You are on page 1of 9

 

 CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VN 


I. Bối cảnh quan hệ Việt - Nhật
1. Thời kì xác lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước và bước đầu của
quan hệ (1973-1978)  
Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã có từ lâu đời. Tuy nhiên do thất bại trong
chiến tranh thế giới thứ hai đã đặt Nhật Bản vào tình hình vô cùng khó khăn.
 Yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ Việt Nam - Nhật Bản:
Quan hệ Việt - Mỹ: Khi đó thế giới vẫn còn chiến tranh lạnh với sự đối đầu
giữa hai hệ thống tư bản chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu và xã hội chủ nghĩa do Liên
Xô đứng đầu. Nhật bị phụ thuộc vào sự đảm bảo an ninh của Mỹ trong bối cảnh
vẫn còn chiến tranh lạnh và thực hiện chính sách đối nội và đối ngoại do Mỹ
vạch ra, do đó, Nhật ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam. 
 Tháng 1 năm 1973, chính quyền Mỹ phải kí Hiệp định Pari, điều này đã
tạo cơ hội cho 21/9/1973, Nhật và Việt Nam nối lại quan hệ quan hệ
ngoại giao. Đây là một sự kiện quan trọng mở đầu cho một giai đoạn phát
triển. 
 Sau khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, kim ngạch mậu
dịch đã tăng lên và đạt 50.000 USD vào năm 1974 
 Chỉ trong 4 năm từ khi thiết lập ngoại giao, Nhật Bản đã tài trợ không
hoàn lại cho Việt Nam là 13.5 tỷ yên
→  Đánh giá: Từ sau chiến tranh thế giới lần II, mối quan hệ Việt-Nhật vẫn
duy trì song vẫn rất chậm chạp vì các lý do về chính trị.  
2. Thời kì 10 năm ngưng trệ trong quan hệ 
Giai đoạn 1979-1989 ( đặc biệt là 1979-1985) là giai đoạn căng thẳng nhất trong
quan hệ hai nước kể từ khi thiết lập ngoại giao. Giữa hai nước đã xảy ra sự bất
đồng trong quan điểm đối với vấn đề Việt Nam đưa quân vào Campuchia,
Trung Quốc tấn công Việt Nam,vv… Sự bất đồng quan điểm về các vấn đề nội
tại và ngoại tại, làm quan hệ hai nước xấu đi nhanh chóng. Trong các vấn đề
nêu trên, việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia được Nhật Bản xem là
nghiêm trọng nhất. 
 Yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ Việt Nam - Nhật Bản:
Vấn đề Campuchia vào cuối năm 1978 
Vấn đề Campuchia là cụm từ thường được nhắc tới trong lịch sử quan hệ quốc
tế cuối thế kỷ XX. Sự kiện này được bắt đầu khi lực lượng Khmer Đỏ đưa quân
vào xâm nhập lãnh thổ Việt Nam và buộc quân đội Việt Nam phải tự vệ phản
công vào năm 1978. Tháng 1/1979, quân đội Việt Nam phối hợp cùng quân đội
Campuchia để lật đổ chế độ diệt chủng Polpot. Hành động đưa quân vào
Campuchia của Việt Nam đã vấp phải phản ứng quyết liệt của quốc tế, bị lên án
là “xâm lược”, “vi phạm lãnh thổ” một quốc gia có chủ quyền và đe dọa an ninh
thế giới. 
 Trước tình hình trên: 
 Nhật đã đứng về phía Mỹ và ASEAN để lên án Việt Nam dù trước
đó hai bên đã có nhiều cuộc tiếp xúc về vấn đề này. Trong khi chính
phủ Việt Nam coi đây là vấn đề nội bộ của ba nước Đông Dương, thì
trái lại Nhật Bản lại xem đây là vấn đề có tính chất khu vực và quốc tế
liên quan đến hòa bình và ổn định của toàn châu Á. 
 Nhật Bản đã phối hợp với Mỹ và phương Tây thực hiện bao vây
cấm vận kinh tế Việt Nam. Chủ trương của Nhật Bản đối với Việt
Nam trong thời kỳ này là thực hiện biện pháp “đông cứng” tài trợ
kinh tế nhưng mặt khác vẫn duy trì các cuộc tiếp xúc ngoại giao và
viện trợ nhân đạo. Tuy nhiên, chính phủ Nhật Bản cũng đã viện trợ y
tế, văn hóa và giáo dục quy mô nhỏ cho Việt Nam.  
