You are on page 1of 7

Trường THPT chuyên Chu Văn An – Bình Định

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KỲ I, NĂM HỌC 2022 – 2023
MÔN LỊCH SỬ 12- TỰ LUẬN
* Lưu ý:
1. Câu hỏi cho phần Nhận biết và Thông hiểu: là câu hỏi trắc nghiệm, trong đó phần Nhận
biết là 16 câu (4,0 điểm), phần Thông hiểu là 12 câu (3,0 điểm).
2. Câu hỏi cho phần Vận dụng và Vận dụng cao: là câu hỏi tự luận, trong đó có 01 câu ở
phần Vận dụng (2,0 điểm), 01 câu ở phần Vận dụng cao (1,0 điểm).

TỰ LUẬN

* Chủ đề 1. Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1949)
Vận dụng:
Phân tích được tác động từ những quyết định của Hội nghị Ianta và những thỏa thuận của ba
cường quốc đối với tình hình thế giới từ sau năm 1945.
Hội nghị Ianta (2-1945) và những thỏa thuận của ba cường quốc
* Hoàn cảnh
- Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nhiều vấn đề quan
trọng và cấp bách đặt ra với các nước Đồng minh. Đó là:
+ Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
+ Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
+ Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
=> Từ ngày 4 đến 11/2/1945, Hội nghị Ianta được triệu tập, với sự tham gia của nguyên thủ ba
cường quốc: Mỹ ,Anh, Liên Xô
Hội nghị đã đi đến những quyết định quan trọng:
- Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật để nhanh chóng kết thúc
chiến tranh.
- Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
- Thỏa thuận việc đóng quân, giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng của các
cường quốc thắng trận ở châu Âu và châu Á.
+ Ở châu Âu: Liên Xô chiếm đóng Đông Âu, Đông Đức, Đông Béclin; Mĩ, Anh, Pháp chiếm Tây
Âu, Tây Đức, Tây Béclin.
+ Ở châu Á:
Hội nghị chấp nhận những điều kiện để Liên Xô tham chiến ở châu Á: giữ nguyên trạng Mông Cổ,
khôi phục quyền lợi của nước Nga đã mất trong chiến tranh Nga – Nhật 1904 – 1905 (bao gồm
Nam đảo Xa-kha-lin, 4 đảo thuộc quần đảo Cu-rin).
Nhật Bản: do quân đội Mĩ chiến đóng.
Bán đảo Triều Tiên: Mĩ chiếm đóng phía Nam, Liên Xô chiếm đóng phía Bắc.
Trung Quốc trở thành quốc gia thống nhất và dân chủ.
Các vùng còn lại ở châu Á: Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các
nước phương Tây cũ.
*. Tác động

-1-
Trường THPT chuyên Chu Văn An – Bình Định
- thúc đẩy CTTG thứ 2 kết thúc nhanh hơn , tạo bước đệm cho sự hình thành của Liên Hợp Quốc
góp phàn duy trì hòa bình an ninh thế giới sau chiến tranh.
- Những quyết định của hội nghị đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc ở các nước thuộc địa.
- Những quyết định của hội nghị Ianta đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường
được gọi là “Trật tự hai cực Ianta”, kể từ đây thế giới được chia thành 2 cực,hai phe , 1 cực là
khối các nước TBCN do Mỹ đứng đầu , 1 cực là khối XHCN do Liên Xô đứng đầu.

