Singapore: 56.700 USD (2014)-đứng thứ 3 thế
giới; Tài liệu cơ bản nước Cộng hòa Singapore;
http://www.mofa.gov.vn/vi/cn_vakv/ca_tbd/nr040819104347/ns150602163435; ngày đăng:02-06-2015.
-Brunây: 38.563 USD (2013); theo bài Danh sách các quốc gia theo GDP (danh nghĩa) bình quân đầu
người;
https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_s%C3%A1ch_c%C3%A1c_qu%E1%BB%91c_gia_theo_GDP_(danh
_ngh%C4%A9a)_b%C3%ACnh_qu%C3%A2n_%C4%91%E1%BA%A7u_ng%C6%B0%E1%BB%9Di
-Malaysia: hơn 9.000 USD (2012); Tài liệu cơ bản Malaysia;
http://www.mofa.gov.vn/vi/cn_vakv/ca_tbd/nr040819103058/ns150602161352; ngày đăng :02-06-2015.
-Thailand: khoảng 5.600 USD( 2013); Tài liệu cơ bản Vương quốc Thailand; ;
http://www.mofa.gov.vn/vi/cn_vakv/ca_tbd/nr040819104152/ns150602162125; 02-06-2015.
-Indonesia: 3.475 USD (2013); Tài liệu cơ bản nước Cộng hòa Indonesia;
http://www.mofa.gov.vn/vi/cn_vakv/ca_tbd/nr040819102944/ns150602163058; ngày đăng 02-06-2015.
-Philippines: Thu nhập bình quân đầu người: 2.913 USD (2014); Tài liệu cơ bản nước Cộng hòa
Philippines ; http://www.mofa.gov.vn/vi/cn_vakv/ca_tbd/nr040819104120/ns150602162428; ngày đăng:
02-06-2015.
14
Nguyễn Tuyền: Việt Nam thua Thái Lan 16 năm phát triển và chưa đuổi kịp được Philippines
http://dantri.com.vn/su-kien/viet-nam-thua-thai-lan-16-nam-phat-trien-va-chua-duoi-kip-duoc-
philippines-20170111210030039.htm
15
Trong một phân tích chi tiết về năng suất lao động Năng suất lao động Việt Nam giai đoạn 1996 - 2016,
các chuyên gia kinh tế PGS. TS Vũ Hoàng Ngân, TS Nguyễn Thị Cẩm Vân của Đại học Kinh tế Quốc
dân đã đưa ra những bằng chứng về giới hạn tăng Năng suất lao động của Việt Nam, so sánh với các
quốc gia khu vực và cảnh báo tương lai "rơi vào bẫy thu nhập trung bình" của nền kinh tế Việt Nam. Một
số thông tin chinh trong bản báo cáo này: So với các quốc gia trong khu vực, tốc độ tăng năng suất lao
động của Việt Nam giai đoạn 1995 – 2000 là 5,4%; của giai đoạn 2000 - 2014 là 4,4%, cao hơn trung
bình của khối ASEAN (3,3%), nhưng vẫn thấp hơn Lào. Dù đến năm 2010, Lào vẫn đứng sau Việt Nam
trong bảng xếp hạng về năng suất, nhưng với tốc độ tăng năng suất ngày càng lớn, Lào đã dần thu hẹp
khoảng cách, nhanh chóng bắt kịp năng suất lao động của Việt Nam vào năm 2012, và sau đó Việt Nam
đã bị tụt lại phía sau.
Năng suất lao động Việt Nam nói chung giai đoạn 2000 - 2014, so với một số quốc gia thuộc khối
ASEAN, mức năng suất lao động của Việt Nam còn rất khiêm tốn. So sánh với Singapore (nước có mức
năng suất lao động cao nhất Châu Á), năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 1/20 năm 2000, và
bằng 1/14 năm 2014.