→ Theo các nhà nghiên cứu, sự “lạnh nhạt” về đối ngoại của Nhật Bản chủ
yếu là do sự phản đối kịch liệt của khối các nước ASEAN và do những ảnh
hưởng của Mỹ từ những ràng buộc bởi hiệp ước liên minh Mỹ – Nhật chứ
không hẳn là ý muốn chủ quan của Nhật Bản mà do những ảnh hưởng từ bên
ngoài như ASEAN, Mỹ
Sau khi Việt Nam tuyên bố rút quân dần khỏi Campuchia, thái độ của Nhật
Bản với Việt Nam có phần mềm mỏng hơn.  
 Trong bối cảnh những năm 1980, Việt Nam thực hiện chính sách đổi
mới, chủ trương đa phương hóa các mối quan hệ quốc tế đã có ý nghĩa
tích cực trong việc cải thiện quan hệ với nhiều nước, trong đó có Nhật
Bản. Kể từ khi Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới (1986) đến nay,
quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn trên
tất cả mọi lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh tế và
văn hóa.
 Ngày 21/8/1990, ông Michio Watanabe - Chủ tịch ủy ban nghiên cứu
chính sách của Đảng dân chủ tự do sang thăm Việt Nam đánh dấu sự
thay đổi mạnh mẽ quan hệ của Nhật Bản trong việc thúc đẩy mối quan
hệ với Việt Nam. 
→   Đánh giá: Từ năm 1979-1990, do vấn đề Campuchia nên mối quan hệ
giữa Việt Nam- Nhật chỉ được duy trì với mức độ nhất định, quan hệ chính trị
rất hạn chế. 
II. Bước phát triển mới trong quan hệ Việt - Nhật giai đoạn 1991–1995:
Việt Nam và Nhật Bản nối lại ngoại giao 
1. Bối cảnh thế giới:  
 Quốc tế: 
 Chiến tranh lạnh kết thúc dẫn đến sự sụp đổ của trật tự 2 cực Ianta,
thay vào đó là một trật tự thế giới mới - trật tự thế giới đa cực, nhiều
trung tâm. 
 Quyền lực của Mỹ và Liên Xô suy yếu, việc này tạo điều kiện cho các
nước lớn khác vươn lên khẳng định vai trò chính trị của mình trên thế
giới. 
 Lúc này, thế giới phát triển theo xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong
quan hệ quốc tế, tuy vậy quan hệ lại tồn tại song song 2 mặt như mâu
thuẫn và hài hòa, cạnh tranh và hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế… Đây
vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển. 
 Các nước lớn cũng bắt đầu điều chỉnh chính sách đối ngoại, chiến
lược phát triển và mục tiêu là lấy kinh tế làm trọng điểm. Bởi vì
cạnh tranh sức mạnh tổng hợp quốc gia thay thế cho chạy đua vũ trang
đã trở thành hình thức chủ yếu trong đọ sức giữa các cường quốc, mà
cơ sở để đánh giá sức mạnh quốc gia ở đây là nền sản xuất phồn vinh,
nền tài chính lành mạnh, nền công nghệ có trình độ cao và lực lượng
quốc phòng hùng mạnh. 

 Nhật Bản: 
 Sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, Nhật Bản mặc dù được coi là
cường quốc kinh tế thứ hai thế giới sau Mỹ nhưng gặp nhiều khó khăn
cả về kinh tế lẫn chính trị. Địa vị của Nhật Bản ở khu vực tuy có cao
hơn trước nhưng đang bị thách thức bởi nhiều yếu tố, vì vậy Nhật Bản
đã nhanh chóng điều chỉnh lại chính sách đối ngoại của mình cho
phù hợp với xu thế mới - dùng sức mạnh kinh tế để nâng cao vai trò
trên lĩnh vực an ninh, chính trị 
 Nhật Bản muốn mở rộng từ cường quốc kinh tế sang cường quốc
chính trị và đứng vào hàng ngũ các cường quốc hàng đầu giải quyết
các vấn đề chính trị toàn cầu và khu vực
→  Nhằm cải thiện tình trạng bị lệ thuộc nặng nề vào Mỹ trên lĩnh vực an
ninh như suốt thời Chiến tranh lạnh, đồng thời tăng cường hơn nữa vai
trò của mình ở ASEAN (thông qua việc viện trợ cho các nước đang phát
triển ở Đông Nam Á). 

