You are on page 1of 78

Mục lục

Vấn đề 1: Tư pháp quốc tế và nguồn của Tư pháp quốc tế. 5


1. Khái niệm tư pháp quốc tế. 5
2. Đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế. 5
3. Phương pháp điều chỉnh của TPQT. 6
4. Chủ thể của tư pháp quốc tế. 7
5. Các nguyên tắc cơ bản của TPQT. 7
6. Nguồn của Tư pháp quốc tế. 7
7. Đặc điểm chung về nguồn của TPQT. 7
8. Các loại nguồn của TPQT. 8
Vấn đề 2: Lý luận chung về xung đột pháp luật trong TPQT. 9
1. Khái niệm xung đột pháp luật 9
2. Khái niệm.. 9
3. Phương pháp giải quyết xung đột 10
4. Quy phạm xung đột 11
5. Khái niệm.. 11
6. Cơ cấu của quy phạm xung đột 12
7. Phân loại quy phạm xung đột 12
8. Các hệ thuộc cơ bản của quy phạm xung đột 13
III. Áp dụng pháp luật nước ngoài 14
1. Khái niệm.. 14
2. Nguyên tắc và thể thức xác định nội dung của PL nước ngoài 15
3. Các vấn đề pháp lý liên quan đến hiệu lực của quy phạm xung đột 18
4. Vấn đề dẫn chiếu đến PL của nước chưa được công nhận. 18
5. Vấn đề bảo lưu trật tự công cộng (Order Public hoặc Public Policy) 19
6. Lẩn tránh pháp luật (fraus legi facta) 20
7. Dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến PL của nước thứ 3. 20
8. Vấn đề có đi có lại trong việc áp dụng luật nước ngoài 21
Vấn đề 3: Chủ thể của tư pháp quốc tế. 23
1. Người nước ngoài 23
2. Khái niệm.. 23
3. Chế độ pháp lý dành cho người nước ngoài 25
4. Địa vị pháp lý của người nước ngoài tại Việt Nam.. 25
5. Pháp nhân nước ngoài 26
6. Khái niệm.. 26
7. Xác định quốc tịch của pháp nhân. 26
8. Địa vị pháp lý của pháp nhân. 27
III. Quốc gia nước ngoài 27
1. Quốc gia – chủ thể đặc biệt của tư pháp quốc tế. 27
2. Nội dung của quyền miễn trừ tư pháp quốc gia. 28
Vấn đề 4: Sở hữu tài sản trong tư pháp quốc tế. 29
1. Khái niệm.. 29
2. Các phương pháp để giải quyết xung đột PL về sở hữu. 29
3. Ở các nước trên thế giới 29
4. Giải quyết tranh chấp về sở hữu có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam.. 30
Vấn đề 5: Thừa kế trong tư pháp quốc tế. 30
1. Khái niệm.. 30
2. Giải quyết xung đột PL về thừa kế. 31
3. Thừa kế theo di chúc. 31
4. Thừa kế theo pháp luật 32
III. Di sản không người thừa kế. 32
Advertisement
Vấn đề 6: Quyền tác giả trong tư pháp quốc tế. 33
1. Khái niệm quyền tác giả. 33
2. Các định nghĩa. 33
3. Đặc điểm của quyền tác giả. 34
4. Quyền tác giả trong TPQT. 34
5. Các hình thức bảo hộ quốc tế quyền tác giả. 35
6. Công ước Berne 1886. 35
7. Bảo hộ quyền tác giả theo Công ước toàn cầu về bản quyền (Công ước Geneva 1952) 37
8. Hiệp định Về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS 1994 – 1995)
37
9. Quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số. 38
III. Bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài tại VN.. 38
1. Nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài tại VN.. 38
2. Các quy định cụ thể về bảo hộ quyền tác giả (Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009) 38
Vấn đề 7: Quyền sở hữu công nghiệp trong tư pháp quốc tế. 38
1. Khái niệm.. 38
2. Khái niệm.. 38
3. Đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp. 39
4. Quyền sở hữu công nghiệp trong TPQT. 39
5. Các điều ước quốc tế đa phương về quyền sở hữu công nghiệp. 39
6. Công ước Paris 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. 39
7. Pháp luật quốc tế về sáng chế – Hiệp ước hợp tác bằng sáng chế (PCT) 40
8. Pháp luật quốc tế về nhãn hiệu – Thỏa ước Madrid 1891. 41
9. Hiệp định TRIPS 1993 – Hiệp định liên quan đến các khía cạnh thương mại của quyền SHTT. 42
10. Quyền sở hữu công nghiệp trong môi trường kỹ thuật số. 43
11. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài tại VN.. 43
12. Hợp đồng Li-xăng. 43
13. Khái niệm Hợp đồng Li-xăng. 43
14. Hình thức và nội dung của Hợp đồng Li-xăng. 44
15. Đối tượng của hợp đồng Li-xăng. 44
16. Hợp đồng Li-xăng không tự nguyện. 44
Vấn đề 8: Hợp đồng dân sự trong tư pháp quốc tế. 46
1. Khái niệm.. 46
2. Phương pháp giải quyết xung đột PL về tính hợp pháp của hợp đồng. 47
3. Theo pháp luật các nước. 47
4. Theo quy định của điều ước quốc tế. 47
5. Giải quyết xung đột PL về hợp đồng theo PL VN.. 48
III. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Hợp đồng ngoại thương) 48
1. Khái niệm.. 48
2. Tính hợp pháp của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. 49
3. Các hình thức trách nhiệm và các căn cứ miễn trách nhiệm.. 49
Vấn đề 9: Hôn nhân và gia đình trong tư pháp quốc tế. 49
1. Khái niệm quan hệ hôn nhân gia đình trong TPQT. 49
2. Quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài 50
3. Xung đột PL trong quan hệ hôn nhân gia đình. 50
4. Giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn. 50
5. Giải quyết xung đột PL về kết hôn theo PL các nước. 50
6. Giải quyết xung đột PL về kết hôn theo PL VN.. 50
III. Giải quyết xung đột PL về ly hôn. 52
1. Giải quyết xung đột PL về ly hôn ở các nước. 52
2. Giải quyết xung đột PL về ly hôn tại Việt Nam.. 52
3. Giải quyết xung đột PL về quan hệ nhân thân và tài sản giữa vợ và chồng. 53
4. Theo tư pháp quốc tế các nước. 53
5. Theo tư pháp quốc tế Việt Nam.. 53
6. Giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con. 53
7. Theo tư pháp quốc tế các nước. 53
8. Theo tư pháp quốc tế Việt Nam.. 53
9. Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 54
10. Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở các nước. 54
11. Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại VN.. 54
Vấn đề 10: Tố tụng dân sự quốc tế. 55
1. Khái niệm và những nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự quốc tế. 55
2. Khái niệm tố tụng dân sự quốc tế. 55
3. Những nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự quốc tế. 56
4. Thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế. 57
5. Khái niệm thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế và vấn đề xung đột thẩm quyền xét xử. 57
6. Các quy tắc (dấu hiệu) xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế. 57
7. Quy tắc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của VN.. 58
III. Địa vị pháp lý của người nước ngoài trong tố tụng dân sự quốc tế. 59
1. Bảo hộ pháp lý và vấn đề cược án phí 59
2. Vấn đề năng lực hành vi tố tụng dân sự quốc tế của quốc gia nước ngoài và của những người
được hưởng quy chế ưu đãi miễn trừ ngoại giao. 60
3. Ủy thác tư pháp. 60
4. Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài 61
5. Khái niệm.. 61
6. Công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại VN.. 62
Vấn đề 11: Trọng tài thương mại quốc tế. 64
1. Khái niệm trọng tài thương mại quốc tế. 64
2. Định nghĩa. 64
3. Vai trò của trọng tài thương mại quốc tế. 65
4. Các loại trọng tài thương mại quốc tế. 65
5. Thỏa thuận trọng tài 65
III. Quy tắc tố tụng trọng tài 66
1. Quy tắc tố tụng trọng tài của UNCITRAL (Luật mẫu về trọng tài) 66
2. Tố tụng trọng tài theo quy định của PL VN.. 67
3. Công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài 67

Advertisement

Ngày 10/01/2017
Giảng viên: cô Nguyễn Thái Mai (TS)
Tài liệu:
 Giáo trình Tư pháp quốc tế 2013
 Luật Dân sự / Tố tụng dân sự 2015
 Luật Hôn nhân gia đình 2014

– Về thuật ngữ Tư pháp quốc tế :


+ Conflict of Law: (xung đột PL) thuật ngữ trong hệ thống PL Anh-Mỹ
+ Private International Law: (tư pháp quốc tế) thuật ngữ PL hiện đại (từ 1834)
– Chú ý: nói ‘‘luật tư pháp quốc tế’’ là sai, chỉ cần nói ‘‘tư pháp quốc tế’’ (vì trong từ ‘‘pháp’’ đã chứa
từ ‘‘luật’’ rồi)
Vấn đề 1: Tư pháp quốc tế và nguồn của Tư pháp quốc tế
I. Khái niệm tư pháp quốc tế
– Khái niệm: Tư pháp quốc tế (TPQT) là tổng thể các quy phạm PL điều chỉnh các quan hệ PL dân sự,
thương mại, hôn nhân và gia đình, lao động và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài.
1. Đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế
a. Tính chất các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế
– Nhắc lại:
+ trong dân sự, tính chất của quan hệ xã hội trong dân sự là thỏa thuận và bình đẳng
+ trong hành chính, hình sự, tính chất của quan hệ xã hội là mệnh lệnh và phục tùng
– Ví dụ về quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế:
+ 1 công ty của VN ký kết hợp đồng với 1 công ty của Hoa Kỳ (hợp đồng có thể là xuất nhập khẩu, vận
chuyển, tài chính, …)
+ 1 công dân của VN kết hôn với 1 công dân của Trung Quốc
+ cha là công dân VN để lại thừa kế cho người con cũng là công dân VN nhưng người con đó đang sống
ở Nga
– Lưu ý:
+ 1 người nước ngoài phạm tội buôn bán ma túy trái phép ở VN thì quan hệ này không thuộc đối tượng
điều chỉnh của tư pháp quốc tế
+ 1 người nước ngoài vi phạm luật giao thông ở VN thì quan hệ này không thuộc đối tượng điều chỉnh
của tư pháp quốc tế
– Như vậy, đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng mang tính
chất thỏa thuận, bình đẳng.
– Quan hệ dân sự theo nghĩa rộng: là các quan hệ dân sự thông thường (gồm quan hệ hợp đồng, sở hữu,
thừa kế, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng) cộng thêm các quan hệ hôn nhân gia đình, thương mại, lao
động, tố tụng dân sự.
b. Phạm vi của các quan hệ xã hội do TPQT điều chỉnh
– Là những quan hệ luôn chứa đựng yếu tố nước ngoài (tức là mang tính quốc tế)
– Một quan hệ dân sự được coi là có yếu tố nước ngoài khi có 1 trong các đặc điểm sau (khoản 2 Điều
663 Luật Dân sự 2015):
+ Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài
+ Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực
hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài. VD 2 công dân VN kết hôn với nhau ở nước ngoài,
công dân VN lập di chúc ở nước ngoài, 2 công ty VN ký hợp đồng ở nước ngoài
+ Các bên tham gia đều là công dân VN, pháp nhân VN nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước
ngoài. VD cha mẹ thừa kế cho con 1 khoản tiền ở ngân hàng nước ngoài, hoặc vợ chồng ly hôn tranh
chấp tài sản là bất động sản ở nước ngoài
Chú ý: quan hệ dân sự có công dân VN ở nước ngoài (vẫn giữ quốc tịch VN) thì vẫn được coi là quan hệ
dân sự thông thường, không phải quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài như trong luật Dân sự 2005.
– Như vậy, 1 quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của TPQT phải có đủ 2 điều kiện:
+ là quan hệ dân sự
+ có yếu tố nước ngoài
c. Kết luận chung về đối tượng điều chỉnh của TPQT
– Các quan hệ mà TPQT điều chỉnh xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội nhưng đều
có chung 1 đặc điểm là mang tính chất dân sự (theo nghĩa rộng).
VD: tranh chấp về tài chính, tiền tệ là quan hệ dân sự nếu nó thỏa mãn tính chất thỏa thuận và bình đẳng.
Còn quan hệ tài chính – thuế thì không phải là quan hệ dân sự vì nó mang tính mệnh lệnh – phục tùng
(thuế do NN ban hành, không thể thỏa thuận)
– Các quan hệ dân sự mà TPQT điều chỉnh khác với quan hệ do các ngành luật khác điều chỉnh là quan
hệ đó luôn chứa đựng yếu tố nước ngoài.
2. Phương pháp điều chỉnh của TPQT
– Phương pháp điều chỉnh của 1 ngành luật là cách thức mà ngành luật đó tác động lên đối tượng điều
chỉnh
a. Phương pháp điều chỉnh gián tiếp (phương pháp xung đột)
– Ví dụ: Nam công dân Trung Quốc 20 tuổi kết hôn với nữ công dân VN 18 tuổi tại VN, hỏi có được
đăng ký tại VN ? Theo luật Hôn nhân gia đình VN thì điều kiện kết hôn của nam là 20 và nữ là 18 tuổi trở
lên ==> hợp pháp (tức là được đăng ký kết hôn). Tuy nhiên theo luật Hôn nhân gia đình Trung Quốc thì
điều kiện kết hôn của nam là 22 tuổi và nữ là 20 tuổi trở lên ==> không hợp pháp tại Trung Quốc.
Đây là quan hệ dân sự theo nghĩa rộng, vì có tính chất thỏa thuận và bình đẳng. Và đây là quan hệ có tính
quốc tế, vì 1 bên tham gia là công dân nước ngoài.
==> vấn đề đặt ra là luật quốc gia nào sẽ được áp dụng, luật VN hay luật TQ ?
– Ví dụ: 1 thương nhân VN ký hợp đồng với 1 thương nhân Mỹ tại Singapore. Ở đây có 3 hệ thống PL
liên quan là luật VN, luật Mỹ, và luật Singapore ==> sẽ áp dụng luật quốc gia nào ? Chẳng hạn luật VN
quy định hợp đồng giữa thương nhân VN với thương nhân nước ngoài bắt buộc phải bằng văn bản, trong
khi luật Mỹ không quy định điều này, tức là hợp đồng có thể bằng văn bản hoặc chỉ cần bằng lời nói.
==> áp dụng luật quốc gia nào ?
– Phương pháp xung đột là phương pháp không trực tiếp điều chỉnh quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có
yếu tố nước ngoài đang phát sinh mà chỉ xác định hệ thống PL của quốc gia nào sẽ đươc áp dụng để điều
chỉnh quan hệ đang phát sinh đó.
VD: trong ví dụ “Nam công dân Trung Quốc 20 tuổi kết hôn với nữ công dân VN 18 tuổi tại VN” thì đầu
tiên sẽ phải xem luật VN quy định như thế nào, luật Trung Quốc quy định thế nào, từ đó xác định quyền
và nghĩa vụ của các bên.
– Gọi là “phương pháp xung đột” vì nó được thực hiện thông qua quy phạm xung đột:
+ quy phạm xung đột trong điều ước quốc tế được gọi là quy phạm xung đột thống nhất. VD trong các
hiệp định tương trợ tư pháp giữa VN với quốc gia khác. Gọi là “thống nhất” vì nó được các quốc gia cùng
thỏa thuận ban hành.
+ quy phạm xung đột trong PL quốc gia được gọi là quy phạm xung đột thông thường. (chủ yếu nằm
trong phần 5 của Bộ luật dân sự 2015). Gọi là “thông thường” vì nó được quốc gia đơn phương ban hành.
b. Phương pháp điều chỉnh trực tiếp (phương pháp thực chất)
– Là phương pháp trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể tham gia quan hệ dân sự theo
nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài.
VD: Khoản 1 Điều 35 Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế: Người bán giao hàng đúng số
lượng, phẩm chất và mô tả như quy định trong hợp đồng, và đúng bao bì hay đóng gói như hợp đồng yêu
cầu.
– Phương pháp thực chất được thực hiện thông qua quy phạm thực chất:
+ quy phạm thực chất có trong điều ước quốc tế được gọi là quy phạm thực chất thống nhất. VD trong
các công ước quốc tế như Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế, Công ước Berne năm 1886
về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật, Công ước Paris năm 1883 về Bảo hộ Sở hữu công nghiệp
+ quy phạm thực chất có trong PL quốc gia được gọi là quy phạm thực chất thông thường. VD trong luật
Đầu tư của VN quy định rõ quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư
c. Mối tương quan giữa 2 phương pháp điều chỉnh
– Phương pháp thực chất điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là phương pháp hiệu quả
nhất vì đã quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên cùng các chế tài.
– Trong 2 phương pháp điều chỉnh của TPQT thì phương pháp xung đột được áp dụng phổ biến để xác
định hệ thống PL áp dụng để điều chỉnh quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài.
Tại sao ? Vì mỗi hệ thống PL của mỗi quốc gia đều có sự khác biệt về phong tục, tập quán, khác biệt về
điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội ==> quyền và nghĩa vụ của các chủ thể (cá nhân, pháp nhân) trong các
quan hệ xã hội là khác nhau ==> rất khó đạt được thỏa thuận chung để quy định quyền và nghĩa vụ của
các chủ thể giữa các quốc gia. Ví dụ ở Hoa Kỳ cá nhân được sở hữu đất đai trong khi ở VN thì không; ở
Đan Mạch công nhận hôn nhân đồng tính còn ở VN thì không. Trong thực tế chỉ có một số rất ít những
quy định chung được hầu hết các nước trên thế giới công nhận như hôn nhân 1 vợ 1 chồng, cá nhân được
sở hữu nhà ở, … mới có thể được áp dụng phương pháp thực chất.
– Trong thực tế 2 phương pháp này được sử dụng rất linh hoạt. Các quan hệ về thương mại chủ yếu áp
dụng phương pháp thực chất, còn các quan hệ về sở hữu, thừa kế, quyền nhân thân thì chủ yếu áp dụng
phương pháp xung đột.
3. Chủ thể của tư pháp quốc tế
– Gồm cá nhân, pháp nhân, quốc gia. Ví dụ:
+ cá nhân: công dân VN kết hôn với công dân nước ngoài, công dân VN để lại thừa kế là tài sản ở nước
ngoài
+ pháp nhân: công ty VN ký hợp đồng mua bán hàng hóa với công ty nước ngoài, công ty nước ngoài đầu
tư tại VN
+ quốc gia: quốc gia phát hành trái phiếu quốc tế, nhà đầu tư là cá nhân, pháp nhân của nước khác có thể
mua
Chú ý: quốc gia trong TPQT được coi là “pháp nhân” đặc biệt.
Câu hỏi: Trường hợp quốc gia phát hành trái phiếu quốc tế, khi đến hạn thanh toán lại không có khả năng
thanh toán thì sẽ giải quyết như thế nào ?
4. Các nguyên tắc cơ bản của TPQT
– Tôn trọng sự bình đẳng về mặt pháp lý giữa các chế độ sở hữu: vì tư pháp quốc tế giải quyết quan hệ
dân sự có tính chất quốc tế, mà trong quan hệ dân sự thì tài sản và sở hữu là quan trọng nhất ==> đây là
nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất của TPQT (tương tự như Nguyên tắc tôn trọng và bình đẳng về
chủ quyền giữa các quốc gia trong công pháp quốc tế)
– Không phân biệt đối xử trọng quan hệ TPQT
– Tôn trọng quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia
– Nguyên tắc có đi có lại trong các quan hệ TPQT

II. Nguồn của Tư pháp quốc tế


1. Đặc điểm chung về nguồn của TPQT
– Nguồn của TPQT vừa mang tính chất quốc tế, vừa mang tính chất quốc nội:
+ tính quốc tế: thể hiện ở nguồn của TPQT có trong: Điều ước quốc tế, Tập quán quốc tế
+ tính quốc nội: thể hiện ở nguồn của TPQT có trong: Văn bản quy phạm PL của quốc gia, Án lệ
– Hệ thống các VBPL quốc gia là nguồn phổ biến của TPQT.
Tại sao ? Vì :
+ phương pháp điều chỉnh chủ yếu của TPQT là phương pháp xung đột, mà phương pháp xung đột là
phương pháp xác định luật của quốc gia nào sẽ được áp dụng ==> luật quốc gia là nguồn chủ yếu của
TPQT.
+ chủ thể chủ yếu của TPQT là cá nhân và pháp nhân, tức là chịu sự điều chỉnh của PL quốc gia. VD
công dân VN sinh sống ở Mỹ thì sẽ chịu sự điều chỉnh của PL Mỹ, tuy nhiên vẫn chịu sự điều chỉnh của
PL VN, như trường hợp công dân sẽ được NN VN bảo hộ
2. Các loại nguồn của TPQT
– Các VBPL của VN:
+ Hiến pháp 2013
+ Luật Dân sự / Tố tụng dân sự 2015
+ Luật Lao động
+ Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009)
+ Luật Hôn nhân gia đình 2014
Câu hỏi: Công dân Hoa Kỳ đến VN làm việc, mua 1 căn nhà tại VN, xảy ra tranh chấp, hỏi đây là đối
tượng điều chỉnh của luật dân sự VN hay của TPQT ?
Trả lời: đây là quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của TPQT, và trong trường hợp này sẽ áp dụng luật
VN mà không thể áp dụng luật Hoa Kỳ, vì tuân theo nguyên tắc tranh chấp về bất động sản sẽ áp dụng
luật tại nơi có bất động sản.
Câu hỏi: Hai công dân Hoa Kỳ kết hôn tại VN. Luật nào sẽ được áp dụng ?
Trả lời: có thể áp dụng luật VN hoặc luật Hoa Kỳ (theo lựa chọn của 2 công dân Hoa Kỳ đó). Chú ý nếu
là 2 người cùng giới tính thì sẽ cần xem xét thêm nhiều yếu tố (VN chưa công nhận hôn nhân đồng tính).
– Các ĐUQT mà VN là thành viên:
+ ĐUQT song phương:
 Hiệp định tương trợ và hợp tác tư pháp chuyên về dân sự: (chú ý: hiệp định tương trợ tư pháp về
hình sự không phải là nguồn của TPQT), (hiện nay VN đã ký 17 hiệp định tương trợ tư pháp dân
sự, như hiệp định với Nga, Pháp, Trung Quốc, Cu Ba, Lào, …) là cơ sở pháp lý quan trọng trong
lĩnh vực dân sự và hôn nhân gia đình để các cơ quan có thẩm quyền của 2 nước ký kết Hiệp định
cùng nhau công nhận và bảo đảm tuân thủ các quyền nhân thân và quyền tài sản của công dân,
pháp nhân nước ký kết này trên lãnh thổ của nước ký kết kia
 Hiệp định lãnh sự: bảo vệ quyền lợi của công dân và pháp nhân giữa các bên. Hiện tại VN đã ký
hiệp định lãnh sự với Nga, Ba Lan, Mông Cổ, Lào, Pháp, …
 Hiệp định thương mại: ví dụ Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ
 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp định tránh dánh thuế hai lần
+ ĐUQT đa phương:
 Về quyền con người: gia nhập Công ước 1966 về quyền quyền kinh tế, xã hội, văn hóa của Liên
hợp quốc; Công ước quốc tế 1989 về quyền trẻ em
 Về quan hệ ngoại giao: gia nhập Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao, Công ước Viên
1963 về quan hệ lãnh sự
 Về sở hữu trí tuệ: gia nhập Công ước Paris 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, Hiệp định
Madrid 1891 về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa
Lưu ý: ĐUQT là nguồn của TPQT VN phải thỏa mãn 2 điều kiện:
+ ĐUQT đó phải điều chỉnh quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài
+ VN phải là thành viên của ĐUQT đó
– Tập quán quốc tế:
+ Điều kiện để 1 tập quán quốc tế là nguồn của TPQT VN:
 + không được trái với các nguyên tắc cơ bản của PL VN
 + được các bên thỏa thuận trong hợp đồng, hoặc quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh
chưa được điều chỉnh điều chỉnh bởi ĐUQT hay bởi PL VN
+ Các tập quán quốc tế được áp dụng phổ biến hiện nay: FOB, CIF, CFR, … (được tập hợp trong
Incoterms – International Commercial Terms)
– Thực tiễn tòa án và trọng tài (án lệ)
+ Các bản án của tòa án
+ Các quyết định của trọng tài
Chú ý: trong 4 loại nguồn của TPQT thì ĐUQT được ưu tiên thực hiện trước, sau đó đến PL quốc gia, tập
quán quốc tế, án lệ
Câu hỏi: TPQT nằm ở đâu, trong hệ thống PL quốc tế hay trong hệ thống PL quốc gia, hay nằm trung
gian giữa hệ thống PL quốc tế và hệ thống PL quốc gia ?

——————–
Ngày 12/01/2017
Giảng viên: cô Nguyễn Thái Mai (TS)
(tiếp bài trước)
– Vị trí của TPQT trong hệ thống PL nằm ở đâu trong:
+ hệ thống PL quốc tế,
+ hệ thống PL quốc gia, hoặc
+ là ngành luật trung gian giữa hệ thống PL quốc tế và hệ thống PL quốc gia
Quan điểm “chính thống”: TPQT nằm trong hệ thống PL quốc gia. Lý do:
+ TPQT điều chỉnh quan hệ dân sự,
+ chủ thể chủ yếu của TPQT là thể nhân và pháp nhân,
+ nguồn phổ biến của TPQT là PL quốc gia
Tuy nhiên, môn học TPQT là được xếp trong khoa Pháp luật quốc tế, mà không phải nằm trong Khoa dân
sự. Tại sao ? Vì TPQT điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
– Khái niệm: TPQT là 1 ngành luật độc lập nằm trong hệ thống PL quốc gia bao gồm tất cả các nguyên
tắc, quy phạm điều chỉnh các quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, tố tụng dân sự có yếu tố nước
ngoài (hay gọi là quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài).

Vấn đề 2: Lý luận chung về xung đột pháp luật trong TPQT


I. Khái niệm xung đột pháp luật
1. Khái niệm
– Tình huống: Nam công dân Trung Quốc 20 tuổi kết hôn với nữ công dân VN 18 tuổi. Theo luật hôn
nhân gia đình Trung Quốc thì độ tuổi kết hôn của nam là 22 và nữ là 20. Theo luật hôn nhân gia đình VN
thì độ tuổi kết hôn của nam là 20 và nữ là 18. Để điều chỉnh quan hệ trên thì cả luật VN và TQ đều có thể
được áp dụng. Trường hợp này TPQT gọi là xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn.
Như vậy, thuật ngữ “xung đột” của TPQT không có ý nghĩa là “mâu thuẫn” như thông thường, mà chỉ
mang tính ước lệ, thể hiện quan điểm khác nhau về cùng 1 vấn đề (hoàn toàn không có “mâu thuẫn” nào
cả).
– Tình huống: Pháp nhân VN ký hợp đồng mua bán hàng hóa với pháp nhân Mỹ. Luật Mỹ quy định hình
thức của hợp đồng có thể bằng văn bản hoặc bằng lời nói. Luật VN quy định hợp đồng mua bán có yếu tố
nước ngoài chỉ có giá trị khi được ký kết bằng văn bản. Để điều chỉnh quan hệ trên thì cả luật Mỹ và luật
VN đều có thể được áp dụng. Ở đây đã xuất hiện xung đột pháp luật về hình thức của hợp đồng.
– Tình huống: Hai công dân Mỹ kết hôn với nhau tại VN, cả 2 công dân này đều là nam. Theo luật Mỹ
thì cuộc kết hôn này là hợp pháp. Theo luật VN thì cuộc kết hôn này không có giá trị pháp lý. Trường hợp
này đã xảy ra xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn.
– Tình huống: Công dân VN ký hợp đồng mua bán vũ khí với 1 công dân Mỹ. Theo luật Mỹ thì hợp
đồng này là hợp pháp. Theo luật VN thì mua bán vũ khí là bất hợp pháp. Như vậy đã xảy ra xung đột
pháp luật về hợp đồng.
– Tình huống: Công dân VN ký kết hợp đồng với công dân Lào tại Thái Lan, đối tượng của hợp đồng
được đặt tại Singapo. Tình huống xung đột pháp luật này có thể có đến 4 hệ thống PL quốc gia được áp
dụng.
– Xung đột PL là hiện tượng 2 hay nhiều hệ thống PL đều có thể áp dụng để điều chỉnh quan hệ PL dân
sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài phát sinh trong giao lưu dân sự quốc tế.
– Chú ý:
+ thuật ngữ “Xung đột PL” là thuật ngữ mang tính quy ước: vì nó không có nghĩa là “mâu thuẫn”
+ hai hay nhiều hệ thống PL đều có thể áp dụng bởi vì các hệ thống PL là bình đẳng với nhau và có giá
trị pháp lý như nhau
– Nguyên nhân làm phát sinh xung đột PL:
+ do xuất hiện các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài liên quan đến nhiều hệ thống PL
+ do PL của các nước khác nhau thì luôn có sự khác nhau
– Phạm vi làm phát sinh xung đột PL:
+ xung đột PL chỉ xảy ra trong các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài
+ luật hình sự, luật hành chính, … mang tính hiệu lực theo lãnh thổ rất nghiêm ngặt không làm phát sinh
hiện tượng xung đột PL
Ngoại lệ: không phải mọi quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài đều làm phát sinh xung
đột pháp luật. Ví dụ trường hợp tài sản quốc gia ở nước ngoài, khi phát sinh quan hệ với tài sản quốc gia
ở nước ngoài thì bắt buộc phải áp dụng PL của quốc gia đó chứ không thể áp dụng PL của nước đặt tài
sản quốc gia.
2. Phương pháp giải quyết xung đột
a. Xây dựng và áp dụng quy phạm xung đột (phương pháp xung đột)
– Nội dung: cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp căn cứ vào quy phạm xung đột để chọn hệ
thống PL của nước này hay hệ thống PL của nước kia để điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
đang phát sinh
– Cách thức xây dựng quy phạm xung đột:
+ thông qua việc ký kết các ĐUQT song phương, đa phương (gọi là quy phạm xung đột thống nhất).VD
công dân VN ký kết hợp đòng mua bán hàng hóa với công dân Hoa Kỳ, hợp đồng được ký kết tại Singapo
==> cả 3 hệ thống PL đều có thể được áp dụng ==> đầu tiên sẽ cần xem xét cả VN, Hoa Kỳ, và Singapo
có nằm trong cùng 1 ĐUQT nào không, như có cùng nằm trong Công ước Viên 1980 về mua bán hàng
hóa quốc tế không, nếu có thì sẽ dùng quy phạm xung đột trong ĐUQT đó để giải quyết.
+ quốc gia ban hành văn bản PL có chứa đựng quy phạm xung đột (gọi là quy phạm xung đột thông
thường, hay quy phạm xung đột nội địa)
VD: quy phạm xung đột có trong Phần 5 của Bộ luật dân sự VN 2015, Luật hôn nhân gia đình VN, …
– Nhận xét: không tồn tại TPQT chung cho tất cả các quốc gia. Mỗi quốc gia đều có TPQT riêng của
mình và có 1 hệ thống các quy phạm xung đột riêng rất đặc thù được xây dựng trên nền tảng kinh tế,
chính trị, xã hội của nước đó ==> gọi là Luật xung đột của mỗi quốc gia.
(khác với Công pháp quốc tế là chung cho cả thế giới)
b. Xây dựng và áp dụng quy phạm thực chất (phương pháp thực chất)
– Nội dung: cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp căn cứ vào quy phạm thực chất trực tiếp phân
định quyền và nghĩa vụ giữa các bên chủ thể tham gia vào quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
– Các thức xây dựng quy phạm thực chất:
+ quốc gia tham gia, ký kết các ĐUQT (quy phạm thực chất thống nhất)
VD: Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế. VD 1 công dân VN ký kết mua bán hàng hóa với
1 công dân Hoa Kỳ, xảy ra tranh chấp ==> sẽ áp dụng ngay Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa
quốc tế để giải quyết mà không cần phải xem xét xem sẽ chọn luật VN hay chọn luật Hoa Kỳ để giải
quyết (vì cả VN và Hoa Kỳ đều là thành viên của Công ước Viên 1980)
VD: Khoản 1 Điều 35 Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế: Người bán giao hàng đúng số
lượng, phẩm chất và mô tả như quy định trong hợp đồng, và đúng bao bì hay đóng gói như hợp đồng yêu
cầu.
+ quốc gia ban hành các văn bản PL (quy phạm thực chất thông thường).
VD: Luật nhà ở VN 2015 có quy định “Người nước ngoài đầu tư tại VN được quyền sở hữu nhà ở”, khi
đó giải sử công dân Hoa Kỳ đầu tư tại VN và mua nhà ở tại VN thì sẽ chỉ áp dụng luật VN mà không cần
xem xét luật Hoa Kỳ
VD: Điều 11 Luật Đầu tư 2014: Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam
theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các tài sản sau đây:
1. Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư;
2. Thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh;
3. Tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư.
– Nhận xét:
+ phương pháp thực chất điều chỉnh trực tiếp quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, quy
định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể: do đó đây là phương pháp hiệu quả nhất của TQPT, còn
được gọi là phương pháp điều chỉnh chi tiết.
+ phương pháp thực chất loại trừ việc phải chọn PL và áp dụng PL nước ngoài
+ phương pháp thực chất đơn giản hóa và hiệu quả trong việc điều chỉnh các quan hệ của TPQT
+ phương pháp xung đột có tính chất bao quát và toàn diện hơn, mang tính chất chung hơn. Phương pháp
xung đột được áp dụng cho mọi lĩnh vực, còn phương pháp thực chất hầu như chỉ được áp dụng trong lĩnh
vực thương mại (mua bán hàng hóa, đầu tư)
– Chú ý: Ngoài phương pháp xung đột và phương pháp thực chất, còn có thể áp dụng một số phương
pháp khác để giải quyết tranh chấp như áp dụng tập quán quốc tế, áp dụng án lệ, áp dụng tương tự pháp
luật (tuy nhiên không phổ biến).
– Chú ý: quy phạm xung đột là quy phạm đặc trưng, duy nhất có của TPQT

