You are on page 1of 28

Học phần: QUAN HỆ QUỐC TẾ ÂU - MỸ

Nhóm 2

Chủ đề: CHÂU ÂU TRONG CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU


CỦA HOA KỲ SAU CHIẾN TRANH LẠNH (1945-1991)
1. Tổng quan về chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ
1.1. Bối cảnh quốc tế
CTTGII kết thúc, thắng lợi thuộc về phe Đồng minh (gồm Mỹ, Anh, Pháp và
Liên Xô) đã đưa đến những thay đổi cực kì sâu sắc trong mối quan hệ quốc tế
giữa các nước trên thế giới.
- Đặc điểm quan trọng của tình hình quốc tế sau CTTGII, là sự xuất hiện
của 2 phe, được đứng đầu bởi 2 siêu cường là Liên Xô - CNXH và Hoa
Kỳ - CNTB
- Phạm vi ảnh hưởng của hệ thống CNXH nối dài từ Á sang Âu, làm chỗ
dựa cho phong trào giải phóng dân tộc, các phong trào đấu tranh vì hoà
bình, dân chủ. Trở thành một thách thức nghiêm trọng đối với chủ nghĩa
thực dân, chủ nghĩa đế quốc
- Đối với hệ thống TBCN, sau chiến tranh Hoa Kỳ trở thành quốc gia giàu
có và hùng mạnh nhất. Về kinh tế, sở hữu gần một nửa sản lượng công
nghiệp của TBCN và 70% trữ lượng vàng thế giới. Về quân sự, Hoa Kỳ
nắm độc quyền về vũ khí nguyên tử, sở hữu lực lượng hải quân, không
quân, lục quân lớn hơn các quốc gia khác thuộc hệ thống TBCN. Về
chính trị, mở rộng phạm vi ảnh hưởng ra nhiều khu vực, trở thành thế lực
đế quốc hùng mạnh. Những nhân tố này đã kích thích tham vọng bá chủ
toàn cầu của Hoa Kỳ.
-> Xuất phát từ những thay đổi trong hệ thống chính trị thế giới sau CTTGII,
Hoa Kỳ đã đề ra “Chiến lược toàn cầu” nhằm ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới xoá
bỏ hệ thống XHCN - được đánh giá là mối đe dọa đến tham vọng bá chủ của
Hoa Kỳ và các nước TBCN
1.2. Khái niệm chiến lược toàn cầu
- Chiến lược toàn cầu thực chất là chiến lược đối ngoại để bảo vệ lợi ích
của Hoa Kỳ trên toàn thế giới và xương sống của nó là “Chiến lược quân
sự toàn cầu”. Khẳng định, quyền lợi của Hoa Kỳ là quyền lợi toàn cầu.
- Chiến lược toàn cầu được thực hiện dựa trên sức mạnh kinh tế, quân sự,
sức mạnh về vũ khí, về công nghệ vượt trội của Mỹ.
1.3. Mục tiêu của chiến lược
Chiến lược toàn cầu của Mỹ bao gồm 3 mục tiêu chủ yếu:
- Ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ CNXH trên thế giới
- Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc
- Củng cố chủ nghĩa bá quyền của Mỹ
1.4. Sự hiện diện của châu Âu trong chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ
Trong thực tế, Mỹ giữ vai trò lãnh đạo ở Tây Âu để cùng các nước tư bản Tây
Âu trở thành đối trọng với phe XHCN và các nước Đông Âu.Vì vậy, chính
quyền Hoa Kỳ ngày càng tỏ ra quan ngại trước việc chủ nghĩa cộng sản dưới sự
lãnh đạo của Liên Xô liên tục mở rộng ảnh hưởng ở Địa Trung Hải, bán đảo
Bancăng và nhiều nước Đông Âu khác.
Ngày 12/3/1947, trong bài diễn văn diễn văn trước Quốc hội, Tổng thống Harry
S. Truman đã đưa ra chính sách ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản, với mục đích
hỗ trợ Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ bằng viện trợ quân sự và kinh tế nhằm ngăn hai
quốc gia này rơi vào vòng kiểm soát của các lực lượng cộng sản.
- Sự ra đời của học thuyết Truman đã trực tiếp dẫn đến việc hình thành Kế
hoạch Marshall, năm 1948, với mục tiêu kiềm chế củ nghĩa cộng sản
bằng cách giúp đỡ nền kinh tế châu Âu phục hồi sau chiến tranh thế giới
II. Đồng thời, về mặt quân sự, dẫn đến sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước
Bắc Đại Tây Dương (NATO), năm 1949, thông qua việc gửi quân đội tới
các quốc gia mà Mỹ cho là “thân thiện” đã tạo tiền đề hình thành nguyên
tắc “an ninh tập thể”, xây dựng một mạng lưới các quốc gia đồng minh và
thân thiện được Mỹ hỗ trợ về mặt quân sự.
-> Có thể thấy, Học thuyết Truman, Kế hoạch Marshall và Tổ chức NATO, đã
xác định châu Âu là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Mỹ.
2. Châu Âu trong chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ
2.1. Mục tiêu chống phá CNXH:
Sau CTTG II, Châu Âu bị chia thành 2 khối thế lực với 2 khối hệ thống xã hội
đối lập nhau. Tây Âu đại diện cho khối TBCN, Đông Âu đại diện cho CNXH,
nước Đức bị chia làm 2, Tây Đức do TBCN nắm và Đông Đức thuộc khối
CNXH, ngăn cách qua dãy tường thành Berlin. Các nước CÂ bị tàn phá và kiệt
quệ sau 2 cuộc CTTG
(hình ảnh TG+ nc Đức ctranh lạnh)
● Kinh tế:

Trong chiến tranh thế giới thứ hai, nước Mỹ có điều kiện an toàn và thuận lợi
nên đã làm giàu và phát triển mạnh mẽ về các mặt. Mỹ không bị chiến tranh tàn
phá, đứng vị trí trung lập, đóng vai trò lái súng bán vũ khí cho các nước tham
chiến. Mỹ đã làm giàu trên sự đổ nát của châu Âu và thế giới. Sau chiến tranh,
Mỹ trở thành nước giàu mạnh nhất, chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong
giới tư bản chủ nghĩa.

=> Mỹ trở thành trung tâm kinh tế, tài chính số một thế giới, là chủ nợ lớn nhất
thế giới. (bán vũ khí và trả = vàng do lúc đó ch có khái niệm tiền giấy => sau
ctranh chiêm 70% sl vàng TG, k có vàng thì gắn thuộc địa (nc Anh, Pháp gán
thuộc địa- châu phi, VN, Đông Dương ) )

● Thực trạng CÂ trong CTL:

Đối với Tây Âu: Do bị chiến tranh tàn phá => nhiều công trình hạ tầng bị đánh
sập và hư hỏng, cộng với sự khắc nghiệt của khí hậu (mùa Đông giá lạnh năm
1947) đã làm tê liệt sản xuất công - nông nghiệp, đời sống nhân dân (nhất là
tầng lớp lao động) vô cùng khó khăn, thiếu thốn trầm trọng lương thực, nơi ăn
chốn ở và than đá giữ ấm. Một số nước như Đức, Áo, tình hình chính trị bất ổn.

Ưu tiên hàng đầu của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là củng
cố chính quyền của giai cấp tư sản và ổn định tình hình chính trị – xã hội. Bên
cạnh đó, ra sức hàn gắn vết thương chiến tranh => khôi phục kinh tế và liên
minh chặt chẽ với Mỹ, tìm cách lấy lại thuộc địạ cũ.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh đang phát triển, một số ý kiến cho rằng tình
trạng kinh tế thiếu thốn ở Tây Âu đã trở thành một mảnh đất màu mỡ phì nhiêu
cho công tác tuyên truyền của cộng sản Khi lúc đó, Liên Xô đã giúp các nước
Đông Âu giành chính quyền, thiết lập những nhà nước dân chủ mới dưới sự
lãnh đạo của Đảng cộng sản. Ảnh hưởng của Liên Xô ở Đông Âu ngày càng
được củng cố.

- Lo ngại trước ảnh hưởng to lớn của Liên Xô và Đông Âu, sự thắng lợi của
CHND Trung Quốc, CNXH đã trở thành hệ thống thế giới từ Âu sang Á.
Trong khi đó, các nước Tây Âu và quốc gia khác đang trong tình trạng túng
thiếu, bị thâm hụt cán cân thanh toán, dẫn đến sự suy giảm nhanh chóng của
đồng đô la và dự trữ vàng của họ, cơ sở hạ tầng chưa vững, không thể phát triển
kinh tế hay giao thương trong nước hay nước ngoài. Mỹ nhận ra rằng đây là mối
đe dọa nghiêm trọng đến khả năng thương mại của Châu Âu - một thị trương
quan trọng đối với hàng xuất khẩu của Mỹ, buộc Mỹ phải đứng đằng sau IMF
(International Monetary Fund – Quỹ tiền tệ thế giới) và IBRD (Ngân hàng tái
thiết và phát triển quốc tế) để hỗ trợ cho vay đối với các nước có nhu cầu. Trong
bối cảnh này, Mỹ đã tổng tài trợ 13,3 tỷ USD cho châu Âu thông qua Kế hoạch
Marshall năm 1948. (Theo Phó giáo sư tiến sĩ Văn Ngọc Thành - ĐHSPHN)

- Kế hoạch Marshall- (Marshall Plan) là một kế hoạch trọng yếu của Hoa
Kỳ nhằm tái thiết và thiết lập một nền móng vững chắc hơn cho các quốc
gia Tây Âu, nhằm hỗ trợ mục tiêu cuối cùng là để chống cộng hiệu quả
sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Mang tên chính thức “Kế hoạch phục
hưng châu Âu” (European Recovery Program – ERP)
- Năm 1948-1951, Mỹ thông qua kế hoạch Marshall tổng tài trợ 13,3 tỷ đô
cho các nước Tây Âu trong vòng 4 năm ( 90% là cho không và 10% là
cho vay), nhằm khôi phục nền kinh tế và liên kết các nước đồng minh,
cùng hình thành một liên minh chống cộng sản ở châu Âu, chống lại sự
tăng cường ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản.
- Trong đó,Mỹ đã yêu cầu Quốc hội thông qua việc cấp 400 triệu USD
viện trợ khẩn cấp cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. các Khu vực Tây Đức, Hy
Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ là những khu vực then chốt trong chính sách ngăn
chặn của Mỹ

Vì sao ở Tây Đức, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ lại là khu vực then chốt trong
chính sách ngăn chặn của Mỹ?

