You are on page 1of 3

BÀI 7.

TÂY ÂU

* Sự thành lập :
- Năm 1951 sáu nước Tây Âu : Pháp,Tây Đức, Bỉ, Hà Lan, Italia, Lúcxămbua thành lập Cộng
đồng than - thép châu Âu.
- Năm 1957: Thành lập Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu và “Cộng đồng kinh tế
châu Âu” (EEC).
- Năm 1967 thống nhất ba tổ chức trên thành “Cộng đồng châu Âu” (EC).
- Năm 1991 các nước thành viên kí hiệp ước Maxtrích (Hà Lan )
-Năm 1993 đổi thành Liên minh châu Âu(EU) gồm 27 nước( năm 2007 )
*Mục tiêu :
-Hợp tác liên minh về kinh tế, tiền tệ và cả chính trị, đối ngoại an ninh chung.
*Thành tựu : -Ngày nay EU đã trở thành tổ chức liên kết chính trị, kinh tế lớn nhất thế giới.
Chiếm ¼ GDP của thế giới.
- 2002: đồng tiền chung Euro chính thức được sử dụng ở nhiều nước.
BÀI 8. NHẬT BẢN

* Sự phát triển thần kì:


-Từ một nước bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã tập trung sức phát triển
kinh tế và đã đạt những thành tựu to lớn được thế giới đánh giá là “ thần kì”.
- Từ năm 1952 - 1960 kinh tế Nhật phát triển nhanh chóng.
- Từ năm 1960 - 1973 kinh tế Nhật phát triển thần kì .
- Năm 1960 - 1969 tốc độ tăng trưởng kinh tế là 10,8%.
- Năm 1968 kinh tế vươn lên đứng thứ hai thế giới sau Mĩ. Trở thành một trong 3 trung tâm kinh
tế, tài chánh lớn của thế giới .
- Nhật Bản coi trọng giáo dục và KHKT, mua bằng phát minh sáng chế nước ngoài, tập trung
công nghiệp dân dụng với những sản phẩm nổi tiếng như tivi, tủ lạnh, tàu biển, ôtô, xây dựng
chiếc cầu đường bộ nối liền đảo Hônsu với Sicôcư, đường ngầm nối đảo Hônsu với Hốccaiđô.
* Nguyên nhân phát triển(6 nguyên nhân)
- Con ngưòi được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.
- Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước.
- Các công ti Nhật Bản năng động có tầm nhìn xa và sức cạnh tranh cao.
- Áp dụng các thành tựu KH-KT hiện đại vào sản xuất.
- Chi phí quốc phòng thấp ( không quá 1% GDP) nên tập trung vốn đầu tư cho kinh tế.
-Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển ( viện trợ Mĩ, chiến tranh Triều Tiên và
VN ).
* Hạn chế và khó khăn:
-Lãnh thổ hẹp , nghèo tài nguyên khoáng sản , phụ thuộc nguyên nhiên liệu bên ngoài
-Cơ cấu kinh tế thiếu cân đối
-Chịu sự cạnh tranh quyết liệt Mĩ, Tây Âu, Trung Quốc...

CHƯƠNG V: QUAN HỆ QUỐC TẾ (1945-2000)


- Sau chiến tranh thế giới thứ hai Liên Xô và Mĩ từ liên minh chống phát xít chuyển sang đối
đầu.
*Nguồn gốc của mâu thuẫn Đông –Tây: Là sự đối đầu về mục tiêu chiến lược của Liên Xô và
Mĩ.
-Liên Xô: +Duy trì hòa bình và an ninh thế giới
+Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc
-Mĩ: +Chống lại Liên Xô và các nước XHCN, mưu đồ bá chủ thế giới
+Lo ngại sự lớn mạnh của CNXH, đặt biệt là sự thành lập nước công hòa nhân dân
Trung Hoa
* Những sự kiện đưa đến tình trạng chiến tranh lạnh:
-Mĩ: +Năm 1947 đưa ra học thuyết Tơruman
+Cho ra đời kế hoạch Mácsan nhằm phục hồi kinh tế tây Âu
+Năm 1949 Mĩ thành lập khối NATO nhằm chống Liên Xô và Đông Âu.
- Liên Xô: + Năm 1949 thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)
+ Năm 1955 thành lập Hiệp ước Vácsava
 Kết quả là hình thành sự đối lập về kinh tế, chính trị và quân sự giữa hai phe TBCN và
XHCN dẫn tới sự xác lập cục diện hai cực do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực
*Những sự kiện chứng tỏ hòa hoãn Đông –Tây:
- Các cuộc gặp gỡ thương lượng Xô – Mĩ. Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX
- Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức ( 11/1972).
- Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa và Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công
chiến lược( năm 1972)
-Định ước Henxinki ( năm 1975) khẳng định những nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia
và tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu Âu.
* Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh ” vì:
+ Làm cho Mĩ và Liên Xô suy giảm thế mạnh trên nhiều mặt.
+ Sự vươn lên mạnh mẽ của Tây Âu và Nhật Bản
+Liên Xô lâm vào khủng hoảng trì trệ.
+ Cả Liên Xô và Mĩ đều cần thoát ra thế đối đầu để ổn định và củng cố vị thế của mình
+ Nhiều vấn đề có tính chất toàn cầu như chiến tranh, khủng bố, ô nhiễm môi trường,
bệnh tật…cần có sự tham gia của hai siêu cường Mĩ và Liên Xô.

You might also like