You are on page 1of 41

Quan hệ quốc tế Châu Á – Thái Bình Dương

CHƯƠNG 1: Nhập môn quan hệ quốc tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

*Tầm quan trọng của khu vực Châu Á- Thái Bình Dương

- Tầm quan trọng: Khu vực CA-TBD có diện tích rộng lớn, là khu vực kéo dài theo lãnh thổ từ nam đến bắc. Khu vực này
trải dài về phía Bắc đến Mông Cổ, về phía nam đến New Zealand, về phía đông đến các quần đảo thuộc Châu Đại Dương.
Là khu vực có tầm quan trọng chiến lược, chiếm khoảng 40% diện tích lãnh thổ và hơn 41% dân số thế giới. Nơi đây có
nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có, đặc biệt là dầu mỏ chiếm tới hơn 65% trữ lượng của toàn cầu. Nhiều tuyến giao thông
huyết mạch của thế giới đi qua. CA-TBD là một khu vực được đề cập đến nhiều nhất trong các báo cáo, đánh giá, tổng hợp
của các tổ chức, diễn đàn quốc tế và khu vực như ASEAN, ARF, APEC, ASEM,... Trên các phương tiện thông tin đại
chúng, CATBD cũng xuất hiện với tần suất lớn không kém. Khu vực CATBD đạt được sự tăng trưởng kinh tế cao liên tục
và được mô tả bằng hình ảnh của “Quả cầu tuyết” (Snowball), có khả năng cuốn hút mạnh mẽ, tạo ra sự thay đổi lớn mạnh
tương ứng với tốc độ chuyển động của quả cầu, vì nếu quả cầu chuyển động càng nhanh, thì khối lượng của nó càng lớn, vì
tốc độ gia tăng sẽ cuốn theo một số lượng lớn các cánh hoa tuyết dính vào nhau. Đó là một quá trình của các “chuỗi tác động
qua lại tích cực, nối tiếp nhau” (concatenation). Thế giới cũng biết đến khu vực CATBD thông qua hình ảnh của bốn “con
rổng Châu Á”, bao gồm HQ, ĐL, HK, Singapore.

- Dân số: CATBD hiện đang đứng thứ nhất 1 trên thế giới về dân số. TQ, Indonesia, NB, Philipines, Việt Nam, TLan, HQ,
Malaysia, Úc, ĐL, HK chiếm gần 2/3 (65%) dân số toàn thế giới.

- Kinh tế: CATBD là một trong những khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động nhất và tập trung nhiều của cải nhất. Trong
10 nền kinh tế lớn nhất thế giới có 3 nước thuộc khu vực CATBD (TQ, NB, Indonesia).

- Sự đóng góp của các hiệp định tự do thương mại: Có hai hiệp định tự do thương mại chính là Hiệp định đối tác kinh tế toàn
diện khu vực (RCEP) và Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Với thị trường lớn với
quy mô người tiêu dùng chiếm khoảng 30% dân số thế giới, RCEP sẽ mang lại thêm 209 tỉ USD hằng năm trong doanh thu
toàn cầu. Các hiệp định thương mại cũng góp phần cho sựu tăng trưởng và giao thương hàng hóa, gia tăng về sức sản xuất
xã hội, giúp các nền kinh tế của ĐBA và ĐNA hoạt động hiệu quả hơn, kết nối các thế mạnh về công nghệ, sản xuất, nông
nghiệp và tài nguyên thiên nhiên. Bù đắp tổn thất kinh tế toàn cầu do cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung gây ra.

- Quân sự: CATBD là một trong những khu vực có lực lượng quân sự dày đặc nhất, tiềm lực phát triển quân sự lớn nhất và
vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân nghiêm trọng nhất thế giới. Đây là khu vực có 8 trong số 10 lực lượng quốc phòng hùng
mạnh nhất. Việc tăng trưởng quân sự đã phản ánh: các nước CATBD về kinh tế đang phát triển mạnh hơn, tất cả nước
CATBD muốn thể hiện bản bên cạnh sức mạnh kinh tế là sức mạnh quân sự, để tăng khả năng phòng thủ đảm bảo an ninh
quốc phòng cho quốc gia.

*Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong Chiến Tranh Lạnh

- Các đặc điểm chính trị nổi bật của các nước Châu Á – Thái Bình Dương trong Chiến tranh Lạnh: Các nước CATBD trong
Chiến tranh Lạnh thường chia rẽ thành hai phe chính: Liên Xô – Hoa Kỳ với các đồng minh mỗi bên. Các nước CATBD
trong Chiến tranh Lạnh có quan hệ chặt chẽ với Mỹ, đặc biệt Nhật Bản vẫn luôn là một đồng minh thân cận số một của Hoa
Kỳ, mặc dù cho thế giới đã bước vào thập niên thứ hai của thiên niên kỷ thứ ba. Mặc dù TQ đang nổi lên mạnh mẽ, nhưng
Hoa Kỳ vẫn tiếp tục đóng vai trò siêu cường ở khu vực này. Trong phần lớn thời gian Chiến tranh Lạnh, Châu Âu được xem
là trung tâm địa chiến lược của xung đột cường quốc. Mặc dù vậy, chiến tranh lại diễn ra ở sân khấu CATBD, chứ không
phải ở Châu Âu, với sự tham gia của Hoa Kỳ và Liên Xô thông qua các cuộc chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam và eo biển
ĐL. Trong Chiến tranh Lạnh CATBD là địa bàn diễn ra những xung đột quân sự nóng giữa hai phé kéo dài. Hậu quả của
những xung đột này đến ngày hôm nay vẫn rõ nét và có ảnh hưởng sâu sắc đến cục diện an ninh – chính trị của cả khu vực
và thế giới.
- Hoa Kỳ lôi kéo các đồng minh ở khu vực Châu Á – TBD: Đối với các nước đồng minh thân cận như Nhật Bản, Mỹ đã hỗ
trợn NB phục hồi kinh tế và xây dựng lại quân đội, NB được sống và phát triển dưới “cái ô” bảo trợ của quân đội Mỹ. Hàn
Quốc được Hoa Kỳ hỗ trợ chống lại cuộc xâm lược của Bắc Triều Tiên vào những năm 1950 – 1953, cung cấp vũ khí và hỗ
trợ kinh tế trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Hoa Kỹ cũng cung cấp vũ khí và hỗ trợ quân sự trong cuộc đối đầu với TQ
và duy trì một mối quan hệ đối tác chặt chẽ với Philipines.

- Phát triển kinh tế phụ thuộc vào Mỹ: Hoa Kỳ cung cấp khoản vay không lãi cho NB, đồng thời Mỹ đã khuyến khích các
công ty Mỹ đầu tư và mở rộng hoạt động kinh doanh tại NB. Hoa Kỳ tài trợ 800 triệu đô la, đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực chế
biến và công nghệ của HQ. Hỗ trợ cho ĐL việc xây dựng các khu công nghiệp hiện đại và phát triển các ngành công nghiệp
như công nghệ thông tin và dịch vụ tài chính.

Các quốc gia như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, và Indonesia đã phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện
tử và thiết bị công nghệ. Những doanh nghiệp này thường có liên kết chặt chẽ với các tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ như
Apple, Intel, hay Microsoft.

- Tăng cường sức mạnh quân sự của các nước thuộc khối đồng minh của Mỹ: Bên cạnh phát triển về kinh tế, Hoa Kỳ còn
đầu tư trang bị cho NB nhiều trang thiết bị và công nghệ quân sự hàngầu. Đối với HQ, Mỹ triển khai các cơ sở quân sự tại
Hàn Quốc, tham gia và các hoạt động huấn luyện và tư duy. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cung cấp hơn 2 tỷ đô la để xây dựng lực
lượng quân đội, đào tạo quân sự và kỹ thuật cho lực lượng quân đội ĐL.

- Quan hệ quốc tế trong khu vực: Liên Xô – TQ, trong suốt cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950), quan hệ LX –TQ nhìn chung
vẫn là hợp tác thân thiện. Sự bất hòa giữa hai cường quốc đã dần nảy sinh từ năm 1964. Nguyên nhân của sự tranh giành ảnh
hưởng quyền lực giữa hai nước XHCN là LX – TQ nằm ở ý thức, quân sự và kinh tế mà hai nước đang hướng đến. Nguyên
nhân trên dẫn đến sự phát triển khác nhau về quan điểm và vai trò của giai cấp công nhân, chiến lược phát triển kinh tế và tư
tưởng về quan hệ quốc tế. Sau khi LX và TQ xảy ra mâu thuẫn, TQ đã hướng về phương Tây để mở rộng quan hệ quốc tế
với Pháp (1964) và mâu thuẫn Xô – Trung ngày càng trở nên sâu sắc.

- Chiến tranh Triều Tiên (1950 -1953): là một xung đột quân sự giữa Bắc Triều Tiên được hỗ trợ bởi Trung Quốc và Liên
Xô, và Nam Triều Tiên được ủng hộ bởi Mỹ và các đồng minh. Chiến tranh bắt đầu khi Bắc Triều Tiên xâm lược Nam Triều
Tiên vào ngày 25 tháng 6 năm 1950. Liên quân quốc tế, dưới sự lãnh đạo của Mỹ, tham gia hỗ trợ Nam Triều Tiên.

Cuộc chiến này kéo dài đến ngày 27 tháng 7 năm 1953, khi hai bên ký kết Hiệp định Ðình chính trị Panmunjom, thiết lập
khu vực hòa bình và tạo ra biên giới hạn giữa Bắc và Nam Triều Tiên tại đường 38. Chiến tranh không chính thức kết thúc,
chỉ có thỏa thuận ngừng bắn. Chiến tranh Triều Tiên để lại hậu quả nặng nề với hàng triệu binh sĩ và dân thường thiệt mạng,
và làm tăng căng thẳng chính trị và quân sự trong khu vực.

- Chiến tranh Việt Nam (1955 – 1975): Cuộc chiến tranh Việt Nam là một phần của cuộc Chiến tranh Lạnh giữa các phe
phái chính trị ở Bắc và Nam Việt Nam. Trong cuộc chiến này bắt đầu khi quân đội Bắc Việt tấn công các lực lượng quân sự
của Nam Việt. Mỹ và các đồng minh phương Tây của họ tham gia giúp sức cho Nam Việt, trong khi Liên Xô và TQ hỗ trợ
Bắc Việt. Cuộc chiến bao gồm những cuộc tấn công quân sự, chiến dịch bắt giữ cũng như các hoạt động tình báo và chính
trị.

- Sự thành lập tổ chức an ninh khu vực – SEATO: Học thuyết Guam đã tác động mạnh mẽ và là đòn bẩy cho những thay đổi
trong quan hệ quốc tế và an ninh, chính trị ở CATBD từ Chiến tranh Lạnh đến những cơ chế hợp tác an ninh khu vực. Đây
là một quá trình dài, trải qua nhiều thăng trầm và trên thực tế đã bắt đầu từ những năm 50 của thế kỷ trước. Tổ chức an ninh
khu vực đầu tiên SEATO được thành lập năm 1954 tại Manila (Philipines). SEATO là sản phẩm của Hoa Kỳ được thiết lập
sau khi chủ nghĩa thực dân Pháp thất bại tại Việt Nam với mục đích ngăn chặn Chủ nghĩa cộng sản hơn là một tổ chức khu
vực. Chỉ có hai nước trong khu vực là Thái Lan và Philipines tham gia và phần lớn thành viên còn lại là các nước ngoài khu
vực CATBD. SEATO được thành lập với mục đích bảo vệ các đồng minh của Hoa Kỳ và chuẩn bị cho sự can thiệp vào Việt
Nam của các thành viên tổ chức này. Tổ chức SEATO tạo điều kiện để Mỹ lôi kéo các quốc gia đồng minh như Úc, TL, HQ
vào cùng tham chiến để tăng tính pháp lý và chính đáng cho cuộc chiến tranh hoàn toàn phi nghĩa của Hoa Kỳ. Tổ chức
SEATO là lý do biện minh cho việc từ chối tiền hành cuộc bầu cử năm 1956 nhằm thống nhất Việt Nam, thay vào đso duy
trì sự chia rẽ giữa cộng sản Bắc Việt và Nam Việt Nam ở vĩ tuyến 17. Việc có SEATO làm tăng khả năng tác đọng của Mỹ
trong khu vực và giúp Mỹ duy trì tiếp cận với các cơ sở quân sự và truyền thông trong khu vực. Quan hệ quốc tế giữa Mỹ và
các đồng minh ở ĐNA ngày càng chặt chẽ thông qua lợi ích. Điều này chứng minh cho việc khoét sâu mâu thuẫn giữa
CNTB và CNXH về hệ tư tưởng.

- Hiệp hội các quốc gia ĐNA – ASEAN: ASEAN đã có tác động tích cực đến nền kinh tế châu Á bằng cách tăng cường
thương mại, mở rộng hợp tác đầu tư và phát triển chung và đối thoại chính sách. Điều nãy đã giúp khu vực phát triển nhanh
chóng, nâng cao chất lượng cuộc sống và tăng cường sức cạnh tranh toàn cầu. ASEAN ra đời chứng minh cho một xu thế về
một định hướng cho một khu vực ĐNA “hòa bình, độc lập và thịnh vượng”, góp phần giảm đi sự lệ thuộc của Mỹ về mọi
mặt. Với sự phát triển của ASEAN, khu vực ĐNA đã trở thành một trung tâm kinh tế mới và hấp dẫn với nhiều cơ hội đầu
tư. Thể hiện tầm ảnh hưởng của mình trên thế giới thông qua việc tham gia vào các tổ chức quốc tế như: LHQ, APEC và
G20, tạo ra quan hệ đối tác đáng kể với các quốc gia khác như Mỹ, TQ và Liên minh Châu Âu. Tại khu vực ASEAN hiện
nay có 4 NIC mới, gồm TL, Malaysia, Indonesia và Philipines, tạo ra một tầng lớp trung lưu ngày càng lớn hơn, tại nên “Thị
trường Châu Á”.

* Một số lý thuyết áp dụng nghiên cứu quan hệ quốc tế ở CA – TBD

- Khái niệm, định nghĩa và những quan điểm chính

- Chủ nghĩa tự do: Triết lý chính trị chủ yếu tập trung vào ý tưởng về tự do và tự do dưới nhiều hình thức khác nhau. Triết lý
gắn liền là chính trị, nó tập trung vào quyền sở hữu tài sản, quyền công dân, dân chủ và các khía cạnh liên quan khác. Vd:
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). CPTPP là một hiệp định thương mại đa phương
được ký kết giữa 11 quốc gia tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm cả những quốc gia như Việt Nam, Nhật Bản,
Singapore, và Úc. Hiệp định này đặt ra nhiều nguyên tắc của chủ nghĩa tự do, như: Tự do thương mại, bảo vệ quyền sở hữu
trí tuệ, quản lí đầu tư, đặt ra những tiêu chuẩn cao về lao đông và bv môi trường.

- Chủ nghĩa tân tự do: Triết lý kinh tế chủ yếu tập trung vào việc cung cấp một nền kinh tế tự do, thương mại và tư nhân hóa.
Triết lý gắn liền là kinh tế, nó phù hợp với việc giảm các quy định kinh tế, tư nhân hóa, thương mại tự do và những thứ
khác. Vd: chính sách kinh tế của Singapore. Singapore đã thành công trong việc xây dựng một nền kinh tế vững mạnh thông
qua việc áp dụng các nguyên tắc chủ nghĩa Tân tự do. Singapore đã thực hiện: Tự do thương mại, áp dụng chính sách thuế
thấp, tư nhân hóa doanh nghiệp và đàu tư vào hệ thống giáo dục và đào tạo.

- Chủ nghĩa tân hiện thực: Các quốc gia cũng tìm cách cân bằng quyền lực với những quốc gia mạnh hơn nhằm giảm sự
chêch lệch về quyền lực, đồng nghĩa với giảm thiểu các đe dọa về an ninh. Các quốc gia tìm cách nâng cao quyền lực, vì
càng có nhiều quyền lực thì vị trí của nước đó trong hệ thống thế giới càng cao và an ninh của quốc gia đó càng được đảm
bảo. Vd: Việt Nam thực hiện chiến lược Tân hiện thực thông qua việc duy trì quan hệ cân bằng với Mỹ và Trung Quốc, tăng
cường hợp tác kinh tế, quản lý an ninh thông minh, và đàm phán khéo léo để giảm thiểu áp lực và đảm bảo an ninh trong
khu vực Châu Á-Thái Bình Dương như việc Vn đã kí kết chính sách “ cộng đồng chia sẽ tương lai” với TQ thay vì là chính
sách “ cộng đồng chung vận mệnh” của TQ. Vn vừa có thể giữ được hòa khí với Mỹ và vừa không mất lòng TQ.

- Chủ nghĩa hiện thực: Đề cao vai trò của nhà nước, tập trung vào quyền lực của nhà nước. Chủ thể trung tâm trong quan hệ
quốc tế là nhà nước, có toàn quyền trong việc đưa ra các quyết định, trong điều kiện cạnh tranh quyền lực với các nhà nước
khác trong hệ thống quốc tế. Vd: Chủ nghĩa hiện thực ở Châu Á-Thái Bình Dương thể hiện trong các cuộc đàm phán và
tranh chấp Biển Đông giữa các nước, chính sách an ninh quốc gia, thương lượng kinh tế, quan hệ đa phương, và chiến lược
hải quân, khi các quốc gia áp dụng các chiến lược nhằm bảo vệ lợi ích và quyền lực quốc gia của các nước như là TQ, Vn,
Philiphines và các nước khác. Cụ thể là chiều 6/5, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có
cuộc điện đàm với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì về việc giàn khoan HD-981 và nhiều tàu của Trung Quốc
hoạt động tại khu vực thuộc lô dầu khí 143 thuộc thềm lục địa Việt Nam từ ngày 01/5/2014

- Chủ nghĩa kiến tạo: Đề cao bản sắc văn hóa, dân tộc. Không còn đặt nặng về quyền lực hay lợi ích cá nhân như chủ nghĩa
hiện thực hay đề cao sự tự do và lợi ích chung của nhiều cá nhân như chủ nghĩa tự do. Chủ nghĩa kiến tạo đã mang đến một
hướng tiếp cận mới khi suy xét đến mối quan hệ giữa niềm tin, ý kiến và thuộc tính của chủ thể trong quan hệ quốc tế. Vd:
Một ví dụ về chủ nghĩa kiến tạo ở Châu Á-Thái Bình Dương là chính sách bảo tồn di sản văn hóa của Nhật Bản, trong đó sự
kiện "Ngày Kết Nghĩa Nhật Bản - Việt Nam" tập trung vào việc duy trì và phát triển bản sắc văn hóa, cũng như thúc đẩy
giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng dân tộc.

- Chủ nghĩa mác-xít: Dựa trên tư tưởng của Karl Marx, theo quan điểm của Marx, bản chất biện chứng của lịch sử được thể
hiện trong cuộc đáu tranh giai cấp. Vd: Chủ nghĩa Mác-xít ở Châu Á-Thái Bình Dương thể hiện qua sự phát triển của chủ
nghĩa cộng sản ở Việt Nam, với đấu tranh giai cấp, chính sách đất đai và hợp nhất nông dân phản ánh tư duy Mác-xít trong
quá trình giành độc lập và xây dựng xã hội cộng sản.

- Chủ nghĩa tân mác-xít: Bao gồm một nhóm niềm tin có sự từ chối chung về quyết định kinh tế hoặc giai cấp và niềm tin
vào ít nhất là sự tự chủ của lĩnh vực xã hội. Vd: Hàn Quốc cũng là một quốc gia áp dụng chủ nghĩa Tân Mác-xít trong quá
trình phát triển kinh tế. Quốc gia này đã trải qua một quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng, với sự tham gia tích cực của
nhà nước. Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện các chính sách kinh tế mang tính Tân Mác-xít, bao gồm tập trung phát triển
công nghiệp nặng, ưu đãi cho các doanh nghiệp tư nhân và điều tiết thị trường. Đồng thời, chính phủ cũng thực hiện các
chính sách xã hội mang tính Tân Mác-xít, bao gồm đảm bảo an sinh xã hội và bình đẳng giới

- Ảnh hưởng đến Việt Nam thông qua các chính sách: Ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện thực đến việc xây dựng đường lối
đối ngoại của Việt Nam: Việc hội nhập và hình thành Cộng đồng ASEAN, tạo “sân chơi” riêng cho các nước vừa và nhỏ
trong khu vực, từ đó vận dụng sáng tạo lý thuyết hiện thực trong quá trình hoạch định và triển kahi đường lối “chủ động,
tích cực hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng” của Việt Nam. Vận dụng chủ nghĩa tự do vào việc xây dựng đường lối đối
ngoại ở Việt Nam: bao gồm ảnh hưởng chính trị trong nước đến hành vi của quốc gia, tác động của sự phụ thuộc lẫn nhau về
kinh tế và vai trò của các quy chuẩn, thể chế quốc tế đối với việc hỗ trợ hợp tác quốc tế. Ảnh hưởng của chủ nghĩa kiến tạo
đến xây dựng đường lối đối ngoại của Việt Nam: Đảng ta khẳng định rõ sự cần thiết tiếp tục kiên định đường lối đối ngoại
độc lập; tự chủ vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa và chủ động, tích cực hội nhập
quốc tế.

Chủ nghĩa Tự Do:

Ảnh Hưởng: Chính sách mở cửa kinh tế và thuận lợi hóa đầu tư nước ngoài của Việt Nam có thể phản ánh tư tưởng về thị
trường tự do và sự tự do kinh tế cá nhân. Ví Dụ: Chính sách thuận lợi đầu tư nước ngoài để thu hút vốn và thúc đẩy sự phát
triển kinh tế, Chính sách mở cửa kinh tế, giảm quy định kinh doanh và tăng cường quyền lợi cá nhân

Chủ nghĩa Tân Tự Do:

Ảnh Hưởng: Chính sách giảm bất bình xã hội, cải thiện điều kiện sống và quyền lợi của tầng lớp dân trí thức có thể phản
ánh giá trị của chủ nghĩa Tân Tự Do.Ví Dụ: Chính sách giáo dục và bảo đảm an sinh xã hội nhằm đảm bảo mọi công dân có
cơ hội và quyền lợi bình đẳng.

Chủ nghĩa Hiện Thực:

Ảnh Hưởng: Chính sách chống tham nhũng, quản lý an ninh quốc gia và duy trì trật tự xã hội có thể phản ánh tư duy của
chủ nghĩa Hiện Thực.Ví Dụ: Chính sách đảm bảo an ninh và ổn định xã hội thông qua việc tăng cường quản lý trật tự công
cộng.

Chủ nghĩa Tân Hiện Thực:

Ảnh Hưởng: Chính sách kết hợp giữa quản lý trật tự và phát triển bền vững có thể phản ánh giá trị của chủ nghĩa Tân Hiện
Thực.Ví Dụ: Chính sách bảo vệ môi trường và đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế có trách nhiệm xã hội.

Chủ nghĩa Mác-xít và Tân Mác-xít:

Ảnh Hưởng: Chính sách đất đai sau Chiến tranh Việt Nam và một số biện pháp cải cách xã hội có thể phản ánh giá trị của
chủ nghĩa Mác-xít và Tân Mác-xít.Ví Dụ: Chính sách hợp nhất nông dân và phân phối công bằng đất đai sau chiến tranh
hay Chính sách môi trường và phát triển bền vững như chương trình "Sạch đẹp xanh xanh" có thể phản ánh tư tưởng về sự
tự chủ của xã hội và bảo vệ môi trường.

Chủ nghĩa Kiến Tạo:

Ảnh Hưởng: Chính sách phát triển văn hóa, du lịch và bảo tồn di sản có thể phản ánh giá trị của chủ nghĩa Kiến Tạo.Ví Dụ:
Chính sách bảo tồn di sản văn hóa và lịch sử để phát triển du lịch bền vững

CHƯƠNG 2: Hoa Kỳ và khu vực CA-TBD

* Tiến trình mở rộng quan hệ quốc tế của Hoa Kỳ trên thế giới và ở khu vực CA-TBD: Trong thời kỳ thuộc địa, Hoa Kỳ chỉ
tập trung vào các mối quan hệ kinh tế với Châu Âu. Hoa Kỳ không có bất kỳ sự hiện diện quân sự hoặc chính trị nào ở Châu Á.
Mối quan hệ kinh tế chủ yếu với Hà Lan, Anh, Pháp và các mặt hàng xuất khẩu chính của Hoa Kỳ sang Châu Á bao gồm da lông
thú, gỗ và ngũ cốc. Hoa Kỳ không có bất cứ mối quan hệ ngoại giao chính thức nào với các quốc gia Châu Á trong thời kỳ thuộc
địa. Tuy nhiên, các thuộc địa của Hoa Kỳ đã thiết lập các mối quan hệ không chính thức với một số quốc gia Châu Á. Ví dụ, các
thuộc địa của Hoa Kỳ đã thương lượng các hiệp ước thương mại với Nhật Bản và TQ. Trong thời kỳ thuộc địa, Hoa Kỳ chỉ tập
trung vào các mối quan hệ kinh tế với Châu Âu. Hoa Kỳ không có bất kỳ sự hiện diện quân sự hoặc chính trị nào ở Châu Á. Điều
này là do Hoa Kỳ là một thuộc địa của Anh và vẫn đang trong quá trính phát triển.

Lí do mở rộng qh ở kv CATBD: Hoa Kỳ bắt đầu mở rộng quan hệ quốc tế với khu vực CATBD sau khi giành được độc lập vào
năm 1776. Sự mở rộng này được thúc đẩy bởi sự phát triển kinh tế của khu vực và mối đe dọa từ các cường quốc đối thủ. Và sự
mở rộng này được thúc đẩy bởi một số yếu tố, bao gồm: Sự phát triển kinh tế của khu vực CATBD, khi CATBD đang là một khu
vực phát triển nhanh chóng, và Hoa Kỳ muốn tham gia vào sự phát triển này. Thứ hai là mối đe dọa từ các cường quốc đối thủ,
Hoa Kỳ coi TQ và Nga là những mối đe dọa tiềm tàng đối với khu vực, và Hoa Kỳ đã tăng cường hiện diện của mình ở khu vực
để đối phó với mối đe dọa này. Cuối cúng là niểm tin rằng, Hoa Kỳ có trách nhiệm bảo vệ hòa bình và ổn định ở khu vực, Hoa
Kỳ coi mình là một cường quốc toàn cầu và có trách nhiệm bảo vệ hòa bình và ổn đinh trên toàn thế giới.

Sự mở rộng quan hệ quốc tế của HK với khu vực CATBD đã có tác động đáng kể đến khu vực. HK đã trở thành một cường quốc
hàng đầu ở khu vực, và HK đã đóng một vai trò quan trọn trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực.

Trong thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, HK đã mở rộng quan hệ quốc tế của mình với khu vực CATBD. Sự mở rộng
này được thúc đẩy bởi một số yếu tố, bao gồm: Sự tham gia của HK vào chiến tranh, HK đã tham gia chiến tranh ở Câu và cần
sự hỗ trợ của các quốc gia CÁ. Thứ 2, mối đe dọa từ các cường quốc đối thủ, HK coi NB và Đức là những mối đe dạo tiềm tàng
đối với khu vực, và HK đã tăng cường hiện diện của mình ở khu vực để đối phó với mối đe dọa này. Và cuối cùng là niềm tin
rằng HK có trách nhiệm bảo vệ hòa bình và ổn định ở khu vực.

Sự mở rộng quan hệ quốc tế của HK thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ nhất đã có tác động đáng kể đến khu vực. HK đã trở thành
một cường quốc hàng đầu ở khu vực, và HK đã đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực.
(năm 1921, HK đã tổ chức Hội nghị Washington, ký các hiệp ước nhằm giảm căng thẳng ở khu vực CATBD. Hiệp ước này đã
hạn chế sự bành trướng của NB ở khu vực).

Sự mở rộng quan hệ quốc tế của Mỹ trên thế giới và khu vực CATBD thời Thế chiến II được thúc đẩy bởi một số yếu tố, bao
gồm: Sự tham gia của Mỹ vào Thế chiến II, Mỹ tham gia chiến tranh ở CÁ và cần sự hỗ trợ của các quốc gia CÁ. Mối đe dọa từ
các đối thủ như NB và Đức, Mỹ đã tăng cường hiện diện của mình ở khu vực để đối phó với mối đe dọa này. Và Mỹ tự coi mình
là một cường quốc toàn cầu, có trách nhiệm bảo vệ hòa bình và ổn định trên toàn thế giới.

