You are on page 1of 25

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO


~~~~~~*~~~~~~

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


MÔN: CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ HIỆN ĐẠI

Đề tài: Xu hướng ly khai ở Châu Âu và tác động đến tính thống


nhất của Liên minh Châu Âu

Giảng viên hướng dẫn: TS. Doãn Mai Linh


Sinh viên thực hiện: Lê Nguyễn Hoàng Linh
Mã sinh viên: CT46B-035-1923

Hà Nội – 2022
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN XU HƯỚNG LY
KHAI ĐÒI ĐỘC LẬP ......................................................................................... 3
1. Khái niệm ...................................................................................................... 3
2. Lịch sử phát triển xu hướng ly khai đòi độc lập ở Châu Âu ................... 4
3. Nguyên nhân của xu hướng ly khai ở Châu Âu ........................................ 7
CHƯƠNG II: THỰC TIỄN XU HƯỚNG LY KHAI ĐÒI ĐỘC LẬP Ở
CHÂU ÂU ............................................................................................................ 9
1. Phong trào ly khai ở Kosovo ....................................................................... 9
1.1. Bối cảnh và diễn biến ............................................................................. 9
1.2. Nguyên nhân ......................................................................................... 10
1.2.1. Sự thành lập Chính quyền Slobodan Milosevic ................... 10
1.2.2. Tình hình vi phạm nhân quyền ở Kosovo (1990-1997) ........ 10
1.2.3. Ý chí của người dân tỉnh Kosovo ......................................... 11
1.3. Tác động của phong trào ly khai Kosovo .......................................... 11
2. Phong trào ly khai ở DPR và LPR ........................................................... 12
2.1. Bối cảnh và diễn biến ........................................................................... 12
2.2. Nguyên nhân ......................................................................................... 13
2.3. Tác động ................................................................................................ 14
CHƯƠNG III: TÁC ĐỘNG CỦA PHONG TRÀO LY KHAI ĐẾN TÍNH
THỐNG NHẤT CỦA EU ................................................................................. 16
1. Ảnh hưởng về kinh tế ............................................................................. 17
2. Ảnh hưởng về thể chế - chính trị ........................................................... 17
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 20
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Chủ nghĩa ly khai đã có xu hướng phát triển trên toàn cầu, có sự mở rộng
từ khắp châu Á đến châu Âu và chủ yếu xuất hiện ở các quốc gia đa dân tộc, đa
tôn giáo. Hiện tại ở Châu Âu đang trong quá trình hợp nhất thành một liên minh
nhưng không thể trở nên nhất thể hóa khi ngày càng có sự chia rẽ trong nội bộ của
từng quốc gia. Việc nghiên cứu ảnh hưởng của làn sóng ly khai ở châu Âu tới tính
thống nhất của Liên minh Châu Âu và con đường tiến tới nhất thể hóa châu Âu
có ý nghĩa thực tiễn không chỉ riêng với các quốc gia thành viên EU, mà còn đem
lại những bài học thiết thực cho các nhóm quốc gia tại các châu lục khác có mong
muốn xây dựng một khu vực có tính liên kết cao, cũng như mang lại những bài
học hữu ích trong việc giải quyết vấn đề sắc tộc ở các quốc gia trên thế giới.

Vì những lý do trên, em chọn đề tài “Xu hướng ly khai ở Châu Âu và tác


động đến tính thống nhất của Liên minh Châu Âu” làm đề tài cho tiểu luận cuối
kỳ môn Chính trị quốc tế hiện đại.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở tình hình nghiên cứu vấn đề, em xác định mục tiêu chính của
tiểu luận là tìm hiểu và làm rõ ảnh hưởng của phong trào ly khai tại châu Âu tới
tính thống nhất của Liên minh Châu Âu. Để đạt được mục tiêu này, bài tiểu luận
sẽ có những nhiệm vụ sau: (1) Phân tích khái niệm ly khai, nguyên nhân và thực
trạng làn sóng ly khai hiện nay tại châu Âu; (2) trình bày thực tiễn xu hướng ly
khai ở Châu Âu; (3) chỉ ra những tác động của ly khai tới tính thống nhất của Liên
minh châu Âu ở khía cạnh kinh tế và thể chế - chính trị.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Về đối tượng nghiên cứu, tiểu luận sẽ tập trung nghiên cứu phong trào ly
khai ở Châu Âu và tác động của nó đến tính thống nhất của Liên minh Châu Âu.

1
Về phạm vi nghiên cứu, tiểu luận sẽ nghiên cứu về vấn đề ly khai trong
phạm vi từ sau Thế Chiến 2 đến nay. Tiểu luận sẽ tập trung nghiên cứu đối tượng
trên các khía cạnh kinh tế và chính trị.

4. Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế cơ bản
dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh. Đổng thời, Khóa luận cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu
phân tích chính sách và áp dụng các Lý thuyết Quan hệ quốc tế kết hợp với các
phương pháp như: phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp so
sánh, phương pháp tổng hợp và phương pháp phân tích chính sách.

5. Bố cục bài tiểu luận

Bố cục bài tiểu luận gồm 3 chương:


Chương I: Khái niệm và lịch sử phát triển xu hướng ly khai ở Châu Âu
Chương II: Thực tiễn xu hướng ly khai ở Châu Âu
Chương III: Tác động của xu hướng ly khai đến tính thống nhất của Liên
minh Châu Âu

2
CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN XU HƯỚNG LY
KHAI ĐÒI ĐỘC LẬP

1. Khái niệm

Có thể nói việc xác định xem một phong trào là phong trào ly khai hay
không là vô cùng cần thiết bởi điều này dẫn đến những hệ quả pháp lý quan trọng
liên quan đến quyền dân tộc tự quyết và tư cách chủ thể của phong trào đó trong
quan hệ quốc tế cũng như luật pháp quốc tế. Hiện nay, có nhiều khái niệm thường
xuyên bị nhầm lẫn với ly khai. Ví dụ như chủ nghĩa phân lập (separatism) vốn
mục tiêu chỉ nhằm đạt được quyền tự quyết cao hơn cho đơn vị lãnh thổ (như
trường hợp của Thụy Sỹ) hơn là việc tách hẳn đơn vị lãnh thổ đó ra khỏi một quốc
gia. Phong trào giải phóng dân tộc cũng là một khái niệm khác hay bị nhầm lẫn
với phong trào ly khai. Trong khi đây là một tiến trình đấu tranh giành độc lập và
chủ quyền, chống lại sự cai trị của ngoại quốc của một dân tộc thuộc địa; thì phong
trào ly khai nhìn chung có thể hiểu là tiến trình đấu tranh của một đơn vị lãnh thổ
hợp pháp của một quốc gia nhằm mục đích tách khỏi quốc gia đó, đồng nghĩa là
không hề tồn tại bất kỳ một sự chiếm đóng bất hợp pháp nào trên đơn vị lãnh thổ
đòi ly khai. Tuy nhiên, do sự phức tạp của nhiều yếu tố như lịch sử, chính trị, kinh
tế, xã hội, mà việc xác định bản chất của một phong trào là điều không hề đơn
giản.

