You are on page 1of 2

1. Discuss regionalism in the political and culture contexts.

You should
use example, case, studies, or draw comparison to support your argument.

Trong chính trị quốc tế, một xu hướng luôn tồn tại và có ảnh hưởng
sâu sắc tới trật tự thế giới đó là chủ nghĩa khu vực. Đến nay vẫn chưa có
một định nghĩa chính xác về thuật ngữ này nhưng ta có thể hiểu “chủ
nghĩa khu vực” là quá trình muốn thiết lập một trật tự khu vực và chi phối
rất nhiều hiện tượng trong đời sống của các nước và quốc tế. Việc nghiên
cứu về chủ nghĩa khu vực phải dựa trên nhiều cơ sở, trong đó cơ sở chính
trị và văn hóa luôn được đề cập và là nền tảng để xây dựng một khu vực
cụ thể. Điều đó đã được chứng minh qua sự hình thành của chủ nghĩa khu
vực Tây Âu với việc thành lập liên minh châu Âu (EU).
Trong bối cảnh sau khi Chiến tranh thế thứ hai kết thúc tình hình
chính trị ở châu Âu là vô cùng căng thẳng và người ta nhận thấy được sự
cần thiết phải đảm bảo an ninh - chính trị quốc gia. Nói như vậy bởi vì
các nước châu Âu phải đối mặt với sự suy yếu về quân sự, phụ thuộc vào
Mỹ và nhất là giải quyết mâu thuẫn Pháp - Đức để duy trì hòa bình châu
Âu.1 Lực lượng quân sự châu Âu đang ngày càng suy yếu đặc biệt là Đức.
Trong khi đó Mỹ vươn lên vị trí số một thế giới nhờ số tiền từ việc buôn
bán vũ khí trong hai cuộc chiến tranh. Các nước Tây Âu buộc dựa vào
Mỹ tập hợp lại cơ cấu tổ chức do Mỹ đứng đầu với kế hoạch Marshall và
NATO. Châu Âu được tập hợp lại dựa vào Mỹ nhưng đây cũng là cơ hội
để giúp khu vực này tìm được hướng đi chung.2 Việc căn bản ngay lúc
này hơn hết vẫn là giải quyết căng thẳng giữa Pháp và Đức cụ thể là việc
kiểm soát và khai thác vùng Saar_vùng đất giàu tài nguyên khoáng sản
thuộc khu tự trị thân Pháp được bồi thường sau chiến tranh. Ban đầu Pháp
đã không đồng ý với việc này nhưng sau khi Cồng đồng phòng thủ châu
Âu thất bại, Pháp đành hợp tác với Đức thông qua kết hoạch Schumann
được đưa ra từ ý kiến của Jean Monnet trong việc thành lập cồng đồng
Than và Thép (ECSC) vào năm 1952 với sự tham gia của bốn quốc gia
khác ở châu Âu. Thông qua ECSC các nước đã đồng nhất từ bỏ một phần
chủ quyền chuyển cho một tổ chức mang tính khu vực và đây là một giải
pháp hiệu quả đề thực hiện hai nhiệm vụ chính trị: hòa giải được quan hệ
Pháp - Đức, triển khai phát triển kinh tế và giữ gìn hòa bình. 3 Như vậy,
trong tình hình chính trị bất lợi nhu cầu phải đảm bảo an ninh - chính trị
của mỗi quốc gia góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy người châu Âu
gần nhau hơn tiến đến hình thành cộng đồng và chủ nghĩa khu vực Tây
Âu.
Chủ nghĩa khu vực Tây Âu còn là sự hình thành trên cơ sở
gắn kết, tương đồng nhất định về địa lý, điều kiện tự nhiên quy định lối
1
(Phạm Quang Minh, Hoàng Khắc Nam & Bùi Hải Đăng, 2019, p.191)
2
(Phạm Quang Minh, Hoàng Khắc Nam & Bùi Hải Đăng, 2019, p.191-192)
3
(Phạm Quang Minh, Hoàng Khắc Nam & Bùi Hải Đăng, 2019, p.192-193)
sống và loại hình văn hoá từ đó các dân tộc châu Âu có lịch sử gần giống
nhau và cùng gánh chịu những biến động lịch sử. Về văn hoá là những
truyền thống văn hoá, tôn giáo có nguồn gốc từ di sản của người La Mã
từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XIX. Trong đó, những giá trị của Kito giáo được
xem là nền tảng tinh thần quan trọng của văn hoá châu Âu và còn chuyển
dần vào thực tiễn thành cơ sở của nhận thức trong khoa học tự nhiên và
khoa học nhân văn ở châu Âu. Giá trị tôn giáo đã trở thành giá trị dân tộc
và từ đó trở thành điểm chung của khu vực, của các quốc gia- dân tộc
trong khu vực. Và trong suốt thời kì trung đại, Kito giáo đè nén ý thức về
tự do, dân chủ và cộng hoà của người dân châu Âu từ đó thúc đẩy làm
nên phong trào văn hoá Phục hưng, với tiêu chí xây dựng những giá trị
văn hoá châu Âu mới đề cao quyền tự do con người. Thứ hai đó là những
đặc điểm văn hoá do loại hình văn hoá qui định như: mở, hướng ngoại,
chủ nghĩa dân tộc không thực sự mạnh do tính cộng đồng yếu ( so với các
quốc gia thuộc loại hình văn hoá gốc nông nghiệp ở phương Đông)…
mang lại thuận lợi cho nỗ lực hợp tác khu vực và sự hình thành một cộng
đồng chung, một bản sắc cộng đồng với một không gian địa lý rộng lớn
hơn phạm vi lãnh thổ quốc gia.
Tóm lại chủ nghĩa khu vực Tây Âu phát triển vửng chắc do sự kết
hợp từ nhiều yếu tố bào gồm hai yếu tố quan trọng là văn hóa chính trị và
văn hóa. Bên cạnh đóvẫn còn sự phát triển không đồng đều và cả vấn đề
phân chia lợi ích gần đây nhất là việc Anh rời khỏi EU khiến xuất hiện
sự rạn nứt của liên minh. Đây cũng la một vấn đề quan ngại lớn và là bài
học dành cho chủ nghĩa khu vực ở các châu lục khác.

You might also like