- Thực tế nước Đức từ lâu đã là nhà công nghiệp khổng lồ của châu Âu nên
sự khốn khó của họ đã kéo lùi lại sự phục hồi của châu Âu nói chung.
=> khi khắc phục được nền kinh tế của Tây Âu, Mỹ mở rộng được thị
trường tiêu thụ hàng hóa, thâm nhập dễ dàng vào các nước Tây Âu.
(Sự thiếu thốn trầm trọng ở Đức cũng làm cho việc chiếm đóng Đức trở
nên hết sức tốn kém, vì quân đội Đồng Minh chiếm đóng tại đây phải tự
xoay xở phần lớn những vật tư cần thiết.)
- Vị trí của Đức ở trung tâm Châu âu, từ Đức qua Hy Lạp cắt qua Địa
Trung Hải đến Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tạo thành con kênh quan trọng ngăn chặn
Chủ nghĩa Xã hội lan rộng sang phía Tây Châu âu. Hoa Kỳ đưa cánh tay
ra giúp đỡ để khiến Châu âu có phần mang ơn và lệ thuộc vào mình.
( hình ảnh vị trí chiến lược Hy Lạp + TNK )

Nội dung:

- Các khoản hỗ trợ từ Kế hoạch Marshall phần lớn sử dụng mua hàng hóa
từ Mỹ. Các quốc gia châu Âu gần như đã khánh kiệt nguồn dự trữ ngoại
tệ trong thời chiến tiền từ Kế hoạch Marshall gần như là nguồn tài chính
duy nhất mà CÂ có được để nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài.

- Kế hoạch đã triển khai các hoạt động nhằm giải quyết những khó khăn kinh tế
của Tây Âu (khan hiếm hàng hóa, nhất là lương thực, than đá, vải bông). Trong
15 tháng đầu tiên, viện trợ hàng hóa là vấn đề cấp thiết. Năm 1949, lương thực
trở nên ít quan trọng nên tình trạng thiếu hụt đô la cũng được khắc phục.

- Ban đầu, đồ nhập khẩu chủ yếu là nhu yếu phẩm như lương thực và xăng dầu,
nhưng về sau, hàng hóa chuyển sang các vật tư thiết yếu cho quá trình tái thiết.
Những năm về sau, dưới áp lực của Quốc hội Mỹ và sự bùng phát của Chiến
tranh Triều Tiên, một lượng lớn viện trợ được dùng để tái vũ trang quân đội các
quốc gia Tây Âu.

- Tiếp đó, viện trợ của Kế hoạch Marshall được dùng để thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, phát triển sản xuất, chống lạm phát, mở rộng thương mại bên trong châu
Âu, xây dựng các nền kinh tế quốc dân cân đối và có khả năng tự lực, trang bị
công nghệ, từng bước xóa bỏ chế độ bảo hộ công nghiệp nội địa, đẩy mạnh sự
hợp nhất kinh tế khu vực theo cơ chế mới.

- Kế hoạch Marshall đã đạt được thành công đối với cả hai phía Tây Âu và Mỹ.
Kế hoạch này không chỉ là chương trình viện trợ đơn phương mà còn là sự kết
hợp giữa viện trợ với tái thiết theo hình thức: các nước Tây Âu hợp tác với nhau
và Mỹ giúp đỡ vốn, nhân lực, kỹ thuật... theo tinh thần chung: “Chỉ người châu
Âu mới cứu được châu Âu”. Nhờ vậy, các nền kinh tế quốc dân của Tây Âu
nhanh chóng được phục hồi sau bốn năm và có đà bước vào thời kỳ phồn thịnh
kéo dài hai thập kỷ sau đó.

- Hệ quả:
+Các nước Tây Âu đã từng bước phục hồi kinh tế sau chiến tranh. dẫn
chứng Tây Đức
+ Giữa các nước Tây Âu và Đông Âu có sự phân chia, đối lập về kinh tế
và chính trị.
+Mĩ đã thành công trong việc lôi kéo, khống chế các nước tư bản Đồng
minh.
+Châu Âu bị buộc lệ thuộc vào Hoa Kỳ,
Dẫn chứng:

Từ năm 1944 đến 1971, đồng Đô la Mỹ được đo bằng vàng (Bản vị vàng)
, Với thỏa thuận này, hệ thống thương mại quốc tế đã có sự phát triển
nhanh chóng và rộng khắp, các nước đặt niềm tin vào đồng USD và tự do
định giá, mua bán hàng hóa, tích trữ đồng USD thay vàng. Điều này
khiến đồng USD được sử dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế và trở
thành đồng tiền quốc tế hóa cao nhất.

- và từ năm 1971 trở đi nó được định giá bởi dầu mỏ (Bản vị dầu mỏ –
Petrodollar hiểu đại khái trước kia dùng Đô la Mỹ có thể đổi lại vàng, và
ngày nay hầu như chỉ được dùng Đô la Mỹ để mua dầu mỏ – chính bởi
thế các quốc gia khác muốn mua dầu mỏ thì phải cần đô la (dùng USD để
lượng giá dầu). Giống như khi Nga bắt Châu Âu mua dầu bằng đồng rúp
lúc Mỹ cấm vận Nga vì Ukraine. Khu vực CÂ khí hậu khắc nghiệt và
lạnh => có thể nhìn thấy tại VN, CÂ về việc xăng dầu khi Nga vs Ukraine
ctranh

- Về quân sự:
- Xây dựng lớn mạnh để ngăn chặn xhcn tiến vào Châu Âu.
- Kết nạp ồ ạt nhiều thành viên => biến thành 1 khối quân sự đồ sộ
- Cung cấp Tiền và vũ khí cho các nước đồng minh của mình
- Mĩ đứng đầu thế giới tư bản về lục quân, hải quân, không quân và nắm
độc quyền về bom nguyên tử trong thời gian đầu sau chiến tranh. Các
nước tư bản châu Âu đều phải dựa vào sự giúp đỡ của Mĩ để phục hồi
kinh tế.
- Tình hình QHQT đang căng thẳng tột độ, CNTB và CNXH đối đầu nhau,
chực chờ để phát sinh bùng nổ và không giải quyết bằng biện pháp hoà
bình được => Cuộc chiến uỷ nhiệm (Proxy War) khi LX và Mỹ không
trực tiếp đối đầu mà tài trợ tiền và vũ khí cho các nước đồng minh thông
qua các khối quân sự.
Proxy War là chiến tranh ủy nhiệm. Đây là cuộc chiến tranh mà các đế quốc
sử dụng các nước đồng minh nhỏ hơn để tham chiến, thay vì trực tiếp đối
đầu trên mặt trận. Một số hình thức chiến tranh uỷ nhiệm phổ biến có thể kể
đến là tài trợ tiền bạc, vũ khí và huấn luyện quân đội.
VD: Ctranh VN, Triều Tiên
- Mỹ ra sức tăng cường lực lượng, lôi kéo các nước khác để phô trương sức
mạnh của mình => cuộc chạy đua vũ trang

( Ngoài ra, năm 1949, Mỹ và các nước Tây Âu thành lập Khối quân sự Bắc Đại
Tây Dương (NATO) để thực hiện thế bao vây, cô lập và tấn công Liên Xô và
các nước xã hội chủ nghĩa.

- Hiệp ước này thành lập nên một tổ chức thường trực (NATO - Tổ chức
Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương) để thảo luận chính trị, hoạch định quân
sự.
+ Khối quân sự NATO: (NATO) là một tổ chức quân sự thành lập
năm 1949, ban đầu gồm 12 nc: Hoa Kỳ, Canada và một số nước
Tây Âu. Mục đích thành lập NATO là để ngăn chặn sự phát triển
ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô lúc đó đang trên đà
phát triển rất mạnh ở châu Âu có thể gây phương hại đến an ninh
của các nước thành viên. Do Mỹ và các lực lượng vũ trang Mỹ
đóng vai trò chủ đạo. NATO luôn thực hiện chính sách đẩy mạnh
chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh, đặc biệt là việc tăng cường
sức mạnh hạt nhân, tạo nên tình hình căng thẳng thường xuyên ở
châu Âu và trên thế giới .
- NATO là công cụ chính trong Chiến tranh lạnh. Cùng với Đại Tây Dương
và Địa Trung Hải, Tây Âu là trung tâm triển khai các chiến dịch hoạt
động của NATO
Việc thành lập NATO dẫn đến việc các nước cộng sản thành lập khối
Warszawa để làm đối trọng. Sự kình địch và chạy đua vũ trang của hai
khối quân sự đối địch này là cuộc đối đầu chính của Chiến tranh Lạnh
trong nửa cuối thế kỷ 20.
Những năm đầu tiên thành lập, NATO chỉ là một liên minh chính trị. Tuy
nhiên, do cuộc chiến tranh Triều Tiên tác động, một tổ chức quân sự hợp
nhất đã được thành lập

Ý đồ của Mỹ và các nước tư bản châu Âu đã bị Liên Xô vạch trần. Trong Bị


vong lục gửi các thành viên của NATO ngày 31-3 và ngày 04-4-1949, Chính
phủ Liên Xô đã chỉ rõ “Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương hoàn toàn không có gì
liên quan đến mục đích tự vệ của các nước thành viên, những nước không bị ai
đe dọa và không ai có ý định tấn công. Trái lại, Hiệp ước này mang tính chất
xâm lược rất rõ ràng và nhằm chống lại Liên Xô” . Liên Xô đã thấy rõ sự ra
đời của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương chỉ là “công cụ” để Mỹ mở
rộng phạm vi ảnh hưởng ra toàn thế giới. NATO ra đời là sự chuẩn bị cho một
cuộc chiến tranh mới chống Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân. Nó đi
ngược lại Hiến chương Liên hợp quốc.

