You are on page 1of 2

Hocmai.

vn – Học chủ động - Sống tích cực


Khóa học PAT-C (HSA) – Tổng ôn toàn diện – Phần môn Lịch sử

QUAN HỆ QUỐC TẾ (1945 – 2000)


I. SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
(1945 – 1949)
1. Hội nghị Ianta (2/1945) và thỏa thuận của ba cường quốc
a. Hoàn cảnh
- Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, đặt ra nhiều vấn đề cấp bách với các
cường quốc.
- Tháng 2/1945, Hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta với sự tham gia của nguyên thủ Liên
Xô, Mĩ, Anh.
b. Nội dung hội nghị
- Thống nhất mục tiêu tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.
- Thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
- Thỏa thuận đóng quân nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu
Âu và châu Á.
c. Tác động
Trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới - trật tự hai cực Ianta.
2. Liên hợp quốc
a. Sự thành lập
- Từ 25/4 đến 26/6/1945, Hội nghị Xan Phranxixco được triệu tập với đại biểu 50 nước, thông
qua Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên hợp quốc.
- Ngày 24/10/1945, Hiến chương chính thức có hiệu lực.
b. Mục đích hoạt động
- Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
- Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.
- Tiến hành hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của
các dân tộc.
c. Nguyên tắc hoạt động
- Bình đẳng chủ quyền quốc gia và quyền tự quyết giữa các dân tộc.
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.
- Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
- Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc.
.
d. Vai trò
- Là diễn đàn vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
- Giải quyết các tranh chấp và xung đột nhiều khu vực.

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 1 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực
Khóa học PAT-C (HSA) – Tổng ôn toàn diện – Phần môn Lịch sử

- Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác.


- Giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế,…
II. CHIẾN TRANH LẠNH
1. Sự khởi đầu Chiến tranh lạnh
- Sự kiện khởi đầu: Thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ ngày 12/3/1947.
Khái niệm Chiến tranh lạnh:
- Là cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai phe: TBCN do Mĩ đứng đầu và XHCN do Liên Xô làm
trụ cột.
- Diễn ra trên mọi lĩnh vực, trừ sự xung đột trực tiếp về quân sự giữa Mĩ và Liên Xô.
- Khiến thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng với các cuộc chiến tranh cục bộ.
2. Xu thế hòa hoãn Đông - Tây và Chiến tranh lạnh chấm dứt
- Biểu hiện xu thế hòa hoãn Đông - Tây:
 Ngày 9/11/1972, hai nước Đức ký Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức
và Tây Đức.
 Năm 1972, Xô - Mĩ thỏa thuận về việc hạn chế vũ khí chiến lược: kí Hiệp ước về việc hạn
chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) và Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược
(SALT-1).
 Tháng 8/1975, 33 nước châu Âu, Mĩ và Canađa ký Định ước Henxinki, tạo ra cơ chế giải
quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu Âu.
 Năm 1985, nguyên thủ Xô - Mĩ tăng cường gặp gỡ, ký kết nhiều văn kiện cắt giảm vũ khí
chiến lược và hạn chế chạy đua vũ trang.
- Tháng 12/1989, Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
III. THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH LẠNH
Sau khi Liên Xô sụp đổ (1991), tình hình thế giới phát triển theo các xu thế chính sau:
- Trật tự thế giới “hai cực” sụp đổ, nhưng trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành
theo xu hướng “đa cực” với sự vươn lên của Mĩ, EU, Nhật Bản, Liên bang Nga, Trung Quốc.
- Hầu như các quốc gia đều tập trung vào phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực sự của
mỗi quốc gia.
- Sau khi Liên Xô tan rã, Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới “một cực” để làm bá chủ thế giới
nhưng không dễ thực hiện tham vọng đó.
- Hòa bình thế giới được củng cố, nhưng nhiều khu vực tình hình không ổn định với các cuộc
nội chiến, xung đột, khủng bố,…
- Xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế chủ đạo của thế giới.
Nguồn : Hocmai

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 2 -

You might also like