You are on page 1of 21

Mục lục

Phần 1: Mở đầu………………………………………………………... 1
1. Đặt vấn đề……………………………………………………………. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………………. 1
Phần 2: Kiến thức cơ bản………………………………..………….... 2
1. Vấn đề 1 …………………………………………………………….. 2
Khái niệm nội dung (bản chất) và hình thức (hiện tượng)………. 2
Sự khác nhau giữa hai cặp phạm trù trên ……………………….. 2
2. Vấn đề 2……………………………………………………………... 4
Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức …………… 4
Ý nghĩa phương pháp luận………………………………………. 7
Liên hệ trong cuộc sống …………………………………………. 8
3. Vấn đề 3 ……………………………………………………...……... 9
“Mỗi người chúng ta trong cuộc sống thường chú ý đến hình
thức” . Câu khẳng định trên là đúng hay sai ? Vì sao. ………….. 9
Liên hệ bản thân…………………………………………………. 11
4. Vấn đề 4 : Câu thành ngữ “ Của cho không bằng cách cho” theo
nghĩa đen và nghĩa bóng được hiểu như thế nào trong quan hệ nội dung
và hình thức ? …………………………………………………………... 13
Phần 3: Kiến thức vận dụng ……………...……………..………….... 15
5. Vấn đề 5 : Vận dụng nội dung “Giải pháp 3”của nghị quyết số 29-
QT/TW ngày 4/11/2013 HNTW 8 khóa XI “về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo” ……………………………………………… 15
Trình bày nội dung và biểu hiện của phạm trù nội dung và hình
thức ?.............................................................................................. 15
Liên hệ trường ta………………………………………………… 17
Phần 4: Kết luận ……………………………………………………… 19
Tài liệu tham khảo……………………………………………………… 20

-0-
Phần 1: MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Chủ nghĩa Mác –Lê nin là hệ thống các quan điểm và học thuyết khoa học
do C.Mác và Ph.Ănghen xây dựng, V.I.Lê nin bảo vệ và phát triển, được
hình thành và phát triển trên cơ sở tổng kết thực tiễn và kế thừa những giá trị tư
tưởng của nhân loại; là thế giới quan , phương pháp luận chung nhất của nhận
thức khoa học và thực tiễn cách mạng. Từ đó hai phạm trù nội dung và hình thức
có sự thống nhất với nhau, nội ung và hình tức không tách rời nhau mà gắn bó
chặt chẽ với nhau, giữ ai trò quyết định hình thức trong quá trình vận động, phát
triển của sự vật. Đứng trước sự phát triển vượt bậc của nền khoa học – kinh tế
thế giới với những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới trong thời gian qua
đã và đang tạo ra một thế lực mới, sức mạnh mới để nước ta bước vào một thời
kỳ phát triển mới. Hòa nhập, các nước đều có cơ hội phát triển. Tuy nhiên, với
sự phát triển đó khiến các nước chậm phát triển đứng trước những thách thức
lớn. Có nguy cơ tụt hậu ngày càng cao và dễ bị hòa tan. Nước ta cũng đang xuất
phát từ điểm rất thấp lại phải đi lên từ môi trường cạnh tranh quyết liệt. Vì thế
áp dụng hai cặp phạm trù nội dung và hình thức vào thực tiễn góp phần giúp cho
công cuộc đổi mới của đất nước ngày càng giàu mạnh ■.

2. Mục tiêu nghiên cứu


Mục tiêu nghiên cứu học tập những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-
Lênin là nắm vững những quan điểm của khoa học cách mạn, nhân văn của chủ
nghĩ Mác –Lênin; hiểu rõ cơ sở lý luận quan trọng nhất của tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam, nền tảng tư tưởng
của Đảng; trên cơ sở đó xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học,
nhân sinh quan cách mạng, xây dựng niềm tin và lý tưởng cách mạng; vận dụng
sáng tạo nó trong nhận thức và thực tiễn trong rèn luyện và tu dưỡng đạo đức,
đáp ứng yêu cầu của con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng Tổ Quốc
Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa ■.
-1-
Phần 2: KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. VẤN ĐỀ 1:

Khái niệm nội dung (bản chất) và hình thức (hiện tượng ). Cho ví dụ
Sự khác nhau giữa hai cặp phạm trù trên.

Khái niệm nội dung (bản chất) và hình thức (hiện tượng) :
Nội dung là phạm trù triết học dùng để chỉ tổng hợp tất cả những mặt,
những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật, hiện tượng.
Hình thức là phạm trù triết học dùng để chỉ phương thức tồn tại và phát
triển của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố
của sự vật đó.
Hình thức có hình thức bên trong và hình thức bên ngoài. Hình thức bên
trong quan trọng hơn hình thức bên ngoài.
Phân biệt giữa hình thức và cái bề ngoài: Hình thức trong phạm trù nội
dung-hình thức: không phải hình thức bề ngoài, cái bao bọc bên ngoài nội dung,
bên ngoài sự vật, mà là cái hình thức bên trong sự vật, tức là cơ cấu bên trong
của nội dung.
Thí dụ :
1. Ở thực vật (cây):
Nội dung : là các bộ phận như lá, rễ, quả, …Các
quá trình: hô hấp, quang hợp, …
Hình thức : Rễ cây
gồm 3 loại: rễ cọc,
rễ chùm, rễ củ.

