You are on page 1of 7

VẤN ĐỀ ÔN TẬP HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

(HÌNH THỨC THI TRỰC TIẾP)

PHẦN TỰ LUẬN
Chương 1:
1. Nội dung vấn đề cơ bản của triết học. Ý nghĩa của việc giải quyết vấn đề
này trong lịch sử triết học.
2. Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan. Ý nghĩa của việc nghiên
cứu triết học đối với bản thân.
3. Các hình thức cơ bản của phép biện chứng. Vai trò của phép biện chứng
duy vật trong nhận thức khoa học và hoạt động thực tiễn.
Chương 2:
1. Vận động và các hình thức vận động cơ bản của vật chất, c á c ví dụ
minh họa; vận động và đứng im, ví dụ minh hoạ.
2. Nguồn gốc tự nhiên của ý thức, phân biệt phản ánh của ý thức với các
hình thức phản ánh khác của thế giới vật chất.
3. Nguồn gốc xã hội của ý thức. Ý nghĩa thực tiễn của vấn đề này.
4. Bản chất của ý thức. Cho ví dụ.
5. Kết cấu của ý thức theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Tại sao tri thức giữ vai trò quyết định trong kết cấu đó?
6. Trí tuệ nhân tạo. Trí tuệ nhân tạo có thể thay thể được con người hay
không?
7. Nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Ý nghĩa phương pháp luận
và liên hệ với sự nghiệp đổi mới đất nước của Việt Nam hiện nay. Hoặc liên hệ
với quá trình học tập của sinh viên.
8. Nội dung nguyên lý về sự phát triển. Ý nghĩa phương pháp luận trong
công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Hoặc liên hệ với việc xây dựng kế hoạch học
tập của sinh viên.
9. Cặp phạm trù cái chung - cái riêng. Ý nghĩa phương pháp luận. Liên
hệ với quá trình hội nhập của nước ta.
10. Cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả. Ý nghĩa phương pháp luận và
liên hệ với việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
11. Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những sự thay đổi về chất
và ngược lại. Ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ với công cuộc đổi mới ở
Việt Nam và quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên.

12. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Ý n g h ĩ a
p h ư ơ n g pháp luận. Liên hệ các mâu thuẫn trong xã hội hiện nay.

13. Quy luật phủ định của phủ định. Ý nghĩa phương pháp luận. Vận dụng
vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay.

Chương 3:

1. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất. Vận dụng lý luận này vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam.

2. Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội. Ý
nghĩa của lý luận này ở Việt Nam.

3. Khái niệm hình thái kinh tế - xã hội. Phân tích kết cấu của hình thái kinh
tế - xã hội. Làm rõ vai trò của từng yếu tố.
4. Khái niệm giai cấp. Kết cấu của giai cấp. Ý nghĩa của việc phân tích kết
cấu xã hội giai cấp.
5. Các hình thức đấu tranh giai cấp khi chưa giành được chính quyền.
6. Các hình thức đấu tranh giai cấp khi đã giành được chính quyền (trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội). Liên hệ với Việt Nam.
7. Khái niệm tồn tại xã hội. Kết cấu của tồn tại xã hội và mối quan hệ biện
chứng giữa các yếu tố trong kết cấu đó. Liên hệ vấn đề này vào thực tiễn.
8. Khái niệm ý thức xã hội. Kết cấu của ý thức xã hội (phân biệt tâm lý xã
hội và hệ tư tưởng; ý thức thông thường; ý thức lý luận).
9. Nguyên nhân lạc hậu của ý thức xã hội.
10. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội. Vận dụng để nhận thức vai trò
của đổi mới tư duy và xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
11. Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Vận dụng
để giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần
trong phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề thực tiễn xã hội.
12. Quan niệm của triết học Mác - Lênin về con người. Quan niệm này đã
khắc phục được những hạn chế của các nhà triết học trước đó như thế nào?

