You are on page 1of 6

1. Giữa cái chung và cái riêng, cái nào tồn tại thực và hữu hạn?

- Cái riêng là tồn tại thực và tồn tại hữu hạn


2. Tại sao trong một điều kiện nhất định, hiện tượng lại che dấu bản chất
hoặc không phản ánh đúng bản chất?
- Vì hiện tượng là những yếu tố bên ngoài, thường xuyên thay đổi bản chất
tương đối ổn định, bên trong.
3. Nêu vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?
- Thực tiễn là cơ sở và động lực của nhận thức
- Thực tiễn là mục đích của quá trình nhận thức
- Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm tính chân lý
4. Trình bày ngắn gọn nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội của ý thức?
- Bộ não con người cùng quá trình sinh ký thân kinh bình thường.
- Sự tác động của thế giới khách quan bên ngoài.
- Lao động.
- Ngôn ngữ.
5. Vai trò của lao động sản suất vật chất?
- Tạo ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu tồn tại
- Góp phần hình thành phát triễn biến đổi các quan hệ xã hội.
- Thúc đẩy sự vận động phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy
- Góp phần hình thành ngôn ngữ.
6. Nếu tính chất của mối liên hệ ?
- Tính khách quan
- Tính phổ biến
- Tính phong phú, đa dạng
7. Thế nào là “ quan điểm phát triễn”
- Trong nhận thức và thực tiễn cần phải xem xét sự vật, hiện tượng trong quá
trình vận động phát triễn không ngừng. Cũng từ đó có thể dự báo được giai
đoạn hình thái phát triển.
8. Trình bày các nguyên tắc lý luận nhận thức duy vật biện chứng?
- Một là, thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan, bên ngoài độc lập với
ý tưởng con người.
- Hai là, công nhận cảm giác, tri giác, ý thức nói chung là hình ảnh chủ quan
của thế giới khách quan
- Ba là, lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn để kiểm tra tính đúng đắn của quá trình
nhận thức (hình ảnh đúng, hình ảnh sai của cảm giác, ý thức nói chung).
9. Những yếu tố cấu thành lực lượng sản suất?
- Người lao động ( tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng)
- Tư liệu sản suất ( đối tượng và công cụ lao động)
10.Những cơ sở nào khẳng định “ trọng lực lượng sản xuất người lao động
là nhân tố hàng đầu giữ vai trò quyết định?
- Chủ thể sáng tạo và sự dụng công cụ lao động
- Suy đến cùng, các tư liệu sản suất chỉ làm sản phẩm lao động con người
- Giá trị và hiệu quả thực tế của các tư liệu sản suất phụ thuộc vào trình độ sử
dụng của con người.
- Người lao động là nhân tố hàng đầu giữ vai trò quyết định.
11. Nêu các chức năng cơ bản của nhà nước
- Tùy theo giác độ tiếp cận của chức năng thống trị chính trị của giai cấp,
chức năng xã hội, chức năng đối nội, chức năng đối ngoại
12.“ Phát huy tính năng động chủ quan” được hiểu thế nào?
- Phát huy nhân tố con người
- Phát huy năng động sáng tạo của ý thức
13.Trình bày các đăc trưng cơ bản của nhà nước?
- Quản lý dân cư trên một vùng lãnh thổ nhất định
- Thiết lập hệ thống cơ quan quyền lực cộng đồng
- Quy định và tổ chức thu thuế để duy trì hoạt động của bộ máy chính quyền
14. Thế nào là “quan điểm toàn diện”
- Xem xét tổng thể tất cả các mặt, các yếu tố, các bộ phận cấu thành
- Đánh giá được vai trò, vị trí của tưng mặt, từng mối liên hệ
- Tránh, chống lại quan điểm phiến diện
15.Giải thích ngắn gọn : “ thực tiễn mục đích của nhận thức”
- Nói thực tiễn là mục đích của nhận thức vì nhận thức dù vấn đề, khía cạnh,
lĩnh vực gì chăng nữa thì củng phải quay về phục vụ thực tiễn, nâng cao hiệu
quả của thực tiễn, cải tạo thiên nhiên, cải tạo hoàn cảnh, đem lại lợi ích cho
xã hội.