- Nhằm mục đích thực hiện âm mưu thống trị thế giới và tiêu diệt các nước
xã hội chủ nghĩa, chống lại phong trào giải phóng dân tộc, Mỹ đã tập hợp
các lực lượng phản cách mạng để bao vây Liên Xô, Đông Âu và các nước
có cao trào giải phóng dân tộc.

- Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương là cái cớ để Mỹ đưa lực lượng quân sự tới
đây, có cả vũ khí hạt nhân để chống đỡ và ngăn chặn việc sử dụng lực
lượng bộ binh Nga trong khu vực (được qui định rõ ràng trong hiệp định).
Như vậy, từ những năm 1945 - 1949, chính quyền Truman chủ yếu thực hiện
khẩu hiệu “châu Âu trước hết”, tập trung chiến lược toàn cầu vào khu vực
châu Âu với ba vị trí địa chính trị quan trọng là Tây Đức, Hy Lạp và Thổ Nhĩ
Kỳ. Đây là những “tiền đồn” quan trọng để Mỹ tiến hành bao vây, ngăn chặn
sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản ở châu Âu. Đó cũng là nơi thí điểm
chính sách ngăn chặn cộng sản (The Containment Policy) của Mỹ. Đồng thời,
với kế hoạch Marshall, Washington tăng cường sự giúp đỡ cho các nước Tây
Âu khác như Anh, Pháp... để có thể lôi kéo họ đứng cùng “chiến tuyến” với Mỹ.
Sự hiện diện của NATO là một biểu hiện cụ thể nhất để bao vây, chuẩn bị tấn
công Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

- Thập kỷ 1970, khi căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Liên Xô, chính phủ
các nước Tây Âu đồng ý cho Mỹ triển khai hệ thống tên lửa tầm trung
Pershing trên lãnh thổ của mình bất chấp sự phản đối quyết liệt của dư
luận. Năm 1987, Liên Xô và Mỹ ký Hiệp ước hạt nhân tầm trung (INF),
đồng ý cùng loại bỏ, không tiếp tục phát triển các hệ thống tên lửa đạn
đạo và tên lửa hành trình có tầm bắn từ 500 đến 5.500km. Hiệp ước khiến
các tổ hợp “Temp”, “Oka”, “Pioneer” và “Pershing” bị tiêu hủy, chấm
dứt cuộc chạy đua vũ trang về tên lửa đạn đạo tại châu Âu.
- Quan hệ Mĩ – Xô trong nửa đầu thập niên 80 của thế kỷ XX sau khi Liên Xô đưa
quân vào Ápganixtan (tháng 12/1979). Mĩ đề ra chính sách cứng rắn chạy đua vũ
trang nhằm lấy lại vị trí đứng đầu về quân sự của Mỹ trên trường quốc tế. Trong
khoảng năm 1980 – 1986 ngăn sách quân sự tăng đến 50%, tên lửa tầm trung
được đặt ở Tây Đức, Bỉ, Hà Lan và một vài nước khác xung quanh Liên Xô. Đồng
thời, Mĩ cũng đề ra kế hoạch “sáng kiến phòng thủ chiến lược” (SDI) với chi phí
26 tỷ USD trong 5 năm. Cùng thời gian này, Mĩ tiến hành các chiến dịch chống
phong trào cách mạng ở Grênađa, Panama, Libi và cung cấp vũ khi cho lực lượng
đối lập ở Ápganixtan. Để đói phó lại, Liên Xô cũng tăng ngân sách quốc phòng
chiếm tới 25% GDP, đặt tên lửa tầm trung ở các nước Đông Âu và phần Trung Á
thuộc Liên Xô. Nhưng tình trạng đối đầu, chạy đua vũ trang giữa Liên Xô và Mĩ đã
đem lại nhiều bất lợi cho chính hai siêu cường đó

- Đánh giá tình hình QHQT: Hoa Kỳ (TBCN) & Liên Xô (XHCN).

Nội dung Hoa Kỳ- CNTB Liên Xô - CNXH


Kinh tế
MARSHALL S.E.V

Nền kinh tế Tây Âu bị Sau năm 1945, hệ thống


tàn phá nghiêm trọng xã hội Chủ nghĩa hình
sau CTTG II. Cải thiện thành và phát triển…Do
kinh tế Châu Âu. đó quan hệ hợp tác
tương trợ giữa các nước
3/4/1948 Mỹ triển khai đã xuất hiện và phát
kế hoạch Marshall nhằm triển.
ngăn chặn CNCS, viện
trợ 13,3 tỉ USD cho các Ngày 8 – 1 – 1949,
nước Tây Âu phục hồi thành lập hội đồng
nền kinh tế Đức tương trợ kinh tế (SEV)
gồm Liên Xô, Ba Lan,
Mục tiêu: khôi phục nền Tiệp Khắc, Hungary,
kinh tế và liên kết các Bungari, Rumani và
nước đồng minh, tăng Anbani. Sau đó có thêm
cường ảnh hưởng, cùng các nước: CHDC Đức,
hình thành một liên Mông Cổ, Cuba, Việt
minh chống cộng sản ở Nam.
châu Âu, khiến các nước
đồng minh phụ thuộc Mục tiêu: củng cố,hoàn
vào Mỹ. thiện, sự hợp tác giữa
các nước XHCN, thúc
Vai trò: đẩy sự tiến bộ kinh tế và
kĩ thuật, giảm dần sự
+ Nới lỏng các biện
chênh lệch về trình độ
pháp khắc khổ và phát triển kinh tế, không
chế độ phân phối, ngừng nâng caO mức
giảm thiểu bất sống của các nước thành
mãn và mang lại viên.
ổn định chính trị.
Tính chất: Tổ chức
+ xây dựng các nền tương trợ kinh tế
kinh tế quốc dân
cân đối và có khả Vai trò, thiếu sót:
năng tự lực, trang
bị công nghệ, đẩy mạnh mua bán và
từng bước xóa bỏ trao đổi hàng hóa, phát
chế độ bảo hộ triển công nghiệp nông
công nghiệp nội nghiệp giao thông vận
địa. tải và hợp tác khoa học
+ Kế hoạchMarshall kỹ thuật.
viện trợ cho Tây
+ Sau hơn 20 năm hoạt
Đức 1,39 triệu động, SEV đã có những
USD và giúp giúp đỡ to lớn đối với sự
nước Đức đứng phát triển của các nước
dậy lên từ đống
tro tàn của sự thất thành viên.
bại. + Trong những năm
+ Vực dậy kinh tế 1951 – 1973, tỉ trọng
Châu Âu. của SEV trong sản xuất
công nghiệp thế giới
tăng từ 18% đến 33%,
tốc độc tăng trưởng sản
xuất công nghiệp bình
quân hằng năm khoảng
10%, thu nhập quốc dân
của các nước thành viên
SEV năm 1973 tăng 5,7
lần so với năm 1957.

Từ năm 1949 đến năm


1970, Liên Xô đã viện
trợ không hoàn lại cho
các nước thành viên tới
20 tỉ rúp.

Hạn chế: Thiếu sót là


khép kín cửa, không hoà
nhập với nền kinh tế thế
giới, còn nặng về trao
đổi hàng hoá mang tính
bao cấp.

C/M: NG hòn đá tảng


VN

Quân sự
NATO WARSZAWA

4/4/1949, NATO được Vào năm 1955, thì khối


thành lập. NATO đã phê chuẩn
hiệp ước Pari (1954)
Mục đích: ngăn chặn sự nhằm tái vũ trang cho
phát triển ảnh hưởng của Tây Đức, đưa Tây Đức
Chủ nghĩa Cộng sản và gia nhập khối NATO
Liên Xô lúc đó đang trên nhằm chống lại Liên Xô,
đà phát triển mạnh ở chống CHDC Đức. Việc
Châu Âu làm này đã làm chO hOà
bình và an ninh châu Âu
Tính chất: liên minh bị uy hiếp nghiêm trọng.
quân sự, là công cụ của
chính sách ngăn chặn và – Mục tiêu : Giữ gìn
bành trướng của Mỹ đối hOà bình an ninh của
với LX Liên Xô và các nước xã
hội chủ nghĩa ở Đông
Vai trò, tác dụng: Âu, duy trì hOà bình, an
ninh ở châu Âu và thế
Bao vây, ngăn chặn sự
giới, cũng cố tình hữu
bành trướng của chủ
nghị, sự hợp tác của các
nghĩa cộng sản ở châu
nước chủ nghĩa xã hội.
Âu
Tính chất : Liên minh
Thực hiện kế hoạch triển
phòng thủ quân sự,
khai vũ khí, trang bị kỹ
chính trị.
thuật quân sự đến các
nước ở Đông Âu để sẵn Vai trò, tác dụng:
sàng đối phó với những
bất ổn về an ninh ở phía + Tăng cường sức mạnh
Đông. quân sự cho các nước
Đông Âu giữ gìn hoà
Luôn thực hiện chính bình, an ninh của Liên
sách đẩy mạnh chạy đua Xô và các nước Đông
vũ trang chuẩn bị chiến Âu.
tranh, đặc biệt là việc
tăng cường sức mạnh + Đối phó với mọi âm
hạt nhân mưu gây chiến của bọn
đế quốc.

+ Tạo thế cân bằng


chiến lược về quân sự
giữa các nước xã hội chủ
nghĩa với các nước đế
quốc.

Hạn chế mặt chung cả 2


về quân sự: Sự ra đời
của NATO và Tổ chức
Hiệp ước Warszawa là
những sự kiện xác lập
của cục diện hai cực, hai
phe. Chiến tranh lạnh
bao trùm cả thế giới.

