You are on page 1of 6

CÂU HỎI ĐÚNG/SAI, GIẢI THÍCH VÌ SAO

1. Vì sao quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là quan hệ xuất phát, cơ bản của
quan hệ sản xuất, luôn có vai trò quyết định các quan hệ khác?
- Đúng, vì quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là quan hệ xuất phát, cơ
bản, trung tâm của quan hệ sản xuất, luôn có vai trò quyết định các quan hệ
khác bởi vì, lực lượng xã hội nào nắm phương tiện vật chất chủ yếu của quá
trình sản xuất thì sẽ quyết định việc quản lý quá trình sản xuất và phân phối
sản phẩm.
2. Vì sao trong lực lượng sản xuất, người lao động là nhân tố hàng đầu giữ vai
trò quyết định?
- ĐÚNG, vì trong 3 yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất thì người lao
động là yếu tố quyết định nhất, quan trọng nhất bởi con người lao động chế tạo
ra tư liệu lao động, và một phần đối tượng lao động, đồng thời là người sử

dụng, phát huy vai trò của tư liệu lao động, công cụ lao động.

3. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, vật chất và ý thức có mối
quan hệ biện chứng, trong đó, ý thức quyết định vật chất?
- Sai, vì vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng, trong đó vật
chất quyết định ý thức, còn ý thức tác động tích cực trở lại vật chất.
4. Sự phát triển có tính chất tiến lên theo đường thẳng?
- Sai, vì sự phát triển có tính chất tiến lên không hẳn theo đường thẳng,
mà theo đường xoáy ốc.
5. Kiến trúc thượng tầng là khái niệm dùng để chỉ tầng lớp lãnh đạo cao nhất
của xã hội?
- Sai, vì kiến trúc thượng tầng là một khái niệm dùng để chỉ toàn bộ
những quan điểm về chính trị; phá quyền; triết học; phạm trù đạo đức; tôn
giáo hay nghệ thuật với những thể chế tương ứng với: nhà nước; các đảng
phái-giáo hội và các đoàn thể. Mỗi một quan điểm được hình thành trên một
nền cơ sở hạ tầng nhất định trước đó. 
6. Chủ nghĩa duy tâm là trường phái triết học cho rằng các sự vật hiện tượng
trong thế giới đều phụ thuộc vào cảm giác của con người?
- Sai, Chủ nghĩa duy tâm là trường phái triết học khẳng định rằng
mọi thứ đều tồn tại bên trong tinh thần và thuộc về ý thức

7. Chủ nghĩa duy tâm khách quan là trường phái triết học cho rằng các sự vật
hiện tượng trong thế giới đều là phức hợp của các cảm giác?
- Sai, vì chủ nghĩa duy tâm khách quan cũng thừa nhận tính thứ nhất
của ý thức nhưng coi đó là thứ tinh thần khách quan có trước và tồn tại độc lập
với con người. Thực thể tinh thần khách quan này thường được gọi bằng những
cái tên khác nhau như ý niệm, tinh thần tuyệt đối, lý tính thế giới, v.v..

8. Nguồn gốc trực tiếp quyết định sự ra đời của ý thức là nguồn gốc tự nhiên.
- Sai, vì nguồn gốc trực tiếp quyết định sự ra đời của ý thức là lao
động.
9. Vận động, không gian, thời gian là hình thức tồn tại khách quan của vật chất.
- Sai, chỉ có không gian và thời gian là hình thức tồn tại khách quan
của vật chất.

10.Nguồn gốc cho sự ra đời và phát triển của ý thức là bộ óc người và thế giới
khách quan được phản ánh vào trong bộ óc người.
- Sai, vì nguồn gốc cho sự ra đời và phát triển của ý thức là nguồn
gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.
11.Theo triết học Mác - Lênin , ý thức có vai trò chỉ đạo hoạt động, hành động
của con người; nó có thể quyết định làm cho hoạt động của con người đúng
hay sai, thành công hay thất bại, do đó, ý thức luôn quyết định vật chất.
- Sai, vì vật chất quyết định ý thức.
12.Cái chung là cái toàn bộ, phong phú. Cái riêng là cái bộ phận nhưng sâu sắc.
- Sai, cái chung là cái bộ phận, sâu sắc hơn cái riêng. Cái riêng là cái
toàn bộ, phong phú hơn cái chung.
13.Trong quá trình phát triển của sự vật, cái chung có thể chuyển hóa thành cái
riêng và ngược lại, cái riêng có thể chuyển hóa thành cái chung
- Sai, vì cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa lẫn nhau trong
quá trình phát triển của sự vật và ngược lại.

14.Cùng trong một điều kiện, ở cùng một sự vật chỉ có thể có một khả năng mà
thôi.
- Sai, vì cũng trong điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật có thể tồn tại
nhiều khả năng chứ không phải chỉ có một khả năng (Mối quan hệ biện
chứng giữa khả năng và hiện thực)
15.Chất của sự vật chính là nguyên liệu để làm ra sự vật đó.
- Sai, vì chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách
quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc
tính, các yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng, làm cho sự vật là nó mà không
phải là cái khác.

