You are on page 1of 11

Khoa Quan hệ quốc tế, Trường đại học Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam

Môn Nhập môn quan hệ quốc tế


BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài:
CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC, TỰ DO VÀ KIẾN TẠO LÀ BA MẢNH
GHÉP HOÀN HẢO CỦA LÍ THUYẾT QUAN HỆ QUỐC TẾ
Lê Nguyễn Quỳnh Như
Tác giả liên hệ: Email: 2115787@dlu.edu.vn
Tóm tắt:
Khi các mối quan hệ chính trị trở nên phức tạp, các nhà nghiên cứu quốc tế đòi hỏi phải cung
cấp một phương tiện để cố gắng hiểu và lý giải một thế giới phức tạp. Các học thuyết được đề ra
ngày càng tăng nhanh về số lượng và có thể là cả về chất lượng.Chủ nghĩa Hiện thực, Chủ nghĩa
Tự do và Chủ nghĩa Kiến tạo đều là ba lý thuyết quan trọng trong thế giới Quan hệ Quốc tế trong
khi có nhiều khác biệt giữa ba quan điểm. Các lý thuyết về quan hệ quốc tế giúp chúng ta hiểu rõ
hơn về cách thức hoạt động của các hệ thống quốc tế cũng như cách các quốc gia tương tác với
nhau và nhận thức các khía cạnh toàn cầu của chính trị. Chủ nghĩa Hiện thực và Chủ nghĩa Tự
do là những lý thuyết nổi tiếng, trong khi Chủ nghĩa Kiến tạo lại ít phổ biến hơn. Điểm tương
đồng của ba lý thuyết là tình trạng vô chính phủ, đối với các lý thuyết liên quan đến quan hệ quốc
tế, ám chỉ thế giới như một tổng thể không có chính phủ. Có những quốc gia riêng lẻ có các mức
độ khác nhau về quyền lực và chủ quyền trên đất của họ, nhưng rõ ràng là không có quốc gia nào
đưa ra luật cho toàn thế giới. Điều này đưa ra các vấn đề và nguy hiểm cho các thực thể hoạt
động trong thế giới vô chính phủ và cần một hệ thống hướng dẫn hành động của các thực thể
này. Tuy nhiên, trong khi cả ba lý thuyết được thảo luận trong bài báo này đều chấp nhận rằng
thế giới đang ở trong tình trạng vô chính phủ, thì cách họ tin rằng các chính phủ nên và làm, đối
phó với vấn đề này như thế nào ở mỗi lý thuyết lại khác nhau. Nhưng nhìn chung cả ba chủ nghĩa
đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng của chúng và điều đó bù trừ cho nhau, trở thành
những mảnh ghép hoàn hảo của nhau. Để chứng minh điều này trước tiên cần hiểu rõ quan điểm
lý thuyết riêng của từng chủ nghĩa nghĩa, sự khác biệt qua đó có thể nhận ra những mặt hạn chế
của từng chủ nghĩa và những gì các lý thuyết của chủ nghĩa còn lại có thể bổ sung cho nhau được
để tạo thành các mảnh ghép hoàn hảo.
Từ khóa: Chủ nghĩa hiện thực; Chủ nghĩa tự do; Chủ nghĩa kiến tạo; Các mảnh ghép hoàn hảo

A.Mở đầu:
Tình hình thế giới từ những thế kỉ trước đến nay diễn ra liên tục với rất nhiều sự biến đổi phức tạp,
rắc rối và khó lường trước được, biết bao sự kiện diễn ra một cách nhanh chóng và bất ngờ, điều
này có thể mở ra những thời cơ và cơ hội để nắm bắt hoặc cũng có thể là những cạnh tranh và
thách thức đáng ghờm đối với mỗi quốc gia. Bởi thế nên sự hội nhập quốc tế ngày càng được chú ý
hơn và trở thành một xu thế lớn của thế giới hiện đại, tác động tới quan hệ giữa các quốc gia, dân
tộc trong quá trình ổn định, xây dựng và phát triển… mối quan hệ giữa con người với con người
được đề cao một cách mạnh mẽ, con người muốn tồn tại và phát triển phải có mối liên kết chặt chẽ
với nhau, cũng như một quốc gia muốn phát triển cần phải có những mối quan hệ gắn kết, hợp tác
với các quốc gia khác. Tuy nhiên vẫn còn xuất hiện các vấn đề tiêu cực của tình hình thế giới như
nạn phân biệt chủng tộc, chiến tranh hạt nhân, chủ nghĩa khủng bố quốc tế, xung đột tôn giáo,
xung đột vũ trang, tội phạm thế giới,..v..v, các vấn đề này không những không thuyên giảm mà
còn xảy ra với nhiều hình thức phức tạp và đáng báo động hơn. Những vấn nạn này đặt ra cho mỗi
quốc gia và các chủ thể quốc tế rằng cần có những góc nhìn khoa học và bao quát hơn về tình hình
thế giới hiện nay, bên cạnh đó đưa ra những giải pháp, những chủ trương, đường lối đúng đắn để
tiếp nhận và nắm bắt các cơ hội cũng như giải quyết triệt để các vấn nạn này và vượt qua mọi
thách thức. Nhìn lại 35 năm sau khi thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng Sản đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ và toàn
diện. Sự phát triển ngày càng hoàn thiện về hội nhập quốc tế đã giúp đất nước ta tiến nhanh và gần
nhất để đạt được nhiều thành tựu to lớn ấy, ngày càng khẳng định vị thế của mình trên trường quốc
tế đặc biệt là trong khu vực.
Với những điều trên có thể thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu về quan hệ quốc tế trong thời
buổi hiện đại hiện nay, các vấn đề về chính trị - quân sự, xã hội, an ninh,.. các hoạt động của hệ
thống quan hệ quốc tế vẫn còn diễn ra hết sức đa dạng và phức tạp đòi hỏi cần có những góc nhìn
và ý tưởng mang tính khoa học khái quát và bao quát nhất nhằm giải thích cho các hoạt động này
của hệ thống quốc tế. Vì vậy nên các lý thuyết trong chủ nghĩa quốc tế đóng vai trò rất quan trọng
trong việc diễn giải và phân tích thực tiễn các mối quan hệ quốc tế, tìm hiểu bản chất của quan hệ
quốc tế và bên cạnh đó cũng có thể định hướng và dự đoán tương lai. Việc ứng dụng lý thuyết
quan hệ quốc tế khá phổ biến ở các nước phát triển trong khi lại có phần hạn chế hơn ở các nước
đang phát triển. Nước ta cũng là một nước đang phát triển nên việc nghiên cứu các đề tài về lý
thuyết quan hệ quốc tế là rất cần thiết để hiểu rõ hơn về mọi mặt tình hình thế giới và khu vực,
củng cố môi trường ổn định, hòa bình nhờ đó phục vụ hiệu quả hơn cho công cuộc xây dựng, bảo
vệ và phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên thế giới đặc biệt là trong khu
vực. Bởi thế nên việc nghiên cứu đề tài về ba chủ nghĩa hiện thực, tự do và kiến tạo trong quan hệ
quốc tế cũng góp phần giúp chúng ta hiểu hơn về lý luận và thực tiễn, chính sách đối ngoại của thế
giới trong thời buổi hiện nay.

