You are on page 1of 12

Mục lục

Danh mục từ viết


tắt…………………………………………………………………………………………………………………………
………………….……3

I, Vấn đề cơ bản về nguyên tắc “ Hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế”....................................................... 4
1. Khái niệm........................................................................................................................................................... 4
a. Khái niệm “Tranh chấp quốc tế”................................................................................................................. 4
b. Khái niệm nguyên tắc “Hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế”...................................................... 4
2. Nội dung nguyên tắc “Hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế.............................................................. 4
3. Đặc điểm của nguyên tắc “Hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế”.................................................... 5
4. Nguồn...................................................................................................................................................................... 5
5. Ngoại lệ.................................................................................................................................................................... 6
6. Các biện pháp hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế.................................................................................6
6.1. Những biện pháp ngoại giao........................................................................................................................... 6
6.2. Những biện pháp tư pháp ( Thông qua các cơ quan tài phán quốc tế )...................................................... 8
7. Mối liên hệ với các nguyên tắc khác..................................................................................................................... 9
II, Liên hệ thực tiễn...................................................................................................................................................... 10
Danh mục các tài liệu tham
khảo………………………………………………………………………………………………………………………
……12

2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Quan hệ quốc tế QHQT


Tranh chấp quốc tế TCQT
An ninh quốc tế ANQT
Liên hợp quốc LHQ
Tòa án Công lý quốc tế TAQT
Tòa án quốc tế về Luật biển TALB
Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển đông DOC

3
I, Vấn đề cơ bản về nguyên tắc “ Hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế”
1. Khái niệm
a. Khái niệm “Tranh chấp quốc tế”
● Là vấn đề tồn tại tất yếu như là mặt trái của quan hệ hợp tác giữa các quốc gia
● Cùng với sự gia tăng của các QHQT, các TCQT giữa các quốc gia cũng như các chủ
thể khác ngày càng phát triển
● Các TCQT có thể làm đe dọa đến hòa bình và ANQT cũng như làm ảnh hưởng đến
quan hệ bình thường giữa các quốc gia
=> Là những vấn đề phát sinh giữa các chủ thể của luật quốc tế thể hiện những bất đồng,
mâu thuẫn, xung đột về quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế, về quan điểm pháp lý trong việc
giải thích và áp dụng luật quốc tế

b. Khái niệm nguyên tắc “Hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế”
● Sự hình thành và phát triển của nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế
gắn liền với nguyên tắc cấm dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc
tế.
● Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945 ra đời với vai trò là trung tâm điều hòa các nỗ
lực quốc tế đã đưa ra những quy định bao quát, cơ bản nhất đối với một tổ chức như
nguyên tắc hoạt động, cơ cấu tổ chức, quy chế thành viên. Trong đó, Hiến chương
cũng xác lập hệ thống biện pháp hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế, Điều 33
Hiến chương Liên hợp quốc (1945) quy định:
“1. Các bên đương sự trong các cuộc tranh chấp, mà việc kéo dài các cuộc tranh chấp ấy có
thể đe dọa đến hòa bình và an ninh quốc tế, trước hết, phải cố gắng tìm cách giải quyết
tranh chấp bằng con đường đàm phán, điều tra, trung gian, hoà giải, trọng tài, tòa án, sử
dụng những tổ chức hoặc những điều ước khu vực, hoặc bằng các biện pháp hoà bình khác
tùy theo sự lựa chọn của mình;
2. Hội đồng bảo an, nếu thấy cần thiết, sẽ yêu cầu các đương sự giải quyết tranh chấp của
họ bằng các biện pháp nói trên.”
Như vậy, theo Hiến chương, “Hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế” là một trong
những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, là nghĩa vụ pháp lý của các quốc gia tham gia và
chủ thể của luật quốc tế
2. Nội dung nguyên tắc “Hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế”
Cùng với các nguyên tắc cơ bản khác, nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế
được triển khai cụ thể trong Tuyên bố năm 1970 của Đại hội đồng LHQ hay 1 số nghị quyết
khác như Tuyên bố Manila về Hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế năm 1982 ,Nghị quyết
về Ngăn ngừa và hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế năm 2003.
Nội dung cơ bản của nguyên tắc này như sau:

4
-Tất cả các quốc gia sẽ giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình, không
phương hại đến hòa bình, an ninh và công lý quốc tế. Các biện pháp hòa bình có thể là đàm
phán trung gian hòa giải, trọng tài hoặc tòa án.
-Trong trường hợp không đạt được một giải pháp để giải quyết tranh chấp với các biện pháp
nêu trên, các bên có nghĩa vụ tiếp tục tìm kiếm những biện pháp hoà bình khác để giải quyết
tranh chấp mà các bên đã thỏa thuận.
- Các quốc gia trong tranh chấp có nghĩa vụ từ bỏ bất kỳ hành vi nào có thể làm trầm trọng
thêm tình hình hiện tại và gây nguy hiểm cho việc giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới, có
nghĩa vụ hành động phù hợp với những mục đích và nguyên tắc của liên hợp quốc.
-Các tranh chấp quốc tế được giải quyết trên cơ sở bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia
và phù hợp với tự do lựa chọn cách thức giải quyết tranh chấp.
- Không có điều nào nói trên có ảnh hưởng hoặc phương hại đến những điều khoản có thể áp
dụng và của hiến chương. Đặc biệt là những điều khoản liên quan đến việc giải quyết hòa
bình các tranh chấp quốc tế.
3. Đặc điểm của nguyên tắc “Hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế”
Dựa trên nội dung Hiến chương Liên hợp quốc đã quy định về nguyên tắc “Hòa bình giải
quyết các tranh chấp quốc tế, ta có bốn đặc điểm của nguyên tắc như sau
● Thứ nhất, tính mệnh lệnh bắt buộc chung, áp dụng cho mọi mối quan hệ quốc tế cũng
như chủ thể của Luật quốc tế mà chủ yếu là các quốc gia tham gia. Nguyên tắc yêu cầu
các chủ thể của Luật quốc tế tuyệt đối tuân thủ triệt để, mọi hành vi sai phạm đều là sự
vi phạm nghiêm trọng của Luật quốc tế;
● Thứ hai, là chuẩn mực, là nền tảng cơ sở để xây dựng lên các biện pháp, cách thức
trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình;
● Thứ ba, nguyên tắc “hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế” phải được đặt trong
mối quan hệ với các nguyên tắc cơ bản khác trong Luật quốc tế, chỉ khi tồn tại trong
sự tác động qua lại chúng mới có khả năng hoàn thành chức năng của mình;
● Thứ tư, được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc 1945.
4. Nguồn
-Hiến chương LHQ tại khoản 3, Điều 2 đã ghi nhận nguyên tắc này là nguyên tắc cơ bản của
Luật quốc tế, là nguyên tắc có tính bắt buộc chung đối với tuyệt đại đa số các quốc gia thành
viên của cộng đồng quốc tế. “Tất cả các thành viên của Liên hợp quốc giải quyết các tranh
chấp quốc tế của họ bằng biện pháp bình, sao cho không tổn hại đến bình, an ninh quốc tế
và công lý”.
Đồng thời tại Điều 33, Hiến chương cũng đã xây dựng hệ thống các biện pháp hòa bình giải
quyết tranh chấp quốc tế.
-Nguồn khác:

5
● Quy chế tòa án quốc tế LHQ
● Tuyên bố về các nguyên tắc cơ bản của LQT điều chỉnh quan hệ hữu nghị giữa các
quốc gia năm 1970
● Công ước La Haye 1907 về các cơ chế quy trình giải quyết các tranh chấp quốc tế.
● Các điều ước quốc tế song phương hay đa phương
5. Ngoại lệ
● “Hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế” là nguyên tắc không có ngoại lệ, tất cả
các hành vi sai phạm đều là vi phạm nghiêm trọng của Luật quốc tế; chính điều này là
cho nguyên tắc này khác với một số nguyên tắc cơ bản khác của luật pháp quốc tế như
nguyên tắc không sử dụng vũ lực trong đó vẫn chấp nhận một số ngoại lệ cụ thể (Điều
51 Hiến chương LHQ cho phép các quốc gia thành viên LHQ có quyền sử dụng vũ lực
thông qua hành động tự vệ cá nhân hoặc tập thể).

