You are on page 1of 6

Bộ câu hỏi hướng dẫn tự học

Môn: Triết học Mác -Lênin

Nội dung : Thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác – Lênin
Giảng viên: Trần Thị Thu Hường ĐT:0983004063
CHƯƠNG I
CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
NHẬP MÔN TRIẾT HỌC

Vấn đề 1: Triết học là gì?


- Nêu một số cách hiểu về triết học
- Triết học xuất hiện do những nguyên nhân nào?
- Triết học bao gồm các vấn đề gì?
Vấn đề 2: Vấn đề cơ bản của triết học
- Nêu vấn đề cơ bản triết học cần giải quyết
- Thế nào là chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm, thuyết nhị nguyên
- Nêu quan điểm của thuyết khả tri, thuyết bất khả tri và hoài nghi luận
Vấn đề 3: Mục đích, ý nghĩa, chức năng của triết học
- Mục đích của triết học là gì?
- Triết học có ý nghĩa như thế nào đối với con người?
- Triết học có những chức năng cơ bản nào?
- Nêu khái niệm thế giới quan, phương pháp, phương pháp luận
- Phân biệt sự khác nhau giữa phương pháp siêu hình và phương pháp biện
chứng.

Vấn đề 4. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy vật biện chứng
- Phân biệt sự khác nhau giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm?
- Chủ nghĩa duy vật có bao nhiêu hình thức?
- Một số quan niệm, đặc điểm của chủ nghĩa duy vật cổ đại, chủ nghĩa duy vật siêu
hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng?

Chương II:
Phép biện chứng duy vật
Vấn đề 5: Phạm trù vật chất
- Kể tên những phát minh trong khoa học tự nhiên cuối thế kỉ XIX. Những phát minh này
đặt ra nhiệm vụ gì cho chủ nghĩa duy vật?
- Nội dung và ý nghĩa định nghĩa vật chất của V.I.Lênin?

Vấn đề 6: Vận động


- Phát biểu quan niệm của Ph. Ănghen về vận động
- Tại sao nói vận động là phương thức tồn tại của vật chất?
- Vận động của vật chất có mấy hình thức? Hãy chỉ ra mối liên hệ giữa chúng?
- Đứng im là gì? Đứng im có phải là không vận động không?
Vấn đề 7: Không gian, thời gian
- Không gian, thời gian là gì?
- Không gian, thời gian phụ thuộc vào vật chất như thế nào?
Thuyết tương đối cho rằng: mỗi tinh cầu chuyển động có hệ thống thời gian riêng,
khác hẳn hệ thống thời gian ở các tinh cầu khác. Một ngày trên trái đất chỉ là thời gian
đủ để trái đất quay một vòng quanh trục của nó. Còn Sao Mộc thì mất nhiều thời gian
hơn Trái đất để quay xung quanh mặt trời, vì vậy một năm trên Sao Mộc dài hơn một
năm trên trái đất.
Điều đó nói gì về quan hệ giữa thời gian và vật chất?
- Các tính chất của không gian, thời gian? Con người có thể đi đến tận cùng thế giới và
quay trở về quá khứ được không?

Vấn đề 8: Tính thống nhất vật chất của thế giới


- Hiểu thế nào là tính thống nhất vật chất của thế giới
- Tìm một số thành tựu khoa học chứng minh tính thống nhất vật chất của thế giới
( thuyết tế bào, định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, vụ nổ bigbang, thuyết trôi
dạt lục địa…)
Vấn đề 9: Phạm trù ý thức
- Hãy lý giải vai trò của các yếu tố là nguồn gốc của ý thức: bộ não người, lao động và
ngôn ngữ. Hãy chỉ ra yếu tố có tính quyết định tới sự hình thành và phát triển của ý thức?
Động vật có ý thức không? Tại sao?
- Giải thích và lấy ví dụ về tính năng động, sáng tạo; tính chủ quan và tính xã hội của ý
thức con người.
- Kết cấu của ý thức bao gồm các yếu tố cơ bản nào? Vai trò của các yếu tố đó?

