You are on page 1of 21

CHƯƠNG I.

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT QUỐC TẾ


1. Luật quốc tế là gì?
- LQT là hệ thống các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật do các chủ thể của LQT xây
dựng nên trên cơ sơ tự nguyện và bình đẳng. LQT được thực hiện, bảo đảm bằng chính
các chủ thể của LQT
2. Đặc điểm của LQT (4)
Trình tự xây dựng
- Xuất phát từ bản chất của LQT là sự thỏa thuận, bình đẳng giữ các quốc gia nên pháp luật
quốc tế không có cơ quan lập pháp chung
- Các quy phạm của pháp luật quốc tế chỉ có thể hình thành thông qua con đường thỏa
thuận giữa các chủ thể của LQT dưới hình thức: kí kết những điều ước quốc tế song
phương hoặc đa phương, gia nhập ĐƯQT đa phương, thừa nhận TQQT
Chủ thể của LQT?
 Chủ thể của Luật Quốc tế bao gồm các quốc gia, các dân tộc đang đấu tranh giành quyền
tự quyết, các tổ chức quốc tế liên chính phủ. Ngoài ra còn có các vùng lãnh thổ có quy
chế đặc biệt
- Quốc gia: được coi là 1 quốc gia khi có đầy đủ các yếu tố sau
+ lãnh thổ xác định
+ dân cư ổn định
+ có chính phủ
+ có khả năng độc lập tham gia vào các quan hệ quốc tế
- Tổ chức quốc tế liên chính phủ: các tổ chức quốc tế là những thực thể liên kết các quốc
gia độc lập có chủ quyền với nhau. Được thành lập và hoạt động trên cơ sở các điều ước
quốc tế phù hợp với Luật quốc tế hiện đại, có quyền năng chủ thể riêng biệt và hệ thống
cơ cấu tổ chức phù hợp để thực hiện các quyền năng đó theo đúng tôn chỉ, mục đích của
tổ chức
Đặc điểm của tổ chức liên chính phủ:
+ Thành viên chủ yếu là các quốc gia
+Thành lập và hoạt động trên cơ sở Điều ước quốc tế
+ Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, phù hợp để thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế
nhằm thực hiện mục đích đề ra
+ Có quyền năng chủ thể riêng biệt
- Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết
Một dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết được coi là chủ thể của LQT có các
đặc trung sau đây:
+ Bị nô dịch bởi 1 quốc gia hay 1 dân tộc khác
+ Đang tồn tại thực tế trên lãnh thổ một cuộc chiến tranh
+ Có cơ quan đại diện phong trào
Đối tượng điều chỉnh của LQT

DO VAN
- Đối tượng điều chỉnh của LQT là những quan hệ hợp tác giữa các quốc gia ở cấp đọ
chính phủ trong khuôn khổ của các tổ chức quốc tế liên quốc gia, những quan hệ diễn ra
giữa các chủ thể của LQT
Biện pháp bảo đảm thi hành LQT
- Xuất phát từ tính chất bình đẳng về địa vị pháp lý của các chủ thể mà pháp luật quốc tế
không thể tồn tại một bộ máy cưỡng chế đứng trên các quốc gia có chức năng cưỡng chế
các quốc gia và các chủ thể của LQT
- Việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế trong LQT do chính các chủ thể của LQT thực
hiện dưới 2 hình thức là cưỡng chế cá thể (phi vũ trang: trả đũa, cắt đứt quan hệ, tự vệ
vũ trang- Đ51 HCLHQ) và cưỡng chế tập thể (phi vũ trang-Đ41 HC; vũ trang-Đ42 HC)
3. Vai trò của LQT?
- Là công cụ điều chỉnh các quan hệ quốc tế nhằm bảo vệ lợi ích của mỗi chủ thể của LQT
trong quan hệ quốc tế
- Là công cụ, nhân tố quan trọng để bảo vệ nền hòa bình, an ninh thế giới
- Có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sư phát triển văn minh của nhân loại, thúc đẩy cộng
đồng quốc tế phát triển theo hướng ngày càng văn minh hơn
- Thúc đẩy việc phát triển quan hệ hợp tác quốc tế đặc biệt là hợp tác kinh tế quốc tế trong
bối cảnh hiện nay
4. Sự tác động qua lại giữa LQT và luật trong nước
- Ảnh hưởng của LQG đối với LQT
+ Pháp luật quốc tế được xây dựng bởi các quy phạm ghi trong điều ước quốc tế mà các
điều ước này là sự thỏa thuận của các chủ thể LQT, mà mỗi quốc gia đều có quan điểm
riêng của chính mình. Do vậy LQG có ảnh hưởng đến LQT và sự ảnh hưởng này mang
tính xuất phát điểm
+ LQT thể hiện nội dung của LQG
+ LQG có vai trò quan trọng, là phương tiện để thực hiện LQT
- Ảnh hưởng của LQT đối với LQG
+ LQT có vai trò quan trọng và mang tính chất thúc đẩy sự phát triển, hoàn thiện pháp
luật quốc gia
+ Hướng LQG phát triển theo hướng tiến bộ, nhân văn. LQT còn là công cụ để thực hiện
chính sách đối ngoại của các quốc gia

CHƯƠNG II. NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ

DO VAN
1. Nguồn của LQT
- LQT có 2 loại nguồn: nguồn thành văn ( ĐƯQT) và nguồn bất thành văn (TQQT)
2. Điều ước quốc tế là gì?
- Điều ước quốc tế là văn bản pháp lý quốc tế do các chủ thể của LQT thỏa thuận xây dựng
nên nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ quốc tế với nhau trong bang
giao quốc tế phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của LQT
3. Điều kiện để ĐƯQT trở thành nguồn của LQT
- ĐƯQT là nguồn quan trọng của LQT, tuy nhiên không phải điều ước nào cũng trở thành
nguồn. Một DƯ được coi là nguồn khi nó đáp ứng được các yêu cầu sau:
+ ĐƯQT phải được ký kết trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện
+ ĐƯQT được ký kết phù hợp với các thủ tục và thẩm quyền ký kết
+ ĐƯQT kí kết phải phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của LQT

4. Quy trình ký kết ĐƯQT


- Quy trình ký kết ĐƯQT có 2 hoặc 3 giai đoạn tùy thuộc vào ĐƯ đó có quy định phê
chuẩn, phê duyệt hay không (nếu có quy định phê chuẩn, phê duyệt thì có 3 giai đoạn)
- Các quy trình:
+ Đàm phán, soạn thảo, thông qua
+ Ký ĐƯQT
+ Phê chuẩn, phê duyệt
5. Ký Điều ước quốc tế
Có 3 hình thức ký:
- Ký tắt: Sau khi kí tắt. Điều ước chưa phát sinh hiệu lực
- Ký tượng trưng: hình thức ký này có thể phát sinh hiệu lực nếu các cơ quan có thẩm
quyền của tất cả các bên chấp thuận sau khi kí tượng trưng
- Ký chính thức: Là việc kí của vị đại diện vào văn bản dự thảo điều ước. Nếu điều ước đó
không quy định phê chuẩn, phê duyệt thì điều ước sẽ phát sinh hiệu lực ngay sau khi kí
6. So sánh phê chuẩn, phê duyệt
- Điểm giống: đều là hành vi pháp lý đơn phương của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
nhằm ràng buộc hiệu lực các ĐƯQT
- Điểm khác:

