You are on page 1of 3

-----LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA TỔ CHỨC (nd chính là chữ đỏ)

Ngày 8 tháng 8 năm 1967 Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of SouthEast Asian
Nations, viết tắt ASEAN) được thành lập tại Bangkok Thái Lan gồm 5 nước Indonesia, Malaysia,
Philippines, Singapore, và Thái Lan. Các nước thành viên ký bản Tuyên bố ASEAN, thường được
gọi là Tuyên bố Bangkok tuyên bố khai sinh ra Asean

Tiền thân của ASEAN là tổ chức có tên Hiệp hội Đông Nam Á
(Association of Southeast Asia, gọi tắt ASA). là một liên minh thành lập năm 1961 gồm
Philippines, Malaysia và Thái Lan.

Sau đó khối này mở rộng khi Brunei trở thành thành viên thứ 6 gia nhập ngày 8 tháng 1 năm
1984, chỉ một tuần sau khi họ giành được độc lập ngày 1 tháng 1.
Ngày 28 tháng 7 năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7. Lào và Myanmar gia nhập ngày
23 tháng 7 năm 1997. Campuchia đã dự định gia nhập cùng Lào và Myanmar, nhưng bị trị hoãn vì
cuộc tranh giành chính trị nội bộ. Nước này sau đó gia nhập ngày 30 tháng 4 năm 1999, sau khi
đã ổn định chính phủ.
Hiện tại, ASEAN gồm có 10 quốc gia thành viên. Hai quốc gia bày tỏ ý muốn gia nhập ASEAN
là Đông Timor và Papua New Guinea hiện đang giữ vai trò quan sát viên. Trong tuyên bố ngày 11
tháng 11 năm 2022, Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã nhất trí về nguyên tắc để
kết nạp Đông Timor vào ASEAN, trở thành thành viên thứ 11 của khối.

------ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC: (nd chính là chữ đỏ)


Tiêu ngữ: Một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng
Quốc ca: Con đường Asean
Cờ của Asean

Lá cờ của ASEAN tượng trưng cho một cộng đồng ASEAN ổn định, hòa bình, thống nhất và năng
động. Bốn màu xanh da trời, đỏ, trắng và vàng thể hiện bốn màu chủ đạo trên quốc kỳ của các
nước thành viên ASEAN. Màu xanh da trời biểu hiện cho hòa bình và ổn định. Màu đỏ thể hiện
dũng khí và sự năng động. Màu trắng cho thấy sự thuần khiết và màu vàng là biểu trưng cho sự
thịnh vượng. Bó lúa là tượng trưng cho ước mơ của các thành viên sáng lập ASEAN về một
ASEAN bao gồm tất cả các nước ở Đông Nam Á quây quần trong tình hữu nghị và đoàn kết.
Vòng tròn là biểu tượng cho sự thống nhất của ASEAN

Đặc điểm chính của ASEAN là một tổ chức liên chính phủ, không phải là một tổ chức siêu quốc
gia có quyền lực bao trùm lên chủ quyền của các nước thành viên. Mọi quyết định của ASEAN
đều có sự tham gia đóng góp của các nước thành viên.
Chức Chủ tịch ASEAN sẽ được luân phiên hàng năm theo thứ tự chữ cái tên tiếng Anh của các
Quốc gia thành viên. Hiện tại năm 2023 là indonesia và năm 2024 sẽ là Lào

Mục tiêu:
Tuyên bố Bangkok nêu rõ: “Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá
trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ
sở cho 1 cộng đồng các nước ĐNÁ hoà bình thịnh vượng.”
- Thúc đẩy hoà bình thịnh vượng bằng việc tôn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan
hệ giữa các nước trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của hiến chương LHQ
-Thúc đẩy sự công tác và giúp đỡ lẫn nhau trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật
và hành chính.
-Công tác có hiệu quả, sử dụng tốt hơn nền nông nghiệp và các ngành công nghiệp của nhau, mở
rộng mậu dịch về buôn bán hàng hoá nâng cao mức sống của nhân dân
- Thúc đẩy việc nghiên cứu về ĐNÁ

nguyên tắc hoạt động


Các nguyên tắc cơ bản của Asean (gồm 13 nguyên tắc) về: tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ, bình đẳng, bản sắc dân tộc; không xâm lược hoặc đe doạ sử dụng vũ lực; giải quyết hoà
bình các tranh chấp; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau....đồng thời bổ sung một số
nguyên tắc mới như: tăng cường tham vấn về những vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi
ích chung của Asean; Không tham gia vào bất kỳ hoạt động nào nhằm sử dụng lãnh thổ của một
nước thành viên đe doạ đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và ổn định kinh tế của các nước thành
viên khác

