You are on page 1of 33

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA MARKETING

BÀI THẢO LUẬN


HỌC PHẦN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Nhóm thực hiện: Nhóm 02

Lớp HP: 2318HCMI0111

GVHD: TS Bùi Hồng Vạn

0
Đề tài chính
LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT...................................................................................................3

1. Nguồn gốc hình thành tư tưởng hồ chí minh.....................................................................................3


1.1. Cơ sở thực tiễn..................................................................................................3

1.2. Cơ sở lí luận.....................................................................................................4

1.3. Nhân tố chủ quan của chủ tịch Hồ Chí Minh...................................................7

CHƯƠNG II: NHÂN TỐ ĐÓNG VAI TRÒ QUYẾT ĐỊNH ĐỐI VỚI BẢN CHẤT KHOA HỌC VÀ

CÁCH MẠNG CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH......................................................................11

2.1. Chủ nghĩa Mác Lênin là một hệ thống lí luận khoa học thống nhất..................................................11
*Dẫn chứng bổ sung.............................................................................................................................11
2.2. Chủ nghĩa Mac-Lenin là thế giới quan, phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh.....................14
KẾT LUẬN.......................................................................................................................................17

Đề tài phụ..........................................................................................................................................19

Lời mở đầu........................................................................................................................................19

I. Lý thuyết........................................................................................................................................20

1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chuẩn mực “trung với nước, hiếu với dân”........................................20
1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Cần kiệm, liêm chính”......................................................................22
II. Vận dụng:.....................................................................................................................................23

2.1 . Thực trạng giảng dạy, giáo dục chính trị về các chuẩn mực cho sinh viên Đại học Thương Mại.
.............................................................................................................................................................23
2.2 Thực trạng sinh viên tiếp thu và vận dụng các chuẩn mực..............................................................25
2.3. Đề xuất giải pháp, kiến nghị để phát triển xây dựng đạo đức thêm về các chuẩn mực sinh viên
trường ĐHTM.......................................................................................................................................29
PHẦN KẾT LUẬN...........................................................................................................................31

1
LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước và con người Việt Nam ta đang được sống dưới mái nhà bình yên, được độc
lập tự do, được yêu thương, từ đâu mà chúng ta có được điều đấy? Đó chính là nhờ
công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
Người đã ra đi tìm đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, khai thông bế tắc trong
đường lối giải phóng dân tộc, mà còn giải quyết đúng đắn, sáng tạo và lãnh đạo thực
hiện thắng lợi các vấn đề trọng yếu của dân tộc. Đường lối cách mạng đúng đắn - độc
lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đã tạo nên sức mạnh, phát huy tác dụng và
đưa đến những thắng lợi rực rỡ của cách mạng nước ta. Nói đến Hồ Chí Minh là nói
đến những điểm tương đồng của nhân loại dù trong thời kỳ giải pháp chế độ thực dân
giải phóng thuộc địa hay trong công cuộc kiến thiết đất nước xây dựng xã hội mới dù
trong thời kỳ “chiến tranh lạnh” hay thế giới toàn cầu hóa. Có thể nói rằng, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã trở thành một huyền thoại, một con người hội đủ khát vọng của các
dân tộc dù màu da tiếng nói chủng tộc, tôn giáo và văn hóa khác nhau. Cả cuộc đời
của Người là tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng, về phẩm chất, phong cách
của người chiến sĩ cộng sản, luôn lo lắng cho nỗi lòng của nhân dân và vui sau niềm
vui của nhân dân. Tư tưởng Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô giá sẽ mãi mãi soi
đường cho sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, của nhân dân ta, chúng ta phải tiến hành
việc “học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh” một cách sâu
rộng thiết thực hiệu quả trong hệ thống chính trị và trong toàn xã hội khơi dậy và phát
huy các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp cạnh đấu tranh khắc phục sự suy soái về
chính trị tư tưởng đạo đức lối sống chặn đúng đẩy lùi tệ quan tham nhũng lãng phí và
các tệ nạn xã hội. Chính vì vậy, nhóm 2 đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nguồn gốc
hình thành TTHCM? Trong các nhân tố tạo nên TTHCM, nhân tố nào đóng vai trò
quyết định đối với bản chất khoa học và cách mạng của TTHCM?” để làm sáng tỏ vấn
đề trên.

2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT

1. Nguồn gốc hình thành tư tưởng hồ chí minh


1.1. Cơ sở thực tiễn
1.1.1. Thực tiễn Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Giữa thế kỷ XIX (1858), Việt Nam từ một quốc gia phong kiến độc lập đã bị chủ
nghĩa tư bản Pháp xâm lược, trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Sự xâm
nhập của chủ nghĩa tư bản Pháp đã làm nảy sinh trong xã hội Việt Nam hai giai cấp
mới: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, bị mất
độc lập tự do, nhân dân ta không ngừng nổi lên chống lại chúng.
Kể từ khi triều đình nhà Nguyễn kí Hiệp ước Pa Tơ Nốt (6-6-1884) chịu sự bảo hộ của
đế quốc Pháp, trừ một số ít người cam tâm làm tay sai cho giặc, còn đại đa số nhân
dân vẫn nung nấu ý chí căm thù và chờ thời cơ vùng lên tự giải phóng. Lớp lớp sĩ phu
và đồng bào yêu nước đã liên tục đứng lên chiến đấu giành lại độc lập. Song, những
kinh nghiệm lịch sử chống ngoại xâm không phát huy được tác dụng trước một kẻ thù
mới - chủ nghĩa đế quốc. Các phong trào kháng chiến đều bị dìm trong máu, lửa. Sau
thất bại của phong trào Cần Vương và các phong trào cứu nước theo hệ tư tưởng tư
sản, đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng đường lối. Cả dân tộc chìm đắm trong
đêm dài nô lệ, tưởng chừng như không có đường ra.
=> Từ những bối cảnh quốc tế và trong nước nêu trên, Hồ Chí Minh ra đi tìm đường
cứu nước và từng bước hình thành tư tưởng của mình, đáp ứng đòi hỏi bức thiết của
dân tộc và thời đại.
1.1.2. Thực tiễn Thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Vào nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển từ giai đoạn tự
do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Chỉ chín nước đế quốc (Anh, Pháp,
Mỹ, Tây Ban Nha, Ý, Nhật Bản, Bỉ, Bồ Đào Nha, Hà Lan) đã chi phối toàn bộ tình
hình thế giới. Phần lớn các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh đã trở thành
thuộc địa hoặc phụ thuộc của chúng. Nhân dân các nước thuộc địa bị chủ nghĩa thực
dân tước hết những giá trị văn hoá, tinh thần, quyền lợi kinh tế và địa vị xã hội…
Mạng sống của người dân thuộc địa “không đáng một trinh” . Cùng với mâu thuẫn cơ

3
bản trong xã hội tư bản - mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản, chủ nghĩa đế quốc làm phát
sinh một mâu thuẫn mới - mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc
thực dân. Mâu thuẫn này ngày càng gay gắt. Vì vậy, từ đầu thế kỷ XX phong trào giải
phóng dân tộc ở các nước thuộc địa ngày càng phát triển, nhưng chưa ở đâu giành
được thắng lợi.
Trong điều kiện chủ nghĩa đế quốc, Lênin đã phát triển chủ nghĩa Mác thành chủ
nghĩa Mác - Lênin. Sự xuất hiện chủ nghĩa Lênin là một nhân tố đặc biệt quan trọng
đối với việc ra đời và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chủ nghĩa đế quốc và sự tranh chấp thuộc địa giữa chúng là nguyên nhân gây ra cuộc
Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918). Cuộc chiến tranh hao người tốn của ấy
đã khơi sâu, làm gay gắt thêm mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa, làm cho chủ
nghĩa tư bản thế giới suy yếu, tạo điều kiện cho Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng
Mười Nga giành được thắng lợi. Cách mạng Tháng Mười thắng lợi, mở ra thời đại mới
của lịch sử loài người - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên
phạm vi toàn thế giới. Đồng thời, Nhà nước Xô Viết ra đời làm nảy sinh một mâu
thuẫn mới mang tính thời đại - mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản.
=> Những nhân tố quốc tế nêu trên đã tạo những tiền đề và điều kiện cơ bản thúc đẩy
phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, trong đó có Việt Nam phát triển với xu
hướng và tính chất mới.
1.2. Cơ sở lí luận
1.2.1. Giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam

Yêu nước là giá trị xuyên suốt trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt
Nam. Đó là động lực, sức mạnh giúp cho dân tộc Việt Nam tồn tại và vượt qua mọi
khó khăn trong quá trình dựng nước và giữ nước mà phát triển. chính chủ nghĩa yêu là
nền tảng tư tưởng, điểm xuất phát và động lực thúc đẩy Hồ Chí Minh ra đi tìm đường
cứu nước, và tìm thấy ở chủ nghĩa Mác-Lênin con đường cứu nước, cứu dân. Hồ Chí
Minh đã chú ý kế thừa, phát triển tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất vì độc lập tự
do của Tổ quốc, nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của chủ
nghĩa yêu nước Việt Nam. Trong tuyên ngôn độc lập Hồ Chí Minh đã trịnh trọng
tuyên bố với thế giới “ nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã
thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và
lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”. Không có gì
quý hơn độc lập, tự do - chân lý lớn của thời đại được Hồ Chí Minh khẳng định đồng
thời cũng chính là một điểm cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

Trong lãnh đạo nhân dân Việt Nam xây dựng và bảo vệ đất nước, Hồ Chí Minh hết
sức chú trọng kế thừa, phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt
4
Nam đó là yêu nước gắn liền với yêu dân, có tinh thần đoàn kết, nhân ái, khoan dung
trong cộng đồng và hòa hiếu với các dân tộc lân bang, tinh thần cần cù dũng cảm sáng
tạo lạc quan vì nghĩa thương người của dân tộc Việt Nam. Trong tư tưởng Hồ Chí
Minh, con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định thành công của cách mạng;
dân là gốc của nước; nước lấy dân làm gốc; gốc có vững cây mới bền, xây lầu thắng
lợi trên nền nhân dân; đoàn kết dân tộc gắn liền với đoàn kết quốc tế là một nguyên tắc
chiến lược quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Trong truyền thống dân tộc Việt Nam thường trực một niềm tự hào về lịch sử, trân
trọng nền văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán và những giá trị tốt đẹp khác của dân
tộc. Đó chính là cơ sở hình thành nên tư tưởng phẩm chất của nhà văn hóa kiệt xuất
Hồ Chí Minh với chủ trương văn hóa là mục tiêu, động lực của cách mạng. Cần giữ
gìn cốt cách văn hóa dân tộc đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại xây dựng
nền văn hóa mới của Việt Nam. Hồ Chí Minh chính là một biểu tượng cao đẹp của sự
tích hợp tinh hoa văn hóa phương Đông và phương tây.

