You are on page 1of 18

ASEAN

I-Kinh tế - Xã hội ASEAN


1. Giới thiệu chung về Cộng đồng ASEAN

- Quyết định xây dựng Cộng đồng ASEAN được các Nhà
Lãnh đạo thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN 9 (Bali, In-
đô-nê-xi-a, tháng 10/2003) với 3 trụ cột : Cộng đồng An
ninh ASEAN (ASC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Cộng
đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC).
2.Sứ mệnh của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) nhằm tạo dựng

•  Một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất


• Một khu vực có sức cạnh tranh
• Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu

3. Để đưa ASEAN trở thành một thị trường chung và cơ sở sản


xuất thống nhất, AEC tập trung vào các biện pháp tạo thuận
lợi hóa và tự do lưu chuyển thương mại, đầu tư, dịch vụ, lao
động tay nghề cao, và sự di chuyển tự do hơn của các dòng
vốn.
4. Sự hợp tác trong ASEAN
- Trải qua 50 năm hình thành và phát triển (8/8/1967 - 8/8/2017),
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã không ngừng phát
triển, đóng góp hiệu quả cho đối thoại, hợp tác vì hòa bình, ổn
định, phồn vinh của châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Đông
Nam Á nói riêng. 
- Nền tảng cho các thành tựu trong 50 năm qua là những cơ chế
hợp tác nội khối của ASEAN được triển khai thông qua các hiệp
ước, diễn đàn, hội nghị, dự án, chương trình phát triển, việc xây
dựng Khu vực tự do thương mại ASEAN và các hoạt động văn hóa
thể thao khu vực. Các nhà lãnh đạo ASEAN đã từng bước xây dựng
và vận dụng những cơ chế này nhằm đảm bảo các mục tiêu thúc
đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các
nước thành viên. Trật tự khu vực tương đối ổn định nhờ các cơ chế
hợp tác an ninh, đối thoại, các nguyên tắc của Phương cách ASEAN.
- Ngoài hợp tác nội khối, ASEAN cũng tăng cường liên kết, hợp
tác với nhiều đối tác ngoại khối quan trọng như ASEAN+3,
ASEAN+6… trong nhiều lĩnh vực về cơ sở hạ tầng, thương mại
hàng hóa, thương mại dịch vụ, công nghệ 4.0, chuỗi giá trị và
tăng cường kết nối toàn diện về thể chế, hạ tầng và con người.
Ví dụ:
+ các nước ASEANđã ký kết Hiệp định thương mại tự do ASEAN-
Hongkong, Trung Quốc và Hiệp định đầu tư ASEAN-Hongkong,
Trung Quốc.
+ ASEAN đã ký kết và thực hiện 6 hiệp định thương mại tự do
(FTA)
Về lĩnh vực kinh tế:
- Các nước ASEAN cũng đã đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực
thông qua việc xây dựng Khu vực thương mại tự do ASEAN
(AFTA) và các chương trình hợp tác kinh tế khác.  Không chỉ thúc
đẩy liên kết nội khối, ASEAN đã xây dựng các liên kết kinh tế với
nhiều đối tác.
Về lĩnh vực văn hoá :
- Cũng trong nửa thế kỷ qua, giá trị và bản sắc chung của khu vực
đã được xây dựng thông qua các hoạt động hợp tác ASEAN trong
lĩnh vực văn hóa - xã hội. Nhờ các hoạt động giao lưu thể thao,
kết nối văn hóa, giáo dục, các giá trị và bản sắc chung của khu
vực đã được củng cố và ý thức cộng đồng của các nước ASEAN
đã được tăng cường.
Ví dụ:
- Về hoạt động văn hóa, thể thao: Đại hội thể tháo
Seagames được tổ chức 2 năm một lần.
- Tổ chức các hội nghị: Hội nghị Cấp cao, các Hội nghị Bộ
trưởng Ngoại giao, Quốc phòng, Tư pháp, trong đó thúc đẩy
đối thoại về các vấn đề kinh tế, chính trị - an ninh khu vực.
- Dự án hợp tác sông Mê Kông .
- Dự án đường xuyên ASEAN 22
Đường xuyên Á (Asian Highway)
Đại hội thể tháo Seagames
- Tổ chức các hội nghị
II- Việt Nam trong ASEAN
- Việt Nam trở thành thành viên ASEAN tháng 7/1995.
- Việt Nam luôn tích cực tham gia vào các hoạt động kinh tế ,văn hóa,
giáo dục, khoa học và công nghệ.
- Việc gia nhập ASEAN đã đem lại lợi ích nhiều mặt cho Việt Nam.
Điều này được thể hiện và chứng minh trên nhiều khía cạnh, lĩnh
vực khác nhau:

+ Về mặt chính trị-an ninh, gia nhập ASEAN giúp Việt Nam củng cố
môi trường hòa bình, ổn định của khu vực nói chung và Việt Nam
nói riêng. Tạo môi trường và không khí thuận lợi để Việt Nam thúc
đẩy quan hệ láng giềng với các nước trong khu vực. ASEAN giúp tăng
cường vị thế và tiếng nói của Việt Nam trên trường quốc tế, hỗ trợ
Việt Nam thúc đẩy quan hệ với các đối tác, trong đó có nhiều nước
lớn như: Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga.
- Việc gia nhập ASEAN đã đem lại lợi ích nhiều mặt cho Việt Nam.
Điều này được thể hiện và chứng minh trên nhiều khía cạnh, lĩnh
vực khác nhau:

+ Về mặt chính trị-an ninh, gia nhập ASEAN giúp Việt Nam củng cố
môi trường hòa bình, ổn định của khu vực nói chung và Việt Nam
nói riêng. Tạo môi trường và không khí thuận lợi để Việt Nam thúc
đẩy quan hệ láng giềng với các nước trong khu vực. ASEAN giúp tăng
cường vị thế và tiếng nói của Việt Nam trên trường quốc tế, hỗ trợ
Việt Nam thúc đẩy quan hệ với các đối tác, trong đó có nhiều nước
lớn như: Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga.
+ Về kinh tế, ASEAN là nơi Việt Nam hội nhập đầu tiên, là thị
trường xuất nhập khẩu và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài đầu tiên của Việt Nam.  Việt Nam đã thúc đẩy được quan
hệ kinh tế với nhiều đối tác quan trọng, thông qua ASEAN đàm
phán thiết lập khu vực mậu dịch tự do, thúc đẩy thương mại,
đầu tư với các đối tác này.

+ Về văn hóa-xã hội, ASEAN tạo ra rất nhiều khuôn khổ, cơ chế
hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau như: Giáo dục, y tế, phụ
nữ, thanh niên, trẻ em, môi trường, văn hóa, thông tin, phát
triển nông thôn, khoa học và công nghệ, lao động, với nhiều
chương trình, dự án hợp tác đem lại lợi ích thiết thực cho Việt
Nam.
- Một số khó khăn của Việt Nam khi mới gia nhập ASEAN

• Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế — xã hội giữa các


quốc gia.
• Sự khác biệt về thể chế chính trị và sự bất đồng về ngôn ngữ,...
• Khó khăn trong việc giữ gìn văn hóa dân tộc khi mở cửa hội nhập.
• Cạnh tranh gay gắt trong thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là
trong điều kiện hiện nay khi các nước trong khu vực đang vực dậy
sau cơn khủng hoảng
THANK YOU!!!!!!!

You might also like