Phê chuẩn Phê duyệt


Thẩm Thông thường, hầu hết các Thông thường, hầu hết các
quyề quốc gia đều giao thẩm quốc dều giao thẩm quyền phê
n quyền phê chuẩn giao cho duyệt cho cơ quan hành pháp.
cơ quan lập pháp. Cụ thể ở Ở Vn thẩm quyền phê duyệt
VN, phê chuẩn giao cho giao cho CP
DO VAN
QH, CTN
Mức Phê chuẩn áp dụng cho các Mức độ quan trọng của phê
độ ĐƯ quan trọng và đem lại duyệt thấp hơn phê chuẩn
những hậu quả vô cùng to
lớn đối với quốc gia

7. So sánh phê chuẩn, phê duyệt và gia nhập

Phê chuẩn Phê duyệt Gia nhập


Thẩm Cơ quan lập pháp Cơ quan hành Cả cơ quan hành
quyền pháp pháp và lập pháp
Mức độ Quan trọng Ít quan trọng hơn Đặc biệt quan trọng
ĐƯ tham Tiến hành cho Tiến hành cho Chỉ tiến hành cho
gia ĐƯQT đa ĐƯQT đa ĐƯQT đa phương
phương, song phương, song
phương phương
Tiến Được tiến hành Được tiến hành Thông thường khi
hành khi ĐƯ chưa phát khi ĐƯ chưa phát ĐƯ đã phát sinh
sinh hiệu lực sinh hiệu lực hiệu lực

Tư cách Quốc gia sáng lập Quốc gia sáng lập Thành viên gia
tham gia nhập

8. Bảo lưu ĐƯQT


- Bảo lưu là hành vi pháp lý đơn phương qua đó nhằm loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực của
một hoặc một số điều ước trong việc áp dụng
9. Bảo lưu ĐƯQT được coi là quyền nhưng vì sao quyền này không phải là quyền
tuyệt đối?
- Vì bảo lưu không áp dụng cho các điều ước song phương mà chỉ áp dụng với các điều
ước đa phương
- Đối với điều ước đa phương mà có điều khoản “cấm bảo lưu” thì quyền bảo lưu cũng
không được thực hiện
- Đối với điều ước đa phương chỉ cho phép bảo lưu 1 hoặc 1 số điều khoản thì quyền bảo
lưu cũng không được thực hiện đối với những điều khoản còn lại
- Nếu điều ước đa phương cho phép bảo lưu bất kì điều khoản nào thì quyền bảo lưu cũng
không được thực hiện đối với những điều khoản không phù hợp với mục đích và đối
tượng của điều ước

DO VAN
10. Hệ thống các nguyên tắc cơ bản của LQT
10.1. Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia
- Chủ quyền quốc gia là thuộc tính chính trị- pháp lý vốn có không thể tách rời của quốc
gia thể hiện qua 2 phương diện cơ bản về đối nội và đối ngoại
- Trên phương diện đối nội, quốc gia có toàn quyền quyết định mọi công việc nội bộ của
quốc gia, đây là quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình
- Chủ quyền quốc gia trên phương diện đối ngoại là quyền độc lập của quốc gia trong quan
hệ quốc tế
10.2. Nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe doa sử dụng vũ lực(trung tâm nhất)
- Tất cả các quốc gia phải có nghĩa vụ từ bỏ việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ
lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự tồn vẹn lãnh thổ và nền độc lập chính trị
của bất cứ các quốc gia nào, hoặc bằng bất kỳ cách thức nào không phù hợp với Hiến
chương LHQ. Việc sử dung vũ lực, đe dọa vũ lực là hành vi vi phạm nghiêm trọng nhất
của luật pháp quốc tế
- Các hình thức xâm lược
+ xâm lược trực tiếp
+ xâm lược kinh tế
+ xâm lược tư tưởng
- Những hành vi đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế
+ Tập trận ở biên giới giáp với quốc gia khác
+ Tập trung, thành lập căn cứ quân sự ở biên giới giáp quốc gia khác
+ Gửi tối hậu thư đe dọa quốc gia khác. VD: tổng thống Mĩ clinton đã thay mặt liên
quân gửi tối hậu thư cho liên bang Nam Tư vào ngày 24/3/1999 đe dọa nếu liên bang
Nam Tư không rút lực lượng quân sự ra khỏi Kosovo thì sau 48h Nato sẽ tiến hành
không kích Nam Tư và thực tế đến ngày 26/3/1999 Mỹ và liên quân đã tấn công Nam

- Trường hợp ngoại lệ
+ Trong trường hợp có hành vi xâm lược hoặc phá hoại hòa bình và an ninh quốc tế đã
được Hội đồng bảo an áp dụng các biện pháp phi vũ trang nhưng không có hiệu quả
( Đ42 HCLHQ)
+ Trong trường hợp các quốc gia bị xâm lược vũ trang, các quốc gia này được quyền tự
cá thể hoặc tập thể cho đến khi Hội đồng bảo an áp dụng các biện pháp hữu hiệu để duy
trì hòa bình và an ninh quốc tế và phải báo ngay cho Hội đồng bảo an (Đ51 HCLHQ)
10.3. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình
- Biện pháp hòa bình là bất kì các biện pháp thỏa thuận phù hợp với luật quốc tế, không sử
dụng vũ lực, bạo lực
? Giả sử 1 quốc gia A và B tranh chấp đảo X là của mình.→Em hãy đưa ra biện
pháp tốt nhất

DO VAN
- Theo phương diện chủ quan: Theo em để giải quyết tranh chấp, tùy thuộc vào các chủ thể
tranh chấp, chỉ có các bên tranh chấp mới có thể đưa ra các biện pháp phù hợp nhất
- Dựa vào thực tế : Trên thực tế khi xảy ra tranh chấp các quốc gia thường lựa chọn biện
pháp đàm phán trực tiếp
10.4. Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia
- Các quốc gia không được tiến hành các hành động sau:
+ can thiệp vũ trang và các hình thức can thiệp hoặc đe dọa can thiệp chống lại các quốc
gia
+ sử dụng các biện pháp kinh tế, chính trị và các biện pháp khác để buộc các quốc gia
khác phụ thuộc vào mình
+ tổ chức khuyến khích, giúp đỡ các băng đảng, nhóm vũ trang vào hoạt động phá hoại,
khủng bố trên lãnh thổ nước khác nhằm lật đổ chính quyền nước đó
+ Can thiệp vào cuộc đấu tranh nội bộ của các quốc gia khác