Chủ nghĩa ly khai được cho là bắt nguồn từ chủ nghĩa dân tộc, là khi mà sự
theo đuổi quyền tự chủ mang tính dân tộc chủ nghĩa đã gây ra xung đột giữa nhân
dân và nhà nước, trong đó có chiến tranh (cả nội chiến và ngoại chiến). Ở nhiều
nơi, chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa ly khai đã gây ra hàng loạt cuộc xung đột sắc
tộc, và trong những trường hợp cực đoan là diệt chủng.1

Chủ nghĩa ly khai là tập hợp những tư tưởng và hành động đòi độc lập, tách
ra khỏi một quốc gia, để thành lập một quốc gia riêng. Các phong trào ly khai

1 Trần Nam Tiến (2015), Chủ nghĩa dân tộc (Nationalism), Nghiencuuquocte

3
thường thấy ở các quốc gia đa tôn giáo, đa sắc tộc, đa văn hóa và tồn tại các mâu
thuẫn, xung đột... bắt nguồn từ sự khác biệt trong phong tục, tôn giáo, tư tưởng.2

2. Lịch sử phát triển xu hướng ly khai đòi độc lập ở Châu Âu

Châu Âu vốn luôn được nhìn nhận là điển hình của quá trình hội nhập cấp
khu vực với nhiều tiềm năng và sức mạnh trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, xã hội,
chính trị, ...Tuy nhiên khác với vẻ ngoài ổn định của mình, vấn đề địa chính trị
bên trong châu Âu mà cụ thể là ly khai đã và đang luôn là điểm nóng và câu hỏi
chưa có lời giải đáp cho những nhà lãnh đạo châu Âu. Có thể nói, diễn biến của
các hoạt động ly khai ở châu Âu không hề kém cạnh những gì đang diễn ra tại
các châu lục trẻ với nhiều bất ổn như châu Á hay châu Phi.

Từ giữa những năm 50 của thế kỷ trước, sáng kiến hình thành Cộng đồng
năng lượng nguyên tử châu Âu (EURATOM) và Cộng đồng kinh tế châu Âu
(EEC) rồi sau đó là Liên minh châu Âu (EU) với bản Hiệp ước Maastricht năm
1991 dường như đã tìm ra một giải pháp để liên kết toàn bộ lục địa giả. Sự thành
công của quá trình hội nhập châu Âu đã xoá nhoà đường biên giới giữa các nước
thành viên EU — nhưng có vẻ sự phát triển này không hoàn toàn đúng như những
gì các nhà lãnh đạo châu Âu mong đợi. Đi liền với hội nhập giữa các quốc gia
châu Âu cũng là mạch ngầm ly khai chảy âm ỉ xuyên suốt các năm. Theo David
Bach, chủ nghĩa ly khai ở châu Âu không phải là điều mới. Trong nhiều thập kỷ
qua, các nhóm thiểu số ở xứ Basque, Tirol, Scotland, hay vùng Brittany và các
vùng khác đã luôn tìm kiếm cho mình quyền tự chủ cao hơn hoặc thậm chí là độc
lập.3 Hiện nay, trên toàn Liên minh châu Âu, có thể dễ dàng nhận thấy bốn điểm
nóng ly khai.

Kể từ thập niên 90 của thế kỷ XX, sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa
ở Liên Xô và Đông Âu đã dẫn tới sự giải thể của một số quốc gia đa dân tộc. Làn

2 TS. Nguyễn Thị Thanh Dung (2022), Đấu tranh làm thất bại âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để kích
động ly khai ở vùng đồng bào dân tộc, Viện Chính trị học Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
3 David Bach. "Three Questions: Prof. David Bach on European Separatist Movements". Yale Insights, 27/10/2017

4
sóng này đã tác động lên nhiều khu vực ở châu Âu và châu Phi. Thế giới đã bùng
lên một trào lưu mới - trào lưu chủ nghĩa ly khai dân tộc. Vấn đề dân tộc ở nhiều
quốc gia đã trở thành vấn đề nổi cộm, thu hút nhiều sự quan tâm sâu sắc của cộng
đồng quốc tế.

Sự tan rã của Liên bang Nam Tư là ví dụ điển hình nhất, tàn khốc nhất trong
số các quốc gia đa dân tộc bị giải thể cuối thế kỷ XX. Trong quá trình tan rã, gần
như mỗi một lần phân tách là một lần chiến tranh đẫm máu nổ ra, chỉ khác nhau
ở chỗ là thời gian dài hay ngắn, quy mô lớn hay nhỏ mà thôi. Hiện tại, sự tan rã
này vẫn đang tiếp diễn. Phong trào đòi ly khai của người An-ba-ni ở Kosovo,
thêm vào đó là sự can thiệp của NATO do Mỹ cầm đầu, đã diễn biến thành chiến
tranh xâm lược Liên bang Nam Tư - một cuộc chiến tranh mà so sánh lực lượng
giữa hai bên cực kỳ chênh lệch, trong đó kẻ mạnh ức hiếp, chèn ép kẻ yếu. Và
cho đến nay, Liên bang Nam Tư tiếp tục bị chia cắt tới mức cuối cùng chỉ còn
lại khu vực có đa số người Serbia sinh sống.

Xứ Basque là một ví dụ điển hình khác cho chủ nghĩa ly khai ở châu Âu.