Vận dụng cao:


- Liên hệ, việc vận dụng được các nguyên tắc của Liên hợp quốc trong việc giải quyết vấn đề
hòa bình, an ninh thế giới; bảo vệ chủ quyền biên giới, biển và hải đảo ở nước ta hiện nay.
Câu : Tại sao Liên hợp quốc lại xác định một trong những nguyên tắc hoạt động là giải quyết các
tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. Từ nguyên tắc này, liên hệ với việc bảo vệ chủ quyền
biển đảo Việt Nam.
* Tại sao Liên hợp quốc lại xác định một trong những nguyên tắc hoạt động là giải quyết các
tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình vì:
- Xuất phát từ nội dung đã ghi trong bản Hiến chương Liên hợp quốc về mục đích của Liên
hợp quốc là duy trì hòa bình an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa
các dân tộc và tiến hành sự hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình
đẳng và quyền tự quyết các dân tộc.
- Để thực hiện có hiệu quả mục đích trên, tổ chức Liên hợp quốc cần phải có biện pháp
mang tính tập thể để ngăn ngừa và loại trừ mối đe dọa hòa bình. Cấm mọi hành vi xâm lược hoặc
phá hoại hòa bình khác. Nguyên tắc này yêu cầu mọi quốc gia đều phải tuân thủ.

* Liên hệ với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam (hs tự liên hệ theo cảm nhận

- Rút ra được những đóng góp của Liên hợp quốc từ sau khi thành lập đến nay.

Ra đời sau khi Thế chiến II kết thúc, trải qua 76 năm hình thành và phát triển, Đến nay, Liên
hợp quốc là tổ chức toàn cầu có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống chính trị quốc tế và là
nền tảng không thể thiếu cho một thế giới hòa bình, thịnh vượng và công bằng hơn. Những đóng
góp chính của Liên hợp quốc trong từ khi thành lập đến nay là:
Trong lĩnh vực hòa bình và an ninh quốc tế: đã góp phần ngăn chặn không để xảy ra một cuộc
chiến tranh thế giới mới, hỗ trợ giải quyết nhiều cuộc xung đột và tranh chấp quốc tế mà minh
chứng rõ nét là Liên hợp quốc đã triển khai nhiều phái bộ gìn giữ hòa bình để giúp chấm dứt xung
đột, khôi phục hòa bình, hỗ trợ công cuộc tái thiết ở nhiều quốc gia thành viên.
Trong lĩnh vực phát triển: Liên hợp quốc đã đạt được nhiều thành tựu trong việc nâng cao đời
sống của người dân và tạo điều kiện thuận lợi cho những tiến bộ về kinh tế và xã hội trên toàn thế
giới.
Trong lĩnh vực bảo đảm, thúc đẩy quyền con người, thông qua các nỗ lực của Liên hợp quốc,
các quốc gia đã xây dựng và ký kết nhiều điều ước quốc tế quan trọng nhằm xây dựng một thế
giới an toàn hơn và công bằng hơn cho tất cả mọi người.

-2-
Trường THPT chuyên Chu Văn An – Bình Định
Trong lĩnh vực tăng cường luật pháp quốc tế, Liên hợp quốc đã có những đóng góp to lớn trong
việc phát triển luật pháp quốc tế, đưa ra khuyến nghị định hướng cho các chủ đề của luật pháp
quốc tế và xây dựng chuẩn mực cho các lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
* Chủ đề 2. Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 1991). Liên bang Nga (1991 - 2000)
Vận dụng:
- Phân tích được nguyên nhân tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông
Âu.
Nguyên nhân tan rã của chế độ XHCN ở LX và các nước Đông Âu:
- Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan duy ý chí, cùng với cơ chế quản lý tập trung quan liêu
bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện.
- Không bắt kịp bước phát triển của KHKT tiên tiến dẫn tới tình trạng trì trệ khủng hoảng về kinh
tế xã hội.
- khi tiến hành cải tổ phạm phải sai lầm trên nhiều mặt làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng.
- Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.
* Chủ đề 4. Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ.
Vận dụng:
- Khái quát được những biến đổi của khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Lời giải :
- Trước CTTG II : là thuộc địa của đế quốc Âu- Mĩ ( trừ thái Lan )từ sau chiến tranmh thế giới thứ
2 Đông nam có nhiều thay đổi nhanh chóng