Thế chiến II kết thúc với sự nổi lên của HK và LX, tạo ra sự đối đầu trong Chiến tranh Lạnh. HK mở rộng quan hệ quốc tế với
mục tiêu ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản và củng cố vị thế toàn cầu.

Ở giai đoạn 1 (1945 – 1953): HK tập trung vào đối với LX và TQ, thực hiện ký hiệp ước an ninh và thành lập liên minh quân sự.
Ở giai đoạn 2 (1953 -1973): Mỹ mở rộng quan hệ với các quốc gia CÁ. Mỹ ký các hiệp định thương mại và đầu tư với nhiều
quốc gia trong khu vực. Mỹ cũng đã hỗ trợ các chtr phát triển kinh tế và xã hội ở CÁ.

Ở giai đoạn 3 (1973 – 1991): Trong giai đoạn này, Ctranh Lạnh bắt đầu suy thoái. Mỹ đã bắt đầu cải thiện quan hệ với LX và
TQ. Mỹ cũng đã bắt đầu rút quân khỏi một số căn cứ quân sự ở CÁ.

Sự mở rộng quan hệ quốc tế của Mỹ thời kỳ Ctranh Lạnh đã có tác động to lớn đến khu vực CATBD. Mỹ đã trở thành một cường
quốc hàng đầu ở khu vực, và Mỹ đã đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình cục diện chính trị - an ninh ở khu vực.

Chiến tranh Lạnh kết thúc vào năm 1991, mở ra một giaI đoạn mới trong quan hệ quốc tế. Trong giai đoạn này, HK đã tiếp tục
mở rộng quan hệ quốc tế của mình trên toàn thế, bao gồm cả ở khu vực CATBD. Sự mở rộng quan hệ quốc tế của Mỹ thời kỳ hậu
Ctranh Ljanh được thúc đẩy bởi một số yếu tố, bao gồm: Sự thay đổi của cục diện thế giới sau Ctranh Lạnh, thế giới không còn bị
chia thành hai phe đối lập, và HK đã trở thành cường quốc duy nhất trên thế giới. Sự phát triển kinh tế của CÁ, CÁ là một khu
vực đang phát triển nhanh chóng, và HK muốn tham gia vào sự phát triển này.

Sự mở rộng quan hệ quốc tế của Mỹ thời kỳ hậu Ctranh Lạnh đã có tác động đáng kể đến khu vực CATBD. Mỹ đã trở thành một
đối tác quan trọng của nhiều quốc gia CÁ, và Mỹ đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế và an
ninh ở khu vực.

- Lý do Mỹ tăng cường sự hiện diện tại khu vực CATBD: Thúc đẩy lợi ích kinh tế: CATBD là khu vực có đông dân số nhất
thế giới, với hơn 60% dân số khắp thế giới. Khu vực này cũng có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, với GDP chiếm
khoảng 40% GDP toàn cầu.

Bảo vệ an ninh quốc gia: CATBD là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng, với các tuyến đường biển và hàng không quan
trọng. HK muốn mở rộng sự hiện ở khu vực này để bảo vệ an ninh quốc gia của mình, ngăn chặn sự bành trướng của các cường
quốc đối thủ, đặc biệt là TQ.

Thúc đẩy các giá trị và lợi ích của HK: HK muốn thúc đẩy các giá trị và lợi ích của mình ở khu vực CATBD, bao gồm chủ
nghĩa tự do, dân chủ và kinh tế thị trường. HK tin rằng các giá trị này sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các quốc gia trong khu vực.

* Hoa Kỳ và khu vực CA-TBD trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh: Từ cuối thế kỷ XIX, HK bắt đầu và luôn luôn chiếm giữ vị
trí vượt trội ở CATBD, chỉ ngoại trừ một gia đoạn ngắn bị gián đoạn bởi kết hoạch xây dựng “Khối Đại Đông Á Thịnh vượng
chung” của NB trong Chiến tranh TBD. Ctranh Lạnh ở CATBD có đặc điểm là cấu trúc ba cực với HK, TQ và LX đứng đầu ba
cực và sự chuyển dịch tương quan quyền lực trong trật tự ba cực đó, mặc dù vậy yếu tố trung tâm vẫn là sự vượt trội của HK,
hoặc theo nhận định của một số người, là sự bá quyền của quốc gia này. Hoa Kỳ đã lập ra một danh sách các đối tác, đồng minh
cần chú trọng tại khu vực CATBD với mục đích gia tăng quyền ảnh hưởng của mình trong Ctranh Lạnh để đối đầu với LX. Hệ
thống các hiệp định an ninh song phương mà HK đã thiết lập với các đồng minh quan trọng của họ ở khu vực CATBD như NB,
HQ, ĐL, TL và philipines sau Thế chiến II đã chứng tỏ khả năng và lợi thế hoạt động của mình hơn là chủ nghĩa đa phương.
Trong số các đồng minh này, trục liên minh HK – NB đóng vai trò quan trọng nhất. Năm 1951, HK và NB ký Hiệp ước hòa bình
San Francisco và Hiệp ước an ninh song phương bất bình đẳng nếu như ở Hiệp ước đầu chấm dứt về mặt hình thức sự chiếm
đóng của HK ở NB, thì Hiệp ước sau lại đảm bảo vị trí của NB với tư cách là vệ tinh quân sự của HK. Hiệp ước năm 1960 cũng
yêu cầu HK tư vấn cho Tokyo trong việc sử dụng các căn cứ quân sự tại NB. Đồng thời Hiệp ước an ninh cũng thúc đẩy vai trò
của một NB hội nhập hơn với tư cách là một quân bài chủ yếu trên bàn cờ chiến lược an ninh phòng thủ toàn cầu của HK trong
Ctranh Lạnh.

Kiến trúc an ninh thời kỳ Ctranh Lạnh ở CATBD hoàn toàn khác biệt so với CÂ, không chỉ về khía cạnh cấu trúc mà còn cả về
tác động của nó. Trong khi sự cân bằng quyền lực Mỹ - Xô giữ cho CÂ tương đối an toàn và ổn định, thì chủ nghĩa đối kháng về
tư tưởng và chính trị giữa hai siêu cường này lại dẫn dến một cuộc xung đột vũ trang ở CATBD. Trên thực tế, hai cuộc “chiến
tranh nóng” trong giai đoạn Ctranh lạnh đều nổ ra ở ĐÁ, trong đó một ở Triều Tiên (1950 -1953), một ở VN (1954 – 1975).

Tại thời kỳ này, HK đã áp dụng đầu tiên và thành công mô hình “trục và nan hoa” nhằm đứng vững ở vị trí trung tâm.
Mô hình “trục và nan hoa” của HK trong Ctranh Lạnh là một chiến lược chính trị và quân sự được HK áp dụng từ những năm
1950 đến 1970, là một mạng lưới các liên minh ở khu vực CATBD với HK là “trục” và NB, HQ, ĐL, Philipines, TL, Úc và New
Zealand là “nan hoa”. Mô hình này bao gồm các cam kết chính trị, quân sự và kinh tế song phương giữa Mỹ và các đồng minh ở
CATBD, nó còn bao gồm cả việc sử dụng quân đội và cung cấp tài chính của HK để hỗ trợ các quốc gia đang đối mặt với đe dọa
từ các đối tác Ctranh Lạnh của LX và TQ. Chiến lược này nhằm mục đích ngăn chặn sự xâm lược và ảnh hưởng của chủ nghĩa
Cộng sản từ LX và TQ, đánh giá cao tầm quan trọng của sự ổn định khu vực ĐNA và CATBD và trong khi đồng thời duy trì và
mở rộng ảnh hưởng của HK tại khu vực này, thông qua việc thúc đẩy phát triển kinh tế và quân sự của các quốc gia đồng minh và
đối tác của HK. Như bao gồm việc cung cấp quân đội, vũ khí, kỹ thuật và tài chính hỗ trợ cho các nước như Nam Việt Nam, HQ,
ĐL và NB. Tổng kết lại, mô hình “trục và nan hoa” của HK trong Ctranh Lạnh có tầm quan trọng lớn trong việc ngăn chặn sự lan
rộng của chủ nghĩa cộng sản và tăng cường ảnh hưởng của HK ở khu vực CATBD.

Mặc dù mô hình này có ảnh hưởng lớn trong việc duy trì ổn định khu vực và tăng cường ảnh hưởng của HK nhưng nó cũng gặp
phải thách thức và tranh cãi, bao gồm sự phản đối và căng thẳng với các quốc gia khác như TQ và căng thẳng trong nước.

Bên cạnh mô hình “trục và nan hoa”, HK còn áp dụng học thuyết Domino nhằm làm nền tảng cho những bước tiến sau này. Học
thuyết Domino của HK là một học thuyết trong Ctranh Lạnh cho rằng nếu một quốc gia CÁ trở thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa,
thì các quốc gia lân cận của nó sẽ bị ảnh hưởng và tiếp theo cũng sẽ trở thành quốc gia cộng sản và trở thành khối áp lực đối với
HK. HK lo ngại rằng việc lan truyền của Cộng sản tại khu vực ĐNA sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định và an ninh trong khu vực này,
đòi hỏi HK phải can thiệp để ngăn chặn sự lây lan của chủ nghĩa cộng sản.

Học thuyết Domino của HK trong Ctranh Lạnh ở khu vực CATBD cung cấp ví dụ rõ ràng về cách HK áp dụng lý thuyết
này để ngăn chặn sự lan truyền của chủ nghĩa Cộng sản trong khu vực:

Một ví dụ là cuộc chiến tranh Việt Nam. HK rất lo ngại rằng nếu miền Nam Việt Nam trở thành một quốc gia CHXHCN, các
quốc gia láng giềng như Lào, Campuchia và TL cũng có thể bị ảnh hưởng và chuyển sang thể chế CHXHCN. Để ngăn chặn điều
này, HK đã tiến hành chiến tranh tại VN, nhằm ngăn chặn sự lật đổ của miền Nam Việt Nam và cản trở lan truyền của Chủ nghĩa
cộng sản sang các quốc gia khác. Ví dụ này cho thấy cách HK đã sử dụng học thuyết Domino để xác định sự đe dọa từ chủ nghĩa
Cộng sản và các yếu tố ảnh hưởng trong khu vực CATBD và áp dụng các biện pháp quân sự và chính trị để ngăn chặn sự lan
truyền của chủ nghĩa này. Một ví dụ khác là can thiệp của HK tại Campuchia, với mục tiêu ngăn chặn sự lây lan của chủ nghĩa
Cộng sản sang các quốc gia lân cận, nhưng cuối cùng không thành công và gây ra sự trỗi dậy của chính phủ Khmer Đỏ. Từ đó,
can thiệp của HK trong các tình huống này đã gây tranh cãi và thảo luận về tính hợp lệ và hiệu quả của học thuyết Domino trong
Ctranh Lạnh.

Tuy nhiên học thuyết Domino cũng gặp phải nhiều chỉ trích với các lí do như sau:

- Thách thức về tính chính xác: Học thuyết Domino dựa trên giả định rằng sự lan truyền của chủ nghĩa cộng sản sẽ không thể
ngăn cản và sẽ có tác động rộng lớn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc ngăn chặn sự lây lan và ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản
không phải lúc nào cũng dễ dàng và hiệu quả như dự đoán ban đầu.

- Tranh cãi về can thiệp quân sự: Áp dụng học thuyết Domino đã phần nào dẫn đến sự can thiệp quân sự từ phía HK, như trong
cuộc chiến tranh Việt Nam. Nhiều người cho rằng việc can thiệp này không đáng thiệt và dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng,
như tổn thấy nhân mạng và phá hoại môi trường.

- Phản kháng từ phía đối thủ: Trong quá trình thực hiện học thuyết Domino, chủ nghĩa Cộng sản đã trình diễn khả năng chống trả
mạnh mẽ và hiệu quả, chẳng hạn như trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Điều này đã phá vỡ giả định rằng chủ nghĩa cộng sảng sẽ
dễ dàng và nhanh chóng chiếm lĩnh các quốc gia lân cận.

- Phê phán về ưu tiên và chiến lược: Một số người cho rằng việc tập trung vào việc ngăn chặn sự “đổ domino” đã làm mất đi sự
ưu tiên và tài nguyên cho sự phát triển kinh tế xã hội và hòa bình của HK.

Tóm lại, vào thời điểm Ctranh Lạnh, Mỹ đã sử dụng triệt để mô hình “trục và nan hoa” và học thuyết Domino nhằm gia tăng
cũng như ngăn chặn các vấn đề xâm lược đến vị trí trung tâm cực của Mỹ. Sử dụng mô hình “trục và nan hoa” để tạo những mối
quan hệ song phương và hỗ trợ kinh tế và quân sự với các đồng minh trong khu vực vừa xác định các quốc gia bị xem là mối đe
dọa trong quan hệ chính trị và quân sự. Áp dụng học thuyết Domino để ngăn chặn sự lan truyền của chủ nghĩa Cộng sản trong
khu vực CATBD.

* Hoa Kỳ và Khu vực CA-TBD sau thời kỳ chiến tranh lạnh: Sau Ctranh Lạnh, Mỹ đã chuyển đổi sang chủ nghĩa đa
phương với ba nguyên nhân chính:

Đổi mới trong quan hệ quốc tế: Chiến tranh lạnh thay đổi bối cảnh quốc tế và yêu cầu các quốc gia tìm kiếm một hình thức mới
của hợp tác quốc tế. Với việc kết thúc cuộc chiến tranh lạnh, Mỹ nhận thấy rằng không thể tiếp tục duy trì một hệ thống kéo theo
liên minh đơn phương như thời kỳ chiến trạnh lạnh. Chủ nghĩa đa phương đã được xem là một cách để xây dựng các liên minh và
hợp tác quốc tế trong thời đại hậu chiến tranh lạnh.

Khát vọng lãnh đạo toàn cầu: Mỹ muốn giữ vai trò dẫn đầu toàn cầu và chủ nghĩa đa phương giúp xây dựng mối quan hệ và
duy trì ảnh hưởng toàn cầu. Chủ nghĩa đa phương cho phép Mỹ tạo ra các liên minh và hợp tác với các quốc gia khác để đối phó
với các thách thức quốc tế như an ninh, kinh tế, môi trường và một số vấn đề khác.

Tìm ảnh hưởng của tổ chức quốc tế: Mỹ muốn tham gia vào các tổ chức quốc tế và tận dụng lợi ích từ việc tham gia vào
chúng, và chủ nghĩa đa phương trở thành công cụ để thúc đẩy lợi ích và vai trò quan trọng của Mỹ trong hệ thống này.

Sự xuất hiện của chủ nghĩa đa phương ở Mỹ sau chiến tranh lạnh là kết quả của sự thay đổi quan hệ quốc tế và mong muốn
của Mỹ giữ vai trò lãnh đạo toàn cầu. Chủ nghĩa đa phương cho phép Mỹ xây dựng liên minh và hợp tác quốc tế để đối phó với
các thách thức và tận dụng lợi ích từ việc tham gia vào các tổ chức quốc tế.

Sự tăng cường chủ nghĩa đa phương và song phương được xem như là một chiến lược phù hợp để giữ HK can dự vào khu vực và
để tăng cường cả niềm tin và sự hợp pháp cho vị trí của Washington đối diện với các chủ thé khu vực quan trọng khác. HK đã
ủng hộ các cách tiếp cận cho sự tăng cường đối thoại đa phương đang hoạt động (APEC) và hình thành các dự án mới, ví dụ như
Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF).

Từ sau chiến tranh lạnh, Mỹ cho rằng bất kỳ một trật tự thế giới mới nào cũng sẽ được xây dựng trên cơ sở vượt trội của HK và
qua đó phản ánh những giá trị và niềm tin HK ở nước ngoài. Thế nhưng, HK lại bước vào giai đoạn hậu Ctranh Lạnh với tư cách
là một quyền lực yếu hơn so với trước đây. Sự yếu kém tương đối về mặt kinh tế của HK có hai nguyên nhân chủ yếu là sự thâm
hụt thương mại và sự thâm hụt tài chính. Sự thâm hụt tài chính ở Mỹ cuối những năm 1980 có nguyên nhân chủ yếu từ kinh tế
suy thoái, sự sụt giảm giá trị bất động sản và vấn đề liên quan đến ngành ngân hàng, tác động tiêu cực của chính sách tài chính và
thuế, tác động toàn cầu nổi bật nhất chính là sự thâm hụt thương mại đối với NB.

Ngành công nghiệp ô tô là một trong những lĩnh vực gây ra căng thẳng lớn giữa Mỹ và NB, Mỹ cho rằng NB đã áp dụng các biện
pháp bảo hộ thương mại, hạn chế quyền tiếp cận thị trường và vi phạm các quy định về vận chuyển và phân phối xe hơi. Ngoài
ngành ô tô, Mỹ và NB đã có những bất đồng trong các lĩnh vực như điện tử, máy tính và nông sản. Sự cạnh tranh gay gắt trong
những ngành công nghiệp này đã làm gia tăng căng thẳng thương mại giữa hai bên. Do thoả thuận Plaza được ký kết ngày 22
tháng 9 năm 1985, đã đẩy Yên Nhật lên giá nhanh chóng. Nền kinh tế NB khi đó phụ thuộc vào xuất khẩu, nên việc tăng giá đồng
Yên đe dọa tăng trưởng kinh tế của NB. Đến những năm 1990, sự thâm hụt thương mại của Mỹ đối với NB lên đến 50 tỷ đô la.

Không chỉ đối với NB, HK còn châm ngòi cho một cuộc chiến không súng với Trung Hoa Đại Lục, Cuộc chiến thương mại Mỹ -
Trung. TQ vào lúc bấy giờ thực hiện chế độ thương mại, đầu tư không công bằng với HK, làm tổn hại đến lợi ích của các doanh
nghiệp HK nói riêng và nền kinh tế HK nói chung. Bản chất của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung là vấn đề công nghệ,
trong đó TQ muốn chiếm đoạt công cụ, phương tiện trong cạnh tranh của HK. Đây là một phần trong cuộc cạnh tranh địa chiến
lược mang tính toàn cầu giữa HK và TQ, nhằm tranh giành vai trò, vị trí cường quốc số 1 thế giới. Sau chiến tranh lạnh, cuộc
chiến tranh thương mại Mỹ - Trung diễn ra đã làm cho cả hai nước tham chiến đều bị thiệt hại nặng nề. Đối với TQ, tăng trưởng
kinh tế bị giảm mạnh, nợ tăng nhanh và các công ty nước ngoài tháo chjay khỏi TQ khi cuộc chiến leo thang. Đối với HK, các
“đòn thuế” đơn phương mà HK sử dụng sẽ không thể giúp nước này đạt được các mục tiêu, thậm chí còn làm tổn hại đến nền
kinh tế HK. Việc HK nâng thuế hàng hóa nhập khẩu từ TQ có thể làm giảm tăng trưởng của HK.

* Quyền lực cứng và quyền lực mềm trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với khu vực CA-TBD:
- Quyền lực cứng: Trong cuộc Chiến tranh VN, HK đã sử dụng quyền lực cứng thông qua các biện pháp quân sự và áp đặt sức
mạnh hủy diệt.

+ Sử dụng quân đội: HK đã triển khai một lực lượng quân đội lớn tại VN, bao gồm các cuộc tấn công không kích, ném bom, và
viện trợ quân sự cho quân đội miền Nam Việt Nam. Mục tiêu là đánh bại và ngăn chặn sự lan rộng của phong trào Cộng sản.

+ Nới lỏng các biện pháp tài chính và kinh tế: Hoa Kỳ đã ủng hộ và can thiệp vào chính sách nội bộ của Chính phủ miền Nam,
thậm chí tiến xa hơn là xóa bỏ các nhà lãnh đạo miền Nam không được tin tưởng và cài thêm các nhà lãnh đạo thân cận của Mỹ
để kiếm soát tình hình.

- Áp dụng quyền lực cứng, Mỹ còn có sức mạnh của Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Hoa Kỳ (USARPAC) có khả năng bao phủ
hơn 50% bề mặt Trái Đất, có tầm với từ bờ Tây của lục địa HK tới bờ Đông của Châu Phi và từ Bắc Cực đến Nam Cực. Với
khoảng 90.000 – 100.000 binh lính hiện đang đóng ở CATBD, chủ yếu ở NB, HQ, Guam và Diego Garcia.

- Quyền lựuc mềm: HK cũng đã sử dụng quyền lực mềm để tăng cường ảnh hưởng và xây dựng đồng thuận trong khu vực. Một
ví dụ là việc thiết lập các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). TPP đã nhằm mục
tiêu không chỉ hợp tác kinh tế, mà còn tăng cường quyền lực và thúc đẩy các quy định về tiêu chuẩn lao động, môi trường và sự
bảo vệ sở hữu trí tuệ. Bởi vì HK có vai trò lớn trong việc xây dựng và lãnh đạo TPP; nó đã tạo ra sự ảnh hưởng và thu hút các
quốc gia khác trong khu vực.

Trong quá khứ trước đây, HK tập trung vào việc áp dụng quyền lực cứng để duy trì ảnh hưởng và kiếm soát khu vực CATBD.
Điển hình là cuộc chiến tranh VN, trong đó HK triển khai quân sự và sử dụng sức mạnh quân sự để can thiệp vào vùng này. Đến
hiện tại, quyền lực mềm ngày càng quan trọng trong chính sách của HK đối với khu vực CATBD. HK thúc đẩy quan hệ đối tác
kinh tế, đầu tư và thương mại thông qua việc tham gia vào Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương CPTPP (dự án tiếp nối
TPP), thúc đẩy giáo dục và hợp tác văn hóa, và tăng cường sự hiện diện thông qua việc tạo ra sự tin cậy và tôn trọng trong việc
giải quyết các vấn đề chung.

* Hoa Kỳ và chiến lược xoay trục CA-TBD

- Nội dung: Chiến lược xoay trục Châu Á – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ là việc Hoa Kỳ, đầu tiên là các tổng thống Hoa Kỳ
theo đuổi chính sách chuyển tầm ảnh hưởng sang các nước Đông Á, tập trung ngoại giao và thương mại của Mỹ trong khu vực, là
hoạt động tái cân bằng chiến lược các nguồn lực và ưu tiên của Mỹ đối với lục địa đông dân nhất thế giới này – nơi có thể sẽ là
tâm điểm của các vấn đề toàn cầu quan trọng nhất trong thế kỷ XXI. Qua ba đời tổng thống thực hiện, chiến lược xoay trục được
hình thành 3 tên gọi: “Chiến lược xoay trục” (Barack Obama), “Xoay trục – Tái cân bằng” (Donald Trump), “Xoay trục – Đảo
chiều” (Joe Biden).

Từ thế kỷ XXI, được đánh giá là thế kỷ của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương vì đây là khu vực có mật độ dân cư đông và tốc
độ phát triển nhanh. Do đó nhận thức được tầm quan trọng của khu vực Châu Á này đối với Hoa Kỳ và trước những diễn biến
phức tạp của tình hình thế giới, trong đó có sự trỗi dậy mạnh mẽ của TQ. Hoa Kỳ đã có những động thái thay đổi chiến lược
trong chính sách đối ngoại bằng chính sách “Xoay trục Châu Á”.

1. Nâng cao tầm ảnh hưởng và sự hiện diện của Hoa Kỳ


A. Về kinh tế

Chính quyền tổng thống Obama thực hiện chiến lược hai mũi nhọn về kinh tế tại khu vực. Theo đó sử dụng chính sách
ngoại giao để hỗ trợ tăng cường kinh tế Hoa Kỳ ( ngoại giao thương mại), đồng thời sử dụng các can dự kinh tế để hỗ trợ cho các
ưu tiên trong chính sách ngoại giao.
TPP là ưu tiên chính và là hòn đá tảng của Chiến lược xoay trục sang châu á. Hiệp định này sẽ có lợi cho kinh tế Hoa Kỳ nói
chung và tạo ra 1 hệ thống thương mại dài hạn tại Châu Á, ngoài những lợi ích về kinh tế thỏa thuận này còn có những hiệu ứng
chính trị đáng kể và có tác dụng như một biểu tượng của cam kết và mong muốn của Hoa Kỳ trong việc tiếp cận sâu sắc và bền bỉ
với Châu Á.

Hoa Kỳ xác định TPP là một lối đi cần tập trung chủ chốt trong chính sách thương mại của Hoa Kỳ tại Châu Á – Thái
Bình Dương, là nền tảng cho chính sách tái cân bằng. Bắt đầu khởi động từ tháng 3-2010, và hoàn tất trong nửa đầu năm 2015.
TPP được kỳ vọng là mô hình mới về hợp tác kinh tế tại khu vực, tạo thuận lợi tối đa cho thương mại, đầu tư, và có thể sẽ trở
thành hạt nhân để hình thành FTA chung cho toàn khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

Ngoài TPP, năm 2012, Hoa Kỳ cũng đã hoàn tất Hiệp định Thương mại tự do với Hàn, và đang tiến hành tham vấn Hiệp định
Khung về thương mại và đầu tư (TIFA) với Đài Loan, và Hiệp định đầu tư song phương với Trung Quốc và Ấn Độ

A. Về quân sự

Tại diễn đàn Shangrila-2012, Hoa Kỳ đã tuyên bố sẽ bố trí lại sức mạnh hải quân bằng cách tăng cường triển khai tàu
sân bay, tuần dương, tàu khu trục, tài chiến ven bờ và tàu ngầm ở TBD. Nhằm tái cân bằng sức mạng quân sự tại khu vực

Tình trạng căng thẳng giữa Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên và Hàn Quốc được đẩy lên đỉnh điểm vào thời điểm
tháng 3-2013 đã giúp cho Mỹ có cớ thực hiện hàng loạt cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn, đồng thời triển khai thêm các trang thiết
bị quân sự hiện đại trên bán đảo Triều Tiên, kể cả máy bay ném bom chiến lược B-52. Sự có mặt trên bán đảo Triều Tiên của
máy bay tàng hình B-2, con chủ bài trong lực lượng không quân chiến lược Mỹ, là một thông điệp cứng rắn của Washington với
mục tiêu thể hiện cam kết “tái cân bằng” trên thực tế.

Ở Đông Nam Á, cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc với Philíppin chung quanh bãi cạn Scarborough nổi lên từ giữa năm
2012 và tiếp tục trong năm 2013 đã tạo điều kiện để Mỹ có thể tăng cường sự có mặt tại Philíppin, không loại trừ xác lập lại các
căn cứ quân sự tại đây. Tình hình an ninh khu vực Đông Bắc Á năm 2013 là địa bàn giúp Mỹ có thể mạnh dạn triển khai kế
hoạch “xoay trục” để “tái cân bằng” lực lượng ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

Hoa Kỳ củng cố và phát triển các liên minh quân sự với tất cả các nước trong khu vực,đặc biệt đối với các nước Đông
Nam Á hiện đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên biển Đông. Hoa Kỳ sẽ tăng cường hợp tác và làm sâu sắc hơn các
mối quan hệ với Singapor, Inđônêxia, Malaixia và Ấn Độ, thậm chí cả Myanmar.
Tại Shangrila -2012, Mỹ và Singapore cũng đã đạt được một số thỏa thuận hợp tác: Chính phủ Singapo cho phép 4 tàu
tác chiến ven bờ của Mỹ đến thăm các căn cứ hải quân ở nước này theo đúng cam kết trong Thỏa thuận khung chiến lược giữa
hai phía đã ký năm 2005, sử dụng cơ sở huấn luyện quân đội, diễn tập quân sự song phương là thành phố Murai và các tàu chiến
Mỹ sẽ luân chuyển đến Singapore.