1.2.2. Tinh hoa văn hoá nhân loại

- Tinh hoa văn hoá phương Đông:

Tinh hoa văn hóa tư tưởng Phương Đông kết tinh trong ba học thuyết lớn: nho giáo,
Phật giáo và lão giáo đó là những học thuyết có ảnh hưởng sâu rộng ở phương Đông
và ở Việt Nam trước đây.

Về nho giáo Hồ Chí Minh phân tích: “ Tuy Khổng Tử là phong kiến và tuy trong học
thuyết của Khổng Tử có nhiều điều không đúng, xong những điều hay trong đó thì
chúng ta nên học chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái được những
điều hiểu biết quý báu của các đời trước để lại”- Lênin dạy chúng ta như vậy.

Hồ Chí Minh chú ý kế thừa và đổi mới tư tưởng dùng nhân trị, đức trị để quản lý xã
hội. Kế thừa và phát triển quan điểm của nho giáo về việc xây dựng một xã hội hợp lý,
trong đó công bằng, bác ái, nhân, nghĩa, trí, dũng, tín, liêm được coi trọng để có thể đi
đến một thế giới đại đồng với hòa bình không có chiến tranh. Các dân tộc có quan hệ
hữu nghị và hợp tác, đặc biệt Hồ Chí Minh chú ý kế thừa đổi mới phát triển tinh thần
trọng đạo đức của nho giáo trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của con người
trong công tác xây dựng đảng về đạo đức.

Đối với Phật giáo Hồ Chí Minh chú ý kế thừa phát triển tư tưởng từ bi vị tha yêu
thương con người khuyến khích làm việc thiện chống lại điều ác đề cao quyền bình
đẳng của con người và chân lý khuyên con người sống hòa đồng gần bò với đất nước
của đạo Phật những quan điểm tích cực đó trong triết lý của đạo Phật được Hồ Chí
5
Minh vận dụng sáng tạo để đoàn kết đồng bào theo đạo Phật đoàn kết toàn dân vì nước
Việt Nam hòa bình thống nhất độc lập dân chủ và giầu mạnh. Hồ Chí Minh chú trọng
kế thừa phát triển những tư tưởng nhân bản đạo đức tích cực trong Phật giáo vào việc
xây dựng xã hội mới con người mới Việt Nam hiện nay

Đối với lão giáo hoặc đạo giáo Hồ Chí Minh chú ý kế thừa, phát triển tư tưởng của lão
tử khuyên con người nên sống gắn bó với thiên nhiên, hòa đồng với thiên nhiên. Hơn
nữa phải biết bảo vệ môi trường sống, Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân ta trồng cây. Tổ
chức tết trồng cây để bảo vệ môi trường sinh thái cho chính cuộc sống của con người.
Hồ Chí Minh chú ý kế thừa phát triển tư tưởng thoát mọi ràng buộc của vòng danh lợi
trong lão giáo- người khuyên cán bộ đảng viên ít lòng tham muốn về vật chất, thực
hiện cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Hành động theo đạo lý với ý nghĩa là hành
động đúng với quy luật tự nhiên xã hội Hồ Chí Minh còn kế thừa phát triển nhiều ý
tưởng của các trường phái khác nhau trong các nhà tư tưởng Phương Đông cổ đại như
mặc tử Hàn Phi tử,… Đồng thời Hồ Chí Minh cũng chú ý tìm hiểu những trào lưu tư
tưởng tiến bộ thời cận hiện đại ở Ấn Độ, Trung Quốc như chủ nghĩa Găng đi, chủ
nghĩa Tam Dân của tôn Trung Sơn,... Hồ Chí Minh đã phát triển sáng tạo các quan
điểm về dân tộc, dân quyền, dân sinh của Tôn Trung Sơn trong cách mạng dân chủ tư
sản thành tư tưởng đấu tranh cho độc lập- tự do- hạnh phúc của con người và dân tộc
Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản. Là nhà mác xít sáng tạo, hồ Chí Minh đã
kế thừa và phát triển những tinh hoa trong tư tưởng văn hóa phương Đông để giải
quyết những vấn đề thực tiễn của cách mạng Việt Nam thời hiện đại

- Tinh hoa văn hoá phương Tây:

Ngay từ khi còn học ở trường tiểu học Pháp bản xứ ở thành phố Vinh (năm 1905) Hồ
Chí Minh đã quan tâm tới khẩu hiệu nổi tiếng của đại cách mạng Pháp năm 1789: “tự
do- bình đẳng- bác ái”, đi sang phương tây Người quan tâm, tìm hiểu những khẩu
hiệu nổi tiếng đó trong các cuộc cách mạng tư sản ở Anh, Pháp, Mỹ. Người đã kế
thừa phát triển những quan điểm nhân quyền, dân quyền trong bản tuyên ngôn độc lập
năm 1776 của Mỹ, bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1791 của Pháp và
đề xuất quan điểm về quyền mưu cầu độc lập tự do hạnh phúc của dân tộc. Trong hành
trình đi tìm đường cứu nước cứu dân Hồ Chí Minh đã sống hoạt động thực tiễn nghiên
cứu lý luận tình hình chính trị kinh tế văn hóa nhân loại từ những trung tâm chính trị
kinh tế văn hóa lớn ở các cường quốc trên thế giới như Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung
Quốc bằng chính ngôn ngữ của các nước đó người trực tiếp nghiên cứu tư tưởng nhân
văn dân chủ và nhà nước pháp quyền của các nhà khai sáng phương tây như Vonte,
Rút xô ,… người còn tìm hiểu về chủ nghĩa Tam Dân của tôn Trung Sơn thích đọc

6
sách văn học bằng tiếng Anh lỗ tấn bằng tiếng Trung Hoa, Hugo, Zola bằng tiếng
Pháp.

1.2.3.Chủ nghĩa Mác- Lênin

Cách mạng tháng mười Nga năm 1917 và thời đại mới cũng như chủ nghĩa Mác-Lênin
là cơ sở lý luận quyết định bước phát triển mới về chất trong tư tưởng Hồ Chí Minh,
khiến người vượt hẳn lên phía trước so với những người yêu nước cùng thời ngay từ
cuối những năm 20 của thế kỷ XX. Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng bây giờ học
thuyết nhiều chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất chắc chắn nhất cách
mạng nhất là chủ nghĩa Lênin vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa mác Lênin.
Hồ Chí Minh đã giải quyết được cuộc khủng hoảng đường lối cứu nước và người lãnh
đạo được cách mạng ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đối với Hồ Chí
Minh chủ nghĩa Mác-Lênin là thế giới quan phương pháp luận trong nhận thức và hoạt
động cách mạng trên cơ sở lập trường quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác-
Lênin. Hồ Chí Minh đã triệt để kế thừa, đổi mới phát triển những giá trị truyền thống
tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, tinh hoa văn hóa nhân loại kết hợp với thực tiễn cách
mạng trong nước và thế giới hình thành nên một hệ thống các quan điểm cơ bản toàn
diện về cách mạng Việt Nam chủ nghĩa Mác-Lênin là tiền đề lý luận quan trọng nhất
có vai trò quyết định trong việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.

1.3. Nhân tố chủ quan của chủ tịch Hồ Chí Minh

1.3.1. Phẩm chất của chủ tịch Hồ Chí Minh


1. Khả năng tư duy và trí tuệ của Hồ Chí Minh

 Những năm tháng hoạt động trong nước và bôn ba khắp thế giới để học tập,
nghiên cứu Hồ Chí Minh đã không ngừng quan sát, nhận xét thực tiễn, làm
phong phú thêm sự hiểu biết của mình, đồng thời hình thành những cơ sở quan
trọng để tạo dựng nên những thành công trong lĩnh vực hoạt động lý luận của
Người về sau.

 Hồ Chí Minh là người tiếp thu những tư tưởng tiến bộ ở trong nước và thế giới,
kết hợp nhân tố chủ quan rồi tạo thành tư tưởng của mình. Nhưng tư tưởng của
Người không phải là con số cộng của nhiều luồng tư tưởng, học thuyết, mà là sự
kết tinh luồng ánh sáng trí tuệ của dân tộc và nhân loại.

 Để được như thế là bởi Hồ Chí Minh là người có tư duy độc lập, tự chủ, biết kế
thừa có chọn lọc những tư tưởng, nguyên lý của các nhà lý luận, nhà tư tưởng
của dân tộc Việt Nam và thế giới.