Vùng đất này có nội lực mạnh hơn các vùng khác thuộc Tây Ban Nha; đời sống
của người dân cũng ở mức trên trung bình mức sống người Tây Ban Nha và tiếng
Basque được thừa nhận là ngôn ngữ chính thức. Kể từ khi Kosovo tuyên bố độc
lập, tháng 02/2008, như phát súng phát động, phong trào đấu tranh đòi độc lập
của xứ Basque ngày càng phát triển. Xứ Basque rộng lớn từ thời trung cổ đã được
hưởng một quyền tự trị khá rộng rãi trong đất nước Tây Ban Nha và chỉ tới thời
cầm quyền của tướng độc tài Francisco Franco (1939 - 1975) mới bị tước mất
quyền này. Tổ chức ly khai ETA đã tiến hành đấu tranh vũ trang đòi độc lập cho
xứ Basque từ giữa những năm 1960. Cuộc đấu tranh này không ngừng lại sau khi
Tây Ban Nha chuyển về hình thức phát triển dân chủ khi tướng Franco đã qua
đời và xứ Basque lại được khôi phục quyền tự trị. Cuối tháng 03/2007, ETA đã
ra tuyên bố ngừng bắn và ngỏ ý muốn tiến hành thương lượng hóa bình với chính
phủ Tây Ban Nha. Tuy nhiên tới cuối tháng 12/2007, ETA lại gây ra một vụ đánh
bom ở sân bay Madrid với lý do là vì "chính phủ Tây Ban Nha không muốn ủng

5
hộ tiến trình hòa bình".

Tại Italy, tư tưởng ly khai cũng đang hình thành mạnh mẽ ở các khu vực
công nghiệp phát triển phía Bắc. Liên hiệp phía Bắc rất có ảnh hưởng đã đưa ra
yêu cầu biến Italy thành nhà nước liên bang. Cũng có người mong muốn South
Tirol, vùng đất mà Italy nhận được sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, được trở
về với Áo.

Bỉ cũng là một trường hợp quốc gia bị chia rẽ nội bộ kể từ năm 1970. Các
tầng lớp xã hội và chính trị của hai nhóm ngôn ngữ chính của Bi hiện nay hoàn
toàn cô lập khỏi nhau. Từ những năm 2007, việc thành lập một chính phủ quốc
gia thống nhất đã gặp vô cùng nhiều khó khăn. Trong giai đoạn năm 2010 - 2011,
Bỉ thậm chí còn duy trì tình trạng vô chính phủ trong 589 ngày. Những người
theo chủ nghĩa dân tộc vùng Flander và yêu cầu về việc khu vực hóa gặp phải sự
phản kháng mạnh mẽ từ phía các đảng vùng Walloon. Vấn đề đâu là vùng trung
tâm của Brussels được coi như là lý do chính tại sao đất nước này vẫn chưa bị
chia tách.4

Một trong những điểm nóng về ly khai còn phải kể tới Scotland. Scotland
có một nghị viện khu vực riêng từ năm 1999. Kể từ thập niên đầu của thế kỷ XXI
phong trào độc lập của Scotland phát triển mạnh hơn và bắt đầu nhấn mạnh đến
sự khác biệt xã hội giữa Scotland và Anh. Sau khi giành thắng lợi trong cuộc bầu
cử năm 2011, Đảng Quốc gia Scotland (SNP) đã có quyền thành lập chính phủ
đa số và tuyên bố chủ quyền hợp pháp với mục đích tổ chức một cuộc trưng cầu
dân ý đòi độc lập.5

Hiện nay, Châu Âu đang trong tiến trình hợp nhất thành một liên minh rộng
lớn cả về chính trị, kinh tế, ngoại giao… nhưng không vì thế mà châu lục này trở
nên nhất thể hóa khi ngày càng có sự chia rẽ sâu sắc trong nội bộ của từng quốc

4 Christopher K. Connolly. Independence in Europe: secession, sovereignty, and the European Union (Duke J.
Comp. & Int'l L, 2013) 24, 62
5 Christopher K. Connolly, Independence in Europe: secession, sovereignty, and the European Union (Duke J.
Comp. & Int’l L, 2013) 24, 51-59

6
gia. Những mầm mống của chủ nghĩa ly khai xuất hiện từ lâu và các nhà phân
tích dự báo, trong thế kỷ 21 này, sẽ có hơn chục quốc gia mới xuất hiện trên bản
đồ châu Âu.

Một châu Âu đang trong tiến trình nhất thể hóa những tưởng có một nền
hòa bình bền vững kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, nhưng kỳ
thực ngay trong từng quốc gia vẫn còn hiển hiện chủ nghĩa dân tộc cực đoan và
chủ nghĩa ly khai nên luôn xảy ra các cuộc xung đột khi âm ỉ, khi bùng phát
thành cuộc chiến tranh dữ dội đã cướp đi mạng sống của cả triệu người dân vô
tội. Đây là vấn đề không dễ dàng gì hóa giải nhất là trong bối cảnh lợi ích của
các siêu cường, các liên minh đan xen lẫn nhau và không ai chịu nhường nhịn ai.

3. Nguyên nhân của xu hướng ly khai ở Châu Âu

Như đã đề cập, mặc dù Châu Âu đang trong quá trình hội nhập và tiến tới
thống nhất hơn nữa, vẫn có rất nhiều hoạt động ly khai vẫn đang diễn ra trong
lòng Châu Âu. Các phong trào ly khai đang lan rộng trên toàn Châu Âu và nó
bắt đầu gây sức ép lên các chính phủ. Tính tới thời điểm hiện tại, lục địa già đang
chứng kiến hơn phong trào ly khai.

Có nhiều lý do cho việc các khu vực ở các nước Châu Âu muốn trở nên
độc lập. Những đặc điểm của từng khu vực, chẳng hạn như ngôn ngữ, thúc đẩy
ý thức về bản sắc riêng biệt và mong muốn đạt được quyền tự quyết. Ví dụ như
ở Scotland, việc tồn tại một xã hội với những đặc tính riêng biệt chính là một
trong những trụ cột trung tâm của của bản sắc dân tộc Scotland. Trong trường
hợp của Catalonia hay xứ Basque, việc bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa vùng cũng
là một trong những luận điểm ủng hộ việc giành quyền tự trị. Bên cạnh đó, những
người theo chủ nghĩa ly khai hay độc lập cũng lập luận rằng chính quyền trung
ương chưa thực sự quan tâm nghiêm túc đến khu vực của mình. Ngoài ra lịch sử
cũng được thường xuyên viện dẫn như một lý do. Chẳng hạn như ký ức về chế
độ Franco (1939-1975) và sự đàn áp các ngôn ngữ và truyền thống thiểu số ở các
vùng trên lãnh thổ Tây Ban Nha. Hay sự thống trị của vùng Walloon ở Bỉ trong

7
quá khứ cũng hay được viện dẫn cho lập luận của vùng Flanders trong quá trình
yêu cầu về quyền tự chủ. Nói cách khác, động cơ tìm kiếm sự độc lập này có thể
là nguyên do đến từ lịch sử, văn hoá, chính trị hoặc kinh tế.