● Hội đồng bảo an Liên hợp quốc luôn phải tôn trọng biện pháp giải quyết hòa bình mà
các bên lựa chọn. Trong trường hợp các bên tự lựa chọn mà vẫn không giải quyết triệt
để vấn đề, hội đồng bảo an có quyền kiến nghị các bên áp dụng các biện pháp khác
nhằm nhanh chóng chấm dứt những mối đe dọa.
6. Các biện pháp hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế
Điều 33 Hiến chương LHQ quy định một loạt các biện pháp cụ thể để giải quyết hòa bình
các tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia, chúng bao gồm biện pháp ngoại giao và biện
pháp tư pháp. Những biện pháp được quy định trong Điều 33 của Hiến chương LHQ có thể
được coi là những biện pháp cơ bản nhất, là cơ sở cho việc giải quyết hòa bình tranh chấp
quốc tế. Những biện pháp theo Điều 33 của Hiến chương LHQ bao gồm:
6.1. Những biện pháp ngoại giao
a) Đàm phán
-Khái niệm: sự gặp gỡ giữa các bên tranh chấp nhằm để giải quyết những xung đột giữa họ
với nhau (song phương hay đa phương)
- Hình thức: trực tiếp, diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhau (Nguyên thủ quốc gia, đại sứ, bộ
trưởng chuyên môn, hội nghị quốc tế đa phương)
Được áp dụng khá phổ biến và luôn chiếm vị trí hàng đầu trong danh mục các biện pháp
giải quyết tranh chấp (được coi biện pháp tốt nhất để giải quyết nhanh chóng tranh chấp quốc
tế)
-Ưu điểm:
+ Linh hoạt chủ động không bị khống chế về mặt thời gian, địa điểm
+ Hạn chế việc can thiệp trực tiếp từ bên thứ ba
+ Tiết kiệm được về mặt thời gian, kinh phí của các bên tranh chấp
- Tuy nhiên không phải lúc nào cũng thành công nó còn phụ thuộc vào mức độ thiện chí, sự
mềm dẻo, linh hoạt, nhạy cảm của bên đàm phán

6
- Thực tiễn quốc tế: đàm phán có thể diễn ra theo những tên gọi khác nhau (hội đàm, trao đổi
ý kiến, tham vấn...)
-Đàm phán thường kết thúc bằng việc các bên đi đến ký kết một trong số các
văn kiện quốc tế như biên bản ghi nhớ, nghị quyết, hiệp ước, hiệp định... tùy
thuộc vào mức độ thành công của việc đàm phán
Ví dụ: Về thực tiễn giải quyết tranh chấp lãnh thổ thành công thông qua con đường đàm
phán, đã có những vụ việc điển hình như cuộc hòa đàm Gadsden 1853 giải quyết dứt điểm
những tranh chấp lãnh thổ giữa Hoa Kỳ và Mexico, ngày 30/12/1853 Biên giới phía Nam
nước Mỹ được thiết lập.

b) Trung gian
-Trung gian hòa giải là biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế mang tính ngoại giao có sự
tham gia của bên thứ ba với sự chấp nhận của các bên tranh chấp, đã được quy định trong
các Công ước La Hay 1899 và 1907
-Nhiệm vụ: khuyến khích, động viên các quốc gia có liên quan đến tranh chấp giải quyết vụ
tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, cụ thể là việc tác động để các bên tiếp xúc ngoại giao và
tiến hành các cuộc đàm phán chính thức.
-Bên trung gian hòa giải này có thể là một hoặc số quốc gia, một hoặc một số cá nhân có uy
tín và cũng có thể là thông qua cơ quan của tổ chức quốc tế.
-Giải quyết tranh chấp qua trung gian thường kết thúc khi các bên tranh chấp ký được điều
ước quốc tế về giải quyết tranh chấp. Bên đóng vai trò trung gian cũng có thể tham gia ký kết
điều ước loại này.