II. Quy phạm xung đột


1. Khái niệm
– Quy phạm xung đột là quy phạm PL đặc biệt, không trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ của các bên
tham gia quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài đang phát sinh mà chỉ quy định hệ thống
PL được áp dụng để điều chỉnh quan hệ PL đó.
VD: Điều 678 luật Dân sự 2015:
Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản
1. Việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản được xác
định theo pháp luật của nước nơi có tài sản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản là động sản trên đường vận chuyển được xác định
theo pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Đặc điểm của quy phạm xung đột:
+ không trực tiếp điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đang phát sinh, tức là không quy định
quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự
+ luôn mang tính chất dẫn chiếu đến hệ thống PL được áp dụng để điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài
dẫn chiếu = chỉ dẫn
– Lưu ý:
+ quy phạm xung đột khi dẫn chiếu đến 1 hệ thống PL là dẫn chiếu đến toàn bộ hệ thống PL đó. VD dẫn
chiếu đến PL Hoa Kỳ tức là dẫn chiếu đến toàn bộ hệ thống PL của Hoa Kỳ, chứ không phải dẫn chiếu
đến 1 quy phạm PL riêng lẻ hay 1 ngành luật riêng lẻ. Lý do là vì xung đột pháp luật là xung đột giữa các
hệ thống pháp luật với nhau.
+ khi có cả quy phạm xung đột thống nhất và quy phạm xung đột thông thường thì quy phạm xung đột
thống nhất sẽ được ưu tiên áp dụng
+ quy phạm xung đột có mối quan hệ chặt chẽ với quy phạm thực chất (hay còn gọi là quy phạm nội
dung). Lý do là vì quy phạm xung đột chỉ xác định luật áp dụng, còn để tìm ra quyền và nghĩa vụ của các
chủ thể trong quan hệ cần giải quyết thì phải tìm đến quy phạm thực chất. Tức là nếu chỉ có quy phạm
xung đột sẽ không giải quyết được quan hệ phát sinh mà cần phải có quy phạm thực chất để giải quyết
quan hệ đó.
2. Cơ cấu của quy phạm xung đột
– Gồm 2 bộ phận (và bắt buộc phải có đủ 2 bộ phận này, khác với quy phạm PL thông thường có thể có
không đầy đủ 3 bộ phận là quy định, giả định, chế tài):
+ phạm vi: là phần chỉ ra quy phạm xung đột đó được áp dụng cho loại quan hệ nào
+ hệ thuộc: là phần chỉ ra PL đã được áp dụng để điều chỉnh quan hệ được nêu trong phần phạm vi
VD: Khoản 1 Điều 39 Hiệp định tương trợ tư pháp VN-Nga 1998: Quan hệ pháp luật về thừa kế động
sản do pháp luật của Bên ký kết mà người để lại thừa kế là công dân vào thời điểm chết điều chỉnh.
Trong quy phạm trên, thì:
+ phạm vi: là quan hệ PL về “thừa kế động sản”
+ hệ thuộc: là “pháp luật của Bên ký kết mà người để lại thừa kế là công dân vào thời điểm chết điều
chỉnh”
– Chú ý: 1 phạm vi có thể áp dụng nhiều hệ thuộc và 1 hệ thuộc có thể áp dụng cho nhiều phạm vi.
VD: Điều 45 Tư pháp quốc tế của Hungary: Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng, kể
cả việc mang tên chồng, tên vợ, việc cấp dưỡng, và việc xác định các quyền về tài sản được điểu chỉnh
bởi luật quốc tịch chung của 2 vợ chồng.
==> có nhiều phạm vi nhưng chỉ có 1 hệ thuộc

——————-
Ngày 14/01/2017
Giảng viên: cô Nguyễn Thái Mai (TS)
(tiếp bài trước)
3. Phân loại quy phạm xung đột
– Căn cứ vào cách thức xây dựng:
+ quy phạm xung đột thống nhất: các quốc gia ký điều ước
+ quy phạm xung đột thông thường: quốc gia đơn phương ban hành
– Căn cứ vào tính chất của hệ thuộc:
+ quy phạm xung đột 1 chiều (hay 1 bên): chỉ rõ PL của 1 quốc gia cụ thể được áp dụng để điều chỉnh
quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài đang phát sinh
VD: khoản 2 Điều 674 luật dân sự 2015: Trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch
dân sự tại Việt Nam, năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt
Nam.
==> đây là quy phạm xung đột 1 chiều vì đã chỉ rõ PL VN được áp dụng
VD: khoản 5 Điều 683 luật dân sự 2015: Trường hợp pháp luật do các bên lựa chọn trong hợp đồng lao
động, hợp đồng tiêu dùng có ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động, người tiêu dùng theo
quy định của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.
==> đây là quy phạm xung đột 1 chiều vì đã chỉ rõ PL VN được áp dụng
Quy phạm xung đột 1 chiều còn có tên khác là Quy phạm bắt buộc, tức là khi rơi vào tình huống đó thì
chỉ có 1 lựa chọn duy nhất.
+ quy phạm xung đột 2 chiều (2 bên): quy định nguyên tắc chọn PL áp dụng để điều chỉnh quan hệ dân
sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài phát sinh trong giao lưu dân sự quốc tế.
VD: khoản 1 Điều 680 luật Dân sự 2015: Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để
lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết.
==> không chỉ ra cụ thể PL quốc gia nào được áp dụng mà chỉ nêu nguyên tắc chọn PL áp dụng
VD: khoản 1 Điều 681 luật dân sự 2015: Năng lực lập di chúc, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc được xác
định theo pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập, thay đổi hoặc hủy bỏ
di chúc.
– Căn cứ vào các nhóm quan hệ xã hội:
+ quy phạm xung đột về sở hữu
+ quy phạm xung đột về thừa kế
+ quy phạm xung đột về hợp đồng
+…
4. Các hệ thuộc cơ bản của quy phạm xung đột
(hay Các nguyên tắc chọn PL áp dụng)
– Hệ thuộc luật nhân thân (Lex personalis): được áp dụng đối với các quan hệ gắn liên với nhân thân của
chủ thể, gồm 2 biến dạng là luật quốc tịch, luật nơi cư trú:
+ luật quốc tịch (Lex nationalis): cá nhân mang quốc tịch của quốc gia nào thì PL của quốc gia đó sẽ được
áp dụng
VD: Khoản 1 Điều 19 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt – Nga: Năng lực hành vi của cá nhân được xác
định theo pháp luật của Bên ký kết mà người đó là công dân.
+ luật nơi cư trú (Lex domicilii): đương sự cư trú ổn định (gọi là nơi thường trú) tại quốc gia nào thì PL
của quốc gia đó sẽ được áp dụng
VD: Khoản 1 Điều 25 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt – Nga: Quan hệ nhân thân và tài sản giữa vợ
chồng được xác định theo pháp luật của Bên ký kết nơi họ cùng thường trú.
– Hệ thuộc luật quốc tịch của pháp nhân (Lex societatics): pháp nhân mang quốc tịch của quốc gia nào
thì PL của quốc gia đó sẽ được áp dụng.
Theo luật VN thì quốc tịch của pháp nhân được xác định căn cứ vào nơi thành lập pháp nhân đó, không
phụ thuộc vào nơi hoạt động của pháp nhân đó. Ở các nước châu Âu lục địa thì quốc tịch của pháp nhân
được xác định tại nơi trung tâm quản lý của pháp nhân đó; hoặc ở các nước Ả Rập thì xác định quốc tịch
của pháp nhân theo nơi sản xuất, kinh doanh chính của pháp nhân.
– Hệ thuộc luật nơi có tài sản (Lex rei sitae): tài sản ở đâu thì luật của nước đó sẽ được áp dụng đối với
tài sản đó
VD: Khoản 1 Điều 678 Luật dân sự 2015: Việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu và
quyền khác đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản
– Hệ thuộc luật do các bên ký kết hợp đồng lựa chọn (Lex voluntatis): các bên ký kết hợp đồng được
quyền tự do thỏa thuận lựa chọn hệ thống PL để giải quyết quan hệ hợp đồng.
Hệ thuộc này được sử dụng rất phổ biến trong các quan hệ thương mại và hàng hải quốc tế.
VD: Khoản 2 Điều 5 Luật hàng hải 2015: Các bên tham gia trong hợp đồng liên quan đến hoạt động
hàng hải mà trong đó có ít nhất một bên là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thì có quyền thỏa thuận áp
dụng luật nước ngoài hoặc tập quán hàng hải quốc tế trong quan hệ hợp đồng và chọn Trọng tài, Tòa án
ở một trong hai nước hoặc ở một nước thứ ba để giải quyết tranh chấp.
– Hệ thuộc luật nơi thực hiện hành vi (Lex loci actus): nơi nào diễn ra hành vi làm phát sinh quan hệ thì
PL của nơi đó sẽ được áp dụng. Gồm các biến dạng:
+ Luật nơi ký kết hợp đồng (Lex loci contractus): quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia ký kết hợp
đồng được xác định theo PL của nơi ký kết hợp đồng
VD: Khoản 7 Điều 683 Luật dân sự 2015: Hình thức của hợp đồng được xác định theo pháp luật áp dụng
đối với hợp đồng đó. Trường hợp hình thức của hợp đồng không phù hợp với hình thức hợp đồng theo
pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó, nhưng phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước
nơi giao kết hợp đồng hoặc pháp luật Việt Nam thì hình thức hợp đồng đó được công nhận tại Việt Nam.
Chú ý: trường hợp các bên ký hợp đồng vắng mặt, như qua thư từ, fax, email, … thì nơi ký hợp đồng sẽ
được xác định theo quy định của mỗi nước.
+ Luật nơi thực hiện nghĩa vụ (Lex loci solutionis):
+ Luật nơi thực hiện hành động:
– Hệ thuộc luật nước người bán (Lex venditoris): nếu bên mua và bên bán trông có thỏa thuận khác thì
PL của nước người bán sẽ được áp dụng để giải quyết quan hệ mua bán đó. Đây là 1 tập quán truyền
thống trong thương mại quốc tế.
– Hệ thuộc luật nơi vi phạm pháp luật (Lex loci delicti commissi): trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi
phạm PL được giải quyết theo PL nơi vi phạm PL.
Chú ý: nơi vi phạm PL có thể hiểu là nơi thực hiện hành vi gây hại (Hy Lạp, Ý, …), hoặc nơi hiện diện
của hậu quả gây hại (Mỹ), hoặc kết hợp cả 2 cách trên. VD nhà máy điện hạt nhân của 1 nước đặt tại biên
giới gặp sự cố rò rỉ phóng xạ sang nước láng giềng.
VD: Điều 687 Luật dân sự 2015: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
1. Các bên được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp không có thỏa thuận thì pháp
luật của nước nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại được áp dụng.
2. Trường hợp bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có nơi cư trú, đối với cá nhân hoặc nơi thành
lập, đối với pháp nhân tại cùng một nước thì pháp luật của nước đó được áp dụng.
– Hệ thuộc luật tiền tệ (Lex monetae): khi ký hợp đồng các bên thỏa thuận thanh toán bằng loại tiền tệ
nào thì các vấn đề liên quan đến tiền tệ đó sẽ được giải quyết theo PL của nước ban hành và lưu thông
loại tiền tệ đó.
Hệ thuộc này có lợi cho các nước phát triển có đồng tiền mạnh thường được dùng làm đồng tiền thanh
toán quốc tế. Ngày nay hệ thuộc này rất ít được sử dụng.
– Hệ thuộc luật tòa án (Lex fori): tòa án khi giải quyết vụ việc chỉ áp dụng luật pháp nước mình, kể cả
luật nội dung và luật hình thức
– Lưu ý: Có rất nhiều hệ thuộc của quy phạm xung đột, việc lựa chọn hệ thuộc này hay hệ thuộc kia để
điều chỉnh quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài phụ thuộc vào 2 yếu tố:
+ tính chất của mối quan hệ đó: ví dụ nếu là quan hệ nhân thân thì sẽ áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch hoặc
nơi cư trú; nếu là quan hệ tài sản hay quan hệ sở hữu thì áp dụng hệ thuộc luật nơi có tài sản; nếu là quan
hệ hợp đồng thì sẽ áp dụng hệ thuộc luật do các bên ký kết hợp đồng lựa chọn, …
+ lợi ích của mỗi quốc gia: quy phạm xung đột do quốc gia xây dựng, do đó nó sẽ được xây dựng để đảm
bảo lợi ích của quốc gia đó

III. Áp dụng pháp luật nước ngoài


1. Khái niệm
– Là việc cơ quan có thẩm quyền của quốc gia này (phổ biến nhất là tòa án, cũng có thể là trọng tài, hoặc
cơ quan hành chính) áp dụng hệ thống PL của quốc gia khác trên lãnh thổ của quốc gia mình để giải
quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của họ.
– Tại sao phải áp dụng luật nước ngoài ?
+ để đảm bảo sự bình đẳng giữa các hệ thống PL: quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài liên quan đến
nhiều hệ thống PL khác nhau, để tránh tư tưởng dân tộc chủ nghĩa (tránh tâm lý chỉ áp dụng luật của nước
mình), để tôn trọng sự bình đẳng giữa các quốc gia
Việt Nam bắt đầu đặt ra vấn đề áp dụng luật nước ngoài từ 1995 (trong Luật dân sự 1995).
+ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên chủ thể, đặc biệt là bảo vệ các quyền dân sự mà công dân
và pháp nhân của nước mình xác lập ở nước ngoài: ở đây phải hiểu áp dụng luật nước ngoài chính là bảo
vệ cho công dân của nước mình.
VD công dân VN được hưởng thừa kế là sở hữu mảnh đất ở Hoa Kỳ, nếu theo luật VN thì không được sở
hữu đất đai, nhưng ở Hoa Kỳ thì cá nhân được sở hữu đất đai, trong trường hợp này VN công nhận việc
thừa kế sở hữu mảnh đất ở Hoa Kỳ này, chính là đã áp dụng luật Hoa Kỳ về sở hữu đất đai.
+ xuất phát từ yêu cầu điều chỉnh hiệu quả các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, thúc
đẩy giao lưu dân sự quốc tế phát triển.
VD: 2 vợ chồng người VN xin ly hôn ở VN, trong đó có nội dụng chia tài sản là bất động sản ở Trung
Quốc, nếu thẩm phán VN sử dụng luật VN để giải quyết, thì sẽ không thể thi hành được vì cơ quan có
thẩm quyền của Trung Quốc sẽ không chấp nhận, do đó sẽ phải sử dụng hệ thuộc luật nơi có bất động
sản, tức là luật Trung Quốc.
Hiện nay tất cả các quốc gia trên thế giới đều công nhận việc áp dụng PL nước ngoài.
2. Nguyên tắc và thể thức xác định nội dung của PL nước ngoài
– Được quy định tại Điều 664 luật Dân sự 2015:
+ Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo điều ước quốc tế mà
VN là thành viên hoặc luật VN.
Ví dụ: Khoản 1 Điều 36 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt – Nga: Nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng được
xác định theo pháp luật của nước do các bên lựa chọn, nếu điều đó không trái với pháp luật của các Bên
ký kết. Nếu các bên không lựa chọn pháp luật áp dụng thì áp dụng pháp luật của Bên ký kết nơi bên phải
thực hiện nghĩa vụ chính của hợp đồng thường trú, được thành lập hoặc có trụ sở. Đối với hợp đồng
thành lập doanh nghiệp, thì áp dụng pháp luật của Bên ký kết nơi doanh nghiệp đó cần được thành lập.
Ví dụ: Khoản 1 Điều 31 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt – Hungary: Các điều kiện về hình thức của việc
kết hôn phải tuân thủ pháp luật của Nước ký kết nơi tổ chức việc kết hôn.
+ Trường hợp điều ước quốc tế mà VN là thành viên hoặc luật VN có quy định các bên có quyền lựa chọn
thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các
bên.
Ví dụ: Khoản 2 Điều 5 Luật thương mại 2005: Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài
được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài,
tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
+ Trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì
pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài đó.
Chú ý: Khoản 3 (Điều 664) này là đổi mới rất lớn của luật Dân sự 2015, thể hiện sự hội nhập sâu sắc của
TPQT VN.
– Tóm lại, theo quy định của luật Dân sự 2015, PL nước ngoài được áp dụng trong 3 trường hợp:
+ theo quy định của điều ước quốc tế, theo quy định của PL VN
+ do các bên thỏa thuận, sự thỏa thuận này phù hợp với điều ước quốc tế, phù hợp với PL VN
+ khi PL nước ngoài là PL của nước có mối quan hệ gắn bó nhất đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài đang phát sinh (chỉ áp dụng khi các quy định ở khoản 1 và khoản 2 Điều 664 không đáp ứng được)
– Trường hợp không áp dụng PL nước ngoài: Điều 670 luật Dân sự 2015:
Điều 670. Trường hợp không áp dụng pháp luật nước ngoài
1. Pháp luật nước ngoài được dẫn chiếu đến không được áp dụng trong trường hợp sau đây:
2. a) Hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật
Việt Nam;
3. b) Nội dung của pháp luật nước ngoài không xác định được mặc dù đã áp dụng các biện pháp
cần thiết theo quy định của pháp luật tố tụng.
4. Trường hợp pháp luật nước ngoài không được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này thì
pháp luật Việt Nam được áp dụng.
VD: luật các nước Hồi giáo cho phép người đàn ông được lấy nhiều vợ, nhưng điều này trái với PL VN
==> đàn ông nước Hồi giáo không thể đăng ký kết hôn với nhiều vợ ở VN ==> không áp dụng luật nước
ngoài
– Thể thức áp dụng PL nước ngoài:
+ các cơ quan tư pháp có thẩm quyền cần áp dụng luật nước ngoài 1 cách thiện chí, đầy đủ, không được
loại bỏ 1 cách tùy tiện
+ PL nước ngoài phải được giải thích và thực thi về nội dung như ở chính nước nơi nó được ban hành
+ cơ quan tư pháp có thẩm quyền và cơ quan xét xử có nhiệm vụ tìm hiểu và xác định nội dung luật nước
ngoài (Điều 481 luật Tố tụng dân sự 2015)
Câu hỏi: Ai, cơ quan nào có trách nhiệm tìm hiểu luật nước ngoài ?
Trả lời: Thẩm quyền và trách nhiêm xác định và cung cấp nội dung PL nước ngoài để Tòa án áp dụng
trong việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài (Điều 481 luật Tố tụng dân sự 2015):
 Đương sự có quyền cung cấp PL nước ngoài
 Bộ Tư pháp, bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện của VN ở nước ngoài
 Cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài tại VN cung cấp PL nước ngoài
 Tòa án có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có chuyên môn về PL nước ngoài cung cấp
thông tin về PL nước ngoài
 Hết thời hạn 06 tháng, kể từ ngày Tòa án yêu cầu cung cấp pháp luật nước ngoài theo quy định tại
Điều này mà không có kết quả thì Tòa án áp dụng pháp luật của VN để giải quyết vụ việc dân sự
đó.
Từ năm 1995 (năm VN bắt đầu cho phép áp dụng PL nước ngoài) chưa ghi nhận trường hợp nào tòa án
VN áp dụng luật nước ngoài (mới chỉ áp dụng luật nước ngoài ở cơ quan trọng tài trong thương mại, hoặc
gián tiếp áp dụng luật nước ngoài trong trường hợp xác định điều kiện kết hôn, nuôi con nuôi, …). Lý do
chính là vì luật không quy định ai sẽ có trách nhiệm tìm hiểu luật nước ngoài, trong khi tòa án ở VN luôn
quá tải. Đến luật Tố tụng dân sự 2015 đã quy định rõ thẩm quyền và trách nhiệm tìm hiểu luật nước ngoài
để cung cấp cho Tòa án.
Bài tập: Xác định tính chất của các quy phạm:
Ghi nhớ:
+ quy phạm xung đột: không nêu ra quyền và nghĩa vụ, chỉ đưa ra nguyên tắc chọn luật
 Xung đột thống nhất: trong điều ước quốc tế
 Xung đột thông thường: trong pháp luật quốc gia
 1 chiều: chỉ rõ PL của 1 quốc gia được áp dụng
 2 chiều: chỉ nêu ra nguyên tắc chọn PL áp dụng
+ quy phạm thực chất: trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ
 Thực chất thống nhất: trong điều ước quốc tế
 Thực chất thông thường: trong pháp luật quốc gia
(1) Khoản 1 Điều 673 luật Dân sự 2015: Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được xác định theo pháp
luật của nước mà người đó có quốc tịch.
chỉ đưa ra nguyên tắc chọn luật chứ không nêu rõ quyền và nghĩa vụ ==> là quy phạm xung đột
do VN ban hành, không phải trong điều ước quốc tế ==> là quy phạm xung đột thông thường
chỉ quy định nguyên tắc chọn luật chứ không nêu cụ thể luật áp dụng ==> là quy phạm xung đột thông
thường 2 chiều
==> kết luận: quy phạm xung đột thông thường 2 chiều
(2) Điều 48 Hiến pháp 2013: Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật
Việt Nam; được bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng theo pháp luật Việt Nam.
nêu rõ quyền và nghĩa vụ ==> là quy phạm thực chất
do VN ban hành ==> là quy phạm thực chất thông thường
==> kết luận: quy phạm thực chất thông thường
(3) Khoản 2 Điều 159 luật Nhà ở 2014:
Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:
1. a) Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có
liên quan;
2. b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và
nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo
quy định của Chính phủ.
==> quy phạm thực chất thông thường
(4) Khoản 2 Điều 674 luật Dân sự 2015: Trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch
dân sự tại Việt Nam, năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt
Nam.
==> quy phạm xung đột thông thường 1 chiều
(5) Khoản 1 Điều 23 Hiệp định tương trợ tư pháp VN – Ba Lan: Hình thức kết hôn được xác định theo
pháp luật của nước ký kết nơi tiến hành kết hôn.
==> quy phạm xung đột thống nhất 2 chiều
(6) Khoản 1 Điều 7 Công ước Berne 1886: Thời hạn bảo hộ theo Công ước này sẽ là suốt cuộc đời của
tác giả và năm mươi năm sau khi tác giả chết.
==> quy phạm thực chất thống nhất
(7) Điều 11 Công ước Viên 1980: Hợp đồng mua bán không cần phải được ký kết hoặc xác nhận bằng
văn bản hay phải tuân thủ một yêu cầu nào khác về hình thức của hợp đồng. Hợp đồng có thể được
chứng minh bằng mọi cách, kể cả những lời khai của nhân chứng.
==> quy phạm thực chất thống nhất
Câu hỏi: Làm sao để phân biệt quy phạm thực chất thông thường của TPQT với quy phạm của các ngành
luật khác (như trong luật Dân sự, Hôn nhân gia đình, Đầu tư, …) ?
Trả lời: Phân biệt ở điểm quy phạm thực chất thông thường của TPQT điều chỉnh quan hệ theo nghĩa
rộng có yếu tố nước ngoài. Nếu không có yếu tố nước ngoài thì sẽ là quy phạm của các ngành luật khác.
Tình huống: Vụ cháy tại xưởng may Evanop, cách Matxcova 200 km ngày 11/09/2012, làm thiệt mạng
16 công dân Việt Nam gồm 8 nam và 8 nữ, và 1 người bị thương. Nguyên nhân vụ cháy do chập điện và
thiếu các phương tiện chữa cháy. Vấn đề bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân trong vụ cháy trên được
giải quyết theo cơ sở pháp lý nào ?
Tình huống này có phải là đối tượng điều chỉnh của TPQT không ?
Trả lời: Đây là quan hệ dân sự bởi vì liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại. Quan hệ này có yếu tố
nước ngoài vì chủ thể bị thiệt hại là người nước ngoài (người VN là người nước ngoài tại Nga), đồng thời
nguồn luật ở tình huống này có thể là quy định trong Hợp đồng lao động, luật Nga, luật Việt Nam, hiệp
định tương trợ tư pháp Việt-Nga ==> đây là 1 quan hệ của TPQT.
Cơ sở giải quyết: điều ước được ưu tiên cao nhất, sau đó đến các quy định trong hợp đồng, tiếp theo là
luật quốc gia nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại (cụ thể tình huống này là Nga)
Tình huống: Đại sứ Mỹ là C.Stevents tại Liby bị thiệt mạng trong vụ tấn công của người biểu tình vào
lãnh sự quán Mỹ ở thành phố Benghazi của Liby ngày 11/9/2012. Hỏi đây là quan hệ tư pháp hay công
pháp ?
Trả lời: Đây là quan hệ công pháp quốc tế. Vì đại sứ là viêc chức ngoại giao, theo luật quốc tế phải được
nước sở tại có trách nhiệm bảo vệ tuyệt đối an toàn. Ở đây Liby đã vi phạm luật quốc tế khi không đảm
bảo được an toàn cho đại sứ Mỹ, và thực tế Mỹ đã kiện Liby ra Tòa án Công lý Quốc tế (IJC).
Câu hỏi: So sánh TPQT với Luật Dân sự VN:

Luật dân sự Việt Nam Tư pháp quốc tế

Đối tượng Quan hệ dân sự: quan hệ tài sản và quan Quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu
điều chỉnh hệ nhân thân tố nước ngoài

Phương
pháp điều Phương pháp xung đột, phương pháp
chỉnh Thỏa thuận, bình đẳng thực chất

Chủ thể Cá nhân, pháp nhân Cá nhân, pháp nhân, quốc gia

Nguồn Hiếp pháp, luật dân sự, các luật chuyên Điều ước quốc tế, Văn bản quy phạm
ngành (hôn nhân gia đình, đất đai, nhà ở, PL của quốc gia, Tập quán quốc tế, Án
thừa kế, …), văn bản dưới luật (nghị
định, thông tư) lệ