11
Quả thật đây là thách thức lớn; đặc biệt , thêm vào đó là áp lực bảo vệ sự toàn vẹn chủ
quyền đất nước ngày càng lớn thì thách thức trên đây là rất lớn đối với nước ta trong hiện tại
và tương lai.
2.2.4.Việt Nam và các nước ASEAN có sự tương đồng về cơ cấu hàng hoá truyền
thống tạo nên sự cạnh tranh gay gắt giữa Việt Nam với các nước thành viên ASEAN.
Cùng ở trong khu vực Đông Nam Á, khu vực nhiệt đới gió mùa, đều là những nước đang
phát triển (trừ Singapore) nên các nước có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lược tương tự giống
nhau như: gạo và các loại nông – lâm sản, hàng thủy-hải sản, sản phẩm dệt may… Tình hình này
làm cho khả năng bổ sung cho nhau thì ít mà cạnh tranh với nhau thì nhiều – cạnh tranh ngay
trong từng nước và trong khu vực ASEAN.
Tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN(AFTA), Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn,
thách thức trong cạnh tranh với các nước thành viên ASEAN-5 trong điều kiện chênh lệch về
trình độ kĩ thuật, công nghệ, năng suất lao động. Hàng hoá của Việt Nam có giá thành sản phẩm
cao hơn do chi phí cao và năng suất lao động thấp; trong khi đó, hàng hoá của các nước ASEAN
có giá thành rẻ hơn, lại được sự hỗ trợ của chính phủ trong chính sách tăng cường xuất khẩu, có
khả năng tràn vào thị trường Việt Nam, lấn át sản xuất trong nước.
2.2.5 .Vấn đề khắc phục tình trạng nhập siêu từ ASEAN trong quan hệ thương mại và
tăng cường đầu tư ra các nước ASEAN cũng là thách thức đối với Việt Nam.
Trong một thời gian dài, Việt Nam luôn ở thế nhập siêu trong quan hệ thương mại với
ASEAN. Đay là điều bất lợi đối với nền kinh tế nước ta. Nếu tính hơn 10 năm trở lại đây, Việt
Nam luôn ở trong tình trạng nhập siêu 16. Để khắc phụ tình trang nhập siêu, từng bước cân
bằng cán cân thương mại Việt Nam-ASEAN là một thách thức không nhỏ đối với Việt Nam.

Với một số quốc gia khác trong khối, năng suất lao động của Việt Nam năm 2000, bằng 1/8 Malaysia,
1/4 Thái Lan, 1/3 Indonesia, 1/2 Philippines, và so với trung bình của khối ASEAN bằng khoảng 1/3.
Năm 2010, bằng 1/6 Malaysia, 1/3 Thái Lan, 1/2 Philippines, và gần bằng một nửa năng suất lao động
của khối ASEAN; năm 2014, khoảng cách giữa Năng suất lao động của Việt Nam và các nền kinh tế
khác trong khối ASEAN không những không được rút ngắn so với 2010 mà còn có dấu hiệu bị bỏ lại xa
hơn.
Mặc dù có những cải thiện tích cực, song không thể phủ nhận thực tế là khoảng cách về năng suất lao
động của Việt Nam so với những nền kinh tế thành công dẫn đầu trong khu vực ngày một xa hơn trong
trong quá trình cố gắng thực hiện những nỗ lực “bắt kịp”. Các nước đi sau nước ta như Lào, Campuchia,
Myanma đã và đang thu hẹp khoảng cách với Việt Nam nhờ vào gia tăng năng suất lao động nhờ vào thu
hút đầu tư nước ngoài, môi trường kinh doanh thông thoáng hơn ( Theo An Linh, Tốc độ tăng năng suất
lao động Việt Nam đã thấp hơn Lào; http://dantri.com.vn/kinh-doanh/toc-do-tang-nang-suat-lao-dong-
viet-nam-da-thap-hon-lao-20170318111016995.htm; bài đăng ngày 19/3/2017).
16
Cụ thể, năm 2005 , Việt Nam xuất khẩu 5,6 tỷ USD nhập khẩu 9,5 tỷ USD và nhập siêu là 3,9 tỷ
USD; năm 2006 , Việt Nam xuất khẩu 6,5 tỷ USD nhập khẩu 12,5 tỷ USD và nhập siêu là 6 tỷ USD ;
năm 2007, Việt Nam xuất khẩu 8 tỷ USD nhập khẩu 15,9 tỷ USD và nhập siêu là 7,9 tỷ USD ; năm
2008, Việt Nam xuất khẩu 10,4 tỷ USD nhập khẩu 19,6 và nhập siêu là 9,2 tỷ USD ; năm 2009 , Việt
Nam xuất khẩu 8,9 tỷ USD nhập khẩu 14 tỷ USD và nhập siêu là tỷ USD ; năm 2010 , Việt Nam xuất
khẩu 10,6 tỷ USD nhập khẩu 16,7 tỷ USD và nhập siêu là 4 tỷ USD . Trong 11 tháng tính từ đầu năm
2015, 16,6 tỷ USD , nhập khẩu 22,4 tỷ USD, nhập siêu là 5,6 tỷ USD( Hải quan Việt Nam: Vài nét sơ
lược về hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN) giai đoạn 2005-2014 và 11 tháng năm 2015