Một vài ví dụ :
- Năm 1962, khủng hoảng vùng vịnh Caribe giữa Mỹ và Liên Xô (đe dọa an ninh đối
với Cuba và thế giới ) , Liên Xô đề nghị Tổng Thư Ký LHQ ( U Than ) làm trung gian
hòa giải
- Tranh chấp lãnh thổ biên giới giữa Angieri và Maroc ( Mali và Ethiopia là hai quốc
gia làm trung gian hòa giải)
- Trong vụ tranh chấp giữa Chilê và Achentina về kênh đào Keagle, Giáo hoàng đã đề
nghị một thành viên của Giáo hội, giáo chủ Antonio Samore làm người trung gian…
c) Hòa giải
-Hòa giải cũng là sự tham gia của bên thứ ba, cũng thông qua 1 ủy ban hòa giải, có thể được
thành lập do các bên tranh chấp hay do sáng kiến của bên thứ ba (thành lập trên nguyên tắc
số lẻ ủy viên)
-Ủy ban hòa giải có thể đưa ra các giải pháp, dự thảo nghị quyết hoặc những kết luận để
phân tích, trình bày với các bên tranh chấp (ví dụ soạn thảo 1 hiệp định đình chiến), yêu cầu

7
rút bớt yêu cầu hay tham vọng của các bên để các bên có thể tiếp cận và giải quyết hòa giải
hiệu quả hơn
-Hòa giải có thể mang tính cá nhân cũng như tập thể: Mỹ, Nga, EU thường làm hòa giải
trong các tranh chấp quốc tế
- Vai trò của hòa giải rộng hơn, tham gia từ đầu đến khi kết thúc quá trình giải quyết, có tính
năng động hơn so với trung gian
-Quyết định, kết luận của Ủy ban hòa giải không có tính ràng buộc với các bên tranh chấp

d) Điều tra
-Biện pháp giải quyết tranh chấp được tiến hành bởi một ủy ban điều tra do các bên tranh
chấp thỏa thuận thành lập
-Các bên thường áp dụng biện pháp này sau khi đã áp dụng các biện pháp ngoại giao khác
mà vẫn chưa giải quyết được
- Nhiệm vụ: tìm kiếm, xác minh, thu thập thông tin nhằm làm sáng tỏ các yếu tố, tình tiết,
diễn biến, sự kiện là nguyên nhân dẫn đến sự tranh chấp, bất đồng ý kiến giữa các bên
- Thành phần của ủy ban điều tra có thể bao gồm đại diện của các bên tranh chấp
-Ủy ban điều tra sẽ chấm dứt hoạt động sau khi thông qua được kết luận điều tra (biểu quyết)
=> Không có giá trị ràng buộc đối với các bên tranh chấp

6.2. Những biện pháp tư pháp ( Thông qua các cơ quan tài phán quốc tế )
a) Trọng tài
- Khái niệm: Trọng tài là một cơ quan giải quyết tranh chấp trên cơ sở thỏa thuận giữa các
bên với thành phần trọng tài là do các bên lựa chọn, dựa trên các quy định của pháp luật
quốc tế để giải quyết các tranh chấp quốc tế
- Đặc điểm của trọng tài:
+Các bên tranh chấp có thể là các quốc gia, các tổ chức liên chính phủ
+Có thể giải quyết các tranh chấp về chính trị lẫn pháp lý
+Khi chấp nhận trọng tài để giải quyết tranh chấp, các bên thỏa thuận trao đổi cho một hoặc
một số cá nhân (trọng tài viên) để giải quyết tranh chấp giữa họ với nhau
+Trọng tài giải quyết tranh chấp khi có yêu cầu và sự thỏa thuận của các bên
+Quyết định của trọng tài có giá trị ràng buộc đối với các bên tranh chấp

-Ví dụ: Công ước La Haye năm 1899 và 1907 về giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế
đã chú trọng đến trọng tài quốc tế và xem đó là một biện pháp hữu hiệu công bằng và hợp lý
để giải quyết tranh chấp trong những trường hợp áp dụng biện pháp ngoại giao không thành
công
- Hình thức trọng tài cũng khá đa dạng, có thể là trọng tài adhoc hoặc trọng tài thường trực.
Khi sử dụng hình thức trọng tài, các bên có quyền lựa chọn trọng tài viên, thủ tục, luật áp
dụng, địa điểm tổ chức trọng tài và các vấn đề cụ thể khác. Việc các bên kiểm soát thủ tục