 Việt Nam: 
 Trong suốt thời gian chiến tranh lạnh diễn ra, Việt Nam đã phải đón
nhận rất nhiều cuộc chiến tranh được tác động bởi các cường quốc. Vì
vậy, Việt Nam phải chịu tổn thất về nhiều mặt trong chiến tranh
lạnh, trong đó sâu sắc nhất là việc nền kinh tế trở nên lạc hậu so với
sự phát triển mạnh mẽ của nhiều nước. Nhưng chiến tranh lạnh kết
thúc cũng đã mở ra con đường hy vọng cho Việt Nam, đó là việc vấn
đề Campuchia được giải quyết (1991), chấm dứt thời kỳ băng giá
trong quan hệ Việt Nam – ASEAN, mở ra một thời kỳ mới trong
quan hệ hợp tác và xu hướng liên kết khu vực. 
 Vì vậy, nhà nước ta đã đề ra chủ trương tại Đại hội VI đó là “đa dạng
hóa, đa phương hóa, mở rộng đường lối đối ngoại, làm bạn của
các nước trên thế giới”, trong đó mục tiêu hàng đầu là đẩy mạnh hợp
tác với ASEAN (việc này nhằm giúp Việt Nam nhanh chóng đuổi kịp
và hội nhập vào sự phát triển năng động của khu vực, đặc biệt là
ASEAN). 
2. Việt - Nhật nối lại ngoại giao
 Giữa năm 1989, Việt Nam đã hoàn thành việc rút toàn bộ quân đội ra
khỏi Campuchia, góp phần tích cực vào việc ký kết hiệp định Hòa Bình
về Campuchia tại Paris vào 10/1991. Nhờ đó, quan hệ giữa VN và thế
giới có các tiến triển tích cực. Song song với tiến trình đó là sự nới lỏng
cấm vận của Mỹ và sự khai thông quan hệ Việt Nam - ASEAN, Việt -
Trung đã tạo điều kiện để chuyển quan hệ hai nước sang một giai đoạn
mới.
 Kể từ năm 1990 đến 1995, một loạt các cuộc thăm viếng giữa các quan
chức cấp cao đã được diễn ra giữa hai nước mở màn bằng việc Phó thủ
tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam ông Nguyễn Cơ Thạch sang
thăm Nhật Bản vào tháng 10/1990.
 3/1993: Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm Nhật
 8/1994: Thủ tướng Murayama thăm Việt Nam
 4/1995: Tổng bí thư Đỗ Mười thăm Nhật Bản
→ Nhờ đó mà quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước được cải thiện và thúc
đẩy.
 “Sau tất cả”, năm 1992, Nhật Bản chính thức nối lại viện trợ cho Việt
Nam sau 14 năm gián đoạn (1979-1991).
 Các chính sách được ban hành trong giai đoạn này:
a. Mục tiêu  
 Mục tiêu chung: Tăng cường sự gắn kết giữa con người với con người,
quốc gia với quốc gia vì hòa bình và ổn định trong khu vực. 
 Về tình hình xã hội: Sau khi trải qua nhiều cuộc chiến tranh thì Việt
Nam thực hiện chính sách đổi mới, trong đó có việc hoàn thiện hệ thống
pháp luật, xây dựng đất nước,vv… nhờ viện trợ ODA của Nhật Bản được
nối lại, dù vậy vẫn bộc lộ ra nhiều yếu kém và cuộc sống của người dân
vẫn còn thiếu thốn. Về quản trị nhà nước: Hoàn thiện hệ thống pháp
luật và tăng cường năng lực cho cơ quan hành chính, tài chính → Những
hỗ trợ này khiến hai bên đối tác ngày càng tin cậy nhau hơn.  
 Về kinh tế: phát triển nền kinh tế thị trường và mở rộng thu hút đầu tư
nước ngoài qua việc mở cửa nền kinh tế Việt Nam, ban hành bộ Luật đầu
tư,vv…. Bên cạnh đó, NB cũng phát huy “Sáng kiến chung Việt Nam-
Nhật Bản”, đây là diễn đàn đối thoại giữa chính phủ và khối tư nhân, hỗ
trợ Việt Nam về phần cứng và phần mềm. 