-> Cả 2 nước đều muốn lôi kéo và gây ảnh hưởng chính trị với các nước cùng
phe. Điều này tạo ra sự cô lập kinh tế ngoại giao giữa hai phe.
(Ngoại giao hòn đá tảng ở VN).
Sau khi Hiệp ước Việt – Xô có hiệu lực, Liên Xô đẩy mạnh hợp tác và giúp đỡ Việt Nam
trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, uân sự, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, đào tạo
hàng vạn cán bộ, công nhân lành nghề và nhận hơn 10 vạn người lao động Việt Nam
sang làm việc ở Liên Xô. Viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam trong các năm 1981 – 1985
tăng gấp đôi so với năm năm trước, giá trị tương đương hơn 4,5 tỷ đôla Mỹ.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Đảng ta đã khẳng định “Đoàn kết và hợp tác toàn
diện với Liên Xô luôn luôn là hòn đá tảng của chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước
ta. Vì lợi ích của nhân dân hai nước, từ nay về sau, chung ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ
hơn nữa tình đoàn kết chiến đấu và sự hợp tác toàn diện Việt Nam – Liên Xô. Chúng ta
coi đó là một bảo đảm cho thắng lợi của công cuộc bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ
nghĩa xã hội của nhân dân ta, cũng như cho việc củng cố độc lập dân tộc và vị trí của
chủ nghĩa xã hội trên bán đảo Đông Dương; đồng thời đó là một đóng góp tích cực vào
việc củng cố và tăng cường hệ thống xã hội chủ nghĩa, tăng cường cuộc đấu tranh vì hòa
bình và chủ nghĩa xã hội trên thế giới. Gắn bó chặt chẽ và hợp tác toàn diện với Liên Xô
là nguyên tắc, là chiến lược, đồng thời là tình cảm cách mạng”
- Việc Mỹ thi hành chính sách bao vây, cấm vận Việt Nam buộc hầu hết các nước
phương Tây và nhiều nước khác phải tuân theo, tài khoản Việt Nam ở ngân hàng
ở nước ngoài bị đóng băng, quan hệ thương mại bị ngưng trệ trên phạm vi rộng
lớn khiến cho kinh tế Việt Nam vốn chưa hồi phục sau chiến tranh càng trở nên
hết sức khó khăn.
- Trong tình thế bị bao vây, cấm vận như vậy, quan hệ thân thiện giữa Việt Nam và
Liên Xô đã góp phần nào cho tình hình đất nước trở nên ổn định.
QHQT : các cường quốc trong cuộc chiến này đã phải chi ra một khối lượng
khổng lồ về tiền bạc và sức người để chế tạo ra các loại vũ khí hủy diệt phục vụ
chiến tranh

Đời sống nhân dân của nhiều nước bị giảm sút nghiêm trọng. Đồng thời, tình
hình xã hội cũng luôn xảy ra sự bất ổn do phải đầu tư quá nhiều về kinh phí và
sức người phục vụ cho cuộc chạy đua vũ trang cũng như tham vọng của giới
cầm quyền.

2.2. Mục tiêu đàn áp phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước
thuộc địa Châu Âu (Á, Phi, Mỹ - Latinh)
.• Bản chất của phong trào đấu tranh này là nhằm đấu tranh giải phóng
dân tộc, giành độc lập của các nước thuộc địa trên thế giới trong thế kỷ
XX, chủ yếu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai năm 1945.mà đứng sau
nó là XHCN. Sau khi giải phóng dân tộc, XHCN sẽ ngày càng bành
trướng, mở rộng. Điều đó đi ngược lại với mong đợi của CNTB.
• Trước Thế Chiến II, đa số các nước kém phát triển trên thế giới là thuộc
địa của các nước giàu có. Các nước đế quốc đã ra sức bóc lột tài nguyên,
nhân lực, vật lực của các nước thuộc địa, gây mâu thuẫn gay gắt giữa
người dân thuộc địa và chính phủ chính quốc.
(mấy giai đoạn này chiếu cái sơ đồ nha)

• Sau 1945, chủ nghĩa thực dân cũ bước đầu bị sụp đổ. Cách mạng giải
phóng dân tộc thành công tại một số nước tiên phong như Indonesia, Việt
Nam và Lào lan ra các nước khác trên thế giới (CMT8 ở vn là thắng lợi
quan trọng, đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam , châm ngòi cho sự bùng phát
của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc khắp các châu lục trên thế
giới). PTĐT nhanh chóng lan sang các nước nam á và bắc phi. Nhiều
nước của 2 kvuc này giành dc độc lập như ấn độ, ai cập, angieri
Từ 1954 – 1960, hệ thống thuộc địa tan vỡ nhanh chóng, phong trào
ĐTDT lan rộng sang Châu Phi, Mỹ La Tinh. (cách mạng nhân dân ở
Cuba dưới sự lãnh đạo của Phiden Caxtro 1959, 17 nước châu phi tuyên
bố độc lập 1960).
Từ năm 1960 - 1975, ptrao trong giai đoạn này không chỉ nhằm đánh bại
chủ nghĩa thực dân cũ mà còn chống lại chủ nghĩa thực dân mới, nét nổi
bật của giai đoạn này là PTĐTGPDT của 3 nước Angola (11-1975),
Modămbich (6-1975). Gine Bitxao.
Sau nhiều năm đấu tranh ngoan cường và bền bỉ của người da đen, chính
quyền thực dân của các giai cấp thống trị người da trắng đã tuyên bố xóa
bỏ chế độ phân biệt chủng tộc ở Rôđêdia và sau đó là Cộng hòa Nam Phi.
Cho đến năm 1990, với sự kiện Tây Nam Phi (nay là Cộng hòa Namibia)
tuyên bố độc lập, về căn bản trên tg không còn nước thuộc địa. Hệ thống
thuộc địa, vết nhơ của CNTB vốn rất bền vững trước CTTG II đã bị đánh
đổ hoàn toàn. Đây là một trong những chuyển biến lớn lao nhất trong lịch
sử nhân loại thế kỷ 20.
Tác động: Với sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân đế quốc đã
chấm dứt sự thống trị của chủ nghĩa thực dân trên phạm vi toàn thế giới,
hơn 100 quốc gia mới ra đời làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới (một
số quốc gia sau khi giành độc lập vươn lên phát triển mạnh mẽ, cạnh tranh với
các cường quốc lớn trên thế giới) , góp phần làm xói mòn và tan rã trật tự
hai cưc Ianta được thiết lập sau CTTG II (sự kiện đầu tiên là sự ra đời của
CHND Trung Hoa, thứ hai là sự ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân lên
các thuộc địa đã bị giảm đi nhờ thắng lợi của phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc ), mở ra thời kì độc lập của các quốc gia, là cơ sở quan
trọng để phát triển kinh tế, chính trị xã hội và hợp tác quốc tế. Góp phần
đảo lộn Chiến lược toàn cầu của Mĩ
Chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước đã trở thành một hệ thống thế giới,
trong nhiều thập niên, các nước xã hội chủ nghĩa trở thành lực lượng
hùng mạnh về chính trị, quân sự, kinh tế, có ảnh hưởng lớn tới sự phát
triển của thế giới. Tuy nhiên, do sai lầm về đường lối và sự chống phá
của các thế lực đế quốc phản động nên hệ thống XHCN đã sụp đổ ở Liên
Xô và Đông Âu.
Về phía Mĩ vẫn tiếp tục triển khai “chiến lược toàn cầu” .Học thuyết
Reagan và chiến lược “Đối đầu trực tiếp” chủ trương tăng cường chạy
đua vũ trang, can thiệp vào các địa bàn chiến lược và điểm nóng thế giới
Tổng thống Mỹ Ronald Reagan đã nêu ra một số khái niệm quan trọng
trong chính sách đối ngoại của mình và tạo nên cái được gọi là Học
thuyết Reagan.Học thuyết Reagan là đầu mối của chính sách đối ngoại
của Mỹ từ năm 1981 đến 1989 và kéo dài đến cuối Chiến tranh Lạnh năm
1991. Reagan và các cộng sự đã đưa ra chiến lược và mục tiêu rất rõ ràng
cho thời kỳ này là khẳng định tính ưu việt của các giá trị phương Tây, lợi
dụng các lỗ hổng kinh tế của Liên Xô để làm suy yếu sức mạnh địa chính
trị của nước này cũng như khối XHCN. Reagan tái khẳng định các giá trị
của Mỹ, thúc đẩy dân chủ, sử dụng nhân quyền như một vũ khí Học
thuyết này đã trở thành nền tảng cho sự ủng hộ của chính quyền Reagan
dành cho “các chiến binh vì tự do” (freedom fighters) trên toàn cầu,.chính
quyền Reagan đã đặt nền móng cho chương trình viện trợ quân sự cho
“các chiến binh tự do.” Cụ thể, chính sách này đã ngấm ngầm hỗ trợ
phiến quân Afghanistan trong cuộc chiến chống lại hồng quân Liên Xô,
và hỗ trợ lực lượng chống cộng trong Nội chiến Angola. Điển hình là
trong một bài phát biểu vào tháng 6-1987, Tổng thống Reagan thách thức
nhà lãnh đạo Gorbachev phá vỡ bức tường Berlin ngăn cách Đông Đức
và Tây Đức tồn tại từ năm 1961. Quân đội Mỹ còn tham gia xâm chiếm
quốc đảo nhỏ Grenada ở Caribbean, giết và bắt giữ 750 binh sĩ Cuba và
thành lập chính phủ mới. Mặc dù sự can thiệp này có một số lỗ hổng
chính trị tiêu cực ở Mỹ, nhưng cuộc xâm chiếm trên rõ ràng báo hiệu
chính quyền Reagan sẽ mạnh mẽ chống lại chủ nghĩa cộng sản ở bất cứ
nơi nào ở Tây bán cầu…
Ptrao GPDT mình đã trình bày cũng đã cminh dc sự lan rộng của CNXH
và gây ảnh hưởng đến CNBQ của hoa kì, vậy nó ảnh hưởng đến CNBQ
ntn và hoa kì sẽ làm gì thì sẽ tìm hiểu đến mục tiêu tiếp theo.
2.3. Mục tiêu chủ nghĩa bá quyền của Hoa Kỳ
- Khái niệm chủ nghĩa bá quyền.