A. Về ngoại giao

Nhằm trở thành 1 đối trọng lớn trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trước hết Hoa Kỳ đã hình thành các liên
minh mới để bao vây, làm đối trọng với TQ, sau đó là Nga. Thực hiện các biện pháp, đường lối ngoại giao để lôi kéo, thu hút các
nước đồng minh khác tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Lấy chiêu bài “chống khủng bố”, “dân chủ”, “nhân quyền”, Mỹ thực hiện chính sách can dự vào khu vực. Trong quan
hệ quốc tế, Mỹ coi trọng sách lược “cây gậy và củ cà rốt”, đối xử với các nước theo “tiêu chuẩn kép”, nhất là với các nước mà
Mỹ cho là “bất trị”; thể hiện rõ nhất là cách giải quyết vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên

Việc tham gia vào các thể chế đa phương là một yếu tố quan trọng của Chiến lược Xoay Trục sang Châu Á.
Khi Hoa Kỳ tham gia vào chủ nghĩa đa phương châu Á, đã tạo ra những lợi ích đáng kể cho chính sách của Hoa Kỳ. Tạo điều
kiện cho việc tiếp cận khu vực cho các chuyến thăm cấp cao và chính các chuyến thăm như vậy sẽ tạo niềm tin cho khu vực về sự
bền vững của những cam kết đối với Châu Á của Mỹ. Các tiếp cận như vậy sẽ tạo cho Mỹ một ghế trên bàn đàm phán mỗi khi
thảo luận về tương lai Châu Á.

Ngăn cản Trung Quốc

Chiến lược xoay trục sang Châu Á của Hoa Kỳ cũng là 1 chiến lược nhằm kiềm hãm sự bành trướng của TQ, phá vỡ
thế độc tôn của Hoa Kỳ. Quá trình hiện đại hóa quân sự đến chóng mặt của TQ đang làm biến đổi cán cân chiến lược ở châu Á
theo một cách đe dọa làm bào mòn sự ổn định ở khu vực. TQ đã thực hiện cách tiếp cận chủ động hơn trong việc đẩy mạnh yêu
sách chủ quyền của mình tại biển Đông và biển Hoa Đông bao gồm tuần tra một cách xâm lấn trên các vùng biển tranh chấp,
thiết lập vùng nhận diện phòng không trên một vùng lãnh thổ của Nhật, chiếm lãnh thổ tranh chấp từ phía Philippines, đặt giàn
khoan được 80 tàu hộ tống chỉ cách bờ biển Việt Nam 120 dặm.

Qua những hành động “quậy phá” của TQ ở Châu Á, Hoa Kỳ đã đưa ra biện pháp đáp trả đối với các yêu sách dai dẳng trên biển
của TQ. Ở biển Hoa Đông, Hoa Kỳ tiếp tục thường xuyên tuyên bố rằng quần đảo Senkaku nằm trong phạm vi Điều 5 của Hiệp
ước An ninh Mỹ - Nhật nhằm răn đe và nhắc cho TQ nhớ rằng Mỹ sẽ chống lại bất cứ nỗ lực nào nhằm thay đổi hiện trạng quần
đảo Senkaku bằng vũ lực. Hoa Kỳ cũng tăng cường sự hiện diện của mình tại Biển Đông cùng với các đồng minh và đối tác,
thông qua các cuộc tập trận đa phương và nhiệm vụ tự do hàng hải(FONOP) như việc tàu USS Lassen di chuyển bên trong 12 hải
lý tính từ bãi Subi do TQ tự tôn tạo trên quần đảo Trường Sa. Hoa Kỳ cũng tăng cường nỗ lực huy động sự ủng hộ một bộ quy
tắc ứng xử nhằm ngăn chặn việc quân sự hóa và các hoạt động bồi đắp đảo, tăng cường các chuẩn mực quốc tế bằng cách công
khai ủng hộ phán quyết và các nỗ lực sử dụng pháp luật quốc tế để giải quyết các tranh chấp hàng hải. Trong những nỗ lực này,
việc huy động được sự ủng hộ rộng rãi của các đối tác quốc tế có thể nâng những chỉ trích của Hoa Kỳ đối với chính sách của TQ
lên trên tầm quan hệ song phương và đặt những chỉ trích này với tư cách là lời kêu gọi có cơ sở là các chuẩn mực quốc tế được
chấp nhận và ủng hộ rộng rãi. VD Úc và Nhật đã công khai ủng hộ các hoạt động FONOP của Hoa Kỳ gần bãi Subi, Ấn Độ và
Hàn Quốc ủng hộ 1 cách gián tiếp.

- Mục tiêu: Kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc


- Thực hiện giấc mộng bá chủ toàn cầu
- Tìm kiếm các đồng minh có lợi cho chiến dịch quân sự của Hoa Kỳ
- Biến khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trở thành “sân sau” thứ hai của Mỹ

Mục tiêu cơ bản, lâu dài: đưa các nước đi theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản do Mỹ đứng đầu; khôi phục vị thế vai trò siêu cường
duy nhất của Mỹ và làm bá chủ thế giới.

Mục đích chiến lược của Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương là thực hiện bá quyền khu vực bằng các hoạt động kinh
tế, chính trị, quân sự, ngoại giao nhằm đe dọa, gây sức ép buộc các nước khuất phục trước tham vọng thiết lập một trật tự thế giới
“đơn cực” do Mỹ lãnh đạo. Năm 2019, Mỹ thực hiện hai tư duy chiến lược về châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm:Thứ nhất, tư
duy chiến lược cạnh tranh và cân bằng, đây là tư duy chiến lược chủ yếu nhất hiện nay của Mỹ. Sự phát triển kinh tế và vai trò
quốc tế của Trung Quốc tất yếu dẫn đến sự cạnh tranh Trung - Mỹ. Bên cạnh đó, sự phụ thuộc về kinh tế của các nước Đông Á
đối với Trung Quốc ngày càng nổi bật, trong khi Trung Quốc không ngừng tăng cường vai trò hợp tác trong khu vực Đông Á,
Thứ hai, tư duy can dự và hợp tác. Tiến trình hội nhập và hợp tác của khu vực Đông Á do ASEAN làm trung tâm đạt được tiến
triển quan trọng nhưng Mỹ lại nằm ngoài tiến trình này và có xu hướng bị gạt ra ngoài lề.

Đối với Đông Nam Á:


- Mỹ muốn duy trì các quan hệ đồng minh – quân sự, đối tác chiến lược của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương, Đông Ấn Độ
Dương nên ĐNA luôn đóng vai trò quan trọng trong các chiến lược an ninh của Mỹ, nhất là Chiến lược IPS. Nếu khu
vực Đông Nam Á - một mắt xích quan trọng trong tổng thể chiến lược “xoay trục”, trở lại châu Á của Mỹ bị chi phối,
kiểm soát bởi bất cứ quốc gia nào khác, vị thế siêu cường số 1 “đang tại vị” chắc chắn bị thách thức và đe dọa.
- Đối với Đông Bắc Á:
- Thực hiện tam giác chiến lược với hai đồng minh là Nhật Bản và Hàn Quốc, vị trí địa lí của hai quốc gia này vừa gần
với Trung Quốc lại gần với Nga nên giúp cho Mĩ có được ưu thế lớn, khi có thể duy trì lực lượng quân đội thường trực
đóng trên lãnh thổ các nước đồng minh này

- Biện pháp thực hiện: Thâm nhập sâu sắc vào điểm nóng kinh tế quân sự sau chiến tranh lạnh: Hoa Kỳ đã can dự vào khu vực
được cho là “điểm nóng mới” trên thế giới là khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Chính quyền Hoa Kỳ tăng cường các quan hệ
kinh tế, củng cố chính sách mở cửa, các đời tổng thống của Hoa Kỳ bắt đầu từ Washington đã có những bước đi sâu hơn vào các
tổ chức quốc tế thuộc khu vực này. Obama chủ trì hội nghị cấp cao ASEAN năm 2011, Washington nhận định APEC là hạt nhân
cho những nỗ lực để mở cửa thị trường và mở rộng thương mại ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, tham gia vào Khu vực
thương mại tự do (APFTA) vào năm 2020. Không chỉ thế, với nền quân sự hùng hậu và mạnh mẽ, Hoa Kỳ đã ký các hiệp ước về
bảo vệ kiến trúc an ninh khu vực với các nước Châu Á – Thái Bình Dương, phối hợp diễn tập quân sự với Hàn Quốc, Nhật Bản
trên vùng biển lãnh hải của 2 quốc gia này. Các điều trên cho thấy, Hoa Kỳ đang từng bước thâm nhập sâu hơn vào khu vực Châu
Á – Thái Bình Dương nhằm mục đích tăng sự hiện diện và tầm ảnh hưởng của bản thân tại khu vực này.

Tăng cường chủ nghĩa đa phương và song phương: đây được xem như là một chiến lược phù hợp để giữ Hoa Kỳ can dự vào khu
vực và để tăng cường cả niềm tin và sự hợp pháp cho chính quyền Hoa Kỳ. Hoa Kỳ liên tục hợp tác đa phương và song phương
với các quốc gia tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương: phát triển các đối thoại an ninh khu vực đa phương và các cơ chế hợp
tác như ARF và cuối cùng là các đối thoại an ninh liên quan đến Đông Bắc Á, tổ chức và chủ trì các cuộc họp và gặp mặt của
ASEAN, APEC, phối hợp lập nên liên minh tay ba thật sự Mỹ - Nhật - Hàn với Australia là đối tác nổi bật, tạo nên khu vực mậu
dịch tự do Châu Mỹ (FTTA), chống khủng hoảng tài chính Châu Á dưới sự hướng dẫn của IMF.

An toàn và ổn định hóa các chiến lược quân sự: chính quyền Hoa Kỳ bắt đầu từ chính sách của George Bush (năm 1989) đến Joe
Biden của hiện tại vẫn đi theo hướng kết nối quân sự với khu vực này. Mỹ tiếp tục hợp tác với Hàn Quốc trong việc làm cho tình
hình trên bán đảo Triều Tiên được ổn định, bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, ổn định tình hình quân sự tại Campuchia,
giảm quân đội ở Châu Á – Thái Bình Dương xuống còn 100.000, thiếp lập Liên minh quân sự Anh – Mỹ - Australia (AUKUS),
hạn chế sự đi lên của Trung Quốc bằng việc rút quân khỏi Afghanistan đây có thể nói là một bước thực hiện đầy khôn ngoan và
toan tính của Hoa Kỳ, càng khiến các quốc gia liên minh dựa hơi vào quân sự của mình nhiều bao nhiêu càng khiến cho các quốc
gia này phải e sợ bấy nhiêu.

Áp dụng triệt để quyền lực cứng/mềm trong chính sách đối ngoại với Châu Á – Thái Bình Dương: Hoa Kỳ sử dụng sức mạnh của
quyền lực cứng như một nòng súng và quyền lực mềm chính là cò súng. Sức mạnh của Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Hoa Kỳ
(USARPAC) có khả năng bao phủ hơn 50% bề mặt Trái Đất, có tầm với từ bờ Tây của lục địa Hoa Kỳ tới bờ Đông của Châu Phi
và từ Bắc Cực đến Nam Cực, dựa vào lực lượng quân đội hùng hậu, Hoa Kỳ sử dụng quyền lực mềm nhằm gần như khiến các
quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương bị xuôi theo, tin tưởng triệt để vào các chiến hạm quân sự của Mỹ. Nguồn lực quyền lực
mềm của Hoa Kỳ bao gồm chủ nghĩa tự do và dân chủ và thậm chí là các mẫu hình tiêu thụ đặc biệt, văn hóa đại chúng, điện ảnh.
Theo cách nói khuôn mẫu thông dụng, quán ăn nhanh McDonald, Starbuck, chương trình âm nhạc MTV và điện ảnh Hollywood
là những khuôn mẫu của toàn cầu hóa.

Bước kiềm chế và hòa hoãn các chính sách với Trung Quốc: mặc dù vẫn là đối thủ trên cượng vị bá chủ thế giới nhưng Hoa Kỳ
vẫn phải hòa hoãn các bước chính sách với Trung Quốc nhằm không “bứt dây động rừng” với quốc gia hiếu chiến này. Tổng
thống Bill Cliton (1993 – 2000) đã thực hiện cải thiện mối quan hệ với Trung Quốc. Chính quyền Mỹ hợp tác với Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa với mục đích khuyến khích nước này đóng một vai trò tích cực và xây dựng trong khu vực, Mỹ chủ động phối
hợp tập trận tại khu vực Biển Đông nhằm kiềm chế xung đột quân sự của các quốc gia có vùng lãnh hải tại Biển Đông với Trung
Quốc. Hoa Kỳ thiết lập bộ tứ kim cương QUAD (Mỹ, Úc, Nhật, Ấn Độ) cam kết hợp tác để đảm bảo khu vực Ấn Độ Dương –
Thái Bình Dương tự do và một phần là công cụ để kiềm chế Bắc Kinh.

- Thay đổi trong quan hệ quốc tế: Tại khu vực CA-TBD, Hoa Kỳ có các đồng minh thân cận như: Nhật Bản, Hàn Quốc,
Australia, Philipines,…

Quan hệ Nhật: đây là “xương sống” trong chính sách của Mỹ đối với khu vực Đông Bắc Á. Quan hệ Mỹ - Nhật ngày càng trở nên
khắt khít và là một trong những đồng minh chiến lược của Mỹ ở khu vực CA-TBD. Mỹ đang muốn củng cố mối quan hệ đồng
minh với Nhật Bản để nhằm chắc chắn hơn về một sự hỗ trợ đáng tin cậy cho những bước đi trong chính sách xoay trục của Mỹ

Liên minh Mỹ - Philipines: trở nên sâu sắc hơn khi Mỹ giải quyết những thách thức từ chủ nghĩa khủng bố, đến cứu trợ thảm
họa, cho tới cải cách quốc phòng.

Quan hệ Mỹ - Hàn: chính thức được thiết lập vào năm 1948. Áp dụng chính sách xoay trục, Mỹ đã nâng quan hệ hai nước Mỹ -
Hàn lên tầm “liên minh chiến lược toàn cầu”. Mở rộng hợp tác giữa hai nước không chỉ trong các vấn đề song phương mà cả các
vấn đề toàn cầu.

Các nước còn lại thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương: Chile, Ấn Độ,… cũng có điều kiện phát triển về mọi mặt nhờ chính
sách xoay trục của Mỹ sang khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Việc Mỹ quay trở lại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã củng cố thêm niềm tin và sức mạnh của Mỹ đối với các nước đồng
minh. Nó đã tạo ra và gắn kết lại những mối quan hệ tốt đẹp giữa các nước đồng minh cũng như các nước chưa phải là đồng minh
với Mỹ.

Từ khi chiến lược Châu Á – Thái Bình Dương được phát động, mối quan hệ Mỹ - Trung cũng từ đó gặp phải nhiều biến động.

Hai siêu cường Mỹ - Trung luôn là tâm điểm cho mọi cuộc chiến thương trường và là điểm nóng quân sự, kinh tế, chính trị. Hoa
Kỳ và Trung Quốc luôn đối đầu lẫn nhau để giành lấy quyền làm bá chủ thế giới.

Giai đoạn 2003 – 2015:

Quan hệ Mỹ - Trung tại giai đoạn này được đánh giá là những bước khởi đầu cho sự căng thẳng leo thang sau này. Bắt đầu từ
năm 2001 khi Hoa Kỳ chính thức thực hiện xoay trục sang khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (sau 1991, Châu Á – Thái Bình
Dương trở thành điểm nóng phát triển kinh tế quân sự ), Trung Quốc đã có những động thái gây chiến với nước này. Biển Đông
“dậy sóng” vào năm 2003 khi tàu hải quân của Mỹ bị chặn bởi tàu Trung Quốc, Trung Quốc phát triển vượt bậc vào năm 2005
với mức tăng trưởng GDP đạt hơn hai nghìn tỷ USD vươn lên đứng thứ tư thế giới và thứ nhất toàn khu vực Châu Á, Mỹ thực
hiện tập trận trên khu vực biển Hoa Đông của Nhật Bản khi Trung Quốc đang phát động cuộc tranh giành vùng lãnh hải với Nhật
Bản. Những sự kiện trên được cho là các dấu hiệu đầu tiên cho cuộc chiến tranh giành vùng ảnh hưởng tại khu vực Châu Á –
Thái Bình Dương.

Giai đoạn 2017 – 2020:

Đây được cho là giai đoạn bùng nổ căng thẳng đối với quan hệ Mỹ - Trung, với chính sách hiếu chiến của chính quyền Donald
Trump và chiến lược vươn dài vòi bạch tuộc của Trung Hoa đại lục, giai đoạn 2017 – 2020 được cho là giai đoạn đỉnh cao của
căng thẳng quan hệ Mỹ - Trung. Năm 2018 đánh dấu cho một trận chiến không súng nhưng lại quyết lại và gay gắt hơn bất kì
cuộc chiến tranh nào trên thế giới, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bùng nổ và trở nên quyết liệt hơn bao giờ hết, khi
chính quyền Tổng thống Donald Trump quyết định áp thuế với 50 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc, châm ngòi cho
chiến tranh thương mại giữa hai nước. Từ cuộc chiến trên, tổng thống Donald Trump gần như tập trung toàn bộ sự đối đầu với
Trung Hoa đại lục và gây sức ép lên các nước thuộc khu vực Châu Á, gần như ép buộc các quốc gia này phải chọn một phe để
theo giữa hai siêu cường Mỹ - Trung. Tổng thống Donald Trump còn mở ra một mặt trận mới về công nghệ khi tung ra các lệnh
cấm nhằm vào tập đoàn Huawei. Cuộc đối đầu của hai cường quốc hàng đầu thế giới không chỉ xoay quanh vấn đề công bằng
thương mại mà còn là cạnh tranh địa chính trị. Chính quyền Washington muốn đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc, thường
xuyên bày tỏ lo ngại với các hoạt động quân sự hóa trên Biển Đông hay sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh

Giai đoạn 2021 – nay:

Căng thẳng Mỹ - Trung đến thời điểm hiện tại vẫn chưa được giải quyết triệt để, mặc dù nước Mỹ dưới sự lãnh đạo của chính
quyền Joe Biden đã có phần hòa hoãn bớt song vẫn lại tiếp tục có các cuộc xung đột ngoại cảnh không đáng có. Gần đây nhất,
khi Trung Quốc và Đài Loan đang trở nên cẳng thẳng đến tột cùng tại khu vực eo biển Đài Loan, tàu chiến Hoa Kỳ lại được điều
hành đi qua eo biển Đài Loan vào 5/1/2023 khiến Trung Quốc nổi giận, hay Mỹ cấm đầu tư vào công nghệ cao tại Trung Quốc
(đây được coi là bước đi đầu tiên mang tính chiến lược của Mỹ, đảm bảo sự đầu tư trong các lĩnh vực công nghệ cao nhạy cảm
như chất bán dẫn, điện toán lượng tử và trí tuệ nhân tạo AI), Mỹ được cho là bắn hạ khinh khí cầu trinh thám cùa Trung Quốc hồi
tháng 2. Quan hệ Mỹ - Trung tác động mạnh mẽ đến tình hình Biển Đông, bản Chiến lược an ninh quốc gia mới của Trung Quốc
gián tiếp xếp Biển Đông vào loại “tuyệt đối không nhượng bộ” còn Mỹ cũng quyết bảo vệ các giá trị của mình và đồng minh ở
Biển Đông.

Giữa Đông Nam Á

Ảnh hưởng của chiến lược xoay trục Châu Á – Thái Bình Dương và cuộc cạnh tranh kinh tế Mỹ - Trung vừa đem đến cơ hội, vừa
là thách thức đối với các nước ASEAN.

Giữa bối cảnh cạnh tranh Mỹ - Trung đang có xu hướng leo thang trong nhiều năm qua, các nước Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á hưởng được lợi ích về đầu tư và hạ tầng, song cũng đối mặt với một số thách thức. Khi Washington và Bắc Kinh nỗ lực
tranh giành ảnh hưởng trong khu vực, các nước Đông Nam Á nhờ vào đó được hưởng lợi không ít trong các lĩnh vực như cơ sở
hạ tầng và vaccine phòng ngừa COVID-19. Mỹ đã thành lập Tập đoàn Tài chính phát triển quốc tế Mỹ (DFC), lần đầu tiên cho
phép một cơ quan chính phủ thực hiện đầu tư vào các chương trình đầu tư phát triển hạ tầng ở Đông Nam Á (nơi vốn là sân chơi
của Trung Quốc), Mỹ nâng cấp dần quan hệ với ASEAN lên đối tác chiến lược toàn diện (gần nhất là với Việt Nam thông qua
cuộc chuyến viếng thăm cấp nhà nước vào ngày 10/09), đẩy mạnh hoạt động ngoại giao nhà nước cũng như cam kết dành các
nguồn lực riêng cho ASEAN. Mục tiêu của Mỹ và Trung Quốc đối với ASEAN là khá rõ ràng trong bối cảnh cạnh tranh chiến
lược giữa hai nước ngày càng căng thẳng.

Mỹ muốn thông qua quan hệ ASEAN để quay trở lại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và Đông Nam Á sau hơn 4 năm nguội
lạnh để kiềm chế sự “trỗi dậy” của Trung Quốc, ngăn chặn Trung Quốc thiết lập phạm vi ảnh hưởng độc quyền trong khu vực.
Trong khi đó, Trung Quốc muốn đưa khu vực Đông Nam Á trở thành vùng đệm địa – chính trị, phụ thuộc chặt chẽ hơn vào
Trung Quốc để ngăn chặn sự phong tỏa, can dự của Mỹ, đồng thời tạo đà vươn ra thế giới. Vì thế, ASEAN bỗng nhiên trở thành
tâm điểm của mọi sự chú ý và thế giới đang theo dõi xem ASEAN sẽ đảm nhiệm ra sao vai trò cầu nối tiềm năng trong các cuộc
đối thoại ngoại giao cao cấp, đặc biệt là giữa Trung – Mỹ, trong bối cảnh căng thẳng địa – chính trị đang gia tăng và chiến dịch
quân sự của Nga ở Ukraine vẫn tiếp diễn. Tháng 5 – 2022, Mỹ đã tổ chức Hội nghị cấp cao Mỹ - ASEAN đầu tiên tại
Washington, nơi mà ông Biden khẳng định quan hệ giữa Mỹ và ASEAN đã bước vào một kỷ nguyên mới.

Bên cạnh những mặt lợi ích do ảnh hưởng giữa tình hình căng thẳng Mỹ - Trung mang lại, Đông Nam Á cũng đang đứng trước
nguy cơ không tìm được một khu vực có kinh tế thị trường ổn định khi cuộc chiến thương mại giữa hai siêu cường vẫn chưa có
điểm hạ nhiệt, các nước Đông Nam Á rơi vào tình thế đứng giữa hai bên và bị giằng co giữa hai quốc gia Mỹ - Trung khi buộc
phải ngả mũ một là theo sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc hai là Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
tự do và mở rộng của Mỹ.

Giữa Đông Bắc Á

Đông Bắc Á là một trong những khu vực có vị trí địa – chiến lược quan trọng trên thế giới. Trong thời gian qua, cục diện chính
trị - an ninh tại khu vực này có nhiều biến động nhanh chóng và khó lường chủ yếu do sự ảnh hưởng của tình trạng chiến tranh
không súng của Mỹ - Trung.

Khu vực Đông Bắc Á đang bị bao phủ bởi bóng đen cuộc chiến thương mại giữa Mỹ - Trung, đồng thời cũng vì thế mà quan hệ
Hàn Quốc – Nhật Bản cũng xảy ra vấn đề. Các nước thuộc Đông Bắc Á đang bị chìm trong căng thẳng, bị đặt trong tâm thế là
nạn nhân các hạn chế thương mại. Các lệnh trừng phạt thương mại đang gây biến động đối với chuỗi cung ứng hàng hóa của các
quốc gia thuộc Đông Bắc Á nói riêng và trên thế giới nói chung. Tình trạng căng thẳng tột độ của chiến tranh thương mại Mỹ -
Trung cũng khiến gia tăng tình trạng tranh chấp và cạnh tranh quân sự tại các điểm nóng ở Đông Bắc Á vẫn sẽ diễn ra gay gắt
hơn bao giờ hết.

Mỹ sử dụng vấn đề hạt nhân của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên làm chất xúc tác cho việc củng cố vai trò của Mỹ tại
khu vực này, thúc đẩy sự hợp tác của liên minh bộ ba Mỹ - Hàn – Nhật tạo thành tam giác chiến lược với mục đích giảm tầm ảnh
hưởng của Trung Quốc. Đông Bắc Á trở thành điểm cạnh tranh nóng tiếp theo của Mỹ - Trung trong bối cảnh căng thẳng của hai
quốc gia tiếp tục leo thang. Đây có thể coi là khu vực bị ảnh hưởng sâu nhất bởi căng thẳng Mỹ - Trung khi liên tục Đông Bắt Á
được trở thành các khu vực biến động quân sự của cả hai quốc gia Hoa Kỳ và Trung Quốc trong các vấn đề về lãnh thổ và chuỗi
cung ứng do bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt thương mai mà hai nước này đang áp dụng qua lại với nhau.

Bên cạnh đó, đang trong lúc đối đầu gay gắt với Trung Quốc, Mỹ vẫn phải phát lệnh cảnh cáo Triều Tiên vào ngày 30/08/2023
khi quốc gia này có ý định tiếp tay với Nga trong công cuộc chống lại Mỹ - Ukraine. Không những thế, Trung Quốc và Mỹ vẫn
phải cùng đặt vấn đề hạt nhân của Triều Tiên lên một vị trí ưu tiên cụ thể để kiểm soát quốc gia khó lường này trong khi cả hai
đều muốn có tác động nhiều nhất đến Triểu Tiên.

- Thành công và hạn chế: Trên bình diện đa phương, Mỹ đã từng bước can dự một cách chủ động trong các chương trình nghị sự
cùa EAS (Hội nghị cấp cao Đông Á), ARF (Diễn đàn khu vực ASEAN), ADMM+ (Cơ chế hợp tác đa phương), nâng cấp quan hệ
với ASEAN lên đối tác chiến lược vào tháng 11/2015. Đặc biệt, Hoa Kỳ đã một lần nữa làm sống lại cơ chế Bộ Tứ Kim Cương
(gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia), nhằm tăng cường phối hợp chính sách với khu vực, từng bước thể chế hóa cơ chế này.

Trên hợp tác quốc phòng, chính quyền Hoa Kỳ đã tăng cường thúc đẩy quan hệ với Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia. Đặc biệt,
các nước đồng minh nói trên cũng đóng vai trò quan trọng và chủ động với Mỹ trong các vấn đề khu vực như: triển khai chính
sách với Trung Quốc từ sau căng thẳng leo thang do cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung gây ra. Mỹ cũng đưa quân trở lại
căn cứ quân sự của Philipines lần đầu tiên kể từ năm 1992. Đáng chú ý, cùng với Bộ Tứ Kim Cương, liên minh an ninh AUKUS
(Mỹ, Anh, Australia) là một bước đi hướng đến mục tiêu xây dựng an ninh tập thể tại khu vực nhằm kết nối các đồng minh của
Mỹ ở Châu Âu và Châu Á.

Sau 10 năm thực hiện chiến lược xoay trục, Hoa Kỳ vẫn đang phải chật vật trong việc quản lý các chính sách đối với Đông Á,
đặc biệt là đối thủ không đội trời chung Trung Quốc. Khi trong gần 10 năm trở lại đây, Trung Quốc đang vươn mình bước những
bước tiến lên bậc thang bá chủ thế giới, chính thức đối đầu với Mỹ. Sau mỗi giây phút mà Mỹ bỏ vốn liếng chính trị, kinh tế hoặc
quân sự ra bên ngoài Châu Á, Trung Quốc lại gia tăng sức mạnh bá chủ trong khu vực. Một cuộc xung đột quân sự kéo dài giữa
Nga và Ukraine sẽ làm tiêu hao nguồn vốn kinh tế và địa chính trị vô cùng lớn, buộc Mỹ phải đẩy các ưu tiên đối với Trung Quốc
và Châu Á – Thái Bình Dương sang một bên. Thứ hai, thách thức lớn thứ hai đối với Mỹ chính là việc tiếp tục hay từ bỏ các
chính sách TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương), IPEF (Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương),
RCEP (Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực),… vì gần như các chính sách này đều có mặt chống lại các chính sách mà
Mỹ đang tham gia như TPP chống lại FTA do xu hướng chống toàn cầu hóa và tự do hóa kinh tế, RCEP bị Trung Quốc thau tóm
khi nước này chính thức tham gia vào năm 2021,… Hạn chế của các chính sách này yêu cầu các thành viên phải tách rời nền kinh
tế cùa họ khỏi Trung Quốc

Tiếp đến, một trong các hạn chế lớn của chiến lược xoay trục là việc, Hoa Kỳ vẫn chưa giải quyết được triệt để vấn đề an ninh
biển của khu vực này. Các hành động của chính quyền Mỹ vẫn chưa tạo được mức độ tin cậy của các cam kết an ninh mà Mỹ đặt
ra đối với các quần gia có vùng lãnh hải. Điều này vô hình chung chính là tiền đề để Trung Quốc tiếp tục vươn vòi bạch tuột
nhằm thau tóm vùng biển.