8
CHƯƠNG II: THỰC TIỄN XU HƯỚNG LY KHAI ĐÒI ĐỘC LẬP Ở
CHÂU ÂU

1. Phong trào ly khai ở Kosovo

1.1. Bối cảnh và diễn biến

Kosovo là một tỉnh tự trị thuộc nước Cộng hòa Serbia, với thành phần dân
tộc đa số là người Albanian và thiểu số là người Serb. Vào những năm 1980, căng
thẳng giữa Kosovo và chính quyền Serbia đã gia tăng sau khi nhà lãnh đạo dân
tộc chủ nghĩa Slobodan Milosevic lên nắm quyền và chính thức bãi bỏ quy chế tự
trị của Kosovo vào năm 1989.6 Suốt một thập kỷ sau đó, người Albania ở Kosovo
luôn tìm cách để khôi phục quyền tự trị cho Kosovo.7 Năm 1998, việc chính phủ
của Slobodan Milosevic khiến 10,000 người thiệt mạng,8 đã thúc đẩy sự can thiệp
ngoại giao từ quốc tế, bao gồm chiến dịch của NATO và Nghị quyết 1244 của Hội
đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhằm đặt Kosovo dưới sự quản lý của Liên Hợp
Quốc. Quá trình đàm phán và hòa giải giữa Serbia và Kosovo đã diễn ra với sự
giám sát của nhiều bên song đều không đạt được kết quả.

Ngày 17/02/2008, Quốc hội Kosovo thông qua Tuyên ngôn Độc lập Đơn
phương, tuyên bố ly khai khỏi Cộng hòa Serbia và tuyên bố tuyên bố “Kosovo là
một quốc gia độc lập và có chủ quyền”.9 Tuyên bố này được đưa ra sau các cuộc
đàm phán thất bại với chính phủ Serbia về tình trạng cuối cùng của Kosovo. Mặc
dù được cả Mỹ, Anh và gần như toàn bộ Liên minh châu Âu công nhận, nhưng
một số quốc gia khác bao gồm Nga, Trung Quốc tuyên bố không công nhận sự ly

6 Jaber, Tamara, 2011, A case for Kosovo? Self - determination and Secession in the 21st century, The
International Journal of Human Rights, tr.926, https://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/13642981003666268
7 Christopher J. Borgen, 29/2/2008, Kosovo’s Declaration of Independence: Self - Determination, Secession and
Recognition, American Society of International Law, https://www.asil.org/insights/volume/12/issue/2/kosovos-
declaration-independence-self-determination-secession-and truy cập ngày 6/11/2022
8 Misha Savic, 14/7/2020, Why the Kosovo Conflict remains a problem for the EU, Washington Post,
https://www.washingtonpost.com/business/why-the-kosovo-conflict-remains-a-problem-for-the-
eu/2020/07/11/73569ad6-c333-11ea-8908-68a2b9eae9e0_story.html truy cập ngày 6/11/2022
9 Kosovo Declaration of Independence

9
khai của Kosovo. Rõ ràng, trường hợp ly khai của Kosovo là một vấn đề gây chia
rẽ trong quan điểm của cộng đồng quốc tế.

1.2. Nguyên nhân

1.2.1. Sự thành lập Chính quyền Slobodan Milosevic

Một yếu tố quan trọng dẫn đến xung đột nội bộ Serbia chính là việc Slobodan
Milosevic lên nắm quyền cuối những năm 1980. Trái ngược với người cầm quyền
trước đó luôn cố gắng cân bằng lợi ích giữa các dân tộc Nam Tư, Milosevic đã
công khai theo đuổi chính sách chủ nghĩa dân tộc của người Serbia,10 với khẩu
hiệu “Serbia hùng mạnh, Nam Tư hùng mạnh”.11

Năm 1989, Quốc hội Serbia đã đưa ra hàng loạt sửa đổi đối với Hiến pháp
Serbia, trên thực tế là nhằm tước bỏ địa vị của Kosovo. Hiến pháp Serbia được
thông qua năm 1990 đã xóa bỏ hoàn toàn quyền tự trị chính trị mà tỉnh Kosovo
được hưởng theo Hiến pháp Nam Tư 1974. Điều này đã đẩy căng thẳng giữa tỉnh
Kosovo và chính quyền Serbia lên tới đỉnh điểm.

1.2.2. Tình hình vi phạm nhân quyền ở Kosovo (1990-1997)

Các báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) đã
ghi nhận chính phủ Serbia đã “vi phạm một cách trắng trợn và có hệ thống các
nguyên tắc cơ bản nhất được quy định trọng các tài liệu về nhân quyền quốc tế”.12
Nó bao gồm các hành vi: Phân biệt đối xử về tài sản và tái định cư; loại bỏ người
gốc Albania khỏi các cơ quan, doanh nghiệp, hệ thống giáo dục và ngành tư pháp;
xâm phạm quyền tự do báo chí trên quy mô lớn; xét xử thiếu công bằng; bắt giữ
không thích đáng; tra tấn và ngược đãi; cảnh sát sử dụng vũ lực lên người dân;...

10 Daniele Conversi, 2003, The dissolution of Yugoslavia. Secession by the Centre?, The Territorial Management
of Ethnic Conflict, tr. 264.
11 Joana Cismas, 2010, Secession in Theory and Practic: The Case of Kosovo and Beyond, Goettingen Journal
of International Law 2, tr. 561, https://dspace.stir.ac.uk/bitstream/1893/21701/1/22_article_cismas.pdf
12 Human Rights Watch, 1992, Yugoslavia: Human Rights Abuses in Kosovo 1990 - 1992.

10
Hơn nữa, trong nỗ lực đàn áp cuộc biểu tình của Kosovo, lực lượng cảnh sát và
quân đội Serbia đã giết hại hơn 10,000 người.

Những lập luận trên cho thấy chính phủ Serbia đã vi phạm nghiêm trọng
quyền con người của người dân tỉnh Kosovo, là hành vi tước đoạt sắc tộc, xâm
phạm nghiêm trọng những nguyên tắc cơ bản về quyền con người được ghi nhận
trong Công ước.

1.2.3. Ý chí của người dân tỉnh Kosovo

Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới sự ly khai của tỉnh
Kosovo khỏi Serbia, cũng như là một trong những yếu tố của quyền dân tộc tự
quyết.

