You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ GIỮA KỲ I

I. Trắc nghiệm
Vấn đề 01: Trật tự Thế Giới
1. Nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc?
Chung sống hoà bình có sự nhất trí các thành viên
2. Quyết định nào của hội nghị Ianta tác động đến hình thành 2 cực 2 phe?
Thỏa thuận việc đóng quân, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở Châu Âu và Châu Á
3. Hội nghị Ianta diễn ra khi nào?
4–11 tháng 2 năm 1945
4. Ý nghĩa của hội nghị Ianta?
góp phần đặt nền tảng cho việc thành lập tổ chức Liên Hiệp Quốc duy trì hòa bình và an
ninh thế giới sau chiến tranh.

Vấn đề 02: Liên Xô, Đông Âu và Liên Bang Nga


1. Chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga?
ngả về phương Tây, khôi phục và phát triển quan hệ với các nước Châu Á.
2. Công nghiệp Liên Xô đầu những năm 70?
Đứng thứ hai trên thế giới
3. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự sụp đổ XHCN của Liên Xô và Đông Âu
Thảm họa hạt nhân Chernobyl

Vấn đề 03: Châu Âu, Châu Á và Mỹ Latinh


1. Những nước giành độc lập năm 1945?
Indonesia, Lào, Việt Nam
2. Đầu thế kỉ XXI, QG châu Á nào có nền kinh tế phát triển nhanh cao nhất thế giới?
Trung Quốc
3. Kết quả của việc giành độc lập ở Mỹ Latinh?
Từ thế kỉ XVI, XVII, đa số các nước Mĩ Latinh lần lượt trở thành thuộc địa của Tây Ban
Nha và Bồ Đào Nha
4. Sự kiện đánh dấu chủ nghĩa thực dân cũ cơ bản bị tan rã ở châu Phi?
Năm 1975 với sự thắng lợi Modambich và Angola
5. Nội dung đường lối cải cách của Trung Quốc?
+ Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm
+ Tiến hành cải cách và mở cửa.
+ Chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa
linh hoạt hơn.
6. Hiệp ước Bali xác định điều gì?
Những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước:
– Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
– Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;
– Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau.
7. Ấn Đô tiến hành Cách Mạng nào để tự túc lương thực và xuất khẩu gạo?
Cách mạng Xanh

Vấn đề 04: Mỹ và các nước tư bản


1. Cơ sở để Mỹ đề ra chiến lược toàn cầu?
Tiềm lực kinh tế và quân sự to lớn của Mĩ.
2. EU hợp tác trên những lĩnh vực nào?
môi trường, năng lượng, công nghệ, quản trị công hiệu quả, du lịch, văn hóa, di cư, an
ninh, chống tham nhũng và tội phạm có tổ chức
3. Nền tảng quan hệ của Mỹ - Nhật?
Hiệp ước an ninh Mỹ Nhật
4. Nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển kinh tế của các nước tư bản?
áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất
5. Nhân tố quyết định sự phát triển thần kỳ của kinh tế Nhật?
Con người Nhật Bản cần cù, có tính kỷ luật trong lao động
6. Mục tiêu chiến lược toàn cầu của Mỹ?
lôi kéo các nước tư bản để chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa, ngăn chặn, đẩy lùi,
rồi tiến tới tiêu diệt các nước Xã hội chủ nghĩa và đàn áp phong trào giải phóng dân tộc,
phong trào công nhân và phong trào hòa bình dân chủ thế giới.
7. Thành tựu kinh tế Tây Âu từ 1945 – 1950?
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế các nước Tây Âu chịu nhiều hậu quả nặng nề
nhưng nhờ sự cố gắng của từng quốc gia và viện trợ từ Mĩ nên đến năm 1950, kinh tế các
nước Tây Âu cơ bản phục hồi.
8. Yếu tố chủ quan giúp kinh tế Tây Âu phục hồi sau Chiến tranh Thế giới Thử Hai?
Sự viện trợ của Mĩ trong kế hoạch Macsan