+ Chủ nghĩa bá quyền là sự lãnh đạo hay thống trị về kinh tế, chính
trị, quân sự của một cường quốc đối với một nhóm các quốc gia
khác.
+ Chủ nghĩa bá quyền của Mỹ là chiến lược “ngăn chặn LX và chủ
nghĩa cộng sản” được điều chỉnh thành chiến lược toàn cầu “cam
kết và mở rộng” với 3 mục tiêu chính:
● Phục hưng nền kinh tế Mỹ
● Duy trì củng cố thế quân sự
● Thúc đẩy dân chủ ở nước ngoài
- Hoa Kỳ ảnh hưởng đến các nước đồng minh Châu Âu thế nào:
1945 - 1973
Kinh tế:
Đồng đô la trong giao dịch toàn cầu (NATO). Châu Âu lệ thuộc Hoa Kỳ
(1945-70s).
Có thời điểm các quốc gia phát triển đã neo giá trị tiền tệ của nước mình
với giá trị vàng (giá trị của tiền = giá trị vàng). Tuy nhiên đến thế chiến
thứ 1 thì nhiều quốc gia không còn sử dụng tiêu chuẩn này và bắt đầu
dùng tiền giấy để chi trả cho các chi phí quân sự.
Trong khi đó, đồng USD vẫn được neo giá với giá trị của vàng, thế nên
giá trị của đồng tiền này được đảm bảo hơn.
Có nghĩa là tổng số USD hiện tại có giá trị tương đương với tổng số vàng
hiện có, điều này giúp cho Mỹ kiểm soát được lượng tiền in ra rất tốt.
Người dân có thể đổi sang ngang từ vàng sang đồng đô-la và ngược lại
mà không sợ bị mất giá.

Mặt khác, trong Chiến tranh thế giới thứ II, Mỹ là nước trung gian buôn
bán vũ khí cho các nước khác, chế tài cho cả 2 bên với tiền thanh toán là
vàng. Cho đến năm 1947, Mỹ đã nắm giữ đến 75% tổng lượng vàng dự
trữ trên toàn cầu => và đồng USD cũng được in ra nhiều hơn để tương
đương với lượng vàng đó.
Điều này đã gây bất lợi và khó khăn cho các quốc gia khác trong việc buôn
bán cũng như thanh toán quốc tế. Không những thế, sau chiến tranh thế giới
thứ 2 thì nhiều nước đã “trở về thời kỳ đồ đá” do kinh tế kiệt quệ…

Để khắc phục tình trạng trên thì vào năm 1944, Mỹ đã đứng lên sắp đặt và
tạo ra một cuộc họp gồm 44 quốc gia đồng minh (họp tại Bretton Woods) và
thống nhất chọn đồng Dollars làm đồng tiền chung của toàn cầu.
Bởi vì USD là đồng tiền duy nhất (tính theo thời điểm đó) còn neo giá trị
với vàng.
Qua cuộc họp thì họ cũng thống nhất là đồng tiền của nhiều nước sẽ được cố
định theo đồng USD với tỷ lệ cố định. Có nghĩa là đồng USD tăng thì đồng
kia cũng tăng, đồng USD giảm thì đồng tiền kia cũng giảm. Và đương
nhiên, đồng USD sẽ được chấp nhận ở 44 quốc gia này.

Thời kì công nghệ,công nghiệp. Khác với vàng, dầu mỏ dùng để sản xuất, tiêu
thụ, hoạt động mà thiếu nó thì ngành công nghiệp và chế tạo, các loại động cơ
không thể hoạt động. Do vậy, dầu mỏ và thành phần của nó hầu như có mặt
trong toàn bộ đời sống, hoạt động của loài người hiện đại. Vì thế, ai làm chủ
được nguồn cung dầu mỏ là làm chủ được nền kinh tế toàn cầu.
Giới tinh hoa Mỹ đã nhìn thấu điều này. Họ đã nhắm tới Arabia Saudi (Ả rập xê
út), quốc gia có trữ lượng và số lượng khai thác dầu mỏ lớn bậc nhất thế giới,
Vậy là thỏa thuận Mỹ-Arabia Saudi ra đời.
Theo đó Arabia Saudi sẽ trở thành đồng minh của Mỹ và Mỹ sẽ cung cấp vũ khí
cho Saudi. Có lẽ quan trọng nhất là đảm bảo bảo vệ ngai vàng hoàng tộc nhà
Saudi khỏi bị Israel xâm lược, lật đổ (thời đó Israel được coi như một quốc gia
“sát thủ”, hùng mạnh trong cuộc chiến Trung Đông).Đổi lại, Arabia Saudi phải
đáp ứng 2 điều khoản. Nhà nước Saudi phải từ chối tất cả các loại tiền tệ khác
để thanh toán cho việc mua dầu mỏ ngoại trừ đồng đô la Mỹ. Arabia Saudi sẽ
mở cửa cho đầu tư tiền dư thừa thu được từ bán dầu của họ vào chứng khoán nợ
của Hoa Kỳ
Dầu mỏ, thị trường nguyên liệu lớn nhất, được thanh toán hoàn toàn bằng đôla
Mỹ. Nếu bạn muốn mua một thùng dầu mỏ, bạn phải đổi tiền tệ của bạn lấy
đôla Mỹ và dùng nó để trả cho nhà cung cấp dầu. Trong một giao dịch như vậy,
bạn làm suy yếu đồng tiền của bạn (bằng việc bán nó) và bạn củng cố giá trị của
đồng đôla bằng cách làm gia tăng nhu cầu cần nó.
Cả thế giới này quốc gia nào cũng cần dầu, mua dầu, vậy làm sao có đô la Mỹ
để mua? Vậy là họ phải xuất khẩu giá rẻ sang Mỹ, người tiêu dùng Mỹ được
hưởng lợi lớn từ các quốc gia trên thế giới. Chẳng hạn, Nhật Bản có rất ít tài
nguyên thiên nhiên nên phải nhập khẩu một số lượng lớn hàng hóa, bao gồm
dầu mỏ. Muốn có nhiều đô la Mỹ để mua dầu thì tất cả các hàng hóa phải ưu
tiên xuất sang Mỹ để thanh toán đổi lấy tiền đô la.

Có thể nói, để duy trì quyền lực của mình trên trường quốc tế, Mỹ đã liên tục
gây chiến tranh để cướp đoạt tài nguyên cũng như cách để “khẳng định vị thế
anh cả” của mình với đám đàn em như Arabia Saudi, Isarel …và thu tiền từ
những nước lệ thuộc/chư hầ như Nhật, Hàn …
Hệ thống Petrodollar là một công cụ để Mỹ bá chủ thế giới có hiệu lực, họ sẽ
làm tất cả để không ai có thể động đến hệ thống Petrodolallrs này, sẵn sàng
dùng sức mạnh quân đội để ra tay.

Quân sự:
Như đã đề cập trước đây, Mỹ thường xuyên sử dụng tiền và vũ lực để gây ảnh
hưởng lên các nước khác.
- Nhằm mục đích thực hiện âm mưu thống trị thế giới và tiêu diệt các nước xã
hội chủ nghĩa, chống lại phong trào giải phóng dân tộc, Mỹ đã lên kế hoạch
thành lập các khối quân sự,
Mỹ đã dựa vào khối Liên hiệp Tây Âu để xây dựng một khối liên minh
quân sự rộng lớn hơn mà Mỹ giữ vị trí lãnh đạo => Hiệp ước Bắc Đại Tây
Dương được 12 nước (Mỹ, Anh, Pháp, Italia, Canada, Hà Lan, Na Uy, Đan
Mạch, Bỉ, Luxembourg, Bồ Đào Nha, Iceland) kí kết tại Washington với
thời hạn 20 năm => là cái cớ để Mỹ đưa lực lượng quân sự tới đây, có cả vũ
khí hạt nhân để chống đỡ và ngăn chặn việc sử dụng lực lượng bộ binh Nga
trong khu vực (được qui định rõ ràng trong hiệp định).
- Điều 5 của Hiệp ước này nêu rõ các nước thành viên “đồng ý rằng một cuộc
tiến công quân sự chống một hoặc nhiều nước của NATO ở châu Âu hoặc
Bắc Mỹ sẽ được coi là một cuộc tiến công chống tất cả các nước thành
viên”.
- NATO là công cụ chính trong Chiến tranh lạnh. Cùng với Đại Tây Dương
và Địa Trung Hải, Tây Âu là trung tâm triển khai các chiến dịch hoạt động
của NATO. ( kiếm ảnh bản đồ này )
- Các thành viên châu Âu trong liên minh cung cấp phần lớn lực lượng cho
NATO, còn Mỹ cung cấp phần lớn trang thiết bị và hầu hết zchi phí. Châu
Âu tỏ ra thận trọng để tránh bất cứ hình thức liên kết quân sự nào giữa họ
khiến cho mối liên kết Âu - Mỹ bị suy yếu.
- Không thể phủ nhận vai trò to lớn và quan trọng của Mỹ trong NATO. Mỹ
có tiếng nói quyết định trong NATO và coi NATO như công cụ không chỉ
để hạn chế ảnh hưởng của Liên Xô mà còn để khống chế Châu Âu. Việc mở
rộng phạm vi của NATO chính là tăng thế lực của Mỹ tại Châu Âu. Tuy
nhiên, sự phân chia quyền lực không đều giữa Mỹ và các nước thành viên
trong NATO đã khiến các nước thành viên lên tiếng đòi một sự phân chia
quyền lực công bằng hơn.
- Tháng 3/1959, Tổng thống Pháp lệnh cho lực lượng hải quân Pháp ở Địa
Trung Hải rút khỏi mọi cơ cấu “có nguy cơ kéo nước Pháp vào một cuộc
chiến tranh mới”. Mệnh lệnh ấy cùng những mâu thuẫn khó dung hòa trên
đã dẫn tới việc ngày 7/3/1966, Tổng thống Pháp gửi thư cho Tổng thống
Mỹ, thông báo chính thức rút khỏi hai Ủy ban của NATO, rút khỏi những
cam kết trước đây quy định thể thức tham gia các chiến dịch quân sự kèm
lời giải thích là “do Pháp muốn bảo vệ toàn vẹn chủ quyền của nước mình,
nơi các đơn vị quân đội và lực lượng không quân NATO (chủ yếu là các đơn
vị quân Mỹ) đang hiện diện”.
- Việc Pháp rút khỏi hai Ủy ban quan trọng của NATO đã gây ra không ít tác
động trong nước và quốc tế. Đầu tiên, Pháp không bị ràng buộc khi theo
đuổi chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, kiên quyết theo đuổi kế hoạch xây
dựng lực lượng hạt nhân độc lập, những năm 1970, Pháp đã xây dựng được
lực lượng hạt nhân của mình. Pháp còn thúc đẩy xây dựng liên minh Pháp -
Đức làm nền tảng xây dựng Châu Âu thống nhất. Thứ hai, việc hàng loạt
đơn vị quân đội Mỹ, căn cứ không quân, Học viện quân sự, doanh trại
NATO... phải rời bỏ nước Pháp làm hài lòng công chúng Pháp vốn đề cao
tinh thần, bản sắc văn hóa dân tộc. Bên cạnh đó với hành động rút khỏi hai
Ủy ban của NATO, tăng cường quan hệ với các nước XHCN, Pháp đã tạo
nên rạn nứt và bất đồng sâu sắc, kéo dài ngay trong nội bộ các nước thành
viên NATO.