-2-
2. Đối với con người :
Nội dung : Toàn bộ các yếu tố vật
chất như tế bào, các cơ quan, các hệ
thống, các quá trình hoạt động của các
hệ thống...tạo nên cơ thể.

Hình thức: Bên ngoài: hình thể,


màu da, khuôn mặt,…. Bên trong:
cách thức sắp xếp, tổ chức, liên
kết các hệ thống.

3. Một tác phẩm văn học:


Nội dung : phần cuộc sống mà tác phẩm phản ánh .
Hình thức : kết cấu bút pháp thể hiện ( loại hình nghệ thuật thể hiện: hát
chèo, dân ca, tuồng, cải lương, ....) ■.
Sự khác nhau giữa hai cặp phạm trù trên:
Nội dung Hình thức
Nội dung là phạm trù triết Hình thức là phạm trù triết
học dùng để chỉ tổng hợp học dùng để chỉ phương
tất cả những mặt, những thức tồn tại và phát triển
yếu tố, những quá trình tạo của sự vật, là hệ thống các
nên sự vật, hiện tượng. mối liên hệ tương đối bền
vững giữa các yếu tố của sự
vật đó.

-3-
2. VẤN ĐỀ 2

Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức. Ý nghĩa phương pháp luận
Liên hệ trong cuộc sống.

Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức:


Nội dung và hình thức thống nhất
với nhau : Nội dung và hình thức thống
nhất với nhau vì nội dung là những
mặt,những yếu tố, những quá trình tạo
nên sự vật, còn hình thức là hệ thống các
mối liên hệ tương đối bền vững giữa các
yếu tố của nội dung. Nội dung và hình
thức luôn gắn bó chặt chẽ với nhau trong
một thể thống nhất. Không có hình thức nào tồn tại thuần túy không chứa đựng
nội dung, ngược lại cũng không có nội dung nào lại không tồn tại trong một hình
thức xác định. Nội dung nào có hình thức đó.
Nội dung và hình thức là sự thống nhất của 2 mặt đối lập, liên hệ tác động
và chuyển hóa lẫn nhau. Nội dung và hình thức cũng chỉ là sự phân biệt tương
đối, có cái ở mối liên hệ này là nội dung, ở mối liên hệ khác lại là hình thức.
Nội dung và hình thức không tồn tại tách rời nhau, nhưng không hẳn lúc
nào nội dung và hình thức cũng phù hợp với nhau. Không phải một nội dung
bao giờ cũng chỉ được thể hiện ra trong một hình thức nhất định, và một hình
thức luôn chỉ chứa một nội dung nhất định, mà một nội dung trong quá trình
phát triển có thể có nhiều hình thức thể hiện, ngược lại, một hình thức có thể thể
hiện nhiều nội dung khác nhau, một hình thức có thể chứa đựng nhiều nội dung
khác nhau.

-4-
Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức còn thể hiện ở chổ, các yếu tố
tạo thành sự vật vừa góp phần tạo nên nội dung, vừa tham gia tạo nên hình thức.
Vì vậy, nội dung , hình thức không tách rời mà gắn bó chặt chẽ với nhau.
Thí dụ, Tác phẩm Thạch Sanh và Lý Thông: có nội dung khen ngợi người
hiền, dũng cảm, trung thực, được nhiều người yêu quý. Với nội dung đó được
thể hiện bằng nhiều cách khác nhau: dân ca, cải lương, phim…Hình thức kịch
nói: Vở kịch: Tôi và chúng ta-Lưu Quamg Vũ, (chống cửa quyền, mối quan hệ
giữa quyền lợi của cá nhân và tập thể).
Nội dung quyết định hình thức : Nội dung giữ vai trò quyết định đối với
hình thức trong quá trình vận động phát triển của sự vật vì khuynh hướng chủ
đạo của nội dung là biến đổi, còn khuynh hướng chủ đạo của hình thức là tương
đối bền vững, chậm biến đổi hơn so với nội dung.
Dưới sự tác động lẫn nhau của những mặt trong sự vật, hoặc giữa các sự
vật với nhau trước hết làm cho các yếu tố của nội dung biến đổi trước, còn
những mối liên kết giữa các yếu tố của nội dung, tức hình thức thì chưa biến đổi
ngay, vì vậy hình thức sẽ trở nên lạc hậu hơn so với nội dung và sẽ trở thành
nhân tố kìm hãm nội dung phát triển. Do xu hướng chung của sự phát triển của
sự vật, hình thức không thể kìm hãm mãi sự phát triển của nội dung mà sẽ phải
thay đổi cho phù hợp với nội dung mới.
Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức là mối quan hệ biện chứng, trong
đó nội dung quyết định hình thức và hình thức tác động trở lại nội dung. Khuynh
hướng chủ đạo của nội dung là khuynh hướng biến đổi, còn hình thức là mặt
tương đối ổn định trong mỗi sự vật, hiện tượng. Nội dung thay đổi bắt buộc hình
thức phải thay đổi theo cho phù hợp. Tuy nhiên, không phải bất cứ lúc nào cũng
có sự phù hợp tuyệt đối giữa nội dung và hình thức. Nội dung quyết định hình
thức nhưng hình thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại nội dung.
Hình thức phù hợp với nội dung thì sẽ thúc đẩy nội dung phát triển. Nếu hình
thức không phù hợp thì sẽ kìm hãm sự phát triển của nội dung ■.