——————–
Ngày 17/01/2017
Giảng viên: cô Nguyễn Thái Mai (TS)
(tiếp bài trước)
IV. Các vấn đề pháp lý liên quan đến hiệu lực của quy phạm xung đột
– Với quy phạm PL thông thường, có các đặc điểm về hiệu lực:
+ hiệu lực về không gian: có trong văn bản PL nào thì sẽ có hiệu lực về không gian theo văn bản PL đó,
ví dụ trong lãnh thổ VN (luật VN), lãnh thổ 2 quốc gia trong điều ước quốc tế song phương, lãnh thổ các
quốc gia thành viên trong điều ước quốc tế đa phương
+ hiệu lực về thời gian: có trong văn bản PL nào thì sẽ có hiệu lực về thời gian theo văn bản PL đó, ví dụ
nếu có trong luật Dân sự thì sẽ có hiệu lực theo hiệu lực của luật dân sự
+ hiệu lực về chủ thể: nếu có liên quan đến cá nhân thì sẽ có hiệu lực với cá nhân, nếu liên quan đến pháp
nhân thì sẽ có hiệu lực với pháp nhân
– Quy phạm xung đột về bản chất là quy phạm thông thường nên có hiệu lực như bất cứ quy phạm PL
nào khác, tuy nhiên hiệu lực của quy phạm xung đột bị ảnh hưởng trong các trường hợp:
+ khi quy phạm xung đột dẫn chiếu đến PL của nước chưa được công nhận
+ khi gặp bảo lưu trật tự công cộng
+ lẩn tránh PL
+ áp dụng nguyên tắc có đi có lại
1. Vấn đề dẫn chiếu đến PL của nước chưa được công nhận
– Với quan điểm “chính thống” (trong đó có Việt Nam) thì việc công nhận hay không công nhận thì
không làm phát sinh chủ thể mới của luật quốc tế (tức là 1 chủ thể cứ có đủ 4 yếu tố sẽ được coi là 1 quốc
gia – xem Công pháp quốc tế), do đó không đặt ra vấn đề phân biệt PL của các quốc gia ==> không ảnh
hưởng đến hiệu lực của quy phạm xung đột.
– Chú ý: với trường hợp của Đài Loan, nhiều nước (phương Tây) coi là 1 quốc gia, và cũng nhiều nước
(có VN) không coi Đài Loan là 1 quốc gia. Tuy nhiên do Đài Loan vẫn có hệ thống PL được công nhận
nên VN vẫn công nhận hệ thống PL của Đài Loan. Ví dụ 1 công dân VN kết hôn với 1 công dân Đài Loan
thì điều kiện kết hôn của công dân Đài Loan vẫn theo luật Đài Loan, hoặc khi giải quyết ly hôn có tài sản
là bất động sản tại Đài Loan thì vẫn áp dụng luật Đài Loan.
– Hiện nay chỉ còn một số rất ít quốc gia đặt ra vấn đề không công nhận hệ thống luật pháp của quốc gia
chưa được công nhận (như Nga) (các nước phương Tây cũng đã bỏ việc không công nhận này). Lý do của
việc không công nhận là đối với quốc gia giành được độc lập trong thời gian đầu sẽ bị nước đô hộ và các
nước đồng mình của các nước đô hộ không công nhận. (đối với Nga hiện nay vẫn có một số vùng lãnh
thổ của Nga đòi ly khai, do đó Nga vẫn giữ quan điểm không công nhận trên).
2. Vấn đề bảo lưu trật tự công cộng (Order Public hoặc Public Policy)
– Chú ý: đây là vấn đề phổ biến nhất ảnh hưởng đến hiệu lực của quy phạm xung đột.
Ví dụ: Nữ công dân VN kết hôn với nam công dân Iran theo đạo Hồi. Nam công dân đạo Hồi này đã có 3
vợ, và muốn lấy người vợ thứ 4. Hai bên thuận tình, không bị ép buộc. Hai bên đến đăng ký kết hôn tại
UBND quận Đống Đa, Hà Nội. Theo Điều 126 luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định “Trong việc kết
hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về
điều kiện kết hôn” (đây là quy phạm xung đột thông thường 2 chiều). Theo quy định này thì cả 2 bên đều
đáp ứng điều kiện đăng ký kết hôn, tuy nhiên lại vi phạm nguyên tắc “hôn nhân 1 vợ 1 chồng” của VN.
UBND quận Đống Đa sẽ từ chối cuộc kết hôn này, với lý do vi phạm 1 trong các nguyên tắc cơ bản của
PL VN, tức là luật Iran do quy phạm xung đột dẫn chiếu đến không được áp dụng. Tình huống này được
gọi là cơ quan có thẩm quyền VN đã thực hiện “bảo lưu trật tự công cộng”.
Ví dụ: Điều 683 luật Dân sự quy định “Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp
luật áp dụng đối với hợp đồng”. Một công dân VN ký hợp đồng mua bán súng đạn với 1 công dân Mỹ,
hợp đồng được ký kết tại Mỹ. Hỏi hợp đồng này có hiệu lực tại VN không ? Không có hiệu lực tại VN vì
vũ khí không được phép mua bán tại VN. Tình huống này cũng được gọi là đã thực hiện “bảo lưu trật tự
công cộng”.
Ví dụ: Công dân Mỹ mua căn nhà của 1 công dân VN, hai bên thỏa thuận hợp đồng sẽ theo luật Mỹ. Theo
luật Mỹ thì cá nhân được phép sở hữu đất đai. Điều này trái với PL VN, do đó hợp đồng này không có
hiệu lực tại VN. Tình huống này cũng được gọi là đã thực hiện “bảo lưu trật tự công cộng”.
– Bảo lưu trật tự công cộng có nghĩa là luật nước ngoài theo sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột sẽ
không được áp dụng nếu hậu quả của việc áp dụng trái với những nguyên tắc cơ bản của chế độ xã hội
cũng như PL của quốc gia áp dụng.
Những nguyên tắc cơ bản của PL quốc gia thường được ghi nhận trong Hiến pháp, và trong những
nguyên tắc của các ngành luật.
– Mỗi quốc gia có quy định về bảo lưu trật tự công cộng riêng:
VD: Điều 6 Luật dân sự Pháp: Những thỏa thuận tư không thể làm thay đổi hiệu lực của những đạo luật
công mà trong đó quy định trật tự công cộng và đạo lý.
Điều 30 Luật dân sự Đức: Việc áp dụng luật nước ngoài sẽ phải hủy bỏ nếu như việc áp dụng đó chống
lại đạo lý hoặc là các tiêu chí của pháp luật Đức.
Điểm a) khoản 1 Điều 670 Luật dân sự 2015: Pháp luật nước ngoài được dẫn chiếu đến không được áp
dụng trong trường hợp hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản
của pháp luật Việt Nam.
Điều 17 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt – Nga: Việc tương trợ tư pháp có thể bị từ chối, nếu việc thực
hiện yêu cầu tương trợ tư pháp có thể gây phương hại đến chủ quyền, an ninh hoặc những lợi ích quan
trọng khác, cũng như trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật hoặc các cam kết quốc tế của Bên ký
kết đưọc yêu cầu.
Điều 5 Công ước New York 1958 về Công nhận và thực hiện các quyết định của trọng tài nước
ngoài: Việc công nhận và thi hành quyết định trọng tài còn có thể bị từ chối nếu như cơ quan có thẩm
quyền của nước, nơi việc công nhận và thi hành đó được yêu cầu cho rằng iệc công nhận và thi hành
quyết định sẽ trái với trật tự công cộng của nước đó.
– Trật tự công cộng được hiểu là các nguyên tắc cơ bản tạo nên 1 trật tự pháp lý trong mỗi chế độ xã hội.
– Bản chất của bảo lưu trật tự công cộng: thể hiện rất rõ chủ quyền quốc gia trong việc áp dụng PL nước
ngoài. Đây không phải là 1 cách thức gạt bỏ việc áp dụng PL nước ngoài mà là 1 biện pháp để tự vệ khi
PL nước ngoài có nội dung không thể chấp nhận hoặc không phù hợp.
Trong thực tế thì bảo lưu trật tự công cộng là 1 cách để một bên lợi dụng để từ chối áp dụng luật nước
ngoài khi áp dụng luật đó không có lợi cho mình.
– Ảnh hưởng đến hiệu lực của quy phạm xung đột (hay hệ quả pháp lý của bảo lưu trật tự công cộng): khi
áp dụng trật tự công cộng thì luật nước ngoài do quy phạm xung đột dẫn chiếu đến sẽ không được áp
dụng, dẫn đến quy phạm xung đột bị mất hiệu lực khi bảo lưu trật tự công cộng.
3. Lẩn tránh pháp luật (fraus legi facta)
– Ví dụ: vẫn trong ví dụ nữ công dân VN và nam công dân Iran muốn kết hôn ở trên, sau khi bị UBND
quận Đống Đa từ chối cho đăng ký kết hôn, hai bên về Iran (hoặc sang 1 nước theo đạo Hồi khác, như
sang Indonexia hay Malaixia) để đăng ký kết hôn, rồi sau đó lại quy về VN, đến UBND quận Cầu Giấy
(chú ý: không đến UBND quận Đống Đa nữa) để yêu cầu được công nhận. Tình huống này được gọi là
lẩn tránh pháp luật.
– Lẩn tránh pháp luật là hiện tượng đương sự dùng những biện pháp hoặc thủ đoạn để lẩn tránh khỏi hệ
thống PL đáng nhẽ phải được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ của họ và nhắm tới 1 hệ thống PL khác
có lợi hơn cho mình.
– Các biện pháp và thủ đoạn thể hiện như: di chuyển trụ sở, thay đổi nơi cư trú, thay đổi quốc tịch, thay
đổi trụ sở kinh doanh, chuyển động sản thành bất động sản hoặc ngược lại từ nước này sang nước khác,

Ví dụ: để tránh nộp thuế cao ở Anh, các công ty đặt trụ sở tại Thụy Sỹ, sau đó quay trở lại Anh để kinh
doanh với danh nghĩa công ty nước ngoài.
– Hệ quả pháp lý của lẩn tránh PL: luật nước ngoài do quy phạm xung đột dẫn chiếu đến xuất phát từ
mục đích (hay động cơ) lẩn tránh pháp luật sẽ không được áp dụng. Điều đó có nghĩa là sự dẫn chiếu của
quy phạm xung đột sẽ không có giá trị pháp lý trong trường hợp đó. Trong trường hợp này, hiệu lực của
quy phạm xung đột đã bị ảnh hưởng.
– Chú ý: việc chứng minh lẩn tránh pháp luật là rất khó khăn trên thực tế, do đó mặc dù pháp luật các
nước đều quy định việc lẩn tránh pháp luật là vi phạm PL nhưng cũng hầu như không áp dụng vào thực
tiễn được. Đặc biệt là trong thương mại, ví dụ lẩn tránh pháp luật để giảm thuế, trốn thuế.
4. Dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến PL của nước thứ 3
– Dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến PL của nước thứ 3 là vấn đề phức tạp nhất của TPQT.
– Ví dụ: tòa án nhân dân thành phố Hà Nội cần xác định năng lực hành vi dân sự của 1 công dân Anh
đang cư trú tại VN trong 1 vụ tranh chấp về thừa kế bất động sản có yếu tố nước ngoài. PL của VN quy
định: Năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo PL của nước mà người đó là
công dân. PL của Anh quy định: Năng lực hành vi dân sự của công dân Anh ở nước ngoài được xác định
theo PL của nước mà người đó đang cư trú.
Trong tình huống này, quy phạm xung đột của PL VN dẫn chiếu đến PL của Anh. Nhưng PL của Anh lại
dẫn chiếu ngược trở lại PL của VN. Đây gọi là hiện tượng dẫn chiếu ngược trong TPQT.
– Dẫn chiếu ngược là trường hợp PL của 1 nước do quy phạm xung đột dẫn chiếu đến lại dẫn chiếu trở
lại PL của nước ban đầu (nước có cơ quan có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc)
– Dẫn chiếu đến PL của nước thứ 3 là trường hợp PL của 1 nước do quy phạm xung đột dẫn chiếu đến
lại tiếp tục dẫn chiếu đến PL của nước khác.
Ví dụ: cũng vẫn ví dụ trên nhưng thay đổi bằng công dân Anh đó đang tạm trú tại Việt Nam và thường trú
tại Trung Quốc. Khi đó quy phạm xung đột của VN dẫn chiếu đến PL của Anh, quy phạm xung đột của
Anh lại dẫn chiếu đến PL Trung Quốc. Giả sử quy phạm xung đột của Trung Quốc lại quy định: Năng lực
hành vi của người được xác định theo PL nơi người đó có bất động sản, và giả sử bất động sản đó đang ở
Pháp. Khi đó sẽ lại dẫn chiếu đến luật của Pháp.
– Hiệu lực của quy phạm xung đột khi dẫn chiếu ngược hay dẫn chiếu đến PL của nước thứ 3 tùy vào
quan điểm của từng quốc gia, có 2 quan điểm:
+ không công nhận vấn đề dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến PL của nước thứ 3: chỉ có 1 số nước như Ả
rập, Sirya, Ai Cập, … (đều là các nước Hồi Giáo). Đối với nước không công nhận vấn đề dẫn chiếu
ngược thì hiệu lực của quy phạm xung đột vẫn nguyên vẹn.
+ công nhận vấn đề dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến PL của nước thứ 3: là quan điểm của hầu hết các
nước, trong đó có VN.
Điều 668 Luật dân sự 2015: Phạm vi pháp luật được dẫn chiếu đến:
Pháp luật được dẫn chiếu đến bao gồm quy định về xác định pháp luật áp dụng và quy định về quyền,
nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự
Trường hợp dẫn chiếu đến pháp luật Việt Nam thì quy định của pháp luật Việt Nam về quyền, nghĩa vụ
của các bên tham gia quan hệ dân sự được áp dụng.
Trường hợp dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba thì quy định của pháp luật nước thứ ba về quyền,
nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự được áp dụng.
– Hệ quả pháp lý: đối với những quốc gia chấp nhận vấn đề dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến PL của
nước thứ 3 thì hiệu lực của quy phạm xung đột sẽ bị ảnh hưởng 1 phần
– Các trường hợp không áp dụng dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến PL của nước thứ 3:
+ đối với các quy phạm xung đột được quy định trong điều ước quốc tế (tức là quy phạm xung đột thống
nhất)
+ đối với việc chọn PL áp dụng do các bên thỏa thuận (tức là chọn quy phạm thực chất, quy định rõ
quyền và nghĩa vụ)
5. Vấn đề có đi có lại trong việc áp dụng luật nước ngoài
– Hiểu nôm na là “nếu anh áp dụng luật của nước tôi để giải quyết 1 vụ việc ở nước anh thì tôi cũng sẽ áp
dụng luật của nước anh khi gặp vụ việc tương tự xảy ra trên nước tôi”
– Tuy nhiên hiện nay, vấn đề có đi có lại trong việc áp dụng luật nước ngoài gần như không còn trong
TPQT. Lý do là vì: việc áp dụng luật nước ngoài là nhu cầu tất yếu khách quan để giải quyết các quan hệ
dân sự quốc tế, trước hết vì lợi ích của quốc gia mình và vì lợi ích của công dân mình. (chứ không cần
xem xét nước họ có ứng xử như mình không)
– Thực tế các nước đều quy định trong PL của mình việc cho phép áp dụng luật nước ngoài là tự nguyện,
không có bất kỳ sự ép buộc của bất cứ quốc gia nào.

———————
Ngày 19/01/2017
Giảng viên: cô Nguyễn Thái Mai (TS)
Thảo luận
Tình huống: Vào tháng 1/2017, tòa án Hà Nội giải quyết ly hôn cho cặp vợ chồng B (vợ) là công dân
Nepal và H (chồng) là công dân VN. Vào thời điểm ly hôn cả 2 đều đang thường trú tại Nepal. Tư pháp
quốc tế của Nepal quy định: Pháp luật để giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài là pháp luật của nước
mà người chồng mang quốc tịch. Tư pháp quốc tế của VN quy định: Pháp luật để giải quyết ly hôn có
yếu tố nước ngoài là pháp luật nơi thường trú chung của 2 vợ chồng. Trong trường hợp vụ ly hôn trên
được giải quyết tại tòa án VN thì pháp luật nước nào sẽ được áp dụng ?
Trả lời: Tòa án VN áp dụng tư pháp quốc tế VN ==> áp dụng luật Nepal vì là nơi thường trú của 2 vợ
chồng, luật Nepal lại dẫn chiếu ngược trở lại luật VN vì người chồng H có quốc tịch VN ==> theo Điều
668 Luật dân sự VN 2015 thì tòa án sẽ áp dụng luật VN trong trường hợp này. Đây là hiện tượng dẫn
chiếu ngược.
Nếu tòa án Nepal giải quyết ==> áp dụng tư pháp quốc tế Nepal, tức là luật VN sẽ được áp dụng vì quốc
tịch của người chồng là VN. Mặt khác do Nepal là quốc gia không công nhận dẫn chiếu ngược và dẫn
chiếu đến PL của nước thứ 3, nên luật VN sẽ được áp dụng cho tình huống này.
Chú ý: nếu VN và Nepal trong cùng 1 điều ước quốc tế (song phương hoặc đa phương) có quy định về
vấn đề này thì sẽ ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế.
Câu hỏi: Tại sao xung đột pháp luật chỉ xảy ra trong dân sự (theo nghĩa rộng) mà không xảy ra trong hình
sự hay hành chính?
Trả lời: Vì tính chất của dân sự là thỏa thuận và bình đẳng, các bên bình đẳng với nhau, các hệ thống PL
là bình đẳng với nhau ==> xuất hiện xung đột trong dân sự. Còn trong hình sự và hành chính thì tính chất
là mệnh lệnh – phục tùng, do quốc gia áp đặt trong phạm vi lãnh thổ của mình ==> không xuất hiện xung
đột trong hình sự và hành chính.
Như vậy trong dân sự thì thừa nhận có thể áp dụng luật nước ngoài. Còn trong hình sự và hành chính thì
không bao giờ áp dụng luật nước ngoài.
Câu hỏi: So sánh quy phạm xung đột và quy phạm pháp luật thông thường.
Trả lời:

Quy phạm xung đột Quy phạm pháp luật thông thường

Giống nhau: đều là quy phạm pháp luật nên đều có những đặc điểm chung của quy phạm
pháp luật (là những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do cơ quan có thẩm quyền ban
hành, và được đảm bảo thực hiện bởi nhà nước)

Quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ


Chức năng Quy định dẫn chiếu đến PL áp dụng thể trong quan hệ

Cơ cấu Phạm vi và hệ thuộc Quy định, Giả định, Chế tài

Có thể bị mất hoặc hạn chế hiệu lực


trong 1 số trường hợp: bảo lưu trật tự
công cộng, lẩn tránh PL, dẫn chiếu
Hiệu lực ngược, dẫn chiếu đến PL của nước thứ 3 Không bị mất hay hạn chế hiệu lực

Trắc nghiệm:
(1) Không phải mọi quan hệ xã hội có yếu tố nước ngoài đều thuộc đối tượng điều chỉnh của TPQT
(2) Nguồn của TPQT phải luôn chứa đựng cả 2 loại quy phạm của TPQT là quy phạm xung đột và quy
phạm thực chất
(3) Khi quy phạm xung đột dẫn chiếu đến PL nước ngoài, các cơ quan có thẩm quyền phải áp dụng luật
nước người đó để giải quyết
(4) Hiện tượng dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến PL của nước thứ 3 không phải xảy ra đối với mọi loại
quy phạm xung đột.
(5) Tất cả các điều ước quốc tế mà VN tham gia ký kết đều là nguồn của TPQT VN
(6) Trong quan hệ dân sự, nếu các bên không thỏa thuận áp dụng luật nước ngoài, các cơ quan tài phán
vẫn có thể áp dụng luật nước ngoài để giải quyết vụ việc đó
Điều 668 của Bộ luật dân sự 2015 không phải là nguồn của TPQT VN
Trả lời:
(1) Đúng. Chỉ những quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài mới là đối tượng điều chỉnh
của TPQT. Các quan hệ như hình sự, hành chính có yếu tố nước ngoài không phải là đối tượng điều chỉnh
của TPQT.
(2) Sai. Nguồn của TPQT không nhất thiết phải chứa đựng cả 2 loại quy phạm của TPQT. VD công ước
Berne 1886 về bảo hộ quyền tác giả chỉ có quy phạm thực chất, không có quy phạm xung đột.
(3) Sai. Đó là trường hợp bảo lưu trật tự công cộng: luật nước ngoài theo sự dẫn chiếu của quy phạm
xung đột sẽ không được áp dụng nếu hậu quả của việc áp dụng trái với những nguyên tắc cơ bản của chế
độ xã hội cũng như PL của quốc gia áp dụng.
(4) Sai. Vì với quy phạm xung đột thống nhất sẽ không xảy ra hiện tượng dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu
đến PL của nước thứ 3
(5) Sai. Chỉ những điều ước quốc tế điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng mới là nguồn của
TPQT VN. Ví dụ Công ước luật biển 1982, Hiệp định biên giới trên bộ VN-Trung Quốc không phải là
nguồn của TPQT (mà là nguồn của Công pháp quốc tế)
(6) Đúng. Vì nếu pháp luật VN dẫn chiếu pháp luật nước ngoài. VD tòa án VN giải quyết vụ ly hôn giữa
công dân VN với công dân Mỹ có liên quan đến chia tài sản là bất động sản tại Mỹ, khi đó theo hệ thuộc
luật nơi có tài sản thì tòa án VN sẽ phải áp dụng luật Mỹ để giải quyết.
(7) Đúng. Vì nguồn của 1 ngành luật là hình thức chứa đựng những nguyên tắc, quy phạm của ngành luật
đó. Như vậy Bộ luật dân sự 2015 mới là nguồn của TPQT. Một điều luật trong Bộ luật dân sự 2015 không
phải là nguồn của TPQT.

——————–
Ngày 14/02/2017
Giảng viên: cô Vũ Thị Phương Lan (TS)
Vấn đề 3: Chủ thể của tư pháp quốc tế
Chương này sẽ nghiên cứu các chủ thể của tư pháp quốc tế, gồm :
+ người nước ngoài
+ pháp nhân nước ngoài
+ quốc gia nước ngoài
+ tổ chức quốc tế
Câu hỏi : Vậy người Việt Nam, pháp nhân Việt Nam có phải là chủ thể của Tư pháp quốc tế, nếu có thì
tại sao lại không nghiên cứu ?
Trả lời : Vì người Việt Nam, pháp nhân Việt Nam là các chủ thể đương nhiên của TPQT khi tham gia vào
quan hệ TPQT. Ngoài ra, người Việt Nam, pháp nhân Việt Nam đã được nghiên cứu trong rất nhiều các
ngành luật khác (hiến pháp, dân sự, hành chính, hôn nhân gia đình, thương mại, …) nên trong TPQT sẽ
chỉ tập trung nghiên cứu người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài.
I. Người nước ngoài
1. Khái niệm
– Người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam.
– Phân loại người nước ngoài:
+ căn cứ vào quốc tịch:
 Người nước ngoài có 1 quốc tịch nước ngoài
 Người nước ngoài có nhiều quốc tịch nước ngoài
 Người không quốc tịch
Chú ý: với trường hợp người có nhiều quốc tịch trong đó có quốc tịch VN như trường hợp người VN định
cư ở nước ngoài nhưng vẫn chưa từ bỏ quốc tịch VN, thì khi tham gia vào quan hệ dân sự theo nghĩa rộng
với công dân, pháp nhân VN, họ sẽ có tư cách gì ? Trước khi Luật dân sự 2015 có hiệu lực (ngày
01/01/2017) thì quan hệ đó là quan hệ có yếu tố nước ngoài. Sau ngày 1/1/2017 thì sẽ tùy thuộc vào lựa
chọn của người có nhiều quốc tịch đó:
 Nếu họ đưa ra bằng chứng họ có quốc tịch VN ==> quan hệ đó không có yếu tố nước ngoài
(không thuộc phạm vi điều chỉnh của TPQT)
 Nếu họ đưa ra bằng chứng họ có quốc tịch nước ngoài ==> quan hệ đó là quan hệ có yếu tố nước
ngoài (thuộc phạm vi điều chỉnh của TPQT)
+ căn cứ vào nơi cư trú:
 Địa điểm cư trú: người nước ngoài trong lãnh thổ VN / người nước ngoài ngoài lãnh thổ VN
 Thời hạn cư trú: người nước ngoài tạm trú / người nước ngoài thường trú
+ căn cứ vào quy chế pháp lý mà họ được hưởng:
 Được miễn trừ ngoại giao: đối với người nước ngoài có thân phận ngoại giao
 Điều ước quốc tế mà VN ký kết: ví dụ như lưu học sinh
 Làm ăn sinh sống lâu dài tại VN: (tuy nhiên PL VN chưa nêu rõ bao lâu thì được coi là “lâu dài”
==> gây tranh cãi trong thực tế)
– Năng lực chủ thể:
+ năng lực pháp luật: là khả năng được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ mà PL quy định
+ năng lực hành vi: là khả năng bằng hành vi thực hiện các quyền và nghĩa vụ mà PL quy định
– Năng lực PL dân sự của cá nhân: (Điều 673 Luật dân sự 2015):
+ Năng lực PL dân sự của cá nhân được xác định theo PL của nước mà người đó có quốc tịch.
+ Người nước ngoài tại VN có năng lực PL dân sự như công dân VN, trừ trường hợp PL VN có quy
định khác
– Năng lực hành vi dân sự của cá nhân: (Điều 674 Luật dân sự 2015):
+ Năng lực hành vi dân sự của cá nhân được xác định theo PL của nước mà người đó có quốc tịch, trừ
trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
+ Trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại VN, năng lực hành vi dân
sự của người nước ngoài đó được xác định theo PL VN.
+ Việc xác định cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự tại VN theo PL VN.
– Ví dụ: 1 cậu bé 15 tuổi người Nga theo bố mẹ sang VN làm việc từ khi còn nhỏ, cậu bé thành thạo tiếng
Nga (là tiếng mẹ đẻ) và cũng rất giỏi tiếng Việt. Cậu bé ký hợp đồng dịch thuật với 1 công ty VN với
mức thù lao là 10 đồng. Sau khi xong việc thì công ty kia chỉ trả cậu bé 3 đồng với lý do cậu bé vẫn là
“trẻ con”, không thể trả với mức dành cho chuyên gia được. Cậu bé không đồng ý và tranh chấp xảy ra.
Tại tòa, công ty kia viện lý do cậu bé chưa đủ năng lực chủ thể để ký hợp đồng nên coi hợp đồng đã ký là
vô hiệu. Tòa sẽ xử thế nào ?
Trả lời: Giữa VN và Nga có Hiệp định tương trợ tư pháp, trong Điều 19 của Hiệp định này quy
định: Năng lực hành vi của cá nhân được xác định theo PL của Bên ký kết mà người đó là công dân. Do
đó để xác định năng lực chủ thể của cậu bé người Nga kia thì sẽ áp dụng PL của Nga. Nếu luật của Nga
quy định độ tuổi đủ năng lực để ký hợp đồng lao động là 15 tuổi thì hợp đồng với công ty VN là có hiệu
lực, và công ty VN phải thực hiện đúng cam kết đã ký trong hợp đồng. Còn nếu luật Nga quy định độ tuổi
đủ năng lực để ký hợp đồng lao động là trên 15 tuổi thì hợp đồng ký với công ty VN là vô hiệu.
– Căn cứ xác định PL áp dụng đối với người không quốc tịch, người có nhiều quốc tịch (Điều 672 Luật
dân sự 2015):
+ Trường hợp PL được dẫn chiếu đến là PL của nước mà cá nhân có quốc tịch nhưng cá nhân đó là
người không quốc tịch thì PL áp dụng là PL của nước nơi người đó cư trú vào thời điểm phát sinh quan
hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Nếu người đó có nhiều nơi cư trú hoặc không xác định được nơi cư trú
vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì PL áp dụng là PL của nước nơi người
đó có mối liên hệ gắn bó nhất.
+ Trường hợp PL được dẫn chiếu đến là PL của nước mà cá nhân có quốc tịch nhưng cá nhân đó là
người có nhiều quốc tịch thì PL áp dụng là PL của nước nơi người đó có quốc tịch và cư trú vào thời
điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Nếu người đó có nhiều nơi cư trú hoặc không xác
định được nơi cư trú hoặc nơi cư trú và nơi có quốc tịch khác nhau vào thời điểm phát sinh quan hệ dân
sự có yếu tố nước ngoài thì PL áp dụng là PL của nước mà người đó có quốc tịch và có mối liên hệ gắn
bó nhất.
Trường hợp PL được dẫn chiếu đến là PL của nước mà cá nhân có quốc tịch nhưng cá nhân đó là
người có nhiều quốc tịch, trong đó có quốc tịch Việt Nam thì pháp luật áp dụng là pháp luật Việt Nam.

2. Chế độ pháp lý dành cho người nước ngoài


– Chế độ đối xử quốc gia (NT – National Treatment): người nước ngoài được hưởng các quyền và nghĩa
vụ như với công dân nước sở tại (tức là không phân biệt đối xử giữa người nước ngoài với công dân nước
mình), ngoại trừ:
+ các quyền và nghĩa vụ liên quan đến chính trị, an ninh của quốc gia (như sẽ không có quyền bầu cử,
ứng cử, tham gia các lực lượng vũ trang …)
+ hạn chế một số quyền dân sự như không được làm nhà báo, tổng biên tập báo in, báo hình, nghề khắc
dấu, công chứng viên, …
– Chế độ tối huệ quốc (MFN-Most Favoured Nation): người nước ngoài được hưởng các quyền ngang
bằng với các quyền mà nước sở tại dành cho người nước ngoài của bất kỳ nước thứ 3 nào (tức là không
phân biệt đối xử giữa người nước ngoài với nhau). Chế độ MFN chỉ được áp dụng trong thương mại quốc
tế, không áp dụng trong dân sự. Tại sao ? Vì các vấn đề thương mại (chủ yếu là thuế, bảo hộ mậu dịch) là
thống nhất trên toàn thế giới, trong khi các vấn đề dân sự lại mang tính văn hóa, xã hội theo đặc thù mỗi
quốc gia, VD sẽ không đặt ra vấn đề MFN trong lĩnh vực hôn nhân gia đình.
Hiện nay hầu hết các nước đều có chế độ MFN cho các đối tác của mình, do đó MFN không còn là chế độ
“ưu đãi nhất” nữa mà trở thành một tiêu chuẩn trong quan hệ quốc tế. Vì thế ở Mỹ gọi chế độ này là
PNTR – chế độ thương mại bình thường vĩnh viễn.
– Chế độ đãi ngộ đặc biệt: người nước ngoài được NN sở tại dành cho những ưu tiên, ưu đãi đặc biệt mà
có thể chính công dân nước sở tại cũng không được hưởng, VD ưu đãi miễn trừ dành cho viên chức ngoại
giao, ưu đãi dành cho doanh nghiệp đầu tư nước ngoài
– Chế độ có đi có lại: 1 quốc gia sẽ dành các chế độ pháp lý nhất định cho người nước ngoài tương ứng
như công dân của mình đã được hưởng tại nước ngoài đó (tức là nếu nước A dành chế độ NT cho công
dân nước B thì nước B cũng dành chế độ NT cho công dân nước A). Tuy nhiên do các quốc gia có chế độ
chính trị xã hội và trình độ phát triển khác nhau, nên có 2 hình thức của chế độ có đi có lại:
+ có đi có lại thực chất: nước A dành cho thể nhân và pháp nhân của nước B những quyền, nghĩa vụ, ưu
đãi như thế nào thì nước B cũng dành cho thể nhân và pháp nhân nước A những quyền, nghĩa vụ, ưu đãi
đúng như thế. Chế độ có đi có lại thực chất này chỉ được áp dụng ở những nước có cùng chế độ chính trị
xã hội và cùng trình độ phát triển
+ có đi có lại hình thức: nước A dành cho thể nhân và pháp nhân của nước B chế độ pháp lý nào (chế độ
đối xử quốc gia hoặc chế độ tối huệ quốc) thì nước B cũng dành cho thể nhân và pháp nhân của nước A
chế độ pháp lý như thế. Chế độ có đi có lại hình thức này phù hợp với hầu hết các quan hệ giữa các nước
trên thế giới, VN cũng áp dụng hình thức này. Ví dụ ở các nước tư bản có chế độ sở hữu tư nhân về đất
đai, còn ở VN thì đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do đó mặc dù công dân VN ở Mỹ có quyền được sở hữu
đất đai, nhưng công dân Mỹ ở VN thì không thể sở hữu đất đai ở VN, vì chính công dân VN cũng không
được hưởng quyền đó.
Chế độ báo phục quốc (còn gọi là “trả đũa”): nếu 1 quốc gia đơn phương có hành vi gây thiệt hại cho
quốc gia khác hoặc công dân quốc gia khác thì quốc gia bị thiệt hại đó được phép sử dụng các biện pháp
“trả đũa” lại.
3. Địa vị pháp lý của người nước ngoài tại Việt Nam
– Quyền cư trú: người nước ngoài có quyền cư trú trên lãnh thổ VN như công dân VN, trừ những khu vực
không cho phép người nước ngoài cư trú như khu vực liên quan đến bí mật quốc gia, an ninh quốc phòng
– Quyền hành nghề: người nước ngoài được quyền tự do chọn nghề nghiệp trong khuôn khổ PL, người
nước ngoài không được phép hành nghề trong lĩnh vực liên quan đến an ninh quốc phòng, bí mật quốc
gia, không được làm công chức, viên chức nhà nước, không được hành nghề công chứng, nghề khắc dấu,
không được làm Tổng biên tập báo chí, Tổng giám đốc đài phát thanh, truyền hình, …
– Quyền sở hữu và thừa kế: như công dân VN
– Quyền được học tập: trẻ em, công dân nước ngoài được đảm bảo quyền được học tập tại VN như công
dân VN, trừ một số trường liên quan đến an ninh, quốc phòng
– Quyền tác giả và sở hữu công nghiệp
– Các quyền và nghĩa vụ trong hôn nhân và gia đình
– Quyền bảo vệ sức khỏe
– Quyền tố tụng dân sự