 Về văn hóa: Quan hệ giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản tuy đã có từ
lâu đời nhưng mối quan hệ này diễn ra không sôi động như lĩnh vực kinh
tế. Tuy vậy vào năm 1992 quan hệ giao lưu văn hóa giữa 2 nước càng
phát triển mạnh mẽ hơn nhờ sự quan tâm và xúc tiến của hai chính phủ
như Hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản, là cầu nối hiểu nhau hơn về các
truyền thống văn hóa dân tộc của nhau.
b. Thể chế: Chính sách đổi mới 1986 được Đảng Cộng Sản Việt Nam, đứng
đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đề xuất
c. Công cụ  
Hoạt động thương mại được coi là lĩnh vực phát triển nhất trong giai đoạn
này.  
d. Văn kiện 
 Chủ trương đối ngoại của Việt Nam được khẳng định tại Đại hội
VII (1991), theo đó: “Việt Nam muốn là bạn, là đối tác với các
nước trên thế giới và mở rộng, đa phương hóa quan hệ kinh tế đối
ngoại.” 
 Hội nghị Trung ương 3, khóa VII (tháng 6-1992) đã ra Nghị quyết
số 03-NQ/HNTW chuyên đề về công tác đối ngoại. Nghị quyết
Trung ương 3, khóa VII là văn kiện đánh dấu sự hình thành đường
lối đối ngoại của Đảng ta cho thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước.
 Tháng 11/1992, Nhật Bản đã ký kết hiệp định trong đó cam kết cấp
cho Việt Nam một khoản tín dụng ưu đãi bằng hàng hóa trị giá
45,5 tỷ JPY. Đây là khoản viện trợ vô cùng quan trọng bởi vì nó
đánh dấu sự kiện Nhật Bản nối lại viện trợ cho Việt Nam sau 14
năm gián đoạn (1979-1991).  
 Từ ngày 25-26/ 8/1994, Thủ tướng Tomiichi Murayama sang thăm
Việt Nam. Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của một vị Thủ
tướng Nhật Bản, nó mở ra một trang sử mới trong quan hệ Việt-
Nhật.Và cùng với đó hai bên đã ký kết văn kiện về viện trợ không
hoàn lại cho Việt Nam với số vốn 58,76 triệu USD, đẩy mạnh hợp
tác kinh tế song phương.  
 17-21/4/1995, Tổng Bí thư Đỗ Mười đã sang thăm Nhật Bản và hai
bên đã ký kết một Hiệp định tín dụng trị giá 58 tỷ JPY, cấp vốn
thông qua 8 dự án bao gồm dự án về xây dựng nhà máy nhiệt điện,
thủy điện và hệ thống thoát nước. 
 Dự án Ishikawa (Nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế để
chuyển đổi sang nền kinh tế định hướng thị trường ở nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) được Chính phủ hai nước thống
nhất chính thức khi nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đến thăm Tokyo
vào tháng 4/1995. Nghiên cứu này nhằm hỗ trợ Chính phủ
CHXHCNVN trong việc soạn thảo các chính sách kinh tế và xã hội
phù hợp nhằm xây dựng nền kinh tế định hướng thị trường trong
bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế thế giới.
3. ODA và FDI 
Phân biệt: ODA nghiêng về hỗ trợ còn FDI là đầu tư trực tiếp kiếm lợi nhuận
A. ODA (OFFICIAL DEVELOPMENT ASSISTANCE)
 ODA ra đời sau chiến tranh thế giới thứ II với kế hoạch Marshall để giúp
các nước Châu Âu phục hồi nền kinh tế sau khi bị chiến tranh tàn
phá.Vốn ODA là vốn hỗ trợ Phát triển Chính thức, là một hình thức đầu
tư nước ngoài. Gọi là Phát triển vì mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu
tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư.
  ODA bao gồm 25% là viện trợ không hoàn lại và 75% là cho vay. Lợi
thế khi vay nguồn viện trợ này là nguồn vốn lớn, điều kiện vay thuận lợi
và lãi suất thấp, đây cũng là nguồn vốn quan trọng với các nước đang
phát triển. Và ODA đem lại lợi ích cho cả 2 phía. Trong số các nước nhận
ODA cao nhất của Nhật Bản ở Châu Á , thì có 4 nước thuộc ASEAN là
Indo, Philippines, Thái Lan và trong đó có Việt Nam, và nguồn vốn ODA
Nhật Bản đổ vào Việt Nam luôn được coi là một nguồn vốn hết sức quý
giá cho tiến trình thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam, hỗ trợ
tích cực cho sự phát triển hợp tác lâu dài  giữa Việt Nam và Nhật Bản đặc
biệt trong các quan hệ ngoại giao và hợp tác kinh tế.  