Vấn đề 10: Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
- Dựa vào căn cứ nào chứng minh vật chất quyết định ý thức?
- Ý thức có vai trò như thế nào trong đời sống con người?

Vấn đề 11: Phép biện chứng và phép biện chứng duy vật
- Phép biện chứng là gì ?
- Kể tên và nêu nội dung cơ bản của các hình thức cơ bản của phép biện chứng ?
- Những đặc trưng cơ bản của phép biện chứng duy vật ?
Vấn đề 12 : Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
- Mối liên hệ là gì ? Cho ví dụ
- Liên hệ có ý nghĩa, vai trò như thế nào đối với các sự vật ?
- Các tính chất của mối liên hệ ? Cho ví dụ
Vấn đề 13 : Nguyên lý về sự phát triển
- Phát triển là gì ? So sánh khái niệm phát triển và khái niệm tăng trưởng?
- Con đường của sự phát triển diễn ra như thế nào ?
- Các tính chất của sự phát triển ? Cho ví dụ ?
Vấn đề 14 : Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ hai nguyên lý :
- Nêu nội dung của quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển và quan điểm lịch sử -
cụ thể ?
- Vận dụng các nguyên tắc tính toàn diện, lịch sử- cụ thể, quan điểm phát triển vào
việc giải quyết một tình huống hay vấn đề mà anh (chị) gặp phải trong cuộc sống.
Vấn đề 15 : Một số vấn đề chung về phạm trù
- Phạm trù là gì ?
- Phạm trù triết học là gì ?
- Một số đặc điểm của phạm trù triết học ?

Vấn đề 16 : Cái riêng và cái chung


- Khái niệm cái riêng, cái chung và cái đơn nhất ? Cho ví dụ
- Mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng, cái chung và cái đơn nhất ?
- - Ý nghĩa phương pháp luận của vấn đề và ý nghĩa thực tiễn.
Vấn đề 17 : Nguyên nhân và kết quả
- Nguyên nhân là gì ? Kết quả là gì ? cho ví dụ ?
- Phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ và điều kiện ?
- Tại sao nói nguyên nhân và kết quả không ở hai sự vật khác nhau mà ở cùng một sự
vật, một quá trình ?
- Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả.
- - Ý nghĩa phương pháp luận của vấn đề và ý nghĩa thực tiễn.
Vấn đề 18 : Tất nhiên và ngẫu nhiên
- Tất nhiên là gì ? Ngẫu nhiên là gì ?
- Tại sao nói tất nhiên và ngẫu nhiên không tách rời nhau và có thể chuyển hóa cho
nhau ?
- Ý nghĩa phương pháp luận của vấn đề và ý nghĩa thực tiễn.
Vấn đề 19: Nội dung và hình thức
- Khái niệm nội dung và hình thức ? Cho ví dụ
- Phạm trù hình thức theo nghĩa triết học có phải dùng để chỉ vẻ bề ngoài của các sự
vật, hiện tượng không ?
- Tại sao nội dung và hình thức vừa thống nhất vừa đối lập nhau
- - Ý nghĩa phương pháp luận của vấn đề và ý nghĩa thực tiễn.
Vấn đề 20 : Bản chất và hiện tượng
- Khái niệm bản chất và hiện tượng ?
- Tại sao nói hiện tượng chỉ là một khía cạnh của bản chất ?
- Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng
- - Ý nghĩa phương pháp luận của vấn đề và ý nghĩa thực tiễn.
Vấn đề 21 :Khả năng và hiện thực
- Khái niệm khả năng và hiện thực ?
- Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực
Khả năng muốn chuyển hoá thành hiện thực cần có những điều kiện gì ?
- Ý nghĩa phương pháp luận của vấn đề và ý nghĩa thực tiễn.