Về chính trị:

- Thể chế chính trị của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai có
nhiều thay đổi đáng kể. Các nước cộng hòa (Pháp, Đức, Ý) hay quân chủ lập
hiến (Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan, ...) đều thực hiện chế độ dân chủ đại nghị.
Thể chế này đại diện cho lợi ích của giai cấp tư sản và có liên minh chặt chẽ
với Mỹ trong chính sách đối ngoại. Không những vậy, ưu tiên hàng đầu của
các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là củng cố chính quyền
của giai cấp tư sản và ổn định tình hình chính trị – xã hội. => ra sức hàn gắn
vết thương chiến tranh để nhanh chóng khôi phục kinh tế và liên minh chặt
chẽ với Mỹ, tìm cách trở lại thuộc địa cũ.
- Ảnh hưởng chính trị của Kế hoạch Marshall cũng ảnh hưởng chính trị. Viện
trợ từ Kế hoạch Marshall giúp các quốc gia Tây Âu nới lỏng các biện pháp
khắc khổ và chế độ phân phối, giảm thiểu bất mãn và mang lại ổn định
chính trị. Ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản tại Tây Âu bị giảm sút mạnh
mẽ, trên toàn khu vực, các đảng cộng sản mất dần sự ủng hộ của dân chúng
trong những năm tiếp theo của Kế hoạch Marshall. Các mối quan hệ thương
mại được gây dựng bởi chương trình này giúp dựng lên Liên minh Bắc Đại
Tây Dương, tồn tại suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Cùng lúc, việc các quốc
gia Đông Âu không tham dự chương trình này cũng cho thấy các dấu hiệu
đầu tiên về sự phân liệt tại Châu Âu.

1971 – 1990:

Kinh tế:

Tháng 10/1973, Tổ chức các quốc gia Ả Rập quyết định ngừng xuất khẩu dầu mỏ
sang các nước ủng hộ Israel trong cuộc chiến tranh Yom Kippur chống lại Ai Cập
và Syria (gồm Mỹ, Nhật Bản và các nước Tây Âu).

=> Giá dầu thế giới tăng cao đột ngột và gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế 1973 -
1975 có quy mô toàn cầu. Trên bình diện quốc tế, việc tăng giá đã làm thay đổi vị
thế cạnh tranh trong nhiều ngành. Tại các trạm xăng ở phương Tây, xe xếp hàng
dài nhiều kilomet; một số quốc gia đưa ra quy định hạn chế tiêu thụ xăng dầu hàng
ngày đối với các phương tiện cá nhân; Anh, Đức, Italy, Thụy Sĩ và Na Uy cấm
bay, lái xe và chạy thuyền vào Chủ nhật; Thụy Điển cắt giảm xăng dầu cho việc
sưởi ấm; Hà Lan áp dụng án tù cho những người sử dụng nhiều hơn khẩu phần
điện của họ; Một số quốc gia Tây Âu và Nhật Bản tìm cách tách khỏi chính sách
đối ngoại của Mỹ ở Trung Đông để tránh trở thành mục tiêu của cuộc tẩy chay.

Đến trước năm 1985, các biện pháp điều tiết thị trường ngoại hối: ổn định giá trị
tiền tệ vào một loại hàng hóa như vàng, hoặc theo Hiệp định Bretton Woods đều
được cho là quá cứng nhắc. Sau khi hệ thống Bretton Woods tan rã, tỷ giá hối đoái
chỉ còn chịu ảnh hưởng từ các lực lượng cung - cầu trên thị trường tiền tệ và với
những sự kiện kinh tế như khủng hoảng dầu mỏ OPEC, lạm phát trong những năm
1970, những thay đổi trong chính tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), đã
làm nảy sinh nhu cầu can thiệp vào tỷ giả hối đoái của Mỹ. Thực trạng này dẫn đến
sự ra đời của Hiệp định Plaza, được các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân
hàng trung ương từ các quốc gia G5 (Mỹ, Nhật Bản, Tây Đức, Pháp, Anh) ký kết
vào tháng 9/1985, nhằm làm đồng USD suy yếu, đẩy tăng giá trị của đồng Yên và
hướng đến mục tiêu cuối cùng là giảm thâm hụt thương mại của Mỹ, giúp kinh tế
Mỹ vực dậy sau khủng hoảng.

Quân sự:

Thập kỷ 1970, khi căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Liên Xô, chính phủ các nước
Tây Âu đồng ý cho Mỹ triển khai hệ thống tên lửa tầm trung Pershing trên lãnh thổ
của mình bất chấp sự phản đối quyết liệt của dư luận. Năm 1987, Liên Xô và Mỹ
ký Hiệp ước hạt nhân tầm trung (INF), đồng ý cùng loại bỏ, không tiếp tục phát
triển các hệ thống tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình có tầm bắn từ 500 đến
5.500km. Hiệp ước khiến các tổ hợp “Temp”, “Oka”, “Pioneer” và “Pershing” bị
tiêu hủy, chấm dứt cuộc chạy đua vũ trang về tên lửa đạn đạo tại châu Âu

Chính trị:

Đầu tháng 8/1973, 33 nước châu Âu cùng với Mỹ và Canada kí kết định ước
Henxinki. Định ước này đánh dấu sự chấm dứt tình trạng đối đầu giữa 2 khối tư
bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa ở châu Âu. Định ước tuyên bố những nguyên
tắc trong quan hệ giữa các nước như: bình đẳng, chủ quyền, sự bền vững của
đường biên giới, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình,…nhằm đảm bảo
an ninh châu Âu. Bên cạnh đó, sự ủng hộ của Mỹ cũng giúp hình thành nền Cộng
Hòa Liên bang Đức (1990).

3. So sánh chiếc lược toàn cầu của Mỹ 1945 -1991 và chiến lược toàn
cầu của Mỹ vào những năm đầu thế kỷ 20.
Mục tiêu của các chiến lực vẫn là nuôi dưỡng tham vọng trở thành quốc gia lớn
mạnh và quyền lực nhất thế giới, phân chia trạng thái thế giới thành “đơn cực”
do Mỹ đứng đầu và điều khiển.
Chiến lược toàn cầu của Mỹ năm 1945 – 1991
Đối với chính sách ngăn chặn đời (George H. W. Bush) Bush cha 1947:
Giai đoạn Bush cha lên nắm quyền mang tính chuyển tiếp từ thời kỳ
chiến tranh lạnh sang hậu chiến tranh lạnh. Điều đó có nghĩa là quan hệ Mỹ -
Xô vẫn chi phối chính sách đối ngoại của Mỹ. Chiến lược ngăn chặn vẫn là
trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Bush cha. Và ông được
đánh giá cao bởi:
+ Sử dụng sự hoàn hoãn để làm mất đi thế mạnh của Liên Xô trong quan
hệ với Mỹ, khiến mối quan hệ giảm bớt sự căng thẳng.
+ Chính sách có tác dụng với việc nội trị Liên Xô, khiến Liên Xô sụp đổ
từ nhiều phía.
+ Quản lý thành công sự sụp đổ của Liên Xô.
Khi Liên Xô sụp đổ một cách tương đối đột ngột, các chiến lược gia của Mỹ
đều gặp những khó khăn trong việc xây dựng một chiến lược cho thời kỳ mới vì
các lý do:
+ Mỹ đã sống với chiến tranh lạnh và chính sách ngăn chặn hơn 40 năm nên
thiếu kinh nghiệm và kiến thức cho việc xây dựng chính sách đối ngoại cho một
giai đoạn hoàn toàn mới.
+ Kinh tế bị suy thoái trầm trọng.
+ Chương trình vận động tranh cử của Bush cha thất bại: quá chú trọng vào
chính sách đối ngoại, không hấp dẫn cử tri Mỹ bằng chương trình tranh cử của
Clinton: tập trung vào chính sách đưa Mỹ hùng mạnh trở lại về mặt kinh tế.
+ Clinton đắc cử, tập trung vào các vấn đề kinh tế.
Sau chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ lại hướng ưu tiên và chính sách đối nội,
vừa theo truyền thống chính trị Mỹ, vừa vì sự bí bách từ một nền kinh tế đang
suy thoái.
=> Sự thất bại của Bush cha cũng đồng nghĩa với sự suy giảm vai trò của
chính sách đối ngoại so với chính sách đối nội.
Đối với chiếc lược an ninh quốc gia cam kết và mở rộng của Clinton:
- Mỹ vẫn là một nước siêu cường toàn diện và vượt trội.
- Ngăn Trung Quốc không trở thành một thách thức là mục tiêu chiến
lược hàng đầu sau chiến tranh lạnh.
- Mỹ cam kết tiếp tục can dự vào các công việc của thế giới trên tư cách
“người lãnh đạo thế giới”
- Mở rộng cộng đồng các quốc gia dân chủ, tăng vai trò của các thể chế
đa phương trong đó Mỹ là hạt nhân.
Lợi:
+ Chiến lược đưa chính quyền Clinton đóng vai trò làm trung gian hòa giải
cho nhiều cuộc xung đột khu vực và quốc tế
+ Duy trì hiệp ước Bắc Đại Tây Dương làm công cụ để can thiệp vào các
nước, các liên minh quân sự song phương.
Bất lợi:
+ Nền kinh tế Mỹ chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các nền kinh tế phát triển
và mới nổi lên như Trung Quốc, Ấn Độ,…phụ thuộc quá nhiều năng
lượng nhập khẩu từ bên ngoài.
+ Việc mở rộng NATO và nâng cấp Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật cũng gặp
nhiều sự chống đối của Nga và Trung Quốc cũng như nhiều nước khác.
+ Bị chống đối quyết liệt bởi các thành viên thuộc WTO vì Mỹ đã sử dụng
chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch nhằm duy trì ưu thế hàng hóa của mình.
+ Có 35 tòa đại sứ và tòa lãnh sự phải đóng cửa vì không có ngân sách để
hoạt động.
Đánh giá:
-Điểm mạnh: Chính sách đối ngoại của Clinton đã duy trì được vị thế lãnh đạo
thế giới của Mỹ với một cái giá phải chăng khi các đồng minh của Mỹ và các tổ
chức quốc tế “chia sẻ gánh nặng lãnh đạo” của Mỹ.
- Hạn chế: chính sách đã khiến nước Mỹ không dám hành động một mình để
nắm bắt thời cơ trong việc xác lập vị thế mạnh tuyệt đối.
+ Chưa sử thế mạnh vượt trội một cách quyết liệt để chứng tỏ sự lãnh đạo của
mình, cụ thể là bằng biện pháp về quân sự và hành động đơn phương.