II. Pháp nhân nước ngoài


1. Khái niệm
– Pháp nhân là 1 tổ chức do NN thành lập hoặc thừa nhận và có tư cách pháp lý để tham gia vào các quan
hệ PL
– Pháp nhân nước ngoài là pháp nhân mang quốc tịch nước ngoài
– Chú ý: công ty 100% vốn nước ngoài tại VN là pháp nhân VN, không phải pháp nhân nước người. VD
Coca Cola Việt Nam, Toyota Việt Nam, …
Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại VN của các doanh nghiệp nước ngoài không phải là pháp nhân nước
ngoài, vì Văn phòng đại diện, Chi nhánh không phải là pháp nhân, mà chỉ có chức năng đại diện cho
doanh nghiệp nước ngoài
(sự khác nhau lớn nhất giữa chi nhánh và văn phòng đại diện là Chi nhánh có quyền kinh doanh, Văn
phòng đại diện không có quyền kinh doanh)
– Xác định quốc tịch của pháp nhân: các nước có căn cứ riêng để xác định quốc tịch của pháp nhân, có
thể căn cứ vào:
+ nơi thành lập: theo luật của Anh, Mỹ
+ nơi kinh doanh chủ yếu: theo luật của Pháp, Đức
+ nơi đặt trụ sở chính: theo luật của Nga, các nước Đông Âu
– Tại VN, quốc tịch của pháp nhân được quy định tại Khoản 1 Điều 676 Luật dân sự 2015: Quốc tịch của
pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân thành lập.
Câu hỏi: Có tình trạng pháp nhân không có quốc tịch không ?
Trả lời: Không thể xảy ra hiện tượng pháp nhân không có quốc tịch, vì pháp nhân phải do 1 nhà nước
“sinh ra”. Với cá nhân thì có thể xảy ra hiện tượng cá nhân không có quốc tịch vì cá nhân do bố mẹ sinh
học sinh ra, mà có thể xảy ra trường hợp cả bố và mẹ của cá nhân đó đều không có quốc tịch.
Câu hỏi: Có thể xảy ra việc pháp nhân có nhiều quốc tịch ?
Trả lời: Không thể xảy ra hiện tượng 1 pháp nhân có nhiều quốc tịch

——————–
Ngày 16/02/2017
Giảng viên: cô Nguyễn Hồng Bắc (TS)
(tiếp bài trước)
2. Xác định quốc tịch của pháp nhân
– Ở VN, quốc tịch của pháp nhân được xác định theo PL của nơi thành lập pháp nhân (khoản 1 Điều 676
Luật dân sự 2015)
– Mục đích của việc xác định quốc tịch của pháp nhân: nhằm xác định luật của nước mà pháp nhân có
quốc tịch để xem xét luật đó điều chỉnh các vấn đề:
+ tư cách chủ thể của pháp nhân
+ cơ cấu tổ chức nội bộ của pháp nhân
+ tài sản của pháp nhân khi giải thể
+ chấm dứt hoạt động của pháp nhân
Ở VN, những điều này được quy định tại Khoản 2 Điều 676 Luật dân sự 2015: Năng lực PL dân sự của
pháp nhân; tên gọi của pháp nhân; đại diện theo PL của pháp nhân; việc tổ chức, tổ chức lại, giải thể
pháp nhân; quan hệ giữa pháp nhân với thành viên của pháp nhân; trách nhiệm của pháp nhân và thành
viên của pháp nhân đối với các nghĩa vụ của pháp nhân được xác định theo PL của nước mà pháp nhân
có quốc tịch.
3. Địa vị pháp lý của pháp nhân
– Đặc điểm: pháp nhân nước ngoài cùng lúc chịu sự điều chỉnh của 2 hệ thống PL:
+ hệ thống PL của nước sở tại
+ hệ thống PL của nước mà pháp nhân có quốc tịch
– Chế độ pháp lý của pháp nhân nước ngoài:
+ chế độ đãi ngộ quốc gia
+ chế độ tối huệ quốc
+ chế độ đãi ngộ đặc biệt: áp dụng cho các nhà đầu tư nước ngoài
+ chế độ có đi có lại và báo phục quốc
(giống như trong phần Chế độ pháp lý của cá nhân nước ngoài)

Đối xử quốc gia Đối xử tối huệ quốc

Tất cả các quan hệ của TPQT: dân sự,


Phạm vi áp hôn nhân gia đình, lao động, thương
dụng mại, tố tụng dân sự Chủ yếu trong thương mại và hàng hải

Được ghi
nhận trong Pháp luật quốc gia, Điều ước quốc tế Điều ước quốc tế

Thể nhân nước ngoài là chủ yếu,


Chủ thể áp cũng có thể áp dụng cho pháp nhân Chủ yếu là pháp nhân nước ngoài, cũng có
dụng nước ngoài thể áp dụng cho thể nhân nước ngoài

Giữa thể nhân và pháp nhân nước


Mối quan hệ ngoài với thể nhân và pháp nhân Giữa thể nhân và pháp nhân các nước
giữa ai với ai nước sở tại ngoài cùng cư trú trên nước sở tại với nhau

III. Quốc gia nước ngoài


1. Quốc gia – chủ thể đặc biệt của tư pháp quốc tế
– Vì sao quốc gia là chủ thể đặc biệt của tư pháp quốc tế ? Bởi vì 2 lý do:
+ vì quốc gia chỉ tham gia vào 1 số ít quan hệ đặc biệt thuộc đối tượng điều chỉnh của TPQT, như quan hệ
thừa kế với tài sản không có người thừa kế; quốc gia phát hành trái phiếu quốc tế; quốc gia tham gia vào
ký kết 1 số hợp đồng
VD: 1 công dân VN sinh sống tại Mỹ và sở hữu tài sản tại Mỹ, khi chết người này không có người thừa
kế ==> tài sản đó thuộc về NN VN
+ quốc gia được miễn trừ tư pháp khi tham gia vào các quan hệ trong TPQT: có điều này là xuất phát từ
nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia của công pháp quốc tế (tức là không thể có chuyện
1 quốc gia xét xử 1 quốc gia khác). Nghĩa và khi tham gia vào quan hệ dân sự với 1 quốc gia, thì thể nhân
hay pháp nhân nước ngoài không được phép đệ đơn kiện quốc gia đó tại bất kỳ tòa án nào, kể cả tại tòa án
của chính quốc gia đó, trừ khi quốc gia đó cho phép (gọi là trường hợp quốc gia tự nguyện từ bỏ quyền
miễn trừ tư pháp), các tranh chấp phải được giải quyết bằng thương lượng trực tiếp hoặc thông qua con
đường ngoại giao giữa các quốc gia.
Hiện nay có 2 quan điểm về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia:
 Miễn trừ tư pháp tuyệt đối: quốc gia khi tham gia vào quan hệ TPQT sẽ được miễn trừ tư pháp
trong mọi trường hợp. Đây là quan điểm của các nước xã hội chủ nghĩa.
 Miễn trừ tư pháp tương đối: (là quan điểm của các nước tư bản chủ nghĩa) còn gọi là thuyết miễn
trừ theo chức năng, theo đó có 2 trường hợp của quốc gia khi tham gia vào quan hệ TPQT:
 Quốc gia tham gia quan hệ TPQT với tư cách nhà nước: được miễn trừ tư pháp
 Quốc gia tham gia quan hệ TPQT với tư cách chủ thể của dân luật: không được miễn trừ
tư pháp (VD quốc gia tiến hành trực tiếp các hoạt động thương mại, như việc quốc gia
trực tiếp ký hợp đồng)
Việt Nam hiện nay đang theo hướng quốc gia được quyền miễn trừ tư pháp tương đối (theo xu thế hội
nhập thế giới, bắt đầu từ 1986 khi VN bắt đầu hội nhập với khu vực và thế giới). Bởi vì khi hội nhập kinh
tế thế giới, nếu bảo lưu quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đối của quốc gia thì sẽ không có nhà đầu tư, đối tác
dám hợp tác với VN. Điều này được thể hiện tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định 60-CP ngày 06/06/1997 của
Chính phủ: Tài sản của Nhà nước CHXHCN VN được hưởng quyền miễn trừ tư pháp, nếu sử dụng vào
mục đích kinh doanh thì không được hưởng quyền miễn trừ tư pháp.
2. Nội dung của quyền miễn trừ tư pháp quốc gia
a. Quyền miễn trừ về xét xử
– Nếu không có sự đồng ý của quốc gia, thì không thể có cơ quan, tổ chức nào được khởi kiện quốc gia
trước tòa án nước ngoài
– Nếu tòa án nước ngoài xét xử quốc gia thì bản án đó sẽ không có giá trị pháp lý
– Quốc gia không thể bị xét xử trước bất kỳ tòa án nước ngoài nào
Chú ý: “quốc gia” ở đây hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm quốc gia, chính phủ, các cơ quan, bộ phận của
quốc gia
b. Quyền miễn trừ thi hành án
– Nếu không có sự đồng ý của quốc gia thì không có cơ quan, tổ chức nào buộc quốc gia phải thi hành án
chống lại quốc gia đó (đây là trường hợp quốc gia đó chấp nhận tham gia xét xử với tư cách bị đơn)
c. Quyền miễn trừ để đảm bảo trình tự sơ bộ vụ kiện
– Nếu quốc gia đồng ý cho tòa án nước ngoài xét xử vụ tranh chấp mà quốc gia là bị đơn, thì tòa án nước
ngoài được xét xử, nhưng không được phép áp dụng các biện pháp cưỡng chế đảm bảo sơ bộ với đơn kiện
hoặc bảo đảm thi hành phán quyết của tòa.
Tòa án nước ngoài chỉ được phép áp dụng các biện pháp cưỡng chế đó nếu quốc gia cho phép.
d. Quyền miễn trừ tài sản quốc gia ở nước ngoài
– Nếu không có sự đồng ý của quốc gia thì không có cơ quan, tổ chức nào được bắt giữ, tịch thu, kê biên,
bán đấu giá, … tài sản của quốc gia đó.
– Tài sản quốc gia ở nước ngoài:
+ tài sản mà quốc gia giao quyền quản lý cho cơ quan đại diện quốc gia ở nước ngoài: như trụ sở, trang
thiết bị, hồ sơ tài liệu của đại sứ quán, lãnh sự quán
+ tài sản khác: tài sản của chính quyền cũ để ở nước ngoài mà nay chính quyền mới kế thừa; tài sản của
thể nhân, pháp nhân đã được quốc hữu hóa nhưng vẫn còn để ở nước ngoài; tài sản quốc gia mang ra
nước ngoài để triển lãm, trưng bày;…
Câu hỏi: Có khi nào quốc gia bị đưa ra xét xử hay bị cưỡng chế thi hành án ?
Trả lời: Có. Đó là trường hợp quốc gia tự nguyện từ bỏ (một phần hoặc toàn bộ) quyền miễn trừ tư pháp.
Có 2 cách thể hiện việc quốc gia từ bỏ quyền miễn trừ tư pháp:
+ thể hiện rõ ràng bằng văn bản (gọi là từ bỏ minh thị): ví dụ tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định 60-CP ngày
06/06/1997 của Chính phủ: Tài sản của Nhà nước CHXHCN VN được hưởng quyền miễn trừ tư pháp,
nếu sử dụng vào mục đích kinh doanh thì không được hưởng quyền miễn trừ tư pháp.
+ không thể hiện bằng văn bản, nhưng qua hành động có thể suy diễn được (gọi là từ bỏ mặc thị): ví dụ
trong Điều 14 Luật đầu tư 2014: Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua
Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam. Ở đây không tuyên bố rõ ràng từ bỏ quyền miễn trừ tư pháp
nhưng thông qua hành động chấp nhận thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài hoặc Tòa án thì đã
“ngầm” từ bỏ quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia (hay cơ quan NN).

Vấn đề 4: Sở hữu tài sản trong tư pháp quốc tế


I. Khái niệm
– Sở hữu trong TPQT là quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài tham gia.
– Có 3 yếu tố nước ngoài:
+ chủ thể: chủ sở hữu là người nước ngoài. VD công dân VN mua tài sản của công dân Mỹ
+ đối tượng: tài sản nằm ở nước ngoài. VD 2 công dân VN tranh chấp tài sản ở Mỹ
+ hành vi xâm phạm quyền của người sở hữu xảy ra ở nước ngoài.
II. Các phương pháp để giải quyết xung đột PL về sở hữu
1. Ở các nước trên thế giới
– Dùng 2 phương pháp:
+ phương pháp thực chất: dùng quy phạm thực chất (quy phạm quy định rõ quyền và nghĩa vụ các bên
trong quan hệ TPQT)
+ phương pháp xung đột: dùng quy phạm xung đột: áp dụng hệ thuộc luật nơi có tài sản
Ý nghĩa của hệ thuộc luật nơi có tài sản:
 Hệ thuộc này đóng vai trò quan trọng trong vấn đề xác lập, chấm dứt quan hệ sở hữu tài sản
 Hệ thuộc này đóng vai trò quan trọng để giải quyết xung đột về định danh tài sản: hiện nay các
nước chưa thống nhất về định danh tài sản. VD ngân phiếu ở Pháp được coi là động sản, trong
khi ở Anh lại coi ngân phiếu là bất động sản (vì ở Anh quan điểm ngân phiếu không có giá trị
ngoài quốc gia)
Chú ý: vấn đề định danh tài sản rất quan trọng trong TPQT vì nó liên quan đến vấn đề chọn luật áp dụng,
ví dụ nếu coi là là bất động sản thì sẽ áp dụng hệ thuộc luật nơi có bất động sản, còn nếu coi là động sản
thì thường áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch
 Để giải quyết tranh chấp về động sản đang trên đường vận chuyển khi động sản đó đang quá cảnh
qua 1 nước khác: hiện nay các nước chưa đồng quan điểm về việc áp dụng luật cho tài sản đang
trên đường vận chuyển, có nước quy định tài sản hiện đang ở nước nào thì áp dụng luật của nước
đó, có nước lại quy định áp dụng luật của nước bán hàng hóa, có nước lại quy định áp dụng luật
của nước mua hàng, có nước lại quy định áp dụng luật của nước mà phương tiện vận tải (tàu biển,
tàu bay) hàng hóa đó treo cờ. VN hiện đang quy định áp dụng luật của nước mà động sản chuyển
đến.

Các ngoại lệ của hệ thuộc luật nơi có tài sản:


 Không áp dụng đối với tranh chấp tài sản của pháp nhân khi pháp nhân đó đã chấm dứt hoạt
động: sẽ áp dụng luật của nước mà pháp nhân mang quốc tịch. VD 1 công ty Mỹ hoạt động tại
VN và bị thua lỗ dẫn đến chấm dứt hoạt động, khi đó tài sản của công ty đó sẽ được giải quyết
theo luật Mỹ chứ không phải áp dụng theo luật VN (mặc dù tài sản ở VN)
 Không áp dụng để xác định quyền sở hữu đối với tàu bay, tàu biển: sẽ áp dụng luật của nước mà
tàu bay, tàu biển mang quốc tịch
 Không áp dụng để giải quyết tranh chấp liên quan đến sở hữu trí tuệ: gồm quyền tác giả và quyền
liên quan đến quyền tác giả (gồm 3 quyền: quyền của người biểu diễn, quyền của tổ chức phát
sóng, quyền của nhà sản xuất ghi âm ghi hình), quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống
cây trồng – vật nuôi. Khi xảy ra các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ thì sẽ áp dụng điều ước
quốc tế trong từng lĩnh vực cụ thể để giải quyết.
 Không áp dụng để giải quyết tranh chấp đối với tài sản quốc gia ở nước ngoài: trường hợp này
bắt buộc áp dụng luật quốc gia có tài sản.
 Một số nước không áp dụng luật của nơi có tài sản để giải quyết tranh chấp về động sản đang trên
đường vận chuyển: thường áp dụng luật của nước mà động sản được chuyển đến
2. Giải quyết tranh chấp về sở hữu có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam
– VN cũng sử dụng phương pháp thực chất và phương pháp xung đột trong giải quyết tranh chấp về sở
hữu có yếu tố nước ngoài ở VN, trong đó phương pháp xung đột là phương pháp cơ bản, và hệ thuộc luật
nơi có tài sản cũng là trung tâm trong giải quyết xung đột này.
Ví dụ sử dụng quy phạm xung đột: Điều 678 Luật dân sự 2015. Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài
sản
1. Việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản được xác
định theo pháp luật của nước nơi có tài sản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản là động sản trên đường vận chuyển được xác định
theo pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Ví dụ về sử dụng quy phạm thực chất: Luật nhà ở 2014 quy định cụ thể về việc người nước ngoài và
người VN định cư ở nước ngoài trong việc sở hữu nhà ở VN.
So sánh quy định trong Nghị quyết 19/2008 (của UBTV Quốc hội về việc thí điểm cho phép người nước
ngoài được sở hữu nhà tại VN) với Luật nhà ở 2014 + Nghị định 99/2014:

Nghị quyết 19/2008 Luật nhà ở 2014, Nghị định 99/2014

Tổ chức, Cá nhân nước ngoài thuộc


đối tượng được phép mua và sở hữu
nhà ở tại VN (Điều 2 Nghị quyết Người nước ngoài nhập cảnh hợp pháp vào
Đối tượng 19/2008) VN thì được phép sở hữu nhà tại VN
Các loại Chỉ được phép sử hữu nhà ở chung
nhà được cư thương mại, và chỉ được 1 căn Không giới hạn các loại nhà, không giới hạn
phép sở hộ trong dự án chung cư thương số lượng nhà, nhưng không vượt quá 250 căn
hữu mại đó trên 1 đơn vị hành chính (phường, xã)

Không giới hạn mục đích sử dụng (nhưng


Mục đích Chỉ để ở phải hợp pháp)

Tối đa 50 năm. Sau 50 năm thì phải


Thời gian định đoạt căn hộ đó (bán, tặng cho), 50 năm và được phép gia hạn thêm 50 năm
sở hữu nếu không sẽ bị NN thu hồi tiếp theo

Với người VN định cư ở nước ngoài: (là công dân VN, gốc VN hiện đang cư trú, làm ăn, sinh sống lâu
dài ở nước ngoài):
+ với công dân VN ở nước ngoài (tức là vẫn giữ quốc tịch VN, có thể có quốc tịch của nước khác): quyền
và nghĩa vụ như công dân VN ở trong nước
+ với người gốc VN ở nước ngoài (tức là đã thôi quốc tịch VN và có quốc tịch nước khác, hoặc người tuy
không có quốc tịch VN nhưng có bố, mẹ, ông bà nội, ngoại là công dân VN)

——————-
Ngày 18/02/2017
Giảng viên: cô Vũ Thị Phương Lan (TS)
Vấn đề 5: Thừa kế trong tư pháp quốc tế
I. Khái niệm
– Thừa kế trong TPQT là quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, được điều chỉnh theo các nguyên tắc và
các quy phạm của TPQT
Ví dụ:
+ 1 công dân nước ngoài di chúc để lại tài sản cho 1 công dân VN
+ cha để lại di sản thừa kế cho con tài sản ở nước ngoài
+ di chúc được lập ở nước ngoài; hoặc người có di sản thừa kế chết ở nước ngoài
II. Giải quyết xung đột PL về thừa kế
– Thừa kế:
+ theo di chúc:
 Điều ước quốc tế
 Pháp luật quốc gia
+ theo pháp luật:
 Điều ước quốc tế
 Pháp luật quốc gia
1. Thừa kế theo di chúc
– PL VN không điều chỉnh nội dung của di chúc (tôn trọng quyền của người lập di chúc), ngoại trừ
trường hợp đặc biệt khi người được hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (Điều
644 Luật dân sự 2015: Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một
người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được
người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
1. a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
2. b) Con thành niên mà không có khả năng lao động
– PL VN giải quyết 2 vấn đề liên quan đến thừa kế theo di chúc:
+ năng lực hành vi của người lập di chúc: (Điều 625, Điều 630 Luật dân sự 2015)
 Phải đủ 18 tuổi, hoặc từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người
giám hộ đồng ý về việc lập di chúc
 Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép
+ hình thức của di chúc:
 Bằng văn bản: có công chứng, hoặc phải có 2 người làm chứng (2 người này không thuộc diện
được thừa kế)
 Bằng lời nói: trong trường hợp đặc biệt, khi tính mạng bị đe dọa và không thể lập di chúc bằng
văn bản, phải có 2 người làm chứng
a. Theo điều ước quốc tế
– Ví dụ trong Điều 41 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt – Nga:
1. Năng lực lập hoặc huỷ bỏ di chúc, cũng như hậu quả pháp lý của những nhược điểm về thể hiện
ý chí của người lập di chúc, được xác định theo pháp luật của Bên ký kết mà người để lại thừa kế
là công dân vào thời điểm lập hoặc huỷ bỏ di chúc.
2. Hình thức lập hoặc huỷ bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của Bên ký kết mà người để lại
thừa kế là công dân vào thời điểm lập hoặc huỷ bỏ di chúc. Tuy nhiên, việc tuân theo pháp luật
của Bên ký kết nơi lập hoặc huỷ bỏ di chúc cũng được coi là hợp pháp.
Ví dụ: 1 công dân VN sống tại Nga lập di chúc thì năng lực sẽ tuân theo quy định của PL VN. Hình thức
lập di chúc cũng sẽ tuân theo PL VN, hoặc có thể tuân theo PL Nga.
b. Theo quy định của PL VN
– Được quy định tại Điều 681 Luật dân sự 2015:
Năng lực lập di chúc, thay đổi hoặc huỷ bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của nước mà người lập
di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc.
Hình thức của di chúc được xác định theo pháp luật của nước nơi di chúc được lập. Hình thức của di
chúc cũng được công nhận tại Việt Nam nếu phù hợp với pháp luật của một trong các nước sau đây:
a) Nước nơi người lập di chúc cư trú tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết;
b) Nước nơi người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc
chết;
c) Nước nơi có bất động sản nếu di sản thừa kế là bất động sản.
2. Thừa kế theo pháp luật
a. Theo điều ước quốc tế
– Ví dụ trong Điều 39 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt – Nga:
1. Quan hệ pháp luật về thừa kế động sản do pháp luật của Bên ký kết mà người để lại thừa kế là
công dân vào thời điểm chết điều chỉnh. (==> hệ thuộc luật quốc tịch)
2. Quan hệ pháp luật về thừa kế bất động sản do pháp luật của Bên ký kết nơi có bất động sản đó
điều chỉnh. (==> hệ thuộc luật nơi có bất động sản)
3. Việc phân biệt di sản là động sản hay bất động sản được xác định theo pháp luật của Bên ký kết
nơi có di sản đó.
Ví dụ: 1 công dân VN sống tại Nga, tại VN người này có động sản và bất động sản, tại Nga cũng có động
sản và bất động sản. Khi đó động sản (tại VN và tại Nga) sẽ tuân theo luật VN, bất động sản tại VN sẽ
tuân theo luật VN, bất động sản tại Nga sẽ tuân theo luật của Nga
b. Theo quy định của PL VN
– Được quy định tại Điều 680 Luật dân sự 2015:
1. Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay
trước khi chết.
2. Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có
bất động sản đó.
Tình huống: 1 công dân Úc đầu tư và sinh sống tại VN, có vợ và con đều có quốc tịch Úc, có các tài sản:
+ tại Úc: động sản, bất động sản
+ tại VN: 50 cây vàng, 100.000$, 1 sổ đỏ, 2 sổ tiết kiệm
Người này về VN và chết ở VN. Hỏi di sản thừa kế sẽ chia theo luật nào ?
Trả lời: Do VN và Úc chưa có Hiệp định tương trợ tư pháp. Anh ta có quốc tịch Úc trước khi chết, do đó
căn cứ vào Khoản 1 Điều 680 sẽ áp dụng luật của Úc để giải quyết (kể cả là động sản hay bất động sản,
tại Úc hay tại VN)
Chú ý cách hiểu về Điều 680 Luật dân sự 2015:
+ Khoản 1 quy định vấn đề “Thừa kế” sẽ “được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản
thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết”, tức là nói đến việc thừa kế nói chung, không kể là thừa kế theo
di chúc hay theo pháp luật, thừa kế động sản hay hay bất động sản.
+ Khoản 2 quy định “Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản” là nói đến pháp luật về sở hữu
đối với bất động sản sẽ “được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó”, chứ không
được hiểu là Khoản 2 quy định về thừa kế bất động sản. Nói rõ hơn, trong tình huống này thì người thừa
kế của công dân Úc kia sẽ được hưởng quyền được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chứ không
thể có quyền sở hữu đất như ở bên Úc (đối với trường hợp người thừa kế cũng thừa kế luôn khoản đầu tư
vào VN của công dân Úc kia; còn với trường hợp vợ con anh ta không đầu tư vào VN thì theo luật VN sẽ
không được sở hữu bất động sản và sẽ phải bán bất động sản đó đi để nhận tiền).

III. Di sản không người thừa kế


– Khái niệm: là trường hợp người chết để lại tài sản mà không có người thừa kế, hoặc có người thừa kế
nhưng người thừa kế từ chối nhận di sản.
– Theo điều ước quốc tế: được quy định trong các Hiệp định tương trợ tư pháp song phương.
Ví dụ Điều 40 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt – Nga: Nếu di sản không có người thừa kế thì động sản
thuộc về Bên ký kết mà người để lại thừa kế là công dân vào thời điểm chết, còn bất động sản thuộc về
Bên ký kết nơi có bất động sản đó.
– Theo PL VN: được quy định tại Điều 622 Luật dân sự 2015: Trường hợp không có người thừa kế theo
di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản
còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước.

Vấn đề 6: Quyền tác giả trong tư pháp quốc tế


I. Khái niệm quyền tác giả
1. Các định nghĩa
– Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học do mình
sáng tạo ra hoặc sở hữu
– Quyền tác giả trong TPQT là quyền tác giả có yếu tố nước ngoài
– Quyền liên quan đến quyền tác giả: là quyền của người biểu diễn, quyền của tổ chức phát sóng, quyền
của nhà sản xuất ghi âm ghi hình
– Việt Nam đã tham gia tất cả các điều ước quốc tế liên quan đến quyền tác giả và quyền liên quan đến
tác giả:
+ Công ước Berne 1886 về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật (VN là thành viên từ 2006)
+ Công ước Geneva 1952 về bảo hộ quyền tác giả (VN là thành viên từ 2005)
+ Công ước Rome 1961 về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng (VN là
thành viên từ 2006)
+ Công ước Geneva 1971 bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống việc sao chép không được phép bản ghi
âm của họ (VN là thành viên từ 2005)
+ Công ước Brussel 1974 về bảo hộ tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa (VN là thành viên từ
2005)
– Tác giả: là người sáng tạo ra 1 phần hoặc toàn bộ tác phẩm
VD: nhạc sỹ Thuận Yến 1 mình sáng tác bài hát Chia tay hoàng hôn
Bài hát “Sao em nỡ vội lấy chồng” do Trần Tiến sáng tác phỏng theo bài thơ của Hoàng Cầm
Chú ý: tác giả chỉ có thể là người, không thể là tổ chức
Chú ý: cần phân biệt tác giả với quyền tác giả
– Tác phẩm: phải có đủ 4 điều kiện:
+ nội dung: phải thể hiện được nội dung nhất định, có thể về bất cứ lĩnh vực nào
+ sáng tạo: phải do chính người (tác giả) đó tạo ra, không “sao chép” của ai. Sự sáng tạo thể hiện ở hình
thức thể hiện của tác phẩm chứ không phải ở nội dung của tác phẩm, VD cùng hình mẫu Bác Hồ có rất
nhiều nhạc sỹ sáng tác bài hát về Bác Hồ, nhưng đều khác nhau ở hình thức thể hiện ==> đặc trưng của
sáng tạo là để lại dấu ấn cá nhân, làm cho tác phẩm của người này phân biệt với tác phẩm của người khác
(mặc dù cùng viết về 1 đề tài)
+ định hình dưới 1 hình thức vật chất nhất định: tức là phải được viết, vẽ, tạc, …
+ không trái PL: PL mang tính chính trị, giai cấp, do đó có những tác phẩm bị coi là “phản động”, “chống
lại nhà nước” thì sẽ không được PL của NN đó bảo hộ (nhưng có thể được bảo hộ ở NN khác)
– Quyền tác giả được phát sinh ngay từ khi tác phẩm được hình thành (tức là được định hình dưới 1 hình
thức vật chất nhất định) mà tác giả của nó không cần phải đăng ký. Tức là tác giả không có nghĩa vụ phải
đi đăng ký bản quyền tác phẩm của mình mà vẫn được PL bảo hộ. Đăng ký bản quyền là quyền của tác
giả, không phải nghĩa vụ. Tuy nhiên việc đăng ký bản quyền sẽ giúp tác giả được bảo hộ tốt hơn.
VD: ông A sáng tác 1 bài thơ, ông ta viết bài thơ đó vào sổ tay của mình, thì ngay khi viết xong bài thơ
vào sổ tay, ông A đã có quyền tác giả đối với bài thơ đó mà không cần phải đăng ký với bất kỳ cơ quan
nào.