B. Nội dung:
I.Giới thiệu:
1.Khái quát chung:
Quan hệ quốc tế là một môn khoa học đa lĩnh vực, không chỉ nghiên cứu về chính trị mà còn ở
nhiều lĩnh vực như sự giao lưu về kinh tế - xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục,…của các quốc gia hoặc
giải quyết những vấn đề chung trên thế giới. Các lý thuyết quan hệ quốc tế cũng được hình thành
để lý giải cho những vấn đề chung đó. Lý thuyết quan hệ quốc tế là tập hợp quan điểm tương đối
bao quát, cách tiếp cận và góc nhìn riêng về quan hệ quốc tế trên cơ sở lý luận chung. Hệ thống
Quan hệ quốc tế là một trong những vấn đề nghiên cứu quan trọng bậc nhất của lý thuyết quan hệ
quốc tế. Chủ thể chính tham gia quan hệ quốc tế trước hết là các quốc gia, căn cứ vào những lợi
ích của quốc gia, dân tộc để xác định hành vi của mình trên vũ đài quốc tế... Ngoài ra, khi những
vấn đề chính trị xảy ra ngày một đa dạng và phức tạp, để đối phó với sự thách thức về tư duy này
các nhà lãnh đạo có xu hướng tìm hiểu về các lý thuyết kết hợp với việc tính đến các đặc điểm,
cấu trúc của hệ thống quan hệ quốc tế để xây dựng chính sách đối ngoại của mình.Tuy nhiên các
lý thuyết này xuất hiện không theo một trật tự nhất định mà dần được hình thành trên những quan
điểm riêng của các nhà nghiên cứu quốc tế, tiêu biểu là sự ra đời của ba chủ nghĩa quốc tế là chủ
nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự do ở những thời kì đầu tiên và sau này là chủ nghĩa kiến tạo. (Đào
Minh Hồng – Lê Hồng Hiệp (chủ biên), Sổ tay Thuật ngữ Quan hệ Quốc tế, (TPHCM: Khoa
QHQT – Đại học KHXH&NV TPHCM, 2013).
2.Mục đích:
Mặc dù hoàn cảnh ra đời và quan điểm lý luận của từng chủ nghĩa khác nhau và đôi khi có cả sự
đối lập nhưng chung quy lại cũng có chung những mục đích. Thứ nhất là mục đích khát quát, mô
tả thực tiễn tình trạng quan hệ quốc tế và thông qua thực tiễn tìm hiểu bản chất của quan hệ quốc
tế, coi lý thuyết là một phần thiết yếu không thể thiếu để cấu thành thực tế quan hệ quốc tế và
ngược lại thực tiễn cũng là cơ sở để hình thành nên các lý thuyết, nếu các lý thuyết đưa ra không
phù hợp với tình hình thực tiễn thì cũng không được công nhận mà bị xem là phi thực tiễn. Thứ
hai đó là mục đích giải thích các vấn đề xảy ra trong hệ thống quốc tế và dự đoán về tương lai của
các mối quan hệ, mỗi chủ nghĩa có một quan điểm khác nhau vì vậy việc giải thích các vấn đề này
cũng mang những chiều hướng trái ngược nhau nhưng mỗi lý thuyết lại có những mặt đúng riêng.
Bên cạnh đó việc phát hiện ra những quy luật không chỉ giúp giải thích mà còn giúp dự báo và
tiên đoán trước tương lai tình hình quan hệ quốc tế, đây là việc các nhà nghiên cứu lý thuyết cố
gắng hoàn thành . Tất cả các lý thuyết đều đưa ra dự báo về tương lai của các mối quan hệ thế
giới dựa trên góc nhìn của mình. Nhìn chung, tất cả các mục đích trên đều phục vụ cho một mục
đích cuối cùng đó là giúp các nhà lãnh đạo hay các quốc gia hoạch định ra những tư duy đúng đắn
, chính sách phù hợp để quyết định hành vi của mình một cách tối ưu nhất với tình hình quốc tế và
đem lại những cơ hội hay lợi ích cho quốc gia, dân tộc.
II. Các chủ nghĩa quan hệ quốc tế:
Bởi các mối quan hệ quốc tế tác động và chi phối quá lớn đối với cuộc sống và vận mệnh quốc
gia nên việc nghiên cứu về quan hệ quốc tế đã xuất hiện từ lâu. Những quan niệm lý luận và ý
tưởng đầu tiên được thành văn liên quan đến quan hệ quốc tế xuất hiện ở cả phương Tây và
phương Đông từ 400 - 500 năm trước Công nguyên. Tuy nhiên trước thế kỉ XX các lý thuyết chỉ
là những quan điểm mang tính riêng biệt chứ chưa có một lý thuyết quan hệ quốc tế nào được
hình thành một cách hệ thống có trật tự hay được công nhận, dù vậy nhưng đây cũng là tiền đề
cho sự ra đời của các chủ nghĩa và các lý thuyết quan hệ quốc tế sau này. Vậy bản chất và hình
thức hoạt động của các chủ nghĩa này ra sao và nó mang ý nghĩa như thế nào? Phần này sẽ đi vào
làm rõ các khía cạnh của ba chủ nghĩa tiêu biểu nhất trong quan hệ quốc tế: chủ nghĩa hiện thực,
tự do và kiến tạo.
1.Chủ nghĩa hiện thực: (Realism)
1.1 Khái quát: đây là một chủ nghĩa có lịch sử lâu đời nhất, là trào lưu nghệ thuật lấy hiện thực xã
hội và những vấn đề có thực của con người làm đối tượng trọng tâm để hình thành quan điểm lý
thuyết . Chủ nghĩa hiện thực hướng tới cung cấp cho con người những bức tranh chân thực, sống
động nhất về tình hình chính trị quốc tế, cuộc sống cũng như môi trường xã hội xung quanh.
Trường phái này xuất phát từ các tài liệu của Thucydides về cuộc chiến tranh Peloponnese.
Những nhân vật khác ảnh hưởng đến suy nghĩ hiện thực là nhà triết học người Ý Nicolo
Machiavelli vào thế kỷ XVI và nhà triết học người Anh Thomas Hobbles vào thế kỷ XVII. Chủ
nghĩa hiện thực xứng đáng có một sự xem xét cẩn thận vì thế giới quan của nó tiếp tục chỉ dẫn
nhiều tư duy về chính trị quốc tế.( Trương Minh Huy Vũ, 18/02/2015)
1.2. Các quan điểm lý thuyết:

Chủ nghĩa hiện thực xoay quanh những giả định chính sau: thứ nhất, hệ thống quốc tế là vô chính
phủ, không có một siêu chính phủ hay một thẩm quyền chính trị nào cao nhất đứng đầu các quốc
gia và có quyền quyết định các hoạt động trong quan hệ giữa các nước mà mỗi Nhà nước phải tự
xem xét và đưa ra những chính sách phù hợp để ổn định tình hình trong và ngoài nước, do đó
quốc gia, dân tộc được xem là chủ thể chính và gần như là duy nhất trong lý thuyết chủ nghĩa hiện
thực trong khi các chủ thể khác như các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các công ty đa
quốc gia, các nhóm hay các cá nhân không có vai trò đáng kể., các quốc gia coi sự hợp tác chỉ
mang tính tương đối chứ không tuyệt đối, không có một liên minh nào tồn tại bền vững, đây cũng
là một hạn chế của trường phái này. Thứ hai, vấn đề quyền lực được đề cao hơn bao giờ hết, chủ
nghĩa hiện thực quan niệm quyền lực là công cụ thiết yếu để đảm bảo an ninh và sự tồn tại của
mỗi quốc gia trong hệ thống thông qua việc cố gắng giành được càng nhiều nguồn lực càng tốt, và
sức mạnh quân sự được xem là chìa khóa tối ưu, mạnh mẽ và đáng tin cậy nhất. Các quốc gia đặc
biệt là các nước lớn có xu hướng muốn theo đuổi, phát triển lợi ích riêng của họ nên mục tiêu to
lớn là nâng cao quyền lực cho đất nước, biểu trưng qua sức mạnh quân sự, từ đó tình hình thế giới
luôn trong tình thế cạnh tranh, đối đầu căng thẳng (nhiều trường hợp dưới hình thức chiến tranh,
xâm lược, xung đột vũ trang). Bên cạnh những nước lớn thì các nước yếu hơn cũng nhận ra được
những bất an, các mối nguy hiểm tiềm tàng khi các nước lớn phát triển và bành trướng như vậy
nên buộc họ cũng phải chạy đua nâng cao quyền lực nhằm đảm bảo an ninh của mình không bị đe
dọa. Tuy nhiên cuộc chạy đua tranh giành quyền lực dẫn tới việc các quốc gia đối mặt với một
"thế lưỡng nan về an ninh”.

