You are on page 1of 7

LỊCH SỬ THẾ GIỚI SAU CTTG II

Câu 1. Vì sao từ sau Chiến tranh thế giới II trở đi, các nước trên thế giới, trước
hết là các nước lớn, vẫn mâu thuẫn với nhau về quyền lợi nhưng không dẫn tới
Chiến tranh thế giới như hồi nửa đầu thế kỉ XX.
- Vào nửa đầu thế kỉ XX, trên thế giới đã bùng nổ 2 cuộc chiến tranh thế giới:
chiến tranh thế giới I(1914 – 1918), chiến tranh thế giới II (1939 – 1945), đều do
mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước, trước hết là các nước lớn. Đó là mâu thuẫn
về vấn đề thuộc địa và thị trường. Sự phát triển mạnh mẽ của các nước TB trong
nửa đầu thế kỉ XX đã đòi hỏi họ phải mở rộng thị trường để tiêu thụ hàng hóa. Họ
cần thuộc địa để cung cấp nguyên vật liệu, nhân công, nhà máy. Tình hình đó đã
đẫn đến hình thành các khối nước đế quốc đối lập nhau: khối Đức, Áo – Hung và
Italia (phe liên minh) mâu thuẫn với khối Anh, Pháp, Nga (phe Hiệp Ước) trong
chiến tranh thế giới I và khối Đức, Ý, Nhật (phe Trục) với khối Anh, Pháp, Mĩ
cùng với LX (phe Đồng minh) trong chiến tranh thế giới II.
- Từ nửa sau thế kỉ XX trở đi đến năm 1991, thế giới chia làm 2 phe đối đầu nhau
trong Chiến tranh lạnh (phe TBCN do Mĩ đứng đầu, phe XHCN do Liên Xô làm
trụ cột). Từ sau 1991 trở đi, trên thế giới mâu thuẫn chằng chéo nhau về lợi ích
giữa các nước, trước hết là Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản, Nga, TQ, Ấn Độ nhưng ko xảy
ra chiến tranh thế giới.
+ Các nước, trước hết là các nước lớn mặc dù có lợi ích khác nhau nhưng họ nhận
thấy phải hòa hoãn và thương lượng với nhau để giải quyết mâu thuẫn bằng con
đường hòa bình vì thực tế chiến tranh thế giới nổ ra thì cả nước chiến thắng và
chiến bại đều tổn thất. Điều này đã được minh chứng qua 2 cuộc chiến tranh thế
giới.
+ Các nước đều nhận thấy nếu chiến tranh thế giới nổ ra, thì mức độ tàn phá sẽ gấp
nhiều lần so với 2 cuộc chiến tranh hồi ½ đầu thế kỉ XX và sẽ là chiến tranh hạt
nhân, chiến tranh hủy diệt, sẽ ko có người chiến thắng như chiến tranh thế giới I và
chiến tranh thế giới II.
+ Trước mâu thuẫn và tranh chấp với nhau thì các nước lớn có xu hướng tìm các
biện pháp thông qua đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột. Đặc điểm nổi bật trong
quan hệ giữa các nước lớn là tính 2 mặt, tồn tại song song giữa hợp tác và cạnh
tranh, giữa mâu thuẫn và hài hòa, giữa tiếp xúc và kiềm chế.
+ Các nước nhận thấy CNPX mới, chủ nghĩa cực đoan, chủ nghĩa khủng bố là kẻ
thù chung của tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị hay sự phát triển.
Vì vậy, dù có mâu thuẫn với nhau về vấn đề này hay vấn đề khác nhưng đây là nỗi
lo chung. Họ đều phản đối CNPX mới, muốn loại bỏ chủ nghĩa cực đoan, thiết lập
mặt trận chống khủng bố.
+ Sau chiến tranh thế giới II, thế giới có 1 tổ chức lớn, đó là Liên hợp quốc, hoạt
động có hiệu quả, thế giới đoàn kết trong tổ chức này, lên án và trừng phạt những
có nước có hành động đe dọa hòa bình, mưu toan phát động chiến tranh phi nghĩa.

Câu 2. Nêu các sự kiện chính diễn ra ở các nước Đông Nam Á trong những
năm 1945, 1967, 1976. Hiện nay Hiệp Hội Các Quốc gia Đông Nam Á cần làm
gì để bảo vệ an ninh và khu vực.
a. Các sự kiện chính:
- Năm 1945, trước thời cơ quân Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện, CTTG II
kết thúc, các nước thực dân cũ chưa kịp quay trở lại tái chiếm ĐNÁ, các lực lượng
XH ở khu vực trưởng thành, từ đó nhân dân ĐNÁ đã vùng dậy để giành lại độc lập
dân tộc.