Hoa Kỳ đã phát động và thực hiện chiến lược xoay trục Châu Á – Thái Bình Dương hơn 2 thập kỷ và đang có xu hướng phát
triển. Thông qua hơn 20 năm thực hiện chiến lược trên, nhóm mình đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm dành cho Hoa Kỳ.

Đầu tiên, Mỹ cần có những đồng minh tốt tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Hoa Kỳ buộc
phải có những đồng minh để có tiền đề phát triển mở rộng nền kinh tế thị trường, đặt các điểm quân sự trọng yếu, vươn dài tầm
ảnh hưởng quyền lực của bản thân trên khắp các khu vực nhằm mục đích tạo đối trọng với Trung Quốc, kiềm hãm đất nước đang
trên đà phát triển này. Quan hệ Mỹ - Nhật là “xương sống” cho quan hệ an ninh – quân sự của Mỹ trên khu vực Châu Á – Thái
Bình Dương, Mỹ nên tập trung đầu tư vào khu vực tiềm năng quân sự này.
Hệ quả của việc tổng thống Trump rút Hoa Kỳ khỏi TPP (Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương) để Trung Quốc tung
hoành trong khu vực. Sai lầm nghiêm trọng hơn khi chính quyền Donald Trump không chỉ gây chiến tranh thương mại với Trung
Quốc mà gần như cả thế giới, kể cả các đồng minh ở Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc,… Dù tổng thống Trump muốn châu Âu
phải gánh vác nhiều hơn về quốc phòng của họ, nhưng việc xúc phạm các lãnh đạo châu Âu, đe dọa chiến tranh thương mại,…
không phải là cách hay để đạt được mục đích. Kết quả cho các sai lầm trên là tổng thống Trump gần như đang đẩy Nga và Trung
Quốc xích lại gần nhau.

Thứ hai, đầu tư vào khoa học, công nghệ chưa bao giờ là vô ích. Có được một nền kinh tế công nghệ tiến bộ nhất thế giới là một
lợi thế vô cùng lớn của Mỹ, vừa thúc đẩy tăng trưởng, vừa giúp quân đội Mỹ vượt qua đối thủ là Nga và Trung Quốc. Một nước
mạnh là một nước nắm được nguồn công nghệ mới nhất. Có được các tư liệu công nghệ hiện đại nhất sẽ giúp Hoa Kỳ nhận được
niềm tin nhiều hơn từ phía khu vực của các nước đồng minh và các quốc gia thuộc vùng ảnh hưởng của chiến lược xoay trục.
Trung Quốc đã có những tiến bộ vượt bậc về công nghệ, dù vẫn thua Mỹ về nhiều lĩnh vực nhưng đây cũng chính là một bước
tiến đưa Trung Quốc chạy nhanh hơn trên đường đua tranh giành vị thế bá chủ thế giới với Hoa Kỳ.

Hòa hoãn nhưng kiên quyết với Trung Quốc luôn là một bài học hữu ích. Nếu thực sự giữa Mỹ và Trung Quốc đang là “Chiến
tranh lạnh kiểu mới”, Washington không nên phí thêm thời gian, tiền bạc và mạng sống cho những vấn đề không thứ yếu, mà
phải tập trung vào việc xử lý mối quan hệ song phương quan trọng này. Các đời tổng thống Hoa Kỳ nên cần hiểu được rằng để
chống Trung Quốc mạnh hơn nữa, phải cố nâng tầm ảnh hưởng của nước Mỹ lên khu vực vật các nước đồng minh, vận động
những nước khác ủng hộ nỗ lực của Mỹ để khiến Trung Quốc “mất đà” trên sân chơi mà Trung Quốc đã chiếm dụng bấy lâu.

Triển vọng

Tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Hoa Kỳ vẫn luôn là một đồng minh đáng tin cậy. Nước Mỹ đang chỉa mũi hướng về
khu vực này với những mong muốn hợp tác sâu hơn. Hiện tại, Mỹ đã và đang cầm trịch nhiều cuộc gặp mặt, hội nghị của
ASEAN, APEC,… nhằm tăng ảnh hưởng của bản thân ở khu vực điểm nóng này. Các tổ chức thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình
Dương cũng đang đánh dấu sự gia nhập sâu của Mỹ tại các hội nghị cấp cao, các cuộc gặp mặt thường niên của các tổ chức này..
Với tình hình căng thẳng thương mại và quân sự của Trung Quốc và Hoa Kỳ có xu hướng leo thang, các quốc gia thuộc Đông
Nam Á đang được hưởng lợi khá nhiều từ cuộc chiến trên, cũng từ đó giúp Mỹ mở ra thêm những đồng minh mới ở khu vực
Đông Nam Á và một phần ngăn cản sự bành trướng của Trung Quốc. Với chiến lược xoay trục sang khu vực Châu Á – Thái Bình
Dương, Mỹ hướng ảnh hưởng kinh tế, an ninh – quân sự sang khu vực này, tái thiết lập lại tam giác chiến lược Mỹ - Hàn – Nhật,
Liên minh an ninh AUKUS được phát triển trở lại, tái cấu trúc Bộ tứ kim cương QUAD. Những đặc điểm trên cho thấy một
tương lai hợp tác và nâng tầm ảnh hưởng của Mỹ đối với khu vực này.

Chương 3: Trung Quốc và CA-TBD

*Khái quát về TQ

TQ là một trong những quốc gia có lịch sử lâu đời nhất trên thế giới. Sự xuất hiện của TQ với tư cách là “siêu cường quốc đang
trỗi dậy” là sản phẩm của hơn 60 năm cách mạng, cải cách và mở cửa. Bên cạnh đó, TQ cũng là một quốc gia có nền văn hóa
phong phú, có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều quốc gia, khu vực trong đó có Việt Nam.

Có 7 sự kiện lịch sử mang tính trọng yếu đối với TQ, có thể vừa là bước ngoặt sang trang cũng có thể là vết sẹo lưu lại mãi.
Đầu tiên là Nội chiến giữa Quốc dân Đảng và Cộng sản Đảng kéo dài từ năm 1927 – 1950 và với chiến thắng giành được trong
cuộc nội chiến thuộc về Đảng Cộng sản dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông giành chính quyền thành lập Cộng sản Nhân dân
Trung Hoa ngày 01/10/1949. Thứ hai là mâu thuẫn Xô- Trung đấu tranh giành quyền ảnh hưởng vị trí số 1 trong XHCN năm
1956. Tiếp theo là hai sự kiện liên tiếp bắt đầu năm 1971 – 1972 khi Ngoại trưởng Mỹ Kissinger bí mật thăm Bắc Kinh, đánh dấu
bước chuyển mới trong mối quan hệ Mỹ - Trung, chính quyền Mỹ ra sức ủng hộ TQ gia nhập LHQ và khai trừ ĐL khỏi tổ chức
này, đến năm 1972, HK dẫn tay đưa NB thiết lập quan hệ ngoại giao với TQ. Thứ năm, ngày 01/01/1979, trong một trong những
tuyên bố quan trọng của Ctranh Lạnh, Tổng thống Jimmy Carter thông báo rằng: “Mỹ sẽ chính thức công nhận nước Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa và cắt đứt quan hệ với ĐL”. Từng bước leo lên chiếc thang của sự cải cách, năm 2001, TQ chính gia nhập
tổ chức thương mại lớn nhất thế giới WTO và cuối cùng cho đến ngày 14/03/2013 khi ông Tập Cận Bình thay thế ông Hồ Cẩm
Đào cầm quyền, mở ra một thời đại TQ với những “Giấc mộng Trung Hoa”

* TQ và CA-TBD trong chiến tranh lạnh: Uy thế của đường lối bảo thủ trong chính sách đối ngoại HK đối với TQ đã không
hề thay đổi cho đến tận năm 1969 khi Nixon trở thành Tổng thống HK. Cả Nixon và Cố vấn an ninh Quốc gia (sau này là Ngoại
trưởng) Henry Kissinger đã thực hiện đường lối của chủ nghĩa hiện thức đối với “Câu hỏi TQ”.

Bước ngoặc trong quan hệ của phương Tây với CHND Trung Hoa diễn ra vào năm 1971 – 1972 bắt đầu bằng chuyến thăm
của lãnh đạo Công đảng Gough Whitham đến Bắc Kinh năm 1971. Cũng trong thời gian đó, Cố vấn an ninh quốc gia Kissinger
cũng có chuyến thăm bí mật tới Bắc Kinh, mà kết quả là thông báo sau đó về chuyến thăm của Tổng thống Nixon đến TQ vào
năm 1972. Sự cải thiện quan hệ Trung – Mỹ đã dẫn đến việc Cộng hòa Trung Hoa không những bị khai trừ ra khỏi Hội đồng Bảo
an LHQ mà còn ra khỏi tổ chức này. Mặc dù không muốn và vì lợi ích của mình HK vẫn phải thực hiện chính sách “một TQ”
theo đó HK công nhận chủ quyền thực tế và chủ quyền pháp lý của CHND Trung Hoa. Mặc dù vậy trên thực tế, điều này không
có nghĩa là chấm dứt sự ủng hộ của HK cho sự độc lập kinh tế và chính trị của ĐL đối với lục địa. Đây là vấn đề được coi là một
trong những điểm nóng và phức tạp nhất trong khu vực CATBD.

- TQ – BTT: Năm 1953, chiến tranh Triều Tiên chấm dứt, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt đến ngày nay. Nếu HQ trở thành đồng
minh thân cận của HK và thực hiện chính sách mở cửa phát triển kinh tế thì lúc này, Triều Tiên thực hiện chính sách đóng cửa,
cô lập với thế giới. TQ tiếp tục duy trì mối quan hệ và là đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên. Chỉ có TQ tiếp tục duy trì
quan hệ gẫn gũi và là đối tác thương mại lớn nhất của BTT và cung cấp tới 70% nhu cầu xăng dầu cho Bình Nhưỡng.

Chính phủ của Tổng thống Bush xem Biển Đông và Bắc Triều Tiên là một phần của "trục ma quỷ" cùng với Iraq và Iran. Ngược
lại, Trung Quốc coi Bắc Triều Tiên là một công cụ trong kế hoạch thâu tóm toàn cầu. Bắc Kinh tổ chức cuộc đối thoại giữa Hồng
Kông, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên vào năm 2003, nhưng vai trò thực tế của Trung Quốc trong quá trình này bị nhiều người
nghi ngờ. Mặc dù có vẻ không ủng hộ hành động quân sự của Bắc Triều Tiên, nhưng Trung Quốc sẽ tích cực động viên Bắc
Triều Tiên điều chỉnh hành vi của mình. Quan hệ Mỹ - Trung ngày càng phụ thuộc vào eo biển ĐL và Bắc Triều Tiên.

Trung Quốc (TQ) tiếp tục ủng hộ Bắc Triều Tiên (BTT) kinh tế và ngoại giao vì một số lý do chiến lược. Thứ nhất, TQ
muốn tránh chiến tranh và tổn thất quân sự, đặc biệt là trong bối cảnh đang phát triển kinh tế. Chiến tranh sẽ mang lại hậu quả
kinh tế ngắn hạn và tăng cường phân cực địa chính trị, có thể tạo ra áp lực tị nạn và ảnh hưởng lâu dài đến TQ. Sự thống nhất của
BTT và có mặt của quân đội Mỹ ở khu vực có thể gây bất an cho TQ. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ BTT cũng giúp TQ làm chệch
hướng những nỗ lực của các đối thủ. Chống đỡ BTT giúp TQ giảm áp lực quân sự từ đối thủ và làm chệch hướng nguồn lực quân
sự của họ khỏi những tranh chấp với Đảng Cộng sản TQ. TQ ủng hộ BTT không chỉ vì lợi ích của BTT mà còn vì mục tiêu và lợi
ích chung của TQ. BTT có sự phụ thuộc đáng kể vào TQ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, và sự hỗ trợ của TQ thường phản ánh
mối quan hệ dài hạn và không có hồi kết.

Trong khi chiến lược của Tổng thống Trump đối với Bình Nhưỡng tập trung vào biện pháp trừng phạt kinh tế để thúc đẩy phi hạt
nhân hóa, TQ lại ủng hộ chính sách không giải giới hạn về hạt nhân của BTT để gây áp lực lên Hàn Quốc. Mối quan hệ giữa TQ
và BTT không chỉ là về việc TQ sử dụng BTT như một "quân cờ," mà còn liên quan đến sự ảnh hưởng và kiểm soát trong tình
hình chính trị thế giới, đặc biệt là trong mối quan hệ với Mỹ và Nhật Bản.

- TQ – ĐL: Căng thẳng trong quan hệ TQ – ĐL có nguồn gốc từ năm 1949 khi có hai chính phủ thù địch ở Bắc Kinh và Đài Bắc
cùng song song tồn tại. Đài Loan đã duy trì chiếc ghế thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ đến tận năm 1971. TQ tiếp
nhận chiếc ghế đó của ĐL sau đó một năm. Mặc dù ĐL đã làm dịu yêu cầu liên quan đến quyền thực thi pháp lý đối với TQ lục
địa, nhưng buộc phải tuân thủ chính sách “một TQ” do HK đưa ra. Sự xích lại gần nhau giữa HK và TQ vào năm 1971 đã cô lập
hóa về mặt chính trị và ngoại giao đối với ĐL. Vấn đề an ninh của ĐL đã trở thành và vẫn đang là “đinh chốt” trong chính sách
của HK đối với toàn bộ khu vực CATBD. Quan hệ ĐL – TQ đã đạt căng thẳng đỉnh điểm vào năm 1996 trong cuộc bầu cử ở ĐL
đã đe dọa sự ra mắt của một chính phủ Đài Bắc dân chủ đối với TQ.

Năm 1995, hai bên TQ và ĐL đã xảy ra căng thẳng nghiêm trọng. Căng thẳng leo thang khi tại Đại học Cornell vào 09/06/1995,
Tổng thống ĐL Lý Đăng Huy đưa những phát biểu kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận sự độc lập pháp lý của ĐL đối với TQ.
Năm 1996, ĐL chuẩn bị cho cuộc bầu cử. Bắc Kinh phát tín hiệu cảnh báo nếu Lý Đăng Huy tái đắc cử thì sẽ “đồng nghĩa với
chiến tranh”. Trước tình hình này, chính quyền tổng thống Clinton cấp tốc điều tàu sân bay trở lại khu vực với mục đích giám sát
các cuộc tập trận của HL, đồng thời đảm bảo an ninh khu vực trong thời gian diễn ra cuộc bầu cử ở ĐL. Mặc dù không xảy ra
xung đột quân sự nhưng cuộc khủng hoảng buộc hai bên phải suy nghĩ lại về chính sách của chính mình dẫn đến những nỗ lực
nghiêm túc nhằm làm hòa dịu quan hệ giữa hai bên.

Ngay từ năm 1982, trong một thông cáo chung giữa Mỹ và TQ, HK đã cam kết sẽ giảm dần việc bán vũ khí cho ĐL. Mặc dù vậy,
HK vẫn tiếp tục cung cấp các vũ khí hiện đại cho Đài Bắc trong khi hợp tác nghiên cứu tên lửa chống đạn đạo. Chuyến thăm của
người đứng đầu lực lượng quốc phòng ĐL đến HK tháng 3 năm 2002 lại làm gia tăng xung đột giữa Bắc Kinh và Washington.
TQ đã phản đối chuyến thăm và cho rằng điều này đã vi phạm nguyên tắc “một TQ” và đi ngược lại những thông cáo chung mà
hai nước đã đưa ra. Căng thẳng này được kéo dài nóng lạnh đến khi bà Thái Văn Anh nhậm chức Tổng thống Trung Hoa Dân
Quốc, mối quan hệ Trung – Đài căng thẳng đến đỉnh điểm. TQ đã thực hiện chiến dịch nhằm cô lập ĐL, kết quả là năm 2019, số
quốc gia duy trì ngoại giao với ĐL giảm từ 22 xuống 15 quốc gia. Đến tháng 09/2020, TQ tiến hành một cuộc diễn tập quy mô
lớn ngoài khơi bờ biển phía Tây Nam Đài Loan, biện minh cho việc này là cần thiết để “bảo vệ chủ quyền quốc gia” và ngăn
chặn “sự can thiệp của các lực lượng nước ngoài” thúc đẩy “các hoạt động giành độc lập của ĐL”. Các máy bay chiến đấu vượt
qua ranh giới kiểm soát giữa eo biển nhằm kiểm tra khả năng phòng không và đe dọa ĐL, và TQ sử dụng các trang ngôn luận thể
hiện thái độ trừng phạt ngoại giao, kinh tế với bất kỳ quốc gia nào ủng hộ sự độc lập của ĐL.

Tất cả điều trên khiến cho ĐL phải tạo quan hệ và phụ thuộc vào HK, nhờ vào điều đó Mỹ đạt được những lợi ích từ cuộc căng
thẳng của Trung – Đài Mỹ lợi dụng ĐL để phục vụ cho con đường hàng hải từ Mỹ qua TBD vào CÁ vì con đường này chỉ cần đi
qua vành đai đảo ĐL – NB, HK lấy ĐL làm bàn đạp tiến thẳng vào khu vực CATBD. Quan hệ ngoại giao của Mỹ - Đài vào thời
điểm căng thẳng Trung – Đài đang rơi vào thế cùng cực, lại có những bước tiến không ngờ. Mỹ và ĐL đưa ra Đạo luật Sáng kiến
Bảo về Tăng cường Đồng minh Quốc tế ĐL nhằm mục đích tăng phạm vi quan hệ HK – ĐL và khuyến khích các quốc gia, tổ
chức quốc tế khác tăng cường quan hệ chính thức và không chính thức với lãnh thổ ĐL. Bên cạnh đó là Đạo luật thúc đẩy quan
hệ Mỹ - Đài (TAA) nhằm thúc đẩy ĐL gia tăng quốc phòng, bình thường hóa việc bán vũ khí cho ĐL và nhấn mạnh việc Mỹ ủng
hộ ĐL được tham gia vào các tổ chức quốc tế của LHQ. Mối quan hệ giữa hai bờ eo biển luôn trong tình trạng nóng lạnh. Vấn đề
ĐL trở thành vật cản làm quan hệ Mỹ - Tring trở nên thăng trầm. TQ nghi ngờ Mỹ vẫn sẽ tiếp tục ủng hộ cho ĐL trong việc
thành lập độc lập một nhà nước độc lập chính thức trên bản đồ quốc tế. Có thể thấy, trong mối quan hệ này, HK sẽ tiếp tục hậu
thuẫn ĐL, nhưng mặt khác không để Trung – Đài đi đến chỗ không còn khả năng đối thoại.

TQ- VN: Trong giai đoạn từ 1949 đến 1975, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam trong bối cảnh Chiến tranh Việt Nam đã
chịu ảnh hưởng lớn từ các diễn biến quốc tế và khu vực. Việt Nam Bắc, nhận sự hỗ trợ chủ yếu từ Liên Xô và Trung Quốc Dân
chủ Nhân dân, đã nhờ vào sự hỗ trợ quân sự và kinh tế này để chống lại Việt Nam Nam và Mỹ.

Tuy nhiên, trong quá trình hỗ trợ Bắc Việt Nam, Trung Quốc cũng phải đối mặt với mâu thuẫn với Việt Nam Dân chủ và Hoa
Kỳ. Mối quan hệ phức tạp trong khuôn khổ chiến tranh đã tạo ra những động thái và mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Việt Nam,
khiến cho quan hệ này trở nên phức tạp và đôi khi gặp khó khăn. Sự kiện quan trọng tiếp theo là sự thống nhất của Việt Nam sau
khi Sài Gòn bị chiếm đóng vào năm 1975. Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam chấm dứt tạm thời, đặc biệt là trong giai
đoạn mối quan hệ Trung Quốc với Việt Nam Dân chủ không thuận lợi. Tuy nhiên, năm 1979, quan hệ giữa hai quốc gia leo thang
thành một xung đột biên giới khi Trung Quốc thực hiện chiến dịch quân sự đối phó với sự xâm lược của Việt Nam vào
Campuchia (Khmer Đỏ). Mặc dù xung đột này kết thúc nhanh chóng, nhưng để lại những vết thương và căng thẳng trong mối
quan hệ Trung Quốc-Việt Nam. Từ năm 1986, khi Việt Nam thực hiện Chính sách Đổi mới, mối quan hệ giữa Trung Quốc và
Việt Nam bắt đầu điều chỉnh và hồi phục. Cả hai quốc gia chuyển đổi chính sách và tập trung vào giải quyết mâu thuẫn, đặc biệt
là trong lĩnh vực kinh tế và thương mại. Quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Việt Nam đã mở rộng và trở thành một yếu tố quan
trọng trong quan hệ hai bên. Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam, mặc dù vẫn tồn tại một số
mối quan tâm và mâu thuẫn, đặc biệt là liên quan đến vấn đề biển Đông.
- TQ – ASEAN: TQ và ASEAN mới chỉ phát triển quan hệ mạnh mẽ từ đầu những năm 1990 trở lại đây bằng việc đại diện TQ
tham dự hội nghị Bộ trưởng ASEAN tại Kuala Lumpur vào năm 1991. Trong một tuyên bố năm 1996 , ASEAN cũng công nhận
tầm quan trọng của TQ đối với khu vực. Những sáng kiến quan trọng cũng được đưa ra bao gồm hình thành Ủy ban hợp tác
chung ASEAN – TQ và Quỹ hợp tác ASEAN –TQ. Một lĩnh vực then chốt của lợi ích đa phương đã được đề cập là việc ASEAN
và TQ năm 2002 đã ký được Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC) cũng như năm 2010 Hiệp định thương mại tự do
giữa TQ và ASEAN (CAFTA) đã có hiệu lực.

Cả hai vấn đề FTA và Biển Đông đều gặp phải khó khăn trong quá trình thực hiện. Cả hai bên đều đồng ý thể hiện “sự kiềm chế”
trong vấn đề Biển Đông. Cuộc gặp TQ – ASEAN vào tháng 11 năm 2002 tại Phomphenh, ĐL cũng đề nghị một hiệp định thương
mại tự ASEAN – ĐL, mặc dù điều này không có vẻ được ASEAN xem xét một cách nghiêm túc. Vỡi nỗ lực và lợi ích của hai
bên, cuối cùng 1/1/2010 khu vực thương mại tự do TQ – ASEAN đã trở thành hiện thực. Đó là một thị trường thống nhất lớn
nhất thế giới, bao gồm 1,7 tỷ người, với GDP khoảng 2 nghìn tỷ USD và kim ngạch thương mại hai chiều lên đến hơn 1,2 nghìn
tỷ USD. Sự khích lệ chủ yếu cho hiệp định thương mại tự do TQ – ASEAN là sự tăng lên đầu tư NB, HK và EU vào thị trường
Hiệp hội. Nhưng bản thân ASEAN đã phải đối mặt với những khó khăn đáng kể khi thực hiện kế hoạch tự do hóa thị trường
ASEAN, làm cho một FTA với TQ mặc dù đã đi vào thực hiện, nhưng gặp không ít khó khăn. Mặc dù vậy, TQ lại cho phép
ASEAN hành động một cách tương đối thoải hơn so với NB, với những cam kết lỏng lẻo và kéo dài đến tận 10 năm. Vì ASEAN
không có được môi trường đầu tư thuận lợi so sánh với TQ, nên ASEAN dường như muốn kêu gọi củng cố quan hệ kinh tế
ASEAN – TQ gần gũi hơn là ASEAN cộng 3 là một phương tiện tiềm năng cho hình thức hợp tác này.

Quan hệ TQ – ASEAN và ASEAN cộng 3 đã củng cố những mối liên kết song phương của TQ với các nước thành viên của
ASEAN. TQ cũng phát triển quan hệ gần gũi hơn với VN và Indonesia trong lĩnh vực hợp tác và trao đổi quân sự và mặc dù vấn
đề biên giới giữa VN và TQ là vấn đề nhạy cảm, nhưng đã không xảy ra đụng độ lớn nào. TQ luôn thực hiện chính sách hai mặt
đối với ASEAN trong chính sách Biển Đông, một mặt muốn phát triển quan hệ với ASEAN, mặt khác lại không muốn ASEAN
lớn mạnh và có vai trò trong các vấn đề an ninh khu vực. TQ đặc biệt cổ vũ cho Diễn đàn Á – Âu (ASEM) vì TQ coi diễn đàn
này là một phương tiện để củng cố chính sách đa phương hóa, một xu thế chung của thời đại thể hiện qua các tổ chức quốc tế như
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Ngân hàng Thế giới (WB).

Tuy rằng TQ – ASEAN đã ký kết và cam kết thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC), nhưng trên
thực tế về phía TQ luôn cố “vô hiệu hóa” bằng cách tìm lý do trì hoãng bàn với ASEAN về Bộ Quy tắc ứng xử các bên ở Biển
Đông (DOC). Như vậy, mối quan hệ TQ – ASEAN được coi là “Tích cực về kinh tế - thương mại, nhưng cân bằng về vấn đề
Biển Đông”.

*TQ – NB: Sự thất bại của NB năm 1945 trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đã dẫn đến kết quả là đảo ĐL và đảo Penghu trở
về với Cộng hòa Trung Hoa (ROC) và chính phủ Nhật Bản chính thức công nhận chính phủ của Quốc dân Đảng do Tưởng Giới
Thạch lãnh đạo. Sự căng thẳng trong quan hệ giữa TQ và NB còn được gia tăng vì vai trò và vị trí của NB trong liên minh Mỹ -
Nhật.

Trong phần lớn thời gian Mao Trạch Đông cầm quyền ở TQ, NB đã áp dụng quan điểm “không rõ ràng” về tình trạng pháp lý của
ĐL. Nhưng sự hòa dịu Trung – Mỹ năm 1971 đã buộc NB phải thay đổi chính sách đối với TQ. Kết quả là năm 1972, NB đã
công nhận CHND Trung Hoa và thiết lập quan hệ ngoại giao, đồng thời thực hiện chính sách “một TQ”. Chính phủ NB hiểu đầy
đủ và tôn trọng lập trường này của chính phủ CHND Trung Hoa và chắc chắn tôn trọng bằng những nguyên tắc trong điều 8 của
Tuyên ngôn Potsdam. TQ tiếp tục phản đối tính hợp pháp của hiệp ước hòa bình được ký kết giữa NB và chính quyền ĐL vào
thời điểm kết thúc Thế chiến hai. Ngoài ra, TQ thường xuyên phản đối những liên hệ chính thức giữa chính phủ NB và nhà cầm
quyền ĐL.

