You are on page 1of 3

2.

Tập quán quốc tế


– Là những quy tắc xử sự hình thành trong thực tiễn đời sống PL quốc tế, được các quốc gia và
các chủ thể khác của luật Quốc tế áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần và được thừa nhận là luật.

– Để được coi là tập quán quốc tế, cần có 2 yếu tố:

+ vật chất: phải có quy tắc xử sự tồn tại trong thực tiễn đời sống PL quốc tế và quy tắc đó được
áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần

+ tinh thần: được hầu hết các quốc gia và các chủ thể PL quốc tế thừa nhận đó là luật

VD: + sứ thần (đoàn ngoại giao) của nước này đến nước khác sẽ được đón tiếp trọng thị, không
được chém, đánh sứ giả; hành vi chém sứ thần được coi là hành vi tuyên chiến. Cho đến nay quy
tắc này vẫn được tiếp tục ghi nhận và được pháp điển hóa vào Công ước Viên 1961 về quan hệ
ngoại giao và Công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự.

+ Tàu thuyền nước ngoài có thể đi lại không gây hại qua vùng lãnh hải của 1 quốc gia mà không
cần xin phép

Câu hỏi: điều kiện “được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần” là bao nhiêu lần ? và “được hầu hết
các quốc gia công nhận” là bao nhiêu quốc gia thì đủ ?
Trả lời: theo quan điểm trước kia thì để hình thành 1 tập quán quốc tế cần phải trải quan vài chục
đến hàng trăm năm. Còn theo quan điểm của PL quốc tế hiện đại thì con đường hình thành tập
quán quốc tế ngắn hơn rất nhiều, chỉ cần thấy 1 quy định trong 1 điều ước nào đó, hoặc phán
quyết của tòa án quốc tế, hoặc hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia, … mà chủ thể thấy phù
hợp thì có thể viện dẫn như một tập quán.
– Mối quan hệ điều ước quốc tế và tập quán quốc tế: quan hệ biện chứng và tác động qua lại với
nhau

+ điều ước quốc tế có thể là cơ sở cho sự hình thành tập quán quốc tế, ngược lại tập quán quốc tế
cũng có thể là cơ sở cho việc hình thành điều ước quốc tế

+ điều ước quốc tế có thể chấm dứt hiệu lực của tập quán quốc tế (VD các bên có thể thỏa thuận
xác lập điều ước không áp dụng tập quán), và ngược lại tập quán có thể chấm dứt hiệu lực của
điều ước quốc tế (rất ít khi xảy ra, thường là trường hợp tập quán hình thành nên quy phạm jus
cogens, ngay khi quy phạm jus cogens có hiệu lực thì tất cả các điều ước quốc tế có nội dung trái
với quy phạm jus cogens sẽ chấm dứt hiệu lực. VD quy phạm “Cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa
sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế” là quy phạm jus cogens mới hình thành từ năm 1945,
trước đó luật quốc tế cổ đại có quy phạm jus cogens về quyền được sử dụng chiến tranh “Bất kỳ
quốc gia nào cũng có quyền sử dụng sức mạnh vũ trang để giải quyết mọi tranh chấp liên quan
đến mình”)
– So sánh điều ước quốc tế và Tập quán quốc tế:

Điều ước quốc tế Tập quán quốc tế


Cùng là nguồn cơ bản của luật quốc tế có giá trị pháp lí ngang nhau
Thành văn Bất thành văn
Rõ ràng, minh bạch (vì phải trải qua quá trình Không rõ ràng, ít minh bạch
đàm phán giữa các bên, thể hiện được ý chí
của các bên)
Hình thành nhanh chóng Rất lâu
Có thể dễ dàng sửa đổi, bổ sung Rất khó để thay đổi
Đã được thực tiễn kiểm nghiệm, đã chứng tỏ
sự phù hợp với thực tiễn, khả năng ứng dụng
rất cao

3. Nguồn bổ trợ / Phương tiện bổ trợ nguồn của luật Quốc tế


a. Nguyên tắc PL chung
– là những nguyên tắc PL mà cả luật Quốc tế và luật quốc gia đều thừa nhận.

VD: gây thiệt hại thì phải bồi thường, luật không có giá trị hồi tố, không ai phải là thẩm phán
trong vụ việc của chính mình, …

b. Phán quyết của tòa án công lý quốc tế


– Tòa án công lý quốc tế (International Court of Justice – ICJ) có chức năng đưa ra các kết luận
tư vấn để các bên tham vấn, không mang tính chất cưỡng chế như đối với tòa án trong quốc gia.

Phán quyết của tòa án quốc tế là đưa các các giải thích pháp luật để từ đó các bên có thể căn cứ
để áp dụng trong các tranh chấp.

– Các quốc gia và các chủ thể không có quyền yêu cầu Tòa án công lý đưa ra các kết luận tư vấn,
thẩm quyền yêu cầu thuộc về Đại hội đồng hay Hội đồng bảo an Liên hợp quốc

– Ngoài Tòa án công lý thì phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế khác cũng được coi là
nguồn bổ trợ. VD Tòa án Trọng tài La Hague về tranh chấp giữa CHND Trung Hoa và CH
Philippines năm 2016 về tranh chấp tại biển Đông. (tòa án này được thành lập theo Phụ lục 7 của
Công ước Liên hợp quốc về luật Biển, không giải quyết tranh chấp Trung Quốc và Philipin, mà
Philipin yêu cầu Tòa trọng tài giải thích thế nào là đảo, thế nào là đá, việc bồi đắp có làm thay
đổi tính chất các thực thể đó không, giải thích về đường lãnh hải, về chủ quyền về lãnh hải,
quyền lịch sử, …)

c. Nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ


Gồm 2 loại Nghị quyết:

– Loại có tính bắt buộc: có giá trị pháp lý ràng buộc với tất cả các quốc gia thành viên của tổ
chức đó

– Loại mang tính khuyến nghị: VD nghị quyết về bảo vệ môi trường

d. Hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia


– Ví dụ: tiêu chuẩn về môi trường quốc tế hầu hết xuất phát từ tiêu chuẩn về môi trường của các
quốc gia phát triển, được các quốc gia khác học theo và được pháp điển hóa, được ghi nhận trong
các điều ước quốc tế

e. Các học thuyết của các học giả nổi tiếng về luật quốc tế
– VD: học thuyết về Tự do biển cả

– Các học thuyết được thừa nhận, được áp dụng trong thực tế, và được pháp điển hóa, được ghi
nhận trong các điều ước quốc tế.

You might also like