Xét trong trường hợp của Kosovo, phần lớn dân tộc Albania (chiếm đa số ở
Kosovo) đều tẩy chay thể chế do người Serbia thống trị và cố gắng thiết lập nhà
nước của riêng họ.13 Ban đầu, sự phản đối diễn ra bằng các biện pháp hòa bình,
kiềm chế bạo lực nhưng không cải thiện được tình hình. Điều này đã dẫn tới việc
Quân đội Giải phóng Kosovo (KLA) được hình thành, tiến hành đấu tranh bằng
hình thức bạo lực. Điều này một phần cho thấy ý thức phản kháng của toàn bộ
người Albania đối với chính quyền Serbia và mong muốn ly khai của tỉnh này
khỏi Serbia.

1.3. Tác động của phong trào ly khai Kosovo

Phong trào ly khai của Kosovo đặc biệt ở chỗ, không chỉ có những tác động
đáng kể đến tình hình an ninh ở khu vực, mà sự độc lập của Kosovo còn đánh dấu
một tiền lệ vô cùng nổi bật đối với các phong trào ly khai khác trên toàn thế giới,
khi sự tuyên bố độc lập đơn phương của Kosovo có được sự công nhận của rất
nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Hoa Kỳ. Cùng với đó, vào năm 2010,
Tòa Công lý Quốc tế đưa ra phán quyết rằng việc Kosovo tuyên bố độc lập “không

13 Frank Dietrich, 2010, The status of Kosovo - reflections on the legitimacy of secession, Ethics & Global Politics,
tr.125 https://www.tandfonline.com/doi/pdf/10.3402/egp.v3i2.1983

11
vi phạm luật pháp quốc tế”.14 Như cựu Tổng thống Serbia đã nhận xét, tiền lệ mới
này có thể “khơi mào cho một quá trình hình thành của vài quốc gia mới, từ đó
gây bất ổn đối với nhiều khu vực trên thế giới.”15

2. Phong trào ly khai ở DPR và LPR

2.1. Bối cảnh và diễn biến

Donetsk và Lugansk là 2 vùng phía Đông Ukraine. Từ cuộc đảo chính hay
thường được biết đến với tên cách mạng Maidan năm 2014, người nói tiếng Nga
ở Ukraine tập trung đa số ở các vùng DPR và LPR. Mặc dù vẫn nằm trong Ukraine
nhưng hai vùng này đã tuyên bố trở thành hai vùng tự trị trong Ukraine. Từ khi
chính phủ mới của Ukraine thành lập, những người dân của các vùng Kharkiv,
Donetsk, Simferopol, Odessa, Luhansk, Melitopol, Yevpatoria, Kerch và
Mariupol cũng đã lên tiếng phản đối chính quyền16, không công nhận Tổng thống
Turchynov đã "chiếm giữ chức vụ của mình một cách bất hợp pháp"17. Vào tháng
05 năm 2014, các vùng này đã tổ chức trưng cầu dân ý để độc lập khỏi Ukraine
với 90% phiếu thuận, nhưng điều này đã bị chính quyền Ukraine phản đối vì cho
rằng là bất hợp pháp và không dân chủ khi chưa có tất cả người dân Ukraine bỏ
phiếu18.

Trích phát biểu của Tổng thống V. Putin tại lễ ký kết hiệp ước gia nhập các
vùng lãnh thổ mới vào Liên bang Nga. "Tôi muốn chính quyền Kiev và những
bên giật dây ở phương Tây nghe thấy những gì tôi nói: Người dân ở Donetsk,

14 Accordance with international law of the unilateral declaration of independence in respect of Kosovo,
International Court of Justice, truy cập ngày 07/11/2022.
Latest developments | Accordance with international law of the unilateral declaration of independence in respect
of Kosovo | International Court of Justice (icj-cij.org)
15 ICJ rules on Kosovo statehood, Aljazeera, truy cập ngày 07/11/2022.
ICJ rules on Kosovo statehood | News | Al Jazeera
16 В донецке пророссийские активисты штурмовали обладминистрацию. (không ngày). Зеркало недели |
Дзеркало тижня | Mirror Weekly. Truy vấn 7 Tháng Mười-Một 2022, từ https://zn.ua/UKRAINE/v-donecke-
prorossiyskie-aktivisty-shturmuyut-obladministraciyu-140110_.html
17 Why Ukraine is dialing back its military offensive in anarchic east. (2014, Tháng Tư 29). Christian Science
Monitor. https://www.csmonitor.com/World/Europe/2014/0429/Why-Ukraine-is-dialing-back-its-military-offensive-
in-anarchic-east
18 News from the associated press. (2014, Tháng Hai 21).
https://web.archive.org/web/20140221000303/http://hosted.ap.org/dynamic/stories/E/EU_UKRAINE_NEWS_GUI
DE?SITE=AP&SECTION=HOME&TEMPLATE=DEFAULT

12
Lugansk, Kherson và Zaporozhye sẽ trở thành công dân của chúng tôi mãi mãi!
Chúng tôi sẽ bảo vệ lãnh thổ với tất cả lực lượng và phương tiện theo ý của chúng
tôi, chúng tôi sẽ làm tất cả để đảm bảo cuộc sống an toàn của nhân dân của chúng
tôi. Đây là sứ mệnh giải phóng vĩ đại của nhân dân chúng tôi.”19

Các cuộc trưng cầu dân ý về việc sáp nhập Nga đã bắt đầu được tổ chức từ
ngày 23/9 ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk (DPR và LPR) tự xưng,
cũng như ở khu vực Kherson và Zaporozhye thuộc Ukraine. Quá trình bỏ phiếu
kéo dài đến ngày 27/9. Kết quả là đa số người dân đều đã bỏ phiếu ủng hộ sáp
nhập vào Nga.20

Ukraine vẫn coi 2 nước cộng hòa tự xưng vùng Donbass cũng như Kherson
và Zaporozhye là lãnh thổ nước này. Kiev mạnh mẽ phản đối trưng cầu dân ý và
khẳng định sẽ không công nhận kết quả bỏ phiếu. Quan chức Ukraine cảnh báo
bất cứ công dân nào tham gia bỏ phiếu đều có thể sẽ bị truy tố.

2.2. Nguyên nhân

Người nói tiếng Nga tới các vùng này là do bị cuộc cách mạng năm 2014
đàn áp. Trong cuộc cách mạng này, nhân quyền đã bị vi phạm nghiêm trọng khi
mà lực lượng vũ trang của Ukraine đã sử dụng vũ khí nhắm vào dân thường. Sau
này, suốt 8 năm cho đến khi xung đột Nga - Ukraine xảy ra, Nga đã công bố tài
liệu “Sự thật đằng sau các sự kiện ở Ukraine và Donbass”21. Tài liệu được chia
thành 8 phần với các hành động mà Nga cáo buộc chính phủ Ukraine tiến hành,
trong đó có vi phạm nhân quyền, diệt chủng ở Donbass, tôn vinh chủ nghĩa quốc
xã, tân phát xít và cực đoan. Điều này chứng minh người dân các vùng Đông và

19 News, Mirage. “Full Text of Putin’s Speech at Annexation Ceremony.” Mirage Newas, 30 Sept. 2022,
https://www.miragenews.com/full-text-of-putins-speech-at-annexation-866383/.