2. Chủ nghĩa tự do (Liberalism):


2.1 Khái quát: Cùng với chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự do cũng được xem là một trường phái
chủ nghĩa có tầm ảnh hưởng lớn trong quan hệ quốc tế, Lý thuyết về quan hệ quốc tế này chủ yếu
xuất hiện sau Chiến tranh thế giới thứ nhất khi các nhà phân tích nhận ra rằng cần có nhu cầu cấp
thiết phải điều chỉnh các quan hệ quốc tế để hạn chế số lượng các cuộc chiến tranh nổ ra trên toàn
thế giới. Xuất hiện từ thời kỳ cải cách tôn giáo thế kỷ 16 ở Châu Âu, Lý thuyết này đã trở nên phổ
biến thông qua một số nhân vật nổi tiếng của công chúng như Woodrow Wilson và Norman
Angell, những người này đã nhận thấy sự tiêu cực và sự vô ích của các cuộc chiến tranh và muốn
nhấn mạnh đến sự hợp tác lẫn nhau vì lợi ích chung, hướng đến một nền hòa bình thế giới.
2.2 Các quan điểm lý thuyết:
Theo đó, hệ thống quốc tế dưới góc nhìn của các nhà tự do là một hệ thống thỏa thuận giữa các lực
lượng bắt nguồn từ nội tại mỗi quốc gia. Chủ nghĩa tự do cho rằng quan hệ quốc tế là đa chủ thể,
ngoài Nhà nước ra còn rất nhiều các chủ thể có tầm ảnh hưởng trong quan hệ quốc tế như các tổ
chức phi quốc gia, tổ chức quốc tế,… hướng đến sự hợp tác và hòa bình giữa các quốc gia, vì lợi
ích chung và riêng của mỗi nước vì vậy nên quyền lực quân sự không phải là duy nhất và các
quyền lực về kinh tế xã hội văn hóa giáo dục,... cũng ành hưởng và chi phối rất nhiều đến quan hệ
quốc tế. Trường phái này còn đề cao các quyền tự nhiên của con người, cho rằng bản chất của con
người là lạc quan và có thể có sự đồng thuận và hòa hợp với nhau để tạo nên một môi trường hòa
bình hợp tác lâu dài vì lợi ích chung thay vì cạnh tranh đối đầu căng thẳng thông qua các thể chế
quốc tế . Khác với chủ nghĩa hiện thực vốn nhấn mạnh khía cạnh ích kỷ, xấu xa của bản chất con
người và cho rằng quan hệ quốc tế là một trò chơi có tổng bằng không (zero- sum) .Theo đó,
trong nội bộ các quốc gia, chủ nghĩa tự do khẳng định rằng Nhà nước cần tôn trọng và bảo vệ
quyền tự do của các cá nhân, đặc biệt là các quyền tự do dân sự của tất cả các công dân( bảo vệ và
ưu tiên tự do cá nhân cho toàn thể công dân bình đẳng trước pháp luật. Trong đó có sự đối xử
bình đẳng tất cả các công dân, không phân biệt chủng tộc, giới tính, và tầng lớp. Những người
theo chủ nghĩa tự do còn mâu thuẫn về việc các quyền tích cực của công dân, chẳng hạn quyền
được cung cấp thức ăn, nơi ở, và giáo dục, nên được đưa vào quyền dân sự ) đồng thời hạn chế sự
can thiệp của Nhà nước vào các hoạt động đời sống khác của con người đặc biệt là kinh tế, tự do
trao đổi tư tưởng, một nền kinh tế thị trường hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân tự do, và một hệ thống
chính phủ minh bạch trong đó các quyền của công dân được bảo vệ. Trong xã hội hiện đại, người
theo chủ nghĩa tự do ủng hộ một nền dân chủ tự do có bầu cử công bằng và công khai mà mọi
công dân đều được hưởng quyền bình đẳng trước pháp luật và có cơ hội phát triển như nhau. Với
các quan hệ ngoài nước thì chủ nghĩa tự do đề cao vai trò của các cá nhân, tổ chức với tư cách là
các tác nhân trong quan hệ quốc tế bên cạnh Nhà nước. Bên cạnh đó nữa, khác với chủ nghĩa hiện
thực, chủ nghĩa tự do khẳng định vẫn có thể diễn ra sự hợp tác chặt chẽ giữa các chủ thể quan hệ
quốc tế ngay cả trong môi trường vô chính phủ, điều này sẽ làm suy giảm đáng kể xung đột diễn
ra và nguy cơ xuất hiện những cuộc chiến tranh phức tạp. Các tổ chức quốc tế là một trong những
chủ thể có vai trò khá đáng kể trong việc tăng cường sự hợp tác hòa thuận giữa các quốc gia, khu
vực thông qua những quy chế, thể chế tiến bộ ràng buộc và khuyến khích các quốc gia bỏ qua
những mục đích mưu cầu riêng, quan tâm hơn tới lợi ích chung của cả thế giới. Mỗi nước nên
tham gia vào một số tổ chức quốc tế hoặc tổ chức phi chính phủ nào cảm thấy phù hợp với tình
hình thực tiễn trong và ngoài của quốc gia đó, điều đó góp phần rất lớn trong việc thúc đẩy hòa
bình, quản lí hiệu quả các xung đột và xây dựng một thế giới tiến bộ. Chủ nghĩa tự do nói thêm
rằng sự hợp tác lẫn nhau dẫn đến sự phụ thuộc lẫn nhau là điều kiện tiên quyết để tránh các vấn đề
gây tranh cãi và đạt được hòa bình. (Theo Thuật ngữ Quan hệ quốc tế, Đại học Quốc gia
TP.HCM, NXB Chính trị Quốc gia sự thật, 18/10/2019)

