You are on page 1of 4

1.1.2.

Bối cảnh trong nước và những hành động hiếu chiến của Pháp
Bối cảnh Việt Nam sau cách mạng tháng Tám
*Bối cảnh thế giới
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quá trình giải quyết các vấn đề lớn như quét sạch
tàn dư của chủ nghĩa phát xít; thiết lập một cơ chế quốc tế để bảo vệ hòa bình, an ninh
thế giới; giải quyết vấn đề lãnh thổ của các nước bại trận theo quyết định của Hội nghị
Yalta và Potsdam, đã chi phối mọi hoạt động trong quan hệ quốc tế và đã làm thay đổi
căn bản bức tranh toàn cảnh thế giới về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội. Thế giới
hình thành hai hệ thống chính trị - xã hội mâu thuẫn, đối lập nhau, đó là hệ thống các
nước xã hội chủ nghĩa và hệ thống các nước tư bản, đế quốc chủ nghĩa. Liên Xô và Mỹ
trở thành hai cường quốc có vai trò ảnh hưởng, chi phối thế giới. Sự tiến công mạnh
mẽ của các lực lượng dân chủ, hoà bình trên thế giới, của các dân tộc thuộc địa vào
chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Các thế lực phản cách mạng, các lực lượng đế quốc cũng
tìm mọi cách chống lại để duy trì, phát triển địa vị của chúng. Chủ nghĩa đế quốc vừa
thống nhất với nhau trong mục tiêu chống Liên Xô và phong trào cách mạng thế giới,
vừa mâu thuẫn gay gắt trong việc tranh giành quyền lợi, ảnh hưởng. Bối cảnh đó là
khởi điểm cho chiến tranh lạnh diễn ra, đồng thời tác động mạnh mẽ đến cơ cấu quyền
lực quốc tế của Liên Xô, Mỹ và quan hệ quốc tế của từng nước, từng khu vực.
Thứ nhất, về phía Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ 2, mặc dù tiềm lực về kinh tế
còn thua kém Mỹ, song vị thế ngày càng được nâng cao trên thị trường quốc tế, ngoài ra
Liên Xô còn đóng vai trò quyết định trong các công việc của Liên Hợp Quốc, cũng như
tham gia giải quyết vấn đề quốc tế và khu vực. Về phía Mỹ thì Mỹ giàu lên nhanh chóng
trong chiến tranh, trở thành nước mạnh về kinh tế và độc quyền về bom nguyên tử. Từ
đây, Mỹ đang tham vọng bá chủ thế giới.
Thứ hai, chủ nghĩa xã hội đã trở thành một hệ thống thế giới, ngày càng có vai trò,
tác động tích cực đến phong trào cách mạng thế giới, hạn chế sự chi phối của hệ thống
tư bản chủ nghĩa. Nguyện vọng hòa bình của Việt Nam là chính đáng, phù hợp với xu
thế, mục tiêu hướng tới của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, hai cường quốc Liên
Xô và Mỹ từ quan hệ đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai thì sau chiến tranh
đã nhanh chóng chuyển thành quan hệ đối đầu. Từ quan hệ đối đầu giữa hai nước
chuyển thành quan hệ đối đầu giữa hai phe – phe xã hội chủ nghĩa và phe tư bản chủ
nghĩa. Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới hai cực, quan hệ Xô –Mỹ, quan hệ giữa hai
phe, mặc dù mâu thuẫn, nhưng vẫn phụ thuộc và kiềm chế nhau, đều thực hiện chiến
lược phòng ngự, đều tránh đụng đầu trực tiếp với nhau. Vì thế, về đại cục, hòa bình thế
giới được duy trì trong suốt thời kì chiến tranh lạnh và cả sau đó.
Thứ ba, phong trào đấu tranh đòi độc lập, giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa,
phụ thuộc, phong trào công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản, do các đảng
cộng sản lãnh đạo, đòi các quyền tự do, dân chủ, cải thiện đời sống… diễn ra mạnh mẽ
ở khắp các châu Á, Phi, Mỹ - Latinh. Các nước Đức, Italia, Nhật, Pháp, Anh… bị
chiến tranh tàn phá nặng nề, kinh tế kiệt quệ, tiềm lực kinh tế quốc phòng bị suy giảm,
chính trị - xã hội khủng hoảng, đời sống nhân dân khó khăn, vị thế giảm sút trên
trường quốc tế. Các nước này phải dựa vào Mỹ để khôi phục, phát triển đất nước nên
lệ thuộc Mỹ, cấu kết với Mỹ chống phá Liên Xô và phong trào cách mạng thế giới.