12
Là một nước có dân số đông hàng thứ 3 trong khu vực nhưng do trình độ công nghệ còn thấp,
vốn ít… nên đầu tư của Việt Nam ra các nước ASEAN có thể nói còn ở giai đoạn đầu và còn hạn
chế về số dự án cũng như vốn đầu tư. Đến nay, trong ASEAN, Việt Nam mới chỉ tư sang Lào,
Campuchia và một vài nước khác.
2.3. Về mặt văn hóa- xã hội
2.3.1. Những hạn chế, yếu kém của Việt Nam như ô nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn, ách
tắc giao thông, tham nhũng… làm giảm hiệu quả trong quan hệ, hợp tác với ASEAN.
2.3.2. Thách thức của việc giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc trước sự xâm nhập của những
sản phẩm độc hại, đi ngược với truyền thống, đạo lý dân tộc.
2.3.3. Sự thiếu hiểu biết tường tận về nhau giữa Việt Nam với một số nước thành viên
ASEAN và ngược lại; sự thiếu nhận thức một cách đầy đủ những cơ hội và thách thức của các
nhà doanh nghiệp Việt Nam làm giảm hiệu quả khả năng hợp tác.
2.3.4. Hiện tượng chảy máu chất xám, mất lực lượng lao động có tay nghề cao do thị trường
các nước ASEAN hấp dẫn hơn thu hút; một bộ phận mất việc làm do công ty, doanh nghiệp phá
sản vì không đủ sức cạnh tranh…
3. Thay lời kết luận
Như vậy, với khoảng thời gian chưa dài (hơn 20 năm) gia nhập, hội nhập ASEAN, Việt
Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trong trên nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa-xã
hội. Những thành tựu đó góp phần nâng cao sức mạnh, uy tín của Việt Nam ở khu vực và trên
thế giới; mở rộng thị trường xuất-nhập khẩu, đầu tư; du lịch; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tạo thêm nhiều công ăn,
việc làm cho người lao động; góp phần làm giàu nền văn hóa dân tộc, quảng bá văn hóa dân tộc
ra bên ngoài…Những thành tựu đó chứng minh việc Việt Nam gia nhập ASEAN là chủ trương
đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Đồng thời, với vị thế và những đóng góp tích cực của Việt
Nam cũng góp phần tăng thêm sức mạnh của ASEAN trên các mặt.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Việt Nam cũng đã, đang và sẽ đối diện
với không ít khó khăn, thách thức trong quan hệ với ASEAN- có những thách thức từ bên ngoài
đưa đến, có những thách thức từ ASEAN và đồng thời có những thách thức do những yếu kém,
hạn chế của chúng ta tạo nên.…
Trong bối cảnh như vậy, chúng ta cần phải nhận rõ được những thành tựu để tiếp tục phát
huy, những thách thức để tìm cách vượt qua; phát huy thật tốt lợi thế so sánh; khắc phục hiệu quả
những yếu kém của mình; đoàn kết dân tộc; đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết nhưng kết hợp hài
hòa với lợi ích của nước khác và lợi ích của ASEAN…đưa đất nước phát triển nhanh, mạnh, bền
vững. Có như vậy, dân tộc ta mới trường tồn, đứng vững trước muôn vàn bão táp phong ba và
ngày càng phát triển, đạt tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh”.

https://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/ViewDetails.aspx?ID=880&Category=Ph%C3%A2
n%20t%C3%ADch%20chuy%C3%AAn%20%C4%91%E1%BB%81&Group=Ph%C3%A2n%20t%C3%
ADch

13
Tài liệu tham khảo

1.Báo Việt Nam và Thế giới, Tuyên bố chung Việt Nam-Campuchia;