- Các trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc ( chỉ có LHQ mới có quyền can thiệp)
+ Khi có xung đột vũ trang nội bộ ở quốc gia đã đến mức độ nghiêm trọng đe dọa hòa
bình an ninh thế giới
+ Khi quốc gia nào đó có sự vi phạm nghiêm trọng đến các quyền cơ bản của con người
như phân biệt chủng tộc, diệt chủng
+ sản xuất, tàng trữ, sử dụng, mua bán, chuyển giao, thử vũ khí hạt nhân, khủng bố
10.5. Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau
10.6. Nguyên tắc dân tộc tự quyết
10.7. Nguyên tắc tận tâm thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế
Các trường hợp ngoại lệ:
- ĐƯQT mà mình tham gia ký kết hoặc tham gia có nội dung trái với HC LHQ và các
nguyên tắc cơ bản của LQT
- Khi ký kết các ĐƯQT, các bên vi phạm quy định về thẩm quyền và thủ tục ký kết
- Khi một trong các bên tham gia ĐƯQT vi phạm nghiêm trong ĐƯQT hoặc chỉ hưởng
quyền mà không thực hiện nghĩa vụ
- Khi điều kiện để thực hiện ĐƯQT đã thay đổi cơ bản
- Khi chiến tranh xảy ra
11. Vấn đề công nhận trong LQT hiện đại
- Công nhận là hành vi thể hiện quan điểm chính trị- pháp lý của quốc gia đối với khi có sự
xuất hiện chủ thể mới hoặc chính phủ mới trên trường quốc tế. Đây là quyền của quốc
gia
- Công nhận là một quan hệ pháp lý quốc tế phát sinh giữa bên công nhận và bên được
công nhận. Bên công nhận có thể là quốc gia, chính phủ hoặc các chủ thể khác của LQT
- Bản chất của hành vi công nhận là công nhận chế độ chính trị, kt,vh...của bên công nhận
với bên được công nhận

DO VAN
- Có ý nghĩa pháp lý quốc tế đặc biệt quan trọng trong quan hệ quốc tế nhằm đáp ứng
những đòi hỏi của sinh hoạt và trật tự pháp lý quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
duy trì, thiết lập và thực hiện các quan hệ pháp lý quốc tế giữa các quốc gia và các chủ
thể của LQT

- Có nhiều thể loại công nhận như công nhận dân tộc đang đấu tranh giành độc lập, công
nhận chính phủ lưu vong, công nhận các bên tham chiến và các bên khởi nghĩa nhưng có
hai thể loại công nhận điển hình nhất là công nhận chính phủ mới và công nhận quốc gia
mới

Công nhận quốc gia mới Công nhận chính phủ mới
Khi có sự xuất hiện của một quốc gia -Khi xuất hiện 1 Chính phủ thông
mới thông qua nhiều hình thức: hợp qua 2 con đường: hợp hiến
nhất, chia tách, đấu tranh (DEJURE) và bất hợp pháp
(DEFACTO)
-LQT chỉ công nhận thông qua con
đường bất hợp pháp với điều kiện:
+ hợp lòng dân
+kiểm soát được phần lớn hoặc
toàn bộ lãnh thổ
+ duy trì được quyền lực trong 1
thời gian dài, ổn định

Không nhằm tạo ra tư cách chủ thể, Là sự thừa nhận người đại diện
nhằm tuyên bố 1 chủ thể mới tồn tại hợp pháp cho quốc gia
trên thế giới

- Hình thức công nhận:


+ DEJURE: là hình thức công nhận chính thức và toàn diện
+ DE FACTO: cũng là hình thức công nhận chính thức nhưng ở mức độ không đầy đủ,
không toàn diện như DEJURE
+ AD HOC: hình thức công nhận đặc biệt và chỉ phát sinh trong 1 phạm vi nhất định
nhằm tiến hành một số công việc cụ thể, không có chính thức. Sự công nhận sẽ chấm dứt
ngay sau khi mà công việc hai bên cùng quan tâm đã được giải quyết
- Hệ quả pháp lý của sự công nhận
+ Xác nhận sự tồn tại trên thực tế của bên được công nhận, tạo điều kiện cho việc thiết
lập và phát triển quan hệ giữa bên công nhận và bên được công nhận
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho bên công nhận và bên được côcng nhận thực hiện các
quyền vụ pháp lý quốc tế

DO VAN
+ Công nhận chính thức thì thường dẫn tới thiết lập các quan hệ ngoại giao, lãnh sự,
thương mại...
+ Tạo điều kiện cho bên được công nhận đặc biệt là quốc gia mới , chính phủ mới tham
gia các Hội nghị quốc tế và các tổ chức quốc tế phổ cập
+ Tạo điều kiện cho quốc gia mới, chính phủ mới có tư cách kí kết các Điều ước quốc tế
đa phương và song phương

CHƯƠNG III. DÂN CƯ TRONG LUẬT QUỐC TẾ


1. Dân cư là gì?
- Dân cư là tổng hợp những người dân sinh sống và cư trú trên một lãnh thổ của một quốc
gia nhất định, đồng thời họ phải tuân thủ pháp luật của quốc gia đó
- Dân cư của 1 quốc gia là đại bộ phận những người dân đang sinh sống và cư trú ổn định
lâu dài trong phạm vi lãnh thổ nhất định ( dân cư của 1 quốc gia còn bao gồm người
mang quốc tịch nước đo nhưng đang hoạt động ở phạm vi nước ngoài, người nhiều quốc
tịch)

2. Quốc tịch là gì. Tại sao nói quốc tịch là mối liên hệ pháp lý chính trị giữa NN và
công dân?
- Quốc tịch là mối quan hệ pháp lý chính trị giữa một cá nhân và một quốc gia nhất định và
biểu hiện ở tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý được PL quy định và bảo đảm thực
hiện
- Quốc tịch là mqh pháp lý chính trị giữa công dân và nhà nước vì quốc tịch có các đặc
điểm sau:
+ Tính ổn định, bền vững:
Về mặt không gian: dù cư trú ở đâu cũng được hưởng các quyền và gánh vác nghĩa vụ
như nhau
Về mặt thời gian: quốc tịch mà một cá nhân có được (một cách mặc nhiên thông qua
sự sinh đẻ) sẽ gắn bó suốt quá trình sống của người đó từ lúc sinh ra cho đến khi chết đi
+ Cơ sở phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa công dân và nhà nước: quốc tịch là cơ sở xác
định quyền và nghĩa vụ cb của công dân. Kể từ thời điểm mlh quốc tịch được xác lập
giữa quốc gia và công dân hình thành các quyền và nv tương ứng. Các quyền của công
dân chính là nghĩa vụ của NN và ngược lại
+Tính cá nhân của quốc tịch: quốc tịch gắn bó với cá nhân mang quốc tịch và không thể
chia xẻ cho người khác, việc thay đổi quốc tịch của một người không làm thay đổi quốc
tịch của người khác trừ trường hợp thay đổi quốc tịch đối với con chưa thành niên vì cần
đảm bảo lợi ích của người chưa thành niên đó
+ QT có ý nghĩa pháp lý quốc tế
QT là cơ sở để một quốc gia tiến hành bảo hộ ngoại giao cho công dân nước mình
DO VAN
Là cơ sở từ chối dẫn độ tội phạm đối với công dân nước mình
Là cơ sở để các quốc gia xác định thẩm quyền tài phán đối với cá nhân trong trường hợp
xảy ra xung đột thẩm quyền xét xử về 1 hành vi nào đó

