You are on page 1of 2

Tên: Lê Diệu My (MSSV: 25203503264)

Môn: NHẬP MÔN QUAN HỆ QUỐC TẾ.

HỆ THỐNG ĐÔNG NAM Á

Đông Nam Á là khu vực chiến lược về kinh tế và chính trị. Sau khi giành độc lập, các
nước Đông Nam Á gặp khó khăn và nhận thấy cần có sự hợp tác với nhau để cùng phát
triển.Cùng với đó là hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn và xu thế liên kết xuất hiện
ngày nhiều trong số đó là liên minh Châu Âu (EU) đã thúc đẩy các nước Đông Nam Á
thành lập nên tổ chức Hiệp hội các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm có 11 quốc
gia. Bao gồm Thái Lan, Indonesia, Singapore, Philipine, Malaysia, Brunei, Việt Nam,
Lào, Mianma, Campuchia và Đông Timor.

Về mặt phân bổ quyền lực trong ASEAN. Thứ nhất về mặt kinh tế tổ chức được chia làm
2 nhóm là các quốc gia phát triển là những quốc gia sáng lập nên ASEAN gồm Thái Lan,
Indonesia, Malaysia, Singapore và Philippines. Nhóm còn lại là Việt Nam, Lào,
Mianma và Campuchia. Và mục tiêu hợp tác của ASEAN đó chính là:

 Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước
thành viên
 Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, ổn định, có nền kinh tế, văn
hóa xã hội phát triển
 Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN
với các nước, khối nước hoặc các tổ chức quốc tế khác

Trên hết hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ngày từ khi thành lập đến nay, luôn coi trọng
vấn đề an ninh chính trị. Tại sao lại như vậy? Đó là vì đây là tổ chức ra đời trong bối
cảnh của cuộc chiến tranh lạnh đang bao trùm khắp thế giới, cuộc chiến tranh ấy cũng tác
động đến khu vực Đông Nam Á, đe dọa đến an ninh của các khu vực trong nước. Bên
cạnh đó cuộc chiến tranh của Mĩ đang diễn ra quyết liệt ở Đông Dương, trong tình hình
đó buộc các nước ASEAN phải coi trọng vấn đề an ninh – chính trị. Tổ chức này ra đời
nhằm bảo vệ cho suổn định và phát triển kinh tế cho nên rất e ngại sựu can thiệp của các
nước lớn vào khu vực, đặc biệt là Liên Xô, Trung Quốc và cũng để đối phó với áp lực
của các nước khác như Mĩ Nhật.

Trong giai đoạn đầu tức từ 1967 – 1975 ASEAN hoạt động còn lỏng lẻo, là một tổ chức
còn non trẻ, chưa có địa vị trên trường quốc tế. Kể từ 1976 đến nay, tổ chức dần dần phát
triển và có vị trí trên trường quốc tế được đánh dấu bởi Hiệp định Bali – “Hiệp ước thân
thiện và hợp tác”.
Tháng 2 năm 1976, hiệp ước Bali xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ các
nước Đông Nam Á. Nội dung hiệp ước Bali bao gồm:

 Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ


 Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
 Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình
 Không dùng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực.
 Hợp tác và phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực như Kinh tế - Văn hóa – Xã
hội.

Đến tháng 11 năm 2007 các nước thành viên ASEAN đã kí một hiến chương ASEAN
nhằm xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh.

Trong tổ chức ASEAN có những mối quan hệ làm thay đổi xu hướng trên thế giới. tiêu
biểu phải kể đến mối Quan hệ Việt Nam - Campuchia là mối quan hệ song phương giữa
hai nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia. Nó đã trở
nên căng thẳng kéo dài trong suốt chiến tranh Việt Nam-Campuchia (1976-1990). Sau
đó, cả 2 nước đã có những bước tiến trong việc tạo dựng mối quan hệ hữu nghị bền chặt.
Đến năm 2012 bắt đầu xuất hiện những rạn nứt trong quan hệ Việt Nam - Campuchia với
việc Campuchia gây chia rẽ các quốc gia ASEAN tại hội nghị AMM-45.

Trong bối cảnh tình hình thế giới đang đứng trước vai trò của hệ thống thương mại đa
phương trong thương mại quốc tế đang bị lung lay, chiến tranh thương mại kéo dài, kinh
tế thế giới bị suy giảm nghiêm trọng do tác động của đại dịch Covid-19, các nước
ASEAN đang đối mặt với những thách thức mới trong hợp tác kinh tế
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đang bị suy yếu dẫn đến khó khăn trong việc phát
triển khuôn khổ hợp tác kinh tế đa phương minh bạch, bình đẳng, dựa theo luật lệ. Các
nền kinh tế nhỏ, đang phát triển phải chịu sức ép từ chủ nghĩa bảo hộ ở các nước lớn.
Việc gián đoạn chuỗi cung ứng khu vực do tác động của đại dịch Covid-19 cho thấy việc
phụ thuộc vào một nguồn cung ứng nguyên vật liệu trong thời gian dài là một trở ngại mà
ASEAN cần khắc phục.
Trong bối cảnh này, ASEAN càng cần tăng cường hợp tác, củng cố liên kết, xác định
định hướng phát triển đúng đắn để cùng nhau vượt qua khó khăn, duy trì tăng trưởng kinh
tế.

You might also like