Thứ nhất, biến đổi về chính trị sau Thế chiến hai đến nay các nước Đông Nam Á đều giành được
độc lập.
Thứ hai, biến đổi về kinh tế từ khi giành được độc lập dân tộc các nước Đông Nam Á đều ra sức
xây dựng kinh tế – xã hội và đạt được nhiều thành tích to lớn như Sin-ga-po, Thái Lan,
Malaixia… Đặc biệt, Sin-ga-po trở thành “con rồng châu Á”, được xếp vào hàng các nước phát
triển nhất thế giới.
Thứ ba, Biến đổi trong quan hệ giữa các nước Đông Nam Á : cho đến thời điểm hiện tại, các nước
Đông Nam Á đều gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN. Đây là một tổ
chức liên minh chính trị – kinh tế của khu vực Đông Nam Á nhằm mục tiêu xây dựng mối quan hệ
hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực.
Trong các biến đổi trên thì việc giành độc lập của các nước Đông Nam Á là quan trọng nhất. Bởi
vì đây là nền tảng để phát triển kinh tế văn hóa, chính trị xã hội và tiến hành hợp tác phát triển.

- Phân tích được đặc điểm các giai đoạn phát triển của tổ chức ASEAN
a. Bối cảnh thành lập :
- Sau khi giành độc lập các nước Đông nam Á bước vào thời kì xây dựng đất nước nhưng gặp
nhiều nhiều khó khăn; các nước trong khu vực nhận thấy cần có sự hợp tác để phát triển , đồng
thời muốn hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc đối với khu vực..
- Vào nửa sau những năm 60 những tổ chức hợp tác quốc tế và khu vực xuất hiện ngày càng nhiều
đã cổ vũ các nước ĐNÁ liên kết lại với nhau.
- Ngày 8/8/1967, tại Băng Cốc – Hiệp hội các quốc gia ĐNÁ được thành lập ( gồm 5 nước ) .
- Mục tiêu: PT về kinh tế và văn hóa trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực
b.  Quá trình phát triển:
-3-
Trường THPT chuyên Chu Văn An – Bình Định
   + Từ 1967 – 1975: ASEAN là tổ chức non trẻ , hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường
quốc tế
   + Từ 1976 đến nay: ASEAN có sự khởi sắc :
    - 2/ 1976 Hội nghi cấp cao họp tại Ba li (Indonesia) ký Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở
Đông Nam Á (Hiệp ước Bali).
      * Nôi dung Hiệp ước Ba li (Nguyên tắc hoạt động):
        + Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
         + Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;
        + Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực với nhau.
        + Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.
        + Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
       - Quan hệ giữa các nước ĐD và ASEAN bước đầu được cải thiện. Hai nhóm nước đã thiết lập
quan hệ ngoại giao. Kinh tế ASEAN tăng trưởng.
      - Năm 1984 Brunây gia nhập và trở thành thành viên thứ 6 của ASEAN. Sau đó lần lượt
VN( 1995) , Lào và Miama( 1997), Campuchia ( 1999)
      Từ đây ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác KT, VH nhằm xây dựng  Đông Nam Á thành
khu vực hòa bình, ổn định để cùng phát triển.
  c. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập tổ chức này.
* Cơ hội:
   +  Nền kinh tê Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực, đó là cơ hội
để nước ta vươn ra thế giới.
  + Tạo điều kiện để nền kinh tế Việt Nam có thể rút ngắn khoảng cách phát triển giữa nước ta
với các nước trong khu vực.
   +  Có điều kiện để tiếp thu những thành tựu khoa học- kĩ thuật tiên tến trên thế giới để phát
triển kinh tế.
      +  Có điều kiện để tiếp thu, học hỏi trình độ quản lý của các nước trong khu vực.
  +  Có điều kiện để giao lưu về văn hóa, giáo dục, khoa học- kĩ thuật , y tế, thể thao với các
nước trong khu vực.
 * Thách thức:
  + Nếu không tận dụng được cơ hội để phát triển, thì nền kinh nước ta sẽ có nguy cơ tụt hậu
hơn so với các nước trong khu vực.
      + Đó là sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước.
       + Hội nhập nhưng dễ bị hòa tan, đánh mất bản sắc và truyền thống văn hóa của DT
Vận dụng cao:
- Rút ra được bài học từ những thành tựu phát triển kinh tế của các nước Đông Nam Á cho
Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.
Bài học:
+Phát triển kinh tế phải đồng bộ toàn diện kết hợp hài hòa giữa nhu cầu trong nước và thị
trường xuất khẩu
+Phát triển kinh tế nhanh nhưng phải bền vững, gắn phát triển kinh tế với tiến bộ và công
bằng xã hội
+Tận dụng tốt các yếu tố từ bên ngoài như vốn, khoa học kĩ thuật, máy móc, công nghệ