16. Trình bày cấu trúc quan hệ xã hội
- Quan hệ sở hữu tư liệu sản suất
- Quan hệ tổ chức quản lý và phân công lao động
- Quan hệ phân phối sản phẩm làm ra
17.Nêu rõ sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong
việc giải quyết bản chất triết học?
- CNDV- thế giời này là thế giới của vật chất, vật chất có trước, vật chất quyết
định tinh thần.
- CNDT- thế giới này là của tinh thần, tinh thần có trước, tinh thần quyết định
vật chất.
18. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội thể hiện ở những điểm nào?
- Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội
- Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội
- Ý thức xã hội có tính kế thừa
- Ý thức xã hội có tác động trở lại tồn tại xã hội
19.Mâu thuẫn cơ bản giưa vai trò gì trong quá trình tồn tại, phát triễn của
sự vật, hiện tượng?
- Mẫu thuẫn cơ bản quy định bản chất, sự phát triển của sự vật, hiện tượng từ
lúc hình thành đến lúc tiêu vong.
20. Trình bày vai trò của người lao động trong cấu trúc của lực lượng sản
xuất?
- Người lao động là chủ thể sáng tạo và sử dụng công cụ lao động. Người lao
động là nguồn gốc của mọi sự sáng tạo trong quá trình sản suất vật chất,
nguồn gốc của sự phát triễn sản xuất.
21.Hành vi nào tạo ra con người và xã hội, hình thành những điểm khác
biệt căn bản giữa con người và vật chất?
- hành vi lao động- sản xuất vật chất
22. con người bằng ý thức có thể sản sinh ra các đối tượng vật chất. Nhận
định đó đúng hay sao? Vì sao?
- Sai. Con người chỉ có thể cải thiện thế giới vật chất thông qua hoạt động
thực tiễn trên cơ sở nắm vững các thuộc tính khách quan vốn có của các
dạng vật chất và quy luật vận động của thế giới vật chất.
23.Giữa chức năng xã hội và chức năng thống trị giai cấp của nhà nước thì
đâu là chức năng giữ vị trí chi phối?
- Chức năng thống trị giai cấp
24. Con người bằng ý thức có thể sản sinh ra các đối tượng vật chất. Nhận
định đó đúng hay sai? Vì sao?
- Sai. (lý giải ngắn gọn – căn cứ vào nội dụng biiejn chứng giữa vật chất và ý
thức).
25. Khái niệm “nội dung và hình thức”
- Nội dung là tổng hớp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo
nên sự vật.
- Hình thức là cách tổ chức, kết cấu của nội dung, là mối liên hệ ổn định giữa
các mặt, các yếu tố, bộ phận tạo thành nội dung.
26.Khái niệm “ nguyên nhân kết quả”
- Nguyên nhân là phạm trù để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong
một sự vật hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau gây ra một
biến đổi nhất định.
- Kết quả là phạm trù dùng để chỉ những biến đổi do sự tác động lẫn nhau
giữa các sự vật, hiện tượng hoặc các mặt trong một sự vật hiện tượng gây ra.
Kết quả chỉ sự biến đổi nguyên nhân gây ra.
27. Phủ định biện chứng là gì?
- Là kết quả của sự phát triển tự thân của sự vật, nên nó không thể là sự thủ
tiêu, sự phá hủy hoàn toàn cái cũ, cái mới ra đời là sự phát triển tiếp tục của
cái cũ trên cơ sở gạt bỏ mặt tiêu cực lỗi thời, lạc hậu của cái cũ và chọn lọc,
giữ lại, cải tạo những mặt còn thích hợp, tích cực và bổ sung những mặt mới
phù hợp với hiện thực. Do đó, phủ định đồng thời cũng là khẳng định.
28. Khái niệm “bản chất hiện tượng”
- Bản chất là một phạm trù để chỉ sự tổng hợp tất cả những thuộc tính, những
mối liên hệ tất nhiên, hợp thành một tổng thể thống nhất hữu cơ bên trong
quy định sự vận động và phát triển của sự vật.
