You are on page 1of 6

1.

THE LOTUS CASE / PCIJ 1927


(SLIDE 2: CHƯƠNG 2: NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ)

1. Tổng quan
 Name of the Case: The Lotus Case (France vs Turkey).
 The Court: Permanent Court of International Justice ( Tòa án Thường
trực Công lý Quốc tế)
 Year of decision: 1927.

1. Tóm tắt sự kiện:


 Diễn biến: 2/8/1926, va chạm tàu Pháp - Lotus >< tàu Thổ Nhĩ Kỳ
- Bozkourt ở vùng Bắc Mytiline (Hi Lạp)

 Hậu quả:
 Tàu Bozkourt bị chìm và 8 công dân của Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng
và 10 người sống sót trên tàu Bozkourt đã được đưa về Thổ Nhĩ
Kỳ trên tàu Lotus của Pháp.

 Tại Thổ Nhĩ Kỳ, sĩ quan trực ban của tàu Lotus (đại úy Demons,
quốc tịch Pháp) và thuyền trưởng của tàu Bozkourt đã bị Tòa án
Thổ Nhĩ Kỳ kết tội ngộ sát

 Demons bị kết án 80 ngày tù + phạt tiền


=> Chính phủ pháp phản đối phán quyết này vì cho rằng Thổ Nhĩ
Kỳ đã vi phạm luật quốc tế và không có thẩm quyền xét xử
=> Pháp yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ thả Demons hoặc chuyển giao vụ
việc cho tòa án Pháp giải quyết

 Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng: Hành vi phạm tội nà


thuộc thẩm quyền xét của tòa Thổ Nhĩ Kỳ theo quy định tại
điều 6 BLHS nước này
=> Cuối cùng, Pháp + Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý chuyển vụ việc tranh chấp về
thẩm quyền xét xử cho Tòa án Thường trực Công lý quốc tế (PCIJ) giải
quyết.

 7/9/1927: PCIJ ra phán quyết: Việc tòa án Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành các
thủ tục tố tụng kết án Demons không vi phạm luật quốc tế
 PCIJ coi hành vi phạm tội của Demons gây ra ảnh hưởng trên tàu của
Thổ Nhĩ Kỳ - nơi được đồng nhất với lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ nên được
coi là phạm tội ở Thổ Nhĩ Kỳ

1.2 Tính chất của vụ tranh chấp:


Tình huống tranh chấp xảy ra vụ đâm va giữa tàu Lotus mang quốc tịch
Pháp và tàu Boz-Kourt mang quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ làm tàu Thổ Nhĩ Kỳ làm
tàu Boz-kourt bị đắm và 8 thuyền viên mất tích. Về thực chất, quan hệ phát
sinh trong trường hợp này đã phát sinh quan hệ tranh chấp về thẩm quyền tài
phán của quốc gia có liên quan, nó thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật
quốc tế , tranh chấp trong trường hợp này mang tính chất quốc tế.

1.3 Căn cứ pháp lý để giải quyết vụ tranh chấp:

 Theo dữ kiện thì vụ tranh chấp xảy ra vào năm 1926, tức là thời điểm
xảy ra trước khi có Công ước 1952 về Biển cả và Công ước Luật
Biển 1982. Như vậy căn cứ pháp lý để giải quyết vụ tranh chấp này là
các Tập quán quốc tế về lĩnh vực biển liên quan tới vụ tranh chấp này
được các bên tuân theo.

 Theo quan điểm pháp lý quốc tế truyền thống thì tập quán quốc tế là
những quy tắc xử sự chung được hình thành trong thực tiễn quan hệ
quốc tế được các quốc gia thừa nhận, tự nguyện thực hiện.

 Tập quán quốc tế gồm 2 loại là:


 Tập quán khu vực có hiệu lực tại khu vực nhất định
 Tập quán quốc tế có hiệu lực chung được hầu hết các quốc gia
trên thế giới thừa nhận tự nguyện tuân thủ.
=> Do đó để giải quyết tranh chấp này, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ cần
tuân theo các tập quán quốc tế có liên quan bảo đảm được sự bình
đẳng, công bằng trong việc giải quyết tranh chấp.

2. Phân tích phán quyết của Tòa án


2.1. Nguyên tắc đầu tiên của vụ án Lotus
 Một quốc gia không thể thực thi quyền tài phán bên ngoài lãnh thổ
của nó trừ khi một hiệp ước quốc tế hoặc tập quán quốc tế cho phép.
=> Tòa quyết định: “Giới hạn đầu tiên và quan trọng nhất mà luật pháp
quốc tế áp đặt đối với một Quốc gia là – nếu không có quy tắc cho phép
ngược lại – thì quốc gia đó không được thực thi quyền lực của mình dưới bất
kỳ hình thức nào trên lãnh thổ của một Quốc gia khác. Theo nghĩa này,
quyền tài phán mang tính chất lãnh thổ; nó không thể được thực hiện bởi
một Quốc gia bên ngoài lãnh thổ của mình ngoại trừ theo một quy tắc cho
phép xuất phát từ tập quán quốc tế hoặc từ một hiệp ước.”