13. Quan niệm của triết học Mác - Lênin ve bản chất con người. Ý nghĩa
của nó đối với phát triển con người Việt Nam toàn diện đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Liên hệ với việc rèn luyện phẩm
chất tư cách đạo đức và lối sống của sinh viên trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

14. Mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân và xã hội. Ý nghĩa của vấn đề
này trong thực tiễn.
15. Khái niệm, vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử. Liên hệ thực
tiễn cách mạng Việt Nam.

PHẦN TRẮC NGHIỆM


Chương 1:
1. Nguồn gốc dẫn tới sự ra đời của triết học là gì?
2. Triết học theo quan niệm của Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp – La Mã cổ đại
là gì?
5. Triết học theo quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin là gì?
6. Triết học phương Đông thường bàn về vấn đề gì?
7. Triết học Phương Tây thời cổ đại thường gắn liền với vấn đề gì?
8. Đối tượng nghiên cứu của triết học thời Trung cổ là gì?
9. Nhà triết học cuối cùng nào trong lịch sử có tư tưởng muốn triết học của
mình là khoa học của các khoa học?
10. Triết học nào đã chấm dứt tham vọng “coi triết học là khoa học của các
khoa học”.
11. Đối tượng của triết học Mác – Lênin là gì?
12. Vấn đề cơ bản của triết học là gì? có mấy mặt?
13. Có mấy trường phải triết học cơ bản?
14. Thế giới quan là gì? các thành phần của thế giới quan? Thành phần nào
quan trọng nhất?
15. Các hình thức thế giới quan? Thế giới quan nào thấp nhất, cao nhất?
16. Triết học có phải là là hạt nhân lý luận thế giới quan hay không?
17. Thế giới quan duy vật biện chứng là gì?
18. Chủ nghĩa duy tâm khách quan là gì? Chủ nghĩa duy tâm chủ quan là gì?
Chủ nghĩa duy vật siêu hình là gì? Chủ nghĩa duy vật biện chứng là gì?
19. Phương pháp biện chứng là gì? Phương pháp siêu hình là gì?
20. Các hình thức của phép biện chứng trong lịch sử, phép biện chứng nào
cao nhất?
21. Thế nào là tính đặc thù của tri thức triết học?
22. Nguồn gốc lý luận dẫn tới sự ra đời của triết học Mác là gì? Nguồn gốc
nào có ảnh hưởng trực tiếp đến sự ra đời của triết học Mác?
23. Tiền đề khoa học tự nhiên của sự ra đời triết học Mác là gì?
24. Bước ngoặt cách mạng trong triết học do Mác – Ănghen thực hiện là gì?
25. Triết học Mác – Lênin là sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật biện
chứng với cái gì?
Chương 2:
1. Các nhà triết học duy vật thời cổ đại thường đồng nhất vật chất với cái gì?
2. Quan niệm của các nhà duy vật siêu hình về vật chất?
3. Quan niệm của Lênin về vật chất (vật chất là gì?, Thuộc tính chung của
mọi dạng vật chất là gì? Ý nghĩa rút ra khi nghiên cứu định nghĩa vật chất của
Lênin?)
4. Vận động là gì? Có mấy hình thức vận động? Vận động nào thấp nhất, vận
động nào cao nhất?
5. Nguồn gốc của ý thức là gì?
6. Nguồn gốc tự nhiên của ý thức gồm những yếu tố nào?
7. Nguồn xã hội của ý thức bao gồm các yếu tố nào?
8. Bản chất của ý thức là gì?
9. Kết cấu của ý thức bao gồm những yếu tố nào? yếu tố nào là quan trọng
nhất?
10. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, (khái niệm, tính chất, ý nghĩa rút ra là
gì?)
11. Quan điểm toàn diện là gì?
12. Quan điểm siêu hình về sự phát triển?
13. Quan điểm biện chứng về sự phát triển?
14. Phân biệt phát triển với vận động, tiến hoá, tiến bộ?