3. Chủ nghĩa kiến tạo (Constructivism):


3.1. Khái quát:
Chiến tranh Lạnh - cái kết mà cả chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa hiện thực chưa thể hiện được vai
trò quan trọng trong dự báo và gặp nhiều khó khăn khi lý giải thì thuyết kiến tạo lại có cơ hội phát
triển luận điểm của mình: coi trọng những cuộc tranh luận về tư tưởng và hoàn cảnh cũng như
nhận thức của mỗi quốc gia khác nhau là nền tảng quan trọng tác động đến diễn biến đời sống
chính trị quốc tế..
Thuyết kiến tạo là một lý thuyết quan trọng để phân tích các mối quan hệ quốc tế và Alexander
Wendt được coi là một trong những người tiên phong ủng hộ thuyết này nhất. Trong suốt những
năm 80 và 90, thuyết kiến tạo đã trở thành một động lực chính khi phân tích các mối quan hệ
quốc tế. Theo Alexander Wendt, các mối quan hệ quốc tế được quyết định nhiều hơn bởi những ý
tưởng được chia sẻ hơn là những lợi ích vật chất. Mặc dù thuyết kiến tạo là một lý thuyết riêng
biệt về quan hệ quốc tế, nhưng nó không nhất thiết mâu thuẫn với chủ nghĩa hiện thực và chủ
nghĩa tự do. Thuyết kiến tạo thiên về lý thuyết xã hội giải thích hành động của các quốc gia và các
tác nhân thuộc các quốc gia này.
3.2 Các quan điểm lí thuyết:
Chủ nghĩa kiến tạo thường nhấn mạnh đến tính chủ quan có tính duy tâm khi cho rằng bản chất
của các phần tử không phải có sẵn mà do con người kiến tạo nên về mặt xã hội tư tưởng và tri
thức giúp cấu thành thực tại xã hội tri thức định hình các chủ thể giải thích và xây dựng hiện thực
xã hội . Chủ nghĩa kiến tạo cho rằng bản sắc, các chuẩn tắc, niềm tin và các giá trị đạo đức cũng
mang tính cấu trúc và tạo nên ảnh hưởng mạnh mẽ lên các hoạt động chính trị – xã hội. Theo các
nhà kiến tạo, mỗi quốc gia có một bản sắc quốc gia, hay cách quốc gia đó nhận thức về bản thân
mình, và bản sắc quốc gia này giúp định hình các mục tiêu mà quốc gia đó theo đuổi, như an ninh,
chính sách đối ngoại hay phát triển triển kinh tế. Tuy nhiên cách thức mà các quốc gia hiện thực
hóa các mục tiêu này như thế nào lại phụ thuộc vào bản sắc xã hội, hay là cách các quốc gia nhận
thức về bản thân mình trong mối quan hệ với các quốc gia khác trong xã hội quốc tế. Những bản
sắc xã hội, dân tộc của các quốc gia quyết định các chủ thể đó sẽ hợp tác hay là xung đột với
nhau. Từ những bản sắc và nhận thức riêng đó mà các quốc gia đưa ra được đâu là lợi ích quốc
gia của mình và phát triển các lĩnh vực chính trị-quân sự, kinh tế- xã hội- văn hóa theo những suy
nghĩ đó . Chủ nghĩa kiến tạo nhấn mạnh chủ thể chính là các cá nhân, coi trọng các nhận thức của
con người. Những cá nhân và tổ chức có thể đạt được quyền lực nếu họ có thể thuyết phục phía
bên kia công nhận những quan điểm và tư tưởng của họ, thuyết phục các chủ thể thực hiện đúng
các quy chế và thể chế đề ra. Chủ nghĩa kiến tạo cho rằng quá trình hình thành thể chế quốc tế
phụ thuộc vào nhận thức của các quốc gia về các vấn đề của quốc tế từ đó hình thành nên những
trải nghiệm chung, hành động giữa các quốc gia trong việc giải quyết các vấn đề này. Nếu có
những điểm chung về nhận thức các vấn đề quốc tế được hình thành giữa các quốc gia thì họ có
xu hướng hợp tác và dễ dàng có những thỏa thuận với nhau. Bên cạnh đó nếu có một khoảng cách
khác biệt, các quốc gia sẽ tăng cường sự tìm tòi và hiểu biết những khác biệt về văn hóa -xã hội
của nhau trong khu vực thông qua trao đổi thông tin và tham vấn với các chính phủ các nước,
tăng cường đàm phán tạo dựng một dường lối chính sách chung, hợp tác giữa các quốc gia có cảm
nhận chung về khu vực sẽ có tính hiệu quả và thành công cao hơn. Trường phái này cũng phê
phán về việc giải thích nhân- quả, cho rằng điều kiện quan trọng hơn nguyên nhân. (Phạm Thủy
Tiên, 01/03/2015)
Bảng so sánh ba chủ nghĩa

Tiêu chí Chủ nghĩa hiện thực Chủ nghĩa tự do Chủ nghĩa kiến tạo

Chủ thể Quốc gia Quốc gia, các tổ chức Cá nhân, tổ chức,
phi quốc gia, tổ chức quốc gia, giới tinh
quốc tế, công ti xuyên hoa…
quốc gia,..
Bản chất Bản chất con người là Bản chất con người là Chính trị, quyền lực
ích kỉ vị tha không phải tự nhiên
có mà có thể thay đổi
bởi con người qua
thực tiễn
Động cơ dẫn đến Tối đa hóa quyền lực, Các chủ thể coi trọng Nhấn mạnh ý thức,
hành vi coi trọng lợi ích quốc lợi ích chung của suy nghĩ, bản sắc
gia nhau, có thể diễn ra riêng của từng chủ thể
sự hợp tác, hòa bình

Quan niệm về môi Tình trạng vô chính Có các thể chế về Không đề cao hợp tác
trường an ninh, hợp phủ, nâng cao quyền kinh tế, thương mại, nhưng nhấn mạnh về
tác lực bằng quân sự vì … coi trọng sự hợp an ninh toàn cầu, chia
lợi ích riêng, hợp tác tác phát triển hòa bình sẻ lợi ích, bản sắc văn
liên minh chỉ là tạm trên mọi lĩnh vực hóa.
thời không chỉ quân sự
Học thuyết gia Thomas Hobbes Moravcsik Alexander Wendt
Niccolò Machiavelli Imanuel Kant Richard K. Ashley
Thucydides Woodrow Wilson Friedrich Kratochwil
Machiavelli David Mytrany John Ruggie

(Nguyễn Thị Minh, Hà Nội 2013)