7
 Bên cạnh đó, Người chính là một thành viên của tổ chức chính trị. Do đó,
Người phải có trách nhiệm chấp hành những quyết định của tổ chức. Tuy nhiên,
điều đó không có nghĩa là Người chấp hành một cách máy móc, mà là vận dụng
những quyết định, nghị quyết của tổ chức cho phù hợp với điều kiện cụ thể.

2. Có hoài bão lớn cứu dân, giúp nước

 Hồ Chí Minh có hoài bão lớn cứu dân, cứu nước thoát khỏi cảnh lầm than, cơ
cực để đuổi kịp các nước tiên tiến trên thế giới.

 Người một mình dám tự đi khắp thế giới rộng lớn, xa lạ để khảo sát thực tế các
nước đế quốc giàu có cũng như các dân tộc thuộc địa nghèo nàn, lạc hậu, mà chỉ
với 2 bàn tay trắng.

 Người đã làm nhiều nghề nghiệp khác nhau để kiếm sống, biết rất nhiều ngoại
ngữ, tự học hỏi và hoạt động cách mạng. Kết hợp học ở nhà trường, học trong
sách vở, học trong thực tế hoạt động cách mạng, học ở nhân dân khắp những
nơi Người đã đến, và đã có vốn học thức văn hoá sâu rộng Đông Tây kim cổ để
vận dụng vào hoạt động cách mạng.

3. Tư duy độc lập, sáng tạo, tự chủ

 Sáng tạo, sáng tạo và sáng tạo là tư duy của Hồ Chí Minh trong cuộc sống. Thế
giới hiện nay là thế giới của tri thức sáng tạo, trong đó phong cách tư duy Hồ
Chí Minh là điểm nhấn đáng chú ý. Học tập phong cách tư duy Hồ Chí Minh là
học tập tinh thần sáng tạo để hành động cho phù hợp với mục tiêu cách mạng đã
đề ra. Sáng tạo là trên cơ sở nắm vững những nguyên lý của chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh rồi đưa vào thực tiễn phù hợp hoàn cảnh cụ thể.

 Độc lập, tự chủ, có nghĩa là Hồ Chí Minh không bị lệ thuộc, phụ thuộc vào một
luồng ý kiến nào. Trên cơ sở tiếp thu nhiều luồng tư tưởng tiến bộ của Việt Nam
và thế giới,trong từng thời kỳ, Người đúc kết, tổng hòa thành cái riêng mà
không sao chép, giáo điều, máy móc.

 Hồ Chí Minh tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin bằng toàn bộ cái tâm trong sáng,
sự khát vọng giải phóng: dân tộc, xã hội - giai cấp và con người, thông qua hoạt
động trong phong trào cách mạng của nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới,
chứ không theo kiểu kinh viện, tầm chương trích cú.

8
 Để đạt được như thế, chính là do Hồ Chí Minh có tư duy độc lập, tự chủ, biết kế
thừa có chọn lọc những tư tưởng, nguyên lý của các nhà lý luận, nhà tư tưởng
của dân tộc Việt Nam và thế giới.

4. Có tầm nhìn chiến lược, bao quát thời đại

 Hồ Chí Minh là người có tầm nhìn chiến lược, bao quát thời đại, đã đưa cách
mạng Việt Nam vào dòng chảy chung của cách mạng thế giới.

 Là người có năng lực tổng kết thực tiễn, năng lực tiên tri, dự báo tương lai chính
xác và kỳ diệu để dẫn dắt toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đi tới bến bờ thắng
lợi vinh quang.

 Hồ Chí Minh là người suốt đời tận trung với nước, tận hiếu với dân. Là người
suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam và
của cách mạng thế giới.

5. Tình yêu quê hương, đất nước, yêu nhân dân sâu sắc gắn liền với lý tưởng và tình
cảm cách mạng của Người

 Hồ Chí Minh là một trong những tấm gương sáng nhất về cuộc đời của một con
người “đầy tình yêu nhân dân, đầy yêu thương con trẻ, dạt dào tình yêu Tổ
quốc, yêu những người lao động, yêu Đảng, yêu chủ nghĩa xã hội và lý tưởng
cộng sản chủ nghĩa”.

 Người là hiện thân của sự hoàn thiện, hoàn mỹ về đạo đức: Yêu đồng bào, yêu
nhân dân,triệt để cách mạng và vô cùng nhân từ; uyên bác mà cực kỳ khiêm tốn;
vĩ đại mà rất mực bình dị.

 Có thể nói Hồ Chí Minh là một người có lý tưởng cao cả và hoài bão lớn cứu
dân, cứu nước, vì quê hương, đất nước, vì nhân dân mà Người làm cách mạng,
làm chính trị.

 Qua đó ta thấy rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tổng hoà những điều
kiện khách quan và chủ quan, của truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn
hoá nhân loại. Từ thực tiễn dân tộc và thời đại được Hồ Chí Minh tổng kế,
chuyển hóa sắc sảo, tinh tế với một phương pháp khoa học, biện chứng, tư
tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành tư tưởng Việt Nam hiện đại.

1.3.2. Tài năng hoạt động, tổng kết thực tiễn phát triển lý luận
 Năng lực hoạt động thực tiễn thể hiện ở sự khổ công học tập nhằm tiếp thu
những tri thức,kinh nghiệm, vốn sống của thời đại và kinh nghiệm đấu tranh của
9
các phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới và luôn nhảy cảm với cái mới, có
đầu óc thực tiễn.
 Phong cách thực tiễn của Người là sự vận dụng nhuần nhuyễn quan điểm thực
tiễn, trở thành nguyên tắc trong suy nghĩ và hành động.
 Người luôn hướng nhận thức của mình vào thực tiễn xã hội Việt Nam trong quá
trình đến với chủ nghĩa Mác -Lênin; luôn tiếp thu, chắt lọc những yếu tố phù
hợp với thực tiễn Việt Nam Để giải quyết những vấn đề cách mạng Việt Nam
đang đặt ra.
 Phong cách thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn được thể hiện ở việc Người
luôn quán triệt quan điểm thực tiễn trong nhận thức và hành động.
 Người luôn tư duy biện chứng, bổ sung, phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác
trên cơ sở những vấn đề thực tiễn ở nước ta nói riêng và các nước phương Đông
nói chung
 Hồ Chí Minh thấu hiểu về phong trào giải phóng dân tộc, về xây dựng chủ
nghĩa xã hội, về xây dựng Đảng Cộng sản, … không chỉ qua nghiên cứu lý luận
mà còn qua việc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, qua hoạt động trong
Đảng Cộng sản Trung Quốc, qua tham gia phong trào cộng sản quốc tế ở nhiều
nước, qua nghiên cứu đời sống xã hội ở Liên Xô –nước xã hội chủ nghĩa đầu
tiên trên thế giới, …
 Hồ Chí Minh là nhà tổ chức vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Đã hiện thực hóa
tư tưởng, lý luận cách mạng thành hiện thực sinh động; đồng thời tổng kết thực
tiễn cách mạng, bổ sung,phát triển lý luận, tư tưởng cách mạng. Cùng với việc
tìm thấy mục tiêu, phương hướng cách mạng Việt Nam ở chủ nghĩa Mác –
Lênin, Người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp;thành lập Đảng Cộng sản
Việt Nam – tổ chức lãnh đạo cách mạng Việt Nam theo chủ nghĩa Mác – Lênin.
Người sáng lập ra Mặt trận dân tộc thống nhất; sáng lập Quân đội nhân dân Việt
Nam; khai sinh Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam, Nhà nước dân chủ đầu tiên ở
Đông Nam Á.

10
CHƯƠNG II: NHÂN TỐ ĐÓNG VAI TRÒ QUYẾT ĐỊNH ĐỐI VỚI BẢN
CHẤT KHOA HỌC VÀ CÁCH MẠNG CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

2.1. Chủ nghĩa Mác Lênin là một hệ thống lí luận khoa học thống nhất.

Chủ nghĩa Mác – Lênin là một hệ thống lý luận khoa học thống nhất của ba bộ phận
cấu thành không thể tách rời là Triết học Mác – Lênin; Kinh tế chính trị học Mác –
Lênin và Chủ nghĩa xã hội khoa học.

Học thuyết hình thái kinh tế – xã hội của Triết học Mác – Lênin chỉ ra rằng, lực lượng
sản xuất theo quy luật khách quan tự thân luôn vận động phát triển và đến một giai
đoạn nhất định sẽ mâu thuẫn gay gắt với quan hệ sản xuất hiện có, mâu thuẫn này
được giải quyết sẽ làm cho phương thức sản xuất mới ra đời, kéo theo nó là một xã hội
mới, một hình thái kinh tế – xã hội mới được ra đời từ trong lòng xã hội cũ, hình thái
kinh tế – xã hội cũ. Quá trình này diễn ra một cách lịch sử – tự nhiên. Từ trong lòng
chế độ tư bản chủ nghĩa sẽ hình thành những điều kiện, tiền đề vật chất cho sự ra đời
của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.

Học thuyết giá trị thặng dư của Kinh tế chính trị học Mác – Lênin chỉ rõ sản xuất giá
trị thặng dư tuyệt đối là mục đích và quy luật vận động của phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa. Chính mâu thuẫn giữa tính xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất tư
bản chủ nghĩa mâu thuẫn với tính chất tư bản tư nhân chủ nghĩa của sự chiếm hữu tư
liệu sản xuất là nguyên nhân của mọi mâu thuẫn trong lòng phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa. Mâu thuẫn này biểu hiện về mặt xã hội thành mâu thuẫn giữa giai cấp
công nhân – giai cấp tiến bộ, đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ với giai cấp tư
sản – giai cấp đại diện cho giai cấp bảo thủ, phản tiến bộ. Mâu thuẫn này chỉ được giải
quyết thông qua cách mạng xã hội do giai cấp công nhân thực hiện. Giai cấp công
nhân có vai trò lôi cuốn các tầng lớp lao động khác vào cuộc đấu tranh đập tan xã hội
cũ, xây dựng xã hội mới không còn người bóc lột người mà Chủ nghĩa xã hội khoa
học đã phân tích chỉ ra.