3. Các cách thức hưởng quốc tịch


- Thực tiễn pháp luật cho thấy có 5 cách hưởng quốc tịch : quốc tịch có được do sự sinh đẻ,
do sự gia nhập, do sự lựa chọn, do sự phục hồi và thưởng quốc tịch
Có quốc tịch do sự sinh đẻ
- Đây là cách thức có quốc tịch phổ biến nhất, theo đó quốc tịch của một người được xác
định ngay từ khi được sinh ra
- Quốc tịch có được do sinh đẻ có 2 nguyên tắc: nguyên tắc huyết thống và nguyên tắc nơi
sinh
+ nguyên tắc huyết thống:
o Mỗi đứa trẻ sinh ra phải mang qt theo qt của cha mẹ.
o Nguyên tắc này được áp dụng ở hầu hết các quốc gia ở Châu Âu: Nauy, Phần Lan, Thụy
Điển..., và một số nước ở ĐNA: Lào, Indonexia
o Hạn chế: khi cha mẹ của đứa trẻ khác quốc tịch thì se dẫn đến tình trạng đứa trẻ mang 2
quốc tịch
o VN cũng là nước xác định quốc tịch trẻ em sinh ra theo nguyên tắc huyết thống ( Đ15,16
LQTVN 2008)
+ Nguyên tắc nơi sinh:
o mọi đứa trẻ sinh ra trên lãnh thổ nước nào thì mang quốc tịch nước đó
o Được áp dụng phổ biến và triệt để ở các nước châu mĩ: brazin, canada, panama,
colombia
oHạn chế: những đứa trẻ con của công dân nước ngoài vì một lí do nào đó phải sinh sống
trên nước sở tại lại phải mang quốc tịch nước ngoài khi sinh ra
o Tại VN có 1 số TH áp dụng nguyên tắc nơi sinh ( chính sách nhân đạo) cho các trẻ em
được sinh ra trên lãnh thổ VN nhưng bố hoặc mẹ lại là người không quốc tịch thì đứa trẻ
đó vẫn được mang quốc tịch VN nếu cha mẹ chúng phải đăng kí thường trú tại VN hoặc
trẻ em bị bỏ rơi trên lãnh thổ VN mà không xác định được bố mẹ đứa trẻ là ai
Có quốc tịch do sự gia nhập
- Đây là cách thức hưởng quốc tịch phổ biến thứ hai. Để được hưởng quốc tịch theo cách
này , đương sự phải đáp ứng một số điều kiện cơ bản và tối thiểu. Các điều kiện này tùy
thuộc vào từng quốc gia, về cơ bản bao gồm 4 điều kiện sau:
+ Điều kiện về cư trú: người muốn vào quốc tịch phải cư trú tại nước đó 1 khoảng thời
gian nhất định, thời gian dài ngắn tùy thuộc vào từng quy định cụ thể của mỗi quốc gia.
Chẳng hạn như ở Mĩ, Nhật 5 năm, Thái Lan 10 năm và tại VN quy định từ 5 năm trở lên

DO VAN
+ Điều kiện về độ tuổi: các nước đều quy định độ tuổi có thể được vào quôc tịch phù
hợp với HP và PL nước mình. Ở VN: 18 tuổi
+ Điều kiện về chính trị văn hóa: đây là quy định bắt buộc đương sự phait tự nguyên
tuân thủ pháp luật quốc gia mà họ muốn nhập tịnh
+ Điều kiện về ngôn ngữ: đây là điều kiện tối thiểu để đương sự có thể hiểu biết và hòa
nhập với xã hội sở tại
- Bên cạnh những điều kiện cb trên, các nước còn đưa ra 1 số điều kiện khác để được xem
xét vào quốc tịch. Đó là:
+ có việc làm ổn định :Thái Lan
+ có thu nhập để bảo đảm cuộc sống: Indonexia
+ Sức khỏe: Lào, Cam
+ có điều kiện bảo đảm cuộc sống: Nhật
+ với 1 số nước áp dụng nguyên tắc 1 quốc tịch quy định nếu xin nhập quốc tịch thì phải
mất quốc tịch cũ
- Liên hệ VN: Các điều kiện gia nhập QT VN theo khoản 1 Điều 19 LQT VN:
+ có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
+ tuân thủ HP, PL VN, tôn trọng truyền thống, phong tục tập quán của dân tộc VN
+ Biết tiếng Việt và hòa nhập vào cộng đồng VN
+ đã thường trú ở VN từ 5 năm trở lên tính từ thời điểm xin nhập qt
+ có khả năng đảm bảo cuộc sống
Và tại k2 Đ19 công dân nước ngoài, người không quốc tịch có thể vào quốc tịch VN mà
không cần đáp ứng đầy đủ 4 điều kiện cb trên
+ là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân VN
+ Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ TQ VN
+ Có lợi cho NNCHXHCNVN

4. Chấm dứt MQH qtịch


- Là việc chấm dứt sự tồn tại mối liên h ệ pháp lý giữa một công dân và một quốc gia nhất
định. Thực tiễn quốc tế có các trường hợp sau:
4.1. Thôi quốc tịch
- Là việc đương sự xin thôi quốc tịch theo ý chí và nguyện vọng của cá nhân và được NN
cho phép
- Nhằm tạo điều kiện để thôi quốc tịch cũ, nhập quốc tịch sở tại và tránh trường hợp nhiều
qt
- Phải có những điều kiện chủ yếu để thôi quốc tịch như đã hoàn thành xong nghĩa vụ thuế,
nghĩa vụ quân sự, không đang chấp hành các bản án, quyết định của TA
4.2. Tước quốc tịch
- Là biện pháp trừng phạt của NN áp dụng đối với công dân nước mình ( công dân VN
đang ở nước ngoài, công dân VN sinh sống, cư trú tại VN nhưng có quốc tịch do nhập