- Liên hệ được về mối quan hệ của Việt Nam với các nước thành viên ASEAN.
-4-
Trường THPT chuyên Chu Văn An – Bình Định

-Từ khi thành lập đến giữa thập niên 80 quan hệ Việt Nam – asean ở thế đối đầu nhau do vấn đề
camphuchia
- Từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, Việt Nam đã có nhiều bước cải thiện quan hệ với các nước
ASEAN và tổ chức ASEAN. Năm 1992, Việt Nam tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác
Đông Nam Á (TAC) và trở thành quan sát viên của ASEAN. 1993, Việt Nam “chủ trương tăng
cường hợp tác nhiều mặt với từng nước láng giềng cũng như với ASEAN với tư cách là một tổ
chức khu vực, sẵn sàng gia nhập ASEAN vào thời điểm thích hợp”. Tháng 7-1994, Việt Nam
được mời tham dự và trở thành thành viên sáng lập Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF).
- 28-7-1995, Việt Nam chính thức gia nhập Asean
Gia nhập ASEAN là một quyết định mang tính lịch sử, một quyết sách đúng đắn và kịp thời, là
đột phá khẩu đầu tiên để Việt Nam hội nhập khu vực và thế giới. Chính sách của Việt Nam đối
với ASEAN gắn liền với quá trình phát triển và đổi mới tư duy đối ngoại của Việt Nam
- Đối với các thành viên asean: hiện nay Việt Nam đã đặt quan hệ ngoại giao với tất cả các thành
viên asean, mối quan hệ với các nước ASEAN ngày càng phát triển trên tất cả các lĩnh vực.
* Đóng góp của Việt Nam
Trong suốt hành trình 27 năm tham gia ASEAN, Việt Nam đã có nhiều đóng góp cho một
ASEAN thống nhất, đoàn kết, hòa bình, ổn định và phát triển, có tiếng nói ở khu vực và được các
nước lớn công nhận.
Một là, ngay sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã tích cực thúc đẩy ASEAN kết nạp các nước
Lào, Mi-an-ma (năm 1997) và Cam-pu-chia (năm 1999), mặc dù phải đối mặt với không ít lực
cản. Việt Nam đã trở thành cầu nối giữa khu vực Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo
để đến năm 1999, giấc mơ về một đại gia đình ASEAN gồm toàn bộ 10 quốc gia Đông Nam Á
chính thức trở thành hiện thực.
Hai là, Việt Nam đã đóng vai trò nòng cốt trong việc xác định mục tiêu, phương hướng phát triển
và hình thành các quyết sách lớn trong ASEAN,
Ba là, Việt Nam luôn tích cực cùng ASEAN đưa các quyết sách vào triển khai, như hiện thực hóa
các tài liệu Tầm nhìn, đưa Hiến chương ASEAN vào cuộc sống.
Bốn là, Việt Nam đã đóng góp vào quá trình xây dựng nguyên tắc, “luật chơi”, cùng ASEAN ứng
phó hiệu quả với các nguy cơ đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định khu vực, thúc đẩy đối thoại và
hợp tác.
Năm là, Việt Nam cũng có nhiều đóng góp quan trọng trong mở rộng quan hệ và đẩy mạnh hợp
tác giữa ASEAN với các đối tác.
Sáu là, đóng góp của Việt Nam đối với Hiệp hội còn thể hiện ở việc đảm nhận, đăng cai thành
công các hoạt động và hội nghị quan trọng của ASEAN,
------------------------------
Vận dụng:
- Phân tích được tác động tích cực và những vấn đề nảy sinh do cách mạng khoa học – kĩ
thuật.
* Tác động
– Nâng cao năng suất lao động, gia tăng khối lượng các sản phẩm, không ngừng nâng cao mức
sống và chất lượng cuộc sống của con người.
– Nền kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hoá cao, từ những năm 80 của thế kỉ XX một thị
trường thế giới với xu thế toàn cầu hoá hình thành.
-5-
Trường THPT chuyên Chu Văn An – Bình Định
– Những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, những đòi hỏi mới về giáo
dục và đào tạo nghề nghiệp.
– Hậu quả tiêu cực, chủ yếu do con người tạo ra, như tình trạng ô nhiễm môi trường, các loại tai
nạn lao động, giao thông và dịch bệnh mới, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên…, nhất
là việc chế tạo các loại vũ khí hiện đại có sức huỷ diệt khủng khiếp.