+ Chính những điều kiện nêu trên đã dẫn tới sự tuyên bố độc lập của 3 quốc gia
trong khu vực: 17/8/45, Inđônêsia tuyên bố độc lập; 2/9/45 sau CMT8 thành công
của nhân dân VN, chính phủ lâm thời do HCM đứng đầu tuyên bố nền độc lập và
thành lập nước VN DCCH; 8/1945, nhân dân các bộ tộc Lào nổi dậy giành chính
quyền, 12/10 năm đó, chính phủ Lào ra mắt quốc dân và tuyên bố nền độc lập.
+ Trong khi đó, Miến Điện, Mã Lai, Philippin nhân dân đã vùng dậy giải phóng
nhiều vùng rộng lớn của đất nước.
- Năm 1967, Hiệp hội các quốc gia ĐNÁ (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc
(Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước (kể tên) với mục tiêu là phát triển kinh tế,
văn hóa thông qua những nổ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên trên tinh
thần duy trì hòa bình, ổn định và phát triển khu vực.
- Năm 1976, Hội nghị cấp cao lần thứ I tại Bali đã kí Hiệp ước Thân thiện và Hợp
tác ĐNÁ (còn gọi là Hiệp ước Bali). Hội nghị đã xác định những nguyên tắc cơ
bản trong quan hệ các nước (kể tên 5 nguyên tắc) (lời mời gọi các nước trong khu
vực tham gia A).
b. Hiện nay Hiệp Hội các Quốc gia Đông Nam Á cần làm gì để bảo vệ an ninh và
khu vực: (gợi ý)
 Căn cứ vào các nguyên tắc trong Hiến chương Liên hợp quốc, tôn trọng và
nghiêm túc thực hiện các nguyên tắc trong Hiệp ước Bali (1976), căn cứ vào
Công ước về Luật Biển của Liên hợp quốc iáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh
tế, vùng thềm lục địa của 1 quốc gia.
 Căn cứ vào Tuyên bố các nguyên tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông
(DOC năm 1982) được ASEAN và Liên hợp quốc thông qua ngày
4/11/2002 tại HN cấp cao ASEAN lần thứ 8 tại Campuchia.
Từ các căn cứ trên, ASEAN cần:
+ Dựa vào các nguyên tắc có tính chất pháp lí nói trên để đấu tranh bảo vệ
độc lập dân tộc, kiên trì đấu tranh ngoại giao và pháp lí, lên án mọi hành
động xâm phạm chủ quyền, đặc biệt là chủ quyền biển đảo. Qua đó, đấu
tranh đòi tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các nước phù hợp với
pháp lí quốc tế.
+ Phải đoàn kết, khắc phục mặt trái, mặt hạn chế về nguyên tắc đồng thuận,
cùng thể hiện trách nhiệm chung đấu tranh bảo vệ hòa bình và an ninh khu
vực.
+ ASEAN phải gắn kết lợi ích khu vực với lợi ích quốc gia.
+ ASEAN kêu gọi sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, các
nước lớn trên thế giới.

Câu 3. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới đang phát triển theo những
xu thế nào? Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về những sự kiện liên quan đến
bán đảo Triều Tiên kể từ đầu năm 2018 đến nay.
a. Xu thế của thế giới sau chiến tranh lạnh chấm dứt:
- Khi trật tự hai cực Ianta sụp đổ, một trật tự thế giới mới hình thành theo xu thế đa
cực nhiều trung tâm. Trong những năm cuối XX, thế giới xuất hiện các trung tâm
kinh tế lớn nhưng được chia làm hai phe. Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản là những trung
tâm kinh tế của phương Tây. Liên xô là trung tâm kinh tế của phương Đông. Sau
khi trật tự hai cực Ianta sụp đổ, các trung tâm kinh tế này tiếp tục tồn tại, tiếp tục
khẳng định là một trung tâm kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, xuất hiện thêm những
trung tâm kinh tế mới và có ảnh hưởng lớn trong quan hệ quốc tế như Trung Quốc
vươn lên trở thành cường quốc số 1 châu Á và đứng thứ hai thế giới sau Mĩ; Ấn Độ
có tiềm ẩn lớn trong thế kỷ XXI, nó hội tụ những tiềm lực mà cường quốc khác có:
kinh tế, công nghệ, quân sự,… các nước NICS; ASEAN cũng nổi lên phát triển
năng động. Như vậy, thế giới đang trong quá trình theo xu hướng đó, đó là xu
hướng khách quan mà tấtt cả các nước đều tham gia vào, có thể đây là một trật tự
lâu dài
- Xu thế quan hệ quốc tế chuyển từ đối đầu căng thẳng sang xu thế hào hoãn, hòa
bình, hợp tác phát triển. có thể khẳng định hòa hoãn, hòa bình là xu thế tất yếu
trong quan hệ quốc tế hiện nay, nó chi phối đường lối đối ngoại của tất cả các nước
lớn như Mĩ, Trung Quốc.