Chủ nghĩa Mác – Lênin là một hệ thống lý luận khoa học là còn bởi lẽ, các nhà sáng
lập chủ nghĩa Mác – Lênin đã kế thừa toàn bộ tinh hoa trong lịch sử tư duy của nhân
loại. Chủ nghĩa Mác – Lênin còn có căn cứ cơ sở, tiền đề khoa học; có giai cấp vô sản
và thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp này và các phương pháp khoa học,
khách quan trong nhận thức tự nhiên, xã hội và tư duy của con người.

11
*Dẫn chứng bổ sung

1. Chủ nghĩa Mác - Lênin kế thừa thẳng, trực tiếp những thành tựu xuất sắc nhất của
khoa học xã hội trên tiền đề của khoa học tự nhiên đương thời

Học thuyết của Mác ra đời từ sự kế thừa thẳng và trực tiếp học thuyết của các đại biểu
xuất sắc nhất trong triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội.

Triết học cổ điển Đức mà đại diện là Hêghen và Phoiơbắc là nguồn gốc lý luận trực
tiếp của triết học Mác. Theo Mác, Hêghen là người đầu tiên trình bày một cách bao
quát và có ý thức hình thái vận động chung của phép biện chứng, mặc dù dưới dạng
thần bí, duy tâm. Do đó cần phát hiện ra cái hạt nhân hợp lý ẩn sau cái vỏ thần bí. Mác
còn kế thừa hạt nhân hợp lý trong chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc, cải tạo chủ nghĩa
duy vật cũ, khắc phục tính siêu hình và những hạn chế lịch sử của nó, hình thành nên
một hệ thống triết học mới, trong đó chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng là thống
nhất với nhau, không tách rời nhau. Theo V.I.Lênin, trong khi phát triển sâu rộng chủ
nghĩa duy vật triết học, Mác đã đưa học thuyết đó tới chỗ triệt để cả trong lĩnh vực xã
hội. Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học.

Khi chế độ phong kiến bị lật đổ, xã hội TBCN ra đời, hình thành một hệ thống áp bức,
bóc lột mới. Ngay sau đó, các học thuyết XHCN ra đời phản ánh và phê phán tình
trạng áp bức ấy; tiêu biểu là các đại diện X.Ximông và S.Phuriê, hình thành nên
CNXH không tưởng Pháp. Các học thuyết này không tưởng ở chỗ, nó chỉ trích, kết tội
nguyền rủa xã hội TBCN; mơ ước xóa bỏ xã hội này và tưởng tượng ra một chế độ xã
hội tốt đẹp hơn; mà chưa giải thích được bản chất của chế độ nô lệ làm thuê trong chế
độ TBCN và quy luật phát triển của chế độ ấy. Tuy nhiên, tinh thần nhân văn trong
CNXH không tưởng có ảnh hưởng ít nhiều đến Mác. Cùng với lý luận về kinh tế, Mác
đã phát kiến và lý giải một cách khoa học, chính xác về vị trí của giai cấp vô sản trong
chế độ TBCN, bản chất của phương thức sản xuất TBCN, quy luật tất yếu về sự sụp đổ
của CNTB và sự thay thế bởi một hình thái kinh tế - xã hội tiến bộ hơn.

Như vậy, chủ nghĩa Mác không chỉ kế thừa những tinh hoa của khoa học xã hội mà
còn tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của khoa học tự nhiên đương thời. Theo
Ăngghen, muốn có một quan niệm vừa biện chứng, vừa duy vật về tự nhiên thì người
ta phải biết, phải thông thạo toán học và khoa học tự nhiên; và mỗi lần có một phát
minh vượt thời đại, chủ nghĩa duy vật buộc phải thay đổi hình thức của mình. Sau này,
trong chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán của Lênin cũng đã có sự
kế thừa những thành tựu của khoa học tự nhiên, đặc biệt là vật lý học cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX.

12
2. Thái độ nghiên cứu khách quan, phản ánh đúng sự thật của Mác - Ăngghen

Trong tác phẩm Chống Đuyrinh, Ăngghen đã thể hiện tinh thần nghiên cứu khách
quan, phản ánh đúng sự thật,khi phê phán Đuyrinh, ông ví như là ngoạm vào một quả
chua rất to, nhưng khi đã ngoạm thì phải nuốt cho kỳ hết. Khi Mác qua đời, đã có
nhiều người đặt vấn đề, học thuyết do hai ông sáng lập nên phải mang tên hai người.
Ăngghen không đồng ý và có quan điểm dứt khoát: “Tôi không thể phủ nhận rằng
trước khi cộng tác với Mác và trong 40 năm cộng tác với Mác, tôi đã góp một phần
của riêng mình vào việc xây dựng, nhất là vào việc phát triển học thuyết ấy. Nhưng đại
bộ phận những tư tưởng chỉ đạo cơ bản, nhất là trong các lĩnh vực kinh tế và lịch sử,
và đặc biệt là việc trình bày những tư tưởng ấy thành những công thức chặt chẽ cuối
cùng, đều là thuộc về Mác. Phần đóng góp của tôi (trừ một vài lĩnh vực chuyên môn)
thì không có tôi, Mác vẫn có thể làm được. Những điều mà Mác đã làm thì tôi không
thể làm được. Mác đứng cao hơn, nhìn xa hơn, rộng hơn, nhanh hơn tất cả chúng tôi.
Mác là thiên tài. Còn chúng tôi may lắm cũng chỉ là người có tài năng thôi. Nếu không
có Mác thì lý luận thật khó mà được như ngày nay. Vì vậy gọi lý luận đó mang tên
Mác là điều chính đáng”.

3. Sự ra đời, phát triển của chủ nghĩa Mác xuất phát từ thực tiễn; lấy thực tiễn để
kiểm nghiệm, bổ sung và phát triển

Khi bảo vệ thành quả và phát triển chủ nghĩa Mác, Lênin đánh giá, tất cả những cái mà
tư tưởng loài người sáng tạo ra, Mác đã nghiền ngẫm, phê phán và thông qua phong
trào công nhân mà kiểm tra lại. Chủ nghĩa Mác, một mặt, đã kế thừa toàn bộ những
tinh hoa trong lịch sử tư tưởng của nhân lọai; mặt khác, đã được đúc rút ra từ việc tổng
kết thực tiễn của phong trào cách mạng thời bấy giờ. Chủ nghĩa Mác không nảy sinh ở
ngoài con đường phát triển vĩ đại của văn minh thế giới; trái lại, thiên tài của Mác ở
chỗ là đã giải đáp được những vấn đề mà nhân loại tiên tiến đặt ra một cách khoa học,
chính xác. Chính cơ sở này quy định bản chất cách mạng và khoa học trong chủ nghĩa
Mác.

Sau này Lênin đã nghiên cứu những thành tựu của khoa học, đặc biệt là những phát
minh trong vật lý học; mặt khác, tổng kết thực tiễn phát triển của CNTB chuyển sang
giai đoạn đế quốc và phát triển chủ nghĩa Mác lên một tầm cao mới, hình thành một
giai đoạn mới, giai đoạn Lênin.

4. Chủ nghĩa Mác phân tích xã hội trên cơ sở phương pháp khoa học

13
Mác cho rằng, nghiên cứu một cơ thể đã phát triển thì dễ hơn là nghiên cứu tế bào của
cơ thể đó. Vậy, tế bào của xã hội tư bản là gì? Ông cho rằng, hình thái hàng hóa của
sản phẩm hay hình thái giá trị của hàng hóa là hình thái tế bào kinh tế của xã hội tư
sản. Đối với người không am hiểu thì việc phân tích hình thái đó chỉ là một sự suy
luận hão xoay quanh những điều nhỏ nhặt. Và đó quả thật là những điều nhỏ nhặt,
nhưng lại là những điều nhỏ nhặt thuộc loại mà khoa vi giải phẫu chẳng hạn phải đụng
đến. Đây chính là phương pháp mà sau này Lênin đã khái quát là phương pháp đi từ
trừu tượng đến cụ thể của Mác.

Theo Mác, khi phân tích các hình thái kinh tế, người ta không thể dùng kính hiển vi
hay những phản ứng hóa học được. Sức trừu tượng hóa phải thay thế cho cả hai cái đó.
Nhà vật lý học hoặc giả quan sát các quá trình tự nhiên ở những nơi nào mà các quá
trình ấy thể hiện ra dưới một hình thức nổi bật và ít bị che mờ nhất bởi những ảnh
hưởng gây nhiễu loạn, hoặc giả nếu như có thể thì tiến hành thực nghiệm trong những
điều kiện đảm bảo cho quá trình diễn biến dưới một dạng thuần túy.

Như vậy, Mác nghiên cứu xã hội giống như một nhà tự nhiên nghiên cứu tự nhiên và
phân tích chúng trên cơ sở phương pháp khoa học.Lênin cho rằng, tính chất lôgíc đặc
sắc và sự cố kết chặt chẽ trong tư tưởng của Mác đã hợp thành chủ nghĩa duy vật hiện
đại và CNXH khoa học hiện đại, và được coi là lý luận, cương lĩnh của phong trào
công nhân ở tất cả các nước văn minh.