Như vậy, Lotus case đã đặt nền móng cho nguyên tắc Lotus. Có một số quy
tắc đặc biệt đã được đưa ra liên quan đến Lotus case để giải quyết va chạm,
khiếu nại địa phương, v.v.

2.2. Nguyên tắc thứ hai:


Trong phạm vi lãnh thổ của mình, một Quốc gia có thể thực thi
quyền tài phán của mình trong mọi vấn đề, ngay cả khi không có quy tắc
cụ thể nào của luật pháp quốc tế cho phép quốc gia đó làm như vậy. Trong
những trường hợp này, các Quốc gia có nhiều quyền quyết định, chỉ bị
giới hạn bởi các quy tắc nghiêm cấm của luật pháp quốc tế.

 Tòa án cho rằng:


“Luật quốc tế không đưa ra một quy định cấm chung nào về việc
các Quốc gia không được mở rộng việc áp dụng luật của mình và quyền
tài phán của tòa án đối với người, tài sản và các hành vi bên ngoài lãnh
thổ của mình, luật quốc tế để lại cho họ một phạm vi quyền tự chủ rộng
lớn trong vấn đề này, chỉ giới hạn trong một số trường hợp nhất định bằng
các quy tắc cấm; đối với các trường hợp khác, mọi quốc gia vẫn được tự do
áp dụng các nguyên tắc mà quốc gia đó cho là tốt nhất và phù hợp nhất…”
Tòa lập luận, nếu sự tồn tại của một quy tắc cụ thể là điều kiện tiên
quyết để thực thi quyền tài phán, thì “ điều này sẽ… trong nhiều trường
hợp dẫn đến việc làm tê liệt hoạt động của các tòa án, do không thể viện
dẫn một quy tắc được chấp nhận rộng rãi để dựa vào đó để hỗ trợ việc thực
thi quyền tài phán của các Quốc gia.”
 Tòa án quyết định:
"Luật quốc tế điều chỉnh quan hệ giữa các Quốc gia độc lập. Các quy
tắc pháp luật ràng buộc các Quốc gia do đó xuất phát từ ý chí tự do của họ
thể hiện trong các công ước hoặc theo tập quán được chấp nhận chung là
thể hiện của nguyên tắc pháp luật và được thiết lập để điều tiết mối quan
hệ giữa những cộng đồng độc lập cùng tồn tại này hoặc với mục tiêu
đạt được những mục đích chung. Do đó, không thể giả định rằng sự độc
lập của các Quốc gia bị hạn chế."

=> Từ nguyên tắc Lotus, có thể hiểu rằng một quốc gia hoặc tiểu
bang được trao quyền tự do đặc biệt trong lãnh thổ của mình. Không có
hạn chế về luật pháp quốc tế. Trong trường hợp của Thổ Nhĩ Kỳ, Boz-
Kourt, tàu của họ được coi là lãnh thổ của chính họ. Điều này đã trao cho
Thổ Nhĩ Kỳ quyền đưa ra bất kỳ hành động nào chống lại Pháp và
Mr.Demons.

2.3.Phạm vi xử lý hình sự: Phạm vi lãnh thổ

 Pháp khẳng định rằng: Quốc gia treo cờ của một con tàu có quyền
tài phán độc quyền đối với các hành vi phạm tội xảy ra trên con
tàu ở vùng biển.
 Tòa án không đồng ý. Tòa án quyết định rằng cả Thổ Nhĩ Kỳ và
Pháp đề có quyền xử lý đối với toàn bộ vụ việc, nói cách khác, cả 2
nước có phạm vi xử lý chung.
 Tòa án quyết định rằng mỗi tàu trên biển được đồng hóa với
lãnh thổ của flag state. Quốc gia này có thể thực hiện quyền tài
phán của mình đối với con tàu, giống như cách nó thực hiện quyền
tài phán đối với vùng đất của mình, loại trừ tất cả các Quốc gia khác.
Trong trường hợp này, Tòa án coi tàu Thổ Nhĩ Kỳ là lãnh thổ của
Thổ Nhĩ Kỳ, do đó, việc áp dụng luật hình sự Thổ Nhĩ Kỳ là hoàn
toàn hợp pháp, ngay cả đối với các hành vi phạm tội do người nước
ngoài thực hiện ở đó.
 Thổ Nhĩ Kỳ có thẩm quyền xử lý vụ án này.
2.4. Customary International Law