——————–
Ngày 21/02/2017
Giảng viên: cô Nguyễn Thái Mai (TS)
(tiếp bài trước)
Nhắc lại các khái niệm về quyền tác giả:
– Theo nghĩa khách quan: Quyền tác giả là tổng hợp các quy phạm PL do NN ban hành nhằm điều chỉnh
những quan hệ XH phát sinh từ việc sáng tạo và sử dụng các tác phẩm văn học nghệ thuật.
– Theo nghĩa chủ quan: là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
(khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ)
– Quyền liên quan đến quyền tác giả: là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm,
ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa
Quyền liên quan luôn đi cùng với quyền tác giả, là sự kết nối tác giả với công chúng để công chúng biết
đến tác phẩm.
– Bảo hộ quyền tác giả: là việc NN thông qua hệ thống PL xác lập quyền của chủ thể đối với quyền tác
giả tương ứng, bảo vệ quyền đó chống lại bất kỳ sự vi phạm nào.
2. Đặc điểm của quyền tác giả
– Cơ sở phát sinh quyền tác giả: do con người sáng tạo ra và phát sinh từ thời điểm tác phẩm tồn tại dưới
1 hình thức nhất định.
VD: khi sáng tác xong 1 bài thơ, 1 bản nhạc là đã phát sinh quyền tác giả
Chú ý: quyền tác giả chỉ phát sinh đối với tác phẩm gốc, không sao chép của ai.
– Quyền tác giả là quyền sở hữu đối với tài sản vô hình:
+ tài sản hữu hình: gồm động sản và bất động sản, là những thứ mà con người có thể nhìn thấy, cầm, nắm
+ tài sản vô hình: những tài sản phi phật thể, không có bản chất vật lý, con người không thể nhận biết sự
tồn tại của chúng nhờ các giác quan, nhưng có khả năng sinh lời bằng tiền hoặc từ tài sản đó có thể sinh
ra các tài sản khác
– Đặc điểm của quyền tác giả (hay đặc điểm của tài sản vô hình):
+ tài sản vô hình tồn tại dưới dạng các thông tin, là tri thức chứa đựng sự hiểu biết về tự nhiên, xã hội
+ dễ phổ biến và khai thác rộng rãi, khả năng bị xâm phạm quyền là rất lớn, và sự xâm phạm có thể diễn
ra trong phạm vi rộng, ở nhiều quốc gia
+ không đề cập đến quyền chiếm hữu (chỉ có quyền sử dụng và quyền định đoạt): vì không thể chiếm hữu
được, hoặc việc chiếm hữu là vô nghĩa
3. Quyền tác giả trong TPQT
– Là quyền tác giả có yếu tố nước ngoài.
VD: quyền tác giả của 1 công dân Mỹ đối với 1 tác phẩm được sử dụng ở VN; hoặc quyền tác giả của 1
công dân VN có tác phẩm được sử dụng ở các nước khác.
– Quyền tác giả trong TPQT là quyền có tính chất lãnh thổ: xuất phát từ tính lãnh thổ, mỗi quốc gia đều
tự quy định các điều kiện bảo hộ quyền tác giả cho người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài. Không có
chuyện quốc gia này áp dụng luật về quyền tác giả của quốc gia khác.
==> do đó trong TPQT không nghiên cứu việc lựa chọn PL áp dụng điều chỉnh quyền tác giả
==> không đặt ra vấn đề xung đột PL trong TPQT về quyền tác giả (vì chỉ luôn áp dụng luật quốc gia)
– Ý nghĩa của việc bảo hộ quốc tế quyền tác giả:
+ bảo hộ những quyền và lợi ích chính đáng của tác giả khi tác giả có tác phẩm được sử dụng ở nước
ngoài. VD 1 công dân nước A có tác phẩm được sử dụng ở nước B (chẳng hạn 1 phần mềm máy tính),
khi đó nước A không có cách nào bảo hộ quyền tác giả cho công dân nước mình tại nước B, trừ khi nước
A và nước B cùng tham gia điều ước quốc tế về bảo hộ quyền tác giả
+ loại trừ các hành vi sử dụng bất hợp pháp tác phẩm của công dân nước này trên lãnh thổ nước khác mà
không có sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm hoặc đại diễn hợp pháp của họ

II. Các hình thức bảo hộ quốc tế quyền tác giả


Có 3 cách để bảo hộ quốc tế quyền tác giả:
– Ký kết tham gia các điều ước quốc tế đa phương: đây là hình thức bảo hộ chủ yếu (VD tham gia công
ước Berne)
– Ký kết tham gia các điều ước quốc tế song phương: ít được sử dụng
– Bảo hộ quyền tác giả trên nguyên tắc có đi có lại: hầu như không được áp dụng (vì không minh bạch)
1. Công ước Berne 1886
– Ra đời năm 1886 tại Thụy Sỹ. Được coi là công ước nền tảng về quyền tác giả trên thế giới, và đến nay
đã được hầu hết các quốc gia tham gia.
– Văn bản đang được áp dụng ban hành ngày 24/07/1971 tại Paris, sửa đổi bổ sung năm 1979 và đã được
hầu hết các quốc gia trên thế giới tham gia. Việt Nam tham gia Công ước Berne ngày 26/10/2004 và là
thành viên thứ 156.
– Mục đích ra đời của Công ước Berne: tạo ra 1 hành lang pháp lý thống nhất giữa các quốc gia trên thế
giới trong việc bảo hộ quyền tác giả. Công ước quy định các “quyền tối thiểu” mà tác giả được hưởng,
quốc gia thành viên của công ước phải tuân thủ các quyền tối thiểu này, quốc gia có thể quy định trong
luật về quyền tác giả của quốc gia mình các quyền mở rộng hơn “quyền tối thiểu”, nhưng không được
phép thu hẹp các quyền này
VD: Công ước Berne quy định thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật là suốt cuộc đời tác
giả và 50 năm sau khi tác giả qua đời. Khi đó quốc gia thành viên có thể quy định thời hạn bảo hộ là 60
năm, 70 năm nhưng không được quy định thời hạn bảo hộ là 49 năm.
– Nguyên tắc bảo hộ: (Điều 5 Công ước Berne)
+ nguyên tắc đối xử quốc gia (khoản 1 Điều 5): Tại các quốc gia thành viên của Công ước, việc bảo hộ
tác phẩm có nguồn gốc từ quốc gia thành viên của Công ước tương tự như việc bảo hộ tác phẩm của công
dân chính quốc gia mình.
VD: Việt Nam và Mỹ đều là thành viên của Công ước Berne, khi đó phần mềm Windows của công ty
Microsoft – Mỹ khi được sử dụng tại VN sẽ được nhà nước VN bảo hộ như đối với phần mềm, ví dụ phần
mềm diệt virus BKAV của công ty BKAV – VN.
Ngược lại, các bài hát của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn khi được sử dụng ở Mỹ thì cũng sẽ được nhà nước Mỹ
bảo hộ như đối với bài hát của công dân Mỹ.
Chú ý: tác phẩm có nguồn gốc từ quốc gia thành viên của Công ước: là tác phẩm mà tác giả của tác phẩm
đó là công dân của nước thành viên, hoặc tác phẩm được công bố tại nước thành viên
+ nguyên tắc bảo hộ đương nhiên (khoản 2 Điều 5, còn gọi là “nguyên tắc bảo hộ tự động”): quyền tác
giả được phát sinh ngay từ khi tác phẩm được định hình dưới 1 mình thức nhất định, không lệ thuộc vào
bất kỳ thủ tục nào như đăng ký, nộp lưu chiểu hoặc các thủ tục tương tự.
Tuy nhiên, pháp luật VN cũng như pháp luật của tất cả các nước khác đều khuyến khích việc đăng ký
quyền tác giả, mục đích là để tránh làm phát sinh các tranh chấp về quyền tác giả.
Chú ý: gần như không bao giờ xảy ra hiện tượng 1 người cùng sáng tác ra 1 tác phẩm mà 2 tác phẩm đó
giống hệt nhau, ngoại trừ một số trường hợp vô cùng hãn hữu, ví dụ như trong nhiếp ảnh, 1 tác giả cùng
chụp ảnh 1 đối tượng cùng thời điểm, cùng 1 góc nhìn, khi đó họ (cá thể) được coi là đồng tác giả.
+ nguyên tắc bảo hộ độc lập: việc hưởng và thực thi các quyền theo Công ước là độc lập với những gì
mà tác giả hiện được hưởng tại nước xuất xứ của tác phẩm.
VD: công dân A của nước VN có tác phẩm được bảo hộ ở VN, theo quy định của PL VN thì sẽ được bảo
hộ suốt cuộc đời cộng thêm 50 năm sau khi A qua đời; khi A sang sinh sống tại Đức, quyền tác giả của A
vẫn được bảo hộ theo Công ước Berne (vì cả VN và Đức đều là thành viên của Công ước Berne), đồng
thời được bảo hộ theo luật Đức, mà theo luật Đức thì quyền tác giả được bảo hộ suốt cuộc đời tác giả và
70 năm sau khi tác giả qua đời, như vậy tác phẩm của công dân A được bảo hộ theo luật Đức (đôc lập với
luật VN, là nước xuất xứ của tác phẩm)
VD: có những tác phẩm không được bảo hộ tại quốc gia này, nhưng lại được bảo hộ tại quốc gia khác. Đó
là trường hợp những tác phẩm mang yếu tố chính trị, VD các tác phẩm về chiến tranh của nhà văn Dương
Thu Hương không được bảo hộ (thậm chí bị cấm lưu hành) ở VN, nhưng lại được bảo hộ tại Pháp, Mỹ
– Tác phẩm được bảo hộ: (Điều 2)
+ các tác phẩm bắt buộc các nước thành viên phải bảo hộ: tác phẩm văn học, nghệ thuật như tác phẩm
viết, nhạc, kịch, hội họa, kiến trúc, …
+ các tác phẩm mà các quốc gia có thể bảo hộ hoặc không bảo hộ: gồm các văn bản của các cơ quan nhà
nước về lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tuy nhiên cho đến nay chưa có quốc gia nào quy định các văn bản
của nhà nước này là các tác phẩm cần được bảo hộ như đối với tác phẩm văn học nghệ thuật
+ tác phẩm không được bảo hộ: các tin tức thời sự thuần túy, vụ việc vụn vặt
– Tiêu chuẩn để được bảo hộ: (Điều 3, Điều 4):
+ tác phẩm của tác giả là công dân hoặc cư trú thường xuyên ở các quốc gia thành viên của Công ước cho
các tác phẩm dù đã công bố hay chưa (gọi là dấu hiệu quốc tịch hoặc dấu hiệu nơi cư trú)
VD: tác phẩm của công dân VN được công bố tại VN hay được công bố tại 1 nước thành viên bất kỳ của
Công ước Berne thì sẽ được bảo hộ quyền tác giả tại tất cả các nước thành viên của Công ước
VD: 1 công dân Iran (Iran chưa là thành viên của công ước Berne) đang cư trú lại VN (là thành viên của
công ước), công bố tác phẩm tại VN thì sẽ được bảo hộ tại tất cả các nước thành viên của Công ước.
+ tác phẩm của các tác giả không phải là công dân của các quốc gia thành viên có tác phẩm được công bố
đầu tiên tại các quốc gia thành viên (dấu hiệu nơi công bố đầu tiên)
VD: 1 công dân Su-đăng (chưa phải là thành viên của Công ước) có tác phẩm được công bố lần đầu tiên
tại VN thì cũng sẽ được bảo hộ tại tất cả các nước thành viên của Công ước
Công bố đầu tiên: công bố lần đầu tiên, chưa công bố ở bất kỳ quốc gia nào
Công bố đồng thời (cũng được coi là công bố đầu tiên): được coi là công bố đầu tiên nếu tác phẩm được
cômg bố tại 1 quốc gia không phải là thành viên của công ước và 1 quốc gia thành viên của Công ước
trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày công bố đầu tiên.
VD: tác phẩm của công dân Su-đăng được công bố tại Suđăng (chưa là thành viên của Công ước Berne
==> quyền tác giả chỉ trong phạm vi lãnh thổ Su-đăng). 20 ngày sau, tác giả người Su-đăng đó công bố
tác phẩm đó tại VN thì ngay lập tức tác phẩm của công dân Suđăng đó được bảo hộ tại toàn bộ 164 nước
thành viên Công ước Berne.
Khái niệm công bố: (Điều 3): tác phẩm đã công bố là những tác phẩm đã được phát hành với sự đồng ý
của tác giả, không phân biệt phương pháp cấu tạo các bản sao, miễn là các bản đó đáp ứng nhu cầu hợp lý
của công chúng.
Không được coi là công bố: sự trình diễn 1 tác phẩm sân khấu, nhạc kịch hay hoà tấu, trình chiếu tác
phẩm điện ảnh, đọc trước công chúng một tác phẩm văn học, phát thanh hay truyền hình 1 tác phẩm văn
học hay nghệ thuật, triển lãm 1 tác phẩm nghệ thuật hay xây dựng một tác phẩm kiến trúc.
– Thời hạn bảo hộ: (tối thiểu) (khoản 1 Điều 7)
+ tác phẩm văn học: suốt cuộc đời tác phẩm và 50 năm sau khi tác giả qua đời
+ tác phẩm điện ảnh: 50 năm sau khi tác phẩm được thực hiện
+ tác phẩm nhiếp ảnh: 25 năm kể từ khi tác phẩm được thực hiện
+ tác phẩm khuyết danh: 50 năm sau khi tác phẩm được phổ cập đến công chúng một cách hợp pháp
– Quyền của tác giả (Điều 6): gồm có 2 quyền:
+ quyền tinh thần: (hay còn gọi là quyền nhân thân) là quyền đứng tên trên tác phẩm, quyền phản đối
bất kỳ sự xuyên tạc, cắt xén hay sửa đổi hoặc những vi phạm khác đối với tác phẩm có thể làm phương
hại đến danh dự và tiếng tăm tác giả. Quyền tinh thần được bảo hộ vĩnh viễn.
Ví dụ: Truyện Kiều của Nguyễn Du đã từ hàng trăm năm, nhưng mỗi khi sử dụng đến Truyện Kiều thì sẽ
phải đề tên tác giả là Nguyễn Du, không bao giờ được đề tên tác giả khác
+ quyền kinh tế (còn gọi là quyền tài sản): là các quyền gắn liền với việc khai thác các lợi ích vật chất từ
tác phẩm, được bảo hộ theo thời hạn bảo hộ được quy định tại Điều 7.
– Ngoại lệ: quyền độc quyền sao chép (Điều 9)
Khoản 2 Điều 9: Luật pháp Quốc gia thành viên Công ước, trong vài trường hợp đặc biệt, có quyền cho
phép sao in những tác phẩm nói trên, miễn là sự sao in đó không phương hại đến việc khai thác bình
thường tác phẩm hoặc không gây thiệt thòi bất hợp lý đến những quyền lợi hợp pháp của tác giả.
VD: sao in để nghiên cứu khoa học, sao in để lưu trữ trong thư viện để nghiên cứu
Chú ý: Công ước Berne không cho phép ngoại lệ sao chép này, mà chỉ quy định các quốc gia thành viên
có quyền ban hành pháp luật cho phép việc độc quyền sao chép này (tức là nếu quốc gia không ban hành
PL quy định việc được phép sao chép này thì hành vi sao chép đó bị coi là bất hợp pháp).
VD: việc sinh viên sao chép (pho-tô) giáo trình, dù chỉ là để học tập hay nghiên cứu, tuy nhiên việc này
làm ảnh hưởng đến việc bán giáo trình của trường, ảnh hưởng quyền lợi hợp pháp của các tác giả biên
soạn giáo trình, do đó việc sao chép giáo trình là bất hợp pháp.
– Quyền tiếp theo (Droit de suit) (Điều 14) (đây là quyền mang tính chất tùy nghi, không bắt buộc các
quốc gia thành viên của Công ước Berne phải bảo hộ): Bản chính của các tác phẩm nghệ thuật, bản viết
tay chính thức của các nhà văn, nhà soạn nhạc mà tác giả đã chuyển nhượng, thì tác giả hoặc sau khi tác
giả chết, những cá nhân hoặc đoàn thể được sở hữu quyền tác giả theo Luật pháp Quốc gia được hưởng
quyền không được chuyển nhượng đối với lợi nhuận khi bán các tác phẩm đó sau khi tác giả đã chuyển
nhượng lần đầu.
Ví dụ: ông A có tác phẩm bán cho ông B với giá 100 đồng, sau đó ông B lại bán cho ông C với giá 500
đồng, thì ông A hoặc người thừa kế của ông A sẽ được hưởng 1 phần trong khoản chênh lệch giữa 2 giá
này (được quy định theo PL quốc gia).
– Các nước đang phát triển và Công ước Berne: (Phụ lục của Công ước Berne, là những ưu đãi mà
Công ước Berne dành cho những nước đang phát triển)
– Tính chất các quy phạm trong Công ước Berne: đều là quy phạm thực chất thống nhất, quy định rõ
quyền và nghĩa vụ của các quốc gia thành viên

2. Bảo hộ quyền tác giả theo Công ước toàn cầu về bản quyền (Công ước Geneva 1952)
So sánh Công ước Berne và Công ước Geneva:
– Mục đích công ước
– Nguyên tắc bảo hộ:
– Các tác phẩm được bảo hộ
– Điều kiện để được bảo hộ
– Thời hạn bảo hộ
– Tính chất các quy phạm trong Công ước
Chú ý: sự ra đời Công ước Gieneva không làm triệt tiêu hiệu lực của Công ước Berne, 2 công ước này bổ
sung cho nhau
VN hiện nay chưa gia nhập công ước Gieneva.
3. Hiệp định Về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS 1994 – 1995)
– Hiệp định TRIPS được ký kết trong khuôn khổ của WTO (khác với Công ước Berne được ký kết trong
khuôn khổ WIPO)
– VN đã tham gia Hiệp định TRIPS từ khi VN gia nhập WTO năm 2007
– Hiệp định TRIPS quy định tổng thể về quyền sở hữu trí tuệ (trong khi Công ước Berne chỉ quy định về
quyền tác giả), tức là TRIPS vừa quy định về quyền tác giả, vừa quy định về quyền sở hữu công nghiệp,
quyền liên quan đến quyền tác giả , …
4. Quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số
– Hiệp ước của WIPO về quyền tác giả (WCT 1996)
– Hiệp ước của WIPO về biểu diễn và Bản ghi âm thuộc quyền liên quan (WPPT 1996)
(VN chưa phải là thành viên của 2 Hiệp ước này)
III. Bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài tại VN
Cơ sở pháp lý:
– Các quy định trong các điều ước quốc tế:
+ điều ước quốc tế đa phương: Công ước Berne, Hiệp định TRIPS, Hiệp định về bảo hộ sở hữu trí tuệ
trong các nước ASEAN
+ điều ước quốc tế song phương: Hiệp định về bản quyền với Hoa Kỳ, Thụy Sỹ
– Các quy định trong PL Việt Nam:
+ luật dân sự
+ luật sở hữu trí tuệ
1. Nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài tại VN
– Điều 744 Luật dân sự 2005
– Đến Luật dân sự 2015 quy định: Quyền sở hữu trí tuệ được xác định theo PL của nước nơi đối tượng
quyền sở hữu trí tuệ được yêu cầu bảo hộ (Điều 679 Luật dân sự 2015) ==> quy phạm xung đột 2 chiều
2. Các quy định cụ thể về bảo hộ quyền tác giả (Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009)
– Khái niệm tác giả (Điều 13 Luật sở hữu trí tuệ):
– Các loại hình tác phẩm được bảo hộ (Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ)

——————-
Ngày 23/02/2017
Giảng viên: cô Nguyễn Thái Mai (TS)
Vấn đề 7: Quyền sở hữu công nghiệp trong tư pháp quốc tế
I. Khái niệm
1. Khái niệm
– Quyền sở hữu công nghiệp là các quyền hợp pháp của con người đối với các đối tượng mang tính công
nghiệp (như sáng chế, giải pháp hữu ích, …) hoặc những dấu hiệu phân biệt mang tính công nghiệp và
thương mại (như nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, …) do trí tuệ của con người tạo ra và được NN bảo
hộ các quyền đó trong 1 thời gian nhất định.
– Theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam (Điều 4 khoản 4): Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức,
cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên
thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh
tranh không lành mạnh.
– Chú ý: trong các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, có những đối tượng được cấp văn bằng bảo
hộ, và có những đối tượng không cần cấp văn bằng bảo hộ:
+ đối tượng được cấp văn bằng bảo hộ: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán
dẫn, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý (VD nước mắm Phú Quốc, thuốc lào Tiên Lãnh, …)
+ đối tượng không cần cấp văn bằng bảo hộ (tức là được bảo hộ tự động): nhãn hiệu nổi tiếng, tên thương
mại, bí mật kinh doanh
2. Đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp
– Cơ sở phát sinh quyền: chỉ khi được NN cấp văn bằng, trừ một số trường hợp đặc biệt (như nhãn hiệu
nổi tiếng, tên thương mại, bí mật kinh doanh)
Câu hỏi: Tại sao quyền tác giả được phát sinh ngay khi tác phẩm được định hình dưới 1 hình thức nào đó
mà không cần phải đăng ký bảo hộ, trong khi quyền sở hữu công nghiệp phải yêu cầu đăng ký để được
bảo hộ ?
Trả lời: Vì với sáng chế công nghiệp có thể có nhiều người cùng nghĩ ra, và ai là người đăng ký sớm nhất
sẽ được ưu tiên bảo hộ. Tức là khi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp có nghĩa là bảo hộ nội dung của
quyền đó; trong khi bảo hộ quyền tác giả là bảo hộ hình thức thể hiện của tác phẩm, mà hình thức thể
hiện luôn mang tính cá nhân tức là đã tạo ra sự khác biệt giữa các tác phẩm cùng viết về 1 đề tài.
– Đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp: mang tính công nghiệp và thương mại (khác với đối tượng
của quyền tác giả mang tính nghệ thuật)
– Thời hạn bảo hộ: theo văn bằng bảo hộ (5 năm, 10 năm, …)
– Mang tính lãnh thổ: quyền sở hữu công nghiệp mang tính lãnh thổ quyệt đối (hơn so với quyền tác
giả), tức là chỉ có giá trị trong phạm vi lãnh thổ đã cấp
3. Quyền sở hữu công nghiệp trong TPQT
– Là quyền sở hữu công nghiệp có yếu tố nước ngoài. VD sản phẩm của công dân nước này nhưng được
sử dụng, khai thác ở nước khác
– Do đó phải có cơ chế pháp lý hữu hiệu để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp cho các chủ thể ở nước
ngoài

II. Các điều ước quốc tế đa phương về quyền sở hữu công nghiệp
1. Công ước Paris 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
– Mục đích ra đời: tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp văn bằng bảo hộ đối với các đối tượng của quyền
sở hữu công nghiệp của công dân các nước thành viên.
– Hiện nay đã có 190 nước là thành viên của Công ước Paris. Việt Nam là thành viên của Công ước Paris
từ 1949 với danh nghĩa Chính phủ Bảo Đại, năm 1981 VN gia nhập với danh nghĩa Cộng hòa XHCN VN.
– Nguyên tắc bảo hộ: nguyên tắc xuyên suốt trong Công ước Paris là nguyên tắc đối xử quốc gia:
+ các quốc gia thành viên bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của quốc gia thành viên khác như công dân
của nước mình
+ với công dân của những nước không phải là thành viên của Công ước Paris nhưng cư trú chính thức ở 1
nước thành viên của Công ước, hay có xí nghiệp thực sự quan trọng ở 1 nước thành viên của Công ước,
thì cũng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp như với công dân của nước sở tại.
– Đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ: chia làm 2 nhóm:
+ theo nghĩa rộng, quyền sở hữu công nghiệp không chỉ áp dụng cho công nghiệp và thương mại theo
đúng nghĩa của nó mà cho cả các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp khai thác, và tất cả các sản
phẩm chế biến hoặc sản phẩm tự nhiên như rượu, ngũ cốc, lá thuốc lá, hoa quả, gia súc, khoáng sản, …
==> đối tượng của Công ước Paris theo nghĩa rộng là tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế 1 quốc gia, do đó
mặc dù ra đời từ 1883 nhưng đến nay Công ước Paris vẫn là trụ cột trong việc giải quyết tranh chấp giữa
các quốc gia liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp
+ theo nghĩa hẹp: đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp bao gồm patent (sáng chế), mẫu hữu ích (giải
pháp hữu ích), kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại, chỉ dẫn
nguồn gốc hoặc tên gọi xuất xứ hàng hóa, và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Chú ý: patent là văn bằng sáng chế: sáng chế là 1 giải pháp kỹ thuật và khi nó được cấp bằng bảo hộ sáng
chế thì văn bằng bảo hộ đó được gọi là patent. Tức là khi nói đến sáng chế thì có thể nó chưa được cấp
văn bằng, nhưng khi nói đến patent thì nó đã được cấp văn bằng bảo hộ rồi.
– Điều kiện được bảo hộ: công dân của các quốc gia thành viên Công ước Paris phải làm Đơn xin cấp
văn bằng bảo hộ gửi tới Cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia thành viên. Khi nộp Đơn tại quốc gia
thành viên, người nộp đơn sẽ được hưởng quyền ưu tiên (thời gian được hưởng quyền ưu tiên với sáng
chế là 12 tháng, với đối tượng khác là 6 tháng), đơn được nộp trong thời hạn trên, ngày nộp đơn tại các
nước thành viên sẽ được tính theo ngày nộp đơn đầu tiên và văn bằng bảo hộ sẽ được cấp cho chủ thể nào
có ngày nộp đơn sớm nhất.
VD: Công ty A nộp đơn bảo vệ nhãn hiệu Suối Xanh cho sản phẩm nước khoáng tại VN ngày 1/1/2016,
sau đó Công ty A muốn mở rộng thị trường ra nước ngoài, và đã đăng ký nhãn hiệu Suối Xanh cho sản
phẩm nước khoáng tại Nhật Bản vào ngày 01/05/2016. Tại Nhật Bản, ngày 1/3/2016 đã có 1 chủ thể khác
đăng ký nhãn hiệu Suối Xanh cho sản phẩm nước khoáng tại Nhật Bản. Lúc này mặc dù nộp sau tại Nhật
Bản nhưng cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản sẽ lấy ngày nộp đơn đầu tiên là ngày 01/01/2016 là ngày
nộp đơn tại Nhật Bản và do theo nguyên tắc nộp đơn đầu tiên thì cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản sẽ
cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu Suối Xanh cho Công ty A. (đơn của chủ thể tại Nhật Bản kia sẽ bị từ chối)
– Hiệu lực của Công ước: các quốc gia là thành viên của Công ước Paris có quyền ký kết các điều ước
quốc tế khác trong vấn đề bảo hộ quyền Sở hữu công nghiệp nhưng không được trái với nội dung của
Công ước.
Vấn đề của Công ước Paris 1883: muốn được bảo hộ tại những quốc gia nào thì phải đăng ký bảo hộ tại
quốc gia đó ==> rất phức tạp vì sự khác nhau trong luật pháp, ngôn ngữ.
Vì vậy các quốc gia dựa trên nền tảng là Công ước Paris 1883 đã xây dựng nên những điều ước quốc tế
chuyên biệt nhằm đơn giản thủ tục đăng ký bảo hộ từng đối tượng.
Hai trong những điều ước nổi bật nhất là Hiệp ước hợp tác bằng sáng chế 1970 (PCT) nhằm đơn giản
hóa quy trình bảo hộ sáng chế và Thỏa ước Madrid 1891 về đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu.
2. Pháp luật quốc tế về sáng chế – Hiệp ước hợp tác bằng sáng chế (PCT)
– Sáng chế là đối tượng sở hữu công nghiệp có giá trị kinh tế, thương mại lớn nhất (trên phạm vi toàn thế
giới)
– Khái niệm: (theo luật mẫu của WIPO) Sáng chế là ý tưởng của các nhà sáng tạo, đưa ra 1 giải pháp
trong thực tế đối với 1 vấn đề cụ thể trong lĩnh vực công nghệ.
VD: + tạo ra các kết cấu mới: ô tô BMW có khoảng 500 sáng chế
+ tạo ra các chất mới: loại thuốc mới
+ tạo ra phương pháp mới: thăm dò, khai thác dầu khí
+ tạo ra vật liệu sinh học mới: vật liệu gen
+ tạo ra quy trình sản xuất: quy trình ngọt hóa nước biển
– Sáng chế rất cần thiết trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, do đó nhu cầu để đăng ký thuận tiện, dễ dàng
nhất là rất quan trọng, đặc biệt là tại các quốc gia phát triển (Mỹ, Nhật, Đức, …)
– Hiệp ước hợp tác bằng sáng chế (PCT) ra đời năm 1970 nhằm đơn giản hóa quy trình bảo hộ sáng chế.
VN đã là thành viên của Hiệp ước này từ 1993.
– Mục tiêu của PCT:
+ PCT không quy định việc cấp văn bằng sáng chế quốc tế.
Chú ý: cấp bằng sáng chế theo PCT không phải là bằng sáng chế quốc tế mà chỉ có Đơn quốc tế đăng ký
bằng sáng chế. Mọi bằng sáng chế đều do quốc gia cấp. PCT chỉ là Hiệp ước nhằm đơn giản hóa và thống
nhất hóa thủ tục cấp văn bằng sáng chế trên phạm vi quốc tế.
+ PCT hợp lý hóa và hợp tác hóa quá trình nộp đơn, tra cứu (để kiểm tra tính mới: sáng chế phải “mới”
trên toàn thế giới) và xét nghiệm (để kiểm tra tính sáng tạo: đột biến, tạo ra bước chuyển trong công nghệ
mà người bình thường không nghĩ ra được) đơn sáng chế.
– Nội dung chính của PCT:
+ thành lập 1 hệ thống nộp Đơn quốc tế
+ quy định việc tra cứu quốc tế đối với Đơn quốc tế
+ quy định thủ tục xét nghiệm đối với Đơn quốc tế
+ quy định cơ chế công bố Đơn quốc tế và báo cáo tra cứu, xét nghiệm Đơn quốc tế
– Quy trình của PCT:
+ B1: Chủ thể nộp “Đơn quốc tế” tại cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên. Chú ý: muốn đăng ký
bảo hộ sáng chế tại bao nhiêu quốc gia thì phải ghi rõ trong Đơn quốc tế (chú ý chỉ được đăng ký tại
những nước là thành viên của Công ước).
+ B2: Cơ quan có thẩm quyền gửi 1 bản sao của đơn đến Văn phòng quốc tế của WIPO (Tổ chức sở hữu
trí tuệ thế giới) có trụ sở tại Gieneva (Thụy Sỹ) và 1 bản sao đến cơ quan tra cứu và xét nghiệm quốc tế
+ B3: Cơ quan tra cứu và xét nghiệm quốc tế sẽ tiến hành tra cứu và xét nghiệm. Kết quả là 1 kết luận.
+ B4: Văn phòng quốc tế gửi kết luận đó tới từng nước thành viên được chỉ định trong Đơn quốc tế
+ B5: Trên cơ sở báo cáo của cơ quan tra cứu và xét nghiệm quốc tế, các nước thành viên sẽ tiến hành cấp
văn bằng bảo hộ đối với sáng chế được nêu trong Đơn quốc tế.
Tuy nhiên các nước thành viên của PCT có thể từ chối cấp văn bằng bảo hộ khi:
 Việc bảo hộ sáng chế đó là trái với luật pháp của nước thành viên được bảo hộ
 Việc bảo hộ sáng chế đó ảnh hưởng tới an ninh quốc gia hoặc quyền lợi kinh tế của nước thành
viên
VD: sáng chế về nhân bản con người thì chỉ được công nhận ở 1 số nước mà luật pháp cho phép nhân bản
con người.
3. Pháp luật quốc tế về nhãn hiệu – Thỏa ước Madrid 1891
– Nhãn hiệu là đối tượng sở hữu công nghiệp tham gia lưu thông nhiều nhất (trên phạm vi thế giới).
– Khái niệm: nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác
nhau.
– Có nhiều loại nhãn hiệu:
+ nhãn hiệu hàng hóa / nhãn hiệu dịch vụ
+ nhãn hiệu tập thể: VD chè Tân Cương
+ nhãn hiệu chứng nhận: VD Hàng Việt Nam chất lượng cao
+ nhãn hiệu liên kết
+ nhãn hiệu nổi tiếng: không phải đăng ký bảo hộ, VD Cocacola, Apple
– Hệ thống Madrid: hệ thống đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu, gồm:
+ Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu hàng hóa (1891). Việt Nam tham gia năm 1949
với danh nghĩa Chính phủ Bảo Đại và năm 1981 với danh nghĩa Cộng hòa XHCN Việt Nam.
+ Nghị định thư liên quan đến Thỏa ước Madrid năm 1989 và có hiệu lực từ 01/12/1995. Việt Nam tham
gia năm 2006
+ Quy chế chung thi hành Thỏa ước và Nghị định thư Madrid cùng có hiệu lực từ 01/04/1996
– Chú ý: (cũng giống như sáng chế) không có văn bằng bảo hộ nhãn hiệu quốc tế mà chỉ có khái niệm
đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu. Mỗi quốc gia sẽ tự mình cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu tại quốc
gia mình và văn bằng bảo hộ nhãn hiệu đó chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
– Quy trình:
+ B1: Chủ thể nộp “Đơn đăng ký quốc tế” tại cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên. Chú ý: muốn
đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại bao nhiêu quốc gia thì phải ghi rõ trong Đơn quốc tế (chú ý: chỉ được đăng
ký tại những nước cùng là thành viên của thỏa ước Madrid).
Chủ thể có lựa chọn nộp đơn theo:
Đơn quốc tế chịu sự điều chỉnh của Thỏa ước Madrid: bắt buộc phải đăng ký bảo hộ tại nước sở tại trước
khi đăng ký bảo hộ tại các nước thành viên khác
Đơn quốc tế chịu sự điều chỉnh của Nghị định thư Madrid: không bắt buộc phải đăng ký tại nước sở tại
mà có thể đăng ký tại các nước thành viên khác
+ B2: Đơn đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền gửi đến Văn phòng quốc tế của Tổ chức sở hữu
trí tuệ thế giới (WIPO). Sau đó Đơn đăng ký quốc tế được chuyển đến các quốc gia thành viên được chỉ
định trong Đơn đăng ký.
+ B3: Các quốc gia thành viên khi nhận được Đơn đăng ký từ Văn phòng quốc tế WIPO sẽ ra quyết định
bảo hộ hoặc từ chối bảo hộ
Các trường hợp từ chối bảo hộ:
 Việc bảo hộ nhãn hiệu đó trái với PL của quốc gia họ
 Việc bảo hộ nhãn hiệu đó xâm phạm đến thuần phong mỹ tục của quốc gia họ
4. Hiệp định TRIPS 1993 – Hiệp định liên quan đến các khía cạnh thương mại của quyền SHTT
– Ba trụ cột của của pháp luật quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ:
+ Công ước Paris 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (ký kết trong khuôn khổ WIPO)
+ Công ước Berne 1886 về bảo hộ quyền tác giả (ký kết trong khuôn khổ WIPO)
+ Hiệp định TRIPS 1993 về các khía cạnh thương mại của quyền SHTT (ký kết trong khuôn khổ WTO)
– Mục đích của Hiệp định TRIPS: được ký kết trong khuôn khổ WTO nhằm mục đích bảo hộ SHTT 1
cách toàn diện, ngăn chặn 1 cách hữu hiệu nguy cơ xâm phạm tài sản trí tuệ mang tầm quốc tế
– Nếu Công ước Paris chỉ đề cập đến quyền sở hữu công nghiệp, Công ước Berne chỉ đề cập đến quyền
tác giả, thì Hiệp định TRIPS đề cập bao trùm cả quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả, quyền đối với
giống cây trồng, quyền liên quan, … ==> TRIPS là điều ước quốc tế bảo hộ quyền SHTT toàn diện nhất
– Hiệp định TRIPS xây dựng trên cơ sở các điều ước quan trọng về SHTT trước đó:
+ Công ước Paris 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
+ Công ước Berne 1886 về bảo hộ quyền tác giả
+ Công ước Rome 1961 về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng
+ Hiệp ước về sở hữu trí tuệ đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp
– Tuy nhiên, Hiệp định TRIPS khác với các điều ước quốc tế trước đó ở chỗ Hiệp định TRIPS tập trung
chủ yếu vào khía cạnh kinh tế, thương mại của quyền SHTT cũng như các biện pháp để đảm bảo thực thi
quyền SHTT
– Nguyên tắc bảo hộ:
+ nguyên tắc đối xử quốc gia (NT)
+ nguyên tắc tối huệ quốc (MFN): chú ý: chỉ có duy nhất Hiệp định TRIPS có nguyên tắc này, các điều
ước khác khác về SHTT chỉ có nguyên tắc đối xử quốc gia
Câu hỏi: Tại sao TRIPS lại có cả NT và MFN trong khi Công ước Paris và Công ước Berne lại chỉ có NT
?
Trả lời: Vì Công ước Paris và Công ước Berne được ký kết trong khuôn khổ WIPO, trong khi Hiệp định
TRIPS được ký kết trong khuôn khổ WTO, mà nguyên tắc nền tảng cho WTO là MFN và NT ==> Hiệp
định TRIPS cũng có nguyên tắc MFN và NT.
– Đối tượng và tiêu chuẩn bảo hộ:
+ TRIPS đề cập đến tất cả các đối tượng của quyền SHTT: quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả,
quyền đối với giống cây trồng, quyền liên quan, …
+ TRIPS kế thừa các tiêu chuẩn của Công ước Paris, Công ước Berne
+ TRIPS bổ sung thêm: VD với quyền tác giả Hiệp định TRIPS bổ sung quy định bảo hộ đối với phần
mềm máy tính (TRIPS quy định: Việc bảo hộ đối với phần mềm máy tính được bảo hộ như đối với tác
phẩm văn học nghệ thuật theo quy định của Công ước Berne)
VD với quyền sở hữu công nghiệp, TRIPS bổ sung thêm đối tượng bí mật thương mại, thiết kế bố trí
mạch tích hợp, ….
– Thực thi quyền SHTT: đây là nội dung nổi bật, tiêu biểu làm Hiệp định TRIPS có tính hiệu quả cao
hơn so với các điều ước quốc tế về SHTT khác: Theo quy định của Hiệp định TRIPS, mỗi quốc gia thành
viên phải có nghĩa vụ quy định trong luật của mình các thủ tục và chế tài để đảm bảo cho các chủ sở hữu
trong nước và nước ngoài có thể thực thi 1 cách hiệu quả quyền SHTT của mình.
Các biện pháp thực thi quyền SHTT gồm:
+ biện pháp dân sự: bồi thường thiệt hại
+ biện pháp hành chính: phạt tiền, tịch thu tang vật vi phạm
+ biện pháp hình sự: phạt tù
+ biện pháp kiểm soát biên giới: cấm thông quan, thu giữ hàng hóa vi phạm SHTT, tịch thu tang vật tại
biên giới, tiêu hủy hàng hóa vi phạm SHTT
5. Quyền sở hữu công nghiệp trong môi trường kỹ thuật số
– Vấn đề nhãn hiệu và tên miền: nhãn hiệu là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, trong khi tên
miền lại là tài nguyên trên Internet