2.2. Chủ nghĩa Mac-Lenin là thế giới quan, phương pháp luận của tư tưởng Hồ
Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc hệ tư tưởng Mác-Lênin, mà hạt nhân lý luận là triết học
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Nói cách khác, chủ nghĩa Mác-Lênin là cơ sở
thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ
bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Tư tưởng Hồ Chí
Minh có ý nghĩa to lớn đối với cách mạng Việt Nam và dân tộc Việt Nam. Cùng với
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Đảng ta. Tư
tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là
tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta.

14
Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng
trong việc tiếp thu, kế thừa tinh hoa văn hóa nhân loại và chuyển hóa được những điều
hiểu biết quý báu đó để xây dựng được hệ tư tưởng riêng của mình.

Hồ Chí Minh đã không rập khuôn những tư tưởng cũ bởi chúng có chứa đựng những
yếu tố duy tâm, lạc hậu nhưng Người cũng không “phủ định sạch trơn” vì những tư
tưởng ấy còn có cả những yếu tố duy vật, tích cực, như vậy Hồ Chí Minh đã tiếp thu
một cách có kế thừa và phát triển, theo đúng tinh thần của chủ nghĩa duy vật biện
chứng. Hồ Chí Minh đã từng tỏ rõ thái độ của mình đối với việc học tập, tiếp thu
những học thuyết của các lãnh tụ chính trị, xã hội, tôn giáo trong lịch sử. Người nói:
"Học thuyết Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo Giê-su
có ưu điểm là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm
việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó phù hợp
với điều kiện nước ta…". Hồ Chí Minh đã phê phán, gạt bỏ tư tưởng đẳng cấp, khinh
lao động chân tay, khinh phụ nữ,…của Nho giáo nhưng Người cũng đã tiếp thu triết lý
hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời,…; trong nội dung xây dựng nền đạo
đức mới, Hồ Chí Minh đã sử dụng nhiều khái niệm, phạm trù của các tư tưởng đạo
đức đã có từ trước, nhất là đạo đức Nho giáo như: trung, hiếu, nhân, nghĩa, cần, kiệm,
liêm, chính,… và đạo đức phương Tây từ thời cổ đại Hy Lạp – La Mã, như: dân chủ,
tự do, công bằng, bác ái,…, nhưng đã đưa vào đó những nội dung mới, cùng là
“Trung”, “Hiếu” nhưng nếu trong tư tưởng đạo đức truyền thống Việt Nam và phương
Đông, trung là trung với vua, hiếu là hiếu với cha, mẹ thì với Hồ Chí Minh, trung là
trung với nước – trung thành với sự nghiệp giữ nước và dựng nước của dân tộc, hiếu là
hiếu với dân – gắn bó với dân, kính trọng dân, giúp đỡ dân, phục vụ và hướng dẫn
nhân dân. Người dẫn lời của Lênin: “Chỉ có những người cách mạng chân chính mới
thu hái được những điều hiểu biết quý báu của các đời trước để lại.”

- Chủ nghĩa Mác-Lênin đã tạo ra bước chuyển trong nhận thức của Hồ Chí Minh, từ
đó Người tìm ra con đường giải phóng dân tộc, giải quyết đúng đắn các vấn đề thực
tiễn đặt ra của cách mạng Việt Nam.

Đối với Người, đến với chủ nghĩa Mác - Lênin cũng có nghĩa là đến với con đường
cách mạng vô sản. Từ đây, Người thực sự tìm thấy con đường cứu nước chân chính,
triệt để: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con
đường cách mạng vô sản" và "chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng
được dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng
sản và của cách mạng thế giới". Sơ thảo lần thứ nhất nhưng luận cương về vấn đề dân
tộc và thuộc địa của V.I.Lênin đã diễn đạt một cách đầy đủ và sâu sắc những điều mà
Hồ Chí Minh lúc bấy giờ đang nung nấu, đã giúp Người tìm ra con đường chân chính
15
cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc. Đó là bước chuyển lịch sử trong cuộc đời
hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc: từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa
Mác-Lênin, tìm thấy con đường giải phóng dân tộc mình trong sự nghiệp giải phóng
tất cả các dân tộc, đồng thời cũng đánh dấu bước ngoặt mới của cách mạng nước ta,
mở ra bước chuyển biến cho bao thế hệ người Việt Nam: từ người yêu nước thành
người cộng sản.

Tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc hệ tư tưởng Mác-Lênin, những phạm trù cơ bản của tư
tưởng Hồ Chí Minh cũng nằm trong những phạm trù cơ bản của lý luận Mác-Lênin,
đó là quan điểm về vấn đề dân tộc, cách mạng giải phóng dân tộc, chủ nghĩa xã hội,
con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, về Đảng Cộng sản, về Nhà nước,…

Đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh từ đó đã có
bước nhảy vọt lớn; kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, kết hợp
dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội; nâng chủ nghĩa yêu nước
lên một trình độ mới trên lập trường của chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong suốt cuộc đời
hoạt động của mình, Hồ Chí Minh luôn khẳng định: Chủ nghĩa Mác - Lênin là chủ
nghĩa chân chính nhất, khoa học nhất, cách mạng nhất, “muốn cách mạng thành công,
phải đi theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và chủ nghĩa Lênin”. Đối với Người, chủ nghĩa
Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học để giải quyết những
vấn đề do thực tiễn đặt ra. Người không bao giờ xa rời chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng
thời kiên quyết chống chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa xét lại.

Như vậy, chủ nghĩa Mác - lênin là một nguồn gốc - nguồn gốc chủ yếu nhất của tư
tưởng Hồ Chí Minh, là bộ phận hữu cơ - bộ phận cơ sở, nền tảng của tư tưởng Hồ Chí
Minh, không thể đặt tư tưởng Hồ Chí Minh ra ngoài hệ tư tưởng Mác - Lênin hay nói
cách khác, không thể tách tư tưởng Hồ Chí Minh khỏi nền tảng của nó là chủ nghĩa
Mác - Lênin.

16
KẾT LUẬN

Trải qua những biến cuộc thời cuộc, tư tưởng Hồ Chí Minh càng chứng tỏ giá trị và
sức sống mãnh liệt của nó. Tư tưởng Hồ Chí Minh là tinh hoa của dân tộc Việt Nam,
là niềm tự hào của Đảng và nhân dân ta. Dưới ánh sáng của Chủ nghĩa Mác-Lênin và
Tư tưởng Hồ Chí Minh, toàn Đảng, toàn dân càng vững tin vào thắng lợi của sự
nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo. Ngày nay, khi sự nghiệp đổi mới ở nước ta ngày
càng đi vào chiều sâu, những biến chuyển trên thế giới ngày càng lớn, thế giới luôn
biến đổi không ngừng thì việc học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển Tư tưởng
Hồ Chí Minh vào thực tiễn cuộc sống, trở thành nhiệm vụ quan trọng và cấp bách
trong công tác chính trị, tư tưởng, lý luận của toàn Đảng toàn dân ta.

Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh đã từng bước
đi vào nề nếp, trở thành nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của các cấp, các tổ chức,
Đảng ta và toàn cán bộ đảng viên. Trở thành một phần quan trọng trong công tác xây
dựng, chính đốn Đảng, góp phần làm cho Đảng thực sự trong sạch và vững mạnh.
Đồng thơi, góp phần kiềm chế, ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống trong nội bộ, tích cực bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác
các quan điểm sai trái, thù địch, củng cố

17
Tài liệu tham khảo

1.Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh- Mạc Quang Thắng(Chủ biên)


2. https://moj.gov.vn/ddt/tintuc/Pages/Hoc-Tap-Tam-Guong-HCM.aspx?ItemID=105
3. Chủ nghĩa Mác-Lênin – Cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ
Chí Minh. (luatminhkhue.vn)
4. Chủ nghĩa Mác-Lênin – Cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ
Chí Minh. (luatminhkhue.vn)
5. https://tuyenquang.dcs.vn/DetailView/115764/43/Nhung-pham-chat-co-ban-cua-
dao-duc-cach-mang--theo-tu-tuong-Ho-Chi-Minh.html

18
Đề tài phụ

Lời mở đầu
Hồ Chí Minh, Người anh hùng giải phóng dân tộc, nhà cách mạng kiệt xuất, vị
lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam. Người là kết tinh của những phẩm chất
và giá trị tinh thần cao nhất của giai cấp công nhân và của cả dân tộc, là hiện
thân của đạo đức cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống
quan điểm toàn diện, sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam,
về truyền thống đạo đức dân tộc, thể hiện sự kế thừa có phê phán, phát triển và
vận dụng sáng tạo những tinh hoa văn hóa nhân loại, của chủ nghĩa Mác - Lênin
vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, việc thực hiện nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, và gian khi hội nhập với các nước trên thế giới đã
đem lại những Thành tựu to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội. Là thế hệ trẻ được
sống trong thời kỳ hòa bình nhờ sự hy sinh của các thế hệ cha ông đi trước nhận
thức được sự cần thiết phải xây dựng đạo đức, lối sống lành mạnh. Chúng em
được giao nhiệm vụ thảo luận đề tài:Vận dụng các chuẩn mực " trung với nước,
hiếu với dân", " cần kiệm, liêm chính", trong tư tưởng Hồ Chí Minh để xây
dựng đạo đức cho sinh viên đại học Thương Mại hiện nay. Đây là một đề tài rất
hay giúp chúng ta có cái nhìn chân thực nhất về thực trạng đạo đức của các bạn
sinh viên hiện nay.