-5-
Hình thức tác động trở lại nội dung: Hình thức do nội dung quyết định
nhưng hình thức có tính độc lập tương đối và tác động ngược trở lại nội dung.
Sự tác động của hình thức đến nội dung thể hiện ở chỗ: Nếu phù hợp với nội
dung thì hình thức sẽ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy nội dung phát triển. Nếu
không phù hợp với nội dung thì hình thức sẽ ngăn cản, kìm hãm sự phát triển
của nội dung.
Sự tác động qua lại giữa nội dung và hình thức diễn ra trong suốt quá
trình phát triển của sự vật. Cụ thể như sau: Lúc đầu, những biến đổi diễn ra
trong nội dung chưa ảnh hưởng đến hệ thống mối liên hệ tương đối bền vững
của hình thức.
Nhưng khi biến đổi đó tiếp tục diễn ra thì tới một lúc nào đó, hệ thống
mối liên hệ bền vững ấy của hình thức bắt đầu trở nên chật hẹp, và bắt đầu kìm
hãm sự phát triển của nội dung. Lúc này hình thức không còn phù hợp với nội
dung nữa, sự không phù hợp ấy tiếp tục phát triển và đến một lúc nào đó sẽ xảy
ra sự xung đột giữa nội dung và hình thức thì nội dung mới sẽ phá bỏ hình thức
cũ và hình thành nên một hình thức mới phù hợp, lúc này trên cơ sở của hình
thức mới hình thành, nó tiếp tục biến đổi, phát triển và chuyển sang một trạng
thái mới về chất.
Thí dụ, Trong các hình thái kinh tế-xã hội thì lực lượng sản xuất là nội
dung, còn quan hệ sản xuất là
hình thức. Lúc đầu quan hệ sản
xuất phù hợp với lực lượng sản
xuất, quan hệ sản xuất sẽ là hình
thức của lực lượng sản xuất.
Nhưng khi lực lượng sản xuất
phát triển lên thì quan hệ sản
xuất không còn phù hợp nữa và bắt đầu kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản
xuất. Sự không phù hợp ấy tiếp tục tăng lên và cuối cùng dẫn đến sự xung đột
giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, làm cho cách mạng xã hội bùng nổ
-6-
sẽ xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ, thiết lập quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình
độ phát triển mới của lực lượng sản xuất và mở đường cho lực lượng sản xuất
mới phát triển ■.
Ý nghĩa phương pháp luận :
Nội dung và hình thức luôn gắn bó
chặt chẽ với nhau trong quá trình hoạt động
và phát triển của sự vật. Do vậy, trong nhận
thức không được tách rời giữa nội dung và
hình thức, cần chống lại mọi khuynh hướng
tách rời nội dung với hình thức. Ở đây, cần chống lại cả 2 thái cực sai lầm: Hoặc
là tuyệt đối hoá hình thức, xem thường nội dung sẽ rơi vào chủ nghĩa hình
thức.Hoặc ngược lại tuyệt đối hoá nội dung, xem thường hình thức.
Để nhận thức và cải tạo được sự vật, trước hết phải căn cứ vào nội dung vì
nội dung quyết định hình thức. Nhưng hình thức có tính độc lập tương đối và tác
động trở lại nội dung, do vậy trong thực tiễn cũng phải thường xuyên đối chiếu
giữa nội dung và hình thức và làm cho hình thức phù hợp với nội dung để thúc
đẩy nội dung phát triển.
Trong hoạt động thực tiễn cần phải chủ động sử dụng nhiều hình thức
khác nhau, đáp ứng với yêu cầu thực tiễn trong những giai đoạn khác nhau vì
cùng một nội dung trong quá trình phát triển của sự vật có thể có nhiều hình
thức, ngược lại, một hình thức có thể chứa đựng nhiều nội dung .Ở đây cần
chống lại cả 2 thái cực sai lầm : Hoặc chỉ bám lấy hình thức cũ, bảo thủ, trì trệ,
chỉ muốn làm theo kiểu cũ. Hoặc hoàn toàn phủ nhận vai trò của những hình
thức cũ trong hoàn cảnh mới, chủ quan, nóng vội thay đổi hình thức cũ một cách
tuỳ tiện, không có căn cứ ■.
Thí dụ, Công cuộc đổi mới của chúng ta:
Nội dung về kinh tế: xây dựng kinh tế nhiều thành phần.
Hình thức được biểu hiện:
Kinh tế nhà nước : giai cấp công nhân.
-7-
Kinh tế tập thể: Giai cấp nông dân.
Kinh tế tư sản nhà nước: Giai cấp tư sản dân tộc.
Kinh tế tư sản nước ngoài: Giai cấp tư sản .
Kinh tế tư nhân.
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Liên hệ trong cuộc sống :
Nội dung và hình thức thống nhất với nhau : Mỗi sự vật bên ngoài cuộc
sống đều tồn tại cả nội dung và hình thức . Thí dụ, nội dung một tác phẩm văn
học là toàn bộ những sự kiện của cuộc sống hiện thực mà tác phẩm phản ánh ,
còn hình thức bên trong tác phẩm đó là thể loại, những phép thể hiện mà tác giả
thể hiện được tác giả sử dụngtrong tác phẩm như phương pháp kết cấu bố cục,
nghệ thuật xây dựng hình tượng, các thủ pháp miêu tả tu từ...Ngoài ra tác phẩm
văn học còn có hình thức bề ngoài như màu sắc trình bày, khổ chữ, kiểu
chữ...Nội dung và hình thức của tác phẩm văn học góp phần tạo nên sự sinh
động và hấp dẫn cho tác phẩm văn học.
Nội dung quyết định hình thức . Thí dụ, lực lượng sản xuất là nội dung
còn quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của lực lượng sản xuất. Do vậy, khi lực
lượng sản xuất thay đổi thì sớm hay muộn quan hệ sản xuất cũng thay đổi theo
cho phù hợp với lực lượng sản xuất.
Hình thức tác động trở lại nội dung, nội dung có thể tồn tại ở hiều hình
thức khác nhau. Thí
dụ, cùng là quá
trình giáo dục đào
tạo gồm có đội ngũ
giáo viê, người
học, cơ sở trường
lớp …nhưng có thể
thực hiện dưới hiều