Vấn đề 22 : Một số vấn đề chung về quy luật


- Quy luật là gì ?
- Đặc điểm của quy luật ? Ý nghĩa của việc nhận thức các quy luật ?
Vấn đề 23 : Quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi
về chất và ngược lại
- Chất là gì ? Cho ví dụ
+ Tại sao nói chất là tính quy định khách quan của sự vật ?
+ Phân biệt chất và thuộc tính
+ Vì sao sự vật lại có nhiều chất ?
- Lượng là gì ? Cho ví dụ. Lượng có phải chỉ là số lượng không ?
- Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
+ Độ là gì ?
+ Điểm nút là gì ?
+ Bước nhảy là gì ?
- Khái quát nội dung quy luật và chỉ ra vị trí của quy luật trong phép biện chứng.
- Ý nghĩa phương pháp luận của vấn đề và ý nghĩa thực tiễn.

Vấn đề 24 : Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
- Khái niệm mặt đối lập, mâu thuẫn ? Cho ví dụ.
- Tính chất của mâu thuẫn và phân loại mâu thuẫn ?
- Nêu cách thức giải quyết mâu thuẫn ?
- Khái quát nội dung quy luật và chỉ ra vị trí của quy luật trong phép biện chứng.
- Ý nghĩa phương pháp luận của vấn đề và ý nghĩa thực tiễn.
Vấn đề 25 : Quy luật phủ định của phủ định
- Phủ định là gì ? Cho ví dụ.
- Phủ định biện chứng là gì ? cho ví dụ. Hiểu thế nào về tính khách quan và tính kế
thừa của phủ định biện chứng ?
- Thế nào là phủ định của phủ định ? Con đường của sự phát triển được biểu hiện như
thế nào qua sự phủ định của phủ định ?
- Khái quát nội dung quy luật ? Vị trí, Ý nghĩa phương pháp luận của vấn đề và ý
nghĩa thực tiễn ?
Vấn đề 26 : Nhận thức và thực tiễn
- Thực tiễn là gì ? Các hình thức cơ bản của thực tiễn ?
- Phân biệt khái niệm thực tiễn với thực tế ?
- Nhận thức là gì ? Các trình độ nhận thức ?
- Thực tiễn có vai trò như thế nào đối với nhận thức ? Cho ví dụ. Ý nghĩa phương
pháp luận ?

Vấn đề 27 : Con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý


- Nêu quan điểm của V.I.Lênin về con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý
- Phân tích các hình thức nhận thức và mối quan hệ giữa chúng : nhận thức cảm tính,
nhận thức lý tính
Vấn đề 28 : Vấn đề chân lý
- Chân lý là gì ? Chân lý có phải là những tri thức toàn vẹn, hoàn toàn đúng, không
bao giờ thay đổi hay không ?
- Suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm : chân lý bao giờ cũng thuộc về kẻ mạnh
- Tại sao chân lý vừa mang tính tương đối vừa mang tính tuyệt đối ?
- Chân lý có vai trò như thế nào đối với con người ?