Phương thức ra quyết định: tham vấn và đồng thuận


Nguyên tắc trong quan hệ với các đối tác tiệm tiến và thoải mái với tất cả các bên

----------CÁC DẤU MỐC QUAN TRONG TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA TỔ
CHỨC: (nd chính là chữ đen)
- Sau khi chính thức tuyên bố thành lập với 5 thành viên vào ngày 8/8/1967 thì vào năm
- 1971 ra tuyên bố về Khu vực hoà bình, tự do và trung lập ZOPFAN Zone of Peace, Freedom and
Neutrality
- 1976 ra tuyên bố về sự hoà hợp Asean (tuyên bố bali)
- 1992 thoả thuận về khu vực mậu dịch tự do AFTA Asean Free Trade Area
- 1994 Thành lập diễn đàn khu vực ARF ASEAN Regional Forum
- 1997 Asean + 3 (Sau cuộc Khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997, một sự khôi phục lại đề
nghị của Malaysia được đưa ra tại Chiang Mai, được gọi là Sáng kiến Chiang Mai, kêu gọi sự hội
nhập tốt hơn nữa giữa các nền kinh tế của ASEAN là khuôn khổ hợp tác giữa ASEAN với ba nước
Đông Bắc Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc nhằm đối phó tác động của khủng hoảng tài
chính khu vực.
- 2002 Asean và Trung Quốc ký tuyên bố về ứng xử ở Biển Đông (DOC) Declaration on Conduct
of the Parties in the South China Sea
- 2005 Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS - East Asia Summit) lần đầu được tổ chức tại thủ đô Kuala
Lumpur (Malaysia)
- 2007 Hiến chương Asean ra đời, có hiệu lực từ năm 2008
- 31/12/2015 chính thức thành lập cộng đồng kinh tế Asean (AEC) Asean economic community
- 6/2020 ra tuyên bố chung Hội nghị cấp cao Asean lần thứ 36 về một khu vực asean an toàn, đoàn
kết, gắn kết và chủ động tích thích ứng: đặc biệt là phòng ngừa dịch bệnh covid-19

-------Hết---------rùi nha----------

3 động lực tạo ra ASEAN là mục đích xây dựng đất nước và mục tiêu phát triển kinh tế, chính trị
và an ninh. Các quốc gia trong vùng khi đã mất tin tưởng vào các cường quốc bên ngoài đã tìm
đến nhau trong bối cảnh của thập niên 1960 để hỗ trợ lẫn nhau. Đối với Indonesia, thì nước này
còn có tham vọng bá chủ trong khu vực, trong khi Malaysia và Singapore thì lại muốn dùng
ASEAN để kiềm chế Indonesia, đưa nước này vào một khuôn khổ mang tính hợp tác hơn. Khác
với Liên minh châu Âu với mô hình phân giảm quyền hành tập trung ở mỗi quốc gia, ASEAN có
mục đích bảo vệ và chấn hưng chủ nghĩa quốc gia.

. Sau đó phát triển thành Asean + 6 bao gồm tất cả các nước trên cùng Ấn Độ, Úc và New
Zealand.
- Năm 1990, Malaysia đề nghị thành lập một Diễn đàn Kinh tế Đông Á gồm các thành viên hiện
tại của ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc (Asean + 3), với mục tiêu cân bằng sự gia
tăng ảnh hưởng của Hoa Kỳ tại Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC -
Southeast Asian Nuclear-Weapon-Free Zone Treaty) cũng như tại vùng châu Á

là một tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

You might also like