-8-
hình thức khác nhau đó là cách thức ổ chức phân công việc dạy và học, sử dụng
giảng đường… một cách khác nhau. Mặt khác, nếu quan hệ sản xuất phù hợp
với trình độ lực lượng sản xuất sẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Ngược
lại, nếu quan hệ sản xuất không phù hợp (lạc hậu hoặc vượt trước quá xa) so với
trình độ của lực lượng sản xuất sẽ kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển ■.
3. VẤN ĐỀ 3:

Mỗi người chúng ta thường chú trọng đến hình thức.


Đúng hay sai ? Vì sao ? Liên hệ bản thân.

a. Mỗi người chúng ta trong cuộc sống thường chú ý đến hình thức.
Câu khẳng định trên là đúng hay sai ? Vì sao.
Mỗi người chúng ta trong cuộc sống thường chú ý tới hình thức vì: trong
mỗi người “muốn mình đẹp hơn” là một câu trả lời hời hợt cho một thực trạng
sâu xa rằng họ nghĩ có một ngoại hình hấp dẫn tương ứng với việc thuộc về một
tầng lớp thượng lưu. Nghe thì có vẻ không liên quan tới nhau cho lắm, nhưng
trong cuộc khảo sát mới đây của các nhà tâm lý tại Mỹ, khi được hỏi, rất nhiều
người nói rằng họ cảm thấy mình hấp dẫn trong một đám đông khi họ nhận thấy
mình có một địa vị cao hơn so với những người khác.
Ngược lại khi được hỏi khi nào họ thấy mình không được hấp dẫn lắm, rất
nhiều người nói rằng đó khi họ cảm nhận được rằng mình thuộc một tầng lớp
thấp kém hơn so với mọi người xung quanh. Điều quan trọng ở đây là khi được
hỏi về các vấn đề như khi nào bạn cảm thông nhiều hơn hoặc khi nào bạn trung
thực hơn, vấn đề hình thức sẽ không được nhắc tới nữa. Hơn thế nữa, theo một
khảo sát của Mỹ, những người nghĩ mình có ngoại hình hấp dẫn sẽ dần dần
tin rằng họ thuộc về một tầng lớp thượng lưu, và dần dà họ quên mất ngoại hình
và chỗ đứng thực sự của họ trong xã hội như thế nào.
Các nghiên cứu trước đây cho rằng các cá nhân đánh giá người khác bằng
khối lượng tài sản hay trình độ học vấn. Tuy nhiên, gần đây, các nhà nghiên cứu
-9-
cho biết con người có xu hướng đầu tiên là suy diễn ra địa vị xã hội của người
khác, và họ thường dựa trên những dấu hiệu nhỏ nhặt tinh tế thuộc về hình thức
để đưa ra phán xét đó. Vậy tại sao chúng ta lại đặc biệt trở nên quan tâm tới
ngoại hình? Câu trả lời, cũng là điều đáng báo động của xã hội hiện nay, đó là
ngoại hình bảnh bao, đẹp đẽ sẽ đi cùng với việc được đối xử ưu tiên và được yêu
quý hơn trong xã hội. Trong cuộc sống, một vẻ ngoài hấp dẫn sẽ có khá nhiều
lợi thế, ví dụ điển hình như là những người ngoại hình đẹp đẽ hơn có xu thế
kiếm được nhiều tiền hơn, và cơ hội được tuyển dụng cao hơn. Ngược lại, mọi
người thường có thành kiến với những người vẻ ngoài không được bắt mắt lắm.
Ví dụ, con người thường nghĩ những người nếu bên ngoài đã không hấp dẫn,
không được chăm chút thì chắc hẳn sẽ không giỏi giang lắm hoặc tính cách
không được dễ gần. Tầng lớp thượng lưu, nhiều tiền, “quý tộc” thì mới có vẻ
ngoài hấp dẫn được.
Vậy là chúng ta có thể đi tới kết luận rằng vấn đề hình thức ảnh hưởng
khá nhiều tới mọi hành động trong cuộc sống: trong ứng xử hàng ngày, trong
suy nghĩ nhỏ nhặt về người khác cho tới những quyết định quan trọng nên bầu
cho ai vào quốc hội, một ngoại hình hấp dẫn sẽ ít nhiều chi phối chúng ta. Các
nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đây là một hiện tượng tâm lý rất tự nhiên, rằng con
người có xu thế thích cái đẹp đẽ và bóng bẩy, ưa nhìn. Tuy nhiên, chúng ta
cần lưu tâm, hiểu và kiểm soát nó, để hình thức sẽ không chiếm ưu thế quá đà
trong việc đánh giá, đối xử giữa người với người, cũng như ảnh hưởng tới
những quyết định quan trọng trong cuộc sống
Hình thức là một khái niệm được sử dụng trong triết học, đạo đức học,
văn học nghệ thuật.…nhằm chỉ hiện tượng chú trọng đến cái bên ngoài hơn nội
dung bên trong .