15. Phát triển có mấy tính chất cơ bản?
16. Quan điểm phát triển là gì?
17. Quan điểm lịch sử cụ thể là gì?
18. Nguyên nhân là gì? Kết quả là gì? Điều kiện là gì? Nguyên cớ là gì? Mối
quan hệ nhân quả?
19. Cái chung là gì? Cái riêng là gì? Cái đơn nhất là gì? Mối quan hệ giữa cái
chung và cái riêng?
20. Chất là gì? Chất có tính khách quan hay chủ quan? Một sự vật có 1 chất
hay nhiều chất?
21. Lượng là gì? Độ là gì? Điểm nút là gì? Bước nhảy là gì? Các hình thức
của bước nhảy?
22. Quy luật lượng – chất có vai trò gì?
23. Mặt đối lập là gì? Mâu thuẫn biện chứng là gì?
24. Các tính chất chung của mâu thuẫn biện chứng
25. Thống nhất của các mặt đối lập là gì?
26. Đấu tranh của các mặt đối lập là gì?
27. Vai trò của quy luật mâu thuẫn là gì?
28. Phân loại mâu thuẫn?
29. Phủ định là gì? Phủ định biện chứng là gì?
30. Đặc điểm của phủ định biện chứng?
31. Các tính chất của phủ định biện chứng?
32. Vai trò của quy luật phủ định của phủ định.
33. Nguồn gốc của nhận thức? Bản chất của nhận thức là gì?
34. Thực tiễn là gì? Đặc trưng của hoạt động thực tiễn?
35.Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?
36. Nhận thức cảm tính được thực hiện dưới những hình thức nào?
37. Nhận thức lý tính được thực hiện dưới những hình thức nào?
38. Chân lý là gì? Chân lý có các tính chất nào?
Chương 3:
1. Sản xuất vật chất là gì?
2. Phương thức sản xuất là gì?
3. Lực lượng sản xuất là gì? Kết cấu của lực lượng sản xuất? Yếu tố nào
quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất?
4. Quan hệ sản xuất là gì? Kết cấu của quan hệ sản xuất? Yếu tố nào của
quan hệ sản xuất có vai trò trọng nhất?
5. Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất?.
6. Cơ sở hạ tầng là gì? Kết cấu của cơ sở hạ tầng bao gồm những yếu tố nào?
7. Kiến trúc thượng tầng là gì? Kết cấu như thế nào? Yếu tố nào đóng vai trò
quan trọng nhất trong kiến trúc thượng tầng.
8. Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.
9. Thực chất của quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là gì?
Trong đổi mới đất nước thì cần đổi mới kinh tế trước hay đổi mới chính trị trước?
10. Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội là gì?
11. Kết cấu của hình thái kinh tế - xã hội? Sự vận động của xã hội bắt đầu từ
yếu tố nào?
12. Giai cấp là gì? Kết cấu của giai cấp? Nguồn gốc hình thành giai cấp?
13. Đấu tranh giai cấp là gì? Nội dung của đấu tranh giai cấp trước khi giành
chính quyền là gì? Sau khi giành được chính quyền thì đấu tranh giai cấp được thể
hiện như thế nào?
14. Khái niệm tồn tại xã hội và các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội , yếu tố
nào quan trọng nhất?
15. Khái niệm ý thức xã hội, kết cấu ý thức xã hội, tính giai cấp của ý thức
xã hội.
16. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội được thể hiện ở những nội dung
nào?
17. Có mấy hình thái ý thức xã hội? Hình thái ý thức xã hội nào đóng vai trò
quan trọng nhất? Hình thái nào cao nhất? Hình thái ý thức triết học là gì?
18. Khái niệm con người? Bản chất con người là do yếu tố nào quyết định?
19. Hiện tượng tha hóa con người và vấn đề giải phóng con người.
20. Quan hệ cá nhân và xã hội; vai trò của quần chúng nhân dân và lãnh tụ
trong lịch sử.
21. Vấn đề con người trong sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam.

You might also like