20 “Kết quả sơ bộ trưng cầu dân ý: Cư dân 4 vùng ly khai Ukraine ủng hộ sáp nhập Nga.” Báo điện tử Tiền
Phong, 28 Sept. 2022, https://tienphong.vn/post-1473267.tpo.
21 Что на самом деле происходило в донбассе в последние восемь лет? И как это связано с нынешней
войной? Рассказывает правозащитница варвара пахоменко. Она работала в миссии оон в этом регионе.
(không ngày). Meduza. Truy cập 7 Tháng 11 2022, từ https://meduza.io/feature/2022/03/02/chto-na-samom-dele-
proishodilo-v-donbasse-v-poslednie-vosem-let-i-kak-eto-svyazano-s-nyneshney-voynoy

13
Nam Ukraine trong suốt 8 năm đã phải chịu sự đàn áp của chính quyền Ukraine
mới.

Theo tờ комсомольская правда của Nga, trong số tổng cộng 9 căn cứ quân
sự của Hoa Kỳ bắt đầu xây trên Ukraine từ năm 2014, Mỹ có đặt một trại huấn
luyện ở khu vực vùng Madripol phía Đông Nam Ukraine, ngăn cách hai vùng
DPR và LPR với Crimea của Nga22. Do căn cứ này nằm ngay sát sườn các vùng
tự trị, người dân DPR và LPR lo ngại về việc Ukraine sẽ một lần nữa đàn áp vũ
lực để sáp nhập hai vùng này vào Ukraine.

Do đa số là người Nga và người nói tiếng Nga trong khu vực và những mâu
thuẫn với chính quyền Ukraine kể trên, quân đội cũng như chính quyền các vùng
này ủng hộ những đường lối cách mạng cũng như chính sách do Putin đề ra.
Những cuộc phòng thủ trước lực lượng quân Ukraine ở thành phố Nikolave hồi
tháng 6 năm nay đa phần là do quân đội của DPR và LPR.

2.3. Tác động

Cuộc ly khai khiến cho mối quan hệ giữa Nga với Ukraine và các nước
phương Tây trở nên căng thẳng hơn (do Nga muốn Donetsk và Lugansk giành
được quyền tự trị để hai vùng này có thể phủ quyết bất kỳ nỗ lực nào của Kyiv
nhằm xích lại gần hơn với phương Tây. Và mới đây nhất là việc trưng cầu dân ý
để 2 vùng này sáp nhập vào Nga). Với việc công nhận độc lập của 2 vùng này,
Nga đồng thời đã đưa quân đội đến đó để thực hiện nhiệm vụ “gìn giữ hòa bình"23,
làm bàn đạp để Nga tuyên bố mở “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở miền Đông
Ukraine, nhằm đáp lại lời đề nghị hỗ trợ bảo đảm an ninh của lãnh đạo hai vùng
DPR và LPR.

22 БАРАНЕЦ, В. (2021, Tháng Mười 19). Нато втихую уже строит базы на украине. Сколько их и где они
«спрятаны». kp.ru. https://www.kp.ru/daily/28345/4491907/
23 TS. Phan Thị Thu Dung “Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của
các bên”, Tạp chí tuyên giáo TW, https://tuyengiao.vn/the-gioi/mot-so-ly-giai-ve-cuoc-xung-dot-nga-ukraine-hien-
nay-va-tinh-toan-chien-luoc-cua-cac-ben-138175

14
15
CHƯƠNG III: TÁC ĐỘNG CỦA PHONG TRÀO LY KHAI ĐẾN TÍNH
THỐNG NHẤT CỦA EU

Các thể chế EU trước đây luôn nhắm mắt bỏ qua các phong trào ly khai ở
châu Âu, tuy nhiên, kể từ khi các phong trào tại Scotland và Catalonia phát triển
quá mạnh mẽ, hiển nhiên Liên minh châu Âu không thể bỏ vấn đề qua này cũng
như khả năng ly khai thành công của các khu vực này trong các quốc gia thành
viên EU. Hội đồng Nghị viện của Hội đồng châu Âu tuyên bố rằng "các xung đột
chưa được giải quyết trong các quốc gia vẫn là mối quan tâm lớn đối với Hội đồng
Nghị viện. Ngày nay, quả thực, hầu hết các cuộc khủng hoảng chính trị ở châu Âu
xảy ra bên trong các quốc gia".24

Francois Alfons, chủ tịch Liên minh Tự do châu Âu, gọi việc tự trị của các
khu vực trong các quốc gia thành viên là “sự mở rộng từ bên trong”.25 Karel de
Gucht, nguyên Ủy viên thương mại châu Âu, nhấn mạnh châu Âu không thể tiếp
tục phớt lờ những "yêu cầu dân chủ của người dân châu Âu” lâu hơn nữa.26 Thông
điệp phát ra từ các thể chế chính trị Châu Âu khá rõ ràng: Nỗi sợ về một châu Âu
bị chia cắt tạo ra một lục địa vô chính phủ.27 Trên các phương tiện truyền thông
đại chúng thường xuyên xuất hiện các khái niệm, cụm từ như "Châu Âu của các
vùng lãnh thổ" (Europe of the region) và "Châu Âu - các quốc gia không quốc
tịch trong kỷ nguyên toàn cầu hoá”. Sự gia tăng các thành viên của Liên minh Tự
do châu Âu, từ 7 lên 12 thành viên, phản ánh sự trỗi dậy của phong trào độc lập
tại lục địa này.

Chính vì vậy, việc phong trào ly khai quay trở lại trong một vài năm trở lại
đây đã trở thành một vấn đề đáng quan ngại của châu Âu khi các quốc gia thành
viên EU phải đối mặt với vấn đề địa chính trị mà trước đây chỉ tồn tại bên ngoài

24 Francois Alfons. "The impact of the Scottish referendum." Financial Times, 24 tháng 9, 2014.
25 Francois Alfons. "The impact of the Scottish referendum." Financial Times, 24 tháng 9, 2014.
26 Alasstair MacDonald. "EU relief at Scotland's NO tinged with fear of nationalism". Reuters, 19 tháng
9, 2014. http://uk.reuters.com/article/uk-scotland-independence-europe-idUKKBNOHE10M20140919
27 "EU's Commissioner de Gucht admits feared Scots cataclysm for Europe." Reuters, 19 tháng 9, 2014.

