You are on page 1of 34

Khó khăn pháp lý và giải pháp khi

thực hiện quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế

THS PHẠM THANH TÙNG


GV KHOA LUẬT QU ỐC TẾ - HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
Tầm quan trọng của mua bán hàng hóa quốc tế

Câu hỏi thảo luận:


1. Hàng hóa là gì?
2. Mua bán hàng hóa là gì?
3. Hoạt động thương mại là gì?
4. Mua bán hàng hóa quốc tế là gì?
Tầm quan trọng của mua bán hàng hóa quốc tế

Câu hỏi thảo luận:


1. Hàng hóa là gì?
Theo quy định của Luật thương mại 2005 (khoản 2
điều 3), hàng hóa là mọi loại động sản, kể cả động sản
hình thành trong tương lai và vật gắn liền với đất.
Tầm quan trọng của mua bán hàng hóa quốc tế

Câu hỏi thảo luận:


2. Mua bán hàng hóa là gì?
(K8 điều 3 Luật thương mại 2005) Mua bán hàng
hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có
nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa
cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ
thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu
hàng hóa theo thỏa thuận.
Tầm quan trọng của mua bán hàng hóa quốc tế

Câu hỏi thảo luận:


3. Hoạt động thương mại là gì?
Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh
lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng d ịch v ụ, đầu
tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục
đích sinh lợi khác. (K1 Điều 3 Luật thương mại 2005)

Câu hỏi: Nhân ngày Valentine, A đặt mua 1 chiếc váy


trên shopee để tặng bạn gái. Đây có phải là hoạt động
thương mại không?
Thế nào là quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế?

Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài:


- Một trong các chủ thể là người nước ngoài.
Ví dụ?
- Các chủ thể có cùng quốc tịch nhưng hành vi pháp lý
xảy ra tại nước ngoài
Ví dụ?
- Các chủ thể có cùng quốc tịch, hành vi pháp lý xảy
ra ở trong nước nhưng tài sản ở nước ngoài
Ví dụ?
Thế nào là quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế?

Điều 27 (Luật thương mại 2005). Mua bán


hàng hóa quốc tế
1. Mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới
các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái
xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu.
2. Mua bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện
trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng
hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Thế nào là quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế?

Như vậy, mua bán hàng hóa quốc tế là hành


vi:
- Mua bán hàng hóa vượt ra khỏi phạm vi biên giới một
quốc gia, vùng lãnh thổ
- Có yếu tố nước ngoài với nhiều yếu tố khác biệt:
nền kinh tế, chính trị, xã hội, địa lý, khí hậu,…
- Mua bán hàng hóa quốc tế có nhiều yếu tố phức
tạp hơn nhiều so với mua bán hàng hóa trong nước
Thế nào là quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế?

Một số vấn đề phức tạp trong mua bán


hàng hóa quốc tế?
Thế nào là quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế?

Một số vấn đề phức tạp trong mua bán


hàng hóa quốc tế:
- Sự khác biệt về văn hóa
Ví dụ: văn hóa phẩm tình dục, sản phẩm hỗ trợ tình
dục,…
- Sự khác biệt về địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng,…
Ví dụ: máy ảnh, quần áo, hàng nông sản,…
- Sự thiếu hiểu biết về văn hóa tiêu dùng
Ví dụ: Câu chuyện bán giày tại Châu Phi
Thế nào là quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế?
Thế nào là quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế?

Vấn đề phức tạp nhất: Rủi ro pháp lý


Yếu tố quốc tế trong mua bán hàng hoá sẽ làm phát sinh
những vấn đề pháp lí đặc thù so với mua bán hàng hoá trong
nước:
- Rủi ro đối với hàng hoá trong quá trình vận tải từ nước
này sang nước khác
- Rủi ro trong thanh toán, chuyển tiền quốc tế
- Sự xuất hiện thường xuyên của hiện tượng xung đột pháp
luật, xung đột thẩm quyền
Thế nào là quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế?

Giải pháp giảm thiểu rủi ro pháp lý?

ÞHiểu biết pháp luật nhằm giải quyết rủi ro có thể gặp phải
Nguồn điều chỉnh hoạt động
mua bán hàng hóa quốc tế

Luật quốc gia có được xem là nguồn của luật kinh


doanh quốc tế không?
Nguồn điều chỉnh hoạt động
mua bán hàng hóa quốc tế

Nguồn
Luật
Luật Tập quán
Quốc
quốc gia quốc tế
tế
Nguồn điều chỉnh hoạt động
mua bán hàng hóa quốc tế

1. Luật quốc gia


- Mỗi quốc gia đều có luật điều chỉnh hoạt động
mua bán hàng hóa. Ví dụ:
i. Việt Nam: Luật thương mại 2005, Luật Quản lý
ngoại thương 2017
ii. Anh: Luật mua bán hàng hóa 1979
iii. Trung Quốc: Luật hợp đồng 1999, Bộ Luật Dân
sự Trung Quốc 2020
Nguồn điều chỉnh hoạt động
mua bán hàng hóa quốc tế