19
I. Lý thuyết
1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chuẩn mực “trung với nước, hiếu với dân”
a. Khái niệm
Trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất đạo đức bao trùm quan trọng nhất và chi
phối các phẩm chất khác. “Trung với nước, hiếu với dân” là đạo đức, là văn minh.
Khi nói “trung với nước” là hướng đến sự gắn bó với dân, với lợi ích của số đông và
khắc phục được tính chủ quan, phụ thuộc vào một cá nhân như chuẩn mực đạo đức cũ
là “trung với vua”. Thực hiện “trung với nước” là con người thể hiện nghĩa vụ, trách
nhiệm và sự cống hiến của mình với đất nước; khẳng định vai trò, trách nhiệm trước
cộng đồng. Lợi ích giữa dân tộc và giai cấp, tập thể và cá nhân là thống nhất, có mối
liên hệ mật thiết. Lợi ích của các cá nhân nằm trong lợi ích của giai cấp, dân tộc. Nước
mà độc lập thì dân mới có tự do, nước mà nô lệ thì dân cũng là nô lệ. Nước nghèo thì
dân khổ, nước giàu thì dân được hưởng ấm no, hạnh phúc. Bởi vậy, khi thực hiện lợi
ích cá nhân thì không thể tách rời với việc bảo vệ, chăm lo, phấn đấu vì lợi ích cộng
đồng.

 Trung với nước là trung thành với lợi ích của đất nước, lợi ích của nhân dân.
Lợi ích của đất nước là độc lập, tự do cho Tổ quốc và hạnh phúc cho nhân dân;
là lợi ích chung của các giai cấp, tôn giáo, dân tộc và các thành phần trong xã
hội. Hồ Chí Minh khẳng định, ai đã là người Việt Nam thì ít nhiều cũng yêu
nước, nên “trung với nước” là đạo đức của tất cả các thành phần, các cá nhân
trong xã hội.
 Hiếu với dân là sự kính trọng nhân dân, lễ phép với dân, tin vào dân, lắng nghe
ý kiến của dân, gần gũi với dân, hòa với dân thành một khối, thương dân, yêu
dân, chăm lo lợi ích của nhân dân, phục vụ nhân dân hết lòng.

2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về “ trung với nước, hiếu với dân”

20
Tư tưởng trung với nước, hiếu với dân được Người sử dụng rộng lớn, tạo nên
một cuộc cách mạng sâu sắc trong lĩnh vực đạo đức. Tư tưởng ấy không những kế
thừa giá trị yêu nước truyền thống của dân tộc mà còn vượt qua những hạn chế của
truyền thống đó. trung với nước là trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
Bác cho rằng “ Trung với nước phải gắn liền hiếu với dân. Trung với nước là phải yêu
nước, tuyệt đối trung thành với tổ quốc, suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng,
phải làm cho “ dân giàu, nước mạnh”. Hiếu với dân là phải thương dân, tin dân, thân
dân, học hỏi dân, lấy trí tuệ ở dân, kính trọng dân, lấy dân làm gốc, hết lòng hết sức
phục vụ nhân dân. Phải yêu kính dân. Phải thật sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân
dân. Tuyệt đối không được lên mặt quan cách mạng ra lệnh ra oai”.
Khi nói “trung với nước” là hướng đến sự gắn bó với dân, với lợi ích của số đông và
khắc phục được tính chủ quan, phụ thuộc vào một cá nhân như chuẩn mực đạo đức cũ
là “trung với vua”. Thực hiện “trung với nước” là con người thể hiện nghĩa vụ, trách
nhiệm và sự cống hiến của mình với đất nước; khẳng định vai trò, trách nhiệm trước
cộng đồng. Lợi ích giữa dân tộc và giai cấp, tập thể và cá nhân là
thống nhất, có mối liên hệ mật thiết. Lợi ích của các cá nhân nằm trong lợi ích của giai
cấp, dân tộc. Nước mà độc lập thì dân mới có tự do, nước mà nô lệ thì dân cũng là nô
lệ. Nước nghèo thì dân khổ, nước giàu thì dân được hưởng ấm no, hạnh phúc. Bởi vậy,
khi thực hiện lợi ích cá nhân thì không thể tách rời với việc
bảo vệ, chăm lo, phấn đấu vì lợi ích cộng đồng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bày tỏ: “Tôi
chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn
độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng
được học hành”. Dân tộc được độc lập, quốc gia được thịnh vượng, mục đích cũng là
để nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Với Người, “trung với nước, hiếu với dân” cũng
chính là “yêu nước, thương dân”. Yêu nước, thương dân phải thể hiện tinh thần thái độ
hăng hái, phải thông qua hành động cụ thể, phải thực hiện mục tiêu vì nước vì dân. Hồ
Chí Minh cho rằng: “Đã phụng sự nhân dân, thì phải phụng sự cho ra trò. Nghĩa là
việc gì lợi cho dân, thì phải làm cho kỳ được. Việc gì hại cho dân, thì phải hết sức
tránh”. Theo Người, “dân” là tất cả những ai là con Lạc cháu Hồng, con Rồng cháu
21
Tiên. “Dân” là không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, nam nữ, tôn giáo, sắc tộc, không
phân biệt giữa người Việt Nam ở trong nước với người Việt Nam ở nước ngoài. Người
thường dùng hai từ “đồng bào” để nói về mối quan hệ cùng dòng máu của người Việt
Nam và khẳng định: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” và Người chỉ
dẫn “hiếu với dân” chính là phải yêu thương, kính trọng, chăm lo, vun vén, bảo vệ lợi
ích, mang lại lợi ích cho tất cả mọi người.
Vậy nên, Người dùng từ “Hiếu” trong mối quan hệ với dân để thấy được chiều
sâu của nguồn cội dân tộc, thấy được sự kết nối từ quá khứ đến hiện tại, thấy được tình
thân của giống nòi, của gia đình lớn, thấy được sự bình đẳng, không phân biệt. Chữ
“Hiếu” trong tư tưởng Hồ Chí Minh được mở rộng biên độ, đối tượng nhưng cũng rất
thực tế. Chữ “Hiếu” trong gia đình nhỏ được đặt cao nhất thì vị trí của chữ “hiếu”
trong cộng đồng của gia đình lớn cũng tương tự như vậy.

1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Cần kiệm, liêm chính”


1.2.1. Khái niệmCần: là siêng năng, chăm chỉ, lao động có kế hoạch, có hiệu quả,
có năng suất cao với tinh thần tự lực cánh sinh.Kiệm: là tiết kiệm (tiết

kiệm thời gian, tiết kiệm công sức, tiết kiệm của cải…) của nước, của dân; “không
xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”, không phô trương hình

thức.Liêm: là luôn tôn trọng của công và của dân. Phải “trong sạch, không tham
lam” tiền của, địa vị, danh tiếng.Chính: là thẳng thắn, đứng đắn. Đối với mình -
không được tự cao, tự đại, tự ohuj mà phải khiêm tốn học hỏi, phát triển cái hay,
sửa chữa cái dở của mình. Đối với người - không nịnh người trên, không khinh
người dưới, thật thà, không dối trá. Đối với việc - phải để việc công lên trên, lên
trước, việc thiện nhỏ mấy cũng làm, việc ác nhỏ mấy cũng tránh.

1.2.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh“Cần kiệm, liêm chính” - là các đức tính cần có
của người cách mạng, tất yếu. Trong di chúc, Người viết: “Mỗi đảng viên và cán
bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí
công vô tư”.Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng, các đức tính Cần, Kiệm, Liêm,
Chính có quan hệ chặt chẽ với nhau:Cần và Kiệm: Cần mà không kiệm như thùng

22
không đáy, kiệm mà không cần thì lấy gì mà kiệm. Cần và Kiệm phải đi đôi với
nhau như hai chân của con người. Cần mà không Kiệm thì như gió vào nhà trống,
như nước đổ vào cái thùng không đáy, làm chừng nào xào chừng ấy, rốt cuộc
không lại hoàn không. Kiệm mà không Cần thì không tăng thêm và không phát
triển được.

Cần, Kiệm, Liêm: là gốc rễ của chính , như một cây không chỉ cần có gốc rễ mà
còn phải có cành lá, hoa quả mới hoàn chỉnh.Cần, Kiệm, Liêm, Chính: là tứ đức
của con người, những đức tính không thể thiếu được của con người, thiếu một đức
tính thì cũng không thành người, cũng như: “Trời thì có bốn mùa… Đất thì có bốn
phương… Thiếu một mùa thì không thành… Thiếu một phương thì không thành
đất”Cần, kiệm, liêm, chính còn là thước đo sự giàu sang cả về chất ,vững mạnh về
tinh thần, sự văn minh tiến bộ của dân tộc, cần, kiệm, liêm, chính còn là nền tảng
của đời sống mớiNhững phẩm chất này giống như bốn mùa của trời đất; nếu thiếu
một trong bốn phẩm chất đó thì con người không thể trở thành người theo đúng
nghĩa. Nhưng, đạo đức cách mạng không phải là cái có sẵn, không phải từ trên trời
rơi xuống, mà là kết quả của sự đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày của mỗi
người. Do vậy, Người cho rằng, đối với thế hệ trẻ, phải luôn nỗ lực rèn luyện đạo
đức cách mạng: thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; sống trong sạch,
có chí tiến thủ và đoàn kết, không kiêu ngạo; tích cực đấu tranh chống chủ

nghĩa cá nhân; phê phán những thói hư, tật xấu; thường xuyên tiến hành phê bình
và tự phê bình… để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ

II. Vận dụng:


2.1 . Thực trạng giảng dạy, giáo dục chính trị về các chuẩn mực cho sinh viên Đại
học Thương Mại.
Những thuận lợi: Đội ngũ giảng viên ngày càng được nâng cao cả về số lượng và chất
lượng, giáo trình giảng dạy không ngừng được hoàn thiện và có tính khoa học cao,
nhận thức của giảng viên và sinh viên đối với bộ môn cũng có những bước chuyển tích
cực. Mà những vấn đề về chuẩn mực của sinh viên khi tiếp thu những môn học này lại

23
càng quan trọng và được đề cao hơn cả.Trong những năm học gần đây, giảng viên dạy
bộ môn Giáo dục Chính trị luôn dẫn đầu Khoa về việc ứng dụng thành tựu công nghệ
thông tin vào giảng dạy vàtích cực đổi mới phương pháp giảng dạy ( Ví dụ như hệ
thống học trực tuyến LMS hỗ trợ cho việc học tập cũng như giảng dạy của các giảng
viên đã đạt được những hiệu quả nhất định, giúp sinh viên có thể tự giác, chủ động
hơn trong việc học tập nhất là ở những bộ môn đòi hỏi lượng kiến thức khổng lồ này).
Đa số giảng viên khoa đã có tuổi đời, nhưng vẫn nhạy bén trong việc khai thác và ứng
dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Tổ cũng đā biên soạn được bộ giáo trình, tài
liệu học tập của bộ môn đáp ứng yêu cầu nghiên cứu và học tập của sinh viên. Hạn chế
lớn nhất là chưa tạo được hứng thú học tập cho sinh viên dõi với môn học. Sinh viên
thường cảm thấy áp lực, chán nản, do dó hiệu quả giảng dạy của bộ môn chưa cao. Hệ
thống tài liệu phục vụ việc nghiên cứu của giảng viên và sinh viên nhìn chung đã đáp
ứng yêu cầu, thư viện cũng đã thường xuyên cập nhật các đầu sách mới liên quan đến
kiến thức bộ môn. Với trình độ của sinh viên đại học Thương Mại, thì việc nghiên cứu
các tác phẩm kinh điển của Chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh đặc biệt là
những kiến thức về chuẩn mực cho sinh viên là vô cùng cần thiết, tuy nhiên, sinh viên
chưa chủ động tìm đọc các tài liệu liên quan đến vấn đề này. Trong khi đó, các loại tạp
chí, các bài nghiên cứu, tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu thì lại rất nhiều.

Về tổ chức lớp học: Đại bộ phận các lớp từ 50 đến 100 sinh viên, có một số lớp

lên tới 120 sinh viên gây khó khăn về nhiều mặt: Thứ nhất, về quản lý sinh viên gặp
nhiều khó khăn. Có một số sinh viên điểm danh hộ cho nhau, thậm chí đi

học hộ do giảng viên không thế nhớ mặt, tên của tất cả sinh viên trong lớp; có những
sinh viên châpnhận mình vắng để điểm danh hộ cho bạn vì tránh cho sinh viên này
vắng quámức cho phép. Thứ hai, giảng viên không thể nằm được tình hình học tập
củatừng sinh viên như việc chuẩn bị bài, đọc tài liệu tham khảo, tính tích cực, khảnăng
trình bày... mà sẽ nặng về thuyết trình và khó tránh khỏi tình trạng “thâynói, trò ghi".
Trong các lớp quá đông có trường hợp sinh viên không đi họcnhưng thầy không biết,
còn sinh viên thì không biết thấy mình là ai. Thứ ba, doít được tiếp xúc, trao đổi với
24
thầy, cô về nội dung chuyên môn, sự tương tác giữathầy với trò, trò với trò trong quá
trình dạy học của sinh viên bị hạn chế, vì thếhiệu quả đạt được thấp. Đặc biệt là khi
chúng ta lại áp dụng hình thức học trực tuyến thì vấn đề này lại càng phức tạp hơn. Có
thể nói đây là một vấn đề liên quan trực tiếp đến những chuẩn mực của sinh viên trong
nhà trường khi có những hành vi vi phạm nội quy, đạo đức như vậy. Để đáp ứng yêu
cầu chất lượng đào tạo, trong đó có vấn đề đổi mới phương pháp, về cơ bản và lâu dài
nhà trường đã có những biện pháp gắt gao hơn để kiểm soát vấn đề này của sinh viên
như tương tác bài giảng với sinh viên của giảng viên,.... tạo điều kiện thích hợp đë áp
dụng phương pháp giảng dạy tích cực, lấy sinh viên là trung tâm, cũng như là bồi
dưỡng hơn nữa cho sinh viên những chuẩn mực đạo đức, những chuẩn mực mà con
người cần có trong cuộc đời từ những bộ môn tư tưởng chính trị như trung thực, cần,
kiệm, liêm, chính,,....Một số giảng viên còn ngần ngại trong việc áp dụng các phương
pháp dạy học tích cực, một phần do hạn chế về khả năng sử dụng máy tính, mặt khác,
họ ngại bỏ thời gian để nghiên cứu việc sử dụng các phần mềm. Cho nên, những
phương pháp thuyết trình, mang tính truyền thụ dược giảng viên sử dụng khá phổ biến.
Điều này, tạo ra tâm lý lặng lẽ, sự nhàm chán cho cả người dạy và người học.

2.2 Thực trạng sinh viên tiếp thu và vận dụng các chuẩn mực

a. Thành tựu

Trước hết là về tư tưởng “trung với nước, hiếu với dân”

-“Trung với nước” thể hiện ở sự trung thành tuyệt đối với lợi ích của đất nước, của
nhân dân, của Đảng, của tổ chức mà bản thân mỗi sinh viên tham gia

Ngày nay, nhờ có được sự giáo dục và tuyên truyền tinh thần yêu và trung thành với
nước từ các cấp bậc học trước đó nên hầu hết, mỗi sinh viên đều mang trong mình
dòng máu yêu tổ quốc, yêu đồng bào và trung thành với đất nước; có niềm tin, ý chí
khát vọng được cống hiến cho xã hội, vươn lên giúp đất nước hạnh phúc, giàu có và
25
thịnh vượng. Mỗi khi đất nước cần hay đất nước vào tình thế lâm nguy thì những thế
hệ như sinh viên sẽ luôn là một trong những người đi đầu để bảo vệ đất nước.

Sinh viên ngày nay còn rất gương mẫu, nghiêm túc thực hiện đường lối của Đảng,
pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy định của trường học, hoàn thành tốt các nhiệm
vụ được giao, luôn cố gắng, nỗ lực, đạt kết quả cao trong học tập, mang lại thành tựu
cũng như góp phần xây dựng đất nước.

- “Hiếu với dân” trong điều kiện hiện nay là sinh viên phải biết tôn trọng, yêu
thương nhân dân, đồng bào, biết chăm lo lợi ích cho nhân dân.

Hiện nay trong bộ phận các sinh viên thường xuyên diễn ra các hoạt động tình nguyện,
giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn ví dụ như các hoạt động gói bánh chưng
để mang tặng những người vô gia cư, đến thăm nom, chăm sóc và xây dựng các đêm
giao lưu văn nghệ với các em nhỏ ở trại trẻ mồ côi hay các cụ già ở các viện dưỡng
lão,… mang lại niềm vui cũng như sự sẻ chia với những người gặp hoàn cảnh khó
khăn trong cuộc sống,…

Tiếp theo là những biểu hiện tích cực trong đạo đức và lối sống của sinh viên Việt
Nam theo các chuẩn mực “cần, kiệm, liêm, chính” trong Tư tưởng Hồ Chí Minh:
Sinh viên Việt Nam được thừa hưởng truyền thống tốt đẹp của dân tộc:
- “Cần”: tức là siêng năng cần cù, chịu thương chịu khó và truyền thống hiếu học.
Đức tính ấy bắt nguồn từ truyền thống tốt đẹp của dân tộc, ngày càng được giữ vững
và phát huy bởi sinh viên Việt Nam hiện nay. Họ không chờ đợi, thụ động dựa vào
giảng viên mà họ tự mình đọc sách, chủ động nghiên cứu trên internet để lấy thông tin.
Không chỉ riêng việc học tập, mà mọi vấn đề khác trong cuộc sống đều được sinh viên
chủ động giải quyết. Ham học, ham hiểu biết chính là động lực cho việc lĩnh hội tri
thức của sinh viên

Sinh viên còn có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội của đất
nước. Các ý tưởng độc đáo không chỉ nằm trong suy nghĩ mà luôn được thử nghiệm

26
trong thực tế. Chúng có thể thành công hay thất bại, song sinh viên không hề chùn
bước.

- Cùng với “Cần” thì “Kiệm” cũng là 1 trong những nét phẩm chất tốt đẹp của
dân tộc. “Kiệm” là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí. Nhiều sinh viên Việt Nam
biết sống tiết kiệm để chi trả cho cuộc sống, học tập… “Kiệm” không chỉ là tiết kiệm
về của cải vật chất mà còn là tiết kiệm về thời gian và công sức. Đức tính “Kiệm” còn
được thể hiện trong cách làm việc nhóm của sinh viên. Khi làm việc có tổ chức, mỗi
người làm một phần thì chỉ cần một thời gian ngắn, công việc sẽ được hoàn thành mà
tốn ít thời gian, ít sức lực mà hiệu quả rất cao. “Kiệm” còn được sinh viên Việt Nam
áp dụng trong việc giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn: những phong
trào quyên góp sách vở, bút thước, quần áo, thức ăn thường xuyên được sinh viên phát
động trong nhà trường.