Hình thức là cần thiết, nhưng hình thức phải phù hợp với nội dung. Tục
ngữ có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” là để dạy người ta phải biết coi trọng bản
chất của vấn đề ■.

-10-
Liên hệ bản thân :
Trong cuộc sống ngày càng phát triển hiện nay, mỗi chúng ta cần có sự
cân bằng giữa nội dung và hình thức, có như thế thì mỗi chúng ta sẽ hoàn thiện
hơn. Trong đời sống xã hội ta hiện nay, chủ nghĩa hình thức đã biến thái và trở
thành căn bệnh hình thức. Dấu hiệu của bệnh hình thức là chỉ chú trọng tạo nên
cái hình thức hào nhoáng, lộng lấy bên ngoài để che đậy nội dung bên trong
nghèo nàn, đơn điệu, chất lượng thấp hoặc không có gì. Bệnh hình thức là sự bất
cập, thậm chí đối ngược giữa giá trị thực và thông tin được thông báo.
Đáng lo ngại là bệnh hình thức đã và đang trở thành căn bệnh trầm
kha của xã hội, len lỏi vào tất cả các lĩnh vực, các khu vực, các ngóc ngách của
xã hội, từ sinh hoạt chính trị đến kinh tế, từ văn hóa đến giáo dục, từ cấp độ
cộng đồng đến gia đình và cá nhân.
Căn bệnh hình thức gắn liền với căn bệnh thành tích, với hội chứng “đánh
bóng” tên tuổi, thậm chí để che giấu những điều không minh bạch hoặc gắn liền
với âm mưu “hợp lý hóa” để tư lợi, tham nhũng. Căn bệnh hình thức còn có thể
do tâm lý sĩ diện tiểu nông làng xã lạc hậu sinh ra. Trong những trường hợp này,
những người chủ trương và thực hiện muốn “cho bằng chị bằng em”, họ không
nhận thức được giá trị thực của các sự kiện, việc làm mà họ chủ trương, quyết
định và thực hiện.
Căn bệnh hình thức là làm những việc không đáng làm, không nên làm; là
đáng làm bé nhưng lại làm to; là nói hay, nói tốt nhưng làm thì dở, là cố ý đánh
lừa cộng đồng về bản chất của sự việc. Căn bệnh hình thức cố tình tạo nên các
giá trị ảo, phẩm chất ảo để đánh lừa xã hội.
Căn bệnh hình thức hiện nay đang có dấu hiệu trở thành căn bệnh mãn
tính, rất khó chữa nếu không nói là vô cùng khó chữa. Nếu không triệt bỏ kịp
thời, căn bệnh hình thức sẽ tạo nên tập tính dối trá của nhiều người, nhiều nhóm
người, của cả xã hội. Căn bệnh hình thức không chỉ đánh lừa nhận thức, tình
cảm, luật pháp, làm rối loạn các chuẩn mực văn hoá, thẩm mỹ, đạo đức và pháp
lý mà còn làm tiêu hao một lượng thời gian và vật chất vô cùng lớn của xã hội.
-11-
Căn bệnh này đang có trong rất nhiều người, nhóm người, nhiều cộng
đồng, nhiều tổ chức, đoàn thể dưới vô vàn hình thức biến thái khác nhau. Căn
bệnh này không làm chết ai ngay tức thời nhưng sẽ huỷ hoại dần văn hoá, đạo
đức của dân tộc.
Trong khi tất cả đang hướng đến cái thực tế thì nhiều người vẫn thích
được sùng bái, tâng bốc, thích người khác nói hay, nói đẹp về mình, về những
cái do mình sở hữu mà ít chịu nghe sự đóng góp ý kiến chân tình về những hạn
chế, khuyết điểm…
Mặt khác, chúng ta đang tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt
Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, thì vẫn còn không ít người lại đi ngược lại,
có xu thế “sính” dùng đồ ngoại, bỏ ra cả bạc triệu để mua những món hàng
“xách tay” là đồ trang sức, đồ làm đẹp để tạo bề ngoài hào nhoáng mà không
biết rằng hàng Việt Nam cũng chất lượng và đẹp không kém. Trong khi không ít
ca sỹ, nghệ sỹ, diễn viên ngày đêm miệt mài đóng góp, cống hiến cho nghệ thuật
bằng sức lao động và tài thực sự, thì cũng có nhiều ca sỹ, nghệ sỹ đang cố tạo
dựng hình ảnh bằng những scandan, clip đi trái với thuần phong mỹ tục .
Tóm lại, Khi xem xét sự vật cần căn cứ vào nội dung, tuy nhiên không
được tách rời nội dung và hình thức, xem nhẹ hình thức, hoặc tuyệt đối hóa 1
trong 2 mặt đó. Trong hoạt động thực tiễn,cần làm cho nội dung và hình thức
phù hợp với nhau, nếu hình thức không phù hợp với nội dung thì phải thay đổi
hình thức ■.