16
khối thịnh vượng chung. Chưa bàn tới tương lai của các vùng ly khai, sự phát triển
nhanh chóng của phong trào ly khai trên lãnh thổ châu Âu tại thời điểm hiện tại
ảnh hưởng sâu sắc tới tính thống nhất của Liên minh châu Âu.

1. Ảnh hưởng về kinh tế

Trong phần lớn các trường hợp, khu vực ly khai thường có thu nhập bình
quân đầu người cao hơn phần còn lại của quốc gia. Đây không phải là sự trùng
hợp ngẫu nhiên. Các khu vực thịnh vượng nhất là những vùng đóng góp chủ yếu
cho ngân sách nhà nước. Các khu vực này trợ cấp cho các khu vực khác thông
qua hệ thống huế và phân bổ ngân sách.28 Ví dụ, sự tan rã của Nam Tư bắt đầu
với sự ly khai của Slovenia và Croatia; ở Tây Âu Flanders và Catalonia là hai
trong số những ví dụ điển hình; và phong trào độc lập Scotland đã nhận được sự
ủng hộ mạnh mẽ chỉ sau khi các mỏ dầu và khí đốt lớn được tìm thấy ở vùng biển
Scotland.29 Tuy nhiên, đây là đều rất nguy hiểm. Sự ly khai của các vùng này
mang tới tác động tiêu cực tới nền kinh tế trước hết của các quốc gia thành viên
có phong trào ly khai, tiếp đó là khối thịnh vượng chung EU vốn đang trên con
đường nhất thể hoá kinh tế.

2. Ảnh hưởng về thể chế - chính trị

Bên cạnh những tác động tiêu cực tới nền kinh tế EU. Phong trào ly khai
còn đặt ra những trở ngại to lớn với tiến trình nhất thể hoá châu Âu trên phương
diện thể chế chính trị. Thứ nhất, ly khai trong chừng mực nhất định tác động lớn
đến việc quản lý EU đặc biệt là giữa các thể chế của Liên minh. Thứ hai, nếu
không có bất kỳ động thái nào tiếp theo, EU đang tạo ra một khuôn khổ quy phạm
hay nói cách khác là tiền lệ cho ly khai trong nội bộ khối.

28 Josep Desquens. Europe's stateless nations in the era of globalization, the case for Catalonia's
secession from Spain (BC Journal of International Affairs, 2003), 12.
29 Jason Sorens. Regionalists against secession: the political economy of territory in advanced
democracies. Nationalism and Ethnic Politics, 14(3), 2008, 325-360.

17
KẾT LUẬN

Sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin vào năm 1989, và kết thúc Chiến tranh
Lạnh, Đông Âu chứng kiến một làn sóng tan rã cũng như sự nổi lên của các quốc
gia mới kể từ kết thúc Chiến tranh thế giới thứ I. Cùng lúc đó, Tây Âu kỷ niệm
việc phê chuẩn Hiệp ước Maastricht 1992, nỗ lực tăng cường hội nhập chính trị
giữa các quốc gia thành viên và các dân tộc Châu Âu hướng tới một Liên minh
ngày càng gần gũi hơn.30 Có thể nói, kể từ khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ II,
việc vẽ lại biên giới của châu Âu là một điều cấm kỵ vì một lý do rất rõ ràng:
không ai muốn quay trở lại thời kỳ đầy rẫy những tranh chấp về đường biên giới.
Trong suốt 70 năm qua, hầu hết các quốc gia châu Âu đều đồng ý hướng đến
những điều tốt đẹp hơn là tranh luận về điều này. Xuyên suốt khoảng thời gian
đó, có thể nói hòa bình và ổn định đã hiện hiện ở hầu khắp châu Âu, và ngày nay
hầu hết mọi người không nghi ngờ gì khi nghĩ rằng sự ổn định này trong hệ thống
quốc tế là một trạng thái mặc định. Nhưng thực tế là châu Âu chỉ tương đối yên
bình khi mọi người chấp nhận tuân theo các quy tắc và điều cấm kỵ như đã đề
cập."31

Trong bài phát biểu với Nghị viện châu Âu, Jean-Claude Juncker đã nói:
"Nếu tôi có thể mô tả châu Âu chỉ bằng một từ, thì đó sẽ là sự kiên trì.” Tuy nhiên,
ông cũng thừa nhận rằng "hội nhập châu Âu là một vấn đề đa diện và phức tạp".32
Bên cạnh sự hội nhập khu vực mạnh mẽ, Châu Âu còn đồng thời xuất hiện sự gia
tăng mong muốn độc lập của một số quốc gia và các nhóm dân tộc tìm kiếm sự
độc lập từ các quốc gia. Những nhóm này thường sử dụng quyền tự quyết làm cơ
sở cho hành động của mình. Ngoài ra, chủ yếu còn do tác động của những bất
đồng về kinh tế, bản sắc văn hoá dân tộc và đặc biệt đây còn là hệ quả của chính

30 Wolfgang Danspeckgruber. "Self-Determination and Regionalization in Contemporary Europe." The


Self- Determination of Peoples: Community, Nation, and State in an Interdependent World (2002), 196.
31 James O'Malley. "We shouldn't blindly support independence for Catalonia - here's why."
Independent, 12 tháng 10, 2017.
32 Jean-Claude Juncker. "European Solidarity In a World of Crises." Project Syndicate, 8 tháng 1,
2016.https://www.proiect-syndicate.org/onpoint/european-solidarity-greek-crisis-refugees-by-jean-
claude-juncker-2016-017barrier-accesspaylog

18
quá trình hội nhập Châu Âu. Tuy nhiên, thay vì tăng cường đoàn kết khu vực hay
giải phóng dân tộc như trong quá khứ, những trường hợp này lại được coi như
một "lực lượng chia rẽ."33

33Christian Tomuschat. "Secession and self-determination." Secession: International law perspectives.


(Cambridge, 2006), 23-45.