Lotus Case đã đưa ra một tuyên bố quan trọng về việc tạo ra Customary
International Law.
 Pháp khẳng định rằng các vấn đề thẩm quyền trong các trường
hợp va chạm hiếm khi xuất hiện trong các vụ án hình sự, vì các
quốc gia thường chỉ truy tố trước các flag state. Pháp lập luận rằng
việc không truy tố này chỉ ra một quy tắc tích cực trong luật tục về va
chạm.
 Tòa án không đồng ý và cho rằng: Trên thực tế, các quốc gia sẽ né
tránh việc tiến hành tố tụng hình sự, họ không tự nhận mình có nghĩa
vụ phải làm như vậy. Tòa án cho rằng việc không truy tố không đủ
để chứng minh sự xuất hiện của một quy tắc tập quán, việc không
truy tố có thể được giải thích bằng nhiều cách khác nhau, không nhất
thiết là do các quốc gia thừa nhận nghĩa vụ pháp lý để không truy tố.
Nói cách khác, việc các quốc gia không truy tố không đồng nghĩa
với việc họ nhận thức mình phải tuân theo một nguyên tắc pháp
luật, cụ thể ở đây là trong trường hợp va chạm trên biển. Điều này có
nghĩa là việc một số quốc gia không tiến hành việc truy tố trong các
vụ va chạm không chứng tỏ sự xuất hiện của một luật tập quán quốc
tế mà bắt buộc họ không truy tố.
 Thay vào đó, có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến việc không
truy tố. Có thể các quyết định chiến lược, tức là quốc gia chọn không
truy tố vì họ cho rằng truy tố không mang lại lợi ích cho họ, có thể vì
lý do đối với quan hệ quốc tế hoặc lợi ích kinh tế. Ngoài ra, việc
không truy tố cũng có thể phụ thuộc vào việc quốc gia có thể tin rằng
việc này không phù hợp với các quy tắc pháp luật quốc tế hoặc
không tương thích với sự kỳ vọng của cộng đồng quốc tế.
 Tóm lại, Tòa án phản đối việc sử dụng việc không truy tố làm cơ
sở để xác định quy tắc tập quán.

 Ý thức và hành vi trong việc xác định Opinio juris


Tòa án nhấn mạnh rằng sự xuất hiện của Opinio juris, tức là ý thức về
việc tuân theo nghĩa vụ pháp lý, không chỉ phản ánh trong hành vi cụ
thể ( acts) mà còn không thực hiện hành vi ( omissions) khi có niềm tin
rằng quốc gia đó bị ràng buộc bởi luật pháp để không thực hiện cách cụ
thể.
Ví dụ, giả sử một quốc gia không truy tố trong một vụ va chạm trên biển
cụ thể vì họ tin rằng luật quốc tế yêu cầu họ phải tuân theo luật của quốc
gia cờ (flag state) thì việc không truy tố này thể hiện opinio juris. Trong
trường hợp này, việc không truy tố không đơn giản chỉ là việc tạm thời
không thực hiện một hành vi cụ thể (truy tố), mà còn phản ánh ý thức
rằng quốc gia đó phải tuân theo quy tắc quốc tế.
 Tóm lại, tòa án cho rằng opinio juris không chỉ thể hiện
trong hành vi mà còn trong việc không thực hiện hành vi khi
có niềm tin rằng việc này phản ánh sự tuân theo quy tắc
quốc tế.

2.5. Nhận xét phán quyết của Tòa án


Trước tiên, cần phải khẳng định lại rằng tàu Lotus và tàu Boz-Kourt gặp
tai nạn trên vùng biển quốc tế, tức là thuộc vùng biển không thuộc chủ
quyền của quốc gia nào. Như vậy, theo thông lệ quốc tế thì mọi tàu thuyền
mang cờ của các quốc gia khác nhau đều có quyền tự do, bình đẳng như
nhau về mọi phương diện mà không có sự phân biệt nào. Điều đó xuất phát
từ chính quan điểm không một quốc gia nào có quyền áp đặt chủ quyền của
mình lên đó. Do đó khi xảy ra vụ đâm va trong trường hợp trên thì giải
quyết trên cơ sở công bằng, bình đẳng, người gây thiệt hại thì phải bồi
thường.
 Do vậy, nhóm cho rằng Tòa án đã đặt quá nhiều sự nhấn mạnh vào
chủ quyền và ý chí của các Quốc gia. Mặc dù quyền hành pháp tùy ý
của mỗi quốc gia là một nguyên tắc cơ bản trong luật quốc tế, nhưng
việc coi trọng chủ quyền quá mức có thể dẫn đến một số vấn đề và hạn
chế:

+ Khả năng xảy ra lạm dụng: Đặt quá nhiều tập trung vào chủ quyền của
mỗi quốc gia có thể dẫn đến việc lạm dụng quyền hành pháp tùy ý. Một số
quốc gia có thể sử dụng quyền này một cách thiếu cân nhắc hoặc không có
trách nhiệm, dẫn đến tình trạng xung đột hoặc việc vi phạm quyền của các
quốc gia khác.
+ Cản trở sự hợp tác quốc tế: Quan điểm chủ nghĩa lạc hậu có thể cản trở
sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề chung. Việc mỗi quốc
gia tự do hành động mà không cần xem xét đến tác động đối với cộng đồng
quốc tế có thể gây ra sự mất cân đối và tạo ra tình trạng không ổn định.

You might also like