-12-
4. VẤN ĐỀ 4 :

Câu nói “ Của cho không bằng cách cho” theo nghĩa đen và nghĩa
bóng được hiểu như thế nào trong quan hệ nội dung và hình thức ?

Của cho là cái thuộc sở hữu của mình chuyển sang thành của người khác
mà không đổi lấy gì cả, cách cho là cách thức cho cái thuộc sở hữu của mình
chuyển sang thành của người khác mà không đổi lấy gì cả . Ở đây của cho là nội
dung còn cách cho là hình thức.
Ngày xưa có câu”của cho không bằng cách
cho” với hàm ý nhắc nhở cần quan tâm tới
cách thức cho, tặng ai đó một món quà gì
đó. Có thể món quà không đáng giá,không
mang giá trị vật chất cao nhưng cách tặng
lịch sự, thể hiện sự trân trọng của người trao
đối với người nhận thì ý nghĩa lại càng tăng
nhiều. “Của cho đã rất giá trị ”cách cho lịch sự ,trân trọng và
nhã nhặn giúp mối quan hệ giữa người cho và nhận lại càng tố hơn. Cho ai cái gì
đó là việc làm ý nghĩa thế nhưng nếu không xuất phát từ tấm lòng thì nó không
hề đẹp. Thực tế là vậy,cách tặng quà cách thức cho quà còn quan trọng hơn giá
trị của quà tặng và kiểu gói quà.Một món quà đắt tiền được gói cẩn thận và đẹp
mắt,chưa chắc đã làm cho người nhận nó hài lòng.Chỉ cần người cho thiếu nhã
nhặn và lịch thiệp trong khi tặng quà thì xem món quà của người tặng sẽ trở nên
vô giá trị đối với người nhận. Bởi vậy không cần món quà là một thứ gì đó xa
xỉ,chỉ cần biết cách cho quà làm vui lòng người khác cũng là một nghệ thuật
giao tiếp mà chúng ta cần phải học tập.