DO VAN
tịch) do có những hành vi vi phạm nghiêm trọng đến pháp luật, làm phương hại đến lợi
ích và uy tín của quốc gia
4.3. Tự động mất quốc tịch
- Xảy ra khi người đó roi vào những trường hợp mà luật đã quy định sẵn như:
+ tham gia vào quân dội, bộ mấy nhà nước của quốc gia khác
+ có quốc tịch nước khác
+ cư trú ở nước ngoài và không trở lại đất nước trong 1 khoảng thời gian dài
+ trường hợp trẻ em tự động mất quốc tịch trên cơ sở vào quốc tịch nước khác do làm
con nuôi của người nước ngoài hoặc khi cha mẹ có sự thay đổi quốc tịch
- Ngoài ra còn có tự động mất quốc tịch theo các ĐƯQT

5. Nhiều quốc tịch


Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều quốc tịch:
-/ trẻ em sinh ra trên lãnh thổ quốc gia có luật quốc tịch áp dụng nguyên tắc nơi sinh
nhưng cha mẹ đứa trẻ là công dân của nước có luật quốc tịch áp dụng nguyên tắc huyết
thống
-/ trẻ em có cha mẹ khác quốc tịch và cả 2 quốc gia này đều xác định quốc tịch của mình
cho đứa trẻ
-/ một người được vào quốc tịch mới nhưng chưa thôi quốc tịch cũ ( nn này phổ biến
nhất tại VN)
-/ khi kết hôn với công dân nước ngoài, theo pháp luật nước người vợ vẫn được giữ quốc
tịch đồng thời nước người chồng cũng có quốc tịch theo nước người chồng
-/ trẻ em khi làm con nuôi người nước ngoài vẫn giữ quốc tịch nước mình quy định mặt
khác theo pháp luật của nước cha mẹ nuôi lại quy định trẻ em đó tự động mang quốc tịch
theo quốc tịch của cha mẹ
-/ thưởng quốc tịch
Hệ quả của nhiều quốc tịch
-/ tích cưc: được hưởng các quyền lợi, phúc lợi từ các quốc gia mà họ là công dân, việc
đi lại xuất nhập cảnh rất thuận lợi nhất là các thương nhân....
-/ tiêu cực: dẫn đến những phức tạp trong quan hệ quốc tế đặc biệt trong việc bảo hộ
ngoại giao, khó khăn khi thực hiện nghĩa vụ của của 2 quốc gia mà mình là công dân
như là nghĩa vụ quân sự, không được tham gia bầu cử ứng cử...

DO VAN
6. Không quốc tịch
-/ Trên thực tế có 2 nguyên nhân dẫn đến tình trạng khong quốc tịch:
+ một người đã mất quốc tịch cũ ( do bị thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch, tự động mất
quốc tịch...) nhưng chưa được vào quốc tịch của nước họ đang cư trú
VD: Ngọc đại trà mê trai và mê tiền nên đã nghe lời mấy oppa Đài Loan, oppa Đài Loan
bảo Ngọc: “ lấy anh đi, bỏ quốc tịch VN đi, em sẽ có quốc tịch Đài Loan”. Ngọc vì mê
trai nên đã thôi quốc tịch VN tuy nhiên sau khi thôi quốc tịch VN thì oppa Đài Loan thất
hứa, quay sang mê trai và không mê Ngọc nữa => Ngọc rơi vào tình trạng không quốc
tịch, Ngọc thật ngu muội, đừng như Ngọc
+ Do xung đột về cách thức hưởng quốc tịch của các nước. Theo đó một đứa trẻ sinh
ra trên lãnh thổ của nước áp dụng nguyên tắc huyết thống nhưng cha mẹ của đứa trẻ lại
là người không quốc tịch
-/ Hạn chế tình trạng không quốc tịch ở VN: Đ8,17,18,22 LQTVN
7. Việt Nam áp dụng nguyên tắc quốc tịch nào? Vì sao VN không áp dụng triệt để
nguyên tắc 1 quốc tịch
- VN áp dụng nguyên tắc linh hoạt và mềm dẻo
- VN không áp dụng nguyên tắc 1 quốc tịch triệt để vì:
+ chính sách nhân đạo
+ thu hút nguồn đầu tư, nhân tài
8. Địa vị pháp lý dành cho người nước ngoài
Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, nhà nước sở tại thường áp dụng cho nước ngoài những
chế độ pháp lý sau đây:
- chế độ đãi ngộ như công dân
+ người nước ngoài được nước sở tại cho hưởng các quyền và có nghĩa vụ dân sự và lao
động cơ bản ngang bằng với công dân ở nước sở tại trong những quan hệ nhất định
+ quyền và nv này chỉ mang tính chất tương đối, có nghĩa là không bao gồm các quyền
chính trị và có thể bị hạn chế trong những trường hợp pháp luật nước sở tại quy định
+ những quyền cơ bản như cư trú, đi lại.,, được đãi ngộ như conng dân nước sở tại tuy
nhiên người nước ngoài không được bầu cử ứng cử... và họ cũng không có nv bảo vệ Tổ
quốc

DO VAN
- Chế độ tối huệ quốc
+ thể nhân và pháp nhân nước ngoài ở nước sở tại được hưởng các quyền và ưu đãi mà
các thể nhân pháp nhân của bất kì 1 nước thứ 3 nào đang được có và sẽ được hưởng
trong tương lai
+ thường áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế, buôn bán và hàng hải quốc tế
- Chế độ đãi ngộ đặc biệt
+ quốc gia sở tại có thể giành cho một nhóm cụ thể người nước ngoài được hưởng quy
chế pháp lý riêng biệt mà theo đó người nước ngoài được hưởng các quyền ưu đãi đặc
biệt mà chính công dân nước sở tại cũng không được hưởng
+ những người này bao gồm: những người có quy chế ngoại giao và lãnh sự, những
người nước ngoài có quy chế theo các hiệp định riêng..(người tham gia đầu tư, chuyên
gia)
- Có đi có lại, báo phục quốc ( tham khảo)
9. Cứ trú chính trị
- cư trú chính trị là việc một quốc gia cho phép những người nước ngoài đang bị truy nã
ngay trên lãnh thổ đất nước họ được nhập cảnh và cư trú ngay trên lãnh thổ nước mình
- Các quốc gia không được cho phép những đối tượng cư trú chính trị trong các trường
hợp sau
 Người phạm tội ác quốc tế: tội chóng lại hòa bình, tội phạm chiến tranh,...
 Những người phạm tội hình sự quốc tế
 Những người phạm tội hình sự mà việc dẫn độ được quy định trong các ĐƯQT song
phương và đa phương về dẫn độ
 Những người là tội phạm hình sự theo quy đinh của luật quốc gia
 Những người có hành vi trái với mục đích và nguyên tắc của LHQ
 Ám sát nguyên thủ quốc gia
 Người nước ngoài cư trú chính trị không bắt buộc phải nhập tịch nước sở tại, được hưởng
các quyèn ngang với những người nước ngoài khác, được đảm bảo không bị dẫn độ và
trục xuất theo yêu cầu của nước mà họ là công dân
10. Điều kiện để bảo hộ công dân
- người được tiến hành bảo hộ phải mang quốc tịch nước tiến hành bảo hộ trong suốt quá
trình bảo hộ
- phải có sự xâm phạm từ phía nước sở tại gây ra thiệt hại cho công dân nước tiến hành
bảo hộ
- quốc gia chỉ được tiến hành khi công dân của mình đã sử dụng các biện pháp hợp pháp
mà vẫn không được nước sở tại khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại
hoặc chưa chấm dứt hành vi xâm hại trên thực tế
11. Bảo hộ ngoại giao với người có nhiều quốc tịch