II.Cơ sở thực tiễn, một số ví dụ:
1.Quan hệ Trung-Mỹ:
Quan hệ Trung - Mỹ đã và đang là một trong những mối quan hệ quốc tế nổi bật nhất thế giới. Mối
quan hệ này đã được hình thành từ lâu và luôn trở thành tâm điểm của quốc tế bởi tính chất phức
tạp của nó. Giai đoạn 1949 -1971 là thời kì đỉnh cao căng thẳng của quan hệ hai nước đặc biệt là
dưới thời Tổng thống John F. Kennedy (1961-1963). Mặc dù có sự chuyển biến thành hợp tác
giữa hai quốc gia nhưng nhìn chung xu hướng của mối quan hệ này vẫn là cạnh tranh, xung đột.
Điều này càng chứng minh các lý thuyết chủ nghĩa hiện thực đưa ra là đúng đắn. Cả Trung và Mỹ
đều xem nhau là kẻ thù và liên tục đề ra những chính sách để thâu tóm quyền lực về phía mình
nhằm đạt được những mục đích toan tính riêng, và công cụ chủ yếu dùng để thực hiện thành công
các chính sách đó chính là phát triển sức mạnh quân sự, lúc này quân sự được xem là “bộ mặt”
của mỗi quốc gia, điều này là chính xác với quan điểm của chủ nghĩa hiện thực. Mãi đến sau này
sự hợp tác chỉ bắt đầu xuất hiện từ khi quan hệ giữa Trung Quốc và Liên Xô tan rã khi cả Trung
Quốc và Mỹ lúc ấy đều xác định có chung một “kẻ thù” là Liên Xô, sự kiện dần hé lộ cho sự xuất
hiện của chủ nghĩa tự do trong mối quan hệ giữa hai nước này. Theo đó, chủ nghĩa tự do đề cao
sự hợp tác giữa các quốc gia để giảm bớt những xung đột căng thẳng, hướng đến một nền hòa
bình. Tuy nhiên, sự hợp tác này lại dựa trên sự toan tính riêng cũng về tranh giành quyền lực ảnh
hưởng giữa liên minh Trung- Mỹ và phía bên kia là Liên Xô. Chúng ta sẽ xét đến lý thuyết của
chủ nghĩa kiến tạo trong mối quan hệ này, trong suốt chiều dài lịch sử đến nay mặc dù mối quan
hệ Trung-Mỹ diễn ra ngày càng phức tạp nhưng điều này không phải do tự nhiên mà có. Để có thể
hình thành nên những quyết định là sẽ cạnh tranh hay hợp tác với nhau mỗi chủ thể đều phải căn
cứ vào nội bộ của riêng từng nước, theo đó hai quốc gia là hai bản sắc riêng biệt nhau, có những
nhận thức khác nhau về tình hình thực tiễn ví dụ Trung Quốc coi mối quan hệ với Mĩ là xuyên
suốt từ đó liên tục đề ra những chính sách đối phó với Mỹ, đối diện với việc tổng thống Joe Biden
mời Đài Loan dự hội nghị thượng đỉnh dân chủ giữa thời điểm mối quan hệ Trung-Đài đang rối
ren, Trung Quốc đã có những phản ứng hết sức gay gắt, điều này làm tăng thêm căng thẳng cho
mối quan hệ vừa được hạ nhiệt. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã lên
tiếng phát biểu nêu rõ yêu cầu Mỹ "ngừng cấu kết với những người ly khai đòi độc lập" ở Đài
Loan. Thời gian gần đây hai nước có xu hướng hình thành mối quan hệ giữa các nước lớn theo
nguyên tắc giảm bớt xung đột, tôn trọng lẫn nhau và ngày càng có nhiều sự hợp tác hơn. Mặc dù
mâu thuẫn về các phương hướng chiến lược về chính trị nhưng cả hai quốc gia đều cần nhau ở các
mặt khác như kinh tế, an ninh, văn hóa, xã hội,…vì mối quan hệ này luôn tác động và chi phối rất
lớn đến tình hình của cả thế giới. Qua những phân tích trên có thể thấy ở đây không có một chủ
nghĩa nào giải thích được triệt để và cho thấy sự đúng đắn tuyệt đối của mình về vấn đề quan hệ
Trung-Mỹ mà chúng là các mảnh ghép đan xen và bù trừ lẫn nhau. (Ánh Ngọc, Thứ năm,
25/11/2021)
2. Khủng hoảng tên lửa Cuba:
Chủ nghĩa hiện thực: Allison sử dụng cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1963 làm ví dụ, trong
đó Hoa Kỳ và Liên Xô gần như giáng đòn vào nỗ lực của Liên Xô trong việc đưa tên lửa vũ trang
hạt nhân vào Cuba, để giải thích các yếu tố khác có thể giải thích tại sao các quốc gia lại hành xử
theo cách họ làm. Allison gợi ý hai mô hình khác.. Vì vậy, ví dụ, một trong những cách mà các
quan chức Hoa Kỳ có thể phát hiện ra rằng Liên Xô đang xây dựng các địa điểm đặt tên lửa là do
thám từ trên không và các bức ảnh vệ tinh của các địa điểm đó. Mặc dù thực tế là Liên Xô đang cố
gắng giữ bí mật về tên lửa, để chúng có thể được thiết lập và sẵn sàng hoạt động nếu Liên Xô phải
đối đầu với Mỹ, các địa điểm mà họ đang xây dựng trông giống như tất cả các địa điểm đặt tên lửa
của Liên Xô họ đã từng xây dựng. Các quan chức có thể phát hiện ra rằng Liên Xô đang xây dựng
các địa điểm đặt tên lửa là nhờ trinh sát trên không và ảnh vệ tinh của các địa điểm này. Mặc dù
thực tế là Liên Xô đang cố gắng giữ bí mật về tên lửa, để chúng có thể được thiết lập và sẵn sàng
hoạt động nếu Liên Xô phải đối đầu với Mỹ, các địa điểm mà họ đang xây dựng trông giống như
tất cả các địa điểm đặt tên lửa của Liên Xô họ đã từng xây dựng. Trong chính phủ chính trị mô
hình, các cuộc đấu tranh chính trị nội bộ có thể dẫn đến các quyết định mà ít nhất có thể bị nghi
ngờ. Trong trường hợp này, Tổng thống Liên Xô Nikita Khruschev có thể đã bị các thế lực chính
trị nội bộ thúc đẩy đưa tên lửa vào Cuba. Tổng thống John F. Kennedy phải đối mặt với áp lực nội
bộ về các cuộc không kích vào các địa điểm của Liên Xô ở Cuba, nhưng đã chống lại chúng.Cuối
cùng, hai bên đã có thể thương lượng để thoát khỏi bế tắc và rút ngắn luận điệu. Liên Xô rút tên
lửa ra khỏi Cuba; Mỹ đã rút tên lửa ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ - giống như Cuba cho Mỹ, ngay trước
ngưỡng cửa của Liên Xô - và hứa sẽ không xâm lược Cuba. Điều cũng hữu ích và thú vị về công
trình của Allison là nó cho thấy cách sử dụng các lý thuyết khác nhau cùng nhau có thể giải thích
tại sao các quốc gia lại hành xử theo cách họ làm. Đặt tên lửa ở Thổ Nhĩ Kỳ và Cuba là một cách
tiếp cận thực tế đối với các vấn đề quốc tế. Quan điểm kiến tạo có thể cho chúng ta biết tại sao mọi
thứ lại diễn ra theo cách họ đã làm: Văn hóa vàchính trịcủa Mỹ và Liên Xô đã khiến họ đưa ra
quyết định và phản ứng lại các quyết định của nhau, theo những cách không thể được coi là hoàn
toàn hợp lý. Và, cuối cùng, giải pháp đến từ một cách tiếp cận chính sách có phần tự do: Ngồi
xuống, nói chuyện, đạt được thỏa thuận và rút lui khỏi bờ vực. Mặc dù trong nhiều thập kỷ tiếp
theo, nơi đặt tên lửa trở nên ít vấn đề hơn, vì mỗi bên đều phát triển vũ khí có thể tấn công bất kỳ
vị trí nào trên thế giới từ bất kỳ nơi nào khác, bất chấp tất cả các loại vũ khí, không ai bắn một phát
nào. Bất chấp hơn 5 thập kỷ căng thẳng về hạt nhân, các mối đe dọa và sự xây dựng quân sự, thế
giới đã thất bại trong việc tự nổ tung.