-13-
Bằng chứng rõ nhất là cái tết đã đến gần,nhưng với những gia đình ở xóm
Tự Nhiên, huyện Thường Phường 5, Hà Nội, này miếng ăn vẫn là nỗi lo thường
xuyên :Tết là niềm vui của những người nhà giàu,còn đối với họ đó là một khái
niệm hết sức mơ hồ.Khi nghe tòa
soạn báo An Ninh thủ đô gửi 200
suất quà mừng năm mới con bà
con nghèo và gia đình chính sách
ở địa phương bà con ở đây rất vui
mừng. Khi hỏi một cụ già 70 tuổi,
cụ nói:Tôi bây giờ đã 70 tuổi lo

cuộc sống gia đình còn chật vật,thế nên


không còn hơn sức đâu mà nghĩ đến Tết
.Tết với ai chứ với tôi thì chỉ nghe thấy
cũng đã đủ xây xẩm mặt mày rồi.Tòa
soạn báo An Ninh dù chỉ có một chút
quà,nhưng với 400 hộ dân là cả một nỗi lo thường nhật.Vì vậy bà con cũng cảm
thấy ấm lòng và người thực hiện chương trình cũng cảm thấy vui vì đã góp sức
nâng cao đời sống người dân.

-14-
Phần 3: KIẾN THỨC VẬN DỤNG
5. VẤN ĐỀ 5:

Vận dụng nội dung “Giải pháp 3”của nghị quyết số 29


QT/TW ngày 4/11/2013 HNTW 8 khóa XI “về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo”

Trình bày nội dung này và biểu hiện của phạm trù nội dung và
hình thức :
Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước
theo các tiêu chí tiên tiến được xã
hội và cộng đồng giáo dục thế giới
tin cậy và công nhận. Phối hợp sử
dụng kết quả đánh giá trong quá
trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối
năm học; đánh giá của người dạy
với tự đánh giá của người học; đánh
giá của nhà trường với đánh giá của
gia đình xã hội. Đổi mới phương
thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng giảm áp lực
và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo
đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá
đúng năng lực học sinh, làm cơ
sở cho việc tuyển sinh giáo dục
nghề nghiệp và giáo dục đại học.
Đổi mối phương pháp đánh
giá và công nhận tốt nghiệp giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở kiến thức, năng lực
thực hành, ý thức kỹ luật và đạo đức nghề nghiệp. Có cơ chế để tố chức và cá
-15-
nhân sử dụng lao động tham gia vào việc đánh giá chất lượng của cơ sở đào tạo.
Đổi mới phương thức tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng kết hợp sử
dụng kết quả học tập ở phổ thông và yêu cầu của ngành đào tạo. Đánh giá kết
qủa đào tạo đại học theo hướng chú trọng năng lực phân tích, sáng tạo, tự cập
nhật, đổi mới kiến thức; đạo đức nghề nghiệp; năng lực thực hành, năng lực tổ
chức và thích nghi với môi trường làm việc. giao quyền tự chủ tuyển cho các cơ
sở giáo dục đại học.
Thực hiện đánh giá chất lượng giáo dục, đào tạo ở cấp độ quốc gia, địa
phương, từng cơ sở giáo dục, đào tạo và đánh giá theo chương trình của quốc tế
để làm căn cứ đề xuất chính
sách, giải pháp cải thiện chất
lượng giáo dục, đào tạo.
Hoàn thiện hệ thống
kiểm định chất lượng giáo
dục. Định kỳ kiểm định chất
lượng các cơ sở giáo dục,
đào tạo và chất lượng các cơ
sở giáo dục, đào tạo và các
chương trình đào tạo; công
khai kết quả kiểm định. Chú
trọng kiểm tra, đánh giá, kiểm soát chất lượng giáo dục và đào tạo đối với các
cơ sở ngoài công lập, các cơ sở có yếu tố nước ngoài. Xậy dựng phương thức
kiểm tra, đánh gía phù hợp với các loại hình giáo dục cộng đồng.
Đổi mới cách tuyển dụng , sữ dụng lao động đã qua đào tạo theo hướng
chú trọng năng lực, chất lượng, hiệu qua công việc thực tế, không quá nặng nề
bằng cấp trước hết là trong các cơ quan thuộc hệ thống chính trị. Coi sự chấp
nhận của thị trường lao động đới với người học là tiêu chí quan trọng để đánh
giá uy tín, chất lượng của cơ sở giáo dục đại học, nghề nghiệp và là căn cứ để
định hướng phát triển các cơ sở giáo dục, đào tạo và ngành nghề đào tạo ■.
-16-
Liên hệ ở trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh vào năm
học 2014 - 2015 với chủ đề:
“Đổi mới kiểm tra đánh giá
nhằm phát triển năng lực người
học”. Việc đổi mới kiểm tra đánh
giá nhằm phát triển năng lực
người học sẽ đồng hành với việc
đổi mới triệt để và mạnh mẽ
phương pháp dạy và học, tạo một
bước đột phá về chất lượng đào tạo,
đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã
hội cũng như hội nhập quốc tế.
Năm học 2014-2015 trường ta đã nâng chuẩn đầu ra tiếng Anh sinh viên
không chuyên ngữ là 500 TOEIC và chuyên ngữ là C1 đồng thời cũng đặt chuẩn
cho giáo viên không chuyên ngữ B2 và chuyên ngữ C2, để đến năm 2018 50%
các môn học chuyên ngành sẽ được giảng dạy bằng tiếng Anh, 100% các môn
học có slide song ngữ Anh – Việt. Việc áp
dụng phương thức dạy học blended
learning kết hợp giữa face to face và
online / mobile learning đã được
khởi động với sự hình thành
Digital Lab đầu tiên trong cả nước
. Với 19 giáo viên tham gia áp
dụng Pearson Education Learning
Management System trong năm
học 2013-2014, năm học này đã có hơn