DO VAN
- trường hợp người hai quốc tịch cư trú tại 1 nước mà người đó cũng mang quốc tịch
+ trường hợp này quốc gia mà họ cư trú và cũng mang quốc tịch có quyền từ chối yêu
cầu bảo hộ ngoại giao của nước mà người kia cũng có quốc tịch
+ phụ thuộc vào các ĐƯQT được kí kết giữa 2 nước (nếu có)
-trường hợp người hai quốc tịch đang cư trú tại nước thứ 3
+ cả 2 quốc gia đều có quyền tiến hành bảo hộ ngoại giao. Đối với trường hợp này thì
nguyên tắc hữu hiệu đươc áp dụng rộng rãi nhất => nước thứ ba sẽ dành quyêng bảo hộ
cho nước mà người đó có quan hệ gắn bó nhất
12. Thẩm quyền bảo hộ ngoại giao
- Cơ quan có thẩm quyền trong nước: tùy thuộc vào quy định của mỗi nước mà các cơ
quan có thẩm quyền bảo hộ công dân ở mỗi nước là khác nhau: QH, CTN, CP, TTCP,
Bộ Ngoại giao,... thông thường giao cho BNG
- Cơ quan có thẩm quyền nước ngoài: các cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện ngoiaj giao,...

CHƯƠNG IV LÃNH THỔ VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA


1. Lãnh thổ vùng đất
- Đối với quốc gia lục địa, vùng đất là toàn bộ phần đất liền và các hải đảo thuộc chủ
quyền của quốc gia kể cả đảo gần bờ hay xa bờ
- Đối với quốc gia quần đảo, vùng đất là tâph hợp tất cả các đảo thuộc chủ quyền của quốc
gia đó
- Tại VN, vùng đất bao gồm dải đất hình chữ S, các đảo như đảo Thổ Chu, Bạch Long
Vĩ,... đặc biệt là 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
- Lãnh thổ vùng đất thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối
 Trong các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia, vùng đất là quan trọng nhất vì đây là nơi
chủ yếu quốc gia thực hiện chủ quyền của mình. Vùng nước, vùng trời và vùng lòng đất
phụ thuộc vào vùng đất, chúng chỉ được xác định sau khi đã xác định được vùng đất
2. Lãnh thổ vùng nước
Bao gồm 4 bộ phận:
- Vùng nước nội địa: bao gồm các bộ phận nước ở sông hồ ao ngòi,...kể cả tự nhiên và
nhân tạo trên đất liền hay biển nội địa, thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối

DO VAN
- Vùng nước biên giới: bao gồm các bộ phận nước ở sông, hồ, ao, biển nội địa nằm trên đất
liền nhưng khác với vùng nước nội thủy ở chỗ chúng nằm trong khu vực biên giới giữa
các quốc gia
+ vì nằm trong khu vực biên giới giữa các quốc gia nên việc khai thác, sử dụng phải có
sự thỏa thuận của các bên liên quan, thông thường các quốc gia trên khu vực thường kí
kết các ĐƯQT điều chỉnh các hoạt động liên quan
+ mang chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ
- Vùng nước nội thủy:là phần nước biển có chiều rộng được xác định một bên là bờ biển,
bên kia là đường cơ sở quốc gia trên biển, thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối
- Vùng nước lãnh hải: là phần nước biển được xác định bởi 1 bên là đường cơ sở, 1 bên là
đường biên giới quốc gia trên biển
+ có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ với lớp nước biển, tuyệt đối với vùng trời trên lãnh
hải và vùng lòng nước dưới lãnh hải
+ Tại sao mang chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ? Vì tàu thuyền các quốc gia khác có
quyền qua lại trên vùng nước lãnh hải- Điều 17, Công ước Luật biển 1982 quy
định:“Với điều kiện phải chấp hành Công ước, tàu thuyền của tất cả các quốc gia, có
biển hay không có biển, đều được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải”.

3. Quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ
Quyền tối cao của quốc gia được thể hiện trên 2 phương diện: phương diên quyền lực và
phương diện vật chất
- Phương diên quyền lực:
+ quyền lực của quốc gia là quyền tối cao của một quốc gia đối với mọi cá nhân, tổ chức
trong phạmvi lãnh thổ của mình
+ quyền lực của quốc gia đối với lãnh thổ là cao nhất, không chia sẻ với bất kì nước nào
và là chủ quyền thiêng liêng của mỗi quốc gia
+ quyền tối cao của quốc gia được thực hiện thông các hoạt động của các cơ quan NN
bao gồm cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp
+ các quốc gia, các tổ chức thế giới phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền lực của quốc gia
chủ nhà, không có quyền chia sẻ và áp đặt quyền lực của mình trên kãnh thổ của quốc
gia khác
- Phương diện vât chất
+chỉ có quốc gia chủ nhà mới có đầy đủ khả năng thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng
và định đoạt vấn đề lãnh thổ trên cơ sở tôn trọng lợi ích và sự lựa chọn của cộng đồng
dân cư sống trên lãnh thổ đó

DO VAN
+ có thể coi như là quyền sở hữu đối với tài sản của mình đối với tài sản là lãnh thổ quốc
gia
13. Các hình thức xác lập chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ
nguyên tắc chiếm hữu ( hình thức và thực sự)

Nguyên tắc chiếm hưu hình thức Nguyên tắc chiếm hữu thực
sự
Hoàn cảnh ra Ra đời sớm, chủ yếu được xác Ra đời muộn hơn 1884
đời lập bởi sự tìm thấy của các nhà
thám hiểm
Nội dung Việc chiếm cứ vùng lãnh thổ Việc thiết lập và khẳng định
mới được thực hiện và công chủ quyền quốc gia đối với
nhận thông qua hoạt động của vùng lãnh thổ mới phải là sự
viên thuyền trưởng hay 1 thám chiếm hữu thực sự, quản trị
hiểu nào đó đã đặt chân lên đảo và duy trì liên tục hòa bình
hay bờ biển của vùng lãnh thổ quyền lực của NN trên vùng
mới và phải lưu lại bằng chứng lãnh thổ đó
về việc mình đã đặt chân lên và
kèm theo tuyên bố của NN về sự
khởi đầu quyền sở hữu