3. 'Miếng thịt kẹp' Bhutan giữa hai ông lớn Ấn Độ và Trung Quốc:
Bhutan là một quốc gia có diện tích bé hơn rất nhiều so với hai “anh hàng xóm” Ấn Độ và Trung
Quốc. Nổi tiếng với tên gọi “quốc gia hạnh phúc nhất thế giới” nhưng sự thật là họ luôn phải đối
mặt với những nguy hiểm gây nên bởi hai cường quốc lớn bên cạnh, vì là quốc gia nhỏ kẹp giữa
nên nghiễm nhiên lại trở thành đồ chơi trong cuộc đấu tranh chính trị giữa một bên là Ấn Độ, bên
còn lại chính là Trung Quốc, họ luôn phải ở trong tình thế “tiến thoái lưỡng nan”. Bên cạnh đó,
Trung Quốc luôn có mong muốn biến Bhutan thành một phần lãnh thổ nên liên tục có những hành
động bành trướng quyền lực của mình, can thiệp quân sự đến lãnh thổ Bhutan cụ thể như việc
công binh Trung Quốc đổ dồn về Doklam, vốn đang là đối tượng tranh chấp giữa Bhutan và
Trung Quốc vào năm 2017,… đây là một minh chứng cho quan điểm lòng tham của các quốc gia
muốn giành nhiều quyền lực về tay mình bằng xung đột về quân sự của chủ nghĩa hiện thực. Điều
này khiến Bhutan là một nước nhỏ muốn tồn tại một cách ổn định bắt buộc phải liên minh với một
quốc gia khác, và sự lựa chọn tối ưu nhất ở đây chính là Ấn Độ. Từ đây lại xuất hiện các quan
điểm của hai chủ nghĩa tự do và kiến tạo, cũng bởi có sự tương đồng và gần gũi về tôn giáo, dân
tộc và văn hóa với nhau và đều có chung một kẻ thù là Trung Quốc nên hai nước này rất dễ dàng
đi đến hợp tác và trở thành liên minh chặt chẽ. Ấn Độ luôn là đối tượng hợp tác bền vững và tin
cậy của Bhutan trong khi đó lại không có bất kì sự hợp tác nào giữa Bhutan và Trung Quốc,
“quốc gia hạnh phúc nhất thế giới” này luôn phải dè chừng và đối phó với mọi thủ đoạn của
Trung Quốc.

4.Mexico và cuộc chiến ma túy:


Hãy xem xét những quan điểm này bằng cách sử dụng Mexico làm ví dụ. Vấn đề chính sách đối
ngoại của Mexico đặc biệt gắn bó với Hoa Kỳ. Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn nhất của
Mexico, và chính sách ma túy của Hoa Kỳ đã giúp dẫn dắt chính phủ Mexico vào một cuộc chiến
diễn ra với các trùm ma túy. Điều đó tự nó đặt ra một câu hỏi: Tại sao Mexico vẫn kiên trì chiến
đấu trong cuộc chiến chống ma túy khi tiêu thụ ma túy là một vấn đề ảnh hưởng lớn đến với Hoa
Kỳ và Mexico? Từ quan điểm hiện thực, Mexico không có khả năng xảy ra chiến tranh với Mỹ, vì
vậy hợp tác với Mỹ dường như là một giải pháp thay thế khả quan hơn nhiều. Do nền kinh tế tổng
thể của Mexico quá phụ thuộc vào việc kinh doanh hàng hóa đến và đi từ Mỹ, nên Mexico sẽ làm
những gì có thể để bảo vệ và duy trì mối quan hệ thương mại cởi mở giữa hai quốc gia. Một quan
điểm của chủ nghĩa tự do gợi ý rằng Mexico gây áp lực lên Mỹ để giải quyết vấn đề tiêu thụ của
chính họ, đồng thời tiếp tục nỗ lực lôi kéo các ông trùm ma túy. Một cách tiếp cận của chủ nghĩa
kiến tạo cho rằng vấn đề thực sự của Mexico là nghèo đói và sự chênh lệch giàu nghèo trong nước
và các nhà lãnh đạo của Mexico có thể và nên đưa ra những lựa chọn khác với những gì mà chủ
nghĩa hiện thực hoặc chủ nghĩa tự do có thể đề xuất.
C.Kết luận:

Hệ thống thế giới và các mối quan hệ quốc tế luôn là những vấn đề nóng hổi khi nói đến vai trò
của các chủ thể quốc gia, Nhà nước. Trước các thách thức đặt ra ngày càng phức tạp của tình hình
thế giới, nếu chỉ nhìn nhận theo góc độ của một chủ nghĩa hiện thực, tự do hay kiến tạo đều không
thể lý giải đầy đủ được các vấn đề trong quan hệ quốc tế. Có thể thấy ở mỗi ví dụ lý thuyết của cả
ba chủ nghĩa này đều phân tích được thực tiễn một cách có lý, mỗi chủ nghĩa chỉ giải thích đúng
một phần của quan hệ quốc tế. Bên cạnh đó khi trải qua các cuộc tranh luận giữa Chủ nghĩa Hiện
thực và Chủ nghĩa Tự do những khiếm khuyết đã dần được chỉ ra đã góp phần đóng góp đáng kể
cho sự phát triển lý thuyết quan hệ quốc tế thúc đẩy sự thay đổi giữa hai lý thuyết này , điều chỉnh
và bổ sung để hình thành hai trường phái mới là Chủ nghĩa Hiện thực Mới và Chủ nghĩa Tự do
Mới. Chủ nghĩa hiện thực, giả định cuộc đấu tranh liên tục giữa các quốc gia là quan trọng nhất
và chủ nghĩa tự do lại kết luận một điều rất ngược lại là khả năng của các mối quan hệ hòa bình
và công bằng là rất có thể. Cho đến nay, hai trường phái này đã trở thành các trường phái chính
trong quan hệ quốc tế và vẫn tiếp tục có ảnh hưởng nhiều trong thực tiễn. Một đóng góp quan
trọng khác là cuộc tranh luận đã thúc đẩy sự ra đời của nhiều lý thuyết quan hệ quốc tế mới và sự
xuất hiện của chủ nghĩa kiến tạo. Về lý thuyết, thuyết kiến tạo xã hội đưa ra lời giải thích chi tiết
và chính xác hơn về chiến tranh không chỉ so với chủ nghĩa hiện thực mà còn với chủ nghĩa tự do.
Chủ nghĩa kiến tạo tập trung vào các yếu tố xã hội và tầm quan trọng của các ý tưởng cho phép nó
giải quyết các vấn đề thậm chí không thuộc phạm vi của chủ nghĩa hiện thực hay chủ nghĩa tự do.
Tính ưu việt của chủ nghĩa kiến tạo được biểu hiện qua việc bằng những ý tưởng và quan niệm có
thể nhìn bao quát và có thể giải thích chủ nghĩa hiện thực, trong khi chủ nghĩa hiện thực không có
khả năng ngược lại. Và những lý thuyết đúng đắn của cả ba chủ nghĩa này bên cạnh những
khuyết điểm của từng chủ nghĩa đã chứng minh ba chủ nghĩa này là các mảnh ghép hoàn hảo cho
nhau và có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Khi có sự phối hợp của cả ba trường phái này sẽ khiến
việc phân tích và giải thích các vấn đề quan hệ quốc tế không còn là những thách thức lớn nữa.
(Phạm Văn Min - Nghiên cứu Quốc tế số 3 (90) 9/2012)

Tài liệu tham khảo:

(Đào Minh Hồng, 2013)


http://nghiencuuquocte.org/2014/06/05/ly-thuyet-chinh-tri-the-gioi/
Báo đời sống
https://vi.strephonsays.com/liberalism-and-vs-constructivism-12377
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9a_t%E1%BB%B1_do#Quy
%E1%BB%81n_t%E1%BB%B1_nhi%C3%AAn_v%C3%A0_ch%E1%BB%A7_ngh
%C4%A9a_th%E1%BB%B1c_d%E1%BB%A5ng
https://moj.gov.vn/tttp/tintuc/Pages/thuong-mai-tai-chinh.aspx?ItemID=5
Đại học Duy Tân Khoa Lý Luận Chính Trị - Một số lý thuyết về nghiên cứu quan hệ quốc tế -
10/05/2021
https://kmacle.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn/106/1191/mot-so-ly-thuyet-ve-nghien-cuu-
quan-he-quoc-te
Ánh Ngọc -Mời Đài Loan dự hội nghị, Mỹ tăng thách thức Trung Quốc- Thứ năm, 25/11/2021
https://vnexpress.net/moi-dai-loan-du-hoi-nghi-my-tang-thach-thuc-trung-quoc-4394259.html
PGS.TS Nguyễn Vũ Tùng - Giám đốc Học viện Ngoại giao- Những thuận lợi, khó khăn và những
vấn đề đặt ra trong xử lý mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và chủ động tích cực hội nhập quốc tế
đối với nước ta trong thời gian tới -14/09/2018
http://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/nhung-thuan-loi-kho-khan-va-nhung-van-de-dat-ra-trong-
xu-ly-moi-quan-he-giua-doc-lap-tu-chu-va-chu-dong-tich-cuc-hoi-nhap-quoc-te-doi-voi-nuoc-ta-
trong-thoi-gian-toi.html
Phạm Văn Min - Nghiên cứu Quốc tế số 3 (90) 9/2012: 131-149 - BẢN SẮC CHUNG VÀ HỢP
TÁC KHU VỰC ĐÔNG Á: CÁCH TIẾP CẬN CỦA CHỦ NGHĨA KIẾN TẠO
http://tailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Upload/Collection/brief/
brief_39352_42891_1102013928523033.pdf

You might also like