Chiến lược toàn cầu của Mỹ giai đoạn những năm đầu thế kỷ 21.
Đối với thời của (George W. Bush) Bush con:
+ Bành trướng dân chủ
+ Chủ nghĩa đơn phương
+ Quyền bá chủ của người Mỹ
+ Đe dọa và chiến tranh ngăn chặn
=> Tóm lại, từ sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, dưới thời 3 tổng thống thuộc
hai đảng, Mỹ đã trải qua một số lần thử nghiệm chiến lược toàn cầu với cơ sở
sức mạnh vượt trội và với mục tiêu khẳng định vị thế độc tôn của Mỹ trên thế
giới. Có thể nói, do các yếu tố mãi khiến nước Mỹ suy yếu bởi những yếu tố nội
sinh trong hệ thống chính trị:
Thứ nhất, quá trình hoạch định chính sách bị chi phối bởi tư duy nhiệm
kỳ, tính cạnh tranh cao và tính kế thừa ít của một nền dân chủ bị coi là phát
triển quá mức. Tính kế thừa những chính sách cũng rất ít.
Thứ hai: Thời gian cho một nhiệm kỳ quá ngắn, không phù hợp với thời
gian triển khai các chính sách, theo dõi và thay đổi sao cho phù hợp với tình
hình quốc gia.
Thứ ba, sự nhất trí trong nội bộ Mỹ về chính sách đối ngoại không được
cao như trước. Kết hợp với các bê bối của lãnh đạo cao cấp, lòng tin vào lãnh
đạo của người Mỹ cũng giảm đi. Mất sự tin tưởng trong nội bộ
=> luôn thiếu ý chí của lãnh đạo và sự nhất trí của xã hội để theo đuổi một
chính sách nhất định.
4. Đánh giá vai trò của Châu Âu trong chiến lược toàn cầu hóa của Hoa Kỳ
sau chiến tranh lạnh
Đánh giá vai trò dựa trên các phương diện sau:
- Đối với nền kinh tế:
+ Tháng 6-1947, tại Đại học Harvard, Bộ trưởng Ngoại giao George
Marshall đã công bố “Kế hoạch phục hưng châu âu” (thường gọi là
Kế hoạch Marshall - The Marshall Plan) và cho rằng “chiến tranh
đã để lại sự tàn phá đến mức mà những nhu cầu của châu âu lớn
hơn khả năng thanh toán của nó. Cần phải tính đến một sự viện trợ
thêm, một sự viện trợ không hoàn lại, nếu không, nguy cơ tan vỡ
về kinh tế, xã hội và chính trị là rất quan trọng” .
+ Kế hoạch Marshall, được ca ngợi là thành công lớn nhất trong lịch
sử viện trợ nước ngoài của Mỹ. Từ năm 1948 đến năm 1951, Kế
hoạch Marshall đã cung cấp 13,3 tỷ USD(1) viện trợ cho Tây Âu
trong vòng 4 năm (90% là cho không và 10% là cho vay) nhằm
giúp đỡ các quốc gia này khôi phục lại đất nước sau chiến tranh và
cùng Mỹ hình thành một liên minh chống cộng sản ở châu âu. Và
đúng như tên gọi của nó, các nền kinh tế của Tây Âu đã phục hồi
đáng kể từ sau chiến tranh.
+ Có thể thấy rõ sự khôi phục rõ rệt đó thông qua nền kinh tế Tây
Đức. Kế hoạch Marshall viện trợ cho Tây Đức 1,39 triệu USD và
giúp nước Đức đứng dậy lên từ đống tro tàn của sự thất bại. Năm
1951, một năm trước khi Kế hoạch Marshall kết thúc, sản xuất
công nghiệp của Đức đã vượt qua mức trước chiến tranh.
+ dẫn chứng: Về sản lượng công nghiệp, trong vòng 25 năm (1950 –
1975) Italia tăng lên 5 lần; Tây Đức 4,4 lần; Pháp 3,3 lần (so với
Mĩ 2,5 lần). Do vậy, sức mạnh kinh tế của các nước Tây Âu ngày
càng tăng rõ rệt: năm 1948, Mĩ chiếm 54,6% tổng sản lượng công
nghiệp thế giới, Tây Âu 28,8%, Nhật 1,2%.
+ Lý do Hoa Kỳ đổ tiền để phục hồi Tây Âu và nước Đức? Có thể
thấy sau CTTGII và khi sự mấp mé bùng nổ của CTL thì Hoa Kỳ
đã thấy được tầm quan trọng của Tây âu trong việc tạo dựng nên
một liên minh bền vững để bảo toàn vị thế của mình trước thế lực
của Liên xô đang dần mở rộng ảnh hưởng ở Đông âu. Đồng thời
Tây âu có vị trí chiến lược quan trọng trong việc ngăn chặn làn
sóng Cộng sản từ Liên Xô. Vị trí của Đức ở trung tâm Châu âu, từ
Đức qua Hy Lạp cắt qua Địa Trung Hải đến Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tạo
thành con kênh quan trọng ngăn chặn Chủ nghĩa Xã hội lan rộng
sang phía Tây Châu âu. Hoa Kỳ đưa cánh tay ra giúp đỡ để khiến
Châu âu có phần mang ơn và lệ thuộc vào mình. Ngoài ra, khi khắc
phục được nền kinh tế của Tây Âu, Mỹ mở rộng được thị trường
tiêu thụ hàng hóa, thâm nhập dễ dàng vào các nước Tây Âu. Bên
cạnh đó Đức là nền kinh tế khổng lồ ở Châu Âu, không khôi phục
nước Đức có thể không khôi phục được châu Âu. Nói cách khác,
việc khôi phục châu Âu đòi hỏi phải làm sống lại nền sản xuất của
Đức nên vấn Đức trở nên đặc biệt quan trọng.
+ Hệ thống tiền tệ Bretton Woods: kết quả của hiệp ước Bretton
Woods năm 1944, theo đó tất cả các quốc gia cố định giá trị đồng
tiền của mình với đồng USD gắn với vàng. Qua hệ thống này đã
thừa nhận đồng USD hay đô la Mỹ là đồng tiền chuẩn. Việc sử
dụng USD trong thanh toán quốc tế và các quan hệ đối ngoại khác
không hạn chế, các đồng tiền của các nước khác phải liên hệ chặt
chẽ với USD theo chế độ tỷ giá cố định. Với thỏa thuận này, hệ
thống thương mại quốc tế đã có sự phát triển nhanh chóng và rộng
khắp, các nước đặt niềm tin vào đồng USD và tự do định giá, mua
bán hàng hóa, tích trữ đồng USD thay vàng. Điều này khiến đồng
USD được sử dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế và trở thành
đồng tiền quốc tế hóa cao nhất. Đây cũng là cách để Hoa Kỳ chiếm
thế chủ động trên thị trường quốc tế và khiến cho các giao dịch
quốc tế đều được diễn ra dưới đồng USD, qua đó Hoa Kỳ có thể dễ
dàng kiểm soát bởi vì bất kỳ hoạt động thanh toán nào bằng đồng
USD đi qua ngân hàng hoặc hệ thống thanh toán của Mỹ đều cung
cấp thông tin liên hệ cần thiết để nước này truy tố người phạm tội
hoặc hành vi gây tổn hại đến tài sản của người Mỹ. Đó cũng là
cách Mỹ “vũ khí hóa” đồng đô la và cho đến hiện tại vẫn là rất khó
để thay đổi vị trí của đồng tiền xanh.
- Đối với quân sự:
+ Tiềm lực của Hoa Kỳ sau CTTGII: Sau Chiến tranh thế giới thứ
hai, các nước tư bản đều bị chiến tranh tàn phá nặng nề, trở thành
con nợ của Mỹ. Ngược lại, Mỹ bước ra khỏi cuộc chiến tranh với
sức mạnh tăng lên vượt bậc.là quốc gia có tiềm lực quân sự và
ngân sách quốc phòng lớn nhất thế giới lúc đó.
+ Mỹ trở thành trung tâm kinh tế, tài chính số một thế giới, là chủ nợ
lớn nhất thế giới, có quân đội đứng hàng đầu thế giới và trang thiết
bị vũ khí hiện đại. Năm 1946, quân đội Mỹ đóng tại 56 quốc gia,
rải khắp các châu lục. Đến năm 1947, Mỹ đã lần lượt xây dựng 484
căn cứ quân sự ở nước ngoài, độc quyền về vũ khí nguyên tử . Vũ
khí nguyên tử là “công cụ” nặng ký nhất trong cuộc chạy đua vươn
lên bá chủ thế giới của Mỹ.
+ Chính sách quân sự đối với Châu Âu: Từ những năm 1947 -
1949, giới cầm quyền Mỹ tập trung triển khai chiến lược toàn cầu
với mục tiêu hàng đầu là ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa xã
hội ở châu âu. Với khẩu hiệu “châu âu trước hết” (Europe First),
Tổng thống Truman tập trung triển khai chiến lược toàn cầu ở châu
âu vì khu vực này đang bị đe dọa trực tiếp bởi sự mở rộng của