8
trọng tài làm cho trọng tài hoàn toàn khác biệt với việc giải quyết tranh chấp theo thủ tục tư
pháp của tòa án.
-Ví dụ: trong vụ giải quyết tranh chấp chủ quyền đảo đảo Palmas giữa Hoa Kỳ và Hà Lan.
Thẩm phán Max Huber đã ra phán quyết: Tây Ban Nha không thể chuyển nhượng hợp pháp
cái mà họ không sở hữu. Bởi quả nhiên họ nắm giữ sở hữu ban đầu khi khám phá đảo, nhưng
sau đó không thực thi quyền lực thực sự với đảo nên đòi hỏi của Hoa Kỳ là yếu ớt, mờ nhạt
và không được chấp nhận. Ngược lại các hoạt động của Hà Lan đối với đảo Palmas là đặc
trưng quyền lực của nhà nước, nó diễn ra trong hòa bình bởi không có xung đột nào giữa các
quốc gia, nó liên tục trong suốt thời gian dài, mặc dù cũng có những khoảng trống nhất định
cụ thể từ năm 1726 đến năm 1825. Như vậy, Palmas là lãnh thổ thuộc sở hữu của Hà Lan

b) Tòa án quốc tế
-Khái niệm: Tòa án quốc tế là cơ quan tư pháp chính của Liên hợp quốc thực hiện uỷ quyền
trong việc giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia và đưa ra kết luận tư vấn về vấn đề
pháp lý theo yêu cầu của Đại hội đồng, Hội đồng bảo an hoặc cơ quan khác của Liên hợp
quốc.
Đây là biện pháp tài phán giải quyết tranh chấp quốc tế bằng việc các bên tranh chấp đưa
tranh chấp của mình ra xét xử tại các Tòa án thường trực như TALB, Tòa án nhân quyền
Châu Âu…
- Đặc điểm:
+Hoạt động theo quy chế riêng
+Giải quyết một hay một số lĩnh vực chuyên môn nhất định
+Chỉ giải quyết tranh chấp về mặt pháp lý
+Thường là cơ quan của một tổ chức quốc tế (TAQT của LHQ là cơ quan xét xử của LHQ,
tòa án EU là cơ quan tư pháp của EU…)
+Phán quyết của tòa có giá trị ràng buộc với các bên tranh chấp
- Ví dụ: Phán quyết của Tòa án quốc tế đối với vụ phân chia thềm lục địa tại Biển Bắc đã có
tác động tích cực đến quá trình pháp điển hóa Luật Biển quốc tế tại Hội nghị lần thứ 3 về
Luật Biển quốc tế.
7. Mối liên hệ với các nguyên tắc khác
*Có một số mối liên hệ giữa các nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp và các
nguyên tắc khác, bao gồm:
1.Nguyên tắc công bằng: Nguyên tắc hòa bình thường liên quan chặt chẽ đến nguyên tắc
công bằng, vì quá trình giải quyết tranh chấp phải đảm bảo sự công bằng và bình đẳng giữa
các bên

9
2.Nguyên tắc lẽ phải: Trong quá trình giải quyết tranh chấp, việc tuân thủ nguyên tắc lẽ phải
là cần thiết để đảm bảo rằng quyết định được đưa ra dựa trên thông tin và bằng chứng có liên
quan

3.Nguyên tắc tôn trọng quyền lợi: Nguyên tắc hòa bình thường đi kèm với việc tôn trọng
quyền lợi và tự do của các bên liên quan, đồng thời cân nhắc các quyền lợi và quan điểm của
họ trong quá trình giải quyết tranh chấp

4.Nguyên tắc hợp tác: Để đạt được sự hòa bình và giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả,
việc hợp tác giữa các bên là rất quan trọng. Nguyên tắc hợp tác có thể giúp xây dựng xây
dựng sự đồng thuận và tìm ra các giải pháp phù hợp cho mọi người