1. Luật quốc gia


- Xung đột pháp luật là gì?
Nguồn điều chỉnh hoạt động
mua bán hàng hóa quốc tế

1. Luật quốc gia


- Xung đột pháp luật là hiện tượng có nhiều hệ thống pháp
luật cùng có khả năng điều chỉnh một vấn đề pháp lý. Ví
dụ:
Doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hoá sang Anh bằng
đường biển. Doanh nghiệp kí hợp đồng chuyên chở đường
biển với người chuyên chở của Singapore. Không may,
trong hành trình, tàu gặp tai nạn tại vùng biển Ấn Độ và
phải cảng nước này để lánh nạn. Người bảo hiểm của lô
hàng là một công ty Hoa Kỳ. Vậy, pháp luật nước nào có
khả năng điều chỉnh quan hệ hợp đồng này?
Nguồn điều chỉnh hoạt động
mua bán hàng hóa quốc tế

1. Luật quốc gia


Để giải quyết xung đột pháp luật, pháp luật các nước cho
phép các bên lựa chọn pháp luật. Tuy nhiên việc lựa chọn
này không được trái với:
 Thẩm quyền riêng biệt của các quốc gia
 Các điều cấm của pháp luật
 Trật tự công và quốc tế
Nguồn điều chỉnh hoạt động
mua bán hàng hóa quốc tế

1. Luật quốc gia


Nếu các bên không tự lựa chọn pháp luật áp dụng thì sao?
Nguồn điều chỉnh hoạt động
mua bán hàng hóa quốc tế

1. Luật quốc gia


Những hệ thống pháp luật có thể giải quyết vấn đề:
- Việt Nam và Anh (chủ thể của hợp đồng)
- Ấn Độ (nơi xảy ra thiệt hại)
- Hoa Kỳ (nơi có công ty bảo hiểm)
- Ngoài ra có thể có những hệ thuộc luật như sau: pháp luật
của nước nơi kí kết hợp đồng, nơi thực hiện hợp đồng, nơi
xảy ra tranh chấp, nơi có tài sản là đối tượng của hợp
đồng...
- Quan trọng nhất: Các bên được lựa chọn pháp luật áp
dụng
Nguồn điều chỉnh hoạt động
mua bán hàng hóa quốc tế

1. Luật quốc gia


Như vậy, luật quốc gia áp dụng cho hợp đồng mua
bán hàng hoá quốc tế có thể là các quy phạm luật
thực chất (trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ của
các bên trong hợp đồng), có thể là các quy phạm xung
đột (quy phạm “dẫn chiếu” tới luật của một quốc gia
cụ thể và luật đó sẽ được áp dụng để điều chỉnh hợp
đồng).
Quy định của Việt Nam?
Nguồn điều chỉnh hoạt động
mua bán hàng hóa quốc tế

1. Luật quốc gia


Điều 683 (Phần thứ 5, BLDS 2015). Hợp đồng
1. Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng, trừ
trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về
pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng.
2. Pháp luật của nước sau đây được coi là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp
đồng:
a) Pháp luật của nước nơi người bán cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với
hợp đồng mua bán hàng hóa;
b) Pháp luật của nước nơi người cung cấp dịch vụ cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là
pháp nhân đối với hợp đồng dịch vụ;
c) Pháp luật của nước nơi người nhận quyền cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp
nhân đối với hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ;
d) Pháp luật của nước nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc đối với hợp đồng lao
động. Nếu người lao động thường xuyên thực hiện công việc tại nhiều nước khác nhau hoặc không
xác định được nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc thì pháp luật của nước có mối
liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng lao động là pháp luật của nước nơi người sử dụng lao động cư trú
đối với cá nhân hoặc thành lập đối với pháp nhân;
đ) Pháp luật của nước nơi người tiêu dùng cư trú đối với hợp đồng tiêu dùng.
Nguồn điều chỉnh hoạt động
mua bán hàng hóa quốc tế

1. Luật quốc gia


Điều 683 (Phần thứ 5, BLDS 2015). Hợp đồng
3. Trường hợp chứng minh được pháp luật của nước khác với pháp luật được nêu tại khoản 2 Điều này
có mối liên hệ gắn bó hơn với hợp đồng thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước đó.

4. Trường hợp hợp đồng có đối tượng là bất động sản thì pháp luật áp dụng đối với việc chuyển giao
quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản, thuê bất động sản hoặc việc sử dụng bất
động sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là pháp luật của nước nơi có bất động sản.

5. Trường hợp pháp luật do các bên lựa chọn trong hợp đồng lao động, hợp đồng tiêu dùng có ảnh
hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động, người tiêu dùng theo quy định của pháp luật Việt
Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.