Trở thành quan điểm ưu thế


hơn so với nguyên tắc chiếm
hữu hình thức trên thế giới
- Điều kiện chiếm hữu thực sự:
+ những vùng đất, đảo được quốc gia chiếm hữu phải là lãnh thổ vô chủ, không nằm
hoặc không còn nằm trong hệ thống địa lý hành chính của một quốcgia nào
+ phải là hành động của nhà nước
+ phải thực sự, rõ ràng
+ chiếm hữu phải hòa bình được dư luận đương thời chấp nhận
- Liên hệ thực tiễn với hai quần đảo HS TS
+ lãnh thổ vô chủ: các bản đồ do phía TQ ấn hành đặc biệt vào thời nhà Thanh đều xác
định cự Nam của TQ là đảo Hải Nam và không nhắc đến địa danh Hoàng Sa. Đây là
bằng chứng quan trọng khẳng định các quần đảo này chưa thuộc về phía TQ cho đến khi
chính quyền VN phát hiện và thiết lập chủ quyền, tại thời điểm đó vẫn còn vô chủ trong
khi đó sử sách của Vn có nhắc đến 2 quần đảo này và ghi rõ về những hoạt động chủ
quyền tại đây cũng như thành lập hải đội ở HS TS thời chúa Nguyễn
+ là hành động của NN: Vn có những bằng chứng rõ ràng về một loat sự tiếp nối nhâ
danh nhà nước từ chiếm hữu, quản lý cho đến khai thác, các hải đội được thành lập bằng
DO VAN
những sắc chỉ NN của chúa Nguyễn trong đó quy định rõ quân số, thời gian tuyển người,
nhiệm vụ,...
+ chiếm hữu phải thực sự, rõ ràng: Vn đã đưa ra những bằng chứng về việc sau khi đặt
chân lên 2 quần đảo nhà Nguyễn đã tổ chức đo đạt, khảo sát, dựng bia, cắm mốc, trồng
cây trên quần đảo, khai thác hải sản và hàng hóa, đặt bia đá trên quần đảo HS, xây chùa,
vẽ bản đồ vào thời Minh Mạng
+ được dư luận đương thời chấp nhận:

Nguyên tắc xác lập chủ quyền bằng chuyển nhượng tự nguyện
- Đây là sự chuyển giao 1 cách hòa bình danh nghĩa chủ quyền trên 1 lãnh thổ từ 1 quốc
gia này sang quốc gia khác thông qua các hình thức như ĐƯQT, mua bán, trao đổi
VD: năm 1867 Sa Hoàng đã chuyển nhượng vùng lãnh thổ Alaska cho Hoa Kỳ với giá
7,2 triệu USD

14. Khái niệm biên giới quốc gia


-Biên giới quốc gia là ranh giới phân định lãnh thổ quốc gia này với lãnh thổ quốc gia
khác hoặc với các vùng quốc gia có quyền chủ quyền trên biển
-Theo Đ1 Luật Biên giới quốc gia năm 2003 biên giới quốc gia của nước CHXHCNVN
là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các
đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo HS và TS, vùng biển, lòng đất, vùng trời của
nước CHXHVN

15. Các bộ phận cấu thành biên giới quốc gia


15.1. Biên giới quốc gia trên bộ
- Biên giới trên bộ được thiết lập trên cơ sở thỏa thuận giữa các quốc gia có lãnh thổ tiếp
giáp với nhau, và được thể hiện bằng các điều ước hoạch định biên giới giữa các quốc
gia hữu quan
- Về nội dung, các điều ước quốc tế về xác định biên giới thường bao gồm 3 nội dung:
+ hoạch định biên giới
+ phân giới thực địa
+ cắm mốc

- Việc xác định BGQG đối với bản thân nước chủ nhà:
+ cơ sở vật chất cho sự tồn tại, hình thành và phát triển
+ giới hạn cho 1 không gian quyền lực cho cả 1 quốc gia, ổn định dân cư
+ đảm bảo an ninh quốc phòng

DO VAN
- Việc xác định BGQG có ý nghĩa trong quan hệ quốc tế:
+
+
+
15.2. Biên giới quốc gia trên biển
- Biên giới quốc gia trên biển là ranh giới phía ngoài của lãnh hải do quốc gia ven biển
thiết lập phù hợp với công ước LHQ về LB 1982. Đối với các quốc gia đối diện hoặc
tiếp giáp nếu có lãnh hải chồng lẫn thì biên giới trên biển sẽ được thiết lập trên cơ sở
thỏa thuận bằng ĐƯQT
- Biên giới quốc gia trên biển được xác định trong 2 trường hợp:
+ khi 2 quốc gia đối diện hoặc tiếp giáp nhau: biên giới biển là ranh giới dể phân định
nội thuỷ, lãnh hải của quốc gia này đối với nội thuỷ, lãnh hải của quốc gia khác
+ khi quốc gia không đối diện, không tiếp giáp với quốc gia nào trên biển: biên giới
quốc gia trên biển chính là ranh giới để giới hạn vùng nội thuỷ, lãnh hải của quốc gia với
vùng quốc gia có quyền chủ quyền trên biển

CHƯƠNG VII. LUẬT NGOẠI GIAO VÀ LÃNH SỰ

1. So sánh cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan lãnh sự ngoại giao

CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO CƠ QUAN LÃNH SỰ NGOẠI GIAO


là quan hệ mang tính chất đầy đủ, toàn diệnmục đích không toàn diện như ngoại giao
mà chỉ ở 1 số lĩnh vực
Bao gồm 3 cấp: đại diện quán, công sứ Bao gồm 4 cấp: tổng lãnh sự quán, lãnh sự
quán, đại diện quán quán, phó lãnh sự quán, đại lí lãnh sự quán
 VN chỉ thiết lập ở mức cao nhất là đại sứ Thông thường các nước thường thiết lập
quán quan hệ ngoại giao ở cấp tổng lãnh sự quán
và lãnh sự quán

Thành viên: Thành viên


- Viên chức ngoại giao - Viên chức lãnh sự
- Các nhân viên hành chính và kỹ thuật - Nhân viên lãnh sự
- Nhân viên phục vụ - Nhân viên phục vụ

DO VAN
Chức năng: rộng hơn so với lãnh sự + làm cụ thể, chi tiết từng việc, chỉ tập trung
+ có thể thiết lập ở tất cả các lĩnh vực về mảng hành chính tư pháp tại khu vực
+ thiết lập với chính quyền TW lãnh sự
+ cơ quan ngoại giao còn có thể thực hiện + thiết lập với chính quyền địa phương ở
được cả chức năng lãnh sự (k2Đ3 Công ước nơi tiếp nhận đại diện và có thể thiết lập
viên 61) nhiều cơ quan lãnh sự với cơ quan đại
+ đại diện cho nước cử, cd, đàm phán, thiết phương
lập ở TW, mang tính chất chung rộng lớn
+ chỉ có thiết lập 1 cơ quan duy nhất đặt ở
thủ đô