- Sau khi chiến tranh chấm dứt, trật tự … sụp đổ, với tiềm lực kinh tế, tài chính,
quân sự của mình, Mĩ tiếp tục theo đuổi chiến lược toàn cầu bá chủ thế giới và có
âm mưu thiết lập thế giới đơn cực. Tuy nhiên, tham vọng này của Mĩ khó thực hiện
được, giữa tham vọng và thực tế khoảng cách lớn vì Mĩ phải đối mặt với sự cạnh
tranh, phản kháng với nhiều nước khác như Trung Quốc, Liên Bang Nga.
- Toàn cầu hóa xuất hiện do sự phát triển mạnh mẽ của CMKHCN, do sự tăng lên
của lực lượng sản xuất mà thế giới hiện nay đang phát triển theo hướng liên kết
toàn cầu. toàn cầu hóa là xu thế khách quan không thể bị đảo lộn.
- Hiện nay, hòa bình, hữu nghị hợp tác là xu thế chủ đảo, tuy nhiên ở nhiều quốc
gia và nhiều khu vực trên thế giới vẫn thường xuyên diễn ra chiến tranh, xung đột,
tranh chấp: biên giới, sắc tộc.. châu Phi vẫn có chiến tranh thường xuyên diễn ra;
Biển đông, …đặc biệt đó là xuất hiện của chủ nghĩa khủng bố. đây là loại hình phát
xít, cực đoan, đặt ra vấn đề mang tính toàn cầu buộc các nước phải đối mặt. nó yêu
cầu các quốc gia từ phát triển đến quốc gia đang phát triển cùng chung tay, đoàn
kết để giải quyết.
- Sau chiến tranh lạnh, các quốc gia điều chỉnh chiến lược bằng cách tập trung phát
triển kinh tế.
b. Suy nghĩ của anh (chị) về những sự kiện liên quan đến bán đảo Triều Tiên kể từ
đầu năm 2018 đến nay.
- Sự kiện: từ đầu năm 1018 đến nay đã diễn ra nhiều sự kiện lớn trong quan hệ
quốc tế liên quan đến bán đảo Triều Tiên, một trong những điểm nóng hất của thế
giới trong nhiều năm qua. Trong đó điển hình là 3 sự kiện sau đây:
+ Vào tháng 4/2018, chủ tịch nước CHDCNDTT chính thức bước qua biên giới vĩ
tuyến 38 để bàn về quá trình hòa bình, thiết lập hòa bình, chấm dứt chiến tranh trên
bán đảo Triều Tiên. Đây được coi là bước chân lịch sử, là sự kiện được cả thế giới
quan tâm.
+ Tháng 6/2018 diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Mĩ – Triều tại Singapo để bàn về
quá trình phi hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
+ Tháng 19/9/2018, tổng thống Hàn Quốc có chuyến thăm chính thức Triều Tiên
và 2 quốc gia chính thức đi đến ký kết hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa
bình trên bán đảo .
- Suy nghĩ:
+ Triều Tiên trong hơn nửa thế kỷ qua luôn là là vấn đề nóng xooay quanh vấn đề
hạt nhân, chiến tranh làm cho thế giới nóng, căng thẳng. Tuy nhiên, những sự kiện
diễn ra vừa qua trên bán đảo Triều Tiên phản ánh đúng một trong những xu thế chủ
đạo của thế giới hiện nay kể từ sau chiến tranh lạnh chấm dứt đó là xu thế hòa
hoãn, hòa bình thế giới. Quan hệ Nam Triều Tiên với Mĩ hay Bắc Triều Tiên và
Mĩ cũng bị chi phối bởi sự kiện này.
+ Những sự kiện này phản ánh đúng, đáp ứng đúng nguyện vọng của nhân loại tiến
bộ và nhân dân hai nước trên bán đảo Triều Tiên nói riêng.