6. Các bên có thể thỏa thuận thay đổi pháp luật áp dụng đối với hợp đồng nhưng việc thay đổi đó không
được ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba được hưởng trước khi thay đổi pháp
luật áp dụng, trừ trường hợp người thứ ba đồng ý.

7. Hình thức của hợp đồng được xác định theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó. Trường hợp hình
thức của hợp đồng không phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó,
nhưng phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng hoặc pháp luật
Việt Nam thì hình thức hợp đồng đó được công nhận tại Việt Nam.
Nguồn điều chỉnh hoạt động
mua bán hàng hóa quốc tế

2. Điều ước quốc tế


Vì sao các quốc gia phải ký kết điều ước quốc tế
để điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế
trong khi đã có luật quốc gia điều chỉnh vấn đề
này?
Nguồn điều chỉnh hoạt động
mua bán hàng hóa quốc tế

2. Điều ước quốc tế


Vì sao các quốc gia phải ký kết điều ước quốc tế
để điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa quốc
tế?
- Hài hòa hóa pháp luật
- Tạo sự thuận tiện cho các bên khi tham gia quan hệ
mua bán hàng hóa quốc tế
- Tránh xung đột pháp luật
Nguồn điều chỉnh hoạt động
mua bán hàng hóa quốc tế

2. Điều ước quốc tế


Phân loại:
Có 02 cách phân loại như sau:
- Dựa vào quy phạm: ĐƯQT thống nhất luật thực
chất và ĐƯQT thống nhất luật xung đột
- Dựa vào số lượng thành viên tham gia: Song phương
và đa phương
Nguồn điều chỉnh hoạt động
mua bán hàng hóa quốc tế

2. Điều ước quốc tế


- ĐƯQT thống nhất luật thực chất:
Công ước Vienna 1980 của Liên hợp quốc về mua
bán hàng hóa quốc tế [United Nations Convention
on Contracts of International Sale of Goods (CISG)]
Nguồn điều chỉnh hoạt động
mua bán hàng hóa quốc tế

2. Điều ước quốc tế


- Điều ước quốc tế song phương:
Ví dụ: hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam ký kết
với các đối tác: Cộng hòa Séc, Slovakia, Cuba,
Hungary, Bulgaria, Ba Lan, Lào, Trung Quốc, Liên
bang Nga, Pháp, Ukraine, Mông Cổ, Belarus, Triều
Tiên
Nguồn điều chỉnh hoạt động
mua bán hàng hóa quốc tế

3. Tập quán thương mại quốc tế


Tập quán là gì?
Vai trò của tập quán trong mua bán hàng hóa?
Nguồn điều chỉnh hoạt động
mua bán hàng hóa quốc tế

3. Tập quán thương mại quốc tế


Tập quán thương mại quốc tế là nguồn luật quan
trọng điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc
tế. Tập quán thương mại quốc tế là những thói quen
phổ biến được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong
hoạt động kinh doanh ở một khu vực nhất định hoặc
trên phạm vi toàn cầu.
Nguồn điều chỉnh hoạt động
mua bán hàng hóa quốc tế

3. Tập quán thương mại quốc tế


- Một trong những tập quán quan trọng nhất trong thương
mại quốc tế được tập hợp thành INCOTERMS
- Các điều kiện cơ sở giao hàng trong mua bán hàng hoá
quốc tế (viết tắt là INCOTERMS) được Phòng thương
mại quốc tế (ICC) tập hợp và ban hành từ năm 1936
(được sửa đổi vào các năm 1953, 1968, 1976, 1980, 1990,
2000 và 2010) (xem Mục 2 của Chương này);
Nguồn điều chỉnh hoạt động
mua bán hàng hóa quốc tế

4. Nguồn khác
i. Hợp đồng mẫu
- Tại sao cần có hợp đồng mẫu?
- Ưu điểm và hạn chế của hợp đồng mẫu?
- Khắc phục nhược điểm của hợp đồng mẫu như thế nào?
Nguồn điều chỉnh hoạt động
mua bán hàng hóa quốc tế

4. Nguồn khác
ii. Nguyên tắc chung của luật hợp đồng
- Những nguyên tắc được đúc rút từ thực tiễn kinh doanh
quốc tế, được các thương nhân thừa nhận và áp dụng cho
các quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế của mình và trở
thành phổ biến: Nguyên tắc tự do hợp đồng, nguyên tắc
hợp tác, nguyên tắc thiện chí, nguyên tắc phòng ngừa và
hạn chế thiệt hại,…
- Hầu hết các nguyên tắc này cũng được quy định thống
nhất trong luật của các quốc gia, vì vậy dễ dàng được công
nhận và trở nên phổ biến trong thương mại quốc tế. Đặc
biệt, các tổ chức trọng tài thường dẫn chiếu đến các nguyên
tắc này trong việc giải thích hợp đồng và giải quyết các
tranh chấp phát sinh.

You might also like