- Hiện tượng là một phạm trù dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính,
những mối liên hệ biểu hiện ra bên ngoài của bản chất nhất định.
29.Bản chất của ý thức là gì?
- Ý thức là sự phản ánh khách quan vào trong bộ óc con người một cách năng
động, sáng tạo.
30. Thực tiễn có vai trò như thế nào đối với nhận thức của con người?
- Thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và tiêu
chuẩn của chân lý, kiểm tra tính đúng đắn của quá trình nhận thức chân lý.
31.Các yếu tố cấu thành quan hệ sản suất?
- Quan hệ giữa người với người đang hiện hữu tư liệu sản xuất, quan hệ giữa
người với người trong tổ chức, quản lý sản suất và quan hệ giữa người với
người trong phân phối sản phẩm. Trong 3 mặt cấu thành quan hệ sản xuất,
mặt sở hữu có vị trí quan trọng nhất, quyết định các mặt còn lại.
32. Triết học Mác quan niệm phát triễn như thế nào?
- Phát triễn là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến
phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiên. Quá trình đó diễn ra vừa dần
dần, vừa nhảy vọt đưa tới sự ra đời của cá mới thay thế cái cũ. Sự phát triển
là quá trình thay đổi về chất, quá trình diễn ra theo đường xoắn óc.
33. Thế nào là “quan điểm phát triển”?
- Trong nhận thức và thực tiễn cần phải xem xét sự vật theo một quá trình
không ngừng thay đổi về chất ở trình độ cao hơn qua sự biểu hiện của nó ở
các giai đoạn, các hình thái xác định, nhờ đó giúp cho chúng ta nhận thức
được sự vật theo một quá trình không ngừng phát triển của nó. Cũng từ đó
có thể dự báo được giai đoạn, hình thái phát triển trong tương lai của nó.
34.Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân kết quả?
- Nguyên nhân sản sinh ra kết quả.
- Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân.
- Sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả.
35. Phủ định của phủ định có những đặc trưng cơ bản nào?
- Kế thừa phát triễn.
36.Nêu rõ sự đối lập giữa phủ định duy vật và chủ nghĩa duy taamtrong
việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học?
- Những quan điểm cho rằng bản chất thế giới là vật chất, vật chất là tính thứ
nhất, ý thức là tính thứ hai, vật chất là cái có trước và quyết định ý thức
được gọi là lập trường duy vật.
- Những quan điểm cho rằng bản chất thế giới là ý thức, ý thức là thứ nhất ,
vật chất là thứ hai, ý thức quyết định vật chất được gọi là lập trường duy
tâm.
37. Điều kiện để sự thay đổi về lượng dấn đến vật thay đổi can bản về bản
chất
- Chỉ khi nào lượng biến đổi đến một giới hạn nhất định (độ) thì mới dẫn đến
sự thay đổi về chất, sự vật không còn là nữa, một sự cật mới ra đời thay thế
nó.
38. Trong quan hệ giữa LĐSX và QHSX thì yếu tố nào quyết định ?
- Mối quan hệ giữa lự lượng sản suất và quan hệ biện chứng nhưng trong đó,
vai trò quyết định thuộc về lực lượng sản xuất, còn quan hệ sản xuất giữ vai
trò tác động trở lại lực lượng sản xuất.
39. Trình bày nguyên nhân thực tiễn dẫn đến sự ra đời của triết học?
- Nguồn gốc nhận thức: sự phát triễn của tư duy trừu tượng cùng năng lực
khai quát trong quá trình nhận thức sẽ làm cho những quan điểm chung nhất
về thế giới và vai trò của con người trong thế giới đó hình thành.
40. Trình bày vai trò của người lao động trong cấu trúc của lực lượng sản
xuất.
- Chủ thể của quá trình lao động sản xuất vật chất.
- Chủ thể sáng tạo và sử dụng cộng cụ lao động.
- Suy đến cùng, các tư liệu sản xuất chỉ là sản phẩm lao động của con người.
- Giá trị và hiệu quả thực tế của các tư liệu sản xuất phụ thuộc vào trình độ sử
dụng của con người xưa.

You might also like