5.Nguyên tắc bảo vệ quan hệ: Trong quá trình giải quyết tranh chấp , việc bảo vệ và duy trì
mối quan hệ là quan trọng. Các nguyên tắc hòa bình thường điều chỉnh cách các bên tương
tác với nhau để giữ gìn mối quan hệ, thậm chí khi có sự không đồng ý

6. Nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực : Nguyên tắc này là hệ quả
pháp lý tất yếu của nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực bởi nguyên
tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực sẽ không có giá trị pháp lý ràng buộc các
chủ thể luật quốc tế. Nếu như không có nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế.
=> Những mối liên hệ này giúp tạo ra một cơ sở cho quá trình giải quyết tranh chấp
một cách công bằng, tôn trọng và hiệu quả

II, Liên hệ thực tiễn

Vấn đề Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc


Trên Biển Đông đã xảy ra một số hành động gây cản trở hoạt động sản xuất kinh tế, là mối
đe dọa chưa có tiền lệ đối với an ninh hàng hải. Điển hình là việc ngày 26/5/2011, các tàu hải
giám của Trung Quốc đã cắt cáp thăm dò tàu khảo sát Bình Minh 2 của Việt Nam khi đang
tiến hành hoạt động thăm dò dầu khí bình thường trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý
của Việt Nam. Sau sự kiện tàu Bình Minh 2, tàu hải giám của Trung Quốc lại tiếp tục quấy
nhiễu tàu khảo sát địa chấn của Việt Nam trên Biển Đông. Ngày 9/6/2011, khi tàu Viking 2
đang tiến hành khảo sát địa chấn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cách Vũng Tàu
khoảng 146 hải lý về phía Đông Nam, thì bị hai tàu Trung Quốc quấy nhiễu, và việc Trung
Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục
địa của Việt Nam.
Hướng giải quyết dựa trên nguyên tắc:
Trung Quốc cần tuân theo tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông, cam
kết không đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực để hỗ trợ cho các tuyên bố chủ quyền

10
của mình. Cần thúc đẩy Nhóm làm việc chung Trung Quốc - ASEAN thực hiện các Quy tắc
hướng dẫn thực thi DOC. Trung Quốc phải rút ngay giàn khoan, tàu chiến, máy bay, tàu công
vụ, tàu cá ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và phải cam kết công
khai không để tái diễn các hành động cản trở các hoạt động kinh tế - thương mại trên biển,
trong khi chờ đợi thông qua Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông có tính chất ràng buộc về mặt
pháp lý.

=>Năm 2011, Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết Thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản
chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước. Thỏa thuận này yêu cầu hai nước
trong quá trình đàm phán phải “thực hiện nghiêm túc nguyên tắc và tinh thần” của
Tuyên bố DOC. Nếu Thỏa thuận này được xem là một thỏa thuận có tính chất ràng buộc
(một điều ước quốc tế) giữa hai nước thì bằng cách dẫn chiếu đến Tuyên bố DOC, hai nước
đã trao giá trị ràng buộc cho Tuyên bố DOC.

11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Bá Diến (Chủ biên), Giáo trình Công pháp quốc tế, Nxb. Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2013.
2. Hiến chương Liên hợp quốc 1945
3. Trần Hữu Duy Minh, Nhìn lại nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế trong
luật pháp quốc tế và vấn đề Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc, Tạp chí Nghiên
cứu Quốc tế số 1 (108),
https://iuscogens-vie.org/2017/03/15/02/.
4. Hoàng Việt, Các biện pháp hoà bình giải quyết tranh chấp lãnh thổ theo pháp luật
quốc tế hiện nay, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, ngày truy cập cuối cùng 02/12/2022,
http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=211449.
5. Nguyễn Thanh Minh, Những biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp chủ quyền
biển, đảo ở khu vực Biển Đông, Tạp chí Lý luận chính trị ngày truy cập cuối cùng
24/06/2020,
http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/anh-chinh/item/3143-nhung-bien-phap-hoa-bi
nh-de-giai-quyet-tranh-chap-chu-quyen-bien-dao-o-khu-vuc-bien-d

12

You might also like