 Viện trợ ODA ở Việt Nam: 
 Vốn ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam tăng cả về chất lượng và
quy mô nhằm hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong
thời kỳ đổi mới. Đồng thời, Chính phủ Nhật Bản cũng tuyên bố rằng
chính sách ODA đối với Việt Nam luôn dựa trên quan điểm cân nhắc
tính nhân đạo, nhận thức về quan điểm tương hỗ giữa nguồn vốn bổ
sung như ODA và FDI hoặc ODA với thúc đẩy xuất khẩu, chú trọng đến
môi trường và hỗ trợ tinh thần tự lực của phía Việt Nam. Việc thực hiện
chính sách này cũng dựa trên nguyên tắc điều hòa giữa phát triển và bảo
vệ môi trường, nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị
trường của Việt Nam. Từ đó, góp phần sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA
của Nhật Bản ở Việt Nam. 
 Tính từ năm 1992-1997, trong gần 6 năm đầu tiên Việt Nam được nối lại
viện trợ đa phương (nguồn ODA Nhật Bản có vai trò vô cùng quan trọng
với tỷ trọng luôn chiếm 50%) với các mức cam kết rất cao.  
 Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác huy động, tiếp nhận,
quản lý và sử dụng vốn, vẫn còn bộc lộ một số ảnh hưởng tới việc sử
dụng vốn. Tốc độ giải ngân với các dự án sử dụng ODA các năm vẫn
tăng nhưng còn rất chậm. 
 Điểm nổi bật trong sự thay đổi chính sách ODA của Nhật Bản cho Việt
Nam là chuyển quan điểm từ việc sử dụng ODA để hỗ trợ phần cứng
sang hỗ trợ phát triển phần mềm. Đặc điểm này cho thấy, nó trùng hợp
với quyết định mới công bố của Chính phủ Nhật Bản về việc điều chỉnh
chính sách ODA ngắn hạn cho các nước đang phát triển. Để góp phần
thúc đẩy chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thời kỳ đó, 
trong chính sách ODA của Nhật Bản tập trung ưu tiên vào 5 lĩnh vực
sau: 
(1). Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực. Bởi vì, phát triển cơ
sở hạ tầng và đào tạo tốt nguồn nhân lực là hai nhân tố căn bản đầu tiên để thúc
đẩy công nghiệp hóa phát triển. 
(2). Hỗ trợ phát triển ngành giao thông vận tải và điện lực. Đây là hai ngành
có ý nghĩa như là hạ tầng cơ sở kinh tế. Thiếu điện và giao thông vận tải kém
hiệu quả sẽ hạn chế sức hấp dẫn các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. 
(3). Hỗ trợ phát triển nông nghiệp, cơ sở hạ tầng nông thôn. Cải thiện các
điều kiện sản xuất và đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp là những chú ý hàng
đầu, để có thể tạo ra một năng xuất trong công nghiệp hóa cao hơn. 
(4). Ưu tiên cho giáo dục, sức khỏe và dịch vụ y tế. Đây là những điều kiện
trực tiếp tác động tới việc nâng cao đời sống của nhân dân và tạo điều kiện cho
phát triển trong tương lai. Trong đó, chú ý tới tài trợ cho việc cải thiện công tác
giảng dạy, thông qua cung cấp thiết bị và xây dựng các trường học,… 
(5). Cải thiện môi trường, trong đó, nhấn mạnh tới bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên như quản lý và tu bổ rừng, cải thiện môi trường đô thị và kiểm soát ô
nhiễm môi trường… 
B. FDI 
Vốn FDI (viết tắt Foreign Direct Investment ) là nguồn tiền hoặc dòng tiền
được đầu tư trực tiếp từ cá nhân hay tổ chức nước ngoài dưới nhiều hình thức
khác nhau, nhằm tìm kiếm lợi nhuận như: vốn chứng khoán, vốn tái đầu tư, vốn
vay nội bộ hoặc vốn tìm kiếm tài nguyên, vốn tìm kiếm hiệu quả, vốn tìm kiếm
thị trường.
