You are on page 1of 14

Nguồn của luật quốc

tế
TR Ị NH PH ƯƠ NG TH Ả O
Điều 38 (1) Quy chế Tòa ICJ
The Court, whose function is to decide in accordance with international law such disputes as are submitted to it, shall apply:
(Tòa án, với chức năng là giải quyết phù hợp với luật quốc tế các vụ tranh chấp được chuyển đến Tòa án, sẽ áp dụ ng)
a. international conventions, whether general or particular, establishing rules expressly recognized by the contesting
states (Các điều ước quốc tế, chung hoặc riêng, đã quy định về những nguyên tắc được các bên đang tranh chấp thừa
nhận);
b. international custom, as evidence of a general practice accepted as law (Các tập quán quốc tế như những chứng cứ
thực tiễn chung, được thừa nhận như những quy phạm pháp luật );
c. the general principles of law recognized by civilized nations (Nguyên tắc chung của luật được các quốc gia văn minh
thừa nhận);
d. subject to the provisions of Article 59, judicial decisions and the teachings of the most highly qualified publicists of the
various nations, as subsidiary means for the determination of rules of law (Với những điều kiện nêu ở điều 59, các án lệ và
các học thuyết của các chuyên gia có chuyên môn cao nhất về luật quốc tế của các quốc gia khác nhau được coi là
phương tiện để xác định các quy phạm pháp luật)
Nội dung
1. Khái niệm
2. Điều ước quốc tế
3. Tập quán quốc tế
4. Các nguyên tắc pháp luật chung
5. Các nguồn bổ trợ của luật quốc tế
6. Vấn đề thứ bậc giữa các nguồn
Khái niệm
 Nguồn của luật VN: là các quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung do cơ
quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện
Nguồn của LQT: là bằng chứng để xác định sự tồn tại cua một quy phạm pháp lý
quốc tế (là nơi chưa đựng các quy phạm pháp lý quốc tế hay nơi tùm ra các quy phạm
này)
 Điều 38(1) Quy chế Tòa án Công lý Quốc tế ICJ
Điều ước quốc tế - Định nghĩa
Công ước Viên 1969:
Thuật ngữ “điều ước” dùng để chỉ một thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc
gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong
hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và với bất kể tên gọi riêng của nó là gì.
Công ước Viên 1986:
Điều ước quốc tế có nghĩa là một thỏa thuận quốc tế bằng văn bản được điều chỉnh bởi luật quốc
tế và được ký kết giữa:
◦ (i) một hay nhiều quốc gia và một hay nhiều tổ chức quốc tế, hoặc

◦ (ii) giữa các tổ chức quốc tế với nhau

bất kể ghi nhận trong một hay nhiều văn kiện liên quan và bất kể tên gọi cụ thể
Điều ước quốc tế - Định nghĩa
ĐƯQT phổ biến nhất là ĐƯ được ký kết giữa các quốc gia có chủ quyền
Ngoài ra còn có ĐƯQT giữa quốc gia với tổ chức quốc tế, hoặc giữa các TCQT với
nhau (VD: HĐ giữa LHQ và các cơ quan, tổ chức của LHQ)
Hình thức phổ biến nhất là bằng văn bản (điều 102 Hiến chương LHQ)
Yếu tố quan trọng nhất cấu thành ĐƯQT là ý chí xác lập quyền và nghĩa vụ (Qatar
vs Bahrain)
Điều ước quốc tế - Định nghĩa
Hai yếu tố cấu thành một ĐƯQT: chủ thể ký kết và luật điều chỉnh
Chủ thể ký kết: quốc gia, tổ chức quốc tế và các chủ thể khác của luật quốc tế
Luật điều chỉnh của mọi ĐƯQT là luật pháp quốc tế
Điều ước quốc tế - Hiệu lực pháp

