You are on page 1of 3

CÂU HỎI ÔN TẬP TRIẾT M – 2023

Về nguyên tắc, các bạn ôn tập toàn bộ chương trình. Tập trung nhiều hơn vào các câu
hỏi sau đây để đảm bảo tính trọng tâm ôn tập và làm quen với các kiểu câu hỏi trong
đề thi sau này

Chương 2
I. Vật chất và ý thức
- Phát biểu định nghĩa “vật chất”, “ý thức”. Theo định nghĩa của V.I. Lênin
về vật chất thì giữa vật chất và ý thức có sự phân biệt căn bản nào? Cho thí
dụ.
- Phát biểu định nghĩa của Ph. Ăngghen về vận động. Thế giới vật chất có
những hình thức vận động nào?
- Nêu các đặc trưng cơ bản của ý thức. Đặc trưng nào là cơ bản nhất? Tại
sao?
- Phát biểu sau đây có phù hợp (đúng) với quan điểm (PPL) của Chủ nghĩa
duy vật biện chứng không? Giải thích ngắn gọn và cho 1 thí dụ.
“Trong việc giải quyết các vấn đề của thực tiễn cần phải phát huy các nhân tố
chủ quan”.
- Phát biểu sau đây có đúng với quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng
không? Tại sao? Cho thí dụ.
“Trong nhận thức và thực tiễn cần phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn
trọng và hành động theo quy luật khách quan”.
- Theo quan niệm duy vật biện chứng, vật chất và ý thức có mối quan hệ
với nhau như thế nào? Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận gì? Cho thí
dụ minh họa.
- Phát biểu sau đây có đúng với quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện
chứng không? Tại sao? Cho thí dụ.
“Trong cuộc sống, chỉ cần con người có ý chí và nghị lực vượt khó thì nhất
định mọi việc sẽ thành công”. (Có chí thì nên).

- Ý thức là gì? Yếu tố nào là cơ bản nhất của ý thức? Tại sao?
II. Phép biện chứng duy vật

- Mối liên hệ là gì? Thế nào là mối liên hệ phổ biến? Cho thí dụ.
- Nêu nội dung quan điểm toàn diện. Cho thí dụ.
- Phát triển là gì? Tăng trưởng là gì? Giữa chúng có mối quan hệ thế nào?
Cho 1 thí dụ.
- Từ một hiện tượng bất kỳ quan sát được trong thực tế có thể kết luận chính
xác ở mức độ đầy đủ, tuyệt đối bản chất của sự vật không? Tại sao? Cho thí
dụ.
- Từ lý luận về mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng để trả lời: Tại sao con
người có thể và cần phải tổng kết kinh nghiệm.
- Khi xây dựng các dự báo cho hoạt động thực tiễn, cần phải căn cứ
vào cái tất nhiên hay ngẫu nhiên? Tại sao? Cho thí dụ.
- Từ nội dung quy luật về phương thức cơ bản của sự phát triển để
trả lời: Có phải mọi sự thay đổi về lượng đều dẫn tới sự thay đổi về chất
của sự vật hay không? Tại sao? Cho 1 thí dụ.
- Theo phép biện chứng duy vật, “mâu thuẫn” là gì? Để tạo động lực cho
sự phát triển kinh tế thì cần phải xóa bỏ các mâu thuẫn trong nền kinh tế
hay sử dụng mâu thuẫn để tạo động lực cho sự phát triển kinh tế?

III. Lý luận nhận thức


- Phát biểu định nghĩa về “thực tiễn”, “nhận thức”. Thực tiễn có những vai
trò gì với nhận thức? Nêu 1 thí dụ.
- Một tư tưởng (quan niệm, quan điểm, chính sách,…) nào đó khi chưa
được thực tiễn chứng minh là đúng thì có thể kết luận nó là sai lầm được
hay không? Tại sao?

Chương 3

- Nêu định nghĩa “Sản xuất vật chất” và phân tích vai trò của nó.
- Phương thức sản xuất là gì? Nó có vai trò gì đối với sự phát triển của xã
hội? Cho 1 thí dụ.
- Lực lượng sản xuất là gì? Yếu tố nào là cơ bản nhất trong lực lượng sản
xuất? Tại sao?
- Nêu khái niệm quan hệ sản xuất. Ở Việt Nam hiện nay có những loại hình
quan hệ sở hữu nào về tư liệu sản xuất?
- Quan hệ sản xuất có vai trò tích cực hay tiêu cực đối với sự phát triển của
lực lượng sản xuất? Cho thí dụ.
- Nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
là nhiệm vụ nào? Tại sao?
- Ở Việt Nam hiện nay có những loại hình quan hệ sản xuất nào?
- Nền kinh tế Việt Nam hiện nay có những thành phần kinh tế cơ bản nào?
- Giai cấp là gì? Đấu giai cấp có vai trò gì đối với sự tiến bộ và phát triển của
xã hội?
- Tồn tại xã hội là gì? Ý thức xã hội là gì? Cho thí dụ.
- Nêu quan niệm của triết học Mác – Lênin về con người và bản chất của con
người.

You might also like