IV. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài tại VN
– Nguyên tắc bảo hộ: Điều 679 Luật dân sự 2015: Quyền sở hữu trí tuệ được xác định theo pháp luật của
nước nơi đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được yêu cầu bảo hộ.
– Đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ tại VN: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích,
nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp, bí mật kinh doanh
– Xác lập và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài tại VN:
+ nếu có điều ước thì sẽ tuân theo điều ước
+ nếu không có điều ước thì sẽ tuân theo quy định của PL VN
– Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp cho người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài: biện pháp tự bảo vệ
+ chủ thể sở hữu công nghiệp phải có các biện pháp công nghệ để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của
mình: VD nếu có bí mật kinh doanh thì phải có công nghệ mã hóa, bảo mật thông tin; nếu có nhãn hiệu
thì phải thường xuyên quan sát trên thị trường có chủ thể nào xâm phạm nhãn hiệu không
+ yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm,
xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại
+ yêu cầu cơ quan NN có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
+ khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình

——————-
Ngày 25/02/2017
Giảng viên: cô Nguyễn Thái Mai (TS)
(tiếp bài trước)
V. Hợp đồng Li-xăng
1. Khái niệm Hợp đồng Li-xăng
– Khái niệm: Hợp đồng Li-xăng (licence) là hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng của
quyền sở hữu công nghiệp và giống cây trồng.
(Khác với hợp đồng mua bán hàng hóa là việc chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa đó)
VD: Công ty A là chủ sở hữu của nhãn hiệu La Vie đối với sản phẩm nước suối đóng chai kinh doanh tại
Việt Nam. Công ty B tại Lào muốn sử dụng nhãn hiệu La Vie cho sản phẩm nước suối đóng chai tại thị
trường Lào. Khi đó Công ty B ký với Công ty A 1 hợp đồng về việc B sử dụng nhãn hiệu La Vie của A
cho sản phẩm nước suối đóng chai tại thị trường Lào với điều kiện B phải đảm bảo chất lượng sản phẩm
theo yêu cầu của A. Hợp đồng mà B ký với A được gọi là Hợp đồng Li-xăng.
VD: Cocacola là nhãn hiệu nước uống có gas của Mỹ. Trong khi đó công ty Cocacola Việt Nam cũng sản
xuất nước uống có gas và lấy nhãn hiệu là Cocacola. Ở đây công ty Cocacola Việt Nam đã ký hợp đồng
Li-xăng với công ty Cocacola của Mỹ về việc sử dụng nhãn hiệu Cocacola tại Việt Nam.
2. Hình thức và nội dung của Hợp đồng Li-xăng
– Hình thức của hợp đồng Li-xăng: phải bằng văn bản và phải đăng ký tại cơ quan NN có thẩm quyền
– Nội dung của hợp đồng Li-xăng: phải có các nội dung chủ yếu sau:
+ tên, địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền
+ căn cứ chuyển giao quyền sử dụng: chính là văn bằng bảo hộ
+ dạng hợp đồng: thường có các dạng:
 Hợp đồng Li-xăng độc quyền: khi đã chuyển giao cho bên nhận chuyển giao thì bên chuyển giao
không được chuyển giao cho bên thứ 3, trong khi bên nhận chuyển giao vẫn được quyền chuyển
giao cho bên thứ 3 và được gọi là Hợp đồng Li-xăng thứ cấp. Chú ý: sau khi chuyển giao thì bên
chuyển giao vẫn có thể sử dụng đối tượng đã chuyển giao nhưng phải không trong lãnh thổ mà
hợp đồng Li-xăng quy định.
 Hợp đồng Li-xăng đơn giản: bên chuyển giao chuyển giao quyền sử dụng cho bên nhận chuyển
giao thì bên chuyển giao vẫn có thể chuyển giao cho bên thứ 3 nhưng phải nằm ngoài lãnh thổ
của bên đã nhận chuyển giao.
+ phạm vi chuyển giao: giới hạn quyền sử dụng, giới hạn vùng lãnh thổ
+ thời hạn của hợp đồng: do 2 bên thỏa thuận những phải nằm trong thời hạn của văn bằng bảo hộ
+ giá chuyển giao quyền sử dụng
+ quyền và nghĩa vụ của các bên: do các bên cam kết với nhau
– Đối với hợp đồng Li-xăng có yếu tố nước ngoài, thì ngoài những điều khoản trên, nội dung của hợp
đồng còn có các quy định về pháp luật áp dụng, cơ quan giải quyết tranh chấp, hiệu lực của hợp đồng.
3. Đối tượng của hợp đồng Li-xăng
– Đối tượng của hợp đồng Li-xăng: quyền sử dụng đối với các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp,
giống cây trồng.
Tuy nhiên có các ngoại lệ:
+ quyền sử dụng đối với chỉ dẫn địa lý không phải là đối tượng của Hợp đồng Li-xăng (lý do: vì chỉ dẫn
địa lý phải gắn với sản phẩm tại vùng địa lý đó, không thể có ở vùng địa lý khác. VD chả mực Hạ Long
thì mực phải được đánh bắt ở vùng biển Hạ Long, không thể đánh bắt mực ở Phú Quốc rồi lấy chỉ dẫn địa
lý là Chả mực Hạ Long)
+ tên thương mại có thể được chuyển giao nhưng phải chuyển giao cùng với cơ sở vật chất kinh doanh
+ nhãn hiệu tập thể: không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở
hữu nhãn hiệu hiệu tập thể đó
4. Hợp đồng Li-xăng không tự nguyện
(còn gọi là Hợp đồng Li-xăng cưỡng bức)
– Là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình “ép buộc” chủ sở hữu của đối tượng sở hữu công nghiệp,
giống cây trồng phải chuyển giao quyền sử dụng cho chủ thể khác vì lợi ích cộng đồng.
VD: A là chủ sở hữu của 1 dược phẩm và đã được cấp văn bằng bảo hộ. Dịch bệnh xuất hiện và dược
phẩm đó của A là biện pháp hữu hiệu để đẩy lui dịch bệnh đó. Tuy nhiên vì lý do nào đó A không đủ
năng lực sản xuất và cũng không chịu chuyển giao quyền sử dụng dược phẩm đó cho chủ thể khác để sản
xuất đáp ứng nhu cầu cộng đồng. Khi đó nhà nước có quyền “cưỡng bức” A phải ký hợp đồng li-xăng với
chủ thể khác để nhằm mục đích sản xuất đủ số dược phẩm đáp ứng nhu cầu đẩy lui dịch bệnh.
– Khái niệm: Hợp đồng Li-xăng không tự nguyện là loại hợp đồng mà bên chuyển giao quyền sử dụng
các đối tượng sở hữu công nghiệp phải chuyển giao quyền sử dụng đối tượng đó cho bên nhận chuyển
giao theo quyết định của cơ quan NN có thẩm quyền trong các trường hợp sau:
+ chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp đã không sử dụng đối tượng đó mà không có lý do chính
đáng (thông thường thời gian là 5 năm kể từ khi được cấp văn bằng bảo hộ, tức là sau 5 năm mà không sử
dụng thì có thể bị xem xét áp dụng hợp đồng li-xăng không tự nguyện)
+ vì lợi ích của cộng đồng: như phòng chống dịch bệnh, thiên tai
+ để bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia
– Điều 5 Công ước Paris quy định mỗi nước thành viên đều có quyền đưa ra những biện pháp pháp lý
nhằm ngăn chặn việc làm dụng quyền sở hữu công nghiệp có thể nảy sinh từ việc bảo hộ độ quyền.

Tình huống: Nhạc sỹ Lê của Việt Nam đạt giải 3 cuộc thi Bài Hát Việt tổ chức tại VN năm 2016. Khi bài
hát đó được công bố rộng rãi thì có người phát hiện ra bài hát đó có phần nhạc rất giống với phần nhạc
của 1 bài hát của 1 nhạc sỹ Hàn Quốc đã được công bố tại Hàn Quốc. Hỏi:
(1) Nhạc sỹ Lê có vi phạm quyền tác giả của nhạc sỹ người Hàn Quốc không, biết rằng ca khúc của nhạc
sỹ người Hàn Quốc chưa được đăng ký bản quyền tác giả tại Việt Nam
(2) Trong trường hợp có sự vi phạm, vụ việc trên sẽ được giải quyết như thế nào ?
Trả lời:
a. Cơ sở pháp lý:
+ cả VN và Hàn Quốc đều là thành viên của Công ước Berne 1886, nên các đuềuoan ảnon trg CÔng ước
Berne là 1 cơ sở pháp lý;
+ theo Điều 679 luật Dân sự Việt Nam thì luật được áp dụng là luật nơi có yêu cầu bảo hộ, ở đây sự vi
phạm có thể là ở VN và việc yêu cầu bảo hộ cũng là ở VN nên sẽ áp dụng luật Việt Nam
Cách xử lý:
+ theo quy định của Công ước Berne và của PL VN thì tác phẩm âm nhạc là đối tượng bảo hộ của quyền
tác giả
+ theo quy định của Công ước Berne và của PL VN thì quyền tác giả không cần phải đăng ký, quyền tác
giả được bảo hộ đương nhiên, chủ sở hữu chỉ cần chứng minh mình là tác giả. Do đó việc tác giả người
Hàn Quốc có đăng ký tại VN hay không cũng không có ý nghĩa trong vụ việc này
Trả lời cho câu hỏi “có sự xâm phạm quyền tác giả không”:
+ nếu có sự thỏa thuận giữa nhạc sỹ Lê và nhạc sỹ người Hàn Quốc thì không có sự vi phạm
+ nếu không có sự thỏa thuận: cả nhạc sỹ Lê và nhạc sỹ người Hàn Quốc phải chứng minh chính mình là
tác giả. Vì nhạc sỹ người Hàn Quốc đã công bố tác phẩm tại Hàn Quốc nên đây sẽ là 1 căn cứ rất quan
trọng chứng mình nhạc sỹ Hàn Quốc là tác giả. Nếu nhạc sỹ Lê muốn chứng minh đây là tác phẩm của
mình thì phải chứng minh đây là tác phẩm gốc do mình sáng tác, phần nhạc giống chỉ là 1 sự ngẫu nhiên.
b. Xử lý như thế nào ?
+ trước hết sẽ xử lý hành chính
+ sau đó là xử lý dân sự nếu nhạc sỹ người Hàn Quốc khởi kiện, có thể sẽ phải bồi thường thiệt hại nếu
nhạc sỹ người Hàn Quốc chứng minh được thiệt hại.

Tình huống: Tranh chấp về bản quyền phần mềm máy vi tính giữa Công TNHH khoa học kỹ thuật Thuận
Võng Hàng Châu và Công ty cổ phần tin học Hòa Bình Việt Nam. Tháng 8/2015, Thuận Võng Hàng
Châu tố cáo phần mềm iCafe Mavin của mình bị Hòa Bình VN phân phối tại VN trong bộ sản phẩm được
gọi là Gcafe và khởi kiện Hòa Bình VN ra tòa án. Công ty Thuận Võng Hàng Châu đã cung cấp các tài
liệu:
+ phần mềm iCafe đã đăng ký bản quyền tại Ban Kinh tế và Thông tin hóa tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc
vào năm 2013 và đăng ký tại Cục Bản quyền quốc gia nước CHND Trung Hoa vào năm 2011
+ đã nộp đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (đăng ký nhãn hiệu icafe) và cấp giấy chứng
nhận đăng ký nhãn hiệu vào ngày 28/3/2012
+ để bảo vệ quyền sở hữu, Thuận Võng Hàng Châu đã ký hợp đồng chữ ký điện tử với Globe Sky và đã
thực hiện ký tên lên tất cả các file hệ thống và file cài đặt của phần mềm iCafe Mavin. Sau đó iCafe
Mavin đã được nhiều công ty mua lại và phát hành tại các quốc gia. Thuận Võng Hàng Châu cũng đã ký
kết phân phối iCafe Mavin tại VN qua 1 công ty của Singapore với thời gian từ 1/2/2012 đến ngày
28/2/2015. Sau khi hết hạn, công ty của Singapore xác nhận đã chấm dứt phân phối phần mềm này tại
VN.
Theo Thuận Võng Hàng Châu thì các file cài đặt, file hệ thống của phần mềm mà Hòa Bình VN phân
phối đều có chữ ký điện tử của Thuận Võng Hàng Châu. Vì vậy Thuận Võng Hàng Châu đã yêu cầu Hòa
Bình VN đền bù thiệt hại là 1 triệu USD, tương đương với số tiền thu lợi bất hợp pháp từ ngày 1/3/2015
đến ngày 12/08/2015 và phải gỡ bỏ phần mềm trên tại tất cả các máy tính tại VN.
Công ty Hòa Bình VN phản bác lại ý kiến trên, theo đó thì Gcafe là sản phẩm do chính Công ty Hòa Bình
VN phát triển, chủ sở hữu, bằng chứng là phần mềm Gcafe đã được cấp Giấy chứng nhận bản quyền tác
giả từ năm 2011.
Ngày 22/11/2015 tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã thụ lý vụ án với nguyên đơn là Công ty Thuận
Võng Hàng Châu.
– Nếu bảo vệ cho Công ty Thuận Võng Hàng Châu:
+ việc công ty Hòa Bình VN được cấp Giấy chứng nhận bản quyền tác giả từ năm 2011 là không có ý
nghĩa khi Thuận Võng Hàng Châu chứng minh được Hòa Bình VN đã sao chép phần mềm (thông qua
chữ ký điện tử trên các file hệ thống), và Giấy chứng nhận bản quyền hoàn toàn có thể bị hủy bỏ.
– Nếu bảo vệ cho Công ty Hòa Bình VN:
+ việc được cấp Giấy chứng nhận bản quyền tại VN là bằng chứng cho sự hợp pháp của sản phẩm và chủ
sở hữu sản phẩm
+ cần xác minh chữ ký điện tử tại các file hệ thống của Gcafe có đúng là của Thuận Võng Hàng Châu
không, vì chữ ký điện tử có thể được giả mạo. Có thể xác minh bằng cách sang Trung Quốc để đối chiếu
với chữ ký điện tử của Thuận Võng Hàng Châu.
– Nếu là TAND thành phố Hà Nội: đây là vụ án có thực, đến nay vẫn đang xem xét, chưa đưa ra kết luận

——————-
Ngày 28/02/2017
Giảng viên: cô Nguyễn Thái Mai (TS)
Vấn đề 8: Hợp đồng dân sự trong tư pháp quốc tế
I. Khái niệm
– Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa
vụ dân sự.
– Hợp đồng dân sự trong TPQT là hợp đồng dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài.
+ hợp đồng dân sự theo nghĩa rộng: mọi quan hệ hợp đồng được giao kết trên cơ sở thỏa thuận và bình
đẳng giữa các bên, gồm hợp đồng về dân sự, thương mại, đầu tư, hôn nhân gia đình, … miễn là đảm bảo
yếu tố thỏa thuận và bình đẳng giữa các chủ thể ký kết hợp đồng
+ có yếu tố nước ngoài khi có 1 trong các dấu hiệu:
 Các bên chủ thể ký kết hợp đồng có quốc tịch khác nhau
 Hợp đồng được ký kết ở nước ngoài (nước mà các bên chủ thể không mang quốc tịch (với cá
nhân) hoặc không có trụ sở (với pháp nhân))
 Đối tượng của hợp đồng là tài sản ở nước ngoài
– Xung đột PL về hợp đồng là hiện tượng 2 hay nhiều hệ thống PL khác nhau đều có thể áp dụng để điều
chỉnh 1 quan hệ hợp đồng phát sinh trong giao lưu dân sự quốc tế.
VD: 1 thương nhân VN ký hợp đồng mua bán hàng hóa với 1 thương nhân Mỹ, hợp đồng được ký tại
Singapore, theo luật VN hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài bắt buộc phải bằng văn bản, theo luật của
Mỹ và Singapore thì hợp đồng có thể được giao kết dưới bất kỳ hình thức nào ==> trường hợp này đã xảy
ra hiện tượng xung đột PL về hình thức hợp đồng

II. Phương pháp giải quyết xung đột PL về tính hợp pháp của hợp đồng
– Hợp đồng là hợp pháp khi đáp ứng đủ các điều kiện:
+ chủ thể hợp pháp: chủ thể ký kết hợp đồng phải có đầy đủ năng lực chủ thể
+ nội dung hợp pháp
+ hình thức hợp pháp
1. Theo pháp luật các nước
– Hình thức của hợp đồng: nguyên tắc chủ đạo để giải quyết xung đột PL về hợp đồng là hệ thuộc luật nơi
ký kết hợp đồng.
Ngoại lệ: nếu đối tượng của hợp đồng là bất động sản thì hình thức sẽ theo luật nơi có bất động sản
– Nội dung của hợp đồng: nguyên tắc chủ đạo là áp dụng hệ thuộc luật do các bên ký kết hợp đồng thỏa
thuận áp dụng.
VD: Luật thương mại trọng tài quốc tế của Nga 1993 quy định: Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp
phù hợp với các quy tắc của luật được các bên tranh chấp lựa chọn.
Luật trọng tài Singapore quy định: Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp theo quy định của luật được
các bên lựa chọn.
Các yêu cầu của việc lựa chọn luật:
+ luật được chọn phải có mối liên hệ với hợp đồng
+ luật được chọn không trái với trật tự công cộng của nước nơi thực hiện hợp đồng
+ luật được chọn không nhằm mục đích lẩn tránh PL
Trường hợp các bên không thỏa thuận chọn luật áp dụng, thì Hội đồng trọng tài sẽ áp dụng luật được xác
định bởi nguyên tắc chọn luật mà Hội đồng trọng tài thấy thích hợp:
 Thứ nhất: áp dụng nguyên tắc TPQT của quốc gia nơi có mối quan hệ với hợp đồng
 Thứ hai: áp dụng trực tiếp hệ thống PL mà các cơ quan tài phán cho là thích hợp (Luật nơi ký kết
hợp đồng, hoặc Luật nơi thực hiện hợp đồng)
 Thứ ba: áp dụng luật của quốc gia nơi xét xử hoặc nơi tiến hành trọng tài
 Thứ tư: Hội đồng trọng tài giải quyết nội dung tranh chấp trên cơ sở lẽ công bằng (Lex
mercatoria – Luật xuyên quốc gia: là 1 bộ các nguyên tắc chung và các quy tắc thông dụng được
xây dựng và viện dẫn 1 cách tự phát trong thương mại quốc tế, mà không viện dẫn tới 1 hệ thống
luật quốc gia cụ thể nào)
Chú ý: nguyên tắc thứ tư này hiện đang được áp dụng rất phổ biến trong giao lưu thương mại thế giới
– Hiệu lực của hợp đồng: hiệu lực về không gian và thời gian sẽ theo sự thỏa thuận của các bên. Nếu các
bên không thỏa thuận thì cơ quan tài phán (tòa án hoặc trọng tài) sẽ xác định luật áp dụng.
– Xác định năng lực chủ thể: áp dụng luật quốc tịch với cá nhân, luật nơi thành lập đối với pháp nhân
2. Theo quy định của điều ước quốc tế
– Điều ước quốc tế đa phương: quan trọng nhất là Quy tắc Rome về luật áp dụng cho nghĩa vụ hợp đồng
2008, gọi tắt là Quy tắc Rome 1 (thay cho Công ước Rome 1980): cả Công ước Rome 1980 và Quy tắc
Rome 1 đều cho phép các bên có thể chọn luật áp dụng cho toàn bộ hoặc 1 phần của Hợp đồng, nếu các
bên không lựa chọn thì luật áp dụng sẽ là luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất đối với hợp đồng.
Hiện nay VN vẫn chưa là thành viên của cả Công ước Rome 1980 cũng như của Quy tắc Rome 2008. Tuy
nhiên khi xây dựng Luật dân sự 2015 thì các quy định về hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài đã tham
khảo rất nhiều quyên định của 2 điều ước trên.
Chú ý: các bên có thể thỏa thuận chọn nhiều luật áp dụng cho các phần của hợp đồng, ví dụ: phương thức
thanh toán có thể áp dụng luật của nước A, quyền và nghĩa vụ của các bên có thể áp dụng luật của nước
B, miễn là hợp đồng có mối liên hệ với nước A và nước B.
– Điều ước quốc tế song phương: các hiệp định tương trợ tư pháp
3. Giải quyết xung đột PL về hợp đồng theo PL VN
– Nội dung của hợp đồng: (Khoản 1 Điều 683 Luật dân sự 2015):
+ nguyên tắc chủ đạo là luật do các bên thỏa thuận
+ nếu các bên không thỏa thuận thì áp dụng PL của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng (xác
định nơi gắn bó nhất quy định trong Khoản 2 Điều 683)
– Hình thức của hợp đồng: (khoản 7 Điều 683) được xác định theo PL áp dụng đối với hợp đồng đó.
Câu hỏi: Theo quy định tại khoản 7 Điều 683 Luật dân sự VN 2015 thì các bên có thể thỏa thuận hình
thức của hợp đồng không ?
Trả lời: Theo khoản 7 Điều 683 thì hình thức của hợp đồng được xác định theo PL áp dụng đối với hợp
đồng đó. Theo khoản 1 Điều 683 thì các bên được quyền thỏa thuận chọn luật áp dụng cho hợp đồng.
Như vậy có nghĩa là các bên có thể lựa chọn hình thức hợp đồng thông qua việc lựa chọn luật áp dụng
cho hợp đồng.
Ngoại lệ: Trường hợp hình thức của hợp đồng không phù hợp với hình thức hợp đồng theo PL áp dụng
đối với hợp đồng đó, nhưng phù hợp với hình thức hợp đồng theo PL của nước nơi giao kết hợp đồng
hoặc PL VN thì hình thức hợp đồng đó được công nhận tại VN. (quy định ngoại lệ này nhằm bảo vệ
quyền lợi cho thương nhân VN khi ký kết hợp đồng ở nước ngoài)
VD: thương nhân VN ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân Iran tại Iran, luật áp dụng là
luật Iran, hợp đồng được lập bằng tiếng Anh, trong khi luật Iran quy định hợp đồng với thương nhân nước
ngoài phải bằng tiếng Ả Rập, sau đó tranh chấp xảy ra tại VN, khi đó mặc dù hình thức hợp đồng không
theo luật Iran nhưng vẫn phù hợp với luật VN nên vẫn được công nhận tại VN.
– Hiệu lực của hợp đồng:
+ năng lực chủ thể: đối với cá nhân thì áp dụng luật quốc tịch của cá nhân, đối với pháp nhân thì áp dụng
luật quốc tịch của pháp nhân. Nếu hợp đồng được ký kết hay thực hiện tại VN thì năng lực chủ thể của
các bên được xác định theo PL VN.

III. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Hợp đồng ngoại thương)
1. Khái niệm
– Khái niệm: Là hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài.
Yếu tố nước ngoài trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được quy định trong Công ước Viên 1980
về mua bán hàng hóa quốc tế:
+ chủ thể của hợp đồng là các bên có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau
+ hợp đồng nhằm mục đích kinh doanh thu lợi nhuận đối với các bên chủ thể
– Trong PL VN, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được quy định tại Khoản1 Điều 27 Luật thương mại
2005: Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái
xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu.
– Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:
+ chủ thể là các bên mang quốc tịch khác nhau, hoặc có nơi cư trú khác nhau
+ đối tượng của hợp đồng là hàng hóa được phép kinh doanh xuất nhập khẩu
+ hợp đồng phải được giao kết bằng văn bản
+ nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: điều ước quốc tế, pháp luật quốc gia, tập
quán quốc tế
– Công ước Viên 1980 của Liên hợp quốc về mua bán hàng hóa quốc tế (CISG):
+ VN gia nhập ngày 18/12/2015, là thành viên thứ 84 trên thế giới, là thành viên thứ 2 trong ASEAN (sau
Singapore) gia nhập Công ước
+ Công ước Viên bắt đầu có hiệu lực ràng buộc tại VN từ 1/1/2017
– Các nguyên tắc cơ bản của hợp đồng thương mại quốc tế (PICC) do Viện Thống nhất tư pháp quốc tế
(UNIDROIT) soạn thảo
– Tập quán về thương mại quốc tế: INCOTERMS 2010
2. Tính hợp pháp của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
– Hình thức: theo Khoản 2 Điều 27 Luật thương mại 2005: Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực
hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Hình thức khác có giá trị tương đương ở đây là bằng email, fax, telex
– Nội dung của hợp đồng: là tổng thể các điều khoản do các bên thỏa thuận, bao gồm các điều khoản bắt
buộc và các điều khoản tùy nghi
– Thẩm quyền ký kết hợp đồng: theo quy định của PL VN thì tất cả các thương nhân đều có quyền ký kết
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế với điều kiện phải đăng ký mã số kinh doanh xuất nhập khẩu tại cơ
quan hải quan.
3. Các hình thức trách nhiệm và các căn cứ miễn trách nhiệm
– Các hình thức trách nhiệm:
+ Buộc thực hiện hợp đồng: áp dụng khi 1 bên không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đã ghi trong hợp đồng,
VD giao hàng thiếu, giao hàng kém chất lượng, không thanh toán đầy đủ
+ Phạt hợp đồng: khi 1 bên vi phạm thì phải trả cho bên kia 1 số tiền nhất định theo thỏa thuận hoặc theo
quy định của PL. Có 2 hình thức phạt hợp đồng:
 Phạt bội ước: sau khi nộp tiền phạt, bên bị phạt không phải thực hiện thực hiện hợp đồng
 Phạt vạ: sau khi nộp tiền phạt, bên vi phạm vẫn phải thực hiện hợp đồng
+ Bồi thường thiệt hại
+ Hủy hợp đồng
– Các căn cứ miễn trách nhiệm:
+ trường hợp bất khả kháng
+ các trường hợp miễn trách nhiệm được ghi trong hợp đồng
+ lỗi của trái chủ: sự vi phạm hợp đồng hoàn toàn do lỗi của bên bị vi phạm
+ lỗi của bên thứ ba

——————–
Ngày 02/03/2017
Giảng viên: cô Nguyễn Thái Mai (TS)
Vấn đề 9: Hôn nhân và gia đình trong tư pháp quốc tế
I. Khái niệm quan hệ hôn nhân gia đình trong TPQT
– Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.
– Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ
nuôi dưỡng làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của pháp luật Hôn nhân gia
đình.
– Quan hệ hôn nhân gia đình trong TPQT là quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài.
1. Quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài
– Khái niệm: (Khoản 25 Điều 3 Luật hôn nhân gia đình 2014) Quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước
ngoài gồm các trường hợp:
+ ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài
+ ít nhất một bên tham gia là người Việt Nam định cư ở nước ngoài
+ các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo
pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
– Chú ý: không được coi là có yếu tố nước ngoài đối với việc kết hôn, nhận con nuôi, … giữa công dân
VN đang công tác, học tập, lao động, du lịch có thời hạn ở nước ngoài với nhau hoặc với công dân VN cư
trú trong nước.
VD: Chị A nhận nhiệm vụ công tác nước ngoài trong 5 năm, trong thời gian đó chị A về VN và nhận 1
đứa trẻ VN làm con nuôi. Quan hệ này không được coi là quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước
ngoài.
2. Xung đột PL trong quan hệ hôn nhân gia đình
– Là hiện tượng 2 hay nhiều hệ thống PL cùng có thể áp dụng để điều chỉnh quan hệ hôn nhân gia đình có
yếu tố nước ngoài.
– Phương pháp giải quyết xung đột PL trong quan hệ hôn nhân gia đình:
+ phương pháp xung đột: áp dụng quy phạm xung đột trong điều ước quốc tế, quy phạm xung đột trong
pháp luật quốc gia
+phương pháp thực chất: áp dụng quy phạm thực chất trong điều ước quốc tế, quy phạm thực chất trong
pháp luật quốc gia

II. Giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn


– Khái niệm kết hôn: là sự gắn bó của cặp đôi theo quy định của PL.
Theo PL VN quy định tại Khoản 5 Điều 3 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì: Kết hôn là việc nam và nữ
xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
==> như vậy PL VN không công nhận hôn nhân đồng giới
1. Giải quyết xung đột PL về kết hôn theo PL các nước
– Giải quyết xung đột PL về kết hôn là giải quyết xung đột về điều kiện kết hôn và nghi thức kết hôn
a. Điều kiện kết hôn
– Là những đòi hỏi, yêu cầu của PL đặt ra khi kết hôn và chỉ khi đáp ứng đủ những điều kiện đó thì việc
kết hôn mới hợp pháp và được PL bảo vệ
– Các hệ thuộc:
+ luật quốc tịch
+ luật nơi cư trú
+ luật nơi tiến hành kết hôn
b. Giải quyết xung đột PL về nghi thức kết hôn
– Nghi thức kết hôn là trình tự tiến hành kết hôn chính thức để công nhận 1 cách hợp pháp quan hệ vợ
chồng giữa 2 bên đương sự
– Hệ thuộc: luật nơi tiến hành kết hôn
2. Giải quyết xung đột PL về kết hôn theo PL VN
– Cơ sở pháp lý:
+ Hiệp định tương trợ tư pháp giữa VN với các nước (hiện đã ký 17 hiệp định)
+ Văn bản PL của VN:
 Luật hôn nhân gia đình 2014
 Luật hộ tịch 2014
 Nghị định 126/2014
 Nghị định 123/2015
a. Kết hôn theo quy định của các Hiệp định tương trợ tư pháp
– Điều kiện kết hôn: các bên phải tuân thủ luật của nước mà họ là công dân (hệ thuộc luật quốc tịch) về
điều kiện kết hôn. VD công dân Nga kết hôn với công dân VN thì công dân Nga phải tuân thủ luật Nga về
điều kiện kết hôn, công dân VN phải tuân thủ luật VN về điều kiện kết hôn
Ngoại lệ: ngoài việc tuân thủ hệ thuộc luật quốc tịch, các bên còn phải tuân thủ các quy định về cấm kết
hôn theo PL của nước nơi tiến hành kết hôn (Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân gia đình 2014)
Tình huống: nam công dân Nga 18 tuổi và nữ công dân VN 18 tuổi đăng ký kết hôn tại VN, hỏi có được
đăng ký kết hôn không ?
Trả lời: theo Hiệp định tương trợ tư pháp Việt – Nga thì mỗi bên sẽ tuân thủ điều kiện kết hôn của nước
mình. Theo luật Nga thì nam đủ 18 tuổi, theo luật VN thì nữ đủ 18 tuổi là đủ điều kiện kết hôn. Ngoài ra
do kết hôn tại VN nên phải tuân thủ các quy định về cấm kết hôn theo PL VN, điều này được quy định
trong Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân gia đình VN 2014, ở đây cả 2 đều không vi phạm các điều cấm kết
hôn. Do đó cuộc hôn nhân trên là hợp pháp và được đăng ký tại VN.
– Nghi thức kết hôn: tuân thủ PL của nước nơi tiến hành kết hôn
Ngoại lệ: nếu 2 bên cùng quốc tịch thì họ có thể tuân theo PL của nước mà họ mang quốc tịch
b. Kết hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định của văn bản PL VN hiện hành
(áp dụng khi không có Hiệp định tương trợ tư pháp)
– Điều kiện kết hôn:
+ cơ sở pháp lý: Điều 126 Luật hôn nhân gia đình 2014
 Kết hôn giữa công dân VN với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của VN. Trong
trường hợp này, về điều kiện kết hôn, các bên phải tuân thủ PL của nước mà họ mang quốc tịch.
Ngoài ra họ còn phải tuân thủ các quy định của PL VN về điều kiện kết hôn.
Tình huống: nam công dân Mỹ 18 tuổi và nữ công dân VN 18 tuổi đăng ký kết hôn tại VN, hỏi có được
đăng ký không ?
Trả lời: Vì Mỹ và VN chưa có Hiệp định tương trợ tư pháp nên sẽ áp dụng PL VN quy định tại khoản 1
Điều 126 Luật HNGĐ VN 2014, theo đó thì dù nam thanh niên Mỹ và nữ công dân VN đều đã đủ tuổi kết
hôn theo PL Mỹ và PL VN, tuy nhiên họ còn phải tuân thủ quy định của PL VN về điều kiện kết hôn, mà
PL VN quy định nam phải đủ 20 mới được kết hôn. Do đó cuộc kết hôn này là không thể đăng ký tại VN.
 Kết hôn giữa người nước ngoài với nhau tại cơ quan có thẩm quyền của VN. Trong trường hợp
này, họ phải tuân thủ luật của nước mà họ mang quốc tịch. Ngoài ra còn phải tuân theo các quy
định của PL VN.
VD: 2 nam công dân Đan Mạch đăng ký kết hôn tại VN, mặc dù tại Đan Mạch họ sẽ được kết hôn, nhưng
tại VN chưa công nhận hôn nhân đồng giới nên không thể đăng ký kết hôn tại VN. (Chú ý: họ có thể đến
lãnh sự quán Đan Mạch tại VN để đăng ký kết hôn, khi đó họ không cần phải tuân theo luật VN)
+ các trường hợp từ chối đăng ký kết hôn: (Điều 33 Nghị định 123/2015) Việc đăng ký kết hôn bị từ chối
nếu một hoặc cả hai bên vi phạm điều cấm hoặc không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn
nhân và gia đình Việt Nam.
– Kết hôn ở nước ngoài:
+ Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ
quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài được ghi vào Sổ hộ tịch nếu tại thời điểm kết hôn, các
bên đáp ứng đủ điều kiện kết hôn và không vi phạm điều cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia
đình Việt Nam. (Khoản 1 Điều 34 Nghị định 123/2015)
VD: nam công dân VN 18 tuổi kết hôn với 1 nữ công dân Mỹ 18 tuổi tại Mỹ. Theo luật Mỹ thì nam nữ dủ
18 tuổi là đủ điều kiện kết hôn, và cuộc kết hôn đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền Mỹ. Hỏi cuộc
kết hôn đó có được công nhận tại VN không ?
Trả lời: Chú ý ngoại lệ tại Khoản 2 Điều 34 Nghị định 123/2015, thì “Nếu vào thời điểm đăng ký tại cơ
quan có thẩm quyền nước ngoài, việc kết hôn không đáp ứng điều kiện kết hôn, nhưng không vi phạm
điều cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, nhưng vào thời điểm yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch
việc kết hôn, hậu quả đã được khắc phục hoặc việc ghi chú kết hôn là nhằm bảo vệ quyền lợi của công
dân Việt Nam và trẻ em, thì việc kết hôn cũng được ghi vào Sổ hộ tịch.”. Vào thời điểm kết hôn (tại Mỹ),
nam công dân VN không đủ độ tuổi kết hôn theo PL VN, nhưng nếu tại thời điểm yêu cầu cơ quan có
thẩm quyền VN công nhận (ghi sổ Hộ tịch) mà nam công dân VN đó đã đủ 20 tuổi, thì theo Khoản 2 Điều
34 Nghị định 123/2015 thì cuộc kết hôn đó vẫn được công nhận và được ghi vào Sổ hộ tịch.
VD: nam công dân VN đã kết hôn, đi công tác sang Ả Rập, tại Ả Rập nam thanh niên đó kết hôn với 1 nữ
công dân VN cũng đang công tác tại Ả Rập. Luật pháp Ả Rập cho phép nam công dân lấy nhiều vợ, nên
cuộc kết hôn đó được cơ quan có thẩm quyền tại Ả Rập đăng ký. Hỏi cuộc kết hôn tại Ả Rập đó có được
công nhận tại VN không ?
Trả lời: cuộc kết hôn tại Ả Rập không được công nhận tại VN, do nam công dân VN đã vi phạm chế độ
hôn nhân 1 vợ 1 chồng của luật pháp VN.
+ thủ tục: khi công nhận việc kết hôn thì sẽ được ghi vào Sổ đăng ký kết hôn của UBND quận, huyện
– Nghi thức kết hôn: kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền VN và tuân theo nghi thức dân sự do PL VN quy
định.
==> VN không chấp nhận các nghi thức kết hôn khác như nghi thức tôn giáo (kết hôn tại nhà thời, …)
– Thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài (Điều 37 Luật hộ tịch): UBND cấp huyện nơi cư
trú của công dân VN thực hiện đăng ký kết hôn:
+ giữa công dân VN với người nước ngoài;
+ giữa công dân VN cư trú ở trong nước với công dân VN định cư ở nước ngoài;
+ giữa công dân VN định cư ở nước ngoài với nhau;
+ giữa công dân VN đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân VN hoặc với người nước ngoài.
Ngoại lệ: Thẩm quyền đăng ký kết hôn giữa công dân VN với công dân nước ngoài ở khu vực biên giới
thuộc về UBND cấp xã (Khoản 1 Điều 18 Nghị định 123/2015: UBND xã ở khu vực biên giới thực hiện
đăng ký kết hôn giữa công dân VN thường trú tại địa bàn xã đó với công dân của nước láng giềng
thường trú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của VN tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới của VN
nơi công dân VN thường trú.)

III. Giải quyết xung đột PL về ly hôn


1. Giải quyết xung đột PL về ly hôn ở các nước
2. Giải quyết xung đột PL về ly hôn tại Việt Nam
a. Theo quy định của Hiệp định tương trợ tư pháp
– Nếu 2 vợ chồng có cùng quốc tịch thì áp dụng luật quốc tịch của vợ chồng để giải quyết ly hôn (hệ
thuộc luật quốc tịch)
– Nếu 2 vợ chồng khác quốc tịch:
+ nếu cùng cư trú tại 1 nước ký kết thì áp dụng PL nước ký kết nơi cùng cư trú của 2 vợ chồng (hệ thuộc
luật nơi cư trú)
+ nếu không cùng cư trú tại 1 nước ký kết thì cơ quan có thẩm quyền của nước ký kết nào nhận được đơn
xin ly hôn sẽ giải quyết theo PL nước đó (hệ thuộc luật tòa án)
b. Theo quy định của PL VN
– Căn cứ áp dụng: Điều 127 Luật hôn nhân gia đình 2014:
+ Việc ly hôn giữa công dân VN với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở VN
được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của VN theo quy định của Luật HNGĐ VN (áp dụng hệ thuộc
luật nơi thường trú)
+ Trong trường hợp bên là công dân VN không thường trú ở VN vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly
hôn được giải quyết theo PL của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường
trú chung thì giải quyết theo PL VN.
+ Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo PL của nước nơi có bất động
sản đó.
+ Việc giải quyết ly hôn giữa công dân VN với người nước ngoài ở nước ngoài thì sẽ được tòa án VN
công nhận nếu đáp ứng các quy định của PL VN.
– Thẩm quyền giải quyết: (Điều 123 Luật hôn nhân gia đình 2014)
+ thuộc về UBND cấp tỉnh nơi thường trú của công dân VN.
+ Trường hợp ly hôn ở khu vự biên giới thì thẩm quyền sẽ thuộc về tòa án cấp huyện nơi cư trú của công
dân VN.

IV. Giải quyết xung đột PL về quan hệ nhân thân và tài sản giữa vợ và chồng
1. Theo tư pháp quốc tế các nước
2. Theo tư pháp quốc tế Việt Nam
a. Theo quy định của Hiệp định tương trợ tư pháp
– Nếu 2 vợ chồng có cùng quốc tịch thì áp dụng luật quốc tịch của vợ chồng để giải quyết quan hệ nhân
thân và tài sản giữa vợ và chồng (hệ thuộc luật quốc tịch)
– Nếu 2 vợ chồng khác quốc tịch:
+ nếu cùng cư trú tại 1 nước ký kết thì áp dụng PL nước ký kết nơi cùng cư trú của 2 vợ chồng (hệ thuộc
luật nơi cư trú)
+ nếu không cùng cư trú tại 1 nước ký kết thì cơ quan có thẩm quyền của nước ký kết nào nhận được đơn
xin giải quyết sẽ giải quyết theo PL nước đó (hệ thuộc luật tòa án)
b. Theo quy định của PL VN
– Căn cứ áp dụng: (Điều 130 Luật hôn nhân gia đình 2014) nếu cả vợ chồng (bất kể mang quốc tịch nước
nào) đều đang cư trú tại VN thì giải quyết theo PL VN.
V. Giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con
– Gồm các quan hệ:
+ xác định cha, mẹ cho con
+ quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ và con
+ cấp dưỡng
1. Theo tư pháp quốc tế các nước
2. Theo tư pháp quốc tế Việt Nam
a. Theo quy định của Hiệp định tương trợ tư pháp
– Hầu hết đều áp dụng luật của nước mà cha mẹ và con cái cùng quốc tịch hoặc cùng nơi cư trú. Trong
trường hợp cha mẹ và con cái khác quốc tịch hoặc khác nơi cư trú thì sẽ áp dụng luật quốc tịch hoặc luật
nơi cư trú của đứa trẻ. Riêng đối với việc cấp dưỡng, sẽ ưu tiên áp dụng luật quốc tịch hoặc luật nơi cư trú
của người yêu cầu cấp dưỡng.
b. Theo quy định của PL VN
– Căn cứ áp dụng: Khoản 2 Điều 128 Luật hôn nhân gia đình 2014

* Vấn đề cấp dưỡng có yếu tố nước ngoài: Điều 129 Luật hôn nhân gia đình 2014

——————–
Ngày 04/03/2017
Giảng viên: cô Nguyễn Thái Mai (TS)
(tiếp bài trước)
VI. Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
1. Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở các nước
2. Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại VN
– Cơ sở pháp lý:
+ Điều ước quốc tế:
 Công ước La-hay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế
 Các Hiệp định tương trợ tư pháp
+ Văn bản PL VN:
 Luật nuôi con nuôi 2010
 Nghị định 19/2011 quy định chi tiết về Luật nuôi con nuôi
– Khái niệm: (Khoản 5 Điều 3 Luật nuôi con nuôi 2010) Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi
con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở
Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài.
– Các chủ thể được nhận trẻ em làm con nuôi (Điều 28 Luật nuôi con nuôi):
+ người VN định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú tại nước cũng là thành viên của điều ước
quốc tế về nuôi con nuôi với VN nhận trẻ em VN làm con nuôi
+ người VN định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích
danh trong các trường hợp: (không cần thường trú tại nước có điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với
VN))
 Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi
 Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi
 Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi (tức là đã nhận anh làm con
nuôi thì sẽ được ưu tiên nhận người em ruột làm con nuôi)
 Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi
 Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở VN trong thời gian ít nhất là 1 năm
Câu hỏi: Chỉ có người nước ngoài thường trú tại các nước ký kết điều ước quốc tế với VN về vấn đề nuôi
con nuôi mới có quyền nhận trẻ em làm con nuôi.
Trả lời: Khẳng định trên là Sai. Vì ngoài trường hợp được nhận trẻ em VN làm con nuôi khi thường trú
tại các nước có điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với VN, còn có trường hợp nhận con nuôi đích danh.
– Luật áp dụng để điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài: gồm 3 yếu tố:
+ xác định điều kiện đối với người nhận nuôi (cha mẹ nuôi):
 Khoản 1 Điều 29 Luật nuôi con nuôi: Người VN định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường
trú ở nước ngoài nhận người VN làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định của PL
nước nơi người đó thường trú và quy định tại Điều 14 của Luật này.
Ví dụ: 1 công dân Trung Quốc thường trú tại Mỹ nhận trẻ em VN làm con nuôi thì sẽ phải tuân thủ 2 hệ
thống pháp luật: luật Mỹ (là nơi thường trú) và luật VN (Điều 14 Luật nuôi con nuôi).
 Khoản 2 Điều 29 Luật nuôi con nuôi: Công dân VN nhận người nước ngoài làm con nuôi, đăng
ký tại cơ quan có thẩm quyền của VN, phải tuân thủ các điều kiện theo quy định tại Điều 14 của
Luật này và PL của nước nơi người được nhận làm con nuôi thường trú.
VD: 1 công dân VN nhận 1 trẻ em Lào đang thường trú tại Trung Quốc làm con nuôi ==> tuân thủ PL
VN và PL Trung Quốc
 Người nước ngoài thường trú tại VN nhận trẻ em VN làm con nuôi: phải tuân theo PL VN về
điều kiện nhận nuôi con nuôi người nước ngoài
 Công dân VN nhận trẻ em VN hoặc trẻ em nước ngoài làm con nuôi, đã đăng ký tại cơ quan có
thẩm quyền của nước ngoài, được công nhận tại VN với điều kiện phải không vi phạm quy định
tại Điều 13 của Luật nuôi con nuôi
+ xác định điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi (con nuôi): Trẻ em VN làm con nuôi người
nước ngoài phải đáp ứng đầy đủ các quy định của PL VN (quy định tại Điều 8 Luật nuôi con nuôi)
+ hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi: Khi người nước ngoài thường trú tại VN nhận trẻ em VN thường
trú tại VN làm con nuôi, về hệ quả pháp lý phải tuân thủ PL VN.
– Thẩm quyền: UBND cấp tỉnh nơi trẻ em VN thường trú có quyền quyết định cho người nước ngoài
nhận trẻ em VN làm con nuôi.
Chú ý: khi người nước ngoài muốn nhận trẻ em VN làm con nuôi, chỉ cần gửi Đơn đến Cục con nuôi
thuộc Bộ Tư pháp (mà không cần gửi đơn đến UBND cấp tỉnh nơi đứa trẻ đó thường trú), Cục con nuôi
sẽ chuyển đơn đến UBND cấp tỉnh nơi đứa trẻ đó thường trú để UBND cấp tỉnh ký quyết định cho phép /
không cho phép việc nhận con nuôi đó.

Vấn đề 10: Tố tụng dân sự quốc tế


Tình huống: Năm 2009, chị Hoa là công dân VN, thường trú tại Hải Phòng, kết hôn với anh Lý Mạnh là
công dân Trung Quốc làm việc tại VN và có con chung là bé Lý Lan. Năm 2012 anh Lý Mạnh về thăm
gia đình tại Tô Châu – Trung Quốc, nhưng cho đến nay, năm 2017, vẫn không trở lại VN và cũng không
liên lạc với 2 mẹ con chị Hoa. Chị Hoa muốn chấm dứt cuộc hôn nhân với anh Lý Mạnh. Chị Hoa sẽ phải
làm gì ?
Trả lời: Chị Hoa có thể làm Đơn xin ly hôn ra tòa án VN, việc đầu tiên tòa án VN sẽ phải xác minh anh
Lý Mạnh còn sống hay đã chết, nếu còn sống thì hiện đang ở đâu. Tuy nhiên tòa án VN lại không thể xác
minh được việc anh Lý Mạnh còn sống hay đã chết vì tòa án VN chỉ có thẩm quyền trong lãnh thổ VN,
trong khi anh Lý Mạnh đã về Trung Quốc. Trong trường hợp này, tòa án VN phải thực hiện 1 thủ tục gọi
là Ủy thác tư pháp quốc tế, tức là phải thông qua 1 tòa án Trung Quốc để xác định xem anh Lý Mạnh còn
sống hay đã chết.
Trường hợp đã xác minh được anh Lý Mạnh vẫn sống và cũng đồng ý chấm dứt cuộc hôn nhân với chị
Hoa, thì tòa án VN ra quyết định chấm dứt cuộc hôn nhân và yêu cầu anh Lý Mạnh phải cấp dưỡng cho
bé Lý Lan. Tuy nhiên quyết định của tòa án VN sẽ không có hiệu lực đối với anh Lý Mạnh đang ở Trung
Quốc, và khi đó quyết định của tòa án VN phải được tòa án Trung Quốc công nhận và buộc anh Lý Mạnh
phải thi hành. Nếu quyết định của Tòa án VN không được tòa án Trung Quốc công nhận thì quyết định đó
không được thi hành tại Trung Quốc.
Chị Hoa cũng có thể nộp đơn ra tòa án Trung Quốc, vì đây là cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài nên cả
tòa án VN và tòa án Trung Quốc đều có thẩm quyền giải quyết. Thuận lợi của việc nộp đơn ra tòa án
Trung Quốc là tòa án Trung Quốc có thẩm quyền trên lãnh thổ Trung Quốc, nên bản án/quyết định của
tòa Trung Quốc sẽ lập tức được thi hành. Tuy nhiên khó khăn đối với chị Hoa là việc phải sang Trung
Quốc, pháp luật khác với pháp luật VN.

I. Khái niệm và những nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự quốc tế
1. Khái niệm tố tụng dân sự quốc tế
– Là hoạt động của tòa án 1 nước trong việc giải quyết các vụ việc phát sinh từ các mối quan hệ dân sự
theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án theo 1 thể thức do luật định.
Vụ việc phát sinh từ các mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài = Vụ việc dân sự có
yếu tố nước ngoài
– Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài: (Điều 464 Luật tố tụng dân sự 2015) là vụ việc dân sự thuộc một
trong các trường hợp sau đây:
+ Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài
+ Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện
hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài
+ Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở
nước ngoài.
– Chú ý:
+ thuật ngữ Tố tụng dân sự quốc tế là thuật ngữ mang tính quy ước, vì được thực hiện tại tòa án quốc gia
(khác với Công pháp quốc tế được giải quyết tại tòa án quốc tế), tính quốc tế được thể hiện ở điều kiện có
yếu tố nước ngoài.
+ phân biệt tố tụng dân sự quốc tế với tố tụng dân sự thông thường: giống nhau ở chỗ đều được thực hiện
ở tòa án quốc gia, tuân thủ luật pháp về tố tụng dân sự của quốc gia; Quy trình thực hiện giống nhau: đều
theo PL tố tụng quốc gia; khác nhau ở chỗ tố tụng dân sự quốc tế có một số hoạt động đặc thù như ủy
thác tư pháp quốc tế, công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài
Câu hỏi: Tố tụng dân sự quốc tế và tố tụng dân sự thông thường là 2 quy định hoàn toàn độc lập với
nhau.
Trả lời: Khẳng định trên là Sai. Tố tụng dân sự quốc tế là trường hợp đặc thù, là sự mở rộng của tố tụng
dân sự thông thường. Hai quy định này có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau.
+ phân biệt tố tụng dân sự quốc tế với trình tự giải quyết các tranh chấp trong công pháp quốc tế:

Trình tự giải quyết các tranh chấp


Tố tụng dân sự quốc tế trong công pháp quốc tế

Chủ thể Thể nhân, pháp nhân Quốc gia

Thẩm quyền giải


quyết Tòa án quốc gia Tòa án quốc tế

Tính chất vụ việc Dân sự Chủ quyền quốc gia

2. Những nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự quốc tế


– Tôn trọng chủ quyền, an ninh quốc gia của nhau
– Tôn trọng quyền miễn trừ tư pháp của Nhà nước nước ngoài và những người được hưởng quyền ưu đãi,
miễn trừ ngoại giao
– Bảo đảm quyền bình đẳng của các bên tham gia tố tụng
– Nguyên tắc có đi có lại
– Nguyên tắc luật tòa án (Lex fori): đây là nguyên tắc đặc thù của tố tụng dân sự quốc tế
+ theo nghĩa rộng (ít được sử dụng): tòa án khi giải quyết các vụ việc dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố
nước ngoài sẽ tuân thủ luật nước mình, bao gồm cả luật hình thức (luật tố tụng) và luật nội dung
+ theo nghĩa hẹp (thường được áp dụng nhiều hơn): tòa án khi giải quyết các vụ việc dân sự theo nghĩa
rộng có yếu tố nước ngoài đối với luật tố tụng sẽ tuân theo luật nước mình (trừ các trường hợp ngoại lệ)
(với luật nội dung sẽ theo chỉ dẫn của quy phạm xung đột)
Ngoại lệ: tòa án có thể áp dụng luật tố tụng dân sự của nước ngoài trong các trường hợp sau:
 Có điều ước quốc tế giữa các quốc gia cho phép điều đó: rất hãn hữu xảy ra
 PL của chính quốc gia đó cho phép áp dụng luật tố tụng nước ngoài: trường hợp này chỉ có trên
lý thuyết, thực tế không xảy ra

II. Thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế


1. Khái niệm thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế và vấn đề xung đột thẩm quyền xét xử
– Thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế là thẩm quyền của tòa án 1 quốc gia nhất định đối với việc xét xử
các vụ việc dân sự quốc tế.
Chú ý: “thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế” cũng là 1 thuật ngữ mang tính quy ước, vì thẩm quyền này
thuộc về tòa án quốc gia, tính chất quốc tế thể hiện ở việc vụ việc có yếu tố nước ngoài
– Xung đột PL về thẩm quyền xét xử quốc tế: là hiện tượng 2 hay nhiều cơ quan tư pháp (thường là tòa
án) của các nước khác nhau đều có thể có thẩm quyền giải quyết 1 vụ việc dân sự theo nghĩa rộng có yếu
tố nước ngoài.
VD: công dân VN kết hôn với công dân Mỹ, khi xin ly hôn thì cả tòa án VN và tòa án Mỹ đều có thẩm
quyền giải quyết.
– Giải quyết xung đột về thẩm quyền: là việc xác định rõ tòa án quốc gia nào có thẩm quyền thực tế để
giải quyết 1 vụ việc dân sự quốc tế cụ thể đã phát sinh (thường là Hiệp định tương trợ tư pháp song
phương)
+ xây dựng và áp dụng các quy phạm PL xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế thông qua việc ký
kết các điều ước quốc tế
+ xây dựng và áp dụng các quy phạm xác định thẩm quyền dân sự quốc tế trong các văn bản PL của mỗi
quốc gia. VD các quy định về quy định thẩm quyền trong Luật tố tụng dân sự 2015
2. Các quy tắc (dấu hiệu) xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế
– Dấu hiệu quốc tịch của 1 bên hoặc các bên đương sự trong vụ việc dân sự quốc tế: nếu trong vụ việc
dân sự có công dân, pháp nhân nước nào thì tòa án nước đó có thẩm quyền
– Dấu hiệu nơi thường trú của bị đơn dân sự: bị đơn thường trú ở đâu thì tòa án nước đó có thẩm quyền
– Dấu hiệu nơi “hiện diện” của bị đơn dân sự hoặc tài sản của bị đơn dân sự
– Dấu hiệu nơi có tài sản đang tranh chấp: tài sản đang tranh chấp ở đâu thì tòa án nước đó có thẩm quyền
– Dấu hiệu nơi thường trú của nguyên đơn, nơi gây ra tổn thất hoặc nơi thi hành án
Câu hỏi: So sánh Xung đột pháp luật và Xung đột thẩm quyền xét xử

Xung đột pháp luật Xung đột thẩm quyền xét xử

Giống nhau:
+ đều bắt đầu từ những vụ việc dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài
+ cách thức giải quyết: căn cứ vào điều ước quốc tế, nếu không có quy định trong điều ước
quốc tế thì áp dụng pháp luật quốc gia

Là hiện tượng 2 hay nhiều hệ thống PL Là hiện tượng 2 hay nhiều cơ quan tư pháp
đều có thể áp dụng để điều chỉnh quan (thường là tòa án) của các nước khác nhau
hệ PL dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố đều có thể có thẩm quyền giải quyết 1 vụ
Khái nước ngoài phát sinh trong giao lưu dân việc dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước
niệm sự quốc tế. ngoài.

Trình tự Giải quyết sau khi đã xác định được tòa Giải quyết trước. Vì tòa án là nơi sẽ quyết
giải quyết án có thẩm quyền xét xử. định chọn luật để giải quyết, do đó cần xác
định tòa án nào có thẩm quyền trước.