ĐƯQT có hiệu lực sẽ ràng buộc tất cả các bên thành viên và các bên thành viên có nghĩa vụ thực
hiện ĐƯQT một cách thiện chí (Công ước Viên 1969, điều 26; Công ước Viên 1986, điều 26)
Đối với bên không là thành viên (bên thứ ba), ĐƯQT không có hiệu lực ràng buộc trừ khi bên đó
đồng ý (Công ước Viên 1969, điều 34; Công ước Viên 1986, điều 34)
ĐƯQT bắt đầu có hiệu lực theo quy định của điều ước đó hoặc thỏa thuận của các bên (Công ước
Viên 1969, điều 24(1); Công ước Viên 1986, điều 24(1))
Nếu ĐƯQT không quy định và các bên không có thỏa thuận về hiệu lực, điều ước sẽ có hiệu lực
khi tất cả các bên ký kết thể hiện sự đồng ý chịu ràng buộc (Công ước Viên 1969, điều 24(2);
Công ước Viên 1986, điều 24(2))
ĐƯQT có hiệu lực trên toàn bộ lãnh thổ của các nước thành viên; một số ĐƯQT có hiệu lực đới với
vùng không phải lãnh thổ quốc gia (vùng biển quốc tế, không phận quốc tế, vũ trụ,…)
Tập quán quốc tế - Khái niệm
Điều 38(1)(b) Quy chế Tòa ICJ:
“Các tập quán quốc tế như những chứng cứ thực tiễn chung, được thừa nhận như những
quy phạm pháp luật”
Một quy định tập quán cần thỏa mãn 2 yếu tố: (i) thực tiễn chung và (ii) được chấp
nhận như luật
Thực tiễn chung là các hành vi, hoạt động của các quốc gia trên thực tế, và các hành vi,
hoạt động đó hình thành một mô-típ ứng xử của các quốc gia khi gặp cùng một vấn đề
Thực tiễn chung cần được các quốc gia tuân theo với niềm tin rằng thực tiễn này mang
tính quy phạm bắt buộc – “được chấp nhận như luật” (opinio juris)
Tập quán quốc tế - Khái niệm
Xác định thực tiễn chung
Được xác định dựa trên tổng hợp thực tiễn của các quốc gia, bao gồm các hành vi và
tuyên bố của các quốc gia
Các hình thức thể hiện thực tiễn quốc gia: hành vi và trao đổi ngoại giao; thực tiễn liên
quan đến việc thông qua các nghị quyết của tổ chức quốc tế hay tại các hội nghị
quốc tế; các quyết định hành pháp, tư pháp và lập pháp trong nước
Thực tiễn chung: tính phổ biến và đại diện (số lượng quốc gia), tính nhất quán (áp
dụng nhất quán và liên tục)
Tập quán quốc tế - Khái niệm
Xác định opinio juris
Hành vi của các quốc gia trên diễn đàn đa phương (VD: thái độ của các quốc gia đối
với nghị quyết của Đại hồi đồng Liên hợp quốc)
Các quốc gia tham gia vào các ĐƯQT đa phương phổ quát hoặc m ột quy đ ịnh đ ược ghi
nhận trong nhiều điều ước khác nhau mà nhiều quốc gia là thành viên
Tập quán quốc tế - Khái niệm
Tập quán đặc thù:
Tập quán được hình thành trong quan hệ giữa một số quốc gia
Hình thành từ 2 yếu tố (thực tiễn chung và opinio juris) nh ư t ập quán chung, nh ưng
yêu cầu thỏa mãn 2 yếu tố trên cao hơn tập quán chung
Tập quán quốc tế - Khái niệm
Xác định tập quán thông qua án lệ
Các tập quán quốc tế có thể được xác định thông qua các án lệ và công trình nghiên
cứu của học giả nổi tiếng
Các cơ quan tài phán có thể không chứng minh thực tiễn chung và opinion juris mà đ ơn
giản tuyên bố sự tồn tại của một quy định tập quán quốc tế
Tập quán quốc tế - Hiệu lực pháp lý
Tập quán quốc tế có hiệu lực ràng buộc với tất cả các quốc gia
Ngoại lệ: tập quán đặc thù; quốc gia thể hiện sự phản đối liên tục ngay từ đầu

You might also like