- Đại biện lam thời là người được chỉ định thi hành nhiệm vụ của người đứng
đầu cơ quan đại diện ngoại giao ( Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, công sứ đặc
mệnh toàn quyền, đại biện) trong trường hợp chức vụ người đứng đầu cơ quan
đại diện bị khuyết hoặc do người đứng đầu của cơ quan đại diện không thể
thực hiện chức năng của mình
- Đại biện lâm thời do người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao cử hoặc do
Bộ ngoại giao
- Người được chỉ định làm Đại biện lâm thời thường là viên chức ngoại giao có
hàm cao nhất còn lại của cơ quan đại diện ngoại giao

Theo pháp luật VN, thẩm quyền bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan đại
diện ngoại giao là CTN => Sai. Trong trường hợp mà chưa cử được Đại sứ
đặc mệnh toàn quyền thì người đứng đầu sẽ là đại biện do Bộ trưởng bổ
nhiệm

2. So sánh quyền ưu đãi và miễn trừ của cq đại diện ngoại giao và cơ quan lãnh sự

Cơ quan đại diện ngoại giao Cơ quan lãnh sự ngoại giap


Trụ sở bất khả xâm phạm, quyền này mang bất khả xâm phạm nhưng quyền này
tính chất tuyệt đối, nếu không được chỉ mang tính chất tương đối, nếu có
phép của người đứng đầu thì không hoả hoạn, thiên tai,...không có sự đồng
được phép vào (k1Đ22 Công ước ý của người đứng đầu vẫn có thể vào
viên 61) (Đ31 CƯV61)
đồ đạc, tài bất khả xâm phạm mốt cách tuyệt Mang tính chất tương đối
sản, phương đối

DO VAN
tiện đi lại
Treo quốc kì được treo ở nhà ở, trụ sở, phương Treo được ở nhà ở, trụ sở, phương tiện
tiện đi lại ( cả công và tư) (chỉ được phép thi hành nhiệm vụ
công)

3. Cấp, hàm và chức vụ ngoại giao


Cấp ngoại giao
- Do Luật QT quy định
- Là cấp của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao
- Theo công ước Viên 61 cấp ngoại giao gồm 3 cấp: cấp Đại sứ do nguyên thủ
quốc gia hoặc Giáo hoàng bổ nhiệm; cấp Công sứ do nguyên thủ quốc gia hoặc
Giáo hoàng bổ nhiệm; cấp Đại biện do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao bổ nhiệm
Hàm ngoại giao
- Do luật trong nước quy định
- Là chức danh do nhà nước phong cho công chức ngành ngoại giao để thực hiện
công tác đối ngoại ở trong nước và ngoài nước
- Thông thường hàm ngoại giao bao gồm : hàm Đại sứ, Công sứ, Tham tán, Bí
thư thứ nhất,hai,ba, Tùy viên
- Ở VN hệ thống cấp và hàm được quy định như sau:
+ cấp ngoại giao cao cấp: đại sứ, công sứ, tham tán
+ cấp ngoại giao trung cấp: bí thư1,2
+ cấp ngoại giao sơ cấp: bí thư3, tuy viên
- Những người mang hàm ngoại giao khi được điều động sang công tác tại cơ
quan, tổ chức khác hoặc về hưu thì được giữ nguyên hàm, cấp ngoại giao như
một vinh dự của ngành ngoại giao
4. Chức vụ ngoại giao ( là chức vụ được bổ nhiệm cho thành viên có cương vị
ngoại giao công tác tại các cơ quan quan hệ đối ngoại của nhà nước ở nước
ngoài)
- Do luật trong nước quy định
- Chỉ gắn liền với nhiệm kỳ công tác
- Chức vụ ngoại giao VN gồm có: Đại sứ, Công sứ, Tham tán công sứ, Tham
tán, Bí thư 1,2,3 ; Tùy viên
5. Khởi đầu và kết thúc chức vụ của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao
 Khởi đầu
- Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao coi như đã đảm nhiệm những
chức vụ tại nước nhận đại diện : ngay sau khi báo tin đã đến và trao đổi bản
sao Quốc thư cho Bộ ngoại giao nước nhận đại diện hoặc theo một Bộ khác
như đã thỏa thuận, theo thủ tục hiện hành của nước nhận đại diện

DO VAN
 Thời điểm bắt đầu là người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao đến nước sở tại
và trình Quốc thư
 Thời điểm khởi đầu chức vụ có thể sớm hơn hoặc trùng với ngày được hưởng
 Kết thúc chức vụ
- Hết nhiệm kỳ
- Bị nước cử triệu tập về nước
- Khi họ bị CP nước nhận đại diện tuyên bố là người không được chấp nhận
(persona non grata)
- Chết
- Từ chức
- Khi quan hệ ngoại giao giữa 2 nước cắt đứt
- Khi nước cử hoặc nước nhận chấm dứt sự tồn tại vói tư cách chủ thể

NOTE: về nguyên tắc, viên chức ngoại giao phải là công dân nước cử đi đại diện tuy
nhiên công dân nước nhận đại diện hoặc công dân của nước thứ 3 cũng có thể được bổ
nhiệm làm viên chức ngoại giao của cơ quan đại diện ngoiaj giao nước cử nếu được nước
nhận đại diện đồng ý
NOTE: 1 người đại diện cho 1 quốc gia đứng ra với vai trò là Đại sứ đặc mệnh toàn
quyền ở nhiều nước => sai. Về mặt nguyên tắc thì mỗi cơ quan đại diện sẽ có 1 người
đứng đầu tuy nhiên theo Đ5Vien61 thì 1 người đại diện có thể đại diện cho nhiều nước
nếu quốc gia tiếp nhận không phản đối
6. Khởi đầu và kết thúc chức năng lãnh sự
a) Khởi đầu
- Sau khi được cấp giấy chứng nhận lãnh sự ( k3D12 CƯV 63 )
- Sau khi được tạm thời thừa nhận cho thi hành chức năng lãnh sự trong thời
gian chờ được cấp giấy chứng nhận lãnh sự ( điều 13 CƯV 63 )
b) Kết thúc
- Khi hết nhiệm kỳ
- Khi bị thu hồi giấy chứng nhận
- Khi bị nước tiếp nhận lãnh sự tuyên bố bất tín nhiệm đối với viên chức lãnh sự
- Khi bị triêuh hồi về nước
- Khu vực lãnh sự không còn thuộc chủ quyền của nước tiếp nhận lãnh sự
- Khi cơ quan lãnh sự đóng cửa

DO VAN

You might also like