You are on page 1of 2

LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

VẤN ĐỀ 1
TỔNG QUAN VỀ LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
I. Khái niệm
 Luật thương mại
Là hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lợi
 Hoạt động thương mại quốc tế
- Là hoạt động trao đổi mua bán giữa các quốc gia, các liên kết thương mại khu vực
+ Điều ước quốc tế về thương mại giữa các quốc gia
+ Hiệp định thương mại đa phương trong khuôn khổ hệ thống thương mại thế giới hay các hiệp
định thương mại song phương khu vực
VD: Hiệp định tự do VN-HQ (VKFA)
II. Các chủ thể trong thương mại quốc tế
1. Quốc gia
Theo quy định công pháp quốc tế, 4 yếu tố để được coi là một quốc gia: Có lãnh thổ riêng, dân
cư ổn định, có chính phủ, có khả năng thực hiện ngoại giao
 Thương mại quốc tế khái niệm mềm dẻo hơn
- Thương nhân – Thương nhân: Quan hệ bình đằng, có thể thỏa thuận đàm phán lựa chọn loại
pháp luật để sử dụng
- Thương nhân – Quốc gia: Không có quyền lựa chọn
 Quyền miễn trừ tư pháp
- Quốc gia độc lập, tất cả các quốc gia đều bằng nhau, là chủ thể cao nhất
- Quốc gia – Quốc gia giải quyết tranh chấp: ICJ (Tòa án công lý quốc tế)
- Thương nhân có thể kiện nhưng quốc gia có thể không đồng ý (Thể hiện quyền miễn trừ xét
xử)
- Cơ quan tài phán quốc tế ICJ (Thuộc liên hợp quốc)
- Cơ quan tài phán nước ngoài (Thuộc một quốc gia nào đó)
- Khi quốc gia đồng ý cơ quan tài phán: QG không bị ràng buộc bởi phán quyết, không cần tuân
thủ
- Tài sản quốc gia không phải tài sản sơ bộ trong một vụ án
- 2 xu thế miễn trừ tư pháp: Tương đối/Tuyệt đối
- Tài sản:
+ Thương mại: Dùng để giải quyết với thương nhân
+ Phi thương mại: Nhà đầu tư không đòi được từ quốc gia
2. Thương nhân
- Là cá nhân hoặc pháp nhân phải được thành lập hợp pháp
- Nơi thương nhân thành lập quy định quốc tịch của thương nhân
3. Chủ thể khác
Ví dụ: HongKong, Macao, EU,… không phải là một quốc gia mà chỉ là thành viên, quyền tương
đương một quốc gia
4. Tổ chức
Nhằm thúc đẩy thương mại quốc tế, tạo sân chơi, thiết lập quy định trong tổ chức
LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

III. Nguồn của luật thương mại quốc tế


1. Hệ thống pháp luật quốc gia
- VBPL
- Án lệ quốc gia (Tòa án tạo ra, chỉ có giá trị trong quốc gia)
- Tập quán thương mại
- Quy tắc xét xử
2. Hệ thống pháp luật quốc tế
 Điều ước quốc tế:
- Gồm ba loại:
+ Đa phương
+ Song phương
+ Nhiều bên (Hiệp định mang tính khu vực)
- Nguyên tắc áp dụng
+ Tự nguyện: Bản thân các tổ chức không có cơ chế giám sát thực hiện, không có cơ
quan mang tính chế tàì => Tự nguyện gia nhập, tự nguyện thực thi, không phải là thành
viên vẫn có thể tự nguyện áp dụng
+ Có hai cách áp dụng: Trực tiếp/Nội luật hóa (Tùy thuộc vào sự nhận thức của người
dân quốc gia đó như thế nào)
+ Pháp luật quốc tế và quốc gia có sự khác biệt => Ưu tiên pháp luật quốc tế
 Tập quán quốc tế
- Điều kiện đáp ứng:
+ Khách quan: Lâu đời, được áp dụng lặp đi lặp lại, được các thương nhân chấp nhận, có
nội dụng cụ thể
+ Chủ quan: Được đại đa số các chủ thể hiểu và chấp nhận
- Áp dụng trong trường hợp:
+ Khi có các bên thỏa thuận
+ ĐUQT quy định áp dụng tập quán
+ Khi pháp luật nội địa của quốc gia đó dẫn chiếu đến tập quán
+ Khi cơ quan xét xử, cơ quan giải quyết tranh chấp áp dụng tập quán
 Án lệ quốc tế
Do cơ quan tài phán quốc tế tạo ra
 Các nguồn khác
Không có giá trị pháp luật bắt buộc, có thể tham khảo

You might also like