- Về việc thực hiện “Liêm”: Liêm là trong sạch, không tham lam. Ngay từ bậc
tiểu học, học sinh đã được giáo dục về đức tính liêm khiết qua những câu chuyện đời
thường như “Nhặt được của rơi” với bài học giản dị mà ai cũng thuộc “Nhặt được của
rơi phải trả lại người đánh mất”. Nhờ việc được giáo dục, truyền dạy những điều hay,
lẽ phải từ gia đình và nhà trường nên phần lớn sinh viên đều mang trong mình đức tính
này.

- “Chính” tức là không tà, là thẳng thắn, đứng đắn. Thế hệ sinh viên Việt Nam
hiện nay vẫn giữ được đức tính thật thà, chính trực, luôn có thái độ cầu tiến trong học
tập. Sinh viên Việt Nam luôn tự đánh giá bản thân là non trẻ, còn thiếu kinh nghiệm và
sự từng trải. Chính vì thế, khi quyết định một điều gì, sinh viên không bao giờ quên
tham khảo ý kiến của những người xung quanh, đặc biệt là bậc cha chú của mình. Và
khi đã nhận được sự ủng hộ của lớp người đi trước, họ tự tin thực hiện ý định của
mình, sinh viên luôn khiêm tốn học hỏi, phát triển cái hay, sửa chữa cái dở, tự phê
bình, nhận khuyết điểm và sửa chữa sai lầm, dám nhìn thẳng vào những điểm yếu để
sửa chữa sai lầm

27
b. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc vận dụng các chuẩn mực “trung với nước, hiếu
với dân” và “cần kiệm, liêm chính” trong tư tưởng Hồ Chí của sinh viên hiện nay còn
một số hạn chế:
- Vẫn còn một bộ phận sinh viên không có chí hướng rõ ràng, chưa hiểu biết đầy đủ
truyền thống cách mạng của Đảng, của dân tộc, ít quan tâm đến tình hình của đất
nước, quốc tế. Một bộ phận sinh viên “nhạt Đảng, phai Đoàn, xa chính trị”, không có
ý thức vươn lên trong học tập và rèn luyện, có những sinh viên giảm sút niềm tin,
thiếu niềm tin, bản lĩnh non kém, thậm chí bị các thế lực thù địch lôi kéo, kích động
tham gia vào các hoạt động vi phạm pháp luật.
- Một bộ phận sinh viên có lối song thực dụng chỉ chạy theo những giá trị vật chất mà
bỏ quên những giá trị tinh thần. Tình trạng giới sinh viên sống buông thả, lãng phí,
không coi trọng giá trị đạo đức đã và đang diễn ra ở nhiều nơi.
- Có những sinh viên có những biểu hiện tiêu cực trong học tập như xuất hiện các tình
trạng thi hộ, học hộ, gian lận thi cử…Sinh viên ngày nay tiếp cận quá nhiều phương
tiện truyền thông hiện đại như điện thoại di động, internet… nên dễ bị nhiễm những tư
tưởng xấu.
- Một bộ phận sinh viên hiện đang chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt, lợi ích cá nhân
của mình. Số này chỉ quan tâm đến việc học tập chuyên môn; tập trung vào việc đi
học, sau đó, đi làm thêm, ít quan tâm tới các vấn đề xã hội, chính trị; ít tham gia các
phong trào, các hoạt động xã hội.
- Một bộ phận sinh viên còn chịu tác động ảnh hưởng của các hoạt động tuyên truyền
xuyên tạc của các thế lực thù địch; tư tưởng còn bị dao động; nhiều lúc còn mơ hồ,
thiếu kiên định, thiếu hoài bão, không tích cực tham gia các phong trào và hoạt động
xã hội.
- Một bộ phận sinh viên khác lại thích đi thể hiện mình, chỉ thích chạy theo xu hướng,
chạy theo những thứ phù phiếm như cờ bạc, lô đề, không biết tiết kiệm mà chỉ biết tiêu
xài hoang phí tiền của, công sức của bố mẹ,…

28
2.3. Đề xuất giải pháp, kiến nghị để phát triển xây dựng đạo đức thêm về các
chuẩn mực sinh viên trường ĐHTM

Để tu dưỡng đạo đức cho bản thân, trước tiên mỗi người sinh viên cần nhận thức đầy
đủ và đúng đắn về các vấn đề sau:

• Thứ nhất, nhận thức đầy đủ về vai trò của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đối với
đời sống xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa, nhưng Người đã để lại cho dân tộc
một tài sản vô cùng quý giá, đó là hệ thống tư tưởng của Người, đặc biệt là tư tưởng
về đạo đức. Xã hội đang có những đổi thay, tư tưởng Hồ Chí Minh giúp con người tự
giáo dục, rèn luyện mình, hướng mỗi người trở thành con người cách mạng vừa có tài
vừa có đức, góp phần xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

• Thứ hai, nhận thức đầy đủ về vai trò và nhiệm vụ của sinh viên Việt Nam với sự
phát triển xã hội. Sinh viên là những trí thức tương lai của đất nước, không ai hết mà
chính họ sẽ là những người đóng vai trò chủ chốt trong công cuộc CNH, HĐH đất
nước.

• Thứ ba, nắm vững nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới
cùng với những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng. Trên cơ sở những nhận thức
cơ bản, mỗi người sinh viên sẽ vận dụng để tự rèn luyện và tu dưỡng đạo đức ở từng
nội dung cụ thể dựa trên các nguyên tắc xây dựng đạo đức mới mà Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã nêu ra.

Dưới đây là một số giải pháp và kiến nghị để phát triển các chuẩn mực đạo đức cho
sinh viên tại Trường Đại học Thương mại

1. Tăng cường giáo dục đạo đức trong chương trình đào tạo: Trường cần phải tích
cực hơn trong việc giảng dạy và truyền đạt các giá trị đạo đức cho sinh viên thông qua
các môn học, các hoạt động ngoại khóa và các buổi tọa đàm. Trong các khóa học, giáo
viên nên đưa ra những ví dụ thực tế và cụ thể để giúp sinh viên hiểu rõ hơn về giá trị
đạo đức.
29
2. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa về đạo đức: Trường cần có các chương trình và
hoạt động ngoại khóa nhằm thúc đẩy tinh thần tự giác, trách nhiệm và tôn trọng lẫn
nhau cho sinh viên. Ví dụ như các buổi thảo luận, các hoạt động tình nguyện, các
chương trình liên kết với các tổ chức xã hội,..

3. Tạo ra môi trường giáo dục đạo đức tích cực: Trường cần tạo ra một môi trường học
tập và sinh hoạt tích cực, thân thiện, đoàn kết và tôn trọng giá trị đạo đức. Các cán bộ
giáo viên, nhân viên và sinh viên cần phải đóng vai trò để giữ vững một môi trường tốt
đẹp cho toàn thể cộng đồng trường.

4. Xây dựng các hệ thống phản hồi: Trường cần có các hệ thống phản hồi để giúp sinh
viên và giáo viên phản hồi ý kiến của mình về môi trường học tập và giáo dục đạo
đức. Các hệ thống này có thể bao gồm các cuộc họp định kỳ, các buổi tọa đàm, các
cuộc thi viết về đạo đức,...

5. Đánh giá chuẩn mực đạo đức của sinh viên: Trường có thể đánh giá chuẩn mực đạo
đức của sinh viên thông qua các phương tiện như đánh giá, điểm số và các tài liệu
khác để giúp họ nhận ra giá trị của việc có đạo đức cao. Khen thưởng đối với sinh viên
có phẩm hạnh, đạo đức tốt, bên cạnh đó cần xử lý nghiêm các trường hợp không chấp
hành làm gương cho các sinh viên khác trong trường.

6. Tăng cường sự quan tâm của giảng viên và các nhân viên trong trường kết hợp với
phía phụ huy gia đình học sinh sát xao hơn đến vấn đề đạo đức của sinh viên: Giảng
viên và các nhân viên trong trường có thể giúp sinh viên phát triển đạo đức bằng cách
giúp họ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của đạo đức trong cuộc sống.

30
PHẦN KẾT LUẬN

Sự nghiệp đổi mới đất nước đã và đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối
với sự hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người
Việt Nam, đồng thời tạo ra những thuận lợi và những thử thách mới đối với mỗi
chúng ta trong lĩnh vực đạo đức. Hơn lúc nào hết, hiện nay toàn Đảng, toàn dân
ta phải quan tâm đầy đủ đến vấn đề đạo đức, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện
những chuẩn mực đạo đức đúng đắn, tiến bộ; đẩy mạnh giáo dục, rèn luyện và
tăng cường quản lý đạo đức trong nhà trường và trong mỗi sinh viên chúng ta.
Kế thừa truyền thống đạo đức tốt đẹp của ông cha, học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh là một trong những biện pháp quan trọng để khắc
phục sự suy thoái về đạo đức, lối sống trong sinh viên đại học Thương Mại, làm
lành mạnh nền đạo đức xã hội, góp phần giữ vững sự ổn định chính trị, xã hội,
tạo động lực cho sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững. Vấn đề cơ bản nhất
khi thực hiện là mỗi người chúng ta phải nhận thức đầy đủ vị trí của vấn đề đạo
đức, thường xuyên tự giác, nỗ lực học tập, rèn luyện, tu dưỡng theo gương Bác
Hồ vĩ đại.

31
Danh sách thành viên nhóm:
1. Nông Linh Chi
2. Phan Khánh Chi
3. Phan Thảo Chi
4. Nguyễn Nhật Thành Công
5. Lương Thùy Dung
6. Dương Văn Duy
7. Đoàn Thị Mỹ Duyên
8. Nguyễn Vũ Tiến Dũng
9. Vũ Văn Dương
10. Lâm Văn Đông
11. Nguyễn Ánh Đông

32

You might also like