Quá trình mở cửa liên tục nền kinh tế TQ từ năm 1970 xảy ra đồng thời với thời hoàng kim của quyền lực tài NB đã tạo cho
thương mại Trung – Nhật và đầu tư đạt được sự tăng trưởng ấn tượng. Mặc dù vậy, bất chấp quan hệ kinh tế Trung – Nhật gần
gũi như vậy, hai nước vẫn tiếp tục là những đối thủ cạnh tranh về kinh tế và chiến lược trong khu vực. Các hãng lớn của NB như
Sony, Toyota, Matsushita và Canon dã mở rộng điều kiện và cơ sở sản xuất ở TQ. Điều càng trở nên rõ ràng hơn là giới kinh
doanh NB đang củng cố sự hiện diện của họ ở TQ, đặc biệt vì họ tìm cách bù đắp lại thặng dư thương mại với HK bằng cách xuất
khẩu hàng hóa đã thành phẩm từ TQ. Ngược lại, sở hữu TQ đối với các tư liệu sản xuất của NB là trên danh nghĩa, vì uy lực kinh
tế của NB vẫn sẽ duy trì là nhân tố ưu thế trong quan hệ giữa hai nước.
Mặc dù vậy, những khó khăn trong quan hệ Trung – Nhật vẫn tồn tại, vì TQ tiếp tục là một trong những chủ thể chiến lược chủ
chốt trong khu vực. Bốn vấn đề đã xuất hiện đặc biệt nổi trội trong chương trình nghị sự ngoại giao và an ninh Trung – Nhật hiện
tại, bao gồm tranh chấp chủ quyền, xung đột ở quần đảo Senkaku mà TQ gọi là Điếu Ngư, mối đe dọa của chương trình phát triển
vũ khí hạt nhân của BTT, quan hệ đồng minh quân sự Mỹ - Nhật và quan hệ với ĐL. Mối quan hệ TQ – NB là đối tác kinh tế lớn
của nhau nhưng vẫn tồn tại tranh chấp về vấn đề chủ quyền biển đảo, mâu thuẫn về vấn đề biển Hoa Đông. Trong suối khoảng
thời gian 2012 – 2012, mối quan hệ TQ – NB vô cùng căng thẳng do sự bất đồng quan điểm về vấn đề của quần đảo Senkaku.
Tính đến nay, TQ vẫn liên tục đưa tàu cá vào khu vực xung quanh đảo, và cho máy bay tiến vào không phận của quần đảo này
với số lượng ngày một tăng, trọng tải ngày càng lớn, buộc phía NB cũng liên tục tăng tàu tuần tra, ngăn ngư dân đánh bắt tại đây.

Bắt đầu từ năm 2010, TQ đã chính thức soán ngôi vị “á quân” của NB trong bảng xếp hạng các nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Cuộc cạnh tranh giữa TQ và NB vì thế vẫn tiếp tục. Quan hệ Trung – Nhật hiện nay vẫn trong tình trạng “nóng về kinh tế, lạnh
về chính trị” và xu hướng “Gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác” được xem là giải pháp thiết yếu nhưng chỉ là tạm thời. Bên
cạnh đó, sự tăng cường liên minh quân sự Mỹ - Nhật phải luôn xử lí một cách khôn khéo, cẩn thận, không làm mất lòng đồng
minh NB cũng như “đối tác” quan hệ TQ để tránh đe dọa nền an ninh - ổn định tại khu vực Đông Á.

* Thách thức và triển vọng của TQ ở CA-TBD: Chủ nghĩa hiện thức cho rằng kế hoạch đa phương của TQ chính là dấu
hiệu của sự yếu đuối, không phải sức mạnh và chỉ bằng việc củng cố liên minh song phương và đa phương trong cả khu vực ví
dụ như với ASEAN mới có thể hi vọng nhận được sự hậu thuẫn cần thiết để chống lại, giảm bớt hoặc ngăn chăn vị thế địa - chính
trị áp đảo của HK trong khu vực CATBD.

Ngược lại, chủ nghĩa tự do nhấn mạnh đến sự hợp tác hơn là mâu thuẫn, hội nhập hơn là chia rẽ khi đề cập đến sự trỗi dậy của
TQ với tư cách là một cường quốc. Các nhà tự do kinh tế thừa nhận vị trí trung tâm của TQ đối với các khu vực đầu tư và sản
xuất của HK và cổ vũ Washington hãy coi TQ như là một đối tác hơn là một kẻ thù trong nền kinh tế toàn cầu.

Từ quan điểm của chủ nghĩa tân Mác-xít, khả năng của TQ chuyển từ một nước công nghiệp mới giai đoạn đầu sang một nước cơ
bản trong hệ thống quốc tế xảy ra ở thời điểm then chốt vì nước này xuất hiện với tư cách là một quyền lực tầm cỡ quốc tế thực
sự. Cho dù phát triển, TQ có thể vẫn nằm ở vùng bán ngoại vi của nền kinh tế thế giới. Mặc cho sự phát triển chóng mặt của
mình, TQ vẫn là một nước có khu vực nông thôn rộng lớn và số người nghèo rất đông. Mặc dù vậy, quan điểm của tân Mác-xít
luôn xem sự xuất hiện của TQ như là một lực lượng bổ sung và chống lại bá quyền trong khu vực với tư cách là phản ứng trực
tiếp với sự vượt trội kinh tế và quân sự của liên minh Mỹ - Nhật ở CATBD. Đối với chủ nghĩa phụ thuộc, câu hỏi chủ chốt liên
quan đến TQ là liệu nước này có thể thực hiện thành công một mô hình phát triển kinh tế tư bản giống như NB, hoặc liệu TQ sẽ
duy trì vị trí ngoại biên trong nền kinh tế thế giới, phụ thuộc chủ yếu vào FDI và công nghệ nước ngoài.

Vd: Dự án Dự án Vành đai và Con đường (Belt and Road Initiative - BRI) được Tập Cận Bình công bố vào năm 2013 và đã trở
thành một yếu tố quan trọng trong chiến lược đối ngoại và kinh tế của Trung Quốc. Nhằm xây dựng các tuyến đường và cơ sở hạ
tầng vận tải từ Trung Quốc tới các quốc gia khác, đặc biệt là ở Châu Á, Châu Âu và Châu Phi. Dự án này bao gồm cả Vành đai
kinh tế Lục địa và Con đường Hải lưu. Tạo ra nhiều cơ hội hợp tác và đầu tư cho các quốc gia đối tác. Trung Quốc đã thúc đẩy
các dự án hạ tầng, vận tải, năng lượng, và cảnh quan khu công nghiệp. Các quốc gia trong khu vực đã hưởng lợi từ nguồn đầu tư
và tài trợ của Trung Quốc, tăng cường quan hệ kinh tế và chính trị với Trung Quốc. Tuy nhiên một số quốc gia đã bày tỏ lo ngại
về nợ và tính minh bạch của các dự án, cũng như về tác động địa chính trị và an ninh của Trung Quốc. Đây chính là ví dụ thể
hiện tính triển vọng cũng như là thách thức của TQ

Tương lai của TQ phụ thuộc vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản TQ. Hiện tại, Đảng Cộng sản TQ đang được dẫn dắt bởi thế hệ
lãnh đạo mới mà đại diện là Tập Cận Bình, người có quan điểm mới về vai trò của Đảng Cộng sản, khác với những thế hệ trước.
Bên cạnh ĐL, TQ cũng phải đối mặt với 3 vấn đề khác được xếp ngang hàng với ĐL là Tây Tạng, Tân Cương và gần đây là Biển
Đông,... Từ góc độ bên trong, TQ ngày càng phải xem xét lại tốc độ, quy mô và chất lượng phát triển của mình nhằm đảm bảo sự
phát triển bền vững, đồng thời phải giải quyết những vấn đề nội tại như nạn tham nhũng, quan liêu, tính minh bạch, môi trường,
bất bình đẳng và rất nhiều những vấn đề khác nữa.

Vd: Trung Quốc đã tiến hành xây dựng và mở rộng các cơ sở hạ tầng quân sự và dân dụng trên 2 hòn đảo Hoàng Sa và Trường
Sa ở Biển Đông năm 2014, điều này gây lo ngại và phản đối mạnh mẽ từ phía các quốc gia như VN, Philipines và cộng đồng
quốc tế bởi hành động này đc coi đó là một đe dọa đối với chủ quyền lãnh thổ của họ và ổn định khu vực.
* Quan niệm an ninh mới (NSC) của TQ: Bắt đầu từ năm 1998, TQ đã phát triển cái mà một số nhà bình luận gọi là quan niệm
an ninh mới. Quan niệm an ninh mới (NSC) dựa vào một số tiền đề cơ bản cho rằng TQ đang bị một thách thức trực tiếp và
nghiêm trọng từ ngoại giao an ninh khu vực của HK. Quan niệm an ninh mới còn đề nghị một kế hoạch an ninh thay thế cho hệ
thống đồng minh song phương của HK đã thống trị nền chính trị an ninh CÁ suốt nửa thế kỷ qua bằng cách phác ra một khuôn
khổ an ninh khu vực đa phương mới không có bất cứ cấu trúc liên minh nào. Khái niệm “an ninh mới” sau đó dần được TQ áp
dụng vào quá trình “trỗi dậy hòa bình” của nước này và được quảng bá thông qua một số cơ chế an ninh đa phương như Tổ chức
Hợp tác Thượng Hải (SCO) và Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF),...

Quan điểm về an ninh và hợp tác an ninh của TQ được dẫn dắt bởi Hiến chương LHQ và Năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình
từ đó sản sinh ra quan niệm an ninh mới của TQ (NSC):

1. Khu vực CATBD và thế giới đang chuyển động không gì thay đổi được về phía đa cực và đối thoại, hợp tác khu vực là
cách tốt nhất để đảm bảo hòa bình và an ninh.
2. Giải quyết quan hệ với các nước láng giềng gần gũi thông qua các hiệp định biên giới và các biện pháp xây dựng lòng
tin.
3. Hợp tác với Nga để cân bằng với bố trí an ninh quốc tế của HK liên quan đến kiểm soát vũ khí và thực thi hòa bình.
4. Thực hiện một nền ngoại giao khu vực “chống bá quyền” nhằm định hình 1 môi trường an ninh khu vực, nơi hệ thống
đồng minh của HK sẽ không còn phù hợp hoặc cần thiết nữa.

Nếu NSC của TQ được hiểu là một sự thay đổi chính sách quan trọng, thì thái độ ngoại giao mà Bắc Kinh thông qua trong trung
hạn sẽ xác định mức độ quan trọng của nó. Nhưng có rất ít bằng chứng NSC trên thực tế là sự đoạn tuyệt với thực tế chính sách
đối của TQ trong quá khứ.

Từ quan niệm an ninh mới (NSC), TQ đã thực hiện Sáng kiến “Vành đai và con đường” – bản chất của sáng kiến này là các dự
án cơ sở hạ tầng nhằm kết nối các nước với TQ, được chia thành hai phần chính là Vành đai kinh tế (con đường tơ lụa trên bộ) và
Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI, sẽ đi qua ba châu lục Á – Âu – Phi. Với mục tiêu phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, các
nước thuộc phạm vi của sáng kiến “Vành đai và con đường” sẽ cần nguồn lực rất lớn để đầu tư xây dựng, song họ vốn đều thuộc
nhóm các quốc gia đang phát triển hoặc vùng tranh chấp. Với nền kinh tế nghèo nàn, nguồn lực để những nước này có thể thực
hiện chủ yếu sẽ đến từ những khoản vay tín dụng khổng lồ của TQ, các quốc gia thành viên của “Vành đai và con đường” cũng
đang phải đối mặt với một loạt các vấn đề về chủ quyền quốc gia, thiếu minh bạch, ngoại giao “bẫy nợ”, gánh nặng tài chính
không bền vững và rủi ro địa chính chính với môi trường suy thoái.

Do đó, ý nghĩa của NSC sẽ được chứng minh bằng hành động và sáng kiến của TQ ở cả tầm khu vực và quốc tế hơn là trong
những lời phát biểu hùng biện của lãnh đạo nước này.

* Sự thay đổi chính sách của Mỹ đối với TQ: Mỹ đã thay đổi chính sách đối ngoại với TQ thông qua 5 yếu tố sau:

1. Xây dựng mạng lưới đối trọng: Mục tiêu là tạo ra một môi trường thương mại công bằng và đối trọng với ảnh hưởng
kinh tế của TQ, đồng thời tăng cường quan hệ đối tác kinh tế với các quốc gia CATBD.
2. Hợp tác với đồng minh và đối tác quốc tế: Thúc đẩy các quốc gia khác hạn chế sự phụ thuộc vào TQ.
3. Kiểm soát xuất khẩu và đầu tư: HK đã gia tăng kiểm soát xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao và nguyên liệu chiến
lược nhằm ngăn chặn TQ tiếp cận và sử dụng không đúng mục đích.
4. Chống lại những hành động không tuân thủ quy tắc của TQ: Đã áp dụng áp lực chính sách và công nghệ.
5. Tăng cường giám sát và chống nguy cơ an ninh: Từ các hoạt động của TQ đặc biệt là trong lĩnh vực mạng và tính báo.

Chương 4. Nhật Bản và CA-TBD

NB cuối cùng đã thực sự “bay lên mặt nước” trỗi dậy từ sự tàn phá của chiến tranh trở thành nền kinh tế lớn thứ hai (gần đây là
thứ ba) sau HK. Cái gọi là “mâu thuẫn của một quyền lực không được thực hiện” là một nhận xét thẳng thắn của chủ nghĩa hiện
thực, trong đó lý thuyết này tiên đoán một quyền lực đang trỗi dậy sẽ sử dụng nguồn sức mạnh của mình để làm tăng lên sức
mạnh tương đối của nó trong hệ thống quốc tế NB, mặc dù vậy, có vẻ NB không đi theo con đường này. Kéo dài sự huyền bí của
NB là các quá trình hoạch định chính sách đối ngoại phức tạp được hình thành qua một hệ thống quan liêu liên quan đến quản lý
và thực hiện, ít liên quan đến chính sách đối ngoại. Một số người thậm chí còn đi quá xa khi cho rằng NB “không có chính sách
đối ngoại mà chỉ có chính sách kinh doanh”.

Thông qua các cố gắng có chủ ý để “đuổi kịp” các cường quốc ở CÂ, NB đã đầu tư và đạt được sức mạnh quân sự và hải quân
đáng kể, dẫn tới chiến thắng trong cuộc chiến tranh Trung – Nhật (1894 -1895) và cuộc chiến tranh Nga – Nhật (1904 -1905).
Nối gót những chiến thắng này, NB đã tiến thêm một bước bằng việc chiếm đảo Formosa (ĐL) và HQ. Ngoài ra, NB còn tích cực
chuẩn bị tham chiến với TQ bằng việc mở rộng sự chiếm đóng ở Mãn Châu thành khu vực kiểm soát của mình và đẩy lùi sự vượt
trội của Nga nói chung.

* Nhật Bản trong thời kỳ Chiến tranh lạnh: Việc HK ném hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki của NB vào
tháng 8 năm 1945 đã buộc NB phải đầu hàng hoàn toàn vô điều kiện.

Sự chiếm đóng của Đồng Minh ở NB kéo dài từ 1945 -1951 có một mục tiêu cơ bản là xây dựng một nước Nhật mới không bao
giờ có khả năng đe dọa lợi ích của phương Tây và trật tự thế giới. Để thực hiện những mục tiêu này, NB buộc phải dân chủ hóa
và phi quân sự hóa. Các tù nhân chính trị đã được thả, lệnh cấm các đảng cánh tả đã được tháo bỏ và các liên minh đòi quyền lợi
đã được thừa nhận. Trong nhiệm kỳ đầu của Thủ tướng Yoshida Shigeru, Hiến pháp hòa bình của NB (1946) phần lớn đã được
các quan chức HK soạn thảo. Điều 9 của Hiến pháp từ chối chiến tranh và cam kết NB sẽ không bao giờ phát triển sức mạnh trên
bộ, trên biển và trên không cũng như các tiềm năng chiến tranh khác. Quyền tham chiến của nhà nước không được công nhận.

Khi chiến tranh bắt đầu nóng lên, mối quan tâm của HK đã chuyển sang hướng bảo đảm quy chế đồng minh cho NB. Những điều
chỉnh khoan nhượng đã có thể thực hiện được chừng nào NB đứng về phía “thế giới tự do”, ủng hộ cho chiến lược của HK. Hiệp
ước an ninh Mỹ - Nhật năm 1952 thể hiện khái niệm đồng minh của nhau trong đó NB để đáp lại sự bảo đảm an ninh của HK, sẽ
cho phép nước này được sử dụng căn cứ quân sự của NB. Các căn cứ quân sự này đã đóng vai trò quan trọng trong hai cuộc
chiến tranh của HK ở bán đảo Triều Tiên và VN. Hiến pháp hòa bình và Hiệp ước an ninh là cơ sở chắc chắn cho NB không theo
đuổi mục tiêu quân sự mà chỉ là tự vệ. Bị Hiến pháp cấm không được phát động chiến tranh và không được sở hữu lực lượng tấn
công, phụ thuộc hoàn toàn vào cái ô an ninh của HK, NB đã có một giai đoạn 40 năm “hòa bình”, không triển khai lực lượng
quân đội và đóng một vai trò nhỏ nhất trong các vấn đề an ninh quốc tế. Năm 1967, chính phủ cũng thông qua ba nguyên tắc phi
hạt nhân, tuyên bố NB sẽ không bao giờ sản xuất, sở hữu hoặc cho phép vận chuyển vũ khí hạt nhân.

HK đã ủng hộ NB gia nhập GATF và Liên hợp quốc vào giữa những năm 1950 và gia nhập OECD vào năm 1964. Vào những
năm 1960, một sự đồng thuận đã xuất hiện rộng rãi ở NB xung quanh việc thực hiện chiến lược tăng trưởng kinh tế dưới ô an
ninh của HK với điều kiện quan hệ chặt chẽ với nước này. Lúc đầu yêu cầu NB giải trừ quân bị, nhưng khi Ctranh Lạnh xuất hiện
như một nguyên tắc cấu trúc mới của hệ thống quốc tế hai cực, thì HK đã bắt đầu gây sức ép buộc NB phải chia sẻ phần lớn chi
phí quân sự, nhất là sau khi cuộc chiến tranh Triều Tiên nổ ra. Kết quả là, lực lượng cảnh sát đã có được tổ chức lại vào năm
1954 và trở thành lực lượng phòng vệ NB. Trong những năm 1960, lực lượng đối lập với đường lối của Thủ tướng Yoshida đã
phần lớn vị loại bỏ, khi NB bắt tay vào một chương trình tăng trưởng kinh tế vĩ đại.

HK lo ngại rằng việc nuôi dưỡng kinh tế NB phát triển và sự ủng hộ của nước này trong Ctranh Lạnh sẽ ảnh hưởng đến những lợi
ích của chính trị của HK trong khu vực. Vì kinh tế NB tăng trưởng đã thách thức sự vượt trội của các nền kinh tế phương Tây.
Nói một cách ngắn gọn là trong khi NB thâm nhập vào các thị trường phương Tây để bán các sản phẩm của họ, NB đã chơi một
trò chơi thương mại không đẹp. Sự thặng dư thương mại khổng lồ của NB trong buôn bán với HK những năm 1980 và 1990 đã
được xem như là bằng chứng của sự việc này. Các tranh cãi thường xuyên diễn ra giữa hai nước liên quan đến các vấn đề như
thâm nhập thị trường, chia sẻ công nghệ và nguyên tắc có đi có lại.

Căng thẳng cũng mở rộng sang lĩnh vực an ninh. Trước tình hình NB tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, HK đã đề nghị nước này phải
đóng một vai trò quan trọng hơn trong việc chia sẻ kinh trách nhiệm. Với việc HK lúng túng trong các cam kết ở CÁ sau khi thất
bại trong chiến tranh VN và căng thẳng trong xung đột Ctranh Lạnh với LX. Trong thời gian Ctranh Lạnh, mối quan tâm an ninh
của NB là làm sao gắn chặt với lợi ích và sự che chở của HK. Trong quan hệ với các nước khác, NB tập trung chủ yếu vào những
vấn đề kinh tế. Ý tưởng an ninh toàn diện đã cho phép NB hợp thức hóa vai trò khu vực và quốc tế của mình. Bằng cách xây
dựng sự phụ thuộc kinh tế của khu vực, thông qua đầu tư, chuyển giao công nghệ và thương mại, NB đã có thể cải thiện được
hình ảnh của mình trong mắt cộng đồng quốc tế, giúp cho sự ổn định và an ninh khu vực được tăng cường.
Như một đại diên BNG NB có nhận xét, nước Nhật hậu chiến đã tự xác định mình là một quốc gia văn hóa theo đuổi những
nguyên tắc tự do, dân chủ và hòa bình, nhưng đó chỉ là những nguyên tắc có tính chất bề ngoài, còn mục tiêu nền tảng là tập
trung toàn bộ sức lực cho tăng trưởng kinh tế.

* Nhật Bản và CA-TBD từ sau chiến tranh lạnh: NB đã mở rộng mối quan tâm của họ bằng cách phát triển quan hệ với các nền
kinh tế khác của ĐNA trong những năm 1960 – 1970. Có một số nhân tố thúc đẩy NB tìm kiếm vai trò tích cực hơn trong khu
vực vào giữa những năm 1970. Nhận thấy ngoại giao kinh tế riêng thôi không đủ để duy trì quan hệ tốt đẹp với khu vực, NB đã
bắt tay vào một chiến dịch ngoại giao mới với các nước láng giềng CÁ.

Với sự thay đổi của cấu trúc quyền lực khu vực khi HK chịu thất bại ở VN và các nước Đông Dương giành thắng lợi trong cuộc
đấu tranh giành độc lập, NB buộc phải suy nghĩ lại về vị trí của mình. Sau khi giành được vị trí Thủ tướng NB vào năm 1977,
Takeo Fukuda đã nhanh chóng xác định lại những mục tiêu trong chính sách đối ngoại của NB và tái khởi động chủ nghĩa hòa
bình NB khi phải đối diện với thực tế là HK rút khỏi ĐNA.

Tháng 8 năm 1977, Fukuda đã đưa ra tài liệu được biết đến với cái tên Học thuyết Fukuda. Học thuyết Fukuda đã có vai trò quan
trọng trong việc đưa ra một chính sách can dự khu vực hiệu quả, tạo ra nền tảng cho việc xuất hiện các mối liên hệ phụ thuộc
giữa NB và khu vực. Trong những năm tiếp theo, dòng chảy hỗ trợ kinh tế và FDI từ NB vào ĐNA còn tiếp tục tăng mạnh. Vào
những năm 1980, ý tưởng về “mô hình đàn ngỗng bay”, được các công ty NB quảng, theo đó NB là con ngỗng đầu đàn, tiếp theo
là các nước công nghiệp mới hàng đầu, rồi đến các nước công nghiệp mới hàng thứ hai. NB được coi là quyền lực kinh tế vượt
trội ở khu vực CÁ đang tìm cách đưa các nước khác vào chiến lược xuất khẩu và tăng trưởng toàn cầu của mình. NB đã trở thành
bá chủ kinh tế khu vực, có khả năng định hình môi trường kinh tế khu vực và bằng sức mạnh của mình có khả năng chiến thắng
các quốc gia khác cho chiến lược xây dựng một liên minh kinh tế khu vực của mình.

NB đã sắp đặt một cách có chọn lọc các xí nghiệp sản xuất, các nhà máy lắp ráp,... và đã hội nhập các cơ sở này vào một quá
trính sản xuất rộng khắp toàn khu vực. Theo một số nghiên cứu, NB đã sử dụng liên minh sản xuất khu vực của mình như là một
cơ sở để xuất sang HK và CÂ. Chiến lược của NB đã dẫn đến một số thay đổi đáng kể trong lĩnh vực thương mại. Trong khi HK
vẫn tiếp tục là một thị trường chủ yếu, sự đa dạng các đối tác xuất nhập khẩu đã giảm bớt sự phụ thuộc chiến lược cùa NB vào
HK.

*Thách thức và triển vọng của NB ở CATBD: Với sự kiện Ctranh Lạnh chấm dứt, Thủ tướng NB Kaifu Toshiki nhận định rằng
một trang sử mới với đối thoại và hợp tác thay cho đầu đạn hạt nhân và xe tăng đã đến. Tuy nhiên, thực tế lại không đơn giản như
vậy. Chủ nghĩa lạc quan về một trật tự thế giới mới dựa trên những nguyên tắc của chủ nghĩa quốc tế tự do, sự phụ thuộc kinh tế
và đối thoại có lý trí đã bị tiêu tan vì những sự kiện xảy ra tiếp theo đó. Một thập kỷ trôi qua kể từ khi Ctranh Lạnh chấm dứt,
định hướng cơ bản của NB về quốc phòng và an ninh thay đổi rất ít, kể cả quan niệm về các mối đe dọa. Chính sách đối ngoại
của NB phản ánh nhận thức về một môi trường vô chính phủ của các quyền lực cạnh tranh với nhau.

Liên quan đến BTT, ở đó dường như không có sự đe dọa tức thì lơn hơn đối với an ninh của NB. Mặc cho các cuộc đàm phán
kéo dài hàng thập kỷ và những cố gắng ngoại giao nhằm đưa BTT vào quỹ đạo quan hệ quốc tế (với NB đóng vai trò trung tâm
cùng với TQ, HK và HQ), BTT vẫn nằm ngoài quỹ đạo do Mỹ dẫn dắt và thường xuyên đe dọa phá vỡ tiến trình đó. Vào những
năm 1980, NB đã bắt đầu tăng cường vai trò của mình trong liên minh với HK. Bắt đầu từ thiên niên kỷ mới, NB một lần nữa lại
thể hiện vai trò mạnh hơn bằng phản ứng của mình trước sự kiện 11/9. Trên thực tế, NB đã thay đổi đường lối của Yoshida trước
đây, hướng tới sự can thiệp quân sự trong các hoạt động quốc tế. Hiện tại ở NB vẫn đang phải diễn ra các cuộc tranh luận về Hiến
pháp. Nếu cứ chiếu theo điều 9 thì lực lượng dân phòng của NB đã vượt quá quy định rồi. Rõ ràng ở NB đang tồn tại những thế
lực chính trị muốn tìm cách xem lại điều 9 của Hiến pháp để NB có thể chấm dứt sự “không bình thường” của mình. Đối với lực
lượng bảo thủ, họ mong muốn một sự thay đổi Hiến pháp vì như vậy sẽ thuận lợi hơn trong việc gửi lực lượng tự vệ ra nước
ngoài làm nhiệm vụ.

Song song với nhấn mạnh liên minh Mỹ - Nhật, bắt đầu từ những năm 1990, NB cũng ngày càng quan tâm đến những sáng kiến
đa phương. NB không chỉ tham gia vào các chiến dịch gìn giữ hòa bình của LHQ mà còn tìm cách cải thiên môi trường an ninh
của mình thông qua việc ủng hộ diễn đãn an ninh khu vực, đặc biệt là ARF. Việc tham gia của NB đã thể hiện bằng những diễn
đạt mềm mại truyền thống trong các văn kiện chính thức. Đó là mong muốn xây dựng một cơ chế minh bạch để chia sẻ thông tin,
tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa các quốc gia. NB trong 10 năm tới xác định ba nội dung cơ bản trong chính sách
đối ngoại của mình là xây dựng hòa bình và thịnh vượng cho CÁ, tái xác định mối quan hệ chiến lược với HK, giữ gìn hòa bình
và ổn định thế giới.

Từ góc độ lý thuyết, câu hỏi quan trọng nhất liên quan đến quan điểm của chủ nghĩa tân hiện thực, giả dụ trong điều kiện vô
chính phủ, là liệu NB sẽ theo đuổi một cơ bản quá trình “bình thường hóa” của mình bao gồm cả việc sản xuất vũ khí nguyên tử.
Từ quan niệm của chủ nghĩa hiện thực, người ta lập luận rằng sự phát triển này đại diện cho xu hướng “bình thường”. NB có thể
cuối cùng sẽ thay đổi quyền lực không được hiện thực hóa cho mình. Đối với chủ nghĩa tân hiện thực, hành vi của NB là hoàn
toàn bình thường trong môi trường an ninh không chắc chắn hiện nay. Thông qua sự phát triển theo bề sâu liên minh với HK, NB
đang làm những điều mà tất cả các nước đều làm, cân bằng với cường quốc thù địch tiềm năng và lôi kéo sự ủng hộ đối với bá
quyền HK. Đối với chủ nghĩa tự do, vai trò tăng lên của NB trong các sứ mệnh gìn giữ hòa bình của LHQ có thể được phân tích
như là một biểu hiện đáng mừng của NB trong việc tham gia vào những thế chế mới xuất hiện của an ninh thế giới dưới sự lãnh
đạo “bá quyền tự do” của HK. Từ quan điểm của chủ nghĩa cấp tiến, sự thất bại của NB trong việc cân bằng quyền lực của HK và
sự tiếp tục ưu tiên tăng cường cho sức mạnh HK trong khu vực cho thấy một cấu trúc của bá quyền do HK lãnh đạo vẫn hiện
diện. Rổt cuộc là NB được hưởng lợi ích nước đôi của tăng trưởng kinh tế và thâm nhập những thị trường quan trọng cùng bộ
máy an ninh HK.