* Bối cảnh Việt Nam sau cách mạng tháng Tám


Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã
tiến hành thắng lợi cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, đập tan xiềng xích
thực dân phong kiến gần 100 nǎm, mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc – đất
nước được độc lập, thống nhất, nhân dân lao động làm chủ xã hội và tạo ra những tiền
đề cần thiết cho con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa. Nhân dân Việt Nam bướt đầu làm
chủ đất nước và xã hội.
Mặt trận Việt Minh phát triển rất nhanh chóng. Các Hội Cứu quốc trong công nhân,
nông dân, thanh niên, phụ nữ được tổ chức thống nhất trong cả nước. Đảng Cộng sản
trở thành Đảng cầm quyền lãnh đạo cách mạng trong cả nước. Đồng thời, Đảng kịp
thời mở rộng đội ngũ, đạo tạo cán bộ, tăng cường sự lãnh đạo trên mọi mặt hoạt động,
chuẩn bị tổ chức cho toàn dân bước vào cuộc đấu tranh mới.
Tuy nhiên, sau chiến tranh thế giới thứ hai, dù chủ nghĩa phát xít đã bị tiêu diệt,
lực lượng đế quốc đã suy yếu hơn trước, song với bản chất phản động, bọn Đế quốc ra
sức đàn áp phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt là phong trào giải phóng dân tộc,
giành giật lại những thuộc địa đã mất. Việt Nam trở thành đối tượng đàn áp và giành
giật của các thế lực Đế quốc và tay sai. Theo quy định của hội nghị Ianta và Pôtxđam,
vấn đề giải giáp quân đội Nhật ở Đông Dương, mà cụ thể là ở Việt Nam được quy định
như sau: phía Bắc vĩ tuyến 16 giao cho 20 vạn quân Tưởng, mà đằng sau quân Tưởng
là nước Mỹ. Còn Nam vĩ tuyến 16 được giao cho quân Anh, mà đằng sau quân Anh lại
là thực dân Pháp.
Có thể thấy chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc, Việt Nam lại đối phó với nhiều kẻ thù như
vậy. Đó là chưa kể còn sáu vạn quân Nhật đang chờ giải giáp. Lúc này, Đảng ta nhận định:
Việt Nam nằm trong vòng vây trùng trùng điệp của chủ nghĩa Đế quốc. Nhưng Pháp vẫn
là kẻ thù lớn nhất đối với nền đôc lập Việt Nam.
Chinh quyền Việt Nam mới được thành lập, hệ thống chính quyền còn non trẻ, yếu kém về
mọi mặt, hậu quả của chế độ cũ quá nặng nề, chưa kể đến là nạn lũ lụt, nạn đói do Nhật -
Pháp gây ra cuối năm 1944 – đầu năm 1945 vẫn chưa được khắc phục.
Về chính trị, hệ thống chính quyền còn non trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm lãnh đạo.
Khối đại đoàn kết toàn dân cần có thời gian củng cố. Chính phủ Hồ Chỉ Mình vừa
mới thành lập, chưa được một nước nào trên thế giới công nhận nên gặp nhiều khó
khăn trong đối ngoại. Bọn phản động ngóc đầu dậy ráo riết hoạt động.

Về kinh tế – tài chính, lâm vào tình trạng kiệt quệ. Kinh tế Việt Nam tiêu điều,
xơ xác, nạn đói tràn lan, mùa màng thất bát. Nhà máy nằm trong tay tự bản pháp,
hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt. Tài chính khánh kiệt, ngân quỹ trống rỗng,
kho bạc Nhà nước chỉ còn 1,2 triệu, trong đó 58 vạn rách nát, ngân hàng Đông Dương
vẫn nằm trong tay tư bản Pháp. Quân Tưởng lại tung thêm tiền quan kim và quốc tế
đang mất giá khiến tình hình tài chính cùng thêm rối loạn. Bức tranh kinh tế – tài chính
ảm đạm.
Về văn hóa – xã hội, hậu quả chính1 sách văn hóa ngu dân để lại là 95% dân số
mù chữ, các tệ nạn xã hội tràn lan.
Thách thức lớn nhất, nghiêm trọng nhất lúc này là âm mưu, hành động quay trở lại
thống trị Việt Nam một lần nữa của thực dân Pháp. Ngày 2-9-1945, quân Pháp đã
trắng trợn gây hấn, ngang nhiên bắn vào cuộc mít tinh mừng ngày độc lập của nhân
dân ta ở Sài Gòn-Chợ Lớn.
Ở phía Bắc vĩ tuyến 16, hơn 20 vạn quân Tưởng đã ồ ạt kéo vào nước ta. Núp dưới
danh nghĩa đại diện lực lượng Đồng minh vào làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật,
quân Tưởng nuôi dã tâm: tiêu diệt Đảng Cộng sản Đông Dương, phá tan Việt Minh,
lật đổ Chính phủ Hồ Chí Minh và dựng lên một chính quyền tay sai. Dựa vào quân
Tưởng, các tổ chức Việt Quốc, Việt Cách ra sức chống phá chính quyền cách mạng.
Chúng tiến hành nhiều hoạt động vu cáo, nói xấu Việt Minh, ngang nhiên đòi gạt các
bộ trưởng là đảng viên cộng sản ra khỏi Chính phủ. Chúng còn gây ra các vụ giết
người, cướp của, bắt cóc cán bộ, cướp chính quyền ở một số địa phương (Yên Bái,
Vĩnh Yên, Móng Cái...).
Ở phía Nam vĩ tuyến 16, tình hình còn nghiêm trọng hơn khi thực dân Pháp ngày
càng lộ rõ ý đồ trở lại xâm chiếm Việt Nam. Và tháng 9-1945, theo thỏa thuận của phe
Đồng minh, 2 vạn quân đội Anh - Ấn đổ bộ vào Sài Gòn để làm nhiệm vụ giải giáp
quân đội Nhật thua trận ở phía Nam Việt Nam. Tình hình đó đã đặt nền độc lập và
chính quyền cách mạng non trẻ của Việt Nam phải đứng trước tình thế “như ngàn cân
treo sợi tóc”, cùng một lúc mà đối phó với nạn đói, nạn dốt và bọn thù trong, giặc
ngoài.

You might also like