 Tổng quan về FDI của Nhật Bản về Việt Nam:
Từ năm 1992, đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam tăng lên cả về số lượng và giá
trị và biến Nhật thành nhà đầu tư lớn thứ ba tại Việt Nam với giá trị vốn đăng
ký vượt qua 1,3 tỷ USD vào năm 1995
 Trước năm 1993, Nhật Bản đầu tư chủ yếu ở khu vực đồng bằng, nơi tập
trung nhiều dân cư và nhu cầu tiêu dùng cao, và chỉ chú trọng vào những
đô thị lớn, nơi có môi trường, hạ tầng thuận lợi và nguồn nhân lực có
trình độ.
 Năm 1994, số dự án FDI Nhật Bản tại Việt Nam đã tăng lên 68 với số
vốn hơn 200 triệu USD. 
 Năm 1995, là năm “bùng nổ” về FDI Nhật Bản vào Việt Nam, đưa Nhật
Bản trở thành nhà đầu tư lớn thứ ba tại Việt Nam với giá trị vốn đăng ký
vượt qua 1,3 tỷ USD. 
 Đánh giá về ODA và FDI đối với Việt Nam
 ODA và FDI là 2 nguồn tài chính rất tiềm năng và có vai trò quan trọng
trong công cuộc phát triển của Việt Nam, dù vậy mục đích của 2 nguồn
đầu tư này là có một số điểm khác nhau, ví dụ như trong việc ODA là
viện trợ có điều kiện còn FDI là đầu tư kiếm lợi nhuận.
 Việc Nhật Bản nối lại viện trợ ODA cũng như đầu tư vốn FDI vào Việt
Nam đã cho thấy rõ, rằng chính sách ngoại giao của nhà nước ta có hiệu
quả rất lớn. Không chỉ mối quan hệ ngoại giao 2 nước đã ngày một thắt
chặt hơn, nguồn tài chính dồi dào này cũng hỗ trợ cho Việt Nam rất nhiều
trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế quốc gia.
III. Đánh giá 
1. Đánh giá tác động của các chính sách được ban hành trong giai đoạn
này: 
Sau nhiều biến động thăng trầm, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản từ 1989 đến nay
đã trở nên sáng sủa và có nhiều triển vọng phát triển trong nhiều lĩnh vực, dựa
trên những điểm tương đồng tự nhiên vốn có giữa hai nước cũng như bối cảnh
quốc tế, khu vực thay đổi đã đem lại nhiều cơ hội mới cho việc phát triển mối
quan hệ này trong nhiều lĩnh vực. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại từ Đại hội
Đảng lần VI là kết quả của quá trình đổi mới tư duy đối ngoại, nhận thức về thế
giới, khu vực, láng giềng và nước lớn. Đó cũng là sự đổi mới về mục tiêu,
chương trình, cách thức triển khai chính sách đối ngoại nhằm phá thế bao vây,
cô lập, tạo dựng môi trường an ninh để phát triển và cải thiện vị thế quan hệ
quốc tế sau Chiến tranh lạnh. Sự chuyển biến tích cực trong quan hệ hai nước
giai đoạn này là một bằng chứng cụ thể cho thắng lợi của Việt Nam trong sự
nghiệp đổi mới nói chung và đổi mới chính sách đối ngoại nói riêng. Đồng thời
nó cũng bắt kịp với xu thế chung của thời đại là hoà bình, hợp tác, phát triển,
trong cùng tồn tại hoà bình, giúp Voeejt Nam nhận được nhiều khoản viẹn trợ.
Chính sách đổi mới của Việt Nam đã hoà nhập được cùng chính sách đối ngoại
mới của Nhật Bản “ trở lại châu Á”, coi thành bại trong chính sách với Việt
Nam là yếu tố quyết định thành bại trong chính sách Đông Dương, chính sách
Đông Nam Á của Nhật. Chính vì vậy hai nước mới có điều kiện xích lại gần
nhau để nâng tầm quan hệ
2. Đánh giá quan hệ Việt Nam – Nhật Bản thời kì này 
Quan hệ Việt - Nhật là một mối quan hệ rất phức tạp, tế nhị và còn hạn
chế trên nhiều mặt. Mặc dù đã chính thức thiết lập ngoại giao vào 1973
thì quan hệ dối ngoại giữa hai nước mới thật sự khởi sắc khi nối lại
ngoại giao vào 1991
Sự phức tạp của quan hệ xuất phát từ chỗ, đây là quan hệ đại diện cho
hai kiểu quan hệ khác biệt nhau về bản chất: vừa là quan hệ giữa một
nước xã hội chủ nghĩa với một nước tư bản chủ nghĩa: vừa là quan hệ
giữa một nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới với một nước
nông nghiệp lạc hậu, nghèo nàn vào loại nhất trên thế giới. Sự chênh
lệch quá xa về trình độ phát triển cùng với những lợi ích chính trị, kinh
tế, an ninh không giống nhau đã tạo nên sự phức tạp và hạn chế trong
quan hệ đôi bên.