- Phân tích được mặt tích cực và tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa.
* Tích cực
-Thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng
cao (nửa đầu thế kỷ XX, GDP thế giới tăng 2,7 lần, nửa cuối thế kỷ tăng 5,2 lần).
- Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi cải cách sâu rộng để nâng cao tính cạnh tranh và
hiệu quả của nền kinh tế.
* Hạn chế
- Làm trầm trọng thêm bất công xã hội và phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc.
- Làm cho mọi mặt của cuộc sống con người kém an toàn, tạo ra nguy cơ tiềm ẩn mất bản sắc dân
tộc và độc lập tự chủ của các quốc gia.
=>Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, cơ hội lớn cho các nước phát triển, đồng thời cũng tạo ra những
thách thức lớn đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, là nếu bỏ lỡ thời cơ sẽ tụt
hậu với thế giới bên ngoài.

Vận dụng cao:


Liên hệ, vận dụng được toàn cầu hóa vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc
- Về thời cơ:
+ Từ sau Chiến tranh lạnh, hòa bình thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi.
Xu thế chung của thế giới là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển.
+ Các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển và lấy kinh tế làm trọng điểm, cùng sự
tăng trưởng hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực và quốc tế.
+ Các nước đang phát triển có thể khai thác các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ và kinh
nghiệm quản lí từ bên ngoài, nhất là các tiến bộ khoa học-kĩ thuật để có thể :”đi tắt đón đầu” rút
ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước…
Như thế, bối cảnh chung của thế giới là có nhiều cơ hội và thuận lợi cho các nước trong công cuộc
phát triển đất nước. Vấn đề là có tầm nhìn và nắm bắt kịp thời, không bỏ lỡ thời cơ.
- Về thách thức:
+ Các nước đang phát triển cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu và tìm kiếm con đường, cách
thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế, phát huy thế mạnh: hạn chế với mức thấp nhất
những rủi ro, bất lợi và cả sai lầm; có những bước đi thích hợp, kịp thời.
+ Phần lớn các nước đang phát triển đều từ điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí thấp,
nguồn nhân lực đào tạo có chất lượng còn nhiều hạn chế.
+ Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới và các quan hệ kinh tế quốc dân còn nhiều bất
bình đẳng, gây nhiều thiệt hại đối với các nước đang phát triển.
+ Vấn đề sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay.
+ Vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và
hiện đại… 
⟹ Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước phát triển. 
-6-
Trường THPT chuyên Chu Văn An – Bình Định

-7-

You might also like