Vấn đề 05: Quan hệ quốc tế


1. Sự kiện đánh dấu quan hệ đồng minh tan rã?
sự ra đời của học thuyết “Truman” và cuộc “Chiến tranh lạnh” bắt đầu (3-1947).
2. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến Liên Xô, Mỹ
Cuộc chạy đua vũ trang làm Xô- Mỹ quá tốn kém và suy giảm về nhiều mặt.
3. Nguyên nhân sâu xa (chính) dẫn đến chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Mỹ?
Sự đối lập về mục tiêu vả chiến lược của Liên Xô
4. Xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế hiện nay?
Hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển

Vấn đề 06: Cách mạng Khoa học – Kĩ thuật và Toàn cầu hóa
1. Biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?
Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.
2. Đặc điểm lớn nhất của Cách mạng Khoa học – Kĩ thuật Hiện đại?
khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật.
3. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc đã tác động đến quan hệ quốc tế như thế nào?
Mở rộng và đa dạng hơn
4. Những tác động tích cực của Cách mạng Khoa học Công nghệ?
Tăng năng suất lao động, mức sống và chất lượng cuộc sống của con người

II. Tự luận
1. Ý nghĩa của phong trào giải phóng dân tộc thế giới sau Chiến tranh Thế giới Thứ Hai
dẫn đến sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi?
- Góp phần làm thay đổi sâu sắc bản đồ Địa - Chính trị thế giới.
- Góp phần làm sụp đổ thuộc địa của chủ nghĩa thực dân.
- Góp phần xói mòn trật tự hai cực Ianta và đảo lội chiến lược toàn cầu của Mỹ sau Chiến tranh
Thế giới Thứ Hai.
- Mở rộng không gian địa lý của chủ nghĩa xã hội.

2. Đặc điểm lớn nhất của cách mạng khoa học công nghệ?
- Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
- Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
- Khoa học gắn liền với kĩ thuật, đi trước mở đường cho kĩ thuật. Kĩ thuật đi trước mở đường cho
sản xuất.
- Khoa học tham gia trực tiếp vào sản xuất, trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ khoa
học công nghệ.

3. Vì sao sự khởi sắc ở ASEAN được đánh dấu bằng hiệp ước Bali?
- Hội nghị Bali cùng với việc ký hiệp ước đã xác định những nguyên tắc cơ bản giữa các nước
ASEAN khiến ASEAN được tổ chức chặt chẽ hơn.
- Mối quan hệ giữa ASEAN với các nước Đông Dương chuyển sang đối thoại và hợp tác.
- Kinh tế phát triển nhanh, nâng cao uy tín trong khu vực và thế giới.
- Mở rộng tổ chức kết nạp thành viên từ 5 lên 10 thành viên.
ASEAN về Việt Nam cần làm gì để bảo vệ an ninh khu vực?
- Căn cứ nguyên tắc trong hiệp ước Bali, tôn trọng chủ quyền và độc lập lãnh thổ, quyết định
tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
- Hiện nay những tranh chấp trên biển Đông cần căn cứ công ước quốc tế về luật biển năm 1982,
tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông.
- Kiên trì đấu tranh ngoại giao và đấu tranh pháp lý, lên án mạnh mẽ những hành động xâm
phạm chủ quyền, đặc biệt là chủ quyền biển đảo.
- Việt Nam và các nước Đông Nam Á cùng đoàn kết đấu tranh để bảo vệ hòa bình, an ninh trong
khu vực.

4. Vì sao trong Chiến tranh Thế giới Thứ Hai, Liên Xô và Mỹ trong thế đối đầu?
- Do đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược.
- Mỹ lo ngại ảnh hưởng ngày càng lớn của Liên Xô, Đông âu và các nước trong phe xã hội chủ
nghĩa.
- Dựa vào ưu thế quân sự, tài chính kinh tế và nắm độc quyền vũ khí nguyên tử, Mỹ tự cho mình
quyền lãnh đạo thế giới.

You might also like