* Học thuyết Miyazawa: Sự điều chỉnh chính sách ĐNA của NB được thể hiện tương đối toàn diện trong học thuyết Miyazawa
được Thủ tướng NB Kiichi Miyazawa (1991 – 1993) công bố nhân chuyến thăm các nước ASEAN tháng 1/1993.

Thứ nhất, NB nhắc lại cam kết không trở thành “cường quốc quân sự”. Đồng thời, NB chủ trương cùng các nước tập trung hợp
tác ổn định tình hình khu vực, thiết lập trật tự an ninh và hòa bình ở khu vực.

Thứ hai, NB kêu gọi hợp tác, phối hợp chặt chẽ với ASEAN để tái thiết Đông Dương, xác lập “Diễn đàn phát triển toàn diện
Đông Dương”. Hai nội dung then chốt này xét cho cùng đều hướng tới một mục tiêu nhất quán là xác lập ảnh hưởng toàn diện và
áp đảo của NB ở ĐNA.

Học thuyết Miyazawa thực chất là sự tiếp nối những nổ lực lớn của NB từ học thuyết Fukuda – học thuyết nền tảng đánh dấu “sự
quay trở về CÁ” của NB. Duy trì quan điểm “chính trị, kinh tế song hành” được hình thành từ học thuyết Fukuda. Học thuyết
Miyazawa tiếp tục khẳng định trụ cột kinh tế và trụ cột chính trị luôn là động lực nền tảng thúc đẩy, củng cố quan hệ ngoại giao
và trở thành những định hướng cho sự phát triển quan hệ của NB với các nước ĐNA trong một giai đoạn mới.

=> Tạo điều kiện cho các nước ĐNA trong đó có ba nước Đông Dương khôi phục và phát triển kinh tế. Năm 1992, Ngân hàng
phát triển CÁ đã bắt đầu chương trình hợp tác kinh tế tiểu vùng sông Mêkong. Năm 1993, chính phủ NB đưa ra sáng kiến tổ chức
diễn đàn phát triển toàn diện Đông Dương. NB còn tham gia tích cực trong tiến trình thúc đẩy sáng kiến và hợp tác, phát triển ba
nước Đông Duoeng, đặc biệt là đối tác VN, nhất là trong lĩnh vực ODA và FDI.

=> Tạo điều kiện thiết lập khu vực kinh tế mở toàn diện năng động ở Đông Dương. NB tích cực tham gia vào Tổ chức kinh tế
CATBD vì mục tiêu của APEC là hợp tác mở. Việc tiếp nhận ODA của NB bước đầu tạo cơ sở xây dựng khu vực Đông Dương
thành khu kinh tế mở năng động thông qua hàng loạt các sáng kiến kinh nghiệm của cả NB và của cả các nước ASEAN và Đông
Dương vì lợi ích của các đối tác.

=> Tạo cơ hội thuận lợi nhất cho các nước ở ĐNA hội nhập vào nền kinh tế thế giới. NB tạo những cơ hội thuận lợi cho nhiều
nhà đầu tư, nhiều tổ chức tài chính thế giới tham gia, tạo điều kiện cho khu vực kinh tế mở ở Đông Dương bắt đầu phát triển.

* Học thuyết Hashimoto: Học thuyết Hashimoto là một sự công nhận của NB đối với vai trò của ASEAN như một cực quan trọng
về chính trị ở khu vực CATBD. Và điều này có ý nghĩa quan trọng đối với trật tự khu vực mới đang hình thành cũng như hòa
bình và ổn định ở khu vực này. Học thuyết Hashimoto cũng là một trong những bằng chứng về xu thế đa cực hóa trong trật tự thế
giới sau Ctranh lạnh, vì sau Ctranh Lạnh giữa Mỹ, TQ và NB có nhiều bất đồng về chính trị và kinh tế.

Học thuyết Hashimoto chứng tỏ NB đang dần khẳng định mình không còn là một nước khổng lổ về kinh tế và “lùn” về chính trị.
Vai trò chính trị của NB đang được mở rộng và một trong những cánh cửa quan trọng nhất mà Nhật đang mở ra là ASEAN. Điều
này cũng có ý nghĩa tích cực bởi vì sự tham gia của ASEAN vào việc tạo dựng một trật tự quốc tế đa cực thời kỳ hậu chiến tranh
lạnh sẽ góp phần cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng cho tất cả các nước lớn và nhỏ.

CHƯƠNG 5. Liên Bang Nga và CA-TBD

* Liên Xô và khu vực CA-TBD trong chiến tranh lạnh: Có thể nói trong Ctranh Lạnh, CATBD là khu vực mà LX đã thực
hiện những cuộc chiến tranh nóng, cụ thể là Chiến tranh Ttien (1950 – 1953), cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954) và
kháng chiến chống HK (1954 - 1975) nhằm chống lại chiến lược ngăn chặn chống chủ nghĩa cộng sản của HK. Nhìn chung,
chiến lược của LX được thể hiện ở ba nội dung cơ bản là cân bằng với HK, tăng cường quan hệ với các nước XHCN và mở rộng
ảnh hưởng ở thế giới thứ ba. Ba nội dung này đan xen, có quan hệ mật thiết với nhau, nhưng đều phục vụ mục đích quan trọng
nhất của LX là giữ thế cân bằng với HK trong trật tự hai cực. Để cân bằng với HK, LX đã duy trì cuộc chạy đua vũ trang trong
suốt thời kỳ Ctranh Lạnh. Hậu quả là cuộc chạy đua này đã làm cho nền chính trị bị cứng nhắc, không linh hoạt, uyển chuyển,
nền kinh tế bị tập trung, chỉ hủy đến mức tối đa, phát triển chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, vũ trụ, không có khả
năng cạnh tranh; đời sống văn hóa tinh thần bị đơn điệu.

Sự giúp đỡ của LX đối với các nước XHCN trên tinh thần quốc tế vô sản đã làm chính LX bị ảnh hưởng nhiều mặt. Tiềm lực của
LX bị giảm sút do phải chi viện tràn lan, dàn trải, kém hiệu quả. Sự giúp đỡ chủ yếu dựa trên tiêu chí ý thức hệ, không tính đến
yếu tố hiệu quả cũng làm cho mối quan hệ giữa LX và các nước Đồng minh phát triển theo chiều hướng tiêu tục, bất đồng, mâu
thuẫn. Vd: Từ năm 1979 đến 1989, chính phủ Xã hội Chủ nghĩa ở Afghanistan đang đối mặt với cuộc nổi dậy chống lại chế độ và
được Liên Xô hỗ trợ. Liên Xô đã cung cấp vũ khí, quân đội và hỗ trợ tài chính cho chính phủ Afghanistan nhưng hầu như không
chú trọng đến việc xây dựng hệ thống kinh tế và xã hội bền vững. Sự giúp đỡ của Liên Xô chủ yếu dựa trên tiêu chí ý thức hệ,
nhấn mạnh vào việc duy trì chế độ chính trị có quan điểm tương đồng mà không cân nhắc đến cách quản lý hiệu quả và sự phát
triển dài hạn của Afghanistan. Điều này dẫn đến việc chiến tranh kéo dài và sự mất mát không cần thiết về người và tài nguyên.
Mối quan hệ giữa Liên Xô và các nước Đồng minh trong khu vực, đặc biệt là với các quốc gia phương Tây, trở nên căng thẳng và
bất đồng khi họ không chấp nhận được sự can thiệp mạnh mẽ của Liên Xô và không đồng ý với chiến lược chủ yếu dựa trên lợi
ích chính trị và ý thức hệ.

Sự bất hòa giữa LX, thành trì của CNXH với TQ, quốc gia có dân số lớn nhất thế giới, đã ảnh hưởng sâu sắc không chỉ tới quan
hệ song phương mà còn tác động tiêu cực tới chính trị quốc tế của khu vực và thế giới. Năm 1956, mâu thuẫn giữa LX và TQ đã
dần dần bùng phát một cách công khai, gây chia rẽ và ảnh hưởng sâu sắc trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế mà
nguyên nhân sâu xa là cả hai nước đều muốn đóng vai trò lãnh đạo đối với phong trào. Trước những thách thức của tình hình thế
giới và trong nước, năm 1985 khi lên lãnh đạo Đảng Cộng sản LX, Gorbachop đã quyết định tiến hành cải tổ và công khai mở ra
một giai doạn mới trong tiến trình phát triển của LX và toàn thế giới. Sự sụp đổ của LX năm 1991 đã đánh dấu không chỉ sự tồn
tại của một nhà nước mà còn bắt đầu một giai đoạn mới: giai đoạn hậu Ctranh Lạnh.

Sau hơn 20 năm xây dựng một nước Nga hậu Xô Viết, đất nước này vẫn chưa có được vị trí của một siêu cường có khả năng đối
trọng với HK. Cùng với sự tan rã của LX, sự giải thể của khối quân sự Vácsava và SEV và sự mở rộng EU và NATO về phía
Đông, không gian ảnh hưởng của Nga ngày một bị thu hẹp, không chỉ ở lãnh thổ LX cũ mà còn ở cả Trung và Đông Âu. Biên
giới của NATO dã tiến sát nước Nga và không có một vùng đệm để bảo vệ Nga như trước đây nữa. Cán cân lực lượng thế giới từ
chỗ cân bằng giữa HK và LX trước đây đã từng bước thay đổi theo chiều hướng hoàn toàn bất lợi cho Nga. Nước Nga không
những không có ảnh hưởng tới các diễn biến chính trị ở cấp độ toàn cầu mà cũng khó có khả năng tác động đến các quá trình vận
động của các sự kiện diễn ra ngay trong những khu vực mà Nga có nhiều ảnh hưởng. Một trong số đó là khu vực CATBD.

Với sự kiện lên cầm quyền và khả năng lãnh đạo của V. Putin, từ năm 2000 nền kinh tế Nga đã bắt đầu có dấu hiệu ổn định và
phục hồi sau gần một thập kỷ hỗn loạn và bất ổn từ năm 1991. Putin được tái đắc cử nhiệm kỳ hai và ông đã tiếp tục công cuộc
cải cách với quy mô và tốc độ lớn hơn, buộc các nước khác phải thừa nhận vị trí và tiếng nói của Nga trong các công việc quốc
tế. Ngay sau khi được tái đắc cử, Tổng thống Putin đã tiến hành điều chỉnh chính sách đối ngoại của Nga, thông qua một số tài
liệu quan trọng. Trong số đó tiêu biểu là Chiến lược an ninh quốc gia Nga được công bố ngày 10/01/2001, Học thuyết quân
sự LBN ngày 21/04/2001. Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nga là tính thực dụng và thực tế. Để thực hiện mục tiêu
này, Nga ưu tiên hàng đầu cho việc phát triển quan hệ để củng cố vị thế. Trong quan hệ đối ngoại, Nga tập trung đồng thời vào
một số đối tác chính sau đây: một là xây dựng quan hệ song phương tin cậy với HK và EU, hai là tái khẳng định vai trò
trọng tâm trong cộng đồng với các quốc gia độc lập (SNG), ba là duy trì quan hệ với các nước CÁ và Trung Đông, trong
đó đặc biệt là coi trọng mối quan hệ đối tác chiến lược với TQ.
*Thách thức và triển vọng của LBN ở CATBD: Trước đây dưới thời Tổng thống Yeltsin, Nga đã quá chú ý đến quan hệ với
các nước phương Tây, định hướng Đại Tây Dương, nên đã lãng quên CATBD, trong đó có TQ. Chỉ từ khi Tổng thống Putin điều
chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng cân bằng Đông – Tây, LBN mới chú ý đến khu vực này trong đó TQ là đối tác có nhiều
“duyên nợ”. Sự gần gũi về địa lý, nhu cầu phát triển vùng Biễn Đông, “cơn khát dầu” ngày càng tăng của TQ và một CATBD
năng động là những tiền đề quan trọng thúc đẩy Nga quan tâm tới khu vực này. Trong rất nhiều nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của
chính sách ngoại giao Nga là xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với TQ trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ và cân bằng lợi ích. Cả hai nước chia sẻ một số quan điểm chung là duy trì sự ổn định ở khu vực CATBD và có
trách nhiệm tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Ttien. Vd: Cuộc tập trận hải quân Nga-Trung
Quốc ở Biển Đông năm 2019 thể hiện mối quan hệ chiến lược giữa hai nước. Triển vọng hợp tác là rõ ràng, nhưng đồng thời đặt
ra thách thức cho Nga với sự gia tăng vị thế của Trung Quốc trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Nga đang phải cân nhắc
giữa sự cạnh tranh và hợp tác với Trung Quốc, mở ra cơ hội và thách thức chiến lược trong quan hệ khu vực.

Với tư cách là nước láng giềng của Nga, tuy không chung biên giới, song NB lại có tầm quan trọng đặc biệt vì án ngữ trên tuyến
đường biển chiến lược nối liền phần lãnh thổ phía Dông của Nga với các nước ven bờ TBD cũng như sang Ấn Độ Dương. Trong
những năm đầu thế kỷ XXI, cả Nga và Nhật Bản đã có sự thay đổi trong nhận thức về vị trí, vai trò của mình vì lợi ích tương tác
mà cả hai đều cần đến nhau. Cải thiện quan hệ, tranh thủ được sự ủng hộ của NB, một mặt sẽ tạo điều kiện cho Nga có nhiều cơ
hội hơn để tham gia đầy đủ các tổ chức quốc tế vì NB có tiếng nói quan trọng và vai trò to lớn trong hầu hết các tổ chức này, mặt
khác NB sẽ là cầu nối để Nga phát triển cơ chế hợp tác toàn diện và xâm nhập vào khu vực ĐÁ đồng thời, củng cố an ninh và hòa
bình ở vùng Viễn Đông của Nga. Vd: Năm 2019, Nga và Nhật Bản đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh nhằm cải thiện quan hệ và
giải quyết tranh chấp về Quần đảo Kuril. Trong bối cảnh Nhật Bản đòi hỏi quyền lãnh thổ, thách thức chính là tranh chấp lãnh
thổ về Quần đảo Kuril. Điều này có thể ảnh hưởng đến quan hệ Nga-Nhật Bản và gây khó khăn trong việc xây dựng cơ chế hợp
tác. Tuy nhiên, có triển vọng tích cực khi cả hai nước nhận ra tiềm năng kinh tế khi cải thiện quan hệ. Giải quyết tranh chấp về
Quần đảo Kuril có thể mở ra cơ hội hợp tác kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng và thương mại. Hơn nữa, việc Nhật Bản
ủng hộ Nga trong các tổ chức quốc tế có thể giúp Nga tăng cường tầm ảnh hưởng và tham gia tích cực hơn trong cộng đồng quốc
tế. Đây là bước quan trọng trong việc cân nhắc giữa thách thức và triển vọng trong quan hệ Nga-Nhật Bản và ảnh hưởng đến tình
hình ở khu vực Thái Bình Dương.

Bên cạnh coi trọng việc phát triển quan hệ với hai nước lớn là TQ và NB, LBN còn quan tâm đến tình hình bán đảo Ttien. Vì tầm
quan trọng của bán đảo Ttien nên Nga đã chủ trường đồng thời vừa tăng cường và mở rộng quan hệ với HQ, vừa duy trì quan hệ
với CHDCND Ttien. Điều đó giúp cho Nga không chỉ duy trì và củng cố vị trí của mình trên bán đảo này, mà còn đảm bảo lợi
ích của Nga trong mối quan hệ với các nước lớn. Trong tình thế chưa có chuyển biến lớn thì trước mặt một môi trường hòa bình,
ổn định trên bán đảo Ttien là nhu cầu tối thiểu mà Nga cùng với các nước theo đuổi.

Bên cạnh đó, trong quan hệ với khu vực CATBD, Nga cũng bắt đầu thể hiện sự quan tâm hơn tới ASEAN. Một bằng chứng sinh
động cho sự thay đổi quan điểm này là việc Nga quyết định ký Hiệp định Thân thiện và Hợp tác (TAC) thừa nhận những nguyên
tắc cơ bản của ASEAN. Ngoài ra, Nga cũng tận dụng thế mạnh của mình khi có những đề nghị hợp tác sâu hơn với ASEAN
trong các lĩnh vực như dầu khí, năng lượng, nghiên cứu khoa, công nghệ tiên tiến, thương mại, đầu tư. Từ sau ngày 11/9, một lĩnh
vực khác mà Nga cũng thể hiện quyết tâm là hợp tác chặt chẽ với các nước ASEAN trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố,
thiên tai, buôn lậu, dịch bệnh,... Trong một cơ chế đa phương, Nga cũng tìm cách để phát triển hợp tác giữa ASEAN với Tổ chức
hợp tác Thượng Hải (SCO) trong những vấn đề an ninh phi truyền thống. Mặc dù, quan hệ với ASEAN chưa bao giờ được xếp
vào lĩnh vực ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga, đối thoại Nga – ASEAN luôn là một bộ phận không thể thế thiếu trong
lược của Nga và ngày càng trở nên quan trọng hơn. Bằng cách tham gia tích cực vào các diễn đàn và hoạt động của ASEAN,
LBN đang dần dần lấy lại được hình ảnh của mình ở CATBD, một khu vực “tuy xa mà gần” với quốc gia này. Về phần mình, các
nước ASEAN, trong đó đặc biệt là VN, một nước có bề dày quan hệ với Nga, có thể đóng vai trò là cầu nối hữu hiệu giữa Nga và
các nước còn lại trong khu vực. Song song với các vấn đề chính trị - an ninh, hợp tác kinh tế là lĩnh vực mà Nga rất quan tâm, tuy
phải thừa nhận là cả hai bên chưa phát huy hết tiềm năng của mình.

Nói tóm lại, trong bối cảnh quốc tế mới, Nga đã có những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại, càng ngày càng coi trọng khu
vực CATBD, mong muốn tăng cường sự hiện diện, có quan hệ tin cậy và ảnh hưởng trong khu vực. Cho dù thế nào đi chăng nữa
việc cân bằng chính sách Đông – Tây đã thể hiện tính đúng đắn. Chỉ có điều là nước Nga không nên lạm dụng ưu thế của nguồn
tài nguyên trong quan hệ đối ngoại. Chính sách đối ngoại theo định hướng cân bằng Đông – Tây đã đem lại một số kết quả ban
đầu và phản ánh một nước Nga đang dần dần ổn định về mọi mặt để tìm lại vị thế siêu cường.
* Chính sách đối ngoại của Nga từ năm 1991 – 2000 với TQ: Chính sách đối ngoại của Nga giai đoạn (1991 – 1993) này là
“Định hướng Đại Tây Dương”. Trọng tâm là quan hệ với các nước phương Tây, nhưng không đem lại hiệu quả. Sau thất bại của
chính sách trên, Nga bắt đầu chú trọng đến quan hệ nhằm tạo lập sự cân bằng giữa hai hướng Đông – Tây. Trọng tâm trong chính
sách đối ngoại của Nga là thúc đẩy quan hệ với nước láng giềng khổng lồ là TQ.

Năm 1999, Tổng thống Nga Elsin thăm TQ, tăng cường hợp tác lĩnh vực quân sự và hàng không vũ trụ. Quan hệ hai nước diễn ra
theo một số giai đoạn: từ “quan hệ hữu nghị” đến “quan hệ đối tác” và “quan hệ đối tác chiến lược”. Đến năm 2000, Tổng thống
V. Putin đã có chuyến thăm chính thức đầu tiên tới TQ. Hai bên đã ký kết “Tuyên bố Bắc Kinh Nga – TQ” và “Tuyên bố chung
Chủ tích nước CHND Trung Hoa và Tổng thống LBN về vấn đề chống tên lửa đạn đạo”.

Như vậy quan hệ hai nước diễn ra theo các giai đoạn trên. Hai nước khẳng định tiếp tục xây dựng và nâng quan hệ bạn bè thân
thiện thành quan hệ đối tác chiến lược bình đẳng, tin tưởng lẫn nhau, cam kết phối hợp đấu tranh nhằm xây dựng một trật tự thế
giới mới.

* Chính sách đối ngoại của LBN 2000 -2022 với TQ: Năm 2001, Nga và TQ đã ký kết “Hiệp ước hũu nghị, láng giềng và hợp
tác tốt Nga – TQ”. Năm 2002, cả hai nước tăng cường và đi sâu vào quan hệ đối tác chiến lược, hợp tác trên mặt trận chống chủ
nghĩa khủng bố, nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường hợp tác thương mại giữa hai nước. Năm 2015, TQ và Nga
đã ký “Tuyên bố chung về hợp tác xây dựng liên minh kinh tế chung Á – Âu và các dự án Con đường tơ lụa”. Nga tiếp tục nhấn
mạnh tầm quan trọng trong hợp tác của Liên minh kinh tế Á – Âu (EAEU) và ủng hộ sáng kiến vành đai kinh tế con đường tơ lụa
của TQ. Việc ủng hộ sáng kiến Vành đai và con đường là do Nga có chủ trương liên kết EAEU (gồm Nga, Armenia, Kazakhstan
và Kyrgyzstan) với các dự án được xây dựng theo BRI của TQ.

Thông qua liên kết BRI và EAEU, TQ mong muốn xây dựng quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng. Nga coi sự trỗi dậy mạnh
mẽ của TQ đóng vai trò tích cực trong quá trình hình thành trật tự thế giới đa cực và muốn thông qua BRI để thu hút các tổ chức
tài chính của TQ đầu tư vào những dự án trọng điểm của Nga.

Vào năm 2023, chủ tịch TQ và Tổng thống Nga đã cùng ký 14 thỏa thuận kinh tế và công bố Tuyên bố chung của Cộng hòa nhân
dân Trung Hoa và LNB về tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và hợp tác trong kỷ nguyên mới.

Sau năm 2000, chính sách đối ngoại của Nga dành cho TQ vẫn chỉ là hợp tác dựa trên lợi ích thực dụng chứ không phải là liên
minh chiến lược và chính trị. Giới nghiên cứu cho rằng rất ít khả năng hình thành trục của Nga – TQ trở thành đồng minh.

* Chính sách đối ngoại mới của LBN: Chính sách đối ngoại mới của LBN tập trung ở hai mục tiêu chính là phá vỡ thế bao vây
của nước phương Tây và khẳng định lại quyền lực, cân bằng lại cán cân quyền lực đối với HK.

Bên cạnh đó, chính sách đối ngoại mới của LBN còn áp dụng các mục tiêu sau: bảo đảm an ninh và chủ quyền của Nga trong mọi
lĩnh vực và toàn vẹn lãnh thổ. Tạo điều kiện thuận lợi từ bên ngoài cho sự phát triển của Nga. Và củng cố vị thế của Nga với tư
cách là một trong những trung tâm có trách nhiệm, có ảnh hưởng và có độc lập trong thế giới hiện đại.

Chính sách mới còn đề ra các chiến lược xác định toàn diện nhằm giúp LBN quay trở lại đường đua quyền lực của mình:

-Cùng các quốc gia xây dựng trật tự thế giới công bằng và bền vững. Vd: Năm 2020, Nga và Trung Quốc tổ chức cuộc họp
thượng đỉnh SCO trực tuyến do đại dịch covid 19 để thảo luận về việc giữ gìn hòa bình và ổn định ở khu vực Châu Á Thái Bình
Dương.

- Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, ổn định chiến lược, bảo đảm chung sống hòa bình và phát triển tiến bộ. Vd: Tháng 4 năm
2018, Nga tham gia đàm phán đa bên với Bắc Triều Tiên và các quốc gia khác để thảo luận về phi hạt nhân hóa và giảm căng
thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

- Hỗ trợ cộng đồng quốc tế thực hiện các biện pháp có hiệu quả để đối phó với những thách thức và mối đe dọa chung. Vd: năm
2020 Liên bang Nga và Tập đoàn NOVATEK đã tặng vaccine Sputnik V phòng COVID-19 cho Việt Nam.
- Tăng cường sự hợp tác cùng có lợi và bình đẳng với các quốc gia có tinh thần xây dựng thông qua cơ chế ngoại giao đa phương.
Vd: Ngày 12/11/2013, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin đã có chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam. Kết thúc hội
đàm cấp cao, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống V. Putin đã chứng kiến lễ ký 17 văn kiện hợp tác quan trọng trên
nhiều lĩnh vực, trong đó có 5 văn kiện liên quan đến thỏa thuận hợp tác năng lượng, cam kết cung cấp dầu và khí đốt cho Việt
Nam.

- Chống lại các hoạt động của các quốc gia chống phá Nga. Vd: Ngày 9/6/2022, Nga cảnh báo phương Tây rằng những cuộc tấn
công mạng nhằm vào cơ sở hạ tầng của nước này có nguy cơ dẫn đến tình trạng đối đầu quân sự trực tiếp, đồng thời khẳng định
rằng những nỗ lực thách thức Moskva trong không gian mạng sẽ phải đối mặt với các biện pháp đáp trả có chủ đích.

- Hình thành quan hệ láng giềng tốt đẹp, hỗ trợ ngăn chặn sự xuất hiện và loại bỏ các điểm nóng căng thẳng xung đột trên lãnh
thổ của họ. Vd: Ngày 9/11/2023, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có chuyến thăm Kazakhstan và hội đàm với người đồng cấp
Tokayev. Lãnh đạo cấp cao hai nước đã nhất trí tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt Nga - Kazakhstan.

- Hỗ trợ các đồng minh và đối tác của Nga để thúc đẩy các lợi ích chung. Vd: Trong cuộc tấn công không quân Nga vào một vị
trí của IS gần thành phố Syria Palmyra, để hỗ trợ cuộc tấn công bằng đường bộ của Syria vào ngày 19 tháng 3, ít nhất 18 chiến sĩ
đã bị giết chết. Ngày 27 tháng 3 năm 2016, Quân đội Syria với sự hỗ trợ của các lực lượng Nga còn lại tại Syria, Iran và
Hezbollah đã giải phòng hoàn toàn thành phố Palmyra khỏi tay nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS)

- Tăng cường tiềm năng của các hiệp hội khu vực đa phương và các cấu trúc hội nhập có sự tham gia của Nga.

- Củng cố vị thế của Nga trong nền kinh tế thế giới. Vd: Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường ngày 25/10/2023 đã gặp gỡ người
đồng cấp Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin bên lề Hội nghị những người đứng đầu chính phủ các nước thuộc Tổ chức Hợp
tác Thượng Hải (SCO) lần thứ 22 và cho biết Trung Quốc-Nga sẽ đẩy mạnh hợp tác trong chuỗi cung ứng và công nghiệp

- Hình thành nhận thức khách quan về nước Nga trên thế giới và củng cố vị thế của Nga trong không gian thông tin toàn cầu.

- Khẳng định vị thế của Nga trong không gian nhân văn toàn cầu. Vd: năm 2018, Nga cung cấp trợ giúp nhân đạo cho Indonesia
sau động đất và sóng thần, thể hiện cam kết với an ninh và phục hồi sau thảm họa tự nhiên

Áp dụng chính sách mới trên các lĩnh vực, Nga quyết tâm thay đổi các định hướng xưa cũ nhằm thúc đẩy thực hiện các định
hướng mới đặt ra trong năm. Nga không coi mình là kẻ thù của phương Tây, không tự cô lập mình khỏi phương Tây, không có ý
định thù địch với phương Tây. LBN hy vọng cho một tương lai, các quốc gia thuộc cộng đồng phương Tây sẽ nhận ra chính sách
đối đầu và tham vọng bá quyền của họ sẽ không mang lại kết quả. Nga xác định chính sách đối ngoại với các quốc gia thân thiện
và không thân thiện, thực hiện chống lại các hoạt động thao túng vai trò của LHQ. Củng cố vai trò và vị thế của Nhóm các nền
kinh tế mới nổi (BRICS), Tổ chức Hợp tác Thương Hải (SCO), Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), Liên minh kinh tế Á –
Âu (EAEU) và Tổ chức hiệp ước an ninh tập thể (CSTO). Và đặc biệt là, LBN sẽ không theo đuổi bá quyền bá chủ trong các vấn
đề quốc tế.