19
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Nam Tiến (2015), Chủ nghĩa dân tộc (Nationalism), Nghiencuuquocte

2. TS. Nguyễn Thị Thanh Dung (2022), Đấu tranh làm thất bại âm mưu lợi
dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để kích động ly khai ở vùng đồng bào dân
tộc, Viện Chính trị học Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

3. David Bach. "Three Questions: Prof. David Bach on European Separatist


Movements". Yale Insights, 27/10/2017

4. Christopher K. Connolly. Independence in Europe: secession, sovereignty,


and the European Union (Duke J. Comp. & Int'l L, 2013) 24, 62

5. Jaber, Tamara, 2011, A case for Kosovo? Self - determination and


Secession in the 21st century, The International Journal of Human Rights,
tr.926,
https://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/13642981003666268

6. Christopher J. Borgen, 29/2/2008, Kosovo’s Declaration of Independence:


Self - Determination, Secession and Recognition, American Society of
International Law,
https://www.asil.org/insights/volume/12/issue/2/kosovos-declaration-
independence-self-determination-secession-and truy cập ngày 6/11/2022

7. Misha Savic, 14/7/2020, Why the Kosovo Conflict remains a problem for
the EU, Washington Post, https://www.washingtonpost.com/business/why-
the-kosovo-conflict-remains-a-problem-for-the-eu/2020/07/11/73569ad6-
c333-11ea-8908-68a2b9eae9e0_story.html truy cập ngày 6/11/2022

8. Kosovo Declaration of Independence

9. Daniele Conversi, 2003, The dissolution of Yugoslavia. Secession by the


Centre?, The Territorial Management of Ethnic Conflict, tr. 264.

20
10.Joana Cismas, 2010, Secession in Theory and Practice: The Case of Kosovo
and Beyond, Goettingen Journal of International Law 2, tr. 561,
https://dspace.stir.ac.uk/bitstream/1893/21701/1/22_article_cismas.pdf

11.Human Rights Watch, 1992, Yugoslavia: Human Rights Abuses in Kosovo


1990 - 1992.

12.Frank Dietrich, 2010, The status of Kosovo - reflections on the legitimacy


of secession, Ethics & Global Politics, tr.125
https://www.tandfonline.com/doi/pdf/10.3402/egp.v3i2.1983

13.Accordance with international law of the unilateral declaration of


independence in respect of Kosovo, International Court of Justice, truy cập
ngày 07/11/2022.

14.ICJ rules on Kosovo statehood, Aljazeera, truy cập ngày 07/11/2022.


https://www.aljazeera.com/news/2010/7/22/icj-rules-on-kosovo-statehood

15.В донецке пророссийские активисты штурмовали


обладминистрацию. (không ngày). Зеркало недели | Дзеркало тижня |
Mirror Weekly. Truy vấn 7 Tháng Mười-Một 2022, từ
https://zn.ua/UKRAINE/v-donecke-prorossiyskie-aktivisty-shturmuyut-
obladministraciyu-140110_.html

16.Why Ukraine is dialing back its military offensive in the anarchic East.
(2014, Tháng Tư 29). Christian Science Monitor.
https://www.csmonitor.com/World/Europe/2014/0429/Why-Ukraine-is-
dialing-back-its-military-offensive-in-anarchic-east

17.News from the associated press. (2014, Tháng Hai 21).


https://web.archive.org/web/20140221000303/http://hosted.ap.org/dynami
c/stories/E/EU_UKRAINE_NEWS_GUIDE?SITE=AP&SECTION=HO
ME&TEMPLATE=DEFAULT

21
18.News, Mirage. “Full Text of Putin’s Speech at Annexation Ceremony.”
Mirage News, 30 Sep. 2022, https://www.miragenews.com/full-text-of-
putins-speech-at-annexation-866383/.

19.“Kết quả sơ bộ trưng cầu dân ý: Cư dân 4 vùng ly khai Ukraine ủng hộ sáp
nhập Nga.” Báo điện tử Tiền Phong, 28 Sep. 2022,
https://tienphong.vn/post-1473267.tpo.

20. Что на самом деле происходило в донбассе в последние восемь лет?


И как это связано с нынешней войной? Рассказывает правозащитница
варвара пахоменко. Она работала в миссии оон в этом регионе. (không
ngày). Meduza. Truy cập 7 Tháng 11 2022, từ
https://meduza.io/feature/2022/03/02/chto-na-samom-dele-proishodilo-v-
donbasse-v-poslednie-vosem-let-i-kak-eto-svyazano-s-nyneshney-voynoy

21.БАРАНЕЦ, В. (2021, Tháng Mười 19). Нато втихую уже строит базы
на украине. Сколько их и где они «спрятаны». kp.ru.
https://www.kp.ru/daily/28345/4491907/

22.TS. Phan Thị Thu Dung, “Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine
hiện nay và tính toán chiến lược của các bên”, Tạp chí tuyên giáo TW,
https://tuyengiao.vn/the-gioi/mot-so-ly-giai-ve-cuoc-xung-dot-nga-
ukraine-hien-nay-va-tinh-toan-chien-luoc-cua-cac-ben-138175

23.Francois Alfons. "The impact of the Scottish referendum." Financial Times,


24 tháng 9, 2014

24.Alasstair MacDonald. "EU relief at Scotland's NO tinged with fear of


nationalism". Reuters, 19 tháng 9, 2014. http://uk.reuters.com/article/uk-
scotland-independence-europe-idUKKBNOHE10M20140919

25."EU's Commissioner de Gucht admits feared Scots cataclysm for Europe."


Reuters, 19 tháng 9, 2014.

22
26.Josep Desquens. Europe's stateless nations in the era of globalization, the
case for Catalonia's secession from Spain (BC Journal of International
Affairs, 2003), 12.

27.Jason Sorens. Regionalists against secession: the political economy of


territory in advanced democracies. Nationalism and Ethnic Politics, 14(3),
2008, 325-360.

28.Wolfgang Danspeckgruber. "Self-Determination and Regionalization in


Contemporary Europe." The Self- Determination of Peoples: Community,
Nation, and State in an Interdependent World (2002), 196.

29.James O'Malley. "We shouldn't blindly support independence for Catalonia


- here's why." Independent, 12 tháng 10, 2017.

30.Jean-Claude Juncker. "European Solidarity In a World of Crises." Project


Syndicate, 8 tháng 1, 2016.https://www.proiect-
syndicate.org/onpoint/european-solidarity-greek-crisis-refugees-by-jean-
claude-juncker-2016-017barrier-accesspaylog

31.Christian Tomuschat. "Secession and self-determination." Secession:


International law perspectives. (Cambridge, 2006), 23-45.

32.Eliza Gray. "What Catalonia's Vote for Independence Means for Europe."
Time, 7 tháng 11, 2015. http://time.com/4102619/what-catalonias-vote-
for-independence-means-for-curope

23

You might also like