16.Đấu tranh giữa các mặt đối lập là tương đối, còn thống nhất giữa các mặt đối
lập là tuyệt đối.
- Sai, vì thống nhất của các mặt đối lập là tạm thời, tương đối, còn đấu
tranh giữa hai mặt đối lập là tuyệt đối. Tính tuyệt đối của đấu tranh giữa
các mặt đối lập làm cho sự vận động và phát triển của sự vật là tự thân và
diễn ra liên tục. Tính tương đối của thống nhất giữa các mặt đối lập làm cho
thế giới vật chất phân hóa thành các bộ phận, các sự vật đa dạng phức tạp,
giai đoạn.
17.Theo chủ nghĩa duy vật siêu hình, đường xoáy ốc là hình thức của sự phát
triển.
- Sai, vì theo quy luật phủ định của phép biện chứng duy vật trong triết
học mác lenin, đường xoáy ốc là hình thức của sự phát triển.
18.Trong một chu kỳ phát triển, tất cả các sự vật, hiện tượng đều trải qua hai lần
phủ định mới dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới, hoàn thành được
một chu kỳ phát triển.
- Sai, vì một chu kỳ phát triển, tất cả các sự vật, hiện tượng đều trải
qua ít nhất hai lần phủ định.
19.Biểu tượng là hình ảnh sự vật được tái tạo trong óc nhờ trí nhớ, khi sự vật
không tác động trực tiếp vào các giác quan con người nên nó một hình thức
của nhận thức lý tính.
- Sai, vì biểu tượng là hình thức cao nhất và phức tạp nhất của nhận
thức cảm tính. Biểu tượng chưa phải là hình thức của nhận thức lý tính, mà
như là khâu trung gian chuyển từ nhận thức cảm tính lên nhận thức lý tính.

20.Trong sự sản xuất xã hội, sản xuất ra bản thân con người giữ vai trò là cơ
sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
- Sai, vì sản xuất vật chất giữ vai trò là cơ sở của sự tồn tại và phát
triển của xã hội loài người, và xét đến cùng quyết định toàn bộ sự vận động,
phát triển của đời sống xã hội.
21.Người lao động là yếu tố động, cách mạng nhất trong lực lượng sản xuất.
- Sai, vì yếu tố cách mạng nhất trong lực lượng sản xuất là công cụ
lao động.
22.Quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất thì nó thúc đẩy nền sản
xuất phát triển. Nếu quan hệ sản xuất không phù hợp thì sẽ kìm hãm, thậm
chí phá hoại lực lượng sản xuất. Do đó, quan hệ sản xuất sẽ quyết định lực
lượng sản xuất.
- Sai, vì lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của một
phương thức sản xuất có tác động biện chứng, trong đó lực lượng sản xuất
quyết định quan hệ sản xuất còn quan hệ sản xuất tác động trở lại đối với
lực lượng sản xuất.

23.Nguồn gốc sâu xa của sự xuất hiện giai cấp là xã hội xuất hiện chế độ tư
hữu về tư liệu sản xuất.
- Sai, vì nguyên nhân sâu xa của sự xuất hiện giai cấp là sự phát triển
của lực lượng sản xuất làm cho năng suất lao động tăng lên, xuất hiện “của
dư”, tạo khả năng khách quan, tiền đề cho tập đoàn người này chiếm đoạt
lao động của tập đoàn người khác.
24.Chức năng cơ bản của nhà nước là nhà nước có hệ thống các cơ quan quyền
lực chuyên nghiệp mang tính cưỡng chế đối với mọi thành viên.
- Sai, vì chức năng cơ bản của nhà nước là: chức năng thống trị chính
trị và chức năng xã hội, chức năng đối nội và chức năng đối ngoại.
25.Trong mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa quần chúng nhân dân và lãnh
tụ, chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định vai trò quyết định của lãnh tụ và
đánh giá cao vai trò của quần chúng nhân dân.
- Sai, vì chủ nghĩa Mác-Lenin khẳng định vai trò quyết định của quần
chúng nhân dân, đồng thời đánh giá cao vai trò của lãnh tụ Quần chúng
nhân dân là lực lượng đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của lịch
sử xã hội, là động lực của sự phát triển đó. Lãnh tụ là người dẫn dắt, định
hướng cho phong trào, thúc đẩy phong trào phát triển, do đó thúc đẩy sự
phát triển của lịch sử xã hội.

26.Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định, ý thức xã hội không thể vượt trước tồn
tại xã hội.
- Sai, mặc dù chịu sự quy định và chi phối của tồn tại xã hội nhưng ý
thức xã hội không những có tính độc lập tương đối, có thể tác động trở lại
mạnh mẽ đối với tồn tại xã hội, mà đặc biệt ý thức xã hội còn có thể vượt
trước tồn tại xã hội, thậm chí có thể vượt trước rất xa tồn tại xã hội

You might also like