http://baoquocte.vn/tuyen-bo-chung-viet-nam-campuchia-48180.html
2.Bộ Ngoại giao Việt Nam, Tài liệu cơ bản nước Cộng hòa Singapore;
http://www.mofa.gov.vn/vi/cn_vakv/ca_tbd/nr040819104347/ns150602163435; ngày
đăng:02-06-2015.
3.Bộ Ngoại giao Việt Nam, Tài liệu cơ bản Malaysia;
http://www.mofa.gov.vn/vi/cn_vakv/ca_tbd/nr040819103058/ns150602161352; ngày
đăng :02-06-2015.
4.Bộ Ngoại giao Việt Nam, Tài liệu cơ bản Vương quốc Thailand;
http://www.mofa.gov.vn/vi/cn_vakv/ca_tbd/nr040819104152/ns150602162125; 02-06-
2015.
5.Bộ Ngoại giao Việt Namm, Tài liệu cơ bản nước Cộng hòa Indonesia;
http://www.mofa.gov.vn/vi/cn_vakv/ca_tbd/nr040819102944/ns150602163058; ngày
đăng 02-06-2015.
6.Bộ Ngoại giao Việt Nam, Tài liệu cơ bản nước Cộng hòa Philippines;
http://www.mofa.gov.vn/vi/cn_vakv/ca_tbd/nr040819104120/ns150602162428; ngày
đăng: 02-06-2015.
7.Cơ hội thu hút FDI từ khối ASEAN vào Việt Nam;
http://www.vietnamasean.vn/Default.aspx?Page=NewsDetail&NewsId=59331.
8. Đào Huy Ngọc (chủ biên) (1997), ASEAN và sự hội nhập của Việt Nam, Nxb. Chính
trị quốc gia.
9.Hải quan Việt Nam, Tình hình trao đổi thương mại hàng hóa Việt Nam - ASEAN 6
tháng đầu năm 2016
https://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/ViewDetails.aspx?ID=965&Catego
ry=Ph%C3%A2n%20t%C3%ADch%20chuy%C3%AAn%20%C4%91%E1%BB%81&
Group=Ph%C3%A2n%20t%C3%ADch; đăng ngày: 9/8/2016.
10.Hải quan Việt Nam, Vài nét sơ lược về hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và
các thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) giai đoạn 2005-2014 và 11
tháng năm 2015;
https://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/ViewDetails.aspx?ID=880&Catego
ry=Ph%C3%A2n%20t%C3%ADch%20chuy%C3%AAn%20%C4%91%E1%BB%81&
Group=Ph%C3%A2n%20t%C3%ADch
11.Hồng Thủy, Trung Quốc thuê 20% chiều dài bờ biển Campuchia trong 99 năm;
http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Trung-Quoc-thue-20-chieu-dai-bo-bien-Campuchia-trong-
99-nam-post172909.gd
12.Hồng Thủy, Hàng ngàn nông dân miền Nam Trung Quốc sang Bắc Lào làm ăn;
http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Hang-ngan-nong-dan-mien-Nam-Trung-Quoc-sang-Bac-
Lao-lam-an-post163552.gd

14
13. Kinh tế Việt Nam và thế giới, TTX Việt Nam, 16 - 11 - 2003.
14.Nguyễn Quốc Dũng , Việt Nam đóng góp quan trọng vào thành công Hội nghị Cấp
cao ASEAN lần thứ 30 (trả lời PV báo chí); http://baoquocte.vn/viet-nam-dong-gop-
quan-trong-vao-thanh-cong-hoi-nghi-cap-cao-asean-lan-thu-30-48442.html
15.Nguyễn Tuyền, Việt Nam thua Thái Lan 16 năm phát triển và chưa đuổi kịp được
Philippines
http://dantri.com.vn/su-kien/viet-nam-thua-thai-lan-16-nam-phat-trien-va-chua-duoi-kip-
duoc-philippines-20170111210030039.htm
16.Người Trung Quốc thao túng miền Bắc Lào ; http://plo.vn/quoc-te/nguoi-trung-quoc-
thao-tung-mien-bac-lao-585943.html.
17. Phan Đức, Các nước ASEAN đầu tư 3.040 dự án vào Việt Nam
http://cand.com.vn/Kinh-te/Cac-nuoc-ASEAN-dau-tu-3-040-du-an-vao-Viet-Nam-
402755; bài đăng ngày: 03/08/2016
18.Thủ tướng: GDP bình quân đầu người năm 2013 đạt 1.960 USD (Báo Dân trí ngày
ngày 05/12/2013); http://dantri.com.vn/kinh-doanh/thu-tuong-gdp-binh-quan-dau-nguoi-
nam-2013-dat-1960-usd-1386700911.htm
19. Việt Nam - thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm của ASEAN;
http://asean.mofa.gov.vn/thong-tin/8/viet-nam-thanh-vien-tich-cuc-chu-dong-va-co-trach-
nhiem-cua-asean.html.
20. VOV News, http://www.tapchicongsan.org.vn

---------------
(*) Bài đăng trong Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế “ ASEAN+: Hội nhập và phát triển”, Tuy Hòa- Phú
Yên 24/11/2017.

15

You might also like