Cách thức
giải quyết Căn cứ vào các hệ thuộc Căn cứ vào các dấu hiệu

Kết quả

Ví dụ: Điều 129 Luật hôn nhân gia đình 2014


Khoản 1 là quy phạm xung đột pháp luật: Nghĩa vụ cấp dưỡng tuân theo pháp luật của nước nơi người
yêu cầu cấp dưỡng cư trú. Trường hợp người yêu cầu cấp dưỡng không có nơi cư trú tại Việt Nam thì áp
dụng pháp luật của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng là công dân.
Khoản 2 là quy phạm xung đột thẩm quyền: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu cấp dưỡng
của người quy định tại khoản 1 Điều này là cơ quan của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng cư trú.
3. Quy tắc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của VN
– Cơ sở pháp lý:
+ Hiệp định tương trợ tư pháp
+ Văn bản PL VN:
 Luật tố tụng dân sự 2015
 Luật hôn nhân gia đình 2014
 Luật thương mại 2005
– Xác định thẩm quyền xét xử quốc tế theo luật tố tụng dân sự 2015: dấu hiệu xác định thẩm quyền:
+ thẩm quyền chung của tòa án VN: (khoản 1 Điều 469) Thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam trong
giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài:
Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong những trường
hợp sau đây:
a) Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
b) Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn
phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại
diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam;
c) Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam;
d) Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước
ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
đ) Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở VN, đối tượng của
quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ VN hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ VN
e) Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt
Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở,
nơi cư trú tại Việt Nam.
+ thẩm quyền riêng biệt của tòa án VN: (chỉ có tòa án VN mới có thẩm quyền giải quyết) (Điều 470)
Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam
Những vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt
Nam:
a) Vụ án dân sự đó có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam;
b) Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch, nếu cả
hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam;
c) Vụ án dân sự khác mà các bên được lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết theo pháp luật Việt Nam
hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các bên đồng ý lựa chọn
Tòa án Việt Nam.
Những việc dân sự có yếu tố nước ngoài sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt
Nam:
a) Các yêu cầu không có tranh chấp phát sinh từ quan hệ PL dân sự quy định tại khoản 1 Điều này
b) Yêu cầu xác định một sự kiện pháp lý xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam
c) Tuyên bố công dân VN hoặc người nước ngoài cư trú tại VN bị mất tích, đã chết nếu việc tuyên bố đó
có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ VN, trừ trường hợp điều ước quốc tế
mà VN là thành viên có quy định khác
d) Tuyên bố người nước ngoài cư trú tại VN bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi
dân sự nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ VN
đ) Công nhận tài sản có trên lãnh thổ VN là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối
với tài sản vô chủ trên lãnh thổ VN.
Câu hỏi: Tại sao phải phân chia thành thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng của tòa án VN ?
Trả lời: Thẩm quyền chung là thẩm quyền của tòa án VN và tòa án nước ngoài (tức là cả tòa án VN và
tòa án nước ngoài cùng có thẩm quyền giải quyết), còn thẩm quyền riêng của tòa án VN là những trường
hợp mà chỉ có tòa án VN mới có thẩm quyền giải quyết.
Với các vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền chung, khi tòa án nước ngoài đã giải quyết thì tòa VN có thể
công nhận bản án, quyết định đó và cho thi hành ở VN. Còn với các vụ việc thuộc thẩm quyền riêng của
tòa án VN thì chỉ có tòa án VN mới có quyền giải quyết, nếu tòa án nước ngoài giải quyết thì cũng không
được tòa án VN công nhận và bản án, quyết định của tòa án nước ngoài đó không được thi hành ở VN.
Tình huống: bà Thu là công dân VN làm việc tại văn phòng đại diện cho Công ty xuất nhập khẩu VN đặt
tại Đức. Ngày 2/9/2016 bà Thu xin ly hôn với chồng là ông Dave là công dân Pháp cư trú ở Đức. Anh /
chị hãy cho biết:
1. Nếu bà Thu đệ đơn lên tòa án VN thì tòa án VN có thẩm quyền giải quyết không ?
2. Trong trường hợp tòa án VN có thẩm quyền giải quyết thì PL nước nào được áp dụng nếu:
 Vào thời điểm xin ly hôn, cả bà Thu và ông Dave vẫn đang cư trú và làm việc tại Đức
 Vào thời điểm xin ly hôn, ông Dave vẫn cư trú ở Đức, còn bà Thu đã về VN sinh sống
Trả lời:
1. Giữa VN và Đức chưa có Hiệp định tương trợ tư pháp, nên căn cứ vào Điểm d) Khoản 1) Điều
469 Luật tố tụng dân sự 2015, bà Thu là công dân VN là nguyên đơn trong vụ việc ly hôn, nên
tòa án VN có thẩm quyền giải quyết.
2. Khi tòa án VN có thẩm quyền giải quyết, luật hình thức được áp dụng sẽ là luật Tố tụng dân sự
VN, còn đối với luật nội dung thì:
+ nếu vào thời điểm xin ly hôn, cả bà Thu và ông Dave vẫn đang cư trú và làm việc tại Đức, thì căn cứ
vào Khoản 2 Điều 127 Luật hôn nhân gia đình 2014, áp dụng luật nơi thường trú chung của 2 vợ chồng,
tức là áp dụng luật Đức để giải quyết.
+ nếu vào thời điểm xin ly hôn, ông Dave vẫn cư trú ở Đức, còn bà Thu đã về VN sinh sống, thì theo
Khoản 1 Điều 127 Luật hôn nhân gia đình 2014, luật áp dụng sẽ là luật VN.

——————–
Ngày 07/03/2017
Giảng viên: cô Nguyễn Thái Mai (TS)
(tiếp bài trước)
III. Địa vị pháp lý của người nước ngoài trong tố tụng dân sự quốc tế
1. Bảo hộ pháp lý và vấn đề cược án phí
Cược án phí: nguyên đơn là người nước ngoài muốn khởi kiện tại tòa án trong nước thì phải gánh chịu
nghĩa vụ bảo đảm các chi phí tư pháp theo quy định, gọi là cược án phí. Chi phí này sẽ được bị đơn hoàn
trả nếu nguyên đơn thắng kiện.
Ở VN đã áp dụng chế độ đối xử quốc gia (NT), nên người nước ngoài ở VN khi khởi kiện không phải
cược án phí (giống với công dân VN)
– Bảo hộ pháp lý cho người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài tại VN (Điều 465 – 468 Luật TTDS
2015)
– Năng lực PL tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của người nước ngoài (Điều 466 Luật
TTDS 2015)
– Năng lực PL tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện tại VN của
cơ quan, tổ chức nước ngoài và tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại VN (Điều 467
Luật TTDS 2015)
2. Vấn đề năng lực hành vi tố tụng dân sự quốc tế của quốc gia nước ngoài và của những người
được hưởng quy chế ưu đãi miễn trừ ngoại giao
3. Ủy thác tư pháp
a. Khái niệm ủy thác tư pháp
– Là sự yêu cầu bằng văn bản chính thức của cơ quan tư pháp nước này (thường là tòa án) đối với cơ
quan tư pháp nước kia (thường là tòa án hữu quan cùng cấp) thực hiện các hành vi tố tụng riêng biệt tại
lãnh thổ của nước kia theo những nội dung, chỉ định trong văn bản yêu cầu.
– Nội dung của ủy thác tư pháp: rất đa dạng, phụ thuộc vào tính chất của từng vụ việc mà tòa án yêu cầu
giải quyết.
VD: triệu tập đương sự, lấy lời khai của đương sự, xác định huyết thống, xác định thiệt hại, …
– Cách thức để thực hiện ủy thác tư pháp:
+ liên hệ trực tiếp giữa các cơ quan TW:
Bộ Tư pháp – thực hiện ủy thác tư pháp đối với lĩnh vực dân sự
Viện kiểm sát nhân dân tối cao – thực hiện ủy thác tư pháp đối với lĩnh vực hình sự
+ thông qua quan hệ ngoại giao
+ các tòa án liên hệ trực tiếp với nhau (nếu đã có mối quan hệ từ trước)
+ liên hệ trực tiếp với đương sự
– Trình tự ủy thác tư pháp: ủy thác tư pháp được tiến hành theo PL của nước được yêu cầu.
Ngoại lệ: nếu có quy định trong Điều ước quốc tế thì ủy thác tư pháp có thể được thực hiện theo PL của
nước yêu cầu
– Ý nghĩa của ủy thác tư pháp quốc tế: vì thẩm quyền của tòa án chỉ có trong phạm vi lãnh thổ quốc gia,
do đó đối với những vụ việc có tính chất quốc tế thì phải ủy thác cho tòa án của nước có thẩm quyền giải
quyết
b. Ủy thác tư pháp quốc tế theo quy định của PL VN
– Cơ sở pháp lý:
+ các hiệp định tương trợ tư pháp
+ các quy định của PL VN:
 Luật tương trợ tư pháp 2007
 Luật tố tụng dân sự 2015
– Khái niệm ủy thác tư pháp theo PL VN: (Khoản 1 Điều 6 Luật tương trợ tư pháp) Uỷ thác tư pháp là
yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của VN hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
về việc thực hiện 1 hoặc 1 số hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định của PL nước có liên quan hoặc
điều ước quốc tế mà VN là thành viên.
– Chú ý: Phân biệt Ủy thác tư pháp với Tương trợ tư pháp:
(Khoản 1 Điều 6 Luật tương trợ tư pháp 2007): Tương trợ tư pháp được thực hiện trên cơ sở yêu cầu của
cơ quan có thẩm quyền của VN hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thông qua ủy thác tư pháp.
Mối quan hệ giữa Tương trợ tư pháp và Ủy thác tư pháp là mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, trong
đó tương trợ tư pháp là nội dung, còn ủy thác tư pháp là hình thức để thực hiện tương trợ tư pháp. (Quy
định tại Khoản 2 Điều 13 Luật tương trợ tư pháp 2007: Yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự
phải được lập thành văn bản dưới hình thức ủy thác tư pháp về dân sự theo quy định của Luật này.)
Khoản 1 Điều 13 Luật tương trợ tư pháp 2007: Cơ quan có thẩm quyền của VN trong quá trình giải quyết
các vụ việc dân sự có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện tương trợ tư pháp
trong các trường hợp sau đây:
a) Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu cho người đang ở nước được yêu cầu;
b) Triệu tập người làm chứng, người giám định đang ở nước được yêu cầu;
c) Thu thập, cung cấp chứng cứ ở nước được yêu cầu để giải quyết vụ việc dân sự tại Việt Nam;
d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Điều kiện của tương trợ tư pháp: chủ yếu trên nguyên tắc có đi có lại, nếu có điều ước quốc tế thì thực
hiện theo quy định của điều ước quôc tế
– Trình tự thực hiện tương trợ tư pháp: theo quy định của PL VN
– Văn bản ủy thác tư pháp: theo các nội dung quy định trong Luật tương trợ tư pháp 2007
– Cách thức thực hiện:
+ quy định trong điều ước quốc tế:
 thực hiện qua các cơ quan TW, gồm Bộ Tư pháp, VKSNDTC, hoặc
 thực hiện thông qua Tòa án giữa 2 nước (Hiệp định tương trợ tư pháp Việt – Lào)
+ quy định trong Điều 474 Luật tố tụng dân sự 2015: Tòa án thực hiện việc tống đạt, thông báo văn bản
tố tụng của Tòa án theo một trong các phương thức sau đây:
a) Theo phương thức được quy định tại điều ước quốc tế mà VN là thành viên;
b) Theo đường ngoại giao đối với đương sự cư trú ở nước mà nước đó và VN chưa cùng là thành viên
của điều ước quốc tế;
c) Theo đường dịch vụ bưu chính đến địa chỉ của đương sự đang cư trú ở nước ngoài với điều kiện pháp
luật nước đó đồng ý với phương thức tống đạt này;
d) Theo đường dịch vụ bưu chính đến cơ quan đại diện VN ở nước ngoài để tống đạt cho đương sự là
công dân VN ở nước ngoài;
đ) Đối với cơ quan, tổ chức nước ngoài có văn phòng đại diện, chi nhánh tại VN thì việc tống đạt có thể
được thực hiện qua văn phòng đại diện, chi nhánh của họ tại VN theo quy định của Bộ luật này;
e) Theo đường dịch vụ bưu chính cho người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền tại Việt
Nam của đương sự ở nước ngoài.

IV. Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài
Tình huống: Vụ ly hôn giữa siêu mẫu Ngọc Thúy quốc tịch VN và đại gia Đức An quốc tịch Mỹ (gốc
Việt) năm 2008 tại tòa án quận Cam, Califonia, Mỹ. Tranh chấp về tài sản trị giá 288 tỷ đồng, gồm bất
động sản tại VN, cổ phần công ty, và các động sản khác. Theo bản án của tòa án quận Cam thì toàn bộ số
tài sản thuộc về ông Đức An với lý do tại tòa ông Đức An đã đưa ra đầy đủ bằng chứng rằng toàn bộ tài
sản này được mua bằng tiền của ông ta và Ngọc Thúy sẽ phải chuyển toàn bộ số tài sản đó cho ông Đức
An. Đến tháng 11/2011, ông Đức An khởi kiện về tranh chấp tài sản giữa 2 vợ chồng tại TAND thành
phố HCM. (chỉ khởi kiện về tài sản, không khởi kiện về ly hôn vì vấn đề ly hôn đã được tòa án VN công
nhận)
Ở đây, dù tòa án quận Cam đã giải quyết và ra được bản án, nhưng không thể thực hiện được bản án. Lý
do là vì phán quyết của tòa án quận Cam chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ Mỹ, không có hiệu lực tại
VN. Muốn thi hành tại VN phải được tòa án VN công nhận, nhưng trong trường hợp này thì tòa án VN
không công nhận vì tranh chấp liên quan đến bất động sản tại VN ==> thuộc thẩm quyền riêng biệt của
tòa án VN ==> do đó ông Đức An buộc phải khởi kiện lại tại tòa án VN.
1. Khái niệm
– Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài là bản án, quyết định mà tòa án nước ngoài tuyên
nhân danh nhà nước về giải quyết các tranh chấp hoặc vụ việc phát sinh trong các quan hệ dân sự theo
nghĩa rộng và tuân theo trình tự tố tụng dân sự do PL của nước đó quy định.
Bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tuyên ở đâu thì chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ
quốc gia đó.
– Công nhận bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài là hành vi cơ quan nhà nước có thẩm quyền
(thường là tòa án) thuộc quốc gia sở tại (nơi bản án, quyết định dân sự có yêu cầu được công nhận) thừa
nhận hiệu lực pháp lý của bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài trên lãnh thổ nước mình như
bản án, quyết định dân sự của tòa án nước mình.
Chú ý: có những bản án, quyết định chỉ cần công nhận mà không cần thi hành, VD quyết định công nhận
ly hôn, quyết định công nhận người mất tích, quyết định công nhận người không đủ năng lực hành vi
Có những bản án, quyết định sau khi công nhận thì phải thi hành, VD chia tài sản sau ly hôn, cấp dưỡng
nuôi con, bồi thường thiệt hại
– Cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài có nghĩa là tòa án nước sở tại (nơi bản án,
quyết định dân sự cần được thi hành) cho phép bản án, quyết định dân sự do tòa án nước ngoài tuyên
được thực thi trên lãnh thổ nước mình.
– Ý nghĩa của việc công nhận bản án, quyết định của tòa án nước ngoài:
+ tiết kiệm thời gian, chi phí: thay vì xét xử thì chỉ cần công nhận
+ thể hiện sự hợp tác giữa các quốc gia
+ đơn giản hóa quá trình giải quyết vụ việc, không cần phải quá chú trọng đến việc áp dụng luật nào
2. Công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại VN
(Phần 7 Luật tố tụng dân sự 2015)
– Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam gồm
(Khoản 1 Điều 423 Luật tố tụng dân sự 2015):
1. a) Bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, quyết
định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài được quy
định tại điều ước quốc tế mà nước đó và VN là thành viên;
2. b) Bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; quyết
định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài mà nước đó
và VN chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về công nhận và cho thi hành
bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại;
3. c) Bản án, quyết định dân sự khác của Tòa án nước ngoài được pháp luật Việt Nam quy định
công nhận và cho thi hành.
– (Khoản 2 Điều 423 Luật tố tụng dân sự 2015): Quyết định về nhân thân, hôn nhân và gia đình của cơ
quan khác có thẩm quyền của nước ngoài cũng được xem xét công nhận và cho thi hành tại VN như bản
án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 423.
VD: tại Đài Loan, thuận tình ly hôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan Hộ tịch (không phải tòa
án), do đó quyết định thuận tình ly hôn của Cơ quan Hộ tịch Đài Loan cũng sẽ được công nhận tại VN
– Cơ sở pháp lý công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại VN:
+ điều ước quốc tế
+ nguyên tắc có đi có lại
+ quy định của PL VN
– Thẩm quyền công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại VN:
+ nếu người phải thi hành án là cá nhân: thẩm quyền thuộc về TAND cấp tỉnh nơi người phải thi hành bản
án, quyết định dân sự theo nghĩa rộng của tòa án nước ngoài cư trú, làm việc
+ nếu người phải thi hành án là pháp nhân: thẩm quyền thuộc về TAND cấp tỉnh nơi người phải thi hành
bản án, quyết định dân sự theo nghĩa rộng của tòa án nước ngoài có trụ sở
+ ngoài ra, thẩm quyền có thể thuộc về TAND cấp tỉnh nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành bản án,
quyết định dân sự theo nghĩa rộng của tòa án nước ngoài, VD liên quan đến bất động sản
– Công nhận đương nhiên (Điều 431 Luật Tố tụng dân sự 2015):
+ bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài được công nhận đương nhiên tại VN nếu có đủ 3 điều
kiện:
 không có yêu cầu thi hành tại VN: ví dụ ly hôn, tuyên bố mất tích, mất năng lực hành vi dân sự,

 không có đơn yêu cầu không công nhận tại VN: không có ai phản đối việc công nhận đó
 được quy định tại điều ước quốc tế mà VN là thành viên
+ bản án, quyết định về hôn nhân gia đình của tòa án nước ngoài, quyết định về hôn nhân gia đình của cơ
quan khác có thẩm quyền của nước ngoài sẽ đương nhiên được công nhận tại VN nếu có đủ 2 điều kiện:
 không có yêu cầu thi hành tại VN
 không có đơn yêu cầu không công nhận tại VN
– Trình tự, thủ tục công nhận và cho thi hành tại VN hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự
của tòa án nước ngoài: (Chương 36 Luật Tố tụng dân sự 2015)
+ đương sự gửi đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành / hoặc đơn yêu cầu không thi hành tới Bộ Tư
pháp. Bộ Tư pháp chuyển đơn đến tòa án có thẩm quyền
+ tòa án thụ lý hồ sơ và chuẩn bị xét đơn yêu cầu
+ tổ chức phiên họp xét đơn yêu cầu: tòa án không xét xử lại, mà chỉ đối chiếu bản án, quyết định đó với
PL VN để xem có vi phạm những nguyên tắc cơ bản của PL VN không. VD quyết định của tòa án Mỹ
cho phép ly hôn theo yêu cầu của người chồng, nhưng người vợ đang mang thai, nên viện dẫn quy định
của PL VN để không công nhận quyết định ly hôn đó của tòa án Mỹ
+ gửi quyết định của tòa án cho các bên đương sự
+ kháng cáo, kháng nghị và xét kháng cáo, kháng nghị
+ gửi cho cơ quan thi hành án
– Các trường hợp không công nhận bản án, quyết định của tòa án nước ngoài (Điều 439)
– Hiệu lực:
+ bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài được tòa án VN công nhận và cho thi hành tại VN có
hiệu lực PL như bản án, quyết định của tòa án VN đã có hiệu lực PL và được thi hành theo thủ tục thi
hành án dân sự
+ bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài không được tòa án VN công nhận thì không có hiệu
lực PL tai VN, trừ trường hợp đương nhiên được công nhận theo Điều 431 Luật Tố tụng dân sự 2015
+ bản án, quyết định dân sự và xét kháng cáo, kháng nghị: quyết định của TAND cấp cao khi xét kháng
cáo, kháng nghị không phải là quyết định cuối cùng. Quyết định của TAND cấp cao có hiệu lực kể từ
ngày ra quyết định và có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm

Ôn tập: cần nhớ các hệ thuộc khi giải quyết xung đột PL:
+ sở hữu: luật nơi có tài sản hữu hình; đối với tài sản vô hình (như quyền tác giả, quyền sở hữu công
nghiệp) thì giải quyết theo điều ước quốc tế, nếu không có điều ước quốc tế thì áp dụng luật nơi có yêu
cầu bảo hộ
+ thừa kế theo PL: hệ thuộc luật quốc tịch của người để lại di sản thừa kế, với tài sản thừa kế là bất động
sản thì quyền thừa kế sẽ giải quyết theo quy định của luật nơi có bất động sản
+ thừa kế theo di chúc: năng lực hành vi lập di chúc, hủy bỏ di chúc sẽ theo hệ thuộc luật quốc tịch; hình
thức của di chúc sẽ theo hệ thuộc nơi lập di chúc
+ hợp đồng: luật do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận sẽ áp dụng luật của nước có mối quan hệ
mật thiết với hợp đồng
+ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: luật do các bên lựa chọn, nếu không lựa chọn sẽ theo luật của
nước có hậu quả của hành vi vi phạm
+ hôn nhân gia đình: hệ thuộc luật quốc tịch của các bên đương sự, luật nơi thường trú, luật tòa án, nếu
liên quan đến bất động sản thì theo luật nơi có bất động sản

Tình huống: Ông M là công dân VN sinh sống tại Nga, có 2 vợ (1 vợ đã chết tại VN, và 1 vợ đang sống
tại Nga) và 5 con (hiện 2 người đang sống ở Nga và 3 người đang sống tại VN). Tháng 12/2016 ông M
chết đột ngột tại Nga, không để lại di chúc. Tài sản để lại gồm nhà ở, cửa hàng tại Nga, tiền mặt trong
ngân hàng, 2 ô tô BMW đều tại Nga. Đầu năm 2017 xảy ra tranh chấp giữa các con ông về số di sản trên.
Hãy cho biết:
(a) Tòa án nào sẽ có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên và PL áp dụng là PL của quốc gia nào ? Tại sao ?
(b) Trong trường hợp PL VN được áp dụng thì số di sản của ông M sẽ được chia cụ thể như thế nào ?
Trả lời:
Vì VN và Nga đã có Hiệp định tương trợ tư pháp Việt-Nga 1998 nên sẽ áp dụng điều ước này để giải
quyết.
(a) Về thẩm quyền: Theo Điều 42 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt-Nga thì:
+ ông M là công dân VN nên việc giải quyết các vấn đề về thừa kế động sản thuộc thẩm quyền của tòa án
tại VN (nơi ông M có quốc tịch) (Khoản 1 Điều 42 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nga)
+ bất động sản ông M để lại đều tại Nga, nên việc giải quyết các vấn đề về thừa kế bất động sản thuộc
thẩm quyền của tòa án tại Nga (nơi có bất động sản) (Khoản 1 Điều 42 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt
Nga)
+ tuy nhiên việc phân chia giải quyết vừa tại Nga, vừa tại VN sẽ gây tốn kém cho các con của ông M. Do
đó có thể áp dụng Khoản 3 Điều 42 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nga, theo đó nếu cả 5 người con
của ông M đều đồng ý thì có thể yêu cầu tòa án tại Nga giải quyết cả về động sản và bất động sản.
Chú ý: nếu cả 5 người con đều yêu cầu tòa VN giải quyết toàn bộ thì tòa VN cũng không có thẩm quyền
giải quyết vì tòa VN không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp bất động sản tại Nga.
(b) Về luật áp dụng: Theo Điều 39 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt-Nga thì:
+ với động sản thì luật áp dụng sẽ là luật VN (vì ông M là công dân VN)
+ với bất động sản thì luật áp dụng sẽ là luật Nga (nơi có bất động sản)
Theo luật VN thì cả 5 người con thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông M, do đó toàn bộ tài sản của ông M
sẽ được chia đều cho 5 người con, mỗi người được 1/5 di sản.

——————–
Ngày 09/03/2017
Giảng viên: cô Nguyễn Thái Mai (TS)
Vấn đề 11: Trọng tài thương mại quốc tế
I. Khái niệm trọng tài thương mại quốc tế
1. Định nghĩa
– Trọng tài là phương thức giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên
thỏa thuận và được tiến hành theo trình tự tố tụng do PL quy định.
– Theo PL VN, khái niệm trọng tài thương mại được nêu trong Khoản 1 Điều 3 Luật trọng tài thương mại
2010: Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến
hành theo quy định của Luật này.
– Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của trọng tài (Điều 2 Luật trọng tài thương mại 2010) gồm:
+ Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại. VD 2 bên ký hợp đồng mua bán hàng hóa
với nhau
+ Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại. VD tranh chấp
giữa thương nhân và người tiêu dùng
+ Tranh chấp khác giữa các bên mà PL quy định được giải quyết bằng Trọng tài. VD tranh chấp trong
lĩnh vực sở hữu trí tuệ
– Tính quốc tế của trọng tài được thể hiện như sau: (có 1 trong các yếu tố)
+ thứ nhất: vào thời điểm giao kết thỏa thuận trọng tài, các bên có trụ sở kinh doanh tại các nước khác
nhau
+ thứ hai: các bên đã thỏa thuận rõ ràng là nội dung chủ yếu của thỏa thuận trọng tài liên quan đến ít nhất
là hơn 1 nước (tức là thỏa thuận trọng tài liên quan đến PL của từ 2 nước trở lên)
+ thứ ba: một trong các yếu tố sau đây ở ngoài lãnh thổ nơi các bên có trụ sở kinh doanh:
 Nơi xét xử trọng tài
 Nơi thực hiện phần chủ yếu của nghĩa vụ trong quan hệ thương mại hoặc nơi có quan hệ mật thiết
nhất với nội dung tranh chấp
Chú ý: tính quốc tế của trọng tài không có nghĩa là “trọng tài quốc tế”, không có bất kỳ 1 tổ chức trọng tài
quốc tế nào được thành lập theo quy định của luật quốc tế cả (trọng tài đều được thành lập theo PL quốc
gia). Mà tính chất quốc tế của trọng tài ở đây thể hiện ở tính quốc tế trong vụ việc mà trọng tài giải quyết.
2. Vai trò của trọng tài thương mại quốc tế
– Trọng tài thương mại quốc tế là 1 phương thức chủ yếu để giải quyết tranh chấp phát sinh trong lĩnh
vực thương mại quốc tế.
3. Các loại trọng tài thương mại quốc tế
– Gồm 2 loại:
+ trọng tài ad-hoc: trọng tài theo vụ việc
+ trọng tài thường trực: trọng tài có điều lệ, có trụ sở, được thành lập theo PL của các quốc gia. VD tòa án
trọng tài quốc tế của Phòng thương mại quốc tế Paris (ICC), Viện trọng tài Stockhilin (SCCA), Hiệp hội
trọng tài Hoa Kỳ (AAA), Ủy ban trọng tài thươgn mại và kinh tế Trung Quốc (CIETAC)
– Các tổ chức trọng tài VN
+ Trung tâm trọng tài quốc tế VN (VIAC): chuyên giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài
+ Trung tâm trọng tài thương mại thành phố Hồ Chí Minh
+ Trung tâm trọng tài quốc tế Thái Bình Dương (tại HCM)
+ Trung tâm trọng tài thương mại quốc tế Á Châu
+ Trung tâm trọng tài quốc tế Hà Nội
+ Trung tâm trọng tài quốc tế Cần Thơ

II. Thỏa thuận trọng tài


– Khái niệm (Khoản 2 Điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010): Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa
các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh.
Chú ý: như vậy thỏa thuận trọng tài có thể xây dựng ở bất kỳ thời điểm nào.
VD: “Mọi tranh chấp liên quan đến hợp đồng sẽ được điều chỉnh theo Công ước Viên 1980 về mua bán
hàng hóa quốc tế và được giải quyết chung thẩm theo quy tắc của Trong tài quốc tế ICC của Phòng
thương mại quốc tế Paris”
“Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại Trung
tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này”
– Chú ý: Điều 17 Luật trọng tài thương mại 2010: Quyền lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp của
người tiêu dùng:
Đối với các tranh chấp giữa nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng, mặc dù điều khoản
trọng tài đã được ghi nhận trong các điều kiện chung về cung cấp hàng hoá, dịch vụ do nhà cung cấp
soạn sẵn thỏa thuận trọng tài thì người tiêu dùng vẫn được quyền lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án để giải
quyết tranh chấp. Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ chỉ được quyền khởi kiện tại Trọng tài nếu được
người tiêu dùng chấp thuận.
==> mục đích: để bảo vệ người tiêu dùng
– Nội dung của thỏa thuận trọng tài gồm:
+ lựa chọn hình thức trọng tài: trọng tài ad-hoc hoặc trọng tài thường trực
+ lựa chọn tổ chức trọng tài: ICC, VIAC, …
+ lựa chọn địa điểm trọng tài
+ lựa chọn luật áp dụng cho thủ tục trọng tài
+ lựa chọn ngôn ngữ sẽ được áp dụng trong quá trình xét xử trọng tài
+ thanh toán phí và lệ phí trọng tài
+ cam kết thi hành các phán quyết của trọng tài
– Hình thức của thỏa thuận trọng tài (Điều 16 Luật trọng tài thương mại):
+ có thể là điều khoản trong hợp đồng, hoặc là thỏa thuận riêng
+ phải được xác lập bằng văn bản và các hình thức tương đương (fax, telex, thư điện tử, …)
– Thỏa thuận trọng tài vô hiệu (Điều 18 Luật trọng tài thương mại) khi:
+ Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 của
Luật này.
+ Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
+ Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.
+ Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật này.
+ Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu
cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu.
+ Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.
– Ý nghĩa của thỏa thuận trọng tài:
+ là cơ sở pháp lý để đưa vụ tranh chấp ra giải quyết bằng trọng tài
+ là cơ sở pháp lý để công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài
+ thỏa thuận trọng tài luôn độc lập với hợp đồng, trong trường hợp hợp đồng bị vô hiệu, hủy bỏ thì thỏa
thuận trọng tài vẫn còn nguyên giá trị (Điều 19 Luật trọng tài thương mại)
Ngoại lệ: trường hợp hợp đồng được xác định là vô hiệu kéo theo thỏa thuận trọng tài cũng vô hiệu: đó là
khi chủ thể ký kết hợp đồng không có đủ năng lực hành vi dân sự, hoặc bị cưỡng ép (vi phạm sự thỏa
thuận giữa các bên)

III. Quy tắc tố tụng trọng tài


1. Quy tắc tố tụng trọng tài của UNCITRAL (Luật mẫu về trọng tài)
– UNCITRAL là Ủy ban luật của Liên hợp quốc, soạn ra luật mẫu của trọng tài trong đó đưa ra các quy
tắc tố tụng chung, để từ đó các quốc gia thành viên xây dựng quy tắc tố tụng trọng tài riêng cho mình.
– Gồm 4 bước:
+ gửi đơn kiện
+ chọn và chỉ định trọng tài viên
+ thủ tục xét xử
+ quyết định trọng tài
Chú ý: khác biệt của việc giải quyết bằng trọng tài so với giải quyết bằng tòa án:
+ các bên được chọn cơ quan trọng tài và trọng tài viên, với tòa án thì không thể chọn tòa án (vì có thẩm
quyền theo lãnh thổ) và thẩm phán (xét xử theo quy định của PL)
+ trọng tài xét xử kín, tòa án xét xử công khai ==> các tranh chấp thương mại hầu hết lựa chọn trọng tài
vì để đảm bảo bí mật thương mại
+ quyết định trọng tài có giá trị chung thẩm, không thể kháng cáo – kháng nghị như với tòa án
+ quyết định của trọng tài không có tính cưỡng chế bằng quyền lực NN như với tòa án
2. Tố tụng trọng tài theo quy định của PL VN
– Luật Trọng tài thương mại 2010

IV. Công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài
– Quyết định của trọng tài chỉ có giá trị trong lãnh thổ quốc gia, do đó để được thi hành ngoài lãnh thổ thì
phải được công nhận ở nước khác
– Công ước New York về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài:
+ được Đại hội đồng liên hợp quốc thông qua vào 1958, có hiệu lực từ 1959
+ VN gia nhập năm 1995
– Công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài tại VN: Phần 7 Luật tố tụng dân sự 2015
(chương 35, chương 37)

You might also like