Thêm vào đó, Quan hệ Việt - Nhật dù đã trải qua nhiều thăng trầm
khác nhau song chưa bao giờ mối quan hệ đó bị cắt đứt hoàn
toàn. Điều này chứng tỏ hai nước đều có những lợi ích trong việc duy
trì và phát triển quan hệ, dù lợi ích và mức độ tùy thuộc của bên này
hay bên kia có khác nhau. 
Trong tiến trình triển khai quan hệ hai nước, mặc dù còn một số hạn
chế, song về cơ bản đã cho thấy sự đúng đắn, sáng tạo của Việt Nam
trong thực hiện chính sách đối ngoại với Nhật Bản. Sự đúng đắn, sáng
tạo đã góp phần duy trì và phát triển quan hệ hai nước dù trong bất cứ
hoàn cảnh nào.  
Có thể nói trong những năm qua hai nước Việt Nam và Nhật Bản có
một quan hệ rất đặc biệt, trong đó các nguồn lực tích cực chạy vào Việt
Nam. Chỉ nhìn vào mặt kinh tế, Nhật Bản không những đóng vai trò rất
lớn trong việc cung cấp vốn và chuyển giao công nghệ cho Việt Nam
mà còn tích cực hợp tác trong việc phát triển và cải thiện môi trường
đầu tư. 
IV. Tài liệu tham khảo: 
1. Th.S Minh, T.Q, Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản: 45 năm nhìn lại và
hướng tới tương lai. NXB Thông tin và Truyền thông, 2019, tr. 135 
2. “Vài nét về Viện Trợ Phát Triển của Nhật Bản cho Việt Nam”, Viện
Nghiên Cứu Đông Bắc Á, https://bitly.go.vn/lVBvR, ngày 24/10/2022
3. “Chính sách của Nhật Bản đối với Việt Nam và những kết quả đạt được
từ năm 1998 đến nay”, Đại học Quốc Gia Hà Nội,
https://bitly.go.vn/RhDyF, ngày 24/10/2022
4. “Quan hệ Kinh tế - Thương mại Việt Nam – Nhật Bản trong bối cảnh
quốc tế mới: Thực trạng và Giải pháp”, https://bitly.go.vn/DfDvA, ngày
24/10/2022
5. “Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản thực trạng và giải pháp”. Đại
học Quốc gia Hà Nội (Trường Đại học Kinh tế),
https://bitly.go.vn/MHgoe, ngày 24/10/2022
6. “Việt Nam sau 30 năm đổi mới Thành tựu và Triển vọng”, Văn phòng 
Foundation Việt Nam, https://bitly.go.vn/LrCtV, ngày 24/10/2022
7. “Chính sách đối ngoại của Nhật Bản với Việt Nam và vị trí Việt Nam
trong chính sách đó từ đầu thập niên 90 thế kỷ XX đến nay”, Tạp chí
Khoa Học & Công Nghệ, https://bitly.go.vn/DtQEO, ngày 25/10/2022
8. “Một dấu mốc lịch sử trong quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Nhật
Bản”, Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, https://bitly.go.vn/EpSKH,
ngày 25/10/2022
9. “Tình hình viện trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam từ năm 1992 đến
nay”, Tạp chí Giangvien.net, https://bitly.go.vn/aaEvH, ngày 23/10/2022
10.“Quan hệ đối tác Việt Nam - Nhật Bản từ quá khứ đến tương lai”, Jica Cơ
quan hợp tác quốc tế Nhật Bản, https://bitly.go.vn/Mddvh, ngày
26/10/2002
11.“Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản ( thời kỳ 1990-2008), Thư
viện tài liệu, https://bitly.go.vn/Fhela, ngày 27/10/2022

You might also like