* Ảnh hưởng chính sách đối ngoại mới của Nga đến CATBD: Trong chiến lược mới, Nga nhắc đến mối quan hệ với TQ và
Ấn Độ, Moscow cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc “làm sâu sắc thêm mối quan hệ, sự phối hợp với các trung tâm quyền
lực toàn cầu thân thiện nằm trên lục địa Á – Âu”. Vd: Thỏa thuận về dự án "Châu Á Tuyến 2" (Power of Siberia 2) giữa Nga và
Trung Quốc đã được ký kết vào tháng 9 năm 2021. Đây là một bước quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác năng lượng và mở
rộng ảnh hưởng của Nga trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Kể từ khi xung đột Nga – Ukraina nổ ra, Ấn Độ và Nga luôn muốn thể hiện gần gũi về lịch sử và xích lại gần nhau về thương
mại. Nhưng có một tác nhân thứ ba khiến quan hệ của New Dehli và Moscow phức tạp: TQ. Trong khi Nga mơ về một liên minh
ba nước Á – Âu thì Ấn Độ lại muỗn giữ một chân trong khối phương Tây. Căng thẳng giữa Ấn Độ đối với TQ cũng không có dấu
hiệu hòa dịu. Căng thẳng biên giới ở dãy Himalaya và sự cạnh tranh thương mại Ấn – Trung đã ngăn cản New Dehli tham gia
vào liên minh nói trên.
Ngoài ra, ASEAN – Nga đã cam kết thúc đẩy hợp tác, đặc biệt trong phối hợp ứng phó thách thức an ninh phi truyền thống, trong
hoạt động hội nghị ngoại trưởng ASEAN với các đối tác. Hội nghị ASEAN – Nga đã nhất trí thông qua Tuyên bố chung kỷ niệm
5 năm quan hệ đối tác chiến lược hai bên (2018 -2023), cam kết thúc đẩy hợp tác thực chất, nhất là trong những lĩnh vực Nga có
thế mạnh và ASEAN có nhu cầu.

CHƯƠNG 6. Một số cơ chế hợp tác đa phương ở khu vực CA-TBD

* Quá trình hình thành và phát triển của ASEAN: Quan hệ quốc tế ở khu vực CATBD, đặc biệt là vấn đề an ninh khu vực, những
năm đầu thế kỷ XXI, nhất là sau “sự kiện ngày 11-9” và từ sau khi TQ hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong thềm lụa
địa và vùng đặc quyền kinh tế mở rộng (EEZ) của VN đầu tháng 5/2014, đã trở nên vô cùng phức tạp và căng thẳng. Đặc điểm
chung của các nước CATBD với cộng đồng quốc tế là vấn đề an ninh quốc gia cả theo nghĩa hẹp lẫn nghĩa rộng. Tuy vậy, chính
sự nóng lên của vấn đề an ninh quốc gia đã trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy các nước quan tâm hơn nữa trong việc tìm giải
pháp tăng cường hợp tác với nhau trên nhiều bình diện chứ không chỉ trong lĩnh vực an ninh, bởi hòa bình, hợp tác và phát triển
đã trở thành nhu cầu bức thiết của mọi quốc gia. Vì vậy vị trí và vai trò của các cơ chế hợp tác đa phương có sự tham gia của
đông đảo các nước CATBD như APEC, ASEAN, ARF quan trọng hơn bao giờ hết bởi xu hướng thúc đẩy hợp tác khu vực là
hoạt động chính của các tổ chức này.

Theo chủ nghĩa hiện thực từ những năm 1990 trở lại đây, mọi việc đã thay đổi, khi ĐNA bắt đầu tạo ra “cơn sốt” vì những luận
điểm của chủ nghĩa hiện thức chính thống đã phải đương đầu với hai thách thức là chủ nghĩa thể chế tự do và chủ nghĩa kiến tạo
thể chế.

Thật dễ nhận thấy tại sao ĐNA lại thu hút được sự quan tâm trở lại vào những năm 1990. Hiệp hội các quốc gia ĐNA (ASEAN)
tưởng chừng đã phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng bản sắc trầm trọng sau khi Ctranh Lạnh chấm dứt đã gần như “lột xác”
hoàn toàn bằng một tổ chức với tham vọng hội nhập kinh tế khu vực và một thực thể đối thoại an ninh phôi thai lần đầu tiên xuất
hiện trong khu vực. Nếu như trong những năm 1970, ASEAN chỉ có thể được khắc họa bằng một “câu lạc bộ của những kẻ độc
tài”, thì trong giai đoạn hiện nay với những thay đổi chính trị quan trọng ở ĐNA (dân chủ hóa và cải cách thị trường ở mộ số
nước XHCN), ASEAN đã biết khai thác khả năng ảnh hưởng của mình để đẩy mạnh quá trình liên kết khu vực và điều chỉnh sự
can thiệp của các cường quốc một cách hợp lý.

ASEAN được chính thức hình thành vào này 8 tháng 8 năm 1967 trong “khối lửa” của cuộc Ctranh Lạnh và cuộc chiến tranh ở
VN đang ở trong giai đoạn ác liệt nhất. Mặc dù không được tuyên bố chính thức, nhưng những người sáng lập ASEAN vào thời
điểm đó đã nhận thấy tăng cường hợp tác khu vực là một trong những phương thức để củng cố vị thế của ĐNA ở vị thế CATBD
và thông qua đó giảm thiểu nguy cơ trở thành nạn nhân của sự đối đầu thù địch giữa các cường quốc. Một trong những thành
công nổi bật nhất của ASEAN là khả năng của các quốc gia thành viên trong việc hài hòa hóa chính sách đối ngoại của họ và
thường có tiếng nói chung trên các diễn đàn quốc tế về các vấn đề quốc tế. Đến lượt mình, điều này lại cho phép ASEAN thiết
lập các quan hệ chính thức với các cường quốc hàng đầu khu vực và quốc tế như HK. Liên minh CÂ (EU), TQ và NB trong
khuôn khổ của hàng loạt các hội nghị và diễn đàn thường niên như Hội nghị sau Hội nghị Bộ trưởng (PMCs) và Diễn đàn khu
vực ASEAN (ARF).

Năm 1967, Tuyên bố Bangkok, với các tài liệu thành lập ASEAN nhấn mạnh sự cần thiết phải hợp tác và trao đổi kinh tế, chính
trị và văn hóa. Năm 1976, Hiệp định Thân thiện và Hợp tác (TAC) được ký kết, các nguyên tắc chỉ đạo quan hệ giữa các thành
viên cùng các cơ chế giải quyết xung đột được thành lập và có ý nghĩa tượng trưng hơn là bắt buộc. Năm 1991, ký kết Hiệp định
Hòa Bình Paris chấm dứt xung đột ở Campuchia và năm 1992 thành lập Hiệp định AFTA. Năm 2001, Tuyên bố Hà Nội về thu
hẹp khoảng cách phát triển cho sự hội nhập ASEAN và tuyên bố ASEAN về hành động chung chống chủ nghĩa khủng bố. Đến
năm 2002, Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông giữa ASEAN và TQ chính thức được ký kết cùng với Hiệp định thành lập
Khu vực Thương mại Tự do ASEAN – TQ (CAFTA), bên cạnh đó hiện thực hóa Tuyên bố chung ASEAN – Mỹ về hợp tác
chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Năm 2003, Tuyên bố hòa hợp Balo thành lập Cộng đồng ASEAN vào năm 2020 và 2007
thành lập Hiến chương ASEAN.

- ASEAN trong chiến tranh lạnh: Sự ra đời và phát triển của ASEAN mang nhiều nét đặc thù. Bản Tuyên bố Bangkok năm 1967,
tài liệu thành lập ASEAN, mặc dù nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác kinh tế khu vực và trao đổi văn hóa giữa các quốc gia
dân tộc non trẻ của ĐNA, nhưng rõ ràng mục tiêu chính của việc thành lập tổ chức này lại là an ninh. ASEAN đã ra đời vào thời
điểm khi các nhà lãnh đạo chính trị của khu vực có lý do để tin chắc rằng đất nước của họ có thể dễ dàng bị lôi kéo vào trò chơi
quyền lực đối đầu Đông – Tây nói chung và cuộc chiến tranh VN nói riêng.

Giữa sự trung lập chính thức và cam kết bán chính thức, ASEAN với tư cách là một tổ chức đã giữ được sự trung lập hình thức
trong suốt thời kỳ Ctranh Lạnh, mặc cho tư tưởng chống cộng mạnh mẽ của các thành viên và sự can dự của họ trong các chiến
dịch chống nổi loạn được HK trợ giúp. Bằng cách duy trì sự trung lập, ASEAN đã có thể đàm phán trên tư thế độc lập trong quan
hệ với các lực lượng bá quyền, thậm chí ĐNA là một trong những khu vực nóng nhất trên bản đồ địa chính trị và dịa chiến lược
thế giới. Nói một cách khác, ASEAN đã thành công trong việc lợi dụng mâu thuẫn giữa các cường quốc để làm lợi cho mình.

ASEAN đã thành công trong cấu trúc trật tự hai cực và sự đối đầu Đông – Tây. ASEAN đã lôi kéo HK can dự vào khu vực. Đồng
thời Ctranh Lạnh đã ngăn chặn những âm mưu quyền lực của cả ba chủ thể chủ yếu là HK, LX và TQ. Không ngạc nhiên khi sự
khó đoán định liên quan đến kiến trúc an ninh – chính trị khu vực mới đã nảy sinh ngay sau khi Ctranh Lạnh chấm dứt. Những
biểu hiện của sự bất ổn đó bao gồm:

- Sự chuyển dịch quyền lực tương đối giữa các quốc gia chủ yếu

- Sự xuất hiện từ từ của một môi trường an ninh đa cực với các quyền lực vừa nhỏ và nhỏ ngày càng đóng một vai tró lớn hơn.

- Sự gia tăng đáng kể khả năng quân sự và công nghiệp quốc phòng của các nước trong khu vực.

- Khả năng mâu thuẫn sắc tộc và dân tộc, sự kình địch kinh tế, tâm lý thất vọng về sự thịnh vượng và xung đột tôn giáo.

Những thay đổi cơ bản ở cấp độ hệ thống trong quan hệ quốc tế trong những năm đầu thế kỷ 1990, sự đan xen trong phân bố
quyền lực và tài chính sau Ctranh Lạnh dường như dẫn đến tình trạng “khoảng trống quyền lực” ở CATBD. Chiến tranh Lạnh
chấm dứt đã để lại cho CATBD nhiều dấu hỏi. Liệu HK có trở lại làm một lực lượng cân bằng trong khu vực ? Liệu TQ có tranh
thủ cơ hội này thực hiện chiến lược trở thành bá chủ khu vực ? Liệu NB có thay đổi Hiến pháp và các quy định liên quan đến
chính sách đối ngoại và quốc phòng của mình ?.

ASEAN đã tích cực tham gia vào cuộc thảo luận về việc xây dựng thể chế đa phương như là một sự lựa chọn thay cho những sắp
đặt quyền lực thời Ctranh Lạnh. Trong số các sáng kiến, phải kể đến ý tưởng thành lập Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) được
đưa ra năm 1993 và cuộc họp đầu tiên đã được tổ chức vào năm 1994.

Mới nhìn thoáng qua, ASEAN dường như chứng minh cho quan điểm của chủ nghĩa tân hiện thực trong quan hệ quốc tế. Theo
quan điểm của chủ nghĩa hiện thực, việc thành lập ASEAN vào năm 1967 và sự phát triển của tổ chức này trong thời kỳ Ctranh
Lạnh có thể được giải thích như là sản phẩm của lý do “cân bằng quyền lực”. Thái độ chống cộng mạnh mẽ của ASEAN và sự
thực là tổ chức này được thành lập bởi các quốc gia có quan hệ chặt chẽ với HK (Philipines và Tlan), có thể được hiểu là một
hành vi cân bằng quyền lực điển hình của các nước vừa và nhỏ, tham gia vào nhóm của cường quốc (HK) để không bị thu hút bởi
một quyền lực khác (LX). Chủ nghĩa hiện thực tiếp tục là một cách tiếp cận lý thuyết quan trọng trong nghiên cứu ĐNA.

Quả thực là chủ nghĩa tân hiện thực cho rằng ASEAN vẫn còn tồn tại đến ngày nay bởi vì các thành viên của tổ chức vẫn phải đối
mặt với những mối đe dọa đó, mặc dù sự khác biệt ý thức hệ thông thường có thể chia rẽ họ. Vẫn theo lập luận của chủ nghĩa tân
hiện thực, đặc biệt là mối đe dọa TQ, đã liên kết các nước có chế độ chính trị khác nhau lại với nhau, từ các nước XHCN như
VN, Lào, đến các nước dân chủ như Tlan, Indonesia, Philipines và cả Myanmar. Chừng nào TQ vẫn còn là mối đe dọa, cách tiếp
cận tân hiện thực dường như vẫn còn tiếp tục giải thích về lý do tồn tại của ASEAN.

Chủ nghĩa thể chế tự do thách thức quan điểm của tân hiện thực bằng lập luận cho rằng hợp tác giữa các nước ĐNA đã sinh ra
một bộ các chuẩn mực, nguyên tắc và luật lệ, tóm lại là thể chế quốc tế, giúp tăng cường sự minh bạch và niềm tin và qua đó
giảm thiểu sự bất trắc và thù địch trong quan hệ nội khối. Chủ nghĩa thể chế tự do lưu ý rằng, đây là một quá trình xây dựng thẻ
chế còn sơ khai, tạo điều kiện cho an ninh và thịnh vường ở ĐNA, của chính các nước ĐNA, chứ không phải là sự “kéo bè kéo
cánh” theo HK.

- Những đóng góp cơ bản của ASEAN:


- ASEAN với tư cách là tiếng nói chung trên trường quốc tế:

Có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng, mối liên hệ chặt chẽ mà các nước thành viên ASEAN đã tạo dựng được đã cho phép
ASEAN đàm phán và thương lượng với các đối tác bằng sự tự tin và thành công lớn hơn. Không giống như bất cứ một tổ chức
quốc tế nào khác, với tư cách là một tập thể, ASEAN đã điều hành để giành được sự chú ý của các cường quốc thông qua cơ chế
đối thoại được tổ chức rất chặt chẽ, là một trong những diễn đàn quốc tế được thừa nhận rộng rãi nhất trên thế giới. Với lý do đó,
ASEAN được miêu tả như là “liên minh chính trị ngoại giao đối diện với thế giới bên ngoài”.

Bằng việc thành lập Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) năm 1994, một khuôn khổ để thảo luận các vấn đề an ninh khu vực,
ASEAN đã đóng góp xuất sắc vào sự hình thành một trật tự an ninh mới ở khu vực CATBD. ASEAN cũng đã đóng vai trò trung
tâm trong việc hình thành APEC. Chiến lược “kết nối khu vực” thành công của ASEAN là nổi bật vì diễn đoàn đối thoại hiện
thời cho phép các nguyên thủ của các nước ĐNA, các bộ trưởng và các quan chức cao cấp gặp mặt thường xuyên với các đồng
nghiệp đến từ Washington, Bắc Kinh, Tokyo, Brussels,... Với lợi thể của những mạng lưới diễn đàn mở rộng như vậy, các nước
nhỏ như Lào, Campuchia,... mới có nhiều điều kiẹn và cơ hội cũng như vị thế để gặp đại diến đến từ các nước như HK, EU,...

Một trong những thành tựu quốc tế trong lĩnh vực này của ASEAN là sự thế chế hóa hợp tác trong phạm vi của khu ĐA. Sáng
kiến của ASEAN tăng cường quan hệ với TQ, NB và HQ đã được dẫn dắt bằng một cuộc gặp không chính thức vào năm 1997,
sau đó đã nhanh chóng được thể chế hóa với tên gọi là ASEAN cộng ba. Sự thành công của các sáng kiến của ASEAN đang mở
ra một triển vọng cho sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các nước trong khu vực, đặt tiền đề cho sự hình thành Khu vực Thương mại
tự do ĐA và một Cộng đồng ĐA, hay liên minh ĐA trong tương lai.

- ASEAN với tư cách là người hòa giải xung đột khu vực:

Trong hơn bốn thập kỷ tồn tại, một trong những thành tựu cơ bản của ASEAN là đã chứng tỏ khả năng tìm kiếm những giải pháp
cho các vấn đề an ninh “gai góc” của khu vực. Thành công lớn nhất của ASEAN là đã góp phần quan trọng trọng việc giải quyết
vấn đề Campuchia với tư cách là một trong những chủ thể không thể thay thế. Hơn nữa, năm 1992, ASEAN đã thông qua “Tuyên
bố về Biển Đông”, đặt viên gạch đầu tiên cho việc ra đời của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông sau này, hướng tới
một Bộ quy tắc ứng xử để giải quyết hòa bình tranh chấp ở quần đảo Trường Sa nói riêng và ở Biển Đông nói chung.

Trong suốt thập kỷ 1990 đã xảy ra một số vụ đụng độ liên quan đến các bên liên quan từ phản đối việc xây dựng các cơ sở trên
đảo đến bắt các ngư dân bị coi là xâm phạm lãnh hải. Tình hình đặc biệt trở nên nghiệm trọng từ năm 2009, khi các vụ xung đột
xảy ra thường xuyên, liên tục bao gồm vụ đụng độ tàu giữa HK và TQ, việc TQ công bố bản đồ hình lưỡi bò chiếm hơn 80% lãnh
thổ Biển Đông, cũng như các vụ TQ bắt và yêu cầu ngư dân VN nộp phạt.

Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN – TQ năm 2002, lãnh đạo chính phủ các nước thành viên ASEAN và đại diện của TQ là đặc
phái viên, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Wang Yi đã ký Tuyên bố về ứng xử của các bên Biển Đông (DOC), đồng ý không mở rộng
chiếm đóng quần đảo Trường Sa, không đe dạo sử dụng vũ lực và giải quyết xung đột bằng con đường hoà bình. Thành công chủ
yếu của Tuyên bố mang ý nghĩa ngoại giao vì đây là lần đầu tiên TQ đồng ý thỏa thuận với ASEAN trong một văn kiện về một
vấn đề mà TQ trước đây không đồng ý đưa ra thảo luận. Cuối năm 1995, các nước ASEAN còn ký được một Hiệp ước cam kết
ĐNA là khu vực không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ).

- ASEAN với tư cách cộng đồng an ninh.

ASEAN đã thành công trong việc quản lý và làm nhiệm vụ cầu nối giải quyết xung đột giữa các nước thành viên, đặc biệt là
tranh chấp lãnh thổ, ở cấp thấp nhất. Năm 2002, các nước ASEAN còn thông qua được Tuyên bố về phối hợp chống chủ nghĩa
khủng bố quốc tế trong khu vực.

- ASEAN với tư cách là một mạng lưới giữa các cá nhân.

Các quan chức cấp cao, nhân viên của chính phủ, các học giả và cả đại diện của tổ chức quần chúng, phi chính phủ trong khuôn
khổ ASEAN đã hình thành một mạng lưới chặt chẽ các liên kết ở các cấp độ khác nhau, trong đó các cá nhân đóng vai trò quan
trọng. Việc hình thành một mạng lưới trong ASEAN với hơn 700 cuộc gặp hàng năm hiện nay là một trong những thành tựu
quan trọng của ASEAN, góp phần xây dựng lòng tin, sự hiểu biết và hữu nghị giữa các dân tộc, đặt tiền đề cho cộng đồn ASEAN
trong tương lai.

- ASEAN với tư cách là một khuôn khổ cho phát triển kinh tế

ASEAN đã tạo ra được cho mình một môi trường hòa bình và ổn định. Môi trường đó lại góp phần phát triển hợp tác hợp tác
kinh tế giữa các nước ASEAN. Cuộc khủng hoảng tài chính CÁ đã làm gián đoạn quá trình phát triển và nhận thức về ASEAN
với tư cách là một khu vực ổn định và địa chỉ thu hút dòng vốn FDI. Nhưng sự diệu kỳ là sau một khoảng thời gian ngắn trừ
Indonesia, còn phần lớn các quốc gia trong khu vực đã nhanh chóng phục hồi nền kinh tế của mình, đạt được tốc độ phát triển
như trước khi khủng hoảng diễn ra.

- ASEAN với tư cách là một khu vực thương mại tự do.

Có lẽ thành tựu nổi bật nhất trong những năm qua của ASEAN là hiệp định về việc thành lập Khu vực Thương mại Tự do
ASEAN (AFTA) được ký kết năm 1992. Mục tiêu trước tiên của AFTA là nâng cao tính cạnh tranh của ASEAN trên thị trường
thế giới. Những mục tiêu khác bao gồm tăng cường thương mại nội khối, mở rộng quy mô, thúc đẩy chuyên môn hóa để hợp tác
kinh tế đi vào chiều sâu. Cuối cùng, hội nhập kinh tế cũng nhằm thu hút nhiều hơn dòng đầu tư trực tiếp của nước ngoài.

Trước khi AFTA được hoàn thành, ASEAN và TQ đã đồng ý về nguyên tắc thành lập Khu vực Thương mại Tự do TQ – ASEAN
(CAFTA). Vào năm 2010 đối với các nước ASEAN – 6 và vào năm 2015 đối với các nước ASEAN – 4. Ngày 1/1/2010, Khu vực
Thương mại Tự do TQ – ASEAN đã đi vào hoạt động với tiềm năng khổng lồ là 1,7 tỷ người và sản lượng hằng năm ước tính đạt
2 nghìn tỷ USD. Chắc chắn ASEAN đã được hưởng lợi từ “Cơn sốt” khu vực mậu dịch tự vì nó đã làm cho tên tuổi của ASEAN
rạng danh trên bản đồ thế giới và như vậy càng chứng tỏ sự thành công của ASEAN với tư cách là tiếng nói chung trên trường
quốc tế.

- Phong cách ASEAN (The ASEAN way): Cho đến nay, trong số các tổ chức khu vực trên thế giới, Hiệp hội các Quốc gia ĐNA
(ASEAN) là một trong số ít tổ chức được đánh giá là thành công nhất trong lĩnh vực hợp tác đa phương. Về mặt thực tiễn,
ASEAN đã biết tự đổi mới mình, vượt qua thử thách bằng cách đưa ra những sáng kiến trong lĩnh vực kinh tế như thành lập Khu
vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) năm 1992 và trong lĩnh vực an ninh như thiết lập một diễn đàn an ninh khu vực có tên gọi
là Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) năm 1994. Về mặt lý luận, cho đến trước những năm 1990 của thế kỷ trước, sự tồn tại của
ASEAN chủ yếu được giải thích bằng quan niệm của chủ nghĩa hiện thực. Nhiều người cho rằng chính phương thức ASEAN vừa
là nguyên nhân chủ yếu giúp cho ASEAN có sức sống riêng, vừa là động lực tạo ra sự hội nhập của khu vực ĐA. Hơn bốn thập
kỷ tồn tại và phát triển, mặc dù còn nhiều nhiều lời chỉ trích, nhưng ASEAN thực sự là một tổ chức khu vực thành công, tạo ra
được bản sắc “thống nhất đa dạng”, mà biểu hiện rõ nhất của nó là “Phương thức ASEAN”.

Có thể nói “Phương thức ASEAN” chính là chất kết dính các quốc gia trong khu vực, tạo cho quá trình khu vực hóa và hội nhập
khu vực được thực hiện theo một cách thức riêng, không giống với các khu vực khác trên thế giới. Trong xu thế toàn cầu hóa và
khu vực hóa đang diễn ra sâu rộng như hiện nay, chủ nghĩa khu vực ĐA có nguồn gốc từ hạt nhân cơ sở là ASEAN. Suy cho
cùng, sở dĩ ASEAN thành công và tạo ra được bản sắc riêng chính bởi vì họ đã tạo ra được phương thức riêng. Phương thức này
là tập hợp những thể chế bao gồm các quy định, nguyên tắc, luật lệ, quá trình hoạch định chính sách tồn tại trong ASEAN mà các
nhà nghiên cứ thường gọi là “các thể chế mềm”. Các thể chế này không mang tính pháp chế bởi vì cơ sở của nó là các quy ước và
thỏa thuận chứ không phải là các hiệp định chính thức. Như vậy, là nền tảng của ASEAN dựa trên tính tự nguyện nhiều hơn tính
pháp lý. Trong hợp tác, các quốc gia ASEAN thường có cách tiếp cận “mềm” và nó được gọi là “phương thức ASEAN”.

Nói một cách khác, bản sắc “thống nhất trong đa dạng” của ASEAN cũng chính là “phương thức ASEAN”. Phương thức này bao
gồm 6 quy ước sau đây:

- Chủ quyền hòa bình

- Không sử dụng vũ lực và giải quyết hòa bình các xung đột

- Không dính líu và can thiệp


- Không tham gia vào xung đột song phương chưa được giải quyết giữa các thành viên

- Ngoại giao thầm lặng

- Tôn trọng lẫn nhau và khoan dung.

Chính những quy ước này đã hình thành nên bốn nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của ASEAN. Các nguyên tắc đó cũng là
nhnwgx cơ sở quan trọng của hợp tác ĐA.

Một là, chủ nghĩa khu vực mở: Điều này bao gồm một các đặc trưng, trước hết là tăng cường sự minh bạch, không phân biệt giữa
các chủ thể bên trong khu vực, giữa các chủ thể bên trong và ngoài khu vực, cam kết bảo đảm trật tự bình đẳng và hài hòa các
mâu thuẫn.

Hai là, an ninh hợp tác: Mở rộng tối đa có thể hoặc cam kết các đối thoại được mở cho tẩt cả các chủ thể có liên quan và một
quan điểm xây dựng an ninh với những đối tác khác hơn là chống lại họ. Tóm lại phản đối một liên minh quân sự bao hàm thành
viên đặc biệt và một quan niệm rõ ràng về bạn và thù. Cách tiếp cận lý tưởng bao gồm các quy tắc như không can thiệp, tôn
trọng bản sắc dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ.

Ba là, luật mềm: Đó là cách tiếp cận không ràng buộc trong hợp tác trên cơ sở thành viên tự nguyện, có nghĩa là mỗi chủ thể có
quyền từ chối tham gia, không ràng buộc phải đưa ra các quyết định, với một mạng lưới không chính thức, một cấu trúc lỏng lẻo
và không hình thành một cơ quan đứng trên các quốc gia.

Bốn là, xây dựng sự đồng thuận: Đó là cam kết tìm ra cách để tiến về phía trước bằng cách tạo ra sự ủng hội rộng rãi. Vì vậy, sự
đồng thuận không được nhẫm lẫn với sự nhất trí hoàn toàn và bởi vậy không yêu cầu sự đồng ý hoàn toàn của tất cả các bên.

Bản sắc của ASEAN chính là phương thức hành động mà tổ chức này đã thực hiện trong suốt ba thập kỷ đầu tồn tại. Có thể khát
quát bản sắc trong hai từ là “không can thiệp” và “đồng thuận”. Một mặt có thể coi đó là hạn chế, nhưng mặt kahsc cũng có thể
coi đó là yêu tố mà nhờ đó ASEAN đã thành công . Sẽ chẳng có gì để nói và cũng chẳng có gì mới nếu như mọi việc vẫn tiếp tục
diễn ra trong dòng chảy đó cho đến năm 1997, khi cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra ở ĐNA. Cuộc khủng hoảng này cho thấy
ASEAN không đủ sức đối phó với một thách thức lớn lao như vậy. Cho dù là thees nào đi chăng nữa thì lần đầu tiên bản sắc của
ASEAN bị thách thức, phương cách ASEAN bị đe dọa. Những gì đã giúp ASEAN tồn tại và phát triển đã làm cho ASEAN khác
biệt với các tổ chức khác – “không can thiệp” và “đồng thuận” – bỗng nhiên bị nghi ngờ. Nhiều người nghĩ rằng cuối những năm
1990 của thế kỷ trước, đứng trước những thay đổi của tình hình thế giới và khu vực, đây là thời điểm tốt nhất để thay đổi
ASEAN.

Nói tóm lại, cho đến nay, sau hơn bốn thập kỷ tồn tại và phát triển, ASEAN đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Một
trong những thành công đó là ASEAN đã xây dựng được một bản sắc riêng. Bản sắc đó là sự thống nhất trong đa dạng được biểu
hiện trong phương cách ASEAN. Cho dù, phương cách này đang bị thách thức và phê phán, nhưng nó được phần lớn các quốc
gia trong khu vực thừa nhận và là chất keo dính gắn kết họ với nhau. Hơn thế nữa, sự tham gia của các cường quốc ngoài khu vực
vào các diễn đàn do ASEAN sáng lập, ủng hộ những sáng kiến mà ASEAN đưa ra, chứng tỏ sức sống và sự hấp dẫn của ASEAN.