-17-
40 giáo viên giảng dạy trên LMS. Trang bị phòng dạy học số với trang
thiết bị hiện đại trị giá gần 6 tỷ đồng với sự tài trợ của chương trình HEEAP,
một số bài giảng sẽ được phát trực tuyến trên server của trường. Nămhọc này
chúng ta cũng vui mừng chào đón sự ra đời của Phòng Quan hệ công chúng và
doanh nghiệp, đưa việc hợp tác với các doanh nghiệp lên một tầm cao mới: hợp
tác toàn diện và bền vững, không dừng ở việc xin tài trợ học bổng, chỗ thực tập
cho sinh viên và giáo viên mà còn kết hợp nghiên cứu khoa học, trong tương lai
không xa trường sẽ có bộ phận chuyên lo việc làm cho sinh viên.
Thực hiện thành công Chiến lược phát triển trường giai đoạn 2015-2020.
Ứng dụng triệt để công nghệ thông tin trong mọi hoạt động của nhà trường. Tiếp
tục nâng cấp chương trình đào tạo theo CDIO 150 tín chỉ, mở rộng đào tạo sau
đại học, củng cố hệ thống trợ lý giảng dạy. Củng cố các trung tâm nghiên cứu
chuyển giao công nghệ, phát triển các hình thức dịch vụ khác nhằm tăng nguồn
thu cho trường, bước đầu thực hiện kế hoạch tự chủ đại học qua việc tự chủ tài
chính và đề án tuyển sinh riêng.
Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học cũng như phương pháp kiểm tra
đánh giá theo hướng
coi trọng phát triển
năng lực toàn diện
của người học. Khai
thác các phòng thí
nghiệm, các thiết bị
giảng dạy, ứng dụng
khoa học công nghệ
để nâng cao chất
lượng đào tạo, tăng
kỹ năng thực hành, thuyết trình và khả năng làm việc theo nhóm cho sinh viên.
Tiếp tục dẫn đầu trong các sân chơi ứng dụng khoa học kỹ thuật và mở rộng sân
chơi này cho các trường Trung Học Phổ Thông.
-18-
Đẩy mạnh Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng
cán bộ và hoạt động khoa học công nghệ trong nhà trường; Tổ chức tốt Hội
Thảo Công nghệ xanh và phát triển bền vững, tăng cường liên kết với các doanh
nghiệp; có chính sách khuyến khích phù hợp đối với hoạt động của giáo viên và
sinh viên ■.
Phần 4: KẾT LUẬN
Nói tóm lại, nội dung dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những
yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật, hiện tượng còn phạm trù hình thức dùng
để chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng đó, là hệ thống
các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố. Chính vì vậy, nội dung và
hình thức luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, thống nhất biện chứng với nhau. Trong
thực tiễn cần phát huy tác động tích cực của hình thức đối với nội dung trên cơ
sở tạo ra tính phù hợp của hình thức với nội dung. Mặt khác, cũng cần phải thực
hiện những thay đổi đối với những hình thức không còn phù hợp với nội dung,
cản trở sự phát triển của nội dung. Không những thế, Phạm trù nội dung và hình
thức gió dục con gười có nhưng suy nghĩ và hành động phù hợp , biết được sự
tác động giữa nội dung và hình thức thì lúc đó con người sẽ trở nên hoàn thiện
hơn. Hơn nữa, việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo – phạm trù
nội dung và hình thức cũng có những ảnh hưởng nhất định từ đó đề ra những
giải pháp tối ưu nhất. Từ đó trong mỗi chúng ta sẽ rút ra được bài học kinh
ghiệm nghiệ cho bản thân, để hoàn nhập, hoàn thiện và phát triển trong thời đại
công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày nay ■.

-19-
Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Trang 83.84 ,
nhà xuất bản Chính trị quốc gia, xuất bản năm 2011.
2. Tập những câu hỏi “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin”
PGS. TS Trần Văn Phòng, Trang 70.71.72.73.74.
3. Nghị quyết số 29 –NQ/TW ngày 4/11/2013 hội nghị trung ương 8 khóa XI về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Giải pháp 3, Trang 6, Đảng cộng
sản Việt Nam.
4. Bài diễn văn của Thầy hiệu trưởng NGƯT.PGS.TS. Đỗ Văn Dũng nhân ngày
khai giảng năm học 2014 – 2015 trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM.
5. Sổ tay công tác sinh viên – trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM.
6. http://vi.wikipedia.org/wiki/Nội_dung_và_hình_thức.

-20-

You might also like