Chương III
Chủ nghĩa duy vật lịch sử
Vấn đề 29: Sản xuất vật chất và quy luật của sản xuất vật chất
- Sản xuất vật chất là gì ? Phân biệt khái niệm sản xuất vật chất và khái niệm lao động ?
- Các nhân tố của quá trình sản xuất vật chất có vai trò như thế nào ? môi trường tự
nhiên, dân số và điều kiện dân số, phương thức sản xuất ? Yếu tố nào có vai trò quyết
định ?
- Lực lượng sản xuất là gì? Cấu trúc của lực lượng sản xuất? Hãy làm rõ vai trò của
người lao động trong lực lượng sản xuất.
- Tại sao nói “Công cụ sản xuất là nhân tố động nhất, cách mạng nhất trong lực lượng
sản xuất”? Công cụ sản xuất có thể thay thế hoàn toàn con người trong lực lượng sản xuất
không? Tại sao?
- Thước đo trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là gì?
- Tại sao nói: Ngày nay khoa học và công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực
tiếp?
- Quan hệ sản xuất là gì ?
- Ba mặt của quan hệ sản xuất là gì ? Mối quan hệ giữa ba mặt đó ?
- Thế nào là sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất? Sự
phù hợp là tuyệt đối hay là tương đối ? Tại sao ?
- Tại sao nói trong sự thống nhất biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất, cách thức sản xuất của loài người không ngừng phát triển, lịch sử không ngừng tiến
lên ?
Vấn đề 30 : Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
- Cơ sở hạ tầng là gì ? Kết cấu kinh tế của một xã hội cụ thể bao gồm những kiểu quan
hệ sản xuất nào ?
- Kiến trúc thượng tầng là gì ? Những yếu tố cơ bản hợp thành kiến trúc thượng tầng của
một xã hội nhất định là gì ?
- Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng ?
Vấn đề 31 : Tồn tại xã hội và ý thức xã hội
- Tồn tại xã hội là gì? Phân biệt tồn tại xã hội và thực tại khách quan. Mối quan hệ giữa
các nhân tố cấu thành tồn tại xã hội?
- Ý thức xã hội là gì? Phân biệt ý thức xã hội và ý thức cá nhân ?
- Cấu trúc của ý thức xã hội?
- Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội : làm rõ vai trò quyết định
của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội ? Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội thể
hiện như thế nào?
- Vai trò của ý thức xã hội trong thời đại ngày nay?
Vấn đề 32: Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội. Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã
hội là quá trình lịch sử - tự nhiên
1. Phạm trù hình thái kinh tế-xã hội, định nghĩa, cấu trúc.
2. Tại sao có thể coi phạm trù hình thái kinh tế-xã hội là phạm trù cơ bản của CNDVLS ?
3. Lịch sử là sự kế tiếp nhau của các hình thái kinh tế xã hội từ thấp đến cao, nguyên
nhân sâu xa của sự vận động của lịch sử là gì ?
4. Sự thống nhất biện chứng giữa nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan đối với sự vận
động, phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội ?
Vấn đề 33 : Giai cấp và cách mạng xã hội
1. Giai cấp là gì ? Hãy làm rõ những đặc trưng của giai cấp trong định nghĩa giai cấp của
Lênin.
2. Sự xuất hiện và tồn tại của giai cấp trong lịch sử là do nguyên nhân nào ? Tại sao nói
giai cấp là một phạm trù lịch sử ?
3. Kết cấu giai cấp của xã hội có giai cấp ? Cơ sở khách quan của kết cấu đó là gì ?
4. Đấu tranh giai cấp là gì ? Nguyên nhân cơ bản của các cuộc đấu tranh giai cấp trong
lịch sử ?
5. Tại sao nói : Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội có giai cấp ?
6. Nhà nước và đấu tranh giai cấp – sản phẩm tất yếu của đấu tranh giai cấp, công cụ
chuyên chính của giai cấp này đối với giai cấp khác ?
7. Cách mạng xã hội là gì ? Nguyên nhân của các cuộc cách mạng xã hội ? Tính chất, giai
cấp lãnh đạo cách mạng, thời cơ cách mạng, tình thế, động lực, lực lượng cách mạng ?
8. Tại sao nói cách mạng xã hội là phương thức thay thế các hình thái kinh tế-xã hội trong
lịch sử ?
Vấn đề 34 : Khái niệm con người và bản chất con người
1. Làm rõ quan điểm : Con người là thể thống nhất của hai mặt : mặt sinh học và mặt xã
hội.
2. Theo Mác, bản chất con người là gì ? Hãy làm rõ quan điểm này.
3. Tại sao nói con người vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của lịch sử ?
Vấn đề 35 : Vai trò của quần chúng nhân dân và cá nhân trong lịch sử
4. Quần chúng nhân dân là ai ? Tại sao nói, quần chúng nhân dân là người sáng tạo chân
chính ra lịch sử ?
5. Cá nhân – lãnh tụ của phong trào quần chúng phải có những phẩm chất nào ?
6. Mối quan hệ giữa lãnh tụ với quần chúng nhân dân ?
7. Vai trò cá nhân của lãnh tụ đối với lịch sử ?
8. Tại sao cần phải phát huy nguồn lực con người trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã
hội ?
Ôn tập chương trình

You might also like