* Diễn đàn khu vực ARF (trong sách 147)

* Diễn đàn hợp tác kinh tế CA-TBD APEC (trong sách 153)

CHƯƠNG 7. An ninh khu vực CA-TBD và triển vọng hợp tác

* Bản chất và biểu hiện của các nguy cơ an ninh CA-TBD: Vào đầu những năm 1990, phát triển kinh tế và an ninh quân sự đã
trở nên đan xen, gắn bó chặt chẽ với nhau, tạo ra những nguy cơ tiềm tàng mới. Đồng thời, giai đoạn hậu Ctranh lạnh cũng chứng
kiến những biểu hiện mới trong quan hệ quốc tế như tính khó dự báo, tình trạng phát triển không đồng đều, xu hướng gán ghép
tác động của toàn cầu hóa. Một trong những hậu quả của quá trình phát triển là sự xuất hiện của quan niệm “An ninh con người”.
Được Chương trình phát triển LHQ (UNDP) khuyến khích và cổ vũ, thuật ngữ này thường có nghĩa là “tự do thoát khỏi sợ hãi và
nghèo đói”.

An ninh con người đã không xuất hiện với tư cách là quan niệm an ninh duy nhất. Như chúng ta thấy, an ninh có thể được hiểu
với nghĩa là một loạt những vấn đề liên quan đến nhau rất rộng. Nhiều thành tố của quan niệm an ninh đa chiều này đều có mặt ở
CATBD và vì vậy có thể giúp cho nhận thức về sự tiềm tàng của xung đột trong khu vực này rất cao. Trong số các yếu tố là
nguyên nhân gây ra tình trạng mất an ninh cần phải kế đến gồm:

- Sự phổ biến của các nhà nước yếu

- Sự không đồng đều trong phát triển kinh tế và thịnh vượng của khu vực

- Sự phổ biến của các tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên

- Chạy đua vũ trang được tiếp sức bằng sự phát triển kinh tế và mâu thuẫn trong quan hệ giữa các quốc gia

- Những mâu thuẫn chưa được giải quyết từ thời Ctranh Lạnh (Bán đảo Ttien và ĐL)

- Những vấn đề môi trường, di dân và những vấn đề an ninh phi truyền thống

- Sự thiếu vắng của một cơ chế an ninh khu vực

* Cấu trúc an ninh khu vực CA-TBD: CATBD là khu vực có môi trường an ninh – chính trị phức tạp. Các nguy cơ xung đột ở
đây không chỉ diễn ra giữa các nước lớn với nước lớn, nước lớn với nước nhỏ mà cả giữa nước nhỏ với nhau và thậm chí cả trong
nội bộ một số nước. Đến năm 2025, nhiều khả năng tình hình khu vực CATBD vẫn bất ổn, phức tạp với những diễn biến khó
lường.

Đối với CATBD, có ba dạng cấu trúc chính là : cấu trúc an ninh – chính trị, cấu trúc kinh tế (sản xuất, thương mại, đầu tư, tài
chính), cấu trúc phi vật chất (tư tưởng, quan niệm, giá trị, bản sắc, chuẩn mực, niềm tin,...). Cấu trúc của CATBD vẫn đang trong
giai đoạn định hình với nhiều xu hướng và toan tính khác nhau. Sự đua tranh giữa các nước lớn khiến cho quan hệ quốc tế ở khu
vực này còn lắm vấn đề phức tạp với nhiều mâu thuẫn và cạnh tranh. Khi ba cấu trúc trên dần được hình thành rõ ràng hơn thì sẽ
làm xuất hiện thêm những cơ hội và thách thức mới, thuận lợi và khó khăn mới cho tất cả các nước CATBD, trong đó có VN.

Cấu trúc an ninh khu vực CATBD bao gồm các tác động đồng thuận sau:

- Góp phần duy trì sự ổng định tương đối trong quan hệ quốc tế khu vực

- Giúp đem thêm khả năng kiểm soát các xung đột khu vực, góp phần duy trì an ninh

- Đem thêm những tác động thúc đẩy thể chế hóa trong khu vực

- Giúp duy trì xu hướng hợp tác như mẫu hình quan hệ phổ biến trong khu vực

- Giúp duy trì tình trạng hòa bình tương đối.

Và gồm các tác động bất đồng thuận sau:

- Những nguy cơ do sự cạnh tranh quyền lực cấu trúc giữa Mỹ và TQ

- Tạo ra tình trạng bất ổn định và kém an ninh trong khu vực, nhất là đối với các nước vừa và nhỏ
- Duy trì sự phân tằng trong quan hệ quốc tế khu vực.

Cấu trúc an ninh của CATBD cũng tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho VN. Đây chính là cơ hội hòa bình, cơ hội hợp tác và hội
nhập quốc tế, cơ hội phát triển, cơ hội trong xu hướng thể chế hóa và cơ hội trong cạnh tranh quyền lực Mỹ - Trung. Bên cạnh
đó, với câu trúc bất ổn định, các cấu trúc về khu vực của CATBD xuất phát từ sự tranh giành quyền lực cấu trức giữa các cường
quốc, nguy cơ tụt hậu khinh tế và sự lệch pha về các yếu tố phi chất. Có khả năng nảy sinh những thách thức mới không đáng có.

- Những vấn đề đặt ra đối với việc duy trì vai trò trung tâm của ASEAN: Thứ nhất, về nội dung đối thoại và lĩnh vực hợp tác.
ASEAN thực chất muốn tập trung vào các vấn đề chính trị - an ninh, nhưng chấp nhận cả hợp tác phát triển vì có lợi ích kinh tế
và để cân bằng quan hệ với Mỹ và TQ.

Thứ hai, về sự gắn kết giữa các diễn đàn và việc triển khai những thỏa thuận, chưa có sự gắn kết giữa EAS, ARF, ADMM+ và
EAMF, mặc dù thành phần tham gia EAS, ADMM+ và EAMF đều là AEAN -8. Từ đó gây ra hiện tượng quan tâm các tổ chức
mới quá nhiều, đua nhau thực hiện các hiệp định song và đường mà bỏ bê các tổ chứ cũ như ARF và APEC.

Thứ ba, về thể chế hóa diễn đàn. Mỹ và các nước phương Tây luôn thúc đẩy thể chế các diễn đàn EAS, ARF và ADMM+. Trong
khi đó các nước ASEAN về cơ bản không muốn vì lo ngại sẽ mắt vai tò chủ tiệc.

Thứ năm, về vai trò chủ đạo của ASEAN. Các nước lớn đều khẳng định ủng hộ vai trò chủ đạo của ASEAN tại các diễn đàn,
song trên thực tế luôn thúc đẩy đề có vai trò lớn hơn và có thể chi phối ASEAN. ASEAN luôn cố gắng duy trì và phát huy vai trò
chủ đạo, nhưng gặp không ít thách thức do đồng thuận chơi cao và nguồn lực hạn chế.

Thứ sáu, về các cơ chế/công cụ pháp lý của ASEAN. Cơ chế/ công cụ pháp lý có lỗ hổng, bất cập. Việc thuân thủ và thực hiện
còn hạn chế, có cả việc giải thích có lợi cho mình nững “luật chơi” đã cam kết hoặc thậm chí bảo lưu.

* Những điểm nóng ở khu vực Đông Bắc Á: Có lẽ hai điểm nóng hay thay đổi nhất ở khu vực CATBD là eo biển ĐL và bán
đảo TT, những khu vực mà nguồn gốc của vấn đề đã có xuất xứ từ cuối những năm 1940.

- TQ và ĐL

Tác động của sự kiện 11/9: Mặc cho những thiện chí được tạo ra bởi hợp tác của TQ trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố,
sự nghi ngờ vẫn tiếp tục ở cả hai phía Washington và Bắc Kinh. Theo James B. Steinberg, Giám đốc chương trình chính sách đối
ngoại của Viện Brookings, đã có một số điểm sáng trong hợp tác chống chủ nghĩa khủng bố giữa HK và TQ , nhưng điều đó có ý
nghĩa tượng trưng nhiều hơn là thực chất. Và HK bắt đầu nhìn nhận những vấn đề truyền thống quay trở lại chương trình nghị sự.

Vấn đề không phổ biến vũ khí hạt nhân: TQ và HK tranh luận về một Hiệp định không phổ biến vũ khí hạt nhân song phương
được ký trong những ngày cuối cùng của chính quyền Clinton tháng 11 năm 2000. Những vấn đề gồm liệu Hiệp định có buộc TQ
từ bỏ những hợp đồng đã ký trước ngày này, liệu từ đó các cơ quan của TQ có thực hiện việc vận chuyển các sản phẩm có liên
quan và khi nào TQ sẽ tuyên bố công khai chương trình kiểm soát xuất khẩu tên lửa đã cam kết trong Hiệp định này.

Sự phát triển sức mạnh quân sự của TQ: Sự phát triển sức mạnh quân sự TQ và phản ứng của Ấn Độ và NB về vấn đề này dường
như gây ra phản ứng dây chuyền đối với các đồng minh thân cận của HK trong vòng cung phòng thủ chạy dọc ven biển, kéo dài
từ HQ và ĐL ở phía Bắc xuống các nước ASEAN và Australia ở phía Nam.

Từ năm 1949, cả hai chính phủ ĐL hay Cộng hòa Trung Hoa (ROC) bà CHND Trung Hoa (PRC) đã yêu cầu là chính phủ hợp
pháp duy nhất đối với toàn bộ lãnh thổ TQ. Cho đến tận năm 1972, ĐL vẫn giành được sự ủng hộ hoàn toàn của HK và là nhân tố
chìa khóa trong toàn bộ chiến lược ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản. Các cam kết của HK ở eo biển ĐL được bộ lộ rõ nhất vào
khoảng năm 1954 – 1955. Tháng 7 năm 1954, truyền thông TQ bắt đầu tuyên bố về dự định “giải phóng” ĐL và tiếp tục nã pháo
hạng nặng vào các đảo xa bờ của ĐL trong suốt mùa đông, trong khi HK đã phái một lực lượng hải quân làm nhiệm vụ đến khu
vực. Năm 1955, HK đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật trong trường hợp có một cuộc tấn công của TQ vào ĐL. Trước
tình hình đó, TQ đã từ bỏ ý định này. TQ lại tiếp tục ý định tấn công ĐL vào năm 1958 và lại gặp phải phản ứng rất quyết liệt của
HK. Cuộc khủng hoảng này được cho là một trong những chất xúc tác cho sự rạn nứt quan hệ Trung – Xô: Lãnh đjao TQ đã rất
tức giận khi Khruschchev đã không ủng hộ TQ giành ĐL trong cuộc đối đầu với HK.

Mặc dù vậy, sau Tuyên bố chung Thượng năm 1972, HK công nhận chính quyền ở BK làm cho vị trí quốc tế của ĐL bị suy giảm
nhanh chóng và kết cục là ĐL bị khai trừ khỏi LHQ, không được các quốc gia công nhân ngoại giao nữa. Sự cô lập của ĐL còn
tăng lên bởi vì cả ĐL và TQ đều từ chối đặt quan hệ ngoại giao với bất kỳ quốc gia nào công nhận kẻ thù của họ.

Vào những năm 1980, quan hệ giữa hai bên có biểu hiện được cải thiện. Không chính phủ nào thay đổi chính sách cơ bản của
mình, nhưng quan hệ kinh tế tăng lên rất mạnh, chủ yếu thông qua thương mại gián tiếp và đầu tư từ ĐL vào miền Nam TQ, qua
“bộ lọc” Hồng Kông. Sức mạnh cơ bản của ĐL thành tựu kinh tế của họ. Trong một chừng mực nào đó có thể bù đắp cho sự yếu
kém chính trị. ĐL đã bắt tay vào nâng cấp văn phòng thương mại gần giống như văn phóng chính phủ ở nhiều nước, đặc biệt là ở
HK. Một chiến thuật khác ĐL là tham gia vào các tổ chức quốc tế mà trước đây CHND Trung Hoa đã tìm mọi cách để loại bỏ họ
ra (ví dụ ADB, APEC). Tiếp tục tìm kiếm ít nhất là một số nước công nhận ngoại giao và một sự đảm bảo quốc tế là một ưu tiên
hàng đầu của ĐL.

HK và các nước phương Tây đã tiếp tục bán thiết bị quân sự cho ĐL, nền kinh tế của vùng lãnh thổ này đã cho phép họ trở thành
một trong những nhà nước hùng mạnh nhất ở ĐA. Thế hệ lãnh đạo già của Đảng Cộng sản TQ đã nghỉ hưu và cảm thấy e ngại
sâu sắc về sức mạnh của ĐL, hơn hẳn TQ trên nhiều lĩnh vực. TQ bị cảnh báo bởi sự lớn mạnh của phong trào đòi độc lập ở ĐL
được thể hiện qua nhiều cách như gia tăng sự xác nhận đòi quan hệ với ĐL ở khắp nơi trên thế giới và yêu cầu đòi tách hoàn toàn
khỏi TQ cũng như hình thành một quốc gia dân tộc mới. Hậu quả là vào tháng 3 năm 1996, BK đã tiến hành các cuộc tập trận
quân sự khiêu khích và hiếu chiến ở ngay sát vùng nước của ĐL với lời cảnh báo rằng bất cứ một động thía đòi độc lập tiếp theo
nào sẽ phải gánh chịu một cuộc tấn công. Từ đó, lời cảnh báo được nhắc lại trong một vài cơ hội khác. Phần lớn mọi người xem
sự đe dạo này tương đối nghiêm trọng, thậm chí tin rằng TQ có thể “đánh đổi” sự phát triển kinh tế của mình để ngăn chặn ĐL
độc lập.

Đài Bắc và BK có thể thống nhất với nhau một dạng hiệp định theo mô hình “một nước hai chế độ”, mà thực ra đã được BK phát
triển và ứng dụng trong trường hợp Hkong. Chính quyền Đài Bắc vào những thời điểm khác nhau đã thể hiện thái độ phản đối
với những đề nghị kiểu như “một nước, hai chính phủ” hoặc “một nước, hai khu vực” hoặc nhà nước của cuộc nội chiến phải
chính thức chấm dứt. ĐL luôn thận trọng với những chủ trường của TQ và vẫn duy trì thái độ nghi ngờ về những dự định của TQ.

Bán đảo Ttien

Giống như tình hình ở eo biển ĐL, cả hai nước Ttien đã luôn phải tính đến mối đe dọa quân sự thường xuyên và sự tấn công từ
phía bên kia. Trong số những vấn đề quyết định nhất trong quan hệ Nam – Bắc Ttien là sự phá sản và khó đoán định của chế độ
Bắc TT. Một số báo cáo cho rằng nền kinh tế của BTT yếu đến mức mà ở đó thường xuyên thiếu lương thực và Nhà nước này
khó có thể tồn tại lâu hơn được. Một kịch bản được đặt ra là trong sự liều lĩnh tuyệt vọng, BTT có thể phát động một cuộc tấn
công vào HQ, như đã xảy ra trong vòng nhiều năm nay.

Một vấn đề khác có thể làm bùng nổ xung đột quốc tế là sự thất bại của BTT khi thực hiện các chuẩn mực quốc tế và áp lực liên
quan đến việc sản xuất vũ khí hạt nhân. Năm 1994, hai bên đã đứng trên miệng hố của một cuộc chiến tranh lạnh. Mặc dù vậy,
khủng hoảng đã được giải quyết sau một loạt các cuộc gặp gỡ giữa HK và BTT kết thúc bằng một Khuôn khổ thỏa thuận ký năm
1994 tài Gèneve. Theo thỏa thuận không phổ biến hạt nhân này, BTT cam kết dừng chương trình hạt nhân của mình lại. Để đổi
lại, HK đồng ý giúp đỡ phát triển năng lực hạt nhân dân sự của BTT bằng việc cung cấp hai lò phản ứng nước nhẹ công suất
1.000 mêga oát. Ngoài ra Washington cũng đồng ý bảo đảm không đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân chống BTT và đồng ý dỡ bỏ
từ tử lệch trừng phạt kinh tế và cải thiện quan hệ chính trị.

Mặc dù vậy, một cuộc khủng hoảng mới đã bắt đầu vào tháng 10 năm 2002 khi BTT thừa nhận chương trình vũ khí hạt nhân bí
mật của mình và tái khởi động lò phản ứng hạt nhân vào tháng 2 năm 2003. Một khía cạnh của tình hình TT là các tác động đòn
bẩy quan trọng của TQ vì Bkinh dường như là nước duy nhất có ít nhiều ảnh hưởng đối với Bình Nhưỡng, nếu không thì BTT
hoàn toàn cô lập về mặt ngoại giao với thế giới bên ngoài. Vai trò của TQ được thể hiện ở việc tổ chức “Đàm phán 6 bên” diễn ra
ở BK vào tháng 8 năm 2003 với sự tham gia của BTT, HQ, HK, Nga, TQ và NB.
Cho đến ngày hôm nay, Bán đảo TT vẫn là hiện thân của mặt trận cuối cùng của chiến tranh lạnh với tổng cộng khoảng 2 triệu
quân đống ở bên khu phi quân sự. Sau bao nhiêu năm từ chối giải quyết các vấn đề Nam – Bắt Triều Tiên và chương trình vũ khí
hạt nhân của BTT, cuộc gặp thượng đỉnh đã cho một tín hiệu chấp nhận HQ là một đối tác hợp pháp và bình đẳng. Sự thay đổi
tương tự cũng như diễn ra đối với lĩnh vực ngoại giao. Ngay trước khi cuộc gặp giữa hai nguyên thủ diễn ra, hình ảnh của Kim
Jong-il không còn được mô tả là “một tay chơi tàn bạo, mất trím bừa bãi và say xỉn” mà thay vào đó là một “một nhà lãnh đạo
thức dụng có óc phán đoán và hiểu biết. Đó thực sự là một thay đổi có tính đột phá trong quan hệ giữa hai nước.

* Những điểm nóng ở khu vực Đông Nam: Không giống với ĐBA, nơi vấn đề an ninh vẫn còn bị thống trị bởi những quan
niệm truyền thông, tình hình ở ĐNA lại có đặc trung là sự đan xen giữa những vấn đề an ninh cứng và an ninh mềm. Khu vực
này còn là “quê hương” của những vấn đề an ninh phi truyền thống khác như buôn lậu, buôn người và tội phạm có tổ chức.

Những xung đột địa phương

Những xung đột địa phương và tình trạng căng thẳng trong phạm vi mỗi nước trước hết ảnh hưởng đến an ninh nội tại của các
nước đó, nhưng sau đó có thể có tác động dây truyền đến các nước láng giềng và ra toàn khu vực.

Các cuộc nổi loạn: các cuộc nổi loạn xảy ra những nơi các nhóm có tư tưởng chỉnh trị tìm cách lật đổ chính quyền trung ương
bằng các cuộc chạy đua vũ trang.

Các phong trào sắc tộc và tôn giáo

Các phong trào này là nỗi lo lắng thường xuyên ở các nước, nơi dân chúng có thành phần phức tạp. Trong số các nạn nhân tiềm
tàng có các cộng đồng Hoa Kiều ở Malaysia và Indonesia, những người đã chịu những thiệt hại to lớn trong các cuộc bạo luận
sắc tộc và thậm chí cả sự tàn sát đẫm máu trong những năm 1960 và 1990.

Tranh chấp ở Biển Đông

Tiếp tục giáo trình 178 – 179

* Thách thức và cơ hội đối với hợp tác khu vực CA-TBD (giáo trình 179 – 183)

* Triển vọng hợp tác ở khu vực CA-TBD (giáo trình 183 – 192)

CHƯƠNG 8. Việt Nam và CA-TBD

*Khái quát chính sách đối ngoại VN đối với khu vực CATBD trước đổi mới 1986 (giáo trình 194 – 197)

* Quá trình đổi mới chính sách đối ngoại của VN với CA-TBD sau 1986 (giáo trình 197 – 207)

* Việt Nam và các nước trong khu vực (giáo trình 207 – 222)

* Đánh giá vị thế Việt Nam ở khu vực CA-TBD ( giáo trình 222 – 225)

*Đánh giá các chính sách qua các kỳ Đại hội

Đại hội lần thứ IV của Đảng (12/1976): Đại hội IV chủ trương bảo vệ và phát triển mối quan hệ đặc biệt VN – Lào – Campuchia.
Chú trọng củng cố, tăng cường hợp tác về mọi mặt với Liên Xô, coi Liên Xô là hòn đá tảng và xác định mục tiêu xây dựng
CNXH trên toàn quốc. Chủ trương của kỳ đại hội này củng cố và tăng cường tình đoàn kết chiến đấu và quan hệ hợp tác với tất
cả các nước xã hội chủ nghĩa đặc biệt là LX; bảo vệ và phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào – Campuchia.
Đại hội lần thứ V của Đảng (3/1982): Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh đoàn kết và hợp tác toàn diện với LX là nguyên tắc, là chiến
lược trong chính sách đối ngoại của VN. Quan hệ đặc biệt VN – Lào – Campuchia có ý nghĩa sống còn đối với vận mệnh của ba
dân tộc. Đảng cũng xác định khôi phục quan hệ bình thường với TQ trên cơ sở nguyên tắc cũng tồn tại hòa bình.

 Tổng quát chính sách đối ngoại của VN, Đảng và Nhà nước VN đã nhận định về nền kinh tế khủng hoảng kéo dài, đất
nước rơi vòa tình trạng gặp nhiều khó khăn là hệ quả của những sai lầm hạn chế trong tư duy đối ngoại với cái nhìn
phiến diện, có những đánh giá sai lầm về bản thân và khu vực. Vào những năm 1980 trước những biến động của thế
giới theo xu hướng hòa bình và phát triển đã tiếp thêm sức mạnh để VN đối mới chính sách đối ngoại của mình đặc biệt
là ở khu vực ĐNA – TBD.

Đại hội VI (1986 – 1990) Đại hội VII Đại hội VIII
Chủ trương Nhìn thẳng vào sự thật Tiếp tục đổi mới, phát Mở rộng quan hệ hợp
huy tác kinh tế với các nước
Đổi mới toàn diện ngoài hệ thống xã hội
chủ nghĩa
Chính sách/Nghị quyết/ Sự NQ32 “chuyển từ đối đầu “ “VN muốn là bạn với các “Ra sức tăng cường quan hệ
kiện sang “đối thoại và đấu tranh nước trong cộng đồng thế với các láng giềng và các
cùng tồn tại hòa bình giới, phấn đấu vì hòa bình, nước ASEAN, không ngừng
độc lập và phát triển” -> đa củng cố quan hệ với các
NQ13 “thêm bạn bớt phương hóa, đa dạng hóa nước bạn bè truyền thống,
thù”,”đa dạng hóa quan hệ” coi trọng quan hệ với các
sang “bình thường hóa quan Phấn đấu đưa ra giải pháp nước phát triển và các trung
hệ với TQ, để thúc đẩy phát chính trị cho vấn đề tâm kinh tế chính trị trên thế
triển đất nước. Campuchia giới”.

Công bố “chính sách 4 điểm


mới của VN đối với khu
vực” -> tư duy đối ngoại khu
vực

Kết quả Bình thường hóa quan hệ với Bình thường hóa quan hệ với Tham gia APEC (1998)
TQ (1991) Mỹ -> phá bỏ được lệnh cấm
vận (1995)

Giải quyết được vấn đề


Campuchia

Tham gia ASEAN (1995)


Nhận xét Quan hệ khu vực chưa được Nhận thức được tầm quan Tư duy đối ngoại tiếp tục
đi sâu, quan hệ với hai nước trọng của hợp tác khu vực, phát triển dựa trên những
là Lào, Campuchia và LX quan hệ đa phương và các tổ nền tảng đã được xây dựng
vẫn là “hòn đá tảng” chức diễn đàn trước đó

Đây là bước đột phá trong


nhận thức, quan điểm về giải
quyết tranh chấp và phá thế
bao vây, cấm vận

Đại hội IX (2001) Đại hội X (2006)


Chủ trương Chuyển từ “muốn là bạn” sang “sẵn sàng là “Tích cực hội nhập kinh tế quốc tế,
bạn”, là “đối tác tin cậy của các nước trong đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên
cộng đồng quốc tế” tất cả các lĩnh vực khác”
Chính sách/nghị quyết Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 07- “Chính sách đối ngoại rộng mở, đa
NQ/TW về Hội nhập kinh tế quốc tế, nhằm tận phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ
dụng những thuận lợi của cục diện thế giới cho quốc tế”
mục tiêu phát triển của VN.
Kết quả Chuyến thăm chính thức của thủ tưởng Ấn Độ Năm 2006: VN đã thiết lập quan hệ Đối
Vajepaye từ ngày 7-10/1/2001 tác chiến lược toàn toàn diện với TQ

Chuyến thăm của tổng thống Singapore (tháng Tháng 11/2006: VN được kết nạp làm
2/2001) thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương
mại thế giới WTO
Tổng thống LBN V. Putin ghé thăm VN từ
ngày 28/2 – 2/3/2001 Ngày 11/01/2007: Chính thức gia nhập
WTO

Năm 2009: được lấy làm năm Ngoại


giao văn hóa

Năm 2010: Việt Nam chính thức đảm


nhận chức Chủ tịch ASEAN
Nhận xét Tư duy đối ngoại đa phương của Đảng được Trong giai đoạn này, điểm mới là VN
định hình ngày càng rõ nét và chính thức hóa cam kết sẵn sàng “tham gia tích cực vào
trong các văn kiện của Đảng tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực”,
các quan hệ quốc tế đã được thiết lập
Tư duy về đối ngoại đa phương ngày càng vào chiều sâu, ổn định, bền
được bổ sung, điều chỉnh và ngày càng hoàn
thiện hơn.

Đại hội XI (2011) Đại hội XII (2016)


Chủ trương “Thực hiện nhất quán đường lối đối “Tăng cường xây dựng Đảng trong
ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác sạch, vững mạnh, phát huy sức mạnh
và phát triển, đa phương hóa, đa dạng toàn dân tộc, dân chủ XHCN”
hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội
nhập quốc tế, VN là bạn, đối tác tin cậy
và thành viên có trách nhiệm trong
cộng đồng quốc tế”
Chính sách/ nghị quyết Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Như của đại hội XI
Đây là đường lối ngoại giao thứ 4 sau
khi VN đổi mới
Kết quả Là thành viên Ủy ban Di sản Tgioi 14/01/2019: trở thành thành viên chính
(2013 -2017) và thành viên Hội đồng thức của CPTPP
Chấp hành UNESCO (2015 -2019)
Kí Hiệp định Thương mại tự do VN –
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tham Liên minh CÂ (EVFTA) ngày
gia cuộc gặp cùng 8 thành viên tham 30/6/2019
gia đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế
về chiến lược xuyên Thái Bình Dương. Năm 2019, chủ tịch của Hội nghị
Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 và đã
được là Ủy viên không thường trực của
Hội đồng bảo an LHQ với số phiếu cao
kỷ lục

Việt Nam tổ chức sự kiện Hội nghị cấp


cao APEC 2017
Nhận xét Đã nâng tầm từ hội nhập kinh tế sang Lần đầu tiên đưa ra khái niệm về “đối
“chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” ngoại đa phương”
một cách toàn diện. Nghị quyết số 22
của Bộ Chính trị năm 2013 đã thống
nhất nhận thức trong toàn Đảng, toàn
dân về hội nhập quốc tế trong tình hình
mới

Đại hội XIII (2021)


Chủ trương “Tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên tất cả các lĩnh vực khác”
Chính “Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; chủ động và tích cực hội
sách/nghị nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả,...”
quyết
Kết quả Viện trợ vaccine cho các nước Lào, Campuchia,... Đồng thời hỗ trợ vaccine cho các nước trong các quốc gia
khu vực như Philipines, Indonesia, Maylaysia.

Hỗ trợ y tế cho các quốc gia khác bằng cách gửi các đội y tế và thiết bị y tế.
Nhận xét Thế và lực của ngoại giao ngày càng được nâng cao, không những trong kinh tế mà còn trong quan hệ ngoại
giao.

You might also like