Kremlin hay Liên xô ở Đông âu. Tổng thống Truman “đã cho
Quốc hội Mỹ thấy rằng việc đối đầu với Liên Xô là điều không thể
tránh khỏi” và coi châu âu là trọng tâm chiến lược toàn cầu. Chiến
lược của Mỹ là phải bao vây, ngăn chặn Liên Xô và chủ nghĩa xã
hội, chống những phong trào giải phóng dân tộc đang lên ở các
nước.
+ Để đạt được ba mục tiêu lớn của chiến lược toàn cầu, chính sách cơ
bản của Mỹ là dựa vào thế mạnh quân sự để khuất phục các dân tộc
khác. Mỹ đã ráo riết chạy đua vũ trang, phát triển lực lượng hạt
nhân, lập các khối quân sự xâm lược và ký kết hiệp ước với nhiều
nước những hiệp ước quân sự tay đôi, cho phép Mỹ đóng quân và
xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ của nước đó (khúc này chèn
hình cho tui, tui có gửi ak!!!! có thể kể tới đồng minh nổi tiếng
nhất của Mỹ thời bấy giờ đó chính là Nhật Bản thông qua Hiệp ước
An ninh song phương Mỹ - Nhật 1951, hoặc là việc phục hồi nền
kinh tế Tây Đức) Mỹ dùng những biện pháp như đồng đô la, “viện
trợ” kinh tế và quân sự, cả “chiến tranh đặc biệt”, “chiến tranh cục
bộ”, để thực hiện chủ nghĩa thực dân mới của chúng. Mỹ đã lấy
Đông Dương làm nơi thí điểm áp dụng chủ nghĩa thực dân mới.
Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam đã làm cho Mi suy yếu về
kinh tế, tài chính và quân sự, khủng hoảng về chính trị và hỗn loạn
trong “ý thức hệ tư tưởng”.
+ Ngoài ra, năm 1949, Mỹ và các nước Tây âu thành lập Khối quân
sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) để thực hiện thế bao vây, cô lập
và tấn công Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Cũng như việc
thành lập khối Warszawa với mục đích củng cố chủ nghĩa cộng sản
ở Đông Âu. Việc thành ra khối NATO cũng là để củng cố chế độ
tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu. Sự hiện diện của NATO là một biểu
hiện cụ thể nhất để bao vây, chuẩn bị tấn công Liên Xô và các
nước xã hội chủ nghĩa.
+ Hệ quả cuối cùng của việc đối đầu này: Cuộc chạy đua vũ trang
giữa hai nước Xô-Mỹ cũng như giữa hai khối quân sự lớn nhất thế
giới lên tới đỉnh cao vào những năm 1970. Theo ước tính của các
nhà quân sự, chỉ cần phóng ra 1/2 số vũ khí hạt nhân của Mỹ hoặc
của Liên Xô, cũng đủ để hủy diệt toàn bộ sự sống của con người và
nền văn minh của toàn nhân loại. Như một hệ quả của quá trình
khủng hoảng khối XHCN, ngày 1/7/1991, tại Praha, Tổng thống
Tiệp Khắc Vaclav Havel tuyên bố chấm dứt Hiệp ước hữu nghị,
hợp tác và tương trợ 1955, giải tán khối Warsaw sau 36 năm tồn
tại. Khối Warsaw đã kết thúc vai trò lịch sử. Trong khi đó, NATO
vẫn tồn tại và liên tiếp mở rộng, hiện có 29 thành viên.
- Đối với chính trị:
+ Sự thay đổi của Châu Âu: Thể chế chính trị của các nước Tây Âu
sau Chiến tranh thế giới thứ hai có nhiều thay đổi đáng kể. Các
nước cộng hòa (Pháp, Đức, Ý) hay quân chủ lập hiến (Anh, Tây
Ban Nha, Hà Lan, ...) đều thực hiện chế độ dân chủ đại nghị (Dân
chủ đại nghị là một hình thức nhà nước dân chủ được vận hành bởi
các đại diện của dân trên nguyên tắc thi hành chủ quyền nhân dân).
Thể chế này đại diện cho lợi ích của giai cấp tư sản và có liên minh
chặt chẽ với Mỹ trong chính sách đối ngoại. Ảnh hưởng chính trị
của Kế hoạch Marshall cũng ảnh hưởng chính trị. Viện trợ từ Kế
hoạch Marshall giúp các quốc gia Tây Âu nới lỏng các biện pháp
khắc khổ và chế độ phân phối, giảm thiểu bất mãn và mang lại ổn
định chính trị. Ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản tại Tây Âu bị
giảm sút mạnh mẽ, trên toàn khu vực, các đảng cộng sản mất dần
sự ủng hộ của dân chúng trong những năm tiếp theo của Kế hoạch
Marshall. Các mối quan hệ thương mại được gây dựng bởi chương
trình này giúp dựng lên Liên minh Bắc Đại Tây Dương, tồn tại suốt
thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
+ CTTG II kết thúc làm đảo lộn trật tự thế giới nói chung và trật tự ở
châu Âu nói riêng. Trật tự Yalta với hai cực là Mỹ và Liên Xô trở
thành lực lượng mới khống chế toàn cầu. Cùng với sự thay đổi đó,
châu Âu cũng bị chia cắt thành hai khu vực: Đông Âu theo xã hội
chủ nghĩa và Tây Âu theo tư bản chủ nghĩa. Trong khi Liên Xô là
“thành trì” của phong trào cộng sản quốc tế, dẫn dắt “nửa kia” của
châu Âu, có vị thế ngày càng lớn rộng; thì Mỹ nhờ chiến tranh mà
phát triển vượt bậc cả về kinh tế lẫn quân sự. Qua chính sách
Marshall của Mỹ mà Tây Âu đã cải thiện vượt bậc về kinh tế, quân
sự. Đồng thời, Mỹ và Tây Âu đã xây dựng Hiệp ước Bắc đại tây
dương (NATO) để thực hiện chiến lược kiềm hãm chủ nghĩa xã hội
ở Liên Xô và Đông Âu. Tuy nhiên, có một số mặt bất lợi cho Tây
Âu là phải lệ thuộc vào Mỹ.
+ Dẫn chứng cho việc lệ thuộc đó là giá trị của đồng USD: Từ năm
1944 đến 1971, đồng Đô la Mỹ được đo bằng vàng (Bản vị vàng) ,
Và từ năm 1971 trở đi nó được định giá bởi dầu mỏ, bởi thế các
quốc gia khác muốn mua dầu mỏ thì phải cần đô la (dùng USD để
lượng giá dầu).
+ TÌnh hình hiện nay: Tuy nhiên việc đầu tư viện trợ quá nhiều cho
các nước khiến Mỹ sau này vẫn có một số bất lợi. những viện trợ
cho Tây Âu để giúp họ phát triển cũng khiến nền kinh tế Mỹ gặp
khó khăn. Khi các nước Tây Âu khôi phục nền kinh tế mạnh mẽ,
họ không còn muốn lệ thuộc vào Mỹ và xuất hiện sự cạnh tranh với
Mỹ về kinh tế. Mỹ chưa thực hiện được trật tự thế giới đơn cực
như Mỹ mong muốn. Đó là những lý do khiến cuộc chiến tranh
lạnh dần đi vào hồi kết để Mỹ có thể củng cố lại vị trí của mình.
+ Một dấu hiệu cho thấy sự dần thoát ly của Châu Âu ra khỏi sự phụ
thuộc của Mỹ đó là đồng USD bị rớt giá và các giao dịch quốc tế
đang dần thay thế bằng các đơn vị tiền tệ khác đặc biệt là EURO.
+ Gần đây, nước Nga đã chính thức loại bỏ đồng USD ra khỏi Quỹ
Tài sản Quốc gia, đồng thời nâng tỷ trọng dự trữ đồng euro, nhân
dân tệ và vàng. Cụ thể, tỷ trọng USD trong Quỹ giảm từ 35%
xuống 0, trong khi tỷ trọng của đồng bảng Anh giảm còn 5%, tỷ
trọng của đồng euro và đồng nhân dân tệ lần lượt tăng lên 39,7%
và 30,4%, tỷ trọng của đồng yên ở mức 4,7% và tỷ trọng của vàng
là 20,2%. một thế giới này, cùng với sự nổi lên của những tài sản
dự trữ khác.
+ Nga cũng đã triển khai chính sách bán dầu bằng các loại tiền không
phải là đô la Mỹ, mở đường cho châu Âu hoặc Iran, Trung Quốc
trong việc thanh toán thay thế bằng đồng tiền khác - chính sách tiếp
tục làm suy yếu vị thế của đồng USD, vốn đã được neo chặt vào
dầu mỏ 40 năm qua sau khi bản vị vàng bị hủy bỏ vào năm 1971.
ổng thống Nga Vladimir Putin gần đây cũng cho biết Nga đã sẵn
sàng chuyển sang thanh toán bằng đồng nội tệ với các đối tác,
trong đó có đồng euro trong các khoản thanh toán khí đốt với EU.

You might also like