+ Những sự kiện này nó sẽ diễn ra và tiếp tục tạo ra một không khí hòa bình trên
bán đảo, đây chính là điều kiện, là cơ sở của việc hướng đến xây dựng một khu
vực hòa bình cũng như trên thế giới. Tuy nhiên, quá trình chấm dứt hoàn toàn
chiến tranh, quá trình phi hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên là quá trình khó khăn,
phức tạp lâu dài nhưng đó là mong muốn của nhân dân hai nước và của cả thế giới
Về xây dựng một thế giới không có chiến tranh
=> Chính vì những sự kiện nói trên mà năm 2018 được đánh giá là năm hòa bình
trên Bán đảo Triều Tiên, đó là năm đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình phát
triển của bán đảo này.
Câu 4. Qua các bước phát triển và kết quả của cuộc đấu tranh giành độc lập ở
Ấn Độ. Em hãy nêu nhận xét của cuộc đấu tranh này ?
a. Cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ diễn ra mạnh trong những năm 1946-1947
:
- Sự kiện 1946 : có tới 848 cuộc bãi công tuần hành mít tinh , khởi nghĩa tiêu biểu sau đây :
+ 20 vạn thủy binh trên 20 chiếc hạm Bombay 19-2-1947 chống Anh đòi độc lập . Nhân dân
ở thành phố ra sức hưởng ứng rất đông đảo .
+ 22/2/1946, QCND ở thành phố BomBay bãi công tuần hành , mít-tinh lôi cuốn 20 vạn học
sinh , công nhân tham gia…
+ Phong trào diễn ra mạnh mẽ ở các thành phố lớn khác như : Camcutta, Madrat,Carasi ở đây
nhân dân liên tục nổi dậy chống thực dân Anh đòi độc lập .
+ Phong trào diễn ra ở vùng nông thôn, nhân dân nhiều tỉnh xung đột vũ trang với địa chủ và
cảnh sát ,đặc biệt là phong trào Tebhaga (1/3) của Nhân dân đòi hạ mức tô xuống 1/3 , phong
trào sôi nổi nhất ở Bengan.
- Sự kiện đấu tranh 1947:
+ Cao trào bãi công lien tục bùng nổ ở nhiều thành phố lớn như bãi công của hơn 40 vạn công
nhân ở…………………….. năm 1947.
b. Kết quả :
- Phong trào đấu tranh buộc thực dân Anh phải có nhượng bộ,hứa trao trả quyền tự trị cho Ấn
Độ , người Anh sẽ rời khỏi Ấn Độ trước 7/1948.
+ Anh đưa ra kế hoạch Maobatton :
Chia Ấn Độ thành 2 quốc gia dựa trên cơ sở tôn giáo : Ấn Độ theo Ấn Độ giáo và Bakixtan
theo Hồi giáo ,trên cơ sở thỏa thuận của 2 Đảng : Đảng Quốc Đại và Liên đoàn hồi giáo , ngày
15/8/1947 Ấn Độ bị tách thành 2 quốc gia.
Không thỏa mãn quy chế tự trị , trong những năm 1948-1950 , cuộc đấu tranh của nhân dân
Ấn Độ buộc thực dân Anh phải công nhận nền độc lập cho Ấn Độ . Ngày 26/1/1050, Ấn Độ
tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa.
c. Nhận xét :
- Sự ra đời của nước cộng hòa Ấn Độ đã đánh dấu thắng lợi to lớn của Ấn Độ trong cuộc đấu
tranh chống thực dân Anh dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc Đại .
- Thắng lợi của cách mạng Ấn Độ ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế
giới (thuộc địa lớn nhất của Anh).
- Quy mô của cuộc đấu tranh rất lớn về số lượng người tham gia và địa bàn đấu tranh.
- Khí thế của cuộc đấu tranh vượt qua ra khỏi chủ trương bất bạo động của Genni có từ những
năm cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20.
1. Cuộc đấu tranh mang tính chất dân tộc sâu sắc, thu hút tấc cả các tầng lớp nhân dân Ấn Độ
tham gia.
2. Cuộc đấu tranh là nguyên nhân trực tiếp buộc Anh phải hứa trao quyền tự trị buộc Anh rút
khỏi Ấn Độ.
3. Phong trào đấu tranh phát triển từ thấp đến cao, từ đầu …………………………………… thời
kì từ đâu sang lĩnh vực kinh tế rồi sang lĩnh vực chính trị 9 nhưng thấp )  đòi quyền tự trị 
trao trả độc lập hoàn toàn

You might also like